1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luận môn học chính sách tiền tệ tổng quan và các mô hình nhtw

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bản chấtLà NH phát hành tiền độc quyền của nhà nước.Là thể chế bậc cao của hệ thống NHTM và là nơi cho vay cuối cùng của các NHTM, là ngânhàng của các ngân hàng.Là một bộ máy của nhà nướ

Trang 1

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANH

Trang 2

II QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA NHTW 3

1 Giai đoạn hình thành NH sơ khai (từ 3500 -1800 trước Công Nguyên) 3

2 Giai đoạn hình thành NHTM (từ TK V – TK XVIII) 3

3 Giai đoạn phân hóa hệ thống NHTW (từ XVIII – TK XX) 4

4 Giai đoạn hình thành NHTW (từ đầu TK XX đến nay) 4

III CHỨC NĂNG CỦA NHTW 4

1 NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền 4

2 Ngân hàng của các ngân hàng 4

3 Ngân hàng của Chính Phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng 5

IV GIỚI THIỆU NHTW VIỆT NAM 5

1 Lịch sử hình thành, phát triển 5

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống NHVN 6

V MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW 6

1 Các mô hình tổ chức của NHTW 6

1.1 Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ 7

1.2 Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ 8

1.3 Mở rộng 9

1.4 Kết luận 10

2 Mô hình NHTW Việt Nam 10

2.1 Mô hình nào cho NHNN Việt Nam? 10

2.2 Tại sao nói NHNN Viêt Nam là NHNN trực thuộc chính phủ? (Bản chất mô hình NHTW tại Việt Nam) 11

2.3 Đây có là mô hình phù hợp với Việt Nam? 11

DANH MỤC THAM KHẢO 13

2

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

3

Trang 4

1.2 Bản chất

Là NH phát hành tiền độc quyền của nhà nước.

Là thể chế bậc cao của hệ thống NHTM và là nơi cho vay cuối cùng của các NHTM, là ngânhàng của các ngân hàng.

Là một bộ máy của nhà nước, thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ NH.Là cơ quan quản lý kinh tế tài chính tổng hợp, là trung tâm tiền tệ, trung tâm tín dụng và trungtâm thanh toán của toàn bộ nền kinh tế.

II QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA NHTW

Sự đời của NHTW trải qua 4 giai đoạn:

1 Giai đoạn hình thành NH sơ khai (từ 3500 -1800 trước Công Nguyên)

Vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, hình thức ngân hàng sơ khai được nhiều nhà sử họccho rằng đã hình thành trước khi con người phát minh ra tiền Ban đầu, tài sản gửi tại “ngânhàng” là các loại ngũ cốc, sau đó là gia cầm, nông sản, rồi đến các kim loại như vàng Đền thờ lànơi an toàn để cất giữ tài sản Đó là các công trình được xây dựng kiên cố, thường xuyên cóngười tới hành lễ.

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

2 Giai đoạn hình thành NHTM (từ TK V – TK XVIII)

Sự ra đời nghiệp vụ ghi chép sổ sách, số hiệu tài khoản, hoạt động thanh toán bù trừ sơ khai,nghiệp vụ bảo lãnh Từ TK X đến đầu TK XVIII: Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu ra đời.

3 Giai đoạn phân hóa hệ thống NHTW (từ XVIII – TK XX)

Có sự phân hóa hệ thống ngân hàng thành 2 nhóm:

Các ngân hàng được phát hành tiền kèm theo nghiệp vụ kinh doanh.Các ngân hàng chỉ được phép hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng.

4 Giai đoạn hình thành NHTW (từ đầu TK XX đến nay)

NHTW hoàn thiện cả về tổ chức lẫn chức năng: Tách rời chức năng độc quyền phát hành ra khỏichức năng kinh doanhtiền tệ (diễn ra đầu tiên ở Anh).

⟹ Vai trò của NHTW ngày càng được khẳng định thông qua vai trò điều tiết vĩ mô thực hiệnCSTT, tín dụng và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, góp phần ổn định, phát triển kinh tế Sựra đời của NHTW là kết quả của quá trình lịch sử phát triển và phân hóa trong hệ thống ngânhàng.

III CHỨC NĂNG CỦA NHTW

Ngân hàng trung ương liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ ngân hàng, của các

tổ chức tín dụng ngân hàng, của Chính phủ, quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng Tuynhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ các chức năng này.

1 NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền

Đây là chức năng cơ bản và quan trọng của ngân hàng trung ương Tại hầu hết các quốc gia, ngân hàngtrung ương là cơ quan tài chính duy nhất có quyền thực hiện phát hành tiền tệ Ngoài ra, tại một sốquốc gia khác, cơ quan này còn là đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, trong khi đó, các loại tiền bổ trợkhác như tiền kim loại sẽ do Chính phủ phát hành.

Nguyên tắc phát hành: cân đối, bảo đảm, quản lý tập trung thống nhất

Kênh phát hành tiền: kênh ngân sách nhà nước, kênh nghiệp vụ thị trường mở, kênh ngân hàngthương mại, kênh thị trường hối đoái.

2 Ngân hàng của các ngân hàng

Cơ quan là ngân hàng của các ngân hàng vì không tham gia vào hoạt động kinh doanh tiền tệ vàtín dụng trực tiếp trong nền kinh tế, NHTW cung ứng đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng cho cácNHTM, bao gồm:

Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ ngân hàng trung gian: Ngân hàng trung ương đảm trách việcnhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian trên cả nước dưới hình thức tiền gửi thanh toán vàtiền gửi bắt buộc Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương yêucầu bắt buộc ngân hàng trung gian phải gửi lại Số tiền này đảm bảo khả năng chi trả của ngân

5

Trang 6

hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng Trong khi đó, tiền gửi thanh toán là khoảntiền mà ngân hàng trung gian buộc phải duy trì thường xuyên tại tài khoản thuộc ngân hàngtrung ương Mục đích chính là phục vụ nhu cầu thanh toán tiền, đáp ứng nhu cầu giao dịch vớingân hàng trung ương và chi trả cho các ngân hàng khác

Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian: ngân hàng trung ương thực hiện hoạt động cấp tín dụngcho các ngân hàng trung gian thông qua tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn Nói cách khác,đây là hình thức cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian trong việc mởrộng hoạt động tín dụng Ngoài ra, cơ quan còn đóng vai trò bảo vệ ngân hàng trung gian khỏinguy cơ phá sản bằng tín dụng Đây đồng thời còn là trung tâm thanh toán, bù trừ tiết kiệm chiphí thanh toán, luân chuyển vốn cho ngân hàng trung gian cũng như nền kinh tế xã hội.

3 Ngân hàng của Chính Phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng

Ở nhiều nước, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền nong cho Chính phủ Chính phủ sẽ mở tàikhoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở

Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm Ngân hàng trung ương còn làm đại diện cho Chínhphủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối

Là đại lý phát hành và bán trái phiếu Chính Phủ.

Cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính Phủ như: thủ quỹ Kho bạc Nhà nước, dịch vụ thanhtoán, tạm ứng tạm thời chi tiêu.

NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực hiện CSTT quốc gia.Thanh tra và giám sát các hoạt động của hệ thống ngân hàng.

IV GIỚI THIỆU NHTW VIỆT NAM 1 Lịch sử hình thành, phát triển

Ngân hàng Trung ương Việt Nam được hình thành và phát triển theo các mốc thời gian và từng giaiđoạn với các nhiệm vụ, chức năng cụ thể:

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng

Quốc gia Việt Nam, với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chứclưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sảnxuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Giai đoạn năm 1955 - 1975: hoạt động của Ngân hàng Quốc gia tập trung vào việc tăng cường

quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa; xâydựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tếtập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai tròngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốctế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối.

Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam (NHNN)

6

Trang 7

Giai đoạn 1975-1985: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống Ngân

hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc; phát hành các loại tiềnmới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước về cơbản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiềntệ theo nguyên tắc thị trường.

Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là

chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.

Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà

nước tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Namnăm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) cũng như các bộ luật liên quan khác.

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống NHVN

NHNN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt độngnghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vănphòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài và các đơn vị trực thuộc.

Đứng đầu là Thống đốc và 6 Phó Thống đốc; 18 Vụ, cục chức năng tại hội sở chính; 1 Vănphòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh; 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và 9 đơn vị sựnghiệp trực thuộc.

V MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW 1 Các mô hình tổ chức của NHTW

7

Trang 8

- Khi nói tới mô hình tổ chức của NHTW ở mỗi quốc gia, cần phải xác định vị trí pháp lý của tổ

chức này trong bộ máy công quyền Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội mỗi nước mà NHTW sẽtổ chức theo những mô hình khác nhau, có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước, có mối quanhệ khác nhau với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

- Trên thực tế đã tồn tại 3 mô hình NHTW:

NHTW trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ NHTW trực thuộc Chính phủ

Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW mặc dù ban lãnh đạo củangân hàng do Tổng thống hay Thủ tướng bổ nhiệm Chính quyền không được phế truấtthống đốc

Điển hình cho mô hình này là NHTW ở các nước như Hoa Kỳ, Đức, Nga

- Ưu điểm:

Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự

Mục tiêu và các công cụ chính sách tiền tệ không bị phụ thuộc vào Chính phủ, cóthể chủ động linh hoạt sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường tiềntệ.

NHTW thuộc Chính phủ khi có thâm hụt tài chính ngân sách, việc phát hành tiềnquá giới hạn và không phụ thuộc vào quy luật lưu thông tiền tệ dễ xảy ra, gây ratình trạng lạm phát, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế và đời sống củanhân dân Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương hoàn toàn tự do trong việc theo đuổicác chính sách tiền tệ mà không chịu áp lực chính trị cũng như áp lực chi tiêu ngânsách

- Nhược điểm:

Gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệtrong trường hợp Chính phủ và Ngân hàng Trung ương có những mục tiêu khácnhau vì mối quan hệ hai bên là độc lập, hợp tác: Việc quy định Ngân hàng Trungương độc lập với Chính phủ thì không có gì bảo đảm rằng mọi quyết sách củaChính phủ về tiền tệ sẽ phù hợp với chủ trương, giải pháp của Ngân hàng Trungương và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường tiền tệ.

8

Trang 9

1.2 Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ

-Định nghĩa:

Là một mô hình trong đó Ngân hàng Trung ương nằm trong cơ cấu bộ máy Chính phủ, chịu sựchi phối trực tiếp của Chính phủ về mảng nhân sự, tài chính và đặc biệt là các quyết định liênquan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ

Các nước áp dụng mô hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ phần lớn là các nướckhu vực Đông Á, như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia…, hoặc các nước thuộc khốixã hội chủ nghĩa như Việt Nam.

-Ưu điểm:

Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương đồng bộvới các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệuquả của tổng thể các chính sách đối với mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ

Ngân hàng Trung ương có một bộ máy hành chính, là một cơ quan Nhà nước có quyềnlực, có được uy tín và độ tin cậy cao vào Nhà nước của các cá nhân, tổ chức

Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềmnăng xây dựng kinh tế trong thời kỳ phát triển.

- Nhược điểm:

Ngân hàng Trung ương sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm Ngân hàng Trung ương xa rời mục tiêu dài hạncủa mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế

Khả năng kiểm soát và thực hiện chính sách hiệu quả thấp

Chính phủ dùng công cụ phát hành để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, gây ra lạmphát.

9

Trang 10

1.3 Mở rộng

“Vì sao nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mô hình ngân hàng độc lập với Chính Phủ sẽ tốt cho việcđiều tiết nền kinh tế nhưng mô hình được áp dụng phổ biến nhất trên nhiều quốc gia hiện nay lạilà mô hình NHTW thuộc chính phủ?”

Phân tích NHTW theo mô hình đầu tiên thành công và nổi tiếng nhất: FED (Federal Reserve để thấy được những mặt trái ẩn sâu dưới sự thành công của mô hình này.

System)-Trong cuốn sách “Money and the Rule of Law” được viết bởi Peter Boettke, Alexander Salter and

Daniel Smith đã từng nhấn mạnh rằng: “Sự tùy ý trong chính sách tiền tệ là lý do khiến ngân hàngtrung ương không thực hiện được những lời hứa cao cả về sự ổn định kinh tế và tài chính” Hoạt

động của các ngân hàng trung ương độc lập dễ bị đưa ra theo quyết định chủ quan và ảnh hưởng từnhiều yếu tố bên ngoài thay vì các quy tắc ổn định, có thể dự đoán được.

Một là, vấn đề về thông tin:

Bởi đây là mô hình độc lập với chính phủ, vì vậy, ở một mức độ nào đó, Cục dự trữ Liên Bangkhông có đủ thông tin hay kiến thức để đào sâu và vận hành toàn diện một nền kinh tế phức tạp:Làm sao để cân bằng lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp? Nên phản ứng như thế nào nếu có một cúsốc về cung? Nhìn chung, chỉ với kiến thức về kinh tế thì FED không thể có câu trả lời ổn thỏacho những vấn đề có tác động sâu rộng đến xã hội như vậy được

FED sử dụng báo cáo hợp nhất thường không thể hiện rõ những xu hướng ẩn giấu đằng sau sốliệu bên ngoài của người tiêu dùng và doanh nghiệp => các thông tin mang tính phỏng đoán

Các quyết định kinh tế của Fed khác nhau tùy thuộc vào ai là chủ ngân hàng trung ương nênchúng rất khó dự đoán, làm tăng sự bất ổn và bất ổn kinh tế.

Hai là, vấn đề về động lực chính trị: Các tác giả cung cấp nhiều ví dụ về các quyết định của Fed được

thúc đẩy bởi động cơ chính trị thay vì kinh tế đúng đắn, chẳng hạn như việc Chủ tịch Fed Arthur Burnsđầu hàng trước yêu cầu của Tổng thống Richard M Nixon nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong một nămbầu cử, cũng như việc liên tục điều chỉnh nợ chính phủ liên bang và chiều theo các nhóm lợi ích đặcbiệt và các ngân hàng hùng mạnh.

Ba là, những sai lầm đã xảy ra trong lịch sử:

Trong lịch sử, các hành động của Fed đã làm tăng mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế và khủnghoảng tài chính

Ví dụ, nhiều nhà kinh tế, bao gồm cả cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke, đồng ý rằng những sai lầm củaFed trong những năm 1930 đã biến những gì lẽ ra là một cuộc suy thoái thường xuyên thành cuộc Đạisuy thoái.

Boettke, Salter và Smith cho rằng điều tương tự cũng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm2008 Bỏ qua việc đánh giá kĩ lưỡng, các chương trình cho vay khẩn cấp của Fed đã giải cứu các ngânhàng mất khả năng thanh toán, làm tăng rủi ro trong hệ thống tài chính và làm trầm trọng thêm cuộckhủng hoảng tín dụng Các chính sách tiền tệ độc đáo về nới lỏng định lượng và trả lãi cho các ngânhàng trên khoản dự trữ của họ vẫn gây ra những biến dạng kinh tế cho đến ngày nay.

⟹ Bên cạnh những mặt tốt, những điều bất cập của FED vẫn chưa có giải pháp đến hiện nay và có thểcàng thêm trầm trọng vì thiếu đi sự điều tiết của chính phủ Do vậy khi chọn mô hình NHTW các quốcgia cần suy xét thật kĩ tình hình kinh tế xã hội, khả năng quản lí rủi ro và nhiều yếu tố khác để chọnđược mô hình phù hợp nhất.

10

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w