1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn môi trường kinh doanh quốc tế môi trường kinh doanh việt nam của starbucks

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi Trường Kinh Doanh Việt Nam Của Starbucks
Tác giả Trần Thị Phương Anh, Trần Huyền Anh, Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Kim Ngân, Hoàng Thị Dịu Trang, Đinh Thu Hương, Trần Nhật Lệ
Người hướng dẫn TS. Đoàn Vân Hà
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Môi Trường Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,25 MB

Cấu trúc

  • 1. Cơ sở lý thuyết (8)
    • 1.1. Mô hình PESTLE C (8)
    • 1.2. Lý do doanh nghiệp cần sử dụng mô hình PESTLE C (9)
    • 1.3. Các bước trong quy trình phân tích PESTLE C (9)
  • 2. Giới thiệu Starbucks Coffee Company (9)
    • 2.1. Giới thiệu chung (9)
    • 2.2. Sản phẩm (9)
    • 2.3. Tầm nhìn (10)
  • 3. Phân tích môi trường kinh doanh tại Việt Nam (10)
    • 3.1. Môi trường chính trị (10)
    • 3.2. Môi trường kinh tế (11)
    • 3.3. Môi trường văn hóa xã hội (13)
    • 3.4. Môi trường công nghệ (17)
    • 3.5. Môi trường pháp lý (18)
    • 3.6. Môi trường sinh thái (19)
    • 3.7. Môi trường cạnh tranh (20)
  • 4. Đánh giá và đề xuất (26)
    • 4.1. Đánh giá (26)
      • 4.1.1. Cơ hội (26)
      • 4.1.2. Thách thức (27)
    • 4.2. Đề xuất (28)
  • KẾT LUẬN (29)
  • Tài liệu tham khảo (30)

Nội dung

Lí do là bởivì môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa...mang đến những cơ hội và thách thức riêng.Vì vậy, việc phân tích môi trường kinh doanh quốc

Cơ sở lý thuyết

Mô hình PESTLE C

Mô hình PESTLE C là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Mỗi chữ cái trong mô hình đại diện cho một môi trường cụ thể:

- Môi trường chính trị (P - Political Environment): Đề cập đến những chính sách và quy định đưa ra bởi chính phủ và các tổ chức quốc tế Những điều trên bao gồm chính sách thuế quan, pháp lý và quy định, sự ổn định về mặt chính trị, bối cảnh và quan hệ quốc tế cùng với các chính sách quản lý khác

- Môi trường kinh tế (E – Economic Environment): Tình trạng kinh tế tổng thể của 1 đất nước hoặc khu vực và có ảnh hưởng đến doanh nghiệp Môi trường kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách tài khóa và bất động sản

- Môi trường xã hội (S – Social Environment): Đề cập đến tình trạng xã hội của một quốc gia hoặc khu vực và có tác động đến doanh nghiệp Các nhân tố này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo, giáo dục, thói quen tiêu dùng và các vấn đề xã hội khác

- Môi trường công nghệ (T – Technological Environment): Đề cập đến các cải tiến mới về công nghệ và tầm ảnh hưởng của nó đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Thêm vào đó, tiến bộ công nghệ còn liên quan đến việc đưa ra các chiến lược về đổi mới và cải tiến sản phẩm và dịch vụ, mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh quản lý dữ liệu và an toàn thông tin

- Môi trường pháp lý (L – Legal Environment): Đề cập đến các quy định và luật pháp cần tuân thủ khi doanh nghiệp kinh doanh Ví dụ như về quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm với môi trường, an toàn và sức khỏe của người lao động…

- Môi trường sinh thái (E – Ecological Environment): Đề cập đến các ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm biến đổi khí hậu, sự suy giảm tài nguyên và các vấn đề về ô nhiễm.

- Môi trường cạnh tranh (C – Competitive Environment): Liên quan đến các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các áp lực cạnh tranh của thị trường…

Lý do doanh nghiệp cần sử dụng mô hình PESTLE C

Bằng cách phân tích bảy yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài,doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra các chiến lược để giải quyết chúng, từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kinh doanh, thích ứng với những thay đổi trên thị trường và duy trì tính cạnh tranh trong ngành.

Các bước trong quy trình phân tích PESTLE C

- Nghiên cứu và thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin là cần thiết để có cái nhìn toàn diện về môi trường kinh doanh Các công cụ tìm kiếm và các nguồn như báo chí, thống kê, nghiên cứu, báo cáo, điều này bảo đảm tính chính xác và khách quan của thông tin, tránh quan điểm chủ quan.

- Phân tích 7 yếu tố trong mô hình PESTLE C: Tập trung phân tích ảnh hưởng của 7 môi trường (Chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý, sinh thái, cạnh tranh) đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá và xác định thứ tự ưu tiên: Xác định mức độ quan trọng và tác động của chúng đối với mô hình kinh doanh, từ đó giúp xác định những yếu tố quan trọng nhất và tập trung vào chúng trong xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả phân tích PESTLE C: Sau khi hoàn thành quy trình phân tích, cần tổng hợp báo cáo đưa ra kết luận về tác động của các yếu tố PESTLE C đến doanh nghiệp và đưa ra các khuyến nghị về chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Giới thiệu Starbucks Coffee Company

Giới thiệu chung

Là một thương hiệu đồ uống nổi tiếng toàn cầu và có trụ sở chính ở Seattle -

Mỹ, Starbucks có hơn 23.000 quán ở 64 quốc gia Năm 1971 tại thành phố Seattle, Starbucks được thành lập với tư cách là một cửa hàng nhỏ bán các loại cà phê và thiết bị xay Howard Schultz - chủ tịch và giám đốc điều hành của Starbucks, người đã nhận thấy tiềm năng của việc mang quán cà phê phong cách truyền thống của Ý đến

Mỹ và từ đó biến Starbucks trở thành một thương hiệu toàn cầu.

Sản phẩm

Starbucks bán các loại cà phê nguyên hạt, phục vụ Thức uống espresso, Thức uống với sôcôla, Cà phê xay frappuccino, Kem trộn frappuccino, Trà pha, Bánh ngọt, Bánh mì sandwiches Hơn nữa, đa số các cửa hàng của hãng đều cung cấp truy cập

Internet Wifi miễn phí Để thu hút khách hàng, hãng cũng bán thêm các loại cốc sứ, bình giữ nhiệt, ly sứ Hay Starbucks cũng thường xuyên thay đổi menu cho ra mắt các sản phẩm giới hạn giúp giữ vững sự phát triển của thương hiệu.

Tầm nhìn

Thương hiệu này đặt ra cho mình một tầm nhìn là đưa “Starbucks trở thành nhà cung cấp cà phê hảo hạng hàng đầu trên thế giới trong khi vẫn duy trì các nguyên tắc không khoan nhượng" Và để có thể là nhà cung cấp hàng đầu có nghĩa phải đạt được vị trí dẫn đầu trong việc đảm bảo các sản phẩm của mình có chất lượng tốt nhất.

Vì vậy, công ty đang nỗ lực các hoạt động kinh doanh và tích cực mở rộng khai thác các thị trường ngoài nước Mỹ, đặc biệt là các thị trường mới nổi tiềm năng trong đó có cả thị trường Việt Nam

Về khía cạnh "nguyên tắc không khoan nhượng", để giải quyết vấn đề này thì hãng hướng tới việc duy trì các nguyên tắc của mình như văn hóa nồng hậu và ứng xử có đạo đức.

Phân tích môi trường kinh doanh tại Việt Nam

Môi trường chính trị

Ổn định chính trị: Việt Nam là một đất nước có chính trị ổn định so với chính trị trong khu vực và trên trường quốc tế Điều này góp phần giúp Việt Nam có thể nhất quán và kiên trì trong chính sách phát triển kinh tế Nền chính trị ổn định là nền móng tạo cho Việt Nam có được một nền kinh tế phát triển ổn định và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Sự can thiệp của nhà nước: Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Quyền của công dân (dân chủ) được thực hiện trên nguyên tắc phải tuân thủ và bảo đảm quy định của pháp luật và nhà nước Để đảm bảo điều đó, mọi hoạt động trong xã hội đều được nhà nước can thiệp một cách gián tiếp thông qua các công cụ xã hội.

Hội nhập kinh tế: Với chủ trương đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã gây dựng mối quan hệ ngoại giao chính thức với 175 nước, quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 13 quốc gia, cũng như là thành viên của Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (FTA); Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế

10 khu vực toàn diện (RCEP) Việc tham gia ký kết và đàm phán, tham gia các Hiệp định có tác động theo chiều hướng tích cực tới phát triển kinh tế, dần dần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Một số rủi ro trong chính trị:

- Khủng bố: Tại Việt Nam, mặc dù khủng bố chưa từng xuất hiện và cũng chưa phát hiện dấu vết hoạt động của chúng nhưng nguy cơ khủng bố tại Việt Nam không hoàn toàn không thể xảy ra Cụ thể, ngày 11/6/2023 vừa qua đã xảy ra một vụ khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk gây mất an ninh trật tự và dấy lên mối lo lắng về sự an toàn của Việt Nam.

- Tham nhũng: Tình trạng tham ô, lãng phí, tiêu cực và tham nhũng tại Việt Nam diễn ra trong nhiều thập niên qua Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng CPI năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180 quốc gia được xếp hạng với 36 điểm, nằm trong số 2/3 các quốc gia trên thế giới tham nhũng nghiêm trọng (dưới 50 điểm) Tuy nhiên, Đảng rất quyết liệt và tích cực trong phong trào phòng chống tham nhũng và đưa ra xét xử những vụ án lớn như Việt Á,Đinh La Thăng

Môi trường kinh tế

Quy mô nền kinh tế: Quy mô nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, đứng thứ 35 thế giới với 435 tỉ USD; nằm trong top 20 nước về thu hút đầu tư nước ngoài với giải ngân vốn FDI (23 tỷ USD) và top 20 về kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới (hơn 681 tỷ USD) năm 2023.

Tăng trưởng kinh tế:Tính đến hết quý 3/2023 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xem khả quan trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu Cụ thể:

- Lạm phát: Lạm phát cơ bản tăng 4,16 %, tuy có cao hơn so với những năm trước đó nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, lạm phát tại Việt Nam thấp hơn mức lạm phát trung bình toàn cầu 2023.

Hình 1: Dự báo lạm phát toàn cầu năm 2023

- Tỷ lệ thất nghiệp: Thị trường lao động Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp khá cao do một số lý do như trình độ thấp, thiếu định hướng, công nghệ dần thay thế con người và các yếu tố ngoại cảnh như thiên tai và dịch bệnh, tỉ lệ đó được thể hiện qua các con số sau: Số lao động có việc làm trong tổng số lực lượng lao động năm 2022 là 68,5%.

Hình 2: Diễn biến CPI bình quân năm 2023

- CPI: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 3,25% trong 2023, đạt mục tiêu chính phủ đề ra

- GDP: Tăng trưởng GDP ở Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới, cụ thể năm 2023 đạt 5,05%.

- Chính sách tiền tệ: Một số chính sách đã được thực hiện như giảm lãi suất cho vay, giảm thuế VAT với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8%; giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

- Chính sách tài khóa: Việt Nam cũng sẽ là một trong nhóm các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (GMT) chính thức áp dụng từ đầu năm 2024 Các chuyên gia nhận định rằng chính sách tài khóa sẽ có dư địa dồi dào để trở thành chìa khóa chủ đạo thúc đẩy nhu cầu trong nước Cụ thể, chính sách tiền lương được điều chỉnh sẽ tác động làm tăng đáng kể GDP Đầu tư công trong năm 2024 cũng sẽ có sự tăng tốc Việc hoãn thuế tạm thời, cắt giảm thuế môi trường,thuế giá trị gia tăng và đăng ký ô tô cũng sẽ mang lại những tác động tích cực cho hộ gia đình và doanh nghiệp

Môi trường văn hóa xã hội

- Về dân số và cơ cấu dân cư:

Với dân số 100 triệu người (số liệu năm 2023), Việt Nam sở hữu dân số trẻ trung khi độ tuổi trung bình chỉ 32,5 tuổi Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số sống ở thành thị ngày càng cao, đạt 34%, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước Theo ngân hàng thế giới, Việt Nam đã vượt mức thu nhập trung bình năm lên đến 3.000 đô/ 1 người Trong khi đó, ngưỡng thu nhập được xem là trung bình cao của nhiều quốc gia trên thế giới là 3.996 đô

Tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn, cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống Những quán cà phê mọc lên san sát nhau, len lỏi vào từng con đường, ngõ hẻm, thậm chí hiện diện cả trong các cao ốc văn phòng và chung cư với đa dạng quy mô Những người trẻ có thu nhập ổn định hay thậm chí là cao gia tăng, họ sẵn sàng chi trả 100-500k cho thói quen đi cafe mỗi ngày Cũng vì thế mà người dân thành thị thường sử dụng các sản phẩm của Starbucks để nâng cao giá trị của bản thân.

Có sự khác biệt trong hành vi mua sắm và sở thích sản phẩm của nam và

13 nữ Đối với nam họ hầu hết quan tâm đến hương vị và mùi hương của tách cà phê mà họ đang thưởng thức còn đối với nữ không chỉ có vậy mà còn cần địa điểm sang chảnh để có thể chụp ảnh, ngồi cùng bạn bè nói chuyện,

Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, Việt Nam có đến 65% người tiêu dùng cà phê 7 lần/ tuần, số liệu thiên về nam giới nhiều hơn (59%) Nữ giới Việt Nam ưa chuộng cà phê hòa tan hơn nam giới Thống kê cho thấy 21% người dùng cà phê hòa tan, trong đó phụ nữ chiếm đa số (52%).

Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà và bên ngoài cũng ngang ngửa nhau là 49%/ 50% Điều này làm cho Starbucks là 1 địa điểm lý tưởng cho cả 2 giới vì đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.

- Về phong tục tập quán:

Tôn giáo, tín ngưỡng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con người và hoạt động kinh doanh Ví dụ, một số tôn giáo có ngày lễ hoặc ngày nghỉ lễ cụ thể mà doanh nghiệp cần đóng cửa hoặc điều chỉnh giờ hoạt động Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động Ở Việt Nam, đạo Phật Mahayana là phổ biến nhất, phần nhỏ là Thiên chúa giáo (4,5 triệu tín đồ) — đứng thứ 2 ở Châu Á sau Philippines.Việt Nam nổi tiếng với kho tàng phong tục tập quán phong phú và đa dạng, thể hiện rõ nét qua các lễ hội đặc trưng tại mỗi vùng miền và tôn giáo Nổi bật trong số các lễ hội quốc gia, Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu luôn được người dân Việt Nam đón Tết một cách trang trọng và náo nhiệt nhất.

- Lịch sử phát triển văn hóa cà phê ở Việt Nam

Cà phê được người Pháp mang đến Việt Nam vào thế kỷ 19, ban đầu chỉ dành cho giới thượng lưu Cây cà phê được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi và phát triển mạnh mẽ ở Tây Nguyên Cà phê dần phổ biến hơn với sự xuất hiện của các quán cà phê đầu tiên ở Hà Nội và Sài Gòn Thế kỷ 20, văn hóa cà phê Việt Nam phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sau chiến tranh Cà phê trở thành thức uống quen thuộc của người Việt, được thưởng thức mọi lúc mọi nơi Ngày nay, ta dễ dàng bắt gặp những quán cà phê với phong cách độc đáo, phục vụ nhu cầu đa dạng của mọi người

Cà phê Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với tốc độ phát triển ấn tượng Sản phẩm cà phê của chúng ta được ưa chuộng bởi nhiều quốc gia trên thế giới nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng và giá cả hợp lý.

Ngành cà phê Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình sản xuất và chế biến Nhờ vậy, chất lượng cà phê ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu Văn hóa cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển với nhiều nét độc đáo, sáng tạo.

- Đặc điểm văn hóa cà phê Việt Nam:

Văn hóa cà phê Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu đời và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng Cà phê không chỉ là một thức uống đơn thuần, mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt.

 Cà phê được pha phin, uống nóng với đá.

 Cà phê thường được uống kèm với sữa đặc, đường, hoặc đá.

 Quán cà phê là nơi để gặp gỡ bạn bè, trò chuyện, hay làm việc.

 Cà phê gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa, xã hội của người Việt.

- Một số nét độc đáo trong văn hóa cà phê Việt Nam:

 Cà phê "cốc": Hình ảnh quen thuộc với những quán cà phê bình dân, giá rẻ.

 Cà phê "phin": Cách pha cà phê truyền thống, tạo hương vị đậm đà đặc trưng.

 Cà phê chồn: Loại cà phê đặc biệt, đắt tiền, được mệnh danh là "cà phê đắt nhất thế giới".

- Văn hóa cà phê riêng biệt theo vùng miền

Sự khác biệt trong khẩu vị cà phê của Việt Nam thể hiện nét văn hóa đa dạng và phong phú của từng vùng miền

 Văn hóa cà phê của người miền Bắc

Miền Bắc, với Hà Nội là đại diện, ưa chuộng cà phê đen đậm đặc pha phin.

Cà phê nâu, pha thêm sữa đặc, không đá và nhiều cà phê, cũng được yêu thích bởi vị đắng đặc trưng.

Quán cà phê Hà Nội thường đơn giản Dễ dàng bắt gặp quán vỉa hè, hẻm nhỏ với vài bộ bàn ghế mộc mạc Phong cách cổ điển cũng rất được ưa chuộng.

 Văn hóa cà phê của người miền Trung

Vùng đất giao thoa hương vị cà phê

Nơi đây sở hữu nét văn hóa cà phê độc đáo, hội tụ tinh hoa của cả hai miền Nam Bắc Du khách đặt chân đến mảnh đất này sẽ được khám phá muôn vàn phong

15 cách thưởng thức cà phê, từ bình dị mộc mạc đến sang trọng tinh tế.

Dạo bước trên những con đường, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những quán cà phê vỉa hè giản đơn, nơi người dân địa phương tụ tập tán gẫu bên ly cà phê đen đậm đà hay cà phê sữa đá thanh mát Đan xen giữa những quán cà phê bình dân là những không gian sang trọng, được bài trí cầu kỳ với thiết kế hiện đại hay mang đậm dấu ấn truyền thống.

Cà phê của người miền Trung mang hương vị đặc trưng, vừa có chút đắng nhẹ, lại xen lẫn vị ngọt dịu Tùy theo sở thích, du khách có thể lựa chọn thưởng thức cà phê phin nhỏ giọt, từng giọt cà phê đen sánh quyện cùng vị thơm nồng nàn, hay cà phê bột pha sẵn tiện lợi, mang đến màu sắc đa dạng cho bức tranh văn hóa cà phê nơi đây.

 Văn hóa cà phê của người miền Nam

Khác với người miền Bắc ưa chuộng cà phê đen đậm đà, người miền Nam thường chọn thưởng thức cà phê pha thêm sữa, được gọi là bạc xỉu hoặc cà phê sữa đá. Loại cà phê này với tỉ lệ sữa nhiều hơn cà phê, tạo nên hương vị ngọt ngào, thanh mát và giảm đi vị đắng vốn có Câu nói "Sài Gòn cà phê sữa đá" đã trở thành biểu tượng cho văn hóa cà phê đặc trưng của vùng đất này.

- Văn hóa cà phê trong thế hệ

Môi trường công nghệ

Thời đại công nghệ ngày nay đang mang lại những thay đổi mạnh mẽ, cả về cách doanh nghiệp kinh doanh và cách các cá nhân sống cuộc sống hằng ngày Điều này đòi hỏi bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường Việt Nam nói riêng hay thị trường thế giới nói chung đều cần phải quan tâm đến yếu tố công nghệ và Starbucks cũng không ngoại lệ.

Hoạt động R&D tại Việt Nam

Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đề cập đến khám phá kiến thức mới (nghiên cứu) về sản phẩm, quy trình và dịch vụ, đồng thời áp dụng kiến thức đó để tạo ra các sản phẩm, quy trình, dịch vụ mới và cải tiến hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường (phát triển sản phẩm, dịch vụ…) Theo báo cáo, trong những năm gần đây mức đầu tư cho R&D của Việt Nam chỉ chiếm 0,4% Con số này thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 66 toàn cầu, chỉ bằng một nửa so với Thái Lan (1,3%), Malaysia (1%)

Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) tại Việt Nam

Báo cáo GII 2023 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 57 về đầu vào đổi mới sáng tạo (gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường; Trình độ phát triển của doanh nghiệp) Đối với đầu ra đổi mới sáng tạo (gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo), Việt Nam xếp hạng thứ 40 (tăng 1 bậc so với năm 2022).

Sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam

Hạ tầng CNTT phát triển đồng bộ là yếu tố then chốt giúp việc chuyển đổi số diễn ra thuận lợi và hiệu quả Đến năm 2023, hạ tầng viễn thông quốc gia đã phủ rộng khắp toàn quốc kể cả vùng sâu, vùng xa Chất lượng hạ tầng CNTT, viễn thông ngày càng được cải thiện Tính đến tháng 1/2023, Việt Nam hiện có 77,93 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 79,1% dân số

Công nghệ thanh toán di động

Việt Nam đang chứng kiến xu hướng sử dụng các ứng dụng thanh toán di động. Tốc độ tăng trưởng thanh toán kênh di động, kênh internet, mã QR hàng năm đạt trên 100% Nhiều dịch vụ ngân hàng được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đến hết tháng 6/2023 đạt 74,63% tổng số người trong độ tuổi lao động Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51% về số lượng; qua kênh internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị;

17 qua kênh điện thoại di động tăng 65,55% về số lượng và 13,31% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị.

Công nghệ đặt hàng trực tuyến

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang bùng nổ với hơn một nửa dân số mua hàng online và hàng triệu cá nhân kinh doanh mà không cần mở cửa hàng Theo Báo cáo của Google, Temasek & Bain cho biết, khoảng 57 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm online năm 2022, và đạt mức 59-62 triệu người vào năm 2023 Các website thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng mua sắm trên di động được người Việt sử dụng rộng rãi với tỷ lệ tương ứng là 78%, 42% và 47%.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đặt ra các quy tắc của trò chơi mà chủ thể tham gia trong đó phải thực hiện theo Đó là những quy tắc định rõ chủ thể kinh doanh có quyền và nghĩa vụ gì, giúp họ hiểu rõ cách thức hoạt động trong môi trường kinh doanh hiện tại Một số yếu tố môi trường pháp lý mà Starbucks cần xem xét khi gia nhập thị trường Việt Nam:

Luật thương mại và đầu tư

Luật này bao gồm những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại, quyền sở hữu nước ngoài, và các điều kiện đặc biệt đối với doanh nghiệp nước ngoài như thủ tục đăng ký kinh doanh, địa điểm chi nhánh hoạt động, thủ tục nhượng quyền các chi nhánh, nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, Ngoài ra cũng có những ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài như các doanh nghiệp nước ngoài thường được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu cho các vật liệu, thiết bị nhập khẩu để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn so với doanh nghiệp Việt Nam (cụ thể đối với doanh nghiệp nước ngoài là 20% trong khi đây là mức thuế suất thấp nhất trong các mức thuế suất mà doanh nghiệp trong nước phải chịu)

Các doanh nghiệp nước ngoài cần tuân thủ các quy định về vấn đề việc làm và quản lý lao động; hợp đồng lao động; tiền lương; thời gian lao động; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm trong lao động

Quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh

Các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh cần quan tâm là: địa điểm, môi trường kinh doanh sạch sẽ; nguồn nước và nước

18 đá sạch; trang bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh; bảo quản thức ăn đồ uống an toàn; trang phục người bán hàng gọn gàng, sạch sẽ; nguyên liệu chế biến có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; trang bị đầy đủ thùng rác có nắp đậy; dụng cụ chứa đựng rác thải không gây ô nhiễm môi trường.

Thuế và quy định tài chính

Pháp luật Việt Nam quy định những loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp gồm Luật thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp; Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế bảo vệ môi trường Các doanh nghiệp kinh doanh phải nộp đúng và đầy đủ số thuế cho

Cơ quan thuế, nếu không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Luật bảo vệ môi trường

Vấn đề môi trường luôn là điểm nóng đối với Việt Nam những năm gần đây, vì thế những quy định về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp kinh doanh cũng thắt chặt hơn Đặc biệt, ngành F&B là ngành dễ hứng chịu các tác động do biến đổi khí hậu nên gần đây các doanh nghiệp thuộc ngành này trong nước đã có những bước chuyển mình theo xu hướng phát triển bền vững như sử dụng các nguồn nguyên liệu thuần chay, hữu cơ, tái chế chất thải hoặc sản phẩm dư thừa từ sản xuất, hạn chế sử dụng nhựa, cắt giảm chất thải thực phẩm Starbucks cũng đã làm tốt những vấn đề này tại các quốc gia khác nên đây sẽ không phải là thách thức lớn đối với họ.

Quy định về sở hữu trí tuệ

Bao gồm việc đăng ký bản quyền, thương hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ khác để đảm bảo rằng họ có quyền kiểm soát và tận dụng các tài nguyên này một cách hiệu quả.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài vì thế các quy định pháp lý còn tương đối cởi mở, ít trở ngại với các doanh nghiệp. Việc hiểu và tuân thủ theo đúng các quy định kinh doanh tại Việt Nam không phức tạp sẽ giúp cho Starbucks thuận lợi gia nhập thị trường mà không gặp nhiều rắc rối về pháp lý.

Môi trường sinh thái

Diện tích đất đỏ ở nước ta khoảng hơn 3 triệu ha Loại đất đỏ chiếm ưu thế về diện tích ở Tây Nguyên, tiếp theo là Đông Nam Bộ và các khu vực miền núi.

Cả nước có rất nhiều tỉnh có đất đỏ như Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Nghệ An, Cao Bằng… Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn nhất về đất đỏ bazan

19 thích hợp lý cho việc trồng cà phê và mở rộng các vùng chuyên sâu Đối với cà phê Robusta, điều kiện lý tưởng là độ cao từ 400 đến 500 mét Còn cà phê chè thì sinh trưởng tốt nhất ở độ cao 1000 mét.

Nhờ điều kiện môi trường xích đạo với thời kỳ mưa dồi dào và giai đoạn khô hạn rõ rệt, việc làm khô, chế biến và đóng gói cà phê thành phẩm trở nên thuận lợi. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), do biến đổi khí hậu với biểu hiện là nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi, diện tích trồng cà phê Robusta tại Việt Nam có thể sụt giảm 50% vào năm 2050.

Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam Starbucks cần có kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu chất lượng cao

Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, như nước và đất, có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng cà phê Hệ thống giao thông và cơ sở vật chất ở các vùng tại Việt Nam thiếu đồng nhất và chưa phát triển, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp.

Môi trường cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Ngành dịch vụ phục vụ cà phê hiện nay tại Việt Nam phát triển mạnh Các chuỗi cà phê Việt Nam được dự báo sẽ có tổng cộng khoảng 5.200 cửa hàng vào 2025 (theo Allegra World Coffee Portal) Áp lực cạnh tranh của Starbucks trong ngành cà phê khá cao Hiện nay so với các chuỗi cửa hàng đồ uống tại thị trường nước ta, Starbucks sở hữu số cửa hàng nhỏ hơn các thương hiệu được ưa chuộng như Highlands Coffee, The Coffee House, Phúc Long hay Trung Nguyên Legend Tuy vậy, đây lại là thương hiệu quốc tế hiếm hoi bám trụ được và để lại dấu ấn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các chuỗi cà phê với các doanh nghiệp lớn nội địa.

Hình 3: Số lượng cửa hàng một số chuỗi cà phê tại Việt Nam

(Nguồn: VnExpress cập nhật đến 2023)

Theo Euromonitor cung cấp số liệu về doanh thu thị trường ngành F&B Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, năm 2024 có thể đạt tới giá trị hơn 655 nghìn tỷ đồng. Sau khi hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, ngành thực phẩm, đồ uống sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 10,25% giai đoạn 2023 - 2027 và dự kiến sẽ đạt giá trị 870 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.

Hình 4: Khảo sát thương hiệu cà phê được yêu thích do Q&Me thực hiện với

376 người tiêu dùng trong độ tuổi 20 – 49 tại Hà Nội và Hồ Chí Minh (Tháng 3/2023)

Theo khảo sát của Q&Me, top 5 thương hiệu trà/cà phê được yêu thích lần lượt là Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House, Starbucks và Trung Nguyên

Legend Theo số liệu thu thập được, Highlands Coffee dẫn đầu với 77% người được hỏi trả lời yêu thích, 41% yêu thích nhất Phúc Long – thương hiệu theo sát ngay sau đó với 51% người trả lời yêu thích, 16% yêu thích nhất The Coffee House giữ vị trí thứ 3 với Phúc Long, lần lượt là 48% yêu thích và 13% yêu thích nhất

Mới đây, trang Euromonitor công bố báo cáo cho thấy 15,3% thị phần thị trường Việt Nam được nắm bởi 5 chuỗi cà phê lớn nhất Trong đó, Starbucks đứng vị trí thứ 2 chiếm 2.9 % thị phần còn Highlands Coffee nắm 7.2% đứng vị trí thứ nhất. Đây là con số khá khiêm tốn so sánh với tại các thị trường khác của Starbucks, cho thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt trong ngành tại thị trường Việt Nam

Ngoài ra, giá cả trung bình của các sản phẩm đồ uống tại Starbucks dao động từ 80.000 – 110.000 VND/ 1 sản phẩm, trong khi các đối thủ cùng ngành có mức giá thấp hơn (Highlands Coffee dao động từ 40.000 – 65.000 VND/ sản phẩm, Phúc Long từ 22

40.000 – 60.000 VND/ sản phẩm) Như vậy có thể thấy giá cả cao là 1 yếu tố khiến khả năng cạnh tranh của Starbucks kém hơn so với các đối thủ của mình.

Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế

Trên thị trường, số sản phẩm thay thế cho cà phê hiệu Starbucks nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại, từ nước lọc, nước hoa quả, trà đến đồ uống có cồn, các sản phẩm nước ngọt có sẵn

Những quán đồ uống và nhà hàng địa phương cung cấp đồ uống chất lượng hợp khẩu vị với mức giá hợp lý, ví dụ có thể kể đến nước mía được bán phổ biến trên đường phố Việt Nam, chỉ với 10.000 – 15.000 VND, khách hàng có thể thưởng thức nước mía tươi và nhanh gọn So sánh với việc phải trả mức giá gấp gần 10 lần cho 1 sản phẩm của Starbucks có thể không phải là lựa chọn phù hợp với túi tiền và khẩu vị người Việt Một mối đe dọa khác là đồ uống tự làm tại nhà với chi phí thấp hơn

Thị trường các sản phẩm nước ngọt có ga, nước giải khát tại nước ta không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú Nước giải khát là một mặt hàng thuộc nhóm ngành FMCG, lượng tiêu thụ nước giải khát ở nước ta rất lớn và luôn thuộc top những mặt hàng có sản lượng bán ra cao nhất trong nhóm ngành Hiện nay có khoảng 1800 cơ sở sản xuất nước giải khát đang hoạt động theo ước tính của hiệp hội bia rượu - nước giải khát Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm tăng đều ở mức 6-7 % Dựa theo số liệu cung cấp bởi vntown.vn, trà đứng đầu trong thị phần nước giải khát chiếm 36,97%, đứng thứ hai là nước ngọt có ga chiếm gần 24%, sau đó là nước tăng lực chiếm 18,28 %, nước ép hoa quả là 10,91 % và nước khoáng là 5,45 %

Ngoài ra, chi phí chuyển đổi (switching cost) thấp làm cho các sản phẩm thay thế trở thành mối đe dọa lớn cho Starbucks Tuy nhiên, với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và phong cách phục vụ khác biệt cùng sự uy tín và chuyên nghiệp của thương hiệu cũng góp phần giảm tải áp lực từ các sản phẩm thay thế

Xu hướng chuyển đổi sang các sản phẩm bền vững theo lối sống xanh, các sản phẩm lành mạnh chú trọng vào sức khỏe sau thời kì COVID- 19 cũng dẫn đến sự thay đổi trong thói quen tiêu thụ đồ uống của người tiêu dùng Các sản phẩm thay thế với cam kết tự nhiên, an toàn và lành mạnh cho sức khỏe như trà thảo mộc, sữa hạt, nước ép tự làm. Đối thủ mới gia nhập ngành

Mối đe dọa của những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường đem lại đối với Starbucks là không quá lớn Rào cản gia nhập thị trường thấp và vốn đầu tư ban đầu để bắt đầu xây dựng một thương hiệu cà phê không quá cao Mức độ bão hòa trong ngành ở mức cao vừa phải

Những đối thủ mới gia nhập ngành có thể là mối đe dọa cạnh tranh với Starbucks ở mức độ địa phương Tuy nhiên, khả năng đe dọa đến Starbucks của họ là không quá cao nhưng vẫn có nguy cơ Starbucks đã có cho mình thị phần khá lớn tại Việt Nam nhờ vào vị trí và cơ sở hạ tầng, hiệu quả phục vụ cùng chất lượng sản phẩm được khách hàng yêu thích Việc thiết lập một chuỗi cửa hàng khổng lồ như Starbucks đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian dài để hoàn thiện và xây dựng thương hiệu Mặc dù vậy, do chi phí chuyển đổi thấp, các thương hiệu mới khả năng thu hút người tiêu dùng bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn Vì vậy, mối đe dọa từ những đối thủ mới gia nhập ngành là vẫn còn đáng kể

Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp là một yếu tố quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu Starbucks Là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với thời gian tồn tại và phát triển lâu dài cùng với tiềm lực tài chính chính vững mạnh, Starbucks sở hữu những nguồn cung cấp nguyên liệu cà phê chất lượng với giá tốt và số lượng lớn hơn so với các nhà cung cấp khác Với những thương hiệu mới cần nhiều thời gian và chi phí hơn để tìm và thiết lập các mối quan hệ với các kênh cung ứng để có được nguồn cà phê chất lượng với giá cả ưu đãi như Starbucks, hoặc thậm chí điều này là không khả thi nếu không có sự đột phá đáng kể về chiến lược kinh doanh.

Sức mạnh của người mua

Số lượng và quy mô của người mua sản phẩm của Starbucks tại Việt Nam là khá lớn, sức mạnh đàm phán của 1 khách hàng cụ thể là không nhiều do bởi quy mô của các giao dịch mua nhỏ lẻ

Đánh giá và đề xuất

Đánh giá

- Văn hóa cà phê phát triển: Việt Nam được biết đến với văn hóa cà phê lâu đời và phát triển, người dân có thói quen uống cà phê thường xuyên Đây là thị trường tiềm năng cho Starbucks mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng: Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng, do đó tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, họ có nhu cầu cao về các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, bao gồm cả cà phê Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng cho Starbucks.

- Sức hút thương hiệu quốc tế: Starbucks là thương hiệu cà phê quốc tế nổi tiếng với hình ảnh hiện đại và năng động Điều này có thể thu hút giới trẻ Việt Nam, những người ưa thích trải nghiệm mới mẻ và sành điệu.

- Cơ hội hợp tác: Starbucks có thể hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

- Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho việc trồng cà phê Robusta và Arabica - hai loại cà phê chính mà Starbucks sử dụng.

- Nguồn nguyên liệu: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, với sản lượng dồi dào và chất lượng cao Starbucks có thể dễ dàng tiếp cận nguồn cung cà phê chất lượng cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút du khách Starbucks có thể tận dụng lợi thế này để phát triển các mô hình cửa hàng kết hợp du lịch sinh thái, tạo trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

- Sự phát triển của công nghệ: Công nghệ có thể được sử dụng để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua ứng dụng di động, đặt hàng trước và dịch vụ giao hàng, người tiêu dùng không nhất thiết phải đến cửa hàng để sử dụng sản phẩm. Tại Việt Nam, các ứng dụng đặt hàng rất phổ biến, Starbucks có thể dễ dàng đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử

- Môi trường kinh doanh thân thiện, chính phủ có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài: Luật pháp kinh doanh Việt Nam đang được cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài như Starbucks, bao gồm giảm thuế và cung cấp các ưu đãi khác.

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Hệ thống pháp lý ở Việt Nam cũng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm thương hiệu, giúp Starbucks bảo vệ danh tiếng và sự phát triển thương hiệu của mình.

- Chính trị ổn định, nhà nước có chính sách quản lý khá tốt, kịp thời đưa ra các chính sách hiệu quả Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển ổn định, xây dựng, thực hiện các mục tiêu dài hạn.

- Giá nguyên liệu tăng nhưng mức độ tăng vừa phải do tỷ lệ lạm phát tăng nhưng vẫn thấp so với mức tăng chung thế giới

- Nguồn lao động phổ thông dồi dào

- Sở thích về hương vị cà phê: Người Việt Nam thường thích cà phê đậm đà, mạnh, trong khi cà phê Starbucks thường có hương vị nhẹ nhàng hơn

- Mức giá cao: Giá cà phê Starbucks cao hơn so với giá cà phê bình dân ở Việt Nam Điều này có thể khiến cho một số khách hàng e ngại.

- Thói quen uống cà phê: Người Việt Nam thường có thói quen uống cà phê tại các quán cà phê vỉa hè bình dân để trò chuyện, giao lưu bạn bè Starbucks với mô hình cửa hàng hiện đại, sang trọng có thể không phù hợp với thói quen này.

- Sự cạnh tranh: Thị trường cà phê Việt Nam cạnh tranh gay gắt với nhiều thương hiệu cà phê địa phương và quốc tế Starbucks cần có chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.

- Địa hình: Địa hình đồi núi ở Việt Nam có thể gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

- Sử dụng đất: Diện tích đất dành cho trồng cà phê ở Việt Nam đang ngày càng thu hẹp, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê trong tương lai.

- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê, gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Starbucks.

- Thiên tai: Việt Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất cà phê và hoạt động kinh doanh của Starbucks Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước và không khí, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê và trải nghiệm của khách hàng.

Đề xuất

- Điều chỉnh hương vị cà phê và đa dạng hóa sản phẩm:

Do sự khác biệt trong khẩu vị cà phê của Starbucks và người Việt, thương hiệu này cần điều chỉnh khẩu vị cà phê đậm đà và mạnh hơn để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu Ngoài ra, menu có thể được bổ sung và thay đổi theo mùa, kết hợp với trà, trái cây hoặc theo xu hướng thị trường để đáp ứng với điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách hàng GenZ

- Sử dụng kênh phân phối trực tuyến:

Starbucks có thể tận dụng lợi thế của ngành giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam bằng cách mở rộng bán sản phẩm trên các nền tảng giao hàng phổ biến như Grabfood, Baemin hoặc Delivery 'Now Điều này giúp Starbucks có thể giành lợi thế so với các quán cà phê tự phát nhỏ lẻ

- Quảng cáo dựa trên trải nghiệm sản phẩm khách hàng:

Tận dụng sự phát triển nhanh chóng của Internet và các phương tiện truyền thông xã hội và tâm lý thể hiện bản thân tiêu dùng của người trẻ Việt Nam, Starbucks nên triển khai chiến dịch truyền thông qua người tiêu dùng để chia sẻ hình ảnh của thương hiệu.

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Dự báo lạm phát toàn cầu năm 2023 - bài tập lớn môn môi trường kinh doanh quốc tế môi trường kinh doanh việt nam của starbucks
Hình 1 Dự báo lạm phát toàn cầu năm 2023 (Trang 12)
Hình 2: Diễn biến CPI bình quân năm 2023 - bài tập lớn môn môi trường kinh doanh quốc tế môi trường kinh doanh việt nam của starbucks
Hình 2 Diễn biến CPI bình quân năm 2023 (Trang 12)
Hình 3: Số lượng cửa hàng một số chuỗi cà phê tại Việt Nam - bài tập lớn môn môi trường kinh doanh quốc tế môi trường kinh doanh việt nam của starbucks
Hình 3 Số lượng cửa hàng một số chuỗi cà phê tại Việt Nam (Trang 21)
Hình 4: Khảo sát thương hiệu cà phê được yêu thích do Q&Me thực hiện với - bài tập lớn môn môi trường kinh doanh quốc tế môi trường kinh doanh việt nam của starbucks
Hình 4 Khảo sát thương hiệu cà phê được yêu thích do Q&Me thực hiện với (Trang 21)
Hình 5: Bảng danh sách các nhà cung ứng và các quốc gia cung cấp nguyên liệu cho Starbucks năm 2023 theo Stories.starbucks.com. - bài tập lớn môn môi trường kinh doanh quốc tế môi trường kinh doanh việt nam của starbucks
Hình 5 Bảng danh sách các nhà cung ứng và các quốc gia cung cấp nguyên liệu cho Starbucks năm 2023 theo Stories.starbucks.com (Trang 25)
w