Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ phân tích tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu BVU , trên các mặt: nhận thức của si
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU KHOA: DU LỊCH - SỨC KHỎE
- -BÁO CÁO TIỂU LUẬN Môn học: VĂN HÓA SINH VIÊN BVU
Đề tài: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN BVU TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG Nhóm sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn: ThS Mr Trần Bá Thuần
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 09 năm 2024
Trang 2ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM THI
1 Hình thức:
2 Kỹ năng trình bày:
3 Nội dung báo cáo:
3.1 Chương 1:
3.2 Chương 2:
3.3 Chương 3:
Đánh giá kết quả:
Điểm số:
Điểm chữ:
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 202…
Giảng viên chấm thi
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Mỗi tiêu chí tối đa 2 điểm
Tổng (thang điểm 10)
Đóng góp ý tưởng
Hỗ trợ đồng đội
Thái độ
Tuân thủ deadline
Kết quả công việc
Trang 4MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM THI………1
ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM……….2
MỤC LỤC……….3
LỜI NÓI ĐẦU……… ……4
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ SINH VIÊN BVU TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG………5-6 1.1 Khái niệm văn hóa ứng xử, mạng xã hội, văn hóa ứng xử trên không gian mạng……….5
1.2 Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trên không gian mạng…………6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ SINH VIÊN BVU TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG………7-10 2.1 Mức độ phổ biến của không gian mạng trong đời sống sinh viên………7-8 2.2 Các hành vi ứng xử phổ biến của sinh viên BVU trên không gian mạng… 8-9 2.3 Nguyên nhân dẫn đến hành vi ứng xử chưa đúng mực………9-10 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ SINH VIÊN BVU TRÊN KHÔNG GIAN ……….11-14 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO……….………15
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại công nghệ 4.0, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội Nó không chỉ là nơi để con người giao tiếp, trao đổi thông tin mà còn là môi trường học tập, làm việc và giải trí Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến mang lại nhiều cơ hội tiếp cận tri thức, mở rộng mối quan hệ và thể hiện bản thân Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này, vấn đề về văn hóa ứng xử trên không gian mạng đang trở thành một vấn đề đáng chú ý, khi nhiều cá nhân và tổ chức gặp phải những sự cố do thiếu ý thức về ứng xử và giao tiếp trực tuyến
Việc xây dựng và duy trì một văn hóa ứng xử văn minh trên không gian mạng không chỉ quan trọng đối với từng cá nhân mà còn có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng
và xã hội Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ phân tích tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU ), trên các mặt: nhận thức của sinh viên, thực trạng sử dụng mạng xã hội, biển hiện hành vi văn hóa trên không gian mạng của sinh viên; từ đó đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho học sinh Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy góp phần tác động đến bản thân sinh viên trong việc trang bị cho mình những kĩ năng, kiến thức cần thiết về văn hóa ứng xử trên mạng, đồng thời cho thấy nhà trường đặc biệt là các tổ chức Đoàn-Hội cần được quan tâm, đôn đóc,chỉ đạo để có đạo đức, lối sống phù hợp, giáo dục học sinh đạt kết quả tốt nhất
Trang 6CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ SINH VIÊN BVU TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1.1.
Khái niệm văn hóa ứng xử , mạng xã hội, văn hóa ứng xử trên không gian mạng.
Văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhân cách, giá trị của mỗi con người Hiện nay, sự phát triển của mạng xã hội đã đem đến cho chúng
ta rất nhiều lợi ích để học tập, giao lưu, phát triển các mối quan hệ cá nhân… Tuy nhiên, bên cạnh đó hệ lụy từ mạng xã hội mang lại cũng không ít Có rất nhiều câu chuyện buồn đã xảy ra do mâu thuẫn trên mạng xã hội, thậm chí có những cuộc đời,
số phận đã bị tước đi vĩnh viễn hoặc vướng vào vòng lao lý chỉ vì một phút sốc nổi khi ứng xử trên không gian mạng.Văn hóa ứng xử được hiểu là tập hợp các quy tắc, giá trị, thói quen và nghi lễ của một nhóm hay một xã hội trong cách họ ứng xử với nhau và với người khác Những điều này được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi, tốc độ xử lý vấn đề hay tính cách, trình
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến kết nối và tạo ra cơ hội giao tiếp cho mọi người trên khắp thế giới Các mạng xã hội cung cấp không chỉ chia sẻ thông tin, mà còn là môi trường để xây dựng mối quan hệ, quảng bá thương hiệu và thậm chí tìm kiếm thông tin nghề nghiệp Các mạng xã hội thường cho phép người dùng tạo hồ sơ
cá nhân, chia sẻ nội dung, bình luận và tương tác với người khác thông qua các tính năng như: lượt thích, chia sẻ và nhắn tin Facebook,Instagram, Twitter và LinkedIn là một số ví dụ phổ biến
Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là tổng hợp thái độ, hành vi người dùng thông qua sự tương tác lẫn nhau trên một không gian ảo Trên thực tế, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội phản ánh thực tế văn hóa ứng xử ở xã hội hiện thực, “với phạm vi tác động rộng rãi, tốc độ lan truyền nhanh, khó kiểm soát, mạng xã hội như “con dao hai lưỡi” có thể lan tỏa những điều tốt đẹp nhưng cũng dễ bị lợi dụng gây ra nhiều hệ lụy
Vì vậy, cần có biện pháp quản lý hiệu quả, quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên trên mạng xã hội là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các lực lượng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý và điều hành của cơ quan, chức năng của nhà trường và
sự tự giác của mỗi sinh viên làm cho toàn bộ những hoạt động của sinh viên trên mạng xã hội phù hợp với những chuẩn mực xã hội, môi trường học tập, rèn luyện
Trang 7Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trên không gian mạng
Không gian mạng là môi trường rộng lớn, nơi mà mọi cá nhân đều có thể tự do biểu đạt quan điểm, chia sẻ thông tin và giao tiếp với người khác Tuy nhiên, sự ẩn danh và khả năng tiếp cận nhanh chóng đến lượng lớn thông tin cũng khiến không gian mạng dễ bị biến thành nơi phát tán tin giả, bạo lực ngôn từ, và những hành vi thiếu văn hóa Việc ứng xử thiếu chuẩn mực trên mạng không chỉ làm tổn thương danh dự cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức, cộng đồng và cả quốc gia
Đối với sinh viên BVU, việc ứng xử văn minh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến có ý nghĩa rất quan trọng Nó không chỉ thể hiện đạo đức, lối sống mà còn ảnh hưởng đến uy tín, cơ hội việc làm và các mối quan hệ trong tương lai Việc xây dựng văn hóa ứng xử tốt cũng giúp tạo ra môi trường học tập, trao đổi tích cực và gắn kết hơn giữa các sinh viên
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ SINH VIÊN
BVU TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
2.1 Mức độ phổ biến của không gian mạng trong đời sống sinh viên
Trong những năm gần đây, không gian mạng đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của sinh viên, đặc biệt tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) Theo như thống kê có khoảng hơn 90% sinh viên BVU sử dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến hàng ngày Mỗi ngày, sinh viên dành trung bình từ 3 đến 5 giờ để truy cập internet, chủ yếu thông qua điện thoại di động
Sinh viên BVU thường xuyên sử dụng các nền tảng mạng xã hội như:
Facebook: Được sử dụng rộng rãi để giao lưu, chia sẻ thông tin và tham gia
các nhóm học tập
Zalo: Thường được dùng để nhắn tin và trao đổi thông tin nhanh chóng giữa
bạn bè và nhóm học
Instagram: Là nền tảng chia sẻ hình ảnh và video, thu hút nhiều sinh viên
tham gia để thể hiện cá tính và kết nối với bạn bè
YouTube: Là nguồn tài liệu học tập phong phú, giúp sinh viên tìm hiểu kiến
thức qua các video hướng dẫn
Sinh viên BVU sử dụng không gian mạng với nhiều mục đích khác nhau:
Học tập: Tìm kiếm tài liệu, tham gia khóa học trực tuyến, và trao đổi bài tập
với bạn bè
Trang 9 Giải trí: Xem phim, nghe nhạc, chơi game và tham gia các hoạt động giải trí
khác
Giao lưu xã hội: Kết nối với bạn bè, tham gia các nhóm thảo luận và hoạt
động cộng đồng
Sự phổ biến của không gian mạng đã tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh viên như:
Tạo cơ hội học tập: Không gian mạng cung cấp nguồn tài liệu phong phú và
cơ hội học tập đa dạng, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn
Phát triển kỹ năng mềm: Qua việc giao tiếp và tương tác trực tuyến, sinh viên
có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tư duy phản biện
Mối quan hệ xã hội: Không gian mạng giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ,
kết nối với nhiều bạn bè và tạo ra mạng lưới hỗ trợ trong học tập và cuộc sống
Mức độ phổ biến của không gian mạng trong đời sống sinh viên BVU không chỉ cho thấy sự phát triển của công nghệ mà còn phản ánh sự thay đổi trong cách thức học tập, giao tiếp và giải trí của thế hệ trẻ Việc nhận thức đúng đắn về cách sử dụng không gian mạng sẽ giúp sinh viên phát huy được những lợi ích mà nó mang lại, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực đến cuộc sống và học tập
2.2
Các hành vi ứng xử phổ biến của sinh viên BVU trên không gian mạng
Qua việc theo dõi và phân tích, có thể thấy rằng sinh viên BVU thể hiện nhiều hành vi ứng xử trên không gian mạng, trong đó bao gồm cả hành vi tích cực và tiêu cực
Mặt tích cực của không gian mạng: là trở thành phương tiện, công cụ giúp cho sinh
viên làm giàu tri thức, phát triển tư duy Hiện nay, tại các học viện, nhà trường thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và quản lý việc khai thác không gian mạng bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú nhằm định hướng sinh viên khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ không gian mạng Trong đó, định hướng của các học viện, nhà trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với văn hóa ứng xử trên không gian mạng ngày càng được hoàn thiện Do vậy, phần lớn quá trình sử dụng không gian mạng, sinh viên cơ bản có nhận thức đúng đắn
về tác động của không gian mạng đến lối sống của bản thân; chủ động, khai thác và sử dụng không gian mạng để phục vụ những nhu cầu chính đáng như tìm kiếm tri thức,
Trang 10cập nhập những thông tin kinh tế, chính trị - xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm… Thực tế hiện nay, không gian mạng ngày càng phát triển, ảnh hưởng đến sinh viên ngày càng tăng, nhưng tại các nhà trường có ít nội dung, chương trình giảng dạy về không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội Không gian mạng nói chung, mạng xã hội nói riêng là nơi lưu giữ, kết nối, là phương tiện, là công cụ kết nối con người trong thế giới phẳng
Mặt không tích cực của không gian mạng: là còn ẩn chứa cả những tác hại nguy
hiểm, thậm chí rất nguy hiểm trên rất nhiều phương diện; tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào chủ thể khai thác và sử dụng, ở đây là sinh viên Nếu chủ thể có trình độ, bản lĩnh, phương pháp khai thác, sử dụng hiệu quả mạng xã hội để phục vụ cho quá trình học tập và công việc của mình thì mạng xã hội sẽ là công cụ hữu ích giúp sinh viên nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, hình thành cách nghĩ, cách làm chủ động, sáng tạo, xây dựng thái độ, tình cảm tích cực, năng động, sáng tạo, khuyến khích sinh viên vươn lên, dám nghĩ, dám làm… Ngược lại, nếu chủ thể bản lĩnh không vững vàng, không thành thạo kỹ năng sử dụng, thì mạng xã hội sẽ là một “cạm bẫy” chứa đựng nhiều thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến tình cảm, thái độ, hành vi của người dùng và có thể dẫn con người đến những bình luận, lời nói, việc làm, hành vi trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
2.3 Nguyên nhân dẫn đến hành vi ứng xử chưa đúng mực
Do học sinh, sinh viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về văn hóa ứng xử trong trường học Một số chạy theo lối sống thực dụng, ứng xử chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam, thích thể hiện sự nổi trội trước bạn bè Có em nghiện trò chơi điện tử hoặc có hành vi bạo lực trên mạng xã hội, chạy theo lối sống ảo, truy cập những thông tin xấu, độc hại Các em có thể tỏ ra ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô tại trường học nhưng ngoài trường học, trên mạng xã hội lại thể hiện thái độ vô lễ, xúc phạm thầy cô"
Bên cạnh những sinh viên có ý thức, trách nhiệm và ứng xử có văn hóa thì vẫn còn một số sinh viên vi phạm nội quy như tác phong không nghiêm túc, thiếu ý thức trong giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi
Trang 11Trong những năm gần đây, chúng ta phải đối mặt vơi nhiều biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức lối sống trên bình diện nói chung và trong môi trường học đường nói riêng Tình trạng sinh viên nói tục, chửi thề, cãi vã, đánh nhau ở trong lẫn ngoài trường học xảy ra không hiếm Không chỉ vậy, có em còn vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô cả ở ngoài đời lẫn trên mạng xã hội Ngược lại, có giáo viên vượt quá chuẩn mực sư phạm Dường như văn hóa ứng xử học đường trong thời gian qua tại các cơ sở giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn xem nhẹ do nhà trường chỉ tập trung vào dạy kiến thức mà quên đi dạy nhân cách sống cho học sinh, sinh viên
Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do tác động của môi trường hội nhập quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường, do thiếu sự giáo dục của gia đình, thiếu sự gương mẫu của cha mẹ Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía các trường Vẫn còn một số cán bộ, nhà giáo thiếu kiềm chế cảm xúc cá nhân dẫn đến hành vi xúc phạm thể chất, tinh thần học sinh, sinh viên, chưa đúng mực trong ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh, với người học "
Và cũng có thể cho rằng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, internet đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống Chính vì điều này mà nhiều người gặp phải vấn đề không có kỹ năng giao tiếp trực diện nói riêng và kỹ năng về văn hóa ứng xử nói chung
Trang 12CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ
SINH VIÊN BVU TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Trong thời gian gần đây, văn hóa ứng xử trên không gian mạng đang là vấn đề đáng quan tâm, bởi những phát ngôn, bình luận “thiếu văn hóa”, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam… gây bất bình cho mọi người và xã hội nói chung, các nhà trường nói riêng Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải đồng bộ cả về phương pháp, công nghệ, nguồn lực, cho đến các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật Lợi dụng sự phát triển của không gian mạng, các thế lực thù địch, phản động đăng tải, tuyên truyền nhiều nội dung xấu, độc; làm cho sinh viên có
tư tưởng hoài nghi, dao động… dẫn đến có suy nghĩ, lối sống không lành mạnh, có nhiều đối tượng vi phạm pháp luật Mặt khác, làm cho sinh viên suy giảm tinh thần đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong cuộc sống, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án, né tránh những việc ảnh hưởng đến cá nhân, có thái độ vô cảm
về chính trị, thiếu trách nhiệm với cộng đồng; chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể, quên đi vinh dự và trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, tập thể cao trong học tập, công tác, rèn luyện Nguy hại hơn, có thể dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, biểu hiện
bi quan, mất niềm tin khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống
Do đó, để giúp sinh viên hình thành văn hóa ứng xử chuẩn mực trên không gian mạng, cần phải sử dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện gắn với quản
lý sinh viên Trước hết, phải coi trọng các biện pháp giáo dục thông qua quá trình sư phạm, hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức trong các học viện, nhà trường; tận dụng tối đa các phương tiện hiện đại để tăng tính hiệu quả của các hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý sinh viên; kiên quyết đấu tranh với những