1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Trị liệu tâm lý cho một thanh niên có rối loạn lo âu

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯƠNG VŨ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dan cua TS Nguyên Bá Dat.

Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này đảm bảo về tính xác thực.

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022

Hoc viên

Lương Vũ Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hướngdẫn từ rất nhiều thầy cô, anh chị về những thông tin quý giá và bồ ích liên quanđến ngành tâm lý học nói chung và nội dung của đề tài này nói riêng Xin cảm ơnthầy giáo, TS Nguyễn Bá Dat đã rat nhiệt tình chỉ bảo những thiếu sót, cung cấpnhững học liệu quý giá và đồng thời tạo động lực nhắc nhở tôi hoàn thành đượcluận văn này đúng hạn Xin cảm ơn thân chủ, người đã đồng hành và hợp táccùng tôi xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn này Xin cảm ơn các anh chịthạc sĩ đi trước vi đã dé lại những nguôn tài liệu thiết thực giúp tôi có điều kiệnnghiên cứu nhiều hơn về các luận điểm được đề cập trong đề tài Xin cảm ơn các

chi, các bạn trong lớp cao học KŠ tâm lý học lâm sang đã chia sẻ những thông tin

bổ ích về ngành học và các môn học Cảm ơn các thầy cô khác trong khoa Tâm

lý học — trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn vì đã hướng dẫn tôi

thực hiện luận văn một cách chin chu nhất có thé cũng như dạy những kiến thứcmôn học chuyên ngành giúp tôi có thể sử dụng trong luận văn này và con đườnghành nghé sau này.

Chúc mọi người luôn dôi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sông!

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022

Hoc viên

Lương Vũ Nam

Trang 5

1.1 Tổng quan về ty lệ dịch té rối loạn lo âu 2- 2-2 222+££E+£x+zx+zszrszxz 121.2 Tổng quan về các trị liệu rối loạn lo âu - ¿22+ ++++z+++z++zx+zxzzzz 121.3 Các khái niệm cơ bảñ - - 222111616 12223 1111119933111 111g 1 1n vn 131.3.1 Khái niệm về thanh niên ¿-+22+++22++t2EEtt2EEtttErtrsrrkrrrrrrrrrre 131.3.2 Khái niệm về lo âu ccccccc22vtttttErtrrtrttrrrrrrtriiirrrriirrrirrrr 141.3.3 Khái niệm về rối loạn lo âu lan tỏa -¿- - ¿52+ +E+EeEEEzEeEertzxsrrs 151.4 Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu lan tỏa - -2 ¿-c5¿©5+z2s++cs2 161.4.1 Những yếu tố gây sang chấn tâm lý 2-2 2 2+ ++kezxerxerxerszxee 161.4.2 Yếu tố nhân cách -. c-+++ttrrrktrtrtrktrrttttrrirrtrrriirrrrirrrriirrrre 171.5 Các phương pháp đánh giá - c2 3231323113113 EEEEkrrrerrkree 171.5.1 Quan sát lâm sàng trong đánh giá rối loạn lo âu -s-5z=52+ 171.5.2 Hỏi chuyện lâm sang trong đánh giá rối loạn lo âu . -¿ 18

1.5.3 Các thang đo/trắc nghiệm sử dụng trong đánh giá rồi loạn lo âu 19

Trang 6

1.6 Chan đoán rối loạn lo âu lan tỎa - <5 2233222111111 vkkessseeeseeree 231.6.1 Chân đoán rồi loạn lo âu lan tỏa theo DSM — V -. ¿©-sc-: 24

1.7 Trị liệu tâm lý đối với rỗi loạn lo âu ¿2 s2 +2 ++££+E£+E+zxe£xerxerxsxez 25

1.7.1 Mục dich trị liệu tâm lý đối với rối loạn lo âu - s52 25

1.7.2 Mô hình tri liệu nhận thức — hành vI 5< <<<ss+++<+ssesesces 25

1.7.3 Kỹ thuật sử dụng trong liệu pháp nhận thức — hành vi (CBïT) 26

1.7.4 Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong tri liệu nhận thức — hành vi:

¬——— 27

TIEU KET CHƯNG l 5: S2E+ESEE+E+ESEEEE+E‡EEEE+EEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEErEeErrkrkrree 31

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIA VÀ CAN THIỆP MỘT TRUONG HỢP LO ÂU 32

2.1 Thông tin về thân chủ - 2-2 2+ 2+EE+EE£EE£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 32

2.1.1 Thông tin hành chính - «+ 4 31 Tnhh 32

2.1.2 Lý do thăm khám 2-2 5£ £+EE£EE£EE£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerree 32

2.1.3 Hoàn cảnh Sap gỠ - 5c 1H HH nhờ 322.1.4 An tượng ban đầu -¿- 2: 2+©2++Ext2EE22EE2212212112211221 21121121 crxe 322.2 Các vấn đề đạo đỨC -c- Set ST 1 E1 1115111151111115151111115111111 E111 cEE 332.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng -2- 2 2 + +z+£z+£e+rxersez 33

2.2.2 Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trìnhGAN B14 0 4 33

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp tri HIỆU 5+2 * 3+3 E+vEEseeeerseereerreeres 34

P9 ò8 1n 34

2.3.1 Mô tả vấn đề -c:- 2+2 x22 221122111211121111111211121112112111111.11 xe 342.3.2 Kết quả đánh giá - 2-5 c2SzEEEEE E21 221221717112112117171 111111 39

2.3.3 Định hình trường hợp - - c3 3112112 1391111151111 T11 1 kg re 44

2.4 Lập kế hoạch can thigp cecccccccsscsscescssessessessessessssssvcsessessesscsucsecsessessesseseesseaee 46

2.4.1 Xác định mục tIÊU - - <2 E3 2231118111183 11 E199 1 ng krree 46

Trang 7

2.4.2 Kế hoạch can thiỆp ¿52 2 ©E+SE2EE2EESEESEEEEEE2EE2E171E211211 22121 cxe 41

2.4.3 Xây dựng kế hoạch can thiệp chi tiẾt - 2-2 2 2+s+E+£xe£xerszxe2 472.5 Thực hiện can thiỆP - - - - - 2< 1111910112111 9101 91 ng HH nh 492.5.1 Giai đoạn 1: Xây dựng mối quan hệ lâm sàng và đánh giá ban đầu 50BUOG KG 50;0 ma 55:001 10 59|? ƯOE coe ceccccccsscssessessssssessecsecsussseesecsussusssscsessussusssssssssessusasessecsussusssecsessssusaseeseeses 64

2.5.2 Giai đoạn 2: Giảm các triệu chứng 10 âu - -.- 55+ <+<£+scxseesseess 68

;1/08 10057 275<-:4 68

;008107 -:ỞỮ11 72

2.5.3 Giai đoạn 3: Tạo động cơ hoan thành mục tiêu du học - 76

Ì110 Vi 76010813143 79

2.5.4 Giai đoạn 4: Cải thiện mối quan hệ với người than - - 80

;1082000 57 .Ả ố.ố ố 81

2.6 Đánh giá kết quả can thiỆp ¿2:22 S22E2EE£EEE2EE2EEEEEEEEEvSrkrrrkerkrsree 82

2.6.1 Đánh giá định lƯợng c3 1132111311111 1 1118111111 118118111 1 Hy 82

2.6.2 Đánh giá định tính :- ¿+++Sx+EE2E+EE£EEEEEEEEEEEE2EE71 21.1121 rree 84

2.7 Két thtic ca va ké hoạch theo dõi sau can thiỆp - 55525 <<++<++ss2 85

2.8 Tự đánh giá về chất lượng can thiỆp -2©5¿22++2++£x+zrxsrxrrreeree 852.8.1 Đánh giá về tiến trình can thiệp c ceceecscescssessessessessessesescsesessessessesseane 85

2.8.2 Đánh giá về kha năng phục hồi của TC cececeeccccesesseseseesesseesessessessesseaee 86

KET LUẬN VA KHUYEN NGHI o 0 ccsscsscsssessesssssessessssussseesessessuesssssessessessseeseesess 87Ket Wath ecececcecccsssesssesssessecsscssessssssecsuscssessesssessusesecssessusssusssessuessuessecssecsuseseeasecseeess 87

Trang 8

Khuyến nghị 2-52 SScSS22SE2 1E EEEEE211211271211211211211111111 211111111111 cre 872070192 cố (ii 87

Đối với nhà trị HiỆU - 2 St EEESE‡EEEEEESEEEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEErrkrkskerrey 88TÀI LIEU THAM KHẢO - - St +E+E‡EESE+E‡EEEE+EEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEESEEEEEESErrkrkrree 89

PHU LUC

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1: Điểm số phân loại của thang DASS 5- 2 252+c2Ecckezxerxersrree 20Bang 1.2: Bảng đối chiếu kết quả thang đo Zung 2-2 2 +s+xe£xezerszsez 21Bang 1.3: Thang do do khả nang tự phục hồi (The Brief Resilience Scale: Assessingthe Ability to Bounce Back — BRS) oo eee eee Gà HH HH ng ng ệt 22Bang 2.1: Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder — GAT) 39Bảng 2.2:Chân đoán phân biỆt: 2-52 5£S£2E£‡E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkrrkrree 42Bảng 2.3: Bảng kế hoạch can thiệp giảm triệu chứng lo âu -. -5- 52 52 47Bảng 2.4: Bảng kế hoạch tạo động cơ thực hiện mục tiêu du học 48Bảng 2.5: Bảng kế hoạch can thiệp cải thiện mối quan hệ với người thân 4951 500ể082):4011002Nn ÔÒỎ 59Bang 2.7: BRS buổi 5: 55c StỀEEEE1221211211 2111211111111 21 1111111 72

Bảng 2.8: Bảng thách thức suy nghĩ tự động của than chủ - -+ s++ 75

Bảng 2.9: Bảng đánh giá ưu và nhược điểm của việc đi du học - 78

Bang 2.10: BRS buổi Ñ: 52-5 St St SE E12 1211215 21111111111211211 211111111 tre 80Bang 2.11: Kết qua test của thân CHU cccccccccssessesssessessessesssessecsesssssessessessssseeseeseess 82Bang 2.12 Điểm số check in và check out cảm XUC c ccccscsssesssessesssesssesstesstesseessess 83

Trang 10

BANG CHU VIET TAT

APA American Psychological Association

Hiệp Hội Tam Lý Học Hoa Kỳ

GAD Generalized Anxiety Disorder

Roi loan lo âu lan tỏa

WHO World Health Organization

Tổ Chức Y Tế Thế Giới

DSM-V Diagnostic and Statistical Manual of

Mental Disorders, Fifth Edition

Cam nang Chẩn đoán và Thong kê Rồi

loạn Tâm than, Phiên ban Thứ năm

ICD — 10 International Classification of Disease

Trang 11

TC Thân chủ

BRS The Brief Resilience Scale: Assessing the

Ability to Bounce Back

Thang do khả năng tự phục hôi

DASS Depression Anxiety and Stress Scales

Thang đánh giá stress - lo âu - tram cam

ZUNG Zung Anxiety Self — Assessment Scale

Thang đánh giá lo âu Zung

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn ca lâm sàng

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những áp lực cũng dan dé nặng hon tớinhững người dân của thời đại mới Những áp lực ấy theo thời gian tác động vào tinhthần của con người khiến sức khỏe tinh than bị giảm sút, từ đó góp phan trở thànhnguyên nhân gây ra rối loạn lo âu Nghiên cứu của Global Health Estimates vào

năm 2017 cho biết trên thế giới trung bình cứ 1000 người thì trong đó 31 người có

rối loạn lo âu Tỷ lệ này ở nữ giới là 4,6% trong khi ở nam giới là 2,6% (WHO,

Depression and Other Common Mental Disorders, Global Health Estimates, 2017).

Cũng trong nghiên cứu này thì ở Việt Nam năm 2015 có trên 1,9 triệu người có rối

loạn lo âu, chiếm khoảng 2,2% dân sé (WHO, Depression and Other Common

Mental Disorders, Global Health Estimates, 2017) Những con số trên đưa ra chi

báo rằng tỷ lệ người mắc lo âu trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam đang nằm ởmức cao, từ đó cho thay nhu cầu can thiệp tâm lý giúp đỡ những người đang mắc loâu trở thành việc cấp thiết trong thời gian tới.

Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder - GAD) là một trongnhững rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ cao, khoảng 25% trong các rối loạn lo âu nói chung(Bùi Quang Huy, 2017) Tỷ lệ người trên thế giới ít nhất mắc GAD một lần trongđời chiếm khoảng 5 — 8% (Bùi Quang Huy, 2017) Tỷ lệ người mắc GAD trong xãhội cao kéo theo nhu cầu được hỗ trợ can thiệp vấn đề cũng gia tăng Sử dụng thuốcvà trị liệu tâm lý là hai phương pháp phô biến nhằm giúp cải thiện van đề về lo âu.Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng song việc trị liệu tâm lý

cho thân chủ có GAD thường giúp họ tránh gặp lại vấn đề này trong tương lai hơn

so với việc điều trị băng thuốc (Baldwin et al 2005) Hơn nữa, việc điều trị bằngthuốc thường mang đến các tác dụng phụ về chất, phụ thuộc vào thuốc, người bệnhphải điều trị một thời gian dài dẫn đến việc tốn kém tiền bạc, thời gian mà đem lạinhiều rủi ro về sức khỏe trong khi không thê điều trị tận gốc vấn đề của thân chủ.

Tại Việt Nam, có ít nhất 15% dân số mắc các chứng bệnh tâm thần phô biến,

bao gôm cả mức độ nặng và nhẹ Một sô nhà chuyên môn ước tính con sô người

Trang 13

Việt Nam bị tâm thần có thê lên đến một phần năm dân só, thậm chí tỷ lệ này có thể

còn cao hơn Cũng theo nhiều nhà chuyên môn, tình trạng người bệnh không biếtmình có bệnh, giấu bệnh hay chỉ tìm đến bệnh viện khi bệnh đã tiến triển mạnh làrất phô biến (Trọng Thành, 2015) với tỷ lệ khoảng 76 — 85% người dân không sửdụng các dịch vụ trị liệu tâm lý (WHO, 2020) Nguyên nhân của điều này đến từ

việc thiếu các nguồn lực, thiếu các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm

thần và sự kỳ thị của xã hội đối với những người khám và trị liệu các rối loạn tâmthần Từ những thông tin trên có thể nhận thấy rằng việc hỗ trợ can thiệp trị liệu cácca có rồi loạn tâm lý nói chung va GAD nói riêng cần được phô biến rộng rãi hơn

trong phạm vi nước Việt Nam.

Từ những lý do trên kết hop với mong muốn góp phan giúp đỡ thân chủ dé

cập trong luận văn này, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Trị liệu tâm lý cho mộtthanh niên có rối loạn lo âu” làm luận văn tốt nghiệp.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

e Tong quan nghiên cứu về lo âu cũng như về can thiệp về lo âu, từ đó xây

dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

e Xác định những khái niệm và công cụ được sử dụng trong đề tài.

e Thực hiện đánh giá, định hình trường hop, lập kế hoạch và can thiệp cho mộttrường hợp có rối loạn lo âu.

e Đánh giá tiễn trình thực hiện, hiệu quả can thiệp dé từ đó đưa ra kết luận và

khuyến nghị cho trường hợp rối loạn lo âu trên.

4 Khách thể nghiên cứu

Thân chủ là nữ, 23 tuổi có biểu hiện của GAD, hiện đang là sinh viên tại một

trường đại học ở Hà Nội.

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này mang mục đích nghiên cứu những tài liệu liên quan đếncác rối loạn về lo âu nói chung cũng như GAD nói riêng, những phương pháp trịliệu lo âu và lo âu lan tỏa đã được ứng dụng trong và ngoài nước đề xây dựng cơ sởlý luận cho đề tài và lựa chọn phương pháp tiếp cận trị liệu hợp lý đối với trườnghợp có lo âu lan tỏa.

5.2 Phương pháp quan sát lâm sang

Trong quá trình làm việc với thân chủ, nhà tâm lý quan sát biểu hiện về cácmặt trên phương diện cảm xúc, nhận thức, hành vi, thái độ, các co chế phòng vệ,các mỗi quan hệ xung quanh thân chủ trong những hoàn cảnh cu thể Ngoài ravới những hoàn cảnh mà nhà tâm lý vì lý do khách quan hay chủ quan mà khôngthé quan sát thân chủ, nhà tâm lý có thể hướng dẫn người thân của thân chủ quan sátthân chủ về các mặt trên phương diện trên.

Việc sử dụng phương pháp quan sát lâm sàng là cần thiết vì đây là một trongnhững nguồn cung cấp thông tin quý báu trong việc xác định van đề của thân chủ

cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp sau này.5.3 Phương pháp hoi chuyện lâm sàng

Qua quá trình tiếp xúc và hỏi chuyện lâm sàng với thân chủ, nhà tâm lý nambắt được những thông tin cần thiết về tiểu sử, suy nghĩ, những biéu hiện về các mặtcủa cảm xúc, nhận thức, hành vi, các mối quan hệ, các cơ chế phòng vệ nơi thânchủ Từ những thông tin trên, nhà tâm lý có thê chân đoán được vấn đề của thân

chủ, xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề một cách rõ ràng để từ đó đưa ra

phương pháp can thiệp trị liệu một cách hợp lý Ngoài ra việc nhà tâm lý hỏi chuyện

lâm sàng một cách tích cực giúp thiết lập được một mối quan hệ trị liệu tốt, từ đó

giúp quá trình can thiệp trị liệu diễn ra một cách thuận lợi.

5.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Mục đích của phương pháp trên nhằm mô tả được bệnh sinh, nguyên nhân

dẫn đến vấn đề, những triệu chứng cũng như những mức độ triệu chứng của thân

10

Trang 15

chủ Phương pháp nghiên cứu trường hợp mô tả cách thân chủ ứng phó với vấn đềgặp phải, cách thức mà các nguồn lực thân chủ tiếp cận giúp đỡ trong việc giảiquyết van đề Phương pháp này cũng mô tả những yếu tố liên quan đến van dé củathân chủ từ mối quan hệ, nhận thức, cảm xúc, hành vi từ đó xem xét được nhữngnguyên nhân chính và giải quyết nguyên nhân một các hiệu quả.

5.5 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm/thang đo

Bằng việc sử dụng những trắc nghiệm hay thang do, nha tâm ly nắm trongtay một phương thức định lượng nhăm lượng giá vấn đề của thân chủ, từ đó hỗ trợtrong việc chân đoán và đánh giá vấn đề cũng như mức độ của vấn đề thân chủ đanggap phải Trong trường hợp thân chủ có van đề về GAD, nhà tâm lý có thé sử dụngcác thang đo và trắc nghiệm như thang đánh giá lo âu Zung, thang DASS, thangđánh giá giấc ngủ PSQI, các thang nhân cách như EPI, MMPI dé xác định mức độ

của vân đê và những rôi loạn kèm theo như rôi loạn giâc ngủ, stress hay trâm cảm

11

Trang 16

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOẠN LO ÂU1.1 Tổng quan về tỷ lệ dich tễ rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) xảy ra ở khoảng 5% dân số nói chung ở HoaKỳ (Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia, 1994) GAD thường được coi là rối loạn loâu phổ biến nhất ở chăm sóc sức khỏe ban đầu với tỷ lệ hiện mắc cao tới 8,3%(Katzman, 2009).

Ty lệ mắc GAD có sự chênh lệch về mặt giới tính khi trung bình cứ 2 người

phụ nữ có GAD thì có 1 người đàn ông mắc rối loạn này Tương tự, tỷ lệ người mắc

rối loạn lo âu tăng dan từ lứa tuổi thiếu nhi đến trung niên và giảm dan ở những giai

đoạn cuối đời (Baldwin, Waldman, & Allgulander, 2011) Những người gốc Au

thường có tỷ lệ chân đoán mắc GAD cao hơn những người gốc Á, Phi, người Mỹ

bản địa và người Đảo Thái Bình Dương (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2013).

Khoảng 90% thân chủ GAD cũng có trong mình ít nhất một trong những rối

loạn lo âu khác, đồng thời cũng có nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần đồng

diễn, phổ biến nhất là rối loạn tram cảm điền hình (Bruce, Machan, Dych, & Keller,

2001) Ngoài ra, thân chủ GAD có tỷ lệ mắc một trong những bệnh liên quan đếnđường tiêu hóa cao hơn so với những người không mắc rối loạn này (Hoffman,

Dukes, & Wittchen, 2008).

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ước tính trên thé giới ước tinh có khoảng 264

triệu người mắc một dạng rỗi loạn lo âu, tương đương với 3,6% dân số toàn thế

giới Trong đó, khu vực Đông Nam Á chiếm tý lệ 23%, khoảng 60,5 triệu người Có

khoảng 3,6% trẻ từ 10 — 14 tuổi và 4,6% trẻ từ 15 — 19 tuổi có rối loan lo âu Tổchức WHO cho rằng nếu các van đề về sức khỏe tâm than ở độ tuôi này không đượcgiải quyết, các hệ quả có thê kéo dài cho đến tuôi trưởng thành, làm suy giảm cả sứckhỏe thể chất và tinh thần và hạn chế các cơ hội để có được cuộc sống hạnh phúc

khi trưởng thành (WHO, 2021).

1.2 Téng quan về các trị liệu rối loạn lo âu

Việc điều trị bằng thuốc và các liệu pháp trị liệu tâm lý đều có tác dụng đối

với thân chủ có GAD, song hiện nay việc sử dụng thuốc vẫn được ưu tiên hơn cả

(Issakidis, Sanderson, Corry, Andrews, & Lapsley, 2004) Một số nhóm thuốc như

12

Trang 17

thuốc chống tram cảm, thuốc benzodiazepin và thuốc chống co giật đã chứng tỏ có

hiệu quả trong các thử nghiệm hơn so với những thân chủ được chỉ định dùng giả

dược Tại Hoa Kỳ, việc sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc

(SSRI) là phương pháp điều trị đầu tiên đối với thân chủ mắc GAD (Katzman và

cộng sự, 2011) Mặc dù việc dùng thuốc thường mang lại kết quả tức thì và khảquan song việc điều trị bằng thuốc cũng có những điểm hạn chế, điển hình là các tácdụng không mong muốn khi sử dụng thuốc (Newman và cộng sự, 2013), và khôngcó hỗ trợ rõ ràng cho tác dụng phụ khi kết hợp với CBT (Crits - Christoph và cộngsự, 2011) Đồng thời cũng có nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc ở

thân chủ GAD chỉ giúp họ giảm các triệu chứng của lo âu nhưng lại không giúp

thân chủ giải quyết được căn nguyên của lo âu (Anderson & Palm, 2006).

Liệu pháp trị liệu nhận thức — hành vi (CBT) đã được chứng minh là có hiệu

quả trong việc giảm các triệu chứng lo âu so với việc thân chủ không điều trị và sửdụng giả dược, những cải thiện về mặt tâm lý được duy trì trong vòng hai năm saukhi điều trị (Borkovec & Ruscio, 2001) Một phân tích tổng hợp gần đây đã chứngminh CBT có hiệu quả cao trong việc giảm lo lắng về bệnh lý (Covin, Ouimet,Seeds, & Dozois, 2008) Việc tri liệu bang CBT mang lại những tác động tích cựcđến các triệu chứng bệnh đi kèm khi thân chủ có thể giảm đáng kể các triệu chứng

GAD của họ (Newman và cộng sự, 2010).

Mặc dù việc sử dụng các liệu pháp trị liệu tâm lý đã được chứng minh là có

hiệu quả đổi với những thân chủ mắc GAD, song kết quả mang lại thường có ít tácdụng hơn so với việc điều trị cho các rối loạn khác, đặc biệt là rối loạn trầm cảm

(Newman, Llera, Erickson, Przeworski, & Castonguay, 2013) Các nghiên cứu cho

thay chỉ dui 65% thân chủ sau khi trị liệu GAD bang liệu pháp CBT cam thấymình đã giảm thiểu hoàn toàn các triệu chứng của rối loạn (Ladouceur va cộng sự,

1.3 Các khái niệm cơ bản

1.3.1 Khái niệm về thanh niên

Theo quy định tại chương I, điều 1, luật số 57/2020/QH14 bộ luật thanh niên “thanhniên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” Tác giả quyết định lay độ

13

Trang 18

tuổi thanh niên sử dụng trong luận văn này là từ đủ 16 đến 30 tuổi dựa theo quy

định trên của bộ luật thanh niên.

1.3.2 Khái niệm về lo âu

Hiệp Hội Tâm Ly Học Hoa Ky (American Psychological Association —

APA) đưa ra định nghĩa về lo âu như sau: “Lo âu là cảm xúc đặc trưng bởi sự e ngạivà các triệu chứng căng thăng trong đó cá nhân lường trước nguy cơ sắp xảy ra,thảm họa hoặc sự bất hạnh Trước những mối de dọa đó, cơ thé có phản ứng như:căng cơ, hơi thở nhanh và tim đập nhanh Lo âu khác với lo sợ về khái niệm và sinhlý, mặc dù hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau Lo âu được

coi là một phản ứng xảy ra trong thời gian dài, có định hướng trong tương lai, tập

trung vào một mối đe doa lan tỏa; trong khi lo sợ là phản ứng phù hợp với tìnhhuống hiện tại, xảy ra trong thời gian ngăn với một mối đe dọa cụ thể, rõ ràng.”

(APA, 2013).

Trong từ điển tâm lý học của Vũ Dũng năm 2008 có định nghĩa khái niệm lo

âu như sau: “Lo âu là trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi

điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ

thé Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tình huéng nguy hiểm không xác địnhvà được thé hiện trong việc chờ đợi sự tiễn triển không thuận lợi của sự kiện Khácvới hoảng sợ, được coi là một phản ứng đối với một đe doa cụ thé nào đó, lo âu théhiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan truyền, không có đối tượng và thường cóliên hệ với việc chờ đợi điều không may trong tương tác xã hội và thường được tạo

bởi sự không có ý thức được nguồn gốc của mỗi nguy hiểm Khi lo âu ở cấp độ sinh

lý, nhịp thở tăng, nhịp đập nhanh hơn, huyết áp cao hơn, hưng phan tăng, ngưỡngtri giác giảm Về mặt chức năng, lo âu không chỉ cảnh báo về nguy có thé xảy ra,mà còn kích thích tìm kiếm và cụ thé hóa mối nguy hiểm đó, tích cực tìm hiểu thực

tế với mục đích xác định đối tượng đe dọa Lo âu có thể biéu hiện như cảm giác về

sự bat lực, thiếu tự tin vào bản thân, bat lực trước các yếu tố bên ngoài, phóng dai

sức mạnh va tinh đe doa của chúng Biểu hiện về hành vi của lo âu nằm ở chỗ hóa

giải và các hoạt động làm ảnh hưởng đến xu hướng và hiệu quả của hoạt động Lo

14

Trang 19

âu như một cơ chế phát triển loạn thần kinh chức năng — lo âu loạn tâm hình thành

trên cơ sở các mâu thuẫn bên trong quá trình phát triển và cầu thành tâm lý Ví dụ:từ mức độ gắn bó (như phụ thuộc giữa con và mẹ) cao, thiếu cơ sở đạo đức chođộng cơ có thé dẫn tới tin tưởng một cách bat hợp lý về mối đe dọa từ những ngườikhác, của chính cơ thé mình, kết quả từ chính hành động của mình Trong nghiên

cứu thực nghiệm người ta phân ra:

e Lo âu tình huống - biểu hiện đặc điểm trạng thái hiện thời của cá nhân.

e Lo âu như một nét nhân cách - tính lo âu thiên hướng trải nghiệm lo âu cao

từ những nguy hiểm thực tế hoặc tưởng tượng.

e Có thé giảm lo âu với sự trợ giúp của cơ chế bảo vệ như loại trừ, thay thé,hợp lý hóa, phóng chiếu ” (Vũ Dũng, 2008).

Từ hai định nghĩa trên có thê thấy, lo âu là phản ứng tự nhiên của con người

trước những sự vật, sự việc, hiện tượng, con người, mối quan hệ được đánh giá là

khó khăn, nguy hiểm và cần phải vượt qua Lo âu như là một chỉ báo giúp conngười chuẩn bị cho những khó khăn sắp gặp phải cũng như là một cơ chế bảo vệban thân khỏi những mối nguy hiểm tiềm an Tuy nhiên khi lo âu xuất hiện mộtcách liên tục và kéo dài hay xuất hiện ngay cả khi có những nguyên nhân không cóthực hay không rõ ràng sẽ dẫn đến lo âu mang tính bệnh lý, hay nói cách khác là cácrỗi loạn lo âu Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm lo âu của Hiệp

Hội Tâm Lý Hoc Hoa Ky (American Psychological Association — APA).

1.3.3 Khái niệm về rồi loạn lo âu lan tỏa

La một trong những rối loạn ở mức phổ biến khi có khoảng 25% thân chủ rốiloạn lo âu thuộc dạng rỗi loạn lo âu lan tỏa (Bùi Quang Huy, 2017) Tổ chức Y TếThế Giới định nghĩa rối loạn lo âu lan tỏa hay GAD là “một trong những dạng rối

loan lo âu thường gặp Biéu hiện thường thấy ở những người có GAD là những mối

lo dai dăng nhưng lại không tập trung vào một sự kiện, hoàn cảnh hay sự vật nào cụthé và tiến triển theo hướng mãn tính” (WHO 1992).

Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ APA đề cập đến rối loạn lo âu lan tỏa như là

“sự e ngại quá mức hay sự lo lăng vê những môi quan tâm (ví dụ như các sự kiện

15

Trang 20

trên thế giới, tài chính, sức khỏe, ngoại hình, hoạt động của các thành viên trong giađình và bạn bè, công việc hoặc trường học) kèm theo các triệu chứng như bồn chồn,mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung, cáu kinh, căng cơ và rối loạn giấc ngủ GADđược chân đoán khi người bệnh khó kiểm soát được những nỗi lo cũng như nhữngtriệu chứng đi kèm, đồng thời những triệu chứng đó xảy ra trong khoảng thời gian

từ ít nhất 6 tháng trở lên” (American Psychiatric Association, 2013).

Dựa vào những định nghĩa trên có thể nhận thấy rằng đặc điểm chính của

GAD là việc thân chủ có những sự e ngại, lo lắng về những vấn đề xảy ra xung quanhmột cách quá mức và không tập trung vào một vấn đề nào cụ thể trong khoảng thờigian đài Người mắc GAD cũng có khả năng mắc những rối loạn đồng diễn khác như

tram cảm, stress cấp và rối loạn giấc ngủ Trong luận văn này, chúng tôi thong nhất

sử dụng định nghĩa GAD của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ.

Người mắc GAD thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng trường diễn vì họcó xu hướng muốn trải qua trạng thái đau khổ kéo dai như một cách dé chuẩn bịtinh thần cho kết quả xấu nhất có thể xảy ra với các sự kiện khác nhau (Newman &Llera, 2011) Người bi GAD cảm thấy buộc phải chuẩn bị tinh thần đối với các sự

kiện tiêu cực mọi lúc để tránh cảm giác bị bị hụt hang hay tôn thương mạnh mẽ

ngay khi tiếp xúc với vấn đề gây nên sự tiêu cực Tuy nhiên, rất ít người mắc GADthực sự tìm đến việc trị liệu rối loạn mà bản thân đang gặp phải (Kessler, Walters,

& Witchen, 2004).

1.4 Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu lan tỏa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới GAD, song những yếu tố dẫn đến lo âu nóichung và rối loạn lo âu nói riêng bao gồm: các sang chan tâm lý, yếu tố nhân cách,yếu tô cơ thê và yếu tố môi trường (Nguyễn Việt, 1984).

1.4.1 Những yếu to gây sang chan tâm lý

Sang chan tâm lý hình thành thông qua việc các sự kiện thường mang yếu tổbat ngờ, mat mát, gây tôn thương về thể chất, gây ám ảnh xảy ra trong quá khứ

tác động vào nhận thức và gây ra những cảm xúc mạnh nhưng chủ yêu là tiêu cực.

16

Trang 21

Việc thân chủ có sang chấn có thé là một trong những nguyên nhân gây ra GAD ở

thời điểm hiện tại.

1.4.2 Yếu tổ nhân cách

Việc thân chủ có nguy cơ mắc GAD cũng phụ thuộc vào yếu tố nhân cách.GAD thường xảy ra với tỷ lệ nhiều hơn ở những người có loại hình thần kinh không6n định so với loại hình thần kinh ôn định Tương tự như vậy, tỷ lệ kiểu nhân cáchhướng nội có khả năng mac GAD cao hon so với kiểu nhân cách ổn định Một

nghiên cứu tại Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai cho thấy số người có kiểu nhân

cách hướng nội và không ổn định chiếm tỷ lệ 122/158 ca có GAD, chiếm tỷ lệ

71,2% (Trần Nguyên Ngọc, 2018).

1.5 Các phương pháp đánh giá

1.5.1 Quan sát lâm sàng trong đánh giá rồi loạn lo âu

Việc quan sát lâm sàng giúp nhà trị liệu nhìn thấy được những biểu hiện thực

tế của các quá trình và trạng thái tâm lý cũng như những vấn đề mà thân chủ thê

hiện trong môi trường cụ thể cũng như trong việc tương tác với người xung quanh.

Quan sát lâm sàng giúp nhà tâm lý tri giác những biéu hiện sinh động ở các mặtnhận thức, thái độ, xúc cảm, hành vi, các cơ chế phòng vệ của thân chủ trong những

hoàn cảnh cụ thé Thời gian quan sát càng nhiều thì càng giúp nhà trị liệu đánh giá

vấn đề của thân chủ một cách chính xác và chỉ tiết hơn từ đó đem lại giá trị cao hơncho cả các số liệu ở mặt định lượng lẫn định tính.

Quá trình quan sát của nhà trị liệu không chỉ diễn ra một cách tự phát mà cầncó mục đích quan sát cũng như lập kế hoạch quan sát Việc quan sát của nhà trị liệu

cần đảm bảo được việc xác định xem những hành vi nào cần đặc biệt tập trung quan

sát, hoàn cảnh và điều kiện quan sát diễn ra như thế nào Quan sát lâm sàng cũngkhông chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trị liệu Nhà trị liệu có thé hướng dẫn cho

người thân của thân chủ quan sát những hành vi của thân chủ tại gia đình theo các

chỉ dan mà nhà trị liệu đưa ra dé cung cấp thêm một nguồn thông tin quan trọng cho

việc đánh giá và trị liệu.

Không chỉ là một phương pháp trong việc nghiên cứu tâm lý, quan sát lâmsang còn cung cap cho nha tri liệu những giả thuyét về các van đê mà thân chủ gặp

17

Trang 22

phải Quan sát lâm sàng cung cấp những dữ liệu giúp nhà trị liệu xây dựng các giảthuyết và củng cô hoặc bác bỏ những giả thuyết đưa ra về van dé mà thân chủ gặp

phải hoặc xác định xem thân chủ đang gặp những vấn đề gì.

Quan sát lâm sàng giúp cho nhà tri liệu nhìn nhận được thân chủ trong tương

quan các mối quan hệ xã hội và tác động qua lại của họ đối với môi trường một

cách sinh động Tuy nhiên, việc quan sát lâm sàng có thể bị ảnh hưởng dưới góc độ

chủ quan của nhà trị liệu, từ đó ảnh hưởng tới các giả thuyết mà họ đưa ra với cácvan đề của than chủ.

Việc quan sát lâm sàng trong đánh giá lo âu giúp nhà trị liệu quan sát được

các biểu hiện bên ngoài của thân chủ và đối chiếu chúng với các tiêu chuẩn chân

đoán và biểu hiện thông thường của người có rối loạn lo âu Chang hạn như thân

chủ có thường xuyên biểu lộ nét lo âu trên gương mặt, thân chủ nói nhanh và vấp,đồ nhiều mồ hôi, thở gấp Những biểu hiện của thân chủ được nhà trị liệu pháthiện trong quá trình quan sát lâm sàng tuy không thể khẳng định chắc chắn việcthân chủ có lo âu hay những biéu hiện đó đến từ nguyên nhân nào khác, song kếthợp với hỏi chuyện lâm sang , thì những dữ liệu quan sát sẽ giúp nhà trị liệu tiếngần hơn tới việc khang định/bác bỏ giả thuyết về van dé lo âu của thân chủ.

1.5.2 Hỏi chuyện lâm sàng trong đánh giá rồi loạn lo âu

Hỏi chuyện lâm sàng được định nghĩa trong cuốn Giáo trình Tâm lý học lâmsàng của Nguyễn Thị Minh Hằng như sau: Hỏi chuyện lâm sàng là một phươngpháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở của mối tương tác nghề nghiệp đặc biệt giữanhà tâm lý và thân chủ nhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, các biểu hiện nhậnthức, cảm xúc hành vi cũng như các triệu chứng, các cơ chế tâm lý và các cấu trúcrỗi loạn (van dé) của than chủ dé hỗ trợ việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định can

thiệp phù hợp (Nguyễn Thị Minh Hang, 2017) Việc hỏi chuyện lâm sàng giúp nhatrị liệu tìm hiểu được phản ứng của thân chủ đối với một hoặc một số phương pháptác động trực tiếp của chính nhà tri liệu đó lên thân chủ.

Có thể xem hỏi chuyện lâm sàng gần như là một kỹ năng bắt buộc trong quátrình trị liệu vì đây là yếu tố quan trọng góp phần vào việc đưa ra chan đoán, đánhgiá chính xác về thân chủ Hỏi chuyện lâm sàng giúp nhà trị liệu làm rõ thêm được

18

Trang 23

những động cơ tiềm ân cho hành vi của thân chủ, đi kèm với đó là các cơ chế tâm lýmà họ hình thành Vì vậy, hỏi chuyện lâm sàng có thê được xem là bước trị liệu banđầu trong cả tiễn trình mà nhà trị liệu đưa ra.

Đối với đánh giá rối loạn lo âu, hỏi chuyện lâm sàng giúp nhà trị liệu tiếpcận thêm được với những triệu chứng lâm sàng mà thân chủ khó có thê thể hiện ra

trong quá trình trị liệu Chang hạn nhà trị liệu hỏi về các biểu hiện về mặt cơ thé

như hệ tiêu hóa (đau dạ dày), tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình Hỏi chuyện lâm

sàng cũng giúp nhà trị liệu tìm hiểu về căn nguyên lo âu của thân chủ thông qua các

mầu hồi tưởng, các câu hỏi về thói quen và các mối quan hệ xã hội Việc sử dụng

các bộ câu hỏi trong hỏi chuyện lâm sàng không chỉ giúp thân chủ giãi bày những

tâm sử của bản thân mà còn là lúc nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật trị liệu dé điềutrị bước đầu cho các thân chủ có rối loạn lo âu.

1.5.3 Các thang do/trac nghiệm sử dụng trong đánh giá rồi loạn lo âu

Thang đánh giá tram cảm — lo âu — stress (Depression Anxiety and Stress Scales —DASS)

DASS (Depression Anxiety and Stress Scales) là thang đánh giá được phat

triển bởi các nhà khoa hoc thuộc khoa Tam lý học, Đại học New South Wales

(University of New South Wales), Australia Thang DASS thường được sử dụng déđánh giá phức hợp 3 vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm: Stress, trầm cảm và lo âu.

Có hai phiên bản thường được sử dụng hiện nay là DASS - 21 gồm 21 câu hỏi vaDASS - 42 bao gồm 42 câu hỏi.

Thang DASS chia đều số lượng câu hỏi ra làm 3 phần bằng nhau với mỗi

van đề đánh giá (7 câu mỗi van dé với DASS - 21 và 14 câu mỗi van dé với DASS

— 42) Các câu hỏi sẽ có 4 câu trả lời theo cảm nhận của người làm thang đo ứng với

4 số điểm khác nhau:

e 0 điểm nếu không đúng với tôi chút nào cả

e 1 điểm nếu ting với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng

e 2 điểm nếu đúng với tôi phần nhiều, hoặc phan lớn thời gian là đúng

e 3 điêm nêu như câu hỏi toàn đúng với tôi, hoặc hau hét thời gian là đúng

19

Trang 24

Cách tính điểm: Đối với thang DASS - 21, điểm số của thân chủ bằng hai

lần tổng số điểm các câu trả lời của thân chủ Đối với thang DASS — 42 thì điểm sốcủa thân chủ chính bằng tông số điểm các câu trả lời của thân chủ.

Từ điểm vừa tính đối chiếu với kết quả trong bảng dưới đây để phân loạimức độ của các vấn đề:

Bảng 1.1: Điểm số phân loại của thang DASS

Thang tự đánh giá lo âu Zung

Thang tự đánh giá lo âu Zung (Zung Anxiety Self— Assessment Scale) được

xây dựng bởi William.W K Zung Thang đo gồm 20 câu hỏi với 4 mức độ trả lời

với những biểu hiện triệu chứng của thân chủ trong vòng 2 tuần trở lại Các câu hỏi

của thang tự đánh giá lo âu Zung xoay quanh nhóm triệu chứng để đánh giá lo âu

bao gồm: nhận thức, hệ thần kinh tự trị và hệ thần kinh trung ương.

Cách tính điểm: Sau khi thân chủ làm hết câu hỏi, người xử lý test tính tổng

điểm và đối chiếu với bảng dưới đây dé cho ra kết quả.

20

Trang 25

Bảng 1.2: Bảng đối chiếu kết quả thang đo Zung

Diém quy đôi mức độ lo âu

Dưới 45 Bình thường45 —59 Vừa

60 — 74 Nang

Trén 74 Tram trong

Thang do khả năng tự phục hôi (The Brief Resilience Scale: Assessing the Ability to

Bounce Back — BRS)

Thang đo kha năng tự phục hồi (The Brief Resilience Scale: Assessing the Ability

to Bounce Back — BRS) được nghiên cứu boi Bruce W Smith, Jeanne Dalen,Kathryn Wiggins, Erin Tooley, Paulette Christopher va Jennifer Bernard Thang do

nay duoc dang trén Tap chi International Journal of Behavioral Medicine vao nam

2008 Thang BRS được dùng nhằm đánh giá khả năng hồi phục sau các sự kiện gâycăng thăng một cách ngắn gọn nhất Các câu hỏi trong thang do này đánh giá khảnăng phục hồi sau căng thăng thông qua các yêu tô như: khả năng tự hồi phục, các

đặc điểm nhân cách, phong cách ứng phó, các mối quan hệ xã hội và các kết quả

sức khỏe (Bruce W Smith, Jeanne Dalen, Kathryn Wiggins, Erin Tooley, Paulette

Christopher and Jennifer Bernard, 2008).

Thang do BRS gồm 6 câu hỏi, trong đó các câu 1, 3 và 5 mã hóa xuôi còn câu 2 và6 mã hóa ngược Điểm của BRS được tính thông qua cách lay điểm trung bình củacả 6 mục lần lượt theo thang điểm: 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 =phân vân, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý ”

21

Trang 26

Bảng 1.3: Thang đo do kha năng tự phục hồi (The Brief Resilience Scale:

Assessing the Ability to Bounce Back — BRS)

1 Tôi có xu hướng phục hồi nhanh

chóng sau khoảng thời gian khókhăn

1 I tend to bounce back quicklyafter hard times

2 Tôi gặp khó khăn dé vượt quanhững sự kiện gây căng thăng (R)2 Ihave a hard time making it

through stressful events (R)

3 Tôi không mắt nhiều thời gian đềhồi phục sau một sự kiện gây căng

3 It does not take me long to

recover from a Stressful event

4 Tôi cam thay thật khó khăn déhồi phục khi xảy ra những điều tồi

tệ (R)

4 It is hard for me to snap backwhen something bad happens (R)

5 Tôi thường vượt qua những giai

đoạn khó khăn cùng với một chútrac TÔI

22

Trang 27

5 Iusually come through difficult

times with little trouble

6 Tôi có xu hướng mat nhiêu thờigian để vượt qua những thất bại

trong cuộc sông của mình (R)

6 I tend to take a long time to getover set-backs in my life (R)

Thang GAD — 7 (General Anxiety Disorder-7)

Thang do GAD — 7 được thiết kế bởi nha tâm lý hoc Spitzer và cộng sự dùng dé

đánh giá mức độ lo âu của bệnh nhân Thang đo gồm7 câu hỏi với 4 câu trả lời theocác mức độ từ 0 — 4 điểm Nội dung của các câu hỏi được trình bày như sau:

1 Cảm giác lo lăng (tương lai, công việc), bồn chon, dé cáu giận

2 Mắt kiềm chế lo lắng của mình (kiếm chuyện làm lo lắng, bệnh chữa thế nào?)

3 Lo lắng quá nhiều

4 Khó cảm thấy thư giãn

5 Bồn chồn đến mức độ không thé ngồi yên (run tay, chan )6 Thường xuyên cảm thấy bực mình hoặc vô cảm

7 Cảm giác sợ sệt như thê có điều gì tồi tệ sẽ xảy ra

Kết quả được đánh giá như sau: Nếu bệnh nhân từ 5 — 9 điểm thì có nguy cơ lo âu

nhẹ, từ 10 — 14 là có nguy cơ mắc lo âu mức độ trung bình và trên 14 điểm là có

nguy cơ mắc lo âu mức độ nặng.

1.6 Chan đoán rối loạn lo âu lan tỏa

Cả hai tiêu chuẩn chan đoán bệnh là ICD — 10 và DSM - V đều có đề cập

đến rồi loan lo âu lan tỏa (mã F41.1 trong ICD — 10 và mã 300.02 trong DSM - V).

Tuy nhiên, chân đoán trong DSM — V được ra đời sau so với ICD — 10, đồng thờibồ sung thêm một số tiêu chuan chân đoán khác trong chan đoán GAD, chang hạn

như về mặt thời gian (A Lo âu quá mức hoặc lo lắng xảy ra nhiều ngày không ít

23

Trang 28

hơn 06 tháng, tập trung vào một số sự kiện hoặc hoạt động) Vì vậy, trong luận van

này, tác giả sử dung DSM — V làm bộ tiêu chuẩn chan đoán chính để trình bày.1.6.1 Chan đoán rồi loạn lo âu lan tỏa theo DSM — V

Tiêu chuẩn chan đoán rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder —

GAD) theo DSM - V (American Psychiatric Association, 2013):

Mã số: 300.20 (F41.1)

A Lo âu quá mức hoặc lo lắng xảy ra nhiều ngày không ít hơn 06 tháng, tập trungvào một số sự kiện hoặc hoạt động (như công việc hoặc học tập)

B Người bệnh khó kiểm soát được lo âu.

C Lo âu được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau (kéo dài ít nhất 6

5 Tăng trương lực cơ.

6 Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ, khó chịu khi thức giấc).

D Rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng cơ thé là nguyên nhân dẫn đến các khó chịu,suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.

E Rối loạn không do hậu quả của một chất (lạm dụng ma tuý hoặc thuốc) hoặc mộtbệnh lý cơ thé (như cường giáp).

E Rối loạn lo âu không phải là các rối loạn tâm thần khác ( ví du: lo âu hoặc lo lắngcó cơn hoảng sợ trong rỗi loạn hoảng sợ, đánh giá tiêu cực (Negative Evaluation)trong ám ảnh sợ xã hội, sợ ban hoặc các ám ảnh khác trong rỗi loạn ám ảnh cưỡngbức, lo âu bị tách ra khỏi gia đình trong lo âu bị chia cắt, tái hiện sự kiện chanthương trong rối loạn stress sau sang chấn, lo âu tăng cân trong chán ăn tâm thần,phan nàn về cơ thé trong rối loạn triệu chứng cơ thể ( Somatic Symptom Disorder),

lo âu về di hình co thể (Body Dysmorphic Disorder) trong ám ảnh sợ dị hình, lo âu

24

Trang 29

bị bệnh nặng trong ám ảnh nghi bệnh hoặc là hoang tưởng (nghi bệnh) trong tâm

thần phân liệt hoặc rối loạn hoang tưởng.1.7 Trị liệu tâm lý đối với rối loạn lo âu

1.7.1 Mục dich trị liệu tâm ly đối với rồi loạn lo âu

Sử dụng hóa dược và trị liệu tâm lý là hai hình thức trị liệu phổ biến đối vớithân chủ có rối loạn lo âu Đối với liệu pháp hóa dược, thân chủ được sử dụng mộtsố loại thuốc chuyên biệt nhằm giảm tình trạng của vấn đề Tuy nhiên việc sử dụngthuốc thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, đi kèmvới đó thì liệu pháp trên thường chỉ tác động về mặt sinh học chứ không chạm vàonguyên nhân dẫn tới rối loạn — thứ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ và khả năng táiphát vẫn đề của thân chủ Việc sử dụng liệu pháp hóa được thường được ưu tiên sử

dụng đối với thân chủ có gặp vẫn đề ở mức độ nặng.

Ngoài việc sử dụng liệu pháp hóa dược, liệu pháp trị liệu tâm lý cũng là liệu

pháp được sử dụng phô biến và đem lại hiệu quả đối với những thân chủ có van đềvề rối loạn lo âu và rối loạn lo âu lan tỏa Liệu pháp tâm lý chủ yếu dựa trên quátrình tương tác giữa thân chủ và nhà trị liệu thông qua lời nói, biểu cảm, các bài

tập nhằm can thiệp vào vấn đề mà thân chủ đang gặp phải Việc trị liệu bằng liệu

pháp tâm lý thường được khuyến khích sử dụng đối với thân chủ có rối loạn ở mứcđộ nhẹ và vừa và được kết hợp với liệu pháp hóa được đối với các thân chủ ở mức

độ nặng.

1.7.2 Mô hình trị liệu nhận thức — hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi dựa trên lý thuyết nhận thức về bệnh lý tâmthần Mô hình nhận thức mô tả cách nhận thức của một người, tức là những suynghĩ tự động (automatic thoughts) về những tình huống ảnh hưởng đến phản ứngcảm xúc, hành vi (và thường là sinh lý) của họ Mô hình này cho răng không phải

những sự kiện làm chúng ta khó chịu mà là những ý nghĩa mà chúng ta đặt cho

chúng-những suy nghĩ của chúng ta về các sự kiện đó Nếu suy nghĩ của chúng taquá tiêu cực, nó sẽ ngăn cản chúng ta không nhìn thấy hoặc làm những điều phùhop.

25

Trang 30

Một trong những trọng tâm chính của liệu pháp nhận thức hành vi là thay đổi

suy nghĩ tiêu cực tự động — thứ có thé góp phan và làm trầm trọng thêm những khókhăn về cảm xúc, trầm cảm và lo âu Những ý nghĩ tiêu cực này xuất hiện trongtương lai một cách tự động, được chấp nhận như là đúng và có xu hướng ảnh hưởngtiêu cực đến tâm trạng của cá nhân Thông qua quá trình CBT, thân chủ sẽ xem xétnhững suy nghĩ này và được khuyến khích xem bằng chứng từ thực tế rằng ủng hộhay bác bỏ những suy nghĩ này Băng cách này, mọi người có thể có cái nhìn kháchquan hơn và thực tế hơn vào những suy nghĩ góp phần vào những cảm giác lo âu vàtram cảm của mình Bang việc nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực và không

thực tế đã làm giảm cảm xúc và tâm trạng của mình, mọi người có thể bắt đầu tham

gia vào các kiểu tư duy lành mạnh hơn.

1.7.3 Kỹ thuật sử dụng trong liệu pháp nhận thức — hành vi (CBT)

Với mục đích là làm bộc lộ và kiểm tra ý nghĩ nham thay đổi hành vi củathân chủ, kỹ thuật Liệu pháp Nhận thức bao gồm 4 quá trình:

1 Nhận diện các tư duy tự động bao gồm các niềm tin không hợp lý

(Identifying irrational beliefs): Nhà trị liệu phải cho ho thay rang cảm xúc cua họ

(hay còn gọi là hậu quả cảm xúc) không phải do người khác hoặc các sự kiện kích

hoạt gây ra, thân chủ cần hiểu rằng chính cách mà họ làm, họ cảm nhận và thé hiện,cư xử ra bên ngoài chịu sự chi phối từ niềm tin không hợp lý - nhận thức sai lệch

của bản thân thân chủ.

2 Kiểm chứng các tư duy tự động, nhà trị liệu hướng dẫn và giúp đỡ thân chủkiểm chứng giá trị của các tư duy tự động: Thân chủ được hướng dan dé sẵn sàngchất vấn lại với những ý nghĩ của họ trước một sự kiện đau buồn hoặc gây ra những

cảm xúc khác, thay đôi suy luận của họ Mục đích khuyến khích thân chủ đưa ra các

giải thích thay thế cho các sự kiện là một cách làm xói mòn các tư duy tự động.

3 Nhận diện các giả định kém thích ứng: Một khi niềm tin đã nhận diện thìkhuôn mẫu biểu hiện các nguyên tắc hay các giả định kém thích ứng dẫn dắt cuộc

sông của thân chủ đên với thât vọng, thât bại và cuôi cùng là trâm cảm.

26

Trang 31

4 Kiếm chứng và thay thế giá trị của giả định kém thích ứng: Khi đã nhận diện

được các giả định kém thích ứng, Nhà trị liệu sẽ đương đầu với từng loại để giúpthân chủ nhìn ra các sai lầm vốn có của niềm tin không hợp lý thông qua cuộc tranhluận ý thức (cognitive disputation) bằng cách hỏi — yêu cầu đưa ra cũng như giảithích bằng chứng về niềm tin bởi những câu hỏi trực tiếp Hình thức thứ hai được

lựa chọn để đương đầu với niềm tin là dùng tranh luận tưởng tượng (imaginal

disputation), đây là kỹ thuật cho phép trí tưởng tượng của thân chủ di ngược lại

niềm tin không hợp lý, tưởng tượng với tình huống không thoải mái và từng thangbậc dễ chịu hơn, ít căng thăng hơn hoặc giảm hơn bất cứ điều gì liên quan đến

cảm xúc tiêu cực Khi thân chủ có thể nói ra rằng bản thân đã tưởng tượng được

việc giảm dần cường độ mạnh mẻ của cảm xúc, nhà trị liệu cần giúp thân chủ tìm ra

các suy nghĩ dé tao ra sự cải thiện về mặt nhận thức Theo đó, những suy nghĩ này

sẽ được sử dụng trong những tình huống thật trong tương lai để thay thế các suy

nghĩ đã sinh ra cảm xúc tiêu cực Kỹ thuật thứ ba là tranh luận hành vi (behavioral

disputation) với mục đích là thay đổi hành vi của các niềm tin không hợp lý từtrước, các giả định kém thích ứng được chứng minh là sai hoàn toàn và một niềm

tin mới đã được xuất hiện.

1.7.4 Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong trị liệu nhận thức — hành vi:

Kỹ thuật thư giãn: Thường được sử dụng cho thân chủ có ám ảnh sợ với

mục đích làm cho thân chủ giãn cơ, từ đó thư giãn về mặt tâm lý, gần như thiu thiu

ngủ, khi đó mới tác động lên ám ảnh sợ của họ.

Giao bài tập về nhà: Thông qua những bài tập, thân chủ sẽ hiéu rõ về mìnhhơn Đề nghị thân chủ mang theo một cuốn số tay, trong đó có những cột ghi ngày,

tháng xuất hiện những cảm xúc vào thời điểm đó, những suy nghĩ chợt đến vànhững suy nghĩ thay thế cho suy nghĩ trước Nhà trị liệu cần tìm hiểu ý nghĩ nào đãlàm cho thân chủ có cảm xúc này, thân chủ cần luôn sử dụng cuốn số tay, đặc biệtlà khi có những cảm xúc mạnh Tiến trình giảm sự lo âu ở thân chủ diễn ra như sau:

e Than chủ đang lo âu Việc tự nhận biết được bản thân đang lo âu ở thân chủ

là điêu tích cực.

27

Trang 32

e Thân chủ biết mình có thé tìm chiến lược dé kiểm soát và tự dé ra giải pháp.e Dé kháng lại sự lo âu bằng cách thân chủ tìm kiếm nguyên nhân gây ra lo âu

của mình Khi đó, thân chủ đã đứng ra bên ngoài nhìn nhận sự lo âu của

e Lo âu giảm sút khi họ từ đề ra chiến lược cho mình Đồng nghĩa với việc họ

tự nhận thức được rằng chiến lược của mình đã có hiệu quả.

Khám phá có hướng dẫn: Nhà trị liệu dẫn dắt làm sáng tỏ các hành vi có

van dé và các lỗi logic ở người bệnh bang cách thiết kế các trải nghiệm mới (các

thực nghiệm hành vi) để cho người bệnh có thể cảm nghiệm được những giả định

và kỹ năng mới Nhà trị liệu khuyến khích người bệnh sử dụng các thông tin để xemxét các khả năng đạt được cái nhìn thực tế hơn, và từ đó, có những cảm xúc tích cực

hơn, hành vi thích ứng hơn.

Diễn tập hành vi: Thân chủ muốn thực hiện hành vi nào đó trong thực tếnhưng bi cản trở bởi lo lắng, sợ hãi hay không dám chắc về hiệu quả của nó Khi

đó, nhà trị liệu sẽ đóng vai trò là đối tượng giao tiếp của thân chủ dé thân chủ có thé

tập thực hiện hành vi mà họ dự định Khi thân chủ đã tự tin với việc thực hiện hành

vi đó rồi thì họ được khuyến khích thực hiện nó trong thực tế thân chủ cũng có thểghi lại cuộc diễn tập, sau đó nghe và tự phân tích, đánh giá về hiệu quả hành vi của

mình Sau khi đã diễn tập hành vi trong phòng trị liệu, thân chủ sẽ thực hiện hành vi

đó trong cuộc sống thực.

Ghi lại và tự củng cố: Thân chủ được hướng dẫn dé ghi lại hành vi và cam

xúc của mình dé tìm ra những tiễn bộ của bản thân với mục đích tạo động lực chosự thay đổi tiếp theo,

Hình ảnh tích cực: Thân chủ được yêu cầu tưởng tượng ra một hình ảnh nào

đó mà cảm thấy an tâm và dễ chịu nhất Thông thường, bất cứ một ai cũng có những

nơi chốn nào đó gắn liền với những kỷ niệm êm dém va đẹp dé trong quá khứ, đócó thé là một khu vườn yên tĩnh, một dòng sông êm dém, hay một cánh đồng đầyhoa Vì vậy, đề nghị Thân chủ tưởng tượng ra một nơi mà họ cảm thấy bình yên và

thoải mái nhât nhăm làm dịu cảm xúc và các cảm giác cơ thê.

28

Trang 33

Giải quyết vấn đề: Bước đầu tiên, cần xác định xem van dé cần giải quyết là

gì, phân tích xem vấn đề đó có thể chia ra thành các vấn đề nhỏ hơn không Bướcthứ hai là tìm giải pháp cho van dé/tiéu van đề bằng phương pháp “tan công não”.Bước thứ ba là phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi giải pháp; tìm kiếm thêmthông tin có thé làm tăng ưu điểm và giảm nhược điểm Bước thứ tự là chọn giảipháp có xác suất thành công lớn nhất, nhiều ưu điểm nhất và ít nhược điểm nhất.

Bước tiếp theo là thực hiện giải pháp đó Cuối cùng, xem xét tìm ra điều gì cản trởnếu có Nếu giải pháp thật sự không khả thi hoặc không hiệu quả thì có thé bắt đầu

lại từ giai đoạn lựa chọn giải pháp.

Tái cấu trúc nhận thức: Kỹ thuật này được xây dựng dựa trên giả địnhrằng, cảm xúc tiêu cực có thể là hệ quả của tư duy phi chức năng, bao gồm cả nhận

thức sai lệch so với thực tế vốn có Nhiệm vụ của nhà trị liệu là hướng dẫn thân chủ

thay đổi kiểu tư duy gây ra các cảm xúc tiêu cực này bang cách chi ra, đưa ra bangchứng về sự không hợp lý trong lối tư duy của thân chủ Kỹ thuật này có nguồn gốctừ liệu pháp nhận thức của A Beck và A Ellis, đã được trình bày chi tiết ở phantrên.

Khử điều kiện hóa: Các kỹ thuật này dựa vào nguyên lý điều kiện hóa cổ

điển và điều kiện hóa tạo tác nhăm mục đích dập tắt hay hạn chế hành vi khôngmong muốn và thiết lập các hành vi mong muốn Các kỹ thuật phổ biến là khử điềukiện hóa cô điển, khử điều kiện hóa thông qua ức chế qua lại, giải man cảm hệ

thông, củng cô tích cực, củng cố tiêu cực, thưởng quy đổi, chiến lược dập tắt, gây

nhàm chan, gây ghét sợ Khử điều kiện hóa là kỹ thuật hàng đầu đối với các rồi loạn

lo âu khác Nhưng đối với GAD bởi đặc điểm nỗi lo âu lan tỏa qua nhiều chủ đề và

đối tượng, thường là mơ hồ nên ít dùng kĩ thuật khử điều kiện hóa,

Kỹ thuật kích hoạt hành vi: Đây là một nhóm các kỹ thuật được xây dựng

dựa trên mối quan hệ giữa hành vi, hoạt động và cảm xúc nhằm giúp thân chủ hoạtđộng, hạn chế thời gian nhàn rỗi, tăng giá trị bản thân, tăng cảm xúc tích cực Nhàtrị liệu cùng thân chủ xác định hoạt động yêu thích của thân chủ, sau đó cùng lên kếhoạch thực hiện hành vi một cách hợp lý va khả thi Thân chủ cam kết thực hiện

29

Trang 34

hành vi đó Nhà trị liệu cùng với thân chủ đưa ra những giải pháp dé vượt qua điềugây cản trở thực hiện hành vi và điều chỉnh kế hoạch thực hiện hành vi nếu cầnthiết Các kỹ thuật kích hoạt hành vi thường được áp dụng với thân chủ trầm cảm,

rỗi loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, rỗi loạn ăn uống, nghiện chất Với việc GAD

có tỷ lệ lớn đi kèm với triệu chứng trầm cảm, nghiện, thiếu hụt kỹ năng nên khi trịliệu việc kết hợp thêm với liệu pháp kích hoạt hành vi là rất quan trọng và phù hợp

Trang 35

TIỂU KET CHƯƠNG I

Chương I đã cung cấp những thông tin tổng quan về rối loạn lo âu nói chungvà rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng, các bộ công cụ sử dụng trong đánh giá và trị liệucũng như những lý thuyết về phương pháp trị liệu sử dụng trong ca lâm sàng này.

Về mặt tong quan nghiên cứu, chương I đã cung cấp các số liệu về tỷ lệ mắc

lo âu lan tỏa, nguyên nhân gây ra rối loạn Tác giả đã quyết định lấy định nghĩa lo

âu lan tỏa của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (APA) làm định nghĩa chính sử dụng

trong luận văn nay.

Về các bộ công cụ sử dụng trong đánh giá và trị liệu, chương I đề cập đếnnội dung cũng như cách tính điểm của cả 3 thang đo được sử dụng trong luận văn,bao gồm: DASS, Zung và PSQI Dé đánh giá cho ca lâm sang này, tác giả quyết

định sử dụng bộ tiêu chuẩn chan đoán DSM - V.

Về phương pháp trị liệu sử dung trong ca lâm sàng này, chương I đã đề cậpđến lý thuyết và cách thức tiếp cận của 2 phương pháp là liệu pháp nhận thức —

hành vi (CBT) và liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) Tác giả quyết định sử

dụng liệu pháp nhận thức — hành vi (CBT) làm liệu pháp trị liệu chính trong ca lâmsàng này.

31

Trang 36

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP LO ÂU

2.1 Thông tin về thân chủ

2.1.1 Thông tin hành chính

Thân chủ (TC) là nữ, sinh năm 1998 Tại thời điểm trị liệu đang là sinh viên

của một trường đại học tại hà nội TC là con thứ trong gia đình có một chị gái đã

qua đời do tự tử.

2.1.2 Ly do thăm khám

TC nhận thấy mình thường xuyên cảm thấy lo lắng một cách thái quá vềnhững sự kiện xảy ra xung quanh mình TC thường xuyên lo lắng không biết mình

đã khóa cửa, khóa xe máy, vặn bình ga hay chưa TC cũng thường xuyên lo lắng

về việc học tập rằng không biết kết quả thi có đạt như kỳ vọng không Trong côngviệc, TC lo rằng mình có xin được một công việc ưng ý và liệu bản thân có làmđược việc người khác giao hay không Những suy nghĩ lo âu khiến TC cảm thấymệt mỏi và muốn tìm đến HV nhằm giảm bớt việc TC thường xuyên lo âu như vậy.

2.1.3 Hoàn cảnh gặp gỡ

TC có nhờ tới các mối quan hệ để tìm kiếm một chuyên gia tâm lý và được

giới thiệu tới học viên (HV) vào tháng 5/2022 Tuy nhiên do TC tham gia tình

nguyện tại tây bắc nên giữa tháng 7 mới trở lại hà nội nên TC và HV bắt đầu làmviệc vào khoảng thời gian này HV va TC gặp mặt budi đầu tiên tại một quán cà phê

có phòng riêng tại Hà Nội.

2.1.4 Ấn tượng ban dau

TC tới điểm gặp mặt sớm khoảng 20 phút so với thời điểm hẹn TC tự đếnbằng xe máy, khoác trên mình một chiếc ba lô nặng đựng tài liệu và quần áo do saubuổi hẹn TC dự định đi xe máy về quê Khi nhận ra HV, TC có đôi ngại ngần khichào HV Sau khi chào hỏi và lắng nghe HV giới thiệu, TC cũng chủ động giớithiệu về bản thân và thái độ cũng bớt rụt rè hơn so với lúc mới gặp Về ngoại hình,TC hơi nhỏ người, mặc một chiếc váy xanh caro TC thường xuyên nắm chặt bàn

tay và đê dưới ban, đôi khi vô thức lây tay chỉnh tóc và sờ côc nước khi nói chuyện.

32

Trang 37

2.2 Các van dé dao đức

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

TC biết tới HV thông qua việc được người quen giới thiệu, TC ngỏ lời muốn

được tham gia các phiên trị liệu tâm lý với chuyên gia Trong quá trình làm việc

buổi đầu tiên, HV nhận thấy TC có những van đề liên quan đến lo âu và cần đượctrị liệu tâm lý nên đã đồng ý tiếp nhận ca.

Sau khi tiếp nhận ca, HV đã giới thiệu cho TC về quy trình thực hành, cácquyền và trách nhiệm của cả TC va HV trong quá trình thực hiện ca lâm sàng HVđã phô biến với TC về các nguyên tắc bảo mật và ngoại lệ bảo mật thông tin, cụ thê:những thông tin mà TC cung cấp sẽ được HV giữ bảo mật, ngoại trừ những thôngtin có liên quan tới luật pháp Trong trường hợp bắt buộc phải tiết lộ do có liên quantới pháp luật, HV cũng chỉ cung cấp thông tin một cách tối thiểu chỉ vừa đủ dé giảiquyết vấn đề trên.

HV đã đề nghị được ghi âm, lưu lại các bài viết, hình ảnh và các thông tin

trong quá trình trị liệu chỉ với mục đích thực hiện ca lâm sàng và sử dụng cho mụcđích nghiên cứu.

2.2.2 Dao duc trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy trình

đánh giá

Những bộ công cụ được sử dụng trong luận văn đều đã được thích ứng cũngnhư được sử dụng rộng rãi, đồng thời chúng đều có độ tin cậy và độ hiệu lực cao.

HV cũng đã được hướng dẫn sử dụng, rèn luyện thực hành các bộ công cụ trên tại

môi trường thực tập và trường học.

Dựa trên quá trình hỏi chuyện lâm sàng và đưa ra giả thuyết về vấn đề màTC gặp phải, HV sử dung các bộ công cụ đánh giá được đề cập trong luận văn dégóp phần chứng minh hoặc phủ định giả thuyết đó TC cũng đã đủ tuổi về mặt pháplý cũng như nhận thức dé tự thực hiện các bộ công cụ đánh giá được lựa chọn màkhông cần sự đồng ý của người giám hộ Vì vậy việc sử dụng các bộ công cụ đánh

giá trong luận văn này là phù hợp với van đề của TC.

33

Trang 38

2.2.3 Đạo đức trong can thiệp trị liệu

Sau khi thực hiện đánh giá và đặt những mục tiêu đầu ra cho ca lâm sàngnày, HV đã cân nhắc sử dụng các liệu pháp trị liệu phù hợp với vấn đề của TC vàphù hợp với năng lực của HV Đối với những liệu pháp sử dụng trong quá trình trịliệu, HV đều đã được học tập và thực hành trong môi trường trường học và thực

Quá trình can thiệp trị liệu được diễn ra trên tinh thần tôn trọng và trung thực HV

đồng hành cùng với TC trong 9 buổi và giải quyết được 2 mục tiêu đầu ra Sau khithực hiện luận văn, HV cam kết tiếp tục đồng hành cùng TC để giải quyết 3 mục

tiêu đã đặt ra ban đầu và thực hiện phòng ngừa van dé quay trở lại trong tương lai.

2.3 Đánh giá

2.3.1 Mô ta van dé

Tiểu sử TC: H, 23 tudi.

Giới thiệu chung:

H sinh năm 1998 trong một gia đình trí thức ở nông thôn Ông bà nội của Hđều làm việc nhiều năm trong ngành giáo dục Bố H từng là giảng viên Đại học Mẹ

H làm kế toán, văn thư trong trường THCS cho đến khi nghỉ hưu non và chuyển

sang kiếm sống băng nghề buôn bán dé trang trải kinh tế gia đình H có một người

chị sinh năm 1994.

Tiên sử bệnh của gia đình:

Ông nội H thời trẻ từng có một thời gian sức khỏe tinh thần không 6n định,cưỡi ngựa đi đốt phá các nhà trong làng Ông ngoại H những năm cuối đời cũngphát bệnh tâm thần, bỏ nhà ra đi nhiều lần rồi nhảy xuống giếng tự tử Bố H sau vàinăm giảng dạy, một đêm văn nghệ bị chuốc rượu say phải đi cấp cứu, tỉnh dậykhông còn minh man, nghỉ giảng day tại trường Dai học với chân đoán tâm thanphân liệt và điều trị tại nhà Chị gái H từng nhiều lần tự tử với biểu hiện lâm sang

giống với trầm cảm.

Sự kiện chính trong đời sống:

34

Trang 39

Trước khi đi học mẫu giáo, H thường xuyên ở nhà một mình với bố Nhữnglúc H đói, quấy khóc, bố thường đánh, lắc mạnh hoặc hà hơi thuốc lào vào mặt Hkhiến H rất sợ và ghét bố Thời gian học tiêu học, mỗi khi nghe người lớn kể lại

chuyện này, H vẫn lén khóc một mình.

Từ khi bắt đầu biết nhận thức, H thấy chú ruột thường xuyên quát tháo,khinh thường bố mẹ mình Chú ruột cũng thường dọa dẫm H, khuyến khích các conbắt nạt TC và chị gái khiến H rất sợ hãi Do đó, cả H và chị đều không bao giờ chủ

động nói chuyện với chú và các con của chú.

Bồ H là con trai trưởng Gia đình H ở cùng ông bà nội Mỗi năm, khi có cỗgiỗ hoặc nghỉ lễ, họ hàng bên nội sẽ tụ tập tại gia đình H Trong những lần này, Hthường xuyên bị sai vặt và la mắng vì chậm trễ, vụng về Mẹ H luôn không tintưởng và kiểm tra lại nhiều lần khi giao việc cho H H trở nên ghét việc nau ăn và

tiếp đãi khách đến nhà.

Năm H 17 tuổi, chị gái của H tự tử H trở thành con gái duy nhất trong giađình và nhận nhiều sự quan tâm, lo lắng, bao bọc hơn Sau đám tang của chị, H bịnhiều người họ hàng chê trách vì thể hiện không tốt, nhận xét là không thương chịgái Tuy nhiên H nghĩ rằng chị mình tự tử là do không chịu được áp lực của cô đìchú bác trong nhà Thời gian này H cũng bắt đầu thường xuyên thấy buồn nôn khi

nghĩ đến các món thịt, hay nôn khan và đau dạ dày.

H có một niềm tin mãnh liệt rằng cuộc sống gia đình của H phải khổ sở nhưvậy là do chính họ hàng của mình và giá như nếu không có họ thì cuộc sống của cảgia đình H sẽ tốt đẹp hơn.

Các hoạt động chức năng:

H thường xuyên bỏ ăn, trì hoãn giấc ngủ Khi kiệt sức và bị ốm, H trở vềnhà, bỏ việc và thực hiện giãn cách xã hội trong dot dịch Covid đầu tiên cùng vớigia đình H không thé nói chuyện ôn hòa với các thành viên trong gia đình Thờigian này, H bị tái phát đau đạ dày, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, cảm thấy lạnh, đồmồ hôi, tim đập nhanh và dễ mất bình tĩnh H thường sợ rằng mình bị mắc một bệnh

nan y nào đó khi có một dấu hiệu không tốt trên cơ thể H đến gặp HV trong tình

35

Trang 40

trạng lo âu, mệt mỏi kéo dài và cần thoát khỏi trạng thái ué oải thường trực H chưa

đi thăm khám tâm lý tại bệnh viện nào vì lo sợ gia đình phát hiện mình có vấn đề về

tâm lý.

Về học tập:

Năm lớp 5, H phải vào đội tuyển Toán vì không có đội tuyển Văn cấp tỉnh.Tuy nhiên do không có hứng thú và không theo kịp kiến thức trong lớp đội tuyên, Hbị loại H dần dần ghét môn Toán và lo sợ mỗi khi lên bảng giải bài tập Toán.

Đầu năm lớp 6, H chơi thân với một hội bạn gái H mang nhật ký đến lớp

cho bạn gái đọc và bị bạn mang cho G đọc (người đã đánh nhau với H trong lớp đội

tuyển) Tin tức trong cuốn nhật ký lan nhanh, các bạn trong lớp bat đầu trêu chọc,

chế giéu, gin ghép H với ban nam khác trong lớp Một số bạn nữ khác lập hội tâychay H và dùng nhiều hình thức bạo lực tinh than dé bắt nat H Suốt thời gian họcTHCS, H bị tây chay và bắt nạt bởi phần lớn học sinh trong lớp Việc này khiến Hcàng xấu hồ, e ngại không dám phát biểu ý kiến H mong muốn thi đỗ trườngchuyên THPT ở Hà Nội dé cham dứt việc bị bat nat.

Năm lớp 8, bố vẫn chở H đến các lớp học chính, học thêm dù cách nhàkhông xa và H muốn đi xe đạp cùng các bạn H thường xuyên bị các bạn trêu chọc.Các bạn nam có tình dan hàng, đánh võng trước xe của H khiến H rất bực và cảmthấy xấu hồ.

Năm lớp 9, H bỏ học thêm Toán để đến quán điện tử viết truyện ngắngửi đăng báo Một thời gian sau, H bị bác gái phát hiện Bác gái tát H và bắt Hviết bản kiểm điểm, đồng thời nhiều lần đến nhà H để kiểm tra sách vở, đe dọa

H không đỗ THPT.

Cuối THCS, H giấu gia đình để ôn thi chuyên cùng một người bạn thânnhưng sau đó vẫn bị phát hiện Càng gần ngày thi, H càng lo lắng, căng thắngvì cảm thấy quá sức H thường xuyên đau mắt đỏ vào trước những kỳ thi Trượttrường chuyên trong khi người bạn đỗ, H bị cả gia đình chửi mắng H đồng thời

tham dự kỳ thi HSG cấp tỉnh nhưng không đạt giải H cảm thấy rất lo lắng về

tương lai.

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:40

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN