1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng

116 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Xuân Bách
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Phan Hồ Hạnh
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 12,74 MB

Nội dung

Ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung công tác KTNB đối với các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường 41 2.5.. KTNB trường học là hoạt động nghiệp vụ quản

Trang 1

TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN HỒ HẠNH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Ðà Nẵng, Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN HỒ HẠNH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN XUÂN BÁCH

Ðà Nẵng, Năm 2023

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 2

8 Cấu trúc đề tài 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4

1.2 Những khái niệm chính 5

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 5

1.2.2 Kiểm tra, kiểm tra nội bộ trường mầm non 9

1.2.3 Quản lí công tác KTNB trường MNTT 11

1.3 Lý luận về công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non 11

1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác KTNB ở trường MN 11

1.3.2 Đối tượng KTNB ở trường MNTT 13

1.3.3 Nội dung KTNB ở trường MNTT 13

1.3.4 Các nguyên tắc KTNB ở trường MNTT 15

1.3.5 Phương pháp KTNB ở trường MNTT 17

1.3.6 Hình thức kiểm tra nội bộ ở trường mầm non tư thục 20

1.4 Quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non tư thục 21

1.4.1 Lập kế hoạch kiểm tra 21

1.4.2 Chuẩn bị các điều kiện kiểm tra 22

1.4.3 Tổ chức thực hiện kiểm tra 24

1.4.4 Xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra 25

1.4.5 Lưu trữ kết quả kiểm tra 26

Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 27

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 27

2.1.1 Mục đích khảo sát 27

2.1.2 Nội dung khảo sát 27

2.1.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát 27

Trang 7

2.1.4 Phương pháp khảo sát 27

2.1.5 Thời gian, tiến trình khảo sát 28

2.2 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 28

2.2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội 28

2.2.2 Tình hình phát triển giáo dục - đào tạo 29

2.2.3 Tình hình phát triển giáo dục mầm non 30

2.3 Thực trạng công tác KTNB tại các trường mầm non trên địa bàn quận Liên Chiểu 39

2.3.1 Thực trạng KTNB về tổ chức, nhân sự 39

2.3.2 Thực trạng KTNB về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục 41

2.3.3 Thực trạng KTNB về hoạt động sư phạm của giáo viên và hoạt động của tổ chuyên môn 44

2.3.4 Thực trạng KTNB về kết quả, chất lượng giáo dục 46

2.3.5 Thực trạng tự kiểm tra công tác quản lí của hiệu trưởng 47

2.4 Thực trạng quản lí công tác ktnb tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 50

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra 50

2.4.2 Thực trạng chuẩn bị các điều kiện kiểm tra 52

2.4.3 Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm tra 53

2.4.4 Thực trạng xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra 55

2.4.5 Thực trạng lưu trữ kết quả kiểm tra 56

2.5 Đánh giá chung thực trạng 58

2.5.1 Đánh giá chung 58

2.5.2 Phân tích nguyên nhân thực trạng 59

Tiểu kết chương 2 60

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 61

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 61

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 61

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 61

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 61

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 61

3.1.5 Đảm bảo tính thực tiễn 62

3.2 Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 62

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về công tác KTNB ở trường mầm non tư thục trên địa bàn quận 62

Trang 8

3.2.2 Lập kế hoạch về công tác KTNB đáp ứng yêu cầu phương hướng, nhiệm vụ

trọng tâm năm học 64

3.2.3 Xây dựng lực lượng, nhân lực KTNB và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ ở trường MNTT 66

3.2.4 Tổ chức triển khai hiệu quả công tác KTNB ở trường MNTT 67

3.2.5 Xử lí và sử dụng hiệu quả kết quả công tác KTNB nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường MNTT 70

3.2.6 Xây dựng hệ thống thông tin quản lí công tác KTNB ở trường MNTT 71

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 73

3.4 Khảo sát nhận thức về tính tính khả và cấp thiết thi của các biện pháp 74

3.4.1 Mục đích khảo sát 74

3.4.2 Đối tượng khảo sát 74

3.4.3 Nội dung, thời gian khảo sát 75

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lí CSVC : Cơ sở vật chất GDĐT : Giáo dục và Đào tạo KTNB : Kiểm tra nội bộ MNTT : Mầm non tư thục QLGD : Quản lí giáo dục

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Quy mô trường mầm non, nhóm lớp mầm non trên địa

2.2 Cơ cấu đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trường mầm

2.3

Ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung công tác KTNB đối với lĩnh vực tổ chức, nhân sự trong nhà trường

39

2.4

Ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung công tác KTNB đối với các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

41

2.5

Ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung công tác KTNB đối với hoạt động sư phạm của GV và hoạt động của tổ chuyên môn

45

2.6 Ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung tự

kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng 48 2.7 Ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện công tác chuẩn

bị các điều kiện kiểm tra ở các trường MNTT 52 2.8 Ý kiến đánh giá về thực trạng tổ chức thực hiện công

3.1

Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lí công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

75

3.2

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lí công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

76

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí Đó là công việc, hoạt động nghiệp vụ mà người quản lí ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển

Theo lý luận giáo dục học, kiểm tra được xác định là một thành tố của quá trình giáo dục Dưới góc độ khoa học quản lí, kiểm tra là chức năng quan trọng của hoạt động quản lí, giúp nhà quản lí nắm được tình hình và kết quả thực hiện chu trình quản lí, nhằm đảm bảo sự phát triển đúng hướng của tổ chức

KTNB trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lí của hiệu trưởng nhằm xem xét thực tế diễn biến hoạt động giáo dục của nhà trường, hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong trường; đánh giá tiến trình, kết quả của các hoạt động đó, xem có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế hay không; đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên và việc thực thi nhiệm vụ của họ KTNB nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường

Đối với trường mầm non nói chung, MNTT nói riêng, KTNB là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người GV và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng Thực tế cho thấy, không kiểm tra sẽ không đánh giá đúng thực trạng, không có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ các đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra

Công tác KTNB có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường nói chung, trường MN và MNTT nói riêng Tuy nhiên, trong thực tế, đây vẫn đang là một trong những nội dung chưa được thật sự chú ý, đặc biệt, đối với bậc học mầm non Do đây là bậc học chưa bắt buộc và cũng là bậc học có số lượng các trường ngoài công lập nhiều hơn các trường công lập, nên đa phần các trường thường coi nhẹ hoạt động KTNB trong nhà trường

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu tổ chức tốt việc kiểm tra thì cũng như có ngọn đèn “pha” [12] Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ, chúng ta đều thấy rõ Có thể nói rằng chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra.”

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý công tác KTNB trong trường MNTT là yêu cầu thực sự cấp thiết trong bối cảnh hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các

trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” cần

được đặt ra và nghiên cứu, quản lí một cách có hệ thống

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác KTNB của các trường MNTT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lí công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

4 Giả thuyết khoa học

Công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng những năm qua đã đạt được kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế, bất cập Nếu nghiên cứu, đề xuất được các biện pháp quản lý công tác này mang tính cấp thiết và khả thi, góp phần đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các nhà trường tại các trường MNTT trên địa bàn quận

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí công tác KTNB ở trường MNTT

5.2 Khảo sát, phân tích thực trạng tình hình thực hiện công tác KTNB và

quản lý công tác này tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa

bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về các biện pháp quản lí của hiệu trưởng trường MNTT đối với công tác KTNB; thực hiện việc nghiên cứu thực trạng quản lí công tác KTNB tại một số trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các biện pháp quản lí công tác này cho giai đoạn 2018 - 2023

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để thu thập, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra, kiểm tra

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp: quan sát, phỏng vấn, trao đổi ý kiến, điều tra bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

7.3 Phương pháp xử lí bằng thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lí và phân tích số liệu từ các bảng thống kê thu thập được

Trang 13

8 Cấu trúc đề tài

Gồm phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí công tác KTNB ở các trường mầm non

Chương 2 Thực trạng quản lí về công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Biện pháp quản lí về công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, trong nghiên cứu “Quản lí chất lượng giáo dục ở Mauritius và các quyết định của hiệu trưởng nhằm cải thiện môi trường giáo dục” ở Hà Lan của Ah-Teck, JC, & Starr, KC [2014- Tạp chí Quản lí Giáo dục, 52 (6), 833-849] tập trung vào việc sử dụng các hiệu trưởng trường học ở Mauritius (Hà Lan) bằng cách sử dụng hệ thống dữ liệu quản lí chất lượng nội bộ trong việc đưa ra các quyết định cải thiện môi trường giáo dục Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng cho thấy quản lí chất lượng KTNB là rất quan trọng và càng quan trọng hơn khi hiệu trưởng sử dụng kết quả đó vào các quyết định của mình trong quá trình quản lí nhà trường

Nhóm tác giả Davies, D và Rudd, P (2001) đến từ Mỹ, trong một nghiên cứu có tiêu đề: “Quản lí giáo dục địa phương”, đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định thực hiện KTNB trường học Nghiên cứu này được thực hiện trên một số trường học ở Mỹ Kết quả nghiên cứu cho thấy lãnh đạo trường có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định thực hiện KTNB, trong đó lãnh đạo quản lí tốt sẽ duy trì hoạt động KTNB và hướng tới tầm nhìn phát triển rõ ràng của giáo dục

Cũng tại Hoa Kỳ, các tác giả McNaughton, S Lai, MK, & Hsiao, S (2012) Nghiên cứu “Thử nghiệm hiệu quả của mô hình KTNB trường học” (Hiệu quả trường học và cải tiến trường học) tại các trường đa văn hóa, đa dân tộc Nghiên cứu này trình bày hiệu quả của mô hình KTNB của trường đối với việc dạy và học trong các trường thuộc cộng đồng bản địa Theo đó, việc nâng cao vai trò của Hiệu trưởng cũng như cải tiến công tác quản lí theo mô hình KTNB của nhà trường đã giúp công tác quản lí nhà trường đạt hiệu quả cao

Từ một số nghiên cứu trên có thể thấy công tác KTNB trường học rất được các nhà quản lí giáo dục ở nước ngoài coi trọng Công tác KTNB trường học được đánh giá cao trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, cũng như nâng cao chất lượng học tập của học sinh và có nhiều tác động hơn so với kiểm tra bên ngoài (kiểm tra) Đồng thời, các nghiên cứu trên cũng cho thấy vai trò của hiệu trưởng trong việc quyết định và tổ chức công tác KTNB trường học ở các quốc gia này

Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, kinh nghiệm, sáng kiến trong công tác quản lí hoạt động KTNB trường học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Không chỉ vậy, Chính phủ còn xây dựng và tổ chức hệ thống thi cử từ Nhà nước, Trung ương, Bộ GDĐT… đến các địa phương, cơ sở dạy học, giáo dục trên cả nước và vận hành hệ thống bằng các quy định và nghị định, thông tư Cụ thể như:

Trang 15

Về nội dung triển khai thực hiện công tác kiểm tra đã có nhiều nhà nghiên cứu Trong tác phẩm “Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [11], các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư đã dành một chương để đề cập đến vấn đề kiểm tra và thanh tra trong giáo dục Các tác giả xác định kiểm tra là một thành tố của quá trình giáo dục, đồng thời kiểm tra là chức năng quan trọng của hoạt động quản lý Về hình thức, hoạt động kiểm tra kết thúc cho một quá trình quản lý, đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo

Về quản lí nhà trường, các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Ngọc Quang, Hồ Sỹ Tiến đều đã học về quản lí giáo dục Trong công trình của mình, các tác giả đã đưa ra những nguyên tắc chung của quá trình Dạy - Học, từ đó chỉ ra một số biện pháp quản lí nhà trường Trong đó biện pháp kiểm tra là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì hoạt động của nhà trường theo đúng mục tiêu, kế hoạch mà nhà trường đã đề ra trong từng thời kỳ phát triển của giáo dục nhà trường

Chức năng kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì quá trình quản lí đòi hỏi phải có thông tin chính xác, thông tin kịp thời về thực trạng của đối tượng quản lí, về việc thực hiện các vấn đề các quyết định, tức là đòi hỏi phải có mối quan hệ ngược chiều chính xác và vững chắc giữa các phân hệ quản lí Tác giả Nguyễn Ngọc Quang chỉ ra rằng: kiểm tra là bước cuối cùng, kết thúc một chu trình quản lí Kiểm tra giúp chuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch tiếp theo Nếu làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá sâu sắc, làm tốt công tác chuẩn bị cho trạng thái cuối cùng của hệ thống (nhà trường) thì trong nhiệm kỳ tới hoặc năm học tới, việc soạn thảo kế hoạch năm học mới sẽ thuận lợi, có tính kế thừa, có sức phát huy, phát hiện những sai lệch để sửa chữa và loại bỏ "Tác giả kết luận:" kiểm tra có vai trò ngược lại trong quá trình quản lí Nó giúp chủ thể quản lí điều khiển hệ thống quản lí một cách tối ưu Không kiểm tra, không quản lí ”[13]

Ngoài ra, trong thời gian qua, đã có một số tài liệu, một số luận văn thạc sĩ QLGD nghiên cứu về công tác KTNB trong nhà trường Tuy nhiên, đa phần các tác giả mới chỉ đề cập đến việc quản lý công tác KTNB ở các trường phổ thông Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý công tác KTNB ở các trường mầm non, đặc biệt là các trường MNTT đến nay vẫn còn ít tác giả quan tâm nghiên cứu

1.2 Những khái niệm chính

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

a Quản lí

Quản lí là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, quản lí có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhưng đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc

thù của xã hội Khi nói đến cơ sở khoa học của quản lí, Mác viết: “Bất cứ lao động nào có tính xã hội, cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ở chừng mực nhất định sự quản lí, giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển còn

Trang 16

một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”.[15]

Theo đó, lao động xã hội và quản lí là hai phạm trù có quan hệ biện chứng, không tách rời nhau Khi lao động xã hội đạt đến một quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lí thành một hoạt động đặc biệt Từ đó, trong xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phận khác chuyên hoạt động quản lí, hình thành nghề quản lí

Như vậy, với nhiều cách tiếp cận ở các góc độ kinh tế, xã hội, giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về quản lí:

C Mác: “Quản lí xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [15]

H.Koontz: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”

V.Taylor: “Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”

K.Omarov: “Quản lí là tính toán sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối ưu”

Henry Fayol: “Quản lí hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”

Phạm Minh Hạc: “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể người quản lí đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lí) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [7]

Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [13]

Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lí một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [9]

Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí:“Quản lí là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí - trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [16]

Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lí, tuy nhiên dù tiếp cận theo cách nào thì về bản chất quản lí mà các tác giả nêu ra có một số điểm chung là:

- Hoạt động quản lí là quản lí con người được tiến hành trongmột hẹ thống, một tổ chức hay một nhóm xã hội

Trang 17

- Quản lí là những tác động có mục đích, có hướng đích; là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Đây là thể hiện mối quan hệ của chủ thể quản lí và đối tượng quản lí

- Quản lí là một hoạt động mang tính tất yếu của xã hội Chủ thể quản lí và khách thể quản lí luôn có tác động qua lại và chịu tác động của môi trường

- Hoạt động quản lí nhằm huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh các nguồn lực một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất Quản lí vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật

Từ những quan niệm trên, khái niệm chung, khái quát về quản lí: Quản lí là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí để lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển đối tượng quản lí thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

b Quản lí giáo dục

Quản lí giáo dục theo nghĩa rộng là quản lí mọi hoạt động giáo dục trong xã hội Bao gồm các hoạt động giáo dục của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân

Quản lí giáo dục theo nghĩa hẹp bao gồm: Quản lí các hoạt động giáo dục và đào tạo được diễn ra trong các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh, toàn quốc); quản lí các hoạt động giáo dục và đào tạo diễn ra trong các cơ sở giáo dục

Về khái niệm quản lí giáo dục, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan niệm khác nhau:

Khuđôminski: “Quản lí giáo dục là tác động hệ thống có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ” [31]

M.I Kôndakốp: “Quản lí giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống… nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm trí của trẻ em …” [21]

Bush T: “Quản lí giáo dục là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lí giáo dục tới các đối tượng quản lí giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra”

Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú đưa ra khái niệm: “Quản lí giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lí giáo dục” và “Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giảo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ

Trang 18

mà cho mọi người Cho nên quản lí giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo

dục quốc dân” [5]

Phạm Minh Hạc: “Quản lí giáo dục là quản lí hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [7]

Trần Kiểm: “Quản lí giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lí

vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” [13]

Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí: “Quản lí giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [16]

Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục

đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo

đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.[27]

Bùi Văn Quân: “Quản lí giáo dục là một dạng của quản lí xã hội trong đó diễn

ra quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các

nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lí được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo

ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục” [18]

Từ các quan điểm trên có sự thống nhất ở những nội dung cơ bản về quản lí giáo dục sau:

Quản lí giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lí giáo dục tới đối tượng quản lí giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục mà xã hội yêu cầu

Quản lí giáo dục là một hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch, hợp quy luật để vận hành cả một hệ thống hoạt động theo đúng yêu cầu đặt ra cho giáo dục

Quản lí giáo dục là hoạt động điểu hành, phối hợp các lực lượng trong xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thê hệ trẻ nhăm đạt được mục tiêu của giáo dục đáp ứng yêu cấu phát triên xã hội

Từ những quan niệm, với những nội dung trên có thể hiểu:

Quản lí giáo dục là quá trình tác động có định hướng của người quản lí giáo dục trong việc vận dụng những nguyên lí, phương pháp chung nhất của khoa học quản lí vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà giáo dục đề ra Quản lí giáo dục không những là nhân tố quyết định đến sự phát triển của giáo dục mà còn là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng giáo dục, đào tạo

Trang 19

Quản lí giáo dục có thể chia làm hai cấp độ: vĩ mô và vi mô Quản lí giáo dục cấp vĩ mô là quản lí cả hệ thống giáo dục bao gồm tất cả các thành tố của hệ thống, trong đó quản lí nhà trường là trọng tâm Quản lí nhà trường là quản lí cấp vi mô

Quan niệm quản lí giáo dục luôn đi kèm với quan niệm quản lí nhà trường, các nội dung quản lí giáo dục luôn gắn liền với quản lí nhà trường và quản lí nhà trường là sự cụ thể hóa công tác quản lí giáo dục

Theo Bùi Minh Hiền: “Quản lí nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của chủ thể quản lí (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lí (giáo viên, cán bộ nhân viên, người học, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động” [10]

Do đó, quản lí nhà trường là một hoạt động thực hiện trên cơ sở chung của quản lí đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục, các hoạt động trong nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu giáo dục đề ra ở mỗi giai đoạn

c Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân Do đó, xét về bản chất, trường học là tổ chức mang tính nhà nước - xã hội - sư phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hội và bản chất sư phạm Cho nên, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, có thể hiểu: ‘‘Quản lý trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS’’ [16]

Theo tác giả Trần Kiểm: Thuật ngữ "quản lí trường học/nhà trường" có thể xem là đồng nghĩa với QLGD thuộc tầm vi mô: Đây là những tác động quản lý diễn ra trong phạm vi nhà trường’’ [15]

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: ‘‘Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là QLGD là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định’’.[8]

Từ những cách hiểu trên có thể khái quát rằng, quản lý nhà trường là hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD, thể hiện tính chất nhà trường XHCN, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, tiến tới hoàn thành những mục tiêu giáo dục đề ra

1.2.2 Kiểm tra, kiểm tra nội bộ trường mầm non

a Kiểm tra

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí, giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý xã hội Kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình quản lý, nhưng đồng thời nó cũng bắt đầu việc chuẩn bị tích cực cho quá trình quản lý

Trang 20

tiếp theo Mặt khác, kiểm tra còn được thực hiện ngay trong từng giai đoạn (chức năng) của chu trình quản lý Chính vì vậy, khái niệm kiểm tra có nhiều định nghĩa khác nhau

Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [24]

Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư : ‘‘Kiểm tra trong quản lý nói chung hay kiểm tra trong QLGD nói riêng là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn” [11]

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: ‘‘Kiểm tra trong QLGD chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn Kiểm tra là một quá trình bao gồm ba bước: Xây dựng các tiêu chuẩn; Đo đạc việc thực hiện; Điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định’’ [14]

Theo tác giả Lê Quang Sơn: “Kiểm tra là việc theo dõi và đánh giá mọi hoạt động của từng đơn vị hoặc của mỗi cá nhân trong tổ chức bằng nhiều phương pháp và hình thức nhằm so sánh kết quả hoạt động với mục tiêu để tìm ra những mặt tốt, những mặt chưa phù hợp và những sai phạm để đưa ra các quyết định phát huy, điều chỉnh hoặc xử lý

Kiểm tra trong quản lý là cố gắng một cách có hệ thống để xác định các tiêu chuẩn so với mục tiêu kế hoạch, thiết kế hệ thống thông tin phản hồi, so sánh sự thực hiện với các tiêu chuẩn, xác định và đo lường mức độ sai lệch và thực hiện hoạt động điều chỉnh để đảm bảo rằng mọi nguồn lực đã được sử dụng một cách hiệu quả nhất trong việc thực hiện mục tiêu.” [22]

Theo tác giả Hà Thế Ngữ: “Kiểm tra là xem xét thực tế để tìm ra những sai lệch so với quyết định, kế hoạch và chuẩn mực đã quy định; phát hiện ra trạng thái thực tế, so sánh trạng thái đó với khuôn mẫu đã đặt ra; khi phát hiện những sai sót thì cần phải điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa kịp thời” [14]

Theo các tác giả Nguyễn Xuân Tế, Nguyễn Mạnh Hùng: “Kiểm tra là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội (bao gồm cả KTNB, tự kiểm tra) để nhìn nhận khách quan bản chất của sự việc, hiện tượng có trong các hoạt động của chính cơ quan, tổ chức đó, nhằm điều chỉnh các hoạt động ấy để phù hợp với trạng thái định trước.” [23]

Như vậy, có thể xem kiểm tra là một chức năng quản lý mà thông qua đó một cá nhân, một nhóm, hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết

Từ những định nghĩa trên, có thể khái quát rằng: Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện và điều chỉnh kịp thời

Trang 21

những sai phạm để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định b Kiểm tra nội bộ trường mầm non

KTNB trường học là hoạt động xem xét, đánh giá các mặt hoạt động và điều kiện dạy - học; đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên và bộ phận trong nhà trường; phân tích nguyên nhân của các ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót; nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển giáo viên và học sinh nói riêng [21]

Đối với trường MNTT, KTNB là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển trường MNTT, phát triển người giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng

KTNB trường học về thực chất gồm hai hoạt động: Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra các công việc, kết quả hoạt động và mối quan hệ của các thành viên, bộ phận; xem xét những điều kiện, phương tiện bảo đảm cho việc phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường và việc tự kiểm tra của các cá nhân, đơn vị trong trường và công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng nhà trường

1.2.3 Quản lí công tác KTNB trường MNTT

Quản lý công tác KTNB trường MNTT được hiểu là những tác động có ý thức, có hệ thống, khoa học của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa công tác KTNB trường MNTT đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất

Nói cách khác, quản lý công tác KTNB trường MNTT nhằm hướng tới mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển trường MNTT, phát triển người giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng

1.3 Lý luận về công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non

1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác KTNB ở trường MN

Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lí cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lí đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lí nhà trường Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo

Từ thực tế, nếu kiểm tra đánh giá chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của trường mình cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục đích đề ra

Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng, nội dung kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:” Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”

Trang 22

Kiểm tra giúp nhà quản lí thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lí mà còn giúp nhà quản lí thấy đuọc kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành…cuả mình có khoa học không, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lí

Kiểm tra nội bộ trong trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu khắc phục những hạn chế, thiếu sót Do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời Có thể nói, kiểm tra nội bộ là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường

Về hình thức, hoạt động kiểm tra kết thúc cho một quá trình quản lý, đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo

Có thể mô tả vị trí của chức năng kiểm tra trong một quá trình quản lý theo sơ đồ sau:

Hình 1.1 Vị trí của chức năng kiểm tra trong quá trình quản lý

Hoạt động KTNB trong trường học là cung cấp các thông tin quản lý cho chủ thể và các cấp quản lý điều hành để đạt tới các mục tiêu Do đó, KTNB có một vị trí quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý như đổi mới công tác kế hoạch hóa, công tác tổ chức, chỉ đạo cũng như đổi mới cơ chế quản lý, phương pháp quản lý và thanh tra trong quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý [11]

KTNB trường học là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Hiệu trưởng mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần” [12]

KTNB còn giúp nhà quản lí đánh giá, khen thưởng chính xác những cá nhân và đơn vị có thành tích, đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời KTNB không phải là để “vạch mặt và lùng bắt” những sai sót, mà nhằm sửa chữa kịp thời những lệch lạc có thể xảy ra, đồng thời khuyến khích, động viên cái tốt, truyền bá những kinh nghiệm tiên tiến ngay trong thực tiễn

Kế hoạch hóa

Thông tin quản lý Tổ chức Kiểm tra

Chỉ đạo

Trang 23

Kiểm tra công việc có tác dụng đôn đốc, động viên, hỗ trợ, giúp kiểm tra đối tượng hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng định kỳ: Nếu tổ chức tốt công việc kiểm tra, công việc của chúng ta nhất định sẽ tiến bộ gấp, gấp trăm lần

Kiểm tra thông tin giúp nhà quản lí thu thập về hoạt động của đối tượng được quản lí, giúp nhà quản lí nhận biết kế hoạch, phương hướng, hoạt động của mình có khoa học và khả thi hay không, từ đó có xử lí biện pháp, những điều chỉnh để nâng cao hiệu quả quản lí Công cụ kiểm tra nội dung toàn diện bảo mật, trực tiếp của các nội dung, đối tượng trong nhà trường

Công tác KTNB của nhà trường nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, các bộ phận trong trường, phân tích nhân sự được và không được, từ đó đề ra các biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại Nhờ đó, giúp cho công việc, khen thưởng chính xác đối với các cá nhân, đơn vị; khuyến khích, truyền bá những kinh nghiệm hay, tiên tiến, đồng thời phát hiện những lệch lạc, sai sót để sửa chữa, khắc phục kịp thời Có thể nói, nội dung kiểm tra là một trong những phần tử tạo nên chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường

1.3.2 Đối tượng KTNB ở trường MNTT

Đối tượng KTNB ở trường MNTT là tất cả các thành tố của hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn Song đối tượng chủ yếu của KTNB ở trường MNTT là: CBQL, viên chức, người lao động, trẻ em, CSVC - kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục

1.3.3 Nội dung KTNB ở trường MNTT

Công tác KTNB ở trường MNTT tập trung chủ yếu vào các nội dung như sau [23]:

a Kiểm tra về xây dựng đội ngũ

Xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra cán bộ giáo viên, việc kiểm tra phải đảm bảo đủ nội dung sau: Kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao động hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc, nuôi dưỡng theo qui định, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, bao gồm hoạt động theo kế hoạch trên lớp, ngoài giờ, hoạt động xã hội; xếp loại hạnh kiểm và thực hiện các chương trình giáo dục phòng chống tai, tệ nạn xã hội; công tác chủ nhiệm lớp Kiểm tra thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy; thực hiện quy chế chuyên môn, soạn bài kiểm tra, cho điểm, đánh giá, xếp loại, xét duyệt học sinh lên lớp, tốt nghiệp; thực hiện các nội dụng giáo dục về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, An toàn giao thông, công tác y tế trường học, lao động, hướng nghiệp dạy nghề…

Thông qua kiểm tra đánh giá được giáo viên về các mặt: Kiểm tra việc tổ chức bộ máy trong nhà trường; Kiểm tra số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên; Kiểm tra việc phân công chuyên môn và các công tác kiêm nhiệm khác; Kiểm tra cơ chế phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ

Trang 24

trong trường MNTT; Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của CBQL, giáo viên và nhân viên nhà trường

b Kiểm tra về các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục

- Kiểm tra công tác quản lí CSVC - kỹ thuật, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi

gồm: Kiểm tra kế hoạch xây dựng, sửa chữa, mua sắm thiết bị theo nhu cầu dạy và học;

Kiểm tra việc xây dựng và bổ sung CSVC, thiết bị dạy học; việc duy trì, bảo quản

CSVC, thiết bị dạy học; việc khai thác, sử dụng CSVC, thiết bị dạy học; Kiểm tra số

lượng, chất lượng đồ dùng, đồ chơi trong lớp học (đồ dùng, đồ chơi được trang bị và

đồ dùng, đồ chơi tự làm), ngoài trời; Kiểm tra việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp học, ngoài trời; Kiểm tra việc xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm

- Kiểm tra công tác tài chính gồm các nội dung:

+ Kiểm tra kế hoạch xây dựng, tạo nguồn ngân sách của trường; việc thu ngân sách của đơn vị; các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ;

+ Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản;

+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán, tài chính

- Kiểm tra công tác bán trú gồm: Kiểm tra điều kiện phục vụ bán trú; Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc

c Kiểm tra về hoạt động sư phạm của giáo viên và hoạt động của tổ chuyên môn

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo gồm các nội dung sau: Kết quả thực hiện công tác được giao; Kiểm tra Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Việc thực hiện quy chế chuyên môn; Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ: việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra , đánh giá trẻ theo quy định; tình hình, chất lượng giảng dạy và kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ;Tham gia các công tác khác…

- Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn gồm: Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn; Kiểm tra hồ sơ chuyên môn; hồ sơ quản lý; Kiểm tra chất lượng chỉ đạo công tác chuyên môn; Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn; Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

d Kiểm tra về kết quả, chất lượng giáo dục gồm:

- KT chất lượng giáo dục đạo đức trẻ: Việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức trong và ngoài giờ lên lớp; việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; kết quả giáo dục đạo đức trẻ

- Kiểm tra chất lượng giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển: Việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ

e Tự kiểm tra công tác quản lí của hiệu trưởng gồm những nội dung sau:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng của nhà trường và các bộ phận);

+ Việc phân công, sử dụng, quản lí đội ngũ;

Trang 25

+ Công tác kiểm tra nội bộ trường học;

+ Chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

+ Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối cán bộ, giáo viên, học sinh; việc thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

+ Công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục; + Quản lí và tổ chức giáo dục học sinh;

+ Quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường và các đoàn thể; + Tổ chức khoa học lao động quản lí nhà trường

+ Ngoài ra, hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lí của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lí trường học

Cũng có thể phân chia nội dung kiểm tra nội bộ trường học bao gồm: Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên; Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn; Kiểm tra trường sở; Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị; Kiểm tra công tác bán trú (nếu có); Kiểm tra tài chính; Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính; Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; Tự kiểm tra công tác quản lí của hiệu trưởng

1.3.4 Các nguyên tắc KTNB ở trường MNTT

a Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí

Công tác KTNB phải được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật quy định, không ai có thể can thiệp, không được tùy tiện trong tổ chức và hoạt động kiểm tra Cơ sở pháp lý của KTNB trong trường MNTT là:

+ Các Thông tư, Nghị quyết của Chính phủ, của Bộ GDĐT về giáo dục; + Luật giáo dục;

+ Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục; + Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường;

+ Điều lệ nhà trường;

+ Nghị định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục + Các thông tư, hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông

+ Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo;

+ Chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo ở địa phương; + Kế hoạch năm học của nhà trường

- Nguyên tắc này yêu cầu:

+ Người làm công tác kiểm tra, đối tượng kiểm tra phải tuân theo các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định

b Nguyên tắc đảm bảo tính thường xuyên, tính kế hoạch

Kiểm tra là một chức năng quản lí của hiệu trưởng nhà trường nên việc kiểm tra

Trang 26

phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và theo kế hoạch đã đề ra, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra Bên cạnh đó, khi phát hiện có vấn đề bất thường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, Hiệu trưởng nhà trường có thể tiến hành kiểm trađột xuất một số hoạt động Nguyên tắc này yêu cầu gồm:

- Hoạt động kiểm traphải được xác định trong toàn bộ kế hoạch năm học nhằm hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác [11]

- Kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng ngay từ đầu năm học theo chỉ đạo của các cấp quản lý và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra

c Nguyên tắc chính xác, khách quan

Tính chính xác, khách quan trong kiểm tra là cơ sở để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác, là căn cứ để đối tượng kiểm travà các đối tượng có liên quan kịp thời khắc phục, điều chỉnh những sai sót, kiến nghị sau kiểm tra Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra Nguyên tắc này yêu cầu:

- Người làm công tác kiểm tra không vì mục đích của bất kỳ cá nhân, đơn vị nào mà xem xét, đánh giá các sự việc, hiện tượng theo ý chủ quan của mình; tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh hình thức, giả tạo

- Kiểm tra phải căn cứ vào các chuẩn mực đã quy định, tránh áp đặt chủ quan của người kiểm tra [11]

- Các minh chứng đưa ra để kết luận về một sự việc, hiện tượng phải tuyệt đối chính xác để không làm cho kết quả kiểm tra bị sai lệch

d Nguyên tắc công khai

Công khai là một trong những nguyên tắc trong quản lý nhà nước kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý, tất yếu phải thực hiện công khai Nguyên tắc này yêu cầu:

- Những gì có liên quan đến công tác KTNB hoặc một cuộc kiểm tra cụ thể (mục đích, nội dung, chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra,…) phải được thông báo đầy đủ cho mọi cá nhân, đơn vị có trách nhiệm và có liên quan

- Trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra hoặc chủ thể kiểm tra phải lắng nghe ý kiến của đối tượng kiểm tra; trước khi thông báo kết quả kiểm tra phải tham khảo ý kiến của các thành viên trong đoàn kiểm tra hoặc tổ kiểm tra và ý kiến của đối

tượng kiểm tra

đ Nguyên tắc hiệu quả

Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lí nâng cao hiệu quả quản lí nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lí và hoạt động của các cấp quản lí trong nhà trường Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tốt hơn Nguyên tắc này yêu cầu:

- Hoạt động kiểm tra phải đạt được mục tiêu đã đặt ra với chi phí ít nhất (chi phí

Trang 27

vật chất, thời gian, sức lực) Hiệu quả kiểm tra còn được thể hiện bằng những kết luận chính xác, những kết luận có tính khả thi giúp toàn bộ hệ thống quản lý có những điều chỉnh hợp lý nhằm đạt tới mục tiêu và nâng cao chất lượng hoạt động [12]

- Người hiệu trưởng phải biết phối hợp, vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc kiểm tra, tổ chức kiểm tra khoa học và hiệu quả

e Ngoài ra kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp với các cấp quản lí khác về nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra

Hoạt động kiểm tra chủ yếu là xem xét, đánh giá, xử lí một cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân, do đó, đòi hỏi tính đúng đắn và chính xác cao, phải được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nhất định Trong đó, nguyên tắc “không trùng lặp” được coi là một trong những nguyên tắc tất yếu trong hoạt động thanh tra

Sự trùng lặp giữa hoạt động kiểm toán nhà nước, hoạt động kiểm tra vừa làm lãng phí thời gian, công sức, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán và cơ quan kiểm tra, vừa làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, ngành đã phối hợp cùng với các cơ quan liên quan nỗ lực để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra.UBND quận đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan thanh tra tăng cường sự phối hợp thường xuyên trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra để tránh sự chồng chéo, trùng lặp Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thanh tra trong việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra hằng năm bảo đảm hoạt động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra và giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan kiểm tra, giám sát, kiểm toán nhà nước Qua đó, hạn chế thấp nhất tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động kiểm tra trên địa bàn Nhiều địa phương cũng đã có những sáng kiến trong việc xử lí chồng chéo, trùng lặp như tổ chức Hội nghị xử lí chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước trong việc xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoặc xây dựng phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra

1.3.5 Phương pháp KTNB ở trường MNTT

a Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra Quan sát nhằm mục đích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vào những vấn đề

nhất định Quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trông thấy Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động Trong kiểm tra, quan sát nhằm thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, trong đó có việc phát hiện các điểm không phù hợp, các điểm bất thường Trong kiểm tra nội bộ trường học, các đối tượng quan sát thường là:

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật (tường rào, cổng ngõ, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, lớp học, phòng làm việc, bàn ghế, thư viện, thiết bị, đồ dùng dạy học…): Quan sát độ bền,

Trang 28

vệ sinh, tính thẩm mỹ, sự hợp lí trong bố trí, sắp xếp, tính ngăn nắp, việc sử dụng, bảo quản…

- Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ dạy - học của cán bộ, nhân viên trong trường cũng như mối quan hệ của họ: Quan sát tinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong giải quyết công việc…

- Hồ sơ, tài liệu: Quan sát ngày tháng ghi trên các hồ sơ, tài liệu có đúng trình tự và liên quan chặt chẽ không? độ mờ của giấy và mực có phù hợp với ngày tháng lập tài liệu, hồ sơ không?

Điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này là quan sát phải có mục đích, kế hoạch và hệ thống, lựa chọn đúng đắn đối tượng quan sát Trong phương pháp này có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn nên kiểm tra viên phải có kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, nhưng điều quan trọng là phải có sự tinh tế sư phạm cần thiết

Sử dụng phương pháp quan sát trong kiểm tra nội bộ trường học, hiệu trưởng có thể “đi dạo quanh trường” Điều quan trọng là hiệu trưởng phải có một kế hoạch rõ ràng nên “đi dạo” ở đâu và nơi nào là thứ tự ưu tiên hàng đầu Trong những lúc “đi dạo” này, hiệu trưởng có thể hình thành “những cuộc trò chuyện” với cán bộ, giáo viên, học sinh Và qua các cuộc trò chuyện này chẳng những làm cho hiệu trưởng hiểu rõ hơn về từng hoạt động hiện hành diễn ra trong trường, nguyên nhân thành công và thất bại, các ý kiến đề xuất từ cấp dưới nhằm cải thiện công việc mà còn để cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên… biết rằng hiệu trưởng quan tâm đến việc điều hành trường học hàng ngày, giúp cho việc điều chỉnh các hoạt động một cách kịp thời hồ sơ không

Những đặc điểm của phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát đòi hỏi một sự sắp xếp rõ ràng, có mục đích, có kế hoạch và hệ thống, lựa chọn đúng đối tượng và biết rút ra kết luận khái quát trên cơ sở quan sát

Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp quan sát: Xác định đối tượng ưu tiên cần kiểm tra; Xác định điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên của đối tượng hoạt động; Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và giả thiết cần nghiên cứu; Ghi chép lại diễn biến và kết quả của hoạt động trong quá trình xem xét Có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình quan sát [11]

b Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu bao gồm việc phân tích toàn bộ hồ sơ sổ sách của GV và tài liệu của các bộ phận chuyên môn, hành chính trong trường học

Đặc điểm của phương pháp phân tích tài liệu: Tài liệu, hồ sơ sổ sách là nguồn thông tin rất quan trọng, chúng không những phản ánh những hoạt động chuẩn bị của GV cho việc giảng dạy và giáo dục mà còn cho biết kết quả học tập của HS trong từng giai đoạn của năm học cũng như toàn bộ hoạt động của các bộ phận chuyên môn, hành chính khác trong từng giai đoạn Phương pháp phân tích tài liệu còn bao gồm cả việc phân tích những số liệu thống kê Người HT muốn xem xét tình hình, chất lượng học

Trang 29

tập của HS hoặc sự chuyên cần của HS có thể sử dụng phương pháp thống kê toán học để tìm quy luật diễn biến của tình hình, trên cơ sở đó xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục những yếu kém trong thực tế

Những yêu cầu đối với phương pháp phân tích tài liệu: Các số liệu thu thập phải kịp thời, chính xác Số liệu phải đủ đại diện (đảm bảo sự toàn diện và hệ thống) để xác định được quy luật của hiện tượng [11]

c Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng

Đây là phương pháp thu thập gián tiếp các sự kiện, hiện tượng, hoạt động thông qua sự tác động trực tiếp đến đối tượng theo một chương trình, kế hoạch đã xác định trước Các phương pháp này bao gồm: Điều tra bằng phiếu; Phỏng vấn; Trao đổi; Nghe báo cáo; Kiểm tra (miệng, viết)

Đặc điểm: Nhờ việc tiếp xúc, tác động trực tiếp đến đối tượng nên khi sử dụng phương pháp này có thể thay đổi hệ thống câu hỏi cho phù hợp với trình độ của đối tượng và hoàn cảnh, nhưng vẫn giữ được mục tiêu cần đạt trong thời gian tác động đến đối tượng

Những yêu cầu đối với các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng:

+ Người kiểm tra cần có kỹ năng phỏng vấn: Mục đích của cuộc phỏng vấn là người kiểm tra mong muốn nhận được càng nhiều càng tốt thông tin từ chính bản thân người được phỏng vấn về vấn đề quan tâm Kỹ năng phỏng vấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và khơi gợi ý kiến người được hỏi Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi mở Đó là những câu hỏi tạo nhiều cơ hội cho người được phỏng vấn trả lời đầy đủ bằng chính suy nghĩ của họ Những câu hỏi nên tránh là những câu hỏi dẫn dắt Câu hỏi dẫn dắt thường gợi ý những câu trả lời phù hợp với mong đợi của người hỏi, hay nói cách khác nó mớm lời cho người được hỏi Những câu hỏi mẹo cũng không được khuyến khích, bởi vì chúng sẽ làm cho người được hỏi trở nên tức giận nếu họ nhận thấy đang bị dùng “mẹo” để khai thác họ

+ Trong cuộc phỏng vấn, người kiểm tra cần biết lắng nghe, biết trân trọng ý kiến đúng của người giao tiếp, ghi lại các câu trả lời (nếu có thể) hoặc ít nhất nên ghi lại những điểm trả lời chính; tỉnh táo, không để những cảm xúc như nóng giận hay bực bội chi phối quá trình trao đổi; tránh cắt ngang người trả lời, tránh những cuộc tranh luận gay gắt, tránh sự đấu khẩu; hạn chế nói về mình…

d Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể và các hoạt động khác trong nhà trường

Người kiểm tra tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể như tham dự các hoạt động trong và ngoài lớp học (dự giờ tiết dạy, tiết sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, …), ngoài nhà trường (lao động, cắm trại,…); tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, thao giảng tổ, hội đồng,… Có thể quan sát trực tiếp kết quả các hoạt động của đối tượng kiểm tra

Những yêu cầu đối với phương pháp tham dự các hoạt động cụ thể: Người kiểm tra cần định hướng rõ mục tiêu kiểm tra trước khi tham dự; Nắm được mục đích, yêu cầu, nội

Trang 30

dung hoạt động để có nhận xét phù hợp, rút ra được những kết luận có căn cứ, chuẩn xác, đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra

Tóm lại, phải sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau và biết phối hợp tối ưu giữa chúng mới rút ra được những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra

1.3.6 Hình thức kiểm tra nội bộ ở trường mầm non tư thục

Các hình thức KTNB rất phong phú Có thể phân loại các hình thức KTNB theo các dấu hiệu sau:

a) Theo thời gian:

Kiểm tra đột xuất: Loại kiểm tra này giúp cho Hiệu trưởng biết được tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày, đồng thời có tác dụng duy trì kỷ luật, nâng cao tính tự giác, tự kiểm tra của các cán bộ, giáo viên, bộ phận trong nhà trường

Kiểm tra định kỳ: Là kiểm tra này giúp cho nhà quản lí đánh giá được mức độ tiến bộ của giáo viên, tổ chuyên môn Thông thường, kiểm tra định kỳ có báo trước cho đối tượng kiểm tra nên giúp cho đối tượng bộc lộ hết khả năng trong công việc của mình

b) Theo nội dung:

Kiểm tra toàn diện: Là hình thức xem xét và đánh giá trình độ hoạt động của đối tượng kiểm tra trên cơ sở những dữ liệu đa dạng có hệ thống của toàn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động

Kiểm tra chuyên đề: Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra

c) Theo phương pháp:

Kiểm tra trực tiếp: Là xem xét, đánh giá trực tiếp hoạt động của đối tượng kiểm tra Kiểm tra gián tiếp: là hình thức xem xét, đánh giá đối tượng kiểm tra thông qua kết quả hoạt động của cá nhân, bộ phận liên quan với đối tượng kiểm tra Ví dụ: xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh

d) Theo số lượng của đối tượng kiểm tra:

Kiểm tra toàn bộ: kiểm tra tất cả đối tượng kiểm tra Ví dụ: kiểm tra tất cả học sinh trong một lớp; kiểm tra tất cả các lớp trong một khối

Kiểm tra có lựa chọn (cá nhân, bộ phận): kiểm tra một số đối tượng cụ thể nào đó trong đối tượng kiểm tra Ví dụ: kiểm tra một số học sinh trong một lớp; kiểm tra một vài lớp trong một khối lớp

Người ta còn phân chia các hình thức kiểm tra thành ba loại dựa trên thời điểm thực hiện việc kiểm tra:

+ Kiểm tra lường trước: Được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra Mục đích của nó là tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước Ngày nay, kiểm tra lường trước là xu hướng phát triển của quá trình quản lí hiện đại vì kiểm tra

Trang 31

lường trước mang ý nghĩa tích cực hơn mọi hình thức kiểm tra khác

+ Kiểm tra đồng thời: Được thực hiện trong khi hoạt động của đối tượng kiểm tra đang được tiến hành Với hình thức kiểm tra này nhà quản lí có thể điều chỉnh các sai sót một cách kịp thời

+ Kiểm tra phản hồi: Được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra Nó giúp cho nhà quản lí tự đánh giá về quyết định của mình để rút kinh nghiệm Nó cung cấp cho mọi người trong tổ chức những thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng công táctrong tương lai

Tóm lại, các hoạt động kiểm tra giáo dục, kiểm tra nội bộ là các hoạt động quan sát, theo dõi các hoạt động giáo dục và giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ Các hoạt động kiểm tra nội bộ khác nhau về tính chất, chủ yếu về tư cách pháp nhân của người thực hiện thanh kiểm tra, về tổ chức hoạt động, về đối tượng và cách xử lí Như vậy KTNB là:

+ Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét, đánh giá các hoạt động giáo dục, các điều kiện dạy – học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng

+ Kiểm tra nội bộ trường học là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng giáo dục trong nhà trường

+ Kiểm tra nội bộ cần tập trung phân tích tìm nguyên nhân sai lệch + Kiểm tra phải thúc đẩy tự kiểm tra

+ Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, khắc phục và tiến bộ trong giáo dục

+ Cần phối hợp sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra khác nhau trong kiểm tra nội bộ trường học

1.4 Quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non tư thục

Công tác KTNB trường học được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện kiểm tra, tổng kết, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo, quản lý của nhà trường

Để quản lý tốt công tác KTNB ở trường MNTT, người hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung dưới đây:

1.4.1 Lập kế hoạch kiểm tra

Kế hoạch kiểm tra của các trường là một phần hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích quan trọng yếu chu trình quản lí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi Kế hoạch kiểm tra có thể được thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và được treo ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra bảo đảm được tính ổn định tương đối của kế hoạch Kế hoạch kiểm tra cần

Trang 32

được công bố công khai ngay từ đầu năm học Kế hoạch KTNB có thể được thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và được công khai ở trường mầm non tư thục

Nội dung cơ bản của kế hoạch KTNB bao gồm: Mục đích, yêu cầu kiểm tra; Nội dung kiểm tra; Đối tượng kiểm tra; Phương pháp tiến hành kiểm tra, Thời gian kiểm tra; Lực lượng kiểm tra

a) Để lập một kế hoạch KTNB phù hợp, khả thi, cần thực hiện các bước sau: - Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch KTNB;

- Đánh giá thực trạng công tác KTNB của nhà trường;

- Xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể cho kế hoạch KTNB;

- Xây dựng các biện pháp, giải pháp để đạt mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, trong đó cần tính toán nhu cầu nhân lực, tài chính đảm bảo cho việc thực hiện KTNB

b) Các loại kế hoạch kiểm tra cần xây dựng trong trường MNTT là:

- Kế hoạch kiểm tra năm học: Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các công việc cụ thể theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau

- Kế hoạch kiểm tra tháng: Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng cần chi tiết hơn Không chỉ ghi “đầu việc” mà có thể chỉ rõ cụ thể thời gian tiến hành sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ

- Kế hoạch kiểm tra trong tuần: Phân công ghi chi tiết người và đơn vị được kiểm tra, nội dung kiểm tra chi tiết, thành phần tham gia lực lượng kiểm tra, thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành

1.4.2 Chuẩn bị các điều kiện kiểm tra

a Xây dựng lực lượng KTNB

Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra Do tính phức tạp, thường hiệu trưởng không đủ thông thạo về phân công cuốn nhiều thành viên vào việc kiểm tra Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ cũng là một yêu cầu để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban KTNB, Trưởng ban KTNB phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng

- Thành viên Ban KTNB phải là người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trách nhiệm, uy tín trong đồng nghiệp, sáng suốt trong công việc

- Các thành viên trong Ban KTNB được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm

Trong việc xây dựng lực lượng KTNB cần xác định cơ chế kiểm tra Có hai loại cơ chế: cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp Với cơ chế trực tiếp, lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra cá nhân, bộ phận Cơ chế trực tiếp đòi hỏi một lực lượng kiểm tra đông người làm việc trong một thời gian dài và khó tránh phiền phức cho đơn vị Với cơ chế gián tiếp, cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, lực lượng kiểm tra cấp

Trang 33

trên kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm tra xác suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dưới Cơ chế gián tiếp nếu thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển hóa từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra bên trong

b Xây dựng chuẩn kiểm tra

Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đo lường đánh giá hoạt động của con người và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị… Chẳng hạn: chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, chuẩn đánh giá tiết dạy…Chuẩn bao gồm hai yếu tố: định tính và định lượng

Những cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường học là: Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp qui, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan (chẳng hạn: luật giáo dục, điều lệ trường trung học, điều lệ trường tiểu học; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Chính phủ (2013), Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động kiểm tra giáo dục; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; – Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục; Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo …) Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn; Đặc điểm tình hình của từng trường

Không những người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra mà đối tượng kiểm tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất lượng công tác theo chuẩn Qui trình xây dựng chuẩn là:

+ Dự thảo kế hoạch chuẩn; + Thảo luận;

+ Điều chỉnh; + Quyết định;

+ Ban hành chuẩn và áp dụng trong thực tế kiểm tra

Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên

c Xây dựng chế độ kiểm tra

Xây dựng chế độ kiểm tra tại trường học quan trọng trong KTNB trường MNTT Chế độ kiểm tra hợp lí sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc mà không cản trở công việc Hiệu trưởng cần quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, cách thức tiến hành… Ngoài ra, cần cung cấp những điều kiện cần thiết về phương tiện, thiết bị cho người làm công tác kiểm tra để tổ chức hoạt động kiểm tra; phát huy mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong Ban KTNB

Trang 34

1.4.3 Tổ chức thực hiện kiểm tra

KTNB là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lí nhà trường Chỉ đạo công tác KTNB đòi hỏi hiệu trưởng trường MNTT cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

a Ra các quyết định về kiểm tra

Hằng năm Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban KTNB, quyết định thành lập các tổ kiểm tra hoặc quyết định kiểm tra từng chuyên đề, kiểm tra theo từng tháng Phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên trong Ban KTNB sao cho mỗi thành viên phát huy hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ Xây dựng công văn hướng dẫn (nếu cần), xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra…

b Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ

Hiệu trưởng cần hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động kiểm tra, gồm:

- Kiểm tra: Là xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của các cấp quản lí Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra Còn đối với người được kiểm tra thì cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của Ban KTNB

- Đánh giá: Là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để đánh giá đối tượng kiểm tra Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích, tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra

- Tư vấn: Là nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình

- Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lí nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lí nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để giúp đội ngũ làm công tác KTNB thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra

c Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với mỗi nội dung kiểm tra cụ thể

Đối với mỗi nội dung kiểm tra cụ thể, cần sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra khác nhau để có kết quả kiểm tra đầy đủ, chính xác, cụ thể, khách quan

d Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra

Hiệu trưởng cần chỉ đạo điều chỉnh kịp thời những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động KTNB diễn ra bình thường, đạt mục

Trang 35

tiêu đã định, đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác KTNB

đ Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường

Hiệu trưởng phải là người thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra; khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường Hiệu trưởng nhà trường là người tổ chức và chỉ đạo công tác KTNB, đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất Hiệu trưởng tổ chức KTNB trường học cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lí của mình

1.4.4 Xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra

a Xử lí kết quả KTNB

Việc tiếp nhận kết quả KTNB và thu thập thông tin phản hồi: Dựa trên biên bản kiểm tra của người/tổ kiểm tra , Hiệu trưởng tiếp nhận và tiến hành các bước xử lí kết quả kiểm tra Hiệu trưởng cũng nên lắng nghe từ hai phía (đối tượng kiểm tra và đối tượng được kiểm tra) để thu thập thông tin phản hồi trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và tôn trọng để đánh giá đúng bản chất sự việc, từ đó có kế hoạch tư vấn, điều chỉnh phù hợp, tạo ra sự đồng thuận giữa người quản lí và cán bộ, giáo viên , nhân viên trong nhà trường Đây cũng là một hình thức quản lí nhằm phát huy tính dân chủ trong nhà trường Việc ra thông báo kết quả kiểm tra và công khai kết quả kiểm tra: Căn cứ biên bản kiểm tra và các thông tin phản hồi sau kiểm tra, Hiệu trưởng ra thông báo kết quả kiểm tra và công khai kết quả kiểm tra trong tập thể sư phạm nhà trường để các cán bộ, giáo viên và nhân viên nắm rõ kết quả công việc của từng cá nhân, bộ phận và các hoạt động trong nhà trường, đồng thời có thể rút kinh nghiệm cho bản thân đối với những tồn tại tương tự

Căn cứ kết quả kiểm tra, hiệu trưởng cần phân tích nguyên nhân những sai sót để có hướng khắc phục phù hợp, đồng thời chú trọng tuyên dương người tốt, việc tốt, phổ biến những kinh nghiệm hay để thúc đẩy nhà trường phát triển

Việc tiến hành theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cá nhân, tập thể được kiểm tra Hiệu trưởng phân công người hỗ trợ, giúp đỡ và đôn đốc các cá nhân, tập thể khắc phục các tồn tại sau kiểm tra Đối với những trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức việc phúc tra để nắm rõ tình trạng các cá nhân, tập thể khắc phục các tồn tại sau kiểm tra

b Sử dụng kết quả KTNB

Kết quả KTNB của nhà trường hằng năm là cơ sở để hiệu trưởng đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của từng cá nhân, tập thể; từ đó có kế hoạch phát huy những mặt mạnh, nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình và khắc phục, điều chỉnh hoạt động của nhà trường cũng như cách quản lý nhà trường

Kết quả KTNB của nhà trường cũng là cơ sở để nhà trường tập hợp những kiến nghị, đề xuất của cán bộ, giáo viên, nhân viên về những nội dung chưa phù hợp, những

Trang 36

điểm cần thay đổi, điều chỉnh trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cấp, gửi lên cấp trên để xem xét và điều chỉnh kịp thời

1.4.5 Lưu trữ kết quả kiểm tra

Hồ sơ KTNB là một trong những hồ sơ quan trọng trong nhà trường, vì vậy hằng năm cần lưu trữ đầy đủ và khoa học Đây là cơ sở để đánh giá và xử lí các vụ việc liên quan cán bộ, giáo viên , nhân viên; là nguồn minh chứng để thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, công tác cán bộ, kiểm định chất lượng giáo dục và các công tác khác trong nhà trường

Hồ sơ KTNB trường học cần được lưu trữ theo từng năm học cùng với các hồ sơ khác của của nhà trường để tiện việc bảo quản, tra cứu

Nếu đủ điều kiện, cần ứng dụng CNTT trong việc lưu trữ và quản lí hồ sơ KTNB để đảm bảo việc lưu trữ kết quả được bền lâu theo thời gian và tiện lợi cho việc tra cứu, sử dụng kết quả KTNB

Tiểu kết chương 1

Như vậy, để đảm bảo chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ của các trường MNTT hiện nay trên địa bàn quận, việc đổi mới công tác KTNB là một đòi hỏi tất yếu KTNB là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý nhà trường Công tác KTNB đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời trong quản lí, giúp hình thành cơ chế tự điều chỉnh hướng đích của bộ máy quản lí nhà trường KTNB nhằm phát triển vững chắc hoạt động giáo dục của trường MNTT, phát triển người GV và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động KTNB và quản lí hoạt động KTNB ở các trường MNTT qua đó thấy được sự cần thiết quản lí hoạt động KTNB ở các trường MNTT đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay Tác giả cũng đã nêu các nội dung quản lí hoạt động KTNB ở các trường MNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dựa trên góc độ quản lí giáo dục là xây dựng kế hoạch , tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB ở các trường MNTT

Đây chính là cơ sở lí luận để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động KTNB ở các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, cần đánh giá đúng thực trạng quản lí công tác này trong các nhà trường hiện nay Nội dung này sẽ được làm rõ ở Chương 2 của luận văn

Trang 37

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng quản lí công tác KTNB ở các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nâng cao hiệu quả quản lí công tác này nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN trên địa bàn quận

2.1.2 Nội dung khảo sát

- Thực trạng công tác KTNB tại các trường MNTT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Ðà Nẵng về các nội dung: tổ chức, nhân sự; điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục; hoạt động sư phạm của giáo viên; kết quả, chất lượng giáo dục; hoạt động quản lí

- Thực trạng quản lí công tác KTNB tại các trường mầm non trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Ðà Nẵng về các nội dung: lập kế hoạch kiểm tra; chuẩn bị các điều kiện kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra; xử lí và sử dụng kết quả kiểm tra; lưu trữ kết quả kiểm tra

- Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

2.1.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát

- Khảo sát bằng phiếu hỏi bằng cách gửi qua form (mẫu) đối với 119 CBQL (gồm 57 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 62 giáo viên của 31 trường MNTT/mỗi trường 02 Tổ trưởng chuyên môn) của các trường MNTT và gặp gỡ, trao đổi ý kiến, phỏng vấn với 57 CBQL các trường MNTT thuộc quận Liên Chiểu; sau đó tổng hợp, phân tích bằng phần mềm SPSS 2.0 và được hỗ trợ bởi phần mềm Exel

- Khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi và gặp gỡ, trao đổi ý kiến với 16 CBQL các trường MNTT và chuyên viên Phòng GDĐT quận Liên Chiểu;

- Xem xét và thu thập thông tin, số liệu từ các văn bản chỉ đạo, các báo cáo sơ kết, tổng kết của các trường MNTT và của Phòng GDĐT quận; hồ sơ KTNB của các

- Phương pháp quan sát, trao đổi ý kiến; - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;

Trang 38

- Phương pháp xin ý kiến của chuyên gia - Phương pháp xử lí bằng thống kê toán học

2.1.5 Thời gian, tiến trình khảo sát

- Thời gian khảo sát: Từ đầu tháng 12/2022 đến ngày 20/5/2023 - Tiến trình khảo sát:

+ Quan sát một số hoạt động của các trường MNTT; gặp gỡ CBQL, giáo viên, nhân viên các trường MNTT, phát phiếu hỏi và thu thập ý kiến phản hồi từ các phiếu hỏi đã hoàn thành

+ Gặp gỡ, trao đổi ý kiến với đội ngũ CBQL các trường MNTT; CBQL, chuyên viên Phòng GDĐT quận;

+ Xem xét và phân tích hồ sơ KTNB của các trường MNTT và hồ sơ chỉ đạo công tác kiểm tra của Phòng GDĐT quận;

+ Nhận xét, đánh giá thực trạng khảo sát

2.2 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

2.2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội

Quận Liên Chiểu được thành lập trên cơ sở diện tích, dân số và điều kiện tự nhiên của 3 xã Hòa Minh, Hòa Khánh, Hòa Hiệp được tách ra từ huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23/01/1997 của Chính phủ, nằm ở phía bắc thành phố Đà Nẵng, bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, đông là vịnh Đà Nẵng, đông nam giáp với quận Thanh Khê, tây giáp huyện Hòa Vang và tây nam giáp quận Cẩm Lệ, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo chiều dài tây bắc - đông nam của quận Diện tích: 79,13km2; dân số đến năm 2018 là 171,500 dân

a) Về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước: Trên địa bàn quận có 2 nguồn cung cấp nước cho một bộ phận nhân dân dùng để sinh hoạt và sản xuất, đó là sông Cu Đê và hồ Hòa Trung Sông Cu Đê có chiều dài 38 km, trong đó có dòng chảy qua địa bàn dài 6 7 km, có thể cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cho khu công nghiệp Liên Chiểu Trên sông còn có thể phát triển tuyến du lịch bằng tàu thuyền Nguồn nước từ hồ Hòa Trung cung cấp cho khu vực Hòa Khánh, Xuân Thiều với trữ lượng 14-15 triệu m3 nước Diện tích đất có mặt nước và sông suối khoảng hơn 400 ha và lượng nước ngầm có thể khai thác ở khu vực Hòa Khánh, Nam Ô khoảng 10.000 m3/ngày đêm

Tài nguyên biển: Bờ biển dài 26 km, với nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như: Nam Ô, Xuân Thiều, Bắc Ninh thuận lợi cho phát triển du lịch Ngoài ra, có thể phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản, vào tháng 3, 4 hàng năm có nhiều cá cơm, cá giò,… có thể khai thác để làm nước mắm

b) Tài nguyên rừng: Diện tích đất có rừng của quận là 3.749,5 ha, chiếm 45,52% diện tích đất tự nhiên của toàn quận Trong đó, đất có rừng tự nhiên 3451,6 ha (chiếm 92,1%), đất rừng trồng 297,9 ha (chiếm 7,9%) Riêng rừng đặc dụng Hải Vân chiếm

Trang 39

diện tích 3418,7 ha Rừng ở đây phong phú, các loại tài nguyên động thực vật là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

c) Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn quận có các mỏ cát trắng như Hòa Khánh, Nam Ô, Thanh Vinh Trữ lượng của 3 mỏ này được đánh giá khoảng 25 triệu tấn, chất lượng đạt tiêu chuẩn, đảm bảo sản xuất thủy tinh cao cấp, vật liệu xây dựng và dùng cho xuất khẩu

d) Kết cấu hạ tầng : Quận Liên Chiểu có 2 khu công nghiệp lớn là Hòa Khánh, KCN hòa Khánh mở rộng và Liên Chiểu Ngoài ra, còn có cụm công nghiệp nhỏ Thanh Vinh đang khai thác và đã đưa vào sử dụng Đây là nơi tập trung các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp lớn của thành phố, trung ương và các nhà đầu tư trong và ngoài nước; thu hút rất nhiều công nhân trong cả nước về đây làm việc

e) Khu Công nghiệp Liên Chiểu : Khu Công nghiệp Liên Chiểu nằm trên địa phận phường Hòa Hiệp Bắc, giáp với Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, gần cảng Liên Chiểu tương lai; diện tích 373,5 ha, trong đó diện tích đất có thể cho thuê là 269,5 ha; gồm các ngành nghề hiện đang thu hút như: Công nghiệp luyện cán thép, công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, cao su và dịch vụ cảng biển, kho tàng

f) Khu Công nghiệp Hòa Khánh : Nằm trên địa phận phường Hoà Khánh Bắc và Hoà Hiệp Nam, giáp với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, diện tích 423,5 ha, trong đó diện tích đất có thể cho thuê là 180 ha Hiện nay, KCN này đang mở rộng thêm diện tích để đáp ứng nhu cầu mặt bằng của các doanh nghiệp; gồm các ngành nghề hiện đang thu hút như: Công nghiệp cơ khí lắp ráp; công nghiệp hoá chất, nhựa, sản phẩm sau hoá dầu; công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại; công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản; công nghiệp sản xuất bao bì giấy, dệt, may mặc

2.2.2 Tình hình phát triển giáo dục - đào tạo

Về quy mô trường lớp, tính đến tháng cuối tháng 11/2022, toàn ngành có 60 đơn vị, trường học (39 trường mầm non, mẫu giáo, 13 trường tiểu học, 08 trường THCS), 1.012 lớp, nhóm lớp/37.878 HS và hơn 2.700 CBGVNV Trong đó, bậc học mầm non: Toàn quận có 39 trường (công lập: 08; ngoài công lập: 31 và 01 Trung tâm Chăm sóc-Giáo dục trẻ OneSky Đà Nẵng); Có 137 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập Trong đó: Có 56 nhóm trẻ độc lập tối đa 07 trẻ, 02 nhóm trẻ độc lập trên 07 trẻ, 04 Lớp mẫu giáo độc lập và 75 Lớp mầm non độc lập Tổng số trẻ ra lớp 9579 trẻ, trong đó: Nhà trẻ 2347 trẻ/2680 trẻ, tỉ lệ 87,6%, Mẫu giáo 7234 trẻ/8135 trẻ, tỉ lệ 88,92%, Mẫu giáo năm tuổi 2121 trẻ/2121 trẻ tỉ lệ 100%

Điều kiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi : Tổng số trẻ 5 tuổi ra lớp 2240/2240 cháu, trẻ em gái 914 trẻ tỉ lệ 40,80% Tỷ lệ trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%.Tổng số trẻ hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non là 2114/2114 trẻ (tỷ lệ 100%)

Về đội ngũ giáo viên và nhân viên : Tổng số CBQL, giáo viên, NV: 1649 người;

Trang 40

100% giáo viên dạy trẻ tại các trường mầm non công lập, tư thục, các NLĐLTT có trẻ Mẫu giáo 5 tuổi được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định hiện hành (lương, phụ cấp, thưởng, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ) gồm có 230 người

+ Tổng số GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi: 230 người Tỉ lệ: 2.0 giáo viên/lớp

+ Tổng số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo: 230/230 người (Tỉ lệ 100%) Trong đó đạt trình độ trên chuẩn là 192/230 (tỷ lệ: 83,48%)

+ Tổng số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: 230/230, Tỉ lệ: 100%

+ Phân công người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn đầy đủ và đảm bảo theo qui định

Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy hoạch của quận, các điều kiện về giao thông, đi lại thuận lợi, đảm bảo an toàn cho trẻ Các điều kiện về phòng học, phòng sinh hoạt chung, diện tích: Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi: 115 phòng , Tỷ lệ phòng 01 phòng học/lớp

Về đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định tại Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 về ban hành Danh mục Đồ dùng-Đồ chơi-Thiết bị dạy học tối thiểu dành cho giáo dục mầm non và Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh Mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Có 100% lớp mầm non 5 tuổi đảm bảo đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị phục vụ dạy học cho trẻ em năm tuổi theo Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT Sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh: 100% trường, lớp có sân chơi xanh, sạch đẹp và có đồ chơi ; 152/157 sân chơi đảm bảo có đồ chơi ngoài trời ; 189 công trình nước sạch sử dụng cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non Công trình vệ sinh phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn, vệ sinh khi sử dụng Xây dựng hệ thống thoát nước trong khu vực nhà trường đảm bảo không có tình trạng ứ đọng xảy ra.Tuy nhiên, đời sống dân cư một số vùng ven biển trên địa bàn quận còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc, tạo điều kiện học tập cho con em của một số phụ huynh học sinh có phần hạn chế Bên cạnh đó, hằng năm dân số tăng cơ học quá nhanh và các khu dân cư chưa ổn định gây trở ngại đến vấn đề tuyển sinh của các trường - đặc biệt với các trường tiểu học và việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp của ngành; đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc vận động học sinh bỏ học ra lớp và việc thực hiện công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tại một số trường học

2.2.3 Tình hình phát triển giáo dục mầm non

a Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh

Ngày đăng: 02/04/2024, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w