Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mỗi quan hệ giữa vật chất với ýthức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 102.1 Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-*** -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Trường
Mã sinh viên : 2214310121
Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Trang
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Trang 2M Ụ C L Ụ C MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức3
1 Vật chất 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất 4
1.2.1 Phương thức tồn tại của vật chất 4
1.2.2 Hình thức tồn tại của vật chất 4
1.3 Tính thống nhất của thế giới 5
2 Ý thức 5
2.1 Nguồn gốc của ý thức 5
2.2 Bản chất của ý thức 6
2.3 Kết cấu của ý thức 7
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 7
3.1 Vật chất quyết định ý thức 7
3.2 Ý thức tác động trở lại vật chất 8
3.3 Ý nghĩa phương pháp luận 9
II Thực trạng và hướng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 9
1 Thực trạng công cuộc đổi mới ở Việt Nam 9
1.1 Thành tựu 9
1.2 Tồn tại, hạn chế 9
2 Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mỗi quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 10
2.1 Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ giữa biện chứng giữa kinh tế và chính trị 10
2.2 Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4NỘI DUNG
I Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1 Vật chất
1.1 Định nghĩa
Vật chất là phạm trù rất phức tạp và có rất nhiều quan niệm khác nhau về vật chất đứng trên các giác độ khác nhau Nhưng theo Lênin định nghĩa: Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Lênin chỉ rõ rằng, để định nghĩa vật chất, không thể làm theo cách thông thường là quy một khái niệm cần định nghĩa sang một khái niệm khác rộng hơn vì khái niệm vật chất là một khái niệm rộng nhất Để định nghĩa vật chất, Lênin đã đối lập vật chất với ý thức, hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, vất chất tồn tại độc lập đối với cảm giác, với ý thức, còn cảm giác, ý thức phụ thuộc vào vật chất, phản ánh vật chất
Khi định nghĩa:” Vật chất là một phạm trù triết học”, Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là một khái niệm rộng nhất, rộng vô hạn, muốn phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, là kết quả của sự khái quát và trừu tượng, với những dạng vật chất cụ thể, với những “hạt nhỏ” cảm tính Vật chất với tư cách là phạm trù triết học không có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụ được Định nghĩa vật chất như vậy khắc phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật
cũ, đồng nhất vật chất với hình thức biểu hiện cụ thể của nó
Lênin đã cho rằng bản chất vốn nó cú tự cú, khụng do ai sinh ra, không thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại khách quan, khác với quan niệm:” Ý niệm tuyệt đối” của chủ nghĩa duy tâm khách quan” Thượng đế”của tôn giáo “Vật tự nó không thể nắm được” của thuyết không thể biết, vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó Trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát các sự vật, hiện tượng có thật, hiện thực, và do đó các đối tượng vật chất
có thật, hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác và nhờ đó mà ta có thể biết được, nắm bắt được đối tượng này Định nghĩa vật chất của Lênin đó khẳng định được câu trả lời của chủ nghĩa duy vật về cả hai mặt cơ bản của triết học, phân biệt về chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng như thuyết không thể biết
Hơn thế nữa Lênin cũn khẳng định, cảm giác chép lai chụp lại phản ánh vật chất, nhưng vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác Khẳng định như vậy một mặt Lênin muốn nhất mạnh tính thứ nhất của vật chất, vai trò quyết định của nó
Trang 5với ý thức, và mặt khác khẳng định phương pháp và khả năng nhận thức thế giới khách quan của con người Điều này không chỉ phân biệt chủ nghĩa duy vật, với chủ nghĩa duy tâm, với thuyết không thể biết mà còn phân biệt chủ nghĩa duy vật với nhị nguyên luận
Như vậy, chúng ta thấy rằng định nghĩa vật chất của Lênin là một định nghĩa toàn diện và triệt để nó giải đáp được cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phân biệt về nguyên tắc với chủ nghĩa duy tâm, bất khả trị luận, nhị nguyên luận Đồng thời nó cũn khắc phục thiếu sót, siêu hình, hẹp hòi trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ
1.2 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
1.2.1 Phương thức tồn tại của vật chất
Phương thức tồn tại của vật chất là vận động Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất”, "là sự tự vận động của vật chất"
Có năm hình thức cơ bản của vận động: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học, vận động sinh học và vận động xã hội Quan hệ giữa các hình thức vận động: khác nhau về trình độ của vận động, vận động cao trên cơ sở vận động thấp, mỗi sự vật có nhiều hình thức vận động Vận động là tuyệt đối, đứng im
là tương đối
1.2.2 Hình thức tồn tại của vật chất
Hình thức thức tồn tại của vật chất gồm không gian, thời gian và vận động Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính nhất định và tồn tại trong những mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp
và chuyển hóa,…Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là
Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian” Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất vận động
Là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất nên không gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là tính
Trang 6Ngoài ra, không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một chiều tính ba chiều của không gian và một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động
1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới
Cụ thể Tính thống nhất vật chất của thế giới được các nhà triết học hủ nghĩa duy vật biện chứng đưa ra như sau:
Một là trong thế giới chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người
Hai là mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất
Ba là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh
ra và không bị mất đi Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau
2 Ý thức
2.1 Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo
ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan Tóm lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người
Phản ánh là sự tái tạo về đặc điểm dạng vật chất này bởi dạng vật chất khác khi tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng Phản ánh là 1 thuộc tính từ tất cả các dạng vật chất nhưng phản ánh dưới nhiều hình thức như phản ánh sinh học, phản ánh tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh năng động sáng tạo Trong đó, hình thức này sẽ tương ứng quá trình tiến hóa vật chất tự nhiên
Phản ánh về hóa học vật lý là một hình thức thấp nhất và đặc trưng cho vật chất vô sinh Phản ánh đó được thể hiện qua biến đổi về lý, hóa, cơ khi có sự tác động lẫn nhau bởi các dạng vật chất vô sinh Hình thức được phản ánh chưa định hướng lựa chọn mà chỉ mang tính thụ động của vật nhận tác động
Trang 7Discover more
from:
TRI114
Document continues below
Triết học Mác
Lênin
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin
Triết học
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…
Triết học
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…
Triết học
248
Tiểu luận Triết học
Triết học
12
Đề cương Triết 1 CK
-Đề cương Triết 1 CK …
34
Trang 8Phản ánh tâm lý: là sự phản ánh cho động vật đặc trưng đã được phát triển đến trình độ mà có hệ thần kinh trung ương, phản ánh này thể hiện dưới cơ chế phản xạ có điều kiện lên những tác động môi trường sống
Phản ánh ý thức là hình thức để phản ánh năng động và sáng tạo bởi con người
Phản ánh sinh học: là hình thức được phản ánh cao hơn và đặc trưng giới tự nhiên hữu sinh Quá trình phát triển giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiện qua tính kích thích, phản xạ và tính cảm ứng
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
Lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức
Lao động là một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới
tự nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người Trong quá trình lao động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kết cấu, thuộc tính, quy luật vận động, theo đó biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để con người quan sát được Những hiện tượng mà con người quan sát được đó, được thể hiện thông qua hoạt động của các giác quan, có sự tác động vào bộ óc con người Và thông qua bằng bộ não con người sẽ tạo ra khả năng để hình thành những tri thức và ý thức Tóm lại, ý thức được ra đời chủ yếu bởi hoạt động cải tạo thế giới khách quan quan quá trình lao động
Ngôn ngữ chính là cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo
có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động, theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu Mối quan hệ các thành viên đòi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức,… giữa các thành viên của cộng đồng con người
Khi đòi hỏi các nhu cầu trên thì ngôn ngữ được khởi nguồn và phát triển tồn tại trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội Nhờ ngôn ngữ từ đó con người được giao tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của thế
hệ này sang thế hệ khác
2.2 Bản chất của ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn vì vậy mà bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Và chính vì vậy, ý thức sẽ phản ánh thực tế khách quan thế giới của con người
Triết học Mác Lênin 99% (77)
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…
Triết học
20
Trang 9- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Điều đó có nghĩa là những nội dung mà ý thức đều xuất phát từ thực tiễn, những yếu tố xuất hiện trong thực tiễn sẽ là cơ sở để ý thức được hình thành ;
- Sự phán ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn cần
sử dụng mà bắt buộc phải tạo ra những giá trị, phát minh thiết kế hiện đại và hữu ích hơn để đáp ứng cho nhu cầu thực tế của xã hội
- Phản ánh ý thức là sự sáng tạo, vì phản ánh đó bao giớ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất ý thức có tính xã hội
Vậy, bản chất của ý thức chính là sự phản ánh chân thật và đầy đủ nhất của ý thức Hành vi con người cũng chính là yếu tố thể hiện bản chất cúa ý thức Ý thức
là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
2.3 Kết cấu của ý thức
Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức Ở đây chỉ tiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm
ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3.1 Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức
Trang 10Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức
3.2 Ý thức tác động trở lại vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v để thực hiện mục tiêu của mình Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực cúa ý thức Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã
đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung
và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ
có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ