Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các kết quả nghiên cứu của một số tác giả về trầm cảm ở thanhniên, bao gồm các yêu tố nguy co, biểu hiện lâm sàng, chân đoán và trị liệu, đặcbiệt là hiệu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN CÔNG THÀNH
TRAM CÁM Ở THANH NIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội, 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tác giả nghiên cứu hoàn
toàn độc lập đưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Sinh Phúc Các kết quả nêutrong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Những số liệu,
trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính trung thực, tin cậy và chính xác.
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2024
Học viên
Nguyễn Công Thành
Trang 4Phòng khám Ngọc Minh, ThS La Linh Nga, Giám đốc Trung tâm Nghiêncứu và Ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục (PPRAC) - Nhà trị liệu tâm lý Phòngkhám Ngọc Minh và các cán bộ thuộc phòng khám đã tận tình hỗ trợ và tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện trị liệu và hoàn thiện nội dung ca lâm sàng trong luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn luận văn,PGS TS Nguyễn Sinh Phúc, giảng viên đã truyền cảm hứng về thái độ, đạo đứchành nghề cho tôi hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cảm ơn những người bạn — đồng nghiệp đã cùng tôi trao đổi về chuyên môn
Cảm ơn gia đình đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học, cảm ơn thân chủ của tôi đã đồng ý dé tôi đưa quá trình làm
việc vào trong luận văn.
Mặc dù đã cô gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếusót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiếncủa các nhà khoa học, của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cam on!
Hà Nội, ngày 16 thang 01 năm 2024
Học viên
Nguyễn Công Thành
Trang 5MỤC LỤC
MỞ DAU s< e<©24 E7 9 244 977449744 E714 072948 2941prrdke 5Chương 1 CƠ SỞ LY LUẬN - 2° 2° ss£©s£ss£EseSxseEsserseexsersserssrssers 7
1.1 Điểm luận một số nghiên cứu -¿- 2¿©+2++2x+2Ext£E+erxzrxerxeerxesrxee 7
1.1.1 Một số nghiên cứu dịch té trên thế giới và trong nước - 71.1.2 Một số nghiên cứu về trị liệu tram cảm bang liệu pháp tâm ly 101.2 Một số vấn đề lý luận VE trầm cảm ¿ :+t+sEtSt+k+EvEEEESEvEEkrkerrrerksxee 13
1.2.1 Khái niệm trầm cảm -:¿-552+t222+vttEExttrErtrtrtktrrrrrrrrrrrrrrriei 131.2.2 Các lý thuyết tiếp cận - ¿+ + k+Sx+E2EEEEEEEEEEE1E1121121 2111 EEEtx 151.2.3 Một số đặc điểm lâm sàng về rối loan trầm cảm ở thanh niên 181.2.4 Các tiêu chuẩn chan đoán : 5cccccccvvrirtrrttrrrrrrtrrrrrrtrrrrrr 201.3 Phương pháp đánh giá, công cụ hỗ trợ chan đoán và can thiệp tram cảm 21
1.3.1 Các phương pháp đánh giá và công cụ hỗ trợ chân đoán 211.3.2 Cac phương pháp can thiệp tri LGU 555cc c+ecesessessrs 24
Chương 2 ĐÁNH GIA VA CAN THIỆP TRUONG HỢP CỤ THẺ 29
2.1 Thông tin chung về thân chủ -¿- ¿2+ 5+22++2x++£x+2Exezxesrxezrxees 29
2.1.1 Thông tin hành chính - - << +11 1191 9v ng ng 29
2.1.2 Ly do tìm đến thăm khám 2 2 2E + E+EE+E++E£Ee£Eerxerxrreee 292.1.3 Các biến cố trong quá khứ -¿-++++++++zx+zx+zzx++zxzxesres 292.2 Các vấn đề đạo đức -¿ :- +22 k22E122122122112711211211211211 11.11 te 32
2.2.1 Đạo đức trong tiếp cận ca lâm sàng -2- 2 5+ ©5z+xzzzxerxerxcres 32
2.2.2 Đạo đức trong sử dụng các công cụ đánh giá và quy trình đánh giá 32
2.2.3 Đạo đức trong can thiệp tri lIỆU - 5555 £+<£+s+sesseeseersee 33
PIN? Ga THtdầầẳắầỪ 33
2.3.1 Nhận định về thân chủ - 2 2 ++5++E++E++Exerx+xzrxerxerxerseee 332.3.2 Phát triển danh sách van đề của thân chủ -¿- ¿c2342.3.3 Kết quả đánh giá -¿ +- 5222 x221221122122112711211 111211211 crk.35
2.3.4 Định hình trường hợp - - - 5 c2 Sc 3211321331111 ekrrre 39
2.4 Lập kế hoạch can 011 4 42
2.4.1 Xác định mục tiêu đầu ra ¿- - 6c t+ESEk‡EEEEEEEEEEEEEkEErkererkereerrrs 42
Trang 62.4.2 Xác định mục tiêu quá trÌnhh s5 + s + +++veseerserrsereerererrre 43
P6088 Ầ 45
2.6 Đánh giá hiệu quả can thiỆP - - 5c 22+ 3231121131 1x re 85
2.6.1 Cách thức đánh giá và các công cụ lâm sàng sử dụng dé đánh giá 852.6.2 Kết quả đánh giá - ¿5225k 2 1211211 21117121121121 11111 852.7 Kết thúc va theo đõi sau can thigp c.cccccessessesssessessessessssssessecsessecssesseeseeses 88
2.7.1 Tình trạng hiện tại của thân chủ c s1 xi, 88
2.7.2 Kế hoạch theo dõi sau trị LiGU we csssessesssssssestseetsecsvenesteseseees 89
2.8 Bàn luận Chung «+13 1T TH HH 89
2.8.1 Bàn về ca lâm sàng đã thực hiện ¿5 s5s+z+E£zEccxerxerxereee 892.8.2 Tự đánh giá về chất lượng can thiỆp - 2-2 s+sz+sz+£s+rxerseee 90Chương 3 KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, -2 s° se cssccssessecse 93TÀI LIEU THAM KHAO 2- 2-52 s£©s£©s2£Ss£©Ss£Ess£ssessezssesserssersee 94
PHU ILỤCC 25 << < 5< << 9 HH H0 00080000014 98
Trang 7DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
BDI Beck Depression Inventory (Thang đánh giá trầm cảm Beck)
BN Bệnh nhân
CBT Cognitive behavioural therapy (Liệu pháp nhận thức hành vi)
DSM-5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders Fifth edition
(S6 tay chan doan va thống kê các rối loạn tâm thần tái bản lần 5)
HV Học viên
LS Lâm sàng
NTL Nhà tâm lý
REBT Rational Emotive Behavior Therapy (Liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lí)
PSOI Pittsburgh Sleep Quality Index (Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh)RLTC Rối loạn tram cảm
RLTT Rối loạn tâm thần
SAS Zung Self-Rating Anxiety Scale (Thang đánh gia lo âu Zung)
SKTT Sức khỏe tâm than
TC Thân chủ
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Trang 8DANH MỤC BANG, BIEU DOBang 2.1 Triệu chứng tram cảm của TC dựa trên DSM-5 ceececcsscsesessesesesseeeeeeeeees 36Bảng 2.2 Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa của TC dựa trên DSM-5 37Bảng 2.3 Kết quả đánh giá thang do đầu vào của TC -. ¿ s¿©cs+cseccse2 39Bảng 2.4 Xác định mục tiêu AAU La eee cece cecceccceeccuceccececeucceeecesteeceeeeuesess 38Bang 2.5 Xác định mục tiêu quá trình và mục đích áp dụng 40
Bang 2.6 Ví dụ vê suy nghĩ của người có tram cảm, lo âu và người có sức khỏe tâm
thần ồn định ¿ 2++++t2EE1112222.1 1 TH HH re 73Bảng 2.7 Phân biệt cách nghĩ của người có trảm cảm - lo âu và người có sức khỏetâm thần ổn định -¿ ©©2+++£+2E++++12221111227 11 T E1 ri 73
Bảng 2.8 Các dạng lỗi tư duy thường gặp và ví dỤ 2s s+s+cs+x+zzxccs2 74
Bang 2.9 Bảng ví dụ thách thức suy nghĩ của 'ÍC c5 + k+xkseesessexee 77Bảng 2.10 Bảng kết quả đánh giá thang đo trước và sau khi trị liệu 81
Sơ đồ 2.1 Xác định mục tiêu quá trình cc c2 2221222 sxs 39
Biểu đồ 2.1 Tự đánh giá cảm xúc của TC theo từng phiên làm việc 86Biéu đồ 2.2 Bang điểm chat lượng giấc ngủ của TC qua từng phiên 87
Trang 9MO DAU
1 Lý do chọn dé tai
Hiện nay trên thế giới, tram cảm dang trở thành vấn dé quan trong nhấtkhông chỉ ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần (SKTT) nói riêng, mà còn là vấn đề quantrọng đối với sức khỏe tổng quát của các cá thé nói chung Nói cách khác, trầm cảmđang trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe thê chất và tinh thầncủa mọi người trên toàn thế giới và có nguy cơ đe dọa đến sự sống còn Các triệuchứng tram cảm có thé kéo dài hoặc xuất hiện trở lại sau khi đã được điều trị Và
nó có thê ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, công việc và học tập trong suốt
cuộc đời của người bệnh [24].
Tram cảm là một căn bệnh có thể xảy ra ở bat kỳ độ tuổi nào, ảnh hưởng đếnmoi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở thanh thiếu niên và người trẻ tudi [23].Tram cảm ở thanh niên có thé dẫn đến nhiều van đề khác, bao gồm các rối loạn tâmthần (RLTT) khác, tự tử, khó khăn trong hoạt động xã hội và học tập, và nguy cơ táiphát cao [28].
Thanh niên là những người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đấtnước Họ là những người sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho đất nước Tuynhiên, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức của cuộc sống, chăng hạn như
áp lực học tập, áp lực công việc và áp lực xã hội Những cá nhân trẻ tuôi, chưa có
kinh nghiệm sống sẽ phải tự mình học cách thích nghi với cuộc sống mới, vớinhững thách thức và khó khăn mới Những yếu tố này có thê làm tăng nguy cơ trầmcảm ở thanh niên Theo kinh nghiệm thực tế, thanh niên thường ngại tìm kiếm sự
giúp đỡ tâm lý vì sợ bị kỳ thị Vì những lý do đã nêu, thanh niên có nguy cơ cao
lạm dụng chất kích thích, ảnh hưởng đến kết quả học tập, xung đột trong các mốiquan hệ và thậm chí là tự tử Và trạng thái này vẫn tiếp diễn, tuổi trưởng thành sẽchỉ là sự kéo dài của những vấn đề của tuổi thanh niên
Trên thế giới hiện nay, có những phương pháp điều trị RLTT hiệu quả,nhưng 76-85% người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không đượcđiều trị chứng RLTT của họ Nguyên nhân khiến người dân hạn chế tiếp cận vớicác phương pháp điều trị RLTT là do thiếu nguồn lực, thiếu các nhà cung cấpdịch vụ chăm sóc sức khỏe được đảo tạo và sự kỳ thị của xã hội liên quan đến
các RLTT [34].
Trang 10SKTT khoẻ mạnh là yếu tố quan trọng giúp cá nhân phát triển toàn diện, cóthê tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội và ứng phó hiệu quả với những tháchthức trong cuộc sông Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 3 triệu thanh thiếu niên
có RLTT, nhưng chỉ có khoảng 20% được phát hiện và điều trị kịp thời Điều nàykhiến cho tình trang tự tử ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng [8]
Vì vậy, việc trị liệu tâm lý là một phương pháp cần thiết để giúp thanh niênmắc tram cảm vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống, từ đó có théhoàn thành các nhiệm vụ cuộc sống một cách tốt nhất và bước sang tuổi trưởngthành một cách vững vàng Trong quá trình làm việc, tôi được tiếp cận hỗ trợ mộttrường hợp thân chủ (TC) nữ, 20 tuổi, TC có các triệu chứng của RLTC có kèm các
triệu chứng lo âu Với sự sẵn sàng từ TC và sự phù hợp của trường hợp này với
định hướng nghiên cứu, tôi đã quyết định chọn trường hợp này để báo cáo và phântích trong luận văn.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tri liệu tâm lý cho một trường hoptram cảm ở thanh niên ”
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu của một số tác giả về trầm cảm ở thanhniên, bao gồm các yêu tố nguy co, biểu hiện lâm sàng, chân đoán và trị liệu, đặcbiệt là hiệu quả của tiếp cận Nhận thức — Hanh vi và Phỏng van tao động lực trongviệc hỗ trợ thanh niên mắc chứng RLTC
- Xác định một số khái niệm, công cụ của đề tài: (RLTC, lo âu, cách đánhgiá, hỗ trợ cho một trường hợp tram cảm có kèm các biéu hiện lo âu)
- Thực hiện đánh giá, định hình trường hợp, lập kế hoạch và can thiệp chomột trường hop tram cảm có kèm các biểu hiện lo âu
- Đánh giá hiệu quả can thiệp và đưa ra kết luận và khuyến nghị
Trang 11Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Điểm luận một số nghiên cứu
1.1.1 Một số nghiên cứu dịch té trên thé giới và trong nước
Trên thé giới và ngay ở Việt Nam số lượng người mac chứng rối loạn cảmxúc nói chung và tram cảm nói riêng ngày cảng gia tăng và dé lại những hệ lụy lớncho xã hội Ty lệ dân số toàn cầu của tram cảm năm 2015 là 4,4%, tỷ lệ mắc ở nữ là5,5% dân số và nam là 3,6% [37] Theo thống kê của WHO (2005) tổng số ngườimắc trầm cảm trên Thế giới là 322 triệu người trong đó, gần một nửa số này ở ĐôngNam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương [36] Từ năm 2005 - 2015 số người trầmcảm tăng 18.4%, điều này phản ánh sự gia tăng của trầm cảm trên Thế Giới [37]
Ngoài ra, tram cảm cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
tự sát, đó là vấn đề lo ngại trong dư luận về tâm lý của giới trẻ Ở Anh, vào năm
2004, tự tử hiện là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất ở nam thanh niên trong độtudi từ 25 đến 34 Các nghiên cứu dịch té học cho thay rằng mặc dù các yếu tố nhưhọc kém, nghèo đói và không có việc làm là quan trọng, nhưng các yếu tố nguy cơ
tự tử mạnh nhất ở nhóm này là tiền sử RLTT và tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần
và có hành vi tự tử (Agerbo va cộng sự, 2002) Trong một nghiên cứu về nhữngngười trẻ tuổi (từ 15 đến 24 tuổi) tự tử thành công, Houston và cộng sự (2001) chothay 19 trong số 27 người (70%) mắc RLTT Trong đó, tram cảm là chân đoán phốbiến nhất, ảnh hưởng đến 15 (56%) trong số những người được nghiên cứu; 8 người(30%) có vấn đề về rối loạn nhân cách và 9 người (33%) mắc chứng RLTT kháckèm theo Đáng chú ý là rất ít trong số những thanh niên này được chăm sóc tâmthần trước khi họ qua đời Chiến lược Phòng chống Tự tử Quốc gia được công bốgần đây của Chính phủ (Bộ Y tế, 2002) thừa nhận tầm quan trọng của việc nhận biết
và điều trị cải thiện các rối loạn tâm trạng ở thanh niên, đặc biệt là trong nhóm namgiới trẻ tuổi Mặc dù hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học ước tính rang khoảng 5%dân số trưởng thành bị tram cảm, nhưng có tương đối ít nghiên cứu tập trung vàoquan thé thanh thiếu niên và thanh niên 10% - chỉ một tỷ lệ nhỏ trong nhóm này cókhả năng đến các dịch vụ SKTT [30]
Trang 12Theo nghiên cứu của Rushton và cộng sự năm 2002, tỷ lệ thanh niên mắcRLTC chiếm khoảng 1,5% đến 8%, trong đó tỷ lệ thanh niên mắc trầm cảm nặng,rồi loạn nhịp tim là khoảng 1-2% Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là
ở thanh niên và phụ nữ [20].
RLTC là một van đề sức khỏe tâm than phổ biến ở thanh niên, ảnh hưởngđến tâm lý, thể chất và xã hội của họ Mặc dù có các liệu pháp dựa trên bang ca védược lý va tâm lý đều hiệu qua, nhưng it nhất vẫn có một phan ba đến một nửa sốthanh niên tram cảm van không đáp ứng với điều trị và gần một nửa sẽ tái phát
trong vòng 4 năm [28].
Một phan năm thanh niên ở tuổi 19 đã từng trải qua tram cảm, và những giaiđoạn này thường kéo dài từ 1 đến 2 năm Tuy nhiên, tram cảm ở thanh thiếu niênthường bị bỏ qua hoặc không được nhận biết [17]
Nghiên cứu cua Ellen Driessen va Steven D.Hollon (2010) cho thay tri liệunhận thức hành vi (CBT) là một phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả, nó có hiệuquả trong điều trị trầm cảm giống như khi trị liệu bằng các liệu pháp tâm lý và điềutrị bằng thuốc chống tram cảm Khi được thực hiện day đủ, trị liệu CBT có thể cóhiệu quả với người mac tram cảm nặng Một nghiên cứu cho thấy rằng, trị liệu CBThay uống thuốc đều đặn đều cho hiệu quả tương đương trong việc giảm tỷ lệ tái phátcủa rối loạn Một nghiên cứu thứ ba cho thấy rằng, những người thất nghiệp, cónhững trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống, hoặc đã từng sử dụng thuốc chống trầm
cảm nhưng không đáp ứng, thường có khả năng đáp ứng trị liệu CBT cao hơn so
với việc sử dụng thuốc [15]
Năm 2002, Embling đã thực hiện một nghiên cứu tại trung tâm điều trị vàđánh giá tâm thần cấp tính tại cộng đồng Khi đến trung tâm, khách thể sẽ đượcphỏng van bởi các bác sĩ LS có kinh nghiệm và được chan đoán theo bảng Hệ thốngphân loại bệnh Quốc tế - International Statistical Classiffication of Diseases (ICD-10) Nhóm đối tượng nghiên cứu là những BN mắc RLTC Những người tham gianghiên cứu được điều trị bằng liệu pháp nhận thức - hành vi trong 12 buổi, mỗi buổikéo dai từ 60 đến 90 phút Các nhóm được chia thành bốn nhóm nhỏ dé tạo điều
kiện cho việc tham gia và tương tác hiệu quả Các bác sĩ sử dụng các kỹ thuật triliệu như lập kế hoạch hoạt động, đánh giá hành vi, xác định và kiểm soát suy nghĩ
Trang 13và cảm xúc tiêu cực, tái cau trúc bằng cách sử dụng bản theo dõi suy nghĩ dé giúpngười tham gia đạt được mục tiêu của họ Nghiên cứu này sử dụng thang đo trầmcảm Beck II để đánh giá mức độ của nhóm khách thể Điểm thang đo trầm cảmgiảm sau 12 buổi trị liệu, cho thấy việc trị liệu có hiệu quả trong việc giảm tramcảm Các yếu tố về sự tức giận, buồn bã, lo âu đã tăng dan từ buổi thứ 3 đến budithứ 9, và tăng tối đa tại buổi thứ 6 Thử nghiệm Bivariate về sự khác biệt điểm trung
bình của thang đo Beck giữa nhóm đối chứng và nhóm trị liệu cho thấy sự khác biệt
đáng kể (p<0,01) Tại buổi thứ 12, điểm thang do Beck của nhóm điều trị thấp honđáng kể (p=0,002) so với nhóm đối chứng Nghiên cứu cho thấy mức độ tram cảm
và biểu hiện lo âu, tức giận có mối quan hệ nghịch biến trong 12 buổi trị liệu [16]
Ở Việt Nam, tác giả Trần Như Minh Hằng nghiên cứu về “Hiệu quả của liệupháp CBT và các yếu tố liên quan trong điều trị bệnh tram cảm” Theo tác giả, đã cónhiều nghiên cứu thử nghiệm LS ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy hiệu quả củađiều trị CBT trong giai đoạn cấp cũng như trong phòng ngừa tái phát trầm cảm cóhiệu quả Trị liệu CBT là một phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả, có thể so sánh
hoặc vượt trội hơn các phương pháp khác như liệu pháp lý động, liệu pháp hành vi, liệu pháp tương tác cá nhân [2].
Từ năm 2009 đến năm 2013, Tổ chức quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam
đã hỗ trợ triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại 5 xã/phườngtrong thành phố Đà Nang va Khánh Hòa Trong chương trình này, thuốc chống tramcảm kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi đã được áp dụng dé điều trị cho ngườimắc trầm cảm Trong nghiên cứu này, 60 người mắc trầm cảm được chia thành hainhóm, mỗi nhóm 30 người: nhóm can thiệp được điều trị bằng thuốc chống trầmcảm kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi, và nhóm đối chứng chỉ được điều trịbằng thuốc chống tram cảm Kết quả của nghiên cứu cho thấy, nhóm can thiệp cókhả năng phục hồi, tiến triển tốt hơn nhóm chỉ dùng thuốc [16]
Như vậy, các băng chứng từ các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chochúng ta thấy, liệu pháp CBT được chứng minh có thể giúp cải thiện đáng ké cáctriệu chứng của trầm cảm và lo âu Aaron T Beck là người tiên phong trong việcphát triển liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) cho tram cảm trong những năm 1950
và được chính thức hóa thành phương pháp điều trị vào cuối những năm 1970 Mô
Trang 14hình nhận thức về tram cảm cho rằng những người tram cảm sẽ tập trung suy nghĩtiêu cực và méo mó về bản thân, thế giới và tương lai có thể góp phần làm gia tăngtrầm cảm Liệu pháp này áp dụng một phương pháp giáo dục, dựa trên nguyên tắcrằng những suy nghĩ tiêu cực có thê góp phần gây ra trầm cảm, và bằng cách thayđổi những suy nghĩ đó, người ta có thé cải thiện tâm trang của mình Bên cạnh đó,các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lo âu và trầm cảm thường đi kèm với nhau, và điều trị
cả hai rối loan cùng một lúc có thé hiệu quả hơn so với việc chỉ điều trị một rối
loạn.
1.1.2 Một số nghiên cứu về trị liệu tram cam bằng liệu pháp tâm lý
Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Giang Ngọc Thụy Vy và Trần ThànhNam (2017) cho thấy, chỉ có khoảng 16% BN RLTC có thể nói chính xác tên bệnhcủa mình Các triệu chứng phổ biến của RLTC bao gồm van đề về giấc ngủ, giảmchú ý và các vấn đề thực thể khác BN tin rằng trầm cảm có thể do các yếu tố tâm
lý, sinh học và xã hội gây ra Hầu hết BN muốn được giúp đỡ (80,7%), trong đó phốbiến nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần và thuốc (56,9%), tiếp theo làgia đình hoặc tự giúp mình (44%) Nghiên cứu cũng thể hiện rõ kiến thức của BNtram cảm về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị có mối liên hệ tích cực vớimức độ hoạt động chức năng của BN và nguồn thông tin mà BN được tiếp cậntrước đó Mức độ hoạt động chức năng của BN có mối liên hệ chặt chẽ với khảnăng nhận diện triệu chứng, nguyên nhân và cách can thiệp điều trị trầm cảm [9]
Dé nghiên cứu các phương pháp điều trị trầm cảm - lo âu, nhóm tác giảKaloyan Kamenov và cộng sự (2017) đã tiến hành một siêu phân tích dựa trên 237bài báo, gồm 71 904 người tham gia Qua đó, nhận thấy có 66 phương pháp canthiệp được xác định, chúng được chia thành 3 nhóm chính: tri liệu tâm lý (N=22), trị liệu dược lý (N=20), các phương pháp trị liệu khác (N=24) Trong nhóm trị liệutâm lý, phương pháp can thiệp phổ biến nhất là CBT Trong nhóm trị liệu được lý,Fluoxetine và nhóm SSRI là thuốc chống tram cảm phổ biến nhất [18]
Trong cùng nghiên cứu trên của Kaloyan Kamenov và cộng sự (2017), khi
phỏng vấn các bác sĩ LS và người gặp vấn đề tâm lý, cả hai nhóm người này đềucho rằng trị liệu tâm lý và trị liệu dược lý cải thiện ở các lĩnh vực khác nhau.Phương pháp trị liệu dược lý cải thiện các lĩnh vực triệu chứng, ví dụ: vấn đề liên
10
Trang 15quan đến giấc ngủ, van đề cảm xúc Phương pháp trị liệu tâm lý giúp người thamgia hiểu rõ hơn về bản thân, mối quan hệ của họ với người khác và những khó khăn
họ đang gặp phải Từ đó, họ có thể phát triển các kỹ năng cần thiết để cải thiện mốiquan hệ, giao tiếp, động lực và tự chăm sóc bản thân [18]
Mặt khác, Đàm T Kim Nga (2018) cũng đã thực hiện nghiên cứu trên 60 BN
tram cảm được điều trị bằng liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) và thuốcamytriptylin Nghiên cứu này đã chứng minh việc kết hợp liệu pháp REBT vớithuốc chống tram cảm dé điều tri cho BN có hiệu qua hon viéc chi diéu tri bangthuốc chống tram cảm đơn thuần trên chứng tram cảm, biểu hiện lo âu, hành vi vàđặc biệt là suy nghĩ của BN Ngoài ra, các yếu tổ giới tính, tuổi, trình độ học van,hoàn cảnh gia đình đều không có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả trị liệu [6]
Theo bài báo “Điều trị nhận thức đối với bệnh đồng thời trầm cảm, lo âutrong thực hành lâm sàng”, nhóm khách thé tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 20đến 70, trong đó có 65,22% là nữ và 34,78% là nam Kết quả phân tích thống kêcho thấy có sự khác biệt đáng kể về diém PHQ-9 và GAD-7 trước và sau quá trìnhđiều trị, với p < 0,01, điều này minh chứng cho việc trị liệu CBT có hiệu quả trongviệc cải thiện các triệu chứng tram cảm và lo âu, ké cả khi trị liệu tập trung vào tramcảm hoặc tram cảm va lo âu Khoảng hai phan ba người mắc rối nhiễu có thé phụchồi hoàn toàn khỏi các triệu chứng trầm cảm và ba phần tư có thê cải thiện các triệu
chứng lo âu [15].
Trong một số nghiên cứu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên lớn giữa nhóm
BN sử dụng kết hợp CBT và thuốc với nhóm BN chỉ sử dụng thuốc, các nhà nghiêncứu phát hiện ra răng việc kết hợp CBT và sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm ởthanh niên có hiệu quả hơn hắn so với việc chỉ điều trị bằng thuốc [28]
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy liệu pháp tâm lý và hóa dược cóhiệu quả cao trong điều trị trầm cảm và dự phòng tái phát Trong một số trườnghợp, liệu pháp tâm lý đơn thuần cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự mà khôngnhất thiết phải can thiệp hóa dược
Kết quả phân tích hồi quy trong nghiên cứu của M Oud và cộng sự (2019)cho thấy sự cải thiện về triệu chứng tram cảm có mối tương quan thuận với sự kếthợp của các thành phần kích hoạt hành vi và tái cấu trúc nhận thức ở thanh niên
11
Trang 16tram cảm Kết quả này cho thấy sự kết hợp của kích hoạt hành vi và tái cấu trúcnhận thức có thé mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng tram cảmcho nhóm đối tượng này Điều này rất quan trọng vì ở đối tượng trẻ, sự tái phát trầm
cảm là khá cao [27].
CBT là một phương pháp điều trị hiệu quả cho trầm cảm và lo âu ở thanhthiếu niên, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và gia tăng lòng tựtrọng, từ đó giảm nguy cơ phát triển các rối loạn tâm trạng sau này trong cuộc sông[14] Thêm nữa, CBT tập trung vào các yếu tố tác động đến tâm trạng và triệuchứng trầm cảm có thé đo lường được, chăng hạn như suy nghĩ, cảm xúc và hành
vi, nên việc đánh giá hiệu quả của liệu pháp này trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Liệu pháp này không chỉ hiệu quả đối với cá nhân, mà còn hiệu quả khi được thựchiện dưới hình thức nhóm Can thiệp nhóm giúp cải thiện đáng ké các khả năng xãhội và mối quan hệ, vì nó tạo cơ hội cho người tham gia so sánh và hỗ trợ lẫn nhau,quan sát, học hỏi và thực hành các kỹ năng mới trong một môi trường trị liệu an toàn [25].
Khi nhắc đến CBT, người ta không thể không nhắc đến Liệu pháp REBT.REBT là một trong những liệu pháp tâm ly đầu tiên của tri CBT, và ngày nay nóvẫn là một trong những tiếp cận CBT được sử dụng rộng rãi nhất REBT được sửdụng hiệu quả trong việc hỗ trợ các đối tượng có RLTC
Nghiên cứu của Daniel David và cộng sự (2008) đã sử dụng phương pháp
phân ngẫu nhiên dé phân chia 170 bệnh nhân tram cảm nặng, không có loạn thầnngoại trú thành ba nhóm: nhóm REBT, nhóm liệu pháp nhận thức (CT) và nhóm triliệu dược lý dé so sánh hiệu quả Thang đánh giá Hamilton va Beck được sử dụng
dé đánh giá các triệu chứng tram cảm của bệnh nhân trước khi bắt đầu trị liệu, sau 7tuần trị liệu và sau khi kết thúc trị liệu Các BN được trị liệu trong cùng thời gian là
14 tuần và được chỉ định ngẫu nhiên: hành vi cảm xúc hợp lý, nhận thức, điều trịbăng thuốc (fluoxetine) Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba liệu pháp đều có hiệuquả trong việc cải thiện các triệu chứng trầm cảm Tuy nhiên, sau 6 tháng điều trị,REBT và CT có hiệu quả hơn một chút so với trị liệu dược lý REBT có hiệu quảđáng ké hơn trị liệu được ly theo thang đánh giá Hamilton [29]
12
Trang 17Việc trị liệu trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể bao gồm cả liệu pháp tâm lý
và điều trị bằng thuốc Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý vẫn có thể mang lại hiệu quả,ngay cả khi không kết hợp với điều trị bằng thuốc Nghiên cứu của Felicia Iftene vàcộng sự (2015) đã tìm thấy băng chứng cho thấy REBT và liệu pháp kết hợp thuốcđều có hiệu quả trong điều trị trầm cảm nặng ở thanh thiếu niên Sự khác biệt vềhiệu quả giữa hai nhóm này là không đáng kể Nhìn chung, REBT có thê giúp thanhthiếu niên tram cảm cảm thấy ít đau khổ và phiền muộn hơn, đồng thời cải thiệnchất lượng cuộc sống và hoạt động xã hội của họ [28]
REBT còn được sử dụng như một chương trình phòng ngừa tram cảm hiệuqua cho sinh viên đại học, vì nó giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, cung cấp cho sinhviên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với cảm giác trầm cảm Điềunày góp phần giúp sinh viên có nhiều trải nghiệm tích cực hơn trong cuộc sống
[12].
1.2 Một số van đề lý luận về trầm cảm
1.2.1 Khái niệm tram cảm
Theo “Từ điển Tâm lý học” (2008), tram cảm là một trạng thái cảm xúc tiêu
cực, được thé hiện bởi những cảm xúc buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất hứng thú
với mọi hoạt động và giảm sút khả năng hoạt động Từ góc độ chủ quan, người mắctrầm cảm thường cảm thấy nặng nề, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, và có cảm giácnhư bị dan vặt Họ cũng mat hứng thú với mọi hoạt động, không còn động lực và ýchí dé làm bắt cứ việc gì một cách đột ngột Những suy nghĩ về trách nhiệm cá nhân
có thể khiến con người cảm thấy nặng nề và bị dan vặt Chúng có thé được kíchhoạt bởi các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, chăng hạn như mat mát, thất bại hoặcxung đột Cảm giác hối tiếc về quá khứ và cảm giác thiếu sự giúp đỡ có thê khiếnnhững suy nghĩ nay trở nên tồi tệ hơn Tự đánh giá giảm đột ngột Tri giác thời gian
bị thay đối Người mắc tram cảm thường cảm thấy chậm chap, thiếu năng lượng, vakhông có động lực dé làm bat cứ việc gì Điều này có thé dẫn đến suy sup sức khỏe,thậm chí là tự tử Có hai loại trầm cảm: Tram cảm chức năng, có thể có ở cả nhữngngười khỏe mạnh ở ngưỡn chức năng tâm lý bình thường; Trầm cảm bệnh lý là mộttrong những hội chứng tâm than [30]
13
Trang 18Khái niệm tram cảm được WHO định nghĩa: “Trầm cảm là một RLTT biểuhiện bang sự buồn bã dai dang hoặc mat hứng thú đối với tat cả những thứ trướcđây mình thích, kèm theo không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày,thời gian ít nhất 2 tuần Ngoài ra, người trầm cảm thường có các triệu chứng sau:cảm giác không còn sức lực; thay đổi cảm giác ngon miệng; mat ngủ hay ngủ quánhiều; lo âu; giảm tập trung; do dự; thấy bất an; cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi
hoặc mất hy vọng; có suy nghĩ tự hại bản thân hoặc tự sát” Trầm cảm có thể kéo
dài hoặc tái phát nhiều lần Nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sôngcủa người bệnh, bao gồm giảm chức năng sống, các hoạt động thường ngày và thậmchí là tự tử Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thé được hỗ trợ tâm lý không cần dùng
thuốc Tuy nhiên, ở mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được điều trị kết hợp giữa
tâm lý và dược lý [7].
Theo ICD-10, “trầm cảm được định nghĩa là một hội chứng bệnh lý của cảmxúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm nănglượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phô biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ saumột có gắng nhỏ Cụ thé, tram cảm được chan đoán khi có ít nhất 5 trong số 9 triệuchứng sau xuất hiện cùng lúc và kéo dài ít nhất 2 tuần: khí sắc tram, mat mọi quan
tâm thích thú trong các hoạt động; giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi, giảm sự tự
tin và lòng tự trọng, khó tập trung và ra quyết định, suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng vàhành vi tự sát, thay đổi về giấc ngủ, thay đôi về ăn uống.” [35]
Theo DSM - 5, “trầm cảm được định nghĩa là một rỗi loạn tâm thần phô
biến, đặc trưng bởi khí sắc tram, mat hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động,
và giảm năng lượng hoặc tăng mệt mỏi DSM-5 phân loại trầm cảm thành các loại:Rối loạn trầm cảm nặng (MDD), Rối loạn tram cảm dai dang (Dysthymia), Rối loanđiều chỉnh tâm trang do stress (Adjustment disorder with depressed mood), Rối loantram cảm liên quan đến chat (substance-induced depressive disorder), Rối loan tramcảm do một bệnh lý y khoa (Depressive disorder due to a medical condition), Rốiloan tram cảm không được quy định cu thé (Depressive disorder not otherwisespecified) Ngoài các van đề về cảm xúc do tram cảm gây ra, các cá nhân cũng cóbiểu hiện bang các triệu chứng thé chất như đau mãn tính hoặc van dé tiêu héa, vacác triệu chứng phải xuât hiện ít nhât hai tuân, gây cho cá nhân sự đau khô và suy
14
Trang 19giảm nghiêm trọng về mặt LS trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, nghề nghiệphoặc các hoạt động khác” [10].
Dựa trên các nguồn tài liệu về các định nghĩa, Trầm cảm là một rồi loạn tâmtrạng phổ biến, được đặc trưng bởi những cảm xúc tiêu cực, suy giảm khả năng hoạt
động và thay đổi về nhận thức và hành vi Người mắc trầm cảm thường cảm thấybuôn bã, chán nan, mat hứng thú với mọi hoạt động, gặp khó khăn trong việc tậptrung, ra quyết định và thực hiện các hoạt động hàng ngày Họ cũng có thể có ýđịnh hoặc hành vi tự tử, cảm thấy bản thân vô dụng, không đáng yêu, và có cái nhìntiêu cực về thé giới xung quanh Tram cảm có thé xảy ra do nhiều nguyên nhân, baogom yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội Các yếu tô tâm lý và xã hội liên quan đếnviệc cá nhân có những nhận thức sai lệch về sự vật, hiện tượng; sống trong môitrường nhiều mâu thuẫn, áp lực, thiếu củng có tích cuc, Những yếu tố sinh học cóthé do sự thay đổi, thiếu cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh dẫn đến sự kémthích nghi trong đáp ứng của cá nhân Một nguyên nhân nữa gây trầm cảm có thé là
do những yếu tố về nhân cách, chăng hạn như tính cách lệ thuộc, thụ động, và khóthích nghi Thêm nữa, tram cảm sẽ được đánh giá theo thang do mức độ tram cảmcủa Beck từ mức độ nhẹ cho đến nặng
1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận
Tiếp cận hành vi về tram cảmTheo Paul Bennett (2011), trong cuốn “Tam lý học dị thường và lâm sàng”,tram cảm và lo âu đều có thé được giải thích bằng lý thuyết điều kiện hóa Tramcảm có thê xảy ra do thiếu nhận được sự ủng hộ và khen ngợi từ những người khác
Ví dụ, mắt việc có thể khiến một người cảm thấy bị cô lập và không được đánh giácao, điều này có thé dẫn đến tram cảm Điều này khiến cho họ cảm thay chán nan
và chỉ muốn thu hẹp các hành vi mà họ cho là sẽ được xã hội tán thưởng Nhữngngười bị trầm cảm thường cảm thấy cô đơn, bị cô lập và không được đánh giá cao
Họ có thé rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội và chỉ tập trung vào những hành vimang lại sự chú ý cho họ Đôi khi hành vi này có thể mang lại cho họ sự chú ý và
sự đồng cảm mà ho đang tìm kiếm Sự chú ý này có thé củng cô hành vi tram cảmcủa họ, khiến họ tiếp tục hành động theo cách này Giai đoạn này thường đi kèm
với sự giảm sút khả năng tập trung và cảm xúc Điều này có thé dẫn đến việc tăng
15
Trang 20cường các hành vi không lành mạnh như khóc lóc, phàn nàn và suy nghĩ về tự tử.Điều này có thé dẫn đến sự xa lánh của những người thân, khiến BN cảm thấy côđơn và bat hạnh hơn Sự cô lập này có thé tạo thành một vòng lặp, khiến BN tramcảm ngày càng nặng hơn Phản ứng này được học thông qua việc kết hợp các kíchthích âm tính với các hành vi cụ thé Khi một hành vi cụ thé được thực hiện, nó sẽdẫn đến một kích thích âm tính, khiến người ta cảm thay mệt mỏi Điều này khiến
người ta có xu hướng tránh thực hiện hành vi đó trong tương lai Việc né tránh
những kích thích gây ra nỗi sợ có thé mang lại cảm giác dé chịu tạm thời Cảm giác
dễ chịu này có thé củng cố hành vi né tránh, khiến người ta có xu hướng né tránhnhững kích thích đó trong tương lai Điều này có thể ngăn chặn quá trình dập tắt,khiến nỗi sợ hãi trở nên dai dang hơn [38]
Ngoài ra, những người thiếu kỹ năng xã hội hoặc có cấu trúc nhân cách cứngnhắc có thé gặp khó khăn trong việc thay đối hành vi của mình Họ có thể khôngbiết cách đối phó với những tình huống mới hoặc những thay đổi trong cuộc sống.Điều này có thê khiến họ cảm thấy bị mắc kẹt trong vòng xoáy của mình [19]
Tiếp cận nhận thức về trầm cảmTheo cách tiếp cận nhận thức, các vẫn đề về cảm xúc và hành vi có thể đượcgiải thích bởi những suy nghĩ và niềm tin của chúng ta Beck và Ellis là nhữngngười tiên phong trong cách tiếp cận này, và họ cho rằng những niềm tin sai lệch cóthé góp phần duy tri các vấn dé này Beck cho rằng những niềm tin sai lệch lànhững suy nghĩ tiêu cực và không hợp lý về bản thân, về thế giới và tương lai.Những niềm tin này có thể dẫn đến những suy nghĩ tự động trong những tình huống
cụ thê [31]
eae |
16
Trang 21Khi ba thành phan này liên kết với nhau, chúng có thé cản trở quá trình nhậnthức bình thường, khiến con người bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực gặp khó khăntrong việc nhận thức, ghi nhớ và giải quyết van đề [21].
Aron T Beck cho rằng những suy nghĩ và niềm tin của chúng ta là nguyên
nhân của những cảm xúc và hành vi của chúng ta Nói cách khác, những suy nghĩ
và niềm tin của chúng ta quyết định cách chúng ta cảm nhận và hành động Nếu bạnchỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của một sự việc, bạn sẽ cảm thấy tiêucực Beck tin rằng mỗi người đều có một cách suy nghĩ riêng, cách suy nghĩ củachúng ta là một phần quan trọng của bản sắc cá nhân của chúng ta Nó được hìnhthành bởi những hiểu biết, kinh nghiệm, niềm tin, suy đoán và phán xét của chúng
ta Cách suy nghĩ của mỗi người thường khó thay đồi, nên nó có thé mâu thuẫn vớinhững sự việc trong cuộc sống không theo ý muốn Tình trang mâu thuẫn này có thédẫn đến trầm cảm
Beck cho rằng người mắc tram cảm có thé là do đã trải qua những kinhnghiệm tiêu cực trong thời thơ ấu hoặc tuổi thiếu niên, chăng hạn như mất mát, taihọa, sự phản đối của bạn bè, sự phê bình của thầy cô giáo hoặc thái độ trầm nhược,yếu đuối của cha mẹ Mọi người đều có thé trải qua những kinh nghiệm tiêu cực,nhưng ở người tram cảm, những kinh nghiệm này có thé trở thành một phần cuộcsống của họ Những kinh nghiệm này có thé thúc đây họ hành động theo nhữngcách tiêu cực, và chúng có thể trở nên tôi tệ hơn khi họ gặp phải những khó khăn
Những người có suy nghĩ tiêu cực thường có những suy nghĩ cực đoan và bi
quan Họ có xu hướng tập trung vào những điều tôi tệ nhất có thé xảy ra và bỏ quanhững điều tốt đẹp Điều này có thể dẫn đến những lỗi logic trong suy nghĩ, chănghạn như tự đánh giá thấp bản thân Ví dụ như: đưa ra kết luận tiêu cực trong khikhông có dit liệu; tập trung và phóng đại những khía cạnh tồi tệ của tình huống mà
bỏ qua những mặt tích cực; họ tự cho là mình có lỗi đối với các sự kiện tiêu cực; vàtất cả mọi thứ đều phải là mặt trái hoặc mặt phải, không có ở giữa Những suy nghĩtiêu cực có thé trở thành những suy nghĩ tự động nếu chúng được lặp lại thườngxuyên Những suy nghĩ tự động này có thé dẫn đến tram cảm nếu chúng không
được thách thức [12].
17
Trang 22Khí sắc và nhận thức có mối quan hệ qua lại với nhau Nhận thức tiêu cực có
thể dẫn đến khí sắc giảm, và khí sắc giảm có thé khiến nhận thức tiêu cực nổi trộihơn Người bị trầm cảm sẽ nhớ lại nhiều kỷ niệm tiêu cực hơn người bình thường
Theo Beck, những người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thường có những suynghĩ tiêu cực về thé giới xung quanh Ban dau, họ chỉ tập trung vào những tìnhhuống cụ thé mà họ cho rang là nguy hiém hoặc de dọa Theo thời gian, những suynghĩ này sẽ trở nên phô biến hơn và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác trong cuộcsong cua ho [12]
1.2.3 Một số đặc điểm lâm sang về rối loạn tram cảm ở thanh niên
Như đã nói, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển quan trọng nhưng cũngđầy thách thức Họ phải đối mặt với những thay đổi về thé chất, tâm lý và xã hội,đồng thời phải gánh vác những kỳ vọng cao từ gia đình, xã hội và chính bản thân
họ Độ tuổi thanh niên là độ tuổi đang trong quá trình tìm kiếm bản thân, họ phảiđối mặt với nhiều mâu thuẫn và xung đột giữa cá nhân và xã hội Điều này có thểkhiến ho cảm thay bồi rối, hoang mang và thậm chí là trống rỗng
Trong thời đại ngày nay, việc thấy thanh niên chủ động đi khám chữa bệnh
là khá hiếm Chỉ khoảng 12% thanh niên báo cáo bị bệnh hoặc tàn tật lâu dài Tuynhiên, các vấn đề về SKTT vẫn là một vấn đề phô biến ở nhóm thanh niên Một báocáo gần đây cho thây SKTT và béo phì là những vấn đề phô biến nhất ở thanh niên
[22].
Khi thanh niên không dat được những kỳ vọng của xã hội va bản thân, ho sẽ
cảm thấy thất vọng, chán nản, và tự tỉ Điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêucực về bản thân, chăng hạn như họ không đủ tốt, không xứng đáng được yêu thương
và hạnh phúc Trong đó, Lòng tự trọng thấp là một yếu tố nguy cơ tiềm an đối vớiRLTC, không phân biệt giới tính Những người có lòng tự trọng thấp có nhiều khảnăng mắc RLTC hơn những người có lòng tự trọng cao [33]
Nicholas C Jacobson va Michelle G Newman đã thực hiện một nghiên cứu
kéo dài bốn năm, với bốn đợt thu thập dữ liệu được thực hiện vào các thời điểmkhác nhau: Giai đoạn đầu tiên được thực hiện vao năm 1994-1995 với 6504 khách
thể, giai đoạn thứ hai được thực hiện vào năm 1995-1996 với 4834 khách thé, giai
đoạn thứ ba được thực hiện vào năm 2001-2002 với 4882 khách thể và giai đoạn
18
Trang 23thứ tư được thực hiện vao năm 2007-2008 với 5114 khách thể Nhóm đối tượngtrong nghiên cứu đa dạng về chủng tộc và dân tộc, bao gồm người da trăng, người
Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc An Độ và người châu Á/Thái Bình Dương Kết quảnghiên cứu cho thấy lo âu kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, không phân biệt chủngtộc và dân tộc Nghiên cứu nay cũng chứng minh né tránh là một vòng luân quangiữa lo âu và trầm cảm Những người lo âu thường né tránh những tình huống gây
lo âu, điều này có thể làm tăng cảm giác lo âu và dẫn đến trầm cảm Ngược lại, trầmcảm có thể khiến mọi người né tránh các tình huống xã hội, điều này có thể làmtăng cảm giác lo âu Né tránh có thể khiến người ta bỏ lỡ những điều tốt đẹp trongcuộc sông Khi chúng ta né tránh những tình huống và hoạt động tích cực, chúng ta
sẽ không có cơ hội trải nghiệm niềm vui, hạnh phúc và kết nối với những ngườikhác Những điều này có thé dẫn đến tram cảm [26]
Không chỉ đối mặt với những thách thức của độ tuổi, thanh niên còn phải đốimặt với nhiều thách thức, cả về thé chat, tinh thần và xã hội Sự phức tạp của xã hộiđương đại càng khiến cho những thách thức này trở nên khó khăn hơn Không phải
ai cũng được trang bị đầy đủ để ứng phó với những thách thức này, vì vậy thanhniên là một nhóm dễ bị tổn thương Từ những thách thức, những kỳ vọng, căngthang mà thanh niên gặp phải, ho rat dễ cảm may buôn bã, tuyệt vọng, mat hứngthú với cuộc sống, bat lực và tuyệt vọng, có những rối loạn về hành vi và gia tăngviệc sử dụng chất kích thich, Nếu những thanh niên này không có khả năng ứngphó hoặc giải quyết những đòi hỏi của độ tuôi, họ có thé dé bị tổn thương và dé mắccác van đề về sức khỏe tâm than, chăng hạn như trầm cảm và lo âu
Theo cuốn “Bệnh học tâm thần” xuất bản năm 2010, giai đoạn tram cảm
được chân đoán khi khí sắc giảm hoặc mất hứng thú/ sở thích cho hầu hết các hoạt
động kéo dài ít nhất 2 tuần Ngoài ra, người mắc tram cảm cần biểu hiện ít nhất 4triệu chứng trong dãy triệu chứng bao gồm thay đổi cảm giác ngon miệng hoặctrọng lượng cơ thé, rỗi loan giác ngủ, rỗi loạn hoạt động tâm thần vận động, giảmsút năng lượng, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyếtđịnh, ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc ý nghĩa, kế hoạch và hành vi tự sát Dé xácđịnh một giai đoạn tram cảm điền hình, một triệu chứng cần được biéu hiện rõ ràng
và kéo dài ít nhât 2 tuân liên tiệp Giai đoạn tram cảm được chân đoán khi các triệu
19
Trang 24chứng của tram cảm ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng hoạt động của người bệnhtrong các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác Ở một sốngười mắc tram cảm giai đoạn nhẹ, các triệu chứng tram cảm không gây ra nhữngkhó khăn nghiêm trong trong cuộc sống, nhưng họ vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn
bình thường đề thực hiện các hoạt động thường ngày.
1.2.4 Các tiêu chuẩn chan đoán
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng Hệ thống phân loại bệnh Quốc tếICD-10 (International Statistical Classiffication of Diseases) là bang phân loại bệnhquốc tế do Tổ chức Y tế thế giới chủ trì va Cam nang chan đoán và thống kê RLTT(Diagnostic and Statiscal Manual of Mental Disorders - DSM-5) do Hiệp hội Tâm
than học Hoa Kỳ chủ trì nghiên cứu va xuất ban Trong phạm vi nghiên cứu, HV sé
sử dụng Câm nang DSM-5
Tiêu chuẩn chẩn đoán rỗi loạn tram cảm chủ yếu, mã 296.22 (Major
Depression Disoder) theo DSM-5 [10]:
“A Năm (hoặc hơn) trong một số các triệu chứng sau được biểu hiện trongthời gian 2 tuần và biểu hiện một số sự thay đôi mức độ chức năng trước đây, có ítnhất 1 trong các triệu chứng (1) khí sắc giảm, hoặc là (2) mắt thích thú/ sở thích
Lưu ý: Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của bệnh cơ théhoặc hoang tưởng, hoặc ảo giác không phù hợp với khí sắc
(1) Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày, nhận
biết bởi chính TC (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rong), hoặc được quan
sát bởi người khác (ví dụ: thấy TC khóc)
Lưu ý: trẻ em và trẻ vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích
(2) Giảm sút rõ ràng các thích thú/ sở thích ở tất cả hoặc hầu như tất cả cáchoạt động, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày (được chỉ ra hoặcbởi TC, hoặc từ sự quan sát của người khác).
(3) Giảm cân rõ ràng, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổihơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệnghầu như hàng ngày
Lưu ý: trẻ em mắt khả năng đạt được cân nặng cần thiết
(4) Mắt ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hàng ngày
20
Trang 25(5) Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hàng ngày (được quan
sát bởi người khác, không chi cảm giác của TC là không yên tinh hoặc chậm chap).
(6) Mệt mỏi hoặc mắt năng lượng hầu như hàng ngày
(7) Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầu nhưhàng ngày (không chỉ là tự khiển trách hoặc kết tội liên quan đến các vấn đề mắcphải).
(8) Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc đưa ra quyết định hầu nhưhàng ngày (TC tự thấy hoặc người nhà thấy)
(9) Ý nghĩ tiếp tục về cái chết (không chỉ là sợ chết), ý định tự sát tái diễnkhông có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thê đề tự sát
thành công.
B Các triệu chứng không thỏa mãn cho một giai đoạn hỗn hợp.
C Các triệu chứng được biểu hiện rõ ràng, là nguyên nhân ảnh hưởng đếncác lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác
D Các triệu chứng không phải là hậu quả sinh lý trực tiếp của một chất (vídụ: ma túy, thuốc ) hoặc do một bệnh cơ thể (ví dụ: bệnh nhược giáp)
E Các triệu chứng không được giải thích tốt bởi có tang, nghĩa là sau khimat người thân, các triệu chứng bền vững hơn 2 tháng, được đặc trưng bởi rối loạnchức năng rõ ràng, có ý nghĩ mình là vô dụng, ý tưởng tự sát, các triệu chứng loạn
thần hoặc vận động tâm thần chậm.”
Chan đoán phân biệt:
- RLTC do một chất thuốc hoặc rối loạn lưỡng cực
- Giai đoạn hưng cảm kèm theo những phản ứng cáu gắt hoặc pha hỗn hợp
- Rồi loạn tăng động giảm chú ý
- Rối loạn khí sắc do một bệnh cơ thé khác
- Rối loạn thích ứng có khí sắc tram cảm
1.3 Phương pháp đánh giá, công cụ hỗ trợ chan đoán và can thiệp tram cảm
1.3.1 Các phương pháp đánh giá và công cụ hỗ trợ chan đoán
Ngoài việc sử dụng DSM-5, có rất nhiều các phương pháp và công cụ khác
đề hỗ trợ nhà tâm ly (NTL) chân đoán các triệu chứng của RLTC Cụ thể:
21
Trang 26Phương pháp hỏi chuyện LS giúp NTL thu thập thông tin của TC về van đề
TC đang gặp, những yếu tố khởi phát, những yếu tổ gây ton thương cho TC, nhữngyếu tô duy tri van đề của TC, những điểm mạnh của TC
Phương pháp quan sát LS giúp NTL tri giác những biéu hiện về nhận thức,thái độ, xúc cảm, hành vi, các cơ chế phòng vệ của TC khi ở phòng trị liệu
Sử dung trắc nghiém/thang do:
Mục đích của việc sử dụng các trắc nghiệm là thu thập những minh chứngbăng định lượng về mức độ cũng như biéu hiện của các triệu chứng tram cảm ở TC
dé hỗ trợ đánh giá và chân đoán Có nhiều thang do dé đánh giá tram cảm Tuynhiên, trong nghiên cứu của mình, NTL sử dụng các trắc nghiệm và thang đo sau:
- Thang do tram cảm Beck (BDI) gồm có 2 phiên bản là đầy đủ (với 21 câu)
và rút gọn (với 13 câu) Trong nghiên cứu của mình, tôi sử dụng phiên bản đầy đủvới 21 câu, mỗi câu gồm bốn lựa chọn, chỉ báo mức độ của triệu chứng Thang đotram cảm Beck được thiết kế dé đánh giá các triệu chứng thường gặp ở những ngườimắc bệnh tram cảm
+ Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sẽ được cung cấp 1 phiếu trảlời, sau khi điền đầy đủ các thông tin cá nhân (tên, tuổi, địa chỉ, ngày thực hiện), họ
sẽ bắt đầu đọc và làm theo các câu hỏi và hướng dẫn trên phiếu
+ Cách tính điêm: Cộng tông điêm các câu trả lời.
22
Trang 27- Thang đo lo âu Zung (SAS) là một phương pháp đo lường mức độ lo âu ở
những BN có các triệu chứng liên quan đến lo âu Thang đo tập trung vào các rốiloan lo âu chung phổ biến nhất, và sự đối phó với căng thăng thường gây ra lo âuvới độ tin cậy khoảng 0.80 Thang đo SAS gồm 20 câu, với bốn mức độ Thangđánh giá bao gồm các câu hỏi về bốn nhóm triệu chứng: nhận thức, thần kinh tự trị
và hệ thần kinh trung ương
+ Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sẽ được cung cấp 1 phiếu trảlời, sau khi điền đầy đủ các thông tin cá nhân (tên, tuổi, địa chỉ, ngày thực hiện), họ
sẽ bắt đầu đọc và làm theo các câu hỏi và hướng dẫn trên phiếu
+ Cách tính diém: Cộng tông điêm các câu.
ngày.
+ Cách thực hiện: Người thực hiện trắc nghiệm sẽ được cung cấp 1 phiếu trảlời, sau khi điền đầy đủ các thông tin cá nhân (tên, tuổi, địa chỉ, ngày thực hiện), họ
sẽ bắt đầu đọc và làm theo các câu hỏi và hướng dẫn trên phiếu
+ Cách tính điểm: Tiến hành đổi điểm theo hướng dẫn và tính điểm tổng cáccâu trả lời.
+ Cách đọc kết quả:
Từ < 5 điểm: Chưa có rối loạn
Từ 5 - 10 điểm: Rối loạn nhẹ
Từ 10 - 15 điểm: Rối loạn vừa
Từ < 15 điểm: Rối loạn nặng
23
Trang 281.3.2 Các phương pháp can thiệp trị liệu
1.3.2.1 Liệu pháp kích hoạt hành vi
Năm 1974, lần đầu tiên Lewinson đã phát triển liệu pháp hành vi cho BNtrầm cảm [19] Liệu pháp kích hoạt hành vi là một liệu pháp trị liệu có cấu trúcngắn gọn cho BN trầm cảm, liệu pháp này nhằm mục đích kích hoạt cho BN theonhững cách đặc hiệu nhờ đó BN sẽ nhận được các trải nghiệm tích cực trong cuộc
sông của họ Liệu pháp nhằm mục tiêu làm gia tăng sự kích hoạt và hướng BN thamgia nhiều hoạt động của họ Thông thường mỗi cá nhân thích hoạt động nào đó rồimới thực hiện công việc đó Tức là cảm nhận bên trong rồi mới thực hiện ra bênngoài Đây được gọi là mô hình từ trong ra ngoài Bên cạnh đó trong các tình huốngkhác, có những công việc ban đầu cá nhân chưa cảm thấy thích thú, nhưng khi làmviệc rồi mới cảm nhận được các cảm xúc tích cực, đó là từ hoạt động bên ngoài tác
động vào cảm giác bên trong Và đây được gọi là mô hình từ ngoài vào trong Một
trong những triệu chứng của người tram cảm là giảm hứng thú, người bị tram cảmkhông có mô hình từ trong ra ngoài, do đó để thay đôi cảm xúc của TC, NTL phảithực hiện theo mô hình từ ngoài vào trong va đề nghị TC thực hiện các công việc,
qua đó TC cảm nhận được các cảm xúc tích cực.
Điểm cốt lõi trong liệu pháp kích hoạt hành vi là hoạt động, trong các buôitrị liệu NTL cùng TC thảo luận các van đề và cùng đưa ra kế hoạch thực hiện trongthời gian giữa hai buổi trị liệu Nếu chỉ đơn thuần nhắc đến các hoạt động trong cácbuổi trị liệu thì TC chỉ có cảm giác hiểu được hơn vấn đề của mình và thấy như cólỗi di cho tương lai Tuy nhiên, chi nhắc tới các hoạt động đó không đủ dé giúp BN
vượt qua các khó khăn trong cuộc sống Do đó việc thảo luận kế hoạch thực hiện
bài tập giữa các buổi trị liệu là rất quan trọng Các bài tập nên phù hợp với hoàncảnh của từng BN Đề có được như vậy, nhà tri liệu cùng với BN thảo luận cáchthức thực hiện bài tập dé BN hiểu được mục tiêu, phương pháp thực hiện bài tập
Chính các hoạt động này tạo cho BN cảm giác thích thú, tự tin và nhận thức được
giá trị của bản thân Đây là những điều cần đạt được của liệu pháp
Hướng dẫn TC giải quyết sự cố có thể xảy ra và các cản trở thực tế đối với
sự kích hoạt Nha tri liệu kích hoạt TC băng cách hướng dẫn TC cách giải quyết cảntrở dé TC thực hiện các hoạt động của mình và giải quyết sự cỗ khi khó khăn xảy
24
Trang 29ra Qua những hướng đó, TC có thé học được cách tự giải quyết van đề tương tự
trong tương lai.
1.3.2.2 Kỹ thuật tái cau trúc nhận thức
Kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức giúp TC nhận thức được những suy nghĩ,niềm tin tiêu cực của bản thân và thay thế chúng băng những suy nghĩ, niềm tin tíchcực, hợp ly hơn Kỹ thuật này thường được tiến hành sau khi TC đã cải thiện được
một sỐ triệu chứng của tram cảm, chăng hạn như mệt mỏi, chán nản, mất hứng thú
với cuộc sống Ở giai đoạn này, họ được hướng dẫn dé xác định ý nghĩ không đúngdan, dẫn đến giảm khí sắc đồng thời day cách sử dụng những thách thức về mặtnhận thức dé giải quyết nó Về những sai lệch trong suy nghĩ, các nhà trị liệu CBTxác định có 03 kiểu nhận thức có vấn dé đó là:
- Những kiểu suy nghĩ lệch lạc hoặc phi lý Các rối loạn gây ra bởi việc hiểusai hoặc phóng đại van dé trong thực tế
- Những kiểu suy nghĩ không chính xác hoặc không phù hợp Các rối loạngây ra bởi việc đánh giá sai hoặc phản ứng thái quá với van đề trong thực tế
- Những kiểu suy nghĩ không cân bằng hoặc không hợp lý Các rối loạn gây
ra bởi việc nhìn nhận vấn đề trong thực tế một cách thiên lệch hoặc cực đoan
Quá trình tái cấu trúc nhận thức thường được chia thành bốn giai đoạn:
(a) Nhận diện các cảm xúc và suy nghĩ tương ứng với cảm xúc tại thời điểmhiện tại Đây là bước đầu tiên của kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức Mục tiêu của giaiđoạn này là làm cho trẻ hiểu và phân biệt được có sự khác nhau giữa các ý nghĩ,cảm xúc và hành vi/ triệu chứng cơ thể
(b) Ghi lại các suy nghĩ tự động: Các nghiên cứu chi ra wang trung bình ở trẻ
khoảng 35% suy nghĩ của trẻ là tiêu cực nên ít nhiều mọi người đều có những suynghĩ tiêu cực và đặc biệt những người tram cảm có loại suy nghĩ này nhiều hơn ratnhiều Trong giai đoạn này trẻ vị thành niên được huấn luyện để năm bắt được
những ý nghĩ tự động, ngôn ngữ hóa chúng và ghi lại.
(c) Xác định những sai lầm trong suy nghĩ tự động: Trẻ vị thành niên đượchướng dẫn đề gọi tên những sai lầm trong các suy nghĩ của mình và nhận ra được sơ
câu nhận thức tiêu cực năm sau các suy nghĩ tự động của bản thân.
25
Trang 30(d) Phát triển các suy nghĩ mới hợp lý và đánh giá khả năng xảy ra: Trẻ vịthành niên được hướng dẫn nhìn van đề theo nhiều chiều cạnh dé đưa ra những suynghĩ tích cực hơn, hữu ích hơn Tiếp đó, trẻ vị thành niên được hướng dẫn dùngbằng chứng cụ thé dé xác định mức độ tin tưởng vào từng ý nghĩ.
Như vậy, có thê thay có rất nhiều các kỹ thuật khác nhau được dùng trong trịliệu tram cảm, các kỹ thuật này sẽ được sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vàobiểu hiện triệu chứng của từng TC khác nhau Trong luận văn của mình, chúng tôi
sử dụng các kỹ thuật CBT nhằm mục đích điều chỉnh lại những nhận thức sai lệch,hành vi kém thích ứng ở TC, các kỹ thuật thư giãn để TC cảm thấy thoải mái, thưthái, giảm căng thắng
1.3.2.3 Liệu pháp Chánh niệm
Chánh niệm là một khái niệm bắt nguồn từ Phật giáo, đã được nghiên cứu ratnhiều trong thực hành tâm lý học hiện đại Có hai hướng tiếp cận chính trong canthiệp dựa trên chánh niệm, bao gồm: sử dụng chánh niệm dé giảm căng thang và kếthợp chánh niệm với liệu pháp nhận thức.
Chánh niệm là một trạng thái tinh thần trong đó chúng ta tập trung vào hiện
tại một cách không phán xét Chúng ta nhận thức được những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, và trải nghiệm của mình một cách khách quan, không đánh giá Theo
Bishop và các cộng sự (2004), chánh niệm bao gồm hai khía cạnh: một là tự điềuchỉnh sự chú ý, hai là tập trung vào hiện tại với tâm thé cởi mở, chấp nhận [13]
Trong nghiên cứu của Stefan G.Hofmann và Angelina F.Gomez (2017), cácphương pháp chánh niệm và CBT truyền thống có nhiều đặc điểm giống nhau Cácphương pháp chánh niệm và CBT truyền thống đều dựa trên quan điểm rang suynghĩ và cảm xúc của chúng ta là tạm thời và không có giá trị/ý nghĩa tuyệt đối Cảhai phương pháp đều giúp chúng ta nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc củamình một cách khách quan, không phán xét, và từ đó thay đổi những suy nghĩ vàhành vi tiêu cực Nhưng chánh niệm tiếp cận bằng cách quan sát chúng một cáchkhách quan, không phán xét, trong khi CBT tìm cách thách thức trực tiếp những suynghĩ tiêu cực Mặc dù có sự khác biệt, nhưng cả hai phương pháp đều giúp chúng tanhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc của mình, từ đó thay đổi cách chúng tađánh giá chúng [32].
26
Trang 31Chánh niệm là khả năng nhận thức được những suy nghĩ, cảm xúc, và trải nghiệm của bản thân một cách khách quan, không phán xét Những Trải nghiệm
hiện tại có thể bắt nguồn từ những suy nghĩ, cảm xúc, và cảm giác của chính bảnthân chúng ta hoặc bắt nguồn từ bên ngoài môi trường xung quanh như cảnh vật,
âm thanh, mùi Ta sẽ học cách chấp nhận những trải nghiệm không mong muốnhay không thoải mái như những hiện tượng tự nhiên, không phán xét hay đánh giá chúng.
Chánh niệm giúp chúng ta nhận thức được những trải nghiệm tiêu cực bên
trong, từ đó chúng ta có thé phá vỡ những vòng tròn luan quân của những trảinghiệm đó, giúp não bộ kiểm soát cảm xúc một cách chủ động, từ đó con người cóthể suy nghĩ và hành động một cách sáng suốt hơn Chánh niệm được chứng minh
là một phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả có thé giúp giảm thiểu các triệu chứngcủa nhiêu rồi loạn tâm lý, bao gồm tram cam, lo âu, sang chan, rối loan đau, rối loạnnhân cách ranh giới, và nhiều bệnh khác [5]
1.3.2.4 Liệu pháp thư giãn
Thư giãn là một phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả được sử dụng rộng rãi
để giảm thiêu các triệu chứng của nhiều rối loạn tâm trí Đó là quá trình giãn mềm
cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó là giảm những cảm xúctiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần do các nhân tố stress gây ra Thư giãn giúpchúng ta tập trung vào những gì đang xảy ra trong hiện tại, từ đó giảm thiêu nhữngsuy nghĩ va cảm xúc tiêu cực Thư giãn giúp dập tat dan những phản xạ được điềukiện hóa có hại cho cơ thể [11]
Thực hành thư giãn có lẽ đã xuất hiện ở phương Đông cách nay vài nghìnnăm đi liền với phép luyện khí công, thiền, yoga Tuy nhiên với tên gọi là một kỹthuật cơ bản của trị liệu tâm lý được các nhà trị liệu sử dụng một cách có bài bảntrong điều trị bệnh tâm lý thì chỉ mới tồn tại vài chục năm nay
Thư giãn là quá trình giúp cơ thê và tâm trí được nghỉ ngơi, thông qua các kỹthuật thở chậm và điều hòa nhịp thở Những kỹ thuật này có thé được áp dụng khi
BN sắp có cơn hoảng sợ Việc luyện tập trước sẽ giúp BN kiểm soát các triệu chứng
cơ thể khi cơn sợ hãi xâm nhập Thư giãn giúp các cá nhân học cách kiểm soát cácphản ứng sinh lý và cảm xúc của mình khi gặp phải sợ hãi, từ đó giảm thiểu các
27
Trang 32triệu chứng của rối loạn lo âu, hoảng sợ Thư giãn gồm các chương trình được thiết
ké dé giúp cá nhân hoc cách thư giãn co thể, biết cách thở chậm và kiểm soát đượcnhịp thở khi có lo âu.
Nguyên tắc tập thư giãn:
- Chọn nơi tập phù hợp, yên tĩnh, không có tiếng ồn hoặc các kích thích
khác.
- Giọng đọc chậm rãi, dé nghe, có thé sử dụng băng ghi âm
- Nếu có nhạc thì dùng nhạc không lời, nhẹ nhàng, thư giãn
- Tập vào một khung giờ cố định trong ngày
- Tăng dan thời gian tập theo khả năng
- Chuẩn bị tư thế thoải mái, thuận tiện cho việc thở và giãn cơ
28
Trang 33Chương 2 ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TRƯỜNG HỢP CỤ THẺ
2.1 Thông tin chung về thân chủ
- TC hiện đang thuê phòng trọ và sống cùng một người bạn nữ
- TC là con cả Bố mat sớm Mẹ tái hôn sinh em bé cùng với bố dượng Sống
1 mình và tự lập từ năm 16 tuổi (tự thuê nhà, đóng tiền học, sinh hoạt, )
- Tính cách: Hướng nội, là người chăm chỉ, có khuynh hướng cầu toàn trong
mọi việc, thích sự bình đăng, công bằng, muốn tự chủ trong cuộc sống dé không
phải dựa dẫm vào ai.
thông qua một người bạn cũng là NTL đã từng cộng tác tại Trung tâm giới thiệu và
chủ động giúp TC đăng kí tham gia với mong muốn được hỗ trợ
Thân chủ mong: “chấm dứt tình trạng suy nghĩ tiêu cực và mọi việc được tốthơn”.
2.1.3 Các biến cô trong quá khứ
Thân chủ năm nay 2] tuổi, hiện là sinh viên tại một trường đại học có tiếng
ở Hà Nội Trước đó, thân chủ học cấp 3 tại một trường chuyên ở Hà Nội, bản thânphải chịu khá nhiều áp lực so với các bạn đồng trang lứa và có rất nhiều cảm xúc
tiêu cực với môi trường nay.
29
Trang 34Bồ thân chủ mat từ năm TC mới được 2 tuổi Me đã tái hôn 2 lần, lần đầuvào năm TC học lớp 6, trong quá trình cùng sinh sống, người bố đượng này thườngxuyên nói xấu, dé mẹ đánh đập TC.
Sau đó, mẹ li hôn và đưa TC đến nhà của chú và di cùng sinh sống Trongthời gian sinh sống tại nhà của di, TC thường xuyên bi chồng của di chửi mắng,bạo lực về mặt tinh thần Trong thời gian này, mẹ của TC quyết định sẽ chuẩn bịtái hôn lần 2 với một người đàn ông ở nước ngoài và chuyên ra nước ngoài sinhsống, nhưng TC không muốn đi cùng mẹ
Sau đó, TC quyết định chuyền ra ở riêng từ cuối năm học lớp 9, và mẹ TCcũng tuyên bố từ mặt con Lúc này, TC tự đi thuê nhà ở, tự đi làm thêm để kiếmtiền trang trải sinh hoạt phí, tiền học,
TC đã từng nghĩ đến việc “hay là mình chết đi cho rồi”, và thời học Cấp 3,
TC từng tìm cách tự tử băng việc uống Paracetamol, sau đó được đưa đi rửa ruột
TC đã từng đi khám một mình ở các bệnh viện lớn tại Hà Nội Lần đầu vào
năm 2018, được chân đoán rối loạn lo âu mức độ nặng và mất ngủ cấp độ nhẹ,
được cho thuốc về uống Lần thứ 2 vào năm 2019, lần này các vấn đề của TC được
bác sĩ lắng nghe và phân tích kỹ hơn để đưa ra hướng trị liệu, chân đoán bệnh rốiloạn trầm cảm mức độ nặng nhưng cũng chỉ kê đơn thuốc và cho về nhưng lần này
TC không uống thuốc vì nghĩ không có tác dụng
TC có học lực tốt, tiếp thu nhanh, thời cấp 2 luôn là học sinh giỏi, đến cấp 3
do ra ở riêng phải lo lắng về kinh tế, đi làm thêm nên học lực có giảm sút, đến đạihọc thì có thời gian chú tâm cho việc học nên đã tốt lên TC luôn đặt áp lực chomình phải là người giỏi nhất dé mọi người thấy
TC tự nhận thấy bản thân là người thích nghệ thuật và muốn sống theo cảmxúc, khi căng thang, TC thường hát, viết nhạc hoặc đi chụp ảnh dé ngăn vừa cáccảm xúc tiêu cực được khuếch đại Và TC tự nhận thấy mặc dù thiên về cảm xúcnhưng TC thường xuyên sống và sinh hoạt dựa vào lý trí hơn Và TC tự nhận thấythường ít có cảm xúc, tình cảm đối với các mối quan hệ xung quanh
TC nghĩ rằng, bản thân sẽ không có ai yêu, vì nghĩ họ không dành cho mình
và sẽ tốt hơn cho người đó, bản thân sẽ tốt hơn khi ở một mình cả đời, không muốn
30
Trang 35kết hôn, không muốn có con vi rất sợ bị tốn thương, đã từng trải qua hoàn cảnhnhư thế nên sợ sẽ đi vào vết xe đồ của mẹ mình, trở thành 1 người mẹ không tot.
Giai đoạn TC hoc lớp 12, là thời điểm TC được chan đoán tinh trạng nặngnhưng vẫn phải vừa đi học, vừa đi làm, có lần TC đã đánh chú méo và sau đó khócrất nhiều TC cảm thấy hành động đó giống hành động của mẹ đã làm nhưng bảnthân lại không muốn trở thành giống mẹ nên đã có gắng rất nhiều
Theo lời kể thì thời gian gần đây, TC có những biểu hiện rõ rệt: thườngxuyên bị mat ngủ, có hôm ngủ được có 2 — 3 tiếng, có những hôm nam tran trọcmay tiếng không ngủ được lại mở điện thoại ra xem đến gần sáng mới chop mắtđược, mơ nhiều, giấc ngủ không sâu, hay bị giật mình giữa đêm TC luôn cảm thấy
buồn ba, u sau, chán nản, cảm giác mệt mỏi, không muốn làm gì cả, không muốn
gặp gỡ hay tiếp xúc với bất cứ ai Lúc nào cũng lo sợ nghĩ rằng mọi người đangnói xâu minh, lo sợ bản thân rơi vào trạng thái hoang tưởng: không thé tập trungtrong học tập và công việc, không còn hứng thú với mọi việc như trước Cảm thấycác việc quá đơn điệu và nhiều áp lực Học lực từ đó cũng giảm sút, không đạt kếtquả tốt thì khó có thé đạt được học bồng (giảm tiền học)
Bản thân cũng tự nhận biết được tình trạng của mình tuy nhiên trước đóđiều kiện chưa cho phép nên chưa thé đi trị liệu Thời gian gần đây, TC đã 6n địnhhơn về mặt kinh tế khi vừa đi học vừa đi dạy thêm, và cảm thấy đợt này tình trạng
cơ thé đặc biệt không tốt nên đã quyết định tìm đến cơ sở tâm lý dé tiếp nhận trịliệu, đồng thời lại được một người bạn hỗ trợ liên hệ cho cơ sở nên cảm thấy yêntâm khi đến
TC nghĩ mình cũng là người sống tình cảm nhưng có thể vì sợ khi trao đitình cảm sé dé bị người xung quanh làm mình ton thương nên cố gắng sống và làmviệc dựa theo lí trí TC khép lòng và ít khi thé hiện tình cảm thật của bản thân Mộtlần, TC nhìn thấy bạn cùng lớp đang dắt bộ xe khi đang trên đường đi học, TC có ýđịnh giúp đỡ bạn, nhưng rồi TC lại ngập ngừng và cuối cùng cũng không dừng lại
TC cảm thay rất hồi hận vì đã không dừng lại giúp đỡ bạn cùng lớp TC nghĩ mình
là một người ban tồi, vì là bạn bè của nhau mà lại không giúp đỡ khi bạn gặp khókhăn TC tự hứa với bản thân rằng lần sau sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội giúp đỡbạn bè nữa Thời gian ở trên giảng đường, bạn bè cùng lớp nghĩ rằng TC không
31
Trang 36thân thiện, cứng nhắc, khó tính, không biết đùa; TC không hòa đồng với bạn bè,không choi cùng trong nhóm chơi chung nào Bên cạnh đó, theo như TC kể lại thìvới các bé học sinh mà TC nhận làm gia sư cũng nói TC không biết đùa, lúc nàocũng nghiêm túc làm các bé hơi áp lực, trách TC là dù có được điểm cao nhưngcũng không được TC khen, động viên nên cũng đã có một số bạn nghỉ học do khitrao đổi với bố mẹ của bé thì bị trách là làm các bé bị áp lực.
2.2 Các vấn đề đạo đức
2.2.1 Đạo đức trong tiếp cận ca lâm sàng
Về tính bảo mật khi thực hiện ca LS, trong buổi gặp gỡ đầu tiên, NTL va HV
đã trao đối với TC về các nguyên tắc bảo mật thông tin và các trường hợp ngoại lệcủa bảo mật Các ghi chép, báo cáo và bản ghi âm (nếu có), đánh giá tâm lý của TCđều được lưu trữ trong tủ hồ sơ có khóa của cơ sở trị liệu tâm lý được cấp phép (nơi
HV thực tập).
Thêm nữa, HV cũng đã xin phép TC được sử dụng các thông tin để báo cáo
ca LS của TC trong luận văn bằng Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu dé đảm baotính đồng thuận của TC đối với việc sử dụng ca LS làm báo cáo luận văn Trước khi
TC ký đồng thuận, HV đã giải thích rõ các thông tin về nghiên cứu cũng như nghĩa
vụ và việc sẽ thay đôi thông tin cá nhân của TC dé tránh lộ danh tính.
2.2.2 Đạo đức trong sử dụng các công cụ đánh giá và quy trình đánh giá
Theo “Quy điều đạo đức dành cho Nhà tâm lý học”, trong quá trình đánh giávấn đề của TC, các trắc nghiệm và thang do LS được sử dụng phải có độ tin cậy, độhiệu lực, thực hiện đúng quy trình, khoa học Đề đảm bảo nguyên tắc đạo đức này
trong việc sử dụng công cụ đánh giá, NTL và HV đã lựa chọn thang đo BECK,
ZUNG, PSQI dé xác định van đề về mat LS Các thang sử dụng trong luận văn đều
đã được thích ứng và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, và cũng rất dé thực hiện đốivới TC NTL và HV đã thực hiện đánh giá tâm lý đúng theo quy trình, với sự đồngthuận của TC về việc sử dụng các thang đo dé đánh giá [4]
Trước khi tiến hành, HV đã giới thiệu rõ ràng về thang đo, mục đích sử dụng
thang đo và cách thức thực hiện thang đo Do đó, thang đo được sử dụng phù hợp
với tinh than và sự hiéu biết của TC
32
Trang 37Khi trả kết quả thang đo, HV sử dụng ngôn từ dễ hiểu và giải thích kỹ càng ýnghĩa kết quả thang đo thu được cho TC Ngoài ra, HV cũng đưa ra các khuyếnnghị dựa trên kết quả thu được dé TC cân nhắc về các mục tiêu trị liệu cũng như
phương pháp trị liệu.
2.2.3 Đạo đức trong can thiệp trị liệu
HV đảm bảo trong quá trình can thiệp và trị liệu không gây bắt lợi về vậtchất cũng như tinh thần cho TC
Phương pháp can thiệp sử dụng được minh chứng có hiệu quả với các vấn
đề mà TC gặp phải và HV cũng được trải qua các khóa đào tạo dưới sự hướngdẫn và giám sát trực tiếp từ một NTL khác của cơ sở TC được giới thiệu rõ vềliệu pháp can thiệp và đồng ý sử dụng phương pháp can thiệp NTL và HVkhuyến nghị TC cũng biết bản thân có thể dừng trị liệu bất kỳ khi nào TC mongmuốn
HV và TC đã cùng nhau thống nhất về các kĩ thuật trị liệu được sử dụngcũng như các kế hoạch hành động mà TC cần thực hiện để tránh qua sức với TC
hay gây khó chịu cho TC.
2.3 Đánh giá
2.3.1 Nhận định về thân chủ
Theo những thông tin TC cung cấp, những triệu chứng hiện tại của TC đangảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống Cụ thể, TC thường xuyênmat ngủ, suy nghĩ nhiều, lo âu, căng thăng, nhất là khi phải đối mặt với những thayđổi trong môi trường xung quanh Những triệu chứng này dang ảnh hưởng nghiêmtrọng đến công việc và cuộc sống của TC TC là người có khuynh hướng cầu toàn,luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo, dẫn đến việc khi không đạt được điều đó, TC dễcảm thấy thất vọng, chán nản, căng thăng Khuynh hướng cầu toàn của TC cũngkhiến cô ấy khó thích nghi với những thay đổi, điều này cũng ảnh hưởng đến mối
quan hệ với bạn bè và gia đình.
Như đã đề cập trước đó, TC là người luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo,ngay cả khi đó là những điều không thé Do đó, khi không đạt được điều đó, TC dễcảm thấy thất vọng, chán nản, căng thăng Những cảm xúc tiêu cực này càng khiến
33
Trang 38TC tin rằng minh là một người không tốt, điều này càng củng cố thêm những suy
nghĩ tiêu cực của cô ấy
Bên cạnh đó, TC cũng là người sống tinh cảm nhưng có thé vì sợ khi trao đitình cảm sẽ dé bị người xung quanh làm minh tôn thương nên có gắng sống và làmviệc dựa theo lí trí TC khép lòng và ít khi thể hiện tình cảm thật của bản thân
Trong quá trình trị liệu cho TC, TC thường có những cảm xúc bat ồn, thỉnhthoảng có ngồi khóc Dù vay, phan lớn thời gian TC van tỏ ra khá dễ chịu, bìnhtĩnh, kiềm chế cảm xúc và hợp tác hoàn thành những nội dung trong buổi trị liệu.Tuy nhiên, hoàn cảnh của TC cũng rất khó khăn đề có thể đi theo tiến trình trị liệu,
vi vậy co sở tri liệu quyết định đã hỗ trợ một phần kinh phí dé TC có thé theochương trình trị liệu và tốt nhất cho TC
2.3.2 Phát triển danh sách van đề của thân chủ
Sức khỏe tâm thần:
- Cam xúc: buôn, mệt mỏi, chán nản, ít biểu cảm khuôn mặt; tự ti về bản thân vàngoại hình, không còn hứng thú nhiều, trước đó TC hay thích đi đây đó chụp ảnh, đilang thang thành phố nhưng giờ không còn thấy hứng thú với nó Không cảm thấyvui vẻ khi làm bất cứ điều gì ngay cả khi đạt kết quả tốt nhưng cũng không cảmthấy vui như trước, ít có cảm xúc, tình cảm đối với các mối quan hệ xung quanh
- Nhận thức: TC nghĩ rằng mình cần phải có trách nhiệm lo toan mọi việc với gia
đình, bạn bè; TC cũng nghĩ rằng mình là người cứng nhắc, không linh hoạt, và thường nói những gì mình nghĩ Biết mình cứng nhắc, thật thà quá, nhưng không
thay đối được; thấy các bạn nói chuyện thì nghĩ mọi người đang nói xấu mình; suynghĩ rằng sẽ không có ai muốn chơi với mình
- Hành vi: ít nói, thu mình, không muốn giao tiếp, không muốn tham gia các hoạtđộng xã hội đông người.
- Triệu chứng cơ thể: thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, thường xuyên đau bụng,thấy không đủ sức lực
Các yếu tố hoạt động chức năng
- Ăn uống, sinh hoạt
+ Ăn 1 — 2 bữa/ngày Có biéu hiện của rối loạn ăn uống, lúc ăn không kiểm
soát hoặc bỏ bữa;
34
Trang 39+ Thường xuyên mât ngủ, thiêu ngủ, ngủ muộn, khó vào giâc ngủ, ngủ không sâu giâc;
+ Thời gian biểu 1 ngày: Sáng đi học ở trường sau đó đi dạy thêm, lịch dạythêm day đặc đến 11h30 tối Không có thời gian ăn uống
- Học tập
+ TC luôn cố gắng trong hoc tập dé muốn chứng minh cho gia đình thấymình làm được.
+ Học lực của TC cũng khá tốt Tuy nhiên, thời gian gần đây do áp lực dạy
thêm, lo lắng kinh tế trang trải cuộc song nên hoc lực có chút sụt giảm
- Hoạt động giải trí, vui chơi, thể thao
+ TC ít thời gian vận động, tập thé thao, ít có thời gian giải trí, thường sửdụng điện thoại liên tục dé lướt mạng xã hội
+ Khi căng thăng, áp lực thường hát, viết nhạc hoặc đi đây đó chụp ảnh;
Các yếu tố có nguy cơ bị ảnh hướng
- Kinh tế chưa vững vàng do phải tự lập, không có sự hỗ trợ từ gia đình
- Còn độc thân nên thiếu người quan tâm, hỗ trợ
Nguy cơ tự tử
- Y nghĩ tự tử: từng có ý nghĩ hồi cấp 3
- Kế hoạch tự tử: Có
- N6 lực tự tử trước đây: Từng uống paracetamol dé tự tử, sau đó được gia đình đưa
đi rửa dạ dày.
- Mức độ nguy cơ tự tử hiện tại: TC không có suy nghĩ đến điều đó
2.3.3 Kết quả đánh giá
Qua quá trình phân tích thông tin và đánh giá các vấn đề hiện tại của TC, tôinhận thấy TC có các triệu chứng sau:
(1) Cảm xúc tiêu cực, thất vọng, chán nản, không muốn làm gì, mất ngủ, mệt
mỏi, không thể tập trung, cảm thấy bản thân không có giá trị, vô dụng;
(2) Cảm thấy lo âu, bất an, sợ hãi, thường xuyên nghĩ đến những điều xấuxảy ra với mình, đặc biệt là sợ bi người khác nói xấu, làm hại;
(3) Có xu hướng cô lập bản thân, tránh tiếp xúc với người khác, kê cả bạn bè,người thân, đặc biệt là ở những nơi đông đúc, ôn ào.
35
Trang 40Qua phân tích các triệu chứng và chân đoán theo DSM-5, tôi nhận thây TC
có biêu hiện của chứng rôi loạn trâm cảm và rôi loạn lo âu Đê theo dõi chính xác
các tiêu chuân đáp ứng, tôi đôi chiêu cụ thê trong bảng sau:
Bang 2.1 Triệu chứng trầm cảm của TC dựa trên DSM-5
Tiêu chuan chan đoán
A Năm (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau được biểu hiện trong thời
gian 2 tuần và biểu hiện một số sự thay đôi mức độ chức năng trước đây,
có ít nhất 1 trong các triệu chứng hoặc là (1) khí sắc giảm, hoặc là (2) mat
thích thú/sở thích.
Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của bệnh cơ
thê.
1 Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hăng ngày, nhận
biết hoặc bởi chính BN (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng)
hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy BN khóc)
2 Giảm sút rõ rang các thích thú/sở thích ở tat cả hoặc hầu như tat cả các
hoạt động, có phân lớn thời gian trong ngày, hâu như hăng ngày (được chỉ
ra hoặc bởi BN, hoặc từ sự quan sát của người khác).
3 Giảm cân rõ ràng, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi
hơn 5% trọng lượng cơ thé trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm giác
QOn
5 Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hằng ngày (được
quan sát bởi người khác, không chỉ cảm giác của BN là không yên tĩnh | Không
hoặc chậm chạp).
6 Mệt mỏi hoặc mat năng lượng hau như hằng ngày
7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầu
như hăng ngày (không chỉ là tự khiên trách hoặc kêt tội liên quan đên các
vấn đề mắc phải)
8 Giảm kha năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định
hầu như hằng ngày (BN tự thay, hoặc người khác nhận thấy)
9 Ý nghĩ tiếp tục về cái chết (không chỉ là sợ chết), ý định tự sát tái diễn
không có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ ga
36