1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm phân tích các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓMNhóm số: 05đóng góp %1 Lê Đông Bắc 26A4022231 Tìm hiểu: Đặc trưng cơ bản của Kinhtế thị trường định hướng XHCN2 Hoàng Đức Hiếu 26A4022701 Tìm câu hỏi cho phần Minig

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BỘ MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNINMÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Trang 2

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓMNhóm số: 05

đóng góp %

1 Lê Đông Bắc 26A4022231 Tìm hiểu: Đặc trưng cơ bản của Kinhtế thị trường định hướng XHCN2 Hoàng Đức Hiếu 26A4022701 Tìm câu hỏi cho phần Minigame3 Phạm Bích Ngọc 26A4020429 - Làm Powerpoint

- Tìm hiểu: Ưu điểm và hạn chế của Kinh tế thị trường định hướng XHCN

4 Hoàng Mai Linh 26A4020003 Tìm hiểu: Đặc trưng cơ bản của Kinhtế thị trường định hướng XHCN5 Khương Thị Hồng

26A4020023 - Làm Minigame

- Tìm hiểu: So sánh nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa và định hướng tư bản chủnghĩa

6 Vũ Thị Hương Quỳnh

26A4020851 - Làm Minigame

- Tìm hiểu: So sánh nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa và định hướng tư bản chủnghĩa

7 Trần Thị Như Quỳnh

26A4020850 - Hỗ trợ làm Word

- Tìm hiểu: Thành tựu phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam và bài họckinh nghiệm

8 Chu Ngọc Mai 26A4020028 Tìm hiểu: Khái niệm của Kinh tế thịtrường, Kinh tế thị trường định hướngXHCN

9 Trần Thị Thúy Nga 26A4020039 Tìm hiểu: Đặc trưng cơ bản của Kinhtế thị trường định hướng XHCN10 Đoàn Thị Thúy Hà 26A4022685 Tổng hợp, làm Word

11 Vương Thanh Thảo 26A4020870 - Hỗ trợ Word, Powerpoint- Phân chia nội dung tìm hiểu- Tìm hiểu: Thành tựu phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam và bài học

Trang 3

kinh nghiệm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Thay mặt nhóm 5, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy NguyễnĐức Quỳnh, giảng viên phụ trách bộ môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin đã đồng hànhcùng chúng em trong suốt quá trình làm bài tập lớn.

Nhờ sự hướng dẫn của thầy, chúng em đã có thể học hỏi được nhiều kiến thức vàkinh nghiệm quý báu và có thể hoàn thành tốt công việc được giao

Do trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm của chúng em còn hết sức hạn chếnên bài tập lớn này không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhà trường, cácgiảng viên của khoa, giảng viên bộ môn xem xét, góp ý để bài tập lớn của chúng emđược hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan những nội dung trình bày trong bài tập lớn này không phải là bản sao chép từ bất kỳ tài liệu nào có trước đó Nội dung lý thuyết trong bài của chúng em có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tàiliệu tham khảo Các số liệu chương trình phần mềm và những kết quả trong báo cáo là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ bài nào khác nếu không đúng sự thật chúng em xin chịu mọi trách nhiệm.

Đại diện nhómNhóm trưởng

(Ký, Họ và tên)

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường 1

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 1

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘICHỦ NGHĨA 1

CHƯƠNG 3: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘICHỦ NGHĨA 3

3.1 Ưu điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3

3.2 Hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4

CHƯƠNG 4: SO SÁNH NỀN KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 4

5.2 Bài học kinh nghiệm 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 7

CHƯƠNG 1: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦNGHĨA

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó việc sản xuất, phân phối vàtiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh chủ yếu bởi sự tương tác giữa các nhà sảnxuất và người tiêu dùng trên thị trường Trong kinh tế thị trường, quyết định về sảnxuất, giá cả và phân phối được hình thành dựa trên sự cạnh tranh, cung – cầu trên thịtrường, thay vì do Chính phủ hoặc các tổ chức quyết định trực tiếp [1].

Trong hệ thống kinh tế thị trường, tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loạihình sở hữu cùng tham gia, vận động, phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bìnhđẳng, ổn định Các doanh nghiệp và cá nhân độc lập tham gia vào hoạt động kinhdoanh, quyết định sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và tìm kiếm lợi nhuận Ngườitiêu dùng có quyền lựa chọn, quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ dựa trên nhucầu và khả năng tài chính của họ [1].

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường vậnhành theo các quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng phần xác lậpmột xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điềutiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃHỘI CHỦ NGHĨA

Có thể thấy nền kinh tế thị trường là một tất yếu hiện nay và tồn tại ở nhiều chếđộ xã hội khác nhau Mỗi chế độ xã hội lại mang những đặc trưng khác nhau Nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn đầy phứctạp được tìm tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ và sâu sắc.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những điểm riêng và khácbiệt với nền kinh tế thị trường theo chế độ xã hội khác

Nhưng trước hết, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhữngđặc trưng chung của một nền kinh tế thị trường:

Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiềuhình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.

Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xãhội thông qua hoạt động của thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trườngdịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản…

Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môitrường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển Động lực trực tiếp củacác chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh tế-xã hội khác.

Thứ tư, nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, nhà nước điều tiết đốivới các quan hệ kinh tế, đồng thời, nhà nước khắc phục khuyết tật của thị trường, thúcđẩy các yếu tố tích cực, đảm sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinhtế

Thứ năm, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền vớithị trường quốc tế, hội nhập và phát triển kinh tế một cách toàn diện nhất

1

Trang 8

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn có cácđặc trưng riêng cho thấy rõ sự khác biệt với một nền kinh tế thị trường định hướngtheo chế độ khác như:

Về mục tiêu:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới phát triển lực lượngsản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sốngnhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” Đây là sựkhác biệt về mục tiêu giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tếthị trường tư bản chủ nghĩa.

Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước đóngvai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc củanền kinh tế quốc dân Kinh tế nhà nước không đứng độc lập, tách rời mà luôn có mốiquan hệ gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế và trong suốt cả quá trình phát triển.

Về quan hệ quản lý nền kinh tế:

Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông quapháp luật, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế, chính sách cùng các công cụkinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường [2] Thông qua các chínhsách, cơ chế đó mà Nhà nước tác động vào thị trường nhằm bảo đảm tính bền vữngcủa các cân đối kinh tế vĩ mô, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường,khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng tài chính- tiền tệ.

Về quan hệ phân phối:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thànhphần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu nên có các loại hình phân phối khácnhau Trong đó có thể kể đến như phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phânphối theo phúc lợi.

Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:

Đây là đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hộichủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa-xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường.

Đặc trưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản ViệtNam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam [3] Chính vì vậy, những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa phần nào được thể hiện rõ trong nền kinh tế Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mục tiêu của nước ta là thực hiện “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Quá trình phát triển kinh tế thịtrường của Việt Nam có sự kết hợp giữa phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và xâydựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp, bảo đảm từng bước xây dựng thành công chủnghĩa xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế có nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng Các chủ thể thuộc các thành phầnkinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật [4].

2

Trang 9

Quan hệ quản lý và cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trưng là Nhà nước quản lí và thực hành cơ chế quảnlý là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Đảng lãnh đạo nền kinh tế thị trường thông qua cương lĩnh, chủ trương, đường lối pháttriển dưới sự làm chủ và giám sát của nhân dân.

Để tiến tới xây dựng xã hội mọi người đều giàu có, phân phối kết quả làm ra theokết quả lao động, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiệnphân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiệnphát triển của mọi chủ thể kinh tế

Đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam là thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Đây vừalà mục tiêu, vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nướcta.

Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam là sự kết hợp giữa mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với ưu việt củachủ nghĩa xã hội để hướng tới nền kinh tế hiện đại, văn minh Bên cạnh đó, kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong quá trình phát triển vẫn còn bộclộ nhiều yếu kém cần khắc phục và hoàn thiện.

CHƯƠNG 3: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃHỘI CHỦ NGHĨA

3.1 Ưu điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

a) Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo các chủ thểkinh tế.

Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thứchữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động tự do của họ Từ đó đẩy mạnh năng suất lao động, hiệu quảsản xuất tăng cao, làm cho nền kinh tế đi lên.

Nền kinh tế thị trường chấp nhận các ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sảnxuất, kinh doanh và quản lý

Nền kinh tế thị trường còn tạo môi trường cho các mô hình kinh doanh mới theosự phát triển của xã hội.

b) Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể,các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia.

Thông qua vai trò gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thànhhương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế tự cung tự cấp bởi kinh tế thị trườngphát huy được tiềm năng lợi thế của từng cá nhân, tổ chức.

c) Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhucầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội.

Với sự tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sựphù hợp giữa khối lượng cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng củaxã hội Từ đó, nhu cầu hàng hóa và các loại dịch vụ được đáp ứng kịp thời; người tiêudùng thỏa mãn nhu cầu

3

Trang 10

Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở thành phương thức để thúc đẩy sự vănminh, tiến bộ của xã hội.

3.2 Hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

a) Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng Sự vận động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo ra được nhữngcân đối, do đó luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng.

Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ hoặc phạm vi tổng thể, xảy ra với mọi loạihình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường.

Sự khó khăn đối với nền kinh tế thị trường là các quốc gia rất khó dự báo chínhxác thời điểm xảy ra khủng hoảng và nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phụcđược rủi ro.

b) Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tàinguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

Phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặtmục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồnlực tài nguyên, suy thoái môi trường.

Cũng vì lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắcđạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu, thậm chí là phi pháp.

Đây là những mặt trái của nền kinh tế thị trường Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, cácchủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiếtyếu cho nền kinh tế nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn,thời gian thu hồi vốn dài,…Tự nền kinh tế không thể tự khắc phục được.

c) Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâusắc trong xã hội.

Hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là tất yếu Bản thân nền kinhtế không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc Các quy luậtthị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thịtrường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu.Hạn chế này cần phải có sự bổ sung và điều tiết bởi vai trò của nhà nước.

Do những hạn chế của nền kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại mộtnền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữanhững thất bại của cơ chế thị trường Khi đó, nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trườngcó sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp [5].

CHƯƠNG 4: SO SÁNH NỀN KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦNGHĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA4.1 Sự giống nhau.

Điểm giống nhau của hai nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàđịnh hướng tư bản chủ nghĩa được thể hiện ở tính khách quan.

Cả hai nền kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường một cáchlinh hoạt để phân bổ nguồn lực và hệ thống các quy luật: quy luật giá trị, quy luậtcung-cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ trong các hoạt động của nềnkinh tế.

4

Trang 11

Đồng thời, hai nền kinh tế này đều là các nền kinh tế hỗn hợp, chịu tác động dướisự điều tiết (quản lý) của Nhà nước Nhà nước ban hành luật pháp, chính sách, chiếnlược phát triển kinh tế Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước trong hoạt động kinh tếlà hoàn toàn khác nhau

4.2 Điểm khác nhau.

Bên cạnh những điểm giống nhau, thì cả hai nền kinh tế thị trường này đều cónhững đặc trưng, cơ chế hoạt động riêng Từ đó, xuất hiện những sự khác nhau giữahai nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là ở mục tiêu, phươngthức, mức độ can thiệp của nhà nước do chính bản chất của nhà nước quyết định.

a) Về chế độ sở hữu

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hoạt động trong môi trườngđa dạng quan hệ sở hữu, công hữu giữ vai trò quan trọng và chủ đạo của nền kinh tế.Đối với nền kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa cần phải củng cố phát triển nềnkinh tế nhà nước, kinh tế tập thể để trở thành nền kinh tế nền tảng có khả năng điềutiết.

Còn với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì luôn hoạt động trên nền tảnglà chế độ sở hữu tư về tư liệu sản xuất, những công ty tư bản độc quyền và giữ vai tròchi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế [6].

b) Về tính chất giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự can thiệp của nhànước vào nền kinh tế nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân laođộng, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh[7]

Còn sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa luônmang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảođảm môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sựbền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa [8].

c) Về tính định hướng

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trởthành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết Kinh tế nhà nước phải được củngcố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốcphòng mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện.

d) Về cơ chế vận hành

Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hoạt động kinhtế chịu sự quản lý của nhà nước, Đảng cộng sản nhằm đảm bảo cho nền kinh tế nhiềuthành phần.

Ngược lại với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, thì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lạihoạt động dưới sự quản lý của Đảng tư sản.

e) Về mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội

Nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa luôn sẵn sàng giải quyếtngay từ đầu các vấn đề liên quan đến mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã5

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w