Luật về không gian mạng (cyber law) trong bối cảnh cách mạng 4.0 – một số vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ Luật về không gian mạng (cyber law) trong bối cảnh cách mạng 4.0 – một số vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ
Trang 1
LUAT VẺ KHÔNG GIAN MẠNG (CYBER LAW) TRONG BOI CANH CÁCH MẠNG 4.0 - MOT SO VAN DE PHAP LY VE SO HUU TRI TUE
TS Phan Quốc Nguyên Khoa Luật— ĐHỌGHN 1~ Khái niệm và vai trò của Cyber Law trong bối cảnh cách mạng 4.0 Theo cách hiểu chung nhất, Luật không gian mạng (Cyber law hay Cyberspace Law) bao gồm các quy định pháp lý áp dụng cho Internet và các công nghệ có sử dụng Internet Cyber Law cung cấp sự báo hộ về mặt pháp lý cho những người sử dụng Internet bao gồm cả những doanh nghiệp kinh doanh và cá nhân có liên quan đến việc
sử dụng Internet Do đó, Cyber law còn được gọi là “Luật Internet” và là một trong những chuyên ngành luật mới nhất trong hệ thống pháp lý vì công nghệ liên quan đến Internet đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt.!
Oxford English Dictionary định nghĩa “Cyberspace” là " không gian của thực
tại ảo, là môi trường danh nghĩa để truyền thông điện tử được thực hiện, đặc biệt là
qua Internet.” Từ điển này cũng định nghĩa "Internet" là "mạng máy tính toàn cầu cung cấp nhiều thông tin và phương tiện truyền thông cho người sử dụng và bao gồm sự liên kết các mạng kết nối nhau có sử dụng các giao thức truyền thông được chuẩn hóa và thông tin có sẵn trên mạng này”
Theo một số tài liệu khác, Cyber/Cyberspace law hoặc Internet law con là luật điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng Internet, ở nghĩa hẹp là các quy định pháp lý thường gặp, liên quan chặt chẽ nhưng tách biệt với luật sở hữu trí tuệ
và luật hợp đồng, như quyền truy cập và sử dụng Internet, quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận và quyền tài phán Nói tóm lại, Cyber law có thể được cơi là một phần quan trọng trong tổng thể hệ thống pháp lý có liên quan đến các vấn đề về Internet, thương
mại điện tử, hợp đồng kỹ thuật 36, chứng thư điện tử, không gian mạng cũng như
những vẫn đề pháp lý khác có liên quan trong đó bao gồm những chủ đề chuyên biệt như quyển tự do ngôn luận, bảo vệ đữ liệu, an toàn dữ liệu, giao địch kỹ thuật số, truyền thông điện tử, truy cập và sử dụng Internet và quyền riêng tư trên mạng."
Do vậy, hiểu biết về Cyber law có tầm quan trọng đặc biệt với bất cứ ai sử dụng Internet, khéng chỉ về tội phạm trên mạng mà còn về an ninh mạng
! htflps:/www.upcounsel.com/eyber-law, truy cập 10/11/2017
? Nguyên bản tiếng Anh: "[tJhe space of virtual reality; the notional environment within which electronic communication (esp via the Internet) occurs.”, http://www.oed.com/view/Entry/240849?redirectedFrom-cyberspaceHfeid
“Nguyên bản tiếng Anh: "the global
computer network (which evolved out of ARPAnet) providing a variety of
information and communication facilities to its users, and consisting of a loose
confederation of interconnected networks which use standardized communica tion protocols; (also) the
information available on this network” http://www.ced.com/view/Entry/2484 1 1?rskeyo3 TNIC &cresut%20-
p 10/11/2017
“hittps://expertcyberlawyer.com/ nd-importance-of- #xuy cập 11/11/2017
Trang 2Hành vi phạm tội trên mạng thường được phân làm ba loại như sau:
- Tội phạm chống lại con người Khi các tội phạm chống lại con người được thực hiện trên mạng, chúng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người, đặc biệt là các tội quấy rối tình đục, bám đuôi qua mạng, phát tán phim ảnh khiêu dâm trẻ em, giả mạo địa chỉ IP, gian lận thẻ tín dụng, buôn bán người, ăn cắp mã số thẻ, chứng minh thư, vu khống, phỉ báng người khác trên mạng
- Tội phạm về tài sản Các vi phạm về tài sản trên mạng thường xây ra đối với máy tính và máy chủ bao gồm việc tấn công hệ điều hành DDOS, chỉnh sửa phần mềm, phần cứng với đụng ý xấu, phát tán virus, quảng cáo làm phiền, phá hoại máy tính và vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ
- Tội phạm chống lại Chính phủ Khi tội phạm trên mạng được thực hiện để chống lại Chính phủ sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia và sẽ là một hành vi như chiến tranh, bao gồm việc chỉnh sửa phần mềm, phần cứng các trang web của Chính phủ với dụng ý xấu, truy cập các thông tin bảo mật, thúc đấy gây ra chiến tranh trên mạng, khủng bố trên mạng và cài đặt các phần mềm ăn cắp thông tin
Hiểu về an ninh mạng thì các cá nhân và tổ chức mới có thể tự mình bảo vệ trước tội phạm trên mạng vì luật về an ninh mạng hướng tới giải quyết các vấn đề yếu
kém của máy tính và mạng thông tin Trên thực tế, luật về an ninh mạng tập trung
hướng dẫn cho những người có khả năng bị thương tôn đo tội phạm trên mạng đem lại
bao gồm cả cá nhân, tổ chức hay chính phủ Luật về an ninh mạng còn bảo đảm và làm
cải thiện sự truyền tải thông tin, đữ liệu trên Internet một cách an toàn
Theo cách hiểu về Cyber Law trên đây thì Việt Nam chưa có một luật riêng rẽ
về không gian mạng và Internet Các quy định pháp lý có liên quan đến Cyber law di bước đầu được ghi nhận trong Luật Công nghệ thông tin năm 20061 và Luật Giao dịch Điện tử năm 20057 Hiện dự thảo Luật An ninh Mạng đang được Bộ Công An dua ra xin ý kiến góp ý
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, các chính phủ, doanh nghiệp thường cho nhân viên đi đào tạo về an ninh mạng, tuyển dụng những người có chứng chỉ về an ninh mạng để phòng ngừa và nâng cao nhận thức về các nguy cơ an nình trong tương lai Tăng cường nhận thức về Cyber law đã trở thành mục tiêu ưu tiên của các chính phủ và cơ quan có liên quan về Cyber law Tội phạm trên mạng càng tăng 1én trong thoi dai 4.0 thi Cyber law cang trở nên quan trọng Để chống lại tội phạm trên mạng trong ký nguyên 4.0, Cyber law được phát triển theo xu thế sau:
« Quy định pháp lý mới ngày cảng được tăng thêm và chặt chẽ hơn
+ Củng cố lại các quy định hiện hành
' Luat Céng nghé thông tin của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày
29 tháng 6 năm 2006,
? Luật Giao dịch Điện tử của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
51/2005/QH11 ngày 29 thang 11 nam 2005
150
Trang 35 Tăng cường nhận thức về các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư
» Điện toán đám mây
« Tiền ảo có thể gây tác hại, phạm tội như thế nào
s Sử dụng phân tích dữ liệu.!
Do nội hàm của Cyber law quá rộng, phần sau đây chỉ đề cập một số vấn đề về pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ trong bối cảnh cách mạng 4.0 nhằm làm tăng cường nhận thức qua đó mong muốn các nhà làm luật có thê sửa đổi, bổ sung hoặc đưa
ra các quy định pháp lý mới hoàn thiện hơn nữa pháp luật về không gian mạng cũng như pháp luật về sở hữu trí tuệ
H - Cyber Law và sở hữu trí tuệ
Một phần quan trọng trong các quy định pháp lý của Cyber law là sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với các đối tượng quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ như sáng
chế, tác phẩm văn học-nghệ thuật, âm nhạc hiện đã và đang được số hóa phát tán
trên mang Internet
Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thường liên quan đến Cyber law có thể được liệt kê như sau:
- Quyền tác giả Đây là một trong những đạng chính của Cyber law liên quan đến sở hữu trí tuệ Pháp luật về quyền tác giá cung cấp sự bảo vệ pháp lý cho bất cứ đỗi tượng quyền tác giá nào được lan truyền trên mạng Internet bao gồm sách, bài báo,
tác phẩm âm nhạc, phim, ảnh, blog, v.v
- Bằng sáng chế Bằng sáng chế thông thường được sử dụng để báo vệ các sáng chế Các bằng sáng chế này được sử dụng và bảo vệ tài sản trí tuệ trên Internet với hai
lý do: Bằng sáng chế có thể được cấp cho phần mềm máy tính mới và bằng sáng chế được cấp cho các phương pháp kinh doanh online mới
- Nhãn hiệu Nhãn hiệu thường được sử dụng để gắn lên sản phâm/dịch vụ đưa
trên mạng, trên trang web cũng như sản phâm/dịch vụ ngoài đời thực
- Bí mật thương mại Pháp luật về bí mật thương mại được sử dụng để bảo vệ các dạng tải sản trí tuệ khác nhau như công thức, phương pháp, quy trình, v.v Các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng muốn sử dụng pháp luật về bí mật thương mại dé bảo vệ bí mật thương mại của mình vì nhiều lý đo nhưng không thể ngăn cần việc sử dụng kỹ thuật ngược để phân tích các tài sản trí tuệ này
Với sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ thông tin, việc báo hộ quyển sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng Phần lớn các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như các sáng chế, tác phẩm văn học - nghệ thuật, tài
liện khoa học - kỹ thuật, chương trình máy tính, cơ sở đữ liện, nhãn hiệu, bí mật
thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế kiểu đáng công nghiệp, v.v đều có thê được truyền tai dé dàng qua Internet và các mạng mở khác
Am
_hữps:/www.upcounselcor er-law, truy cập 10/11/2017
Trang 4Ngoài ra, trong bối cảnh cách mạng 4.0, do có sự phát triể enc a Internet, cd
u đối trong mang đặc tính chỉ dẫn thương mại mà khi sử Am
khá nhi
đột quy
các tranh chấp liên quan đến chỉ dẫn thương mại là tranh chấp giữa tên miền (là tên
ø có thể xung
18 CÓ thể xung
á
t n với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ Thông thường
au
ề
được sử đụng để định đanh các địa chỉ trên Internet) với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, v.v
Vấn đề tranh chấp nảy sinh khi có người sử dụng, vận hành trang web có tên miền nhưng lại không phải là người sở hữu tên miền hoặc chỉ dẫn thương mại là nhãn hiệu tương tự tên miền Hiện nay tại Việt Nam, tên miền không được coi là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nên tên miền ““.vn” không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ!, quy định này được thể hiện xuyên suốt từ Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 Trên thực tế, có nhiều người trục lợi bằng cách đăng ký nhiều tên miền một lúc do chỉ phí đăng ký rẻ và hy vọng một ngày nào đó có thể thu được tiền bán những tên miền này cho những người sở hữu nhãn biệu tương tự Cụ thể, với chỉ phí đăng ký khá rẻ và thủ tục đơn giản, cấp phát theo nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước”, số lượng tên miền quốc gia Việt Nam VN được đăng ký mới hàng tháng lên tới trên 8000 tên miền như hiện nay dẫn đến các vụ việc tranh chấp về tên miền do có
sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu
sẽ ngày càng xáy ra nhiều hơn và là xu thé tat yếu trong quá trình phát triển” Các vụ việc như sự sơ suất không đăng ký tên miền quốc gia vn, tên miền ebay.com.vn của Công ty Ebay Ine có trụ sở tại Hoa Kỳ đã dẫn đến việc tên miền này đã được trao cho Công ty TNHH Mộc Mỹ (sau này đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại và Dịch
vu A 16); do Tap doan IBM chậm chân, tên miền ibm.com.vn bị đăng ký trước bởi ông
Lý Gia Khang; đo Tập đoàn Toyota chưa kịp đăng ký nên các tên miền toyota.vn, camry.vn, innova.vn đã bị Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Kim Long đăng ký trước, dẫn đến các tranh chấp chưa có hồi kết giữa người đăng ký tên miễn trước và bên sử dụng, đăng ký nhãn hiệu trước
Trên thực tế, các vấn đề tranh chấp tên miền phải giải quyết bằng thương lượng
hòa giải, thông qua Trọng tài hoặc khởi kiện tại Tòa án Như trên đã nói, tên miền
không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ nên nhiều Tổ chức quản lý tên miền cấp cao (gTLD) và Tổ chức quản lý tên miền quốc gia (eeLTD) đã lựa chọn cách thức xử lý theo Chính sách Giải quyết Tranh chấp Tên miền Thống nhất (RUDNRP) của Tổ chức quân lý Tên miền và Số hiệu Mạng Thế giới (CANN) thông qua Tê chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) theo các nguyên tắc: Điều chỉnh bằng biện pháp trọng tài, hòa giải dựa trên các quy định về trọng tài thương mại; cơ quan
' Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006, sửa đổi năm 2009
? Có nên coi tên miền trùng với nhãn hiệu là vi phạm sở hữu trí tuệ hay không9, http:/motthegioi.vn/khoa-hoc- cong-nghe-c-68/luat-cong-nghe-thong-tin-phai-phu-hop-voi-xu-huong-phat-trien-40-69504.html, truy cập 11/11/2017
152
Trang 5quản lý (Registry) không tham gia và quá trình giải quyết tranh chấp mà chỉ cung cấp thông tin cho các bên liên quan; tên miền được cơ quan quản lý chuyển giao hoặc hủy
bỏ theo quyết định của cơ quan giải quyết vụ việc tranh chấp”
Ví dụ, các cơ quan quản lý cấp phát tên miền của một số nước (như Canada và Singapore) sẽ không tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp cũng như không tuân theo kết quả xử lý tranh tên miền của một đơn vị hành chính khác Canada thành lập hai trung tâm để giải quyết tranh chấp tên miền, viết tắt là BCICAC va Resolution Canada Ine Còn Singapore ủy quyền cho Hội đồng hòa giải Singapore, Trung tâm Trọng tài Singapore để giải quyết Một số quốc gia khác như Cô-lôm-bi-a, Áo, Lát-vi-
a, Ác-hen-ti-na, An-ba-ni chưa có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng biệt thì áp dụng nguyên tắc đăng ký tên miền “Ai đăng ký trước, được xét cấp phát trước” Khi có tranh chấp tên miền, các bên phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hoặc thông qua một thoả thuận đưa tranh chấp này ra giải quyết tại trọng tài Tuy nhiên, toà án và trọng tài đều không có quy định riêng áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tên miền, luật áp dụng giải quyết các tranh chấp là các quy định áp dụng cho nhãn hiệu (Áo), quy định trong các Hiệp ước, hoặc trong các bộ luật dân sự hoặc bộ luật hình sự (Cô-lôm-bi-a), v.v Bên cạnh đó, việc không có một chính sách giải quyết tên miền cũng như một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt là một điều
bắt lợi rất lớn đối với các chủ sở hữu tên miền hợp pháp, gây tốn kém và kéo dài việc
giải quyết tranh chấp Hệ quả của tình trạng này tất yếu dẫn đến việc các tranh chấp sẽ không được giải quyết một cách hiệu quá, không đám báo được các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tên miền”
Việc xử lý tranh chấp tên miễn với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng có nhiều điểm còn bất cập Theo Điều 130, khoản d, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi sau đây
bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh: “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dung hoặc sử dụng tên miễn trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với nhấn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyên sử dụng
nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tin, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dân địa Jÿ tương ứng” Tuy nhiên, trên thực tế,
nhiều nhãn hiệu khi chuyển sang đạng text có thể trùng nhau trong khi tên miền chỉ có
thê là duy nhất do đặc trưng kỹ thuật trên mạng Internet Ví dụ, Nhãn hiệu “Kinh đô”
có thê được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các loại hình bảo hộ khác nhau dựa vào
đặc thù loại hình kinh doanh của họ (Bánh kẹo, xây dựng, khách sạn, giáo dục qua
mạng) Khi chuyển sang tên miền tương ứng thì chỉ có duy nhất dãy ký tự KINHDO được đăng ký trong tên miền, ví đụ như kinhdo.vn, Một chủ thể Kinh đô bánh kẹo
' Giải quyết xung đột giữa tên miễn và thương hiệu theo Pháp luật Việt Nam, http://dangkysohuutritue.vn/gial- quyet-xung-dot-giva-ten-mien-va-thuong-hieu-theo-phap-luat-viet-nam-58-a8ia.html, truy cp 11/11/2017
2
hitp://motthegicl vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/luat-cong-nghe-thong-tin
trien-40-69504 html, truy cập 11/11/2017 -phal-phu-hop-vot-xu-huong-phat-
Trang 6đăng ký sử dụng tên miền kinhdo.vn thì có được coi là chiếm giữ tên miền của công ty
h đô kinh doanh xây dựng hay giáo dục trên mạng hay không? Ai chiêm giữ tên miền của ai và làm ảnh hưởng đến chủ thể nào? Trong trường hợp này không thê gắn
việc đăng ký tên miền với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chưa kể đến một số
tên miền được đăng ký trước khi nhãn hiệu được bảo hộ
Nhiều vấn để mới liên quan tới tên miền; tính năng liên kết, dẫn chiếu giữa các
tài liệu trên môi trường kết nối mạng, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng,
v.v khiến cho các quy định về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước đây không còn phù hợp trong bối cảnh cách mạng 4.0 Thực tế cho thấy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng Internet không phải là đễ dàng Có rất nhiều ví dụ cho thấy việc lan truyền tự đo các bộ phim hoặc bản nhạc ăn cắp trên mạng là rất khó ngăn chặn và quản
lý Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần sử dụng Internet một cách hiệu quả bằng những chiến lược hữu hiệu để báo vệ tài sản trí tuệ của mình và Chính phủ cần đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, tố chức báo vệ quyền chính đáng của
mình Việc bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ là việc cần thiết
trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ trên mạng
IH ~ Đề xuất phương hướng hoàn thiện và kết luận
Để có thể bảo hộ tốt các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh cách mạng 4.0, pháp luật về Cyber law cũng nhưng pháp luật về sở hữu trí tuệ cần được điều chỉnh theo các hướng như sau:
- Thứ nhất, ngoài việc bảo hộ đưới đạng quyền tác giả, cần có thêm những quy định pháp lý mới bảo hộ chương trình máy tính dưới dạng bằng độc quyền sáng chế Pháp luật về sở hữu trí tuệ cần chỉ rõ các điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chương trình máy tính và các nghĩa vụ của chủ sở hữu có liên quan, đưa ra các giới hạn, ngoại lệ đối với các quyền và nghĩa vụ trong việc bảo hộ chương trình máy tính đưới dạng bằng độc quyền sáng chế để từ đó hình thành nên cơ chế xử lý vi phạm một cách hợp lý
- Thứ hai, đưa ra cơ chế báo hộ trong pháp luật về sở hữu trí tuệ và Cyber law các đạng tài sản trí tuệ khác nhau liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin Thực
tế, nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có thể được biểu hiện dưới đạng các ứng dụng công nghệ thông tin khác nhau như tên miền, giao điện website, từ khóa sử đụng
để tìm kiểm thông tin và các ứng dụng công nghệ thông tin khác Hiện pháp luật chưa
có các quy định cụ thể về cơ chế bảo hộ Ví dụ như website có thể được coi là hình thức biểu hiện của một tác phẩm nghệ thuật và bảo hộ đưới đạng quyền tác giả? Tên miễn có thể được hưởng các cơ chế bảo hộ như nhãn hiệu được không?
- Thứ ba, Internet và các mạng mở khác là môi trường lý tưởng cho việc trao
đổi, chia sẻ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Một tác phẩm văn học có thể nhanh chóng bị phát tán trên Internet; các bí mật kinh doanh được lưu trên máy tính
một công ty có thể bị tiết lộ ra bên ngoài qua kết nối Internet; một bản nhạc mới được
154
Trang 7phát hành, nến đưa lên mạng thì ai cũng có thể tải về sử dụng Môi trường mới tác động đến các quyền và nghĩa vụ liên quan tới mọi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Vì vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ phải hình thành các quy định thêm về giới hạn, ngoại lệ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho phủ hợp
- Thứ tư, gia nhập và ký kết các Điều ước quốc tế có liên quan để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về Cyber law và pháp luật về sở hữu trí tuệ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có những nghiên cứu sâu về tác động của môi trường số hoá đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Năm 1996, WIPO đã thông qua hai hiệp định là Hiệp định về Quyền tác giả và Hiệp định về Tín hiệu ghi âm và biểu diễn, cùng
có đủ thành viên tham gia và bắt đầu có hiệu lực trong năm 2002 Các hiệp định này
có điều chỉnh những vấn để mới nảy sinh trong môi trường Internet Nhiều quốc gia đã chuyển tải các quy định của WIPO vào pháp luật quốc gia như Mỹ, Liên minh châu
Âu, Canađa Các nhà làm luật Việt Nam cần nghiên cứu và nếu phù hợp có thé đề xuất gia nhập, ký kết các công ước quốc tế có liên quan đến việc bảo hộ các tài sản trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số, Internet
- Thứ năm, việc đưa ra một bộ luật chuyên biệt về không gian mạng nhằm giảm
thiểu tối đa các rủi ro từ hoạt động kinh doanh trên mạng, đảm bảo an ninh mạng có thể là một hướng các nhà làm luật cần nghiên cứu trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa Cyber law
Trong bối cảnh cách mạng 4.0, hiểu biết về Cyber law có tầm quan trọng đặc biệt với bất cứ ai sử dụng Internet và hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan về Internet, về sở hữu trí tuệ là điều rất cần thiết Để có thể tăng cường nhận thức và nâng cao hiểu biết về Cyber law, các cơ quan, tổ chức có liên quan cần phái có các chiến
lược cụ thể, đặc biệt là chiến lược trong việc tạo ra một hệ sinh thái phù hợp chéng lai
các hành vi phạm tội trên mạng: tạo ra được những khuôn khô pháp lý và cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn kỹ thuật vừa mang tính mở để hỗ trợ việc phát triển công nghệ, tăng trưởng kinh tế vừa đâm bảo an ninh mạng; thúc đây giáo đục và đào tạo; hỗ trợ thông tin, v.v Chính phủ sẽ trở thành một Chính phủ Kiến tạo đựa trên sự Quân lý Điện tử
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 _ Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chú nghĩa Việt
Nam sô 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 nam 2006
2 Luật Giao dịch Điện tử của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chú
nghĩa Việt Nam sô 51/2005/QHI11 ngay 29 thang 11 nam 2005
3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006, sửa đổi năm 2009,
4 Krsten E Elehensehr, Visiting Assistant Professor, UCLA School of Law
(2015), The Cyber-Law of Nations, The Georgetown Law Journal, Vol 103,
trang 317-379
Trang 810
Layli (017), Studies of Cyber Law in Indonesia and ASEAN Countries,
www researchgate net, 03/2017
Có nên coi tên miền trùng với nhãn hiệu là vi phạm sở hữu trí tuệ hay không?,
http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/luat-cong-nghe-thong-tin-phai- phu-hop-voi-xu-huong-phat-trien-40-69504 html, truy cập 11/11/2017
Giải quyết xung đột giữa tên miền và thương hiệu theo Pháp luật Việt Nam, http://dangkysohuutritue.vn/giai-quyet-xung-dot-giua-ten-mien-va-thuong-hieu- theo-phap-luat-viet-nam-58-a8ia.html], truy cập 11/11/2017
Oxford English Dictionary, http://www.oed.com, truy cap 11/11/2017
https://www.upcounsel.com/cyber-law, truy cap 10/11/2017
https://expertcyberlawyer.com/meaning-of-cyber-law-and-importance-of-cyber- law/, truy cập 11/11/2017
156