1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Can thiệp cho một trường hợp có vấn đề tâm lý liên quan đến sự mất mát người thân

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 28,74 MB

Nội dung

Tổng quan một số nghiên cứu về van đề tâm lý liên quan đến sự mat mát Cái chết đột ngột và bất ngờ của một người quan trọng trong cuộc sống thườngđược xem là một sự kiện có thé gây căng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM QUỲNH TRANG

CAN THIỆP CHO MỘT TRƯỜNG HỢP

CO VAN DE TÂM LY LIÊN QUAN DEN

LUAN VAN THAC Si TAM LY HOC

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trìnhnào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin

cậy và trung thực.

Ha Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2024

Học viên

Phạm Quỳnh Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành tri ân và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thé Thay Côtại Khoa Tâm ly học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc

gia Hà Nội Suốt quãng thời gian học tập, sự tận tâm và sự chia sẻ tri thức, kinh

nghiệm của Quý Thay Cô đã là nguôn động viên lớn, giúp tôi phát triển không ngừng

Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc - ngườithây đã dành thời gian và công sức hướng dẫn tận tình Sự khích lệ và định hướngcủa Thay đã giúp tôi không chỉ hoàn thành luận văn mà còn phát triển sự tự tin và

lòng đam mê nghiên cứu.

Không thể không nhắc đến thân chủ của tôi, người đã chia sẻ những khókhăn và niềm vui trong quá trình nghiên cứu Sự hỗ trợ và dong lòng vượt qua mọithách thức của thân chủ là nguon động viên không ngừng, giúp tôi hoàn thiện

nghiên cứu của mình.

Ngoài ra, lời cảm ơn của tôi còn dành đến gia đình, những người đã hiểu biết

và luôn ung hộ tôi trong mọi quyết định Cũng như đến bạn bè, những người đã cùngtôi trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ và chia sẻ những giây phút vui buôn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả những người đãgóp phan làm cho hành trình hoc tập và nghiên cứu của tôi trở nên ý nghĩa và day

đủ ý nghĩa Cảm on sự đồng hành và hỗ trợ của mọi người!

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 27 thang 1 năm 2024

Học viên

Phạm Quỳnh Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 5-52 22 21 2122112112712112112112112112111111111211012121121 11 ere 5

1 Lý do lựa chọn ce 5

2 Nhidém vu nghién COU 20 eccecceeceesceeseeseeeseeeeeeseeesecaecseeeseececeeeseenseeeeeeeesseeeeeeseees 6

CHƯƠNG 1 CO SỞ LY LUẬN VE VAN DE TÂM LÝ LIEN QUAN DEN SUMAT MAT NGƯỜI THÂN - 2-2222 SE E22E127112712112711271211 21111 1E xe 71.1 Tổng quan một số nghiên cứu về van dé tâm lý liên quan đến sự mat mát người thân 71.1.1 Một số nghiên cứu dịch tễ về van đề tâm lý liên quan đến sự mat mát người thân 7

1.1.2 Một sô nghiên cứu vê can thiệp các vân đê tâm lý liên quan đên sự mât mát

0116080000017 12 1.2 Cac 4ê nh 16

1.2.1 Khái niệm Rối loạn stress sau sang CHAN oo eeececcccececsesececsescecsesesecseseseeeseseeees 161.2.2 Cac tiép can vé R6i loan stress sau sang CHAN oeeeececcecececsesscsesesececseseeeseseseeeees 171.2.3 Đặc điểm lâm sàng của Rối loan stress sau sang chấn -s- 19

1.2.4 Tiêu chuan chan đoán Rối loạn stress sau sang chấn 2: +22 22

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp Rối loạn stress sau sang chan 24

1.3.1 Các phương pháp đánh giá -. ¿c2 322112113 11251181141 111 11111 1e Exxee 24

CHUONG 2 ĐÁNH GIA VA CAN THIỆP CHO MOT TRUONG HỢP COROI LOAN STRESS SAU SANG CHAN LIEN QUAN DEN SỰ MÁT MATNGƯỜI THAN - 2222222 362.1 Thông tin chung về TC - 2-52 5c SSềEEEE9E12E12112112171111121121111 11.111 cty 362.2.1 Dao đức trong tiếp nhận ca lâm sàng 22-2: ++2z++x+2zxtzzzezxesrxeze 36

2.2.2 Dao đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá 37

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp tri HIỆU - - 5c 32c 322132 ESEEsrrerrrrirerrrrerrke 38

2.3 Đánh giá, chân đoán - -+s SE 12112112112112111111111111211 211111111 1e 38

"nàn 38

2.3.2 Kết quả đánh giá 25s SE 2 2E1921712112112717112112111111211211 111g 44

2.3.3 Định hình trường hợp - - - c- c3 1231111115115 111 111111 1111111111 TH HH trên 51

Trang 6

2.4 Lập kế hoạch can CIGD eee ÖÔÖỐl 532.5 Thực hiện can thiệp (trình bay theo bUOI) 2 ceececceccsseeseeseeseesessessessesseseeseeseeseens 562.5.1 Buổi Ì -55c 252 2< 21 212112212711211211211112112111111211112101211.1 1 re 562.5.2 Buổi 2 cocecceccecsessessesssessessssssssessessesssessessessssssessesssssssssessessessuesisssessessnetesseesesaeen 602.5.3 BUGE 3 nh ẽ 41 612.5.4 Buổi 4 2c 2t 1 1221221211221211211111121121011121212111221 re 642.5.5 Buổi 5 s22 22 221221221121121107111121121111211211010112112110121211 21 1e 672.5.6 Buổi 6 cocccceccccsessesssssessessessssssessessesssessessessusssesiessessnsssessessssussiessessessuessessessesaeen 692.5.7 Buổi 7 coccscsssesssesssessssssesssesssessssssecsssssessusssssssessustssessesssetsssssesssesssesssssessuesseeeseee 732.5.8 BUGE 8 nh a 772.5.9 BUI voecccccccsssesssessssssesssesssessssssecssesssssssessesssessusssesssesssesssessesssessuessesssesssesseesees 812.5.10 Buổi LO vecceccccccssesssessessesssessessessessssssessessussssssessussusssessessessusssessessessustsessessesseen 832.5.11 Buổi Ï1 22-52 21 2E2E2221E21211211271711211211117112112112111211 21 11a 872.5.12 Buổi 12 vecceccceccsscsssessessesssessessessessusssessessusssessesssssnsssessessessessessessesssetsesseesesaeen 902.5.13 Buổi 13 voecccccccccsscsssessessesseessessessecsusssssssssussuessessessussussussssssessuessessessessussseeseeseees 932.5.14, Buổi 14 coeccccccccccscsssessessesseessessessessusssssessussussssssessessussusssessessiesssssessessessuesseeseees 94

2.6 Đánh giá hiệu quả can thigp ccecccceesessecseceseeeeceeeeeeeseeseeseeeseeeseceeeesreeseeees 96

2.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thIỆp - 5c 25c csseccsesserses 100KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, -2- 2-55 S22EEEEEEEE2EE2E1271 212tr crree 102Cần Vẽ" 102Khuyến nghị 2 2-52 S2 S122 EEE2E1211271211211211111121121121111111 2111 102TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-52-5225 SE E2EE2E1E21711211211211 1111 1ectxe, 104

PHU LỤC - 22-52-2122 E2EE22E12211211211271211211111211111121211 re 108

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

CBT Cognitive behavioral therapy

Tri liệu Nhận thức — hành vi

DBT Dialectical Behavior Therapy

Liệu pháp Hanh vi biện chứng

DSM-S Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,

Fifth Edition - ; ; ;

Cam nang Chân đoán và Thông kê vê các Roi loạn Tâm

thân, Phiên ban 5

EMDR Eye Movement Desensitization and Reprocessing

Tái xử lý chuyên động mắt

HV Học viên

NTL Nhà tâm lý

PET Prolonged Exposure Therapy

Liệu pháp Phơi nhiêm kéo dai

PSOI Pittsburgh Sleep Quality Index

Thang đánh giá chat lượng giấc ngủ Pittsburgh

PTSD Post-traumatic stress disorder

Roi loạn stress sau sang chan

SAS Zung Self-Rating Anxiety Scale

Thang đánh giá lo âu Zung

TC Than chu

WHO World Health Organization

Tổ chức Y tế Thể giới

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1: Kết quả đánh giá thang đo trước can thiệp của TC 5z 5s¿ 45Bảng 2.2: Khả năng đáp ứng với Rồi loạn stress sau sang chan theo DSM -5 46Bảng 2.3: Mục tiêu đầu ra - + 52+S222ESEEEEE2112112712711211211 211112121111 e 54

Bang 2.4: Kết quả đánh giá thang đo trước và sau can thiỆp - 5-5 s2 97

Bảng 2.5: Tự đánh giá mức độ căng thăng với các tình huống của TC trong quátrình can thiệp Biểu đô - 2:22 ©+22EE2EE22E1221127112212112711221211 11.21 cEkrre 101

2.1: Tự đánh gia tâm trang của TC theo từng phiên làm vIỆc -‹- 5 55- 98

Biểu đồ 2.2: Điểm chat lượng giấc ngủ của TC qua từng phiên làm việc 99

Sơ đồ 2.1: Các mục tiêu đầu ra và mục tiêu quá trình - scccssssersserseersee 5S

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Mắt người thân là một trải nghiệm mà nhiều người phải đối mặt trong cuộcsống Sẽ càng khó khăn hơn với các cá nhân trong trường hợp người thân ra đi độtngột Việc chấp nhận sự ra đi của người thân mãi mãi là một thách thức khó khăn đốivới mỗi người Điều này có thé gây ra những tác động lớn đối với tâm lý của cá nhân

Trong một nghiên cứu cua Katherine M Keyes và cộng sự, 2014 đã chi ra

rang cái chết của người thân là một trải nghiệm chan thương tiềm ân được báo cáothường xuyên nhất Sự mất mát người thân thường liên quan đến của các triệuchứng trầm cảm và lo âu, sử dụng chất gây nghiện và tăng nguy cơ xảy ra các phảnứng đau buồn kéo dài cũng như các van dé tâm lý khác

Sự đau khổ là một phản ứng tự nhiên và cơ bản của mỗi con người khi đốidiện với những sự kiện sinh tử trong cuộc sống, cá nhân có thể trải qua một loạtcảm xúc đa dạng như buồn bã, tức giận, sự cô đơn va rỗi loạn giác ngủ Ngoài ra,tram cảm cũng là một trong những hệ quả thường gặp, khiến cho cá nhân mat hứng

thú, khó khăn trong việc trải nghiệm niềm vui từ cuộc sống hàng ngày, thậm chí

cảm thấy tuyệt vọng

Sự mat mát người thân cũng có thé gây ra rối loạn lo âu Su mất mát này cóthé làm cho cá nhân trải qua cảm giác cô đơn và tách biệt, khó khăn trong việc chia

sé cảm xúc và duy tri mối quan hệ xã hội Cá nhân có thể xuất hiện rỗi loạn stress

sau sang chấn khi người thân qua đời xảy ra một cách đột ngột và đau đớn, tạo ra

những hình ảnh và cảm giác kinh hoàng.

Giai đoạn tang chế có thé liên quan đến nguy cơ xuất hiện nhiều van dé tâm

lý Trong trường hợp người thân trải qua một quá trình bệnh lâu dài và sức khỏe suy

kiệt rõ ràng do tudi già, sự ra di cua họ có thé được chấp nhận dễ dàng hơn vì cá

nhân đã có thời gian chuẩn bị tinh thần Tuy nhiên, nếu người thân ra đi bất ngờ,việc chấp nhận có thể trở nên khó khăn và có thé dẫn đến các van dé tâm lý cho

những người ở lại.

Việc hiểu rõ những vấn đề tâm lý này giúp định hình các chiến lược canthiệp hiệu quả đối với những người đang trải qua sự mat mát người thân Trong đó,

Trang 10

tập trung vào khía cạnh này có thé giúp hiểu rõ hơn về tác động của sự mat mát đốivới tâm lý của nạn nhân, cung cấp thông tin phòng ngừa và can thiệp hiệu quả ở

những người trải qua những hoàn cảnh tương tự.

Hiện tại, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới dang tập trung vào việc hiểu rõcác van đề tâm lý liên quan đến sự mat mát người thân từ các phương diện mới, nhằmxác định các phương pháp phòng ngừa và điều trị cũng như phát triển các hướng trịliệu tâm lý hiệu quả hơn Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu hiệu quảcan thiệp tâm lý đối với các trường hợp có van dé tâm lý do mat người thân

Vì những lý do trên HV lựa chọn đề tài Can thiệp cho một trường hợp có vấn

dé tâm lý liên quan đến sự mat mát người thân

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu và trình bày các vấn đề lý luận về các vấn đề tâm lý liên quan đến

sự mất mát người thân

- Đánh giá và định hình trường hợp lâm sàng.

- Lập kế hoạch và thực hiện can thiệp tâm lý cho một trường hợp có vấn dé

tâm lý liên quan đến sự mất mát người thân

- anh giá hiệu quả can thiệp cho một trường hợp có vấn dé tâm lý liên quan

đến sự mất mát người thân

- Dua ra những kết luận và khuyến nghị liên quan tới ca lâm sang, góp phan

mở rộng nguồn dữ liệu về thực hành can thiệp trị liệu tâm ly cho một trường

hợp có van đê tâm lý liên quan đên su mat mát người thân.

Trang 11

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN DE TAM LÝ LIÊN QUAN DEN SỰ

MAT MÁT NGƯỜI THÂN1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về van đề tâm lý liên quan đến sự mat mát

Cái chết đột ngột và bất ngờ của một người quan trọng trong cuộc sống thườngđược xem là một sự kiện có thé gây căng thắng cực kỳ mạnh mẽ, đi kèm với nhiều

biểu hiện như: xuất hiện một loạt phản ứng đau buồn, thay đôi cảm xúc, nhận thức,

hành vi và sinh lý Mất mát người thân liên quan đến nguy cơ tử vong cao, nhất làtrong những tuần và tháng đầu tiên sau sự kiện đau buồn Thêm vào đó, nhữngngười trải qua mất mát này thường thể hiện những phản ứng tâm lý đa dạng Một sốngười có thê trải qua rối loạn tâm thần hoặc biến chứng tâm thần trong quá trình trảiqua giai đoạn đau buồn (Stroebe M và cộng sự, 2007)

Sự đau buồn do mat đi người thân có tác động mạnh mẽ đến tâm lý và thé chấtcủa cá nhân Phản ứng tâm lý trước sự mat mát thường được đặc trưng bởi các mức

độ cảm xúc tiêu cực như tram cảm, lo lắng, tuyệt vọng, tê liệt và hoài nghi (Bowlby,

1980) Hậu quả về sức khỏe thé chất của việc mat người thân bao gồm suy giảmchức năng miễn dịch (Irwin, Daniels, & Weiner, 1987), tăng số lần nhập viện và

phẫu thuật (Glick, Weiss, & Parkes, 1974), và tăng tỷ lệ tử vong (Osterweis,

Solomon, & Green, 1984; Young, Benjamin, & Wallis, 1963; Stroebe & Stroebe,

1993) Sự mất mát người thân bất ngờ, đột ngột thường gắn liền với những phảnứng đau buồn dit dội và kéo dai hơn (Osterweis, Solomon, & Green, 1984)

Trang 12

Hơn 50% những người từng chăm sóc người thân đã qua đời trải qua các triệu

chứng tram cảm đáng kế sau sự mat mát Người chăm sóc có nhiều triệu chứng tramcảm thường gặp hơn là các triệu chứng rối loạn đau buồn kéo dài và trầm cảm nặng

(Jessica Y Allen và cộng sự, 2013).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất mát đột ngột của người thân có thê có tácđộng tiêu cực đáng kể đối với tâm lý của những người gặp mat mát Tuy nhiên, tỷ lệmắc các van dé tâm lý như PTSD, rối loạn trầm cảm nặng (MDD) và rối loan đaubuồn kéo dài (PGD, hay còn gọi là đau buồn phức tạp) có sự biến động đáng kếtheo từng nghiên cứu Đồng thời, các rối loạn về tâm thần xuất hiện cao hơn saumat mát đột ngột so với mat mát do tự nhiên và thời gian hồi phục dường như kéo

đài hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố liên quan đến hoàn cảnh mat mát có thé tăng nguy cơxuất hiện các van đề tâm lý của tang quyến Những yếu tô này có thé gắn liền vớicác kết quả khác nhau, với một số tăng nguy cơ mắc PTSD, trong khi một số kháctăng nguy cơ mắc PGD Sự hiểu biết về những yếu tổ này có thé giúp hỗ trợ hiệuquả cho những người đang trải qua quá trình đau buồn và mất mát (Parl Kristensen

và cộng sự, 2012).

Nghiên cứu của Parl Kristensen và cộng sự trên 111 tang quyến ở Na Uy (32người có tiếp xúc trực tiếp và 79 người không tiếp xúc trực tiếp) sau thảm họa sóngthần năm 2004 cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề tâm lý ở những người tiếp xúc trựctiếp với thảm họa gấp đôi so với những người không tiếp xúc trực tiếp Trong sốnhững người tiếp xúc trực tiếp, tỷ lệ rối loạn là PTSD (34,4%), MDD (25%) vàPGD (23,3%), trong khi những người không tiếp xúc trực tiếp có tỷ lệ là PGD(14,3%), MDD (10,1%) va PTSD (5,2%) Các rối loạn xảy ra đồng thời nhiều hơn ởnhững người tiếp xúc trực tiếp Gánh nặng kép của chan thương và mat mát trựctiếp có thể gây ra những phản ứng phức tạp và vấn đề tâm lý kéo dài ở những ngườimat mát người thân (Parl Kristensen và cộng sự, 2009)

Mat con là một sự kiện đau buồn có thé gia tăng nguy cơ xuất hiện các van détâm lý Nữ giới thường trải qua tần suất đau buồn kéo dài cao hơn so với nam giới

Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra răng đôi với nam giới việc mât con lại có khả năng

Trang 13

gây ra đau buôn kéo dai cao hơn so với các hình thức tang chế khác (Kerstin BerghJohannesson và cộng sự, 2011) Các van dé tâm ly cá nhân mà vợ hoặc chồng có thểphải đối mặt sau khi mất mát người thân gồm có trầm cảm (kèm theo nguy cơ tựtử), lo âu, lam dụng chất gây nghiện và các triệu chứng rối loan đau buồn kéo đài (ARozenzweig và cộng sự, 1997) Sự mất mát người thân thường xảy ra ở người lớntuổi và có thê dẫn đến trầm cảm nặng và rối loạn đau buồn kéo dài (Angela

Ghesquière và cộng sự, 2013).

Nghiên cứu của Fur - Hsing Wen và cộng sự đã chỉ ra rằng PGD, PTSD và cáctriệu chứng tram cảm có thé ton tại trong khoảng thời gian 2 năm sau sự mất mát.Các triệu chứng PGD cao hơn vào thời điểm 6 tháng sau sự mất mát người thân,điều này dẫn sự trầm trọng của các triệu chứng PTSD theo thời gian Các triệuchứng PTSD kéo dài sau 6 tháng liên quan đến sự trầm cảm kéo dài và các triệuchứng PGD sau năm đầu tiên của quá trình tang chế

Nghiên cứu cũng nhắn mạnh rang việc xác định và giảm bớt các triệu chứng tramcảm và PGD sớm trong khoảng thời gian 6 tháng sau khi mat mát, có thé giúp cá nhânđối mặt với đau buồn một cách hiệu quả và ngăn chặn sự tiễn triển của các triệu chứngthành PGD, PTSD và tram cảm kéo dài (Fur-Hsing Wen và cộng sự, 2022)

Các nghiên cứu dịch té về sự mat mát người thân và các van dé tâm lý liên quan

đã chứng minh rang trải qua sự mat người thân có thé gây ra nhiều van dé tâm lý khácnhau Trong số này, PTSD được xác định là một trong những van đề tâm lý điền hình,điều này cũng trùng khớp với khó khăn của TC mà học viên tiến hành hỗ trợ

Các nghiên cứu dịch té hoc đã ghi nhận mức độ cao của các sự kiện sang

chấn, bao gồm những tai nạn đe dọa tính mạng, hãm hiếp, bạo lực thể xác, chứng

kiến cái chết hoặc thương tích của người khác, và thiên tai Các yếu tố nguy cơ lâmsàng đã được xác định làm tăng khả năng xuất hiện của PTSD ở những người sốngsót sau sang chấn Những yếu tố này bao gồm giới tính, mức độ nghiêm trong vàthời gian của sang chấn, sự cô lập xã hội sau sự kiện đau thương, có mac rối loạntâm thần trước đó hoặc bệnh lý liên quan, trải nghiệm bị lạm dụng và bỏ bê trongthời thơ ấu, cũng như thiếu hỗ trợ từ gia đình hoặc cộng đồng Tiếp xúc với các sựkiện căng thang trong quá trình phát triển đã được chứng minh gây ra các thay đổi

Trang 14

lâu dài trong hệ thống đồi-tuyến thượng thận (HPA), có thể tăng nguy cơ mắc bệnh,bao gồm PTSD và các vấn đề tâm lý khác (Gillespie và cộng sự, 2009).

Khoảng 6-7% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ được cho là sẽ đáp ứng các tiêuchí chân đoán PTSD ít nhất một lần trong cuộc đời (Kessler RB, 2005) PTSD đứng

ở vị trí thứ năm trong sỐ các chứng rỗi loạn tâm thần, với tỷ lệ khoảng 8% ở Hoa

Kỳ (Keane và cộng sự, 2009) PTSD thường xuất hiện gấp đôi ở phụ nữ, và tỷ lệliên quan chặt chẽ đến mức độ tiếp xúc với các sự kiện sang chan đặc biệt là mat

người thân (Pratchett và cộng sự, 2010; Trevillion và cộng sự, 2012).

PTSD thường liên quan đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lạm dụng chất,cũng như rối loạn hoảng sợ Ngoai ra, nó còn liên quan với tỷ lệ tử vong cao, baogồm cả tự tử, các bệnh lý liên quan, giảm tuổi thọ, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến

các chức năng sinh hoạt hàng ngày (Brunello và cộng sự, 2001; Gillespie và cộng

sự, 2009; Weiss và cộng sự, 2011).

Thông tin về tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn ở người Mỹ gốc Phi là mộtvấn đề nghiên cứu nhận được nhiều quan tâm Việc mất mát người thân và đối mặtvới số liệu tử vong cao có thé gây ra những phan ứng đau buồn nghiêm trọng ởcộng đồng này (Eisma và cộng sự, 2021) Phản ứng cảm xúc của người đau buồn cóthể rất đa dạng, bao gồm cảm giác chán nản, lo lắng, tức giận, tuyệt vọng, cô đơn,khao khát, và tội lỗi Trong nhận thức, cá nhân có thể tự trách móc, tự đánh giáthấp, và cảm giác vô nghĩa Ngoài ra, cá nhân cũng có thé thé hiện các phản ứnghành vi như khóc lóc, lo lắng, rút lui khỏi xã hội và không ngừng tìm kiếm ký ức vềngười đã mat Cùng với những khía cạnh tâm lý, cá nhân còn có thé phải đối mặtvới những vấn đề về hoạt động chức năng như chán ăn, mat ngủ (Tang R va cộng

sự, 2021).

Phỏng vấn một mẫu dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ (kích thước mẫu phântich=27.534) về mối quan hệ giữa cái chết bất ngờ của người thân và sự khởi phatcác rối loạn tâm thần đã cho thấy răng cái chết đột ngột của người thân là trảinghiệm đau thương phổ biến nhất và thường được đánh giá là tôi tệ nhất, không kêđến những trải nghiệm đau thương khác Các kết quả cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnhtâm thần tăng lên sau cái chết bất ngờ, xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau trong

10

Trang 15

suốt cuộc đời, đặc biệt là trong giai đoạn MMR, PTSD Tỷ lệ mac rối loạn tăng caochủ yêu ở nhóm người trong giai đoạn hưng cảm, ám ảnh, rỗi loạn sử dụng rượu varỗi loạn lo âu lan tỏa Việc mat người thân gây nguy cơ cao hơn dẫn đến khởi phátnhiều loại rối loạn tâm thần có thé duy trì suốt cuộc đời và sự khởi phát này thườngtrùng hợp với trải nghiệm về cái chết của người thân (Katherine M Keyes và cộng

sự, 2014).

Trong một nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ phổ biến của trải nghiệm matngười thân ở thanh thiếu niên, mối liên hệ giữa những trải nghiệm này và các triệuchứng trầm cảm, PTSD đã được xem xét trên mẫu gồm 1746 thanh thiếu niên trong

độ tuổi từ 11 đến 16, đến từ hai trường trung học ở miền Bắc nước Anh Kết quảcho thấy rằng trong số 1355 thanh thiếu niên (chiếm 77,6%), ít nhất một người thân,

hoặc bạn thân của họ đã trải qua cái chết (L Harrison và cộng sự, 2001) Tác động

của việc mất người thân, đặc biệt là cha mẹ, đối với con cái cần phải được xem xéttrong bối cảnh của các yếu tô nguy cơ đã tồn tại từ trước Ngay cả sau khi kiểm soátcác yếu tố rủi ro có từ trước, cả những đứa trẻ có cha mẹ mat người thân và nhữngđứa trẻ mat đi người thân khác đều đối mặt với nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm lý

và hành vi (Kaplow JB và cộng sự, 2010).

Tác động của sự mat mát người thân có thé gom sự dau buồn, cảm xúc chánnản, lo lắng Những biểu hiện này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và xã

hội của trẻ, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong hành vi và tâm trạng.

Nghiên cứu xem xét tỷ lệ PTSD và trầm cảm, cũng như các yếu tố nguy cơliên quan ở những người sống sót sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ gồm một nhóm1.000 người từ 3 trại và 2 khu nhà ở khu vực tâm chan đã được đánh giá bằng công

cụ sàng lọc căng thang sang chấn Kết qua cho thấy tỷ lệ ước tính của PTSD là43% Các triệu chứng căng thăng do sang chấn có liên quan với nhiều yếu tố như

nỗi sợ hãi mạnh mẽ trong trận động đất, giới tính nữ, bị mắc kẹt dưới đống đồ nát,

cái chết của một thành viên trong gia đình, bệnh tâm thần trong quá khứ, đã thamgia công tác cứu hộ và trình độ học vấn thấp hơn Biểu hiện tránh những lời nhắcnhở về sang chấn được đánh giá là triệu chứng phổ biến nhất và đặc biệt cần được

chú ý trong quá trình chăm sóc những người sống sót, vì nó có ảnh hưởng đến sức

khỏe tâm than và kinh tế của họ (Salcioglu, Maria Livanou, 2005)

11

Trang 16

Kết qua của những nghiên cứu trên càng khang định rang PTSD là một trongnhững hệ quả to lớn dé lại đối với mỗi cá nhân khi trải qua sự mat mát Với TC của

học viên cũng vậy, những nghiên cứu sau đây sẽ phục vụ quá trình can thiệp hỗ trợ

TC vượt qua các van dé tâm lý liên quan đến sự mat mát người thân

1.1.2 Một số nghiên cứu về can thiệp các van đề tâm lý liên quan đến sự mat

mát người thân.

Trong luận văn này, tôi tập trung vào các phương pháp can thiệp các phản ứng

đau buồn và các triệu chứng PTSD liên quan đến sự mất mát người thân ở TC

Đề can thiệp các van đề tâm ly của những người trải qua việc mat người thân,một số nhà nghiên cứu đã thực hiện các thử nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả của cácbiện pháp can thiệp tâm lý Nghiên cứu cho thấy phải áp dụng các lý thuyết về đaubuôn dé hiểu rõ hơn về tác động của sự mat mát người thân đối với tâm lý Điều này

sẽ hỗ trợ việc phát triển các biện pháp can thiệp hiệu quả, đồng thời giải quyết các

nguyên nhân gây ra những phản ứng đa dạng của những người trải qua nỗi đau

buồn do mất người người thân (Price, Cowan, Lorion, & Ramos-McKay, 1989).Các biện pháp can thiệp tập trung vào các yếu tố này có thé mang lại những kết quảtích cực đặc biệt đối với những nhóm dân cư khó tiếp cận và có nguy cơ cao mắccác van đề tâm lý (Kato & Mann, 1996)

Các chương trình can thiệp tâm lý chuyên nghiệp cho người trải qua sự mấtmát người thân vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn Sự hiệu quả bị giới hạn cóthể do phương pháp can thiệp chưa phù hợp; số lượng phiên can thiệp không đủ(quá nhiều hoặc quá ít); hoặc can thiệp không thực hiện đúng thời điểm (quá sớmhoặc quá muộn) Do đó, nghiên cứu dé xuất rang sự can thiệp hiệu quả sẽ đòi hỏi

(1) động lực từ phía những người tham gia trị liệu, (2) xác định các khó khăn mà

người trong giai đoạn tang quyến đang phải đối mặt, và (3) tính linh hoạt từ phía

nhà trị liệu Ngoài các biện pháp can thiệp tập trung vào các quá trình này, việc xây

dựng mối quan hệ trị liệu sẽ là yếu tố cơ bản giúp người đau buồn đối phó với nỗi

đau và khó khăn của họ (Emmanuelle Zech và cộng sự).

Các chuyên gia tâm lý ngày càng chấp nhận các phương pháp điều trị tâm lýdựa trên nhận thức và hành vi (CBT) để can thiệp, trị liệu các vấn đề tâm lý sau sự

12

Trang 17

mat mát người thân Kết quả ban đầu từ 11 nghiên cứu của Joseph M Currier vàcộng sự cho thấy các can thiệp dựa trên CBT hiệu quả hơn so với các phương phápđiều trị phô biến khác và hiệu quả của CBT không biến đổi qua các triệu chứng daukhổ liên quan đến nguyên nhân mat người thân khác nhau So với các nhóm kiểm

soát không can thiệp, các can thiệp dựa trên CBT hữu ích ngay sau can thiệp (d =

0,38) nhưng không tao ra hiệu quả tông thé có ý nghĩa thống kê sau khi theo dõi (d

= 0,18) Các kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng sơ bộ cho sự hữu ích củacác can thiệp dựa trên CBT với những người có van dé tâm lý liên quan đến sự matmát người thân nhưng cũng nhắn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu về hiệu

quả của các phương pháp can thiệp khác (Joseph M Currier và cộng sự).

PTSD phát sinh khi cá nhân tiếp xúc với những yếu tố gây căng thăng, dẫnđến sự suy giảm chất lượng cuộc sống Việc phân biệt giữa căng thăng thôngthường và căng thắng do sang chấn là quan trọng PTSD được đưa ra lần đầu tiêntrong Câm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-3), và các phiênbản sau đó đã cập nhật tiêu chuẩn chân đoán Căng thắng do sang chấn tâm lý liênquan đến việc đối mặt với thương tích, tử vong, tấn công tình dục hoặc bị đe dọa

Các biểu hiện như ký ức xâm nhập, né tránh/tê liệt, nhạy cảm với tác nhân gây căng

thang, cùng với những biến đổi tiêu cực về nhận thức và cảm xúc, đều là các dấu

hiệu của PTSD (Roehr B, 2013).

Đánh giá PTSD đòi hỏi sự tổng hợp toàn diện của thông tin từ cá nhân bị tổnthương, các bằng chứng bổ sung và các đánh giá tâm lý hoc (Jessica, JF; Patrick,

SC; Jean, CB, 2015).

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với kiểm soát về phương pháp điều trị tâm lýcho PTSD ở những cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam và Lebanon, nạnnhân liên quan đến tội phạm và những người đang chịu tang nặng nề đã chỉ ra rằngtác động của liệu pháp tâm lý đối với PTSD và các các vấn đề tâm lý khác là rấtđáng kể Đối với các triệu chứng của PTSD và các triệu chứng tâm lý chung nhưxâm nhập, né tránh, hưng phan quá độ, lo lắng và tram cảm, mức độ ảnh hưởngcũng rất đáng kê Kết quả này cho thay tiềm năng trong việc cải thiện tâm lý vagiảm các triệu chứng liên quan cho những người mắc PTSD thông qua các phương

13

Trang 18

pháp điều trị hành vi, nhận thức, cả trong môi trường nhóm và cá nhân (Jeffrey J.

Sherman, 2005).

Trong 18 thử nghiệm (bao gồm 7 thử nghiệm không đối chứng va 11 thửnghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) với tổng cộng 1583 người tham gia, phan lớn cácbiện pháp can thiệp bao gồm các liệu pháp dựa trên tiếp xúc, hành vi nhận thức vàdựa trên chánh niệm dường như có tác động lớn hơn đối với việc giảm PTSD so vớicác triệu chứng liên quan đến con dau Tuy nhiên, vẫn cần có sự phát triển hơn nữa

về các biện pháp can thiệp nhằm tác động nhất quán đến cả PTSD và các kết quảliên quan đến cơn đau khi cả hai tình trạng này xuất hiện đồng thời (Goldstein và

cộng sự, 2019).

Mặc dù tổng quan cho thay một số tác động có lợi của các biện pháp canthiệp tâm lý sớm nhiều phiên trong việc ngăn ngừa PTSD, nhưng độ chắc chắn củabăng chứng là thấp do nguy cơ sai lệch cao trong các thử nghiệm được thu thập.Hiện tại, chưa thé đưa ra khuyến nghị về việc áp dụng các biện pháp can thiệp nhiềuphiên nhằm ngăn ngừa PTSD cho tất cả những người trải qua sự kiện đau thương

trải nghiệm đau thương, cũng như sự tự nhận thức và khả năng đối phó của họ Tiếp

xúc với câu chuyện về sang chấn, cùng với những nhắc nhở về sang chấn hoặc cảmxúc liên quan, thường được sử dung dé giúp TC giảm sự né tránh và xây dựng mốiliên kết lành mạnh với sang chấn Cần lưu ý rằng việc tiếp xúc này được thực hiệnmột cách kiểm soát, với sự hợp tác giữa NTL và TC để TC có quyền lựa chọnnhững gì họ muốn tham gia Mục tiêu là tao ra cảm giác an toan, sự tự tin cho TC,

đồng thời giảm các hành vi tránh né Giáo dục về sang chan là khá phô biến Quan

14

Trang 19

lý căng thang và lập kế hoạch cho những tình huống khan cấp cũng là những yếu tốquan trọng trong quá trình điều trị CBT NTL và TC có quyền lựa chọn những yếu

tố của trị liệu CBT ma họ cho rằng sẽ hiệu quả nhất

Tổng quan từ 23 thử nghiệm lâm sàng, bao gồm 1.923 người (898 trongnhóm điều trị và 1.025 trong nhóm đối chứng), cho thấy rằng CBT có tỷ lệ thuyêngiảm tốt hơn so với EMDR hoặc các liệu pháp hỗ trợ khác CBT không có sự khácbiệt đáng kể so với liệu pháp phơi nhiễm (ET) và liệu pháp nhận thức (CT) về mặthiệu quả và sự tuân thủ Những kết quả này cho thấy rằng các phương pháp cụ thênhư CBT, ET và CT đều có hiệu quả tương đương và hiệu quả hơn so với các kỹthuật khác trong điều trị PTSD (Deise D Mendes và cộng sự, 2008)

Các tài liệu hiện tại cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về việc CBT là một biện

pháp can thiệp an toàn và hiệu quả PTSD sau các trải nghiệm đau thương ở người

lớn, trẻ em và thanh thiếu niên Tuy nhiên, tỷ lệ không phản ứng với CBT có thể lêntới 50%, và điều này có thé được giải thích bằng nhiều yếu tố khác nhau như các rốiloạn đi kèm và tính chất của đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng CBT dựa trênInternet đã chứng minh được hiệu quả trong điều trị PTSD Nhiều nghiên cứu cũngbáo cáo về các thay đổi về mặt sinh lý, chức năng thần kinh và điện não đồ tươngquan với phản ứng tích cực đối với CBT Các nghiên cứu cũng đã tập trung vào việchiểu rõ cơ chế hoạt động tâm lý thần kinh của CBT dé giải thích cách nó hoạt động

trong việc giảm triệu chứng PTSD (Nilamadhab Kar, 2011).

Nếu có một môi trường phù hợp, việc tập trung vào sang chấn ngắn hạn củaCBT có thể là lựa chọn thích hợp hơn để giảm mức độ nghiêm trọng của triệu

chứng PTSD (Gartlehner G và cộng sự, 2013).

Người ta kết luận rằng PE có thé được sử dụng an toàn và hiệu quả đối vớinhững cá nhân có các vấn đề tâm lý đi kèm và thường liên quan đến việc giảm triệuchứng PTSD Tuy nhiên, trong những trường hợp có van dé tâm lý nghiêm trọng đikèm, cần đề xuất can thiệp PTSD bằng PE kết hợp với phương pháp can thiệp tổnghợp hoặc đồng thời dé theo dõi và giải quyết các van đề liên quan

Do có sự khác biệt trong các khuyến nghị hướng dẫn, vẫn tồn tại một sốđiểm không chắc chắn liên quan đến việc lựa chọn các liệu pháp điều trị PTSD hiệu

15

Trang 20

quả Trong 64 thử nghiệm, hiệu quả của PE đã chứng minh mức độ giảm các triệu chứng PTSD là lớn (Cusack K và cộng sự, 2015).

Trong một nghiên cứu bao gồm 114 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với

sự tham gia của 8171 người, đã có băng chứng mạnh mẽ răng các phương pháp điềutrị như CBT tập trung vào sang chan (CBT-T), cũng như DBT và EMDR, đều manglại hiệu quả quan trọng về mặt lâm sàng CT và PE đều được đánh giá cao và nênđược xem xét làm phương pháp điều trị ưu tiên (Catrin Lewis và cộng sự, 2020)

Trị liệu tâm lý không tập trung vào sang chấn kết hợp liệu pháp tập trung vàohiện tại, liệu pháp giữa các cá nhân, và giảm căng thăng dựa trên chánh niệm Liệupháp tập trung vào hiện tại tập trung nghiên cứu và xử lý các yếu tố gây căng thắnghiện tại trong cuộc sống của cá nhân, đồng thời cung cấp kỹ năng và chiến lược déđối phó hiệu quả với những thách thức này (Belsher BE và cống sự, 2019)

Những người tham gia nhóm giảm căng thăng dựa trên chánh niệm đã trảiqua sự cải thiện đáng kế về mức độ nghiêm trọng của triệu chứng PTSD trong quatrình điều trị Điều này được chứng minh bằng sự giảm điểm trung bình trên bảngkiểm tra PTSD, từ 63,6 xuống 55,7, so với nhóm tập trung vào hiện tại, có sự giảm

từ 58,8 xuống 55,8 Chênh lệch giữa các nhóm đạt 4,95 Hiệu ứng này tiếp tục sau 2tháng theo đối, khi có sự giảm điểm trung bình từ 63,6 xuống 54,4 (so với 58,8xuống 56,0 trong nhóm tập trung vào hiện tại) Chênh lệch là 6,44 Đối với cựuchiến binh mắc PTSD, liệu pháp giảm căng thăng dựa trên chánh niệm giúp giảmnhiều hơn về mức độ nghiêm trọng của triệu chứng PTSD Tuy nhiên, mức độ cảithiện trung bình chỉ cho thấy tác động khiêm tốn (Polusny MA và cộng sự, 2015)

Những nghiên cứu trên đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, mức độ hiệu

quả của một số phương pháp can thiệp PTSD Trong trường hợp TC của mình HV

sẽ tập trung vào liệu pháp CBT với các kỹ thuật như tái cau trúc nhận thức, kỹ thuậtthư giãn, kỹ thuật phơi nhiễm để hỗ trợ TC Trong phần tiếp theo HV sẽ đi sâu,tổng hợp, làm rõ những khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn chân đoán của PTSD

1.2 Các khái niệm

1.2.1 Khái niệm Rối loạn stress sau sang chấn

Theo WHO, PTSD được mô tả như sau: “Rối loạn này phát sinh như một phản

ứng trì hoãn và/hoặc kéo dai đôi với sự kiện hoặc hoàn cảnh gây stress (hoặc ngắn

16

Trang 21

hoặc kéo dai) có tính chất đe doa hoặc thảm hoa đặc biệt và có thé gây tràn ngậpđau khổ cho hầu như bắt cứ ai (tai họa thiên nhiên hoặc do người gây ra chiến tranhtai nạn nghiêm trọng chứng kiến cái chết khốc liệt của người khác hoặc là nạn nhâncủa tra tan khủng bố hãm hiếp hoặc tội ác khác)”.

Theo DSM - 5, “PTSD là chứng bệnh thường xảy ra ở những cá nhân đã từng

sống sót hay trải qua những tình huống, biến cố gây ra sự kinh hoàng, khiếp đảmlàm chấn động tốn thương to lớn cho tinh than Sự trải nghiệm các biến cố sangchan có thé bằng những hình thức khác nhau như trực tiếp đối phó chứng kiến vađối phó gián tiếp”

Scott C Litin đã viết trong cuốn Mayo Clinic Family Health Book xuất bảnnăm 2018 như sau: “PTSD là một tình trạng sức khỏe tâm thần được gây ra bởi một

sự kiện kinh hoàng - trải qua hoặc chứng kiến nó Các triệu chứng có thé bao gồmhồi tưởng, ác mộng và lo lắng nghiêm trọng cũng như những suy nghĩ không thékiểm soát được về sự kiện đó”

Trong nghiên cứu, HV sử dụng khái niệm Rối loạn stress sau sang chan theoDSM - 5.

1.2.2 Các tiếp cận về Rối loan stress sau sang chan

Mô hình hành vi

Thuyết điều kiện hóa giải thích cho quá trình liên quan đến sự kiện gây sangchan, trong đó những kích thích mà cá nhân gặp phải tại thời điểm sang chan (kíchthích không điều kiện) trở nên gắn liền với các đáp ứng cảm xúc mạnh mẽ (như sợhãi và tức giận) không có điều kiện, sau đó có thể kích thích lại những phản ứngcảm xúc mạnh mẽ gắn liền với sự kiện gây sang chấn Sau khi trải qua sự kiện sangchan, những kích thích này có thé gợi lên những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ liênquan đến sự kiện đó Điều này có thé dẫn đến hành vi né tránh, một cơ chế tự vệ mà

cá nhân thực hiện dé giảm bớt lo lắng liên quan đến những kích thích có điều kiện.Hành vi né tránh, tuy rằng có chức năng giảm lo lắng tạm thời, nhưng nó lại củng

cô và duy tri cảm giác lo lang (Guthrie RM & Bryant RA, 2006)

Đề đối phó với hậu quả tiêu cực của hành vi né tránh, các phương pháp trị liệu

sử dụng kỹ thuật phơi nhiễm Băng cách đối mặt với tình huống gây sợ hãi một cách

17

Trang 22

dan dan và lặp lại, người trải qua trị liệu có thé giảm bớt cảm giác lo lắng va làmgiảm sự né tránh Qua thời gian, việc này dẫn đến giảm triệu chứng và cải thiện cácvấn đề tâm lý.

Lý thuyết hành vi về PTSD giải thích cách những biểu hiện hành vi cụ thểcủa cá nhân phản ánh sự ảnh hưởng của PTSD đối với hành vi hàng ngày Dưới đây

là một số yêu tô chính của lý thuyết hành vi về PTSD:

- Cac giác quan của cá nhân trở nên quá nhạy cảm đối với các kích thích liên

quan đến sự kiện kinh hoàng, dẫn đến các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ

- Tư duy tiêu cực xuất hiện, và cá nhân có thể xử lý thông tin theo các góc

nhìn tiêu cực, đặc biệt hóa những yêu tố đe dọa

- Cá nhân có thể có xu hướng hạn chế sự tin tưởng vào người khác và tránh

giao tiếp, do sợ hãi và lo ngại

- _ Cá nhân thực hiện các hành động tránh né, như tránh những noi gắn liền với

sự kiện kinh hoàng, hạn chế các hoạt động gắn liền với cảm xúc tiêu cực

- Cá nhân có thé tăng cường cảm giác cô lập

- Một số người có thể áp dụng hành vi sử dụng chất kích thích để giảm bớt

cảm xúc tiêu cực và căng thăng

- Mất kiểm soát và cảm giác de dọa có thé dẫn đến hành vi phòng ngừa dé

tránh bat kỳ kích thích gi gắn liền với sự kiện kinh hoàng

Lý thuyết hành vi về PTSD giúp hiểu rõ cách PTSD có thê tác động đến hành vihàng ngày của cá nhân và làm thế nào những hành vi này có thể trở thành cách cá nhân

tự bảo vệ trong việc đối mặt với các ảnh hưởng tiêu cực của sự kiện kinh hoàng

M6 hình nhận thức

Theo thuyết nhận thức, tiếp xúc với sự kiện sang chan có thé tạo ra sự giánđoạn trong niềm tin trước đây về thế giới va gây ra những thay đổi tiêu cực trongnhận thức, tạo ra đau khổ và làm suy giảm chức năng ở những người sống sót sauSang chấn (Boeschen, L.E., Koss, M.P., Figueredo, A.J., và cộng sự, 2001)

Các cá nhân sau sang chấn nhận thông tin mới mà không phù hợp với các lược

đồ hiện tại của họ Thông tin mới này có thể được tích hợp vào lược đồ hiện tại

hoặc tạo ra sự thay đôi trong lược đồ đó Quá trình này có thể thể hiện sự chuyền

18

Trang 23

đổi hoặc điều chỉnh lược đồ hiện tại dé phản ánh thông tin mới Các lược đồ hiệntại, đặc biệt là những lược đồ định hình từ thời thơ ấu khi cá nhân đang hình thànhniềm tin về bản thân và thế giới, trở thành cơ sở quan trọng cho các thông tin mới từsang chan được chấp nhận và xử lý.

Lý thuyết nhận thức về PTSD tập trung vào cách mà cá nhân hiểu, xử lý thôngtin và tạo ra ý nghĩa từ sang chấn Dưới đây là một số yếu tố chính của lý thuyếtnhận thức về PTSD:

- Qua trình nhận thức: Cách cá nhân xử lý thông tin liên quan đến sang chan

ảnh hưởng đến cách họ hiểu và đánh giá về sự kiện đó

- Tu duy tiêu cực: Cá nhân có xu hướng hình thành những ý nghĩ tiêu cực va

hiểu biết sai lệch về bản thân, thế giới, và nguyên nhân của sự kiện

- Thách thức niềm tin phi lý: Cá nhân cần thách thức và điều chỉnh những

niềm tin phi lý về bản thân và thế giới để xây dựng lại ý nghĩ tích cực

- Quan lý cảm xúc: Cách cá nhân xử ly cảm xúc và quản ly stress ảnh hưởng

đến khả năng đối mặt với sang chấn

- — Tổ chức lại kiến thức và nhớ: Cách cá nhân tô chức kiến thức và nhớ về sang

chan có thể tác động đến cảm xúc và niềm tin

- _ Tự Nhận Thức: Tính tự nhận thức về các quá trình nhận thức giúp cá nhân hiéu rõ

hơn về cách họ tạo ra ý nghĩa từ sự kiện và có thé thay đối ý nghĩa đó

Lý thuyết nhận thức về PTSD chú trọng vào tầm quan trọng của quá trìnhnhận thức, xử lý thông tin trong việc hiểu và đối mặt với hậu quả của PTSD

1.2.3 Đặc điểm lâm sàng của Rối loạn stress sau sang chấn

Các dấu hiệu của PTSD bao gồm sự tái hiện liên tục về sự kiện đau thương,những suy nghĩ xâm nhập, cảm giác ác mộng, hồi tưởng, trạng thái phân ly (tách rờikhỏi bản thân hoặc hiện tại), cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ như nỗi buồn và tội lỗi.Ngoài ra, người mắc PTSD có thé trải qua phản ứng sinh lý khi tiếp xúc với các kí

ức hoặc tình huống làm nhắc nhở về sự kiện đau thương (Lok A, Frijling JL, van

Zuiden M, 2018).

Theo DSM-5, các triệu chứng của PTSD thường xuất hiện khoảng 3 tháng

sau khi trải qua sự kiện gây sang chân, tuy nhiên, cũng có thê có sự chậm trễ và

19

Trang 24

xuất hiện sau vai năm Thời gian mà các triệu chứng diễn biến cũng thay đổi, trongmột số trường hợp, triệu chứng có thể phục hồi sau khoảng 3 tháng, nhưng thườngkéo dai từ vài tháng đến vài năm Ngược lại, trong một sỐ trường hợp hiếm hoi, cóthé xuất hiện các triệu chứng kéo dai đến nhiều thập kỷ, thậm chí cả sau 50 năm.

Biến cố sang chan cũng thường được tái trải nghiệm, và điều này có thé diễn

ra theo nhiều cách khác nhau Sự nhớ lại, hay được gọi là hồi tưởng, thường xuyênxảy ra theo cách xâm nhập không mong muốn và có xu hướng lặp đi lặp lại ở ngườimắc PTSD Sự hồi tưởng xâm nhập này khác biệt đáng ké so với trang thái tramngâm tư lự, các suy nghĩ đau lòng thường xuất hiện dưới dạng sự chậm rãi và dầndần Trong trường hợp PTSD, sự nhớ lại thường liên quan đến những kí ức đaubuôn xuất hiện đột ngột và không do sự kiểm soát của ý muốn, tạo ra một trạng tháibất chợt và đột ngột trong tâm trí của người bị ảnh hưởng

Về mặt sinh lý hành vi, hồi tưởng trong trường hợp PTSD thường dẫn đếncác phản ứng né tránh, tức là cá nhân cố gang tránh mọi cơ hội phải đối mặt trựctiếp với những tình huống hoặc kí ức liên quan đến sự kiện sang chan Họ có thê có

gắng không nhớ, không nghe, và không chứng kiến bất kỳ điều gì liên quan đến

nguyên nhân gây sang chấn

Sự hồi tưởng cũng có thé gây ra rối loạn giấc ngủ, làm cho cá nhân thườngxuyên trải qua những giấc mơ đầy ác mộng, những cơn giật mình hốt hoảng, hoặcthậm chí là những giấc mơ có thể không có lý do rõ ràng Những trạng thái nàythường tạo ra sự lo lắng và không thoải mái, tác động đáng kể đến chất lượng cuộcsống hàng ngày của người mắc PTSD

Về mặt tâm lý, người mắc PTSD thường trải qua sự thay đổi tiêu cực đáng kếtrên các khía cạnh nhận thức, tình cảm và cảm xúc Nhiều cá nhân PTSD thườngphản ánh những ý tưởng tiêu cực về bản thân, thường tự đặt mình vào vị trí người

có tội lỗi, và đánh giá sự kiện gây sang chấn là do lỗi của bản thân

Tâm trạng của họ thường day lo lắng, sợ hãi và bồn chon, cảm giác cô don

và tách rời khỏi môi trường xung quanh Sự mat hứng thú thường dẫn đến việc họtránh những sinh hoạt tập thể Ý nghĩ về tự tử cũng thường xuất hiện trong tâm trícủa họ, làm tăng thêm gánh nặng tinh than và tâm lý của người mắc PTSD

20

Trang 25

Các cá nhân mắc PTSD thường khó kiểm soát cảm xúc của mình, thể hiện sự

dé cau kinh, giận dir, hay ca su cố chấp Họ có thể phản ứng một cách dễ xúc động,

mềm lòng và dễ khóc, hoặc ngược lại, một SỐ người trở nên chai li và tê liệt về cảm

xúc Cử chỉ của họ thường trở nên gượng gạo và không tự nhiên.

Những ý nghĩ về tương lai thường mang tính tiêu cực và phóng đại Ví dụ, một

số người có thê tự nói với bản thân răng họ tuyệt đối không thể tin tưởng ai, vì họtin rằng mọi người đều giả dối và không chân thành Điều này thường là kết quả của

sự đau đớn và mất tin tưởng sau sự kiện sang chấn, tạo ra một góc nhìn tiêu cực vaphòng ngừa đối với tương lai

Có những trường hop sau khi trải qua sự kiện sang chan, người mắc PTSD cóthé trải nghiệm triệu chứng phân ly Trong thời kỳ này, tâm trí của họ bị phân tán,mất khả năng tập trung, hoặc thậm chí trở thành một phiên bản khác của bản thân.Những triệu chứng này có thé kéo dai từ vài giờ đến vài ngày, hoặc thậm chí còn

lâu hơn.

Trong trạng thái phân ly, tâm trí của cá nhân có vẻ đắm chìm trong những sựkiện đã xảy ra trong sự kiện gây sang chấn Họ có thể có những hành vi như đangtrực tiếp tái hiện lại các diễn biến của sự kiện đó, như thể họ đang sống lại nhữngkhoảnh khắc đau đớn

Tóm lại, các đặc điểm chính của PTSD bao gồm:

1 Sự kiện kích động (Trauma): PTSD thường xuất hiện sau những sự kiện kinh

như chiến tranh, tai nạn, xâm hại, hay thảm họa tự nhiên

2 Triệu chứng tăng kích thích (Hyperarousal): Bao gồm sự hồi hộp, dé cau

kinh, khó chịu, gia tưởng và khó chịu.

3 Sự xâm nhập (Intrusions): Những ý nghĩ, hình ảnh hoặc ký ức liên quan đến

sự kiện gây ra sang chấn xuất hiện một cách lặp lại và không kiểm soát

4 Tránh né (Avoidance): Người bệnh cố gắng tránh mọi thứ liên quan đến sự

kiện kích động, bao gồm cả cảm xúc và tình huống

5 Sự lạc quan (Negative Alterations in Cognition and Mood): Bao gồm tâm

trạng tiêu cực, tự giác tự ti, mat niềm tin vào người khác và chính bản thân

6 Thời gian (Duration): Các triệu chứng của PTSD kéo dai ít nhất 1 tháng, ảnh

hưởng đên cuộc sông hàng ngày và có thê kéo dài nhiêu năm.

21

Trang 26

7 Tác động toàn điện (Global Impact): PTSD không chỉ ảnh hưởng đến tâm

trạng, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm than và thê chất tông thé, gây khókhăn trong công việc, quan hệ và cuộc sống hàng ngày

1.2.4 Tiêu chuẩn chan đoán Rối loạn stress sau sang chấn

Có hai hệ phân loại bệnh lớn đề cập đến chan đoán PTSD đó là Bảng phânloại quốc tế về các bệnh tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới (ICD) và Cẩm nangChân đoán các rối loạn tâm than của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM) Trongnghiên cứu này, các tiêu chuẩn chân đoán theo DSM-5 sẽ được sử dụng trong quá

trình đánh giá TC có đáp ứng PTSD hay không.

Dẫn theo tác giả Phạm Toản, trong DSM - 5, PTSD có ma chan đoán là309.81, các tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:

A: Đối diện với cái chết thật sự hay bị đe dọa, gây thương tích tram trong, hay baolực tinh duc theo một hay nhiều cách sau:

1 Trực tiếp đối diện với biến cố sang chan

2 Chứng kiến biến cô sang chan đang xảy ra cho người khác

3 Biết được biến cô sang chấn đã xảy ra cho người thân hay bạn bè thân thiết

Nếu cái chết đã thật sự xảy ra hay chỉ đe dọa cho thân nhân hay bạn bè thì biến

cô xảy ra phải có tính cách bạo hành hay là vì tai nạn

4 Trải nghiệm trực tiếp và lặp đi lặp lại những cảnh tượng ghê rợn của biến cố

sang chấn

B: Biểu hiện một hay các triệu chứng xâm nhập liên hệ đến biến cố sang chấn được

kê ra dưới đây, bắt đầu sau khi biến cố sang chấn xảy ra:

1 Lap đi lặp lại, ngoài ý muốn, và những ký ức đau buôn về biến cố sang chan

cứ đột nhập trong tâm trí.

2 Có những giấc mơ đau buồn cứ lặp đi lặp lại, theo đó nội dung và/hay là cảm

xúc của giấc mơ luôn liên hệ đến biến có sang chan

3 Có các phản ứng phân ly theo đó cá nhân hoặc cảm thấy hoặc hành động như

thé biến cố sang chan đang diễn ra

4 Có trạng thái căng thăng và kéo dài của sự đau buồn khi đối mặt với những

gợi ý, bên trong hoặc bên ngoài nao có vẻ tương tự hay tượng trưng với hình ảnh của biên cô sang chân.

22

Trang 27

5 Có những phan ứng rõ rệt đối với những gợi ý, bên trong hay bên ngoài, có

vẻ tượng trưng hay tương tự như các hình ảnh của biến có sang chan

C: Kiên trì tránh né mọi kích thích nào có liên quan đến biến có sang chan, bắt đầukhi biến cố sang chan xảy ra, qua một hay hai bằng chứng dưới đây:

1 Hành động tránh né hoặc cố xua bỏ những kỷ niệm đau buồn, những ý nghĩ

hay những cảm nhận có liên quan đến biến có sang chan.

2 Hành động tránh né hoặc có tránh những gợi ý từ bên ngoài làm gợi lên

những ký ức đau buồn, những ý tưởng, những cảm xúc liên quan đến biến cốsang chấn

D: Khí sắc và các chức năng tri giác liên quan đến biến cố sang chấn bắt đầuchuyên đổi sang tính cách tiêu cực và tệ hại dần sau khi biến cố sang chấn xảy ravới ít nhất là hai trong những băng chứng dưới đây:

1 Mất khả năng nhớ lại một khía cạnh quan trọng của biến cô sang chan (tiêu

biểu là chứng quên phân ly, chứ không phải vì những yếu tố khác như não bộ

bị tôn thương, hay vì rượu, thuốc men)

2 Có lòng tin hay những trông đợi kiên trì và phóng đại mang tính chất tiêu

cực về mình, về người khác hay về thế giới con người

3 Luôn có nhận thức sai lệch về nguyên nhân hay hậu quả của biến cỗ sang

chấn khiến cá nhân cứ tự trách mình hay người khác

4 Cảm xúc luôn có tính tiêu cực

5 Không cảm thấy quan tâm và vui thích tham gia vào các sinh hoạt có ý

nghĩa.

6 Cảm thấy mình tách rời hay xa lạ với người khác

7 Mat khả năng có được những cảm xúc tích cực

E: Khả năng khơi gợi và tái hành động liên hệ đến biến cố sang chấn bắt đầuchuyên đổi và tệ hại dan sau khi biến cố sang chan xảy ra, với ít nhất là hai bang

chứng dưới đây:

1 Luôn cam thay bực dọc va những cơn tức giận bột phát, đặc trưng là tính

hiểu chiến về ngôn từ và hành động với người khác

2 Hành vi thường bat cân và có hại

23

Trang 28

Tâm trạng luôn cảnh giác Phản ứng giật minh quá dang

¬P. Khả năng tập trung suy giảm

6 Rối loạn giấc ngủ

F: Thời kỳ trải nghiệm sự rối loạn (các tiêu chuẩn B, C, D và E) phải từ 1 tháng trở

lên

G: Sự rối loan gây ra tâm trạng buồn khổ lâm sang làm hư hỏng các chức năng hành

xử trong công việc, trong giao tiếp và các lĩnh vực quan trọng khác

H: Sự rối loạn không phải do các tác động từ hiệu quả sinh lý gây ra bởi chất, thuốchay một bệnh cơ thé khác

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp Rối loạn stress sau sang chan

1.3.1 Các phương pháp đánh giá

Ngoài việc sử dụng DSM-5, có rất nhiều các phương pháp và công cụ khác để

hỗ trợ nhà tâm lý (NTL) chân đoán các triệu chứng của PTSD Cụ thê:

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng giúp thu thập thông tin từ TC về vấn đề mà

họ đang phải đối mặt Qua quá trình tương tác này, NTL có thể tìm hiểu về các yếu

tố khởi phát van dé, các yếu tô gây tôn thương cho TC, những yếu tố duy trì van décũng như những điểm mạnh của TC Điều này thường bao gồm việc đặt các câu hỏi

mở và tạo không gian cho TC chia sẻ về trải nghiệm cá nhân của họ, cảm xúc, vaquan điểm về vấn đề đang diễn ra Phương pháp này hỗ trợ tạo ra một cái nhìn toàndiện về tình trang tâm lý và tình hình của TC dé có thé đưa ra các chiến lược can

thiệp trị liệu phù hợp.

Phương pháp quan sát lâm sàng giúp NTL trong việc nhận thức các biểu hiện

về nhận thức, thái độ, cảm xúc, và hành vi của TC Băng cách quan sát, NTL có thểđánh giá mức độ thoải mái, sự mở lòng, và thậm chí mức độ stress mà TC có thé

trải qua trong môi trường can thiệp Phương pháp quan sát này giúp NTL có sự tự

tin hơn trong việc đánh giá và hiểu sâu hơn về trạng thái tâm lý của TC Nó cungcấp thông tin cụ thé về những yếu tố không thé thay rõ qua lời nói, từ đó tao ra sựlinh hoạt và khả năng điều chỉnh trong quá trình can thiệp trị liệu, đồng thời giúp

nâng cao chât lượng và hiệu quả của quá trình can thiệp trị liệu.

24

Trang 29

Phương pháp sử dụng các thang đo:

Mục đích của việc sử dụng các trắc nghiệm là thu thập minh chứng băng địnhlượng về cả mức độ lẫn biểu hiện của các triệu chứng PTSD ở TC, nhằm hỗ trợ quátrình đánh giá và chân đoán Các trắc nghiệm này giúp xác định các dấu hiệu và đặcđiểm cụ thê của PTSD mà TC đang trải qua Bằng cách thu thập đữ liệu số liệu từcác trắc nghiệm, NTL có thể có cái nhìn chính xác hơn về mức độ nghiêm trọng vàảnh hưởng của PTSD đối với TC Các kết quả từ các trắc nghiệm cung cấp cơ sởkhoa hoc và đối chiếu dé hỗ trợ quá trình đánh giá tâm lý, chân đoán và xây dựng

kế hoạch trị liệu phù hợp

Trong nghiên cứu của mình, HV sử dụng các trắc nghiệm và thang đo sau:

Thang do tram cảm Beck (BDI) là một công cụ đánh giá được phát triển dé đolường mức độ triệu chứng trầm cảm Có hai phiên bản của thang đo này: phiên bảnday đủ với 21 câu và phiên bản rút gọn với 13 câu Trong nghiên cứu của minh, HV

đã sử dụng phiên bản đầy đủ với 21 câu, trong đó mỗi câu chứa bốn lựa chọn, thể

hiện mức độ của các triệu chứng.

Thang do BDI được thiết kế để đánh giá các triệu chứng phố biến của tramcảm, như tâm trạng buôn chán, thiếu hứng thú, cảm giác giá trị bản thân giảm sút,

và nhiều khía cạnh khác của tâm lý và tâm trạng Bằng cách này, nó cung cấp mộtcái nhìn toàn điện về tình trạng tâm lý của người tham gia nghiên cứu và hỗ trợtrong việc đánh giá mức độ trầm cảm của họ

Cách thực hiện trắc nghiệm như sau: Người thực hiện trắc nghiệm sẽ nhậnđược một phiếu trả lời Sau khi điền đầy đủ thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ

và ngày thực hiện, họ sẽ bắt đầu đọc và thực hiện theo các câu hỏi và hướng dẫnđược cung cấp trên phiếu

Quy trình này đảm bảo rằng người tham gia trắc nghiệm sẽ có thông tin cánhân được bảo vệ và sẽ thực hiện trắc nghiệm theo đúng quy định Hướng dẫn chỉtiết sẽ giúp họ hiểu rõ cách điền câu trả lời và hoàn thành trắc nghiệm một cách

chính xác

Cách tính điểm: Cộng tổng điểm các câu trả lời

Cách đọc kết quả:

25

Trang 30

Từ 0 — 13 điểm: Không có bệnh lý

Từ 14 - 19 điểm: Mức độ bệnh lý nhẹ

Từ 20 - 29 điểm: Mức độ bệnh lý vừa

Từ > 30 điểm: Mức độ bệnh lý nặngThang do lo âu Zung (SAS) là một công cụ đo lường được sử dụng dé đánh giámức độ lo âu ở bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến lo âu Thang đo này tậptrung vào những rối loạn lo âu chung phổ biến nhất, và có độ tin cậy ước lượngkhoảng 0.80 khi đánh giá khả năng đối phó với căng thang

Thang đo SAS bao gồm 20 câu hỏi, mỗi câu có bốn mức độ trả lời Các câuhỏi trên thang đo đánh giá bốn nhóm triệu chứng chính liên quan đến lo âu: nhậnthức, thần kinh tự trị, và hệ thần kinh trung ương Việc sử dụng thang đo này giúpđưa ra một đánh giá đồng thời và toàn điện về mức độ lo âu mà bệnh nhân đang trải

qua.

Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sẽ nhận được một phiếu trả lời.Sau khi điền đầy đủ thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ và ngày thực hiện, họ sẽbắt đầu đọc và thực hiện theo các câu hỏi và hướng dẫn được cung cấp trên phiếu

Quy trình này đảm bảo rằng người tham gia trắc nghiệm sẽ có thông tin cánhân được bảo vệ và sẽ thực hiện trắc nghiệm theo đúng quy định Hướng dẫn chỉtiết sẽ giúp họ hiểu rõ cách điền câu trả lời và hoàn thành trắc nghiệm một cáchchính xác Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu thuthập từ trắc nghiệm

Cách tính điểm: Cộng tổng điểm các câu

1 Chất lượng giấc ngủ theo cảm nhận của người được đánh giá

26

Trang 31

Độ trễ của giấc ngủ.

Thời gian ngủ.

Hiệu quả giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ

Việc sử dụng thuốc dé ngủ

IAD 6m FY NS Rối loan chức năng trong ban ngày.

Thang đánh giá này mang lại cái nhìn tổng quan về tình trạng giấc ngủ củangười tham gia và là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá chất lượng giấc ngủ

từ nhiều khía cạnh khác nhau

Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sẽ nhận được một phiếu trả lời.Sau khi điền đầy đủ thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ và ngày thực hiện, họ sébắt đầu đọc và thực hiện theo các câu hỏi và hướng dẫn được cung cấp trên phiếu

Cách tính điểm: Tiến hành đổi điểm theo hướng dẫn và tính điểm tổng các câu

trả lời.

Cách đọc kết quả:

Từ < 5 điểm: Chưa có rối loạn

Từ 5 - 10 điểm: Rối loạn nhẹ

Từ 10 - 18 điểm: Rối loạn vừa

Từ >= 19 điểm: Rối loạn nặng

Thang do PTSD Checklist for DSM-5 (PCL-5) (Weathers và cộng sự, 2013) là một công cụ đánh gia PTSD dựa trên các tiêu chí của DSM-5 Đây là một phiên bản cập nhật của thang đo PTSD Checklist for DSM-IV (PCL-4) Thang đo PTSD

Checklist for DSM-5 (PCL-5) là một công cụ đánh giá linh hoạt và tiên tiến đượcthiết kế dé đo lường 20 triệu chứng của PTSD, như được mô tả trong DSM-S.Thang đo này đã được điều chỉnh dé bao gồm cả các yếu tố tiêu cực dai dang, changhạn như tức giận, cũng như các hành vi gây han và dé bị kích thích, dé tăng tínhphản ánh của nó đối với độ nặng của các triệu chứng

Cụ thể, PCL-5 chia thành bốn nhóm triệu chứng chính, bao gồm ảnh hưởng,

né tránh, thay đổi tiêu cực trong nhận thức và khí sắc, va thay đổi tính phản ứng

27

Trang 32

Điều này tương ứng với sự điều chi thăng điểm từ 1-5 sang 0-4, với tổng số điểm từ

0 đến 80, mức điểm cao hơn thể hiện mức độ nghiêm trong của triệu chung PTSD

Thang đo này đã chuyển từ mô hình ba yếu tố dựa trên DSM-4 sang mô hìnhbốn yếu tố, phản ánh bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng cấu trúc này phản ánhtốt nhất sự đa chiều của triệu chứng PTSD Sự mở rộng của PCL-5 đến 20 mụcđánh giá tương ứng với DSM-5 thé hiện sự tiến bộ liên tục trong hiểu biết về tính

phức tạp cua PTSD Công cụ này đánh giá các triệu chứng trong thang qua, sử dụng

thang 5 điểm Likert dé thu thập dữ liệu và tinh tong điểm từ 0 đến 80, cung cấpthông tin chính xác và chỉ tiết về mức độ ảnh hưởng của PTSD đối với cá nhân

Mục đích: Đánh giá các triệu chứng của PTSD dựa trên tiêu chi của DSM-5.

Các mục đo lường: Thang điểm này bao gồm 20 câu hỏi đánh giá các triệuchứng của PTSD, mỗi câu hỏi được phân chia thành bốn phần tương ứng với bốntiêu chí chân đoán PTSD theo DSM-5

Cách đánh giá:

- Nguoi được đánh giá tự điền câu hỏi dựa trên mức độ ma họ gặp phải các

triệu chứng trong suốt một khoảng thời gian nhất định (thường là trong 30ngày gần đây)

- Câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đối với cuộc sống

hàng ngày.

Điểm số tong cộng:

Người điền tự điểm từ 0 đến 4 cho mỗi câu hỏi, tùy thuộc vào mức độ ảnh

hưởng (không có, ít, trung bình, nhiều, rất nhiều)

Tổng điểm có thé nằm trong khoảng từ 0 đến 80.

Ngưỡng chan đoán: Ngưỡng điểm chan đoán PTSD có thé được thiết lập, vi

dụ, 33 điểm hoặc cao hơn

Phân loại kết quả: Kết quả có thé được phân loại thành các mức độ khác nhau

của PTSD, như không có PTSD, PTSD nhẹ, PTSD trung bình, hoặc PTSD nặng.

Hướng dan sử dụng: Có thé sử dụng kết quả dé hỗ trợ quá trình chan đoán và

xác định mức độ nghiêm trọng của PTSD.

28

Trang 33

1.3.2 Phương pháp can thiệp

Liệu pháp tâm lý tập trung vào sang chan thường là phương pháp điều trị đầutiên cho hầu hết những người mắc PTSD Các phương pháp này bao gồm:

- Liệu pháp Nhận thức hành vi (CBT - Cognitive Behavioral Therapy): Phương

pháp này tập trung vào việc thay đôi cách suy nghĩ va hành vi tiêu cực thôngqua các kỹ thuật như tái cau trúc nhận thức và học cách quản lý cảm xúc

- Liệu pháp Phơi nhiễm kéo dai (PET - Prolonged Exposure Therapy): giúp

bệnh nhân tái tạo lại và xử lý các trải nghiệm gây sang chấn bằng cách môphỏng lại những tình huống gây lo sợ và tránh những hành vi tránh né

- Liệu pháp Hành vi biện chứng (DBT - Dialectical Behavior Therapy): Cung

cấp kỹ năng giải man cảm dé giúp cá nhân quản lý cảm xúc một cách hiệuquả, giảm căng thăng và tăng khả năng chấp nhận

- Tái xử lý chuyển động mắt (EMDR - Eye Movement Desensitization and

Reprocessing): EMDR sử dụng chuyên động mắt và kỹ thuật xử lý tư duy dé

giúp cá nhân xử lý và giảm các triệu chứng PTSD.

Cả bốn phương pháp trên đều đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trịPTSD và thường được sử dụng theo sự lựa chọn và phù hợp với từng tình huống cụthé (Ghazi I Al Jowf và cộng sự, 2023)

Trị liệu nhận thức - hành vi (Cognitive Behavioral Therapy — CBT)

Mục tiêu của CBT là can thiệp tích cực dé làm giảm hay loại bỏ những rốinhiễu bằng cách thay đổi những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu Tức là tìm cáchloại bỏ tác nhân kích thích và điều chỉnh hậu quả để nó không đóng vai là cái củng

cô cho hành vi sẽ xảy ra trong tương lai

Hành vi: Tập trung vào học cách đối phó và thách thức những suy nghĩ, niềmtin tiêu cực thông qua suy nghĩ hoặc trải nghiệm thực tế Băng cách này, TC được

29

Trang 34

khuyến khích thực hiện những hành động tích cực và hiệu quả hơn dé giảm bớt triệuchứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các nhà tri liệu nhận thức hành vi đã sử dụng mô hình A B C dé mô ta quatrình liên tiếp hiện thời của các tác nhân kích thích thúc đây hành vi xuất hiện và

hậu quả sau khi hành vi này diễn ra.

A là tác nhân kích thích ban đầu Là những điều kiện sự kiện xảy ra hoặc có

mặt trước khi hành vi B diễn ra, chúng tạo ra những điều kiện cần và đủ cho hành vixảy ra.

C là hậu quả là những sự kiện xảy ra sau như là kết quả của việc thực hiệnhành vi hậu quả có thể xảy ra ngay hoặc một thời gian sau mới xảy ra và ảnh hưởngđến những khả năng xuất hiện lại của hành vi này trong tương lai

Quy trình tiến hành ca trị liệu nhận thức - hành vi gồm các bước sau đây:

1 Tiếp xúc, phỏng vẫn khai thác thông tin

Nhận diện bản chất rồi nhiễu

Đánh giá toàn diện nhân cách

Chọn lựa mục tiêu cần điều chỉnhXác định những điều kiện cần điều chỉnhTrị liệu khởi đầu

8 Đánh giá kết quả, kết thúc trị liệu

Kỹ thuật tái cau trúc nhận thứcTái cấu trúc nhận thức là quá trình đánh giá và điều chỉnh những niềm tin hoặc

ý nghĩ không hợp lý để giảm thiểu trạng thái rối nhiễu Cả Albert Ellis và AaronBeck đều được coi là người sáng tạo ra các phương pháp trị liệu tâm lý dựa trên táicau trúc nhận thức Cả hai đều tiến hành nghiên cứu và phát triển các chiến lượchiệu quả trong quá trình điều chỉnh các lệch lạc về nhận thức, nhưng họ đã tiếp cậnvấn đề này theo những hướng khác nhau

Albert Ellis chủ trương một chiến lược hướng dẫn trực tiếp và tích cực.Phương pháp của ông thường bao gồm việc động viên, thuyết phục và thậm chí làthách thức một cách mạnh mẽ những niềm tin và ý nghĩ không lành mạnh Ông tập

30

Trang 35

trung vào việc thay đổi hành vi và cảm xúc thông qua việc thay đổi suy nghĩ vaniềm tin không chính xác.

Ngược lại, Aaron Beck hướng tới một chiến lược hướng dẫn thông qua sựthách thức và tự kiểm tra Phương pháp của ông thường liên quan đến việc giúpngười tham gia trị liệu nhận ra những ý nghĩ và niềm tin không chính xác thông quacác bài thách thức, các câu hỏi tự kiểm tra và việc đối diện với chúng trong quátrình thực tế

Dù cách tiếp cận có thể khác nhau, cả hai đều đóng góp quan trọng vào lĩnhvực tái cau trúc nhận thức va trị liệu tâm lý

Theo Albert Ellis, tái cấu trúc nhận thức là một quá trình gồm ba giai đoạn:

Nhận diện: Giai đoạn này đặt trọng tâm vào việc nhận biết những ý nghĩkhông lành mạnh dựa trên niềm tin không phủ hợp của TC TC cần nhận ra và xácđịnh những suy nghĩ và niềm tin không chính xác mà họ đang giữ

Tìm bằng chứng phản bác lại: Giai đoạn này yêu cầu TC tìm kiếm bằngchứng và lập luận phản bác lại những niềm tin không hợp lý Điều này baogồm việc thách thức và đặt ra câu hỏi về tính hợp lý của những suy nghĩ đó,đồng thời tìm kiếm những đữ liệu hoặc chứng cứ mà họ có thé sử dụng dé hỗtrợ những niềm tin mới

Nay sinh ý nghĩ mới: Giai đoạn này đề cập đến việc phát triển những ý nghĩmới và tích cực, dựa trên niềm tin mới và mong muốn thực tế hơn TC đượckhuyến khích tạo ra những suy nghĩ tích cực, hợp lý và phản ánh những giá

trị và mục tiêu của họ.

Qua ba giai đoạn nay, Ellis hy vọng rang người tham gia trị liệu sẽ có khảnăng chấp nhận va áp dụng những ý nghĩ mới dé thay đổi cách họ xem va phan ứngvới thé giới xung quanh

Kỹ thuật phơi nhiễm

Kỹ thuật phơi nhiễm là một phương pháp hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu

và sợ hãi Dưới đây là mô tả chỉ tiết về cách thực hiện kỹ thuật phơi nhiễm:

Xác định kích thích gây căng thẳng:

- Pau tiên, xác định các kích thích hoặc tình huống gây ra cảm giác căng

thắng, sợ hãi hoặc lo lắng cho TC.

31

Trang 36

- Sap xếp những kích thích này theo một trật tự từ yếu đến mạnh, từ dễ chấp

Thực hiện theo tiến triển:

Nêu xuât hiện lo âu hoặc sợ hãi, dừng lại và chuyên sang trạng thái thư giãn sâu dé làm dịu cảm xúc.

Tiệp tục thực hiện các bước, giảm dân sự phơi nhiễm nêu cân thiệt, cho dén

khi TC quen dần với mức độ kích thích cao nhất

Kiên nhẫn và tiếp tục:

- Qua trình phơi nhiễm có thé kéo dài và đòi hỏi kiên nhẫn từ cả thân chủ và

người hướng dẫn.

- Tiếp tục lặp lại quá trình này cho đến khi TC cảm thấy thoải mái đối mặt với

những tình huống gây sợ hãi trước đó

Kỹ thuật phơi nhiễm giúp TC học cách đối mặt với và vượt qua những lo lắng,

sợ hãi, từ đó giúp họ tái cấu trúc lại các niềm tin tiêu cực và phát triển khả năng tựchủ trong quá trình đối mặt với thách thức

Kỹ thuật thư giãn hít thở sâu

Kỹ thuật thư giãn hít thở sâu là một phương pháp hiệu quả để giảm căngthang Dưới đây là mô tả chỉ tiết về cách thực hiện kỹ thuật thư giãn hit thở sâu:

Thư giãn toàn thân:

- Chon một tư thé thoải mái, có thé ngồi hoặc nằm đều đặn.

- Mat nhắm để giảm sự sao nhãng từ môi trường xung quanh

- - Miệng ngậm hoặc đậy nhẹ để giữ cho hơi thở điều chỉnh và lưu thông qua mũi

Kiểm soát hơi thể:

32

Trang 37

- Thực hiện hơi thở êm dịu và thoải mái.

- Chu yếu hít vào và thở ra bằng cơ hoành (bụng), không nên day hơi thở lên

cao bằng ngực

- Có thể chọn một trong ba kiểu thở:

« Tho 2 thì: Hit vào và thở ra.

« Tho 3 thi: Hit vào, nén hoi, va thở ra.

« Tho 4 thi: Hit vào, nén hoi, thở ra, và ngưng thở một khoảng

ngắn nếu thoải mái

Tập trung quản tưởng:

- Trong quá trình thở, tập trung tâm trí vào một điểm nhất định trên cơ thể

hoặc tưởng tượng về một không gian yên tĩnh và thoải mái

- C6 thé hình dung hơi thở là một luồng năng lượng tích cực đi vào cơ thé và

làm sạch đi những năng lượng tiêu cực.

Kỹ thuật này giúp tăng cường ý thức về cơ hơi thở và giúp thân chủ thư giãntoàn bộ cơ thé, đồng thời giảm đi cảm giác căng thăng Thực hành đều đặn có thémang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm thần và tinh thần

Kỹ thuật giáo dục tâm lý

Kỹ thuật giáo dục tâm lý có mục tiêu cung cấp thông tin, đào tạo kỹ năng và

hỗ trợ tâm lý dé giúp người tham gia tìm hiểu về tình trạng của mình và có khả năng

tự giải quyết vẫn đề Dưới đây là mô tả chỉ tiết về kỹ thuật này:

Thông báo về tình trạng của TC:

Cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ về tình trạng sức khỏe tâm lý của TC

Giải thích vê triệu chứng, nguyên nhân và cách tác động của vân đê đôi với cuộc sông hàng ngày.

Giáo dục các kiên thức liên quan đến van dé của TC, các kỹ năng :

Hướng dẫn TC về kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp họ nhận diện và xử lý các

thách thức một cách hiệu quả.

Tạo cơ hội dé TC thực hành những kỹ năng nay trong các tình huống thực tế

Kỹ thuật giáo dục tâm lý không chỉ mang lại thông tin mà còn khuyến khích

sự tự quyết đoán và sự tham gia tích cực trong quá trình điều trị của TC

33

Trang 38

Ghi chu và đánh giá:

TC ghi chú về trải nghiệm và cảm nhận sau mỗi lần thực hiện bài tập

NTL sử dụng các thông tin này dé đánh giá sự tiến triển và điều chỉnh bai tậpnếu cần thiết

Tương tác và phản hôi:

Có sự tương tác đều đặn giữa NTL và TC để chia sẻ thông tin, nhận phản hồi

và điều chỉnh bài tập nếu có thay đổi trong tình hình của TC

Phản hồi giúp định hình lại mục tiêu và hướng đi cho bai tập tiếp theo

Hoạt động ra bài tập về nhà không chỉ là một phần quan trọng của quá trình trị

liệu ma còn tạo ra cơ hội cho TC tích lũy và tích hợp kỹ năng học được vao cuộc

song hàng ngày

34

Trang 39

TIỂU KET CHƯƠNG 1Trong toàn bộ chương 1, HV đã hệ thống các nghiên cứu về các vấn đề tâm

lý liên quan đến việc mat người thân và các khái niệm căn bản về sang chan tâm lýcũng như các tiếp cận các vấn đề như triệu chứng đau buồn do mất mát, PTSD ởmột trường hợp mat người thân Tuy nhiên, về các biện pháp hay bang chứng liệu

pháp can thiệp, trị liệu tâm lý cho thận chủ có van dé tâm lý liên quan đến sự mat

mát người thân thì các nghiên cứu trong và ngoài nước còn khá ít và khó tiếp cận

Do đó việc tìm tài liệu còn khó khăn với HV.

35

Trang 40

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ

ROI LOẠN STRESS SAU SANG CHAN LIEN QUAN DEN SỰ MÁT MÁT

NGƯỜI THÂN

2.1 Thông tin chung về TC

- Họ và tên: Nguyễn Thanh Vy (tên TC đã được thay đồi)

- TC đang là sinh viên năm 2 tại một trường đại học công lập

- Gia đình: Con thứ hai trong gia đình có 2 anh em Mẹ là chủ một cơ sở may

mặc, bố đã mất do tai nạn giao thông vào tháng 12/2022

- Hién tại: TC sống cùng với mẹ và anh trai

2.2 Các van đề đạo đức

Khi thực hiện hỗ trợ ca lâm sảng này, HV đã tham chiếu hoạt động của mìnhvào các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và bộ quy điều theo Hội Tâm lý học Hoa Ky(APA) năm 2017 để đảm bảo duy trì một tiêu chuẩn chất lượng và đạo đức trong

công việc của NTL.

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

HV đã tiếp nhận ca lâm sàng qua giới thiệu của một người bạn là người quencủa TC Đầu tiên TC trò chuyện với người bạn của HV và tâm sự bản thân cần hỗtrợ tâm lý do mất ngủ và hay mệt mỏi, cáu gắt Bạn của HV đã giới thiệu TC với

HV và nhờ HV hỗ trợ HV nhận thấy bản thân muốn trợ giúp cho trường hợp nàynên đồng ý tiếp nhận ca TC liên hệ HV qua email cá nhân Sau đó, HV phản hồiemail dé trao đôi về thời gian, địa điểm làm việc Quá trình tiếp nhận ca lâm sảng đãđược thực hiện một cách cân nhắc và chuyên nghiệp, thể hiện cam kết của HV đốivới quá trình hỗ trợ và sự tôn trọng đối với TC

Buổi gặp thứ tư đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu,khi HV và TC thảo luận về việc sử dụng thông tin lâm sàng trong luận văn của HV.Dưới đây là tóm tắt về quá trình này:

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN