1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo mônphương pháp điều tra xã hội họcphòng chống hành vi xúc phạm người xúc phạm danh dự nhân phẩmngười khác trên không gian mạng ở nước ta hiện nay

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức về quy định pháp luật của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng.... Tuy nhiên, kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÁO CÁO MÔN

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Phòng, chống hành vi xúc phạm, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng ở nước ta hiện nay.

Nhóm - Lớp

Trang 2

BIỂN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ LÀM BÀI TẬP

Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: “Phòng, chống hành vi xúc phạm, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng ở nước ta hiện nay.”

Môn: Phương pháp điều tra xã hội học

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 03 Kết quả như sau:

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

2 Phương pháp thu thập thông tin

3 Giả thuyết nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Chọn mẫu điều tra

6 Cơ cấu mẫu khảo sát

B NỘI DUNG

I Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài

1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

2 Về nhận thức

3 Về thực hiện pháp luật

II Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

III Thực trạng về hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên không gian mạng ở Việt Nam hiện nay

1 Thông tin chung:

2 Thực trạng nhận thức của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng:

3 Phản ứng khi bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng:

4 Nhận thức về quy định pháp luật của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng:

5 Nguyên nhân dẫn đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng:

6 Hậu quả của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng:

7 Biện pháp phòng, chống hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng:

IV Nguyên nhân dẫn đến thực trạng

1 Nguyên nhân chủ quan

2 Nguyên nhân khách quan

Trang 4

Biểu đồ tỉ lệ giới tính (nam và nữ) tham gia khảo sát Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các nhóm tuổi tham gia khảo sát Biểu đồ thể hiện nền tảng xã hội được sử dụng phổ biến Biểu đồ thể hiện mức độ bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm

người khác trên không gian mạng Biểu đồ thể tỉ lệ lượng người tham gia phỏng vấn từng là nạn nhân của hành

vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng Biểu đồ thể hiện những hành vi được coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm

người khác trên không gian mạng Biểu đồ thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm danh dự, nhân

phẩm người khác trên không gian mạng hiện nay Biểu đồ thể hiện phản ứng khi bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự, nhân

phẩm người khác trên không gian mạng Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tham gia khi có một chiến dịch được khởi xướng

nhằm chống lại hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên

không gian mạng Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức về quy định pháp luật của hành vi xúc

phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng Biểu đồ thể hiện ý kiến về mức phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự,

nhân phẩm người khác trên không gian mạng Biểu đồ thể hiện ý kiến về mức phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự,

nhân phẩm người khác trên không gian mạng Biểu đồ thể hiện ý kiến về nguyên nhân dẫn đến hành vi xúc phạm danh dự,

nhân phẩm người khác trên không gian mạng: Biểu đồ thể hiện hậu quả do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người

khác trên không gian mạng gây ra Biểu đồ thể hiện biện pháp phòng, chống hành vi xúc phạm danh dự, nhân

phẩm người khác trên không gian mạng

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ mới của sự phát triển và hội nhập - thế kỷ của của những chiếc điện thoại thông minh, của những trang mạng xã hội Con người đã dần bước sang một cánh cửa mới - một cánh cửa của nền văn minh công nghệ, mà có lẽ lật lại trang sử 30 năm về trước, người ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến Vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, con người ta tiếp cận sự tân tiến, nhưng trái lại chính sự tân tiến ấy là con dao hai lưỡi, lúc nào cũng trực chờ bên cổ để mà hăm he, cứa một vết dao chí mạng Điều cần thiết lúc bây giờ, ấy là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển của công nghệ hiện đại Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tình thế

Một trong những vấn đề gần gũi mà chúng em tin rằng nó vẫn đang nhức nhối, đang tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới cả một thế hệ tương lai ấy là “hành vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm trên không gian mạng” Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và được công nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới.Trong tình hình mạng xã hội ngày càng phát triển, dựa vào những hiểu biết hạn hẹp về quyền tự do ngôn luận, dẫn đến hiện trạng một bộ phận cư dân mạng lạm dụng, tự cho mình có quyền lực phát ngôn mọi điều, mọi việc Từ đó gây ra hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng

Khi pháp luật về an ninh mạng chưa thực sự được thực thi một cách có hiệu quả, chế tài chưa chặt chẽ, với các quy định chưa theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng phức tạp của mạng xã hội Thì hệ lụy của những hành vi đó là vô cùng nghiêm trọng Thử nhìn xem bao sự việc đau thương đã xảy ra, cái giá phải trả nhỏ thì là những mặc cảm, tự ti, còn lớn thì là những ám ảnh tâm lý kéo dài dai dẳng, thậm chí là mạng người Nhưng đau thương hơn nữa, tình trạng ấy không có dấu hiệu giảm xuống mà ngày càng tăng lên Đau thương chồng chất đau thương, cơ hội để xóa hết những hệ lụy mang lại lại vô cùng nhỏ

Trên cơ sở đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Phòng, chống hành vi xúc phạm, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng ở nước ta hiện nay” nhằm mục đích tìm hiểu rõ thực trạng, nguyên nhân,… của hành vi ấy Từ đó, góp phần đưa ra những giải pháp giúp làm giảm vấn nạn xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xây dựng một không gian mạng trong sáng, lành mạnh

2 Phương pháp thu thập thông tin

- Ở bài nghiên cứu này, chúng em kết hợp sử dụng cả phương pháp Anket và Phỏng vấn sâu để thu thập thông tin

Trang 6

tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) được soạn thảo trước Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên.

Phương pháp phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại, trao đổi được lặp đi lặp lại giữa người phỏng vấn (nhà nghiên cứu) và người tham gia phỏng vấn (người trả lời) nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người trả lời qua chính những quan điểm, ngôn ngữ của người đó Phương pháp phỏng vấn sâu thường được thực hiện để khai thác thêm các đặc tính cụ thể của người tham gia nghiên cứu về các mặt có liên quan đến chủ đề nghiên cứu Người nghiên cứu thông qua phỏng vấn sâu có thể dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của người tham gia phỏng vấn

3 Giả thuyết nghiên cứu

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng đang ngày càng tăng dần tính nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường Người dân không thực sự hiểu rõ thế nào là tự do ngôn luận, dẫn đến việc họ dùng nó như một thứ rào chắn để núp mình sau “bàn phím” Những người dân khác thì thờ ơ, mặc kệ khi những hành vi này liên tục diễn ra, thậm chí là “lộng hành” Pháp luật về an ninh mạng chưa có chế tài xử lý chặt chẽ, các quy định chưa thực sự theo kịp sự phát triển của không gian mạng.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

- Phương pháp thu thập thông tin : Anket và Phỏng vấn sâu.

- Hình thức khảo sát: Khảo sát online thông qua phiếu khảo sát được thiết kế trên nền tảng trực tuyến Google Forms.

5 Chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên.

- Người tham gia trả lời bảng hỏi: Sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Nhóm điều tra đã thu về được 103 ý kiến trả lời.

- Phương pháp xử lý kết quả điều tra: Ý kiến phản hồi được thu thập online và tổng hợp qua Excel Sau đó, từ 103 phiếu, dữ liệu được thống kê, tính toán và trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ để làm báo cáo.

6 Cơ cấu mẫu khảo sát

Trang 7

I Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

a Hành vi xúc phạm & người xúc phạm:

Xúc phạm là động chạm đến, làm tổn thương đến cái cao quý, thiêng liêng cần phải giữ gìn

Hành vi xúc phạm người khác được thể hiện thông qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác Các hành vi có thể thể hiện bằng lời nói hoặc hành động nhằm hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác Chẳng hạn thể hiện bằng lời nói như: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… (Theo Mặt khách quan của tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự)

b Danh dự, nhân phẩm

- Nhân phẩm là phẩm chất và giá trị của con người (theo từ điển Tiếng Việt) - Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó (theo từ điển Tiếng Việt)

- Danh dự, nhân phẩm của cá nhân được quy định tại Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2015 là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

c Không gian mạng (Khoản 3, Điều 2, Chương I - Luật An Ninh Mạng) Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian

2 Về nhận thức

Hiện nay, tình hình nhận thức về việc ngăn chặn và xử lý các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng tại Việt Nam đang được đặc biệt quan tâm Các hành vi này không chỉ gây tổn thương đến các giá trị tinh thần, sức khoẻ tinh thần, lòng tự tôn, tự trọng của người bị xúc phạm, mà còn khiến họ cảm thấy nhục nhã, tức giận, tủi hổ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và công nghệ điện tử viễn thông, tính chất và mức độ của các hành vi xâm phạm danh dự và nhân phẩm người khác ngày càng trở nên nghiêm trọng đến mức đáng báo động Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự văn hóa và xã hội.

Trang 8

Để ngăn chặn tình trạng này, Việt Nam đã ban hành các quy định và chế tài pháp luật có tính răn đe Cụ thể, Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 đã ra đời nhằm bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mọi người trên không gian mạng.

3 Về thực hiện pháp luật

Hiện nay, tình hình thực thi pháp luật về việc ngăn chặn và xử lý các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng tại Việt Nam đang trên đà tiến bộ Trước khi Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa hoàn chỉnh Tuy nhiên, kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực thi pháp luật này.

Bên cạnh đó, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2020 đã đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên môi trường mạng.

Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp của không gian mạng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ Việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc sử dụng không gian mạng là rất quan trọng để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình và người khác.

II Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

Vấn đề về phòng, chống hành vi xúc phạm, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng ở nước ta hiện nay được đề cập và liên quan đến một số văn bản pháp luật như:

- Luật An ninh mạng 2018 số 24/2018/QH14 quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Tại điều 23 Luật An ninh mạng quy định: Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương

1 Nội dung triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng bao gồm:

a) Xây dựng, hoàn thiện quy định, quy chế sử dụng mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết nối mạng Internet; phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin; phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

b) Ứng dụng, triển khai phương án, biện pháp, công nghệ bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin và thông tin, tài liệu được lưu trữ, soạn thảo, truyền đưa trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý;

c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng;

Trang 9

d) Bảo vệ an ninh mạng trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trên không gian mạng, cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với cơ quan, tổ chức, cá nhân, chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác hoặc trong hoạt động khác theo quy định của Chính phủ;

đ) Đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin;

e) Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin; phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

2 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng thuộc quyền quản lý

- Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

- Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Đây là một pháp lệnh quan trọng liên quan đến việc sử dụng Internet và các dịch vụ liên quan tại Việt Nam.

- Quyết định số 856/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hiến Pháp 2013 khoản 1 điều 20:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Điều 34 Luật Dân sự :

1 Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

3 Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

5 Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Trang 10

III Thực trạng về hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trênkhông gian mạng ở Việt Nam hiện nay

1 Thông tin chung: Giới tính:

Biểu đồ tỉ lệ giới tính (nam và nữ) tham gia khảo sát

Bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ chênh lệch về giới tính của đối tượng thamgia khảo sát là 26,2% Trong số các đối tượng được hỏi thì đối tượng có giới tínhnữ chiếm tới 63,1%, trong khi đó giới tính nam chỉ có 36,9%

Độ tuổi:

Trang 11

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các nhóm tuổi tham gia khảo sát

Qua bảng số liệu, có thể thấy độ tuổi từ 18 đến 22 có tỉ lệ trả lời phiếu khảo sát cao nhất, chiếm tới 67% Độ tuổi dưới 18 chiếm 29,1%; độ tuổi trên 30 chiếm 2,9%; và cuối cùng, thấp nhất là độ tuổi từ 22 đến 30, chiếm 1%

2 Thực trạng nhận thức của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người kháctrên không gian mạng:

a Để khảo sát về tần suất sử dụng mạng xã hội cũng như nền tảng mạng xã hội

được sử dụng phổ biến, nhóm chúng em đặt ra câu hỏi: “Anh/Chị thường xuyên sửdụng nền tảng mạng xã hội nào nhất?”, kết quả thu được:

Có 61 câu trả lời trong tổng số 103 phiếu thu về chọn đáp án “Facebook”, chiếm 59% Có 31 câu trả lời trong tổng số 103 phiếu thu về chọn đáp án “Tiktok”, chiếm 30% Có 10 câu trả lời trong tổng số 103 phiếu thu về chọn đáp án “instagram”, chiếm 10% Và ngoài ra, nền tảng mạng xã hội “Discord” chiếm 1% trên tổng số 100%.

Trang 12

Biểu đồ thể hiện nền tảng xã hội được sử dụng phổ biến

Từ số liệu thống kê trên cho thấy, nền tảng mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất là Facebook, sau đó đến Tiktok và Instagram, các nền tảng khác chiếm số ít so với 3 nền tảng nêu trên.

b Khảo sát về mức độ phổ biến khi bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự,nhân phẩm người khác trên không gian mạng, nhóm thu được kết quả:

Có 36 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “Phổ biến”, chiếm 35% Có 28 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “Rất phổ biến”, chiếm 27,2% Có 25 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “Bình thường”, chiếm 24,3% Có 12 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “không phổ biến”, chiếm 11,7% Có 2 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “rất không phổ biến”, chiếm 1,9%

Trang 13

Biểu đồ thể hiện mức độ bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng

Nhìn chung, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác vẫn còn phổ biến trên không gian mạng Và từ đó cũng thấy được biện pháp phòng, chống hành vi xúc phạm người khác trên không gian mạng của nước ta hiện nay là chưa được tốt

c Trong 103 kết quả khảo sát thu được, nhóm nhận được kết quả về câu hỏi:

“Anh/Chị có từng là nạn nhân của việc bị người khác xúc phạm nhân phẩm, danh dự trên không gian mạng chưa?” như sau:

Biểu đồ thể tỉ lệ lượng người tham gia phỏng vấn từng là nạn nhân của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng

57 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “không”, chiếm 55,3% 46 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “có”, chiếm 44,7%.

Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn từng là đối tượng của việc bị người khác xúc phạm nhân phẩm, danh dự trên không gian mạng có phần ít hơn so với tỉ lệ đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn chưa từng là đối tượng của việc bị người khác xúc phạm nhân phẩm, danh dự trên không gian mạng Song, tỉ lệ chênh lệch là không đáng kể

d Sau khi đặt ra các câu hỏi cơ bản về nhận thức, nhóm chúng em đưa ra câu

hỏi: “Theo Anh/Chị, những hành vi nào được coi hành vi xúc phạm nhân phẩm,danh dự người khác trên không gian mạng?” và thu được kết quả:

Trang 14

Biểu đồ thể hiện những hành vi được coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng

e Khảo sát về mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm danh dự, nhânphẩm người khác trên không gian mạng hiện nay thu được kết quả:

Biểu đồ thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng hiện nay

45 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “nghiêm trọng”, chiếm 43,7% 37 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “rất nghiêm trọng”, chiếm 35,9% 15 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “hơi nghiêm trọng”, chiếm 14,6% 6 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “bình thường”, chiếm 5,8%

Dựa trên dữ liệu thu được từ khảo sát, mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên không gian mạng vẫn trong tình trạng từ nghiêm trọng cho đến rất nghiêm trọng.

Trang 15

3 Phản ứng khi bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trênkhông gian mạng:

a Khảo sát về phản ứng khi bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự, nhânphẩm người khác trên không gian mạng, thu được kết quả:

61 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “kịch liệt phản đối”, chiếm 59% 34 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “không quan tâm”, chiếm 33% 2 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “hùa theo”, chiếm 2% 6 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn ý kiến khác, bao gồm những ý kiến như: “khuyên bảo”, “không hùa theo nhưng cũng không phản đối kịch liệt”, “quan tâm nhưng sẽ không làm gì”.

Biểu đồ thể hiện phản ứng khi bắt gặp hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng

Mặc dù tỉ lệ chọn phương án “kịch liệt phản đối” cao (chiếm 59%) , tuy nhiên bên cạnh đó tỉ lệ chọn phương án “không quan tâm” vẫn còn nhiều (chiếm 33%) Cá biệt, số ít đối tượng tham gia khảo sát chọn phương án “hùa theo”.

b Câu hỏi: “Nếu có một chiến dịch được khởi xướng nhằm chống lại hànhvi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên không gian mạng” thu được

kết quả:

46 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “sẵn sàng”, chiếm tỉ lệ cao nhất -44,7% 40 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “rất sẵn sàng”, chiếm 38,8% 15 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “bình thường”, chiếm 14,6% 2 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “không sẵn sàng, chiếm 1,9%

Trang 16

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tham gia khi có một chiến dịch được khởi xướng nhằm chống lại hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên không gian mạng

Dựa trên dữ liệu thu được cho thấy tỉ lệ của người dân sẵn sàng ủng hộ một chiến dịch được khởi xướng nhằm chống lại hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên không gian mạng ở mức khá cao, dao động từ “sẵn sàng” cho tới “rất sẵn sàng” tham gia (khoảng 83.5% ở trong khoảng dao động này) Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến trung lập và không sẵn sàng tham gia chiến dịch.

4 Nhận thức về quy định pháp luật của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩmngười khác trên không gian mạng:

a Nhóm đặt ra câu hỏi “Anh/Chị có biết đến các quy định của pháp luật vềhành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên MXH ở nước ta hiệnnay không?” để tìm hiểu mức độ hiểu biết của đối tượng tham gia trả lời khảo sát, thu

được kết quả:

89 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “không”, chiếm 87% 14 đối tượng tham gia trả lời khảo sát chọn “có”, chiếm 13%

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w