1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng: Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp có triệu chứng rối loạn lo âu

150 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

HOÀNG VŨ DIỆU YÉN

ỨNG DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNHVI CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ TRIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

HOÀNG VU DIEU YEN

Luận văn Thạc si chuyên ngành Tâm ly Lam sang Định hướng Ung dụng

Mã số: 8310401.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thành Nam

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ “Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trườnghợp có triệu chứng rối loạn lo âu” được tác giả thực hiện và đưa ra kết quả đánh giá,can thiệp hoàn toàn trung thực Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thành Nam Kết quả này chưa được

công bố trong bat kỳ công trình khoa học nao

Hà Nội, ngày 14 thang 11 năm 2023

Học viên

Hoàng Vũ Diệu Yến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thé thaycô tại khoa Tâm lý học trường Đại học hoa học Xã hội và Nhân văn Trong gần 2

năm học tập tại trường, thầy cô đã luôn tâm huyết truyền đạt cho tôi những kiến

thức, kinh nghiệm quý báu, giúp tôi bồi đắp lòng yêu nghề, yêu người.

Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Thành Nam, người đãhướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của

thầy, tôi đã có được nhiều thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn TC và người thân của TC đã đồng ý

tham gia đề tài và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc.

Luận văn ra đời là sự cỗ gang và tâm huyết của tôi nhưng do kiến thức củabản thân chưa thực sự chuyên sâu, thời gian thực hiện dé tài còn hạn chế nên khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được các đánh giá, góp ý củacác thầy cô giáo để luận văn của tôi được hoàn chỉnh và có chất lượng hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ha Nội, ngày 14 thang 11 năm 2023

Học viên

Hoàng Vũ Diệu Yến

Trang 5

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO

Bảng 2.1 Tiêu chuân chan đoán Rối loạn tram cảm chủ yếu theo DSM - V 31

?T11502/28./01e0›11ì0i0 81:2 0001077 40

Bang 2.3 Danh sách tình huống gây sợ hãi -2- 25552 +ESE‡E2E£Ecrkerkrrxsrs 81

Bảng 2.4 So sánh các tiêu chí trước va sau tri lIỆU 5555255 ‡ + ++sesseersss 94

Biểu đồ 2.1 Biéu đồ thang đo cảm xúc của thân chủ 2-¿©25s+cs+zxz2sc+2 91

Sơ đồ 2: Vấn đề của TC theo mô hình 5P -:- cc: 2c 2c 22222222 ss: 38

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT TRONG LUẬN VANTC Thân chủ

HV Học viên

CBT Cognitive Behavior Therapy

DSM Diagostic and Statistical Manual of Mental DisordersSô tay chan đoán va phân loại rôi loan tâm than

ICD The International Classification of Diseased

Bang phân loại bệnh quốc tế

WHO World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giớiRLLA Rỗi loạn lo âu

CBCL Child Behavior Checklist

SDQ Strengths and Difficulties Questionnaire

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

0/0670 3

1 Tính cấp thiết của dé tài s- << s< se sessEssEssEseEsEseEsesstssesersersersessese 3

2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU << 2< 9.9 99 0 0 00600000 80 4Chương 1: Cơ sở lý luận về rối loạn lo âu -e-°- sec sessessessessssess 5

1.1 Tổng quan vẫn đề nghiên cứu -2- 2s s°ssssss+sssssesseserssesserszrssre 51.1.1 Nghiên cứu về dich tễ học - k+Sx+EE+EE2E2EEEEEEEEEEEE17E121E21 7111211 xeC 51.1.2 Nghiên cứu về trị liệu tâm lý ở người rỗi loạn 10 âu - s ++xez+xerrxeree 7

1.1.3 Nghiên cứu về áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp rối loạn

I0 10

1.2 Một số van đề lý luận căn bản s s- 5° s2 sssss=ssessessesserserserssess 12

1.2.1 Định nghĩa rối loạn 10 ÂU ¿-c- + kSt+k+EE+ESEE+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrrrree 12

1.2.2 Cơ sở sinh học của 10 au - ¿+ - + 2111111112311 1 1111953111111 E21 krree 13

1.2.3 Quan điểm của liệu pháp nhận thức hành vi về rối loạn lo âu 14

1.2.4 Tiêu chuẩn chân đoán - 2-22 5£ ©2E+SEE£EE2EEEEEEEEEEEEE2EE221221 21.2 re 151.3 Các phương pháp đánh giá và can thiỆp s5 G S5 S595 5956995 18

1.3.1 Phương pháp đánh giá sử dụng trắc nghiệm và các thang đo - 181.3.2 Áp dụng liệu pháp nhận thức - hành vi trong trị liệu rối loạn lo âu 22Chương 2 Đánh giá và can thiệp một trường hợp có triệu chứng rối loạn

ÏO ÂU 000G G5 5 5S S5 5S 5 000900000000 0 0000600000000 28

2.1 Thông tin chung về thân chủ - 2-5-5 s°ssssessesssessessesserserserssesse 28

2.2 Dao đức trong đánh gia và can thiệp tâm LÝ << «5s ssssssssses 28

2.2.1 Dao đức trong tiếp nhận ca 2-25 SE‡Sx9EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrex 28

2.2.2 Đạo đức trong lựa chọn các CONG CỤ S- 3c SH re 28

2.2.3 Dao đức trong đánh giá, can thiệp và quá trình viết luận văn 28

2.3 Đánh giá 0 cọ cọ Họ Họ 0 T0 00 00000096000 29

Trang 8

2.7 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp - s5 sss©sseseesessessessesee 102KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ -.<- << 5° 5£ s£ s£ssessesese=sessesses 104cai 8 104

2 9à 6) 088 104TÀI LIEU THAM KHẢO 2° << s£ s£©s££s££ss£seEseEssEssessessersersee 106

Trang 9

Ap dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường

hợp có triệu chứng roi loạn lo âu

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rối loạn lo âu (RLLA) là một tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến hiện

nay Theo WHO, vào năm 2019 có 301 triệu người dang chung sông với chứng rối

loạn lo âu bao gồm 58 triệu trẻ em và thanh thiếu niên Tỷ lệ bệnh nhân từng mặcrối loạn lo âu trong đời lên đến 31%, tuy nhiên đáng buồn là hầu hết họ thường

không được chan đoán và điều trị kịp thời ( Katzman, 2014) Điều này xảy ra phầnlớn là do nhận thức của người dân về các rối loan tâm thần nói riêng và sức khỏe

nói chung chưa đúng và chưa đủ Ngoài ra, khá nhiều nghiên cứu cho thấy rối loạnlo âu thường xảy ra đồng thời với các rối loạn khác như tram cảm nặng, rỗi loạn

triệu chứng cơ thể, rối loạn nhân cách và rối loạn lạm dụng chất gây nghiện

(Kessler và cộng sự, 2005) Điều này có kha năng gây ra sự nhầm lẫn giữa các triệu

chứng của các vấn đề tâm lý khác nhau với lo âu.

RLLA có ảnh hưởng đáng kế đến toàn bộ đời sống của người bệnh: sứckhoẻ, hoạt động trí não, hoạt động thể chất, mối quan hệ liên cá nhân, họctập, Việc điều trị kịp thời là cần thiết, giúp giảm thiêu được những hậu quả tiêu

cực và lâu dai đối với người bệnh Trên thế giới hiện nay, RLLA có thé được điều

trị bằng liệu pháp hoá được hoặc (và) liệu pháp tâm lý Trong đó, liệu pháp nhậnthức hành vi (CBT) được cho là đem lại hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát hơn so

với các liệu pháp tâm lý khác (Baldwin, 2014) Liệu pháp CBT tập trung giúp bệnh

nhân điều chỉnh những diễn giải không hợp lý về sự nguy hiểm, học cách kiểm soátnỗi sợ về các triệu chứng của ban thân đồng thời giảm thiêu những hành vi né tránh,

tăng khả năng làm chủ vấn đề Các thành phần chủ yếu được sử dụng của CBTtrong điều trị RLLA bao gồm: Tự theo dõi (Self-monitoring), Huấn luyện thư giãn

Trang 10

(Relaxing training), Liệu pháp nhận thức (Cognitive Therapy), Luyện tập các bai

tập thư giãn và các chiến lược ứng phó (Borkovec và cộng sự, 2004).

Trong quá trình học tập và thực hành tại các cơ sở thăm khám, chăm sóc sức

khỏe tâm lý, tôi nhận thay rang rất nhiều bệnh nhân mắc rối loạn lo âu có nhận thứcchưa đầy đủ về bệnh lý này, có xu hướng giảm nhẹ hoặc phóng đại triệu chứng, và

chưa được trang bị những chiến lược dé ứng phó với nỗi lo sợ Họ thường có xu

hướng diễn giải những vấn đề của bản thân dựa trên kinh nghiệm hoặc những nguồnthông tin không qua kiểm chứng, hoặc né tránh và phủ nhận vấn đề, từ đó cản trởviệc họ đến thăm khám kịp thời và được điều trị chính xác.

Từ những nghiên cứu về hiệu quả can thiệp của liệu pháp nhận thức hành vi

(CBT) đối với rối loạn lo âu, cùng với những quan sát thực tế của bản thân tôi trong

quá trình thực hành, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Áp dụng liệu pháp nhận thứchành vi cho một trường hợp có triệu chứng rỗi loan lo âu” cho luận văn tốt nghiệp

chương trình dao tạo thạc sĩ Tâm lý học lâm sang.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- _ Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước về việc áp dụng liệu phápnhận thức hành vi trong điều trị rối loạn lo âu

- Ap dụng liệu pháp nhận thức hành vi để hỗ trợ một ca thân chủ có triệu

chứng rối loạn lo âu

- Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi để đánh giá, chân đoán, định hình

trường hợp một ca thân chủ có triệu chứng rối loạn lo âu

- Pua ra một số kiến nghị trong việc áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi

trong hỗ trợ trị liệu rối loạn lo âu

Trang 11

Chương 1: Cơ sở lý luận về rối loạn lo âu

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu về dịch tễ học

Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu đang có xu hướng tăng cao và khởi phát sớm Ướctính có khoảng 4,05% dân số toàn cầu mắc chứng rối loạn lo âu, tương ứng với 301triệu người Bên cạnh đó, sé lượng người bi ảnh hưởng bởi rỗi loạn lo âu đã tănghơn 55% từ năm 1990 đến năm 2019 Các số liệu về rối loạn lo âu cho thấy tỷ lệmắc và tỷ lệ số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật ngày càng tăng.Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Syed và cộng sự kết luận rằng Bồ Đào Nha là

nước có tỷ lệ mắc rối loạn cao nhất (8.671 trường hợp trên 100.000), tiếp theo làBrazil, Iran và New Zealand Ty lệ mac bệnh cao hơn ở các khu vực có thu nhập

cao Phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao gấp 1,66 lần so với nam giới (Syed

Fahad Javaid và cộng sự, 2023).

Có nhiều nguyên nhân cho sự khác biệt về tỷ lệ mắc chứng rỗi loạn lo âugiữa các quốc gia Đầu tiên, nhiều quốc gia có thái độ miễn cưỡng khi thừa nhậncác triệu chứng của rỗi loan tâm thần Thứ hai, rối loạn lo âu có thé được thé hiện

theo những cách khác nhau trong các bối cảnh và bảng câu hỏi khảo sát có thểkhông giải quyết đầy đủ sự khác biệt này Ranh giới giữa đau khổ (bình thường) vàrỗi loạn (bệnh lý) có thé không rõ ràng khi các phản ứng cảm xúc, chang hạn như lolắng, có khả năng thích ứng trong một số bối cảnh bối cảnh cụ thé Thứ ba, các cuộc

phỏng vấn được sử dụng trong khảo sát dịch tễ học có thể có sai sót trong cách đặt

câu hỏi dẫn đến những thành kiến khác nhau giữa các quốc gia Thứ tư, các điều

kiện thực địa trong các cuộc khảo sát này (ví dụ: mức độ nghiêm ngặt trong đào tạo

người phỏng van, quy trình giám sát dé kiểm soát chất lượng và lay mau) có thé

khác nhau giữa các quốc gia theo Thứ năm, có thể có sự khác biệt thực sự về mức

độ phổ biến của rối loạn tâm thần giữa các quốc gia, phan ánh sự khác biệt quan

trọng về các yêu tô nguy cơ và kha năng phục hồi theo vùng địa lý (Dan J.Stein và

cộng sự, 2022).

Trang 12

Đối với nhóm đối tượng thanh thiếu niên, một nghiên cứu phân tích tổng hợpdịch tễ học cho thấy trong số các rối loạn tâm than, rối loạn liên quan đến lo âu/sợhãi là nhóm rối loạn có tỷ lệ khởi phát cao thứ hai, với tỷ lệ khới phát năm 14, 18,

25 tudi là 38,1%, 51,8%, 73,3% (Solmi và cộng sự, 2022).

Nghiên cứu Lester cùng các đồng nghiệp cũng đã kiểm tra tỷ lệ nhập viện

của nhóm đối tượng thanh thiếu niên với một chân đoán mới liên quan đến rối loạn

lo âu Mẫu được đo lường từ năm 2015 đến 2019 thông qua số liệu của mạng lưới

PCHA bao gồm 59.484 trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 18 tuổi Kết quả cho

thấy tuổi trung bình của thanh thiếu niên mắc rối loạn lo âu là 13 tuổi, 58,8% là nữvà nhóm người chủng da trang có tỉ lệ mắc cao nhất là 40,6% Ti lệ ca chỉ có chan

đoán rối loạn lo âu mà không kèm theo các triệu chứng rối loạn khác là 53%, tỉ lệ ca

chan đoán rối loan lo âu có kèm theo tram cảm là 16,1% (Talia R Lester và cộng

số này là lạm dụng rượu (5,3%), tram cảm (2,8%) và lo âu (2,6%) (Vuong và cộng

sự, 2011).

Báo cáo tổng kết nội bộ của Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết từ năm

2019 đến năm 2023, tỷ lệ bệnh nhân lo âu khám ngoại trú trên tong số bệnh nhânluôn tăng (từ 2,3% đến 9,2%) Trung bình năm năm tỷ lệ số người khám ngoại trúmắc lo âu là 5,9% Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết tỷ lệ bệnh nhân lo âu điều trị nộitrú trung bình trong 5 năm là 12,7%, trong đó phần trăm cao nhất là năm 2022 là17,7% Trong số những bệnh nhân nhập viện điều trị, ty lệ rối loạn lo âu tram cảm

chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau các rối loạn liên quan đến stress (39,6%) (Khoa sức

khỏe vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung Ương, 2023).

Trang 13

Như vậy, rỗi loạn lo âu là một tình trạng rỗi loạn tâm thần phổ biến ở nhiềuquốc gia và nhiều độ tuổi Đối với độ tudi thanh thiếu niên, số lượng ca mắc rốiloạn lo âu chiếm một tỉ lệ đáng lưu ý.

1.1.2 Nghiên cứu về trị liệu tâm lý ở người rỗi loạn lo âu

Trị liệu tâm lý ở người rỗi loạn lo âu là một lĩnh vực có lịch sử phát triểnnhiều năm, với đa dạng các liệu pháp khác nhau.

Một nghiên cứu về áp dụng liệu pháp phân tâm trẻ em trong trị liệu rối loạnlo âu được thực hiện trên 30 khách thé trẻ từ 4 đến 10 tuổi cùng với bố mẹ của cácem Đề tham gia vào nghiên cứu, trẻ em phải đáp ứng các tiêu chí về chứng rối loạnlo âu , đồng thời đáp ứng các tiêu chí loại trừ là (1) không có rối loạn tâm thần, tự

sát cấp tính hoặc rối loạn lạm dụng chất gây nghiện từ cha mẹ; (2) không khiếm

khuyết về nhận thức (IQ 70); hoặc (3) chưa từng điều trị tâm thần hoặc tâm lý trịliệu Trong khi 18 gia đình được điều trị ngay lập tức, 12 gia đình còn lại sẽ được

đưa vào danh sách chờ (6 tháng) Các phân tích về sự cải thiện các triệu chứng dựa

trên sự so sánh giữa các nhóm (điều trị so với danh sách chờ) cũng như đữ liệu theodõi trước và sau 6 tháng ở tất cả các gia đình (bao gồm cả các gia đình trong danh

sách chờ) Trong số 27 khách thể hoàn thành toàn bộ thời gian nghiên cứu, 18 trẻ

(66,78%) được cho không còn bat kỳ triệu chứng nào của rối loạn lo âu (trong đó

không có trẻ nào từ danh sách chờ được chuyền qua điều trị) Thông qua 2 bảng hỏi

tự báo cáo là SDQ và CBCL trước và sau 6 tháng điều trị, các triệu chứng rỗi loan

của những trẻ trong nhóm được áp dụng liệu pháp phân tâm cho thấy sự suy giảm

đáng ké : SDQ Vấn dé cảm xúc giảm từ 5.94 xuống 3.31, CBCL Lo 4u/Tram cảmgiảm từ 9.50 xuống 5.56 Trong khi đó con số này ở nhóm trẻ trong danh sách chờlại không có sự thay đổi rõ ràng, với SDQ Van đề cảm xúc giảm từ 5.67 xuống 4.75và CBCL Lo âu/Trầm cảm từ 11.83 xuống 10.87 Như vậy có thé thấy việc áp dụngliệu pháp phân tâm trẻ em trong điều trị rối loạn lo âu đem lại những hiệu quả vô

cùng tích cực Tuy nhiên, nghiên cứu cũng thừa nhận một số những hạn chế như sự

đa dang trong lựa chọn khách thé thấp (Hau hết trẻ đều là người châu Âu da trang),hay thời gian được tiếp nhận điều trị của nhóm bệnh nhân trong danh sách chờ kéo

Trang 14

dài hơn bình thường, có thé gây ra một số sai lệch nhỏ trong số liệu cũng như cónguy cơ về đạo đức nghề (Tanja Göttken và cộng sự, 2014).

Nghiên cứu về ứng dụng Liệu pháp nhân văn và Liệu pháp tích hợp trongđiều trị trầm cảm, rối loạn lo âu vào năm 2013 cũng chỉ ra những hiệu quả đáng ghi

nhận Nghiên cứu thực hiện tại một trung tâm dịch vụ trị liệu tâm lý ở Anh, với sựtham gia của 67 nhà trị liệu (có giám sát lâm sàng) thực hành theo các hướng tiếp

cận khác nhau : Liệu pháp Phân tích tương thích (10.9%) Tiếp cận Gestalt (12.8%),Tiếp cận thân chủ trọng tâm (34.6%) và Tiếp cận tích hợp (41.7%), cùng với 321khách thé là khách hàng, trong đó 74.9% khách hàng có rối loạn lo âu Nhữngkhách hàng này sau khi trải qua những phiên đánh giá ban đầu sẽ được chia thành 2

nhóm dé theo dõi: nhóm 1 bao gồm những người sẽ tiếp nhận trị liệu từ 5 phiên đến

nhiều hơn , và nhóm 2 là những người không tiếp tục tri liệu sau 4 phiên hoặc ít hơn(chỉ mới hoàn thành các phiên đánh giá ban đầu) Đối với bệnh nhân có rối loạn lo

âu, kết quả được đo lường bằng thang đo GAD-7 cho thấy rằng những bệnh nhân ở

nhóm 1, tỉ lệ cải thiện triệu chứng là rất cao chiếm khoảng 77.5%, 5.1% không cósự thay đổi và 17.4% có triệu chứng tăng nặng Còn đối với nhóm 2, tỉ lệ cải thiệntriệu chứng chỉ khoảng 28.4%, trong khi tỷ lệ triệu chứng tăng nặng lên đến 38.5%.Về phía các nhà trị liệu, họ cùng với giám sát lâm sàng đã đánh giá mức độ tuân thủcủa bệnh nhân khi áp dụng theo những hướng tiếp cận khác nhau Kết quả cho thấynhững bệnh nhân được tri liệu theo tiếp cận Gestalt và tiếp cận tích hợp có mức độ

tuân thủ cao nhất, lần lượt là 86.5% và 96.1%, và thấp nhất là tiếp cận thân chủ

trọng tâm với 54.9% (Biljana, Ciara, 2013).

Một nghiên cứu khác về hiệu quả của Liệu pháp Gestalt trong điều trị các rồinhiễu tâm lý với 22% khách thé có rối loạn lo âu đã chỉ ra rang các khách hangtrong nhóm Gestalt khi bắt đầu trị liệu sẽ có phản ứng đau khổ hơn một chút so với

những nhóm khác như CBT, Thân chủ trọng tâm, Tâm động học Tuy nhiên nghiên

cứu cũng khẳng định rằng về mặt hiệu quả trị liệu, liệu pháp Gestalt được coi là cóhiệu quả tương đương với các phương pháp trị liệu trên với kết quả 56.3% bệnh

nhân tham gia nghiên cứu có sự cải thiện tích cực (Stevens và cộng sự, 2011).

Trang 15

Chánh niệm cũng là một phương pháp đang được ứng dụng trong trị liệu rốiloạn lo âu Chánh niệm chủ yếu dựa trên những cân nhắc về thân và tâm của Phậtgiáo Điều này bao gồm việc xem đau khổ của con người như một phần trong cách

con người đối phó với một số quá trình tiêu cực của tâm trí: con người gia tăng đau

khổ và buồn phiền khi họ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực Chánh niệm cố

gắng hướng dẫn một cách mới để làm việc với những cảm xúc tiêu cực thông qua

các quy trình và chiến lược khác nhau (quan sát, mô tả, hành động có nhận thức,

không phán xét và không phản ứng), dựa trên việc tập trung vào thời điểm hiện tại.

Một nghiên cứu tổng quan thu thập dữ liệu từ 12 nghiên cứu từ 2003 đến 2020 vềáp dụng tiếp cận chánh niệm khi điều trị lo âu đã chỉ ra rằng hầu hết các tác giả đều

công nhận hiệu quả của liệu pháp này trong việc làm thuyên giảm các triệu chứng

thường thấy của rối loạn lo âu Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những tác giả, nhưHoffmann và cộng sự (2010) thừa nhận rằng mặc dù liệu pháp chánh niệm rất hữuích để giảm mức độ lo lắng cho người tham gia đang có mức độ lo lắng cao, nhưngnó không có nhiều tác dụng khi được áp dụng cho những người được chân đoánmắc chứng rối loạn lo âu.

Một nghiên cứu khác về Trị liệu Chấp nhận và Cam kết đành cho bệnh nhânrỗi loạn lo âu cũng đã được thực hiện trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đốichứng Nghiên cứu thực hiện với 31 khách hàng mắc rối loạn lo âu lan tỏa được chỉđịnh ngẫu nhiên vào 2 nhóm: điều trị ngay lập tức hoặc điều trị trì hoãn Kết quả đo

bác sĩ lâm sàng đánh giá và tự báo cáo chỉ ra rằng việc sử dụng liệu pháp này đã

giúp giảm đáng kể các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa, và sự thuyên giảm này

được duy trì sau khi đánh giá theo dõi vào 3 và 9 tháng sau Hơn nữa, khi kết thúc

điều trị, 78% khách hàng không còn đáp ứng các tiêu chí chân đoán rối loạn lo âu

lan tỏa và 77% khôi phục được khả năng thực hiện các chức năng cao (Katie Sharp,

Những nghiên cứu trên đều chỉ ra răng áp dụng trị liệu tâm lý đem lại những

hiệu quả tích cực và đáng ghi nhận khi điều trị cho các bệnh nhân có rối loạn lo âu.Những bệnh nhân được điều trị kịp thời, với sự giám sát và đánh giá chặt chẽ sẽ

Trang 16

thuyên giảm triệu chứng và duy trì được tình trạng ôn định tốt hơn so với các bệnhnhân trì hoãn điều trị hoặc không tiếp nhận điều trị Các nghiên cứu cũng nhận định

rằng khả năng bệnh nhân rỗi loạn lo âu tự hồi phục tự nhiên mà không sử dụng bất

kỳ hình thức điều trị nào là rất thấp.

1.1.3 Nghiên cứu về áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp rỗi

loạn lo âu

Các nghiên cứu về việc sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp

cho thân chủ có rối loạn lo âu cho thấy được những hiệu quả của chúng.

Một nghiên cứu về hiệu quả của những phương pháp điều trị rối loạn lo âuđã cho thấy liệu pháp hành vi nhận thức được phát hiện là có tác dụng tương đương

với tất cả các loại rối loạn lo âu so với thuốc giả được Trong trường hợp chỉ nghiên

cứu những thay đổi trước và sau, thì hiệu quả liệu pháp được lý (thuốc ức chế táihấp thu serotonin và norepinephrine có chọn lọc là rõ rệt hơn so với liệu pháp hànhvi nhận thức Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc hợp được trị liệu với tâm lý trị liệuthường không có kết quả tốt hơn so với đơn trị liệu bằng một trong hai lựa chọn

(Borwin Bandelow và cộng sự, 2015).

Một nghiên cứu đã tiến hành một số phân tích tổng hợp đề kiểm tra tác độngcủa CBT đối với chứng rối loạn lo âu ở thanh thiếu niên Nghiên cứu phân tích 87nghiên cứu (với số khách thé là 5964 ) kiểm tra sự thuyên giảm của chan đoán rối

loạn lo âu nguyên phát sau điều trị cho thấy những thanh niên ở nhóm được trị liệu

bằng CBT có tỷ lệ thuyên giảm là 49,4%, trong khi con số này ở những người điềutrị trì hoãn hoặc không điều trị chỉ là 17.8% (James AC và cộng sự, 2020).

Cũng có cùng định hướng nghiên cứu về điều rối loạn lo âu ở trẻ em và

thanh thiếu niên, một phân tích tổng hợp đã được thực hiện để so sánh hiệu quả các

loại tâm lý trị liệu khác nhau trên nhóm đối tượng này Nghiên cứu thực hiện 101

thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với tổng số 6625 bệnh nhân trong các phân tích.Có 11 liệu pháp tâm lý khác nhau bao gồm: trị liệu hành vi (BT), BT nhóm và cánhân, BT cá nhân có sự tham gia của bố me, trị liệu hành vi nhận thức (CBT), nhóm

CBT có sự tham gia của phụ huynh, CBT cá nhân, CBT cá nhân và nhóm, CBT cá

10

Trang 17

nhân có sự tham gia của phụ huynh, CBT hỗ trợ qua internet, CBT dành cho phụ

Huynh, liệu pháp đọc sách CBT (Bibliotherapy CBT) Trong nhóm đối chứng baogồm giả được, không điều trị, điều trị như bình thường Tất cả các liệu pháp tâm lý

đã cho thấy có hiệu quả hơn so với nhóm đối chứng Trong tất cả các phương pháp

điều trị, chỉ có CBT là nhóm có hiệu quả cao hơn trong điều trị 8 các triệu chứng lo

âu so với các liệu pháp tâm lý khác hoặc các điều kiện kiểm soát cả sau điều trị va

theo déi ngắn hạn (thời gian điều trị cấp tính trung bình là 12 tuần và thời gian theodõi lâu nhất là 6 tháng) Dựa trên nghiên cứu này, CBT nhóm có thể là phươngpháp điều trị ban đầu cho thanh thiếu niên mắc rối loạn lo âu Tuy nhiên phát hiện

này cũng cần nghiên cứu thêm (Zhou X, 2018).

Một nghiên cứu dựa trên tông hợp tài liệu đã mang lại 25 nghiên cứu có liênquan đến ứng dụng CBT cho những người tham gia mắc rối loạn sợ xã hội Cácphân tích tổng hợp đa biến về đánh giá sau điều trị, cho thấy CBT có hiệu quả vượt

trội trong việc giảm lo âu xã hội, tram cam, lo âu chung va cải thiện chất lượng

cuộc sống Trong nhóm cho thấy rằng 12 tháng trở lên sau khi điều trị CBT, cáctriệu chứng tiếp tục cải thiện đối với chứng lo âu xã hội và chất lượng cuộc sống và

mức tăng được duy trì đối với chứng trầm cảm và các triệu chứng lo âu chung

(Reuben Kindred và cộng sự, 2022).

Với quan điểm cho rằng ứng dụng CBT trong thời gian dài có tác dụng điềutrị triệu chứng hơn là tăng cường sự hạnh phúc cho bệnh nhân có rỗi loạn lo âu.Nghiên cứu đánh giá trên 618 khách thể đang được điều trị với CBT cường độ caocho các rối loạn trầm cảm/lo âu Kết quả cho thấy tại phiên điều trị cuối cùng, cácmẫu tiếp tục đạt điểm dưới mức trung bình chung về hạnh phúc Trong tổng sốkhách thể hoàn thành thực nghiệm 339 cá nhân (55%) có biểu hiện tiều tuy, 191 cá

nhân (31%) ở mức trung bình và chỉ 88 cá nhân (14%) đang gia tăng sự hạnh phúc.

Về mặt triệu chứng, trên tổng số các khách thể, có 206 người không cải thiện về cảtriệu chứng và sự hạnh phúc, 243 người phục hồi cả hai mặt, 36 người chỉ phục hồivề tình trạng hạnh phúc và 133 người chỉ phục hồi về mặt triệu chứng Như vậy tác

giả đưa ra nhận định răng việc áp dung CBT đôi với bệnh nhân rôi loan lo âu sẽ

11

Trang 18

giúp họ thuyên giảm các triệu chứng tốt hơn so với việc tăng cường sự hạnh phúcvề tinh than (Emily Widnall và cộng sự, 2020).

Một nghiên cứu trong nước của tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2020) về “Tíchhợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức hành vi điều trị rối loạn loâu” Nghiên cứu thực hiện can thiệp trên 5 trường hợp bệnh nhân rỗi loạn lo âu, với

8-10 buổi trị liệu bằng 2 phương pháp tích hợp, các bệnh nhân được kiểm tra bang

thang đo Zung trước và sau khi trị liệu, kết hợp cùng nhật ký trị liệu của nhà tâm lý.

Kết quả cho thấy, việc tích hợp kỹ thuật hoạt hóa hành vi với liệu pháp nhận thức

hành vi đem lại hiệu quả cải thiện tích cực sau 8 — 10 buổi điều trị Theo đó, sau khiđược can thiệp, các triệu chứng về nhận thức, cảm xúc, hành vi của thân chủ được

cải thiện tốt nhất, sau đó là sự cải thiện về nhóm triệu chứng sinh lý thông qua ghi

nhận thay đổi trong thời gian theo dõi 3 tháng Đánh giá riêng từng trường hợp tối

loạn lo âu tham gia quá trình trị liệu, sau khi được can thiệp kết hợp hai kỹ thuật tái

cau trúc nhận thức và hoạt hóa hành vi, mỗi thân chủ đều có những cải thiện đáng

Nhìn chung các nghiên cứu về áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong can

thiệp rỗi loan lo âu đều khăng định về hiệu quả vượt trội nó trên bệnh nhân so với

những người không điều trị hoặc trì hoãn điều trị.

1.2 Một số vấn đề lý luận căn bản

1.2.1 Định nghĩa rồi loạn lo âu

Theo DSM-5, nhóm rối loạn lo âu là các rối loạn có chung đặc điểm gồm sựsợ hãi và lo âu quá mức, cùng với các rối loạn hành vi liên quan Sợ hãi là phản ứngcảm xúc đối với mối đe dọa thực sự sắp xảy ra hoặc nguy cơ nhận thức được, trong

khi đó lo âu là dự đoán về mỗi đe dọa trong tương lai Bởi khái niệm này đã được

công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nghiên cứu này sẽ kế thừa định

nghĩa này.

Giữa rồi loạn lo âu và lo âu thông thường có những điểm khác biệt Lo âu là

một cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những yếu tố có hại cho con người,

giúp bảo vệ con người khỏi những mối nguy hiểm trong cuộc sống Tuy nhiên khi

12

Trang 19

cơ chế này liên tục xuất hiện trong một thời gian kéo dài, ké cả với những tìnhhuống mà mức độ nguy hiểm không tương xứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đếncuộc sống của thân chủ thì khi đó sẽ được đánh giá là tình trạng lo âu bệnh lý.

1.2.2 Cơ sở sinh học của lo âu

Chức năng chính của nỗi sợ hãi và lo lắng là hoạt động như một tín hiệucảnh báo nguy hiểm, đe dọa hoặc xung đột động cơ và kích hoạt các phản ứng thíchứng thích hợp Sợ hãi hoặc lo lắng dẫn đến biểu hiện một loạt hành vi thích ứng

hoặc phòng thủ, nhằm mục đích thoát khỏi nguồn nguy hiểm Những hành vi này

phụ thuộc vào bối cảnh và tập tính của loài Các chiến lược đối phó tích cực đượcsử dụng khi có thể thoát khỏi mối đe dọa và những thay đổi tự chủ liên quan đến

các chiến lược tích cực này chủ yếu được thực hiện qua trung gian kích hoạt hệ giao

cảm (tăng huyết áp, nhịp tim nhanh) Đây là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy Cácchiến lược đối phó thụ động, chăng hạn như bat động hoặc đóng băng, thường đượcđưa ra khi mối đe dọa là không thể tránh khỏi và thường được đặc trưng bởi sự ức

chế thần kinh tự chủ (hạ huyết áp, nhip tim chậm) và nhịp tim chậm rõ rệt hơn tangphản ứng thần kinh nội tiết (kích hoạt trục hạ đồi-tuyến yén-tuyén thuong than va

tăng tiết glucocorticoid) Loại phan ứng thụ động này ban dau được mô ta như một

chiến lược rút lui bảo toàn Các mach não cụ thé đường như điều phối các phản ứngđối phó riêng biệt với các loại tác nhân gây căng thắng khác nhau

Hệ thống thần kinh tự trị bao gồm2 tiêu hệ thống đối lập là hệ thần kinh giao

cảm (SNS) và hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) Khi SNS hoạt động, nó chịu trách

nhiệm về phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy và chuẩn bị cho các cơ quan hành độngbang cách khiến tuyến thượng thận tiết ra Adrenaline và Noradrenaline giúp cơ thécó năng lượng dé kích hoạt các hoạt động Ngược lai PNS thì chịu trách nhiệm chophản ứng nghỉ ngơi và thư giãn Những cảm giác này có thể bao gồm: chóng mặt,

choáng váng, đau ngực, tim đập nhanh, ngứa ngáy, khó thở, buồn nôn, đau bụnghoặc đau dạ dày, khô miệng, táo bón và đồ mồ hôi.

Cortisol là một loại hormone kích hoạt quá trình trao đổi chất và kích hoạt

phản ứng “chiến dau hoặc bỏ chạy” của co thé, đồng thời tăng cường hoạt động của

13

Trang 20

các “hormone căng thăng” khác như adrenaline và noradrenaline Do đó, cortisol làmột trong những chất thường được sử dụng làm dấu ấn sinh học gây căng thăng.Một nghiên cứu đã xác nhận tầm quan trọng của cortisol đối với tình trạng căngthăng cấp tính (Miller và cộng sự, 2007) Trong số những người tham gia nghiêncứu, các tác giả thấy rằng nồng độ cortisol trong nước bọt của họ vào buổi sáng

giảm, đồng nghĩa với việc giảm cường độ của tác nhân gây căng thăng Tuy nhiên,

do mức độ căng thăng liên tục cao, cơ thê con người thường xuyên phải tiếp xúc với

lượng cortisol cao Do đó, có giả thuyết cho rằng sau khi tiếp xúc với căng thắng

kéo dai, trục HPA trở nên kém nhạy cảm hơn, điều này ảnh hưởng đến tình trạng

kiệt sức và do đó làm giảm sự giải phóng cortisol của tuyến thượng thận Giả thuyếtnày đã được xác nhận bởi kết quả của một nghiên cứu sử dụng những người tham

gia mắc chứng rối loạn lo âu trong một thời gian dài cho thấy họ có mức sản xuấtcortisol thap hon so với những người khỏe mạnh khác (HeK và cộng sự, 2013).

Đối với đối tượng thanh thiếu niên, các đặc điểm lứa tuôi cũng là yếu tố gâyra sự xuất hiện của lo âu Những thay đổi sinh học mạnh mẽ xay ra 0 tudi day thi,chủ yếu liên quan đến việc tăng nồng độ hormone thông qua vùng đưới đồi và tuyến

yên Những hormone nay làm tăng chiều cao và cân nặng, thay đổi thành phan chat

béo và cơ bắp của cơ thé cũng như sự trưởng thành của các cơ quan sinh sản Mộtnghiên cứu đã gợi ý rằng những cá nhân trải qua tuổi dậy thì sớm hơn các bạn cùnglứa tuôi có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng lo âu hơn so với những ngườicùng tuổi phát triển đúng thời điểm hoặc muộn hơn, đặc biệt là ở các bé gái(Reardon, Leen-Feldner, & Hayward, 2009) Hơn nữa, những thay đôi về thé chấtliên quan đến tuổi dậy thì cũng có thể làm tăng nguy cơ lo lắng Con gái có xuhướng tăng lượng mỡ so với nam giới Kết quả là, hình ảnh cơ thê trở nên đặc biệtquan trọng đối với các cô gái và có thê dẫn đến căng thắng gia tăng và lòng tự trọngthấp hơn (DeMond, 2013).

1.2.3 Quan điểm của liệu pháp nhận thức hành vi về rỗi loạn lo âu

Về cơ bản, quan điểm của tiếp cận nhận thức-hành vi về rối loạn lo âu bao

gôm các kiêu suy nghĩ rôi loạn chức năng, cảm giác đau khô hoặc các trải nghiệm

14

Trang 21

sinh lý và hành vi không hiệu quả Khi mỗi thành phần trong số ba thành phần nàytương tác và củng có lẫn nhau, có thé khiến cho mức độ lo âu, đau khổ kéo dài

(Joshua E Curtiss và cộng sự, 2021).

Quan điềm của CBT về rối loạn lo âu cũng có sự kết hợp của liệu pháp nhận

thức và hành vi Với liệu pháp nhận thức, rỗi loạn lo âu có liên quan đến tính dễ bị

ton thương, cụ thé là cảm giác không an toàn của một người được tạo ra bởi niềm

tin rằng khả năng ứng phó, xử lý của mình trong các tình huống nguy hiểm thấp

hoặc không có hiệu quả Cảm giác dễ bị ton thương được củng cô bởi một số quá

trình nhận thức phi lí, thể hiện ở việc người đó phóng đại sự nguy hiểm những tínhiệu trung lập hoặc vô hại (Clark&Beck, 2010) Những cá nhân mắc rối loạn lo âu

có nhiều khả năng có kha năng đánh giá quá cao mức độ đe doa, từ đó dẫn đến hành

vi né tránh (Rachman, 2004) Đồng thời, những cá nhân lo lắng không nhận thứcđược khía cạnh an toàn của các tình huống được đánh giá về mối đe dọa và có xuhướng đánh giá thấp khả năng đối phó với tác hại dự kiến của họ hoặc nguy hiểm

(Beck và cộng sự, 2005) Vì vậy, liệu pháp nhận thức tập trung vào những cách

thức để khám phá, thách thức và thay đôi niềm tin phi chức năng của TC về sự lo âu

của họ.

Trong khi đó với tiếp cận hành vi, nỗi sợ hãi của con người có được là kếtquả của một số kích thích trung tính kết hợp với một số trải nghiệm gây lo lắng

trước đó Con người liên hệ nỗi sợ của mình với một số tín hiệu trung tính bên

ngoài (âm thanh, hình ảnh, không gian) hoặc bên trong (nhịp tim nhanh, thở gấp,toát nhiều mồ hôi, chóng mặt) Khi các tín hiệu trung tính xuất hiện, chúng tạo raphản xạ có điều kiện khiến nỗi sợ hãi được trải nghiệm lại (Clark&Beck, 2010).

1.2.4 Tiêu chuẩn chan đoán

Rối loạn lo âu đều được quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chân đoán trong cảhai ấn phẩm là DSM-5 và ICD-10 Trong số các loại rối loạn dang lo âu, Rối loạn lo

âu lan tỏa là một trong những rối loạn tâm thần phô biến nhất Theo một nghiên cứu

so sánh về dịch té học của Rối loạn lo âu lan toa được chân đoán theo DSM-5 cho

15

Trang 22

thấy, rối loạn lo âu lan toả có tỷ lệ lưu hành trong đời là 3,7% dân số (Ruscio vàcộng sự, 2017) Tiêu chuân chân đoán DSM-5 về rối loạn lo âu lan tỏa như sau:

A Lo lang và lo âu quá mức, số ngày diễn ra nhiều hơn số ngày không diễnTa trong tối thiểu 6 tháng, về một s6 các sự kiện hoặc hoạt động (chăng hạn như

hiệu quả làm việc hay học tập)

B Cá nhân khó kiểm soát cơn lo lắng

C Sự lo lắng và lo âu liên hệ với ba (hoặc nhiều hơn) sáu triệu chứng sau

đây (với tối thiêu một vài triệu chứng có ngày xuất hiện nhiều hơn ngày không xuất

hiện trong 6 tháng qua)

(1) Bồn chén hoặc cảm giác bị kìm kẹp hay trên bờ vực

D Sự lo âu, lo lắng, hay các triệu chứng cơ thê gây ra sự đau khổ hay cản trở

lâm sàng lớn đến việc thực hiện chức năng xã hội, nghề nghiệp, và các lĩnh vực

16

Trang 23

niềm tin hoang tưởng trong rối loạn hoang tưởng hay rối loạn tâm thần phân liệt.

(APA, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th, 2013).

Bên cạnh đó, với đối tượng là thanh thiếu niên, một trong số rỗi loan dạng loâu phố biến nhất là Rối loan lo âu xã hội, với tỉ lệ lưu hành trung bình khoảng 2,6%(Aune, Nordalh&Beidel, 2022) Tiêu chuẩn chân đoán DSM-5 về rối loan lo âu xã

hội như sau:

A Bệnh nhân lo lắng hoặc sợ hãi rõ rệt về một hoặc nhiều tình huống xã hộikhi tiếp xúc với những người khác hoặc bị đặt dưới sự quan sát chú ý của ngườikhác Những ví dụ bao gồm các tương tác xã hội (ví dụ: một cuộc trò chuyện; gặpngười lạ); bi quan sát (ví dụ: ăn hoặc uống) và biéu diễn trước những người khác (vidụ: phát biểu).

Chú ý: Ở trẻ em, lo lắng không chỉ xuất hiện khi tương tác với người lớn màcòn xuất hiện với những người cùng độ tuôi

B Bệnh nhân sợ mình hành động trong tâm trạng lo lắng sẽ bị người khácđánh giá tiêu cực (ví dụ: sẽ là nhục nhã hoặc lúng túng; sẽ dẫn đến việc bị ngườikhác từ chối hoặc xúc phạm người khác).

C Các tình huống xã hội hầu như luôn gây lo lắng và sợ hãi cho bệnh nhân.

Chú ý: ở trẻ em, lo âu hoặc sợ hãi có thé được biểu lộ băng cách: khóc, ăn vạ, phản

ứng sững sờ, tự thu mình lại hoặc không nói chuyện trong các tình huống xã hội.

D Các tình huống xã hội được né tránh hoặc diễn ra dưới sự lo lắng Và SỢ

hãi mãnh liệt.

E Lo lắng và sợ hãi của bệnh nhân khi tiếp xúc với các đối tượng hoặc tìnhhuống cụ thể và với bối cảnh văn hóa xã hội không phù hợp với những nguy hiểmtrong thực tế.

F Lo lắng, sợ hãi hoặc tránh né dai dang và thường kéo dai khoảng 6 thang

hoặc hơn.

G Lo lắng, sợ hãi hoặc tránh né là nguyên nhân gây ra sự đau khổ đáng kể

về mặt lâm sàng, hoặc làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các

lĩnh vực quan trọng khác.

17

Trang 24

H Lo lắng, sợ hãi hoặc tránh né không phải do các tác động sinh lý trực tiếpcủa một chất (chất gây nghiện, thuốc) hoặc do một bệnh khác gây nên.

L Lo lắng, sợ hãi hoặc tránh né này không được giải thích tốt hơn bởi cáctriệu chứng của một rối loạn tâm thần khác, như Rối loạn hoảng loạn, Rối loạn sợbiến dạng cơ thể, hoặc Hội chứng tự kỷ (APA, Diagnostic and Statistical Manual of

Mental Disorders, 5th, 2013).

1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.1 Phương pháp đánh giá sử dụng trắc nghiệm và các thang đo

Trong đánh giá RLLA, thang đo lo âu Zung (SAS) hoặc thang đánh giá trầmcảm — lo âu — stress của Lovibond (DASS) có vai trò sảng lọc các biểu hiện, triệu

chứng và biệt định mức độ của rỗi loạn lo âu Bên cạnh đó, giác ngủ cũng được coi

là một van đề phô biến đối với các thân chủ có rối loạn lo âu Chính vi thé ta có thécân nhac sử dụng thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI).

1.3.1.1 Thang đánh giá tram cảm — lo âu — stress (DASS)

Năm 1995, Lovibond S.H và Lovibond P.F đã thiết kế nên DASS với 42 tiểumục, viết tắt là DASS 42 (Lovibond & Lovibond, 1995) dé đánh giá tổng hợp được

cả ba vấn đề của sức khỏe tâm thần gồm stress, lo âu và trầm cảm, được sử dụng

phố biến Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả ưu tiên sử dụng phiên bản rút gọn

của DASS là DASS 21.

Mỗi thang đo DASS-21 có 7 mục, được chia thành các thang đo con có nội

dung tương tự nhau Thang đo tram cảm đánh giá sự phiền muộn, vô vọng, sự mất

gia tri của cuộc sống, sự tự ti, thiếu sự quan tâm/tham gia Thang đo lo âu đánh giá

sự kích thích thần kinh tự chủ, tác động lên cơ thé, các tình huống gây lo lang vàtrải nghiệm chủ quan về ảnh hưởng của lo lắng Thang đo căng thắng đo lường mức

độ kích thích không đặc hiệu mãn tính Nó đánh giá mức độ khó thư giãn, hưng

phan thần kinh và dé khó chiu/kich động, cau kinh/ phản ứng quá mức và thiếu kiênnhẫn Điểm trầm cảm, lo lắng và căng thăng được tính bằng cách tính tổng điểmcho các hạng mục liên quan Điểm của thang DASS 21 trên 3 yếu tô được tinh bang

18

Trang 25

cách cộng các tiêu mục thành phân rôi nhân hệ sô 2 Kêt quả được đôi chiêu như

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress

Binh thuong 0-9 0-7 0-14Nhe 10-13 8-9 15-18Vừa 14-20 10-14 19-25Nang 21-27 15-19 26-33

Rất nặng >28 > 20 > 34

Cũng như các thang do khác, kết qua thu được từ DASS không có ý nghĩachan đoán xác định mà chỉ có vai trò sảng lọc ban đầu biéu hiện stress, lo âu, tram

cảm Các biêu hiện về thể chất và tâm lý trong thang đo chỉ được tính trong khoảng

thời gian 1 tuần trở lại, vì vậy kết quả thu được từ thang đo chỉ có giá trị ngay tạithời điểm đánh giá (Tran Thach Duc và cộng sự, 2013).

1.3.1.2 Thang đánh giả lo âu Zung (SAS)

Thang tự đánh gia lo âu được xây dựng bởi William W K Zung

(1929-1992) SAS được phát triển với mục đích là đo lường chủ yếu các triệu chứng cơthể có liên quan tới phản ứng của lo âu SAS là một thang đo được sử dụng phôbiến trong các nghiên cứu cũng như thăm khám ở các Bệnh viện tại Việt Nam.Thang đo này gồm 20 câu hỏi tự đánh giá để đo lường mức độ lo lăng, dựa trên việctính điểm trong 4 nhóm biểu hiện: nhận thức, tự động, vận động và hệ thống thầnkinh trung ương, ví dụ như, “Tôi cảm thấy nóng nảy và lo lâu hơn thường”, “Tôicảm thấy yếu và dé mệt mỏi”, “Tôi cảm thấy tim mình đập nhanh”, “Tôi thườngngủ dé dàng và luôn có một giấc ngủ tốt” Mỗi câu hỏi được tính trên thang điểm từ

1 tới 4 Trong đó sẽ có một vài câu hỏi với sự sắp đặt các đáp án ngược lại Người

thực hiện trắc nghiệm sẽ được phát phiếu trả lời và làm trắc nghiệm theo hướngdẫn: “Dưới đây là 20 câu phát biểu mô tả một số triệu chứng cơ thể Hãy đọc mỗicâu và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong

suốt một tuần qua Chú ý không bỏ sót đề mục nao!.”- _ Các đáp án được tính điểm như sau:

+ Không có: 1 điểm

19

Trang 26

+ Đôi khi: 2 điểm

+ Thường xuyên: 3 điểm+ Luôn luôn: 4 điểm

Tổng điểm thô sẽ giao động từ 20 tới 80 và sau đó sẽ được quy ra điểm chuẩnCác mức độ được chia như sau:

+_20- 44: không có rối loạn lo âu

các câu hỏi dùng để người làm tự báo cáo về tình trạng giấc ngủ của mình trong

vòng 1 tháng qua và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đó (Tô MinhNgọc, 2014) Người thực hiện trắc nghiệm sẽ được phát 1 phiếu trả lời, sau khi điền

các thông tin cơ bản (tên, tuổi, địa chỉ, ngảy thực hiện), họ sẽ sẽ bắt đầu đọc và làm

5- 6 giờ: 2 điểm<5 giờ: 3 điểm

20

Trang 27

e Với các câu hỏi về tần suất, cách tính điểm như sau:

Không: 0 điểm

Ít hơn 1 lần/tuần: 1 điểm

1-2 lần/tuần: 2 điểm

3 hoặc hơn 3 lần/tuần: 3 điểm

e Với câu 9: Đánh giá chất lượng giắc ngủ, cách tính điểm như sau:

Rất tốt: 0 điểm

Tương đối tốt: 1 điểm

Tương đối kém: 2 điểmRất kém: 3 điểm

Từ cách tính điểm của các câu thành phần như trên, điểm sẽ tiếp tục được

quy về tinh dựa trên 7 yếu tố:Yếu tố 1: điểm câu 9

Yếu tố 2: điểm câu 2 + điểm câu 5a Nếu tổng bằng 0 thì kết quả 0 điểm;

băng từ 1 tới 2 thì kết quả bang 1 điểm, tong bằng từ 3 tới 4 thì kết quả bằng 2điểm, tổng bang từ 5 tới 6 thì kết quả bằng 3 điểm.

Yếu tô 3: điểm câu 4 25

Yếu tố 4: Tống thời gian ngủ được mỗi đêm (câu 4) / tổng thời gian năm trêngiường (thời gian ở câu 1- thời gian ở câu 3) x 100% Nếu kết quả >§5%= 0 điểm,

75%- 84%= 1 điểm, 65%- 74%= 2 điểm, <65%= 3 điểm.

Yếu tố 5: Bang tổng điểm các câu từ 5b tới 5j Nếu tong bang 0 thì kết qua

bằng 0 điểm, tông từ 1 tới 9 thì kết quả là 1 điểm, tổng bằng từ 10 tới 18 kết qua là2 điểm, tông từ 19 tới 27 kết quả là 3 điểm.

Yếu tô 6: Điểm câu 6

Yếu tô 7: Điểm câu 7 + điểm câu § Nếu tổng bằng 0 thì kết quả bằng 0

điểm, tổng bằng từ 1 tới 2 thì kết quả bằng 1 điểm, tong bằng từ 3 tới 4 thì kết quảbằng 2 điểm, tông bang từ 5 tới 6 thì kết qua bang 3 điểm.

Cộng tổng điểm của 7 yếu tố ta sẽ có được kết quả cuối cùng Điểm thấpnhất sẽ là 0 và cao nhất sẽ là 21 Các mức độ cụ thé duoc chia nhu sau:

21

Trang 28

<5: chưa có rồi loạn chất lượng giấc ngủ

5- 10: rối loạn chất lượng giấc ngủ nhẹ10- 15: rối loạn chất lượng giấc ngủ vừa

>15: rối loạn chất lượng giấc ngủ nặng

1.3.2 Ấp dụng liệu pháp nhận thức - hành vi trong trị liệu rồi loạn lo âu

a Tổng quan về liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi (CBT) xây dựng từ một nguyên tắc cơbản rằng nhận thức của một cá nhân đóng vai trò quan trọng và cơ bản trong việcphát triển và duy trì cảm xúc và hành vi đối với các tình huống trong cuộc sống.

Theo các quá trình nhận thức bao gồm các phán đoán, đánh giá và giả định liên

quan đến những sự kiện cụ thé trong cuộc sống, là yếu tố chính quyết định cảm xúc

và hành động của một người, do đó tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở qua trìnhthích ứng (Antonio&Stella, 2012) Ví dụ nếu một cá nhân luôn có suy nghĩ về tainạn xe hơi, chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người đó và cánhân này rất có kha năng sẽ né tránh việc ngôi trên xe hơi hay sử dụng chúng.

Thông thường, các nhà tâm lý sẽ trị liệu dựa trên: niềm tin phi chức năng,chiến lược hành vi không thích nghi và yếu tố duy trì van dé (Alford và cộng sự,

1997) Bằng cách thay đổi cách suy nghĩ của một cá nhân, hành vi của người đócũng sẽ thay đổi CBT giúp TC giải quyết vấn đề băng cách giúp họ hiểu cách suynghĩ và hành xử hiện tại của họ, đồng thời trang bị cho họ những công cụ dé thay

đổi mô hình nhận thức va hành vi không thích ứng của ho (Kristina&Majella,

2013) Đó là một cách tiếp cận có cấu trúc, tiết kiệm thời gian, tập trung vào hiện

tại, được sử dụng rộng rãi dé g1úp mọi người vượt qua các vấn đề như trầm cảm, lo

âu và tức giận (Dharmender Nehra và cộng sự, 2013).

Đối với rối loạn lo âu, liệu pháp hành vi nhận thức được coi là loại liệu pháptâm lý có bằng chứng mạnh mẽ nhất và nhận được khuyến nghị cao nhất (Andreas

Ströhl và cộng sự, 2018) Một trong những chiến lược CBT chính là can thiệp nhận

thức, cụ thể là điều chỉnh các biến dạng nhận thức có thành kiến tiêu cực Mục tiêu

của các can thiệp nhận thức là tạo ra các mẫu nhận thức thích hợp hơn thông qua tái

22

Trang 29

cau trúc nhận thức và thử nghiệm hành vi Tái cau trúc nhận thức giúp TC đánh giátình huống thực tế hơn và tránh khỏi các bẫy tư duy Đối với các hành vi kém thíchứng, một kỹ thuật can thiệp phô biến là phơi nhiễm Chúng giúp TC có cơ hội tiếp

xúc với nỗi sợ hãi của mình với mức độ tăng dần, từ đó nhận ra sự sợ hãi đó là quá

mức và phi lý Khi đó, nỗi lo âu sẽ giảm đi.

b Các kỹ thuật can thiệp theo liệu pháp nhận thức hành vi cho rối loạn

lo âu

Các kỹ thuật nhận thức- hành vi cơ bản được sử dụng trong điều trị RLLA là

giáo dục tâm lý, tự giám sát, kỹ thuật kiểm soát triệu chứng, liệu pháp nhận thức.

Giáo dục tâm lý liên quan đến việc cung cấp thông tin về RLLA, có thé bao

gồm: mức độ phô biến, cơ chế hình thành và duy trì triệu chứng, tiêu chuẩn chan

đoán, các ảnh hưởng của nó đến TC, băng chứng về hiệu quả điều trị Kỹ thuậtnày được thực hiện nhằm một số mục đích như sau:

(1) Tran an tinh thần: TC RLLA có xu hướng dự đoán và liên hệ biểu hiệncủa mình với những tình trạng nghiêm trọng, nguy hiểm khác Điều này khiến họdé rơi vào trang thái hoang mang, khủng hoảng vì thiếu kiến thức liên quan đến van

dé của mình Bên cạnh đó, TC cũng có thé không biết rang minh dang gặp phải van

đề gì, từ đó họ nhận định bản thân tách biệt và kỳ dị, gây ra những cảm xúc buồn

chán, cô đơn, đau khổ Khi đó, giáo dục tâm lý giúp TC biết rằng RLLA là một tình

trạng SKTT phô biến, họ không phải là người duy nhất đang trải qua tình trạng này.

Giáo dục tâm lý còn giúp TC RLLA biết được cơ chế hình thành và duy trì vẫn đề

của họ, từ đó giúp TC nhìn nhận những khía cạnh cần điều chỉnh trong cuộc sống

của họ, giúp họ tự lực, tự chủ hơn trong quá trình trị liệu

(2) Tạo động lực: Đầu tiên, TC được cung cấp chỉ tiết về những kỹ thuật trịliệu Điều này không chỉ giúp TC thực hành theo các bài tập dé dang hơn Mà đối

với các TC có rồi loạn lo âu, việc hiểu rõ về những kỹ thuật minh đang được hỗ trợ

thì TC sẽ khiến họ tin tưởng vào quá trình điều trị, tránh hoang mang Bên cạnh đó,TC được cung cấp thông tin về hiệu quả điều trị sẽ có nhiều động lực để duy trì các

hoạt động trị liệu hơn.

23

Trang 30

Tự giám sát là kỹ thuật mà ở đó TC ghi chép lại những cảm xúc, suy nghĩ

chủ quan và thông tin tình trạng của bản thân giữa các buổi điều trị Với kỹ thuật tự

giám sát, nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ kỹ năng quan sát khách quan những phản

ứng lo lắng của mình, các tình huống kích hoạt sự lo lắng, và cả những cảm xúc —suy nghĩ — hành vi của mình khi đối diện với sự lo lắng Việc TC chủ động, nhanh

chóng xác định được những yếu tổ gây ra sự lo lắng sẽ giúp ho có cảm giác kiểm

soát được vấn đề, tránh kích hoạt thêm trạng thái lo âu, đồng thời có khả năng ứng

dụng những phương án ứng phó một cách hiệu quả hơn Nhà trị liệu cùng TC thảo

luận dé xác định các triệu chứng mà cơ thé phản ứng liên quan đến các tình huốnggây lo lắng, cảm xúc và hành vi khi lo lắng của họ và cách các phản ứng này liên

quan như thế nào tới nhau, và tới môi trường bên ngoài ra sao Thông qua thảo luận,

nhà trị liệu hỗ trợ tích cực cho thân chủ băng cách cung cấp các thông tin khoa học,chỉ ra những điểm sáng hoặc điểm cần làm rõ trong ghi chép của TC Thân chủ sau

đó được khuyến khích quan sát bản thân, theo dõi các triệu chứng và mức độ của

triệu chứng lo âu cả ở bên trong (suy nghĩ, cảm xúc) và bên ngoài (cơ thể, hành vi)dé chủ động điều chỉnh, ứng phó.

Dé giảm bớt những tác động khó chịu ngay lập tức của rối loạn lo âu, các kỹ

thuật can thiệp triệu chứng ra đời Những kỹ thuật này được sử dụng dé làm giảmcác triệu chứng xuất hiện cùng cơn lo lắng, củng cô niềm tin có thé kiểm soát sự lolắng của TC và phá vỡ các mẫu nhận thức tiêu cực trong xử lý thông tin Liệu phápthư giãn là một phương pháp đặc trưng để quản lý triệu chứng Trong đó, thư giãncơ tuần tiến là một trong những bai tập dễ thực hiện va được áp dụng nhiều Kỹthuật này được thực hiện bang cách căng các nhóm cơ một cach có hệ thong va sauđó thư giãn Các bai tập thư giãn khác có thé bao gồm thở sâu và các kỹ thuật chánhniệm Nhà trị liệu có thể gợi ý một số chiến lược có bằng chứng khoa học về tính

hiệu quả và cho phép bệnh nhân lựa chọn những chiến lược mà họ cảm thấy phùhợp với bản thân và có sự thích thú nhất định Các kỹ thuật thư giãn có ưu điểm là

dễ thực hiện, linh hoạt về không gian và thời gian, đặc biệt là không đòi hỏi sự cómặt của các dụng cụ hỗ trợ TC có thê thực hiện tại nhà, lớp học, môi trường làm

24

Trang 31

việc và nhiều phương pháp đem lại hiệu quả ngay lập tức Các kỹ thuật thư giãn cònlà công cụ bồ trợ cho tiến trình thực hiện các kỹ thuật khác, cụ thé là kỹ thuật hành

vi (phơi nhiễm, tràn ngập )

Tái cấu trúc nhận thức tác động vào bệnh nhân có RLLA thông qua giải

quyết những diễn giải không thực tế của TC, dẫn dién việc kích hoạt sai cơ chế cảnh

báo nguy hiểm của cơ thé Hai loại sai lệch phổ biến ở những bệnh nhân mắc

RLLA đó là:

(1) TC tin rằng các sự kiện đáng sợ, nguy hiểm có khả năng cao sẽ xảy rakhông phụ thuộc vao tình hình thực tế

(2) TC tin rằng kết quả của sự kiện sắp xảy ra hầu hết là những tình huống

thảm khốc, tồi tệ nhất, hoặc có thé biến mình thành trò cười

Chính vì vậy, mục tiêu điều trị là nâng cao nhận thức va thay đổi thói quentư duy này Bên cạnh đó, bệnh nhân RLLA thường rơi vào trạng thái luan quân :Những cảm xúc lo lắng củng cố niềm tin về một sự kiện đáng sợ chắc chắn sẽ xảy

ra Ngược lại, những dự đoán nguy hiểm và tôi tệ sắp xảy đến làm tăng nặng hơnnhững cảm xúc sợ hãi, lo lắng Nhu vậy, dé hỗ trợ TC vượt qua vấn đề thì mục tiêu

là phá vỡ vòng tròn này Kỹ thuật nhận thức đối với bệnh nhân Đối thoại Socrat

cũng thường được sử dụng dé giúp thân chủ tự đưa ra kết luận về cách mọi thứ thực

sự có khả năng xảy ra trong tương lai và ngược lại với diễn giải tiêu cực của họ.

Bên cạnh những kỹ thuật trên, CBT có nhiều kĩ thuật hiệu quả khác trong tri

liệu cho rối loạn lo âu Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng (2017), một vài kỹ

thuật nhận thức — hành vi có thé ứng dụng trong trị liệu rối loạn lo âu có thể ké đến

- Khử điều kiện hóa: Các kỹ thuật này dựa vào nguyên lý điều kiện hóa cổđiển và điều kiện hóa tạo tác Mục đích của kỹ thuật dùng để dập tắt hay hạn chếhành vi không mong muốn và thiết lập, củng cô các hành vi mong muốn Các kỹthuật phô biến là khử điều kiện hóa cô điển, khử điều kiện hóa thông qua ức chế qua

lại, giải mẫn cảm hệ thống, củng cố tích cực, củng cố tiêu cực, thưởng quy đôi,

chiến lược đập tắt, gây nhàm chán, gây ghét sợ.

25

Trang 32

- Phơi nhiễm: kỹ thuật này nhằm giúp TC trải nghiệm những tình huống gâysợ hãi trong một không gian có kiểm soát, từ đó ứng dụng các phương pháp ứngphó đã được học để vượt qua tinh huống đó, tăng trải nghiệm tích cực Khi thựchiện kỹ thuật này, nhà trị liệu cùng với TC thiết lập một danh sách những tìnhhuống gây ra cảm xúc tiêu cực, từ căng thăng nhẹ đến những tình huống đáng sợ

nhất Tiếp theo, trong các phiên trị liệu, TC sẽ thực hành đối mặt với các tình huống

đó, bắt đầu từ tình huống ít gây sợ nhất Bất kỳ khi nào TC cảm thấy lo sợ quá mức,họ có thé ra tín hiệu và nhà trị liệu nói với TC dừng tưởng tượng dé thư giãn Cứtiếp tục kết hợp đối mặt và thư giãn như vậy cho đến tình huống đáng sợ nhất trong

danh mục đã được lập ra trước Sau khi TC đã thuần thục với các tình huống (nghĩa

là không còn sợ khi thực hành nữa) thì có thé bắt đầu giai đoạn tiếp theo Ở giaiđoạn này, TC được tiếp xúc va quen dần các tình huống đó trên thực tế Nhà trị liệucùng với TC tiếp cận thực tế với các tình huống gây căng thăng trên từ nhẹ đếnđáng sợ nhất.

- Bài tập về nhà: Kỹ thuật này thường được sử dụng ngay sau buổi đầu tiên.Bệnh nhân được yêu cầu ghi lại các ý nghĩ tự động của mình khi họ cảm thấy căng

thắng hoặc đơn giản là ghi lại các ý nghĩa và hành vi của mình đối với một sự kiện

nào đó xảy ra trong cuộc sông của họ Mục dich của bài tập này là nhăm chỉ ra mốiquan hệ giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi Trong các phiên trị liệu sau thi TC dầndần đóng một vai trò chủ động hơn trong việc ra các quyết định bài tập về nhà; các

bài tập lúc này sẽ hướng đến việc thực nghiệm dé kiểm định các giả định cụ thể.

- Tự nhủ: Bệnh nhân rối loạn lo âu thường lo lăng thái quá về những điềuchưa xảy ra trên thực tế Vì vậy nhà trị liệu cần giúp TC hiểu cách thức vận hànhcủa tâm trí như thế nào khi có một tác nhân mà họ cho là mang tính đe dọa tác độngđến họ; sau đó nhà trị liệu hướng dẫn TC tự đánh bại các ý nghĩ của mình với các

câu tự nhủ phù hợp.

26

Trang 33

TIỂU KET CHƯƠNG MỘT

Tại chương một, HV đã tổng quan cơ sở lý luận cho đề tài trị liệu tâm lý chomột trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu, bao gồm yếu tố dịch té của rối loạn lo

âu các khái niệm cơ bản, tiêu chuẩn chân đoán, cơ sở sinh học và cơ sở tâm lý của

roi loạn lo âu Do nghiên cứu này lựa chọn liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) làliệu pháp sử dụng chính trong tiếp cận, trị liệu ca, nên HV đã trình bày một cáchtong quan về liệu pháp CBT, quan điểm về lo âu theo CBT cũng như các kỹ thuật

sử dụng trong trị liệu rối loạn lo âu Nhìn chung, liệu pháp CBT được chứng minhrộng rãi là có hiệu quả trong điêu trị những cá nhân mặc rôi loạn lo âu.

27

Trang 34

- Gia đình: TC hiện sống cùng bố mẹ, các em và bả nội Mẹ TC lam nội trợ,

bố làm công việc tự do TC có một em gái và hai em trai, trong đó em trai út

mới sinh vào năm 2022.

2.2 Đạo đức trong đánh giá và can thiệp tâm lý2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca

HV tiếp nhận ca theo đúng quy trình của trường học TC được thực hiện

sàng lọc và phát hiện có các vấn đề sức khoẻ tinh thần cần hỗ trợ Giáo viên chủ

nhiệm chủ động dé xuất trường hợp của TC Và sau buổi đầu tiên làm việc, TC chủ

động liên hệ với HV để mong được tiếp tục hỗ trợ Như vậy, tiến trình trị liệu diễn

ra trong sự đồng thuận và tự nguyện của các bên liên quan TC hoàn toàn được cung

cấp các nguyên tắc làm việc của phòng tâm lý và được đảm bảo mọi quyền lợi và

nhu cầu khi làm việc với phòng.

2.2.2 Đạo đức trong lựa chọn các công cụ

HV sử dụng ba công cụ đánh giá là DASS-21, Zung và PSQI Ba công cụ

này đều đã được thích nghỉ tại Việt Nam và được sử dụng phổ biến trong cơ sở

cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị tâm thần, tâm lý.

2.2.3 Đạo đức trong đánh giá, can thiệp và quá trình viết luận văn

Trong quá trình can thiêp, HV đều đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc theo quyđiều đạo đức nhà tâm lý Trong thực hiện ca, HV có sự giám sát trong những tiễntrình quan trọng của giai đoạn trị liệu về cả chuyên môn và thái độ dé đảm bảo tínhchuyên nghiệp, đúng dan của quá trình trị liệu.

28

Trang 35

Trong quá trình viết luận văn, HV hoàn toàn lược bỏ các yếu tố nhận diệnTC như các thông tin danh tính cá nhân, địa chỉ, nơi làm việc hay học tập Đề đảmbảo tính đồng thuận và những yêu cầu về mặt đạo đức, ngay từ buổi làm việc thứ 3,

HV đã trao đổi về việc xin phép TC tham gia vào luận văn này HV đã cung cấpthông tin một cách rõ ràng răng luận văn này không phải là nguyên nhân HV hỗ trợ

cho TC, vì HV đã làm việc với TC trước khi có ý định viết luận văn Thông tin về

tên, trường học của TC sẽ hoàn toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục

đích khoa học HV làm rõ răng TC hoàn toàn có quyền từ chối và điều đó khôngảnh hưởng đến tiến trình trị liệu sắp tới của TC Đặc biệt, HV cũng lưu ý với TCtrong trường hợp TC đã đồng ý tham gia, TC vẫn hoàn toàn được phép rút khỏi luận

văn vào bất cứ giai đoạn nao va việc TC rút khỏi luận văn hoàn toàn không ảnh

hưởng đến tiến trình hỗ trợ, giúp đỡ của HV đối với TC Bên cạnh đó trong buổilàm việc với bố mẹ của TC, HV đã đề cập đến van dé nay va may man là nhận duoc

su đồng thuận đến từ cả bố và mẹ.

2.3 Đánh giá

2.3.1 Mô tả ca

s* Hoàn cảnh gặp gỡ: TC có tên trong danh sách học sinh cần được hỗ trợ

sau khi làm bài đánh giá sàng lọc tâm ly đầu năm của trường Sau đó 1 tuần, giáoviên chủ nhiệm chủ động đề xuất học sinh đến phòng tâm lý vì những vấn đề tronggiao tiếp của TC.

s*Lý do cần được trợ giúp: Theo báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, TC

không giao tiếp khi ở trên lớp, khó khăn trong hòa nhập với lớp mới Trong phiếuđánh giá sàng lọc, TC ghi mình gặp các vấn đề sau “suy nghĩ nhiều, khó giao tiếp,tiêu cực, sợ bị bỏ rơi, dễ khóc những chuyện nhỏ, dễ bị tôn thương, tự ti, khôngdám làm những gi mình thích, sống theo cảm xúc của người khác, cố học nhưngmãi không hiểu được, hay nén cảm xúc”

s* Mô tả vấn dé của thân chủ

Theo phản ánh của giáo viên chủ nhiệm, TC là học sinh mới chuyền đến từđầu học kì I Sau 2 tuần đến trường, TC thé hiện sự khó khăn trong giao tiếp, đặc

29

Trang 36

biệt ở môi trường lớp học TC có biểu hiện thu mình, không chủ động nói chuyện,không tương tác bằng lời với bạn bè và giáo viên Trong một số môn học, khi đượcyêu cầu đứng lên dé trả lời câu hỏi, TC không thực hiện được Trong các hoạt độngtập thể, TC né tránh tham gia và không hoàn thành được các nhiệm vụ đòi hỏi sựtương tác, giao tiếp trong nhóm Những biểu hiện này không chỉ khiến TC khó hoànhập với lớp học, ma còn han chế TC trong việc học tập và thể hiện năng lực.

Trong quá trình làm việc, TC cho thấy những biểu hiện lo âu, sợ hãi rõ rangthông qua những suy nghĩ, cảm xúc, triệu chứng cơ thể và hành vi:

Về suy nghĩ, TC thường xuyên lo lắng mình sẽ làm sai mỗi khi giao

tiếp: “Con sợ răng minh sẽ nói sai hay là làm cái gì đấy di dị Roi điều con nóikhiến họ có cớ trêu con, cười con” Chính suy nghĩ lo âu đó khiến TC lựa chọn

không chủ động nói chuyện Ngay cả trong các buổi làm việc với HV, mỗi khi đượchỏi, TC thường suy nghĩ rất lâu mới trả lời, hoặc có khi im lặng từ chối trả lời Điềunay cũng xuất hiện trong các tình huống TC được yêu cau thé hiện năng lực trướclớp TC lo lắng mình sẽ làm sai và sẽ bị chê cười, lan rộng thành những dự đoán vềviệc minh sẽ bi các ban tây chay TC cũng lo lắng về việc mỗi khi mình nói chuyện,

người khác sẽ ghét bỏ mình Điều này xuất phát từ niềm tin của TC rằng mình có

giọng nói không hay, không giống như các bạn nữ khác: “Các bạn nữ khác cógiọng trong, còn con thì tram Các bạn nam không thích con là ding” TC tin rangkhi mình nói chuyện băng lời thì sẽ gặp phải sự phê phán, chối bỏ từ người khác.TC sợ hãi khi phải quay video, ghi âm lại giọng nói của mình: “Con thdy giọng conkinh lam Nghe xong chắc con không ngủ được cả toi” Ngay cả trong các buôi làm

việc với HV, TC luôn dé ý và đặt câu hỏi về cảm nhận của HV khi nghe TC nói

chuyện Bên cạnh đó, TC lo lắng nhiều về học tập TC cảm thay các kiến thức toán

học, khoa học tự nhiên ở trường mới khó và TC sợ mình không theo kip với lớp.

Khi đi học, TC khó khăn đề tập trung nghe giảng Mặc dù về nhà TC cố gắng làmthêm nhiều bai tập nhưng phan lớn không áp dung được kiến thức dé giải bài TC lolắng mình không thể lên lớp nếu như điểm các môn tự nhiên quá thấp TC cho biết

mình chỉ cần được 5 điểm một môn nhưng vẫn dự đoán răng khả năng cao mình

30

Trang 37

không đạt được Việc lo lắng về điểm số khiến TC dễ tức giận, dễ khóc hơn mỗi khikhông làm được bài tập.

Khi lo lắng, cơ thể của TC xuất hiện những triệu chứng như: chân tay runray, toát mồ hôi nhiều, tim đập nhanh, người nóng bừng, khó thở TC không thểkiểm soát các triệu chứng này, mỗi khi trải nghiệm đều khiến TC sợ hãi, không biết

mình bị làm sao TC cũng xuất hiện hành vi tê liệt, cụ thể là đứng bắt động, không

nói và không thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Chính vì những lo lắng khi giao tiếp với người khác, TC lựa chọn né tránhkhỏi các hoạt động tập thé như tránh đi ăn trưa, không tham gia trang trí lớp, chơitrò chơi, Mặc dù TC nhận định các bạn ở lớp mới chủ động tiếp cận và tương tác

với mình Khi TC không tham gia các hoạt động, các bạn hỏi thăm và động viên,

nhưng TC vẫn không đám nói chuyện TC chỉ thực sự thoải mái chia sẻ khi nhắn tin

qua mạng xã hội hoặc hình thức thư từ.

Ngoài những biểu hiện lo âu, TC cũng thé hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực vềbản thân, về gia đình và cuộc sống Cụ thể:

Về bản thân, TC cho rằng mình là người vô dụng, không có giá trị TC đánh

giá mình “học hành chang ra gì cũng không có điểm tốt gì” TC có thé học tốt các

môn xã hội nhưng khó khăn trong tiếp thu và hiểu kiến thức các môn tự nhiên Mỗi

khi không giải được các bài tập môn tự nhiên, TC tức giận phát khóc và dùng bút

gạch mạnh vào vở TC cho rằng mình “không thông minh” Điều này càng đượccủng cố khi TC thấy một vài lần bố nói với TC là “có thé cũng không biết làm”,“dạy mãi không làm được ” Việc học không tốt các môn tự nhiên còn khiến TC nảysinh cảm giác tội lỗi với bố mẹ Khi được bố mẹ đề nghị mời gia sư dạy kèm, TC từchối vì nghĩ rằng mình không thẻ tiếp thu được, không xứng đáng với công sức, tiềnbạc của bố mẹ TC từng rất thích vẽ, nhưng thời gian gần đây TC từ bỏ việc vẽ vì

cảm thấy tranh của mình xấu và bản thân thiếu sự sáng tạo khi vẽ TC luôn thể hiệnmong muốn được trở nên “có ích”, muốn là một người con đáng tự hào của bố mẹ,

nhưng cũng đồng thời cảm thay đau khô vì không có giá trị Ngoài ra, gần đây TCnhận ra mình không có sở thích và hoạt động cá nhân Sau khi đi học về TC chỉ ở

31

Trang 38

nhà trông em, xem điện thoại và học bài Điều này khiến TC càng tin mình khôngcó điểm tốt, nhàm chán Bên cạnh đó, những triệu chứng về sức khoẻ tinh thần kéodai, không hoàn toàn mất đi còn khiến TC nhận định mình là một người “bệnh tật”,

yếu ớt, từ đó nảy sinh cảm giác bat lực TC chia sẻ về những giai đoạn 6n định và

bat thuong xay ra dan xen nhau, thé hién su that vọng, chan nản vì không thể thoát

khỏi những vấn đề của chính mình.

Về gia đình, TC cho biết gần đây luôn có cảm giác căng thăng, chán nản khi

ở nhà TC cảm thấy bố mẹ không hiểu mình Khi TC gặp trở ngại trong giao tiếp,

bố mẹ nhận định TC “không bị sao ca”, “nghĩ quá nhiều” và yêu cầu TC phải mạnhmẽ, mở lòng Điều này khiến TC nhận định bố mẹ không lắng nghe và không thực

sự thông cảm cho vấn đề của mình TC cũng không hài lòng với văn hoá chia sẻ của

gia đình, trong đó mọi người đều sẵn sàng ké cho nhau những bí mật của ngườikhác Điều này khiến TC càng hạn chế việc tâm sự, tìm kiếm lời khuyên từ bố mẹ.

Đặc biệt, TC than phiền me dang “tro thành một con người khác”, luôn câu gắt và

không yêu thương TC như trước Đối với các em, TC không có nhiều sự gan bó,thân thiết TC cũng mô tả cảm xúc khó chịu đối với em trai thứ ba và em gái út Em

trai thứ ba theo TC đánh giá có tính cách nghịch ngợm TC cảm thấy em không tôn

trọng mình, thường xuyên có lời nói xúc phạm đến sở thích, năng lực của mình TCkhông thích chơi với em, không muốn chia sẻ đồ với em, có suy nghĩ ước gì emkhông xuất hiện ở trên đời này TC còn nhận định bà nội yêu quý em hơn vì em là

con trai Và điều này khiến TC cảm thấy em được thiên vị Đối với em gái út, TC có

nhiệm vụ trông em giúp mẹ mỗi ngày Chính vì vậy, TC nhận định em đang chiếmmat thời gian riêng tư của mình, khiến mình không được nghỉ ngơi TC nói rằngviệc trông em là “điều con bắt buộc phải làm nhưng không hé thấy vui ve”.

Về các mối quan hệ, TC miêu tả sự buôn bã, thất vọng vì không thể kết bạn

ở trường mới, song lại tự cảm thay mình “ích ki, không xứng đáng có ban bè” Đốivới bạn bè, TC luôn sợ mình sẽ bị bỏ rơi Suy nghĩ này khiến TC chỉ muốn bạn là

của riêng mình, không muốn bạn chơi với người khác Mỗi khi thấy bạn nói

chuyện, cười đùa vui vẻ với các bạn trong lớp, TC cảm thây khó chịu và muôn

32

Trang 39

khóc TC cho biết phan ứng đó của mình rất vô lý, vì ai “cing có quyển có cuộcsống riêng tư và không thể lúc nào cũng dành thời gian cho con ” Chính vì vậy, TCcảm thay tội lỗi va tự trách móc ban thân là người ích kỉ Việc khó khăn khi kết bạncòn được TC giải thích rằng vì mình không được người khác yêu quý Khi ở trongcác mối quan hệ bạn bẻ, TC luôn cảm thay lac long, bi cô lập TC không biết cáchnói chuyện, thường xuyên lo lắng về việc liệu mình có nên nói một điều gì đó,chính vì vậy thường TC chi im lặng lắng nghe Việc không thé giao tiếp tốt khiến

TC tin rang các ban dan dan chán ghét mình, từ đó sinh ra cảm giác đau khé, tự ti.

Trong các mối quan hệ, TC cũng không thé chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ củabản thân vì cho răng mọi người sẽ không tin Mỗi khi tủi thân, đau buồn TC thường

đến một nơi vắng vẻ và khóc TC sợ khi thể hiện cảm xúc ở nơi đông người thì mọi

người sẽ nói xấu, hoặc quá chú ý đến mình, khiến mình trở thành trò cười Chính vìvậy, TC luôn cố gắng giấu đi cảm xúc, không dám khóc hoặc không dám thể hiệnnỗi buồn Những trải nghiệm “một mình”, “không có một người bạn” này khiếnTC chán nản, không muốn tiếp tục đến trường.

Về giấc ngủ, TC thường xuyên ngủ không ngon giấc, khó vào giac, sau khilên giường 2-3 tiếng mới có thé ngủ TC dễ bị tỉnh giấc, nhạy cảm với ánh sáng và

âm thanh TC cho biết du chỉ là tiếng bước chân đi lại cũng có thể khiến TC tỉnhngủ và cảm thấy khó chịu Thinh thoảng TC mat ngủ trắng đêm, khiến cơ thể mệtmỏi, không có sức lực Khi không ngủ được, TC suy nghĩ nhiều, chủ yếu là nhớ vềnhững chuyện buồn trong quá khứ đan xen với những suy nghĩ lo lắng về điểm số

và lớp học.

Về lịch sử trị liệu tâm lý, TC đã từng thăm khám tại 01 bệnh viện và làmviệc với 02 nhà tâm lý Năm lớp 3, sau khi được giáo viên chủ nhiệm phản hồi vềtình trạng không giao tiếp ở lớp, TC được bố mẹ đưa đi khám tại một bệnh viện lớn.

Tại đây, TC nhận được chan đoán là rối loạn trầm cảm — lo âu Tuy nhiên TC chobiết mẹ không tin vào kết quả này Sau đó bố mẹ đã đưa TC đến làm việc với nhà

tâm lý đầu tiên TC chia sẻ rằng mình rất sợ và không muốn học ở đây do phải thamgia vào các lớp học kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp TC thường xuyên chống

33

Trang 40

đối bằng cách khóc, không chịu xuống xe mỗi khi được bố chở đến trung tâm.

Ngược lại bố me TC lai rất tin tưởng và hợp tác với nhà tâm lý Trong một budi traođổi với HV, me TC chia sẻ mình luôn cố gắng làm theo những gì mà nhà tâm lý chi

dan, đặc biệt là việc “không phan ứng với các vấn dé của con” Cụ thể Bỗ TC

cũng thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với nhà tâm lý: “ có những khi anh đưa con

đến, con không chịu xuống mà mình thì không nỡ ép Nhưng cô bảo phải kéo con

vào hoặc bé con đi vào lớp nên anh cũng làm theo Nhiéu lúc mình cứ chiều con

nhưng cô nói như thé chỉ khiến con ÿ lại, bướng hơn Anh thấy hợp lý em ạ.” Tuy

vậy, sau 01 năm nhà tâm lý đã chủ động dừng hỗ trợ cho TC với lý do TC không

hợp tác Thông qua giới thiệu, bố mẹ TC tiếp tục đưa TC đi gặp nhà TC thứ hai.Đối với lần trị liệu này, TC không có nhiều ấn tượng vì thời gian làm việc chỉ kéo

đài 01 tháng và hoạt động chính giữa nhà tâm lý cùng với TC chỉ là vẽ tranh Như

vậy, TC đã từng được thăm khám và điều trị với các bên có chuyên môn nhưng

chưa đạt được nhiều hiệu quả rõ rệt.

Về lịch sử vẫn đề, cả TC và bố mẹ đều chia sẻ nhiều sự kiện tiêu cực xảy ra

trong cuộc sống của TC và đánh giá chúng có ảnh hưởng đến các khó khăn hiện tại

khi TC lên bảng trả lời câu hỏi Cô giáo chủ nhiệm khi đó cũng có hành động so

sánh TC với bạn khác, nói TC “học không giỏi bằng bạn đó” Điều đó khiến TC sợhãi, căng thăng đến mức không dám lên bảng, sợ đến trường TC đánh giá tình trạngcủa mình khi đó là bị cô lập và bị ghét bỏ Sau đó TC được mẹ chuyên sang họcmột trường khác Tại trường mới, TC không gặp nhiều vấn đề khó khăn, tuy nhiên

TC van sợ hãi đến trường, không giao tiếp với các bạn Đến năm lớp 6, TC chuyên

đến trường cấp 2 và chơi được với hai người bạn mới TC và các bạn giao tiếp vớinhau bang cách viết ra giây TC đánh giá đây là khoảng thời gian vui vẻ của mình.

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN