Việt Nam, như một quốc gia có nền kinh tế phát triển từ nông nghiệp, đặc biệtlà ngành xuất khẩu thủy sản, đang chứng kiến những cơ hội và thách thức đáng kể saukhi ký kết Hiệp định Đối t
TỔNGQUANVỀTHUẾQUAN
Thuế quan là loại thuế mà một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia khác Đây là một khoản tiền phải trả cho chính phủ của quốc gia đó để được nhập khẩu hàng hóa vào đất nước Thuế quan được áp dụng để bảo vệ các sản phẩm nội địa khỏi sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, ứng phó với việc thương mại không công bằng, và để tạo nguồn thu cho ngân sách của quốc gia Thu nhập từ thuế quan được dùng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ và các chương trình xã hội khác.
2.Phânloạithuếquan a Mục đích đánh thuế
Tăng thu ngân sách phân thành thuế quan tài chính
Bảo hộ thị trường nội địa phân thành thuế quan bảo hộ b Đối tượng đánh thuế Đối với hàng hoá xuất khẩu: thuế quan xuất khẩu Đối với hàng hoá nhập khẩu: thuế quan nhập khẩu Đối với hàng hoá quá cảnh (những hàng hoá khi đi qua cửa khẩu của 1 nước thứ ba): thuế quan quá cảnh c Mức thuế
Mức thuế quan ưu đãi (thấp nhất)
Thuế quan tối đa d Phương pháp tính thuế
Thuế theo giá trị hàng hoá
Liên minh thuế quan (Customs Union) là một liên minh kinh tế giữa các quốc gia, trong đó các quốc gia thành viên sẽ áp dụng cùng một mức thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài liên minh và thực hiện tự do lưu thông hàng hóa trong khu vực liên minh
3.2Ảnhhưởngcủaliênminhthuếquan
Liên minh thuế quan dẫn đến tạo lập mậu dịch Tạo lập mậu dịch là hiện tượng xảy ra khi hàng hóa của một nước thành viên trong liên minh thuế quan được thay thế bởi sản phẩm tương tự nhưng có chi phí thấp hơn được sản xuất từ một nước thành viên khác
Liên minh thuế quan dẫn đến chuyển hướng mậu dịch Chuyển hướng mậu dịch là hiện tượng xảy ra khi sản phẩm nhập khẩu từ một nước bên ngoài liên minh thuế bị thay thế bởi sản phẩm tương tự nhập khẩu từ một nước thành viên khác trong liên minh thuế quan nhưng có phí sản xuất cao hơn.
3.3TácđộngcủaliênminhthuếquantớicácnướcĐôngNamÁ
Tăng cường đầu tư : Việc tạo ra một thị trường khu vực ổn định và an toàn bằng việc thực hiện chính sách thuế quan chung giữa các nước thành viên có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến các quốc gia Đông Nam Á.
Tăng cường thương mại: Sự hợp tác trong việc giảm giá thuế quan hoặc loại bỏ chúng có thể làm giảm chi phí kinh doanh của các công ty và cải thiện hoạt động thương mại giữa các quốc gia thành viên.
Tăng cường năng lực: Các nước thành viên tăng cường phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên quản lý thuế quan và nâng cao khả năng quản lý về mặt thuế quan. Điều này giúp giảm thiểu các sai sót trong thu thuế cũng như tăng cường việc giám sát và phòng chống tội phạm liên quan đến thương mại quốc tế.
4.Liênkếtkinhtếquốctế
Liên kết kinh tế quốc tế là mối quan hệ vượt ra lãnh thổ của một quốc gia, được hình thành dựa vào sự thỏa thuận giữa các bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển
4.2Cáchìnhthứcliênkếtkinhtếquốctế
Căn cứ vào tiêu chí là chủ thể tham gia liên kết, liên kết kinh tế quốc tế:
- Được chia làm hai loại:
Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân (liên kết kinh tế nhỏ)
Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước ( liên kết kinh tế lớn)
- Được chia thành 4 cấp độ:
Khu vực mậu dịch tự do ( FTA - Free Trade Area)
Liên minh thuế quan (CU - Custom Union)
Thị trường chung (CM - Common Market)
Liên minh kinh tế (EU - Economic Union)
TỔNGQUANVỀHIỆPĐỊNHCPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, mức độ cam kết cao, dự kiến bao phủ khoảng 40% GDP toàn cầu CPTPP gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam Hiệp định được ký kết ngày 08/03/2018 tại thành phố Santiago, Chile.
Hiệp định bao trùm rất nhiều vấn đề, từ các vấn đề thương mại truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…) đến các vấn đề thương mại chưa hoặc ít được đề cập trong các FTA (mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước…) và các vấn đề khác có liên quan đến thương mại (lao động, môi trường…) CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019.
CPTPP là Hiệp định tiếp nối của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP), sau khi Hoa kỳ rút khỏi TPP vào tháng 01/2017.
Hiệp định CPTPP ban đầu được gọi là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái BìnhDương (TPP - Trans-Pacific Partnership) Nó được khởi xướng bởi các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương và Hoa Kỳ vào năm 2005 Ban đầu, TPP chỉ gồm 4 quốc gia làBrunei, Chile, Singapore và New Zealand Sau đó, thêm nhiều quốc gia khác gia nhập,bao gồm cả các quốc gia lớn như Mỹ, Canada, Úc và Nhật Bản.
2.2RútkhỏiTPPcủaHoaKỳ
Trong năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi TPP, đồng nghĩa với việc Mỹ không tham gia vào hiệp định này Điều này tạo ra một cột mốc cho TPP và đặt dấu chấm hết cho TPP ban đầu.
2.3Tiếntrìnhđàmphánlại
Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, các quốc gia còn lại đã tiếp tục đàm phán để thúc đẩy tiến trình thương mại đa phương Điều này đã dẫn đến việc sửa đổi và đổi tên TPP thành CPTPP
2.4KýkếthiệpđịnhCPTPP
Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, các quốc gia thành viên đã ký kết Hiệp định CPTPP tại Santiago, Chile Các quốc gia thành viên bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 sau khi 6 quốc gia (Úc, Canada, Mexico, Nhật Bản, New Zealand và Singapore) đã hoàn thành quá trình thông qua nội bộ.
2.5Mởrộngthamgiacủacácquốcgiakhác
Các quốc gia khác đã thể hiện quan tâm gia nhập CPTPP sau khi hiệp định được ký kết Vào tháng 11 năm 2020, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 10 chính thức gia nhập CPTPP Trong tương lai có 06 quốc gia/nền kinh tế đã chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP, bao gồm: Vương quốc Anh (nộp đơn tháng 2/2021), Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa (tháng 9/2021), Ecuador (tháng 1/2022), Costa Rica (tháng 8/2022) và Uruguay (tháng 12/2022)
3.1Thịtrườngvàhànghóa
CPTPP tạo ra một khu vực thị trường rộng lớn, cam kết giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại, như thuế quan và các biện pháp phi thuế, để tăng cường thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên.
3.2Quytắcvàchuẩnmựcthươngmại
Hiệp định đặt ra các quy tắc và chuẩn mực thương mại chung về vấn đề như văn bản pháp lý, vấn đề công bằng cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, tài chính và dịch vụ ngân hàng, lao động, môi trường và các lĩnh vực khác để đảm bảo môi trường thương mại công bằng và bền vững.
CPTPP cam kết bảo vệ và khuyến khích đầu tư giữa các quốc gia thành viên.
Nó cung cấp các quy định về đối xử công bằng, bồi thường khi có tranh chấp, quyền sở hữu trí tuệ và khả năng chuyển tiền
3.4Vănhóavàdịchvụ
Hiệp định mở cửa và tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ, bao gồm dịch vụ tài chính, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải và du lịch, để tăng cường hợp tác và tiếp cận thị trường giữa các quốc gia thành viên.
3.5Quyềnlaođộngvàmôitrường
CPTPP đặt ra tiêu chuẩn lao động cơ bản và cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thương mại không làm tổn hại đến quyền lợi của công nhân và môi trường tự nhiên.
3.6Quyềnsởhữutrítuệ
Hiệp định CPTPP bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền, nhãn hiệu và giải pháp bảo vệ dữ liệu.
CPTPP thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp độc lập để xử lý các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên.
4.MốiliênhệgiữahiệpđịnhvớiViệtNam
Việt Nam là quốc gia thứ 7 ký kết Hiệp định CPTPP vào ngày 8 tháng 3 năm
2018 và trở thành quốc gia thứ 10 chính thức gia nhập vào ngày 14 tháng 1 năm 2019 sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua việc phê chuẩn hiệp định này Việc tham gia ký kết hiệp định này là một bước cụ thể hóa chiến lược về đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác quốc tế, biểu hiện cho một trình độ mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
4.1Thúcđẩythươngmạivàđầutư
CPTPP tạo ra một môi trường thương mại và đầu tư thuận lợi, giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội thị trường mở rộng và giảm rào cản thương mại để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất Các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhờ vậy khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiệp định mới sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam nhờ tự do hóa thương mại và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường Quan trọng nhất là nó sẽ thúc đẩy và tăng tốc quá trình cải cách của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
4.2Mởrộngcơhộixuấtkhẩu
Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn CPTPP tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn sang các nước thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cho các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như sản phẩm nông thuỷ sản, hàng may mặc, điện tử và dịch vụ đều được xoá bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường mới và tận dụng các lợi thế cạnh tranh để tăng cường xuất khẩu và đa dạng hóa cấu trúc xuất khẩu Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.
THỰCTRẠNGXUẤTKHẨUTHỦYSẢNSANGNHẬTTRƯỚCKHIKÝ KẾTHIỆPĐỊNHCPTPP
1.ThựctrạngxuấtkhẩuthủysảncủaViệtNamtrướcnăm2017
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong năm 2017, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8,3 tỷ USD thủy sản các loại, tăng 18% so với kết quả thực hiện trong năm 2016 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn bởi những rào cản kỹ thuật như quyết định rút “thẻ vàng” của Liên minh châu Âu (EU) hay các rào cản thương mại Với kết quả này, thủy sản là nhóm hàng đứng thứ 6 trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2017.
Biểu đồ: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 Đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu thủy sản vẫn là mặt hàng tôm với mức tăng trưởng trên 21% với giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỉ USD Tiếp đến là mặt hàng cá tra đạt gần 1,8 tỉ USD, dù gặp khó khăn ở nhiều thị trường lớn nhưng tổng cộng vẫn tăng gần
4% so với năm ngoái Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc đều có khả năng chạm mức gần 600 triệu USD, tăng lần lượt 16% và 42% so với năm 2016. Đáng chú ý trong xuất khẩu thủy sản năm 2017 là việc Trung Quốc đã vượt Mỹ trong top thị trường nhập khẩu cá tra và tôm của VN Với mức tăng 37% trong năm
2017 và giá trị nhập khẩu lên đến 420 triệu USD, Trung Quốc đang dẫn đầu các thị trường mua cá tra, và là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 sau EU và Nhật Bản với giá trị 677 triệu USD, tăng trên 60% so với năm 2016.
2.ThuậnlợikhixuấtkhẩusangNhậttrướckhikýkếthiệpđịnhCPTPP
Năm 2017, kinh tế thế giới thuận lợi và nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng cao đã thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 20% so với năm 2016, đạt 1,3 tỷ USD Đồng thời, các đơn đặt hàng cũng tăng đáng kể so với năm trước.
2016 Đồng Yên Nhật ổn định ở mức 110 Yên/USD, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,5% cũng giúp các nhà nhập khẩu ổn định trong việc ký kết các hợp đồng dài hạn. Trong đó tôm là mặt hàng tăng trưởng tốt nhất, đặc biệt đối với sản phẩm tôm sơ chế lột vỏ để đuôi, tôm để vỏ nguyên liệu đông lạnh Tỷ lệ tận dụng C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) ưu đãi theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào 2008 và Hiệp định ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tương đối cao, đạt 67,2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018
Theo Hiệp định VJEPA giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nhật Bản cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 83,8% sản phẩm nông sản xuất khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm Đối với các sản phẩm như tôm, cua, mật ong, gừng, tỏi, vải và sầu riêng, Việt Nam được đảm bảo mức ưu đãi cao nhất so với các nước ASEAN khác Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản áp dụng mức thuế 0% đối với một số mặt hàng, bao gồm: tôm tươi, tôm đông lạnh, các loại ghẹ, cua; mây tre đan, đũa dùng một lần, chè đen, quả đông lạnh, quả sấy, rau tươi hoặc đông lạnh (bắp cải, hành tăm, nấm, mộc nhĩ, đậu tây).
3.KhókhănkhixuấtkhẩusangNhậttrướckhikýkếthiệpđịnhCPTPP
Từ năm 2006 đến 2013, Nhật Bản nhiều lần áp dụng các quy định mang tính rào cản kỹ thuật rất chặt chẽ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là quy định kiểm soát tồn dư tối đa cho phép (MRL) đối với một số hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản Trung bình 2 tháng Bộ Y tế Nhật Bản lại tổ chức họp thông báo với các nước về mức điều chỉnh mức dư lượng các chất kháng sinh, chất nông dược trong các sản phẩm nông thủy sản với xu hướng ngày càng chặt chẽ hơn. Tháng 01/2014, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã áp dụng MRL của chất Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam là 0,2 ppm Đây là mức dư lượng cao hơn nhiều so với mức 0,02~0,06 ppm được áp dụng trước đây Đồng thời, Nhật Bản bãi bỏ việc kiểm tra mức tồn dư chất Ethoxyquin đối với 100% các lô hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam Tháng 9/2016, Nhật Bản cũng đã dỡ bỏ lệnh kiểm tra 100% chất Chloramphenicol đối với tôm và sản phẩm sơ chế của Việt Nam Khiến việc xuất khẩu tôm sang thị trường này luôn giảm 2 con số.
Năm 2018 Nhật Bản áp dụng kiểm tra 100% lô hàng tôm nguyên liệu và sơ chế nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu kháng sinh một số chất Furazolidone, Enrofloxacin, Sulfadiazine Việc này làm tăng chi phí lưu kho, lưu bãi do chờ kết quả kiểm nghiệm, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
4.ThựctrạngtiêuthụthuỷsảntạiNhậtBảntrướckhikýkếthiệpđịnhCPTPP 4.1TổngquanvềNhậtBản
Nhật Bản được biết đến là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ trước khi ký kết hiệp định CPTPP với Việt Nam và đứng đầu Châu Á đồng thời cũng là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất thế giới (67kg/người/năm) Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2016 đạt 13,59 tỷ USD, tăng 4,45% so với năm 2015 Nguồn cung của Nhật Bản khá đa dạng với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ 123 quốc gia khác nhau.
Trong một thập kỷ vừa qua, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam với tỷ trọng ổn định ở mức trên dưới 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Tính hết tháng 5/2017, hàng thủy sản hiện là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 473,7 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 114,6 triệu USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 38,2% so với tháng 5/2016.
Kết quả trên đã đưa nước này vượt qua Mỹ và EU, trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Để giải tỏa cái nóng mùa hè, người Nhật thường tiêu thụ lươn Nhưng do tình trạng đánh bắt quá mức, nguồn cung cấp lươn Nhật Bản đang bị đe dọa cạn kiệt Do đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhập khẩu cá tra Việt Nam với giá thành chỉ bằng 1/3, hương vị tương đương và chế biến thành món nướng theo phong cách Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu Theo số liệu nhập khẩu từ cơ quan hải quan Nhật Bản, trong 11 tháng đầu năm, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 3.200 tấn cá tra từ Việt Nam.
2017, Nhật Bản đã nhập khẩu 5.500 tấn cá da trơn đông lạnh, tăng 30% so với năm trước Phần lớn trong số đó là cá tra, basa của Việt Nam.
Các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam đã đáp ứng tốt thị hiếu của người dân Nhật Bản Với giá thành hợp lý cùng với các kiểm định nghiêm ngặt, thị trường thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng trong các siêu thị lớn tại Nhật Bản.
4.3Khókhăn Để nói về quy định quy định chất lượng đầu vào của Nhật Bản đối với thủy hải sản luôn là một vấn đề trăn trở của nhiều doanh nghiệp Việt Nam Trong đó quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng gói bao bì được Nhật Bản kiểm soát vô cùng gắt gao Đồng thời Nhật Bản tung ra những chính sách thuế để đạt được nhiều lợi nhuận hơn.
NHỮNGTHAYĐỔISAUKHIVIỆTNAMKÝHIỆPĐỊNHCPTPP
Biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS-Sanitary and Phytosanitary)
Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, gia súc gia cầm đã trở nên phổ biến nhưng cần được kiểm soát chặt chẽ Tuy nhiên, ở Việt Nam, người dân đang sử dụng hóa chất bừa bãi, thiếu hiểu biết Với hiệp định CPTPP có yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, việc xuất khẩu thủy sản của nước ta sẽ gặp nhiều trở ngại.
Nhật Bản có yêu cầu được coi là nghiêm ngặt hơn tất cả các nước trên thế giới.Nhật Bản cập nhật các danh mục chất cấm của mình một cách rất thường xuyên, vì vậy nên Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn đối với các rào cản.
Các rào cản kỹ thuật (TBT-Technical Barriers to Trade)
Trong khi các biện pháp SPS chỉ áp dụng với những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, động vật Thì hiệp định TBT còn chặt chẽ hơn khi nó áp dụng cho tất cả các loại biện pháp với bất kỳ mục đích gì, kể cả mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Ví dụ như tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác, yêu cầu làm rõ về nguồn gốc xuất xứ, …
Các biện pháp hành chính
Nhật Bản là một quốc gia chuyên dùng các hàng rào thương mại loại này Mặc dù có hàng rào thuế quan và phi thuế quan nằm trong những nước thấp nhất thế giới, tuy nhiên những biện pháp hành chính của Nhật Bản lại rất phức tạp Các cơ quan chuyên trách của Nhật Bản luôn mở một tỷ lệ rất lớn các kiện hàng nhằm mục đích kiểm tra Điều này sẽ gây ra sự chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa Theo quy định của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản, các cơ quan chuyên ngành của họ sẽ lấy mẫu để kiểm tra xác suất đối với mọi loại thực phẩm nhập khẩu Ngay khi có một lô hàng bị phát hiện không đạt yêu cầu, tất cả lô hàng của một mặt hàng sẽ bị kiểm tra với tỉ lệ 50% Nếu phát hiện thêm một lần vi phạm tương tự, Nhật Bản sẽ có lệnh kiểm tra toàn bộ đối với các lô hàng được nhập khẩu vào nước này Nếu trong 60 lô liên tục được kiểm tra có 3 lô vi phạm, lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng sẽ được ban hành.
2.NhữngtháchthứckhikýhiệpđịnhCPTPP
2.1.Giảmthungânsáchnhànước
Thuế là một trong những nguồn thu chính của ngân sách nhà nước Chính vì vậy khi cắt giảm thuế nhập khẩu, cán cân ngân sách nhà nước sẽ phải chịu áp lực lớn hơn Sẽ không có tác động quá lớn, đột ngột vì có nhiều nước trong hiệp định CPTPP đã có FTA truyền thống với Việt Nam Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một khó khăn mà Việt Nam cần phải vượt qua
Để Việt Nam thực hiện đúng cam kết theo hiệp định CPTPP, cần bổ sung và hoàn thiện các khung pháp luật, thể chế liên quan đến luật thương mại, sở hữu trí tuệ, luật lao động, thủ tục hải quan,
Thách thức lớn trong CPTPP nằm ở các điều khoản về lao động, môi trường và phát triển bền vững, như giải quyết tình trạng vi phạm lao động trẻ em trong khai thác thủy sản Doanh nghiệp cần lưu ý việc gỡ thẻ vàng IUU và áp dụng quy định xuất xứ từ các đối tác CPTPP, đặc biệt là Nhật Bản Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm và điều chỉnh phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong CPTPP.
Khi gia nhập CPTPP, chúng ta có nhiều cơ hội, cùng với đó là rất nhiều thách thức Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ cần phải cạnh tranh gay gắt hơn để có chỗ đứng của mình trước các quốc gia trong hiệp định Vì vậy nên một số doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí một số lao động có thể lâm vào cảnh thất nghiệp Tuy nhiên, phần lớn các nền kinh tế trong hiệp định CPTPP không có cạnh tranh trực tiếp với nền kinh tế Việt Nam, vậy nên tác động này dự kiến sẽ là không quá đáng kể.
MỤCTIÊU
Mặc dù sau khi ký Hiệp định CPTPP, thuế quan nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã được xóa bỏ nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít thách thức mà nước ta phải đối mặt mà đa phần đó đều là vấn đề về chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được với yêu cầu khó tính, nghiêm ngặt tại thị trường Nhật Bản Trước tiên, Việt Nam đưa ra những chính sách để đối phó với tình trạng giảm thu ngân sách Nhà nước, tuy không có tác động quá lớn hay sự thay đổi đột ngột sau khi ký chính sách xóa bỏ thuế nhập khẩu này vì có nhiều nước trong hiệp định CPTPP đã có FTA truyền thống với Việt Nam nhưng việc cân bằng ngân sách Nhà nước cũng là vấn đề cần được quan tâm khi mà nguồn thu từ thuế nhập khẩu các mặt hàng vào Việt Nam sẽ bị giảm đi một lượng đáng kể Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, đưa ra những thể chế hoàn chỉnh, cụ thể: cần phải bổ sung, hoàn thiện các thể chế, khuôn khổ pháp luật về luật thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, luật lao động, … phù hợp với tình hình thực tế sau khi ký hiệp định Không chỉ vậy, nước ta cũng phải đưa ra những giải pháp và định hướng rõ ràng để đối mặt với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trường để dành được một chỗ đứng nhất định về việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
GIẢIPHÁP
Những năm gần đây, Nhật Bản luôn được coi là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam Cụ thể, trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong tháng 1/2023, Nhật Bản vươn lên vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 91 triệu USD; tiếp theo là Mỹ
68 triệu USD; Hàn Quốc 49 triệu USD; Trung Quốc và Hồng Kông 36 triệu USD; Thái Lan 23 triệu USD Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu sang hai thị trường này, cần có những giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, Việt Nam cần mở rộng và phát triển chính sách ngoại giao không chỉ riêng Nhật Bản mà còn với các quốc gia trên toàn thế giới Ngày nay, với khuôn khổ hợp tác chặt chẽ cùng Nhật Bản, Việt Nam có thể tận dụng các mối quan hệ ngoại giao này để mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, tạo mối quan hệ liên kết chặt chẽ và đa chiều.
18 pháp lý thuận lợi, được sự ủng hộ, nhất trí cao của Lãnh đạo cấp cao giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nước Đây là một trong những lợi thế mà chúng ta cần tận dụng để đẩy mạnh hơn nữa để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước này Nhờ vào đó chúng ta có thể bù đắp được phần nào khoản thiếu hụt ngân sách nhà nước Chính điều này giúp Việt Nam xây dựng được thương hiệu cũng như quảng bá rộng rãi cho sản phẩm xuất khẩu của mình.
Thứ hai, đi kèm với sự cải tạo cũng cần tăng cường công tác quản lý chất lượng, độ an toàn của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường sở tại Tuy nhiên, đặc tính của doanh nghiệp là muốn thu được lợi nhuận tối đa trên cơ sở đáp ứng mức chất lượng tối thiểu mà người tiêu dùng chấp nhận Vì vậy, cá biệt vẫn có những trường hợp doanh nghiệp vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt s‘n sàng vượt qua ranh giới được phép Do đó, trong công tác tăng cường quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu không thể thiếu được vai trò của các cơ quan nhà nước nhằm quản lý, đảm bảo chất lượng trong sản xuất và kinh doanh cũng như đảm bảo các lợi ích lâu dài và giữ uy tín cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
Các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần đẩy mạnh năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, quan tâm hơn đến đời sống người lao động trong ngành do tình hình phân phối lợi ích trong quá trình sản xuất và xuất khẩu thủy sản hiện còn nhiều bất cập là cần thiết vì họ chính là nguồn chủ lực tạo ra sản phẩm Đồng thời, đào tạo và nâng cao năng lực cho các nhà nuôi trồng thủy hải sản về quản lý, kỹ thuật nuôi trồng, quản lý chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu cũng là giải pháp quan trọng Các chương trình này có thể được tổ chức bởi các tổ chức chính phủ, viện nghiên cứu hoặc tổ chức ngành có liên quan.
Thứ ba , để giải quyết vấn đề về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với các quốc gia khác thì nước ta cần phải đảm bảo được việc hoàn thiện toàn diện sản phẩm từ khâu bao bì, nguồn gốc xuất xứ cho đến tập trung đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm đi kèm với an toàn thực phẩm để thủy sản Việt Nam thực sự trở thành một thương hiệu độc quyền và có được chỗ đứng nhất định trên thị trường Nhật Bản Về phía Chính phủ cần quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; Hai là, nuôi trồng thuỷ sản phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo phương pháp nuôi công nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện của từng vùng; Ba là, hướng mạnh vào phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi biển, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt; Bốn là, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trồng thuỷ sản khác phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp nuôi trồng cũng cần cải tạo để có thể tạo ra một nguồn thủy sản chất lượng Các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm đi kèm với an toàn thực phẩm thay vì phát triển số lượng để tăng giá trị và lợi nhuận Họ được khuyến khích áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp với quy chuẩn quốc tế để năng cao giá trị hàng thủy sản xuất khẩu Đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm và mức độ an toàn Việc áp dụng các quy định trong sản xuất, kiểm soát chất lượng và chuỗi cung ứng sẽ giúp tăng lòng tin của khách hàng Nhật Bản Cụ thể các doanh nghiệp nên nhanh chóng áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiết soát tới hạn) giống các nước EU, Mỹ và Hàn Quốc quy định và Việt Nam hiện vẫn đang thực hiện.
Hơn nữa, Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nắm bắt thông tin về thị trường Nhật Bản, tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và sở thích của khách hàng Việc chủ động tìm hiểu thị trường và nhu cầu khách hàng có thể giúp bên cung cấp sản phẩm là Việt Nam tùy chỉnh sản phẩm, đóng gói và đưa ra chiến lược tiếp thị để phù hợp với nhu cầu đặc thù của thị trường Nhật Bản nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người người
20 dân nơi đây về nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp nước nhà.
Từ những sự chuẩn bị đó có thể xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu trên đất nước mặt trời mọc Để đạt được thành công này các doanh nghiệp Việt Nam nên yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để được đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản Tìm kiếm hỗ trợ và giúp đỡ của Đại sứ, Thương vụ Việt Nam tại Nhật, các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thỏa tranh chấp về thương hiệu trên thị trường tại quốc gia này; bên cạnh đó hợp tác với các nhà chế biến, phân phối nông sản, thực phẩm có thương hiệu uy tín của Nhật Bản.
Trong kết luận, việc nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản sau khi ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) là một nhiệm vụ quan trọng và đầy thách thức Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam và tác động của CPTPP trong ngành này.
Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua những thách thức mà ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đối mặt Cạnh tranh gay gắt, yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và quy định thị trường là những vấn đề cần được xem xét và giải quyết Do đó, cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn quốc tế. Để khai thác triệt để tiềm năng của thị trường Nhật Bản, cần có sự cố gắng không ngừng nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiên tiến trong nuôi trồng, xử lý và xuất khẩu thủy sản Đồng thời, cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp trong ngành Việc tăng cường quảng bá thương hiệu và xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với khách hàng Nhật Bản cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu và mở rộng thị phần.
Việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và duy trì sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong ngành.