1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học trở thành công dân số Đề tài các loại hình thương mai Điện tử phổ biến, Ưu Điểm và thách thức thương mại Điện tử

38 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Loại Hình Thương Mại Điện Tử Phổ Biến, Ưu Điểm Và Thách Thức Thương Mại Điện Tử
Tác giả Nguyễn Đức Phong, Nguyễn Hoài An, Nguyễn Thanh Phương, Trần Nhật Yến, Huỳnh Trọng Bảo
Người hướng dẫn Nguyễn Cung Thiên
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Bài tiểu luận này được thực hiện nhằm khám phá các loại hình TMĐT phổ biến hiện nay, phân tích những ưu điểm mà lĩnh vực này mang lại, đồng thời chỉ ra các thách thức doanh nghiệp cần vư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TRỞ THÀNH CÔNG DÂN SỐ

ĐỀ TÀI: CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN, ƯU ĐIỂM VÀ THÁCH THỨC THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ

Ngành : MARKETING

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Cung Thiên

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Phong - 23060300

Nguyễn Hoài An - 23060295 Nguyễn Thanh Phương - 23060294 Trần Nhật Yến - 23060331 Huỳnh Trọng Bảo - 23120278 Lớp : 020100114712

Khóa : K17

TP Hồ Chí Minh, Tháng 12 Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TRỞ THÀNH CÔNG DÂN SỐ

ĐỀ TÀI: CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN, ƯU ĐIỂM VÀ THÁCH THỨC THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ

Ngành : MARKETING

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Cung Thiên

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Phong - 23060300

Nguyễn Hoài An - 23060295 Nguyễn Thanh Phương - 23060294 Trần Nhật Yến - 23060331 Huỳnh Trọng Bảo - 23120278 Lớp : 020100114712

Khóa : K17

TP Hồ Chí Minh, Tháng 12 Năm 2024

Trang 3

Khoa/Viện: Kinh Tế - Quản Trị

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

TIỂU LUẬN MÔN: Trở Thành Công Dân Số

1 Họ và tên: Nguyễn Đức Phong

Nguyễn Hoài An

Nguyễn Thanh Phương

Trần Nhật Yến

Huỳnh Trọng Bảo

Tên đề tài: Các loại hình thương mại điện tử phổ biến,

ưu điểm và thách thức thương mại điện tử hiện nay.

2 Nhận Xét :

a Những kết quả đạt được :

Trang 4

Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của giảng viên đã hỗ trợ em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

DANH SÁCH HÌNH ẢNH 6

A PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lời mở đầu 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 9

3 Đối tượng nghiên cứu : Sinh Viên 9

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Kết cấu của đề tài 9

B PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1: Cở sở lý thuyết và tổng quan về thương mại điện tử 10

1.1 Khái niệm và điểm đặc trưng của thương mại điện tử 10

1.1.1 Khái niệm của thương mại điện tử 10

1.1.2 Điểm đặc trưng của thương mại điện tử 12

1.2 Các loại mô hình thương mại điện tử phổ biến 13

1.2.1 Mô hình B2B (Business to Business) 13

1.2.2 Mô hình B2C ( Business to Consumer) 14

1.2.3 Mô hình C2C ( Consumer to Consumer) 16

1.2.4 Mô hình D2C ( Direct to Consumer) 17

1.3 Xu hướng phát triển của TMDT trong thời đại số hiện nay 18

CHƯƠNG 2: Ưu điểm và thách thức của thương mại điện tử 20

2.1 Ưu điểm của thương mại điện tử 20

2.1.1 Tiện lợi và tiết kiệm chi phí 20

2.1.2 Mở rộng thị trường và tăng khả năng tiếp cận 20

2.1.3 Nâng cao trải nghiệm khách hàng 20

2.2 Thách thức của thương mại điện tử: 20

2.2.1 Vấn đề bảo mật thông tin 20

2.2.2 Cạnh tranh gay gắt 20

2.2.3 Hạn chế về logistics và cơ sở hạ tầng 20

Trang 6

2.2.4 Tâm lý tiêu dùng và rào cản pháp lý 20

CHƯƠNG 3: Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử 20

3.1 Thực trạng TMĐT tại Việt Nam: 21

3.1.1 Tốc độ tăng trưởng 21

3.1.2 Sự phát triển của các sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada ) 21

3.2 Giải pháp phát triển bền vững: 21

3.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ 21

3.2.2 Đầu tư vào công nghệ và logistics 21

3.2.3 Tăng cường chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 21

CHƯƠNG 4: Kết luận và kiến nghị 21

4.1 Tóm tắt các nội dung chính 21

4.2 Đề xuất định hướng nghiên cứu tiếp theo 21

C TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 7

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Trang 8

Là một sinh viên năm hai ngành Marketing, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và hiểu rõ về TMĐT Khôngchỉ là một công cụ hỗ trợ kinh doanh, TMĐT còn đóng vai trò là một chiến lược cốt lõi, quyết định sự thành công của các doanhnghiệp trong thời đại mới Bài tiểu luận này được thực hiện nhằm khám phá các loại hình TMĐT phổ biến hiện nay, phân tích những ưu điểm mà lĩnh vực này mang lại, đồng thời chỉ ra các thách thức doanh nghiệp cần vượt qua để phát triển bền vững.

Bên cạnh việc tìm hiểu tổng quan về chủ đề “Các loại hình thương mại điện tử phổ biến, ưu điểm và thách thức thương mại điện tử hiện nay" tôi cũng mong muốn thông qua bài tiểu luận này, sẽ đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp

và cá nhân khai thác hiệu quả tiềm năng của TMĐT, từ đó tạo

cơ hội phát triển toàn diện hơn trong ngành Marketing Đây không chỉ là một bài học quan trọng trong học tập mà còn là cơ

Trang 9

hội để tôi tích lũy kiến thức chuyên môn, áp dụng vào thực tế trong tương lai.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài tiểu luận là tìm hiểu các loại hình thương mại điện tử phổ biến, phân tích những ưu điểm và thách thức mà lĩnh vực này đang đối mặt, đồng thời đề xuất các giải pháp giúp phát triển TMĐT bền vững

Bài viết cũng hướng đến việc nâng cao nhận thức và kỹ năng thực tiễn trong lĩnh vực TMĐT, qua đó hỗ trợ sinh viên ngành Marketing như tôi áp dụng hiệu quả kiến thức vào thực tế

3 Đối tượng nghiên cứu : Sinh Viên

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về các loại hình thương mai phổ biến, phân tích những ưu điểm và thách thức mà lĩnh vực này đang đối mặt

Về không gian: Tại Trường Đại Học Gia Định

Về thời gian: Căn cứ vào các dữ liệu trước năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Là phương pháp dựa trên những điều tra, khảo sát, tiến hành tổng hợp lại theo các nhóm, các tiêu chí khác nhau Bao gồm các số lượng thống kê đã được chủ thểtiến hành trong không gian và thời gian cụ thể

Phương pháp phân tích và tổng hợp các thông tin: Đánh giá, phân tích, tổng hợp kết quả tìm kiếm, ứng dụng lý thuyết

Trang 10

6 Kết cấu của đề tài

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về thương mại điện tử

CHƯƠNG 2: Ưu điểm và thách thức của thương mại điện tửCHƯƠNG 3: Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử

CHƯƠNG 4: Kết luận và kiến nghị

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cở sở lý thuyết và tổng quan về thương mại điện tử

1.1 Khái niệm và điểm đặc trưng của thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm của thương mại điện tử

Thương mại điện tử (Electronic Commerce - E-commerce) là hình thức kinh doanh sử dụng công nghệ thông tin và Internet

để thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trao đổi thông tin giữa các bên Quá trình nàykhông chỉ dừng lại ở việc bán hàng trực tuyến, mà còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ như quảng cáo, tiếp thị, thanh toán điện tử và vận chuyển hàng hóa

Theo định nghĩa của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mạiQuốc tế (UNCITRAL), thương mại điện tử bao hàm mọi giao dịch

Trang 11

thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.Điều này có nghĩa là các giao dịch không yêu cầu sự hiện diệntrực tiếp của các bên, thay vào đó là sự hỗ trợ của các công cụ

kỹ thuật số (Nguyễn Hương, 2022)

Hình 1: Thương mại điện tử

Jeff Bezos, CEO của Amazon, đã chia sẻ một quan điểm sâu sắc: "In the digital age, it's not about selling products, it's

about selling experiences" (Trong kỷ nguyên số, không phải là bán sản phẩm, mà là bán trải nghiệm) Câu nói này phản ánh

sự thay đổi trong cách thức thương mại điện tử vận hành

Không còn đơn thuần là việc mua bán sản phẩm, mà là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo và cá nhân hóa, từ việc tìm kiếm sản phẩm cho đến dịch vụ chăm sóc khách hàng Chính nhờ vào sự phát triển của công nghệ và cácnền tảng trực tuyến, doanh nghiệp không chỉ bán hàng mà còntạo ra những trải nghiệm khiến khách hàng cảm thấy hài lòng

và gắn bó hơn Đây chính là yếu tố quyết định giúp các công tythương mại điện tử thành công, bởi vì trải nghiệm mua sắm thú

vị và thuận tiện sẽ khiến khách hàng quay lại và giới thiệu sản phẩm cho người khác

Trang 12

1.1.2 Điểm đặc trưng của thương mại điện tử

Không giới hạn địa lý : Thương mại điện tử phá bỏ rào cản về không gian và thời gian Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng từ mọi nơi trên thế giới mà không cần phải mở của hàng vật lý Điều này giúp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tối

ưu chi phí

Mua sắm 24/7 : Khác với các cửa hàng truyền thống, TMDT chophép khách hàng mua sắm bất kỳ lúc nào ngay cả khi ngoài giờ hành chính Khả năng này đáp ứng nhu cầu mua sắm tức thì của khách hàng, từ đó tạo ra cơ hội bán hàng liên tục và tăng trưởng doanh thu

Cá nhân hóa trải nghiệp người dùng : Nhờ vào việc thu thập và phân tích dữ liệu và hành vi người dùng, các trang thương mại điện tử có thể cung cấp các sản phẩm được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu từng khách hàng Điều này không chỉ cải thiệntrải nghiệm mua sắm mà còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Hệ thống logistics và giao hàng : Một yếu tố quan trọng của thương mại điện tử là hệ thống giao hàng nhanh chóng và hiệuquả Các doanh nghiệp TMDT phải đầu tư vào logistics để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện lòng tin và sự hài lòng của người mua

Bảo mật và thanh toán trực tuyến : Việc bảo mật thông tin khách hàng và đảm bảo an toàn thanh toán trực tuyến là vấn

đề hàng đầu trong thương mại điện tử Các nền tảng TMDT cần

sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu và các phương thức thanh toán đáng tin cậy để bảo vệ người dùng

Trang 13

Đa dạng sản phẩm và dịch vụ : Thương mại điện tử cung cấp cho người tiêu dùng sự lựa chọn phong phú với hàng triệu sản phẩm và dịch vụ Khách hàng có thể so sánh giá cả, đánh gía chất lượng và dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.

Phân tích dữ liệu và tối ưu hóa chiện lược : Các công cụ phân tích trong thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp theo dõi hành vi khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược marketing, quảng cáo và bán hàng Nhờ dữ liệu chi tiết, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chính xác và dự đoán xu hướng thị

trường

1.2 Các loại mô hình thương mại điện tử phổ biến

1.2.1 Mô hình B2B (Business to Business)

Mô hình B2B (Business to Business) là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau Các doanh nghiệp sẽ cung cấp sảnphẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thay vì bán trựctiếp cho người tiêu dùng Các công ty như Alibaba hoặc

Amazon Business giúp kết nối các nhà cung cấp và các công tymua sắm hàng hóa với số lượng lớn

Đặc trưng của mô hình B2B

Mở rộng thị trường và thúc đẩy doanh số : với sàn thương mại điện tử B2B doanh nghiệp không bị giới hạn khu vực địa lý, là nơi kết nối hàng trăm triệu doanh nghiệp sản xuất và cung ứngtrên khắp thế giới

Giao dịch an toàn và tiện lợi : Thương mại điện tử cung cấp giảipháp thanh toán an toàn tiện lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp Vd: Trade Assurance được ra mắt năm 2023 là dịch vụ

Trang 14

bảo vệ đơn hàng độc quyền của Alibaba Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp giao dịch quốc tế cho các

doanh nghiệp SME

Tăng tính cạnh tranh : Là nơi nắm bắt được xu hướng thị

trường hiệu quả Có thể tìm hiểu về các sản phẩm mới, giá cả

và chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng từ đó điều chỉnh chiến lược để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Hình 2: Mô hình kinh doanh B2B

1.2.2 Mô hình B2C ( Business to Consumer)

Mô hình B2C (Business to Consumer) là hình thức giao dịch phổ biến nhất, trong đó các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng Các nền tảng như Shopee, Lazada, hay Tiki là ví dụ điển hình, nơi người tiêu dùng có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa từ các nhà bán lẻ khác nhau

Trang 15

Hình 3: Mô hình kinh doanh B2C

Với sự phát triển của internet và các công nghệ kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mô hình kinh doanh B2C Các doanh nghiệp có thể tạo

ra các trang quản lý web, các cửa hàng trực tuyến, các ứng dụng di động để có thể tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng điều này giúp cho khách hàng có một trải nghiệm mua sắm thuận tiện Mô hình này cho phép doanh nghiệp thu thập các thông tin khách hàng để có thể phân tích được các dữ liệu giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch tiếp thị tốt, cung cấp các sản phẩm và dịch

vụ mà khách hàng thực sự cần thiết

Mô hình B2C cũng gặp những khó khăn về cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong

sự thu hút và duy trì khách hàng Do sự tiện lợi linh hoạt mà khách hàng có nhiều lựa chọn và dễ dàng chuyển sang các loại hình doanh nghiệp khác nhau nếu họ không hài lòng

Các nguy cơ của mô hình B2C với sự phát triển mạnh mẽ hiện nay

Sự cạnh tranh khắc nghiệt : Các doanh nghiệp lớn và cả doanh nghiệp mới có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường thông qua các kênh trực tuyến điều này làm tăng lên áp lực lên các đại lý nhỏ, không thể cạnh tranh được với các công ty lớn về giá cả , khả năng tiếp thị và khả năng phân phối

Trang 16

Tạo ra sự mất quyền kiểm soát : Khi khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất thông qua mô hình B2C thì các đại lý phân phối nhỏ

có thể mất một phần quan trọng trong cái chuỗi giá trị của họ, mất quyền kiểm

về soát giá cả, về quảng cáo, về tương tác trực tiếp với khách hàng Nó sẽ giảm giá trị của việc sở hữu cửa hàng hay công ty trung gian bởi vì khách hàng đã làm việc trực tiếp với công ty sản xuất nên họ không cần thông qua các cửa hàng, đại lý tránh mất thời gian và tốn thêm nhiều chi phí

Khả năng tiếp cận khách hàng : Mô hình kinh doanh B2C cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng của mình thông qua các kênh trực tuyến điều này làm giảm khả năng tiếp cận của các đại lý nhỏ lẻ vào các thông tin khách hàng, các đại lý nhỏ sẽ không còn đầy đủ thông tin để điều chỉnh dịch

vụ và cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng Cách làm thay đổi thói quen mua sắm của mô hình B2C thì sẽ kèm theo sự thay đổi trong cái cách mua sắm của khách hàng, họ có thể tìm kiếm các thông tin sản phẩm trên

về giá cả để quyết định mua sản phẩm điều này sẽ làm cho các đại lý nhỏ lẻ phải thích nghi với việc khách hàng thường xuyên tìm hiểu sản phẩm trước khi đến cửa hàng làm ảnh hưởng đến việc mua bán của mình

1.2.3 Mô hình C2C ( Consumer to Consumer)

Mô hình C2C (Consumer to Consumer) là mô hình thương mại điện tử dưới những người tiêu dùng, mô hình này cho phép người tiêu dùng có thể trao đổi và mua bán trực tiếp với nha

Hình 4: Mô hình kinh doanh C2C

Trang 17

Mô hình thương mại điện tử C2C đã hình thành từ trước khi xuất hiện internet và người ta cho rằng đây là mô hình thương mại đầu tiên Việt Nam có các website hoạt động theo mô hìnhkinh doanh C2C như Giaodich24h.net, Chotot.com

C2C là một thị trường giao thương giữa những người tiêu dùng

mà không có sự tham gia của các shop Vì vậy, nó có các đặc điểm riêng biệt như sau:

Mô hình C2C có tính cạnh tranh cao do số lượng người bán lớn, thường là các cá nhân đăng bán những sản phẩm không còn sửdụng với mức giá phải chăng Điều này cũng tạo ra một thị trường đa dạng và phong phú cho người mua có nhiều lựa chọnvới mức giá hấp dẫn

Đây không phải mô hình chia sẻ lợi nhuận với các bên trung gian như nhà phân phối hay cửa hàng bán lẻ, vì vậy người bán trong mô hình C2C thường có thể giữ lại phần lớn lợi nhuận từ việc bán hàng. 

Trong mô hình C2C, chất lượng sản phẩm và quy trình thanh toán thường không được kiểm soát chặt chẽ như trong mô hìnhB2C Người mua cần tự đánh giá chất lượng sản phẩm và lựa chọn người bán uy tín để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro tronggiao dịch

1.2.4 Mô hình D2C ( Direct to Consumer)

Mô hình D2C ( Direct to Consumer) là một mô hình kinh doanh

mà trong đó các doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng thông qua app, website, trang thương mại điện tử hoặc thuê các KOL livestreams bán hàng trực tiếp mà không qua bất kỳ kênh phân phối nào Các thương hiệu như Nike hay Apple sử dụng mô hình này để quản lý giá cả, chất

Trang 18

lượng sản phẩm và mối quan hệ với khách hàng một cách trực tiếp, nâng cao trải nghiệm mua sắm.

Hình 5: Mô hình kinh doanh D2C

Lợi thế lớn của mô hình bán hàng này chính là tiết kiệm được chi phí khi phân phối qua các đại lý gian hàng tăng được độ tin cậy của khách hàng về sản phẩm, không lo mua phải hàng giả

mà không phải lo có sự thiếu chuyên nghiệp của các đại lý mà

họ đã phân phối

1.3 Xu hướng phát triển của TMDT trong thời đại số hiện nay

Năm 2024 là năm bùng nổ của thương mại điện tử, sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo,thực tế ảo hay sự cải thiện của ngành Logistic tạo ra những xu hướng TMDT mới hiện nay

Trang 19

Thương mại truyền thông xã hội: là một kênh bán lẻ hiệu quả

để tận dụng tối đa hoạt động mua sắm trên thiết bị di động Theo Tech Jury thiết bị di động chia sẽ hơn 80% lưu lượng truy cập trên mạng xã hội, 79% người dùng điện thoại thông minh

đã mua hàng bằng thiết bị di động của họ

Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh: Tìm kiếm trực quan cho phép người mua hàng trực tuyến tiến hành tìm kiếm bằng hình ảnh lĩnh vực này được dự báo sẽ đạt giá trị thị trường hơn 32 triệu USD vào năm 2028 Tìm kiếm bằng giọng nói cho phép người dùng thực hiện nhiều nhiệm vụ giúp tiết kiệm thời gian Theo Coupon follow khoảng 47% người dùng mua hàng đã sử dụng lệnh thoại mua hàng trực tuyến và 58% hài lòng với trải nghiệm của họ

Thanh toán linh hoạt: Khi các thiết bị di động gần như phổ biếnviệc cung cấp giải pháp thanh toán di động đã trở thành một trong những hướng thương mại điện tử hàng đầu trên toàn thế giới Theo Obolo ví kỹ thuật số hoặc ví di động chiếm 49% giao dịch TMDT toàn cầu năm 2021 và dự kiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 53% tổng số giao dịch TMDT vào năm 2025

Mua sắm qua thực tế ảo (VR) : Các công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo có thể thay đổi cách tiêu dùng trong tươngtác với sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng Công nghệ nhập vai nâng cao trải nghiệm mua sắm như thử quần áo ảo, trực quan hóa đồ nội thất sản phẩm Theo báo cáo của

Greenview research thực tế ảo toàn cầu trong thị trường bán lẻđược dự báo đạt gần 23,7 tỷ USD vào năm 2030 thị trường TMDT toàn cầu được dự báo sẽ tăng thêm 13 nghìn tỷ USD từ

Ngày đăng: 12/12/2024, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w