HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG TÊN CHỦ ĐỀ: PHÁP LUẬT VỀ ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TÊN ĐỀ TÀI
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG
TÊN CHỦ ĐỀ: PHÁP LUẬT VỀ ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
TÊN ĐỀ TÀI: BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VỀ KHÔNG GIAN MẠNG CHO VIỆT NAM
Lớp Tín chỉ : PLVĐĐTT.1_LT Học kỳ 2 Năm học 2022 - 2023
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Đỗ Ngọc Bảo Ngày/tháng/năm sinh : 24/10/2003
Tên giáo viên giảng dạy : TS Đào Xuân Hội
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I LỜI NÓI ĐẦU 3
II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1 Cơ sở lý thuyết 4
1.1 Khái niệm bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội 4
1.2 Đặc điểm của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội 5
1.3 Nguyên nhân dẫn tới bạo lực ngôn từ trên không gian mạng 6
1.4 Tác động của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội tới nạn nhân 7
2 Cơ sở pháp lý 8
III THỰC TRẠNG CỦA BẠO LỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT, THỰC THI PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI VIỆT NAM 9
1 Thực trạng về tình trạng bạo lực ngôn từ trên không gian mạng tại Việt Nam hiện nay 9
1.1 Các số liệu thống kê 9
1.2 Một số trường hợp tiêu biểu 10
2 Thực trạng áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật liên quan đến bạo lực trên không gian mạng tại Việt Nam 11
3 Hạn chế của hệ thống pháp luật tới việc thực thi 14
IV GIẢI PHÁP CHO HIỆN TƯỢNG BẠO LỰC NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM 15
1 Trách nhiệm của những nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội 15
2 Trách nhiệm của Nhà nước và các cấp chính quyền 17
2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới không gian mạng 17
2.2 Nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật liên quan tới an ninh mạng 18
V KẾT LUẬN 19
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3I LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông tạo Việt Nam thời gian gần đây, kết hợp với sự hội nhập của kỷ nguyên số 4.0 đã khiến cho nhu cầu sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam ngày càng tăng cao Theo báo cáo Digital 2022 của tổ chức We are Social, tính đến tháng 2/2022 số lượng người dùng Internet tại Việt Nam là 72,10 triệu người, tức là hiện nay 73% dân số Việt Nam sử dụng mạng xã hội Báo cáo này còn cho biết khoảng thời gian trung bình mà người Việt Nam sử dụng mạng xã hội mỗi ngày là 6 tiếng 38 phút
Đến tháng 2/2022, số tài khoản mạng xã hội được kích hoạt là 76,95 triệu, tương đương với mức độ thâm nhập là 78,1% Một người Việt Nam trung bình sử dụng 7,4 nền tảng mạng xã hội để phục vụ cho những nhu cầu như kết nối với bạn bè, liên lạc với người thân, đọc tin tức, “bắt trend”, giải trí… Trong đó, đáng ghi nhận
là Facebook đã vượt qua Youtube để trở thành mạng xã hội có số lượng người dùng Việt Nam truy cập nhiều nhất với con số 93,8%, xếp thứ 2 là nền tảng mạng xã hội Zalo với 91.3% Những con số trên đã cho thấy sự tăng trưởng chóng mặt trong số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam
Sự tăng trưởng chóng mặt này cũng kéo theo nhiều vấn đề mới như: Bắt nạt trên mạng xã hội, tung tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền những
thông tin độc hại… Đây đều là những vấn đề liên quan tới hiện tượng bạo lực ngôn
từ trên mạng xã hội
Hiện tượng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội xuất phát từ việc hiện nay tại Việt Nam, người dùng chưa có ý thức và hiểu biết cao về những quy định, chuẩn mực
về việc ứng xử trên mạng xã hội Để giải quyết vấn đề này thì ngoài những nỗ lực
tự nhận thức của người dùng mạng xã hội thì còn phải có sự tham gia của nhà nước
để đưa ra những văn bản pháp luật, những quy tắc xử sự để giúp người dùng mạng
xã hội Việt Nam hướng tới những cách hành xử văn minh hơn trên mạng xã hội
Trang 4Bài tiểu luận sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến bạo lực ngôn từ trên mạng
xã hội và những bài học cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về không gian mạng cho việt nam, từ đó rút ra những bài học để Việt Nam có thể xây dựng một môi trường không gian mạng an toàn và văn minh
II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội
Bạo lực ngôn từ dùng để chỉ những hành vi sử dụng từ ngữ để thay cho các tác động vật lý để tấn công hoặc làm lại người khác, điển hình như xúc phạm, lăng mạ, làm nhục, đe doạ…
Phân tích về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội đã xuất hiện trong những nghiên cứu
từ những năm 1980, nghiên cứu này định nghĩa bạo lực ngôn từ là “sự tương tác hung hăng và bạo lực thông qua nền tảng tin nhắn của các phương tiện truyền
thông” (O’Sullivan & Flanagin, 2003, tr 69) Trong thực tiễn các nghiên cứu gần đây, đặc biệt khi được đặt trong bối cảnh chính trị, các nghiên cứu xem xét bạo lực ngôn trong những cuộc đối thoại trên mạng xã hội là một hành vi kém văn minh, điều này có nghĩa là những cuộc đối thoại này có chứa những từ ngữ thiếu tôn trọng, mang tính xúc phạm tới những người tham gia cuộc trò chuyện hoặc về chủ
đề được bàn tới Mặc dù các khái niệm về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là rất
đa dạng, nhưng trong một nghiên cứu của Coe, Kenski & Rains vào năm 2014 cho rằng, các tiêu chí quan trọng để nhận biết đâu là hành vi bạo lực ngôn từ sẽ sự trên
từ ngữ thiếu văn minh và có tính chất xúc phạm, nhằm để tấn công một đối tượng nào đấy
Chung quy lại, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là hành vi lạm dụng ngôn ngữ của
cư dân mạng khi sử dụng mạng xã hội trong không gian ảo (Internet) nói riêng và
là một phần mở rộng của bạo lực xã hội nói chung nhằm đe doạ, xúc phạm, hạ thấp
Trang 5giá trị người khác, thoả mãn cảm xúc của cá nhân, vô tình gây nên những tổn
thương tâm lý cho người tiếp nhận, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.1
1.2 Đặc điểm của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội
1.2.1 Hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội mang tính ngẫu nhiên, tự
do
Hành vi của người dùng trên không gian mạng phần lớn được chi phối bởi cảm xúc tâm lý và định kiến của họ Việc mạng xã hội cung cấp cho người dùng quá nhiều quyền tự do làm cho người dùng có xu hướng thiếu kiểm soát cảm xúc, ham muốn
1.2.2 Nội dung của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là những lời nói xúc
phạm, chửi bới, miệt thị, đe doạ, xâm phạm quyền riêng tư cá nhân
Bạo lực ngôn từ có thể là những lời nói đe doạ, xúc phạm, miệt thị, chửi bới Những ngôn ngữ này vượt quá phạm vi của sự hợp lý thông thường, vượt ra ngoài ranh giới của đạo đức và pháp luật và có những ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của cá nhân và tổ chức trong xã hội
Một biểu hiện khác của bạo lực ngôn từ đó là sự xâm phạm quyền riêng tư cá nhân Cộng đồng mạng tập trung công kích một đặc điểm bất thường, kì lạ, tiêu cực của một các nhân và coi đây là khiếm khuyết Danh tính cá nhân gắn liền
1 Nguyễn Thị, T., Giang, P.T and Bùi Thị, V.A (2020) “Khoa học Kiểm sát,” PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐỐI VỚI
BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM [Preprint]
Trang 6với vấn đề này và trở thành một định kiến Những thông tin cá nhân phần lớn đều có thể được tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng với tốc độ lan truyền nhaảh, gây ra các tác động tiêu cực tới đời sống của cá nhân liên quan
1.2.3 Hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội có thể được thể hiện dưới
dạng văn bản hoặc âm thanh
Bạo lực ngôn từ trên mạng được thể hiện dưới dạng văn bản, đó là những bài đăng những dòng trạng thái, những bình luận với nội dung độc hại, chửi rủa, xúc phạm người khác Bên cạnh đó, bạo lực ngôn từ còn được thể hiện qua các phương tiện truyền tải âm thanh như video, hay thậm chí là những video phát trực tiếp
(livestream) với những lời lẽ thô tục, kích động
1.3 Nguyên nhân dẫn tới bạo lực ngôn từ trên không gian mạng
1.3.1 Khó để kiểm soát giao tiếp trên Internet
TS Nguyễn Thuỳ Vân Anh – Giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ trên mạng
xã hội là do việc giao tiếp trên internet là sự ngang hàng, thông tin được chuyển đi một cách đa dạng và khó kiểm soát Trên không gian mạng, mọi ranh giới dường như bị xoá nhòa, vì vậy tất cả các cá nhân đều có thể chủ động tham gia thảo luận
và đưa ra những quyết định của bản thân.”2
1.3.2 Kẻ xấu lợi dụng sự ẩn danh trên mạng xã hội
Các trang mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới như Facebook, Instagram,
Twitter đều không yêu cầu người dùng phải sử dụng danh tính thật của mình khi tạo tài khoản Điều này đã dẫn đến việc nhiều người dùng mạng xã hội lợi dụng tính năng ẩn danh để xúc phạm người khác trên mạng xã hội, dẫn đến tình trạng
2 Bạo Lực "ngôn TỪ" Trên Mạng xã hội: Giải pháp nào để Thoát khỏi cuộc chiến? (no date) https://songtre.com.vn/ Available at: https://songtre.com.vn/bao-luc-%E2%80%9Cngon-tu%E2%80%9D-tren-mang-xa-hoi-giai-phap-nao- de-thoat-khoi-cuoc-chien-
p19013.html#:~:text=%2D%20Gi%E1%BA%A3ng%20vi%C3%AAn%20Khoa%20Ph%C3%A1t%20thanh,d%E1%BA%A1 ng%20v%C3%A0%20kh%C3%B3%20ki%E1%BB%83m%20so%C3%A1t (Accessed: December 15, 2022)
Trang 7bạo lực ngôn từ Đứng dưới góc độ tâm lý học, sự ẩn danh khiến cho người dùng dễ dàng trà trộn vào hàng tỷ người dùng mạng khác, điều đó khiến họ cảm thấy tin rằng mình sẽ không phải chịu trách nhiệm trước những lời nói trên mạng xã hội của mình Đồng thời khiến cho họ có xu hướng hành động ngược lại chuẩn mực của xã hội
1.3.3 Hiện tượng tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những người bên
ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá nhân có thể “đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể nào có được.3
Trong thời đại ngày nay, khi mà mạng xã hội ngày càng phát triển và dần được coi
là một xã hội thu nhỏ, hiện tượng tâm lý đám đông xuất hiện trên mạng xã hội và kéo theo rất nhiều hệ luỵ Ngày nay, chỉ cần qua một nút bấm chia sẻ, bày tỏ cảm xúc hoặc thông qua một comment ngẫu nhiên trên mạng xã hội, nhiều người đã vội vàng đi đến kết luận, chỉ trích người khác trong khi bản thân không thực sự hiểu rõ mọi chuyện hoặc vẫn chưa có kết luận chính thức từ người trong cuộc hoặc cơ quan chức năng Đây cũng là hiện tượng bị nhiều kẻ xấu lợi dụng để truyền bá những thông tin sai lệch hoặc quan điểm lệch lạc trên mạng xã hội
1.4 Tác động của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội tới nạn nhân
Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông cũng để lại những hệ luỵ đáng tiếc lên nạn nhân giống như bạo lực ngôn từ trong cuộc sống hằng ngày
3 ANTV, M (2018) Tâm lý đám đông và hệ luỵ Available at:
https://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/tam-ly-dam-dong-va-he-luy-247658.html (Accessed: December 15, 2022)
Trang 8- Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội sẽ gây ra những tổn thương về mặt thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân Nạn nhân của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội
có thể bị gọi bằng những cái tên khủng khiếp, bị chỉ trích, coi thường, đổ lỗi
vì những điều họ làm Những điều này đánh vào tâm lý của nạn nhân, khiến
họ rơi vào những trạng thái tiêu cực, cảm thấy lo âu hoặc mắc những căn bệnh tâm lý như: Trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)… Những điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nạn nhân, khiến cho họ không thể sinh hoạt một cách bình thường được Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội cũng sẽ dẫn đến ảnh hưởng nặng nề hơn, đó là khi nạn nhân không thể chịu được việc bị bạo hành bằng ngôn từ, dẫn tới việc họ tự tử, lúc này bạo lực ngôn từ đã trở thành “con dao” giết chết nạn nhân của nó
- Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội có thể gây tổn hại đến danh tiếng, sự
nghiệp và cuộc sống cá nhân của nạn nhân Hiện nay, việc tìm kiếm thông tin của một người trên mạng xã hội càng trở nên dễ dàng hơn, ai cũng có thể tìm kiếm được những thông tin liên quan đến đời tư của một người nào đó chỉ quay vài thao tác đơn giản Việc danh tính và đời tư cá nhân bị công khai
sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới nạn nhân, không chỉ trên không giản ảo mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống, sự nghiệp của họ ngoài đời thực
2 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của bài tiểu luận được dựa trên 2 văn bản pháp luật chính, bao gồm:
- Luật An ninh mạng 2018 số 24/2018/QH14 quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, ban hành kèm theo Quyết định số: 874/QĐ-BTTTT
Những cơ sở pháp lý khác bao gồm:
Trang 9- Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT
- Bộ luật Dân sự 2015, số 91/2015/QH13 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).4
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 số 15/2012/QH13 quy định về xử phạt
vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính
III THỰC TRẠNG CỦA BẠO LỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI
VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT, THỰC THI PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI VIỆT NAM
1 Thực trạng về tình trạng bạo lực ngôn từ trên không gian mạng tại Việt Nam hiện nay
1.1 Các số liệu thống kê
Theo kết quả của một cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 4 năm 2019, 21% thanh niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng Khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định họ từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội, 61,7% người dùng mạng xã hội từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của trò thói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự và 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin Ngoài ra, thông tin công bố tại Hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới môi trường mạng xã hội an toàn và giải pháp bền vững” tổ chức tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2017 cho thấy ở Việt Nam, phát ngôn gây thù ghét được
4 Bộ luật Dân sự 2015, số 91/2015/QH13
Trang 10lan truyền dưới nhiều hình thức, song nhiều nhất vẫn là phỉ báng và bịa đặt thông tin Theo khảo sát Chỉ số văn minh trên Không gian mạng (DCI) của Microsoft, tính đến tháng 2/2021, Việt Nam đứng thứ 9 trên thống kê các nước
có Chỉ số văn hoá trên Không gian mạng kém nhất trên thế giới Trong đó, các vấn đề cho thấy người Việt Nam hành xử không đúng mực bao gồm: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%)
1.2 Một số trường hợp tiêu biểu
1.2.1 Cộng đồng mạng Việt Nam sau mỗi trận bóng đá
Đây là một tình trạng không còn xa lạ với người dùng mạng ở Việt Nam khi mà sau mỗi trận bóng đá, sẽ có nhiều người tràn vào trang cá nhân của các trọng tài, cầu thủ của đội đối phương và để lại những bình luận tiêu cực, thiếu văn hoá
Vào năm 2019, khi sau trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Ả Rập Xê
Út ở vòng loại World Cup, trọng tài bắt chính của trận, ông Ilgiz Tantashev đã bị khủng bố bởi hàng loạt bình luận và tin nhắn tiêu cực, bôi nhọ, thậm chí là chửi rủa đến từ rất nhiều cổ động viên Việt Nam, khiến cho trang cá nhân của ông bị khoá Không chỉ với những trọng tài hoặc cầu thủ nước ngoài, những cầu thủ của đội tuyển Việt Nam cũng gặp phải vấn đề tương tự Khi cầu thủ Công Phượng không thể kịp hội quân cùng đội tuyển Việt Nam và tham dự trận đấu với đội tuyển Úc khiến nhiều dân mạng đã vào trang cá nhân của nam cầu thủ này để chỉ trích anh.5
“Lúc đất nước và đội tuyển quốc gia cần thì ở nhà lo vợ đẻ Ôi chí nam nhi”, “Bóng
đá đã cho em tất cả nhưng khi đội tuyển quốc gia cần, em không vì màu cờ sắc áo, sống vị kỷ Tốt nhất nên từ giã đội tuyển đi”, “Có vợ cái là từ chối phục vụ đội tuyển luôn”, ‘”Anh mới xem báo, thấy không tham gia cùng đội tuyển vì lý do vợ trẻ, con thơ, nếu đúng đó là sự thật thì anh khuyên chú giải nghệ luôn đi”… là hàng
5 Trung, T (2021) “Cộng đồng mạng hãy văn minh hơn trong cách cổ vũ bóng đá,” Tuổi trẻ thủ đô, 7 September