1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có trải nghiệm bị bắt nạt

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THỦY TIÊN

CÓ TRẢI NGHIỆM BỊ BẮT NẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THUY TIÊN

Chuyén nganh: Tam ly hoc Lam sang

Mã số: 8310401.02

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:PGS.TS: Trần Thành Nam

Hà Nội, 2024

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Luan van dưới day là công trình nghiên cứu của riêng

tôi đưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thanh Nam.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ côngtrình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tínhchính xác, tin cậy và trung thực.

Hà Nội, ngày 27 thang 12 năm 2023Học viên

Trần Thủy Tiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời dau tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thay, cô dang công tác tai

Khoa Tâm ly học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và truyén đạt các kiếnthức, kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian tôi học tập tại khoa.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Tran Thành

Nam — người đã gợi mở và tạo cơ hội cho tôi rèn luyện sự chủ động, tráchnhiệm và bản lĩnh hơn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TC của tôi vì đã tin tưởng, mở lòng chia sẻvới tôi và tiếp nhận sự hỗ trợ của tôi Cảm ơn bạn vì những nỗ lực và cổ gangtrong qua trinh tri liéu.

Đồng thời, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn ung hộ, tạođiều kiện và khích lệ tôi trên con đường học-tập và làm việc.

Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn thân đã luôn bên cạnh động

viên và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn Cảm ơn các dong nghiệp vàbạn bè đã quan tâm và hỗ trợ tôi dưới mọi hình thức, cách thức.

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2023

Học viên

Trần Thủy Tiên

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BAT NAT HỌC DUONG VÀ HẬU QUATÂM LY CUA BAT NAT HỌC DUONG

1.1 Tổng quan nghiên cứu về bat nat va hậu quả tâm ly của bat nat học

1.2.1 Bắt nạt và can thiệp bắt nạt học đường

1.2.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên

1.2.3 Lý thuyết nhận thức — hành vi và hiệu quả trong can thiệp bắt nat

học đường

1.2.4 Các van dé tâm lý là hệ quả của bắt nat học đường

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Các phương pháp đánh giá

1.3.2 Phương pháp can thiệp

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Chương 2 ĐÁNH GIÁ VA CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ TRAI

NGHIỆM BỊ BẮT NẠT

2.1 Thông tin chung về TC2.2 Các van dé dao đức

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

2.2.2 Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy

trình đánh giá

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp trị liệu

2.3 Đánh giá, chan đoán

Trang 6

2.5.5 Phiên trị liệu thứ nam

2.5.6 Phiên trị liệu thứ sảu2.5.7 Phiên trị liệu thứ bay2.5.8 Phiên trị liệu thứ tám

2.5.9 Phiên trị liệu thứ chín

2.5.10 Phiên trị liệu thứ mười

2.5.11 Phiên trị liệu thứ mười một2.5.12 Phiên trị liệu thứ mười hai2.5.13 Phiên trị liệu thứ mười ba

2.5.14 Phiên trị liệu thứ mười bốn

2.5.15 Phiên trị liệu thứ mười lam2.6 Đánh giá hiệu quả can thiệp

2.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp

2.8 Tự đánh giá về chất lượng can thiệpKET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TATTừ viết tắt Y nghia

TC Than chu

HV Hoc vién

TTN | Thanh thiếu niên

GVCN | Giáo viên chủ nhiệm

MDD Rôi loạn trâm cảm chủ yêu

PTSD Rôi loạn stress sau sang chân

DSM -5 | Cam nang Chân đoán và Thông kê về các Rồi loan Tâm thân,

Phiên bản 5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental

Disorders, Fifth Edition)

CDC Trung tâm kiêm soát va phòng ngừa dich bệnh Hoa Ky

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Bắt nạt học đường hiện đang là một vấn nạn trong lĩnh vực giáo dục va

của toàn xã hội Với các số liệu được báo đài và truyền thông đưa tin, có thé thay

tỷ lệ bắt nạt học đường trong những năm gần đây đang gia tăng nhanh chóng vàdiễn biến nghiêm trọng Trong 5 năm (từ năm học 2017 - 2018 đến năm học2021 - 2022), tổng số vụ bạo lực học đường xảy ra là 2.624 (Theo Báo Điện tửĐại biểu Nhân dân, đăng ngày 01/06/2023) Tính từ ngày 01/09/2021 đến05/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến 2.016 học

sinh (Theo Báo Vietnam+, đăng ngày 07/11/2023) Theo bao cáo của Quỹ Nhi

đồng liên hợp quốc tại Việt Nam (2018), cứ 3 học sinh trong độ tuổi 13-15 thì có1 em bị bạo lực học đường Nam nữ có nguy cơ bị bắt nạt như nhau nhưng trẻgái có nhiều khả năng là nạn nhân của các hình thức bắt nạt tâm lý hơn, còn trẻtrai có nguy cơ bị bạo lực và đe dọa về thé chất Số liệu của tổ chức PlanInternational và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) (2015) khảosát ở 5 quốc gia gồm Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho

thấy, cứ 10 hoc sinh thì có 7 em từng phải chịu bạo lực học đường Theo điều tra

Giám sát hành vi rủi ro thanh thiếu niên (YRBSS) tại Mỹ năm 2019 của CDC

Hoa Kỳ, có 15,7% trường hợp bạo lực trực tuyến và 19,5% trường hợp bị bạo

lực ở trường Kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới (tại Đài Loan, Hàn

Quốc, Kuwait, Ai Cập) cho thấy, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở là thủ phạm bắt

nạt học đường chiếm từ 10,9% đến 17% (Chen và Cheng, 2013; Kim và cs.,2004); là nạn nhân chiếm 10,7% đến 18,9% (Abdulsalam và cs., 2017; Chen và

Cheng, 2013) và vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm là 5,5% đến 57,8% (Chen và

Cheng, 2013; Galal và cs., 2019)

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài củabắt nạt học đường đối với trẻ em và TTN Các nạn nhân của bắt nạt có thể mắc

các van đề về thé chất (thương tích, đau nhức, ), về sức khỏe tâm thần (tram

cảm, stress sau sang chấn, lo âu, sợ hãi, tuyệt vọng ) (Gaffney va cs, 2019), sử

dụng ma túy (Valdebenito va cs, 2015); về học tập (kết qua sa sút, mat tap trung,

sợ đi học) (Strom và cs, 2013), trốn học (Gastic, 2008 ); khó khăn trong cácmỗi quan hệ xã hội (rút lui, mất lòng tin, khó kết bạn ) kéo dài đến tuôi trưởng

4

Trang 9

thành (Juvonen và cs, 2003; Kim và cs, 2004) Có mối quan hệ tiêu cực giữa các

hình thức bị bắt nạt với mức độ stress tâm lý ở học sinh THCS (Hoàng Thế Hai

và cs, 2020) Nghiên cứu cua Taki (1992) trên học sinh TH và THCS ở Nhật Bản

đã chứng minh những học sinh bị stress càng nhiều là những nạn nhân thường bị

bắt nat Một số nạn nhân có thé cố gắng chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từngười khác, nhưng một số không biết cách xử lý hoặc không có ai đề tin cậy Đólà khi họ có thé nghĩ đến việc tự tử dé thoát khỏi nỗi ám ảnh và đau khổ Nghiêncứu của Học viện Khoa học Xã hội (2021) cho thấy tỷ lệ tự tử ở tuổi 15-19 tăng

từ 1,8% vào năm 2015 lên 2,5% vào năm 2021.

Các nghiên cứu trong va ngoài nước đã chỉ ra việc can thiệp tâm lý kip

thời và hỗ trợ tâm lý chuyên sâu cho nhóm bị bắt nạt là điều vô cùng quan trọng.Ở Việt Nam, đã có nghiên cứu của các tác giả như Trần Văn Công và cs (2015,2020), Nguyễn Thị Diễm My (2018), Huỳnh Văn Sơn và cs (2022) về chủ dénày Tuy nhiên, các nghiên cứu đang tập trung phản ánh thực trạng, đề xuất giảipháp trên diện rộng mà it di sâu vào can thiệp trị liệu cho một trường hợp cụ thể.Chưa có nhiều nghiên cứu cụ thé về hỗ trợ tâm lý cho thanh thiếu niên bị bắt nạt,dẫn đến các vấn đề tâm lý kéo dài như biểu hiện của rối loạn tram cảm và PTSD.

Hơn nữa, vai trò của các bên liên quan như gia đình, nhà trường, bác sĩ, nhà tâm

lý, đối tượng bắt nạt và gia đình, trong việc phối hợp và giải quyết vấn đề vẫn

chưa được làm rõ.

Từ những thực trạng trên cùng với trải nghiệm trong quá trình thực hành

nghề, tôi quyết định thực hiện nghiên cứu trường hợp “Can thiệp tâm lý cho một

trường hợp có trải nghiệm bị bắt nat”, có các biêu hiện rối loạn tâm lý do từng

qua bắt nat học đường Đây không phải là một hướng đi mới nhưng dit liệunghiên cứu có tính ứng dụng, hỗ trợ cá nhân cân bằng cảm xúc, ôn định suy nghĩvà có những hành vi phù hợp hơn, từ đó có thể độc lập, tự giải quyết vấn đề của

bản thân và dự phòng trong tương lai.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Về lý luận:

- Nghiên cứu tổng quan có hệ thống các tài liệu về thực trạng và hệ quả

tâm lý của bắt nạt học đường ở TTN.

Trang 10

- Điểm luận các nghiên cứu về hiệu quả của các liệu pháp tâm lý đối vớiTC bị bat nat, dẫn đến một số van đề tâm lý kéo dài như biểu hiện của rối loạntram cảm và PTSD.

Về thực tiễn:

- Can thiệp va đánh gia hiệu qua cho một trường hợp có trải nghiệm bi

bắt nạt, dẫn đến một số vấn đề tâm lý kéo đài như biểu hiện của rỗi loạn trầm

cảm và PTSD.

- Dua ra những kết luận và khuyến nghị liên quan tới ca lâm sàng, gópphan mở rộng nguồn dữ liệu về thực hành trị liệu tâm lý cho trường hợp có trảinghiệm bị bắt nạt.

3 Khách thé nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là van dé tâm lý của thanh thiếu niên trải qua bắt nathọc đường Khách thể là 01 thanh thiếu niên có trải nghiệm bị bắt nạt học đường.

Nghiên cứu được tiến hành dưới hình thức trực tiếp.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phuong pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu về thực trang vàhậu quả tâm lý của bắt nạt học đường, các tiếp cận trị liệu nhận thức - hành vi dé

xây dựng cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu trường hợp.

- Phuong pháp phỏng van, hỏi chuyện lâm sang: Sử dung da dang cáccâu hỏi dé tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới van dé của TC, xác định van đề TC

- Phuong pháp nghiên cứu trường hop: Trị liệu rối loan tâm ly với các

biêu hiện cua tram cảm va stress sau sang chan theo tiêp cận nhận thức - hành vi.

Trang 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BAT NAT HỌC DUONG VÀ HẬU QUÁTÂM LÝ CÚA BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

1.1 Téng quan nghiên cứu về bắt nat và hậu quả tâm lý của bắt nat

học đường

1.1.1 Các nghiên cứu về bắt nạt học đường ở thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên là nhóm tham gia bắt nạt học đường ở mức độ cao (bao

gồm bắt nạt người khác và bị bắt nạt) Theo UNICEF (2018), cứ 5 trẻ em và

thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng, 3/4 không biết tìm kiếm sựgiúp đỡ ở đâu 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết, họ đã từng là nạnnhân bị bắt nạt trên mang, trong đó 1/5 đã từng bỏ học vi bi bắt nạt trên mạng vàbạo lực Tỷ lệ trung bình học sinh 12 - 18 tuổi tham gia vào bắt nạt (là nạn nhân

hoặc thủ phạm hoặc cả hai): có 35% bắt nạt kiểu truyền thống và 15% bắt nạt

trực tuyến (Modecki va cs, 2014) Nghiên cứu trên 2.000 học sinh ở Iceland từ 9

- 12 tuổi cho thấy tỷ lệ bắt nạt trực tuyến dao động từ 0,5 - 1,4% và tỷ lệ bắt nạt

truyền thống từ 1,5 - 3,6% (Baldursdóttir, 2013), một nghiên cứu khác trên 898thanh thiếu niên Argentina cho thấy 6,0% số em có hành vi bắt nạt truyền thống;

8,0% - bắt nat trực tuyến và 4,0% - tham gia vào cả hai hình thức (Resett và

Gámez-Guadix, 2017) Nghiên cứu khác trên 28.104 học sinh Mỹ (lớp 9 - 12)cho thay có khoảng 23,0% số thanh thiếu niên báo cáo là nạn nhân của một hìnhthức bắt nạt nào đó (trực tuyến, mối quan hệ, thể chất và bằng lời nói), với

25,6% số nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến 50,3% học sinh báo cáo bị bắt nạt bởi

cả bốn hình thức (Waasdorp và Bradshaw, 2015).

Nhiều trẻ em đang bị bắt nạt trên mạng, cô lập xã hội và bóc lột trực tuyến(Best và cs., 2014; Christofferson, 2016; UNICEF, 2017) Không giống bat nat

kiểu truyền thống, bắt nạt trực tuyến cho phép thủ phạm che giấu danh tính của

họ sau máy tính Sự giấu tên này làm cho thủ phạm dễ dàng tấn công nạn nhânmà không phải nhìn thấy phản ứng về thể chất của nạn nhân Tác động mangtính chất từ xa của các thiết bị công nghệ đối với thanh thiếu niên ngày nay dẫnđến việc một số đối tượng có những lời nói và hành vi tàn nhẫn hơn so vớinhững gi thường thấy trong tình huống bat nat truyền thống (Donegan, 2012).

“Nạn nhân của bắt nạt trên mạng có nhiều khả năng sử dụng rượu, ma túy và bỏ

học sớm hơn các HS khác Họ cũng có nhiêu khả năng nhận điêm kém và gặp

7

Trang 12

phải các vấn đề về sức khỏe và lòng tự trọng thấp Trong những tình huống khắcnghiệt, bắt nạt trên mạng đã dẫn đến tự sát” (UNICEF, 2017, tr 75).

Số lượng các nghiên cứu về bắt nạt còn hạn chế tại Đông Nam Á (Sittichai

va Smith, 2015) Tai Việt Nam, một 36 nghiên cứu về bắt nạt học đường đã đượcthực hiện như Trần Văn Công và cs (2015) cho thấy, 24% số học sinh tham gia

nghiên cứu là nạn nhân của it nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến Trần Văn

Công (2017) cho thấy 36,0% học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa banHà Nội thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất một loại hình bắt nạt, 12,8% bị bắtnạt đưới 2 đến 5 hình thức Về các loại hình bắt nạt trực tiếp, thân thể và xâmphạm tài sản thì học sinh THCS bị bắt nat nhiều hơn học sinh tiểu học Tỷ lệ học

sinh nam bị bắt nạt trực tuyến và bắt nạt thân thể nhiều hơn học sinh nữ Nghiên

cứu trên 1.040 học sinh THCS và THPT, có 75,7% học sinh tham gia vào bắt nạt

truyền thong va 32,5% hoc sinh tham gia vao bat nat truc tuyén ở các mức độ

khác nhau, từ 1 - 2 lần trong năm học cho đến hàng ngày, với các vai trò khácnhau như thủ phạm, nạn nhân hoặc cả hai (Trần Văn Công, 2018) Một sỐ nghiên

cứu đã tìm hiểu về hệ quả của bắt nạt: nghiên cứu của Nguyễn Phương HồngNgọc và cs (2016) về hậu quả của bắt nạt trực tuyến, nghiên cứu của Nguyễn Thị

Thu Sương (2015) về mỗi quan hệ giữa lo âu, tram cảm và mức độ bị bắt nạt

1.1.2 Một số hậu quả tâm lý ở thanh thiếu niên bị bắt nạt

Có tương quan giữa trải nghiệm bắt nạt và các vấn đề sức khỏe tâm thần.Theo Källmén (2021), trẻ nam bị bat nat có van dé sức khỏe tâm thần cao gap 4lần so với không bị bat nat, trẻ nữ thì ty lệ này là 2,4 lần Smokowski và cs(2005) cũng đã chỉ ra trẻ bị bắt nạt có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lí cao hơnđáng ké so với các nhóm khác Theo Gianluca (2008) thường xuyên trở thànhnạn nhân có liên quan đến lòng tự trọng và giá trị bản thân thấp, trầm cảm và ýđịnh tự tử Trẻ có thé bị stress cấp tính và kéo dài, gặp các vấn đề về rối loạngiác ngủ, cảm xúc, chú ý, trí nhớ, khó khăn học tập (Nansel TR va cs, 2004).

Nạn nhân bị bắt nạt có nhiều khả năng đạt được thành tích học tập thấp, cảm

thay không an toàn ở trường, cảm giác không thuộc về trường học và cảm thaybuồn trong hầu hết các ngày (Gwen và cs, 2005) Nạn nhân bị bắt nạt có nguy cơgặp các vấn đề về hành vi cao hơn và một số triệu chứng tâm lý cao hơn nhữngđứa trẻ không bị bắt nạt Nạn nhân được phát hiện mac nhiều chứng rỗi loạn tâm

8

Trang 13

thần và các van đề về hành vi, có nhiều phan nan về tâm lý hơn: cảm thấy mệtmỏi, căng thăng, khó ngủ và chóng mặt Đáng lưu ý ở đây là tình trạng mệt mỏivà rối loạn giấc ngủ đặc biệt nghiêm trọng (Gianluca, 2008).

Những học sinh bị bắt nạt phải chịu những hệ quả tiêu cực về cả sức khỏethể chất và tinh thần, học tập, tài sản và có trường hợp là cả tính mạng Những hệ

quả này không chỉ liên quan đến nạn nhân, mà còn liên quan đến cả thủ phạm

hay người chứng kiến bắt nạt (Espelage và Asidao, 2001) Bắt nạt đã được chứngminh là một yếu tố rủi ro cho sự phát triển của van đề tự hại nhiều lần Lereya vàcs (2015) nhận thấy việc bi bạn bè bat nat khi còn nhỏ và giai đoạn đầu tuổi vịthành niên có nguy cơ tự làm hại bản thân ở tuổi trưởng thành cao hơn so vớiviệc bị cha mẹ ngược đãi Nghiên cứu phân tích tong hợp của Ttofi và cs (2011)cho thấy, trải nghiệm bị bắt nạt thời thơ ấu là yếu tố nguy cơ góp phần vào trầmcảm sau đó và thực sự có tác động lâu dai đến trẻ em và TTN Các nghiên cứucho thấy có mối quan hệ giữa nguy cơ tự sát và van đề bị bắt nat ở học sinh

(Sampasa-Kanyinga, Roumeliotis va Xu, 2014; Moore va cs., 2017).

Theo Schwartz va cs (2021), những thanh thiếu niên thường xuyên bi bắtnạt cho thấy mối liên hệ từ mức độ vừa phải đến mạnh mẽ giữa hành vi phụctùng, kiềm chế hoặc rút lui khỏi xã hội và việc trở thành nạn nhân của bạn bèđồng trang lứa Họ có xu hướng né tránh xung đột, phục tùng và thụ động(Furnham và cs, 2006) Hành vi rút lui thể hiện phản ứng trước sự ngược đãi củabạn bè Một số có thé dựa vào việc tránh né như một chiến lược dé giảm thiểunguy cơ trở thành nạn nhân trong tương lai Cũng có một nhóm nhỏ thể hiệnphong cách hành vi hung hăng và đối đầu hơn Những nạn nhân hung hãn này làngười nóng tinh, dé bị kích động và nhanh chóng phản ứng với các mối de doabăng sự trả thù, giận dữ Họ gặp khó khăn rõ rệt trong việc điều chỉnh trạng thai

cảm xúc của mình và có tỷ lệ hành vi bốc đồng cao Ảnh hưởng tâm lý của bắtnạt cũng có liên quan đến các vấn đề về lo âu (Schwartz và cs, 2021) Thanhthiếu niên bị bat nat có nhiều khả năng báo cáo các van dé cụ thé liên quan đếnchứng lo âu xã hội hơn Họ có những nỗi sợ hãi đặc biệt về các đợt bắt nạt trongtương lai cũng như lo lắng về nhận thức của bạn bè xung quanh về mình.

Học sinh bị bắt nạt trực tuyến thường cảm thấy tức giận, buồn bã (Mishna

và cs, 2010) và nghiêm trọng hơn là các em có các vân đê sức khỏe tâm thân như

9

Trang 14

trầm cảm, lo âu, stress (Monks va cs, 2012; Wang, Nansel va Iannotti, 2011;

Chang va cs, 2013; Baker va Tanrikulu, 2010; Nixon, 2014; Bottino va cs,

2015) Dù là một hình thức bat nat gián tiếp, nhưng bat nat trực tuyến cũng gâyra cho nạn nhân những ảnh hưởng tương tự về mặt tâm lý, thậm chí còn nặng nề

hơn so với nạn nhân bị bắt nạt truyền thống Khi so sánh với những học sinh chỉbị bắt nạt truyền thống, học sinh bị bắt nạt trực tuyến có các biểu hiện vấn dé

hướng nội và hướng ngoại cao hơn (Waasdorp và Bradshaw, 2015) Mặc dù học

sinh bị bắt nạt truyền thống báo cáo rằng việc các em bị bắt nạt nghiêm trọng vàtàn nhan hon, ảnh hưởng đến cuộc sông hơn so với những học sinh bị bắt nạttrực tuyến Nhung phân tích tương quan mức độ bị bat nat với mức độ van đề

sức khỏe tâm than, kết quả lại cho thấy học sinh bị bắt nạt trực tuyến gặp nhiều

khó khăn về mặt xã hội hơn, mức độ lo âu, tram cảm cao hơn so với học sinh bịbắt nạt truyền thống (Campbell và cs, 2012) Tương tự, nghiên cứu của Perren và

cs (2010) trên 374 học sinh Thụy Sỹ và 1.320 học sinh Úc đã cho thấy, học sinhbị bắt nạt trực tuyến báo cáo mức độ trầm cảm cao hơn học sinh bị bắt nạt truyền

thống Những học sinh chỉ bị bat nat truyền thống có ít biểu hiện stress sau sang

chấn hơn những học sinh bị bắt nạt bởi cả hai hình thức truyền thống và trực

tuyên (Sjursø, Fandrem va Roland, 2019).

Hậu quả trực quan nhất của việc bị bắt nạt là những triệu chứng và dấu hiệucủa sự nội tâm hóa Rối loạn nội tâm hóa bắt nguồn từ những cảm xúc đau khổ(như buôn bã và sợ hãi) và xu hướng tram cảm, cô đơn, các triệu chứng lo lắngvà phan nan vé co thé (vi du: phan nan vé chứng đau đầu và đau bụng) Đặc biệt,xu hướng trầm cảm là kết quả thường xuyên với những thanh niên bị bắt nạt

(Schwartz và cs, 2021; Ferraz de Camargo and Rice, 2020) Smokowski va cs

(2005) cho thay trẻ bị bat nat có nguy cơ dang kể mắc chứng tram cảm Trẻthường tự ti, nhìn nhận bản than là thất bại - không thu hút, không thông minh vàkhông có gia tri Những nhận thức tiêu cực nay, làm trẻ bi bắt nạt đồ lỗi sai lầmcho bản thân về sự bắt nạt Nghiên cứu của Somdeb và cs (2016) chỉ ra mức độcao các vấn đề tâm lí như trầm cảm, stress và các chiến lực ứng phó kém nhưquan trọng hóa van dé, tự đồ lỗi, đồ lỗi cho người khác và tram ngâm suy nghĩ ởnhững học sinh bị bắt nạt học đường Theo Thapar & cs (2012), rối loạn trầmcảm đơn cực ở tuổi thiếu niên phô biến trên toàn thế giới nhưng thường không

10

Trang 15

được nhận ra Tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là ở các bé gái, tăng mạnh sau tuổi dậy

thì và đến cuối tuổi vị thành niên, tỷ lệ mac bệnh trong 1 năm vượt quá 4%.Trầm cảm có liên quan đến tỷ lệ mac bệnh đáng ké hiện tại và tương lai, đồngthời làm tăng nguy cơ tự tử Các yếu tổ rủi ro lớn nhất đối với tram cảm ở thanhthiếu niên là tiền sử gia đình bị trầm cảm và tiếp xúc với căng thăng tâm lý xãhội Theo Nair & cs (2004), 11,2% học sinh bỏ học bị trầm cảm nặng so với 3%ở học sinh đang đi học và không có ở thanh thiếu niên đang học đại học Bertha& cs (2013), các cá nhân có thé có các triệu chứng trầm cảm liên quan mà khôngđáp ứng đầy đủ các tiêu chí của giai đoạn trầm cảm chính (MDE), gọi là trầm

cảm dưới ngưỡng.

Do chịu bạo lực về thé chất và tam lý, trong ngắn hạn, nạn nhân bị bắt nạtsẽ có biéu hiện mất ngủ, phản ứng tâm lý, suy nghĩ chán nản và khó tương tác

với các bạn cùng lớp Về lâu dài, nạn nhân có thể gặp khó khăn trong mối quan

hệ với người khác và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trạng thái trầm cảm(Denise và cs, 2016) Trên thực tế, có nhiều van đề sức khỏe (Hawker và cs,

2000; Juvonen J và cs, 2003) và khó khăn trong lĩnh vực liên cá nhân ghi nhậnđược như mức độ cô đơn (Olweus, 1993), lo âu xã hội cao (Hodges E và cs,

1999; Walter va cs, 1998), sợ bị đánh giá tiêu cực, tránh né các mối quan hệ xã

hội, hoàn cảnh và sự thiếu hụt kỹ năng xã hội.

Mối liên hệ giữa bắt nạt học đường và PTSD đã được nghiên cứu trong mộtbài đánh giá tài liệu và phân tích tong hợp của 29 nghiên cứu cắt ngang (Nielsenva cs, 2015) Các kết quả đã chứng minh mối liên hệ đáng kể giữa bat nat và

điểm số chung của triệu chứng PTSD, cũng như mối tương quan đáng kể giữa

bắt nạt và các triệu chứng PTSD cụ thé Ngoài ra, có 57% nan nhân cho biết các

triệu chứng của PTSD cao hơn mức lâm sang (Nielsen va cs, 2015) Phản ứng

đối với việc bị bắt nạt là là sự kết hợp của rỗi loạn sang chấn phát triển và rốiloạn stress sau sang chấn phức tạp vì bắt nạt xảy ra theo thời gian, trong một sốtrường hợp trong nhiều năm, tại thời điểm năng lực nhận thức tiếp tục phát triển

(Idsoe và cs, 2021) Những phát hiện cho thấy việc bắt nạt trong thời thơ ấu dẫnđến phản ứng thần kinh nội tiết, tác động tiêu cực đến việc xử lý cảm xúc vàchức năng điều hành như nhận thức ngữ nghĩa, tính linh hoạt trong nhận thức vàhọc tập Điều này ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với nét mặt, khả năng suy luận

11

Trang 16

nhận thức kém và sự đau khổ, sau đó ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hành vi vàđiều tiết cảm xúc (Palamarchuk và Vaillancourt, 2022).

Bắt nat cùng trang lứa cũng gan với căng thắng hậu sang chấn và việc phơinhiễm trước bạo hành cộng đồng cũng vậy (Mynard, Joseph, & Alexander, 2000;

Luthar & Goldstein, 2004) (Margolin và Gordis (2000) về tổng quan tác động

bạo lực đối với trẻ em Theo nghiên cứu của Salazar & cs (2012), 732 thanh

thiếu niên ở độ tuổi 17 và 18 đại điện cho nhóm từng chịu sang chan đáp ứng cáctiêu chuân chan đoán PTSD với ty lệ cao, mặc dù tỷ lệ chan thương tông thékhông khác nhau theo giới tính, nhưng nam giới có nhiều khả năng bị bạo lựcgiữa các cá nhân và chan thương môi trường hơn, trong khi nữ giới có nhiều khanăng bị sang chan về tình duc hơn Những người tham gia da trắng báo cáo tỷ lệtiếp xúc với chấn thương cao hơn so với những người tham gia người Mỹ gốcPhi Ranney & cs (2016) mô tả trong số 353 thanh thiếu niên, 23,2% cho biết cáctriệu chứng hiện tại phù hợp với PTSD, 13,9% có các triệu chứng trầm cảm từtrung bình trở lên và 11,3% cho biết có ý định tự tử trong năm qua Thanh thiếu

niên thường bị bạn bẻ bạo lực thé xác (46,5%), bắt nạt trực tuyến (46,7%) và tiếp

xúc với bạo lực cộng đồng (58,9%) Bao lực thể chất từ bạn bè, bắt nạt trực

tuyến, tiếp xúc với bạo lực cộng đồng, giới tính nữ và sử dụng rượu hoặc ma túy

khác có mối tương quan thuận với các triệu chứng phù hợp với PTSD Như vậy,trong số TTN đến cấp cứu, các triệu chứng phù hợp với PTSD, triệu chứng tram

cam, bạo lực thé chất từ bạn bè, bắt nat trên mạng va tiếp xúc với bạo lực cộngđồng là phô biến và có liên quan với nhau.

1.2 Lý luận về bắt nạt học đường và một số vấn đề tâm lý của bắt nạt

12

Trang 17

Eisenberg E M và Peer Harassment (2003) nhằm loại bỏ sự khác biệt về ngoạihình, sở thích, thần tượng; kỳ thị về giới tính hoặc xu hướng tính dục, chủng tộc,

nhóm, vi trí xã hội

Dan Olweus (1993) định nghĩa bắt nat học đường (school bullying): “Trẻem là nạn nhân của bắt nat khi chúng phải tiếp xúc liên tục và kéo dai hành động

tiêu cực cố ý, gây tổn thương hay khó chịu từ một hay nhiều người Hành động

này diễn ra trong một mối quan hệ lệ thuộc về mặt tâm lý, lặp đi lặp lại một cách

đều đặn” Bắt nạt học đường là sự bắt nạt xảy ra trong trường học giữa các cánhân, thường ở độ tuổi từ 4 đến 18 tuổi (Gaffney và cộng sự, 2019) DebraPepler (2006) định nghĩa bắt nạt học đường là: “Hành động hoặc thái độ cô ý, đãđược tính toán trước, có ác ý của một hoặc nhiều người với mục đích là thườngxuyên gây thiệt hại cho người khác Thái độ này có liên quan tới sự bất tươngxứng về quyền uy và sức manh”,

Dựa trên một số quan điểm về bắt nạt học đường, cô thé hiểu đây là hành vi

hung hăng của một cá nhân hoặc một nhóm, lặp lại nhiều lần nhằm cố ý làm tônthương cá nhân khác về mặt thé chất hoặc tinh than, và thường liên quan đến mat

cân bằng quyên lực.

Bên cạnh khái niệm bat nat học đường, khai niệm bạo lực học đường cũngcó nhiều điểm tương đồng do chúng: đều là những hành vi gây hắn, mang tính

chủ đích nhằm gây tôn thương cho người khác Bảng dưới đây giúp phân biệt rõ

ràng hơn hai hiện tượng trên (Nguyễn Thị Như Trang, 2017):

mw Bắt nạt học đường Bạo lực học đường

- Là hành vi gây han từ một bên nhằm |- Là hành vi gây hanthỏa mãn cảm giác quyền lực, thé hiện |nhăm giải quyết mâu

sức mạnh đề uy hiếp bên còn lại thuẫn giữa hai bên.

nạt khi không được ngăn chặn sẽ có thể dùng một lần cho mộtkéo dài nhiều lần, theo tháng, học kì, | mâu thuẫn.

thậm chí cả năm học.

Chênh lệch |- Bên có hành vị bắt nạt luôn có sức | - Không xác định được.

13

Trang 18

M6 hình - Bên có hành vi bắt nạt thường có một | - Không xác định được.

nhóm di theo Nhóm sẽ làm tăng thêmsức mạnh của bên có hành vi bat nat.

Yếu tố dẫn |- Thường xảy ra khi có sự khác biệt | - Xuất phát khi hai bên

thậm chí không có mâu thuân gì với | cá nhân.

bên có hành vi bắt nạt.

Phân loại bắt nạt học đường

Có nhiều cách phân loại: có thể chia thành bắt nạt truyền thong va bat nat

trực tuyến (trên mang) Hoặc chia bat nat gồm trực tiếp hoặc gián tiếp (theoOlweus, 2013; Juvonen J và cs, 2014) Có ba loại bắt nạt trực tiếp: thể chất (ví dụ:đánh nhau, đầy, đá, giật tóc, ), bằng lời nói (ví dụ: đặt biệt danh, chế nhạo, )và hành vi tiêu cực có chủ ý Bắt nạt gián tiếp gồm cô lập xã hội, loại trừ (ví dụ:

ngăn cản việc tiếp cận, g1ữ lại, tránh né, ) và lan truyền tin đồn về một học sinh

khác Hoặc có thé chia bat nat học đường như sau (Tham khảo InPsychOut Cam

nang phòng chống bắt nạt học đường):

a) Bat nat thé chất: liên quan đến việc làm tổn thương cơ thể hoặc tai sảncủa một người như đánh/ đá/ véo/ đây, khạc nhỏ, lay hoặc phá đồ của ai đó, làm

cử chỉ thô lỗ hoặc ác ý dé xúc phạm đối tượng,

b) Bắt nat băng lời nói: nói hoặc viết những điều gây tổn thương như trêughẹo, chửi rủa/xúc phạm, nhận xét mang tính tình dục không phù hợp, chế nhạongoại hình/ cơ thé, đe dọa làm hại,

c) Bat nat xã hội: là các hành vi ha thấp uy tín, làm ton thuong danh duhoặc các mối quan hệ của ai đó Bao gồm: tay chay, cô lập, phát tán tin đồn hoặc

làm bé mặt, xấu hồ ở nơi công cộng.Đặc điểm của bắt nạt học đường

Một số nghiên cứu đã chỉ ra hành vi bắt nạt học đường xảy ra khi trẻ bắtdau khang định bản thân trước những người xung quanh nham thiết lập địa vị xãhội mang tính thống trị Trẻ có xu hướng có hành vi bạo lực về thân thé nhưđánh, đấm các bạn cùng trang lứa, đặc biệt là những trẻ yếu hơn về thé lực, và

14

Trang 19

hăm dọa đề đạt được sự thống trị (Rigby, 2003) Có sự khác biệt về mức độ, hìnhthức, đối tượng bị bạo lực giữa các nhóm tuổi của trẻ em (theo Rigby (2003),

Estévez và cs (2008), Pepler va Craig (2000), Wang và cs (2009)) Nghiên cứucủa Avilés và MonJas (2005), Boulton và Underwood (1992) chỉ ra, các hành vi

bạo lực thé chất có xu hướng phổ biến hơn trong nhóm trẻ nhỏ tuổi và có xuhướng gan như rất ít xảy ra ở nhóm 13-14 tuổi trở lên Wang và cs (2009) cho

thấy, càng ở những lớp học cao hơn thì hiện tượng bạo lực thể chất và lời nói

càng trở nên ít phố biến Theo Stevens và cs (2000), khi còn nhỏ, trẻ mong muốncó địa vị thống trị mà không quan tâm đến hậu quả và sự đánh giá của nhữngngười xung quanh Khi lớn hơn, trẻ bắt đầu phát triển các nhận thức về hành vicủa cá nhân một cách đầy đủ hơn trong mối liên hệ với những người xungquanh Chúng bắt đầu thực hiện những cách thức thống trị người khác bangnhững hình thức ít bị khiến trách về mặt xã hội hon Dan dan, trẻ học được cáckỹ năng và chuẩn mực về ứng xử xã hội nên sẽ bắt đầu cân nhắc về các cách giảiquyết vấn đề khác Do đó, các hình thức bắt nạt bằng lời nói và bạo lực gián tiếptrở nên phô biến hơn các hình thức bao lực thé chat (Hawley, 1999, dẫn theo

Rigby, 2003).

Bắt nat học đường xảy ra phổ biến ở trường học Olweus (2003) và Limbervà Olweus (2010) cho rằng bắt nạt thể hiện một động lực cụ thể gọi là Vòng trònbắt nạt, bao gồm các vai trò được đặc trưng bởi các hành động và hành vi đượcthể hiện bởi các bên liên quan: kẻ gây han/ké bắt nat và nạn nhân/thỏa thuận.Nghĩa là một tình huống bắt nạt thường có 2 nhân tố: đối tượng bắt nạt và đối

tượng bị bắt nạt Đối tượng bắt nạt sử dụng sức mạnh của bản thân (lợi thế hình

thể, vị thế xã hội, quyền lực, có sức ảnh hưởng tới người khác, nam được điểmyếu của người yếu thế, có đội nhóm ) để gây tổn thương cho đối tượng bị bắtnat Esplage và Asidao (2001) đã chỉ ra đặc điểm của những học sinh bắt nạt:

“Kẻ bắt nạt điển hình thường là những người có thai độ tích cực đối với bạo lực,

sự bốc dong, có nhu cầu mạnh mẽ trong việc thống trị người khác và có ít khả

năng thông cảm Về độ nồi bật, họ thường là những người có mức độ nổi ở mức

trung bình hoặc trên trung bình, thường luôn có một nhóm nhỏ ban vay xung

quanh và về thể chất, thường khỏe mạnh hơn nạn nhân (nếu là nam) Họ thườngbị thúc day bởi nhu câu quyên lực, cảm thay được “thưởng” nhờ sự gây han của

15

Trang 20

mình thông qua sự chú ý, cả tích cực lẫn tiêu cực, từ phía bạn bè và giáo viên.

Họ thường lớn lên trong gia đình có không khí thù địch” (Tt 53 - 54) Knoff

(2007) cho rằng một số kẻ bắt nạt ở thời hiện tại đã từng là người bị bắt nạt trong

quá khứ Espelage và Asidao (2001), Knoff (2007) và Dan Olweus (1993) cũng

chỉ ra nạn nhân của bắt nạt thường yếu ớt hơn, cả về thể chất và tinh thần so vớinhững kẻ bat nat và không dam kháng cự lại hành vi bắt nat Họ thường là nhữnghọc sinh có hình thức hoặc hành vi có sự khác biệt (có thể tích cực hoặc tiêucực) Ví dụ như có thé quá béo hay quá gay, qua thông minh hay hoc quá kém(Espelage và Asidao, 2001) Đối tượng thứ ba là người chứng kiến, có thể xuấthiện hoặc không Họ có thể chỉ đứng xem, né tránh, im lặng, rời đi; hoặc cũng có

thể can ngăn, đi tìm sự trợ giúp; hoặc cô vũ, hua theo và gia nhập với đối tượng

bắt nạt Người chứng kiến có nhiều nguy cơ trở thành đối tượng bắt nạt hoặc đốitượng tiếp theo bị bắt nạt.

Bắt nạt học đường ảnh hưởng tới tâm lý của thanh thiếu niên trong thời

gian đi học và cả giai đoạn khi trưởng thành (Moore và cs., 2013, 2017) Nó có

thé dẫn đến chan thương thé chất, các van đề xã hội hay cảm xúc (Palamarchuk

va Vaillancourt, 2022), hành vi (Idsoe và cs, 2021), thậm chí là tự hại và tự sat.

Nạn nhân bị bắt nạt có nhiều khả năng bị trầm cảm, lo âu (các dạng tổng quát, loâu xã hội, theo Hawker va Boulton, 2000) và đôi khi là ton thương lâu dài tớilòng tự trọng Các nạn nhân thường cảm thấy cô đơn Nghiên cứu của Espelagevà Asidao (2001, Tr 57) cho thấy, nạn nhân thường cảm thấy ngại ngần, bất lựckhi phải đối diện với tình huống bắt nạt, có xu hướng cam chịu và chấp nhận hơnviệc tìm sự giúp đỡ Do xấu hồ, tự ti, nhiều học sinh không dám chia sẻ việc bị

bắt nat với bất cứ ai, ké cả người thân DeRosier (2007, Tr 259) chỉ ra, “trên

thực tế, đa số trẻ em tin rằng việc nói chuyện với người lớn chi khiến mình bị kẻbắt nạt trả thù ghê gớm hơn" Một phần họ cảm thấy không tin tưởng người lớn

có thê giúp mình (Olweus, 1993) Chính điều này sẽ khiến nạn nhân càng dễ bị

bắt nạt và tiếp tục phải chịu đựng bắt nạt nhiều hơn Nếu bị bắt nạt dưới sự

chứng kiến của nhiều người mà không nhận được sự giúp đỡ, nạn nhân mất niềm

tin vào những người xung quanh, trở nên khép kín, sống cô độc, từ chối chia sẻvà kết giao các mối quan hệ bên ngoài Nạn nhân thường có những biểu hiện lầm

li, ít nói, mat tự tin, luôn ở trong trang thái lo lăng, ngại tip xúc với mọi người,

16

Trang 21

lo sợ khi đến trường Theo Furnham và cs (2006), những người bị bắt nạt có xuhướng kém ổn định hơn, lo âu và tram cảm nhiều hơn Họ cũng có xu hướng cótrí tuệ cảm xúc thấp và ít kĩ năng xã hội, khiến họ khó khăn hơn trong việc kết

bạn va duy tri mỗi quan hệ Họ có xu hướng né tránh xung đột, phục tùng và thụ

Nạn nhân bắt nạt - những người vừa bắt nạt và vừa bị bắt nạt- phải chịunhững ảnh hưởng nghiêm trọng nhất Theo Smokowski (2005), những người vừabắt nạt và vừa bị bắt nạt là những người có nguy cơ mắc các vấn đề về tâm thầnvà hành vi hơn những người chỉ là nạn nhân hoặc kẻ bắt nạt Tỉ lệ trầm cảm, loâu, ý tưởng và hành vi tự tử là cao nhất trong nhóm này Những người chứngkiến thuộc một trong hai nhóm: người hành động dé ngăn chặn hành vi bắt nạtvà những người không hành động Họ có thê trải qua sự gia tăng lo lắng và trầmcảm, ảnh hưởng tới kết quả học tập và tăng việc sử dụng các chất kích thích.Hoặc họ đã phản ánh nỗi sợ hãi bị trở thành nạn nhân tiếp theo, sợ bị trả thù,

hoặc đơn giản vì họ có thé không biết cách phản ứng (Berkowitz, 2014).

Hậu quả của bắt nạt học đường không chỉ giữa những học sinh với nhau.Gia đình và nhà trường phải mat rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc dé giảiquyết van nạn này Ké cả khi vụ việc được giải quyết xong, những tôn thương vềtâm lý sẽ còn kéo dài rất lâu.

1.2.1.2 Tiếp cận can thiệp bắt nạt học đường và hiệu quả của chúng

Khi gặp tình huống bắt nạt học đường, phản ứng của TTN có sự khác biệtvề giới Các em có thé cỗ găng can thiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vớihành vi bắt nạt (Berkowitz, 2014) Hoc sinh nữ thường nhờ bạn bẻ hoặc ngườilớn giúp đỡ và trao đổi trực tiếp với người gây han Hoc sinh nam chọn cáchchống trả và không nhờ sự giúp đỡ từ người khác (Cava và cs, 2021) Tuy nhiên,học sinh có thể không báo cáo cho nhân viên nhà trường vì sợ bị trả thù

(Berkowitz, 2014) Nghiên cứu của IGSR va UNICEF (2017) cho thấy trẻ cànglớn càng hạn chế tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thầy cô vì sợ vấn đề bảo mật Nạnnhân có mối quan hệ tiêu cực với giáo viên bởi cảm thấy không được bảo vệ khibị bắt nạt, phải chịu sự bat an, không nhận được sự quan tâm đúng mức từ giáoviên Có sự tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Công và cs (2015) khi nạnnhân đa phần ít chia sẻ việc mình bị bắt nạt với một ai đó Harrison (2013) cho

17

Trang 22

thay có 10% nạn nhân nói rằng người lớn đã không thê giúp gi, trong khí có 35%nạn nhân thấy bạn bè có thé giúp được nhiều hơn Theo Olweus (1993) nhữnghọc sinh ít nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên sẽ muốn nghỉ học vì sợ hãi Cava và

cs (2021) kết luận nếu trẻ được học tập trong bầu không khí tích cực thì khi bị

bạo lực, trẻ sẽ ưu tiên việc nhờ giáo viên giúp đỡ.

Các chiến lược can thiệp cho hành vi bắt nạt

Theo lí thuyết văn hóa xã hội, nhóm đồng đăng là yếu tố quan trọng có tácđộng đến việc cá nhân ứng phó bắt nạt học đường bên cạnh gia đình, trường học.Monks và cs (2009) chỉ ra bắt nạt hiếm khi xảy ra giữa hai cá nhân một cách côlập Bao lực sẽ phổ biến hơn trong các nhóm đồng đăng, noi mà sự hung hăng,thống trị và các hình thức tương tác tiêu cực được bình thường hóa Do đó, cóthê thúc đây phản ứng tích cực đối với hành vi bằng cách thách thức các hoạtđộng tiêu cực của nhóm đồng đắng và khuyến khích tập thé đánh giá lại các

chuẩn mực của nhóm Việc tập trung vào các yếu tố ngữ cảnh dẫn đến các môhình hành vi bắt nạt có thể hữu ích cho việc phát triển các chương trình can thiệp

hiệu quả.

Công nhận và kêu gọi học sinh cùng tham gia phát triển các chiến lược vàcác giải pháp dé giải quyết van dé bắt nat học đường với giáo viên có thể thúcđây học sinh phản ứng tích cực hơn khi đối mặt với bắt nạt Giáo viên cần thiếtxây dựng mối quan hệ tin tưởng, quan tâm và chia sẻ với học sinh Giải pháp chohọc sinh để lại ghi chú ân danh về các vấn đề họ gặp phải hoặc quan sát đượcvào hộp thư trong trường có thê giúp học sinh an tâm hơn và tiếp cận được sự trợ

giúp (Berkowitz, 2014) Dao tạo giáo viên về phòng chống bắt nạt, bạo lực học

đường (Sairanen & Pfeffer, 2011), cung cấp kiến thức cho học sinh các kỹ nănggiải quyết xung đột nhằm thúc day các giá trị về tôn trọng sự khác biệt, khoandung trong trường học (Berkowitz, 2014) có thể là các phương án Hợp đồnghành vi và dao tạo kỹ năng xã hội có thể có ích đối với một số kẻ bắt nạt(Morrison & Sandowicz, 1995) Những kẻ bat nat phải nhận thức được nội quycủa trường về bắt nạt và phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm kỷ luật Những họcsinh bắt nạt có thể cần dịch vụ tư vấn trong thời gian dài (Roberts & Coursol,

18

Trang 23

Phòng chống bắt nạt có mối liên hệ với phòng chống bạo lực ở thanh thiếuniên Việc chỉ tập trung vào hành vi cần loại bỏ sẽ kém hiệu quả hơn so với việcthực hiện đồng thời tập trung vào việc xây dựng bối cảnh tích cực không phủ

hợp với hành vi bắt nạt và ép buộc Các biện pháp can thiệp đa thành phần tập

trung vao trẻ em, gia đình, trường học và cộng đồng xuất hiện nên đặc biệt hiệu

quả Một số cuộc điều tra theo chiều đọc đã thử nghiệm thực nghiệm các biệnpháp can thiệp đa thành phần (xem Nhóm Nghiên cứu Phòng ngừa Vấn đề Ứng

xu, 1999; Hawkins, Catalano, Kosterman, Abbott, & Hill, 1999; Tremblay,Pagani-Kurtz, Masse, Vitaro, & Pihl, 1995).

Các chương trình can thiệp phòng chống bat nat học đường có bằng chứngchủ yếu tập trung ở phương Tây (Farrington và Ttofi, 2009; Gaffney và cs, 2019;2021) Menesini và cs (2013) đã thực hiện Can thiệp kết bạn (Befriending

intervention) trên học sinh THCS ở Ý, cho thấy có tác dụng tích cực, làm giảm

các hành vi và thái độ tiêu cực của nhóm đi bắt nạt Wong va cs (201 1) thực hiệnTiếp cận phục hồi toàn trường (Restorative Whole-school Approach) cho họcsinh tại Hồng Kông trong suốt 2 năm, nhóm được điều trị theo đã giảm đáng kểtình trạng bắt nạt, tăng thái độ đồng cảm và lòng tự trọng Chương trình phòngchống bắt nạt Olweus (The Olweus Bullying Prevention Program, viết tắt làOBPP), tỷ lệ học sinh tham gia bắt nạt với tư cách là nạn nhân và thủ phạm giảmđáng kề lần lượt ở My, Na Uy, Đức (Limber va cs, 2004; Olweus, 1994; Ossa vàcs, 2021) Tuy nhiên, để phòng ngừa hiệu quả bắt nạt học đường cần có nhiềuthời gian và nguồn lực Thời gian thực hiện chương trình từ 18 - 24 tháng là cơ

sở cho những kết quả khả quan (Olweus, 1994; Ossa và cộng sự, 2021) Tuy

nhiên, ghi nhận OBPP không hiệu quả với nhóm mẫu ở Malaysia (Yaakub và cs,

2010) Chương trình của Hunt (2007) tại Úc với số lượng mẫu nhỏ, không bao

gồm toàn bộ học sinh của trường nên không can thiệp được diện rộng; cỡ mẫu

nghiên cứu nhỏ và ít đại diện (Cong, Ngoc, Weiss, Luot và Dat, 2018; Connollyvà cs, 2015; Menesini va cs, 2003; Sahin, 2012) nên làm giảm tính khái quát của

các phát hiện (dẫn theo Hồ Thị Trúc Quỳnh và cs, 2023) Tính hiệu quả của

hướng tiếp cận toàn trường vẫn bị nghi ngờ khi các chương trình xây dựng là

khác nhau Trong một số trường hợp có thê làm tăng nạn nhân hóa và loại trừ(Vreeman và Carroll, 2007) Gaffney và cs (2019) cho rằng phương pháp tiếp

19

Trang 24

cận toàn trường có thé không phải là chiến lược tốt nhất dé chống lại hành vi bắtnat và nạn nhân hóa và cần có những biện pháp can thiệp có mục tiêu dé giúp đỡtừng nạn nhân Những nỗ lực nhằm giảm tác động tiêu cực của bắt nạt đối với

sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên đã tập trung vào việc giảm hành vi bắt

nạt còn hạn chế (Gokkaya, 2017; Menesini và Salmivalli, 2017; Jadambaa va cs,

2020) Hon nữa, việc điều tri hậu quả của bat nat thường xảy ra trong môi trường

nhóm trường học (Gokkaya, 2017).

Việc xây dựng các chương trình phòng chống bắt nạt học đường cho họcsinh ở Việt Nam còn hạn chế và chưa có đánh giá hiệu quả (Trần Văn Công vàNguyễn Phương Hồng Ngọc, 2018) Các chương trình can thiệp cũng ít đề cậpđến hỗ trợ tâm lý cho từng nạn nhân mà mang nhiều tính chất dự phòng theonhóm hơn Nhiều nạn nhân bị bắt nat đối phó bang cách cố gắng hết sức dé trở

nên vô hình Các nhà tâm lý học trường học và nhân viên xã hội nên sàng lọc và

tìm kiếm những học sinh có thê là nạn nhân của bắt nạt Điều này cực kỳ quantrọng vì hầu hết nạn nhân sẽ ít chủ động đến và yêu cầu giúp đỡ.

Trong nhiều biện pháp can thiệp bắt nạt là không khoan nhượng Trườnghọc nên xây dựng một nền văn hóa tôn trọng va công nhận, trong đó hành vi bắtnat phải bị nghiêm cắm và kỷ luật nghiêm khắc Những người trước đây từngtham gia bắt nạt cần được hướng dẫn để có những hành vi thay thế phù hợp và

hiệu quả hơn, dé được công nhận, thể hiện nhu cầu hoặc giải quyết được vấn đề

khó khăn phía sau của họ Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quantâm hơn tới học sinh (Dương Thị Thanh và cs, 2018) Hỗ trợ tốt của gia đìnhđóng vai trò quan trong trong việc giảm thiêu tỷ lệ bắt nat (Barboza và cs, 2019;

Hương DTT và cs, 2015).

1.2.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên

Lứa tuổi thanh thiếu niên

Thuật ngữ “adolescent” được đưa ra vào năm 1904 theo đề xuất của nhà

tâm lý học G Stanley nhằm để chỉ một thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn.Năm 1998, trong một tuyên bố chung giữa WHO, UNICEF, UNFPA đã thống

nhất phân loại nam nữ trẻ tudi thành ba loại sau:

- Thanh thiếu niên từ 10 — 19 tuổi,- Thanh niên từ 15 — 24 tuổi,

20

Trang 25

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi dễ dẫn đến các van dé bắt nat

Lý thuyết nhận thức của Jean Piaget (1896-1980), phân tâm học của Erik

Erikson (1902-1994), nhận thức văn hóa xã hội của Lev Vygotsky (1896—1934),

đã chỉ ra sự phát triển của trẻ về mặt sinh học, nhận thức, tình cảm và hành viqua các giai đoạn phát triển Tiếp cận các đặc điểm phát triển của trẻ ở lứa tuổithanh thiếu niên giúp tìm hiểu mối liên hệ giữa các thay đổi về tâm sinh lý theo

lứa tuôi với bắt nạt học đường.

Sự phát triển vượt bậc về thé chất khiến thiếu niên giai đoạn này trở nênlóng ngóng vụng về, thiếu khéo léo, có thể gây cho cảm giác khó chịu trong cáchoạt động Các em có găng che giấu điệu bộ không tự nhiên dé không bị chú ýtới vẻ bề ngoài của minh Chỉ một sự mia mai, chế giéu vé hinh thé, tu thé diđứng đều có thé gây ra những phan ứng mạnh mẽ với TTN (Trương Thi KhanhHà và cs 2013) Sự phát triển hệ tim mạch không cân đối: thể tích của tim tăngnhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm.Tuyến nội tiết hoạt động mạnh thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thầnkinh Quá trình hung phan chiếm ưu thế rõ rệt, sự ức chế bị kém đi Do có nhiềuthay đổi về sinh học cơ thể, điều tiết hormone khiến tâm trạng thay đổi thất

thường TTN dễ bị xúc động, có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ, không làm

chủ được mình, dễ vi phạm kỷ luật (Võ Sỹ Lợi, 2014) Hệ thần kinh của tuôi nàychưa đủ khả năng chịu những kích thích mạnh, kéo dài nên TTN dễ bị ức chếhoặc kích động mạnh Hành vi bốc đồng và phản ứng cảm xúc tăng cao ở tuôi vịthành niên xuất hiện do quá trình phát triển não bộ (Casey và cs, 2008) Nhữngsự kiện gây chấn động thần kinh mạnh có thé gây ra những hành vi không mongmuốn.

Mối quan hệ bạn bè có vai trò quan trọng ở lứa tuổi này và nhiều hành vibao lực của trẻ chịu ảnh hưởng từ nhóm bạn đồng trang lứa (Santrock, 2006).

TTN có nhu câu lớn trong giao tiép với bạn bè vì: có mong muôn được thâu

21

Trang 26

hiểu, có những người bạn thân thiết, tin cậy và được công nhận, tôn trọng Sự bathòa với bạn cùng lớp, không có bạn thân hoặc tinh ban bi pha vỡ đều sinh ranhững cảm xúc nặng nè Tình huống khó chịu nhất đối với TTN là sự phê bìnhthang thắn của tập thể, của bạn bè; còn hình phạt nặng nề nhất là bị tây chay Sựđơn độc là trải nghiệm nặng nề đối với thiếu niên (Võ Sỹ Lợi, 2014) Điều quantrọng trong mối quan hệ bạn bè là cảm giác thuộc về, có uy tín, có vị trí nhấtđịnh trong nhóm Trong các lớp học dần dần có sự “phân cực”, các nhóm bạnchơi với nhau và xuất hiện những người ít được lòng nhất Các cá nhân khôngthuộc nhóm nào thường có sự khác biệt nhất định về ngoại hình, tính cách, sởthích, Trong quá trình giao tiếp, các cá nhân với nhóm hoặc các nhóm dé mâu

thuẫn với nhau Do cảm xúc chưa 6n định, bồng bột và dễ bốc đồng, cộng thêm

thiếu kiến thức và kỹ năng kiểm soát cảm xúc, TTN dễ có những hành vi bắt nạtbạn bè Theo Erik Erikson, bắt nat là biéu hiện của khủng hoảng tâm lý xã hội,xuất phát từ xung đột giữa nhu cầu cá nhân và yêu cầu của xã hội Cá nhân đangmuốn thể hiện sự “người lớn” và đã tạo dựng cho mình lòng tự trọng rất lớn Cá

nhân dễ tự ái và hờn dỗi khi người khác có thái độ và hành vi ít thấu hiểu, tôntrọng hoặc những lời nhận xét, chỉ trích đối với trẻ.

Sự phát triển nhận thức góp phần làm nảy sinh cảm nhận “thấy mình đã trở

thành người lớn” (Trương Thị Khanh Hà và cs 2013) Tuy nhiên TTN chưa

trưởng thành về mặt xã hội, chưa biết đánh giá, kiểm soát bản năng và hammuốn của mình và chưa biết điều chỉnh hành vi, cảm xúc Khi trẻ nhỏ cần sốngcùng bố mẹ và gia đình thì TTN dần trở thành một cá nhân tách biệt gọi là cá thểhóa Bao gồm: sự phát triển tính độc lập tương đối với mỗi quan hệ gia đình, sựsuy yếu các mối quan hệ ràng buộc với các đối tượng trước đây là quan trọng vớitrẻ và gia tăng khả năng đề nhận vai trò như là một thành viên của xã hội ngườitrưởng thành (Archer,1992) TTN có thé xây dựng quan niệm về bản thân tronghoàn cảnh có các mối quan hệ với người khác, nhưng đồng thời cũng tìm cáchthiết lập sự tách biệt bằng các ranh giới Quá trình xã hội hóa của TTN dựa trênsự cân bằng giữa cá thé hóa với việc tạo thành bản ngã riêng và hòa nhập với xã

hội Nếu không có sự cân bằng, cá nhân có thể xảy ra khủng hoảng Ví dụ cá

nhân tìm kiếm mức độ cá nhân hóa rất cao thì hậu quả có thé phá hỏng các mốiquan hệ bạn bè cùng trang lứa, có thé khiến cá nhân bị loại khỏi tập thể Sau đó

22

Trang 27

cá nhân có thê tìm kiếm một cá nhân khác tương đồng cùng lứa tuổi hoặc cảmnhận về sự đánh giá của người khác sẽ bị giảm bớt (Võ Sỹ Lợi, 2014).

Tác động tâm lý quan trọng nhất đối với TTN là hình thành một bản ngãmới Sự thất bại trong việc hoàn thành một bản ngã riêng vẹn dường như chắcchắn tạo ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý sau này Waterman (1992) đã chứng minhmúi liên hệ chặt chẽ giữa sự hình thành bản ngã và hoạt động tâm lý có hiệu quả.

Ở giai đoạn này, cá nhân bắt đầu tạo ra một bản sắc giới tính, xác định vai trò xã

hội và lựa chọn mục tiêu nghề nghiệp Erik Erikson (1996) cho rằng, bước ngoặt

của giai đoạn này là khám phá ra bản sắc đích thực của mình bởi nó chiếm vị tríquan trọng trong sự phát triển nhân cách của cá nhân, giúp cá nhân hiểu được vitrí của mình trong xã hội Nếu khủng hoảng này được giải quyết, nó sẽ là tiền đề

cho sự phát triển tâm lý ở giai đoạn trưởng thành Ngược lại, cá nhân có thể xuấthiện các rối loạn ở giai đoạn sau nếu thất bại trong việc giải quyết xung đột.

TTN có nhiệm vụ tạo nên cá tính riêng, có tính độc đáo và đặc trưng cho bản

thân Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ý thức về bản ngã riêng, TTN cũng sẽ

nỗ lực vô thức duy trì sự liên tục tính cách riêng biệt của cá nhân (Erikson,1968).

TTN cần liên tục thích nghi với những thay đổi về tâm sinh lý, hoàn cảnh,môi trường bên ngoài và các trải nghiệm đa dạng hơn Do đó phần lớn TTN cómức đáp ứng thấp về sức chịu đựng, chấp nhận, thích nghi kém, dẫn đến khókhăn trong việc kiểm soát và chỉnh sửa các đáp ứng hành vi Các kích động cógiá trị tương đối nhỏ đối với người lớn, nhưng có thé là sự chuyên biến tâm trạngmạnh mẽ khiến cá nhân phản ứng ở mức độ xúc động cao: như sự hung hăng,giận hờn, buồn bã, chán nản hay thất vọng TTN có một khoảng thời gian khókhăn trong việc đối phó với sự căng thăng cao độ về cảm xúc và các phản ứngcủa mình Một loại cảm xúc lớn gây suy sụp ở giai đoạn đầu của TTN là xấu hỗ(Shave,I989) Các em thường cảm thấy bị trêu chọc, làm nhục và bối rối, chánghét và xấu hỗ về chính minh Các em hình thành cơ chế phòng vệ mạnh mẽ, có

thể bao gồm sự khước từ, chối bỏ, phóng ngoại và thu mình Barrocas và cs

(2012) nhận thấy đập vào tường là phản ứng phô biến nhất đối với nam khi gặpsự kiện căng thắng.

23

Trang 28

1.2.3 Lý thuyết nhận thức — hành vi và hiệu quả trong can thiệp bắt nat học

Thuyết nhận thức

Tiếp cận nhận thức cho rằng phản ứng của con người trước các sự kiện,tình huống trong cuộc sống là tổng hòa phản ứng của một hệ thống bao gồm:

nhận thức, cảm xúc, động cơ và hành vi (Beck, 2020) Trong đó, nhận thức đảm

nhận vai trò lý giải và đưa ra ý nghĩa cho sự kiện, tình huống diễn ra trong thựctế Nhận thức dong vai trò là yếu tố diễn dịch, giải thích, xử lý các thông tin vềsự kiện, tình huống bên ngoài Từ đó, nhận thức ảnh hưởng đến các yếu tố cònlai dé tao phan ứng Nếu nhận thức bi sai lệch, thiếu thực tế thi phản ứng của conngười sẽ bị rối loan và không phù hợp, kém thích nghi.

Beck cho rằng nhân cách được hình thành dựa trên sự tương tác giữa nhữngthứ sinh ra đã có với môi trường bên ngoài (1983) Mỗi cá nhân có các sơ caunhận thức riêng biệt Sự phản chiếu của các sơ cấu nhận thức cơ bản được xem

như các đặc tính nhân cách, phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài và

bị ảnh hưởng bởi học tập xã hội Các cau trúc chứa đựng niềm tin nền tảng vàcác giả định được hình thành rất sớm từ trải nghiệm và sự đồng nhất của cá nhân

với những người quan trọng trong cuộc đời.

Khi gặp những kích thích không giống với những niềm tin hoặc giả địnhtrước đó, cá nhân dé bị tổn thương, có thể dẫn đến stress Theo Beck (1960)"phản ứng cảm xúc được xác định bằng cách cá nhân cau trúc kinh nghiệm củamình" Các rối loạn cảm xúc xảy ra khi cá nhân có những niềm tin phi lý và suynghĩ tiêu cực Beck (1961) đã xác định ba cơ chế có liên quan bao gồm: Bộ banhận thức Các lược đồ cái tôi tiêu cực và Lỗi trong logic tư duy Trong đó, bộba nhận thức là ba hình thức tư duy tiêu cực điển hình của những cá nhân bị tramcảm: suy nghĩ tiêu cực về bản than, thé giới và tương lai Những suy nghĩ nay cóxu hướng tự động ở những người chán nản Ba thành phần này tương tác dẫn đếnsuy giảm trong nhận thức, trí nhớ và giải quyết vấn đề với người bị ám ảnh bởi

những suy nghĩ tiêu cực.

Beck (1987) tin rằng những cá nhân dễ bị trầm cảm thường phát triển mộtlược đồ cái tôi tiêu cực Họ sở hữu một tập hợp các niềm tin và kỳ vọng về bảnthân vốn tiêu cực và bi quan, có thể được hình thành từ thời thơ ấu do hậu quả

24

Trang 29

của các trải nghiệm/ sự kiện đau thương như: sự chối bỏ của cha mẹ, việc chỉtrích, bao bọc quá mức hoặc bỏ bê, các kiểu lạm dụng, bắt nạt ở trường hoặc bịloại trừ khỏi nhóm đồng đăng Những người có lược đồ cái tôi tiêu cực dé gặplỗi logic trong suy nghĩ và có xu hướng tập trung chọn lọc một số khía cạnh tiêucực của một tình huống mà bỏ qua các thông tin khác có liên quan.

Theo Beck (2011), bat đầu từ thời thơ au, cá nhân đã phát triển những ý nghĩ

nhất định về bản thân, người khác và thế giới Niềm tin cốt lõi nhất là nhữnghiểu biết lâu dai, cơ ban và sâu sắc, đến mức thường không nói rõ được Nhữngý tưởng này là sự thật tuyệt đối Niềm tin cốt lõi ảnh hưởng đến sự phát triển củamột lớp niềm tin trung gian, bao gồm thdi độ, quy tắc và giả định Những niềmtin này ảnh hưởng đến quan điểm của cá nhân về một tình huống, từ đó ảnhhưởng đến cách cá nhân suy nghĩ, cảm nhận và hành động.

Thuyết Hanh vi của B.F.Skinner

Theo Skinner, nhân cách là tập hợp những hành vi tạo tac Sự thành lập,

duy trì củng có hay sửa đôi hệ thống các hành vi tạo tác tạo nên sự hình thành và

phát triển nhân cách Các hành vi luôn xuất hiện, hành vi nào được củng cố, tăng

cường và duy trì sẽ tạo ra nét đặc trưng nhân cách.

Học thuyết của B F Skinner dựa trên nguyên lý vận hành có điều kiện.Các đối tượng luôn luôn vận động trong môi trường sống của mình Trong quátrình vận hành, các đối tượng sẽ tiếp cận có chú ý hơn với những kích thích đặcbiệt có ảnh hưởng đến chúng, gọi là kích thích củng cố/ tác nhân củng cố Kíchthích củng cô có nhiệm vụ thúc day số lần của một hành vi tăng lên trong tươnglai Đây là phản xạ có điều kiện: Một hành vi tạo ra một kết quả, kết quả ấy sẽthuyết phục đối tượng dé tạo ra xu hướng lặp lại những hành vi ấy trong tương

Điều kiện hóa tạo tác là một phương thức học tập có được thông qua các tácnhân củng cô và trùng phạt Với điều kiện hóa tạo tác, một liên kết được hìnhthành giữa hành vi và kết quả của hành vi đó Khi một kết quả tích cực có đượcsau khi thực hiện một hành động, hành động đó có khả năng xuất hiện trở lạitrong tương lai Ngược lại, các phản ứng theo sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có

khả năng lặp lại.

Trị liệu Nhận thức - Hành vi

25

Trang 30

Tiếp cận Nhận thức - Hành vi dựa trên Lý thuyết Nhận thức - Xã hội củaBandura với ba yếu tố: (1) sự kiện kích thích ngoại cảnh, (2) sự củng cô bênngoài và (3) cách quá trình nhận thức trung gian bên trong Mô hình cho thấyquá trình nhận thức diễn ra bên trong mới đóng vai trò chỉ phối hành vi bênngoài và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự diễn giải của cá nhân về tác động của sự

kiện ngoại cảnh Theo đó, cơ chế của tâm lý trị liệu là thay đôi các quá trình

nhận thức của cá nhân Như vậy hành vi thiếu thích ứng, chưa phủ hợp hoặc/ vàgây ra cảm xúc đau khd/ sai lệch là do nhận thức chưa chính xác (không nhìn

nhận rõ sự vật/ sự việc như những gi nó 1a) và suy nghĩ tự động bị sai lệch.

Muốn điều chỉnh hành vi, cá nhân cần nhận thức một cách thực tế, tích cực Từđó tác động lên cảm xúc, giúp cá nhân cảm nhận đúng về bản thân và tương táchài hòa với môi trường xung quanh (Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự, 2017).

Liệu pháp nhận thức - hành vi trong trị liệu một số van dé tâm lý liênquan đến bắt nạt

Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp CBT với đốitượng bị bắt nạt học đường, chủ yếu các nghiên cứu đều đến từ nước ngoài.Những năm gần đây, đang dần có thêm các bằng chứng chỉ ra tính hiệu quả của

liệu pháp CBT đối với vấn đề bắt nạt.

Trong trường hợp bị bắt nạt, cách cá nhân nhận thức về tình huống sẽ ảnhhưởng đến các vấn đề nội hóa và ngoại hóa (Moore và cs, 2017) Nạn nhân trảiqua các sự kiện tiêu cực, bắt ngờ và không kiểm soát được tình hình, dễ xuấthiện nhận thức lệch lạc làm tăng nguy cơ mac các van đề nội tâm bao gồm lolắng, trầm cảm và ý tưởng hoặc ý định tự tử (Kearney, 2001) CBT cải thiệnbăng cách hỗ trợ các cá nhân xác định, đánh giá và điều chỉnh nhận thức sai lệchbăng các kỹ thuật như tư duy dựa trên bằng chứng và đưa ra các chiến lược đối

phó nhận thức hữu ích (Courtney và cs, 2011) CBT tăng cường hành vi phù hợp

thông qua các kỹ thuật kích hoạt hành vi Những chiến lược này tạo ra nhữnghành vi và cảm xúc hữu ích hơn giúp củng cố những nhận thức mới, tích cực hơn

(Beck, 1976; Courtney và cs, 2011) CBT được công nhận rộng rãi vì khả năng

tăng tính linh hoạt trong nhận thức, khuyến khích tăng cường tương tác giữa các

cá nhân và giảm hành vi né tránh.

26

Trang 31

Palamarchuk va Vaillancourt (2022) giải thích thanh thiếu niên dé bị tổnthương hơn trước sự căng thang mạn tinh của việc trở thành nạn nhân bị bat natdo các phản ứng sinh học thần kinh và thời điểm tế bào thần kinh còn đang pháttriển có thể dẫn đến bệnh lý tâm thần Hơn nữa, Moore và cs (2017) cho rằng

chính việc đánh giá nhận thức hoặc cách giải thích về tác nhân gây căng thăng sẽquyết định mức độ nghiêm trọng và khả năng kiểm soát mối đe dọa của sự kiệnbắt nạt Vì vậy việc sử dụng nhiều hơn các chiến lược đối phó nhận thức hữu ích

ở TTN bị bắt nạt giúp sức khỏe tâm thần được cải thiện Ferraz de Camargo vàRice (2020) phát hiện ra rằng chiến lược đối phó nhận thức hữu ích “đánh giá lạitích cực” đã hỗ trợ giảm triệu chứng tram cảm Garnefski và Kraaij (2014)

chứng minh rằng “suy nghĩ lại' và 'tái tập trung tích cực' làm giảm trải nghiệmtrầm cảm Nghiên cho thấy CBT theo nhóm làm giảm triệu chứng lo âu và cảm

giác bi coi là nạn nhân ở những đứa trẻ từ 6—17 tuổi (Hunt và cs, 2022).

Theo hướng dẫn được phát triển bởi Viện Sức khỏe và Chăm sóc Sức khỏe

Xuất sắc (NICE, 2020) và Trường Cao đắng Tâm thần Hoàng gia Úc và New

Zealand (RANZCP; Andrews và cs, 2018), CBT được coi là phương pháp điềutrị một loạt các rối loạn tâm lý, bao gồm ý tưởng và ý định tự sát (Hua và cs,

2022), các loại lo lắng, biểu hiện tram cảm, điều tiết cảm xúc, tính linh hoạttrong nhận thức và các vấn đề về hành vi, các vấn đề tâm ly của bắt nạt (Moore

và cs, 2017; Idsoe và cs, 2021; Ferraz de Camargo và cs, 2022) CBT là một liệu

pháp hiệu quả để quản lý ảnh hưởng của những suy nghĩ vô ích đối với cảm xúcđau khổ và phản ứng sinh lý liên quan đến một tình huống nhất định thông quaviệc tăng cường tính linh hoạt về tâm lý và chống lại hành vi né tránh (Beck,

1976) Florensa và Keliat (2012) đã chứng minh tác động của CBT đến khả năngtự tin vào năng lực ban thân và chứng tram cam ở thanh thiếu niên tại các trường

trung học cơ sở.

Muslim và cs (2019) chỉ ra tham vấn thông qua liệu pháp hành vi nhận thứccó hiệu quả cải thiện hiểu biết về bắt nạt học sinh, giúp nâng cao hiểu biết về họcsinh bị bat nat Có khác biệt đáng ké về điểm trung bình trong mức độ hiểu biếtvề hành vi bắt nạt trước và sau khi bị bắt nạt CBT giúp dạy học sinh thêm nhiềukỹ năng khác nhau để khắc phục vấn đề của mình và phát triển lối sống thíchnghi Nghiên cứu của Pambudhi (2016) cho thấy việc tham vấn thông qua liệu

27

Trang 32

pháp hành vi nhận thức có hiệu quả trong việc giúp học sinh vi phạm kỷ luật

giảm bớt lo lắng về khi bị xử lý kỷ luật về hành vi bắt nạt Yahya AD (2016)

cũng chứng minh CBT có hiệu quả trong việc giảm hành vi hung hăng của thanh

thiếu niên trong trường học, hiệu quả hơn trong việc giảm hành vi bắt nạt (Dwivà cs, 2017) CBT có hiệu quả đáng kê trong việc giảm tình trạng bắt nạt ở họcsinh trung hoc va khuyến khích học sinh có hành vi bắt nạt nên được tham vấn

tâm lý (Chinweuba và cs, 2023) CBT hữu ích trong việc khắc phục các triệu

chứng ở thanh thiếu niên bị rối loạn lo âu, tram cảm, các kiêu hành vi gây rối ởtrường học, các kiểu hành vi chống đối xã hội và hung hăng, nguy cơ trở thànhnạn nhân, hoặc thiếu hụt về kỹ năng nhận thức hoặc xã hội (theo KõiIv K, 2012;

Razimoradi và cs, 2010).

Moslem và cs (2016) cũng cho thấy CBT làm giảm lo lắng, trầm cảm vàphàn nàn về thê chất (tương tự với Chu và cs (2014), Lau và cs (2010), Berry và

Hunt (2009), Fox va Boulton (2003), và Kashikar-Zuck va cs (2013).) CBT theo

nhóm tăng cường sử dung các chiến lược hướng đến vấn dé của nan nhân vàgiảm việc sử dụng các chiến lược tập trung vào cảm xúc Sau khi can thiệp,khách thé nhận thức rang không nên bỏ qua vấn đề của mình mà nên chấp nhậnvà nỗ lực giải quyết van đề Wesner va cs (2014) và Hamdan-Mansour và cs(2019) cũng kết luận các chiến lược tập trung vào vấn đề có hiệu quả hơn cácchiến lược tập trung vào cảm xúc Có nhiều yếu tố khiến học sinh trở thành nạnnhân, bao gồm cả chiến lược đối phó Trải nghiệm trở thành nạn nhân có thétrang bị cho cá nhân thành kiến khiến họ chuẩn bị cho sự thất bại Ngoài ra nạn

nhân còn mã hóa sâu thông tin tiêu cực trong trí nhớ hoặc cách giải thích tiêu

cực về các sự kiện mơ hồ (Zwierzynska va cs, 2013) CBT theo nhóm giúp moingười không chi phát hiện ra những gia định rối loan chức năng và cảm xúc tiêu

cực trong những tình huống căng thắng mà còn thách thức chúng.

Đối với rối loạn trầm cảm, điều trị tâm lý kết hợp có tỷ lệ cải thiện cao hơn

so với chỉ điều trị băng thuốc Việc kết hop CBT cùng thuốc có thé đặc biệt hiệu

quả trong việc ngăn ngừa tái phát, đặc biệt trong số những người ngừng sử dụngthuốc (Michael A F và cs, 2006) Jacob Piet và cs (2011), Teasdale, J.D và cs(2000) đã chỉ ra MBCT là một can thiệp hiệu quả như thuốc chống tram cảm duytrì, để phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu tái phát.

28

Trang 33

Frederick G.T và cs (1977) đã phân tích hiệu quả của CBT đối với trầm cảm, kếtqua chi ra rằng không có sự khác biệt giữa nhóm chỉ sử dụng liệu pháp nhậnthức và chỉ dùng can thiệp hành vi Tuy nhiên, nhóm kết hợp có hiệu quả caohơn trong việc giảm tram cảm.

John D T và cs (1982) đã khám phá được tác động ngay lập tức của điều trị

tram cảm bằng CBT với điều chỉnh suy nghĩ trầm cảm khi so sánh bệnh nhân

tram cảm vừa phải với bệnh nhân tram cảm nặng CBT tạo ra nhiều thay đôitrong những suy nghĩ chan nản, giảm đáng kế khí sắc trầm buôn, tự đồ lỗi.Augutus J.R va cs (1977) chỉ ra liệu pháp nhận thức dẫn đến cải thiện đáng ké so

với liệu pháp dược lý trên cả BDI, Hamilton và thang Raskin Hơn nữa, 78,9%

bệnh nhân trong tri liệu nhận thức cho thấy sự cải thiện rõ rệt hoặc thuyên giảm

hoàn toàn các triệu chứng so với 22,7% các bệnh nhân không sử dung Sagar V.

P và cs (2016) đã khuyến nghị điều trị tâm lý hàng đầu cho rối loạn trầm cảmchủ yếu cấp tính bao gồm trị liệu nhận thức hành vi (CBT), trị liệu giữa các ca

nhân (IPT) và kích hoạt hành vi (BA).

CBT cũng đã được chứng minh về tính hiệu quả với các trường hợp căngthang do trải qua sang chan (Celano & cs, 1996) Cohen và cs (2004) chỉ ra TF-CBT lam giam PTSD, tram cam va tong số các van dé hành vi đối với trẻ bị lamdụng tình dục Nghiên cứu khác cho thấy cả các vấn đề hậu sang chấn và triệuchứng tram cảm giảm đi đáng ké theo quy trình này (Giannopolou, 2000) Quanăm buổi gặp gỡ theo nhóm, trẻ em được dạy các chiến lược giảm thiểu ký ứcxâm nhập, xử lý các phan ứng né tránh và giảm hưng phan cơ thé.

1.2.4 Các vấn đề zâm ly là hệ quả của bat nat học đường

Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh ở TTN do bắtnạt học đường Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tôi đề cập đến hai rốiloạn tâm lý gồm: trầm cảm và stress sau sang chấn, do khách thể nghiên cứu cónhiều biéu hiện đặc trưng của hai rối loạn này.

Khái niệm rồi loạn tram cảm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Tram cảm là một rối loạn tâm than phổbiến, đặc trưng bởi sự buồn rau, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội

lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung.

29

Trang 34

Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) (2015) về các rối loạntâm than và hành vi, tram cảm là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc Biểu hiện

đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tớităng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phô biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cốgăng nhỏ Bệnh nhân thường rối loạn giấc ngủ và ăn kém ngon miệng Tính tựtrọng và tự tin hầu như luôn luôn giảm sút, thường có một vài ý tưởng về tội lỗicủa bản thân hoặc không xứng đáng Các triệu chứng này tồn tại trong mộtkhoảng thời gian tối thiểu là 2 tuần liên tục Những biểu hiện nay được coi là cáctriệu chứng có ý nghĩa lâm sàng trong việc chân đoán.

Khái niệm rồi loạn stress sau Sang chấn

Rối loạn stress sau sang chan (PTSD) hay hậu sang chấn tâm lý là một rỗiloạn tâm lý gây ton thương về mặt tâm thần, thuộc nhóm stress Người bệnhthường trong trạng thái lo âu, sợ sệt sau khi đối mặt với những sự kiện gây tônthương và thậm chí nó còn kéo dai mãi, không có dấu hiệu kết thúc nếu không

có biện pháp chữa trị.

Theo ICD 10, mã bệnh F43.1: PTSD phát sinh như một đáp ứng trì hoãn

hay kéo dai đối với sự kiện hoặc hoàn cảnh gây stress (ngắn hoặc kéo dai) cótinh chất đe dọa hoặc thảm hoa đặc biệt và có thé gây ra đau khô cho hau hết batcử ai Các yếu tố bam sinh như các đặc điểm về nhân cách hoặc tiền sử bệnh tamcăn có thé hạ thấp hoặc làm trầm trọng thêm tiễn triển của bệnh Các triệu chứngđiển hình gồm: các giai đoạn sống lại sang chan lặp đi lặp lại bằng cách nhớ lạibắt buộc, các giấc mơ hoặc ác mộng, xảy ra trên nền tang dai dang của cảm giác“tê cong” và sự cun mòn cảm xúc, tách rời khỏi những người khác, không dapứng với môi trường xung quanh, mất thích thú và né tránh các hoạt động, hoàncảnh gợi nhớ sang chan Người bệnh thường có trạng thái tăng qua mức hệ thankinh tự trị như tăng sự thức tỉnh, tăng phan ứng giật minh và mat ngủ Ở một tỉ lệ

nhỏ bệnh nhân có thê tiên triên mạn tính.

30

Trang 35

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Các phương pháp đánh giá

1.3.1.1 Phương pháp quan sat lâm sang

Phương pháp này nhằm mục tiêu ghi nhận/ mô tả sinh động nhất, đưa ranhững hình ảnh chân thực nhất về đối tượng nghiên cứu, có thể thu thập được

chính xác những thông tin định tính và định lượng.

Phương pháp giúp nhà trị liệu nhìn ra những thay đổi trong nét mặt, cử chỉ,giọng nói của TC Đồng thời, cũng giúp nhà trị liệu hiểu thêm về TC, nhìn nhậnrõ ràng hơn các cảm xúc, thái độ của TC khi tiễn hành trị liệu Khi quan sát đủkỹ, nhà trị liệu cũng sẽ nhìn ra cơ chế phòng vệ mà TC đang có đề từ đó hóa giải

chúng Nhà trị liệu không chỉ quan sát TC mà quan sát cả những người xung

quanh TC và chính bản thân mình dé có những sự điều chỉnh cho phù hợp Việchướng dẫn TC tự quan sát cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân cũng sẽ giúp

ích rất nhiều cho TC trong quá trình trị liệu Có thê thấy, quan sát lâm sàng giúpghi nhận và mô tả chính xác hơn các biểu hiện của TC, kèm theo đó là sự thayđổi của TC qua từng hoạt động trong buổi trị liệu.

Nội dung: Tri giác một cách trực quan những biểu hiện sinh động ở các mặtnhận thức, thái độ, cảm xúc, hành vi, các cơ chế phòng vệ của TC trong nhữnghoàn cảnh cụ thé.

Tiến hành thông qua quan sát trực tiếp và ghi lại những biểu hiện về hành vivà cảm xúc của TC trong quá trình trị liệu.

1.3.1.2 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Phương pháp nhằm thu thập thông tin từ TC và gia đình TC Mục đích:Đánh giá nhận thức, cảm xúc và hành vi cũng như các đặc điểm nhân cách của

TC, phân tích và sắp xếp chúng vào một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào

Hỏi chuyện lâm sàng có thể coi là công cụ hữu ích và quan trọng nhất

trong việc đánh giá một ca lâm sàng Hỏi chuyện lâm sàng trong trường hợp của

TC không chỉ dừng lại ở việc hỏi chuyện dựa trên các thang đánh giá, tiêu chuẩnchân đoán của DSM-5, HV còn khai thác chỉ tiết về mối quan hệ bạn bẻ — thầy

cô, gia đình, câu chuyện trong quá khứ, môi trường xung quanh, môi quan tâm/

31

Trang 36

hoạt động thường ngày của TC nhằm thu thập thông tin phục vụ cho quá trình

trị liệu.

Nội dung: Thu thập thông tin của thân chủ thông qua hỏi chuyện, phỏng

vấn cấu trúc, bán cấu trúc hoặc tự đo nhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, biểu

hiện nhận thức, cảm xúc hành vi cũng như các triệu chứng, cơ chế tâm lý và cầu

trúc rối loan/van đề của thân chủ, hỗ trợ việc xác định vấn dé, lập kế hoạch và

lựa chọn tiếp cận can thiệp phù hợp.

1.3.1.3 Phương pháp trắc nghiệm/ thang đo

- Thang do lường mức độ tram cảm, lo âu, căng thang (DASS-21)

DASS-21 là tô hợp 3 thang tự đánh giá được thiết kế dé sàng lọc những dauhiệu cốt lõi của trầm cảm, lo âu và căng thang Phiên bản DASS-21 gồm 21 câu,mỗi tiêu thang D, A, S có 7 câu Mỗi câu được tính điểm từ 0 (Hoàn toàn khôngxảy ra) đến 3 (Rất thường xuyên xảy ra/ Hầu hết lúc nào cũng có)

- D (Tram cảm): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn rầu, chán nản, vô vong,

tu ti, cham chap, thiéu hứng thú, mat năng lượng, không muốn tham gia các

hoạt động.

- A (Lo âu): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lang, run ray, khô miệng, khó

thở, trống ngực, đô mồ hôi và khả năng tự kiểm soát khi lo lắng.

- § (Căng thăng): Đánh giá cảm giác khó thư giãn, thả lỏng, dé buồn bã/kíchđộng, cau kinh/phan ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn.

Thang do phủ hợp với người từ 15 tuổi trở lên và thường được sử dụng vớicác TC có dấu hiệu như căng thang, buồn rau, lo lắng Thang đo có thé được sử

dụng để đánh giá mức độ đáp ứng của TC với trị liệu ở từng quá trình (Gomez,

Trang 37

Rat nặng >28 >20 >34

- Thang đánh giá tram cảm trẻ vị thành niên RADS 10 - 20

RADS là thang tự đánh giá gồm 30 mục để đánh giá mức độ hiện thời củacác triệu chứng tram cảm ở TTN Mỗi câu được tính điểm từ 0 (Hau như không)đến 3 (Hầu hết hoặc tất cả thời gian) RADS được sử dụng ở cả trong trường họcvà các cơ sở lâm sàng, nó phù hợp cho TTN trong độ tuổi từ 10 đến 20.

Cách tính điểm: Số điểm cuối cùng của thang đo được tính bang tổng điểm

của 30 đề mục Sau khi tính tổng đối chiếu với mức điểm sau:

- 5), 3 câu hỏi lảng tránh (6 - 12) và 2 câu hỏi kích thích (13 -17).

Bộ câu hỏi gồm 17 câu hỏi được đánh giá băng thang likert: (0) Hoàn toàn

không, (1) Một lần mỗi tuần/ một chút/ đôi khi, (2) 2 đến 4 lần mỗi tuần/

phần nào/ thường xuyên, (3) 5 lần trở lên mỗi tuần/ rất nhiều/ luôn luôn.

1.3.1.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Nghiên cứu trường hợp nhằm giúp xây dựng chân dung tâm lý của TC,thông qua việc tìm hiểu và mô tả các thông tin khác nhau từ những nguồn khácnhau về cùng một sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sông TC, từ đó cónhững phát hiện và nhận định riêng về các van đề của TC.

Nội dung: Tìm hiểu và mô tả tiểu sử, tiền sử, hoàn cảnh gia đình, môi

trường song, cac su kién trong cudc doi, cac mối quan hệ liên cá nhân và những

diễn biến nhận thức, cảm xúc, hành vi của TC qua từng giai đoạn phát trién.

33

Trang 38

1.3.1.5 Phương pháp lượng giá, danh giá hiệu quả can thiệp

Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả của từng giai đoạn hoặc cả quátrình can thiệp tâm lý cho thân chủ, mục đích điều chỉnh các kỹ thuật tâm lý trịliệu cho phù hợp; giúp cho thân chủ có thêm niềm tin, động lực tiếp tục nỗ lựckhắc phục các rỗi loạn của mình.

Cách tiến hành: Sử dụng lại các thang đo đánh giá trong giai đoạn đầu tiên.

1.3.2 Phương pháp can thiệp

Liệu pháp trị liệu nhận thức — hành vi (Cognitive Behavioral Therapy —

CBT) tập trung vao việc tiếp cận nhận thức (niềm tin, suy nghĩ, thái độ), thay đôi

hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các nandé trong cuộc sống CBT cho răng những sự kiện bên ngoai chỉ là yêu tố kíchhoạt, ảnh hưởng đến cá nhân; còn bản thân mới là nhân tố kiểm soát được cáchcác yếu tố ngoài thân ảnh hưởng đến mình Mục tiêu của CBT là chỉ ra cho TC:mặc dù con người không thé điều khiển được hết tat cả mọi thứ nhưng chúng tacó thê kiểm soát cách mà bản thân hiểu, tiếp nhận và giải quyết các vấn đề trongcuộc sống của.

Kỹ thuật giáo duc tâm ly

Nhà trị liệu chỉ ra cho TC về mô hình nhận thức và phân tích các yếu tốtrong mô hình Từ đó, TC có thể nhìn ra suy nghĩ và niềm tin của bản thân mớilà yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và phản ứng tâm lý của họ Việc giáodục tâm lý nhằm cung cấp kiến thức cho TC, dé TC tự nhận ra mô hình hành vi,suy nghĩ của bản thân và từ đó có thể điều chỉnh thay đôi ban thân.

Kỹ thuật thư giãn

Thường được sử dụng với những TC có căng thăng, lo lắng nhằm giúp họcảm thấy thư giãn, bình tĩnh hơn và giảm cảm giác lo lắng, sợ hãi Bên cạnh đó,

kỹ thuật còn giúp TC quản lý các cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực Là một kỹ thuật

tương đối dễ thực hiện, có thé tự luyện tập và thực hành bắt kỳ khi nào có các

cảm xúc không mong muốn.

Kỹ thuật hít thở

Day là phương pháp kiểm soát hơi thở Bang cách tập trung vào hơi thở củamình, người thực hiện sẽ kiểm soát được nhiều hơi thở hơn, thở chậm và bìnhtĩnh sẽ giúp 6n định nhịp tim và thư giãn.

34

Trang 39

Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức

Tái cau trúc nhận thức là kỹ thuật giúp xác định những ý nghĩ không phùhợp, không có ích trong việc giải quyết tình huống Kỹ thuật thách thức và thaythế những suy nghĩ tự động thành những ý nghĩ tích cực hơn, mang tính xâydựng và giải quyết được vấn đề một cách dé chịu hơn Theo mô hình nhận thức —

cảm xúc — hành vi, nếu có thê thay đổi những ý nghĩ tự động của mình, chúng ta

sẽ có thé tác động đến cảm xúc và hành vi Chiến lược tái cấu trúc nhận thức cómột số kỹ thuật mang tính chỉ dẫn như: huấn luyện, thuyết phục, thách thức và

giao bài tập về nhà Mục đích kỹ thuật nhằm thay thế các ý nghĩ tiêu cực, sailệch bằng những suy nghĩ hợp lý hơn, it gây tôn hại cho bản thân hơn và thuyết

phục cá nhân nhận ra sự phi lý của những suy nghĩ mà họ đang có.

Hoạt động giao bài tập về nhà

Giao bai tập vé nha giúp TC chủ động thực hành lại các bài tap trị liệu (nếu

có), tự xây dựng các thói quen lành mạnh và giúp quá trình trị liệu được thực

hiện liên tục (không chỉ trong thời lượng 1 tiếng của phiên trị liệu) Dành thờigian làm bai tập giúp cho các hoạt động tích cực được củng c6 và hạn chế đượcphan nào vào các hoạt động kém thích nghi trước đó.

Kỹ thuật trò chơi sắm vai

Kỹ thuật nhằm hỗ trợ cải thiện hành vi, phù hợp với những người ngại giaotiếp, thụ động và có khó khăn tương tác với người khác Việc thực hiện giúp TC

được tập dượt trước, học được cách xử lý tinh huống, mạnh dạn hơn và dự

phòng được một số phản ứng phát sinh Nhà tâm lý có thể cùng bệnh nhân thựchiện việc đảo vai Việc đặt mình vào vi trí người khác sẽ giúp ta hiểu hơn về tâmlý của đối phương, thấy đỡ sợ hơn và làm giảm căng thăng Mau chốt của kỹthuật sắm vai là giúp cho bệnh nhân dám đối diện với vẫn đề, học được hành vi

mới mà trước đó họ chưa từng làm.Kỹ thuật chánh niệm

Chánh niệm giúp chúng ta tập trung, chú ý vào hiện tại, nhận thấy được cảnhững diễn biến đang diễn ra bên trong co thé và những gì đang diễn ra bênngoài bản thân Bao gồm một loạt các kỹ năng như quan sát, chú ý tập trung vàohiện tại, quan sát mô tả, kiểm soát/ điều chỉnh cơ thé,

Kỹ năng diéu tiét cam xúc

35

Trang 40

Điều tiết cảm xúc giúp TC kiểm soát, tác động đến cảm xúc đang có nhằmhiểu về cảm xúc (sự ảnh hưởng của nó đến cơ thể, hành vị), làm chủ những cảmxúc không mong muốn, ôm ấp những cảm xúc tiêu cực khi chúng đến, không

kìm nén/ cố quên/ chịu đựng cảm xúc, làm giảm các cảm xúc không mong

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Bắt nạt học đường hiện đang là một vẫn nạn của toàn xã hội khi tỷ lệ bắtnạt học đường trong những năm gần đây đang gia tăng nhanh chóng và diễn biếnnghiêm trọng Các số liệu thống kê đã cho thấy thực trạng và hậu quả nghiêm

trọng của bắt nạt học đường đối với các vấn đề tâm lý ở thanh thiếu niên Bắt nạt

học đường có thé dẫn đến tram cam, PTSD, lo âu, thậm chí cả tự hại va tự sát.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra việc can thiệp tâm lý kịp

thời và hỗ trợ tâm lý chuyên sâu cho nhóm bị bắt nạt là điều vô cùng quan trọng.Tuy nhiên, các nghiên cứu đang tập trung phản ánh thực trạng, đề xuất giải pháptrên diện rộng mà chưa di sâu vao can thiệp trị liệu cho một trường hợp cụ thé.Hon nữa, hiện chưa có đa dạng các nghiên cứu về hỗ trợ tâm lý cho thanh thiếuniên bị bắt nạt, dẫn đến một số biểu hiện kéo dài của rối loạn trầm cảm và PTSD.

Với mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng hỗ trợ cá nhân đang gặp vấn đề tâm

ly, chương 1 của nghiên cứu “Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có trải

nghiệm bị bắt nat’ đã tông hợp các tài liệu liên quan gồm thực trạng và hậu quatâm lý của bắt nạt học đường, đưa ra một số khái niệm, đặc điểm lứa tuổi thanh

thiếu niên và lý thuyết tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu - trị liệu.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:13

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN