Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở của mối quan hệ tương tác nghé nghiệp đặc biệt giữa nhà tâm lý và thân chủnhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, biểu hiện nhận thức
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ THANH TÂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội, 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ THANH TAM
Chuyên ngành : Tâm lý học lâm sàng
Mã số: 8310401.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: TRÀN THU HƯƠNG
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dan của PGS TS Trần Thu Hương Các số liệu, tai liệu trong luận văn có nguồn
gôc, xuât xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2024
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu
từ các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, các cán bộquản lý, anh chị và các bạn học viên trong chương trình Tâm lý học lâm sàng đã đồnghành, hỗ trợ cả về chuyên môn và tinh thần trong suốt quá trình tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại khoa Tâm lý học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn —
Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thu Hương giảngviên hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Nhờ sự động viên, khích lệ,chỉ dẫn sát sao của cô mà tôi đã có thể hoàn thành được luận văn này Qua quá trìnhlàm việc cùng cô, tôi cũng đã thu được nhiều bài học kinh nghiệm về cách thực hiện
ca lâm sàng và nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến toàn thé Ban giám đốc
và cán bộ, công nhân viên bệnh viện Nhi Trung Ương đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thân chủ và gia đìnhthân chủ của tôi đã đồng ý đề tôi đưa quá trình làm việc vào luận văn
Mặc dù đã có những cô gắng như vậy, nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tôi rất mong nhận được sự cảm thông, chỉ dẫn và đóng góp ý kiến từ cácnhà khoa học và các quý thầy cô, các đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIET TAT
MỞ DAU 5Ÿ -Ss<9O HE 90714 97714077341 97944 9794407044 070948 sree 1
1 Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu và ca lâm sàng . -°-«- 1
2 Mục đích nghiên CỨU d- 5 < 5< S9 9 0.0 000996 3
3 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - <2 << << 9 9 9.99999940409010 30 90.203
4 Phương pháp nghién Cw o- << 5< 5< 59 9 99.999.90.00 3
5 Khách thể nghiên €ứu - s- 2s s2 s2 se sEsEseEsESsESeEsEseEseEsersessessee 5
6 Liệu pháp sử dụng can (ÏÏỆD dd << G56 %9 99 99.9899 09.5905099989968.85
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE LO ÂU Ở TRE VỊ THÀNH NIÊN 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu về lo âu ở trẻ vị thành niên .5 5 6
1.1.1 Nghiên cứu ở nước TIBOÀI - -. - << 3118311183111 111 811111 11 1 re 6 1.1.2 Các nghiên cứu trong THƯỚC - 5c 2 332118311138 EEEESEEEErrkerrseerree 8
1.1.3 Một số nghiên cứu can thiệp lo âu - 2-2 +5£2££+£E+£EezEezzesrxrred 91.2 Một số khái niệm trong đề tài s s-scsesssseeserssessesserserssrssse 10
1.2.1 Khái niệm trẻ vi thành nIÊn - << 555 221 * 1E E£++++2£#eEEeeezzeeeeres 10
1.2.2 Khái niệm về lo âu -¿-2++222++2£ExEtEEEvrtttktrrttrrtrrrtrrrrrtrrrrrrriei 121.3 Các đặc điểm lâm sàng của người có triệu chứng lo âu .- 121.4 Chan đoán về rối loạn lo âu lan t6a 5° 5c s<sessesseseeseeseesess 131.5 Các phương pháp đánh giá và can thi€p - << s==se<<e=se=se 14
1.5.1 Phương pháp đánh gIá - - c3 321112311 11911111 11 1 1H ng ng r 14
1.5.2 Các phương pháp can thi€p - - 5 2c 331113 1113 1 111k rrkeree 17
Tiểu kết chương I -s- << s£©s£ s29 sES£ES3ESsEESeEsE33E25E738 3903525759 5s”21
Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG
HỢP CÓ TRIEU CHUNG LO ÂU - 2-2-2 ©s<ssessevssesssessersserssee 22
2.1 Thông tin về thân chủ s« s<ccvaeseesrrkdeesrkrrreorkkrrerrkkireor 22
2.1.1 Thông tin hành chính - - + < 13231199301 13911 911 9111 91 1v ng rưy 22
2.1.2 Hoàn cảnh gặp gỠ - -.- LH TH TH HH HH 22
2.1.3 Các vẫn đề đạo Ure St 3E 1111111 E111151111111111111111e 1x Ece 23
Trang 62.2 Đánh giá 23 2 Đánh gÌÁá -s- << HỌC HH HH 00000080088
2.2.1 Kết quả hỏi chuyện lâm sang ¿5-2-5 52+S++E£2E£EeEEeEEerxerxevee 232.2.2 Chẩn đoán -:¿- +: ©2++2x+2EE2E122112711271121121127121111111 211.111 332.3.2 Đánh giá băng thang đo -¿- 2 2 2+ EEEEEEEEE 121121121221 71 1121 xe 352.3.3 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến van đề của TC . :-:-: 362.3.4 Định hình trường hợp c3 n1 32 311111151111 11H 1 ng re 372.4 Lập kế hoạch can thiệp c5 s- ssssss£ se EsEseEsessessesstsersersersesse 39
2.4.1 Mục tiêu đầu ra -¿- +22 2Ex2EkE2E2211211211221211211211 1121121 E1 39
2.4.2 Mục tiêu quá trình - 2 2+2E2+EE£+EE+EEE£EE2EEEEEEEEEEEEE.EEEEEerkerrree 39
2.4.3 Kế hoạch can thiỆp ¿5-5 Ss+SE2EE2 2E 2EE212211121211211 211111111 402.5 Tiến trình thực hiện can thiỆp .s s 2s 5° se sssessessesseseeseesesse 40
2.5.1 Nội dung chính từng buổi can thiệp 2 2 s+£x+2££+£+£xerxersez 402.5.2 Tiến trình thực hiện can thiệp cụ thỂ -2- 2-2 2+s2+s+x+zxezszrszcez 422.6 Đánh giá hiệu quả can thi€p co G56 5S 93 999 900 8455846566 86
2.6.1 Thông qua công cụ đánh giá - 5 5 5+1 ng ng ng, 86 2.6.2 Đánh giá chức năng - - + 1x11 1H ng TH TH ng kg 87
2.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp sccsscsssssssscesceseessessssseees 89Tiểu kết chương 2 sccsesssssssssessessssssesseseessssssesoessssssssssssesssssssssessssessscsscesessesssesseesees 90
KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2-2 2< ©cse©sseessersEsserssersrrsre 91
1 Ket TWA 8 911.1 Về mặt lý luận - - se se se ©ss+ssSxsexseEseEsstxserserserssrsserserssrssee 911.2 Về mặt thực tid c.cscsssssssescessssssessessessessssssessesssssssssssessssssssssseseessssssesseesees 911.3 Hạn chế của nghiên Cứu sc.cscssssscescessessessssssssssessessessesssssssassucsecsesseessesseses 91
2 9ì 0) 07175707 92TÀI LIEU THAM KHẢO - 2< s<s£+ssSss£ESseEvsevsserxservseerssers 93
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
TC Than chủ
HV Học viên
Cognitive Behavior Therapy
CBT ` , A abe bd ;(Liệu pháp nhận thức hành vi)
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(Phân loại bệnh quôc tê lân thứ 10)
United Nations International Children's Emergency Fund
UNICEF ak " k
(Quỹ Nhi đông Liên Hop Quoc)
Generalized AnxIety Disorder
GAD a R ,
(Rôi loạn lo âu lan tỏa)
Pittsburgh Sleep Quality Index
PSQI se ak ¬(Thang đánh giá chât lượng giâc ngủ Pittsburgh)
Patient Health Questionnaire - 9
PHQ-9 , ae Ga
(Thang tự đánh giá tram cảm PHO -9)
Word Health Organization
WHO = Á TÁ Giác(Tô chức Y tê Thê giới)
CLB Câu lạc bộ
Là các chữ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính luyén ái nữ),
LGBT Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái),
Transgender (chuyền giới)
Trang 8MỞ DAU
1 Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu và ca lâm sàng
Cuộc sống hiện đại thời kỳ 4.0 dem đến nhiều lợi ích tốt đẹp về kinh tế, xã hội,
cơ hội việc làm và cơ hội phát triển bản thân Song hành với điều đó con người cần
có những có gắng nỗ lực không ngừng dé đáp ứng những yêu cầu xã hội đặt ra Duongnhư những áp lực này thé hiện rõ hơn ở những người trẻ, “thế hệ năng động” bởi sự
kỳ vọng từ phía gia đình, xã hội, các thế hệ đi trước và chính bản thân họ Những
người trẻ này không chỉ là những người trong độ tuôi lao động mà thậm chí còn trẻ
hơn nữa - những người trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường Họ dần nhận thức được tầmquan trọng của sự hội nhập, với mong muốn trở thành “Công dân toàn cầu” họ khôngngừng học tập và có găng đề phát triển bản thân Điều này khiến người trẻ nói riêng vàcon người nói chung ít có thời gian cho bản thân mình và những người thân thiết
Theo báo cáo thé giới của WHO tông kết chặng đường 20 năm (2021) cho thaynhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần đã có những thay đôi tích cực và có được sựquan tâm từ nhiều quốc gia thành viên Chủ đề của ngày sức khỏe tâm thần ngày 10tháng 10 năm 2018 do Liên đoàn sức khỏe tâm than thé giới (World Federation forMental Health) có đề cập đến “Người trẻ và sức khỏe tâm thần trong một thế giới đangthay đôi” Cho thay sự quan tâm đặc biệt đến van đề sức khỏe tâm thần ở lứa tuôi trẻ -thế hệ tương lai của nhân loại
Kết quả nghiên cứu dịch tễ năm 2019 của WHO có tới 970 triệu người có vấn
đề về sức khỏe tâm thần, trong đó 31% số người mắc rối loạn lo âu và rối loạn trầmcảm chiếm 28,9%, đây là hai rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thanngười dan trong tudi lao động Năm 2019 có tới 301 triệu người trên toàn cầu mắc rồiloạn lo âu Năm 2020 con số này có sự gia tăng đáng ké do hậu quả của Covid 19đem lại Đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng
nề nhất của các van đề tâm than trong đại dịch Covid 19
Các yếu tố quyết định đến sức khỏe tâm thần của chúng ta bao gồm yếu tô cánhân, gia đình, cộng đồng, chúng có thé tăng cường khả năng “hồi phục” hoặc làm
“suy yêu” sức khỏe tâm thần của chúng ta Những người phải đối mặt với hoàn cảnh
Trang 9khó khăn như nghèo đói, bao lực, bat bình đăng có nguy cơ gặp van dé sức khỏe tâmthần cao hơn Những sự kiện tiêu cực hoặc gây sang chan xảy ra trong giai đoạn ấuthơ và giai đoạn dậy thì có những ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe tâm thần
sau này Trẻ em và trẻ vị thành niên là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc đặc
biệt, đòi hỏi cần có phương thức can thiệp và hỗ trợ phù hợp nhằm giúp trẻ có mộtsức khỏe tâm thần tốt, có khả năng ứng phó với những nguy cơ trong cuộc sống vàcác tác nhân gây căng thang dé phát trién khỏe mạnh về tâm sinh lý
Tương tự như người lớn, trẻ em cũng có thé mắc rối loạn lo âu, từ 10 đến 20%trẻ đưới 18 tuổi có van dé lo âu, điều đó khiến lo âu trở thành vấn dé sức khỏe tâmthần phổ biến nhất ở trẻ em và trẻ vị thành niên Rối loạn lo âu ở trẻ thường khó xác
định hơn so với người lớn, cha mẹ thường gặp khó khăn khi phân biệt chúng với
những nỗi sợ hãi bình thường trong quá trình phát triển của trẻ Tương tự như vậy, lo
âu ở trẻ em đôi khi bị chân đoán nhằm là rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc rỗi loạn
lo âu ban đầu có thé bị nhằm lẫn với các bệnh thé chất đo trẻ có xu hướng mô tả triệuchứng của mình về mặt thể chất (như đau bụng, đau đầu )
Hiện nay, trong thực hành lâm sàng có hai hình thức can thiệp chính đối vớirồi loạn lo âu là can thiệp tâm lý và can thiệp về hóa được Trong thực hành tâm thầnhọc, các thuốc giải lo âu được sử dụng khá rộng rãi nhưng việc đánh giá lo âu trêntừng trường hợp đề có hỗ trợ tâm lý phù hợp còn nhiều hạn chế do người bệnh và giađình thiếu kiến thức về bản chat rối loạn và căn nguyên Việc kết hợp can thiệp tâm
lý và can thiệp thuốc ngày càng đem đến những hiệu quả khả quan
Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu lâm sàng về lo âu ở trẻ vị thành niên,tuy nhiên chúng tôi nhận thấy tam quan trọng của van dé này đối với sức khỏe trẻ vịthành niên và mong muốn ứng dụng lý thuyết vào thực hành thực tiễn để làm giàuthêm kho kiến thức về thực hành ca lâm sàng Trong khuôn khổ luận văn này, chúng
tôi tập trung đánh giá và có những hỗ trợ tâm lý dựa trên ứng dụng liệu pháp Nhận
thức Hành vi vào can thiệp tâm lý, với tên đề tài: “Can thiệp tâm lý cho trường hợp
có triệu chứng lo au’.
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn lâm sàng về can thiệp tâm lý cho trẻ vị thànhniên có triệu chứng lo âu Trên cơ sở đó đề xuất các phương pháp đánh giá và canthiệp hiệu qua cho một trường hợp cụ thé
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những van đề lý luận về lo âu ở trẻ vị thành niên
- - Đánh gia, chan đoán có triệu chứng lo âu trên một trường hợp trẻ vi thành niên
- _ Thực hành can thiệp van dé lo âu cho trường hop lâm sàng đã chon
- _ Đánh giá hiệu quả quá trình can thiệp và đề xuất một số khuyến nghị đối với
thực hành ca lâm sang được lựa chọn nghiên cứu.
4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp nghiên cứu tai liệuMục đích của phương pháp này là nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề lo
âu nói chung và van đề lo âu ở trẻ em và trẻ vị thành niên nói riêng, ứng dụng của cácphương pháp tâm lý can thiệp lo âu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và định hướng
lựa chọn các phương pháp tâm lý can thiệp cho các thân chủ có triệu chứng lo âu.
b Phương pháp quan sát lâm sang
Nha tâm lý tri giác những biểu hiện sinh động ở các mặt nhận thức, thái độ,xúc cảm, hành vi, các cơ chế phòng vệ của thân chủ trong những hoàn cảnh cụ thể
Số lần quan sát càng nhiều thì nhà tâm lý càng có điện kiện ghi nhận những biểu hiện
và diễn biến đa dạng, phong phú của các vấn đề của thân chủ để có thê phát hiệnnhững quy luật, những biểu hiện và diễn biến đó
Thông qua quan sát lâm sang nhà tâm lý có thé thu thập chính xác không chỉcác thông tin định tính mà còn có định lượng Dién hình như nhà tâm lý có thê ghi lại
SỐ lượng, tần suất xuất hiện một hành vi nào đó trong khoảng thời gian nhất định để
có thê “giải mã” đưa ra cách can thiệp phù hợp đồng thời đánh giá hiệu quả can thiệp
Quan sát lâm sang giúp nha tâm lý ghi nhận một cách chính xác, sinh động
nhât các vân đê cua thân chu, bôi cảnh diễn ra các hành vi và yêu tô thúc đây hành vi
Trang 11phát triển và xuất hiện Tuy vậy, quan sát lâm sàng đòi hỏi nhà tâm lý cần thời gian
“oiai ma” va đưa ra các “giải mã” khách quan.
c Phương pháp hỏi chuyện lâm sang Hỏi chuyện lâm sàng được coi là một phương pháp chủ đạo, mang tính đặc
thù của các nhà tâm lý lâm sàng Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên
cơ sở của mối quan hệ tương tác nghé nghiệp đặc biệt giữa nhà tâm lý và thân chủnhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, biểu hiện nhận thức, cảm xúc, hành vi cũngnhư các triệu chứng, các cơ chế tâm ly và cấu trúc van dé của thân chủ dé hỗ trợ việclập kế hoạch và đưa ra kế hoạch can thiệp phù hợp
Nhà tâm ly sử dụng phương pháp hỏi chuyện lâm sàng nhằm thiết lập mối
quan hệ giữa nhà can thiệp và thân chủ, qua hỏi chuyện giúp nhà tâm lý làm rõ động
cơ tiềm ân và các cơ chế tâm lý bên trong của thân chủ, cũng như trợ giúp tâm lýtrong những trường hợp khân cấp, cần thiết
d Phương pháp trắc nghiệm bang thang doNhà tâm lý có thể sử dụng trắc nghiệm tâm lý đề hỗ trợ đo lường các đặc điểmnhận thức, cảm xúc, hành vi cũng như mối quan hệ giữa chúng của thân chủ Trongkhuôn khô nghiên cứu về trường hợp trẻ vị thành niên có triệu chứng lo âu có thé sửdụng các công cụ sau: Thang lo âu Zung, Thang đánh giá lo âu GAD - 7, Thang đo
tram cảm PHQ 9, Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh, dé đánh giá mức
độ triệu chứng lo âu và các rỗi loạn đi kèm
e Phương pháp nghiên cứu trường hopNha tâm lý tìm hiểu, mô tả, nghiên cứu và phát triển chân dung tâm lý của một
cá nhân Nhà tâm lý sắp xếp và tổng hợp những thông tin khác nhau theo logic nhấtđịnh về các sự kiện, hiện tượng quan trọng quan trọng trong đời sống cá nhân có thểliên quan đến van dé của họ, cách ứng phó của họ đối với sự kiện đó Các diễn biếnnhận thức, cảm xúc, hành vi của họ trước, trong và sau khi xuất hiện vấn đề Các yếu
tố nguy cơ và yếu tô thúc day van đề Cấu trúc nhân cách của thân chủ, các tầng bậcnhu cầu và hệ thống giá trị của thân chủ Các mối quan hệ liên cá nhân, ảnh hưởng
của môi trường đên vân đê của họ.
Trang 125 Khách thé nghiên cứu
Nghiên cứu trên một ca lâm sảng trẻ vị thành niên có triệu chứng lo âu.
6 Liệu pháp sử dụng can thiệp
Liệu pháp Nhận thức hành vi - CBT được sử dụng chính trong luận văn này.
Trang 13Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE LO ÂU Ở TRE VỊ THÀNH NIÊN
1.1 Tổng quan nghiên cứu về lo âu ở trẻ vị thành niên
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Nghiên cứu dựa trên dich té học
Theo Hiệp hội tâm thần học Mỹ, rỗi loạn lo âu bao gồm nhóm các rối loạn tamthần đặc trưng cho sự lo âu, sợ hãi quá mức không phù hợp với độ tudi hoặc khôngphù hợp với tình huống và gây cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày Dựa trênkết qua dịch té toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2019 thì có khoảng 970triệu người đang sống chung với rối loạn tâm than trong đó 301 triệu người gặp van
đề về rối loạn lo âu, tăng 55 triệu người chỉ trong 4 năm (theo báo cáo năm 2015 củaWHO có 246 triệu người mắc rối loạn lo âu)
Những vấn đề trầm cảm, lo âu và rối loạn hành vi là những rối loạn thườnggặp nhất ở trẻ em và trẻ vị thành niên Rối loan lo âu ngày càng phổ biến hơn ở độtuổi trẻ so với rối loạn trầm cảm Khoảng 3,6% trẻ từ 10 — 14 tuổi có vấn đề rối loạn
lo âu và ty lệ 4,6% trẻ trong độ tuổi 15 -19 gặp vấn dé với rối loạn này (WHO, 2019).WHO cũng đưa ra những khuyến nghị cần quan tâm chăm sóc với đối tượng trẻ em
và trẻ vị thành niên vì nếu vấn đề của trẻ không được giải quyết và có hỗ trợ thíchhợp thì có thể kéo theo những rỗi loạn như trầm cảm chủ yếu, rối loạn thích ứng, cácvan đề sức khỏe tâm thần khác khi bước vao giai đoạn trưởng thành
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 20% trẻ em và thanh thiếu niên trênthế giới được tiên lượng là có rối loạn hay vấn đề về tâm thần Trong đó, khoảng 1/2các rối loạn tâm than bắt đầu từ trước lứa tuôi 14 Tuy nhiên, các khu vực có ty lệ dan
số dưới 19 tuổi có vấn đề sức khỏe tâm thần cao nhất lại là nơi có các dịch vụ chămsóc sức khỏe tâm thần nghèo nàn nhất Hầu hết các nước có thu nhập trung bình vàthấp, ty lệ bác sĩ tâm thần nhi trong quan thé dân số là 1/4.000.000 người Nghiên cứucủa tác giả Yang Xiaoli về tỷ lệ rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên ở tỉnhĐông Bắc của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần theo DSM-IV là 9,49%.Trong số 805 trẻ bị rối loạn tâm thần, 15,2% có hai hoặc nhiều rối loạn (Xiaoli, 2014)
Trang 14Trong báo cáo về Lo âu và trầm cảm trong thời gian Covid 19 của WHO chothấy có sự tăng vọt về số lượng người gặp rối loạn lo âu cho thấy sự ảnh hưởng khôngnhỏ của Covid 19 Theo báo cáo cứ 100.000 dân thì có 4.820 người gặp vấn đề rốiloạn lo âu, tăng 26% chỉ trong một năm đầu của đại dịch Những quốc gia bị ảnhhưởng nặng né nhất bởi dai dịch đều báo cáo có sự gia tăng đáng kế rối loạn tâm than.Đặc biệt nữ giới và nhóm người trẻ tuôi, trẻ em và vị thành niên bị ảnh hưởng nhiềunhất do ảnh hưởng từ kinh tế xã hội và tác động từ việc đóng cửa trường học và hạnchế xã hội, hạn chế được tiếp xúc điều trị vấn đề sức khỏe nói chung và sức khỏe tâmthần nói riêng.
1.1.1.2 Nguyên cứu dựa trên yếu to tương quan
Theo nghiên cứu về lo âu học tập của học sinh THPT tại Ấn Độ với mục đíchtìm hiểu mối quan hệ giữa các yêu tố về giới tính, loại hình quản lý trường học, độtuôi của trẻ dựa trên 191 trẻ, cho kết quả có sự khác biệt về giới tính về mức độ lo âu,
cụ thé học sinh nữ có điểm lo âu trung bình cao hơn học sinh nam Học sinh trườngcông lập có điểm lo âu cao hơn học sinh trường tư thục Nghiên cứu cũng chỉ ra rằnghọc sinh độ tuổi 16 có mức điểm lo âu cao hơn hắn trong mẫu từ 13 - 16 tudi (M
Rajendra Nath Babu, 2017).
Các nhà khoa học cũng dat nhiều giả thuyết nhấn mạnh đến vai trò của gia
đình và điều kiện nuôi dưỡng đến sự căng thăng, lo âu ở trẻ Theo nghiên cứu của
Ana I.Pereira và cộng sự năm 2014 về mối quan hệ giữa sự lo âu của cha mẹ và trẻ,với mẫu số dựa trên 80 trẻ em và cha mẹ được sảng lọc từ 905 trẻ em trong độ tuổi đihọc Kết quả chỉ ra rằng cả cha lẫn mẹ đều có những ảnh hưởng riêng biệt đến cáctriệu chứng lo âu của trẻ: đặc điểm lo âu của người mẹ cũng như sự bảo vệ và quantâm quá mức của người cha được cho là góp phần độc lập và tích cực vào sự lo âucủa trẻ Hơn nữa, những thành kiến trong cách diễn giải của trẻ là trung gian cho mốiquan hệ giữa sự lo âu về đặc điểm của người mẹ và các triệu chứng lo âu của trẻ
Trong nghiên cứu về những rối loạn tâm thần sau sang chan ở Orissa, An Độ
cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên gặp những vấn đề về rối loạn tâm lý sau sang
chân, đặc trưng bởi các triệu chứng rôi loạn sau sang chân, trâm cảm, lo âu, hành vị
Trang 15hung hăng và sự thoái lui Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu là 12% Thanh thiếu niên có tìnhtrạng kinh tế xã hội ở mức trung bình bi ảnh hưởng nhiều hơn Yếu tố về khoảng thờigian không nhận được sự hỗ trợ tâm lý đầy đủ càng kéo dài cũng được coi là yếu tốảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ (Nilamadhad, 2006).
Hầu hết những nghiên cứu dịch tễ đều tìm thấy mối liên hệ giữa những trảinghiệm bat lợi thời thơ ấu (ví dụ: mat cha mẹ, cha me ly hôn, lạm dụng thể chất vàtình dục, ) và tỷ lệ mac các van đề sức khỏe tâm thần, bao gồm cả rối loạn lo âu.Trong một số nghiên cứu cộng đồng cho thay mối liên hệ giữa những trải nghiệm tiêucực thời thơ ấu bao gồm những mat mát, bệnh lý tâm thần của cha mẹ, sự kiện sangchấn và sự khởi phát sau đó của các rối loạn tâm thần Trong nghiên cứu ở NewZealand, những người báo cáo từng bị lạm dụng thời thơ au có tỷ lệ mắc các rối loạntâm thần cao hơn những nhóm đối chứng Báo cáo cũng chi ra rang mối quan hệ nhấtquán giữa mức độ lạm dụng tình dục ở trẻ em và nguy cơ rối loạn tâm thần (Oakley
Browne, 2010).
1.1.2 Các nghién CỨU trong nước
Theo báo cáo tóm tắt về “Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em vàthanh niên tai một số tinh và thành phố ở Việt Nam” do UNICEF công bố năm 2018,tại Việt Nam có 8 - 29% trẻ vị thành niên mắc các vấn dé về sức khỏe tâm than
Trong dự án hợp tác quốc tế giữa Sở Y Tế Hà Nội và Đại học Melbourne(2010) về “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Hà Nội” được báo cáo có tới
19,46% trẻ vị thành niên từ 10 - 16 tuổi gặp những khó khăn về sức khỏe tâm thần.
Theo nghiên cứu về lo âu trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng của DAT N.T vàcộng sự (2013) cho thấy tỉ lệ lo âu là 41,1% với yếu tố chính được đề cập là do áp lực
từ gia đình và học tập Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm của
học sinh lớp 12 tại Thái Bình cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 24%, tram
cảm là 60% Với tỷ lệ 10,5% lo âu nhẹ, 6,8% lo âu mức vừa, 4,5% lo âu mức nặng
và 2,2% lo âu mức rất nặng (Ngô Văn Mạnh, 2020)
Theo nghiên cứu về thực trạng lo âu và các hình thức ứng phó của học sinh
THPT của Nguyễn Thanh Tâm (2016) khảo sát trên 390 học sinh của hai trường trên
Trang 16địa bàn Hà Nội và Hải Dương cho thấy lo âu xuất hiện khá phổ biến ở học sinh tuynhiên trẻ chưa có những cách ứng phó hiệu quả Theo báo cáo những biểu hiện lo âuthường gặp cố gắng đáp ứng kỳ vọng bố me và thầy cô lên đến 68%, biểu hiện “cốgang làm moi việc hoàn hảo” là 67%, biéu hiện” cố gang làm vừa lòng mọi người”chiếm 63% và “cảm thấy lo âu khi xuất hiện trước đám đông” chiếm 62,7% Ngoài
ra trong nghiên cứu cũng cho ra kết quả tỷ lệ lo âu ở khối 10 cao hơn so với khối 12
và 11 Yếu tô khu vực sống cũng được mô tả trong báo cáo này, khi cho kết quả rằngmức độ lo âu của học sinh tại Hà Nội cao hơn so với Hải Dương Yếu tố về học lực
và lo âu ở trẻ THPT cũng được đề cập khi những trẻ có học lực giỏi có nhiều căngthắng và áp lực hơn so với học sinh khá và trung bình
1.1.3 Một số nghiên cứu can thiệp lo âu
Lo âu là một trong những rồi loạn tâm thần phô biến nhất, can thiệp tâm lý đốivới những trường hợp có rối loạn lo âu được tiến hành theo nhiều cách thức và theonhiều trường phái khác nhau như: Nhận thức hành vi (CBT), chánh niệm, can thiệptâm động học Một số phân tích tổng hợp cho thấy can thiệp theo Nhận thức hành viđược chứng minh bằng thực nghiệm đem lại hiệu quả đối với chứng rối loạn lo âu
(Hofmann va Smits, 2008)(Tolin, 2010).
Theo báo cáo của Amanda va cộng sự về Tỷ lệ dap ứng của CBT đối với chứngroi loạn lo âu dựa trên 87 nghiên cứu, trên tong 208 phản hồi Kết qua cho thấy 84nghiên cứu (96,5%) báo cáo đáp ứng sau can thiệp và 60,9% báo cáo đáp ứng sautheo dõi (53 nghiên cứu: 173 phản hồi) Hau hết hình thức can thiệp lo âu đều thực
hiện CBT trên cả nhân (Amanda, 2015).
Trong nghiên cứu về bước đầu áp dụng can thiệp CBT cho 20 trẻ có rối loạn
lo âu của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Thúy và cộng sự năm 2007 cho kết quảCBT có hiệu quả đối với nhóm trẻ có rối loạn lo âu Nhóm tac giả chứng minh nếucan thiệp đầy đủ các phiên can thiệp thì các van đề lo âu ở trẻ giảm dan và trẻ có thé
tự ứng phó với những vấn đề gây căng thăng sau này
Tiểu kết: Như vậy, những nghiên cứu và báo cáo khoa học về Rối loạn lo âu
đã chỉ ra vân đê lo âu ở người trẻ nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng đang có
Trang 17xu hướng ngày một gia tăng Một số yếu tố có thé ảnh hưởng đến tỉ lệ gặp van đề
về lo âu như yếu tố về giới, mức thu nhập, môi trường học tập công lập cho báo cáothấy có tỉ lệ gặp vấn đề lo âu cao hơn, tỉ lệ vấn đề lo âu tăng mạnh sau dịch Covid19, Những căng thăng, lo âu, kéo dài là có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm
thần và chất lượng cuộc sống Hiện nay sỐ lượng trẻ có thé tìm đến cơ sở thăm khám
về sức khỏe tâm thần chưa nhiều Theo các báo cáo, kết hợp can thiệp về hóa dược
và tâm lý đối với người có vấn đề lo âu đem lại hiệu quả cao
1.2 Một số khái niệm trong đề tài
Theo Trương Thị Khánh Hà (2017), giới hạn tuổi giai đoạn dậy thì này khác
nhau tuỳ theo giới, môi trường và hoàn cảnh kinh tế, xã hội Trẻ gái bắt đầu từ lúc 13
14 tuổi và kết thúc lúc 17 18 tuổi Trẻ trai bắt đầu 15 16 tuổi và kết thúc lúc 19
-20 tuổi
Trong thời gian này chức năng các tuyến sinh dục hoạt động mạnh biéu hiệnbăng sự xuất hiện các giới tính phụ như ở vùng xương mu, hồ nách lông mọc nhiều,các trẻ gái vú phat triên, bat đầu có kinh, các trẻ trai bắt đầu thay đổi giọng nói (vỡtiếng) Các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến yên cũng hoạt động mạnh
Chiều cao của trẻ cũng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu, cần tranhthủ giai đoạn này dé tăng chiều cao của trẻ Chiều cao trẻ tăng từ 5-8 cm/năm với nữ
và 5,5-9 cm/năm với nam sau đó chiều cao tăng chậm dan Chiều cao của nữ dừnglại khi 19-21 tuổi và nam là 20-25 tuôi
10
Trang 18Trong thời ky này thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệgiao cảm Nội tiết thời ky này có trẻ có nhiều bất 6n nên thường thấy những rối loạnchức năng của nhiều cơ quan như hay hồi hộp, tăng huyết áp, những rối loạn về thầnkinh: tính tình thay đổi, dé lạc quan nhưng cũng dễ bi quan hay có những suy nghĩbồng bội
bề ngoài của mình, cách mọi người xung quanh nhìn nhận về vẻ bề ngoài của mình
Trẻ cảm giác mình là người lớn, qua sự thay đổi phong cách nói chuyện, ănmặc, đi đứng Đôi khi những thay đổi này là khởi nguồn cho những mâu thuẫn tronggia đình với quan điểm của cha mẹ Cha mẹ chưa thích ứng dé có cách ứng xử với trẻ
độ tuổi này cũng là một trong những mâu thuẫn điển hình
Trẻ dần tìm hiểu bản sắc cá nhân của mình, trên con đường xác định bản sắctrẻ thường đồng nhất mình với ai đó phù hợp với mình Trẻ tìm tìm câu trả lời chocâu hỏi “Tôi là ai?” “Làm thé nao dé được tôn trọng?” Trẻ tham gia vào nhóm bạn
dé được thừa nhận, được khang định ban thân Có thé trẻ sẽ có những hành vi bồngbột và kích thích mạnh dé tạo điểm nhân khang định mình trước những người khác
Giai đoạn này trẻ đối diện với khó khăn đặc biệt là quá trình tìm kiếm bản sắc
cá nhân, trẻ có những cảm xúc thất thường, chưa ôn định về mặt nhận thức và chuẩnmực dao đức, chưa ôn định về mặt tự đánh giá, mâu thuẫn trong tính cách và xu
hướng cá nhân, dễ bị lôi kéo lợi dụng và có hành vi nguy cơ.
Cuối giai đoạn này, trẻ có những biểu tượng khác nhau về bản thân tích hợpvào một cấu trúc 6n định và thống nhất hơn Hình thành tính đồng nhất, tạo thànhmột cau trúc tâm lý mới trong quá trình phát triển nhân cách giai đoạn cuối vị thànhniên, đầu tuôi trưởng thành
11
Trang 191.2.2 Khái niệm về lo âu
Theo DSM-5: “ Rối loạn lo âu bao gốm các rồi loạn chung có đặc điểm là sự
sợ hãi và lo âu qua mức, không có nguyên nhân hợp ly, do tâm lý chu quan của ngườibệnh và không được lý giải tốt hơn bởi một bệnh tâm thân nào khác hoặc do nguyênnhân thực thé Sợ hãi là phản ứng cảm xúc đối với moi de dọa sắp xảy ra trước mặthoặc nhận thức được, thường bao gom sự tăng kích thích đề chuẩn bị cho phản xạchạy tron hoặc chống trả (fight to flight) Trong khi đó, lo âu là dự đoán về mối đedọa trong tương lai, thường kèm theo căng cơ bắp và tăng cảnh giác hoặc các hành
vỉ né tránh ẩo lường trước về mối nguy hiểm ” (APA, 2013)
Trong luận văn này, tôi thống nhất sử dụng định nghĩa của DSM-5 dé làm kháiniệm công cụ trong đề tài
1.3 Các đặc điểm lâm sàng của người có triệu chứng lo âu
- Về đạ dày - ruột: Nôn, cảm giác trống rỗng trong da dày, chướng bung,
khô miệng, tăng nhu động ruột, cảm giác “hòn trong cổ”.
- _ Về hô hấp: Tăng nhịp thở, cảm giác thiếu không khí, cảm giác khó thở
- Cac biểu hiện khác: Tăng trương lực cơ, run, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi,
chóng mặt, đau đầu, giãn đồng tử, đi tiêu thường xuyên, rét run
b Nhóm triệu chứng tâm thânBảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi(ICD 10) đề cập đến các biểu hiện lo âu như sau:
- Lo âu không rõ rang, không ồn định, không nổi bật trong bat kỳ hoàn
cảnh môi trường đặc biệt nào hoặc trong một số trường hợp cụ thé Ho
lo sợ ban thân hoặc người than mắc bệnh hoặc bị tai nạn, kết hợp vớinhững suy nghĩ về điềm go
12
Trang 20- Biéu hiện thường gặp như mat tập trung, hay quên, “đầu óc trống rỗng”.
- Cam giác dé cau gắt, khó chịu
c Đặc điểm lo âu ở trẻ vị thành niênTheo DSM - 5, đặc trưng của lo âu ở trẻ em va vi thành niên đó là sợ hãi và lo
âu rõ ràng về tình huống xã hội, biểu hiện ở trẻ em cần xảy ra sự lo âu trong cả cáctình huống với bạn cùng lứa chứ không chỉ với người lớn Các tình huống xã hội hầunhư đều gây sợ hãi hay lo âu Trẻ lo rằng hành động mình sẽ thực hiện hay sự biểu
hiện triệu chứng lo âu sẽ bị đánh giá tiêu cực.
Ở trẻ em, nỗi sợ hãi hay lo âu có thé được thé hiện bằng cách khóc, ăn vạ, bấtđộng Ở độ tuổi vị thành niên, trẻ có xu hướng thu hẹp mối quan hệ, thu mình hơn,hoặc không nói chuyện trong các tình huống xã hội Trẻ hay quên, mắt tập trung tronghọc tap và sinh hoạt hằng ngày Cảm xúc của trẻ vị thành niên cũng dé gắt gong, haycăng thăng và suy nghĩ nhiều đến điềm go
1.4 Chan đoán về rối loan lo âu lan tỏa
Theo Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm than và hành
vi (ICD 10) rối loạn lo âu có mã F41.1 và mã 300.02 theo Tiêu chuẩn chân đoán cácrỗi loạn tâm thần theo DSM - 5 Căn cứ những tiêu chuẩn và biểu hiện về lo âu được
mô tả của cả DSM- 5 và ICD 10 tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng Trong luận
văn này tôi lựa chọn trình bày ca lâm sàng theo DSM - 5.
Tiêu chuẩn chan đoán:
A Lo âu quá mức hoặc lo âu xảy ra nhiều ngày không it hơn 06 thang, tập trung vàomột số sự kiện hoặc hoạt động (như công việc hoặc học tập)
B Người bệnh khó kiểm soát được lo âu
C Lo âu được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau (kéo dài ít nhất 6 tháng):Lưu ý: ở trẻ em chỉ cân I triệu chứng
1 Mắt thư giãn hoặc cảm giác kích động, bực bội
2 Dễ bị mệt mỏi.
3 Khó tập trung chú ý hoặc trí nhớ trồng rỗng
4 Dé cau gat
13
Trang 213 Tăng trương lực cơ.
6 Roi loạn giắc ngủ (khó vào giác ngủ, khó giữ giấc ngủ, khó chịu khi thức giác)
D Rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng cơ thể là nguyên nhân dẫn đến các khó chịu,suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác
E Rồi loạn không do hậu quả của một chat (lam dung ma tuy hodc thuốc) hoặc mộtbệnh lý cơ thể (như cường giáp)
E Rồi loạn không được giải thích tốt hơn bởi một rồi loạn tâm than khác
1.5 Các phương pháp đánh giá và can thiệp
1.5.1 Phương pháp đánh gia
Trong luận văn này, đánh giá bao gồm ba bước: Thu thập thông tin, lựa chọn
và thực hiện thang đo/ trắc nghiệm, phân tích van đề của thân chủ dé đưa ra kết luận
về van dé của thân chủ (Nguyễn Thi Minh Hằng, 2017)
a Hỏi chuyện lâm sàng
Thu thập thông tin thông qua lời phàn nàn của thân chủ, nhận diện ban đầu,yêu cầu của thân chủ, hệ thống lý thuyết ma nhà tâm lý tham chiếu nhà tâm lý cóthé hỏi chuyện lâm sàng bán cấu trúc khi chưa có đủ thông tin dé đưa ra chân đoánban đầu hoặc tiến hành hỏi chuyện lâm sàng cấu trúc dựa trên các bảng phân loạibệnh khi có một số thông tin ban đầu về rối loạn nào đó kết hợp với quan sát lâm sàngthân chủ và người chăm sóc (Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017)
b Lựa chọn và thực hiện các trắc nghiệm/thang đo
Đề có cái nhìn đa chiều và thu thập thêm thông tin đầy đủ giúp hỗ trợ quá trìnhđánh giá, nhà tâm ly sử dụng thêm các trắc nghiệm/thang đo cụ thể dé kiểm tra và táikhang định giả thuyết ban đầu Cụ thé đối với rồi loạn lo âu dé hỗ trợ quá trình đánhgiá các biểu hiện, triệu chứng hoặc rối loạn đi kèm có thé sử dung: Thang đánh giá
Lo âu Zung, Thang tự đánh giá trầm cảm PHQ- 9, Trắc nghiệm tâm lý Rorschach,Thang đánh giá lo âu GAD -7, Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh - PSQI
Thang đánh giá lo âu Zung:
Thang đánh giá lo âu Zung (Zung William, 1971) đánh giá dấu hiệu lo âu ởngười bệnh Thang được thiết kế gồm 20 câu với nội dung nhằm đánh giá tình trạng
14
Trang 22sức khỏe dựa trên 4 mức độ:
1 Tinh trạng không có hoặc không đáng kế
Tổng số điểm trên 40 trở lên được xem là có rối loạn lo âu
Thang tự đánh giá trầm cảm PHQ -9:
Thang đánh giá tram cảm PHQ-9 (Patient Health Questionnaire - 9) do Spitzer,Williams và Kroenke thiết kế để sang lọc và theo đõi dap ứng điều trị tram cảm Đốivới điểm số sau khi làm bộ câu hỏi PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng (William, 2014) Thang đo này gồm 9 câuhỏi đánh giá trạng thái trong 2 tuần của bệnh nhân dựa trên 4 mức độ:
1 Không ngày nào (0 điểm)
2 Vài ngày (1 điểm)
3 Hơn nửa số ngày (2 điểm)
4 Gần như mọi ngày (3 điểm)
Thang đánh giá lo âu GAD -7:
Thang đánh giá lo âu GAD 7 (Spitzer,2015) được phát triển bởi Spitzer vàcộng sự, được nhóm nghiên cứu bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng dịch, hiệu đính vàchuẩn hóa GAD -7 dựa trên các tiêu chí chân đoán về lo âu được mô tả trong DSM
15
Trang 23- IV Thang đo yêu cầu bệnh nhân trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đềtrong hai tuần vừa qua dựa trên 4 mức độ:
1 Không ngày nào
2 Vài ngày
3 Hơn nửa số ngày
4 Gần như mọi ngày
Xử lý kết quả: Cho điểm theo mức độ mà bệnh nhân lựa chọn: Không ngàynào tương ứng 0 điểm, mức 2 là 1 điểm, mức 3 tính là 2 điểm và mức 4 gần như mọingày được tính 3 điểm Tổng điểm sẽ cho biết mức độ lo âu mà bệnh nhân báo cáonhư sau:
Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh gồm 19 câu dựa trên 7 phương
diện: chất lượng giác ngủ dựa trên cảm nhận của bệnh nhân, độ trễ so với giấc ngủ
bình thường, thời gian ngủ lâu hay ngắn, hiệu quả của giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, sử
dụng thuốc có giúp dé ngủ hơn không, rối loạn chức năng ban ngày (Smyth, 1999)
Bài đánh giá từ câu số 1 - 4 người bệnh có thé chủ động điền khoảng thời gian
mà bản thân cảm thay phu hop Cau số 5, 7, 8 và 10 có thé lựa chon một trong 4phương án: không gặp phải trong tháng vừa rồi; Ít hơn 1 lần/tuần; 1 hoặc 2 lần/tuần;Nhiều hơn 2 lan/tuan Đối với câu số 6 bệnh nhân có thé chon 1 trong các đáp án như:Rất tốt, khá tốt, khá tệ, rất tệ Câu số 9 có thé lựa chon 1 trong các phương án như:Không có vấn đề gì; Hơi có van đề một chú; Kha có van dé; Rất có van dé
Thang đánh giá cho kêt quả diém càng cao, chỉ báo roi loạn giâc ngủ cảng nặng.
16
Trang 24Kết quả:
0— 5 điểm: Không có van đề giấc ngủ
6 - 10 điểm: Có van đề về ngủ hơn mức bình thường
11 - 12 điểm: Có vấn đề về ngủ hơn mức nhẹ
13 - 15 điểm: Có van dé về ngủ hơn mức trung bình
16 - 24 điểm: Có vấn đề về ngủ hơn mức nghiêm trọng
1.5.2 Các phương pháp can thiệp
1.5.2.1 Giới thiệu can thiệp nhận thức - hành vi
Can thiệp Nhận thức - Hanh vi (Cognitive Behavior Therapy - CBT) được kháiniệm là phương pháp điều trị ngắn hạn tập trung chủ yếu vào kỹ năng giúp thay đổicác phản ứng cảm xúc không tốt thông qua thay đổi suy nghĩ, hành vi của thân chủ.CBT bắt nguồn từ lý thuyết hành vi của B F Skinner và Joseph Wolpe cho rằng thayđổi hành vi sẽ thay đối cảm xúc và nhận thức
Vào những năm 60, Aaron Beck đã phát triển một hình thức can thiệp tâm lýhướng tới giải quyết các van đề hiện tại của thân chủ, điều chỉnh suy nghĩ và hành virỗi loạn chức năng (Beck, 1964) Ông gọi liệu pháp này là “liệu pháp nhận thức", ông
và nhóm nghiên cứu dần nghiên cứu và điều chỉnh liệu pháp dé phù hợp hơn với đadạng các vấn đề của thân chủ, nhưng bản thân giả định các lý thuyết vẫn không thayđôi Mô hình của Beck điều trị dựa trên công thức nhận thức, niềm tin và chiến lượchành vi đặc trưng cho một chứng rối loạn cụ thé (Alford & Beck, 1997)
Việc điều trị dựa trên khái niệm hoá hoặc sự hiểu biết của từng bệnh nhân dựatrên niềm tin và mô hình hành vi của họ Nhà can thiệp dựa trên các kỹ thuật hỗ trợtạo ra sự thay đổi nhận thức - hay còn gọi là sự thay đôi trong hệ thống suy nghĩ vàniềm tin của thân chủ dé mang lại sự thay đồi lâu dài về cảm xúc và hành vi
Một số hình thức can thiệp nhận thức - hành vi khác có chung đặc điểm tương
tự như liệu pháp Beck như Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý - REBT (Ellis, 1962),liệu pháp chấp nhận cam kết (Hayes, Follette & Linehan, 2004), liệu pháp Can thiệp
đa phương diện (R Lazarus) Tuy nhiên mỗi liệu pháp lại nhắn mạnh đến khái niệm vànhững kỹ thuật điều trị khác nhau Thông qua đó chúng đều cung cấp những mô tả
17
Trang 25phong phú và đem lại nhiều đáp ứng tích cực trong điều trị và phòng ngừa đa dạng các
ri loạn khác nhau, đặc biệt là rối loạn lo âu và tram cảm (Hofmann & Smits, 2008)
Vào những năm 1970, Beck và những cộng sự đã nghiên cứu về sự lo âu, ôngthấy răng những bệnh nhân lo âu cần có những đánh giá nguy cơ của các tình huốnggây sợ hãi để có thể kiểm tra những dự đoán tiêu cực của mình về hành vi Từ đó môhình nhận thức đã được hoàn thiện cho từng rỗi loạn lo âu khác nhau, các nghiên cứukết quả đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng rối
loạn lo âu (Clark & Beck, 2010).
Mô hình hình nhận thức đề xuất rằng suy nghĩ rối loạn chức năng ảnh hưởngđến tâm trạng và hành vi của thân chủ là phô biến đối với tat cả các rỗi loạn tâm lý.Khi mọi người học cách đánh giá suy nghĩ của mình theo cách thực tế và thích ứnghơn, họ sẽ thấy có sự cải thiện về trạng thái cảm xúc và hành vi của mình Dé cải
thiện lâu dai tâm trạng và hành vi của thân chủ, các nhà can thiệp nhận thức - hành vi
có những can thiệp ở mức độ nhận thức sâu hơn, họ làm việc với niềm tin cơ bản củathân chủ về bản thân, thế giới của họ và những người xung quanh Sửa đổi niềm tinrôi loạn/niềm tin phi lý của họ tạo ra sự thay đối lâu dài hơn khi những suy nghĩ tiêucực được xây dựng từ những niềm tin phi lý được thay thế bằng những suy nghĩ, niềm
tin mới phù hợp hơn Việc can thiệp cũng khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của thân
chủ, khả năng hình thành mối liên kết can thiệp mạnh mẽ, động lực thay đổi, kinh
nghiệm ứng phó của họ trước những tình huống gây stress,
1.5.2.2 Quy trình thực hiện liệu pháp nhận thức - hành vi bằng phương pháp hành
vỉ - cảm xúc hợp lý
Phương pháp hành vi cảm xúc hợp ý (Rational Emotive Behavior Therapy
-REBT) do Albert Ellis xây dựng năm 1962 dựa trên quan điểm cho rằng vấn đề của
thân chủ là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù
hợp gây ra REBT yêu cau thân chủ đối mặt, thách thức niềm tin phi lý, thuyết phục
họ thay thế những niềm tin khiến họ nghĩ không tốt về bản thân, khiến họ có những
cảm nghĩ và trạng thái tiêu cực, khó chịu.
18
Trang 26Mô hình REBT được gọi tắt là mô hình ABC, trong đó:
F (New feeling): cảm xúc mới.
Dựa trên mô hình trên, nhà can thiệp hỗ trợ thân chủ nhận diện, theo dõi và
điều chỉnh hành vi phù hợp Điều cần nhắn mạnh trong can thiệp, nhà can thiệp hỗtrợ thân chủ lặp lại quá trình tạo suy nghĩ với và củng cố hành vi hành vi nhiều lần déxây dựng cảm xúc và niềm tin mới phù hợp hơn Nhà can thiệp cần hỗ trợ nâng đỡ
dé thân chủ nỗ lực vượt qua vùng an toàn, cảm giác khó chịu dé phá bỏ những khuônmẫu hành vi cũ chưa phù hợp dé thiết lập niềm tin mới
1.5.2.3 Một số kỹ thuật can thiệp trong liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT)
CBT có nhiều kỹ thuật hiệu quả trong can thiệp rồi loạn lo âu, tham khảo theotác giả Nguyễn Thị Minh Hang (2017), có thể ké đến các kỹ thuật sau:
- _ Giải quyết van đề: Day là phương pháp giúp thân chủ xác định điều gì khiến họ
rơi vào trạng thái lo âu, căng thăng Xác định những cảm xúc có thể ảnh hướngđến việc họ giải quyết vấn đề hiệu quả
- Tai cấu trúc nhận thức: Kỹ thuật này dựa trên giả định cảm xúc tiêu cực là hệ quả
của niềm tin, nhận thức sai lệch so với thực tế vốn có Nhà can thiệp hướng dẫnthân chủ thay đổi kiểu tư duy thông qua chỉ ra những bằng chứng không hợp lýtrong lỗi tư duy của thân chủ
- Ky thuật câu hỏi tranh luận: Trong quá trình đối thoại, người tham gia tự nhận ra
những lỗ hồng trong quan điểm, lập luận mà ban đầu họ vốn rất tự tin, chắc chắn.
Kết thúc cuộc đối thoại, người tham gia đối thoại có thé sẽ cảm thấy hơi “hoang
mang”, hoải nghi vê những niêm tin von có va từ đó hình thành những hiêu biệt mới.
19
Trang 27Kích hoạt hành vi: Dựa trên mối quan hệ giữa hành vi, cảm xúc; kỹ thuật nàynhằm giúp thân chủ hoạt động, hạn chế thời gian nhàn rỗi, tăng giá trị của bảnthân, tăng cảm xúc tích cực HV cùng thân chủ xác định hoạt động yêu thích, xâydựng kế hoạch thực hiện hành vi hợp lý và khả thi, đi kèm là sự cam kết thực hiện
từ thân chủ Kỹ thuật này phù hợp với thân chủ có rỗi loạn tram cam, nghiện chất,rối loạn ăn uống ; tuy nhiên trong trường hợp luận văn này, để gia tăng giá tribản thân cho thân chủ, kết hợp liệu pháp kích hoạt hành vi là phù hợp
Bài tập về nhà: Tuy đây không phải kỹ thuật trong nhóm CBT nhưng khi kết hợpvới can thiệp CBT cho kết quả đáp ứng tốt ở thân chủ so với nhóm không làm baitập về nhà (Kazantzis, Whittington & Datillio, 2010) Bài tập về nhà phù hợp tạo
cơ hội cho thân chủ tự giáo dục thêm, thu thập dữ liệu (theo dõi cảm xúc, hành
vi), kiém tra những suy nghĩ và niềm tin của họ, thực hành nhận thức và thực hiệncác kiến thức đã học được trong buổi can thiệp
Ghi lại và củng cố: HV hướng dẫn thân chủ ghi lại hành vi, cảm xúc của mình détìm ra những tiến bộ của bản thân, từ đó tạo động lực, niềm tin vào can thiệp chonhững sự thay đối tiếp theo
Nhóm kỹ thuật thư giãn:
Kỹ thuật thư giãn có tác dụng hỗ trợ giảm lo âu, căng thăng HV hướng dẫn TC
những kỹ thuật trong mỗi buổi can thiệp và giao bài tập ôn lại những kỹ thuật thư
giãn tại nhà dé TC tập thói quen thư giãn khi lo âu xuất hiện
Thư giãn thông qua thở sâu: Kỹ thuật phô biến nhất là thở bụng, kỹ thuật hộp thỏ,
thở 4 thì.
Thư giãn bằng âm nhạc: Sử dụng những bản nhạc thư giãn, giai điệu chậm vànhẹ nhàng tác động lên hệ thần kinh giúp chậm nhịp tim, điều hòa nhịp thở.Nếu khó lựa chọn bản nhạc yêu thích cho thê nghe giai điệu có nhịp độ 60 —
80 nhỊp/phút.
Thư giãn 8 nhóm co: Thư giãn nhóm cơ hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, giảm cảm
giác căng cứng và mỏi mệt về mặt cơ thể HV hướng dẫn TC căng - chùng các
nhóm cơ trên cơ thê.
20
Trang 28- Thy giãn bằng hình thức đi bộ bên ngoài: TC đi dạo khoảng 20 phút ngoài trời
hoặc trong công viên giúp giảm căng thang và 6n định nhịp thở cũng như nhịp
tim, tận hưởng thiên nhiên cũng giúp giảm cảm giác “bí bách” gây lo âu.
Tiểu kết chương 1Trong chương 1, tôi đã hệ thống khái niệm căn bản, tổng quan nghiên cứu vềrôi loạn lo âu, nghiên cứu về đáp ứng của can thiệp CBT đối với rối loạn này bởi cácnhà khoa học thế giới và các nghiên cứu tại Việt Nam Nhìn chung vấn đề lo âu vẫnluôn dành được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu
Thông qua các nghiên cứu về can thiệp lo âu đã trình bày trong phần tổngquan, tôi nhận thấy CBT là phương pháp được ưa chuộng và có đánh giá về hiệu quảcao đối với rồi loạn lo âu Điều này được nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy vàcộng sự (2017) chứng minh qua nghiên cứu can thiệp trị liệu CBT trên 20 trẻ có rốiloạn lo âu cho thấy sự thuyên giảm về triệu chứng và đáp ứng tót với trị liệu Tuy vậytrong quá trình thực hành, các nhà can thiệp vẫn cần vận dụng sự nhạy cảm lâm sàng,
sự linh hoạt dé lựa chọn kỹ thuật, cách thức can thiệp phù hợp với từng cá nhân thânchủ cụ thể
Trong nghiên cứu này, tôi thống nhất sử dụng định nghĩa lo âu theo DSM - 5:
“Rối loạn lo âu bao gồm các rối loạn chung có đặc điểm là sự sợ hãi, lo âu quá mức,
không có nguyên nhân hợp lý, do tâm lý chủ quan của người bệnh và không được lý
giải tốt hơn do bệnh tâm thần nào khác hoặc do nguyên nhân thực thê Sợ hãi là phảnứng đối với mối đe dọa sắp xảy đến trước mặt hoặc mối đe dọa nhận thức được, baogồm sự tăng kích thích dé chuẩn bị cho phản xạ bỏ chạy hoặc chống trả Lo âu là dựđoán về mối đe dọa trong tương lai, thường đi kèm căng cơ bắp, tăng cảnh giác, hành
vi né tránh đo lường trước về mối nguy hiểm.”
Bên cạnh đó, tôi cũng đã hệ thống những định nghĩa, lý giải về lo dưới góc
nhìn đa dạng các trường phái, đặc biệt là trường phái Can thiệp nhận thức - hành vi
và những kỹ thuật cụ thé của trường phái này
21
Trang 29Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG
HỢP CÓ TRIỆU CHỨNG LO ÂU
2.1 Thông tin về thân chủ
2.1.1 Thông tin hành chính
Tên thân chủ: H Năm sinh: 2007 - 16 tuổi
Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh
Trình độ học vấn: Học sinh lớp 10 trường THPT chuyên
Nơi sinh: Một thành phố lớn miền Bắc
Hoàn cảnh gia đình: Là con thứ hai trong gia đình 3 người con, thân chủ có anh đang
là sinh viên năm cuối và em gái 8 tuôi
2.1.2 Hoàn cảnh gặp gỡ
Thân chủ nhận thay bản thân có nhiều điều bat ôn kết hợp với tìm hiểu thôngtin trên các trang mạng về rối loạn lo âu và hoảng sợ nhận thay ban than có nhữngđiểm tương đồng với rối loạn này nên thân chu quyết định chủ động tìm kiếm sự giúp
đỡ Thân chủ và nhà tâm lý được kết nối thông qua một trang mạng facebook, bố mẹthân chủ không biết về quyết định này của thân chủ Sau khi trao déi dé tiến tới buổigặp mặt đầu tiên, nhà tâm lý cũng chia sẻ về các vấn đề đạo đức khi thực hiện hỗ trợ
và cần sự hỗ trợ từ phía gia đình dé quá trình can thiệp đạt hiệu qua tốt hơn, thân chủ
đã đồng ý chia sẻ về quyết định của muốn tìm trợ giúp và nhận được sự ủng hộ từ
phụ huynh.
Lý do thân chủ muốn hỗ trợ tâm lý: Thân chủ thấy mình có nhiều biểu hiện lo
âu và căng thắng Em cảm thấy mình có khả năng bị rối loạn lo âu do hay có nhữngcơn nôn nao, người run lên khi căng thắng quá mức Có những hôm em thức đến 3giờ sáng do cứ bồn chén, suy nghĩ nhiều đến điểm số, suy nghĩ của người khác về
mình, áp lực từ phía gia đình Sự lo âu này của em xuất hiện từ những năm học cấp
hai nhưng thời gian gần đây em thấy xảy ra thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống nên em tìm hiểu từ trang mạng và bạn bẻ, đưa ra quyết định tìm đến
nhà tâm lý.
22
Trang 30An tượng ban dau: Trong buôi gặp đầu tiên H đến trong trang phục khá gongang, áo phông phối cùng quan âu caro Cách em đi lại và dáng ngôi đều nhẹ nhàng,
có gắng ít phát ra tiếng động nhất có thé Em dé tóc dai hơi bồng bénh, che một phangương mặt Em chỉ ngồi 1⁄4 ghế, hoi gồng người, không thả lỏng, đôi tay em thường
xuyên năm chặt hoặc xoắn với nhau khi nói chuyện Em luôn dé tay trén dau gối, it
sử dung ngôn ngữ co thé khi nói chuyện Ban dau khi nói chuyện và giới thiệu bảnthân em nói nhỏ và chậm nhưng khi bắt đầu chia sẻ về những lo âu của em thì em nóilắp bắp Buổi đầu tiên em nhăn mày nhiều, nét mặt lo âu, dé nhiều mồ hôi, thườngxuyên phải dùng khăn giấy thắm mồ hôi ở tay
2.1.3 Các vấn đề đạo đức
Trong tiếp cận ca lâm sàng: Nhà tâm lý tôn trọng những mong muốn, lo âucủa thân chủ Thân chủ được phô biến về nguyên tắc bảo mật thông tin Thân chủ vànhà tâm lý đã hoàn thiện thỏa thuận tham gia nghiên cứu và thỏa thuận về can thiệp
Trước khi ghi lại thông tin qua ghi âm hoặc chụp hình trong các phiên làm việc nhà
tâm lý đã xin phép và nhận được sự đồng ý từ thân chủ Trong quá trình làm việc nhàtâm lý trung thực trong việc giới thiệu về kinh nghiệm, năng lực của bản thân
Trong việc sử dụng công cụ đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá: nhà tâm
lý sử dụng thang đánh giá kết hợp với quan sát, hỏi chuyện lâm sàng đề đánh giá mức
độ của vấn đề một cách chính xác nhất
Trong quá trình hỗ trợ: Nhà tâm lý tôn trọng thân chủ, nguyên tắc bảo mật và
thực hiện ca dưới sự hướng dẫn và giám sát của nhà tâm lý giám sát Trong quá trình
hỗ trợ nhà tâm lý tập trung vào những điểm mạnh, sở thích và nguồn lực của thân chủ
dé xay dung tién trinh hé tro phù hợp Khi tinh trạng thân chủ ồn hơn, tiến trình canthiệp chuyền sang giai đoạn giãn lịch và theo dõi, hỗ trợ sau can thiệp giúp thân chủđảm bảo khả năng tự chủ và hòa nhập.
2.2 Đánh giá
2.2.1 Kết quả hỏi chuyện lâm sang
a Thông tin thân chủ cung cấp
Quá trình phát triển về thể chất và tỉnh thần
23
Trang 31Thân chủ phát triển bình thường như các bạn đồng trang lứa, trong quá trìnhnuôi dưỡng và lớn lên thân chủ hay đau dạ dày Trước đây thân chủ chưa từng di
khám, trong gia đình có bố là người dé mat kiểm soát về cảm xúc Khoảng thời giankhi ôn tập lên lớp 10 đến nay thân chủ có thừa nhận hay sử dụng cà phê dé giúp tinhtáo và tăng hiệu quả tập trung khi làm việc, trung bình mỗi tuần thân chủ uống 4 cốc
cà phê.
Thông tin về gia đình thân chủ
TC là con thứ % trong gia đình có 3 người con Bố TC 47 tuổi, từng là côngchức đã xin về hưu, hiện đang kinh doanh Mẹ 46 tuổi, là kỹ sư TC có anh trai 21tudi đang là sinh viên năm cuối, em gái TC 7 tuổi hiện dang học cấp 1 TC đánh giámức kinh tế gia đình ở mức trung bình khá
TC chia sẻ mỗi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ít có sự gắn kết TCtrong buổi đầu không chắc chắn về tuổi và một số thông tin về thành viên gia đình
TC thân với mẹ và anh trai hơn Tuy nhiên TC thường không chia sẻ/tâm sự các khó khăn với thành viên gia đình.
TC nhận thấy bố là người nóng tính, hay cau, cũng chiều các con “chiều theokiểu vật chất sẽ đáp ứng đầy đủ” Phong cách dạy con theo TC nhận xét là cứng nhắc,
có xu hướng hơi bạo lực (đánh hoặc bạo lực ngôn từ) “Bồ em là kiểu cũng khó kiểmsoát cảm xúc Còn quan tâm đến con cái thì càng không, điều bố em quan tâm là con
có an toàn không hay như nào, chứ không quan tâm đến trạng thái hay tình trạng,hoạt động của con Thậm chí bố em còn đã từng không biết em học lớp may.”
Mẹ TC là người quan tâm đến học hành của các con, bù lại những phần bố
không quan tâm Mẹ quan tâm nhiều đến học tập, cuộc sống Mối quan hệ giữa hai
bố mẹ từng có thời điểm không tốt, có nhiều xích mích khiến mẹ phải bỏ về nhà
ngoại Hiện tại thì bố đã lắng nghe mẹ hơn và mối quan hệ gia đình đã được cải thiện.
Theo TC bồ mẹ “còn ở lại với nhau” là vì con cái Theo TC, mẹ luôn “tiêm” vào đầu
TC rằng không được yêu con trai, nếu không mẹ sẽ không vượt qua được Điều này
được mẹ nhấn mạnh nhiều lần, từ khi TC còn nhỏ TC lý giải mẹ có thái độ cực đoan
24
Trang 32như vậy là do trong họ hàng đã từng có anh công khai mối quan hệ với bạn trai nhưngkhông có kết cục tốt nên mẹ sợ.
Mối quan hệ anh trai và TC không quá thân thiết Hai anh em thường tròchuyện về các chủ đề chung, vẫn có thể chuyện trò nhưng không đủ thân thiết để TCchia sẻ các vấn dé/kho khăn của mình “Chứng em chỉ chia sẻ những gì là bê nồithôi” TC nhận xét anh mình trẻ con, thiếu chín chắn, thường hay có những hành động
bộc phat, buột miệng không ý thức được hậu quả “Khi ma em đánh giá từ những
hành động day thì một người trưởng thành sẽ không làm thé.”
Em gái TC là người nhõng nhẽo, được bố mẹ chiều và hay làm hộ TC khôngthân thiết nhiều với em Thời gian gần đây em hay to tiếng và cáu gắt, TC cho răng
em gái học tập mình.
Thái độ của TC khi ở nhà: Hay cáu gắt và to tiếng với mọi người TC nói bảnthân không quan tâm nhiều đến gia đình, luôn muốn đầy mọi người ra khi mọi ngườiquan tâm, hỏi han nhiều
Những sự kiện trong quá trình phát triển
Khoảng thời | Từ khi có H, bố thay đổi thái độ khi ứng xử với mẹ, hay mắng chửi mẹ,gian mẫu giáo | xưng mày tao Mẹ có biểu hiện khá bất ngờ, bàng hoàng trước sự thay(3-6 tudi) | đổi của bố
H chia sẻ có nhiều lần bố đi làm về cáu gắt với mẹ H sợ khi bố cáu gắt
và hung dữ nên có xu hướng né tránh bó H chia sẻ khi bố thấy H không
Trong một lần H có bị thương ở tay do mẹ bat cân làm kẹp cửa Sợ bốphát hiện nên H nói bị thương ở trường Theo H, bồ lên trường hỏi giáoviên, gây căng thắng nhưng giáo viên nói sự việc không xảy ra ở trường
Về nhà bố có tra hỏi H, H nói là do mẹ làm H còn xin bố đừng đánh
mẹ “Em lúc đó còn nói nhưng bô phải hứa là không được đánh mẹ.”
25
Trang 33TC chia sẻ năm lớp 3 (8 tuổi) cho rằng mình có cảm tình với bạn cùnggiới và bắt đầu thấy lo âu bị bố mẹ phát hiện H cũng chia sẻ cấp 1 không
có gì đặc biệt nôi trội
Lớp 4 (9 tuổi), mẹ có sinh em gái TC cũng khá quý em Mọi ngườitrong gia đình xoay quanh em gái khá nhiều
TC cũng không còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa của trường
TC dan nhận ra các ban ở lớp hay dé ý và trêu chọc về dang đi của TC
26
Trang 34Cuối cấp 2 | TC lo mọi người nghĩ gì về mình, sợ bị phán xét.
(lớp 8-9) | TC chia sẻ bố mẹ thé hiện thái độ không ủng hộ đồng tính Ngăn cam
Từ 13-15 | thân chủ “không được nữ tính”, “không yêu con trai”.
tudi Thời gian này nghỉ dich Covid, TC ở nhà hoc online là chủ yếu TC tiếp
xúc nhiều hơn với gia đình và thấy có nhiều sự mâu thuẫn
Cuối lớp 8 bố TC xin nghỉ việc và rời khỏi cơ quan Bố chuyển sangngành nghề kinh doanh
Mối quan hệ với gia đình cũng có sự xa cách dần khi TC dành nhiềuthời gian hơn ở trường và các lớp học thêm dé ôn thi cấp 3
TC chia sẻ trong lớp có chơi hòa đồng cùng các bạn nhưng thấy mìnhkhông thuộc về nhóm nào Các bạn đều có nhóm chat riêng nhưng bản
thân mình thì không.
TC tham gia hoạt động CLB và có quen biết một bạn nam Sau đó cảhai tìm hiểu khoảng 1 tháng thì mối quan hệ cham dứt TC cảm thấymình có nhiều suy nghĩ tiêu cực, thay biéu hiện lo âu rõ rệt Thông quađộng viên từ bạn bè nên đã tìm đến trợ giúp tâm lý
Những thông tin về vẫn đề
*Lo âu liên quan đến suy nghĩ của người khác về mình
TC nhận thấy sự nghi ngờ về bản dạng giới của mình nổi trội từ khi hoc cấphai, đặc biệt khi lên lớp 9, lớp 10 thì van đề của TC càng lúc càng rõ ràng TC cảmthấy lo âu không biết mọi người nghĩ gì về bản thân mình TC nhận ra mình có xuhướng thích bạn đồng giới nên luôn cố gắng “che giấu” “thay đổi” bản thân dé trở
nên nam tính hơn TC sợ người khác phán xét ban thân thông qua dang di, cử chỉ
-điệu bộ, giọng nói và những hành động của minh TC cảm thay không dám thé hiện
bản thân mình trước người khác vì lo âu bị phán xét và bị nói xâu.
27
Trang 35“Tike là trong các hành động và cách ứng sự của em, em đã cô gang thay doirất nhiễu, chính con người em, thậm chí giọng noi hiện tại cũng đã được thay đổi mọithứ rồi Cái bước đi của em cũng kiểu gượng gạo Em lo âu đến mức mà em lo bước
đi của em không được bình thường Tại vì em sợ là bước di của em nó sẽ bộc lộ gi
đấy nó không được ờm nó không được nam tính, không được này kia Xong rồi mọingười sẽ lại tiếp tục phán xét, sẽ lại nói này kia Xong rồi là di hoặc ờm gọi là em
lo âu từ dáng đi cho, từ cách nói chuyện, thậm chí là nét mặt này nọ em không muốnthể hiện quá nhiễu ”
TC lo âu không có định va TC luôn cần thận trong từng lời nói, cử chi, trongmối quan hệ với người khác, đặc biệt là mối quan hệ tình cảm TC luôn cảm thấykhông an toàn, luôn thấy lo đối phương sẽ rời bỏ nên đã nhiều lần cố găng níu giữnhưng không có kết quả
“Em quay lại vòng lặp cũ là thấy lo âu là "bạn dy đang nghĩ gì về mình?" nên
em không dám thé hiện gi cả Hay là kiểu em nói chuyện cũng ngại, nói gì lắp bắpxong rồi khi nói âm lượng của em không được to, thời điểm hiện tại em vẫn bị thế
Em nói các thứ nó vẫn bị nhỏ đi, có nghĩa là ờm em sợ là người ta sẽ để ý đến mình
Cứ một hành động nào day ma kiéu minh không được tốt này nọ, không được ừmgọi là như hình tượng mà người ta muốn thì người ta sẽ bỏ mình đi.”
Sau khi cham dứt mối quan hệ tìm hiểu, TC lo bạn B sẽ đi “thao túng” nhữngbạn bè chung của cả hai, khiến cho họ nghĩ TC là người tệ, tiêu cực và ngừng chơi
cùng TC.
*Lo âu về kết quả học tập
TC sống trong gia đình gia giáo có bố mẹ và anh trai đều có học lực và nănglực cá nhân tốt nên TC cảm thấy phải cố gang dé bản thân không có sự thua kém,
muốn khang định bản thân minh TC cũng có áp lực học tập từ phía gia đình và từ
chính bản thân TC đặt ra cho mình Trong quá trình học tập TC có chia sẻ nhiều lần
xuất hiện những cơn lo âu khiến người rung lên, thở gap và bồn chỗn.
“Về chuyện thi cử này, khi mà thi cử thì lo âu là chuyện bình thường thôi Thể
nhưng mà em cam thay em lo âu quá mức Cai nay là kiêu nêu mà em không làm thì
28
Trang 36em sẽ rất rất dy nay, rất rat bứt rut, không thể chịu được luôn ý Em nhớ đợt ôn thi
em đã gọi là học đến tận 3 giờ sáng roi Nhưng mà đôi lúc em nam trên giường emvẫn cảm thấy rất là bất an ý Cũng sợ trượt này nọ, xong rồi em lại dậy Em tiếp tụclướt podcast để nghe, em tiếp tục hoc flashcard, em tiếp tục đâm dau vào học tiếp
Em cảm thấy chỉ cần ngừng thôi là em sẽ trượt.”
Về van dé học của bản thân, TC chia sẻ những thành tựu mình đạt được như đỗlớp Chuyên, có thành tích tốt trong lớp chỉ là do chăm chỉ học chứ bản thân không giỏi
*Van dé về mối quan hệ trong gia đình
TC chia sẻ ban thân không có sự gan kết với các thành viên khác trong giađình nên khó khăn khi chia sẻ những khó khăn của bản thân TC thường né tránh tiếpxúc với những thành viên khác Khi về nhà TC luôn cảm thấy mình trở nên nóng giận
và khó kiềm chế cảm xúc TC lo bản thân mình sẽ giống bó Hình ảnh người bố trongmắt TC là người dễ nóng giận, ngông cuồng và sẵn sàng trút giận lên bất kỳ ai TC
cảm thấy sợ hãi và đe dọa, thậm chí bật khóc trong một lần khi bố to tiếng.
Trong gia đình TC không cảm nhận được sự nâng đỡ từ bó, bố thường xuyênchỉ trích TC Mẹ TC là người chăm sóc chính cho các con Mẹ thường xuyên đề cậpđến van đề xu hướng tính dục của TC “Um em nghĩ người phản ứng mạnh nhất sẽ là
mẹ em.” “Thi mẹ em tiêm vào dau em từ nhỏ là nếu thích thì đừng thích con trai này
nọ, trong dòng họ cua em cũng co một anh như thé xong kết cục no rat là tệ.” “Thếnên em nghĩ là từ câu chuyện như thé và những thứ khác nữa khiến mẹ em kiểu càng
ác cảm hơn về van dé giới tính Xong hằng ngày mẹ tiêm vào dau em là “Mày yêu aiđừng yêu con trai day, mày yêu thằng nào là tao ngất day, tao shock day không không
vượt qua được đâu ”
Với anh trai TC cũng khó chia sẻ những khó khăn của bản thân vì theo TC anh
là “người không chín chắn” thường “vạ miệng” và gây nhiều rắc rối cho TC, TC
thường chỉ chia sẻ những chuyện vặt với anh.
TC cũng lo âu em gái dần học theo mình khi có những cơn ăn vạ và cáu gắt
giống hệt mình
29
Trang 37*Van dé về mối quan hệ bạn bè:
TC khó khăn khi thiết lập những mối quan hệ bạn bè thân thiết, luôn cảm thaykhó khăn khi chia sẻ sâu hơn về bản thân mình TC chỉ có một bạn thân ở khác trường
Các bạn khác trong lớp TC chỉ chơi mỗi nhóm một chút.
“Mi quan hệ bạn bè của em nói thật thì em cũng gặp vấn dé với ban bè Cóthể do giới tính Em cũng không thoải mái khi chơi với các bạn nữ, em cũng thấy cácchủ dé các bạn con trai nói nó cũng không han thú vị, nó không thú vị với em Thểnên là em cũng day các bạn kia ra, em cũng không chơi theo nhóm Em cũng khôngmuốn bản thân bị nhìn thấy đang bao bọc bởi quá nhiễu người con gái trong mộtnhóm như thế Nên em hay chơi lẻ với các bạn bè khác nữa ”
TC thấy mình cô đơn vì không có hội nhóm thuộc về mình Các bạn bè trênlớp của TC đều chào đón TC chơi chung nhóm, tuy nhiên vì TC luôn giữ vẻ dé chừngnên các mối quan hệ không thân thiết “Em di ăn các thứ chung với các bạn ấy, nhưngđến khi em nhận ra thì hau như tat cả các bạn trong lớp đều thêm nhau vào nhómnào đấy roi Và em nhìn lại thấy em chả ở trong nhóm nào ca.”
Trong mối quan hệ với câu lạc bộ dù là trưởng nhóm của một dự án nhưng TC
chia sẻ mình thường bị áp bức, khó khăn khi nói lên quan điểm của bản thân TCthường xuyên cảm thấy bị các thành viên khác trong nhóm “lắn lướt” mình TC thấy
rằng mình luôn chịu thiệt nhưng không muốn tranh luận vì sợ nổi nóng sẽ khiến các
bạn không còn chơi cùng minh và nghĩ mình là người tệ.
d Thông tin về sức khỏe tâm thần
Hoạt động chức năng:
- Giac ngủ: Chất lượng giấc ngủ kém, TC có rối loạn giấc ngủ, khó vào giấc
-_ Khi gặp những lo âu, căng thăng TC xuất hiện những biểu hiện rõ về mặt cơ
thé: cả người run lên, d6 mồ hôi tay chân, tim đập nhanh, thở gap Những triệuchứng nay khiến TC khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và học tập.Giao tiếp xã hội
Dé tóc xué xòa che khuôn mặt, luôn phải cam theo khăn giấy vì ban thân chảy
nhiêu mô hôi tay.
30
Trang 38Luôn phải chú ý đến dáng đi, cử chỉ - điệu bộ của bản thân, đôi lúc khiến bước
đi cứng nhắc Luôn phải gồng người, khó khăn thả lỏng bản thân, chỉ sợ thả lỏng dùchỉ một chút cũng khiến người khác nhận ra sự khác biệt của bản thân
Thường xuyên đi ra ngoài, né tránh tiếp xúc với các thành viên khác trong giađình Khi xuất hiện xung đột trong gia đình, TC có xu hướng trồn tránh và xuất hiệnnhững biéu hiện căng thăng về mặt cơ thé
Với bạn bè: Cố gắng né tránh xung đột, làm hài lòng những người xung quanh,thường hay so sánh mình với những người khác Không dám thê hiện bản thân mình
do cảm thấy không an toàn
Với bản thân: Thường xuyên đồ lỗi cho mình, có hành vi sử dụng đồ uống cócồn dé giải tỏa cảm xúc
Khi nói chuyện: TC thường nhăn mày, nhấp nhôm, cần thay đổi tư thé liên tục,hai bàn tay thường xuyên xoắn lại với nhau
Nhận thức
TC chia sẻ khó tập trung suy nghĩ các vấn đề, có nhiều dòng suy nghĩ “chạy”trong đầu, cứ suy nghĩ miên man về nhiều chủ đề, mất hứng thú làm việc Đôi lúccảm thấy hoảng loạn không biết nên làm gì, bỏ bê chăm sóc bản thân
Nhận thức về bản thân: TC thường xuyên dé ý đến những lời người khác nhận
xét về mình, từ đó suy nghĩ rất nhiều TC nghĩ mình xấu, mắt bé, mũi to, tổng thé
khuôn mặt không đẹp TC tự tỉ về ngoại hình của mình TC nghĩ mình không giỏi, tất
cả những thành tựu đã đạt được trong học tập chỉ là do chăm chỉ Bản thân khôngphải là người may mắn Khi gặp những thất bại trong thiết lập mối quan hệ bạn bè
và mỗi quan hệ tình cảm khiến TC nghĩ mình không phải là người may mắn, mình
sẽ không có được hạnh phúc.
TC luôn lo âu về suy nghĩ của người xung quanh về bản thân mình Lo âungười khác sẽ thấy “sự khác thường”, “sự ẻo lả”, “sự không nam tính” thông quadáng điệu của mình Lo âu người khác nghĩ mình là người kém cỏi, là người khôngtốt Lo sợ bị phát hiện bản thân là người đồng tính
31
Trang 39Dựa trên các thông tin hiện có, có thé thay các triệu chứng hiện tại: các biểuhiện lo âu, mat ngủ, khó khăn khi vào giấc thường xuất hiện trong tình huống căngthang có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của H Các ý nghĩ tự động ảnhhưởng lớn đến hành vi và duy trì tình trạng của H, H khó khăn khi thả lỏng, khôngdám thê hiện bản thân, thường xuyên lựa chọn ở một mình cũng làm giảm thời giantương tác, thiết lập mối quan hệ thân thiết của TC với những người khác đặc biệt là
gia đình và ban bè.
Điểm mạnh của thân chủ:
Thân chủ là người thông minh, có năng lực học tập tốt, có ý thức phát triển vànâng cao các kỹ năng cho bản thân mình TC là người sống tình cảm, biết quan tâm
va dé ý đến người khác Trong gia đình mẹ cũng tương đối ủng hộ TC đi theo địnhhướng thiết kế và những dự định của TC
TC nhận ra vấn đề của bản thân, mong muốn thay đổi trạng thái của bản thân.Đưa ra mong muốn và kỳ vọng can thiệp rõ ràng: mong muốn thay đổi suy nghĩ của
mình, cải thiện mối quan hệ; hợp tác và dễ chia sẻ câu chuyện với nhà tâm lý.
32
Trang 402.2.2 Chẩn đoán
- _ Nhận định ban đâu về vấn dé của thân chủDựa trên phân loại các thông tin và phân tích dựa trên danh sách vấn đề hiện
có, tôi nhận thấy TC có hai nhóm triệu chứng sau:
(1) Khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, khó vào giắc, dé mat tập trung, thường
xuyên lo âu về những thứ xung quanh: sợ người khác nghĩ xấu về mình, lo âu
về kết quả học tập, sợ không có được hạnh phúc, sợ bị đánh giá, sợ thể hiện
bản thân mình, sợ bị bỏ lại, sợ bị bỏ rơi.
(2) Khó khăn khi thiết lập mối quan hệ thân thiết, cảm thấy thiếu an toàn trong
các mối quan hệ, khó tin tưởng khi chia sẻ vấn đề của bản thân, né tránh mối
quan hệ với thành viên gia đình và bạn bẻ.
Khi xem xét nhóm triệu chứng, theo DSM - 5 có thé thay thân chủ đáp ứng
Các tiêu chuân Lo âu lan tỏa Băng chứng