1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu

125 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 28,87 MB

Nội dung

Kết quả khảo sát của World Mental Health Surveys ở 21 đất nước vào năm 2018 cho thay, mặc du có những phương pháp điều trị hiệu quả cao cho các rối loạn lo âu, nhưng chỉ khoảng 1 trong 4

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM HÀ HUYEN TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM HÀ HUYEN TRANG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tam ly hoc Lâm sàng

Mã số: 8310401.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Hữu Chiến

ThS Doan Thị Hương

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với tên đề tài: “Can thiệp tâm lý cho mộttrường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hữu Chiến và ThS Đoàn Thị Hương

Ca lâm sàng trong công trình nghiên cứu là do chính tôi thực hiện hỗ trợ tâm

lý với các kết quả đánh giá, can thiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng được

công bồ trong bat kì công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2024

Người cam đoan

Phạm Hà Huyền Trang

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Lời dau tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS NguyễnHữu Chiến và ThS Đoàn Thị Hương — những người thay, người cô đã tận tâmhướng dan, động viên em trong quá trình thực hiện ca lâm sàng và viết luận vănnày.

Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thây, cô trong Khoa Tâm lý học trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội — đã luôn nhiệt

tình giúp đố, chỉ bảo học viên trong quả trình học tập tại khoa cũng như đã quan

tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoc hoi và nghiên cứu trong suốt những năm

qua.

Xin gửi lời cam ơn đến các bạn, anh, chị học viên cao học khóa 5, chuyên

ngành Tâm lý học và Tâm lý học lâm sàng đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo diéu kiện hếtsức trong quá trình tôi thực hiện luận văn, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này

một cách tốt nhất Trong quá trình đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất và

biết ơn sâu sắc nhất đến chị Thảo, chị Giang, chị Lan và chị Yến đã luôn động viên,

cổ vũ tâm than tôi, luôn nâng đỡ tôi về mặt chuyên môn, sát cánh cùng tôi trên

chặng đường này đến ngày hôm nay

Con cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tat cả mọi người trong giađình vì đã luôn ung hộ và động viên con trong suốt quá trình học và thực hiện luận

văn này.

Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thân chủ Y đã dong ÿ

cho phép tôi sử dụng nội dung làm việc với chị để viết ra công trình nghiên cứu này

của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2024

Học viên

Phạm Hà Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

N/I9.1001 6

1 Ly do chon dé tai a4 6

2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - G1111 119911 1 11191111 ng ng ng 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOẠN LO ÂU -2 5¿75¿555+¿ 8

1.1 Tổng quan về rối loạn 10 âu 2 2 2 +E£+E£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrei 8

1.1.1 Dịch té học về rồi loạn 10 ÂM -.-c-5: St EtSESESEEEESESEEEESEEEEEEEEEEEErtsrrrrresrsee 8

1.1.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển rồi loạn lo âu: 10

1.2 Các khái niệm cơ ĐảI: - - <c 1122621111111 1 2331111111190 111kg key 12

ZNc niém roi loan ngan ae 121.2.2 Phân loại các rồi loạn 10 ÂU ¿xe St+E+EEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkrrrrrree 141.3 Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) trong can thiệp rối loạn lo âu 161.3.1 Ứng dụng lý thuyết liệu pháp nhận thức - hành vi CBT để can thiệp rồi

[21/1/N18 NET 16

1.3.2 Hiệu quả can thiệp rồi loạn lo âu sử dụng liệu pháp nhận thức — hành

2/2775 Ồ 171.3.3 Các kỹ thuật CBT trong can thiệp rồi loạn lo GU: -2- s=s+ce+ss 20

1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiỆp - 5 5 tin reke 24 1.4.1 Phương pháp nghiên crt tài ÏIỆNH cv ren 24 1.4.2 Phurong PAAp Quan 8.866 n6 ốố.ốốốốố 25 1.4.3 Phương pháp hỏi chuyện 1AM SANG Gà SH re 25

1.4.4 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm và thang AO - 5-55 5cccsccccses 26

1.4.5 Phương pháp nghiên cứu trường hỢp cành ret 28

1.4.6 Phương pháp can thiệp tâm lý bằng hình thức trực tuyến (online

J/114a/4/11191/9NNNNNMA.ÍÁŨỔỔ 29

I)I298:43100921019) 60001175 31Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ BIEU HIỆN

RỒI LOẠN LO ÂU 555c- 22 2 HH 11H ưêu 322.1 Thông tin chung về thân chủ - - 2-2 2 2 £+E£EE£EE£EE£EEEEEZEEEEerEerkerxerkrree 32

Trang 6

2.1.1 Thông tin hành CHINN «+ 1v kg ng kg 32 2.1.2 Hoàn cảnh gặp gõ và lý do thăm KhÁH1 «se sekeseseeesessee 32

2.1.3.An tong DAN AGU nan na 32

2.2 Các vấn để đạo đức oo eeccceeeccssseescsssssescsssneescsssneesessnnescsssnieessssnnseessnnecsesneeeen 33 2.2.1 Dao đức trong tiếp nhận ca lâm sÀng -:- s+5e+ck+Ee+Ec+terkerkerkererssree 33 2.2.2 Dao đức trong việc sử dụng các công cụ dang giá và thực hiện quy trình ;/1/1.8-2 RE P7SS7S7ẼAh 34

2.2.3 Đạo đức trong can thiỆp tri ÏIỆN - -cccc cv ket 34 2.3 Dan Bid 35

2.3.1 Mô tả vẫn dé của than Chith.sesecsessessssesssesssvssssssesenssesnnesessnseesnneeesnnesennnesee 35 2.3.2 Kết quả đánh giÁ - 5c S5 SE St EEEEEEEEE21221112111111211111111 111111111 e 41 2.3.3 Dimh Ninh trwOng NOY 0n 50

2.4 Lap ké hoach can 000 54

2.4.1 Xác định mục tiêu AGU rd -c-cc SE EEEEEESE+E+ESEEESEEEEEEEEEEEEEErrtrrsrrrerrres 54 2.4.2 Xác định mục tiêu quả frÌHH ch HT ng TH ng re, 54 2.5 Thực hiện can thIỆp - - - Ă 121 1210111311119 1 91111 11 1 111g ng ng kg ky 56 2.5.1 Phiên tN Ï: HH HH TH TT TT HH HH Hà HH gà 57 Q.5.2 215, 7n 62

PS, 2n nan ố.ỐốỐỐẦ 69

CD X PRIEN NU nga 75

P25 nh ố.Ầ Ắ 79

2.5.6 PRIEN (hie nan hố 83

2.5.7 PRIN tht 6n nố 85

PC N20 can nh Ầ 87

2.5.9 PRIEN hie Ÿ: HT HH Hà HH TH TT TH TH HH HH TT gu gà 90 2.5.10 Phiên thie Ï(): sàng gh gc 94 2.6 Đánh giá hiệu quả can thiỆP - c Sc 32211211121 131 11115111111 E1E.1EEErer 96 2.6.1 Cách thức và công cụ được sử dụng dé đánh giá hiệu quả can thiệp 96

2.6.2 Kết quả đánh giá 5-55 St EEEEEEE112112111111111111111.1T1 11.1 re 97

2.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiỆp 7c cccsSekeeirerreeres 98

2.8 Tự đánh giá về chất lượng can thiỆp -¿- 2: 5+©xz+cx2zxvzxeerxesrxesrsees 99

Trang 7

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, - ¿52 E+SStSE‡EEEEEE+EEEEEEEEEEEkrkererkrkrrrree 102Kết luận 2 s+SE E2 2E1221712112117121121111111111111 1111111101011 ke 102Khuyến nghị ¿- ¿5c SE E9 E2 EEE12112112111511111111 1111111111111 111.1 c1 tre 103

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22-5222 2SE‡EEEEEEEEE2E1211711221211 21121 Excrrkd 104

PHU LUC wicessesssessesssesssesssessvsssesssesssessesssecssecssessnessesssecssessvsssesssesssessesssecssessneeseseseeess 111

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Cognitive Behavior Therapy CBT

Liệu pháp nhận thức hành vi

DSM Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorders

Cam nang Chan đoán và Thong kê Rồi loan Tâm than

Word Health Organization WHO „ tuy 2

Tô chức Y tê Thê giới

Generalized Anxiety Disorder GAD ,

Roi loan lo âu lan tỏa

Post-traumatic stress disorder PTSD , ; ,

Roi loạn căng thang sau sang chan

HV Hoc vién

TC Than chu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 2.1 Bảng kết quả một số thang đánh giá lo âu TC Y đã làm

Bảng 2.2 Bảng liệt kê biểu hiện rỗi loạn lo âu lan tỏa (GAD) của TC Y dựa

trên tiêu chuân chân đoán của IDSÌM-5) c CC CC SE SE EEEEEEEkeeeeeeees

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống ngày càng trở nên phứctạp hơn, con người hằng ngày phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, kèm theo đó các

van đề về sức khỏe tâm thần cũng ngày càng trở nên phô biến hon Theo Tổ chức Y

tế Thế giới (WHO), vào năm 2019, ước tính cứ 8 người thì có 1 người trên thế giớimắc rối loạn tâm than, trong đó các rỗi loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất Đặcbiệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng nô vào đầu năm 2020 đã dẫn đến sự

gia tăng đáng ké về số người mắc tram cảm và lo âu Các ước tinh ban đầu cho thay

sự gia tăng 26% đối với rối loạn lo âu và 28% đối với rối loan tram cảm chỉ trong

một năm (World Health Organization, 2022) Từ đó, có thể thấy trong những nămgần đây, bên cạnh trầm cảm, thì lo âu cũng là một trong những vấn đề tâm lý đangngày càng trở nên phô biến hơn trong cuộc sống xã hội hiện tại

Nói đến cảm giác “lo lắng”, ai trong chúng ta cũng đều từng trải qua cảm

giác đó, tuy nhiên những người mắc chứng rối loạn lo âu thường trải qua nỗi sợ hãi

và lo lang ở mức vừa mãnh liệt vừa quá mức so với thông thường Những cảm giác

nay thường di kèm với các triệu chứng căng thang trên cơ thé, các van đề về nhận

thức và hành vi Chúng khó kiểm soát, gây ra nhiều đau khổ và có thể kéo dai nếukhông được can thiệp, điều trị Rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đến các hoạt độnghàng ngày và có thể làm suy giảm cuộc sống gia đình, xã hội, học tập hoặc công

việc của một người (APA, 2013).

Không chỉ ngày càng pho biến, rối loạn lo âu còn có rất nhiều loại, tùy thuộcvào yếu tố kích hoạt nỗi sợ và/hoặc các biểu hiện đặc thù của mỗi rối loạn Một sốdạng rối loạn lo âu phô biến có thé ké đến như: rối loạn lo âu lan tỏa (đặc trưng bởi

sự lo lắng quá mức), rối loạn hoảng sợ (đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ), rối loạn lo

âu xã hội (đặc trưng bởi sợ hãi và lo lắng quá mức trong các tình huống xã hội), rốiloạn lo âu chia tách (đặc trưng bởi sự sợ hãi hoặc lo lắng quá mức về việc phải xa

cách những cá nhân mà người đó gắn bó) (APA, 2013)

Mặc dù rối loan lo âu đang ngày càng trở nên phố biến hơn, và đến hiện nay

đã được nghiên cứu khá lâu năm trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam - dù những

6

Trang 11

năm gần đây đã quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe tâm thần - nhưng những nghiêncứu về rối loạn lo âu, đặc biệt là nghiên theo định hướng tâm lý ứng dụng vẫn chưaphổ biến Vì vậy, với mong muốn có thé đóng góp thêm vào những công trình

nghiên cứu về rối loạn lo âu tại Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Can thiệp tâm lý

cho một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu” để thực hiện luận văn thạc sĩ này

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu co sở lý luận về rối loạn lo âu

- Tim hiểu các phương pháp đánh giá và can thiệp rối loạn lo âu, trong đó tập

trung vào phương pháp tiếp cận nhận thức — hành vi (CBT) trong can thiệp lo

âu.

- _ Đánh giá, lên kế hoạch can thiệp và thực hiện can thiệp vấn đề lo âu cho một

thân chủ trong độ tuổi trưởng thành sử dụng liệu pháp nhận thức — hành vi

(CBT).

- Duara kết luận và khuyến nghị cho ca lâm sàng

Trang 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ROI LOAN LO ÂU

1.1 Tổng quan về rối loạn lo âu1.1.1 Dịch té học về rỗi loạn lo âuDựa trên kết quả phân tích 48 nghiên cứu về lo âu được thực hiện tại nhiềuquốc gia trên thế giới vào năm 2016, tỷ lệ rối loạn lo âu nói chung trên toàn cầu daođộng từ 3,8% đến 25% cho thấy mức độ phổ biến của rối loạn lo âu đối với dân sốtrên toàn thế giới (Remes và cộng sự, 2016) Theo thống kê của công cụ phân tíchkết quả Global Health Data Exchange vào năm 2019, ước tính 4% dân số toàn cầuhiện đang mắc chứng rối loan lo âu Năm 2019, 301 triệu người trên thế giới mắcchứng rối loạn lo âu, khiến các rối loan lo âu trở thành một trong những loại rỗi loạn

tâm thần phổ biến nhất (Global Health Data Exchange, 2019)

Kết quả khảo sát của World Mental Health Surveys ở 21 đất nước vào năm

2018 cho thay, mặc du có những phương pháp điều trị hiệu quả cao cho các rối loạn

lo âu, nhưng chỉ khoảng 1 trong 4 người cần điều trị (27,6%) mới nhận được một

phương pháp điều trị bất kỳ liên quan đến đúng vấn đề lo âu của họ Các rào cản

trong việc chăm sóc những người mắc lo âu có thé kế đến bao gồm: sự thiếu nhậnthức rằng đây là một tình trạng sức khỏe có thé điều trị được, sự thiếu đầu tư vaocác dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, thiếu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sócsức khỏe được đảo tạo, và vẫn còn ton tại sự kỳ thị của xã hội về các vấn đề sứckhỏe tâm thần (World Mental Health Surveys, 2018)

Dữ liệu từ Khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (Data from the

National Health Interview Survey) đã cho thấy trong năm 2019, trong 2 tuần gầnnhất ké từ ngày thực hiện khảo sát, có 9,5% người trưởng thành trải qua các triệu

chứng lo âu nhẹ, 3,4% gặp phải mức độ lo âu trung bình và 2,7% gặp phải triệu

chứng nặng của lo âu Ngược lại, 84,4% có mức độ triệu chứng lo âu tối thiểu hoặc

không có Trong đó, tỷ lệ người trưởng thành gặp phải triệu chứng lo âu nhẹ, trung

bình hoặc nặng cao nhất là ở nhóm tuổi 18-29 và giảm dần theo độ tuổi, và phụ nữ

thì lại có khả năng trải qua các triệu chứng lo âu nhẹ, trung bình hoặc nặng cao hơn

so với nam giới (Terlizzi và cộng sự, 2020).

Trang 13

Nghiên cứu thêm về rối loạn lo âu tại Hoa Kỳ, tác giả Amy B Locke thuộc

trường Đại học Y dược Michigan đã chi ra trong bài bao “Diagnosis and

Management of Generalized Anxiety Disorder and Panic Disorder in Adults” rangrỗi loan lo âu lan toa (Generalized Anxiety Disorder) và rối loạn hoảng sợ (PanicDisorder) là hai trong số những rối loạn tâm thần phô biến nhất của trưởng thành ởHoa Kỳ, với tỷ lệ mắc bệnh tương ứng là 3,1% và 2,7% Các rối loạn nay có thé ảnh

hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ra các triệu chứng như

lo lắng, bồn chồn, khó tập trung, khó ngủ, và các triệu chứng thể chất như tim đập

nhanh, thở nhanh, và đô mồ hôi (Locke va cộng sự, 2015).

Tại Việt Nam, trong báo cáo tóm tắt của Unicef vào năm 2018 về “Sức khỏetâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố 0Việt Nam” tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8%đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên Nhóm nghiên cứu cua Weiss tại Việt Namthực hiện một khảo sát dich té học vào năm 2014 trên mẫu đại diện quốc gia của 10

trong số 63 tỉnh/thành cho thấy mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em

vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức

khỏe tâm thần (Weiss và cộng sự, 2014) Trong đó, bên cạnh trầm cảm, cô đơn thì

lo âu là một trong những van đề sức khỏe tâm thần phô biến nhất đối với trẻ emViệt Nam trong số các vấn đề hướng nội (Dat Tan Nguyen và cộng sự, 2013)

Theo báo cáo của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối

loạn tâm thần phô biến trong năm 2014 là 14,2% Tỷ lệ mắc rỗi loạn tâm thần tạiViệt Nam đang có xu hướng gia tăng, tương tự như nhiều quốc gia trên thé giới Dai

dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, làm

trầm trọng thêm tình trạng căng thắng và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu

người Các ước tính cho thấy tỷ lệ mắc cả rối loạn lo âu và trầm cảm đã tăng lênhơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch (Công thông tin điện tử Bộ Y tẾ, 2023)

Bên cạnh đó, theo thống kê tại Việt Nam về các rối loạn lo âu phổ biến nhất

thì bao gồm: rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder), rối loạn hoảng

sợ (Panic Disorder), rỗi loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive Disorder)

và rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder) (World Health Organization,

2023).

Trang 14

Những năm gan đây, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu các van đềliên quan đến rối loạn lo âu Tác giả Nguyễn Công Khanh vào năm 2000 đã sử dungthang đánh giá lo âu Spielberger trên 503 học sinh cấp 2 và kết quả là có 17,65% -19,2% học sinh có biểu hiện của rồi loạn lo âu (Nguyễn Công Khanh, 2000).

Tác giả Nguyễn Tiến Đạt và các cộng sự của mình đã thực hiện nghiên cứu

“Tj lệ rối loạn lo âu lan tỏa va một số yếu tố liên quan ở sinh viên Dai học Y Hà Nộinăm học 2018 — 2019” nhằm xác định tỉ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu và một số yếu

tố liên quan ở sinh viên năm đầu và năm cuối Đại học Y Hà Nội vào năm học 2018

— 2019 Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1723 sinh viên và sử dụng bộ câu hỏi Rồiloan lo âu lan tỏa (Generalised Anxiety Disorder — 7 items, GAD-7) dé phỏng vansinh vién vé tinh trang rỗi loan lo âu Kết quả cho thay ti lệ rối loan lo âu là 9,8% vàmột số yếu tố liên quan gồm: có gánh nặng tai chính, phải thi lai/hoc lại, nhữngngười có tiền sử hút thuốc, uống rượu bia Kết quả nghiên cứu giúp định hướng cụthé những nhóm sinh viên cần được ưu tiên hơn trong các can thiệp nhằm giảm tỉ lệ

lo âu trong các sinh viên khối nganh khoa hoc sức khỏe ở Đại học Y Hà Nội và các

trường y khác ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự, 2021)

Nghiên cứu trên 906 sinh viên của Khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh về tỉ lệ rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan đã cho thay có hơn 1/3 sốsinh viên thực hiện khảo sát là có rối loạn lo âu Trong đó, đa số là lo âu ở mức độ

từ nhẹ đến trung bình, sinh viên có lo âu cực độ chiếm 0,88% Trong đó, lý do dẫnđến lo âu ở các sinh viên thực hiện khảo sát là liên quan đến các áp lực như: áp lực

về học tập (72,41%), áp lực COVID-19 (58,17%), áp lực tài chính (53,75%), áp lực

về quan hệ gia đình và xã hội (39,62%), và áp lực ngoại hình chiếm 33,66%

(Hoàng Thị Như Ngọc và cộng sự, 2022).

Từ các số liệu thống kê và nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, có thể

thấy rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần đang ngày càng trở nên phdbiến trong dân số Rối loan lo âu gây ra nhiều khó khăn cho đời sống tinh than củanhiều người tại Việt Nam và trên toàn thế giới

1.1.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển rỗi loan lo âu:

Tương tự như nhiều các rối loạn tâm thần và các triệu chứng tâm lý khác,

nguyên nhân chính xác gây rối loan lo âu vẫn chưa được xác định Tuy nhiên, tổng

10

Trang 15

hợp từ nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lênđáng kể nếu có những yếu tổ sau:

- Di truyền:

Hầu hết các bệnh tâm thần đều có khả năng di truyền, bao gồm cả rối loạn lo

âu Nguy cơ mắc bệnh lý này tăng lên đáng ké nếu có người thân cận huyết từng bị

rỗi loạn lo âu và một số bệnh lý có liên quan (Shri, 2012)

- Tac động từ môi trường:

Người sống trong gia đình thiếu thốn, nghèo khó, từng bị lạm dụng, đánh đập

và phải lao động từ khi còn nhỏ thường dé bị lo âu hơn so với người sinh sống trong

điều kiện đầy đủ (Shri, 2012)

- Su kiện căng thăng (stressful events):

Các sự kiện căng thang và tính nhạy cảm về lo âu (anxiety sensitivity) có mối

quan hệ qua lại mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau theo chiều hướng tiêu cực Khi đối

mặt với căng thăng, cá nhân có xu hướng chú ý nhiều hơn đến các cảm giác cơ thể,triệu chứng cơ thé và suy nghĩ liên quan đến lo âu Điều này dẫn đến việc làm giatăng sự tập trung vào bản thân, khiến cá nhân càng trở nên nhạy cảm với những thayđổi bên trong minh (cảm giác cơ thé, cảm xúc, suy nghĩ)

Ngược lại, tính nhạy cảm về lo âu cao cũng khiến cá nhân dễ bị tổn thươngtrước các tác nhân gây căng thăng Khi một cá nhân thường xuyên trong trạng thái

lo âu, họ có xu hướng phóng đại những khó khăn, thôi phồng tầm quan trong của

các vấn đề và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đối phó với những tình huốngcăng thắng (McLaughlin, 2009)

- Dac điểm nhân cách:

Các nghiên cứu về nét nhân cách lo âu dựa vào lý thuyết nhân cách củaEysenck cho thấy nét nhân cách lo âu là tổ hợp của kiêu nhân cách bất ôn thần kinh(neuroticism) kết hợp với kiểu nhân cách hướng nội (introversion) Trong đó, bat ônthần kinh (neuroticism) có mối tương quan đáng kế với các rối loạn lo âu(Hengartner, 2018) Một số nghiên cứu đã cho thấy những người có mức độ bat ônthần kinh cao có xu hướng cảm thấy lo lắng hơn so với những người có mức độ bất

ồn thần kinh thấp (Abdel-Khalek, 2013) Thậm chí có cả những ý kiến cho rằng tất

11

Trang 16

cả các rối loạn lo âu đều liên quan trực tiếp đến kiểu nhân cách bất ồn thần kinh(Brandes & Bienvenu, 2006); (Kotov và cộng sự, 2010) Kiểu nhân cách này đặctrưng bởi các cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress, từ đódẫn đến sự mat cân bang cảm xúc và lo âu Cá nhân mang kiểu nhân cách bất ônthần kinh sẽ có xu hướng sử dụng các chiến lược ứng phó không lành mạnh với các

tình huống gây căng thăng và làm gia tăng lo âu (Segerstrom & Smith, 2019) Cơ

chế chiến đấu hay bỏ chạy (fight or flight) của lo âu tương ứng với cảm xúc giận dit

và sợ hãi của kiểu nhân cách bat ôn thần kinh (Zheng, 2016)

Bên cạnh kiểu nhân cách bất ôn thần kinh, kiểu nhân cách hướng nội cũng

mang những đặc điểm tương quan với nét nhân cách lo âu; tuy nhiên, mối tương

quan này nhỏ hơn so với mối tương quan giữa bất ôn thần kinh và lo âu, với tỷ lệgần khoảng 1:2 (Dong 2022) Đặc điểm cảm xúc không hai lòng (disgust) và trambuôn (sad) của nhân cách hướng nội góp phần vào việc duy trì các loại rối loạn lo

âu khác nhau (Woody & Teachman B.A 2006); (Brady và cộng sự, 2014);

(Olatunji & Mckay, 2007) Bosman đã chi ra rằng cảm xúc không hài long góp phần

vào làm gia tăng cảm giác ám ảnh, sợ hãi dẫn đến gia tăng khả năng mắc một số rốiloạn tâm thần liên quan đến lo âu và ám ảnh (Bosman và cộng sự, 2016)

- Một số yếu tố khác:

Ngoài ra, nguy cơ bị rối loạn lo âu lan tỏa cũng tăng lên đáng kế nếu cónhững yếu tố như đang mắc phải các bệnh tâm lý khác (thường là trầm cảm, stresskéo dài), phải trải qua những sự kiện khủng hoảng về mặt tình cảm, tài chính, cuộcsống có nhiều khó khăn, lo lắng về bệnh tình (HIV, tiểu đường ) (Shri, 2012)

1.2 Các khái niệm cơ bản:

1.2.1 Khái niệm rối loạn lo âuTheo DSM - 5, rối loạn lo âu bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm sợ

hãi, lo lắng quá mức và các hành vi liên quan đến sự lo âu này Sợ hãi là phản ứngcảm xúc đối với mối đe doa sắp xảy ra thực sự hoặc nhận thức được, trong khi lo âu

là dự đoán về mối đe doa trong tương lai Nỗi sợ hãi thường liên quan đến sự kíchthích tự chủ dâng trào cần thiết cho cơ chế chiến đấu hay trốn chạy; lo âu thường

liên quan đến căng cơ và cảnh giác để chuan bị cho tình huống nguy hiểm trong

12

Trang 17

tương lai, có các hành vi thận trọng hoặc tránh né Các cơn hoảng sợ ap đến là đặcđiểm nỗi bật của rối loạn lo âu như là một dạng phản ứng sợ hãi cụ thể Các cơnhoảng sợ không chỉ giới hạn ở các rối loạn lo âu mà còn có thé gặp ở các rối loạntâm thần khác Các rối loạn lo âu khác nhau ở các loại đối tượng hoặc tình huốnggây ra sợ hãi, lo lắng hoặc hành vi trốn tránh và ý tưởng nhận thức liên quan Rốiloạn lo âu khác với chứng sợ hãi hoặc lo lắng thông thường về mức độ phát triểncủa các triệu chứng lo lắng quá mức va dai dang kéo dài (ví dụ kéo dai 6 tháng),làm ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của một cá nhân (APA, 2013).

Cụ thể hơn, biểu hiện của rối loạn lo âu đã được giáo sư tâm lý học Nell

Rector và cộng sự (2005) chỉ ra ở các khía cạnh: nhận thức, hành vi, và triệu chứng

cơ thé như sau:

Nhận thức:

- Những suy nghĩ tiêu cực tự động xuất hiện trong tâm trí người lo âu Ví du:

"Tôi đang mat kiêm soát", "Tôi sắp sửa gặp chuyện không may", "Tôi không

thể làm tốt được việc gi."

- Những phỏng đoán tiêu cực về những hậu quả có thé xảy ra trong tương lai,

chờ đợi điều xấu xảy ra Ví dụ: "Tôi sắp sửa nói nhằm lời và tự hạ nhục

mình", "Mọi người sẽ cười nhao tôi", "Tôi sé thất bại trong công việc."

- _ Những niềm tin sai lệch về bản thân, thé giới và tương lai Ví dụ: "Chỉ những

người yếu đuối mới trở nên lo lắng", "Tôi không đủ tốt", "Thế giới là một

nơi nguy hiểm."

Hành vi:

- Né tránh: Người lo âu có thể né tránh các tình huống, hoạt động hoặc địa

điểm khiến họ cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi Ví dụ: lái xe, đi thang máy,

tham gia các hoạt động xã hội.

- _ Kiểm soát nhằm tạo cảm giác an toàn nhất thời: Người lo âu có thê thực hiện

những hành vi kiểm soát nhằm giảm thiểu lo lắng và tự tạo cảm giác "an toànhơn" Ví dụ: mang theo thuốc an thần bên mình, luôn có người đi cùng khi đi

ra ngoài, kiểm tra liên tục điện thoại đi động

13

Trang 18

- Né tránh tinh vi: Người lo âu có thé có những hành vi nhằm che giấu hoặc

đánh lạc hướng sự chú ý của người khác khi họ đang lo lắng Ví dụ: nóinhiều hơn bình thường, lang tránh giao tiếp bang mắt, thay đổi chủ dé

Triệu chứng cơ thể:

Cơ thé có những phan ứng mạnh mẽ hơn bình thường với các tình huống gây

lo âu Ví dụ: tim đập nhanh, thở dốc, đồ mồ hôi, run ray, cang co, dau đầu, buồn

nôn, tiêu chảy, Các triệu chứng này có thé bị nhầm lẫn với các triệu chứng củamột số bệnh lý thực thể, chăng hạn như cơn dau tim

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy rằng lo lắng thông thường và lo âu

bệnh lý (rối loạn lo âu) có sự khác biệt nhất định Lo lăng là một cơ chế tự nhiêncủa cơ thé trước những kích thích có thé gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng khi lo

lắng quá mức và kéo dài không tương ứng với các tác động từ thực tế, gây ảnhhưởng đến hoạt chức năng bình thường của cá nhân thì lo lang lúc này sẽ mang tinh

chất bệnh lý

1.2.2 Phân loại các rỗi loạn lo âu

Theo Cam nang Chan đoán va Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM - 5), các

rồi loan lo âu bao gồm:

- Nối loạn lo âu chia táchMột người mắc chứng rỗi loạn lo âu chia ly thường sợ hãi hoặc lo lắng quámức về việc phải xa cách những người mà họ gắn bó Cảm giác này vượt quá mức

phù hợp với độ tuổi của người đó, kéo dài và gây ra các vấn đề về chức năng

Người mắc chứng rối loạn lo âu chia ly có thể thường xuyên lo lắng về việc mất đingười thân thiết nhất với mình, có thể miễn cưỡng hoặc từ chối ra ngoài hoặc ngủ

xa nhà hoặc không có người đó, hoặc có thể gặp ác mộng về sự chia ly

- Cam có chọn lọc

Người mắc chứng câm có chọn lọc không nói được trong một số tình huống

xã hội mà chúng phải nói, chăng hạn như ở trường, mặc dù chúng nói trong những

tình huống khác Họ sẽ nói chuyện trong nhà với những người thân trong gia đình,nhưng thường sẽ không nói ngay cả trước mặt những người khác, chang hạn như

bạn thân hoặc ông bà.

14

Trang 19

- Ấm ảnh sợ chuyên biệt

Ám ảnh sợ chuyên biệt là những nỗi sợ không có cơ sở và người mắc chứng

ám anh sẽ cố gắng hết sức dé tránh những vat thé hoặc tình huống kích hoạt sự lolắng của họ Nỗi sợ của họ có thể bao gồm từ bay trên máy bay, ở những nơi đông

đúc đến những thứ vô hại như nhện và tòa nhà cao tầng

- Ẩm ảnh sợ xã hội

Người mắc rối loạn lo âu xã hội sợ các tình huống xã hội và biểu diễn nơi họ

có thê bị người khác giám sát Họ có noi sợ hãi dir dội rằng những gì họ làm hoặc

nói sẽ dẫn đến sự bẽ mặt hoặc xấu hồ Những người này không thé xử lý các tình

huống hàng ngày như nói chuyện phiém hoặc thậm chí ăn uống ở nơi công cộng

- Nối loạn hoảng sợ

Người mắc rối loạn hoảng sợ thường xuyên bị các cơn hoảng sợ không thểkiểm soát bao gồm một loạt các triệu chứng thể chất như chóng mặt, khó thở và dé

mô hôi nhiều Trong những con nay, họ cũng báo cáo các triệu chứng tâm lý (suynghĩ) như cảm giác sắp chết và cảm giác như "Tôi sắp chết" hoặc "Tôi sẽ phát

điên" Những cơn này xảy ra mà không có lý do rõ ràng, và sau đó người bệnh luôn

sống trong sợ hãi phải chịu đựng một cơn khác

- Am ảnh sợ khoảng trồng

Ám ảnh sợ khoảng trống là chứng sợ hãi khi ở trong những tình huống màviệc thoát ra ngoài có thể khó khăn hoặc gây xấu hồ, hoặc không thể nhận được sự

trợ giúp trong trường hợp có các triệu chứng hoảng sợ Nỗi sợ này không tương

xứng với tình huống thực tế, thường kéo dai sáu tháng trở lên và gây ra van dé tronghoạt động sống hàng ngày

- Nối loạn lo âu lan tỏa

Người mắc rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) thường xuyên trải qua lo lắng và bất

an thái quá về nhiều sự kiện và tình huống khác nhau Họ gặp khó khăn trong việc

kiểm soát sự lo lắng và bất an này, kèm theo cảm giác bồn chồn, "căng như dây

đàn" mọi lúc Đặc trưng của rỗi loạn này là người bệnh không lo lắng về một điều

cụ thê nào, và không có yêu tô kích hoạt rõ ràng.

15

Trang 20

- _ Nồi loạn lo âu do một chất

Lo lắng hoặc có triệu chứng hoảng sợ do chiu tác dụng trực tiếp của mộtchất/thuốc gây nghiện Các triệu chứng không phải của các rồi loạn lo âu khác

1.3 Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) trong can thiệp rối loạn lo âu1.3.1 Ứng dụng lý thuyết liệu pháp nhận thức - hành vi CBT để canthiệp rỗi loan lo âu:

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) được xây dựng dựa trên mô hình ba

yếu tố nhận thức - hành vi - cảm xúc của Beck, lý thuyết này cho rằng suy nghĩ,cảm xúc và hành vi có mối liên quan chặt chẽ với nhau (Kaczkurkin, 2015) Theo

đó, việc thay đổi những suy nghĩ không lành mạnh (maladaptive thoughts) sẽ dan

đến sự thay đôi tích cực trong cảm xúc và hành vi của bệnh nhân

Lý thuyết nhận thức về rồi loạn lo âu cho thấy những niềm tin tiềm ân địnhhướng nguy hiểm khiến cá nhân hạn chế sự chú ý đến các mối đe dọa, đưa nhữngdiễn giải sai lệch bi quan về các kích thích mơ hồ, đánh giá thấp khả năng ứng phócủa bản thân (hoặc là đánh giá thấp khả năng nhận được sự giúp đỡ từ người khácnếu có tình huống nguy hiểm xảy ra), và thu mình lại vào các hành vi rối loạn chức

năng như là né tránh (Beck và cộng sự, 2004).

Từ đó, dé tiến hành can thiệp trị liệu cho cá nhân gặp vấn đề về lo âu, nhà trị

liệu cần tập trung tác động vào hai yếu tố là nhận thức và hành vi, bao gồm việc làmthay đổi những suy nghĩ, niềm tin phi lý và thay thế những hành vi rối loạn chức

năng thành những hành vi chức nang.

Về mặt nhận thức, các kỹ thuật về nhận thức được áp dụng dé làm thay đôi

những mẫu suy nghĩ (thinking pattern) đang cản trở khả năng vượt qua nỗi sợ của

một cá nhân Các kỹ thuật nhận thức hướng đến việc điều chỉnh những suy nghĩ

méo mó (distorted thoughts) bằng nhiều cách khác nhau, chăng hạn như: xác địnhnhững suy nghĩ sai lệch (inaccurate thinking); kiểm tra bằng chứng ủng hộ và chốnglại những suy nghĩ tự động (automatic thoughts); thách thức và thay đổi những suy

nghĩ không lành mạnh (inaccurate thinking) Sử dụng kỹ thuật giáo dục tâm lý

(psychoeducation) và và kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức (cognitive restructuring) là

16

Trang 21

yếu tô thiết yếu của liệu pháp nhận thức Thông thường các nội dung giáo dục tâm

ly bao gồm về: mô hình CBT, các dang niềm tin phí lý thường gặp (ví dụ như suynghĩ trắng - đen (all-or-nothing thinking), vội kết luận (jumping to conclusions), bác

bỏ những điều tích cực (disqualifying the positive), ) Bài tập về nhà cần được giaocho cá nhân tiếp nhận trị liệu, dé họ có cơ hội thực hành các kỹ thuật vao cuộc sống

hàng ngày, giúp họ thành thạo các kỹ thuật và có thể áp dụng những gì đã học được

ngay cả sau khi quá trình can thiệp, trị liệu kết thúc (Kaczkurkin, 2015)

Về mặt hành vi, các kỹ thuật hành vi hướng đến thay đổi phản ứng của cánhân đối với các tình huống gây lo âu Trong đó, người thực hiện trị liệu cần sửdựng kỹ thuật phơi nhiễm (exposure) để cho cá nhân có rối loạn lo âu trực tiếp đối

mặt với những yếu tố gây ra nỗi sợ hãi, lo lắng cho họ Các kỹ thuật hành vi khácthường được áp dụng dé giúp cá nhân vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu bao gồm: hình anh

hướng dẫn (guided imagery) - sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh thư

giãn và an toàn; hướng dẫn thư giãn (relaxation training) - học các kỹ thuật thư giãn

để giảm căng thăng cơ bắp và phan ứng căng thang; phản hồi sinh học(biofeedback) - sử dụng các thiết bị dé theo dõi các chức năng cơ thể như nhịp tim

và huyết áp, giúp người tập học cách kiểm soát chúng; giải man cảm hệ thống

(progressive desensitization) - dé cá nhân dan dần tiếp xúc với nỗi sợ hãi theo mức

độ tăng dần, thường được bắt đầu bang việc tưởng tượng hoặc nghe âm thanh liên

quan đến nỗi sợ, sau đó tiến tới việc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hoặc tìnhhuống gay sợ hãi; ngập lụt (flooding) - dé cá nhân tiếp xúc ngay lập tức và kéo dai

với nỗi sợ hãi trong một môi trường an toàn (Shri, R., 2012).

Nói cách khác, CBT sẽ đi vào giải quyết hai yếu tố dé điều trị lo âu: nhữngsuy nghĩ và cảm xúc "tự động" tiềm ân do lo âu gây ra, và đồng thời cung cấp các

kỹ thuật cụ thé dé làm giảm hoặc thay thé các kiêu hành vi kém thích ứng

1.3.2 Hiệu quả can thiệp rỗi loan lo âu sử dụng liệu pháp nhận thức —

hành vi (CBT)

Hiệu qua can thiệp của liệu pháp nay đã được nghiên cứu va thực chứng qua nhiêu công trình nghiên cứu trong nước và trên thê giới.

17

Trang 22

Ap dụng CBT vào điều trị rối loạn lo âu bao gồm kết hợp các chiến lượcnhận thức và hành vi với mục tiêu nhằm vào những nỗi lo lắng quá mức Bên cạnhtái cấu trúc nhận thức nhằm điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực, các kỹ thuật như chánhniệm cũng được sử dụng phổ biến dé ứng phó với lo âu Các bai tập chánh niệmhướng đến nhận thức ở thời điểm hiện tại một cách không phán xét, thay vì chỉ nghĩđến nỗi lo lắng, qua đó tạo khoảng cách tâm lý với suy nghĩ tiêu cực Với một sốloại rối loạn lo âu cụ thé, ví dụ như với rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) thì phươngpháp phơi nhiễm tưởng tượng sẽ phù hợp hon dé sử dụng so với phương pháp phơinhiễm truyền thống (tiếp xúc với trực tiếp với yếu tố gây lo âu) do các tác nhân lolắng ở các bệnh nhân lo âu lan tỏa chưa chắc đã có thê tiếp xúc được với chúng

ngoài đời thực(ví dụ như tài chính, sự nghiệp, bệnh tật, ) Trong trường hợp đó,

bệnh nhân sẽ tự viết kịch bản cho trường hợp xấu nhất và tưởng tượng trải qua nó.Điều nay, cùng với tái cau trúc nhận thức, giúp giảm xu hướng bi thảm hóa lo lắng.Các bài tập tái cấu trúc nhận thức và phơi nhiễm tưởng tượng đem lại lợi ích cho

bệnh nhân lo âu lan tỏa bằng cách tác động đến khuynh hướng diễn giải bi thảm hóa

những lo lắng của họ, cùng lúc đó các bài tập chánh niệm sẽ hữu ích trong việc làm

suy giảm các triệu chứng lo âu về cơ thể, hành vi (Curtiss và cộng sự, 2020)

Kết quả thành công của việc điều trị rỗi loạn lo âu đòi hỏi sự kết hợp của cácphương thức điều trị được điều chỉnh theo từng bệnh nhân Điều trị thường bao gồm

thuốc, chăng hạn như thuốc ức chế tái hap thu serotonin có chon lọc, và/hoặc kết

hợp liệu pháp tâm lý, cả hai đều rất hiệu quả Trong số các phương pháp điều trị

tâm lý, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) đã được nghiên cứu rộng rãi và có cơ sở

bang chứng rộng rãi CBT giúp bệnh nhân thay déi cách suy nghĩ và hành vi của họ

dé đối phó với lo lắng (Locke va cộng sự, 2015)

Không chỉ ở người trường thành, rối loạn lo âu cũng là tình trạng sức khỏe

tâm thần cần được lưu ý ở trẻ em và thanh thiếu niên Trong bài báo “CBT for

Adolescents With Anxiety: Mature Yet Still Developing” của tác gia Philip C Kendall và các cộng sự vao năm 2015 đã đánh giá hiệu quả của liệu pháp nhận thức

- hành vi (CBT) trong điều trị lo âu ở thanh thiếu niên Kết quả cho thay khoảng 2/3

thanh thiếu niên đáp ứng tốt với CBT Trong nghiên cứu của mình Philip cũng chỉ

ra tính linh hoạt của liệu pháp CBT trong trị liệu tâm lý cho thanh thiếu niên, sự linh

18

Trang 23

hoạt thể hiện ở việc áp dụng các hình thức trị liệu thay thế so với truyền thống, ví

dụ như: trị liệu ngắn hạn, sử dụng công nghệ máy tính - Internet dé tri liệu online,trị liệu tai trường học, hay sử dung CBT trong các trường hợp đa chân đoán

(Kendall và cộng sự, 2015).

Một nghiên cứu khác nhà tâm lý học lâm sàng Alper M Guney đã chứng

minh hiệu qua của liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) đối với rối loạn lo âu thông

qua kết quả: bệnh nhân với triệu chứng của lo âu đã có những tiến triển tốt hơn khi

so với việc không sử dụng bat cứ liệu pháp trị liệu nào Tác gia đã chỉ ra mục tiêu triliệu của CBT là hướng đến việc dạy cho cá nhân những cách thức suy nghĩ, hành vi

va phản ứng khác nhau trước các tình huống gây lo âu và bồn chén, từ đó giảm mức

độ lo lắng Trong đó trị liệu bằng liệu pháp CBT cho rối lo âu thường kéo dài trongkhoảng 10-20 buổi, và đa số bệnh nhân cảm nhận được sự giảm đáng kể triệu chứngsau 10 buổi điều trị Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong CBT cho rỗi loạn

lo âu bao gồm: thư giãn (Relaxation training), tái cấu trúc nhận thức (Cognitive

restructuring), chánh niệm (Mindfulness training), phơi nhiễm có hệ thống

(Systematic exposure), và giải quyết van đề (Problem-solving training) (Guney,2020).

Nghiên cứu của James C Ballenger cho thay liệu pháp hành vi nhận thức(CBT) và thư giãn ứng dụng (applied relaxation) hiệu quả trong điều trị rối lo âu

Cả hai phương pháp đều tập trung vào việc nhận diện và sửa đổi những suy nghĩ lo

âu phi lý, đồng thời sử dụng các kỹ thuật phơi nhiễm kết hợp với thư giãn Cácnghiên cứu cho thấy CBT và thư giãn ứng dụng (applied relaxation) đều vượt trội so

với liệu pháp sử dụng giả dược hoặc điều trị chờ (wait-list control) Hiệu quả cua

hai phuong phap diéu tri nay duoc duy tri trong khoang 6-24 thang sau diéu tri

Nghiên cứu gần đây so sánh CBT va thư giãn ứng dung (applied relaxation) với liệupháp phi hướng dẫn (nondirective therapy) cho thấy CBT và thư giãn ứng dụng

(applied relaxation) có hiệu quả tương đương nhau, và đều vượt trội so với phi

hướng dan (nondirective therapy) Sau 12 tháng theo dõi, 75-85% bệnh nhân điều

trị bằng CBT và thư giãn ứng dụng (applied relaxation) đạt mức giảm triệu chứngxuống mức độ trung bình hoặc tốt hơn (Ballenger, 1999)

19

Trang 24

Qua các nghiên cứu trên có thể thấy, CBT là liệu pháp tâm lý có cấu trúc vàphương pháp trị liệu rõ ràng, có hiệu quả đối với can thiệp rối loạn lo âu Đây làmột liệu pháp đã được các nhà tâm lý trị liệu nghiên cứu và ứng dụng trong nhiềunăm và đến hiện tại vẫn là phương pháp được áp dụng phô biến nhất dé can thiệp,

tri liệu lo âu.

13.3 Các kỹ thuật CBT trong can thiệp rối loạn lo âu:

Ứng dụng liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) để trị liệu cho một trườnghợp có biểu hiện rối loạn lo âu, nhằm tăng cường nhận thức của thân chủ về rối loạn

lo âu; quản lý các triệu chứng lo âu; tái cấu trúc nhận thức, giúp thân chủ có cáchsuy nghĩ và niềm tin lành mạnh hon, thay thé cho những thói quen suy nghĩ, niềmtin gây ra và củng cố lo âu; và tăng cường năng lực dự phòng, ứng phó lo âu tái

phát.

Bên cạnh đó, các kỹ thuật thư giãn cũng được áp dụng để can thiệp cho TC

có biểu hiện lo âu Thư giãn đã được chứng minh là một phương pháp điều trị tâm

lý hiệu quả, làm giảm căng thăng, lo âu thông qua các cơ chế như giảm chuyên hóa

cơ bản, tiết kiệm năng lượng, tăng lưu thông máu, tập trung tư tưởng, ức chế vỏnão, ngắt bỏ kích thích bên ngoài nên rất phù hợp để áp dụng với TC có lo âu(Nguyễn Công Khanh, 2000) Trong khuôn khô luận văn này, các phương pháp thưgiãn được áp dụng đối với TC lo âu bao gồm bài tập hít thở sâu và bài tập căng

chùng cơ tuần tiến Trong đó bài tập thở nhằm mục đích làm cho TC trở nên bình

tĩnh, chậm rãi lại, và “nguội” dần lại trong các tình huống căng thang, va bai tap

căng chung cơ tuần tiến là dé TC dan dan học cách giải phóng sự căng cơ bắp thôngqua hoạt động luyện tập hàng ngày Từ đó, tín hiệu bình tĩnh và an toàn được truyềnkhắp cho cơ thể, làm giảm nhu cầu kích hoạt phản ứng "chiến dau hoặc bỏ chạy"(fight or flight).

Ngoài ra, đối với TC có triệu chứng lo âu liên quan đến các cơn lo âu kịch

phát, việc giúp TC có thể bình tĩnh lại trong những khoảnh khắc cảm thấy lo lắng

hoặc choáng ngợp cũng rất quan trọng Kỹ thuật “tiếp đất” (grounding) là một kỹ

thuật được phát triển dựa trên lý thuyết về chánh niệm, giúp kiểm soát các triệu

chứng lo âu bang cách chuyên hướng sự chú ý khỏi những suy nghĩ, ký ức lo lang,

và tập trung lại vào hiện tại, từ đó giúp cho người đang trong cơn lo âu kịch phát có

20

Trang 25

thé đương đầu với tình huống lo âu một cách bình tĩnh và dễ chịu hơn Mặc dù ápdụng “tiếp đất” không thể hoàn toàn xóa bỏ lo âu, nhưng đó vẫn là một công cụ hữuích để hỗ trợ “cấp cứu tâm lý” ngay tại thời điểm cơn lo âu đang bùng phát (Shipp

& Angelim, 1990).

© Các kỹ thuật thw giãn

Khi trong trạng thái lo âu, đặc biệt khi đang có cơn lo âu kịch phát ập đến, cơ

thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như "trống rỗng" trong tâm trí, nhịp tim tăng nhanh,

dé mô hôi, cơ bắp căng cimg, Áp dụng các kỹ thuật thư giãn trong những tinhhuống đó là để “làm nguội” các triệu chứng cơ thể trước khi chúng trở nên quá mức

(Matsumoto, 2001):

- Bai tập hit thở sâu (thở 5 - 5 -5):

Trong tình trạng lo âu, nhịp thở thường trở nên nhanh và nông Giúp TC thực

hành hít thở sâu sẽ đảo ngược điều này, gửi tín hiệu đến não bắt đầu kích hoạt cơchế thư giãn cơ thể, điều hòa lại nhịp thở Bài tập thở 5 - 5 - 5 sẽ được thực hiện qua

các bước như sau:

-_ Giữ hơi thở trong 5 giây, vẫn tiếp tục đếm nhịp

- Nếu có cảm giác hơi khó chịu thì cũng là điều bình thường, khuyến

khích TC cố găng giữ nhịp thở ít nhất là trong 5 giây

(3) Tho ra chậm rai:

- _ Thở ra từ từ qua miệng trong 5 giây, tập trung đếm nhịp

(4) Lặp lại: Lặp lại các bước hít thở trên cho đến khi TC cảm thấy bình tĩnh hơn

Nếu TC gặp khó khăn trong việc hình dung cách thở ra sao cho đúng, hướng

dẫn TC tưởng tượng như họ đang thở qua một cái ống hút dé điều tiết tốc độ Có thégợi ý cho TC dùng ống hút thật dé luyện tập

21

Trang 26

- Bai tập căng ching cơ tuần tiến:

Vào những năm 1920, Edmund Jacobson, đã phát triển kỹ thuật căng chùng

cơ tuần tiến - là một kỹ thuật tâm lý giúp giảm lo âu bang cách thư giãn các cơ bap

Co thé của chúng ta phản ứng với căng thắng bằng cách kích hoạt phản ứng "chiếndau hoặc bỏ chạy" Điều này dẫn đến tăng nhịp tim, nhịp thở và căng cơ Nguyên ly

hoạt động của kỹ thuật này là giúp chúng ta nhận biết và giảm căng cơ mỗi khi bị lo

âu Bằng cách thư giãn cơ bắp, cơ thê sẽ gửi tín hiệu đến não rằng mình đang antoàn và không cần phải lo âu Day là một bài tập giúp TC bị lo âu có thé tập cáchthả lỏng cơ thể, giãn cơ đang bị căng do căng thăng, lo lắng mà không cần dùng đến

sự hỗ trợ của thuốc hay chất kích thích (Matsumoto, 2001)

Đề thực hiện bài tập này, người thực hiện cần tìm một nơi yên tĩnh và thoảimái để ngồi hoặc nằm, nhắm mắt và tập trung vào nhịp thở của mình, thở sâu Tiếptheo người thực hiện siết chặt từng nhóm cơ (căng tay, cánh tay trên, bàn chân, đùi,bụng, ngực, vai, cổ, môi, mắt, chân mày, trán), mỗi nhóm co giữ căng trong 5 giâyrồi thả lỏng Trong quá trình đó, người hướng dẫn sẽ gọi tên từng nhóm cơ dé ngườithực hiện tập trung giữ căng, người hướng dẫn đêm ngược 5 giây rồi yêu cầu ngườithực hiện thả lỏng lại nhóm cơ đó Sau khi thư giãn tất cả các nhóm cơ, người thựchiện nam thư giãn trong vài phút

Với các kỹ thuật thư giãn này, người thực hiện cần được khuyến khích luyện

tập thường xuyên ở nhà dé hình thành kỹ năng, thói quen Sau khi hình quen vàthành thục các động tác thư giãn, lúc đó cá nhân mới có thé áp dụng các kỹ thuật đóvào trong các tình huống gây ra lo âu cho bản thân họ về sau

© Các kỹ thuật nhận thức

- Giáo dục tâm lý về lo âu: cung cấp cho TC các thông tin khoa học liên quan

đến bản chat lo âu, mô hình CBT, để TC có thé hiểu rõ hơn vấn đề của

mình.

- Ghi nhật ky lo âu: hướng dẫn TC ghi lại các tình huống gây ra lo âu, căng

thăng kèm với các suy nghĩ, cảm xúc, biêu hiện cơ thê, của TC trong

22

Trang 27

những tình huống đó Từ đó tạo cơ hội cho TC tự nhìn lại các trải nghiệm

của mình, tăng cường khả năng nhận diện và ứng phó lo âu.

Thực hiện bài tập về nhà: là một phần thiết yếu của liệu pháp CBT, giúp thânchủ chủ động tham gia vào quá trình điều trị và đạt được hiệu quả cao hơn.Việc thực hiện bai tập về nhà vừa là sự rèn luyện nhận thức vừa là sự luyệntập hành vi, cung cấp cho thân chủ cơ hội thực hành các kỹ năng đã họctrong phiên trị liệu và áp dụng chúng vào cuộc sống thực Từ đó thân chủ cóthể: luyện tập xác định và thay đổi những suy nghĩ và giả định phi chức

năng, thử nghiệm các hành vi mới, tự quan sát, áp dụng các kỹ năng đã học

vào thực tế

Thách thức suy nghĩ: giúp TC thay đổi những niềm tin phi lý bang cách dần

dần chỉ ra cho TC lỗi tư duy của mình Từ đó giúp TC có cách nhìn nhận phùhợp hơn với thực tế khách quan và làm giảm sự lo lắng Dựa vào mục tiêu

đó, HV sử dụng các câu hỏi Socrates dé gợi mở, thách thức suy nghĩ của TC

(Clark, 2015) Các câu hoi Socrates như sau:

(1) Bằng chứng nao ủng hộ suy nghĩ này? Có băng chứng nào phản bác

nó không?

(2) Suy nghĩ này dựa trên cơ sở thực tế hay cảm xúc cá nhân?

(3) Liệu suy nghĩ này có mang tính tuyệt đối, chỉ nhìn hai thái cực, trong

khi thực tế phức tạp hơn?

(4) Tôi có đang hiểu sai hoặc bỏ sót thông tin dẫn đến suy nghĩ này

không? Có bất kỳ giả định nào đang ảnh hưởng đến nhận thức của

tôi?

(5) Những người khác có thé giải thích tình huỗng tương tự theo cách nao

khác?

(6) Tôi có đang xem xét toàn bộ bằng chứng hay chỉ tập trung vào những

điều củng cố suy nghĩ của mình?

(7) Suy nghĩ này có thê đang phóng đại thực tế hay không?

(8) Tôi có đang suy nghĩ theo thói quen hay thực sự dựa trên bằng chứng

23

Trang 28

khách quan không?

(9) Suy nghĩ này có nguồn gốc từ đâu? Nguồn này đáng tin cậy không?

(10) Liệu suy nghĩ này phản ánh kịch bản có thể xảy ra cao hay chỉ là

kịch bản tôi tệ nhất?

© Kỹ thuật tiếp đất (grounding):

Kỹ thuật tiếp đất (grounding) là một kỹ thuật chánh niệm sơ cấp, thườngđược sử dụng dé ứng phó với các triệu chứng của rối loạn căng thang sau sang chan(PTSD) cũng như rối loạn lo âu Những TC có lo âu hoặc PTSD đặc trưng bởinhững suy nghĩ, lo lắng hoặc ký ức xâm nhập có thé khiến họ trong khoảnh khắc đó

mất đi sự kết nối với thực tại Kỹ thuật tiếp đất có thể tạm thời giúp TC sao nhãng

khỏi tình huống gây lo lắng, sợ hãi và tập trung lại vào hiện tai (Williams, 2016)

Dé kết nối lại với thực tại, một trong kỹ thuật tiếp đất (grounding) thường được sửdụng là “kỹ thuật 5-4-3-2-1” - khiến cá nhân tập trung vào năm giác quan của mình.Bên cạnh đó, “quy tắc 333” là một kỹ thuật biến thể từ “kỹ thuật 5-4-3-2-1” - một

phiên ban đơn giản, dé nhớ, dé thuộc và ngày càng phô biến hon (Shipp & Angelini,

1990).

Thực hiện “quy tắc 333” bao gồm việc quan sát môi trường xung quanh và:

- Đọc tên 3 thứ bạn nhìn thấy

- _ Xác định 3 âm thanh bạn nghe thấy

- Di chuyén hoặc cham vào 3 thứ, chăng hạn như các bộ phận cơ thể

1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.4.1 Phuong pháp nghiên cứu tai liệuTổng quan lại những nghiên cứu về dịch tễ của các tác giả trong và ngoài

nước về rối loạn lo âu Từ đó, tìm ra được định hướng tri liệu phù hợp va vận dụng

những kết quả nghiên cứu đó vào trong quá trình can thiệp, trị liệu cho thân chủ

24

Trang 29

Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm có liên quan làm cơ sở cho

việc nghiên cứu thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổnghợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nghiên cứu về rối loạn lo âu trong các bài báo,

sách, tạp chí khoa học hoặc trên các trang web học thuật uy tín.

1.42 Phương pháp quan sat

Ghi nhận (mô tả) bức tranh sinh động nhất, đưa ra những hình ảnh chân thựcnhất về đối tượng nghiên cứu, thông qua việc tri giác các biểu hiện sinh động vềnhận thức, hành vi, cảm xúc, cơ chế phòng vệ, biểu hiện cơ thể của thân chủ trongquá trình tham gia can thiệp, trị liệu Từ đó, giải thích được nguồn gốc bên trongdẫn đến các hành vi bên ngoài của thân chủ

Quan sát các biểu hiện của thân chủ trước, trong và sau buổi trị liệu Trongquá trình quan sát, ghi chép lại những chi tiết cần lưu ý, từ đó có thé đối chiếu biểuhiện của thân chủ qua các buổi trị liệu

1.4.3 Phương pháp hỏi chuyện lam sàng

Lắng nghe những than phiền của thân chủ, từ đó làm rõ các động cơ ngầm ân

và các cơ chế tâm lý bên trong của thân chủ

Sử dụng phương pháp hỏi chuyện lâm sàng, nhà thực hành tâm lý có thể cấpcứu tâm lý cho thân chủ trong trường hợp khẩn cấp

Thông qua quá trình hỏi chuyện lâm sàng, nhà thực hành tâm lý có thé đánhgiá nhận thức, cảm xúc, hành vi cũng như các đặc điểm nhân cách của thân chủ,phân tích và sắp xếp chúng vao một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào đó

Đây là phương pháp sẽ được áp dụng xuyên suốt trong quá trình làm việcgiữa nhà tâm lý và thân chủ Tùy thuộc vào tính chất của giai đoạn can thiệp, mànội dung hỏi chuyện lâm sàng sẽ được tùy chỉnh tương ứng Tại buổi gặp đầu tiên,

nhà tâm lý và thân chủ sẽ xây dựng nền tảng cho quá trình trị liệu Nhà tâm lý cần

tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy, giới thiệu nguyên tắc bảo mật thông tin, cùngthân chủ xác định động cơ của buổi làm việc Nhà tâm lý lắng nghe thân chủ chia sẻcác than phiền và vấn đề liên quan, làm rõ bức tranh tâm lý bên trong của thân chủ,

để từ đó cấu trúc hóa và mô hình hóa vấn đề của thân chủ Thông qua trò chuyện,

25

Trang 30

nhà tâm lý cũng sẽ làm rõ kỳ vọng của thân chủ về kết quả trị liệu, xác định quanniệm/mô hình sức khỏe chủ quan của thân chủ và mong muốn của thân chủ về vịthế của bản thân Qua những chia sẻ của thân chủ, nhà tâm lý sẽ xác định các điểm

mạnh của thân chủ và những năng lực tâm lý — xã hội của thân chủ, thảo luận các

phương thức kha thi dé vượt qua và giải quyết các van đề của thân chủ

1.4.4 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm và thang đoCác trắc nghiệm và thang đo được sử dụng dé sàng lọc (DASS 21) và đánhgiá (Zung, HAM-A) mức độ lo âu của TC, từ đó kết hợp với các phương pháp đánh

giá khác đề có phần đánh giá vấn đề của TC toàn diện nhất

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, để sàng lọc và đánh giá vấn đề của một

thân chủ có biểu hiện lo âu, các thang đo và trắc nghiệm được sử dụng bao gồm:

- Bang đo lường mức độ tram cảm, lo âu, stress - DASS 21:

DASS-21 (Depression Anxiety and Stress Scales) là thang đo được phát triển

bởi các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (University of New South

Wales), Australia Đây là một công cụ tự đánh giá, gồm 21 mục, được sử dụng dé

đánh giá mức độ tram cảm, lo âu và stress.

DASS-21 được phát triển bởi Lovibond vào năm 1995 Thang đo này được

thiết kế để đánh giá các triệu chứng trầm cảm, lo âu và stress một cách nhanh chóng

và dé dàng DASS-21 có thé được sử dụng trong các môi trường lâm sàng, nghiêncứu và cộng đồng DASS-21 là một công cụ đánh giá hiệu quả trong việc đo lường

mức độ tram cảm, lo âu và stress (Ronk, 2013) Cụ thể, thang đo DASS-21 có thể

được sử dụng cho các mục đích sau:

(1) Tầm soát và đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress ở các cá nhân và

nhóm.

(2) Theo dõi sự thay đổi mức độ tram cảm, lo âu và stress trong quá trình điều

trỊ.

(3) Nghiên cứu các yếu tô liên quan đến tram cảm, lo âu và stress

Mỗi mục trong DASS-21 là một câu hỏi về các triệu chứng tram cam, lo âuhoặc stress Người làm thang đo được yêu cầu đánh giá mức độ nghiêm trọng củacác triệu chứng trong tuần qua, theo thang điểm từ 0 (không có) đến 3 (rất nặng)

26

Trang 31

Tổng điểm DASS-21 được tính bằng cách cộng tổng điểm của tất cả cácmục Tổng điểm DASS-21 có thé nam trong khoảng từ 0 đến 63 Mức độ tram cảm,

lo âu và stress được phân loại như sau:

Mức độ Trầm cảm (D) Lo âu (A) Stress (S)

Bình thường 0-9 0-7 0-14

Nhẹ 10-13 8-9 15-18 Trung binh 14-20 10-14 19-25

Nang 21-27 15-19 26-33

Rat nang > 28 >20 >34

- Thang đánh gia lo âu Zung (SAS):

Thang đánh giá rối loạn lo âu Zung (Zung Self-Rating Anxiety Scale, SAS)

là một trắc nghiệm tâm lý thường được sử dụng dé đánh giá mức độ lo âu, được tạo

ra bởi William W.K Zung Thang Zung gồm có 20 câu hỏi tự đánh giá, được xây

dựng dé đo lường mức độ lo âu, dựa trên 4 nhóm biểu hiện chính: nhận thức, triệu

chứng thần kinh thực vật, triệu chứng vận động, và triệu chứng thần kinh trungương (Dunstan, 2017) Bài trắc nghiệm này được sử dụng để đánh giá mức độ lo âucủa một người trong vòng một tuần vừa qua, thông qua 20 mươi mệnh đề mô tả,người thực hiện trắc nghiệm sẽ chọn mức độ phù hợp của các mệnh đề với bản thân

mình theo các mức độ: Không có = 1 điểm, Đôi khi = 2 điểm, Phần lớn thời gian =

3 điểm, Hầu hết hoặc tất cả thời gian = 4 điểm

Sau khi người thực hiện trả lời đủ hết 20 câu hỏi, cộng toàn bộ số điểm lại và

so sánh với kết quả sau:

e© Không lo âu: < 40 điểm

Trang 32

Thang đo Hamilton Lo âu (HAM-A) là một trong những thang đo đầu tiênđược phát triển để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu và chođến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong cả môi trường lâm sàng và nghiên cứu(Hamilton, 1959) Thang do gồm 14 mục, mỗi mục được định nghĩa bằng một loạtcác triệu chứng, va đo lường cả lo âu tâm lý (cơ thé bat an và khổ tâm) và lo âu cơ

thé (các than phiền về thé chất liên quan đến lo âu)

Mỗi mục trên thang đo được chấm điểm theo thang điểm từ 0 (không có) đến

4 (nghiêm trọng), với tông điểm có thé nằm trong khoảng từ 0 đến 56 Mức độ lo âu

được phân loại như sau:

e Khong hoặc ít lo âu (0-7): Điểm trong khoảng này thường cho thay lo

âu không phải là van đề đáng ké tại thời điểm đánh giá

e Lo âu nhẹ (8-17): Điểm trong khoảng này cho biết cá nhân có thé có

một số triệu chứng lo âu cần được đánh giá thêm

e Lo âu nhẹ đến trung bình (18-24): Điểm trong khoảng này cho thay

mức độ lo âu vừa phải có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động chức

năng.

e Lo âu nặng (25-56): Điểm trong khoảng này cho thay mức độ lo âu

cao có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

hoặc khả năng hoạt động chức năng của cá nhân.

Các trắc nghiệm sẽ được sử dụng trong giai đoạn đầu của trị liệu, HV sẽ đọccâu hỏi và để TC chọn đáp án HV sẽ ghi lại đáp án vào phiếu và xử lý kết quả của

từng thang đo theo đúng hướng dẫn sử dụng thang đo.

1.4.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Nhà thực hành tâm lý lâm sảng tìm hiểu, mô tả, nghiên cứu, phát hiện, xây

dựng chân dung tâm lý của thân chủ Nghiên cứu trường hợp là thu thập thông tin

và sắp xếp, mô tả các thông tin đó theo một trật tự logic nào đó (như theo trật tự

thời gian diễn biến của các sự kiện, hoặc theo trật tự mối quan hệ giữa các sự kiện)

băng cách tìm hiểu và mô tả tiêu sử, tiền sử, hoàn cảnh gia đình, môi trường sông,

28

Trang 33

các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc doi, các môi quan hệ và cả những diễn biên nhận thức, thái độ, cảm xúc, cơ chê phòng vệ, hành vi của thân chủ.

sau:

Quy trình của một nghiên cứu trường hợp có thê tóm tắt lại các bước như

(1) Thu thập thông tin, từ đó phân loại, sắp xếp và phân tích các thông tin đó

Giải mã ý nghĩa các thông tin, mối liên hệ giữa các thông tin đã thu thập

được với vấn đề của thân chủ

(2) Tiến hành sử dụng các công cụ cận lâm sàng dé chân đoán, đánh giá vẫn

đề của thân chủ

(3) Đưa ra giải thuyết về bệnh căn hoặc căn nguyên hành vi, sử dụng các câu

hỏi dé kiểm chứng các giả thuyết đó, tìm câu trả lời cho các câu hỏi dé dé

kiếm chứng lại giả thuyết đã đặt ra

(4) Định hình trường hợp: đưa ra chân đoán và phân tích căn nguyên gây ra

vấn đề của thân chủ; lập kế hoạch trị liệu hoặc chỉ ra cách trợ giúp chothân chủ (thông qua theo dõi, tham van, trị liệu)

(5) Tiến hành các kỹ thuật trị liệu phù hợp

(6) Đánh giá hiệu quả của trợ giup, trị liệu.

(7) Kết thúc ca và theo đõi sau điều trị

(8) Viết báo cáo ca tâm lý lâm sảng

1.46 Phương pháp can thiệp tâm lý bằng hình thức trực tuyén (online

intervention):

Can thiệp tâm lý trực tuyến (tham van và trị liệu trực tuyến) được định nghĩa

là "Một quá trình can thiệp sức khỏe tâm thần giữa thân chủ (hoặc một nhóm thânchủ) và nhà tâm lý, trong đó sử dụng công nghệ như phương thức giao tiếp chính"

(Barak & Grohol, 2011, tr.157) Các phương thức giao tiếp bằng công nghề này baogồm: trao đổi qua email, diễn đàn (forum), nhăn tin trực tiếp (chat), gọi điện thoại

(chỉ có kênh âm thanh) và gọi video (bao gồm cả kênh âm thanh lẫn hình ảnh) (Finn

& Bruce, 2008).

29

Trang 34

Trong quá trình can thiệp trực tuyến, có hai hình thức giao tiếp là giao tiếp

không đồng thời (email, forum, tin nhắn ngoại tuyến) và giao tiếp diễn ra theo thời

gian thực khi người dùng không cảm thấy có độ trễ đáng kể trong quá trình tươngtác (gọi điện thoại, gọi video, chat) Các phương thức giao tiếp này được sử dụngxen kẽ trong quá trình nhà tâm lý làm việc với thân chủ: giao tiếp theo thời gian

thực trong các phiên làm việc; sử dụng phương tiện giao tiếp không đồng thời để

trao đôi hợp đồng, bài tập về nhà (Perle et al., 2011).

30

Trang 35

TIỂU KET CHƯƠNG 1Trong chương này, HV đã tổng quan cơ sở lý luận cho đề tài đánh giá và canthiệp một trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu theo các khía cạnh: dịch tễ học vềrỗi loan lo âu, các khái niệm cơ bản, phân loại rỗi loạn lo âu, và các yếu tố anhhưởng đến sự hình thành và phát triển rối loạn lo âu Trong khuôn khổ luận vănnày, HV sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) làm liệu pháp tiếp cận chính,

vì vậy quan điểm về rối loạn lo âu theo CBT, bang chứng hiệu qua và các kỹ thuật

CBT ứng dụng trong can thiệp lo âu cũng được hệ thống lại trong chương này

31

Trang 36

Chương 2: ĐÁNH GIA VÀ CAN THIỆP MỘT TRUONG HOP CÓ BIEU

HIỆN ROI LOAN LO ÂU

2.1 Thông tin chung về than chủ

2.1.1 Thông tin hành chính

TC nữ tên là Y (tên viết tắt), năm nay 30 tuổi, là con một, hiện đang sống VỚI

bố mẹ Bồ TC tự kinh doanh tại nha và mẹ TC là nội trợ TC vừa kết thúc chương

trình học thạc si ở nước ngoai và trở về Việt Nam vào đầu năm 2023 Thời giannày, TC dang tập trung vào phát triển doanh nghiệp riêng của bản thân, bên cạnh đó

TC vẫn làm việc online cho công ty cũ bên nước ngoài.

2.1.2 Hoàn cảnh gap gỡ và lý do thăm khám

TC đăng bài ấn danh trên một nhóm Facebook về tâm bệnh dé tìm sự giúp đỡcho các triệu chứng bản thân đang phải đối mặt Theo lời TC chia sẻ: khoảng 1tháng gần đây TC có những biểu hiện như: sợ buổi sáng, cứ thức dậy là bi ám ảnh,

“sợ đủ thứ” nhất là xem may tin tức không hay, trở nên nóng tính, dé cau gắt, thumình trong phòng, không có tỉnh thần làm gì Mỗi lần bị căng thăng, sợ hãi như vậy

TC có các triệu chứng cơ thé như: choáng váng, hụt hơi, tay chân lạnh toát, run ray

Các triệu chứng chủ yếu TC gặp vào buổi sáng, bắt đầu qua 12h trưa thì các triệu

chứng sẽ giảm dan và đến chiều tối sẽ đỡ Ngày hôm sau các triệu chứng lại xuấthiện và diễn biến lặp lại TC hoang mang, bối rối, muốn tìm sự trợ giúp Do thân

chủ hiện đang ở một tỉnh thành khác cách xa Hà Nội nên quá trình đánh giá và can

thiệp được thong nhất làm việc online, thông qua Google meet

2.1.3 An tượng ban đầu

TC hợp tác trong quá trình trị liệu, chủ động sắp xếp lịch, duy trì các buổilàm việc đều đặn hàng tuần TC thường mặc đồ ở nhà thoải mái, giản dị nhưng vẫngon gàng Trong quá trình trao đối, làm việc với HV khi nhắn tin TC thường nhắnnhững tin đài, nhiều thông tin và hay bị mắc lỗi gd chữ, còn khi nói chuyện quavideo thì TC nói chuyện liền mạch, nói chuyện bình tĩnh, nghiêm túc, tốc độ nóibình thường HV cảm thấy trong quá trình nói chuyện, TC có xu hướng kiểm soátcâu chuyện bằng việc “rào trước” thông tin như TC hay tự gọi minh “bj bệnh lo

32

Trang 37

Id 66

lang , “bị bệnh ” khi kê về các sự kiện, trải nghiệm của bản thân, song song với đó

là sẽ có sự so sánh “như người bình thường thì [ ] con chị bị bệnh nên là [ ]”’.

2.2 Cac van dé đạo đức

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

TC đã chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tâm lý trên một hội nhóm Facebook

về tâm bệnh khi nhận thấy bản thân mình có những triệu chứng lo lăng, sợ hãi vào

các buổi sáng Khi đọc bai đăng của TC, HV đã bày tỏ sự công nhận các cảm giác,cảm xúc của TC trong bài viết và ngỏ ý hỗ trợ TC Bên cạnh đó, HV cũng nói nhắc

đến việc HV hiện đang làm luận văn về van dé lo âu, dé TC nắm được thông tin về

HV và tự đưa ra quyết định về việc lựa chọn HV là người hỗ trợ TC

Trong lần tiếp xúc ban đầu, TC chủ động nhắn tin cho HV dé được hỗ trợ HV

xác nhận mình là người đã bình luận dưới bài đăng của TC trong nhóm, giới thiệu

lại học vấn, công việc, kinh nghiệm làm việc của HV dé TC nắm được thông tin rõràng về người sẽ hỗ trợ mình Do HV và TC ở 2 thành phố khác nhau, nên 2 bên đã

thống nhất sẽ làm việc trực tuyến (online) với nhau

Trước khi để TC chia sẻ sâu hơn các câu chuyện của mình, HV làm rõ các

nguyên tắc bảo mật thông tin với TC: mọi thông tin TC chia sẻ với HV đều được

bảo mật, ngoại trừ các trường hợp thông tin TC đưa ra liên quan đến an toàn của TC

hoặc của người khác, lúc đó HV sẽ có trách nhiệm thông báo cho các bên liên quan.

Các thông tin cần thiết khác của TC, HV chỉ được phép thông báo cho bên thứ 3 khi

có sự cho phép của TC.

HV trao đổi và xin phép sự đồng thuận của TC trong việc sử dụng nội dung cácbuổi làm việc với TC dé HV thực hiện luận văn: HV chỉ được báo cáo với giáo viênhướng dẫn và hội đồng chuyên môn với điều kiện thông tin cá nhân của TC đã được

mã hóa, HV chịu trách nhiệm đảm bảo các thông tin của TC được sử dụng chỉ với mục đích nghiên cứu khoa học.

Về quy trình làm việc và các phương pháp đánh giá, can thiệp được sử dụng

trong quá trình này, HV giới thiệu và giải thích đầy đủ cho TC và nhận được sựđồng thuận của TC Do HV và TC ở 2 thành phố khác nhau, nên 2 bên đã thống

33

Trang 38

nhất sẽ làm việc theo hình thức online, thống nhất về thời gian vả tần suất làm việc

mỗi phiên.

Mọi sự đồng thuận ở trên được ghi lại trong Bản Chấp thuận làm việc giữa HV

và TC (Phụ lục 3), và được xác nhận bởi chữ ký của 2 bên.

2.2.2 Dao đức trong việc sử dụng các công cụ dang giá và thực hiện quy trình đánh gia

Khi đánh giá vấn đề của TC, các trắc nghiệm, thang đo được sử dụng đều là

những công cụ đã được thích ứng tại Việt Nam: có độ tin cậy, độ hiệu lực, quy trình

thực hiện rõ ràng va được sử dụng phổ biến tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâmthần Các công cụ đánh giá mà HV lựa chọn sử dụng bao gồm: bảng đo lường mức

độ tram cảm, lo âu, stress - DASS 21, thang đánh giá lo âu Zung (SAS), thang đánh

giá lo âu Hamilton (HAM-A) - là những trắc nghiệm, thang đo mà HV đã được đảotạo sử dụng trong quá trình học tập và thực tập chuyên môn Bên cạnh về độ tin cậy

của các công cụ, HV cũng dựa vào sự phù hợp về mục đích đánh giá, độ tuổi, năng

lực nhận thức của TC đề lựa chọn công cụ.

Trước khi HV thực hiện đánh giá bằng công cụ, HV giải thích rõ về bản chất,

mục đích sử dụng của các thang đo, trắc nghiệm và nhấn mạnh ý nghĩa kết quả của

chúng được sử dụng dé tham khảo, để hiểu rõ hơn vấn dé của TC Các kết quả này

sẽ không thay thế được cho kết quả chan đoán, luận bệnh

HV hướng dẫn, giám sát TC trong quá trình thực hiện các trắc nghiệm, thang đo

mà TC đã đồng thuận thực hiện

2.2.3 Dao đức trong can thiệp trị liệu

Xét theo mức độ phù hợp với vấn đề lo âu TC đang gặp phải, HV lựa chọn liệu

pháp nhận thức - hành vi (CBT) làm liệu pháp can thiệp chính trong ca này Day là

liệu pháp đã được nghiên cứu và chứng minh khoa học về hiệu quả làm thuyên

giảm các triệu chứng lo âu Sau khi giới thiệu về CBT cho TC, TC đồng ý tham gia

quá trình can thiệp theo liệu pháp này.

Trong quá trình áp dụng các kỹ thuật CBT vào can thiệp cho TC, HV lựa chọn

sử dụng các kỹ thuật đề phù hợp với vấn đề của TC, phù hợp với thế mạnh, sở thích,

đặc điêm cá nhân của TC.

34

Trang 39

HV thực hiện quá trình can thiệp dưới sự giám sát của giảng viên hướng dẫn.

HV dự kiến thực hiện 12 phiên làm việc đối với van đề của TC, trong đó mỗi phiêndiễn ra 1 lần trong 1 tuần, nhưng có sự linh hoạt trong sắp xếp lịch làm việc phùhợp với TC Trong khuôn khô luận văn này, HV trình bày 8 phiên đã thực hiện, các

phiên theo dõi sau can thiệp dự tính kéo đài trong 6 tháng tiếp theo

2.3 Đánh giá

2.3.1 Mô tả van đề của thân chủ

TC là con gái duy nhất trong gia đình, hiện sống cùng ba mẹ tại 01 thành phố

thuộc đồng bằng sông Cửu Long Quá trình phát triển của TC diễn ra tương đối êm

đềm, về ca mặt thé chat lẫn tinh than TC từ trước cũng không có van đề gì về sức

khỏe thé chat, thé trạng TC có hơi gầy, nhưng sức khỏe hoàn toàn bình thường, TC

đi khám tim mạch các chỉ số ra trung bình, không có vấn đề gì Mối quan hệ và bầu

không khí gia đình TC nhìn chung là hòa thuận, yêu thương nhau Gia đình nhà nội

của TC không có ai có tiền sử rối loạn lo âu hay các rối loạn tâm thần khác Tuy

nhiên, ở phía mẹ TC dù không qua thăm khám chuyên môn, nhưng TC mô tả rằng:

“Mẹ chị nhát lắm, từ hồi trẻ rồi Me chị sợ xe c6, sợ đông người, sợ di xe Có hồi

mà mẹ chị ra đường đông rồi mẹ chị cuống phải chạy về nhà Sau đó đến hồi

khoảng 50 tuổi thì mẹ chị bắt dau tu tập Phật pháp thi lúc đó mẹ chị bắt dau đỡdân ”

Về mặt sức khỏe tâm thần, trước khi xảy ra một “biến cố” đầu năm 2018,

cuộc sống của TC nhìn chung diễn ra bình thường và yên bình, không có sóng gió

hay biến cố gì xảy ra cả Mặc dù từ trước đến giờ TC thường ít nói khi ở trong tậpthể đông người mà TC không quen biết, nhưng TC không đến mức khép kín và nétránh ra ngoài gặp gỡ mọi người như bây giờ Hồi trước khi xảy ra biến cố vào năm

2018, TC tự nhận thấy ban thân mình cũng là một con người vui vẻ, sông vô lo, vô

tư Mối quan hệ của TC với gia đình hay bạn bè, họ hàng đều bình thường, không

có xung đột gì xảy ra và TC cũng có khá nhiều nhiều bạn bè TC lúc đó có nhiều

ước mơ, hoài bão và mong muốn được trải nghiệm, nên việc đi du học là quyết tâm

của TC đê thực hiện ước mơ được trải nghiệm cuộc sông bên nước ngoài.

35

Trang 40

Sự kiện khởi phát các triệu chứng lo âu của TC đã xảy ra vào khoảng thời

gian cuối năm 2017 — đầu năm 2018 Theo chia sẻ của TC, lúc đó chị đã gặp mộtbiến cố lớn: ngay sau khi tốt nghiệp đại học, TC đã hin vốn với người bạn thân (TC

coi thân như là người nhà) dé làm ăn TC va người bạn này đã “vận động” bố, mẹ,

và họ hàng của thân chủ để đầu tư vào dự án này Tuy nhiên, người bạn đó của TC

đã bỏ trốn cùng với toàn bộ số tiền, và đến bây giờ TC cũng không hiểu lý do tạisao người bạn đó lại làm như vậy với mình TC thắc mac: “Vi sao bạn bè chơi vớinhau thân như vậy nhưng lại không thành thật với nhau? Tại sao nó có thể làm thế

với chị chứ? Chị không bị sốc cái vụ tiền đâu, chị bị sốc là vì mình trao cái niềm tincho người đó Mà người đó cũng giống như là thân thiết với mình, mà chị cũng thấy

nó hiếu học, nó ngoan ngoãn mà sao cuối cùng nó lại ranh mãnh thé” Bên cạnh

đó, đây không phải là lần đầu TC gặp mâu thuẫn tiền bạc với bạn bè, một người bạnkhác trước đó của TC trong quá trình sống chung cùng ký túc hay “mượn tiền” TCrồi không trả TC tự nhận mình “yếu đuối”, còn bạn kia thì “ghê gớm” nên TCkhông muốn cãi nhau dé đòi tiền, mà chỉ ngừng chơi với người bạn đó Vì vậy, sự

kiện năm 2018 càng củng cố việc thu hẹp vòng tròn bạn bẻ của TC lại, các mối

quan hệ bạn bé xung quanh TC chủ yếu là xã giao, TC không có nhiều bạn thân, vi

TC cảm thay không còn tin tưởng được người khác, sợ bi người khác lợi dụng, nên

TC quyết định là né tránh đi

Cũng vì sự kiện này mà bố và bác của TC đã xảy ra “lục đục”, “cãi nhau”,

“cự nhau” hàng ngày Vào thời gian đó, buổi sáng người bác của TC thường xuyên

gọi điện, nhắn tin hỏi chuyện tiền nong, khiến cho TC bắt đầu sợ budéi sang vi sophải đối mặt với việc bac đòi tiền Lúc đó TC thường xuyên rơi vào tinh trạng

hoảng sợ với các triệu chứng như trống ngực, run ray, sợ hãi khiến TC nghĩ rằng

mình bị bệnh tim mạch Mỗi lần “lên cơn” như vậy thường kéo dài khoảng 30 phút.Khi đó TC nghĩ rằng mình bị bệnh về tim mạch, tuy nhiên khi đi khám chuyên sâu

về tim mạch thì không ra bệnh và bác sĩ chỉ định TC chuyên sang khám ở bên tâm

thần Lúc đó TC đã được bác sĩ chân đoán rối loạn lo âu và kê thuốc cho uống.

Trong thời gian dùng thuốc, TC cảm thấy các triệu chứng của mình thuyên giảm,

“ổn định được tâm thần”, nhưng ngừng thuốc cái thì các triệu chứng lại quay trở lại

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN