Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu về môi trường và các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường Cùng với đó là tìm hiểu về thực trạng hiện nay mà môi trường phải đối mặt cũng như biện pháp mà sinh viên có thể làm được để giải quyết hiện trạng ấy Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ thực trạng và hành vi vi phạm văn bản pháp luật về môi trường
- Trình bày khái quát về môi trường sống và biện pháp để bảo vệ chúng trong thời đại mới
Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn về thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay thông qua khảo sát, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, quy nạp - diễn dịch…
Nội dung I Môi trường là gì? 1 Khái niệm
Phân loại môi trường
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
Vai trò của môi trường
- Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:
- Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra
- Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người
- Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các khái niệm khác
trường năm 2020 quy định a Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên b Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên c Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng
II Luật bảo vệ môi trường ở nước ta
1 Pháp luật trong bảo vệ môi trường a Khái niệm pháp luật:
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
8 sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội b Luật bảo vệ môi trường:
- Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường Luật đã được thông qua vào ngày 23 tháng 6 năm 2014, trong kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII Luật này bao gồm 20 chương và 170 điều Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 là bộ luật bảo vệ môi trường được áp dụng trong năm nay c Nguyên tắc bảo vệ môi trường:
Dựa trên điều 4, luật bảo vệ môi trường năm 2020
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
Luật vảo vệ môi trường ở nước ta 1 Pháp luật trong bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp vái quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu d Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:
- Pháp luật bảo vệ môi trường có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động quản lí môi trường của nhà nước và nhiều lĩnh vực pháp luật khác tại Việt Nam Hoạt động môi trường nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng và lợi ích xã hội Pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và quản lí mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội Mọi hành vi và xử sự của con người đều phải tuân thủ pháp luật, và vấn đề bảo vệ môi trường cũng không là ngoại lệ Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam, cung cấp cơ sở pháp lý cho việc quy định cấu trúc tổ chức của các cơ quan quản lí môi trường của nhà nước, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, và thực hiện công tác bảo vệ môi trường
2 Các hành vi vi phạm pháp luật trong môi trường
Theo Điều 6 Bộ luật Bảo vệ môi trường 2020: Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
(1) Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
(2) Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường
(3) Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên
(4) Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí
(5) Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
(6) Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức
(7) Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế
(8) Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan
(9) Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường
(10) Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường
(11) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
(12) Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên
(13) Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
(14) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
3 Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường
3.1 Vi phạm hành chính: Dựa trên Nghị định số 155/2016/NĐ-CP- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: a Các hành vi vi phạm:
- Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
- Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
- Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
- Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
- Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
- Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
- Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này b Mức xử phạt:
Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay: 1 Thực trạng
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường diễn biến rất phức tạp, phổ biến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội Môi trường ở Việt nam hiện nay tiếp tục xuống cấp, cụ thể như sau: a Rừng:
- Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước hơn 22.800ha, trong đó, rừng bị cháy khoảng 13.700ha, còn lại do bị chặt phá trái phép Bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng
- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm
13% so với năm 2020 Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.229ha, tăng 527ha Qua đây cho thấy, diện tích rừng bị thiệt hại đã có giảm so với những năm trước đây nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn hecta biến mất
- Khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật b Nước
- TSKH Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về bảo đảm An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chưa nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, thời gian qua, Nhà nước đã bố trí gần 16.000 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn cho hơn 800 hồ chứa Tuy nhiên, vẫn còn đến 1.200 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp, chưa được sửa chữa, nâng cấp, trong đó có
200 hồ chứa hư hỏng nghiêm trọng cần xử lý cấp bách
- Hiện nay, chất lượng nước mặt của các sông, ngòi, kênh, rạch đặc biệt ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp đang bị suy thoái nghiêm trọng Trong đó, các sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu… trong thực tế đã trở thành một phần của hệ thống thoát nước thải tại Hà Nội khiến nước sông đen sẫm và bốc mùi như nước cống Các sông khác như sông Ngũ Huyện Khê, sông Bưởi, sông Nhuệ-Đáy, sông Thị Vải, ông Đa Độ, sông Gâm, sông Nặm Cắt, suối nước Nà Bò, hồ Nhất Bích Trì, Ngòi Lao… cũng đang nằm trong tình trạng báo động về mức độ ô nhiễm
- Thậm chí, chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động đỏ Vào mùa khô, giá trị một số thông số hóa lý, hóa sinh tại các điểm đo đều vượt quy chuẩn nước mặt nhiều lần c Đất
- Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Quá trình quy hoạch và sử dụng đất của nhiều tỉnh thành vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực
- Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu d Không khí
- Từ đầu tháng 11/2023 đến nay, nhiều khu vực ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc thường xuyên "chìm" trong bầu không khí trắng đục mịt mù của sương và khói bụi Theo số liệu quan trắc ô nhiễm không khí của Pam Air (kênh thông tin tham khảo về diễn biến chất lượng không khí tại nhiều địa điểm khác nhau tại Việt Nam - PV), lúc 9 giờ 30 hôm nay 8.12, chỉ số AQI ở nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội dao động chủ yếu ở mức trên 150 đơn vị, mức có hại cho sức khỏe, cần hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết
- Ngày 9/12/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu như các quận huyện đều xuất hiện mù dày đặc Trên đường phố tầm nhìn xa bị hạn chế, các tòa nhà bị che khuất Nếu đứng ở vị trí cầu Bình Triệu (nối quận Bình
Thạnh và TP Thủ Đức), tòa nhà cao nhất TP.HCM là Landmark 81 gần như biến mất Còn tòa nhà Bitexco hoàn toàn không nhìn thấy, các tòa nhà cao tầng khác mờ ảo e Vấn đề mưa a-xít
- Mưa a-xít là là do SO2 và NO2 do các ngành công nghiệp thải ra không khí, sau đó kết hợp với nước, tạo thành các a-xít sulfuric và nitric A-xít theo nước mưa, tuyết, sương, rơi trở lại mặt đất Mưa a-xít có thể tạo ra ô nhiễm xuyên biên giới, khi di chuyển cùng gió và mây từ vùng này sang vùng khác Những báo cáo của mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy, mưa a-xít từ nước ngoài vào Việt Nam đang tăng lên Các hậu quả tiềm tàng của mưa a-xít bao gồm phá huỷ cây trồng, rừng và làm giảm sản lượng nông nghiệp, ô nhiễm các dòng sông, các hồ ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản và các sinh vật khác, phá huỷ các công trình kiến trúc f Tài nguyên khoáng sản
- Hiện cả nước có trên 1.500 tổ chức tham gia hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, nhưng hầu hết đều không chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về BVMT
- Các hành vi vi phạm phổ biến là: không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch, đề án BVMT trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; không thực hiện việc xây dựng công trình xử lý nước thải hoặc thực hiện không đúng những nội dung xây dựng công trình xử lý chất thải trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép; không phục hồi, hoàn thổ hoàn nguyên môi trường sau khai thác g Nông nghiệp, nông thôn, làng nghề
- Hiện nay, cả nước có 98 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trong đó chỉ có khoảng 1/3 tổng số cơ sở nằm trong các khu công nghiệp tập trung, còn lại nằm rải rác ở các vùng nông thôn, xen kẽ trong các khu dân cư gây khó khăn cho công tác quản lý, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Cả nước hiện có 260 kho thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là các loại thuốc quá hạn sử dụng là tang vật của một số vụ việc vi phạm chưa
18 được xử lý gây tác động xấu đến môi trường, ô nhiễm nặng tới môi trường đất và nguồn nước