1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở quận liên chiểu thành phố đà nẵng

143 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Quận Liên Chiểu Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Trần Thị Hoàng Diễm
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Xuân Bách
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lí giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 21,48 MB

Nội dung

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Quản lý giáo dục Họ và tên: Trần Thị Hoàng Diễm Người hướng dẫn kh

Trang 1

TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HOÀNG DIỄM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LIÊN CHIỂU

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Ðà Nẵng, Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HOÀNG DIỄM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LIÊN CHIỂU

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả những kết quả, số liệu trong luận văn được tôi dày công nghiên cứu và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào khác Tất cả tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn đảm

bảo tính xác thực và chỉ rõ nguồn gốc

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 9 năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Thị Hoàng Diễm

Trang 7

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Quản lý giáo dục

Họ và tên: Trần Thị Hoàng Diễm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Xuân Bách

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo nghiệm và các kết quả chính của đề tài, tác giả đã hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu Luận văn đã làm sáng tỏ việc quản lí hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS thực ra là việc quản lý tốt mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh Từ đó thúc đẩy, nâng cao tính tự giác, tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau

để tạo ra một hệ thống QL, dạy, học đồng bộ và hiệu quả

Qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận văn đã có những đánh giá về thực trạng Quản lý hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Trong thời gian qua, công tác QLHĐ dạy học môn KHTN ở các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu luôn được quan tâm chú trọng, đã có nhiều chuyển biến đáng kể Tuy nhiên, công tác QLHĐ dạy học môn KHTN hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới QLDH trong giai đoạn hiện nay

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn KHTN, chúng tôi

đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 6 nhóm biện pháp với mục đích giải quyết triệt để các mặt tồn tại, yếu kém và phát huy các mặt mạnh để đưa HĐDH môn KHTN của nhà trường đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình GDPT 2018

- Triển khai xây dựng kế hoạch giảng dạy môn KHTN phù hợp với thực tế theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Quản lý việc chọn nội dung dạy học phù hợp và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

- Quản lý việc sử dụng phương pháp học tập phù hợp với môn KHTN theo chương trình GDPT

Từ khóa: Quản lý, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

PGS.TS Trần Xuân Bách Trần Thị Hoàng Diễm

Trang 8

TITLE: MANAGEMENT OF TEACHING ACTIVITIES NATURAL SCIENCE AT SECONDARY SCHOOLS IN LIEN CHIEU

DISTRICT OF DA NANG CITY

Field: Educational Management

Student’s Name: Tran Thi Hoang Diem

Supervisors: Assoc Prof Dr Tran Xuan Bach

Training institution: The University of Danang, University of Education and Science

ABSTRACT

Based on theoretical research and testing, the author has systematized the research results The thesis has clarified that the management of natural science teaching activities at secondary schools is actually a matter of good management of objectives, content, training programs, teaching staff, teaching activities of teachers, and teaching activities of teachers student dynamics, facilities - teaching equipment, assessment of student performance From there, promote and improve self-discipline, self- inspection, and mutual supervision to create a synchronous and effective management, teaching, and learning system

Through surveying and analyzing the current situation, the thesis has made assessments on the current situation of managing natural science teaching activities at secondary schools in Lien Chieu district, Da Nang city In recent times, the work of activity management in teaching Natural Sciences in secondary schools in Lien Chieu district has always been paid attention and there have been many significant changes However, the current activity management work in teaching Natural Sciences does not meet the requirements of innovating teaching management in the current period

From the results of theoretical research and the current status of management of teaching activities in Natural Sciences, we have conducted research and proposed 6 groups of measures with the aim of thoroughly resolving existing and weak aspects and promoting them Strengths to bring the school's Natural Sciences teaching activities to higher quality and efficiency

- Organize to raise awareness for officials and teachers in natural science teaching activities according

- Direct the diversification of forms of teaching and learning in Natural Sciences in the direction of strengthening group learning forms, puzzle pieces, tablecloths, and mind maps

The proposed measures are closely related to each other and are consistent with the actual development situation of the locality Applying the above measures in a flexible way in the process of teaching Natural Sciences today, I think it will be effective in improving the quality of English teaching in school units in the area district

Keywords: Management, management, educational management, management of teaching activities, management of natural science teaching activities at secondary schools in Lien Chieu district, Da Nang city

Supervior’s confirmation Student

Assoc.Prof.Dr Tran Xuan Bach Tran Thi Hoang Diem

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

7 Phạm vi nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục 8

1.2.3 Hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở 8

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học môn KHTN ở trường THCS 9

1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học 11

1.3 Lí luận về hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường trung học cơ sở 11

1.3.1 Môn KHTN trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 11

1.3.2 Quan điểm xây dựng chương trình 12

1.3.3 Hoạt động dạy học theo tiếp cận sư phạm tương tác 14

1.3.4 Hoạt động dạy môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở 15

1.3.5 Hoạt động học môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở 15

1.3.6 Môi trường dạy học môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở 16

1.4 Quản lí hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS 18

1.4.1 Quản lý hoạt động dạy môn KHTN 18

1.4.2 Quản lý hoạt động học môn KHTN 22

Tiểu kết chương 1 24

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 25

2.1 Khái quát về quá trình khảo sát 25

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 25

2.1.2 Nội dung khảo sát 25

2.1.3 Phương pháp khảo sát 25

Trang 10

2.1.4 Tổ chức khảo sát 25

2.2 Khái quát tình hình phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 26

2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 26

2.2.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo 28

2.2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên 29

2.3 Lý luận về hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở tại Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng 32

2.3.1 Thực trạng môn KHTN trong chương trình giáo dục phổ thông 201 32

2.3.2 Thực trạng dạy môn KHTN trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 34 2.3.3 Thực trạng hoạt động học môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở 36

2.3.4 Thực trạng môi trường dạy học môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở 41

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường trung học cơ sở 43

2.4.1 Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn KHTN 43

2.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động học môn KHTN của học sinh 50

2.4.3 Thực trạng quản lý môi trường dạy học khoa học tự nhiên ở các trường THCS quận Liên Chiểu 51

2.4.4 Môi trường dạy học môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở 55

2.5 Đánh giá chung 55

2.5.1 Ưu điểm 55

2.5.2 Hạn chế 56

2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 58

Tiểu kết chương 2 58

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 59

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 59

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 59

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 59

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 59

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 60

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 60

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS quận Liên Chiểu 60

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình GDPT 2018 60

Trang 11

3.2.2 Triển khai xây dựng kế hoạch giảng dạy môn KHTN phù hợp với thực tế

theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 64

3.2.3 Quản lý việc lựa chọn nội dung dạy học phù hợp và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh 65

3.2.4 Quản lí việc sử dụng phương pháp học tập phù hợp với môn KHTN theo chương trình GDPT 2018 67

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất và tạo môi trường dạy học thuận lợi để phát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo chương trình phổ thông 2018 70

3.2.6 Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học môn KHTN theo hướng tăng cường các hình thức hoạt động nhóm, các mảnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy 72

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp 74

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 74

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 74

3.3.3 Quá trình khảo nghiệm 74

3.5.4 Kết quả khảo nghiệm 75

Tiểu kết chương 3 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77 PHỤ LỤC PL1

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lí CSVC : Cơ sở vật chất CSVC-TBDH : Cơ sở vật chất-Thiết bị dạy học

CTGDPT : Chương trình giáo dục phổ thông

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên

GV KHTN : Giáo viên KHTN

HĐDH : Hoạt động dạy học HĐGD : Hoạt động giáo dục

Trang 13

Thống kê đội ngũ giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên trong

năm học 2021- 2022 ở các trường THCS trên địa bàn quận Liên

Chiểu TP Đà Nẵng

30

2.3 Thực trạng môn KHTN theo định hướng CTGDPT mới ở các

2.4 Thực trạng việc thực hiện mục tiêu dạy học môn KHTN của GV

2.5

Thực trạng việc thực hiện nội dung dạy học môn KHTN của

giáo viên KHTN 119 giáo viên (gồm CBQL toàn thể GV

2.9 Thực trạng phụ huynh đánh giá về mức độ thực hiện động cơ

2.10 Phụ huynh đánh giá mức độ thực hiện phương pháp hoạt động

2.11 Thực trạng môi trường học tập môn Khoa học tự nhiên của học

2.12 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy môn

Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 43

2.13 Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy cho GV khoa học

2.14

Thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ dạy trên lớp của GV dạy

môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS trên địa bàn quận

Liên Chiểu

45

2.15 Thực trạng quản lý giờ lên lớp của GV khoa học tự nhiên tại

2.16

Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của GV

môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực và

phẩm chất học sinh tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên

Chiểu

47

Trang 14

Số hiệu

2.17

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS trên địa bàn quận

Liên Chiểu

49

2.18

Thực trạng quản lý cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học

(TBDH) và việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại 4.0 hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, nền giáo dục cần phát triển và đổi mới Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn liền với phát triển giáo dục Vì thế giáo dục và đào tạo là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu ở nước ta Nhiệm vụ của giáo dục

và đào tạo ở nước ta là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm

phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao

Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.[1]

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” [11]

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã chính thức được Bộ giáo dục đào tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới [3] Mục tiêu được xây dựng trong kế hoạch giáo dục của nhà trường trung học cơ sở phải vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục

của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Môn Khoa học tự nhiên tích hợp cả ba môn (Lí, Hóa, Sinh) là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học cơ sở, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động

Hiện nay, các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn quận Liên Chiểu Thành phố Đà Nẵng đã và đang tích cực tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình phổ thông 2018 hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục phù hợp như dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học lấy học sinh (HS) làm trung tâm… Tổ chức đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Tuy nhiên, chất lượng dạy học vẫn còn chưa cao Quản lý hoạt động dạy học diễn

ra chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Bên cạnh đó, xuất phát

Trang 16

từ thực tiễn tôi thấy được những khó khăn trong dạy học môn Khoa học tự nhiên như: Khó khăn trong xây dựng kế hoạch giáo dục; khó khăn trong phân công giáo viên thực hiện; khó khăn trong tổ chức thực hiện; khó khăn trong kiểm tra đánh giá

Dựa vào tính cấp thiết và tính thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS quận Liên Chiểu Thành phố Đà Nẵng”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên (KHTN) ở các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng, đề ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHTN nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS tại quận Liên

Chiểu, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) môn KHTN tại trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động dạy học nói chung, các môn KHTN nói riêng tại các trường THCS mặc

dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng đang gặp những vấn đề như chương trình mới nên việc phân công giáo viên dạy liên môn (Lí, Hóa, Sinh) của môn KHTN gặp khó khăn, khả năng làm các thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống… Nếu tìm được các biện pháp quản lí hoạt đông này thì có thể tác động tích cực đến việc đổi mới quản lý HĐDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tổng kết, khái quát hóa cơ sở lí luận về dạy học và quản lí hoạt động dạy học các môn KHTN

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH môn KHTN tại trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

5.3 Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý HĐDH môn KHTN tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Tiếp cận hệ thống- cấu trúc: là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, tự phát triển, tự hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra

Tiếp cận quan điểm lịch sử: Khi xem xét một sự vật hay hiện tượng, chúng ta phải

Trang 17

xem xét quá trình lịch sử của nó Từ đó, thấy mối liên hệ giữa hiện tại, quá khứ và tương lai của đối tượng nghiên cứu

Tiếp cận quan điểm thực tiễn: Việc đề ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS Qua đó, quản lý HĐDH môn KHTN theo theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 góp phần đổi mới giáo dục hiện nay Qua khảo sát thực tiễn việc quản lý HĐDH môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông

2018 ở trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng Từ đó, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu, những nguyên nhân hạn chế để đề ra các biện pháp mang tính chất khả thi hơn

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

6.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Khai thác những cơ sở lý luận đã có trong các công trình nghiên cứu khoa học, chuyên khảo, bài báo khoa học… nhằm xác lập cơ sở lý luận của quản lí hoạt động dạy học

6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a) Phương pháp điều tra giáo dục

- Điều tra bằng Anket: Phương pháp này nhằm mục đích khảo sát các đối tượng là CBQL, GV dạy môn KHTN, phụ huynh, học sinh Các tài liệu điều tra sẽ là thông tin quan trọng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học mang tính thực tiễn và khả thi

- Điều tra thông qua phỏng vấn: Bằng cách trao đổi với các CBQL, tổ trưởng chuyên môn lấy thông tin nhanh để vận dụng vào nghiên cứu đề ra biện pháp khoa học b) Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài với mục đích quan sát cách thức quản lý, cách thực hiện hoạt động dạy và học môn KHTN hiện nay của GV và HS các trường THCS để thu thập tài liệu bổ sung cho kết quả điều tra

c) Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHTN và tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

d) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu kết quả học tập và hạnh kiểm của HS năm học 2021- 2022, kết quả công tác quản lý HĐDH môn KHTN của hiệu trưởng theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để đề ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học tốt hơn

6.2.3 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các kết quả điều tra, khảo sát

Trang 18

7 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học môn KHTN tại

các trường THCS quận Liên Chiểu từ năm 2021 đến nay

8 Cấu trúc luận văn

Nội dung luận văn bao gồm 03 phần chính:

Mở đầu

Nội dung (gồm 3 chương)

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại

các trường Trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các

trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các

trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề:

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Dạy học là vấn đề đã được nhiều nhà triết học, nhà nghiên cứu đồng thời là nhà giáo dục cả phương Đông và phương Tây đề cập Có thể kể đến các nhà nghiên cứu và các tư tưởng về giáo dục sau đây:

Ở phương Tây, nhà nghiên cứu Xôcrat (469- 339 TCN) đã quan niệm giáo dục phải giúp con người khẳng định chính mình Ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần

có phương pháp giúp thế hệ trẻ tiếp cận tri thức, phải từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức mới mẻ, tư duy sáng tạo, phù hợp với quy luật của tự nhiên và

xã hội

Năm 1968, các tác giả Jacob W Getzels, Tames M Lipham Roald F Campbell

đã cho ra đời công trình đầu tiên nghiên cứu khá hoàn chỉnh các vấn đề QLGD dưới ánh sáng của các học thuyết quản lý chung, đặc biệt là thuyết hành vi (quan hệ con người) trong quản lý

Platon (429- 347 TCN) cho rằng giáo dục có tính xã hội, giáo dục có vai trò hình thành và phát triển nhân cách con người Giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến đời sống con người

Không thể không nhắc đến nhà giáo dục thực dụng chủ nghĩa nổi tiếng John Dewey (1859- 1952) của nước Mỹ với những công trình nghiên cứu giáo dục với nhiều tranh cãi Bên cạnh những quan điểm thực dụng về giáo dục của ông có nhiều đóng góp hình thành quan niệm về nhà trường và xã hội

Đầu những năm 90, UNESCO PROAP đã xuất bản cuốn sách có tính cẩm nang về

kĩ năng QLGD mang tựa đề “Kế hoạch hóa và QLGD vi mô”

Giáo dục thế giới trải qua ba cuộc cải cách, cuộc cải cách lần thứ nhất thời kỳ Phục hưng cho đến cao trào vào đầu thế kỷ 20 với công lao nhiều nhà triết học, nhà GD, cao trào là Ru Xô và Dewey: chuyển đổi giáo dục truyền thống, lấy chương trình học làm trung tâm, áp đặt, ép buộc sang giáo du hiện đại: giáo dục, nhà trường gắn với cuộc sống, chú trọng hoạt động của người học, hứng thú và niềm vui, lợi ích việc học Cuộc cải cách lần thứ 2 diễn ra trong bối cảnh, xuất hiện hai hệ thống xã hội: Tư bản chủ nghĩa

và xã hội chủ nghĩa; hậu quả chiến tranh thế giới lần thứ 2 và thay đổi ở các nước: Đức,

Ý, Nhật; những thành tựu về khoa học của Liên Xô với vệ tinh nhân tạo năm 1957 Nội dung cải cách tập trung vào tiếp cận sự phát triển khoa học công nghệ, tăng thời lượng học các môn KHTN; tăng cường tính tích cực xã hội; chú ý tư duy hệ thống; Đào tạo nhân tài; Đầu tư nhiều cho giáo dục

Trang 20

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nghiên cứu về QLGD, quản lí nhà trường, quản lí HĐDH đã được nhiều tác giả quan tâm Các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng dạy học

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, quản lí HĐDH thực sự là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Đề tài về quản lí HĐDH

ở trường đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong các luận văn thạc sĩ như " Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tại các trường THPT Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, của Đặng Thanh (2005)[12] Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Đà Nẵng; “Những biện pháp quản lí HĐDH ở trường THPT ngoài công lập Hà Nội trong giai đoạn phát triển hiện nay” của Ngô Trường Đức[6];

“Một số biện pháp quản lí HĐDH ở trường THPT Nam Lương Sơn tỉnh Hoà Bình trong quá trình thực hiện đổi mới CTGDPT” của Nguyễn Duy Thịnh[14] ; Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trường các trường THPT tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ

QLGD - Đại học SP Huế [13] .… Song chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS quận Liên Chiểu Thành phố Đà Nẵng”

Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy, Nhà xuất bản Giáo dục đã phê duyệt, xuất bản bộ sách môn khoa học tự nhiên kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều Tất cả các

bộ sách này đều hướng dẫn thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các môn học cấp trung học cơ sở nhằm giúp giáo viên soạn giáo án, giảng dạy nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học

Tuy nhiên trong thực tiễn quản lí, ở từng bậc học, ở từng địa phương luôn nảy sinh những vấn đề riêng và mới Hơn nữa, khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của môn môn khoa học tự nhiên, còn nhiều gặp khó khăn, thách thức Trước yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý hoạt động dạy học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học đặc biệt là môn khoa học tự nhiên cấp trung học, thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên của các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng

Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Luận văn này nghiên cứu “Quản lí hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng” và đề xuất các biện pháp quản lí để hoạt động dạy học bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018 như

đã quy định trong “Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông”.[5]

1 0

Trang 21

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý

Cho đến nay rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể

từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học

đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

Tác giả Trần Kiểm (1997) cho rằng: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản

lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu

nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội] [10]

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác về quản lí: “Quản lí hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [8]

Theo Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm" [Frederich Winslow Tailor (1911)

- Quản lý theo Khoa học] [8]

Theo tác giả Nguyễn Văn Bình, “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã

đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những

người khác” [Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số lý luận

về thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội] [4]

Theo Đặng Quốc Bảo:“Bản chất hoạt động quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm có sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp đổi mới hệ đưa hệ vào thế “phát triển” Trong “quản” phải có “lý” trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động - hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)” [3]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [Nguyễn

Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội] [15]

Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu về quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý trong một

tổ chức, thông qua công cụ và phương pháp quản lý nhằm làm cho tổ chức đó thực hiện đúng tiến trình và mục tiêu đề ra

Trang 22

1.2.2 Quản lý giáo dục

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế công tác quản lý nói chung thì quản lý giáo dục

là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng

có nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm như sau: Tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có

kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối nguyên lý của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự

kiến tiến bộ trạng thái về chất” [Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội] [7]

“Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản

lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI

(2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, Ngày 4/11/2013, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế] [2]

Tác giả Phạm Viết Vượng: “Mục đích cuối cùng của quản lí giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội” [Phạm

Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội] [19]

Những tác động có tính hệ thống, kế hoạch, ý thức và mục đích của chủ thể quản

lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa cho thế hệ trẻ cũng chính là mục đích của quản lí giáo dục Như vậy, có thể hiểu quản lí giáo dục về thực chất là quản lí có hiệu quả chất lượng giáo dục được thực hiện thông qua các tác động có mục đích, có kế hoạch Thông qua các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá để đào tạo thế hệ học sinh thông minh sáng tạo, năng động, tự chủ thích nghi với mọi hoàn cảnh để có thể đạt được mục tiêu đề ra

1.2.3 Hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông

2018 có những đặc điểm sau:

* Vị trí môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên được dạy ở trung học cơ sở và là môn học bắt buộc, được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9, trong 35 tuần/năm học, tổng số 140 tiết/năm học, 4 tiết/tuần

* Vai trò và tính chất nổi bật của môn khoa học tự nhiên trong giai đoạn giáo dục

cơ bản (cấp trung học cơ sở)

Trang 23

* Vai trò: Môn Khoa học tự nhiên là môn học tích hợp của ba môn (Lí, Hóa,

Sinh)là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học Tiếp tục giúp học sinh hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động

Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Trong Chương trình môn KHTN, nội dung giáo dục về những nguyên lý và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung

Đối tượng nghiên cứu của môn KHTN gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh Bản thân môn KHTN là khoa học thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành và phòng học bộ môn có vai trò, ý nghĩa quan trọng và là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn KHTN giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

KHTN luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại Do vậy, giáo dục phổ thông phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật Nên đòi hỏi chương trình môn Khoa học tự nhiên phải tinh giản, rút ngắn các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, làm cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn

KHTN là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM - một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam Góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học môn KHTN ở trường THCS

Để thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 Ban giám hiệu là người phải nắm chắc chương trình, mục tiêu môn học ở từng khối lớp, chuẩn kiến thức kỹ năng, nội dung kiến thức cũng như phương pháp, hình thức dạy học của từng môn học để từ đó triển khai, quán triệt và hướng dẫn giáo viên thực hiện theo

Hiệu trưởng nhà trường quản lý mục tiêu dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 Điều đó đòi hỏi nhà trường phải xác định được các yếu tố cần thiết của quá trình quản lý dạy học nhằm giúp cho quá trình quản lý hoạt động dạy học

Trang 24

đạt mục tiêu dạy học đề ra

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Tạo môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên

- Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tập thể với sự quản lý thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường

- Đảm bảo chất lượng dạy học một cách bền vững

- Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với

sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

- Có chế độ đãi ngộ và sự khuyến khích, khích lệ tinh thần của các giáo viên có sự sáng tạo trong việc giảng dạy môn KHTN

Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật

lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,

Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Do đó, trong môn KHTN những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung

KHTN có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn có vai trò và ý nghĩa rất trong việc dạy môn học này Qua đó, năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành

và phát triển Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh Đây là điều kiện thuận lợi giúp học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoa học Nâng cao năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế KHTN luôn đổi mới để đáp ứng và thích nghi với yêu cầu của cuộc sống hiện đại Do vậy giáo dục phổ thông cần phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật Vì thế chương trình môn KHTN phải mang tính khái quát cao tránh những nội dung mang tính mô tả, dài dòng giúp học sinh nâng cao khả năng tìm tòi, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lý, làm cơ sở cho quá trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống

KHTN là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS,

có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS cấp trung học cơ sở

Trang 25

1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học

HĐDH là hoạt động trọng tâm của nhà trường Đó là hoạt động phong phú về nội dung và hình thức với sự tham gia của nhiều nhân tố, chịu ảnh hưởng của nhiều lực lượng xã hội như gia đình, nhà trường và xã hội Để HĐDH được thực hiện một cách có hiệu quả thì cần phải có những tác động của nhà quản lí Do vậy, quản lí HĐGD là nhiệm

vụ trọng tâm của quản lí nhà trường Quản lí HĐDH là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Việc quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cùng các thành tố có liên quan đóng một vai trò hết sức quan trọng trong QLGD ở nhà trường Quản lí HĐDH chính là quản lí nội dung chương trình theo mục tiêu đào tạo của nhà trường dựa trên nguyên tắc quản lí và phương pháp quản lí Quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu của Công tác quản lí hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lí nhà trường Mục tiêu quản lí hệ thống mục tiêu quản lí của nhà trường

Thông thường, quản lí HĐDH trong nhà trường bao gồm các nội dung sau:

- Quản lí hoạt động dạy của GV: gồm quản lí việc thực hiện chương trình giảng dạy, quản lí giờ lên lớp, PP dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kết quả dạy học…

- Quản lí hoạt động học của HS: gồm có xây dựng ý thức thực hiện các nhiệm vụ học tập, các hoạt động học tập, kết quả học tập…

- Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học, CSVC – TBDH, các nguồn phục vụ yêu cầu dạy học như: tài chính, đội ngũ cán bộ, giáo viên, các mối quan hệ trong

và ngoài nhà trường

Tóm lại, quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích của chủ thể quản

lý đến hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học của HS và môi trường dạy học, đảm bảo cho các hoạt động đó được thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, có chất lượng và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được mục tiêu đề ra của nhà trường

1.3 Lí luận về hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường trung học cơ sở

1.3.1 Môn KHTN trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động

Môn KHTN được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên

Trang 26

Trong Chương trình môn KHTN, nội dung giáo dục về những nguyên lý và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung

Đối tượng nghiên cứu của môn KHTN gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh Bản thân các khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành và phòng học bộ môn, ở thực địa và các cơ sở sản xuất

có vai trò, ý nghĩa quan trọng và là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn KHTN giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

KHTN luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại Do vậy, giáo dục phổ thông phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật Đặc điểm này đòi hỏi chương trình môn Khoa học tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, làm cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn

KHTN là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn KHTN góp phần thúc đẩy giáo dục STEM - một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

1.3.2 Quan điểm xây dựng chương trình

Chương trình môn KHTN được xây dựng trên các quan điểm sau:

- Chương trình góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực HS thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực, thể hiện tính hiện đại, cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục Chương trình đảm bảo sự phát triển năng lực của người học qua các cấp/lớp; tạo cơ sở cho học tập tiếp lên, học tập suốt đời; tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục

- Môn KHTN được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất bởi đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lý chung nên việc dạy học khoa học tự nhiên cần tạo cho HS nhận thức được sự thống nhất đó Mặt khác, định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi tiếp cận quan điểm dạy học tích hợp Nhiều nội dung giáo dục cần được lồng ghép vào giáo dục khoa học: tích hợp giáo dục khoa học với kĩ thuật, với giáo dục sức khoẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,

Trang 27

- HS có thể nắm vững lý thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế

- Môn KHTN góp phần gắn kết học khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào các tình huống thực tế Thông qua đó, HS thấy được khoa học rất thú

vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sống con người Chương trình góp phần phát triển ở

HS năng lực thích ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng, góp phần phát triển bền vững xã hội Chương trình đảm bảo tính phù hợp với trình độ phát triển của học sinh,

sự tiến bộ của học sinh trong việc học tập, phát triển năng lực qua các cấp/lớp học; phù hợp với thực tiễn của các nhà trường Việt Nam cấp trung học cơ sở Chương trình đảm bảo tính khả thi, liên quan tới các nguồn lực để thực hiện chương trình như số lượng và năng lực nghề nghiệp giáo viên, thời lượng, cơ sở vật chất,

Chương trình môn KHTN ở trường THCS cụ thể những mục tiêu và yêu cầu của Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau:

a) Dạy học tích hợp

Chương trình môn KHTN được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất về đối tượng hoá, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lý chung nên việc dạy học môn Khoa học tự nhiên cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó Mặt khác, định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi thực hiện dạy học tích hợp Chương trình môn Khoa học tự nhiên còn tích hợp, lồng ghép một số nội dung giáo dục như: giáo dục kĩ thuật, giáo dục sức khoẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,

b) Kế thừa và phát triển

Chương trình môn KHTN bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình môn học đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học với nhau và liên thông với chương trình các môn

Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở cấp tiểu học, Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông và chương trình giáo dục nghề nghiệp

c) Giáo dục toàn diện

Chương trình môn KHTN góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, thể hiện tính toàn diện, hiện đại và cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục Chương trình bảo đảm sự phát triển năng lực của học sinh qua các cấp học, lớp học Tạo thuận lợi cho việc

Trang 28

chuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục là cơ sở cho việc học tập suốt đời

d) Kết hợp lý thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế Chương trình môn KHTN giúp học sinh nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học tự nhiên vào thực tế cuộc sống

Môn KHTN quan tâm tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh Tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học vào các tình huống thực tế, góp phần phát triển ở học sinh khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng

Chương trình môn Khoa học tự nhiên bảo đảm tính khả thi, phù hợp với các nguồn lực để thực hiện chương trình như giáo viên, thời lượng, cơ sở vật chất,…

1.3.3 Hoạt động dạy học theo tiếp cận sư phạm tương tác

Theo tác giả Lê Quang Sơn “Phương pháp sư phạm tương tác là phương pháp dạy học tập trung trước hết vào người học, xem người học là người “thợ chính” của quá trình dạy học Mọi can thiệp sư phạm đều xuất phát từ nhu cầu, tiềm năng và trách nhiệm của người học đối với quá trình học tập của bản thân Người dạy trong phương pháp sư phạm tương tác là người hướng dẫn người học cách học, tạo ra những điều kiện thuận lợi để người học thực hiện phương pháp học của mình Môi trường là yếu tố ảnh hưởng đến cả người dạy và người học, tuy nhiên ở một mức độ nào đó thì người dạy và người học cũng có những tác động ngược trở lại đối với môi trường[17] Phương pháp sư phạm tương tác được xây dựng trên căn bản dựa trên các tác nhân người dạy

- người học - môi trường và các thao tác tương ứng với nó”[ Lê Quang Sơn (2001), “Về Phương pháp Sư phạm tương tác”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học“Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học”, Đại học Sư phạm - ĐHĐN] [18]

Theo quan điểm sư phạm tương tác, các yếu tố tạo thành cấu trúc hoạt động dạy học gồm: Kiến thức (khái niệm khoa học hay nội dung), Học (người học - trò), Dạy (người dạy - thầy) và môi trường (điều kiện dạy học cụ thể) Các yếu tố này không tồn tại rời rạc mà chúng có quan hệ với nhau và luôn tác động qua lại lẫn nhau

*Cấu trúc HĐ dạy học theo phương pháp sư phạm tương tác:

Trang 29

1.3.4 Hoạt động dạy môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở

Hình thức tổ chức dạy học môn KHTN được thực hiện như sau:

Dạy học cá nhân: Là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên tổ chức cho các em học sinh làm việc độc lập hoặc hướng dẫn cho cá nhân Dạy học cá nhân giúp phát huy được tính tự lực, tự lập và khả năng tự học của học sinh Giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho các em học sinh khá giỏi, giúp đỡ, kèm cặp thêm cho những em học sinh yếu kém

Dạy học theo nhóm: Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên điều khiển và hướng dẫn các hoạt động học tập theo các tổ, nhóm học sinh Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho học sinh được tham gia một cách tích cực hơn vào các hoạt động học tập như được truyền đạt, được nghe ý kiến của các bạn trong nhóm để hình thành kỹ năng giao tiếp, được khám phá kiến thức và phối hợp làm việc, được học hỏi

từ các thành viên khác trong nhóm Hình thành năng lực hợp tác, tinh thần tự giác, tính

tự quản lý, ý thức trách nhiệm với công việc được giao

Tham quan - trải nghiệm: Giáo viên tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở ngoài lớp học, tạo thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập

Định hướng đổi mới hình thức dạy học môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

- Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án, tự học,

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khoa học

tự nhiên Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học,

- Luôn tìm tòi và sử dụng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa để nâng cao chuyên môn giảng dạy

- Tăng cường sử dụng các học liệu điện tử (như video về các thí nghiệm, thí nghiệm

ảo, thí nghiệm mô phỏng, )

Thông qua các hình thức tổ chức dạy học tích cực sẽ phát triển ở học sinh tư duy phản biện Củng cố và phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác

1.3.5 Hoạt động học môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở

Học là quá trình tự giác, tự lực chiếm lĩnh kiến thức khoa học, dưới sự điều khiển của giáo viên Trong đó người học là chủ thể còn khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh

Học về bản chất, là sự tiếp thu, xử lý thông tin chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ dựa vào khả năng và sự cố gắng của mỗi HS để có được tri thức, kỹ năng, thái độ mới Hoạt động học của học sinh là quá trình học sinh tự giác, tích cực học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm chiếm lĩnh tri thức mới Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách

tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân Có thể hiểu hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành hệ thống những

Trang 30

kỹ năng, kỹ xảo Học sinh có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân

1.3.6 Môi trường dạy học môn KHTN tại các trường Trung học cơ sở

Theo Richard L.Daft (2005), môi trường của tổ chức gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tổ chức:

Môi trường bên trong gồm các yếu tố: Nhân viên, văn hóa tổ chức và quản trị; Môi trường bên ngoài: Môi trường chung (các yếu tố ảnh hưởng rộng và không trực tiếp đến tổ chức); Môi trường tác nghiệp (gần với tổ chức hơn và bao gồm những nhân tố có quan hệ đến các hoạt động hàng ngày của tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của tổ chức) [Richard L Daft - Organization theory and design; West publishing corporation; year 2005] [16]

Đối với môn KHTN cấp THCS thì cơ sở vật chất kỹ thuật là công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong mỗi một tiết dạy, học sinh cần quan sát các thí nghiệm một cách trực quan để tư duy và thực hành Các điều kiện CSVC được coi là vai trò của nhân vật thứ

ba ngoài giáo viên và HS Do vậy nó ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của một giờ học

và việc phục vụ mục tiêu giáo dục phát triển năng lực toàn diện

Trong quá trình dạy học môn KHTN, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung

Đối tượng nghiên cứu của môn KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Do đó, trong môn KHTN những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung

KHTN là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm Vì vậy

cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện Môi trường học KHTN ở các trường THCS có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các

kỹ năng của người học, người học có cơ hội tham gia các hoạt động nhóm, trong đó những yếu tố sau đóng vai trò quyết định tới với sự phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chương trình phổ thông 2018

a) Các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh

- Bộ tranh, ảnh, hình vẽ về: Tác dụng của lực, hiện tượng “mất trọng lượng”, một

số dụng cụ, thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình, chuyển động của Trái Đất, hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng, mô phỏng trật tự, kích thước tương đối của Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt Trời, “súng bắn tốc độ”, tốc kế, đại lượng mô

tả sóng, từ trường của Trái Đất, cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí, thiết bị truyền áp suất chất lỏng, tụ điện, điện trở, biến trở, điện trở quang, đi ốt, đi ốt phát quang, pin và ắc quy, cấu trúc phân tử của chất khí, khoảng cách phanh xe với các tốc độ khác nhau, một

số biển báo khoảng cách trên đường, cấu trúc sợi quang và quá trình dẫn sáng bên trong

Trang 31

sợi quang, mô hình vòng năng lượng trên Trái Đất

- Bảng quy định, các quy tắc an toàn phòng thực hành, bảng tuần hoàn các nguyên

tố hoá học, bảng tính tan (độ tan của muối và hydroxide), tranh về vòng tuần hoàn của nước, tranh về sơ đồ chưng cất chế hoá và ứng dụng của dầu mỏ, về ứng dụng vai trò của glucose và tinh bột trong cuộc sống

- Bộ tranh, học liệu điện tử về: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng

ở sinh vật, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật

- Bộ tranh, học liệu điện tử về cơ thể người: Hệ vận động của người, dinh dưỡng

và tiêu hoá, máu và hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết, da và điều hòa thân nhiệt, sinh sản ở người

- Tranh về sinh vật và môi trường, chu trình carbon, chu trình nitơ, chu trình nước trong tự nhiên

- Bộ tranh, slide, mô hình, học liệu điện tử về các dạng biến dị, phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel; tranh mô tả từ gen đến tính trạng; bộ nhiễm sắc thể và gen định vị trên nhiễm sắc thể; nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử, thụ tinh; cơ sở tế bào học của liên kết gen; các dạng đột biến nhiễm sắc thể và hình ảnh về cá thể mang gen đột biến; tiêu bản hiển vi về nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính; quan hệ kiểu gene – môi trường – kiểu hình; di truyền học với con người; chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo, nguồn gốc các loài, sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

- Các học liệu điện tử về tác dụng của lực, hiện tượng “mất trọng lượng”, chuyển động của Trái Đất, hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần Trăng, mô phỏng trật

tự, kích thước tương đối của Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt Trời, “súng bắn tốc độ”, tốc kế, đại lượng mô tả sóng, từ trường của Trái Đất, cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí, thiết bị truyền áp suất chất lỏng, cấu trúc phân tử của chất khí, khoảng cách phanh

xe với các tốc độ khác nhau, cấu trúc sợi quang và quá trình dẫn sáng bên trong sợi quang, vòng năng lượng trên Trái Đất, hiệu ứng nhà kính

- Học liệu điện tử: Phần mềm mô hình phân tử, phần mềm mô phỏng thí nghiệm hoá học, thí nghiệm ảo; thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, gây nổ ví dụ như các thí nghiệm với chlorine, bromine,

b) Các thiết bị, mẫu vật, hoá chất dùng để thực hành

- Dụng cụ đo chiều dài, diện tích, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, thời gian, lực kế, thước đo độ dài, thanh nam châm vĩnh cửu, cân lò xo; máy phát âm tần, âm thoa, dao động kí; dụng cụ tạo và hiển thị được tia sáng, tạo vùng sáng, vùng tối, trộn màu ánh sáng; gương phẳng, lăng kính; dụng cụ tạo từ phổ, la bàn học sinh; nam châm vĩnh cửu, nam châm điện; thiết bị khảo sát được khối lượng riêng của một vật và áp suất tác dụng lên một bề mặt; dụng cụ đơn giản tạo đòn bẩy; dụng cụ tạo, phân bố lại điện tích ; bộ dụng cụ đo năng lượng điện (joulemeter); bộ dụng cụ khảo sát sự phản xạ ánh sáng; bộ dụng cụ khảo sát sự khúc xạ ánh sáng; cân hiện số; pH mét cầm tay; dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, bình cầu, lọ, cốc, phễu, chậu, ống hút ; hoá chất: các loại hoá chất

Trang 32

tối thiểu cần thiết cho thí nghiệm biểu diễn và thực hành

- Mẫu vật về phân bón; mô hình, bộ lắp ráp phân tử dạng rỗng, dạng đặc của alkane, alcohol ethylic, acetic acid

- Bộ tiêu bản hiển vi về tế bào và các bào quan tế bào; bộ dụng cụ làm tiêu bản ép khô thực vật, làm tiêu bản ngâm động vật; bộ dụng cụ tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

- Dụng cụ dạy thực hành băng bó cho người bị gãy xương, máy đo huyết áp, dụng

cụ băng bó vết thương khi bị chảy máu

c) Phòng bộ môn

- Diện tích phòng đủ để sắp xếp thiết bị, mẫu vật và bàn ghế đủ cho học sinh tiến hành các bài thực hành, vòi nước và bồn rửa, thiết bị phòng cháy và chữa cháy Đảm bảo quy định phòng bộ môn đạt chuẩn

- Thiết bị cố định: Bảng viết, tủ đựng mẫu vật, vật liệu tiêu hao (hoá chất, dụng cụ thuỷ tinh, khay làm thí nghiệm), giá để hoá chất và dụng cụ thí nghiệm, giá treo tranh, bàn thực hành lát đá, tủ lạnh, tủ sấy, máy hút ẩm, quạt thông gió, thiết bị bảo hộ, các dụng cụ sử dụng theo bài thực hành, ,

- Các thiết bị điện tử và quang học, nghe nhìn: Kính hiển vi, kính lúp, ống nhòm, máy tính, máy chiếu projector, màn hình, tivi,

Với môi trường học tập như vậy sẽ tạo cho học sinh hứng thú học tập Giúp HS xác định động cơ học tập rõ ràng, giúp các em phát triển toàn diện nhất Ngoài ra, môi trường học môn KHTN ngay từ ở bậc trung học cơ sở cũng chính là giai đoạn chuyển tiếp khá quan trọng cho việc thích nghi của HS sau này

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học, phải đáp ứng đảm bảo cho hoạt động học tối thiểu của học sinh Các em luôn tuân thủ các quy định khi học ở phòng bộ môn như sự sạch sẽ, ngăn nắp của phòng học, hạn chế tiếng ồn và sự di chuyển trong phòng (khi HS thực hiện nhóm ghép…) đều là các yếu tố quan trọng mà nhà quản lý phải bao quát để đảm bảo rằng người học không bị xáo trộn hoặc phải lo

lắng những vấn đề này trong quá trình học môn KHTN

1.4 Quản lí hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS

1.4.1 Quản lý hoạt động dạy môn KHTN

Một trong những nhiệm vụ quan trọng về quản lý việc dạy học KHTN là quản lý hoạt động dạy của giáo viên KHTN, phương pháp dạy của GV quyết định chất lượng và

sự say mê học tập của HS do đó quản lý việc dạy học KHTN điều trước tiên phải quản

lý việc đổi mới PP dạy của giáo viên KHTN

Để đảm bảo tính nghiêm túc và thống nhất trong việc đánh giá việc vận dụng PPDH mới của giáo viên KHTN, hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn phổ biến các qui định của cấp trên cũng như các qui định nội bộ về việc soạn giáo án, DH theo phương pháp mới, dự giờ, đánh giá giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS… theo hướng đổi mới PPDH cho toàn thể GV nắm rõ, cần bàn bạc thảo luận kỹ cách soạn một tiết dạy

Trang 33

Quản lý hoạt động dạy của giáo KHTN từ quản lý khâu soạn bài, quản lý giờ dạy trên lớp, quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH

Việc đổi mới dạy học KHTN là đổi mới PP dạy, PP học và PP kiểm tra, đánh giá, bởi dạy học- kiểm tra, đánh giá là một quá trình thống nhất, là những khâu then chốt của quá trình sư phạm Do vậy quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một nội dung không thể thiếu trong quản lý hoạt động của GV

1.4.1.1 Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn KHTN theo CTGDPT mới

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Có nghĩa là theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của người học.Từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến việc qua tiết học đó học sinh có thể vận dụng được gì Để thực hiện được điều đó, giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học truyền thống sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh Tăng cường việc học tập trong nhóm, học tập theo dự án Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề tích hợp cho học sinh Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học môn học phù hợp Trong kế hoạch xác định rõ những chủ đề, những nội dung kiến thức cần được tích hợp

từ đó có những phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào, giáo viên cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”

Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà giáo viên nên có những hình thức tổ chức thích hợp như: Học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học

Giáo viên cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học, có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu cần thiết với nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng và phẩm chất

Trang 34

của người học được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập Lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới Vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn

Hai, giúp học sinh học được phương pháp khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen…dần dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo

Ba, tăng cường phương pháp học tập nhóm Giúp lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung

Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học, đánh giá trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

1.4.1.2 Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh

Trong quá trình giảng dạy của mình, giáo viên cần giáo dục đến học sinh ý thức xây dựng động cơ học tập đúng đắn Từ đó có những hình thức học tập phù hợp phát

huy tối đa năng lực bản thân

Đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh vì vậy giáo viên cần phải chủ động và có sáng kiến

* Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng

* Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi

* Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ

* Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học

* Học cách thức đi tới sự hiểu biết Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật

* Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn

1.4.1.3 Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào hoạt động dạy học

Việc giảng dạy môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới vùng với

cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có vai trò quan trọng Vì vậy vấn đề quản lý việc bảo quản, sửa chữa, mua sắm bổ sung thiết bị đồ dùng, thiết bị dạy học rất cần thiết Nên việc chỉ đạo hoạt động làm mới, cải tiến đồ dùng thiết bị dạy học luôn được quan tâm thường xuyên Ban giám hiệu cần chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng các đồ dung dạy học gắn với cuộc sống, các đồ dùng sinh hoạt, các mẫu vật thực tế… Điều đó sẽ giúp cho tiết học hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ dùng các thiết bị, mô hình có sẵn trong phòng thí nghiệm

Trang 35

Nhà trường cần thực hiện quy chế trao quyền quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cá nhân giáo viên chịu trách nhiệm ở các nhóm, lớp, phòng

bộ môn, tài sản công nói chung

Nhà trường cần có những quy định cho giáo viên trong việc nghiên cứu khai thác

sử dụng, bảo quản các tài sản, trang thiết bị dạy học được giao Vấn đề này sẽ được thực thiện trên sổ sách theo dõi của phòng bộ môn

1.4.1.4 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong việc dạy môn KHTN nói riêng

và các môn học khác nói chung Ban giám hiệu cần chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, thực hiện đánh giá cả quá trình học tập thay cho đánh giá kết quả Giáo viên cần thực hiện tốt việc phản hồi với học sinh sau kiểm tra, đánh giá Việc này được thực hiện thông qua đánh giá hình thành năng lực và tự đánh giá ở học sinh

Một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học như sau:

STT Đánh giá theo hướng

tiếp cận nội dung

Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực

1 Cuối một chủ đề, một chương, một

học kì… học sinh sẽ thực hiện có các

bài kiểm tra trên giấy

Học sinh được làm kiểm tra đa dạng với nhiều hình thức (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong suốt quá trình học tập

2 Đề cao sự cạnh tranh Đề cao sự hợp tác

3 Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của

việc dạy học

Quan tâm đến đến phương pháp học tập quá trình tiến bộ của học sinh

4 Chú trọng vào điểm số Quan tâm vào quá trình tạo ra sản phẩm

của học sinh, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét

5 Tập trung vào kiến thức của học sinh Tập trung vào năng lực thực tế và sáng

tạo

6 Đánh giá của học sinh không hoặc ít

được công nhận Chỉ quan tâm đến

đánh giá được thực hiện bởi các cấp

quản lí và của giáo viên là chủ yếu,

Khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của học sinh Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá

7 Đạo đức của học sinh được dánh giá

thông qua việc chấp hành nội quy nhà

trường, tham gia phong trào thi đua…

Chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản than Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện

Trang 36

1.4.2 Quản lý hoạt động học môn KHTN

Hoạt động học tập trên lớp theo thời khóa biểu, hàng tuần giáo viên KHTN và GVCN nhận xét, đánh giá việc học tập của học sinh trong suốt cả tuần

Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: Do giáo viên bộ môn đảm trách nhằm nâng cao tính tự học, tự bồi dưỡng của học sinh

Quản lý học tập bao gồm cả quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần thái độ và phương pháp học tập

Quản lý hoạt động học tập là quản lý để thực hiện sự đồng bộ các nhân tố như: Mục tiêu học tập, nội dung học tập, phương pháp học tập, điều kiện - phương tiện học tập, quy chế học tập…

Quản lý quá trình học tập là quản lý các nhân tố trên gắn với các chức năng quản

lý chủ yếu như: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Mọi tác động quản lý học tập cuối cùng là để làm thay đổi ở học sinh thái độ, hành vi trong học tập theo những mục tiêu xác định

Trên cơ sở đó hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, bao gồm:

+ Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên: Trình bày, giải thích và vận dụng được những kiến thức phổ thông cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên; với các chủ đề khoa học: chất

và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi vật lí, Trái Đất và bầu trời; vai trò và cách ứng xử phù hợp của con người với môi trường tự nhiên

+ Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên: Bước đầu thực hiện được một số kỹ năng

cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập thông tin; dự đoán, phân tích, xử lí số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày

+ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học vào một số tình huống đơn giản, mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững

1.4.3 Quản lý môi trường dạy học môn KHTN

Môi trường giáo dục và môi trường dạy học là điều kiện hỗ trợ rất lớn cho sự thành công của hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng Sự chỉ đạo của cán bộ quản

lý, sự tương tác của hội đồng sư phạm về mọi mặt, sự phối kết của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể, có sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học…đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công cho người dạy và người học Để

có môi trường làm việc thân thiện đòi hỏi người lãnh đạo cần tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và không

để lãng phí thời gian cũng như thời gian chết gây vô vị, nhàm chán cho mọi người

Trang 37

Vì vậy, để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện đòi hỏi người lãnh đạo phải quan tâm đầu tư chăm sóc nhà trường thường xuyên và nhắc nhở mọi người cùng tích cực tham gia Qua đó, người hiệu trưởng cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo và các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ, xây dựng nhà trường ngày càng khang trang tươi đẹp đồng thời chú trọng quản lý về nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh Chỉ đạo xây dựng cảnh quan trong và ngoài nhà trường, giữ gìn vệ sinh luôn sạch sẽ nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường tạo dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao và cùng tiến bộ Để làm được điều đó, người quản lí cần chú ý việc xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh trong sáng, nói đi đôi với làm gìn giữ mối

quan hệ tốt đẹp với phương châm “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan” Đồng thời phải

thường xuyên giữ mối quan hệ tốt với nhân dân, với phụ huynh và các lực lượng xã hội Phối kết hợp nhịp nhàng 3 môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội ; đặc biệt

là vai trò chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc đầu tư, hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần đối với nhà trường trong công tác giáo dục toàn diện

1.4.3.1 Năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng

Trong nhà trường, hiệu trưởng là người có ảnh hưởng lớn đến việc dạy của giáo viên

và việc học của học sinh Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng có hiệu quả thì chất lượng giáo dục sẽ tăng và ngược lại Để nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động dạy học môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới Người hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục, các hình thức giáo dục phù hợp với đặc trưng bộ môn Người hiệu trưởng phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn

1.4.3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên

Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận theo mục đích của chương trình học và truyền cảm hứng đến người học Vì thế giáo viên là yếu

tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy

Do vậy giáo viên phải trang bị đầy đủ kiến thức chuẩn về chuyên môn Không chỉ nắm vững nội dung một bài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chương trình môn học, phần học Nếu được như vậy thì giáo viên mới liên kết, hệ thống hóa kiến thức cần thiết giúp người học dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học, môn học, phần học Khi đó giáo viên sẽ sự tự tin trong quá trình truyền thụ kiến thức, tránh được sự phụ thuộc vào giáo án, chủ động dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức theo mục đích của mình

Theo đặc thù môn học, giáo viên môn KHTN cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn để liên hệ vào bài giảng, giúp bài giảng được sinh động

Trang 38

Bên cạnh đó, giáo viên cần có kĩ năng sư phạm để các tình huống trong quá trình giảng dạy được xử lý một cách linh hoạt Giáo viên có kĩ năng sư phạm sẽ có phương pháp truyền thụ tốt, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp, phương tiện giảng dạy, nắm bắt được tâm lý người học một cách nhanh chóng từ đó thu hút được người học một cách có hiệu quả Kiến thức chuyên môn vững kết hợp với kỹ năng sư phạm giúp giáo viên chủ động trong quá trình truyền tải và nắm bắt thông tin từ người học từ

đó có sự điều chỉnh hợp lý việc phối hợp các phương pháp giảng dạy

1.4.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Đối tượng nghiên cứu của môn KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình,các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Do đó, trong môn KHTN những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung KHTN là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm.Vì vậy

cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện

Tiểu kết chương 1

Việc quản lý tốt và nâng cao chất lượng dạy học môn khoa học tự nhiên luôn được các nhà nghiên cứu, những nhà QLGD đặc biệt quan tâm Những công trình nghiên cứu

về việc quản lý các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học cho nhiều cấp học và nhìn chung

đã hệ thống được những lý luận cơ bản giúp cho chúng tôi có một cái nhìn tổng thể hệ thống lý luận phục vụ cho đề tài

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn KHTN được dạy ở các trường trung học cơ sở được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các môn vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất Chương trình môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời Là môn học bắt buộc, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động

Những nội dung trên là khung lý luận cơ bản để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp phù hợp điều chỉnh thực trạng nâng cao hiệu quả dạy học khoa học tự nhiên ở các trường THCS trong quận Liên Chiểu ở các chương tiếp theo Việc nắm vững lý luận về quản lí giáo dục nói chung và quản lí dạy học nói riêng giúp người quản lý có cái nhìn tổng quan, đánh giá đúng thực trạng đơn vị mình trên cơ

sở đó đưa ra những phương pháp quản lý hoạt động dạy học nói chung và môn tiếng KHTN nói riêng một cách khoa học và hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN

2.1.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát hoạt động dạy môn KHTN tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Khảo sát hoạt động học môn KHTN tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Khảo sát tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy - học bộ môn KHTN tại các trường THCS quận trên địa bàn Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Khảo sát công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động dạy học môn KHTN tại các trường THCS quận trên địa bàn Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

2.1.3 Phương pháp khảo sát

- Bằng các phương pháp: Điều tra bằng phiếu hỏi (đối với CBQL, GV, học sinh,

phụ huynh học sinh), phỏng vấn (đối với các chuyên gia, CBQL, GV), quan sát, thống

kê toán học, nghiên cứu hồ sơ

- Nghiên cứu hồ sơ về quản lý hoạt động dạy học môn KHTN

2.1.4 Tổ chức khảo sát

- Đối tượng khảo sát: Đối tượng lấy ý kiến 119 giáo viên (gồm 18 CBQL và toàn

thể 101 GV dạy môn KHTN) 210 HS lớp 6, 200 PHHS lớp 6 tại các trường THCS quận

Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Thời gian và địa bàn khảo sát: Thời gian khảo sát: Tháng 3,4 năm 2023 Địa bàn khảo sát: 08/08 trường THCS quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Các giai đoạn tiến hành khảo sát: Chúng tôi đã xây dựng các mẫu phiếu trưng

cầu ý kiến dành cho CBQL , GV, các mẫu phiếu để trưng cầu ý kiến HS, phụ huynh học

sinh Chúng tôi đã tiến hành các bước làm như sau:

* Bước 1: Chúng tôi phải chuẩn bị nội dung để lấy ý kiến (Bộ phiếu)

Trang 40

Nội dung lấy ý kiến là thực trạng HĐDH môn khoa học tự nhiên tại các trường trong thời gian qua, vấn đề cần trưng cầu ý kiến là nhận thức của CBQL, GV, HS, PHHS

về mức độ HĐDH môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu, cũng như các biện pháp đề ra

Chúng tôi làm phiếu trưng cầu ý kiến chỉ tập trung vào các câu hỏi với 3 hoặc 4 mức độ trả lời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được trưng cầu và việc xử lý kết quả Phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực bồi dưỡng phương pháp dạy khoa học tự nhiên tại các trường THCS về bộ phiếu trước khi gửi đi Để đánh giá

về kết quả đạt được các biện pháp chúng tôi trưng cầu ở 4 mức độ: tốt, khá, đạt và chưa đạt

* Bước 2: Đối tượng lấy ý kiến là 119 giáo viên gồm (18 CBQL và toàn thể giáo viên dạy KHTN); 210 HS, 200 PHHS tại các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu,

Đà Nẵng Chúng tôi gửi bằng công cụ google form đến các nhóm đối tượng Công cụ google form tích hợp vừa có thể gửi phiếu cho các đối tượng, đồng thời phân tích dữ liệu một cách chính xác dưới dạng các biểu đồ

* Bước 3: Gặp trực tiếp, liên lạc thông qua các phương tiện điện thoại, email, zalo một số CBQL, GV và HS được chọn để lấy ý kiến, nêu rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi của bộ phiếu và phát phiếu (gửi phiếu) trưng cầu ý kiến cho mọi người

* Bước 4: Các đối tượng được chọn để lấy ý kiến nghiên cứu và trả lời những nội dung các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến

* Bước 5: Thu phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý kết quả Xử lý số liệu và viết báo cáo: Xử lý thông tin từ các phiếu khảo sát theo phương pháp thống kê và xử lý kết quả bằng phần mềm word, Exel, thống kế toán học, tính năng xử lý thông tin của google form để tổng hợp ý kiến đánh giá

2.2 Khái quát tình hình phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa Vang Diện tích tự nhiên là 79,13km2, dân số 100.050 người (Năm 2008)

Về đơn vị hành chính, quận Liên Chiểu có 5 phường: Hoà Minh, Hòa Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc

Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê; phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đèo Hải Vân- nơi được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất hùng quan"

Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt Bắc Nam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà

Ngày đăng: 02/04/2024, 12:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN