Cụ thểnhư trong lĩnh vực kinh doanh, sự lan truyền của công nghệ số không chỉ đơn giản làmột xu hướng mà còn là một yếu tố quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp.Công nghệ thông ti
Tổng quan về doanh nghiệp
Giới thiệu về doanh nghiệp Jollibee
Lịch sử ra đời: Jollibee được thành lập vào năm 1975 và ban đầu chỉ bán một sản phẩm duy nhất là kem Đây chính là tâm huyết của nhà sáng lập kiêm chủ tịch Tony Tan Ông là con thứ 3 trong một gia đình nghèo khó có đến 7 anh chị em Tony Tan cùng các anh chị em của mình theo cha mẹ rời bỏ quê hương ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc để đến Philippines lập nghiệp Khi đến đây, cha của ông mở một cửa hàng ăn chay nhỏ tại thành phố Davao, nằm về phía nam của đất nước.
Tony Tan từng theo học ngành kỹ sư hóa chất Năm 22 tuổi, ông có cơ hội tham quan một nhà máy sản xuất kem và cuộc đời ông dường như thay đổi từ đó Với số tiền tiết kiệm của gia đình, Tony Tan mở 2 cửa hàng bán kem nhượng quyền của hãng Magnolia Dairy Ice Cream Khách đến các cửa hàng của ông, ngoài mua kem, còn thường hỏi về các món đồ ăn nóng Nhận thấy nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm đó đang ngày một tăng lên, ông bắt đầu bổ sung bánh hamburger và sandwich vào thực đơn và các món ăn này dần được ưa chuộng hơn cả kem.
Chính vì vậy, năm 1978, Tony Tan cùng gia đình quyết định ngừng hợp tác với thương hiệu Magnolia và chuyển đổi các cửa hàng kem do họ điều hành thành các cửa hàng đồ ăn nhanh với cái tên ban đầu là Jolibe sau đó được thay đổi thành Jollibee - có nghĩa là “chú ong vui vẻ”. hàng Jollibee tại Việt Nam Từ đó, thương hiệu Jollibee đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá rất cao của khách hàng tại Việt Nam Trong 3 năm trở lại đây hàng loạt những cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee đã tiếp tục ra đời và kiến tạo nên một làn sóng mới về mô hình kinh doanh nhà hàng thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam Đến hôm nay, Jollibee đã có hơn 100 cửa hàng tại Việt Nam trải rộng trên toàn quốc.
Sứ mệnh: Tất cả những gì mà chúng tôi phải làm là mang đến những hương vị tuyệt vời trong từng món ăn, mang lại niềm vui ẩm thực cho tất cả mọi người. Tầm nhìn:Là trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất tại Việt Nam Để thực hiện tầm nhìn này, Jollibee tập trung vào một số mục tiêu chính:
● Mở rộng mạng lưới cửa hàng: Jollibee đặt mục tiêu mở rộng 500 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2025.
● Đa dạng hóa sản phẩm: Jollibee không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
● Nâng cao chất lượng dịch vụ: Jollibee luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi đến với cửa hàng.
● Phát triển nhận diện thương hiệu: Jollibee tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng để nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Jollibee tin rằng, bằng cách thực hiện tốt các mục tiêu này, họ có thể trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất tại Việt Nam. Địa chỉ:139 phố Vĩnh Hồ, P Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt NamWebsite:https://jollibee.com.vn/
Fanpage:https://www.facebook.com/JollibeeVietnam/?locale=vi_VN
Cơ cấu tổ chức:Cơ cấu tổ chức của một cửa hàng Jollibee điển hình bao gồm các bộ phận sau: a Quản lý cửa hàng:
● Giám đốc cửa hàng: Chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động của cửa hàng, bao gồm: quản lý nhân viên, kiểm soát doanh thu, lợi nhuận, dịch vụ khách hàng,…
● Trợ lý giám đốc: Hỗ trợ giám đốc cửa hàng trong việc quản lý và điều hành hoạt động cửa hàng. b Hoạt động vận hành:
● Bộ phận bếp: Chịu trách nhiệm chế biến thức ăn và đồ uống theo tiêu chuẩn của Jollibee.
● Bộ phận phục vụ: Phục vụ khách hàng tại quầy và khu vực ăn uống.
● Bộ phận thu ngân: Thu tiền thanh toán từ khách hàng và quản lý quỹ tiền mặt.
● Bộ phận vệ sinh: Giữ gìn vệ sinh cho khu vực bếp, khu vực ăn uống và nhà vệ sinh.
Hoạt động của Jollibee Việt Nam
Tình hình phát triển của Jollibee:
Jollibee Việt Nam chủ động đưa ra các đối sách nhằm cải tiến mô hình kinh doanh, kịp thời thích ứng với các chính sách mới sau giãn cách vì Covid-19 Mạng lưới cửa hàng của Jollibee đã được phát triển đồng đều khắp cả nước từ trước đại dịch, không phát triển tập trung quá nhiều vào các đô thị lớn mà hệ thống phủ đều từ các thành phố lớn, nhỏ, thị xã gần như cả nước Do đó thời điểm đại dịch đạt đỉnh, doanh nghiệp vẫn có khả năng duy trì kinh doanh một cách linh hoạt theo chỉ thị "giãn cách xã hội" ở từng địa phương.
Thực hiện những chuyển đổi kinh doanh, đồng thời số hoá hệ thống quản lý, xây dựng hệ thống giao hàng ngay từ trước đại dịch, và đẩy mạnh hơn nữa khi tung ra mobile app vào tháng 6/2021 để tối ưu nhu cầu đặt hàng của người tiêu dùng, đồng thời đưa đội ngũ giao hàng vào hoạt động để đảm bảo phục vụ hiệu quả Ngoài ra, doanh nghiệp cũng luôn cập nhật và đảm bảo tuân thủ các quy định mới nhất của các cơ quan nhà nước như việc áp dụng nhanh chóng hướng dẫn 5K + vaccine, test nhanh tại chỗ, thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" ở nhà máy, cùng với các quy trình kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên và khách hàng trên toàn hệ thống Chính vì vậy, Jollibee Việt Nam đã đề ra trong thời gian tới, định hướng phát triển dù "chậm mà chắc" nhưng đảm bảo đà tăng trưởng hướng đến tầm nhìn mục tiêu vào năm 2025, Jollibee Việt Nam kỳ vọng sẽ phát triển trở thành chuỗi cửa hàng tiêu thụ thức ăn nhanh hàng đầu tại Việt Nam về hệ thống cửa hàng; từng bước trở thành chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh được người Việt Nam yêu thích nhất.
Sựpháttriểncủamạnglưới củahàng Jollibee VN Sản phẩm, dịch vụ của Jollibee:
Jollibee cung cấp đa dạng các loại đồ ăn nhanh như:
Gà giòn vui vẻ: món gà phổ biến và được ưa chuộng nhất trong chuỗi thực đơn của Jollibee
Gà sốt cay: dành cho những khách hàng thích ăn cay, khẩu vị đậm đà
Mỳ Ý sốt bò bằm: hương vị mỳ ý mềm, béo ngậy cho những khách hàng muốn đổi khẩu vị.
Burger: thức ăn nhanh có thể đi kèm với gà hoặc mì ý.
Phần ăn phụ: cơm, súp bí đỏ, khoai tây chiên - phục vụ những khách hàng hướng đến những bữa ăn bổ dưỡng, đậm vị gia đình.
Món tráng miệng: kem, bánh xoài
Thức uống: Pepsi, 7up, Mirinda, trà đào, cacao,
Ngoài ra còn những dịch vụ đi kèm như: dịch vụ tổ chức tiệc sinh nhật, dịch vụ đặt hàng lớn, Jollibee Kid Club (dịch vụ vui chơi cùng trẻ em)
Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M Porter ảnh hưởng đến bối cảnh kinh doanh của Jollibee
Khái niệm 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter
Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành (Theo Harvard Business review) Qua đó, các doanh nghiệp trong ngành có thể xây dựng chiến lược hoạt động thích hợp.
Mô hình này đã được xuất bản trong cuốn sách "Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors" (Tạm dịch: Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh) của Michael E Porter năm
1980 Theo đó, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được xây dựng trên giả nhà quản trị chiến lược nắm được vị trí của công ty, doanh nghiệp mình đang đứng và định hướng chiến lược để đạt được vị trí mà công ty muốn đạt được trong tương lai.
Mô hình này bao gồm 5 áp lực cạnh tranh chính mà doanh nghiệp phải đối mặt như:
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành (Internal competition): là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm giống với doanh nghiệp của bạn, cùng mức giá, cùng phân khúc khách hàng, chất lượng sánh ngang nhau.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (Threat of new entrants): là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong tương lai sẽ có khả năng tham gia vào ngành, sản phẩm Đây là điều nên được quan tâm hàng đầu bởi trong tương lai, họ có thể sẽ là mối nguy đối với doanh nghiệp của bạn.
- Quyền thương lượng của nhà cung ứng (Supplier bargaining power): đây là sức mạnh mà nhà cung cấp có trong việc tăng giá hoặc hạn chế cung cấp các thành phần hoặc dịch vụ cần thiết Nếu có ít nhà cung cấp thỏa mãn nhu cầu hoặc không có sự thay thế dễ dàng, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp có thể cao.
- Quyền thương lượng của khách hàng (Customer bargaining power): đây là sức mạnh mà khách hàng có trong việc yêu cầu giảm giá hoặc đòi hỏi các điều kiện thuận lợi Nếu có ít khách hàng hoặc sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ không lớn, khách hàng có thể có sức mạnh đàm phán cao.
- Sức ép từ sản phẩm thay thế (Threat of substitutes): là các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này có thể thay thế hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác với cùng một mức giá, cùng chất lượng sản phẩm nhưng khác nhau về ưu đãi hoặc mẫu mã.
Tác động của 5 lực lượng cạnh tranh tới việc kinh doanh của Jollibee
Hiện nay ở ngành hàng thức ăn nhanh, Jollibee đang trên đà phát triển, mở rộng thị trường nhiều hơn, tuy nhiên sự phát triển này vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ những đối thủ lớn hiện tại như KFC, Lotteria, McDonald, cụ thể:
- KFC: chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ, du nhập vào VN từ năm 1997, hiện nay KFC có đến gần 140 cửa hàng trên 18 tỉnh thành, với 4000 nhân viên trên cả nước, chiếm 11% thị trường nội địa.
Thế mạnh của KFC chủ yếu nằm ở mức độ nhận diện thương hiệu cao, hệ thống cửa hàng rộng khắp, tiềm lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm hoạt động lâu năm.
- Lotteria: chuỗi thức ăn nhanh đến từ Hàn Quốc, có tại Việt Nam từ năm 1998, đến nay họ đã có 210 cửa hàng trên cả nước, chiếm 16% thị phần Lotteria mạnh trong việc thu hút những khách hàng trẻ với các sản phẩm mới lạ, chương trình khuyến mãi hấp dẫn, có nhiều chiến lược marketing bài bản.
- McDonald’s: gia nhập thị trường VN từ năm 2014, hiện nay đã có với 29 cửa hàng trên toàn quốc, chiếm 9% thị phần Điểm đặc biệt khiến McDonald’s thành công với số lượng cửa hàng ít ỏi là có độ nhận thức thương hiệu cao, thực đơn đa dạng, dịch vụ chuyên nghiệp, thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng.
- Popeyes: đi vào VN từ năm 2013, hiện nay đã có 19 cửa hàng trên toàn quốc, chiếm 4% thị phần VN Popeyes nổi tiếng với các thực đơn đa dạng, giá thành cạnh tranh, tiêu biểu như món gà rán Cajun cay nồng, gà tắm nước mắm thu hút khẩu vị của nhiều giới trẻ.
(Sốliệuthịphầnlấytheokhảosát củaQ&Menăm2022) Ngoài ra, những thương hiệu thức ăn nhanh mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam hiện nay như Texas Chicken, Burger King, Guu Chicken, … càng làm cho “miếng bánh thị phần” bị chia nhỏ, sức ép cạnh tranh từ các đối thủ lên Jollibee ngày càng tăng cao.
Có thể thấy, Jollibee đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu thức ăn nhanh lớn trong ngành - các thương hiệu này vẫn đang trên đà phát triển, họ đều có nhiều kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành thức ăn nhanh, chú trọng đầu tư mạnh vào marketing, quảng bá thương hiệu và mở rộng mạng lưới cửa hàng. Nếu như Jollibee không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, thì rất có thể thương hiệu sẽ bị vượt mặt và không còn chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Đánh giá mức độ cạnh tranh: Cao
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp chưa trực tiếp tham gia vào ngành nhưng có khả năng thách thức các doanh nghiệp hiện tại trong tương lai Sức hấp dẫn của ngành và rào cản gia nhập đóng vai trò then chốt trong việc xác định sự hiện diện của những đối thủ tiềm ẩn này.
Sức hấp dẫn của ngành chủ yếu đến từ nhu cầu thị trường và lợi nhuận mà ngành thức ăn nhanh mang lại Nhu cầu tiêu dùng thức ăn nhanh ngày càng gia tăng do nhịp sống bận rộn, đặt biệt ở các thành phố lớn vì chúng tiện lợi, phù hợp với lối sống hiện đại và được nhiều người ưa chuộng Đặc biệt các hãng thức ăn nhanh cũng nắm bắt được nhu cầu đa dạng hóa khẩu vị của khách hàng, tâm lý muốn trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ mới là lý do thúc đẩy ngành càng phát triển Bên cạnh đó, lợi nhuận của ngành thức ăn nhanh được đánh giá khá cao, đặc biệt với các thương hiệu lớn và nổi tiếng như KFC, Lotteria hay McDonald's Doanh thu của những chuỗi thức ăn nhanh này liên tục tăng trưởng qua mỗi năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai do mọi người ngày càng hướng đến nhu cầu ăn uống nhanh chóng tiện lợi.
Từ đó ta có thể dễ dàng nhận thấy sức hấp dẫn của ngành này là khá cao.
Bên cạnh đó, những rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn có thể kể đến các yếu tố sau: Kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại như hệ thống phân phối, thương hiệu, cùng với các nguồn lực đặc thù như nguyên vật liệu đầu vào, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, Hệ thống phân phối và thương hiệu là rào cản duy nhất ở thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam.Hiện nay, các hãng thức ăn nhanh mới chỉ chủ yếu mới phân bố ở những thành phố lớn,đông dân cư và có mức sống khá cao cho nên hệ thống phân phối của họ chưa được
Lotteria thì Jollibee còn phải đối phó với các đối thủ tiềm ẩn mới và đang xuất hiện tại thị trường Việt Nam như gà rán Texas, gà rán Popeyes… Các đối thủ này tuy chỉ mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam nhưng cũng như các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, họ có tiềm năng tài chính cũng tương đối cao và có thể tấn công giành lấy thị phần bất cứ lúc nào.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy rào cản gia nhập ngành này là tương đối cao Đối với các thương hiệu mới muốn gia nhập và tạo được chỗ đứng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh cần đòi hỏi một mức độ đầu tư lớn về nguồn lực, marketing và sản phẩm chủ lực để tăng khả năng cạnh tranh của mình với những thương hiệu tên tuổi trong ngành.
Vì vậy, mối đe dọa từ những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với Jollibee là nằm ở mức trung bình. Đánh giá mức độ cạnh tranh: Trung bình
Hiện nay, sức ép từ quyền thương lượng của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lượng khách hàng, mức độ tập trung của khách hàng, sự khác biệt giữa các sản phẩm, chi phí chuyển đổi, Đối với cửa hàng Jollibee tại Việt Nam, điều đó thể hiện ở:
Mỗi cửa hàng Jollibee phục vụ hơn 500 nghìn khách hàng mỗi năm, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất và phân phối Tuy nhiên, thị trường thức ăn nhanh ngày càng cạnh tranh với sự hiện diện của các đối thủ lớn như McDonald's, KFC, Lotteria và Burger King Do đó, Jollibee phải liên tục phát triển và cải thiện sản phẩm, dịch vụ để thu hút và duy trì khách hàng.
Chiến lược cạnh tranh
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường thức ăn nhanh, các doanh nghiệp phải tìm ra chiến lược để tạo sự khác biệt Thị trường thức ăn nhanh nước ngoài tại Việt Nam đang bùng nổ, với sự mở rộng nhanh chóng tại các thành phố lớn và các tỉnh lân cận Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các thương hiệu phải tìm kiếm lợi thế cạnh tranh để duy trì vị thế và phát triển.
Dựa vào phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M Porter, ta nhận thấy được những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh hiện tại và nguy cơ từ những sản phẩm thay thế Nhìn chung lượng khách hàng tìm đến các thương hiệu đồ ăn nhanh đều do cuộc sống khá bận rộn, những gia đình đông con nhỏ… họ muốn tìm được những sản phẩm đồ ăn nhanh tiện lợi và giá cả phải chăng Tuy nhiên, xu hướng trở lại những năm gần đây, thu nhập của người dân tăng cao và phần lớn người trẻ bắt đầu quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng hướng đến những đồ ăn lành mạnh, ít calo và dầu mỡ hơn Sau khi nắm bắt được xu hướng này và phân tích thị trường, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Jollibee cần có chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, mở rộng sản phẩm đồ ăn nhanh nhưng ít calo và tốt cho sức khỏe Một đặc điểm chung của các hãng ăn nhanh từ khảo sát của người tiêu dùng là chất lượng gà bở, mang tính công nghiệp cao Vì thế để cải tiến thêm chất lượng sản phẩm của mình, Jollibee có thể nghĩ đến việc thay thế chất lượng thịt gà công nghiệp bằng gà nuôi hữu cơ, gà organic để tạo ra sự độc đáo khác biệt so với các hãng thức ăn nhanh khác Bên cạnh đó, theo điều tra của nhóm chúng em thì so với những nhãn hàng khác thì các món ăn của Jollibee chưa quá đa dạng, do đó nhãn hàng có thể cân nhắc đến việc thêm vào menu nhiều hương vị gà khác nhau; hay chế biến thêm những loại thức uống làm từ các loại hạt: óc chó, điều; các loại sinh tố hoa quả; các loại bánh mì sandwich, salad rau quả, salad ức gà,… Các sản phẩm này hướng đến lượng khách hàng có nhu cầu ăn đồ ăn ít calo, các phụ huynh dẫn trẻ nhỏ đi ăn…; đây có thể là một cách để tìm ra tệp khách hàng mới cho doanh nghiệp, giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời doanh nghiệp vẫn phải duy trì chiến lược về giá Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng chiến lược giá đang nhường chỗ cho cạnh tranh bằng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nhưng giá cả vẫn luôn chiếm một vai trò quan trọng.
So với 2 "ông lớn Fastfood" là KFC và McDonald's, giá sản phẩm của Jollibee vẫn thấp hơn nên sẽ dễ tiếp cận với nhóm khách hàng học sinh, sinh viên, Trong cạnh tranh với các đối thủ ngang bằng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã cung cách phục vụ khách hàng thì chiến lược về giá sẽ là yếu tố quyết định thành bại cho mỗi bên Hãng cũng nên đẩy mạnh vào quá trình marketing trên nhiều nền tảng xã hội (TikTok,Facebook); tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng đặc biệt là vào các ngày lễ, tết, Cùng với đó là chế độ đãi ngộ tốt với nhân viên từ đó hình thành
Dựa vào chiến lược cạnh tranh này, Jollibee sẽ tăng lượng khách hàng, số lượng tiêu thụ mặt hàng, đạt được hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh với đối thủ.
Phân tích chuỗi giá trị
Khái niệm mô hình chuỗi giá trị
Porter vào nằm 1985, trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Competitive Advantage”. Theo ý kiến của Porter, có hai bước chính trong việc phân tích chuỗi giá trị, bao gồm:
- Xác định từng hoạt động riêng lẻ trong tổ chức.
- Phân tích giá trị tăng thêm trong mỗi hoạt động và liên hệ nó với sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Michael Porter đã phân chia hoạt động của doanh nghiệp thành 2 loại: hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ.
Hoạt động chính đóng vai trò xây dựng, phân phối, kinh doanh và hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm/dịch vụ Các hoạt động nhỏ trong nhóm này bao gồm:
- Hậu cần đầu vào (Inbound logistics): bao trùm toàn bộ việc xử lý và quản lý các nguồn nguyên liệu đầu vào (thông qua các nhà cung cấp hay chuỗi cung ứng từ bên ngoài).
- Vận hành/sản xuất (Operations/Manufacturing): liên quan đến việc biến những nguyên liệu đầu vào trở thành sản phẩm/dịch vụ “đầu ra” phân phối ra ngoài thị trường.
- Hậu cần đầu ra (Outbound Logistics): đây là hoạt động liên quan đến xử lý, lưu trữ, phân phối Những hoạt động này vừa liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ lẫn việc điều phối, kết nối thông tin với các nhà cung ứng ở bên ngoài.
- Hoạt động tiếp thị, bán hàng (Sales and marketing): đây là những hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm/dịch vụ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với khách hàng Cung cấp cho khách hàng lý do tại sao nên mua và sử dụng chúng.
- Dịch vụ (Customer Service): liên quan đến việc củng cố mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ sử dụng dịch vụ/sản phẩm sau mua hàng, xử lý các thắc mắc, tư vấn có liên quan.
Hoạt động hỗ trợ đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động chính, đảm bảo các hoạt động chính được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác Các hoạt động thứ cấp bao gồm:
- Mua hàng: hoạt động này liên quan đến việc tìm kiếm, quản lý, quan hệ với nhà cung ứng, đảm bảo về các nguyên liệu đầu vào, nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng, phát triển và phân phối sản phẩm.
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động tuyển dụng, lập cấu trúc tổ chức, đào tạo, duy trì văn hóa doanh nghiệp và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên Các hoạt động này giúp đảm bảo doanh nghiệp có đủ nhân lực có năng lực để đạt được mục tiêu của mình, đồng thời tạo ra một nơi làm việc tích cực và hiệu quả, thúc đẩy sự gắn bó và năng suất của nhân viên.
Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung vào phát triển công nghệ, bao gồm nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới, áp dụng các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ các hoạt động cốt lõi, quản lý CNTT toàn diện, đảm bảo bảo mật thông tin và nâng cao năng suất làm việc.
- Cơ sở hạ tầng: đầu tư phát triển trang thiết bị, văn phòng, kho bãi đầy đủ, …
Ứng dụng mô hình chuỗi giá trị trong quá trình vận hành của Jollibee
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm trong hành trình phát triển đã đề ra, chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu về chuỗi giá trị của Jollibee.
Hiện nay, Jollibee đang duy trì nguồn hàng cung ứng đầu vào bằng cách nhập và lưu trữ nguyên liệu Gà Tươi 3F là nhà cung ứng được nhãn hàng kiểm duyệt và lựa chọn Việc quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ do Bộ phận kho của cửa hàng dự báo dựa trên doanh số bán hàng dự kiến, mức tồn kho hiện tại và thời gian giao hàng Khi cần, bộ phận kho sẽ viết đơn đề nghị nhập hàng và gửi cho quản lý cửa hàng Quản lý cửa hàng sẽ tiếp nhận, kiểm tra lại lượng hàng trong kho qua hệ thống, sau đó tiến hành gửi đơn đặt hàng cho bộ phận kho tổng của công ty Sau khi nguyên liệu được chuyển hàng đến kho, bộ phận kho của cửa hàng sẽ kiểm tra chất lượng nguyên liệu xem đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu chưa (tỷ lệ nạc mỡ, lông gà, ), nếu đã đạt thì chấp nhận và tiến hành nhập và ghi nhận lô hàng vào hệ thống dữ liệu để quản lý, nếu chưa đạt thì thông qua quản lý cửa hàng gửi trả lại cho kho tổng của công ty để xử lý Các nguyên liệu như thịt gà, thịt bò đều là đồ tươi sống nên được bảo quản trong môi trường đông lạnh, còn những đồ thông thường khác như gạo, rau củ thì có thể bảo quản trong nhiệt độ thấp để tránh hư hỏng.
Nguyên liệu từ nhà máy được kiểm tra kỹ, nhập kho và quản lý trong hệ thống hiện đại Nhân viên bếp lấy nguyên liệu, kiểm tra chất lượng, sơ chế và ướp sẵn một số món Dựa trên lượng khách dự kiến, cửa hàng chế biến sẵn gà rán, còn các món khác như mì ý, hamburger, khoai tây chiên sẽ chế biến theo đơn đặt hàng Vào cuối ngày, nhân viên kiểm kê nguyên liệu còn lại và báo quản lý, người sẽ cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý cửa hàng Jollibee.
Với 150 cửa hàng bán lẻ trên 50 tỉnh thành, Việt Nam có số lượng cửa hàngJollibee nhiều chỉ sau Philippines Tại cửa hàng, khi có khách hàng yêu cầu đặt món,nhân viên bán hàng kiểm tra lượng sản phẩm xem món đấy có còn không (nếu không khách hàng sẽ ra quầy lấy phần ăn của mình Nhân viên bán hàng cập nhật hoàn thành đơn hàng và kết thúc quy trình.
Nếu khách hàng đặt qua app hoặc website, thông tin từng sản phẩm còn hay hết sẽ hiện lên hệ thống, khách hàng lựa chọn, gửi đơn hàng đặt đi, sau đấy đơn hàng sẽ được chuyển tới hệ thống để nhân viên bán hàng kiểm tra và thông báo với nhà bếp chế biến Sau khi đơn hàng được hoàn thành và đóng gói xong, nhân viên phục vụ tiến hành giao cho đơn vị vận chuyển hoặc nhân viên giao hàng của cửa hàng tại quầy và giao tới cho khách Với bên đơn vị vận chuyển ngoài, sẽ tiến hành in hóa đơn và nhận tiền luôn từ bên đơn vị vận chuyển; còn nếu sử dụng nhân viên giao hàng của cửa hàng, tiến hành in hóa đơn bán hàng, giao đơn hàng cho nhân viên để giao cho khách, sau đó NVGH nhận tiền của khách và bàn giao lại hóa đơn khách đã xác nhận và số tiền cho nhân viên bán hàng Nhân viên bán hàng cập nhật hoàn thành đơn hàng, tạo hóa đơn thanh toán và kết thúc quy trình.
Với những hàng tồn cuối ngày không thể để sang ngày khác, Jollibee sẽ giao bán giảm giá bán lại cho nhân viên.
-Bánhàng:Các sản phẩm của Jollibee được bày bán tại cửa hàng và trên website (https://jollibee.com.vn/), các app như be, grab, Khi bạn đến nhà hàng của Jollibee, bạn có thể nhận ra được sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ của nhân viên Từ lúc bạn đặt chân vào cửa hàng, nhân viên sẽ thể hiện sự chào đón, sau khi lắng nghe order của bạn họ còn giúp bạn hoàn thiện phần ăn của mình bằng những phần ăn combo hay những chương trình khuyến mại Khi bạn đã nhận đủ phần ăn và thanh toán, khách hàng còn nhận được lời cảm ơn và chúc ngon miệng của nhân viên Jollibee đào tạo nhân viên bán hàng tốt để họ phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, gần gũi và vui vẻ nhất, để khách hàng có ấn tượng tốt, cảm thấy vui vẻ và sẽ quay lại mua hàng vào những lần tiếp theo. Đặc biệt, hãng còn thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng mua sản phẩm mới vào các dịp đặc biệt: tung ra rất nhiều khuyến mãi như “Gà sốt cay chỉ với 35k”, “Combo cặp đôi ăn ý chỉ 139K”, tặng túi, gấu bông có hình chú ong… để thu hút một lượng khách hàng lớn.
Hiện nay, Internet rất phát triển, Jollibee nên tập trung marketing các sản phẩm mới trên nền tảng mạng xã hội Tik tok, Facebook, quảng cáo trên TV, v.v ; hợp tác với các KOL, KOC;… Trước những đối thủ cạnh tranh rất mạnh hiện nay, Jollibee nên tạo dựng sự khác biệt cho các sản phẩm của mình, từ đó vạch ra một chiến lược kinh doanh cụ thể và hiệu quả nhất.
Jollibee luôn luôn lắng nghe mọi đóng góp ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Hãng cũng cung cấp số hotline, mục phản hồi trên website, fanpage, Khi có bất kỳ khiếu nại phản hồi đến từ phía khách hàng, quản lý cửa hàng sẽ đưa ra 1 phương án đề xuất giải quyết tối ưu, nhân viên cửa hàng sẽ phản hồi lại đề xuất với khách hàng. Jollibee còn chăm sóc các khách hàng quen thuộc bằng cách tặng thẻ VIP Những tiện ích của dịch vụ kèm theo này giúp khách hàng tiết kiệm được tiền cũng như duy trì mối quan hệ giữa 2 bên Bên cạnh đó, Jollibee luôn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi, mở rộng mạng lưới giao hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Bộ phận kho của cửa hàng sẽ xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho từng sản phẩm thông qua việc kiểm tra hệ thống dữ liệu kho của công ty và thông báo của quản lý cửa hàng Quản lý cửa hàng sẽ phụ trách tiếp nhận đơn đặt hàng và thông báo lên bộ phận kho tổng của công ty để nhập nguyên liệu về cửa hàng Quản lý kho cần xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng đơn đặt, số lượng, quản lý hệ thống, để có thể giúp vận hành cửa hàng một cách trơn tru, v.v.
Đội ngũ quản lý cấp cao của Jollibee Food Corporation (JFC) có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn quản lý, đóng vai trò nòng cốt trong sự tăng trưởng và thành công liên tục của công ty Họ cũng áp dụng các hệ thống hiện đại để theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh và quản lý hiệu quả các hoạt động tài chính, đảm bảo sự ổn định và hiệu quả hoạt động của công ty trong cả môi trường kinh doanh cạnh tranh và đầy biến động.
Jollibee sở hữu tình hình tài chính vững mạnh, thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định Nhờ vào chiến lược quản lý hiệu quả, công ty duy trì tỷ lệ nợ vay thấp và tỷ suất lợi nhuận cao Ngoài chất lượng ẩm thực, Jollibee còn chú trọng xây dựng không gian nhà hàng trẻ trung năng động, với những bức tranh ngộ nghĩnh thu hút đông đảo thực khách Đặc biệt, đối tượng trẻ em rất yêu thích không gian này, giúp gia tăng sức hút của thương hiệu.
Quảntrịnguồnnhânlực: Đây là hoạt động bao gồm các vấn đề liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp như tuyển dụng, các chế độ đãi ngộ nhân viên, hợp đồng làm việc, chế độ lương bổng, hoa hồng, cũng như các chính sách dừng hợp đồng nếu nhân sự đó không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và công việc.
Trước hết, Jollibee sẽ xác định nhu cầu nhân lực cần thiết thông qua phòng nhân sự, đăng thông báo tuyển dụng trực tiếp tại cửa hàng, trên fanpage, trên website hoặc trên các app, web tuyển dụng khác, để thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác
Jollibee còn thường xuyên phổ biến cho nhân viên về sản phẩm, quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng của mình, chú trọng phát triển kỹ năng cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm mới, tạo môi trường học tập liên tục để nhân viên có thể cập nhật kiến thức và kỹ năng. Đề cao tinh thần đồng đội cũng như khả năng làm việc nhóm luôn được đặt lên hàng đầu Điều này đã tạo động lực cho tất cả nhân viên cùng nhau nỗ lực để xây dựng nên một công ty vững mạnh và làm hài lòng tất cả khách hàng Jollibee luôn lắng nghe tôn trọng mọi đóng góp của các thành viên, đồng thời luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng của họ, từ đó tạo động lực và niềm tin cho nhân viên để họ phát huy hết tiềm năng của mình, phục vụ khách hàng hiệu quả nhất có thể.
Bên cạnh đó, Jollibee cũng có khen thưởng nhân viên xuất sắc hàng tháng, năm và tổ chức nhiều chương trình để mọi người gắn kết với nhau.
Hiện nay ứng dụng công nghệ không chỉ nằm trong quá trình sản xuất thành phẩm cho các sản phẩm, công nghệ còn có thể được ứng dụng trong hầu hết các giai đoạn khác như nghiên cứu, thu thập thông tin về khách hàng, đón nhận ý kiến, phản hồi của khách hàng.
Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ
Mô tả quy trình nhập hàng tại cửa hàng
STT NHIỆM VỤ MÔ TẢ PHỤ
1 Tác vụ 1: Kiểm tra hàng hóa trong Bộ phận kho dựa trên doanh số bán hàng dự kiến, kiểm Bộ phận kho Thời điểm bắt đầu tác vụ: bộ
+ Nếu không đủ NVL thì chuyển sang tác vụ 3. thúc tác vụ: xác nhận có cần thiết đặt thêm hàng không.
2 Tác vụ 2: Thông báo cho quản lý cửa hàng
Bộ phận kho thông báo cho quản lý cửa hàng về việc chưa cần nhập thêm hàng và kết thúc quy trình.
Thời điểm bắt đầu tác vụ: bộ phận kho thông báo cho quản lý cửa hàng. Thời điểm kết thúc tác vụ: quản lý tiếp nhận thông tin.
3 Tác vụ 3: Gửi đơn đề nghị nhập hàng Bộ phận kho sẽ viết đơn đề nghị nhập hàng và gửi cho quản lý cửa hàng.
Bộ phận kho Thời điểm bắt đầu tác vụ: viết đơn đề nghị nhập hàng. Thời điểm kết thúc tác vụ: quản lý tiếp nhận đơn đề nghị.
4 Tác vụ 4: Quản lý cửa hàng gửi đơn nhập hàng đến kho tổng và nhận hàng từ kho tổng
Quản lý cửa hàng sẽ tiếp nhận, kiểm tra lại lượng hàng trong kho thông qua hệ thống cửa hàng, chốt số lượng hàng cần nhập.
+ Sau đó quản lý tiến hành gửi đơn đặt hàng cho bộ phận kho tổng của công ty.
+ Kho tổng của công ty nhận đơn nhập hàng và gửi hàng đến kho của cửa hàng.
Hệ thống Quản lý cửa hàng
Thời điểm bắt đầu tác vụ: quản lý nhận đơn đề nghị nhập hàng. Thời điểm kết thúc tác vụ: gửi đơn đặt hàng cho kho tổng của công ty.
5 Tác vụ 5: Bộ phận kho kiểm tra chất lượng hàng
Bộ phận kho nhận hàng gửi đến và kiểm tra chất lượng.
+ Nếu hàng không đạt chất lượng chuyển qua tác vụ 6.
+ Nếu hàng đạt chất lượng, chuyển qua tác vụ 7.
Thời điểm bắt đầu tác vụ: nhận được hàng từ kho tổng. Thời điểm kết thúc tác vụ: kiểm tra chất lượng hàng.
6 Tác vụ 6: Gửi trả hàng Bộ phận kho thông qua quản lý cửa hàng, gửi trả Bộ phận kho Thời điểm bắt đầu tác vụ: bộ hàng cho bộ phận kho tổng của công ty rồi kết thúc quy trình.
Quản lý phận kho gửi trả hàng.
Thời điểm kết thúc tác vụ: bộ phận kho tổng nhận được hàng.
7 Tác vụ 7: Nhập hàng vào kho Bộ phận kho tiến hành nhập và ghi nhận lô hàng và giao dịch mua hàng này vào hệ thống dữ liệu để quản lý, sau đó kết thúc quy trình.
Thời điểm bắt đầu tác vụ: kiểm tra đạt chất lượng.Thời điểm kết thúc tác vụ:nhập hàng vào kho.
Quy trình bán hàng tại cửa hàng
STT NHIỆM VỤ MÔ TẢ PHỤ
1 Tác vụ 1: Tiếp nhận order của khách hàng
Khách hàng đến mua hàng, thu ngân tiếp nhận order của khách hàng,
Thời điểm bắt đầu tác vụ: khách hàng order.
2 Tác vụ 2: Kiểm tra lượng sản phẩm và thông báo cho khách hàng
Nhân viên thu ngân thao tác trên hệ thống xem có đủ sản phẩm để đáp ứng order của khách hàng không:
+ Nếu không đủ thì chuyển sang tác vụ 3.
+ Nếu đủ thì chuyển sang tác vụ 4.
Thời điểm bắt đầu tác vụ: kiểm tra lượng hàng hóa. Thời điểm kết thúc tác vụ: thông báo cho khách hàng.
3 Tác vụ 3: Gợi ý các món khác Thu ngân sẽ gợi ý cho khách hàng các sản phẩm thay thế:
+ Nếu khách hàng không đồng ý thì kết thúc quy trình tại đây.
+ Nếu khách hàng đồng ý ăn món khác thì chuyển sang tác vụ 4.
Thu ngân Thời điểm bắt đầu tác vụ: món ăn không đủ để KH order.
Thời điểm kết thúc tác vụ: khách hàng không đồng ý đổi món.
4 Tác vụ 4: Ghi nhận order của khách, in hóa đơn và thu tiền
Thu ngân khởi tạo đơn hàng trên hệ thống, thu tiền từ khách hàng và in hoá đơn
+ Đưa số thẻ bàn cho khách ăn tại quầy + Thông báo cho nhà bếp để tiến hành chế biến, chuyển đến tác vụ 5.
Thời điểm bắt đầu tác vụ: khách hàng chấp nhận order. Thời điểm kết thúc tác vụ: thông báo tới nhà bếp.
5 Tác vụ 5: Chế biến món ăn
Sau khi nhận được order của khách trên hệ thống, nhân viên bếp sẽ tiến hành chế biến món ăn theo yêu cầu.
Thời điểm bắt đầu tác vụ: nhận thông báo từ thu ngân. Thời điểm kết thúc tác vụ: giao món ăn cho NVPV.
6 Tác vụ 6: Giao món ăn cho khách
Khi chế biến xong nhà bếp đưa món ăn cho nhân viên phục vụ + Nhân viên phục vụ giao cho khách và thu lại thẻ bàn.
Hệ thống Nhân viên phục vụ
Thời điểm bắt đầu tác vụ: nhận món ăn từ nhà bếp. Thời điểm kết thúc tác vụ: giao xong món ăn cho khách.
Thông báo cho thu ngân
Nhân viên phục vụ lấy thẻ bàn của khách và chuyển lại cho thu ngân.
Thu ngân Nhân viên phục vụ
Thời điểm bắt đầu tác vụ: giao món ăn cho khách.
Thời điểm kết thúc tác vụ: thông báo cho thu ngân.
8 Tác vụ 8: Thu ngân nhận thông báo
Thu ngân nhận thông báo từ nhân viên phục vụ, lấy lại thẻ bàn, cập nhật trên hệ thống và kết thúc quy trình.
Thời điểm bắt đầu tác vụ: nhân viên thông báo. Thời điểm kết thúc tác vụ: cập nhật trên hệ thống.
Nhậnxét:Từhai quy trìnhđã đượcmô tảở trên,ta cóthểthấycảhaiđãgiúpđáp ứngđượcmộtphần trongviệcthựchiệnchiếnlượckhácbiệthóasảnphẩm Thế nhưng,tacũngthấyJollibeevẫn chưatốiưuhóaviệcsửdụngcông nghệtrongcác quytrìnhcủamìnhdẫnđếnthờigianthựchiệncáccôngviệcnhưbánhàng,nhập kho, kéodài khálâu,điều này sẽảnh hưởngkhôngnhỏđếnhiệu quảtrong việcthực hiệnchiếnlượckhácbiệthóasản phẩm, khimàlượngsảnphẩmsẽnhiềulênvàkhách hàngcầnphụcvụcũng vậy.Vìthế,để duytrìvàpháttriểnthànhcôngchiếnlượcnày trongthịtrườngđầycạnhtranhnhưhiệntại,họcầntiếptụccảithiệnvàtốiưuhóa quytrìnhcủamìnhdựatrênphảnhồitừ kháchhàngvàxu hướngthịtrường.