1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố từ sơn tỉnh bắc ninh

128 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MẠNH HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG TRẢINGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MẠNH HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG TRẢINGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành : Quản lý giáo dụcMã số : 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Tất Thắng

THÁI NGUYÊN, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cánhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Tất Thắng Các số liệu, tàiliệu được trích dẫn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng vớicác tài liệu khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành luận văn củamình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ các thầy cô giáo, gia đình, đồngnghiệp và bạn bè.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tất Thắng,người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận

văn với đề tài “quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Phòng Giáo dục vàĐào tạo thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo các trường trung họccơ sở trên địa bàn thành phố Từ Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, sẵn sàng giúpđỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu và thu thập các thông tin cần thiết để hoànthành luận văn này.

Do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn của tôi không tránh khỏinhững thiếu sót Nên tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp từ các thầy côgiáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hải

Trang 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu 8

1.1.1 Những nghiên cứu về dạy học theo hướng trải nghiệm 8

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý dạy học theo hướng trải nghiệm

101.2 Các khái niệm cơ bản 12

1.3.2 Mục tiêu của dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm ở trường trung học cơ sở 20

Trang 6

1.3.3 Nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải

nghiệm ở trường trung học cơ sở 211.3.4 Hình thức, phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 221.3.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 251.3.6 Các điều kiện thực hiện dạy học môn Khoa học tự nhiên theo

hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 27

1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 28

1.4.1 Lập kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng

trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 281.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 301.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 311.4.4 Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Khoa học

tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 32

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Khoahọc tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở

1.5.1 Yếu tố chủ quan 341.5.2 Yếu tố khách quan 36

Kết luận chương 1 38Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN

KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ TỪ SƠN,

TỈNH BẮC NINH 39

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục trung

học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và khảo sát thực trạng

39

Trang 7

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Từ Sơn, tỉnh

Bắc Ninh 392.1.2 Tình hình giáo dục trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc

Ninh và các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố 40

học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học

cơ sở 522.2.5 Thực trạng về các điều kiện thực hiện dạy học môn Khoa học

tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở 53

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tựnhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thành

phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 55

2.3.1 Lập kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng

trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở 552.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở 58

Trang 8

2.3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở 60

2.3.4 Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch dạy học mônKhoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trườngtrung học cơ sở 62

2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Khoa học tựnhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở 64

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học mônKhoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung họccơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 66

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 70

3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu 70

3.2.1 Biện pháp 1: Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạchdạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm 72

3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt chuyênmôn của giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm 74

Trang 9

3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, đồng thời xây dựng chiến lược tuyển

dụng giáo viên mới 77

3.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong vàngoài trường trong quá trình tổ chức cho học sinh tham giacác hoạt động trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên 79

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường khai thác có hiệu quả cơ sở vậtchất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học môn Khoahọc tự nhiên theo hướng trải nghiệm 82

3.2.6 Biện pháp 6: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạtđộng dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm trong nhà trường 85

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 87

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 87

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 88

3.4.3 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 88

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 88

Trang 10

Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của dạy học

môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm 45Bảng 2.3: Đánh giá giả học sinh về ý nghĩa của dạy học môn Khoa học

tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở 46

Bảng 2.4: Thực trạng nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo

hướng trải nghiệm 47Bảng 2.5: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp, hình

thức dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm 50

Bảng 2.6: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ tiếnhành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự

nhiên theo hướng trải nghiệm của học sinh 52Bảng 2.7: Thống kê đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên 53Bảng 2.8: Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên

theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở 56Bảng 2.9: Thực trạng tố chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Khoa

học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung

học cơ sở 59Bảng 2.10: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn

Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường

trung học cơ sở 61Bảng 2.11: Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học

Trang 11

môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm 62

Trang 12

Bảng 2.12: Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn

Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm 64Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa họctự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học

cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 88

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc hệ thống quản lý 13Sơ đồ 1.2: Sơ đồ minh họa mối quan hệ của các trúc 22

Trang 13

Trước xu thế hội nhập toàn cầu, đặt ra yêu cầu phải xây dựng nguồnnhân lực chất lượng cao, với sự phát triển tổng thể cả về trí, thể, mỹ, đồngthời đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong nghịquyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI đã nhấn mạnh: "Phát triển giáo dục và đàotạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnhquá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thựctiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội".

Xây dựng con người Việt Nam có năng lực, thể lực, trí lực, cần cù,sáng tạo, cầu tiến bộ đó là mục tiêu của giáo dục hiện đại, nhằm tạo cơ sởvững chắc đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước trong tình hình mới.Vì vậy, đòi hỏi giáo dục phải tiên phong, chủ động trong đổi mới, hội nhập vớikhu vực và quốc tế Trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đãđề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,định

hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống,

Trang 14

2ngoại

Trang 15

ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”;“Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diệnnăng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làmviệc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hóa hình thức tổ chức họctập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là côngnghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dụcgia đình và xã hội”.

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 xây dựng trên cơ sở hìnhthành và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh Không nằm ngoài địnhhướng đó giáo dục cấp trung học cơ sở có mục tiêu là: “phát triển hài hòa vềthể chất và tinh thần, trên cơ sở tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hìnhthành ở cấp trung học; hình thành nhân cách công dân, hoàn chỉnh học vấnphổ thông nền tảng, khả năng tự học, tiếp tục học Trung học phổ thông, họcnghề hoặc tham gia lao động Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018phải đảm bảo cơ bản phân hóa sâu, giảm đầu môn học, lựa chọn nội dung:“Thiết thực gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinhbiết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống hàng ngày Cấu trúcchương trình môn học thay đổi xuất phát từ những yêu cầu hình thành cácnăng lực chung, trước tiên kiến thức cơ bản hiện đại nhưng gắn bó thiết thựcvới đời sống hàng ngày” Nghĩa là phải tăng thực hành vận dụng, giáo viêndạy học sinh cách học, phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp học sinh phát triểntoàn diện về năng lực, phẩm chất, và như vậy giáo viên là người giữ vai tròquyết định trong quá trình giáo dục với nhiều phương pháp khác nhau nhằmtạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm nhiều hơn Vì vậy, trong địnhhướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018, hai vấn đề được quantâm nhiều đó là các chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm.

Trang 16

Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông nóichung và cấp trung học cơ sở nói riêng tuy mang những đặc trưng riêng củabộ môn nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là góp phần đào tạo học sinhphát triển một cách toàn diện Môn Khoa học tự nhiên trong chương trìnhgiáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở bao gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học,theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục năm 2018 các môn học trênđược tổ chức dạy học tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên Vì vậy việcdạy và học môn Khoa học tự nhiên sao cho có hiệu quả là một vấn đề đặt racho các cấp quản lý giáo dục.

Thực tế hiện nay, ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh, việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên nói riêng và các môn họctrong chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung trong nhà trường đãđược triển khai thực hiện từ năm học 2021-2022 (với lớp 6) và năm học 2022-2023 (với lớp 6,7) bên cạnh việc thực hiện chương trình giáo dục 2006(chương trình hiện hành) với lớp 8,9 Với nội dung kiến thức trong chươngtrình mà học sinh học hiện nay vẫn nặng kiến thức hàn lâm, chưa chú ý đếndạy học sinh kỹ năng vận dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống Do đó,việc giảng dạy còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lối dạy truyền thụ một chiều,áp đặt tạo cho học sinh cách học bị động, không tạo được sự hứng thú chohọc sinh, chưa khơi gợi được sự linh hoạt, tư duy sáng tạo khi học môn họcvà khả năng ứng dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn của học sinh còn yếu.Để tiếp cận đúng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông2018 là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trong đó, vấnđề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần quan tâm Dạy học trải nghiệmlà một trong những “đột phá” Vì vậy công tác quản lý dạy học trải nghiệmnói chung và dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên nói riêng cần đượcthực hiện khoa học và nghiêm túc.

Trang 17

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy họcmôn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơsở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình

nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lýhoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở cáctrường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh góp phần nâng caochất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của nhà trường.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ởtrường trung học cơ sở.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Khoa họctự nhiên theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở.

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa họctự nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố TừSơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tựnhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã

Trang 18

được triển khai thực hiện, tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định Nếu thực hiện đồng bộ cácbiện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm phù hợp mục tiêu môn học, với đặc điểm học sinh và điều kiệnthực tiễn của nhà trường, thì sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế Từđó nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học tự nhiên, góp phần nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dụctrong giai đoạn hiện nay.

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tựnhiên theo hướng trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

6.4 Về thời gian: Từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệthống hóa các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trình nghiên

Trang 19

cứu khoa học về quản lý giáo dục, các văn bản của ngành có liên quan đếnquản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệmnhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên, quảnlý hoạt động dạy học của các cán bộ quản lý, giáo viên môn Khoa học tựnhiên.

Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi xin ý kiến giáo viên, cán bộquản lý nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, học sinh tập trung về các vấn đềthực trạng dạy và quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên; nhậnthức về tầm quan trọng của đổi mới hoạt động dạy học môn Khoa học tựnhiên theo hướng trải nghiệm.

Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi, có trình độ vàkinh nghiệm dạy học về hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm để xemxét, điều chỉnh các nhận định, đề xuất các phương pháp được sử dụng trongquá trình xử lý các thông tin, xử lý các kết quả điều tra, kết quả khảo nghiệm.

Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáoviên, và học sinh trong các trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng quảnlý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các báo cáotổng kết, sơ kết, hồ sơ dạy học, quản lý hoạt động dạy học của nhà trườngtrong các năm học gần đây nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giáthực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết các kinh nghiệm quản lýhoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thànhphố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê khoa học tự nhiên

Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý, phân tích kết quả

Trang 20

nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.

Trang 21

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, luận văn có cấu trúc 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học

tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự

nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự

nhiên theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh.

Trang 22

1.1.1 Những nghiên cứu về dạy học theo hướng trải nghiệm

Cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại, tư tưởng và lý thuyết giáo dụcvề dạy học thường xuyên có sự đổi mới và phát triển, đặc biệt ở thế kỉ XX nổilên tư tưởng về học tập trên cơ sở các hoạt động trải nghiệm, với hàng loạtcác nhà giáo dục tên tuổi thời bấy giờ như J.Dewey, D.Kolb, Lev Vygotsky vàAlbert Bandura,…

Theo Coleman, trong quá trình trải nghiệm học sinh sẽ hiểu được ýnghĩa của những hoạt động mà mình trực tiếp thực hiện, đồng thời phát hiện ýnghĩa của kiến thức mới tiếp thu, thay vì việc tư duy và đồng hóa tri thứcthông qua lời nói và chữ viết Không chỉ vậy việc tham gia hoạt động học tậptrải nghiệm còn giúp học sinh thấy được lợi ích, giá trị từ nguồn kiến thứcmình học được đối với bản thân và các sự vận xung quanh.

John Dewey là người đưa ra quan điểm “học qua làm, học bắt đầu từlàm” Theo ông, chỉ có một quá trình không tách rời giữa việc sống và việc

giáo dục học sinh Giáo dục muốn thành công và đạt hiệu quả tốt nhất phải từviệc học tập trong cuộc sống Ông chủ trương trẻ nhỏ phải được học tập từchính xã hội mà chúng đang sống Theo đó thì dạy học phải đưa học sinh vàotrực tiếp làm việc để trải nghiêm, chứ không phải thông qua những kiến thứccó sẵn để truyền đạt cho học sinh Khi đó học sinh mới thực sự tiếp thu đượctri thức và phát triển nó Vì vậy, nghề làm vườn, dệt, nghề mộc… đã được ôngđề nghị đưa vào chương trình dạy học trong các nhà trường Ông cho rằngviệc áp dụng các loại bài tập này sẽ kích thích sự hứng thú và phát triển các

Trang 23

năng lực của học sinh, đồng thời cũng làm học sinh nhận thức được một phần

về cuộc sống Khi nói về vai trò của kinh nghiệm, ông đã khẳng định: “Đốivới người học - trẻ em, khả năng học hỏi từ kinh nghiệm hết sức có ý nghĩa,khả năng lưu giữ kinh nghiệm sẽ giúp cho việc giải quyết khó khăn trong cáctình huống mà đứa trẻ sẽ gặp trong cuộc sống sau này” [9] Ông nêu lên vai

trò của phương pháp dạy học trải nghiệm Theo ông, chương trình dạy học vàviệc dạy học cần tạo ra được sự liên kết giữa cái đã có và cái mới có trongkinh nghiệm của học sinh; Nhà trường và giáo viên phải xây dựng được môitrường học tập sát với cuộc sống của học sinh, để từ đó, học sinh phải tự mìnhđi tìm kiếm kiến thức trên cơ sở các kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.

Đối với David Kolb và Serre, học tập trải nghiệm là hoạt động theonguyên lý tác động giữa mặt kiến thức lĩnh hội được và sự kinh nghiệm củabản thân Những kinh nghiệm của học sinh thông qua quá trình trải nghiệm sẽgiúp học sinh hình thành được nguồn kiến thức và thông qua chính quá trìnhtrải nghiệm của học sinh vị trí, ý nghĩa của kiến thức lại được kiểm nghiệmlại Quá trình này lặp đi lặp lại giữa kiến thức và sự trải nghiệm tạo thành sựphát triển trong nhận thức của mỗi học sinh Kiến thức mới luôn được hìnhthành và lĩnh hội qua sự trải nghiệm của học sinh, ngược lại sự trải nghiệm sẽtạo môi trường để hình thành tri thức mới Do đó, David Kolb và Serre khẳngđịnh bản chất của học tập trải nghiệm là việc dạy học trên cơ sở tổ chức hoạtđộng để học sinh tự hình thành tri thức; đồng thời, thông qua chính các hoạtđộng để học sinh có thể vận dụng các nguồn tri thức mới có được vào thựctiễn để tiếp tục tìm tòi, hình thành kiến thức mới.

David Schon lại cho rằng, trong quá trình học tập trải nghiệm, học sinhbằng việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để phát triển tri thức của mình.Đồng thời, có thể phát triển nhận thức trong chính hoạt động và bản thân đãthực hiện trong thực tiễn.

Trang 24

Ở nước ta hiện nay, các mô hình học tập trải nghiệm mới được vậndụng từ những năm 2018 trở về đây, nên chưa có nhiều các nhà khoa học tiếpcận với vấn đề này Tuy nhiên, đã có một vài tác giả nghiên cứu và công bốcác kết quả của mình, tiêu biểu như:

Trần Thị Gái với bài viết “Vận dụng mô hình trải nghiệm của DavidKolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học ởtrường phổ thông” Với kết quả nghiên cứu nhận thấy, áp dụng định hướng

phát triển năng lực là rất triển vọng khi áp dụng vào chu trình tổ chức hoạtđộng trải nghiệm trong việc dạy học môn Sinh học tại trường phổ thông [15].

Đỗ Ngọc Thống với bài viết: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinhnghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam” Trong bài viết ông đã chỉ nghiên

cứu và chỉ ra các kinh nghiệm của nước Anh và Hàn Quốc trong việc tổ chứchoạt động trải nghiệm sáng tạo ở bậc phổ thông Đồng thời, đã đưa ra quanđiểm về sự đầu tư chưa đúng mức đối với hoạt động dạy học và chưa hiểu sâusắc tính chất của hoạt động dạy học Đồng thời, chưa xây dựng được mộtchương trình giáo dục hoàn thiện với đầy đủ các thành tố giáo dục [34].

Lê Huy Hoàng với bài viết: “Một số vấn đề hoạt động trải nghiệm sángtạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới” đã nêu lên quan điểm cá

nhân về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Theo tác giả, hoạt động tải nghiệmsáng tạo bản chất là mang xã hội, thực tiễn vào trong nhà trường, qua đó họcsinh tự mình trải nghiệm và phát triển các kỹ năng cần thiết; củng cố lại kinhnghiệm của bản thân Đồng thời, tìm được con đường phát triển bản thân saunày Không chỉ vậy thông qua các hoạt động, quá trình dạy học của nhàtrường cũng từng bước được nâng lên [20].

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý dạy học theo hướng trải nghiệm

Tác giả Bùi Tố Nhân trong “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạotại các trường trung học cơ sở thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng”

Trang 25

đã đề xuất các biện pháp mang tính đồng bộ từ việc bồi dưỡng đội ngũ giáoviên cho tới xây dựng chương trình cho tới công tác quản lý trong các nhàtrường Qua quá trình khảo nghiệm thực tiễn các biện pháp được đề xuất đềumang tính cần thiết và khả thi [25].

Còn đối với Nguyễn Văn Tuân trong “Quản lý hoạt động trải nghiệmtại trường trung học phổ thông Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục” đã nhấn mạnh và làm rõ các yêu cầu đổi mới giáo dục Từ đó

đề xuất các biện pháp về tổ chức bồi dưỡng cho tới huy động nguồn lực đểnâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm [35].

Trong công trình “Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trườngtiểu học Vân Phú thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, tác giả Nguyễn Thị

Nghĩa đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm của họcsinh Những phẩm chất, kỹ năng sống và những năng lực chung của ngườiViệt Nam hiện đại thông qua đó sẽ được hình thành và hoàn thiện Từ các cơsở lý luận được đề cập và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, tác giả đãđề xuất các biện pháp quản lý cần thiết và đạt mức độ khả thi cao [23].

Phạm Thanh Hoàn (2018), “Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung họccơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” [19] đã làm rõ cơ sở lý luận về bồi

dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Trong đó, 5 biện pháp đã đềxuất tập trung vào tuyên truyền nâng cao nhận thức, cho tới công tác xâydựng kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên vàcác lực lượng khác.

Phạm Hồng Sơn (2017), “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáoviên các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạtđộng trải nghiệm” [31], đã nghiên cứu thực tiễn việc quản lý hoạt động bồi

dưỡng cho đội ngũ giáo viên Qua quá trình điều tra, khảo sát, phân tích,đánh giá một

Trang 26

cách khách quan, trung thực từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đề xuất 6 biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng về năng lực tổchức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên tại các trường THPT huyệnPhù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Hầu hết các nghiên cứu trên đều cho thấy, hoạt động trải nghiệm đượcnghiên cứu, tiếp cận trên nhiều hướng, có thể từ vị trí, vai trò cũng có thể từtầm quan trọng của hoạt động này đối với việc dạy học.

Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề Quản lýhoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ở cáctrường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mọi hoạt động của đờisống đều cần quản lý Bất cứ một hình thái nào, cơ cấu dù giản đơn hayhoàn thiện, quy mô lớn hay nhỏ, bất kể hình thành vì mục đích gì đều cầnquản lý Quản lý hình thành và phát triển như một tất yếu để hợp nhấtnhững nỗ lực đơn lẻ hướng đến mục tiêu chung nhất Có rất nhiều cáchđịnh nghĩa về quản lý như:

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác độngđến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [24].

Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là quá trình tác động có ýthức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mụctiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêuđã xác định” [32].

Từ các quan điểm trên, theo tôi: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ

chức, có mục đích, phù hợp với quy luật khách quan của cán bộ quản lý đến

Trang 27

tượng quản lý bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các

phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra”.

Như vậy quản lý luôn được hình thành và tồn tại dưới dạng một hệthống với những thành tố cơ bản sau:

Cán bộ quản lý: Là người trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý, tổ chứcvà triển khai nguồn lực; thực hiện những tác động có mục đích tới đối tượngquản lý.

Đối tượng quản lý: Là những người tiếp nhận các tác động và điềuchỉnh có mục đích của cán bộ quản lý Đối tượng quản lý bao gồm con ngườivà các yếu tố nguồn lực khác.

Đối tượng quản lý luôn tồn tại trong khách thể nhất định, đây chính làtiền đề khách quan Đối với cán bộ quản lý, đối tượng quản lý là khách quan,nằm ngoài nhận thức của cán bộ quản lý.

Hình thức quản lý: Là cách thức thể hiện nội dung của hoạt động quảnlý trong những tình huống cụ thể Hình thức quản lý giữ vị trí quan trọng đốivới việc xây dựng phương thức hoạt động theo đúng quy luật Hình thức quảnlý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và vận hành mối quan hệgiữa cán bộ quản lý và đối tượng quản lý.

Mục tiêu quản lý là chất lượng của sản phẩm nhằm phục vụ lợi ích củacon người.

Cấu trúc quản lý có thể được mô hình hóa như sau:

MỤC TIÊU QUẢN LÝ

CÁN BỘQUẢN LÝ

HÌNH THỨCQUẢN LÝ

KHÁCH THỂQUẢN LÝ

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc hệ thống quản lý

Trang 28

1.2.2 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là hoạt động chuyên biệt do giáo viên thực hiện theophương thức học tập tại nhà trường, để học sinh tiếp thu nguồn tri thức vàkinh nghiệm xã hội, tạo ra sự hình thành nhân cách và phát triển tâm lý đốivới người học Cần phân biệt hoạt động dạy học trong đời sống thường ngàyvà hoạt động dạy học được giáo viên thức hiện tại nhà trường Bởi dạy họctrong đời sống thường ngày thực chất là hoạt động truyền đạt những trảinghiệm được đúc rút từ quá trình hoạt động thực tiễn của thế hệ trước đối vớithế hệ sau Điều này có thể đem lại những giá trị, những hiểu biết nhất định,song nó không thể giúp thế hệ trẻ tiếp nhận được tối đa tri thức nhân loại vàkhó có thể phát triển tư duy toàn diện, hệ thống.

Hoạt động dạy học tại trường là một hoạt động dạy học được tiến hànhtrong một thiết chế chuyên biệt Ở đó, hoạt động dạy học được tổ chức theomột bộ máy, có mục đích, nội dung và chương trình học đã được lựa chọnmột cách khoa học, đáp ứng những tiêu chuẩn và phù hợp với từng cấp học.Hoạt động dạy học tại trường học có đầy đủ hệ thống cơ sở và tài chính riêngbiệt sát điều kiện của địa phương, có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đượcđào tạo và có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành.

Tóm lại, hoạt động dạy học là hoạt động truyền thụ tri thức, giúp họcsinh phát triển đầy đủ cả về tâm lý và nhân cách Hoạt động này được tiếnhành chủ yếu tại nhà trường, giáo viên giữ vai trò tổ chức, điều khiển, địnhhướng học sinh cách chiếm lĩnh nguồn tri thức mới.

1.2.3 Trải nghiệm, hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm

Theo Nguyễn Thị Liên: “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục,trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh đượctham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động

Trang 29

xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành vàphát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống vànhững năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại Qua hoạt động,học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị chocá nhân và cộng đồng” [22].

Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động dạy học Tronghoạt động này, học sinh sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động tại các môi trườngkhác nhau từ trong nhà trường tới ngoài xã hội với sự định hướng của giáoviên Từ đó, học sinh sẽ được bồi đắp và phát triển tâm tư, tình cảm, các nănglực chung, các phẩm chất cần có, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho bản thânvà phát huy được sức sáng tạo của cá nhân.

Trải nghiệm là quá trình học sinh tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm,phát triển năng lực chung thông qua sự tác động qua lại giữa học sinh vớigiáo viên và các thành tố sư phạm khác.

Theo chương trình phổ thông năm 2018: “Hoạt động trải nghiệm làmột bộ phận bắt buộc trong kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm ở cáctrường phổ thông có thể hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếmlĩnh tri thức, được tổ chức thông qua các hoạt động thực tiễn cho học sinh,dưới sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên Thông qua các hoạt động trảinghiệm, người học có được những kiến thức, kĩ năng, tình cảm và hình thànhnhững ý chí nhất định” [7].

Hoạt động trải nghiệm là việc học sinh trực tiếp sử dụng kiến thức và kỹnăng của mình để hoạt động thực tiễn với các kinh nghiệm đã có dưới sự địnhhướng của giáo viên để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục hoặc xử lý vấn đềđược đặt ra phù hợp với lứa tuổi của bản thân Thông qua đó, biến kinhnghiệm đã có thành tri thức mới, kỹ năng mới nhằm phát triển khả năng thíchứng với cuộc sống tương lai cho học sinh.

Trang 30

Hoạt động trải nghiệm được tiến hành phù hợp với thực tiễn đời sốngcủa học sinh nhằm huy động tối đa kinh nghiệm và sức sáng tạo của các emtrong giải quyết vấn đề phát sinh và phát triển năng lực chung cho học sinh.

Như vậy: “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, dưới sựhướng dẫn và tổ chức của giáo viên, trong đó từng học sinh được lĩnh hộikiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩmchất nhân cách, các năng lực học tập, tích lũy kinh nghiệm cũng như pháthuy khả năng sáng tạo của bản thân”.

Từ những nghiên cứu trên, tôi quan niệm: “Hoạt động dạy học mônKhoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm là hoạt động giáo dục môn Khoahọc tự nhiên dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, trong đó từng họcsinh được lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trên nền tảng kiến thứcVật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất qua đó phát triển tình cảm,đạo đức, phẩm chất nhân cách, năng lực học tập,… tích lũy kinh nghiệm cũngnhư phát huy khả năng sáng tạo của bản thân trong quá trình học tập cũngnhư trong thực tiễn cuộc sống Rèn luyện tinh thần yêu nước, ý thức, tráchnhiệm của mình trong việc học tập, rèn luyện trở thành công dân có ích choxã hội”.

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm

Như ta đã biết, quản lý giáo dục được thực hiện theo mục đích củanhà quản lý để đạt được mục tiêu quản lý Bằng sự phát huy năng lực tổnghợp của các lực lượng giáo dục với những hành động cụ thể thực hiện tốtmục tiêu quản lý.

Dạy học và giáo dục không tách rời nhau mà nằm trong một chỉnh thểthống nhất, chúng tạo thành hoạt động trung tâm của nhà trường Mọi hoạtđộng trong nhà trường xoay quanh trung tâm này Do đó, quản lý nhà trường

Trang 31

về bản chất là quá trình quản lý việc dạy học của giáo viên, hoạt động học tập- tự học tập của học sinh.

Như vậy: “Quản lý hoạt động dạy học là quá trình tác động hợp quyluật của cán bộ quản lý đến các thành tố trong quá trình dạy học của giáoviên (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra - đánh giá, điềukiện dạy học) bằng các biện pháp phát huy tác dụng của các nguồn lực gópphần hình thành và phát triển toàn hiện tâm lý, nhân cách học sinh theo mụctiêu đào tạo của nhà trường” [26].

Mục tiêu của hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm là nhằm giúp học sinh trên cơ sở tham gia các hoạt động thực tiễntrong quá trình học tập có thể hình thành kinh nghiệm và khám phá đượcnguồn kiến thức mới, đồng thời từ chính trải nghiệm của mình kiểm nghiệmlại giá trị, ý nghĩa của kiến thức mới lĩnh hội.

Theo đó có thể hiểu: Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiêntheo hướng trải nghiệm là những tác động có mục đích, có kế hoạch của cánbộ quản lý thông qua việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý đến quátrình tổ chức hoạt động dạy học Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệmnhằm giúp học sinh vận dung các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bảnthân hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trênnhững tri thức và ý tưởng mới lĩnh hội được từ chính trải nghiệm của bản thân.Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm ở trường trung học cơ sở được xem là sự tác động có mục đích củacán bộ quản lý tới giáo viên, nhân viên và học sinh với sự giúp đỡ của các lựclượng khác nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thôngnăm 2018, cụ thể ở cấp trung học cơ sở là tập trung vào các hoạt động mangtính chất cộng đồng, xã hội và bước đầu đẩy mạnh hướng nghiệp cho họcsinh Tuy nhiên, hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động đồng thờiđược duy trì để tiếp tục hoàn thiện phẩm chất, năng lực của học sinh.

Trang 32

Cán bộ quản lý cần có nhận thức toàn diện và thấy được ý nghĩa củahoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm cho họcsinh, từ đó quản lý mục tiêu, nội dung và chương trình dạy học môn Khoa họctự nhiên theo hướng trải nghiệm; quản lý hoạt động của giáo viên và học sinhtheo kế hoạch; quản lý hình thức tổ chức và các điều kiện, phương thức tổchức hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm; quảnlý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theohướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở Hoạt động dạy học môn Khoahọc tự nhiên theo hướng trải nghiệm sẽ qua bốn nội dung chính từ việc hướngvào bản thân, hướng tới xã hội cho đến hướng tới tự nhiên và cuối cùng làhướng nghiệp.

Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm ở trường trung học cơ sở gồm:

(1) Lập kế hoạch hoạt động dạy học(2) Tổ chức thực hiện kế hoạch

(3) Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện.

1.3 Những vấn đề cơ bản về hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiêntheo hướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Đặc điểm và những năng lực cần hình thành ở học sinh thông quadạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018 ở trườngtrung học cơ sở

Theo Chương trình giáo dục 2018, “Môn Khoa học tự nhiên là mônhọc được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học Vật lý, Hóa học,Sinh học và khoa học Trái Đất, là môn học bắt buộc, được dạy ở cấp trunghọc cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hìnhthành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng vàphương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặctham gia vào cuộc sống lao động” [7] Điều này đòi hỏi phải đơn giản hóa

Trang 33

nội dung theo hướng mô tả làm cho học sinh dễ dàng tìm hiểu, hình thành trithức khoa học mang tính nguyên lý tại bậc học này Từ đó, xây dựng nềnmóng cho việc ứng dụng các bài học vào thực tiễn.

Môn Khoa học tự nhiên nghiên cứu về “các sự vật, hiện tượng, quátrình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên” [7].

Vì vậy, các hoạt động thực hành trong lớp và ngoài thực địa giữ vị trí vô cùngquan trọng và mang tính đặc trưng của môn học Qua đó, học sinh sẽ hìnhthành và phát triển được năng lực nghiên cứu Nhiều kiến thức trong mônKhoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018 rất gần gũi với cuộc sống,đây chính là tiền đề để tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm cho họcsinh; từ đó, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy vận dụng kiến thức vàothực tiễn.

Theo khung chương trình mới, môn Khoa học tự nhiên sẽ hình thành và

phát triển một số phẩm chất cơ bản gồm: “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trungthực, trách nhiệm Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hìnhthành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quantrọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan,tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng quy luật của tự nhiên, để từđó biết ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững” [7].

Đồng thời, thông qua môn Khoa học tự nhiên, các năng lực chung

cũng được hình thành và phát triển: “Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếpvà hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần hình thành và pháttriển một số năng lực khác: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính khoa học tựnhiên, năng lực công nghệ, năng lực tin học; góp phần phát triển năng lựchọc tập suốt đời” [7].

Đặc biệt, môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh xây dựng và phát triểnnăng lực riêng về nghiên cứu tự nhiên:

+ Năng lực nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên+ Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên

Trang 34

+ Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Trang 35

1.3.2 Mục tiêu của dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm ở trường trung học cơ sở

Hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm sẽgiúp học sinh hình thành và phát triển năng lực đáp ứng nhu cầu đời sống,năng lực lập kế hoạch và tổ chức hoạt động, năng lực lựa chọn nghề nghiệpsau khi tham gia các hoạt động với những chủ đề giáo dục; giúp học sinh cóđiều kiện tìm ra năng lực của mình và tìm hiểu về thế giới xung quanh, đồng

thời có thể tìm hiểu được căn nguyên của vấn đề, phát triển đời sống tâm hồn

và năng lực tư duy của bản thân mỗi người.

Hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ởtrường trung học cơ sở giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng cơ bản,nền nếp học tập và các thói quen tích cực đã được xây dựng ở cấp tiểu học,làm cho học sinh hứng thú và hiểu biết chuyên sâu các vấn đề đã học, hìnhthành ý thức học tập hướng nghiệp và ý thức tự tìm hiểu bản chất của một vấnđề nào đó từ đó giúp học sinh phát triển những phẩm chất cơ bản của ngườilao động sau này.

Bên cạnh đó, hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướngtrải nghiệm ở trường trung học cơ sở còn giúp học sinh đạt được những mụctiêu cụ thể sau:

Về kiến thức: Qua việc học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm, học sinh hiểu và trình bài được các nội dung đã học sau khi trảinghiệm các chủ đề khoa học tự nhiên.

Về năng lực: Học sinh sẽ phát triển tiếp tục các nhóm kỹ năng như kỹnăng tư duy; kỹ năng quan sát; kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề; kỹ nănghọc và tự học; kỹ năng làm khoa học.

Về phẩm chất: Hình thành rõ ý thức, thái độ trách nhiệm, nhận thứcđược ý nghĩa của cuộc sống và chuẩn mực hành động của bản thân đối với sựvật xung quanh và ý thức học tập.

Trang 36

1.3.3 Nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ởtrường trung học cơ sở

* Về đặc điểm:

Môn Khoa học tự nhiên là một trong những môn học bắt buộc, đượcdạy ở bậc trung học cơ sở nhằm tiếp tục hoàn thiện các phẩm chất, năng lựcđã hình thành ở bậc tiểu học cho học sinh Đồng thời, tiếp tục phát triển kiếnthức, kỹ năng và phương pháp học tập để phục vụ bậc học tiếp theo, đào tạonghề hoặc đi lao động Môn Khoa học tự nhiên là môn tổng hợp các khoa họcVật lý, Hóa học, Sinh học và khoa học Trái đất.

Với môn Khoa học tự nhiên, việc sử dụng phương pháp thí nghiệm,thực hành tại các môi trường khác nhau luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng,đây cũng là đặc trưng về phương pháp của môn học Khi học sinh được thựcthành, học sinh sẽ dễ dàng nhận thức tự nhiên, xã hội và tư duy, kích thíchsáng tạo và bước đầu biết ứng dụng kiến thức đã học vào đời sống.

* Về quan điểm xây dựng chương trình:

Ngoài việc chuẩn hóa các mục tiêu và yêu cầu của Chương trình tổngthể, môn Khoa học tự nhiên tập trung phát huy phương châm dạy học tíchhợp, kế thừa và phát triển, giáo dục toàn diện, kết hợp lí thuyết với thựctiễn và phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay.

* Về mục tiêu chương trình:

Môn Khoa học tự nhiên sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển cácnăng lực khoa học tự nhiên (nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu khoa họctự nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên…) đồng thời tiếp tục pháttriển năng lực chung và các phẩm chất chủ yếu khác (sự trung thực, tự tin,tình yêu con người…) Từ đó xây dựng nên người công dân Việt Nam cótrình độ, trách nhiệm, tư duy sáng tạo trong thời đại mới.

* Về nội dung chương trình:

Nội dung chương trình khoa học tự nhiên là sự kết hợp các chủ đề khoa

Trang 37

học: “Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, TráiĐất và bầu trời; các nguyên lí, khái niệm chung về thế giới tự nhiên; sự đadạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác” [7].

Các chủ đề được xếp đặt một cách hợp lý theo cấu trúc đồng tâm, kếthợp với xây dựng thêm một số chủ đề tích hợp liên môn nhằm khái quátchung nhất các quy luật, nguyên lý của thế giới tự nhiên tới học sinh một cáchkhoa học, cụ thể.

Chương trình môn khoa học tự nhiên năm 2018 được xây dựng trên cơsở phối hợp ba trục cơ bản là:

- Chủ đề khoa học

- Nguyên lí - khái niệm chung- Các năng lực cần phát triển.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ minh họa mối quan hệ của các trúc

1.3.4 Hình thức, phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên theohướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở

Hình thức dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm ởtrường trung học cơ sở có thể được thực hiện bằng các hình thức như: nhóm,lớp, khối lớp, trường hoặc liên kết trường.

Trang 38

Việc sử dụng các hình thức nhóm, lớp sẽ tối ưu hơn trên một số mặtnhư việc tổ chức dễ hơn, tiết kiệm kinh phí và thời gian, học sinh sẽ đượctham gia trực tiếp trong các hoạt động nhiều hơn và dễ tập trung phát triểnnăng lực hơn.

Hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng trải nghiệm đòihỏi sự phối hợp hoạt động của nhiều lực lượng khác nhau, như: đội ngũ giáoviên, các đội nhóm trong nhà trường, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh, chínhquyền, các tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp tại địa phương.

Các hình thức dạy học trải nghiệm trong giờ học và ngoài giờ học, cóthể bao gồm:

- Trong phạm vi trong giờ học:+ Dạy học theo nhóm;

Phương pháp giải quyết vấn đề: Là phương pháp kích thích tư duylogic, năng lực giải quyết vấn đề Bản thân học sinh sẽ được các giáo viên đưavào các tình huống; học sinh thông qua quá trình tư duy để giải quyết vấn đề

Trang 39

đồng thời tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới Trong dạy học môn Khoa học tựnhiên theo hướng trải nghiệm, phương pháp này được vận dụng khi học sinhphân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việccó vấn đề trong quá trình trải nghiệm thực tiễn Phương pháp này giúp chohọc sinh phát huy tư duy logic từ đó tạo cho các em cách nhìn khoa học hơntrước các vấn đề trong đời sống.

Phương pháp khám phá, tìm tòi, điều tra: Là phương pháp giúp họcsinh tìm hiểu một vấn đề, lĩnh hội kiến thức bằng cách tham gia một hoạtđộng trải nghiệm Đây là phương pháp dễ gây nên sự hứng thú và sự tò mòcủa học sinh trong học tập Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý đểhọc sinh tự khám phá, điều tra Sau khi vấn đề được xác định, học sinh tìmcác biện pháp giải quyết.

Phương pháp làm việc nhóm: Vừa là hình thức, vừa là phương pháptrong hệ phương pháp giải quyết vấn đề Mục đích là luyện tập cho học sinh cókhả năng suy nghĩ độc lập và biết cách trình bày ý kiến cá nhân Khi tham giacác hoạt động thường sẽ xảy ra trường hợp học sinh có nhiều ý kiến trái chiều,phương pháp này sẽ giúp các em xây dựng tư duy phản biện Không chỉ vậy,khi sử dụng phương pháp này còn giúp học sinh biết lắng nghe ý kiến củangười khác, biết phân tích, đánh giá một cách toàn diện một vấn đề để đưa rakết luận hợp lý mà cả nhóm đang giải quyết Phương pháp này còn có thể kếthợp trò chơi câu hỏi về một vấn đề cho trước trong phiếu rồi trình bày thảoluận.

Như vậy, việc sử dụng các phương pháp trên giúp giáo viên có nhiềulợi thế trong việc dạy học Đặc biệt, thông qua các phương pháp này giáo viênsẽ giúp phát triển một cách toàn diện nhận thức và tư duy cho học sinh đồngthời định hướng các em vận dụng kiến thức vào thực tế Hoạt động trảinghiệm môn Khoa học tự nhiên càng được vận dụng linh hoạt, sáng tạo thìcàng thu hút được học sinh Vì vậy, giáo viên khoa học tự nhiên liên tục tìm

Trang 40

tòi, đổi mới phương pháp dạy học từ đó giúp học sinh được trải nghiệm thựctế, nâng cao nhận thức và tư duy của bản thân.

Bên cạnh đó, việc vận dụng như thế nào lại phụ thuộc vào nhiều yếutố khác nhau cả trong và ngoài nhà trường, cả yếu tố chủ quan và kháchquan như: Năng lực của giáo viên, học sinh; phương tiện và thiết bị dạyhọc; thời gian, kinh phí tổ chức dạy học, các tài liệu, vật chất bảo đảm đápứng cho yêu cầu dạy học…

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên theohướng trải nghiệm ở trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá kết quả là một khâu quan trọng trong quản lý nóichung, quản lý quá trình dạy học nói riêng Nó giúp cho cán bộ quản lý cóđầy đủ thông tin cần thiết và tạo nên sự đồng bộ giữa việc dạy học của giáoviên, việc học của học sinh với cán bộ quản lý Không chỉ vậy đây còn sựrằng buộc cần thiết giữa nhà trường với các cấp quản lý và cộng đồng Việckiểm tra, đánh giá kết quả phải dựa trên các chương trình giáo dục, phải có kếhoạch, có tiểu chuẩn, tiêu chí đánh giá và chuẩn mực cụ thể cho từng mônhọc, từng hoạt động cụ thể và chúng phải được tiến hành thường xuyên, hằngngày, hằng tuần.

Sau đó, cán bộ quản lý cần có kết luận rõ ràng và xây dựng các phươngán, kế hoạch điều chỉnh, bồi dưỡng kỹ năng dạy học môn Khoa học tự nhiêntheo hướng trải nghiệm cho giáo viên nhằm tăng chất lượng của hoạt độngnày, đáp ứng mục tiêu trong đào tạo.

Đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên theo hướng trảinghiệm thực chất là đánh giá khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của họcsinh theo chuẩn mực đã được đặt ra cho mỗi thời điểm học tập và mỗi đốitượng học tập Để xác định đúng vị trí và nắm chắc sự thay đổi, tiến bộ củahọc sinh trong quá trình phát triển nhận thức, từ đó khuyến khích và cóphương hướng đúng đắn để học sinh tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng hoàn thiện.

Ngày đăng: 20/06/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w