Tiểu luận thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay

38 21 0
Tiểu luận  thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...51.3.2.. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TIỂU LUẬN CUỐI KỲ *** THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY MÃ MÔN HỌC: GELA220405 THỰC HIỆN: NHÓM 10 LỚP: THỨ 7 TIẾT 8-9 GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Nhóm: 10 ( Lớp thứ 7 – Tiết 8-9) Tên đề tài: Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN THÀNH 1 Bùi Phú Minh Trực 23151330 100% 2 Võ Anh Trường 23151329 100% 3 Trần Anh Tuấn 23151332 100% 4 Lê Trọng Khải 23151260 100% 5 Trần Hoàng Khánh Thiện 23151315 100% Ghi chú: - Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia - Trưởng nhóm: Bùi Phú Minh Trực SĐT: 0947378957 Nhận xét của giáo viên …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày 19 tháng 12 năm 2023 MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG 2 1.1 Một số khái niệm 2 1.1.1 Môi trường .2 1.1.2 Vi phạm pháp luật 2 1.1.3 Vi phạm pháp luật môi trường 2 1.2 Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường 3 1.3 Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường 4 1.3.1 Vi phạm hành chính 4 1.3.1.1 Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 4 1.3.1.2 Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 5 1.3.2 Vi phạm dân sự 7 1.3.2.1 Các hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 8 1.3.2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 8 1.3.3 Vi phạm hình sự 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 15 2.1 Vi phạm pháp luật về môi trường trong một số lĩnh vực .15 2.1.1 Thực trạng vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực công nghiệp 15 2.1.2 Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học 17 2.1.3 VPPL về môi trường lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề .18 2.1.4 VPPL về môi trường lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm .20 2.1.5 Lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và quản lý chất thải nguy hại 21 2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh trong thời gian tới 22 C PHẦN KẾT LUẬN 24 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .26 A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay luôn là vấn đề khó khăn mà các cá nhân, tổ chức, các nhóm xã hội phải đối mặt vì nó để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, sự an toàn của con người và có tác động tiêu cực đến bầu không khí chung và nhận thức xã hội Vì vậy, với tư cách là những công dân và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chúng em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay” để phản ánh, thảo luận, làm rõ mức độ vi phạm môi trường ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về vi phạm môi trường của các cá nhân, tổ chức 2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu và phân tích về thực trạng hiện nay liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta Từ đó đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và đề xuất một vài giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức của cá nhân và các tổ chức về hành vi vi phạm pháp luật về môi trường 3 Phương pháp nghiên cứu Tìm kiếm tài liệu, thông tin, sau đó tổng hợp những nội dung đã chọn lọc và đưa ra những phân tích, nghiên cứu, phân loại và nêu ra trọng tâm của vấn đề Khảo sát về tình hình môi trường hiện nay, đúc kết ra các kinh nghiệm, giải pháp trong quá trình nghiên cứu 4 Bố cục đề tài Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính: Chương 1: Khái quát chung về hành vi vi phạm pháp luật môi trường Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay 1 B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Môi trường Theo luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống , kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên 1.1.2 Vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ 1.1.3 Vi phạm pháp luật môi trường Vi phạm pháp luật môi trường là những hành vi không đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường và gây hại cho môi trường cuộc sống của chúng ta 1.2 Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường Theo điều 6 luật số 72/2020/QH14: Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường : - Vận chuyển, chôn, lấp, đổ thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường - Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường 2 - Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên - Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí - Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường - Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức - Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế - Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan - Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường - Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường - Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên - Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên - Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường 3 - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 1.3 Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường 1.3.1 Vi phạm hành chính 1.3.1.1 Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý thì không phải là tội phạm và theo quy định tại nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị xử phạt hành chính Theo Nghị định số 45/2022, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có: a) Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường; b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường; c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng nghề; đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; e) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; 4 g) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô- dôn; h) Các hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; i) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường; k) Các hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này 1.3.1.2 Các hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường * Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức * Hình thức xử phạt bổ sung a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau 5

Ngày đăng: 24/03/2024, 21:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan