Tính cấp thiết của đề tài "Vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế Việt Nam" được thể hiện ở nhiều điểm: Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập kinh tế
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm và bản chất của bảo hiểm
Bảo hiểm là 1 cơ chế chuyển giao rủi ro theo hợp đồng bảo hiểm, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua BH đóng phí để được DNBH trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi rủi ro được BH hay sự kiện BH xảy ra
• Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức theo Luật doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động theo quy định của luật này và các luật liên quan Các doanh nghiệp này kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, bao gồm các loại hình như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
• Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
Người thụ hưởng là tổ chức hoặc cá nhân do bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm Điều này có nghĩa là người thụ hưởng sẽ nhận được tiền bồi thường nếu người được bảo hiểm tử vong hoặc bị thương theo các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm Người thụ hưởng có thể là bất kỳ ai, chẳng hạn như người thân trong gia đình, bạn bè hoặc tổ chức từ thiện Việc chỉ định người thụ hưởng là một phần quan trọng của quá trình mua bảo hiểm để đảm bảo rằng tiền bồi thường sẽ đến đúng tay người mà người được bảo hiểm mong muốn.
• Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
1.2 Bản chất của bảo hiểm
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất cho những người tham gia và kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Chính vì vậy, bản chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm Tuy nhiên, phân phối trong bảo hiểm chủ yếu là phân phối không đều và phần lớn không mang tính bồi hoàn trực tiếp (loại trừ một số loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tiền hưu trí)
Ngoài ra, bản chất của bảo hiểm còn được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau đây: Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của bảo hiểm Có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro, song theo nghĩa thông dụng nhất thì rủi ro là biến cố gây thiệt hại và không mong đợi Để đối phó với rủi ro, con người luôn phải tìm cách phòng vệ Trong bảo hiểm hiện đại, bên cạnh rủi ro còn có các sự kiện liên quan đến bảo hiểm như: sự kiện sinh đẻ của lao động nữ, người lao động đến tuổi nghỉ hưu hay người được bảo hiểm còn sống đến một thời điểm xác định trên hợp đồng BHNT…
Cơ chế chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham gia bảo hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm Theo cơ chế này, bên tham gia phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm Tất nhiên, rủi ro hay sự kiện bảo hiểm phải là ngẫu nhiên, khách quan mà hai bên đã thoả thuận Phí bảo hiểm mà bên tham gia nộp cho bên bảo hiểm phải được thực hiện trước khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra Ngược lại, khoản tiền mà bên bảo hiểm trả cho bên tham gia hay cho người thứ ba chỉ được thực hiện sau khi sự kiện bảo hiểm hay rủi ro xảy ra gây tổn thất Khái niệm người thứ ba trong bảo hiểm thường được pháp luật quy định trong loại hình BHTM
Việc san sẻ rủi ro (pooling) là sự phân bổ rủi ro giữa nhiều cá nhân, trong đó những người gặp rủi ro sẽ được bù đắp bằng nguồn đóng góp của những người không gặp rủi ro Sự san sẻ rủi ro trong bảo hiểm được quản lý dựa trên số liệu thống kê về rủi ro và tổn thất, cũng như quỹ bảo hiểm được thành lập dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.
Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động sản xuất Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hoá rất cụ thể và vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia.
Vai trò của bảo hiểm đối với kinh tế xã hội -
Trong đà phát triển của nền kinh tế hiện nay, Bảo hiểm ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh tế xã hội Vai trò quan trọng của bảo - hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế quốc dân có thể được kể đến như sau:
2.1 Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế
2.1.1 Ổn định tài chính cho các tổ chức, cá nhân khi gặp rủi ro Đối với các doanh nghiệp, vai trò của bảo hiểm đó là giúp doanh nghiệp tránh khỏi các sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo đảm về sự an toàn và ổn định về mặt tài chính Trên thực tế, việc các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho doanh nghiệp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm giúp cho các tổ chức bảo toàn được nguồn vốn, tài sản Đối với các cá nhân và gia đình, nếu không tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí (phí bảo hiểm) giúp giảm chi (nếu các yếu tố khác không đổi) Nhưng thay vào đó họ phải tự mình lập ra những khoản dự phòng (có thể rất lớn) để đề phòng cho những rủi ro, tổn thất có thể sẽ gặp phải trong tương lai, hoặc "chờ đợi" khi rủi ro, tổn thất xảy ra sẽ phải có những khoản chi phí phát sinh (có thể rất lớn) để bù đắp, giải quyết thiệt hại, tổn thất Như vậy dù bằng cách này hay cách khác, khi không tham gia bảo hiểm, với những rủi ro tổn thất có thể sẽ xảy ra trong tương lai, khách hàng không thể chủ động về mặt chi phí để đối phó với những rủi ro, tổn thất này Ngược lại, khi tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể chủ động về mặt chi phí Bằng việc đóng những khoản phí bảo hiểm (rất nhỏ so với những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra), khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn bởi các công ty bảo hiểm
Từ đó có thể thấy bảo hiểm góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế
- xã hội khi các thành phần trong nền kinh tế phát triển và ổn định
2.1.2 Ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư
Từ khi các loại hình bảo hiểm ra đời cho đến nay đã chứng minh, bảo hiểm góp phần rất to lớn trong việc ổn định tài chính cho các cá nhân và các tổ chức tham gia bảo hiểm Bởi lẽ, khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm, nếu bị tổn thất, các cơ quan hay DNBH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh phát triển bình thường Vai trò này đáp ứng được mục tiêu kinh tế của người tham gia nên đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng đông đảo Trong các nền kinh tế hiện đại, bảo hiểm đã trực tiếp đảm bảo cho các khoản đầu tư Hầu hết các dự án đầu tư hiện nay đã đòi hỏi phải có bảo hiểm Không có sự đảm bảo của bảo hiểm thì các chủ đầu tư, mà nhất là các ngân hàng liên quan sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án Bởi vậy, bảo hiểm là một hoạt động kích thích đầu tư
2.1.3 Huy động vốn đầu tư tăng trưởng kinh tế Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đó là thu phí bảo hiểm trước thời hạn đóng, trả tiền bảo hiểm và bồi thường sau Do vậy, quỹ bảo hiểm hình thành phần lớn là nguồn quỹ nhàn rỗi, các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư, đáp ứng được nguồn vốn xoay cho nền kinh tế Lượng vốn này sẽ được các công ty bảo hiểm tính toán đầu tư sao cho có hiệu quả bởi lẽ khả năng cạnh tranh của mỗi công ty bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động đầu tư Trên cơ sở của kết quả đầu tư, các công ty sẽ có điều kiện giảm phí để từ đó thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Các tổ chức bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế theo nhiều kênh khác nhau, trong đó có thị trường bất động sản, thị trường vốn và đặc biệt là thị trường chứng khoán
2.1.4 Thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hội nhập kinh tế
Hiện nay, trong quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính và thương mại, vai trò của bảo hiểm là góp phần hỗ trợ đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập các tổ chức thế giới như đàm phán thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì….-
Bên cạnh đó, hoạt động bảo hiểm cũng hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và thương mại Cụ thể, có nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tiêu thụ nhiều hơn nếu khi kèm theo các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến hàng hóa và dịch vụ Nhờ đó mà thúc đẩy trao đổi thương mại, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và hội nhập nền kinh tế quốc tế
2.1.5 Ổn định ngân sách nhà nước
Với các loại quỹ bảo hiểm ngày càng tăng do người tham gia đóng góp, các cơ quan, DNBH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất, nếu như đối tượng bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm Vì vậy, ngân sách Nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, (trừ những trường hợp tổn thất mang tính xã hội rộng lớn) Mặt khác, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại còn có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế mà các DNBH phải nộp Và cũng trong hoạt động này, mối quan hệ quốc tế giữa các DNBH ngày càng được mở rộng thông qua tái bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm để phân tán rủi ro Điều đó cho thấy, vai trò ổn định và tăng thu cho ngân sách, đồng thời phát triển được các mối quan hệ quốc tế của hoạt động bảo hiểm là rất đáng kể trong điều kiện thế giới ngày nay
Bảo hiểm không chỉ mang đến sự bảo vệ tài chính mà còn hình thành thói quen tiết kiệm thông minh Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp linh hoạt giữa mục đích bảo vệ và đầu tư tích lũy Khi không xảy ra rủi ro, phí bảo hiểm đóng góp của khách hàng trở thành khoản tiền tích lũy có tính chất dài hạn, giống như một hình thức tiết kiệm hiệu quả, mang lại lợi ích kép cho người tham gia bảo hiểm.
2.2 Vai trò của bảo hiểm đối với xã hội
2.2.1 Tạo sự an tâm cho xã hội
Ngày nay, các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, không chỉ giúp khách hàng có thêm lựa chọn tiết kiệm tiền linh hoạt mà còn giúp họ an tâm hơn, giảm bớt nỗi lo trước những rủi ro thường trực Với ý nghĩa nhân văn khi tham gia bảo hiểm, cá nhân sẽ chuyển phần rủi ro của mình sang công ty bảo hiểm, qua đó giải tỏa được nỗi sợ hãi và lo lắng về các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.
Bảo hiểm có tác dụng san sẻ tổn thất tài chính của một số ít người cho số đông nhiều người Đây là tác dụng hết sức quan trọng của bảo hiểm Khi số đông tham gia bảo hiểm, không phải tất cả mọi người tham gia đều gặp phải rủi ro tổn thất mà chỉ một số ít người trong đó không may gặp phải rủi ro Do đó, thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm không những được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính (nếu có) mà còn góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những người không may khác Tác dụng này đã thể hiện rõ nguyên tắc lấy số đông bù số ít và nguyên tắc tương hỗ
2.2.3 Ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn
Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, các công ty bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe con người, của cải và vật chất của xã hội
+ Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, vệ sinh, an toàn lao động; + Xây dựng thêm các biển báo và các con đường lánh nạn để giảm bớt tai nạn giao thông; + Tư vấn và hỗ trợ tài chính để xây dựng và thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy
+ Tiêm chủng và chăm sóc y tế cộng đồng v.v
Tất cả những hoạt động nói trên của bảo hiểm đều nhằm mục đích góp phần ổn định cuộc sống, sản xuất và từ đó góp phần đảm bảo ASXH
2.2.4 Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời còn tạo nên một nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội
Tiết kiệm trong bảo hiểm thường là tiết kiệm một cách có kế hoạch từ nội bộ mỗi gia đình, mỗi cơ quan, doanh nghiệp Với những khoản tiền rất nhỏ, các cá nhân, các hộ gia đình vẫn có thể tiết kiệm được thông qua loại hình BHNT Hay trong BHXH, thì tiết kiệm hôm nay là để đảm bảo cuộc sống cho ngày mai khi người lao động về hưu v.v Có thể nói, vai trò xã hội của bảo hiểm ở đây đã góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp cho người lao động và tạo dựng một nếp sống đẹp trên phạm vi xã hội
2.2.5 Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội. Chỉ với một mức phí bảo hiểm rất khiêm tốn mà các cơ quan, các DNBH thu được, họ vẫn có thể giúp đỡ cho các cá nhân, các gia đình, các cơ quan doanh nghiệp khắc phục được hậu quả rủi ro, cho dù đó là những rủi ro khôn lường trong cuộc sống và sản xuất Đó cũng chính là chỗ dựa để họ yên tâm hơn, tin tưởng hơn vào cuộc sống tương lai.
THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam và tình hình thị trường bảo hiểm
1.1 Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường mới nổi, đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2022 ước đạt 217.338 tỷ đồng, tăng trưởng 16,71% so với cùng kỳ năm 2021 Thị trường bảo hiểm Việt Nam được chia thành hai loại hình chính là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
Loại hình bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ giữ vị trí dẫn đầu trong các loại hình bảo hiểm tại Việt Nam Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tính đến cuối năm 2022, có 26,8 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực, tăng trưởng 15,2% so với năm 2021 Tổng số người tham gia đạt 23,5 triệu người, tăng 14,9% so cùng kỳ.
Loại hình bảo hiểm phi nhân thọ
Loại hình bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến hết năm 2022, các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ có doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất bao gồm: Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm ô tô và Bảo hiểm cháy nổ tài sản
Tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam
• Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm còn thấp: Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (40%), Singapore (85%) hay Hàn Quốc (100%) Điều này cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển
• Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2016-2022 Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường bảo hiểm
• Nhu cầu bảo hiểm của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô,
• Nền tảng pháp lý và cơ sở hạ tầng cho thị trường bảo hiểm còn chưa hoàn thiện
• Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa
• Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
1.2 Tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn 2021-2022
1.2.1 Tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021
Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2021 ước đạt 217.338 tỷ đồng, tăng 16,71% so với cùng kỳ năm
2020 Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây Bảo hiểm nhân thọ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường bảo hiểm, với doanh thu phí ước đạt 159.458 tỷ đồng Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Bảo hiểm phi nhân thọ cũng có sự tăng trưởng ổn định, với doanh thu phí ước đạt 57.880 tỷ đồng Đánh giá hoạt động kinh doanh từng loại hình bảo hiểm trong năm 2021 cụ thể như sau:
• Bảo hiểm phi nhân thọ
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng vào năm 2021, tăng 3,98% so với năm 2020 Mức tăng này thấp hơn năm 2020 nhưng vẫn cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảo hiểm xe cơ giới vẫn giữ vị trí thống lĩnh trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ với doanh thu phí ước tính đạt 16.196 tỷ đồng, chiếm tới 27,9% thị phần Tuy nhiên, đà tăng trưởng của loại hình này đã chững lại so với năm 2020, chỉ đạt 6,3%.
Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất, với tổng doanh thu ước đạt 18.021 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm
2020 Loại hình bảo hiểm này chiếm tỷ trọng 31,1% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác cũng có sự tăng trưởng ổn định
Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2021 ước đạt 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư giữ vị trí dẫn đầu, đóng góp tới 89.270 tỷ đồng doanh thu phí và chiếm 56,67% thị phần Trong năm, số lượng hợp đồng khai thác mới cũng tăng trưởng mạnh, góp phần đáng kể vào thành công chung của thị trường bảo hiểm.
2021 ước đạt 3.554.018 hợp đồng, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm 2020 Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ năm 2021 ước đạt 13.213.200 hợp đồng, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm 2020 Trong năm 2021, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm là 32.814 tỷ đồng, tăng 24,78% so với cùng kỳ năm 2020
1.2.2 Tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022
Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 8,02% Áp lực lạm phát dự kiến ở mức vừa phải do đã có sự phối hợp điều chỉnh giá dịch vụ, hàng hóa do nhà nước quản lý Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự phát triển tích cực
Vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế việt nam
2.1 Vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế
2.1.1 Quy mô thị trường bảo hiểm ngày càng lớn, góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách Nhà nước
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế chung sau đại dịch Covid-19, thị trường bảo hiểm chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng tích cực trong năm 2022 Điều này được thể hiện qua hàng loạt các chỉ tiêu như: sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm, năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, việc thực hiện tốt chức năng chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng cường các dịch vụ tiện ích chăm sóc khách hàng, việc gia tăng tái đầu tư trở lại nền kinh tế xã hội, việc triển khai tích cực các loại hình bảo hiểm thực hiện chủ chương Chính sách của Nhà nước,
Năm 2022, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng trưởng GDP, doanh thu toàn ngành đạt 281.370 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 247.786 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 33.584 tỷ đồng, đóng góp vào 2,96% GDP
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày một tăng vững chắc Năm
Năm 2022, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 822.287 tỷ đồng, tăng 16,05% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 117.973 tỷ đồng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 704.314 tỷ đồng Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 530.254 tỷ đồng, tăng 15,40% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 31.080 tỷ đồng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 499.174 tỷ đồng.
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu chi bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ năm 2022
Nguồn: Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính
Năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam tăng trưởng 17,5% so với năm 2021, đạt ngưỡng 69.459 tỷ đồng Thị trường chứng kiến sự thống trị của 5 công ty bảo hiểm hàng đầu, bao gồm PVI (14,44%), Bảo Việt (14,06%), PTI (9,02%), Bảo Minh (7,77%) và MIC (7,49%), nắm giữ phần lớn thị phần doanh thu phí Trong khi đó, 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và chi nhánh phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam chiếm 47,22% thị phần còn lại.
Về tốc độ tăng trưởng của các nghiệp vụ bảo hiểm, năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm gốc của phần lớn các nghiệp vụ đều tăng so với năm 2021, trong đó có một số nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao là: Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh tăng 39,80%; Bảo hiểm cháy, nổ tăng 30,20%; Bảo hiểm sức khỏe tăng 26,45%; Bảo hiểm bảo lãnh tăng 24,89%; Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu tăng 20,09%; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 18,16%; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng 12,79%; Bảo hiểm xe cơ giới tăng 12,45%; Bảo hiểm hàng không tăng 10,85%; Bảo hiểm trách nhiệm tăng 7,65% Tuy nhiên, nghiệp vụ Bảo hiểm nông nghiệp giảm 28,49%, Bảo hiểm tài sản và thiệt hại giảm 2,41%
Về cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ: Năm 2022, nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng lớn nhất (34,66%), tiếp đến là bảo hiểm xe cơ giới (26,31%); bảo hiểm cháy nổ (13,63%), bảo hiểm tài sản và thiệt hại (11,27%), bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (4,48%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (4,08%); bảo hiểm trách nhiệm (2,05%), bảo hiểm hàng không (1,62%), bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính (1,30%) Một số nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,49%), bảo hiểm nông nghiệp (0,06%), bảo hiểm bảo lãnh (0,05%)
Về bồi thường, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trở lại bình thường sau đại dịch Covid 19, tình hình bồi thường năm qua tăng mạnh trở lại Tổng số tiền chi trả bồi - thường năm 2022 ở mức 23.018 tỷ đồng, tăng 18,14% so với năm trước Trong đó, chủ yếu tăng mạnh đối với nghiệp vụ Xe cơ giới, với tổng số tiền chi trả bồi thường ở mức 9.264 tỷ đồng, tăng 27,20% so với năm 2021, chiếm 56% số tiền chi trả bồi thường tăng thêm b Đối với lĩnh vực bảo hiểm Nhân thọ
- Tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới:
Năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 178.327 tỷ đồng (tăng trưởng 11,93% so với năm 2021) Số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 3.414.561 hợp đồng, giảm 4,09% so với năm 2021 Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 45.622 tỷ đồng, tăng 2,14% so với năm 2021 Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 1.668.236 tỷ đồng
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới là: 50.888 tỷ đồng, tăng 2,69% so với năm 2021 Trong đó, phí bảo hiểm khai thác mới của hợp đồng bảo hiểm chính và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng lần lượt là: 89,65% và 10,35% tổng phí khai thác mới toàn thị trường Về hợp đồng bảo hiểm chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất 85,48% tổng phí khai thác mới toàn thị trường; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 1,44%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 1,35%; phí khai thác mới của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,38% tổng phí khai thác mới toàn thị trường
Doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư mới chiếm đến 92,37% tổng doanh thu toàn thị trường, dẫn đầu các mảng bảo hiểm Vị trí tiếp theo thuộc về bảo hiểm tử kỳ với 5,29% doanh thu Bảo hiểm sức khỏe xếp thứ ba với 2,06% doanh thu Các loại bảo hiểm khác chỉ chiếm 0,28% tổng doanh thu bảo hiểm.
- Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực:
Trong năm 2022, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 13.921.675 hợp đồng, tăng 5,48% so với năm 2021
Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 178.327 tỷ đồng, tăng 11,93% so với năm trước Bảo hiểm chính chiếm 89,66% doanh thu, trong đó bảo hiểm liên kết đầu tư đóng góp 71,71%, tiếp theo là bảo hiểm hỗn hợp (16,29%) và bảo hiểm tử kỳ (0,58%) Các nghiệp vụ bảo hiểm khác chiếm 1,08% doanh thu.
Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 90,49% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 6,01% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 2,31%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ còn lại chỉ chiếm 1,19% số tiền bảo hiểm toàn thị trường
2.1.2 Góp phần ổn định tài chính cho bên mua bảo hiểm khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra a Bảo hiểm phi nhân thọ Đến nay, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản bao gồm công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến các ngành dịch vụ; với đa dạng loại hình bảo hiểm từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản
Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc năm 2022 là 23.018 tỷ đồng, trong đó số tiền bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại là 16.689 tỷ đồng, góp phần đề phòng, khắc phục và hạn chế tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước
Bảng 1: Số tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ theo nghiệp vụ giai đoạn 2021 2022 -
Nghiệp vụ Bồi thường bảo hiểm gốc
Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 2.466 2.251
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 700 771
Bảo hiểm xe cơ giới 7.283 9.264
Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 1.755 1.078
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 255 127
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 28 45
Nguồn: Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ năm 2022 tăng 10% so với năm
2021, từ 28.255 tỷ đồng lên 31.080 tỷ đồng
Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng Một số tài sản, công trình lớn đã và đang được bảo hiểm bao gồm vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2 (hơn 1.034 triệu USD), Thủy điện Sơn La (hơn 15.066 tỷ đồng), Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hơn 3.300 triệu USD) Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác b Bảo hiểm nhân thọ
Đánh giá chung vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế Việt Nam
Ngành bảo hiểm đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế Việt Nam Về vai trò kinh tế: Bảo hiểm trực tiếp đảm bảo cho các khoản đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế Bên cạnh đó, những khoản tiền bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm cho các cá nhân, doanh nghiệp khi đối tượng bảo hiểm của họ không may gặp phải rủi ro, tổn thất Điều đó đã giúp họ kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục lại tài sản ban đầu để tiếp tục ổn định sản xuất, góp phần ổn định nền kinh tế nói chung Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm cũng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như: Góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; Góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội; Góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ
Về vai trò xã hội của bảo hiểm bắt nguồn từ chính nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm là bảo vệ con người, vì con người Bảo hiểm sẽ là chỗ dựa tâm lý cho người tham gia trong mọi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh Mặt khác ngành bảo hiểm hiện nay còn tạo ra khá nhiều việc làm cho nền kinh tế, từ đó góp phần giảm tải tình trạng thất nghiệp trong xã hội,…
Tuy nhiên, ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như:
• Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm còn thấp: Theo thống kê của Bộ Tài chính, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam mới đạt 1,7%, trong khi tỷ lệ này của các nước phát triển đã đạt 10% Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ cũng chỉ đạt 10%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (20%), Malaysia (15%)
• Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế: Nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về bản chất của bảo hiểm, coi bảo hiểm là một hình thức đầu tư thay vì là một công cụ phòng ngừa rủi ro Điều này dẫn đến việc người dân chưa quan tâm đến bảo hiểm, khiến tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm các hành vi hạ phí bảo hiểm, tăng chi phí khai thác và trục lợi bảo hiểm Những hành vi này gây tổn hại đến uy tín của ngành bảo hiểm và làm mất lòng tin của người dân.
• Cơ sở hạ tầng còn hạn chế: Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, dẫn đến việc quản lý rủi ro, giải quyết bồi thường còn gặp nhiều khó khăn
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của ngành bảo hiểm Việt Nam có thể được chia thành hai nhóm chính:
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam còn đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, dẫn đến người dân chưa có đủ khả năng chi trả cho bảo hiểm Do trình độ dân trí còn chưa cao, nhiều người dân chưa hiểu rõ về bản chất của bảo hiểm, coi bảo hiểm là một hình thức đầu tư thay vì là một công cụ phòng ngừa rủi ro
Thứ hai, Việt Nam là đất nước có nhiều rủi ro tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh,… Đây là những yếu tố khiến doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, dẫn đến tình trạng tăng phí bảo hiểm và giảm tính cạnh tranh.
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về bảo hiểm còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu kém về năng lực quản trị, quản lý rủi ro, dẫn đến việc tăng tỷ lệ tổn thất và giảm khả năng thanh toán Cuối cùng, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường bảo hiểm vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Giáp pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Bảo hiểm đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế Việt Nam
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2021 đạt 22,2%/năm Tuy nhiên, thị trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm còn thấp, sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng, kênh phân phối bảo hiểm chưa phát triển và nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế Để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tương lai, cần có sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan, bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và người dân, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
4.1 Từ cơ quan nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường Đồng thời, cần tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm, bảo đảm an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững
Việc tăng cường nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của bảo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về lợi ích của bảo hiểm, dẫn đến tâm lý e ngại khi tham gia bảo hiểm Doanh nghiệp cũng chưa coi trọng việc mua bảo hiểm cho tài sản, nhân lực và hoạt động sản xuất kinh doanh
Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm, các chiến dịch truyền thông đại chúng và hoạt động giáo dục cần được triển khai mạnh mẽ Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ nên dành cho những đối tượng tham gia bảo hiểm, đặc biệt là các cá nhân và doanh nghiệp có hoàn cảnh khó khăn Những nỗ lực này sẽ giúp gia tăng sự hiểu biết và khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, qua đó đảm bảo sự an toàn tài chính của họ trong trường hợp xảy ra rủi ro.
• Bên cạnh đó, cần đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp cần đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm cần đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và doanh nghiệp, đồng thời có mức phí phù hợp
• Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thiểu chi phí
• Ngoài ra, cần tạo môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi là điều kiện cần thiết để thị trường bảo hiểm phát triển ổn định và bền vững Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn
• Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với nguồn vốn, thị trường, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển
Cuối cùng, sự phát triển bảo hiểm đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ và quản lý thị trường bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm cần chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp Đồng thời, người dân và doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm, chủ động tham gia để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và người dân Hiệp hội cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo hiểm, giúp người dân hiểu rõ về tầm quan trọng của bảo hiểm và lợi ích khi tham gia bảo hiểm
Người dân cần nâng cao nhận thức về bảo hiểm, hiểu rõ về các sản phẩm bảo hiểm và lợi ích khi tham gia bảo hiểm Người dân cần chủ động tham gia bảo hiểm để bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống
Với sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Cuối cùng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm Xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phù hợp với lộ trình hội nhập bảo hiểm của ASEAN và các cam kết quốc tế khác; Chủ động, tích cực tham gia Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội nhà quản lý bảo hiểm quốc tế; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác song phương giữa các cơ quan quản lý bảo hiểm thông qua chương trình hợp tác, biên bản ghi nhớ, đào tạo cán bộ, hội thảo nghiệp vụ Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, các chương trình hợp tác đang thực hiện với các tổ chức và đối tác quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ bảo hiểm trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết; Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài để mở rộng cơ hội kinh doanh, trong đó tập trung vào các địa bàn có tiềm năng và thuận lợi trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả
4.2 Từ doanh nghiệp bảo hiểm Đầu tiên, doanh nghiệp cần phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, cần khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm bảo hiểm dành cho người già; các sản phẩm bảo hiểm tích hợp các dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm rủi ro thảm họa, thiên tai, rủi ro mới phát sinh thông qua cơ chế quỹ rủi ro bảo hiểm; bảo hiểm xanh; sản phẩm bảo hiểm về an toàn, an ninh mạng và giao dịch trên không gian mạng; hợp tác, chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở phí bảo hiểm thuần, hạn chế cạnh tranh hạ phí bảo hiểm ảnh hưởng đến an toàn tài chính và giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo hiểm
Thứ hai, doanh nghiệp cần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại lĩnh vực mới được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, như quản trị rủi ro, vốn trên cơ sở rủi ro, quản lý tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, công nghệ thông tin thông qua việc đào tạo, tuyển dụng, cơ chế chi trả Tăng cường, đa dạng hóa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phổ biến kiến thức đối với thị trường bảo hiểm; Ứng dụng công nghệ thông tin và xã hội hóa công tác đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm; tăng cường hợp tác đào tạo với các tổ chức đào tạo quốc tế về bảo hiểm và các lĩnh vực chuyên môn khác
Thứ ba, doanh nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm