Bài tập phân tích tình huống vi phạm pháp luật

23 0 0
Bài tập phân tích tình huống vi phạm pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm chính thể- Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

Môn học: Lý luận nhà nước và pháp luậtGiảng viên hướng dẫn: Lưu Đức Quang

Nhóm thực hiện: Nhóm 6Lớp: K22413

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

BÀI TẬP 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC 5

1 Học thuyết Macxit 5

2 Thuyết thần quyền 5

3 Thuyết gia trưởng 6

4 Thuyết khế ước xã hội 6

PHẦN 2: LIÊN HỆ VIỆT NAM 8

1 Hình thức chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam 8

2 Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam 9

3 Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9

BÀI TẬP 3: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 11

PHẦN 1: QUAN HỆ PHÁP LUẬT 11

1 Thiếu tá Hoàng Văn Minh - Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không Không quân

2 Ông Hoàng Văn Minh - Gia đình của nữ sinh Hồ Hoàng Anh 11

3 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Phan Rang Tháp Chàm -Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận

4 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phan Rang Tháp Chàm -Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3

5 Ông Hồ Hoàng Hùng - Cơ quan chức năng 13

6 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận - Gia đình nữ sinh 13

7 UBND tỉnh Ninh Thuận - cơ quan chức năng 14

8 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận - Trưởng khoa Hóa sinh- Vi sinh, hai kỹ thuật viên và 3 người khác

9 Cơ quan chức năng - Hoàng Văn Minh 14

Trang 4

10 Huỳnh Thị Kim Hằng và Phạm Văn Võ - Cơ quan điều tra hình

sự khu vực 3

11 Ông Hồ Hoàng Hùng - Một số cán bộ, viên chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

12 Ông Hoàng Văn Minh - Bà Huỳnh Thị Kim Hằng 16

Trang 5

BÀI TẬP 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC + Công cụ sản xuất còn thô sơ + Năng suất lao động thấp

Chưa có tư hữu tài sản

+ Đổi mới nền kinh tế sản xuất + Xuất hiện tư hữu

+ Phân hóa tầng lớp gay gắt

+ Xuất hiện tầng lớp thương nhân và nền thương mại Tất cả những yếu tố trên dẫn tới Nhà nước ra đời - Tích cực: Đã lý giải toàn diện về Nguồn gốc Nhà nước - Tiêu cực: Nhà nước can thiệp quá sâu vào đời sống xã hội

Ví dụ: Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác

-Lê-nin vào thực tiễn nước ta, là kim chỉ nam trong cách mạng Việt Nam và công cuộc xây dựng đất nước.

2 Thuyết thần quyền

- Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.

- Cốt lõi: dựa vào niềm tin (duy tâm)

- Phái quân quyền: Nhà vua (Hoàng đế) có quyền lực tuyệt đối

Trang 6

Ví dụ:

+ Chế độ phong kiến ở một số quốc gia phương Đông + Hệ tư tưởng Nho giáo, Khổng giáo.

- Phái dân quyền: Thượng đế trao quyền lực đó cho nhân dân đề rồi họ ủy thác cho Nhà nước – người đại diện là nhà vua Do đó, nhân dân phải phục tùng nhà vua và ngược lại nhà vua phải chăm lo đến lợi ích nhân dân.

Ví dụ: Tư tưởng Nho giáo về vị minh quân.

- Phái giáo quyền: Thượng đế trao quyền lực cho giáo hội Do đó, giáo hội thống

trị về mặt tinh thần và giao quyền thống trị về mặt thể xác cho Nhà nước (đại diện là nhà vua).

Ví dụ: Chế độ quân chủ phong kiến phương Tây và giáo hội La Mã Ngày nay,

có Thành quốc Vatican là quốc gia còn lại theo phái giáo quyền Thâu tóm mọi quyền lực của đất nước

Kìm hãm sự phát triển trong mọi tư tưởng tiến bộ của nhân dân Luôn đặt mọi quyền lợi của mình lên cao

Nhiều giai cấp thống trị khác nhau

Nơi không có sự công bằng về công lý.

- Tích cực: Quản lý xã hội chặt chẽ thống nhất - Tiêu cực: Tính cưỡng chế, bảo thủ, thiếu dân chủ

3 Thuyết gia trưởng

- Nhà nước là “mô hình” của một gia đình mở rộng và quyền lực nhà nước chính từ quyền gia trưởng được nâng cao lên.

- Cốt lõi: dựa vào tình yêu gia đình

- Tích cực: trật tự thống nhất chặt chẽ, dễ quản lý trong gia tộc - Tiêu cực: áp đặt, bảo thủ, dễ bị tình cảm chi phối

Ví dụ: Trong gia đình các con luôn phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ như

kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, người vợ luôn phải phục tùng chồng vô điều kiện.

4 Thuyết khế ước xã hội

- Nhà nước ra đời thông qua một khế ước được ký kết giữa các thành viên trong xã hội.

- Tích cực:

+ Đánh dấu sự phát triển về nhận thức mới của con người về nguồn gốc nhà nước.

Trang 7

+ Hướng con người tới tự do, dân chủ.

+ Đảm bảo quyền lợi của các cá nhân trong cộng đồng - Tiêu cực:

+ Chưa chỉ ra bản chất giai cấp của nhà nước.

+ Không giải thích được cội nguồn vật chất, yếu tố quyết định từ nền tảng kinh kế -xã hội.

Ví dụ: Hiến pháp chính là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả

các thỏa ước khác của cộng đồng Ngoài ra, doanh nghiệp chính là một trường hợp khác vận dụng tinh thần khế ước Bản điều lệ doanh nghiệp chính là khế ước xã hội giữa những người góp vốn.

5 Thuyết bạo lực

- Quan điểm: vũ lực là cơ sở của sự thống trị, là nguyên nhân sinh ra nhà nước.

- Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ hệ quả của quá trình sử dụng bạo lực của thị tộc

này với thị tộc khác Thị tộc chiến thắng lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) duy trì quyền lực và để nô dịch thị tộc chiến bại.

- Cốt lõi: Nền tảng của sự sợ hãi- Tích cực:

+ Dễ cai trị đất nước, giải quyết được mâu thuẫn xã hội - Tiêu cực:

+ Tổn hại tinh thần của nhiều người, của cải vàng bạc cho việc đầu tư vũ khí + Không có sự tin tưởng, lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân vì sự thần phục bắt đầu từ sợ hãi

Ví dụ: Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp.6 Thuyết tâm lý

- Nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ để lãnh đạo, dẫn dắt trong các cuộc chiến tranh và chinh phục thiên nhiên.

- Tích cực: Trật tự thống nhất chặt chẽ, dễ quản lý - Tiêu cực: Phiến diện, dễ phụ thuộc.

Ví dụ: Ở Triều Tiên, Internet công cộng nhưng chỉ dành cho Chính phủ, công

dân nước ngoài và những người quan trọng

Trang 8

BÀI TẬP 2: MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀNPHẦN 1: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm về hình thức nhà nước

- Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước Nói một cách cụ thể, nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở; phương pháp, cách thức để thực hiện quyền lực nhà nước.

- Như vậy, hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

2 Khái niệm chính thể

- Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.

- Trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, mối quan

hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân thể hiện khác nhau ở các nhà nước khác nhau tùy theo từng dạng chính thể Vì vậy, hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là quân chủ và cộng hòa.

PHẦN 2: LIÊN HỆ VIỆT NAM

1 Hình thức chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Chính thể Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là hình thức chính thể mà tại quốc gia này thông qua nguyên tắc bầu cử theo nhiệm kỳ 05 năm mà nguyên thủ quốc gia và cơ quan lập pháp do bầu cử mà lập ra Công tác bầu cử cần phải đảm bảo các nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín để cử tri bầu ra những người đại diện mình thực hiện quyền lực với cơ quan nhà nước.

- Theo cơ chế này thì Quốc hội là cơ quan đại diện và đứng đầu Nhà nước tối cao, mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia đều phải được thông qua quốc hội Quốc hội đại diện cho nhánh lập pháp, là cơ quan trực tiếp ban hành những văn bản Luật và dưới luật thực hiện chức năng giảm sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trang 9

- Đối với Nhà nước Việt Nam, Hiếp pháp là đạo luật cao nhất có giá trị pháp lý cao nhất Trong bản Hiến pháp sẽ chứa đựng những nội dung, quy định về cách thức tổ chức, thành lập cơ quan nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với đất nước.

+ Trước kia Hiến pháp năm 1959 đã có sửa đối, bổ sung mới: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp Và giúp việc cho Quốc hội chính là Ủy ban thường vụ Quốc hội và các ủy ban hỗ trợ Chủ tịch nước là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước là người do Quốc hội bầu nhưng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.

+ Hiến pháp năm 1980: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, đại diện cho nhân dân, cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

+ Hiến pháp năm 2013: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Quyền lực được phân chia theo “tam quyền phân lập” tức là ba nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp Ba cơ quan này sẽ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện quyền lực, quản lý nhà nước Hội đồng nhà nước không còn tồn tại mà quyền lực được giao cho hai cơ quan là Chủ tịch nước va Ủy ban thường vụ Quốc hội Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước thực hiện các công việc đối ngoại

2 Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.

- Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc

- Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.

Cấu trúc nước ta là một thể thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cùng chung một thể chế chính trị và đặc biệt là dưới sự quản lý của một một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam

3 Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bộ máy nhà nước Việt Nam sẽ có ba loại cơ quan đại diện cho ba nhánh quyền lực: Hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Trang 10

- Cơ quan quyền lực nhà nước đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

+ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống pháp luật nước ta, đại diện cho quyền lực của nhân dân, có quyền lập hiến, quyền lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước + Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực tại địa phương theo ba cấp: tỉnh, huyện và xã Hội đồng nhân dân sẽ trực tiếp nhân dân tại địa phương đó bầu ra theo cơ chế bầu cử, bỏ phiếu theo nhiệm kỳ 05 năm Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

- Cơ quan hành chính nhà nước đại diện cho nhánh quyền lực hành pháp được đứng đầu là chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã.

+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp với nhiệm vụ thống nhất, quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.

+ Ủy ban nhân dân ở các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên - Cơ quan tư pháp đại diện là Tòa án nhân dân các cấp, Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định Đây chính là những cơ quan xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình,…mục đích của những cơ quan này là đảm bảo sự công bằng, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Ngoài ra, còn có cơ quan kiểm sát bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự Nhiệm vụ là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố nhà nước tại các phiên tòa xét xử, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Nhà nước Việt Nam ta là một thế thống nhất các cơ quan từ Trung ương đến địa phương được thiết lập và quản lý trên một hệ thống pháp luật và do một Đảng cầm quyền là Đảng cộng sản Việt Nam Mọi hoạt động, hành vi thực hiện đều phục vụ cho lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân.

Trang 11

BÀI TẬP 3: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

PHẦN 1: QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1 Thiếu tá Hoàng Văn Minh - Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370,Quân chủng Phòng không-Không quân

- Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ - Sự kiện pháp lý:

+ Phát sinh: Khi cán bộ viên chức bắt đầu công tác tại cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước

+ Chấm dứt: Kết thúc thời hạn hoặc tự động chấm dứt hợp đồng làm việc

- Chủ thể: Ông Minh (cán bộ, nhân viên) và Sư đoàn Không quân 370 Quân chủng Phòng không-Không quân (cơ quan)

- Khách thể: trật tự quản lý hành chính - Nội dung:

+ Ông Minh: có nghĩa vụ chấp hành quy định của cấp trên; có quyền được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ + Sư đoàn Không quân 370: có quyền ban hành các quyết định, phân bổ nhiệm vụ xuống cấp dưới; có nghĩa vụ bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của cán bộ dưới quyền.

2 Ông Hoàng Văn Minh - Gia đình của nữ sinh Hồ Hoàng Anh

- Quan hệ pháp luật dân sự - Sự kiện pháp lý:

+ Phát sinh: Ông Minh lái xe va chạm với nữ sinh

+ Thay đổi: Xảy ra thương vong, có thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Chủ thể: Ông Minh (người gây tai nạn) và gia đình nữ sinh H.H.A (nạn nhân) - Khách thể: Trật tự giao thông đường bộ

- Nội dung:

+ Ông Minh: có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân; có quyền tự bào chữa hoặc thuê luật sư bào chữa cho mình tại cơ quan tố tụng.

Trang 12

+ Gia đình H.H.A: có quyền yêu cầu khởi tố người gây tai nạn giao thông, nhận được bồi thường thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần.

- Thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp luật Theo khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại:

“1.Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

3 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Phan Rang Tháp Chàm - Việnkiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận

- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự - Sự kiện pháp lý:

+ Phát sinh: Vụ tai nạn cần sự phối hợp công tác làm việc của 2 cơ quan + Chấm dứt: Hai cơ quan đã hoàn thành nhiệm vụ

- Chủ thể: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Phan Rang Tháp Chàm và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận

- Khách thể: Hiện trường vụ án - Nội dung:

+ Cả 2: đều có nghĩa vụ thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn, cùng phối hợp với cơ quan còn lại dựng lại hiện trường vụ tai nạn.

4 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phan Rang Tháp Chàm - Cơquan điều tra hình sự khu vực 3, Quân chủng Phòng không-Không quân

- Quan hệ pháp luật hình sự - Sự kiện pháp lý:

+ Phát sinh: Chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền điều tra + Chấm dứt: hoàn tất các thủ tục chuyển hồ sơ, tài liệu

- Chủ thể: Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Rang Tháp Chàm và Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3, Quân chủng Phòng không-Không quân

- Khách thể: hồ sơ, phương tiện và tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn - Nội dung:

+ Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Rang Tháp Chàm: có quyền đảm bảo hồ sơ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong việc cung cấp những hồ sơ, tài liệu của vụ án.

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:42

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan