Các trườngTHCS đạt chuẩn quốc gia có thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,khuôn viên trường học, sĩ số trong lớp không quá 45 HS/lớp và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chu
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5
9 NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 8
1.2.1 Khái niệm về quản lý 8
1.2.2 Quản lý giáo dục 12
1.2.3 Quản lý nhà trường 13
1.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 15
1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở 16
1.3.1 Khái quát về môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở 16
1.3.2 Hiệu trưởng với việc quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở 23
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI 32
2.1 Khái quát bức tranh về giáo dục Trung học cơ sở tại Hà Nội 32
2.1.1 Khái quát về lịch sử văn hóa – xã hội của Hà Nội 32
2.1.2 Tóm lược về giáo dục tại thành phố Hà Nội 33
2.1.3 Giáo dục Âm nhạc tại các trường Trung học cơ sở của thành phố Hà Nội 34
Trang 32.2 Thực trạng về dạy học môn âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở tại hà Nội 36
2.2.1 Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, của giáo viên và học sinh
về môn Âm nhạc 36 2.2.2 Thực trạng về dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở 37 2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS tại Hà Nội 46
2.3 Thực trạng về công tác quản lý dạy học âm nhạc ở trường Trung học cơ sở tại
Hà Nội 48 2.4 Đánh giá chung về thực trạng của công tác quản lý môn Âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở tại Hà Nội 54
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI 58
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 58 3.2 Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở tại Hà Nội 58
3.2.1 Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở 58 3.2.2 Quản lý một cách nhất quán việc giảng dạy môn Âm nhạc từ cấp Sở, Phòng giáo dục, Trường, Tổ chuyên môn 62 3.2.3 Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với học sinh THCS 62 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý về sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học
cơ sở 67 3.2.5 Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Âm nhạc, tổ chức giao lưu, trao đổi, học hỏi với các đơn vị nghệ thuật, ngành văn hóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở 69 3.2.6 Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS thành phố Hà Nội 72 3.2.7 Quản lý sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cấp phòng cho
Trang 4giáo viên Âm nhạc 74
3.3 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 75
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm: 75
3.3.2 Kết quả sau khi tiến hành khảo nghiệm 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 88
Trang 5MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển của đất nước hiện nay, để đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đổi mới giáo dục Đối vớibất cứ một quốc gia nào trên thế giới, Giáo dục luôn trở thành nhân tố tíchcực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nhất là trong việc cungcấp nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế, khoa học,
kĩ thuật và văn hoá… Đại hội XI năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong phần nội dung của “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2020” khi nói về giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là
2011-quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý là khâu then chốt” Tiếp theo, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2012, trong phần thông báo kết luận Hội
nghị về nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” lại tiếp
tục khẳng định: “Phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo
dục và đào tạo; về công tác quản lý giáo dục, về nội dung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương pháp đánh giá giáo dục… Phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” Từ ý nghĩa và tầm quan
trọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình
thức, phương pháp đào tạo và nhất là “quản lý giáo dục” nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo một cách toàn diện có hiệu quả cao, thiết thực Đặc biệt là hệthống giáo dục phổ thông, một bậc học vô cùng quan trọng, đây là bước tạonên sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam
Như vậy, vấn đề đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, về quản
lý dạy học trong nhà trường phổ thông với những yêu cầu rõ ràng, cụ thể đã
Trang 6được Đảng, nhà nước, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp lãnh đạothành phố đặt ra như một yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện trước mắt vàtrong những năm sắp tới.
Hà Nội là Thủ đô và là thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam,gồm có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thị xã, 12 quận và 17huyện, là tỉnh thành có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam HàNội là nơi có nhiều trường Trung học cơ sở (THCS) nhất cả nước: 616 trườngtrong đó có 162 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1 Các trườngTHCS đạt chuẩn quốc gia có thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,khuôn viên trường học, sĩ số trong lớp không quá 45 HS/lớp và đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, chất lượng dạy học và khảnăng đào tạo tốt… Tuy nhiên, đi sâu vào hoạt động dạy học trên toàn thànhphố nhất là khi sát nhập thêm tỉnh Hà Tây và một số xã của tỉnh Hòa Bìnhvào thành phố Hà Nội, thì chất lượng dạy và học toàn thành phố Hà Nội bịgiảm xuống do có quá nhiều vùng dân cư khác nhau, cả đồng bằng, miền núi,
số trường THCS quá đông, trình độ giáo viên và học sinh không đồng đều vàquá cách xa nhau Các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng- mộtmôn học thuộc lĩnh vực Nghệ thuật cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc về chấtlượng dạy học và nhất là việc quản lý dạy học bộ môn này khi sát nhâp HàTây vào đã nảy sinh ra nhiều vấn đề trong khâu quản lý cần phải có biện pháp
để đáp ứng được trong tình hình hiện nay
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lý dạy học môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội” để nghiên cứu, với mong muốn
có những giải pháp quản lý việc dạy học bộ môn này được tốt hơn, đem lại sựhứng thú cho giáo viên và học sinh và góp phần vào việc giáo dục toàn diệntrong nhà trường, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của ngành giáo dục Thủ đô
Trang 72 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lýnhằm nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc ở trường THCS trên địa bànthành phố Hà Nội
3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý dạy học môn Âm nhạc ở
trường THCS tại Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý quản lý dạy học môn
Âm nhạc ở trường THCS tại Hà Nội
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Quản lý dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS tại Hà Nội sẽ đượcchú trọng, đẩy mạnh và chặt chẽ hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
Âm nhạc nếu đề xuất được các biện pháp quản lý có tính khoa học đảm bảotính thực tiễn và khả thi
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Khảo sát thực trạng về công tác quản lý dạy học môn Âm nhạc ở một
số trường THCS tại Hà Nội
- Đề xuất được các biện pháp quản lý quản lý dạy học môn Âm nhạc ởtrường THCS tại Hà Nội
- Thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về biện pháp quản lý một số Chuyên viên môn Âm nhạcphòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội
6.2 Địa bàn nghiên cứu:
- Phòng GD & ĐT Tây Hồ (có 12 trường THCS; 18 giáo viên)
- Phòng GD & ĐT Cầu Giấy (có 19 trường THCS; 31 giáo viên)
Trang 8- Phòng GD & ĐT Thanh Xuân (có 15 trường THCS; 20 giáo viên)
- Phòng GD & ĐT Nam Từ Liêm (có 16 trường THCS; 25 giáo viên)
- Phòng GD & ĐT Chương Mỹ (có 37 trường THCS; 40 giáo viên)
+ Giáo viên: Tiến hành khảo sát 134 giáo viên dạy môn Âm nhạc ở cáctrường THCS thuộc các quận Tây Hồ; quận Cầu Giấy; quận Thanh Xuân;quận Nam Từ Liêm; Huyện Chương Mỹ trong thành phố Hà Nội
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Công việc là thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luậncủa đề tài, bao gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, đọc, tìm hiểu, nghiên cứu,khái quát và hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài
+ Nhận định của các nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu để xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Công việc là thu thập cá thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễncủa đề tài, gồm các phương pháp như sau:
7.2.1 Phương pháp điều tra
Thu thập thông tin về việc thực hiện dạy học môn âm nhạc, điều tra ýkiến giáo viên và học sinh các trường THCS về công tác quản lý dạy học âm
Trang 9nhạc thông qua các giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, chuyên viên phụtrách quản lý môn Âm nhạc ở các phòng giáo dục và đào tạo, từ đó thăm dòtính cần thiết và khả thi của các biện pháp cần đề xuất.
7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
Nhằm xác định thực trạng của biện pháp quản lý các hoạt động dạy họcmôn âm nhạc và rút ra bài học kinh nghiệm
7.2.3.Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các sản phẩm như: Các văn bản chỉ đạo chuyên môn củamôn Âm nhạc, phân phối chương trình môn Âm nhạc, các phòng học âmnhạc, các Công văn hướng dẫn giảng dạy bộ môn, quy chế phòng học bộmôn, các sản phẩm cần thiết giúp cho giảng dạy bộ môn
7.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Cán bộ quản lý chuyên môn các phòng GDĐT, hiệu trưởng, hiệu phóphụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn sẽ tham gia đánh giá mức độcần thiết và khả thi của biện pháp được đề xuất
7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Dùng phương pháp thống kê toán học, sử dụng các công thức toán học
để xử lý các số liệu đã thu được làm tăng tính chính xác của các số liệu điềutra, đánh giá kết quả nghiên cứu
Nhằm phân tích và xử lý các số liệu điều tra, đánh giá kết quả nghiên cứu
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo,phụ lục Luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Âm nhạc ở trường
THCS
- Chương II: Thực trạng về quản lý dạy học môn Âm nhạc ở trườngTHCS tại Hà Nội
Trang 10- Chương III: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy
học môn Âm nhạc ở trường THCS tại Hà Nội
9 NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
9.1 Những luận điểm cơ bản
- Phân tích thực trạng về quản lý dạy học môn Âm nhạc ở trườngTHCS tại Hà Nội
- Đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy họcmôn Âm nhạc ở trường THCS tại Hà Nội
9.2 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã đưa một số biện pháp mang tính cấp thiết và khả thi trong việc quản lý dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS tại thành phố Hà Nội
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC ÂM NHẠC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục và Đào tạo trong thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi lớn, đặcbiệt là sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổichức năng và nhiệm vụ của người quản lý nhà trường, của giáo viên, đòi hỏingười quản lý và các giáo viên phải có những kỹ năng và năng lực mới trongquản lý và giảng dạy Phương pháp quản lý của cán bộ quản lý với hoạt độngdạy học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng cần phải có sự nghiên cứu để
đề ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với thời đại ngày nay Trong thời gian qua để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục nói chungcũng như công tác quản lý giáo dục đối với bộ môn Âm nhạc ở các trườngTHCS nói riêng:
- Tổ chức quản lý quá trình giáo dục - đào tạo của Nguyễn Minh Đường,
Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội, 1996
- Quản lý quá trình đào tạo của Nguyễn Đức Trí, Viện Nghiên cứu phát
triển giáo dục, Hà Nội, 1999
- Tác giả Hoàng Long, Hoàng Lân với cuốn, Phương pháp dạy học âm
nhạc - Giáo trình dành cho các trường CĐSP đào tạo giáo viên trung học cơ
sở, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2004
- Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản: Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Âm nhạc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
- Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản: Tập tài liệu tập
huấn giáo viên dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Trang 12trong chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc, Nxb Giáo dục Việt
Nam
- Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của Đoàn Tiến Dũng, năm 2009 với
đề tài “ Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các
trường Trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa” Đề tài này đã đi sâu vào
nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học môn Âm nhạc tại các trườngTHCS thành phố Thanh Hóa và đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt độngdạy học môn Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ởcác trường THCS thành phố Thanh Hóa
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều văn bản, tài liệu nói
về công tác quản lý nhà trường, công tác dạy học, hướng dẫn rèn luyện kỹnăng dạy học Song các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy trong công tácquản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn Âmnhạc nói riêng cộng với việc rèn luyện kỹ năng dạy học còn có nhiều vấn đề
cụ thể chưa được giải quyết mà với bộ môn Âm nhạc lại càng ít được đề cập
vì đây là môn học, có tính đặc thù cao
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một dạng lao động xã hội mang tính đặc thù, gắn liền vàphát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người Từ khi có sự phân cônglao động trong xã hội đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt, đó là tổ chức,điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định Dạng laođộng mang tính đặc thù đó còn được gọi là hoạt động quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý theo ngững cách tiếp cậnkhác nhau, như:
+ Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủthể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối
Trang 13tượng quản lý) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằngmột hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp
và các giả pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triểncủa đối tượng
+ Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chứcnhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức
+ Quản lý là bảo đảm sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sựbiến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng tháimới thích ứng với hoàn cảnh mới
Theo Fredenck, W Taylor, tác giả của học thuật quản lý theo khoa họcthì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đóhiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”
Theo thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol thì: “Quản lý hànhchính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra”
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như đã dẫn ở trên,nhưng chúng ta có thể nhận thấy điểm chung của quản lý mà các khái niệm đó
đã đề cập là:
Một là, Quản lý bao giờ cũng có mục tiêu Hoạt động quản lý đượcthực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội Đay là điểm hội tụ chonhững hoạt động cùng nhau của nhiều người
Hai là, Quản lý là thực hiện nhứng tác động hướng đích từ chủ thể đếnđối tượng Yếu tố con người, trong đó người quản lý và người bị quản lý, giữvai trò trung tâm trong hoạt động quản lý
Ba là, Quản lý không chỉ thể hiện ý chí của chủ thể mà còn là sựnhận thức và thực hiện hoạt động theo quy luật khách quan Lao động quản
Trang 14lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành vàphát triển.
Từ những dấu hiệu đặc trưng nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tácđộng hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng tổ hợpnhững cách thức, những phương pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa cáctiềm năng, các cơ hội của cá nhân cũng như cử tổ chức, để đạt được mục tiêu
đã đề ra
Quản lý đòi hỏi phải có thông tin, luôn gắn với thông tin Thông tin vềcon người, về xã hội mà ở đó chứa đựng những nhu cầu, những ham muốn,những năng lực hoạt động và quan hệ của con người theo những định hướnggiá trị Quá trình quản lý, do vậy, là một quá trình thông tin, truyền tin, xử lýtin, tiếp nhận tin, biến thông tin thành năng lượng thúc đẩy hoạt động giaotiếp hướng đích Trong hoạt động quản lý, thông tin quản lý đóng vai trò vôcùng quan trọng, nó được coi như là mạch máu của hoạt động quản lý
*Các chức năng của quản lý
Có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia các chức năng quản lý Vàonhững năm 30 của thế kỷ XX, Gulích và Urwich (1930) đã nêu 7 chức năngquản lý trong cụm từ viết tắt POSDCORB:
P: Planning – Lập kế hoạch
O: Organizing – Tổ chức
D: Directing – Chỉ huy
S: Staffing – Quản trị nhân lực
CO: Co – ordinating – Phối hợp
R: Reviewing – Kiểm tra
Trang 15các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó Kế hoạch
Thứ hai, tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành
và nguồn lực cho các thành viên của tổ chức, để họ có thể hoạt động và đạtđược các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả:
+ Xây dựng các cơ cấu, nhóm
+ Xây dựng các yêu cầu
+ Tạo sự hợp tác, liên kết
+ Lựa chọn, sắp xếp
+ Bồi dưỡng cho phù hợp
+ Phân công nhóm và cá nhân
Thứ ba, chỉ đạo, lãnh đạo và điều khiển là quá trình tác động đến cácthành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt cácmục tiêu của tổ chức:
+ Kích thích động viên
+ Thông tin hai chiều
+ Bảo đảm sự hợp tác trong thực tế
Thứ tư, kiểm tra là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá
và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức:
Trang 16+ Xây dựng định mức và tiêu chuẩn
+ Các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá
+ Rút kinh nghiệm và điều chỉnh
Các chức năng này gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau, khithực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng khác ở các mức
độ khác nhau
1.2.2 Quản lý giáo dục
Trong thực tế, quản lý giáo dục và quản lý hệ thống giáo dục là nhữngkhái niệm đồng nhất và theo hệ thống có sự phân cấp từ Trung ương xuốngcác địa phương
Quản lý giáo dục (nói riêng là quản lý trường học) là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho cả hệ vận hành theo đường lối và quản lý giáo dục của đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đư hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đảy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay [26, tr.38].
Vậy quản lý giáo dục thực chất là quản lý quá trình hoạt động củangười dạy, người học và quản lý các tổ chức sư phạm ở các cơ sở khác nhautrong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình Giáo dục và Đào tạo nhằmđạt được các mục tiêu giáo dục đề ra
Quản lý giáo dục là nhân tố cơ bản thực hiện chức năng quản lý nhànước đối với hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống luôn ổn định, pháttriển và đạt mục tiêu đã định
Như chúng ta đã đề cập ở trên, khái niệm “quản lý giáo dục” là một
Trang 17khái niệm có nội hàm rộng hẹp khác nhau, tùy theo cách ta tiếp cận khái niệm
“giáo dục” từ góc độ nào Được hiểu theo nghĩa rộng nhất thì quản lý giáodục là quản lý mọi hoạt động trong xã hội, tác động một cách có mục đích và
có kế hoạch vào toàn bộ các lực lượng giáo dục, nhằm tổ chức và phối hợphoạt động của chúng, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phươngtiện, thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu phát triển về số lượng và chất lượng của sựnghiệp giáo dục theo phương hướng của mục tiêu giáo dục [11, tr.38]
Nếu chỉ đề cập đến hoạt động quản lý trong ngành giáo dục và đào tạothì quản lý giáo dục được hiểu là quản lý hệ thống giáo dục từ Trung ươngđến địa phương, bao gồm tất cả các ngành học, cấp học, trường học theo mụcđích đặt ra cho các thời kỳ
Nếu thu hẹp khái niệm giáo dục trong phạm vi các hoạt động diễn ratrong các trường học và các cơ sở đào tạo thì quản lý giáo dục được hiểu làquản lý nhà trường “Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoahọc đến nhà trường, nhằm tổ chức tối ưu các quá trình dạy học, giáo dục thểchất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục tiêu dựkiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới”[11, tr 40]
1.2.3 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục Nhà trường(cơ sở giáo dục) chính là nơi tiến hành các quá trình Giáo dục và Đào tạo, cónhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa
một quy luật tiến bộ xã hội là: “Thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả kinh
nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trước đã tích lũy và truyền thụ lại, đồng thời phải làm phong phú những kinh nghiệm đó”[11, tr.45].
Trường học là tổ chức giáo dục trực tiếp làm công tác Giáo dục và Đàotạo thế hệ đang lớn dần lên Nó là tế bào cơ sở, chủ chốt vừa là quản lý nhà
Trang 18nước, lại vừa là một hệ thống độc lập, tự quản của xã hội Do đó, quản lýtrường học vừa có tính nhà nước, vừa có tính xã hội.
Trong thời đại hiện nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như mộtthiết chế chuyên biệt của xã hội để Giáo dục và Đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững người có tri thức, sức khỏe, phẩm chất chung của hệ thống giáo dục
Từ đó ta thấy: Giáo dục nhà trường giữ vai trò trọng yếu tạo ra sức lao độngmới cho xã hội, đặc biệt là đòi hỏi hàm lượng chất xám trong lao động ngàycàng cao
Quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường chính là xây dựngmột quan hệ hợp lý giữa các hình thức công tác tập thể đối với các học sinh
và giáo viên Do con đường giáo dục lâu dài, đặc biệt hàm xúc về trí tuệ vàcảm xúc, do các tình huống trong đời sống nội tại, tâm hồn đời sống tập thểtrong trường có sự biến đổi liên tục Tất cả những cái đó đặt ra yêu cầu caođối với việc quản lý nhà trường, việc tổ chức hợp lý các quá trình Giáo dục vàĐào tạo, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tổ chức sư phạm và các điềukiện khác của giáo viên và học sinh
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện dường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”[21, tr.34].
Quản lý trực tiếp trường học bao gồm các nội dung: quản lý quá trìnhdạy học, giáo dục, tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, hành chính và quản lýmôi trường giáo dục Trong quản lý dạy học, giáo dục là trọng tâm
Nhà quản lý ở mỗi loại hình nhà trường, mỗi bậc học sẽ phải đảm bảovận dụng khác nhau khi thực hiện nguyên lý giáo dục Tuy vậy, nhà quản lýphải đảm bảo vấn đề cốt yếu đó là: xác định mục tiêu quản lý của nhà trường,xác định cụ thể nội dung các mục tiêu quản lý
Mục tiêu quản lý của nhà trường thường được cụ thể hóa trong kế
Trang 19hoạch năm học, những mục tiêu này là các nhiệm vụ chức năng mà tập thểnhà trường thực hiện suốt năm học.
Trên cơ sở hoạch định các mục tiêu một cách cụ thể, quản lý nhàtrường phải cụ thể hóa cho từng mục tiêu Những nội dung này là sức sốngcho mục tiêu, là điều kiện trở thành hiện thực
Tóm lại, quản lý trường học là quản lý giáo dục được thực hiện trongphạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, thực hiện nhiệm vụgiáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội Hiện nay các nhà quản lý trườnghọc quan tâm nhiều đến các thành tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổchức quản lý và kết quả; đó là các thành tố trung tâm của quá trình sư phạm,nếu quản lý và tác động hợp quy luật sẽ đảm bảo cho một chất lượng tốt trongnhà trường
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệutrưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh) đến cácnguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin ) hợp quy luật ( quy luật quản
lý, quy luật kinh tế; quy luật giáo dục; quy luật tâm lý; quy luật xã hội )nhằm đạt mục tiêu giáo dục
Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học có
tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trườngphổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụthể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực,đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước
Có thể coi nhà trường là bộ mặt của hệ thống giáo dục quốc dân, cácquan điểm, đường lối, chính sách giáo dục đều được thực hiện trong nhàtrường Do đó, quản lý nhà trường, còn có nghĩa là tổ chức các lực lượngtrong và ngoài nhà trường biến các quan điểm, đường lối, chủ trương, chínhsách giáo dục của Đảng và Nhà nước thành hiện thực
1.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học
Trang 20- Khái niệm về biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là cáchlàm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
- Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động dạy học: Là cách quản lýcủa người lãnh đạo nhà trường với toàn bộ quá trình hoạt động của giáo viên
và học sinh trong nhà trường
- Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc: Làcách thức quản lý toàn bộ quá trình hoạt động dạy và học môn Âm nhạc trongnhà trường của Hiệu trưởng đối với giáo viên bộ môn và học sinh
1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
1.3.1 Khái quát về môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở
Với tư cách là một chức năng xã hội, giáo dục - đào tạo con người lànhiệm vụ đặc trách và trực tiếp của nhà trường phổ thông, trong đó có đào tạo
và giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nghệ thuật Nó được tiến hành trong một quátrình có tổ chức kế hoạch chặt chẽ với nhiều giai đoạn và nhiều hình thức, nộidung hoạt động giáo dục khác nhau, hợp thành một hệ thống, mà trước đây tavẫn gọi là Đức, Trí, Thể, Mĩ, hướng vào việc lĩnh hội những giá trị văn hóa,những kinh nghiệm xã hội của con người, xây dựng và phát triển ở con ngườinhững nhân cách mới, căn cứ vào mục đích, yêu cầu, điều kiện giáo dục của
xã hội quy định
Việc “coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mĩ, giáo dục âm nhạc” là mặt
giáo dục đến nay đang còn yếu và thiếu, đòi hỏi chúng ta hơn lúc nào hết làphải đặt mạnh vấn đề không chỉ là triển khai rộng khắp mà là tổ chức học tậpmôn Âm nhạc một cách có kết quả ở trường phổ thông, làm cho Âm nhạcđích thực đi vào các em, làm cho các em yêu thích, và hơn nữa, còn tham giatích cực vào việc sáng tạo nên những cái hay, cái đẹp trong Âm nhạc, bằng
Âm nhạc và qua Âm nhạc
Trang 21Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ ở ngoài xã hội và trong nhà trườngcũng còn kèm theo cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp Chúng đan xen, va chạm,đấu tranh hàng ngày Có lúc cái lạc hậu còn lấn lướt, có những biểu hiện vềthị hiếu thấp kém, lố lăng, thiếu văn hóa, phản thẩm mĩ, không hay, khôngđẹp Nếu không quan tâm, có nguy cơ sẽ dẫn đến hiện tượng tâm lý thờ ơ, têliệt những tình cảm thẩm mĩ, đạo đức, không còn khả năng phản ứng nhạybén trước những cái không hay, cái dở.
Nếu ở con người, nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao quý, ýthức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân loại cao thì trong cấu trúcnền giáo dục phổ thông hiện đại, giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục
Âm nhạc nói riêng, phải là bộ phận mang tính đặc thù, có cấp độ caotương xứng với nó
Ở trường phổ thông, các môn học khác đều được xây dựng và lấy tác độnghình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, thìngược lại, môn học Âm nhạc lại được xây dựng, lấy tác động hình thành nhâncách học sinh theo hướng chủ yếu: trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sựkết hợp hài hòa, và do đó, nó là môn học không thể thiếu được
Mục đích giáo dục Âm nhạc, bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáodục cụ thể, là sự phản ánh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục-dạy học Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hìnhthành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh thông qua môn học Âm nhạc.Giáo dục Âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù
Nó có khả năng liên kết, sử dụngcũng như hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các hìnhthức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việcthực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục Nhưng với nhiệm vụ, chức năngchủ yếu của mình, giáo dục Âm nhạc trước hết thể hiện cho được mục tiêu,yêu cầu giáo dục trội bật của mình là giáo dục thẩm mĩ
Nắm vững mục đích trội bật này là một yêu cầu hết sức quan trọng
Trang 22Nhưng để thực hiện trên thực tế có kết quả mục đích yêu cầu giáo dục này lạiđòi hỏi phải tìm hiểu, nắm vững bản chất đặc trưng của nghệ thuật Âm nhạc.
1.3.1.1 Mục tiêu của môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
- Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng ca hát, đọc và nghenhạc, về lý thuyết âm nhạc đơn giản để một chừng mực nào đó, các em có thểtham gia vào các hoạt động âm nhạc của cộng đồng
- Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹptrong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống
- Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinhhoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạokhông khí vui tươi lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm pháttriển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh
1.3.1.2 Đặc điểm chương trình môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
Môn âm nhạc có rất nhiều những phân môn nhỏ như: âm nhạc thườngthức, học hát, tập đọc nhạc Trong đó phân môn học hát được các em tiếpnhận một cách hết sức nhiệt tình, tự nhiên bởi tính đặc thù của phân môn nàyphù hợp với sở thích, tâm lý lứa tuổi của các em
- Với phân môn học hát: Hát có vị trí quan trọng trong đời sống conngười, bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc vềcuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư tưởng, tìnhcảm Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của
âm nhạc và lời ca Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc suynghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những xúc động tương ứng,những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ, sức diễn cảm củagiọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học sinh
Nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc hướng tới Chân, Thiện, Mỹ
Ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tập
Trang 23giúp học sinh có tinh thần sảng khoái và tạo cho học sinh có những ước mơtươi đẹp Vì vậy môn học này thực sự tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Trong chương trình dạy ở phân môn “Học hát” bậc THCS, việc giúp các em
nắm được các kỹ năng hát thực sự còn có những điểm hạn chế, chưa đi sâuvào việc biểu diễn, thể hiện nội dung tác phẩm… Hầu hết các em chỉ hát theocảm tính, phản xạ tự nhiên là thuộc lời ca và giai điệu của bài hát Nhiều emhát còn không rõ lời, nhiều tiếng địa phương Song trong thực tế để thể hiệnthành công được một bài hát hay chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tư thếhát, đứng, biết cách luyện tập hơi thở, luyện giọng, tập hát rõ lời, và tập các kĩthuật hát như: hát liền tiếng ( Legato), hát nẩy tiếng ( Stacato)
Các kỹ năng nêu trên chưa hình thành thì khi hát cũng kém phần sôinổi, hào hứng, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng một số học sinh cónăng khiếu âm nhạc
- Với phân môn Nhạc lí -Tập đọc nhạc: Phân môn này được coi nhưbước khởi đầu cho những người bắt đầu học nhạc, được coi như những con sốvới nhà toán học; những chữ cái đầu tiên với người học văn hóa…Từ những
ký hiệu được trình bày trên 5 hàng kẻ được gọi là khuông nhạc, các em họcsinh sẽ biết được đó là những ký hiệu âm nhạc hoặc nốt nhạc, mỗi nốt có mộttên gọi khác nhau( có 7 nốt), có một vị trí âm thanh cao thấp khác nhau Từ
đó các em có thể “giải mã” được những giai điệu mà các nhạc sĩ sống cáchchúng ta hàng trăm năm hay nhạc sĩ đương thời, không phân biệt màu da,châu lục…Các em có thể hiểu được nội dung chủ đề, tư tưởng của các tácgiả… Bên cạnh đó, môn học giúp các em có thể ghi lại được những giai điệu,những âm thanh mang thuộc tính nhạc…các em có thể chép lại những giaiđiệu đó thành những nốt nhạc, bản nhạc… quả là điều kỳ diệu Phân môn Tậpđọc và ghi nhạc là môn học đầu tiên với những người học nhạc nhưng cũng làmôn học gắn liền với những học sinh trong các Học viện, Nhạc viên, hoặc các
Trang 24trường Âm nhạc trong thời gian tương đối dài ( từ Sơ cấp, Trung cấp đến Đạihọc đều phải học môn môn này Tuy nhiên, với học sinh Trung học cơ sở,mục tiêu đặt ra cho chúng ta chỉ cần trang bị cho học sinh nắm được tên nốt,các ký hiệu đơn giản, đọc được các bài nhạc dễ, có khả năng nhận biết, chép
ra được những nốt, những giai điệu đơn giản mà thôi Tránh tình trạng để họcsinh thấy khó, gây tâm lý ngại học hoặc sợ môn học này
- Với phân môn Âm nhạc thường thức: Là phân môn trang bị cho họcsinh hiểu được thân thế, sự nghiệp hoặc cao hơn là nắm được đặc điểmsáng tác của các nhạc sĩ từ các thời kỳ xa xưa đến nay và các kiến thứckhác về Âm nhạc Phân môn cũng giới thiệu nhiều câu chuyện, nhiềugương học tập phấn đấu, vượt khó của các nhạc sĩ, qua đó giáo dục cho họcsinh nhiều bài học bổ ích…
1.3.1.3 Nội dung chương trình môn Âm nhạc ở các trường THCS
Nội dung môn Âm nhạc ở trường THCS được tiến hành thông qua baphân môn: học Hát; Lý thuyết Âm nhạc và Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức.Học Hát là trọng tâm, lý thuyết và Tập đọc nhạc là cơ sở và Âm nhạc thườngthức làm nhiệm vụ nâng cao nội dung giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS
- Thể loại: bao gồm các ca khúc thiếu nhi, các ca khúc quần chúng, cakhúc nghệ thuật, dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài…
- Hình thức: Các bài hát ở hình thức Một đoạn, Hai đoạn, Ba đoạn đơn
- Âm vực: Các bài hát có âm vực trong phạm vi quãng 11
Trang 25- Qua việc học tập và rèn luyện các bài hát, rèn luyện cho học sinh những
kĩ năng ca hát thông thường như:
+ Tư thế ngồi, đứng hát
+ Hơi thở (cách lấy hơi)
+ Phát âm, nhả chữ
+ Hát theo tay chỉ huy…
Thông qua học hát, rèn luyện cho các em có ý thức tham gia hoạt động
ca hát, bước đầu biết diễn cảm bài hát( biểu cảm) Từ đó giáo dục học sinhyêu thích nghệ thuật ca hát
Phân môn Nhạc lý- Tập đọc nhạc
Nhạc lý: Dạy những kí hiệu ghi chép âm nhạc đơn giản, thông thườngnhất Có khái niệm về yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, giaiđiệu, tiết tấu, nhịp, sắc thái, cường độ, giới thiệu sơ lược về cung, quãng,gam, giọng trưởng, giọng thứ
Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc các bài nhạc giọng Đô trưởng hoặc La thứ
là chủ yếu, áp dụng các nhịp thông dụng như 2/4; 3/4; 4/4; 6/8 với các âmhình tiết tấu đơn giản và những giai điệu dễ đọc
Phân môn Âm nhạc thường thức
Nghe nhạc có dẫn giải khoảng 20 tác phẩm, qua đó giới thiệu một sốtác giả tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam và thế giới (một số nhạc sĩ Việt Namđược giải thưởng Hồ Chí Minh, một số nhạc sĩ quen biết với trẻ em và mộtvài nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển và lãng mạn phương Tây)
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến
- Giới thiệu sơ lược về dân ca Việt Nam, một số sinh hoạt âm nhạc dângian, dân ca một số vùng miền tiêu biểu…
- Một vài thể loại âm nhạc phổ biến Đôi nét về sáng tác âm nhạc cho thiếunhi
Trang 26- Tác dụng và ảnh hưởng của âm nhạc trong đời sống xã hội
- Về cấu trúc môn học có chỗ cũng còn chưa hợp lý, ví dụ:
+ Bài số 4 lớp 6 (bài tập đọc nhạc của Mô Da): giai điệu trúc trắc, họcsinh đọc thường đứt hơi giữa chừng(tiết tấu móc đơn từ nốt Đô1 đến Đô
2 sẽ hay dừng lại; lớp 6 là lớp đầu cấp, bài lại sử dụng một loạt nốt cócao độ phức tạp); nếu giáo viên không vững vàng về chuyên môn thìcũng sẽ bị vấp, khó khăn? Học sinh thành phố còn đỡ, học sinh nông thônnắm bài chắc là khó khăn?
+ Lớp 9: tập bài hát “Nối vòng tay lớn” trong 1 tiết cuối chương trình,
trong khi bài hát thì rất quen thuộc, phải chăng là quá dễ?
+ Tiết 2 lớp 9: bài giới thiệu về quãng; tính chất quãng; giọng son trưởng;tập đọc nhạc, phải chăng là nặng?
+ Tiết 19 lớp 7: sơ lược về quãng sau đó bỏ đi một năm lớp 8, đến lớp 9mới quay lại, phải chăng là bất hợp lý?
- Giáo viên bộ môn Âm nhạc hiện nay nói chung khả năng sử dụng côngnghệ tin học vào bài giảng còn hạn chế, có nhiều trường hợp chỉ sử dụngmang tính hình thức Các giáo án điện tử chưa khai thác được nhiều côngnăng cũng như kiến thức cho học sinh tiếp thu
- Khả năng sử dụng nhạc cụ đàn Orgal của giáo viên nói chung còn hạnchế Phần lớn chỉ sử dụng nhạc cụ ở mức độ bấm đúng nốt theo giai điệu củabài? Mà chưa khai thác được các tính năng của cây đàn để từ đó sử dụng đànthành thạo, có thể đệm hát cho bản thân giáo viên hay học sinh trong giờ học,trong các chương trình văn nghệ của nhà trường
- Việc sưu tầm các học liệu cho môn học Âm nhạc ở các trường còn nhiềuhạn chế, đang còn giới hạn ở việc phô tô, phóng to các tranh, ảnh trong tàiliệu sách giáo khoa Ít trường chịu đầu tư mua sắm học liệu hay cho làm mô
Trang 27hình mô phỏng hoặc sưu tầm các loại băng đĩa hình (kể cả việc Downlload từmạng về).
1.3.2 Hiệu trưởng với việc quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở
1.3.2.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở :
- Hiệu trưởng là người thường xuyên giáo dục tư tưởng cho giáo viên vàhọc sinh trong trường nhìn nhận một cách đúng đắn về môn Âm nhạc
- Âm nhạc là một môn học đặc thù, số lượng giáo viên môn này trongtrường thường là ít, không thể thành lập được tổ chuyên môn riêng nên phảighép vào tổ khác, vì vậy Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc giảiquyết các vấn đề về tâm lý của các giáo viên và bản thân giáo viên môn Âmnhạc
- Hiệu trưởng là người vạch ra các kế hoạch hoạt động, các yêu cầu về đổimới dạy, học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Âm nhạc
- Hiệu trưởng là người chỉ đạo tất cả các hoạt động trong nhà trường, trong
đó mọi hoạt động bề nổi như các cuộc thi văn nghệ, các cuộc giao lưu văn hoátrong trường, ngoài trường
- Hiệu trưởng dựa trên các đề nghị của giáo viên bộ môn Âm nhạc, xemxét giải quyết, đầu tư về cơ sở vật chất cho bộ môn, nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học môn Âm nhạc
Để thực hiện các vai trò trên một cách có hiệu quả, Hiệu trưởng cần chú ýtới một số nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các thành viên trong trường (có phốihợp với các lực lượng bên ngoài), phát huy vai trò làm chủ, ra sức thi đua
“Dạy tốt học tốt”, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ bản theo chỉ thị,hướng dẫn của cấp trên nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của địa
Trang 28phương và nâng cao chất lương đào tạo Đây là nhiệm vụ trung tâm của Hiệutrưởng vì nó quyết định trực tiếp việc đào tạo học sinh theo mục tiêu giáo dục.
- Chỉ đạo xây dựng các điều kiện giáo dục (đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất thiết bị trường học…) để tiến hành tốt các nhiệm vụ giáo dục
- Hiệu trưởng cần quan tâm tới tất cả các môn học trong trường, không nênxem nặng môn này, xem nhẹ môn kia kể cả những môn không thi cuối cấpnhư các môn nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)
- Đối với môn Âm nhạc, Hiệu trưởng thông qua đánh giá của tổ chuyênmôn, thông qua lịch báo giảng, thông qua công tác dự giờ, kiểm tra giáo án…
để đánh giá chất lượng dạy và học của bộ môn
- Ở trường Trung học cơ sở, khác với các môn văn hoá cơ bản khác, môn
Âm nhạc hiện nay không nằm trong hệ thống môn thi vượt cấp, thi tốt nghiệpnên học sinh không tập trung lắm để học môn này, dẫn đến tình trạng học sinhlười học, chất lượng không cao Trước tình trạng đó, nếu Hiệu trưởng quantâm đến bộ môn Âm nhạc thì giáo viên môn Âm nhạc mới có thể phát huyđược khả năng, thế mạnh của bản thân cũng như bộ môn Sự quan tâm củaHiệu trưởng được thể hiện trong việc đầu tư trang thiết bị cho môn học(phòng học nhạc, nhạc cụ…), cử giáo viên đi tập huấn các chương trình nângcao nghiệp vụ chuyên môn, cho tham gia các chương trình giao lưu, hội thivăn nghệ, cho tổ chức các hoạt động văn nghệ tại trường…
Hiện nay, cũng có trường đã làm tốt việc này, nhưng cũng còn nhiềutrường, Hiệu trưởng chưa thể hiện sự quan tâm nên chất lượng học tập cũngnhư phong trào văn nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người họccũng như yêu cầu đổi mới của giáo dục
- Đối với bản thân, Hiệu trưởng có nhiệm vụ thường xuyên chăm lo tự bồidưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng cải tiến phương pháp
Trang 29quản lý, lề lối làm việc…để thực sự trở thành người quản lý giỏi.
1.3.2.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng Quản lý mục tiêu:
Nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khoá VII đã ghi rõ: “Đàotạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp,lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủCNXH, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước…”
Điều 27 của Luật Giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông:
1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người ViệtNam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc
2 Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS
3 Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở vànhững hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT,trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động…
Từ những tư tưởng chỉ đạo trên, Hiệu trưởng nhà trường trước hết phải cóquan điểm rõ ràng trong việc quản lý mục tiêu và chỉ đạo toàn bộ hoạt độngdạy, học trong nhà trường nói chung và môn Âm nhạc nói riêng Phải có cáchnhìn nhận đúng đắn về giáo dục toàn diện có nghĩa không nên xem nặng mônnày, xem nhẹ môn kia Từ đấy, Hiệu trưởng phải giáo dục tư tưởng cho giáo
Trang 30viên và học sinh có nhận thức đúng đắn về dạy và học môn Âm nhạc Môn
Âm nhạc phải được bình đẳng như tất cả cả các môn học khác trong trường
Quản lý chương trình:
- Chương trình môn Âm nhạc ở trường THCS được cấu tạo thành baphân môn: Học hát; Nhạc lý- Ký xướng âm; Âm nhạc thường thức Các phânmôn này được dạy kết hợp với nhau trong từng năm học với thời gian mỗituần một tiết học
Đối với phân môn Học hát:
+ Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng ca hát thông thường như tư thếhát, hơi thở, hát rõ lời, ngắt câu, lấy hơi Tập cho học sinh hát tự nhiên, thoảimái, hát đúng âm điệu, biết hát đồng đều trong tập thể, biết bảo vệ giọng hát.+ Hướng dẫn cho học sinh biết thể hiện sắc thái, tình cảm, có ý thức thểhiện diễn cảm bài hát theo nội dung và tính chất âm nhạc
+ Luyện tập một số bài hát có bè đơn giản, hát đơn, hát tập thể bao gồmcác ca khúc cho tuổi học trò, dân ca Việt Nam và một số bài hát nước ngoài.+ Âm vực bài hát trong phạm vi quãng 9, 10, 11 Cấu trúc bài hát trongphạm vi hình thức Một, Hai, Ba đoạn đơn
- Đối với phân môn Nhạc lý- Tập đọc nhạc:
+ Về nhạc lý: Cung cấp cho học sinh những ký hiệu ghi chép âm nhạc ởmức độ đơn giản, thường gặp trong các bài hát; những khái niệm sơ lược vềcác thuộc tính của âm nhạc, các phương tiện diễn tả âm nhạc như giai điệu,tiết tấu, hòa thanh Giới thiệu các loại nhịp thông dụng, cấu trúc âm nhạc ởnhững hình thức nhỏ, áp dụng trong các ca khúc ngắn; khái niệm về gam,giọng, những ký hiệu chỉ sắc thái, cường độ, nhịp độ hay dùng
+ Về Tập đọc nhạc: Tập đọc và nghe( ghi) những bài nhạc ngắn, chủ yếu
ở giọng Đô trưởng và La thứ với các loại nhịp 2/4; 3/4 ; 3/8; 6/8 có giai điệu,
Trang 31tiết tấu đơn giản, tập đánh nhịp Ngoài ra cho học sinh làm quen với nhữngbài nhạc ở các giọng có một dấu hóa.
- Đối với phân môn Âm nhạc thường thức: Giới thiệu một số trích đoạntác phẩm, tác giả trong và ngoài nước, một vài xu hướng và trào lưu âm nhạctheo sự phát triển của lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới
+ Một số hình thức biểu diễn, thể loại âm nhạc
+ Dân ca các miền, dân tộc Việt Nam, một số tập tục sinh hoạt âm nhạc,nhạc cụ dân tộc Việt Nam và thế giới
+ Âm nhạc trong đời sống xã hội, ảnh hưởng và tác dụng của âm nhạc
Quản lý việc thực hiện chương trình:
- Quản lý chất lượng dạy của giáo viên: soạn bài; thực hiện tổ chức hoạt
động dạy học trên lớp; thời gian dành cho môn học, tiết học
- Quản lý chất lượng dạy thông qua công tác soạn bài: Soạn giáo án cóthể coi là quá trình xây dựng kế hoạch tiến hành từng tiết học cụ thể Đây là mộtviệc làm đặc biệt quan trọng đối với người giáo viên, quyết định chất lượng vàhiệu quả của quá trình dạy học; quy định chất lượng giáo dục và đào tạo thế hệtrẻ Có thể nói 50% sự thành công của người giáo viên khi dạy học được quyếtđịnh ở công việc này
Quản lý chất lượng dạy học
- Là một ngành đặc thù, đòi hỏi sự rèn luyện thường xuyên nên, giáoviên môn Âm nhạc cần bố trí thời gian luyện tập chuyên môn, luôn cậpnhật những kiến thức, những đổi mới của ngành giáo dục nói chung, của bộmôn Âm nhạc nói riêng Tìm tòi các phương pháp giảng dạy phù hợp vớitừng đối tượng( học sinh có năng khiếu cần được khuyến khích nângcao học sinh không có năng khiếu cần được hỗ trợ từ giáo viên, từ nhómhọc tập, dành nhiều thời gian vào tập luyện tập thể, hạn chế việc luyện tập,kiểm tra cá nhân
Trang 32- Quản lý chất lượng thông qua kiểm tra việc tự rèn luyện kỹ năng củagiáo viên, giáo viên luôn ghi nhớ một số thao tác cơ bản sau:
+ Xác định đúng mục đích, yêu cầu bài học cần đạt được về tri thức, kỹnăng, thái độ
+ Xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài và thời gian phù hợpcho chúng
+ Xác định phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung.Giáo viên phải nắm vững đặc điểm các phân môn và những phương phápdạy học đặc trưng phù hợp với từng phân môn trên cơ sở đó lựa chọn phươngtiện dạy học phù hợp với nội dung Ví dụ: Khi hát cần vận dụng các phươngpháp lấy hơi, nén hơi, chú ý khẩu hình, hát tròn vành rõ chữ Hát đúng cao độ,trường độ, xử lý tình cảm theo nội dung bài hát; bên cạnh đó còn phải quantâm đến việc thể hiện, diễn xuất Người giáo viên cần phân tích, gợi mở, làmmẫu, cho xem qua hình ảnh( Băng đĩa ) thông qua các câu truyện trong phânmôn Âm nhạc thường thức, sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp, đàmthoại, liên hệ với thực tế cuộc sống…
- Quản lý chất lượng thông qua việc giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động dạy học:
Đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận kết quả của thực trạng mà còn
đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giá được xem
là một khâu quan trọng phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng kế hoạch vàtrong suốt thời gian triển khai công việc, chứ không phải chỉ tiến hành khicông việc đã hoàn thành, đã kết thúc.Theo hướng dạy học “lấy học sinh làmtrung tâm”, người giáo viên không những phải biết đánh giá chính xác kết quảdạy và học mà còn phải có kỹ năng phát triển khả năng tự đánh giá của họcsinh, để học sinh chủ động điều chỉnh cách học, cách tự hoàn thiện bản thân
- Quản lý chất lượng học của học sinh
Trang 33Chất lượng học của học sinh là yếu cầu hàng đầu của một nhà trường.Tất cả mọi công tác, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, của giáo viên, củaban giám hiệu đều đi đến một mục tiêu đó là: nâng cao chất lượng học tậpcủa học sinh Bên cạnh việc quản lý chất lượng dạy môn Âm nhạc của giáoviên, chúng ta cần phải đặt ra mục tiêu quản lý chất lượng học môn Âm nhạccủa học sinh Vì vậy, việc quản lý chất lượng học của học sinh phải đượcquan tâm hàng đầu, tránh tình trạng chạy theo thành tích
1.3.2.3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng:
- Thông qua đánh giá của tổ chuyên môn
- Thông qua lịch báo giảng của giáo viên bộ môn Âm nhạc
- Thông qua công tác dự giờ, kiểm tra giáo án môn Âm nhạc
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV môn Âm nhạc xem cóthay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học môn họchay không
- Điều khiển hoạt động dạy học dựa vào nội dung chương trình, theo yêucầu và hướng dẫn của chương trình
- Tăng cường thăm lớp, dự giờ môn Âm nhạc như các môn học khác
- Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích học sinh học tập
- Hiệu trưởng có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên
1.3.2.4 Hình thức quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng:
Hiệu trưởng thường sử dụng hình thức quản lý trực tiếp và hình thứcquản lý gián tiếp
- Hình thức quản lý trực tiếp như, Hiệu trưởng đến lớp dự giờ; Hiệutrưởng kiểm tra kế hoạch của giáo viên soạn cho môn học; Hiệu trưởng giaocho giáo viên môn Âm nhạc phụ trách các chương trình ngoại khoá (cácchương trình văn nghệ của nhà trường từ chào cờ cho đến biểu diễn văn nghệ
Trang 34phục vụ các ngày kỷ niệm trong trường kể cả các chương trình văn nghệ thamgia hội thi cấp Thành phố
- Hình thức quản lý gián tiếp như, Hiệu trưởng giao cho phó Hiệu trưởngquản lý; do môn Âm nhạc có những đặc thù, trong nhà trường thường chỉ cómột đến hai giáo viên Âm nhạc nên Hiệu trưởng phân công giáo viên Âmnhạc về sinh hoạt ở tổ Khoa học xã hội hoặc tổ chuyên môn Thể mỹ, giaotrách nhiệm quản lý bộ môn cho tổ chuyên môn Hiệu trưởng kiểm tra thôngqua các báo cáo của tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm, sổ báo giảng của giáoviên hàng tuần, hàng tháng, học kỳ
Kết luận chương 1
Như vậy, quản lý giáo dục là quá trình hoạt động của người dạy, ngườihọc và quản lý các tổ chức sư phạm ở các cơ sở khác nhau trong việc thựchiện kế hoạch và chương trình Giáo dục và Đào tạo nhằm đạt được các mụctiêu giáo dục đề ra
Quản lý trường học bao gồm quản lý quá trình dạy học, giáo dục, tàichính, cơ sở vật chất, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục.Trong đó quản lý dạy học, giáo dục là trọng tâm
Quản lý dạy học ở trường THCS là quản lý việc xây dựng mục tiêu, nộidung dạy học, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình giảng dạy, quản
lý phương pháp giảng dạy thực tế của giáo viên, hoạt động học tập của họcsinh, quản lý phương tiện dạy học, quản lý kiểm tra, đánh giá, làm cho các kếhoạch giảng dạy, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cáchđầy đủ, chính xác về nội dung và tiến bộ về thời gian, quán triệt được các yêucầu của mục tiêu dạy học
Ngày nay do sự phát triển của xã hội, nhất là sự phát triển của khoa họccông nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng cũng như sự thay đổi
Trang 35về phương pháp dạy học, đòi hỏi người quản lý phải có những kỹ năng mớinhư nắm bắt tâm lý giáo viên và học sinh trong từng giai đoạn ; cập nhật kịpthời những đổi mới của giáo dục ; mở rộng trình độ hiểu biết về các môn họctrong nhà trường ngoài ra, người quản lý còn phải có kỹ năng sử dụng máytính để có thể cập nhật được các chương trình, các môn học, nâng cao trình độ
về ngoại ngữ… khó mà liệt kê đầy đủ được các kỹ năng cần có của một cán
bộ quản lý
Tóm lại, qua nghiên cứu vấn đề quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước vàĐảng ta đối với Giáo dục và Đào tạo nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của Đảng vàNhà nước đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Đề tài có định hướng choviệc nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý nói chung và đặcbiệt là lĩnh vực quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại các trường THCSThành phố Hà Nội
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI 2.1 Khái quát bức tranh về giáo dục Trung học cơ sở tại Hà Nội
2.1.1 Khái quát về lịch sử văn hóa – xã hội của Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vàcũng là kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ Do đó, lịch sử Hà Nội gắnliền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kì Hà Nội là thànhphố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 sau đợt mở rộng hànhchính năm 2008, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với7.500.000 người (năm 2015) Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam
Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trởthành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầucủa lịch sử Việt Nam Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý,quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long.Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành ThăngLong là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước Khi TâySơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế vàThăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua MinhMạng Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương vàđược người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được coi là tiểu Paris của PhươngĐông thời bấy giờ Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miềnBắc, của nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiệnnay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành Hiện nay, Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quantrọng của Việt Nam
Trang 372.1.2 Tóm lược về giáo dục tại thành phố Hà Nội
Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long - Hà Nội trở thànhtrung tâm giáo dục của Việt Nam Từ giữa thế kỷ 15 cho tới cuốithế kỷ 19, HàNội luôn là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệthống khoa bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung vào bộ máyquan lại Tuy vậy, về số lượng trạng nguyên, Hà Nội lại thấp hơn những vùngđất truyền thống khác như Bắc Ninh, Hải Dương Tới thời Pháp thuộc, với vịtrí là thủ đô của Liên bang Đông Dương, Hà Nội là một trung tâm giáo dụccủa khu vực, nơi người Pháp đặt các trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học,trong đó có Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương là cáctrường mà sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt Nam
Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam Năm
2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 616 trường trung học cơ sở và 186trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh
Hệ thống trường trung học phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập,một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời,như Trung học Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học phổ thông chuyênNguyễn Huệ, Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú Bên cạnh cáctrường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường báncông Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộccác trường đại học, là Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoạingữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, TrườngTrung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoahọc Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Trung học phổ thôngChuyên thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Các trường trung họcchuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của HàNội mà còn của toàn Việt Nam Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống
Trang 38giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp họcxóa mù chữ Sau khi Hà Tây được sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứngđầu Việt Nam về số lượng người không biết chữ Theo thống kê của Bộ Giáodục và Đạo tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 người mùchữ trên tổng số 1,7 triệu người của cả quốc gia
Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địabàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hếtcác ngành nghề quan trọng Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên,
Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên Nhiều trường đại học ở đây như Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Họcviện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trường đàotạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam
2.1.3 Giáo dục Âm nhạc tại các trường Trung học cơ sở của thành phố Hà Nội
Trong hoàn cảnh khó khăn và chiến tranh, việc giáo dục Âm nhạc trongcác trường phổ thông Hà Nội cũng có lúc bị coi nhẹ Tình trạng thiếu GV bộmôn khá trầm trọng Một số địa phương, quận, huyện có chỉ đạo dạy học Âmnhạc nhưng còn tùy tiện, khá nhiều trường THCS ngoại thành Hà Nội bỏtrống hoàn toàn bởi không có GV Âm nhạc
Với tầm nhìn chiến lược về mục tiêu, chủ trương giáo dục toàn diện,ngay từ năm học 1981-1982, lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Nội đã phân công và
cử hai chuyên viên chỉ đạo, phụ trách môn Âm nhạc, Mĩ thuật và các hoạtđộng văn hoá, văn nghệ trường phổ thông Từ đó trở đi, đã trở thành nềnnếp, bài bản, đầu năm học mới, Sở Giáo dục Hà Nội (nay là Sở Giáo dục -Đào tạo Hà Nội) đều có văn bản, kế hoạch, hướng dẫn hoạt động nội, ngoạikhóa hai môn Âm nhạc, Mĩ thuật Đã trở thành truyền thống, hàng năm, Sở
Trang 39Giáo dục - Đào tạo và Sở Văn hoá - Thông tin Thành phố đều kí kết
“Hướng dẫn liên tịch” về các hoạt động văn hoá, văn nghệ trường học
như Hội diễn, Liên hoan văn nghệ chào mừng những ngày lễ lớn của dântộc Để khắc phục tình trạng thiếu GV, hai Sở thống nhất chủ trư ơng mờicộng tác viên là nghệ sĩ, diễn viên đã có tuổi giảng dạy tại một số trư ờngvới điều kiện tự bồi dưỡng năng lực sư phạm Sở Giáo dục - Đào tạo HàNội còn phối hợp, liên kết với trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội mởkhoá đào tạo GV âm nhạc, sau khi ra trường, sẵn sàng phục vụ, giảng dạy
Âm nhạc trong các trường phổ thông Hà Nội
Nhiều năm trước, trong hoàn cảnh thiếu GV Âm nhạc, Hà Nội đã có giảipháp tình thế, sử dụng ba lực lượng: GV chuyên trách, GV kiêm nhiệm, cộngtác viên là nghệ sĩ, văn công, nhạc sĩ
Thời gian 1985 - 1988, một số GV Âm nhạc Hà Nội gặp khó khăn trongđời sống, lương bổng thấp, bộ môn lại bị xem nhẹ, coi như một môn học phụnên nảy sinh tâm lí tiêu cực, chán nản Đây đó, đã có tình trạng bỏ nghề,chuyển nghề hoặc xin đi học để chuyển sang dạy môn học khác Một số ít trư-ờng, Ban Giám hiệu chưa quan tâm đến giáo dục toàn diện nên đã điềuchuyển, phân công GV Âm nhạc làm Tổng phụ trách Đội, bỏ hẳn bộ môn đãđược đào tạo
Năm học 1997 - 1998: Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã kịp thời hưởngdẫn các quận, huyện, trường trọng điểm về việc nghiêm chỉnh thực hiện chỉthị 8398/THPT của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc dạy và học theo SGK Âmnhạc, Mĩ thuật mới của Nhà xuất bản Giáo dục kể từ năm học 1997-1998
Cuối văn bản có đoạn nhấn mạnh “Nếu thiếu giáo viên dạy Nhạc - Họa ở
khối 8, các quận huyện cần báo cáo ngắn về giải pháp và đề nghị”.
Những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới Chương trình, SGK, đổimới phương pháp dạy học, môn Âm nhạc trong trường THCS đã được coi
Trang 40trọng hơn trong nhận thức của cán bộ quản lí trường học, GV đứng lớp, họcsinh hứng thú học tập và mong được tham gia các hoạt động ngoại khóa, câulạc bộ âm nhạc, câu lạc bộhát dân ca Đa số cha mẹ học sinh có nhận thứcđúng đắn về sự cần thiết và nguyện vọng cho con em mình được học tập Âmnhạc cũng như tham gia các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ âmnhạc Đội ngũ GV Âm nhạc của Hà Nội ngày càng đông đảo và có tay nghề,năng lực sư phạm vững vàng hơn Đã xuất hiện một số GV dạy giỏi cấp quận,huyện và đạt giải cao trong hai kì Hội thi GV dạy giỏi môn Âm nhạc THCSthành phố Hà Nội Nhiều tiết dạy chuyên đề được tổ chức tại quận, huyện,thành phố đạt hiệu quả giáo dục âm nhạc cao, 100% quận, huyện tổ chức các
tiết dạy chuyên đề thành phố phát động: “Sử dụng trang, thiết bị, đồ dùng
dạy học hiệu quả, hợp lí để đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc THCS”
đồng thời tổ chức Hội thảo góp ý về chương trình, SGK Âm nhạc mới các lớp
6, 7, 8 Quận Cầu Giấy tổ chức tiết dạy chuyên đề Âm nhạc lớp 9.
2.2 Thực trạng về dạy học môn âm nhạc ở các trường Trung học cơ