Thực trạng quản lý dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở tại Hà Nội

MỤC LỤC

Một số vấn đề về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở

Vì thế, đánh giá được xem là một khâu quan trọng phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng kế hoạch và trong suốt thời gian triển khai công việc, chứ không phải chỉ tiến hành khi công việc đã hoàn thành, đã kết thúc.Theo hướng dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, người giáo viên không những phải biết đánh giá chính xác kết quả dạy và học mà còn phải có kỹ năng phát triển khả năng tự đánh giá của học sinh, để học sinh chủ động điều chỉnh cách học, cách tự hoàn thiện bản thân. Quản lý dạy học ở trường THCS là quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý phương pháp giảng dạy thực tế của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh, quản lý phương tiện dạy học, quản lý kiểm tra, đánh giá, làm cho các kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác về nội dung và tiến bộ về thời gian, quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu dạy học.

Khái quát bức tranh về giáo dục Trung học cơ sở tại Hà Nội 1. Khái quát về lịch sử văn hóa – xã hội của Hà Nội

Tới thời Pháp thuộc, với vị trí là thủ đô của Liên bang Đông Dương, Hà Nội là một trung tâm giáo dục của khu vực, nơi người Pháp đặt các trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương là các trường mà sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt Nam. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Trung học phổ thông Chuyên thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Thực trạng về dạy học môn âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở tại hà Nội

Theo điều tra, về trình độ giáo viên dạy môn Âm nhạc ở các trường THCS trong một số quận tiêu biểu về giáo dục của thành phố Hà Nội như quận Cầu Giấy; quận Nam Từ Liêm; quận Thanh Xuân; quận Tây Hồ; huyện Chương Mỹ 100% giáo viên đã đủ chuẩn và trên chuẩn trong công tác thực hiện nhiệm vụ dạy học môn Âm nhạc.Hầu hết các giáo viên Âm nhạc đều kiêm tổng phụ trách các hoạt động đoàn đội trong trường. Có thể tự hào về những đóng góp xuất sắc của hàng vạn học sinh THCS Thủ đô trong nhiều năm qua với các cuộc Hội thi, liên hoan tiêu biểu như: Hành khúc chiến thắng, Hành khúc Điện Biên, Hành khúc Tháng Mười, đại đồng ca, hợp xướng kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Liên hoan mừng Đảng, mừng Xuân, liên hoan các tốp ca THCS, Hội thi múa, nhảy các điệu nhảy do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát động, Hội. Trình độ chuyên môn của giáo viên tuy đạt chuẩn, xong kiến thức cần thiết để truyền đạt, giảng dạy chưa sâu, rộng và đồng đều giữa các trường, khối các học sinh trong thành phố, giáo viên được tập huấn chương trình và sách giáo khoa mới chưa nhiều và chưa thường xuyên, nội dung các đợt tập huấn còn nặng về lý thuyết giảng dạy, chưa đi sâu vào các trọng tâm của các bài dạy cụ thể trong sách và trong chương trình.

Về phương pháp dạy môn Âm nhạc: Giáo viên đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy môn Âm nhạc, song chưa thật thành thạo, nhuần nhuyễn, còn chậm đổi mới (nhất là một số giáo viên đã có tuổi), chủ yếu vần còn chú trọng dạy học lý thuyết, chưa có đủ thời lượng và điều kiện vật chất để rèn kỹ năng nghe nhạc, hát, múa trên lớp, giáo viên chưa kết hợp sáng tạo giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, giáo viên chưa phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân.

Bảng 2.2.Mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung dạy học Âm nhạc
Bảng 2.2.Mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung dạy học Âm nhạc

Đánh giá chung về thực trạng của công tác quản lý môn Âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở tại Hà Nội

∑D2 =0 Với kết quả D2=0 cho phép rút ra kết luận: Tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các biện pháp quản lý trong công các dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS trong các quận huyện của thành phố Hà Nội là phù hợp và thống nhất chặt chẽ với nhau. Như vậy, với kết quả tính hệ số tương quan R= + 0,92 cho phép rút ra kết luận: tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là có sự phù hợp sự thống nhất giữa ý kiến của Cán bộ quản lý đánh giá về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện của các biện pháp quản lý dạy học Âm nhạc. Trong giai đoạn hiện nay thì bộ môn Âm nhạc cần phải nghiêm túc nhìn lại, cần phải có những đổi mới mang tính cách mạng từ công tác giảng dạy của giáo viên, cách học của học sinh và đặc biệt là biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc từ cấp sở GD & ĐT; cấp phòng giáo dục thành phố đến ban giám hiệu các trường trung học cơ sở để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học môn học này.

Thứ nhất, đảm bảo tính đồng bộ, các biện pháp phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu dạy học âm nhạc nói riêng, goáp phần đáp ứng nguồn nhân lực phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ trong giai đoạn mới, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, của thành phố và nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.

Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở tại Hà Nội

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tư vấn, các hình thức ngoại khóa, nói chuyện, trao đổi về sự cần thiết, vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học môn Âm nhạc và học tốt môn Âm nhạc trong học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao nhận thức và nhu cầu học tập Âm nhạc, bởi đó là môn học giúp học sinh bồi dưỡng tâm hồn trong sáng. Ngành giáo dục thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, giới thiệu chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về dạy Âm nhạc vào đầu mỗi năm học trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tuyên truyền giáo dục, định hướng cho toàn xã hội và cán bộ quản lý giáo dục, các cấp ban ngành trong các quận thuộc thành phố Hà Nội trong việc nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc dạy học môn Âm nhạc nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện học sinh. Việc tạo điều kiện thuận lợi của địa phương, lãnh đạo từ Sở tới các Phòng GDĐT trong việc tạo them nguồn kính phí, hỗ trợ về thủ tục có tính pháp lý và hành chính để các trường chủ động và hơn hết là cán bộ quản lý nhà trường phải linh oạt, nhanh nhạy trong các quan hệ xã hội để tạo dựng mối quan hệ trong công tác, đêm lại những điều kiện thuận lợi trong việc bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn và nâng cao trình độ cho GV góp phần nâng cao chất lượng dạy học được hiệu quả hơn.

Sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn là một trong những nhiệm vụ cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc đổi mới PPDH để triển khai và thực hiện các quyết định, các chủ trương của Sở, Phòng…; Sinh hoạt chuyên môn là điều kiện để học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về PPDH mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học, tổ chức học tập, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

∑D2 =0 Với kết quả D2=0 cho phép rút ra kết luận: Tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý trong công các dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS trong các quận, huyện thành phố Hà Nội là phù hợp và thống nhất chặt chẽ với nhau. Căn cứ vào cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn về vấn đề dạy học môn Âm nhạc, chúng tôi mạnh dạn bổ sung, hoàn thiện một số biện pháp có tính khả thi nhằm cải tiến quản lý dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS trong thành phố Hà Nội, trên cơ sở áp dụng chương trình chung của Bộ và Sở Giáo dục và đào tạo đối với bộ môn Âm nhạc. Ngành đã đầu tư và từng bước cung cấp trang thiết bị cho các trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc và thực sự đã đưa Hà Nội vào vị trí số một, dẫn đầu cả nước về hoạt động giáo dục Âm nhạc nội, ngoại khoá được Vụ Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục, Bộ.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đã nêu trên về tính cấp thiết và khả thi cho thấy, tất cả các cán bộ quản lý, tổ trưởng nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên dạy môn Âm nhạc của các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ; Hoàn Kiếm; Thanh Xuân; Ba Đình thành phố Hà Nội đều khẳng định các biện pháp nêu trên là cấp thiết và khả thi.