1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cách mạng công nghiệp 4 0 và những vấn Đề Đặt ra Đối với việc cải cách pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Tác giả Nguyễn Bích Thảo
Trường học Dai hoc Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài viết
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Trang 1

CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA ĐĨI VỚI VIỆC CẢI CÁCH PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

TS Nguyễn Bích Thảo

Khoa Luật - Dai hoc Quốc gia Hà Nội

I Tổng quan về cách mạng cơng nghiệp 4.0và pháp luật sở hữu trí tuệ Cách mạng cơng nghiệp 4.0, với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hĩa và cơng nghệ thơng tin,đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất tồn cầu Làn sĩng cơng nghệ mới này diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.!Cách mạng 4.0 là sự tích hợp giữa các cơng nghệ mới và sự tương tác của

chúng trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học khiến cuộc cách mạng này về cơ

bán khác với những cuộc cách mạng trước đĩ Những yếu tế cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng 4.0 là: Trí tiệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IòT) và đữ liệu lớn (Big Data) Trén lĩnh vực cơng nghệ sinh học, cách mạng cơng nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nơng nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ mơi trường Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu và cơng nghệ nano Các cơng

nghệ nền tảng của cách mạng 4.0 như trí tuệ nhân tạo và Internet kết nối vạn vật đều

dẫn đến việc tạo ra một khối lượng đữ liệu khổng lồ Dữ liệu và kỹ thuật phân tích đữ

liệu đĩng vai trị ngày càng quan trọng với tư cách là một nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của đoanh nghiệp ngày nay, đồng thời đưa đến sự xuất hiện rất nhiều mơ hình kinh doanh mới tận dụng lợi thế của cơng nghệ thơng tin và dữ liệu lớn

Những thay đổi đột phá về khoa học và cơng nghệ trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mơ hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, trong đĩ cĩ pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) Pháp luật SHTT điều chính việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT đối

với các thành quả của hoạt động sáng tạo và các chỉ dẫn thương mại Quyền SHTT bao

gồm ba lĩnh vực: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu cơng nghiệp (quyền đối với sáng chế, kiểu đáng cơng nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán đẫn, quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh); quyền đối với giống cây trồng Do pháp luật SHTT

bảo hộ các thành quả sáng tạo của lao động trí tuệ, nên đây là lĩnh vực chịu sự tác động

mạnh mẽ của tiễn bộ khoa học, cơng nghệ Với các cơng nghệ mới mang tính đột phá, cách mạng 4.0 đang đặt ra nhiều vân đề pháp lý mới liên quan đến bảo hộ quyền SHTT đời hỏi phải cĩ sự nghiên cứu để đưa ra giải pháp điều chỉnh bằng pháp luật cho phù

Trang 2

hợp, nhằm đáp ứng mục tiêu khuyến khích sự đ

1 tr 7 R

bảo đảm cân băng giữa bao dam can bang giu

¡ mới sáng tạo không ngừng, đồng thời

Bài viết này để cập một số lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng lớn đến pháp luật SHTT, đặc biệt là pháp luật về sáng chế, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0,

đó là: trí tuệ nhân tao (AD, Internet kết nỗi vạn vật (IoT)và công nghệ in 3D

II Trí tuệ nhân tạo và một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật SHTT

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AT) được nhận định sẽ hiện điện khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội Trí tuệ nhân tạođược định nghĩa là một ngành của khoa bọc máy tính, bao gồm các cơ sở lý thuyết và việc lập trình xây dựng các hệ thống máy tính có thé thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí thông minh của con người như nhận thức thị giác, nhận dạng giọng nói, ra quyết định và dịch giữa các ngôn ngữ Công nghệ AI đang được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống cũng như trong hoạt động kinh doanh, chang han nhuxe 6 16 tự lái, vũ khí tự động, máy chẳn

đoán chữa bệnh, máy phân tích triệu chứng bệnh, robot tư vấn đầu tư, phần mềm dich

từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phần mềm nhận điện khuôn mặt, máy trả lời điện thoại tự động Tại Nhật Bản, gần đây AI đã được dùng để kiểm soát các giao địch trên sàn chứng khoán.”

Trí tuệ nhân tạo đang hiện hữu ở mọi mặt trong cuộc sống, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam Thực tế tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện từ lâu và đã

có một số ứng đụng như nhận dạng chữ tiếng Việt, bộ dịch máy, hộp thư email tự động

phân loại thư điện tử vào các nhóm như spam, thư quan trọng hoặc điện thoại thông

minh trong đó có rất nhiều ứng dụng của trí tuệ nhân tạo như: phần mềm nhận đạng

giọng nói, phần mềm nhận diện khuôn mặt khi chụp ảnh, trợ lý ảo Siri Irong đời

sống hàng ngày, hệ thống điều khiển giao thông thông minh tại thành phế Hồ Chí Minh, y tế thông mình, phòng chống gian lận, tiết kiệm năng lượng, đều là những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.” Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đây mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng đụng công nghệ trí tuệ nhân tạo Ngoài FPT, FPT.AI, Viettel đang xúc tiễn những nghiên cứu và cho ra đời những giải pháp chính phủ điện tử, quản lýgiáo dục (SMAS), quân lý và đôn đốc bán hàng cho chuỗi phân phối (DMS.One), hệ thống công tơ điện tử một pha hộ gia đình (SMMS.One), hệ thống văn phòng điện tử (Voffice), Tổ hợp giáo dục trực tuyến lớn nhất Việt Nam Topica cũng khởi động dự

an Topica AI Lab với mong muốn đưa những ý tưởng phát triển sản phâm ứng dụng trí

tuệ nhân tạo thực sự đi vào đời sống.*

'Shlomit Yanisky Ravid & Xiaogiong (Jackie) Liu, When Artificial Intelligence Systems Produce Inventions: The 3A Era and an Alternative Model for Patent Law, Cardozo Law Review, forthcoming 2017, p 5, https://ssrn.com/abstract=293 1828

?ICTNews, Giám đốc công nghệ FPT: Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo thêm nhiều việc mới cho con người, 10/12/2017, http://ictnews.vn/entt/cach-mang-40/giam-doc-cong-nghe-fpt-tri-tue-nhan-tao-se-tao-them-nhieu-viec-moi-cho- con-nguoi-162095.ict

3 TechTalk, Việt Nam trong làn sóng trí tuệ nhân tạo, 18/7/2017, https://techtalk.vn/viet-nam-trong-lan-song-tri- tue-nhan-tao.html

“TechTalk, nhu trên

Trang 3

Các hệ thống AI bậc cao đang thay thế và đôi khi gớp phần cải thiện hoạt động

và chức năng của con người trong việc tạo ra các sản phẩm trí tuệ AI hiện nay có thể

viết báo, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc, lập trình phần mềm, tạo ra các hệ thống AT

khác, và thậm chí đã phát triển đến mức có thể sáng tạo ra các giải pháp kỹ thuật mà con người chưa từng biết đến để giải quyết các vấn để kỹ thuật Các giải pháp kỹ thuật

có liên quan đến AI, trong đó có giải pháp do AI tạo ra, đang ngày càng tăng lên Theo thống kê của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), trong 5 năm qua, số bằng độc quyên sáng chế do cấp cho các sáng chế thuộc nhóm 706, tức là các hệ thống

xử lý đữ liệu trí tuệ nhân tạo, đã tăng vọt toi 500%.’ Trén thé giới, số đơn đăng ký

sáng chế và bằng độc quyền sáng chế được cấp cho các sáng chế có liên quan đến trí tuệ nhân tạo cũng đang có chiều hướng gia tăng mạnh

Khả năng sáng tạo của Alđặt ra hai vấn đề mà pháp luật SHTTT hiện nay chưa

dự liệu:

Vấn đề thứ nhất: nếu các sản phẩm trí tuệ như tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, phần mềm, các giải pháp kỹ thuật do AI tao ra đáp ứng được các điều kiện

báo hộ quyền SHTT theo luật định, thì các đối tượng đó có thể được bảo hộ quyền SHTT hay không? Nếu có, ai sẽ được công nhận là tác giả, ai sẽ là chủ thể năm giữ các quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc nội dung của quyền SHTT?

Vấn đề thứ hai: nếu AIsáng tạo ra hay thực hiện một giải pháp kỹ thuật mà giải pháp này đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, tức là hoạt động của AI có khả năng xâm phạm quyền SHTT của người khác, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm phạm? Việc xác định hành vi xâm phạm và chủ thể xâm phạm quyền trong bối cảnh

AI ngày cảng phát triển thông minh hơn đang đặt ra thách thức mới đối với pháp luật

về sáng chế

Và vấn đề thứ nhất, để trả lời cho câu hỏi các đối tượng sáng tạo do AI tạo ra có thể được báo hộ quyền SHTT hay không và xác định tr cách chủ thể quyền SHTT như thế nào, chúng ta cần quay trở lại ban chất, mục tiêu của pháp luật SHTT và bản chất hoạt động sáng tạo của AI,

Bản chất của hệ thống pháp luật về SHTT là việc Nhà nước trao độc quyền cho

các nhà sáng tạo đối với các thành quả trí tuệ của họ (tác phẩm văn học, nghệ thuật,

khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp v.v ) trong một thời gian hạn định, nghĩa

là họ có quyền ngăn cấm người khác sao chép, sử dụng, khai thác thành quả sáng tao của mình mà không xin phép, và Nhà nước bảo vệ khi có hành vi xâm phạm độc quyền đó theo các cơ chế khác nhau “Độc quyền” là sự “trao thưởng” của toàn xã hội

mà đại điện là Nhà nước cho công sức, vốn đầu tr mà các chủ thể quyền SHTT đã bỏ

ra để nghiên cứu, sáng tạo Tuy nhiên, độc quyền này không tồn tại vĩnh viễn Sau khi hết thời hạn báo hộ quyền SHTT - tức là một khoảng thời gian đủ để chủ thể quyền

aradigms, Ky yêu

Trang 4

đắp xứng đáng vến, công sức bỏ ra, công chúng

thành quả sáng tạo đã có để tiếp tục cải tiễn, nâng cấp, sáng tạo ra các đối tượng mới, nhờ đó không ngừng thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và văn học, nghệ thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống của cơn người, đem lại lợi ích cho toàn xã hội

Theo các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, AI có các đặc tính cơ ban sau day: (1)

tính sáng tạo, (2) tính không thể dự đoán trước, (3) tính độc lập, tự chủ trong hoạt

động, không có sự can thiệp của con người; (4) tinh hop ly; (5) khả năng tự học tập và không ngừng cải tiễn, phát triển thông qua sự tương tác với môi trường; (6) khả năng thu thập đữ liệu và truyền đạt, (7) tính hiệu quả, chính xác, và (8) khả năng tự do sử đụng các phương án thay thế.! Như vậy, AI có thể hoàn toàn độc lập tạo ra các đối tượng sáng tạo, hoặc có thé kết hợp với con người

Việc bảo hệ quyền SHTT cho các đối tượng sáng tạo do AI độc lập tạo ra liệu

có góp phần đạt được mục tiêu khuyến khích sáng tạo của pháp luật SHTT?

Ở đây cần có sự phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp (đặc biệt là quyền đối với sáng chế) Quyền tác giả - đúng như tên gọi của nó, nhẫn mạnh yếu tố cá nhân người sáng tạo Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện đấu

ấn cá nhân đậm nét của tác giả, được coi là đứa con tỉnh thần của tác giả, góp phần tạo nên nhân cách của người sáng tạo (theo học thuyết về nhân cách — personhood theory - một trong các học thuyết cơ bản lý giải vì sao phải bảo hộ quyền SHTT) Sự ghi nhận của xã hội về mặt tinh thần đối với tác giả (công nhận tác giá có các quyền nhân thân như quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút đanh trên tác phẩm, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm) là một trong những động lực mạnh mẽ khuyến khích tác giả tiếp tục sáng tạo, bên cạnh động lực về kinh tế, về vật chất Do đó, nói đến quyền tác giả, quyền nhân thân và quyền tài sản đều được coi trọng Nếu như tác phẩm không phải do một cá nhân sáng tạo ra, mà là trí tuệ nhân tạo sáng tác, thì cũng không có nhu cầu bảo hộ quyền tác giả cho tác phâm ấy, bởi AI sáng tác một cách tự động, không cần có sự

khuyến khích

Tuy nhiên, lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp lại có đặc điểm khác Nếu như quyền tác giả đề cao khía cạnh nhân thân, thì quyền sở hữu công nghiệp nhắn mạnh khía cạnh tài sản, đến tính chất độc quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp Trên thực tế, chủ thể nào năm giữ bằng độc quyền sáng chế mà sáng chế đó có ý nghĩa quan

trọng trong một ngành, lĩnh vực, thì sẽ có lợi thế rất lớn trên thương trường, có thể nắm vị thế thống lĩnh thị trường Nếu sáng chế có giá trị lớn đỗi với xã hội, xã hội có nhu cầu được tiếp cận sớm và khai thác, sử dụng sáng chế đó Xuất phát từ mục tiêu

khuyến khích sáng tạo, nhà nước thiết lập hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế cho các giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công

'Shlomit Yanisky Ravid & Xiaogiong (Jackie) Liu, Tldd, pp 11-15

Trang 5

nghiệp, để vừa ghi nhận công sức lao động trí tuệ, tài năng của cá nhân nhà sáng chế (quyền nhân thân) vừa trao độc quyền về tài sản trong một khoảng thời gian nhất định

cho chủ sở hữu sáng chế; đổi lại, xã hội được hưởng lợi từ việc sáng chế sớm được bộc

lộ công khai và đưa vào khai thác, sử dụng

Vì vậy, kế cả trong trường hợp sáng chế không phải do con người trực tiếp tạo

ra mà là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, thì nhu cầu bảo hộ sáng chế đó vẫn phát sinh, nhằm khuyến khích việc bộc lộ công khai sáng chế, khai thác sáng chế, và khuyến khích hoạt động đầu tư nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo Khi đó, việc xác định ai

là tác giả sáng chế (được hưởng các quyền nhân thân) không còn quan trọng bằng việc xác định ai có quyền đăng ký sáng chế, ai là chủ sở hữu sáng chế

Đối với sáng chế đo AI tạo ra, có thể thấy bản thân AI không có nhu cầu ghi nhận mình là tác giả sáng chế và hưởng quyển nhân thân, cũng không có nhu cầu hưởng các độc quyền về tài sản Dù có hay không được hưởng các lợi ích này, AI vẫn sáng tạo một cách hoàn toàn tự động Tuy nhiên, cũng không hợp lý nếu ghi nhận con người là tác giá sáng chế Như trên đã phân tích, AI có khả năng độc lập tạo ra các sáng chế màthậm chí không cần boặc có rất ít sự tác động, can thiệp của con người vào quá trình sáng tạo Do vậy, việc công nhận tư cách tác giả sáng chế cho một con người cụ thể nào đó là không phù hợp.Hơn nữa, quá trình sáng tạo của AI thực chất có rất nhiều chủ thế con người tham gia ở các mức độ khác nhau, như lập trình viên phần mềm, người cung cấp đữ liệu cho AI, người đào tạo và huấn luyện AI, chủ sở hữu hệ thống

AI, người vận hành AI, người sử đụng lao động của các chủ thể trên, nhà đầu tư, công chúng, và thậm chí cả Nhà nước Do đó, khó có thể áp dụng luật sáng chế truyền thống

để xác định một hay một vải nhà sáng chế đơn lẻ nào đó đối với các sản phẩm, quy trình mới đo AI tạo ra.Đối với sáng chế do AI tạo ra, có thể có các trường hợp sau đây:

Một là, AI sáng tạo hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào con người, do đó,

nếu sáng chế được cập văn bằng bảo hộ, không có con người cụ thể nào sẽ được ghi tên là tác giả

Hai là, AI cùng với con người sáng tạo, tức là con người có tham gia ở mức độ đáng kế vào quá trình sáng tạo, khi đó tác giả sáng chế có thé ghi là con người đồng sáng tạo với AI

Còn về khía cạnh quyền tài sản, pháp luật phải giải quyết hài hòa lợi ích của các

chủ thể con người có liên quan đến hoạt động sáng tạo của Al, để từ đó thúc đây hoạt

động đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, ứng đụng AI, khuyến khích việc nộp đơn đăng

ký sáng chế, nhanh chóng bộc lộ sáng chế công khai cho xã hội và thương mại hóa sáng chế đo AI tạo ra

Có thể mình họa bằng ví dụ sau đây:' Công ty A phát triển một phần mềm hoặc

hệ thống AI, sau đó bán cho Công ty B Công ty B vận hành hệ thống AI đó dựa trên

‘das

Thinking on Patent R

zfb71b99-e4ac-4al

i

Trang 6

nguồn lực đo Công ty C cung cấp, ví dụ như các máy chủ trong môi trường điện toán

đ

đám mây Công ty B còn được Công ty D cung cấp dữ liệu sử dụng vào việc đào 1ạo,

huấn luyện AI Sau khi huấn luyện, AT tạo ra một sáng chế, Vậy ai là tác giả sáng chế,

ai có quyền đăng ký sáng chế, ai là chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế nếu như sáng chế đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ theo luật định?

Hiện nay chưa có hệ thống pháp luật SHTT ở quốc gia nào dự liệu trường hợp này Vì vậy, dựa vào lý thuyết và các quy định pháp luật hiện hành vé tac gia sáng chế

và quyền đăng ký sáng chế, để được coi là tác giả sáng chế hay đồng tác giả sáng chế, một người phải đóng góp một cách đáng kể về trí tuệ vào quá trình tạo ra sáng chế Đối chiếu với ví đụ trên, có thể lập luận rằng ít nhất là Công ty B (chủ sở hữu và vận

hành hệ thống AI) và Công ty D (bên cung cấp đữ liệu và tài liệu đào tạo AT) có đóng

góp đáng kế vào sự phát triển của AI và việc tạo ra sáng chế của AI Công ty C và Công ty D cũng có thể yêu cầu đứng tên đồng tác giả, đồng sở hữu sáng chế bởi họ là chủ thể sản xuất hoặc vận hành AI, tuy nhiên, đóng góp của họ không phải là đóng góp trực tiếp vào quy trình sáng tạo ra sáng chế của AI Nếu dữ liệu đào tạo AI không phải

do Công ty D cung cấp mà được lấy từ Internet hoặc mạng xã hội, và trên cơ sở tập hợp đữ liệu đó, AI phân tích và tạo ra sáng chế, thì chủ sở hữu hay nhà cung cấp website, mạng xã hội cũng có thê đòi hỏi có quyền đối với sáng chế này Đây là những tình huống phức tạp mà pháp luật cần giải quyết, nhưng trước hết,các chủ thể kinh doanh trong bối cảnh cách mạng 4.0 cần dự liệu và soạn thảo các điều khoản hợp đồng một cách chặt chẽ dé xác định rõ quyền sở hữu đối với sáng chế do AI tạo ra

Về vấn đề thứ hai, liên quan đến hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế do AI thực hiện, pháp luật hiện hành cũng chưa có giải pháp Quay trở lại ví dụ trên, giả sử hệ thống AI đo Công ty A tạo ra, Công ty B sở hữu và vận hành dựa trên nguồn lực đo Công ty C sở hữu, bệ thống AI được đào tạo bằng dữ liệu do Công ty D cung cấp Hệ

thống AI này phát triển một sản phẩm hay quy trình mà đã được cấp bằng độc quyền

sáng chế, tức là có khả năng xâm phạm quyền đối với sáng chế của chủ thể khác Vậy ai

là chủ thể chịu trách nhiệm về hành vi xâm phạm? Trên cơ sở lập luận tương tự như trên, chủ thể nào có mối liên hệ gần gũi nhất với hành vi xâm phạm, đóng góp trực tiếp đáng kế vào việc dẫn đến hành vi xâm phạm, có thể được xác định là chủ thể xâm phạm Trong trường hợp này, Công ty B (chủ sở hữu và vận hành hệ thống AI) là chủ thể có nhiều khả năng phải chịu trách nhiệm nhất Tuy nhiên, theo pháp luật sáng chế một số nước như Hoa Kỳ, hành vi xâm phạm có thể là trực tiếp hoặc xúi giục, góp phẳngiúp đỡ thực hiện hành vi xâm phạm (mduced infringement/contributory infringement), do dé không loại trừ khả năng Công ty A, C, và D cũng có thé phải chịu trách nhiệm nếu họ biết rõ hành vi của mình sé din đến việc xâm phạm quyền đối với sáng chế

Tương tự như trên, các chủ thê có liên quan đến AI cõng cần dự liệu vấn đề này và đưa vào các điều khoản hợp đồng về xác định ai có trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm, rếu họ biết rõ việc cung cấp đữ liệu đào tạo, môi trường điện toán đám mây v.v

để vận hành AI sẽ giúp cho việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Trang 7

Một số chuyên gia về AI cũng lưu ý rằng việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm còn phải căn cứ vào trình độ phát triển của AI Theo

đó, AT có thể chia thành các bac Gevel) tr A, B, C, D Đối với những AI bậc cao (Level C, level D), Al c6é kha năng đưa ra quyết định một cách độc lập, chủ động, nhận

diện và tái lập trình một phần trong hành vi mà nó thực hiện theo cách thức không thể

dự đoán trước, tức là nó có năng lực tự nhận thức và tạo ra các ứng dụng khác mà không có sự tham gia của con người AI ở trình độ Ð còn có thể sử dụng dữ liệu nó tìm

thấy theo bất kỳ cách thức nào đo nó quyết định.! Đối với trường hợp này, nếu AI có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế của người khác, khó có thể quy trách nhiệm cho con người cụ thể vì họ không can thiệp gì vào hoạt động của AI và không thể dự liệu trước một cách hợp lý hành vi xâm phạm của AL?

Tóm lại, pháp luật SHTT cần mở rộng phạm vi đối tượng bảo hộ bao gém cả các giải pháp kỹ thuật do AI tạo ra một cách độc lập hoặc cùng với con người, đồng

thời cần nhận diện được tính chất đa chủ thể trong quá trình sản xuất, vận hành, đào

tạo AI để xác định chủ thể nào có quyền sở hữu đối với sáng chế đo AI tạo ra, chủ thể nào phải chịu trách nhiệm khi AI xâm phạm quyền SHTT của người khác Trước mắt, khi pháp luật chưa hoàn thiện, điều này có thể giải quyết thông qua hợp đồng, tức là giữa các chủ thể liên quan như lập trình viên phần mềm AJ, chủ sở hữu phần cứng chạy phần mềm đó, chủ thể cung cấp đữ liệu cho AI ký kết thôa thuận phân chia quyền lợi từ sáng chế do AI tạo ra hoặc cùng tạo ra với con người

TH Internet kết nối vạn vật (Internet of Things) và một số vẫn đề đặt ra

đối với pháp luật SHTT

Cùng với trí tuệ nhdn tao, Internet of Things (oT) hay Internet két néi van vat

là công nghệ nền táng trong cách mạng 4.0, đang có sự phát triển vượt bậc, góp phần

†ạo dựng nên giai đoạn tiếp theo cho một thế giới hiện đại, văn minh Đó là viễn cảnh mọi vật dụng trong cuộc sống đều có thể kết nếi với nhau thông qua mạng Internet, với

những chức năng øgiao tiếp tương tác để phục vụ nhu cầu con người IoT là sự kết nối của các phương tiện, thiết bị gia dụng, trang thiết bị y tế, vi mạch có khả năng truyền tải và trao đổi thông tin, dữ liệu qua mạng Bản chất của công nghệ IoT là cung cấp một nên tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

sự trao đôi, kết nối giữa các vật thê một cách an toàn, đáng tin cậy và công khai, mình

bạch Theo ước tính, năm 2012, có 8.7 tỷ thiết bị kết nối với nhau, và đự đoán đến năm

2020, con số này sẽ lên tới 50 tý thiết bị.*

Công nghệ loT về cơ bán bao gồm 3 thành phân: (1) các thiết bị thông mình

"Eran Kahana, Intellectual Property Infringement by Artificial Intelligence Applications,

https.//web stanford edu/dept/law/ipse/PDF/Kahana,%20Eran%20-%420A bstract.pdf

“Như trên

*Ryan Abbott, f Think, Therefore 1 invent: Creative Computers and the Future of Patent Law, 57 B.C.L Rev

1079, 1114-15 (2016), http:/awdigitalcommons.be.edu/belr/volS7/iss4/2,

in

TAL pdf rnet is Changing Everything,

Trang 8

(thiết bị có khả năng câm ứng, xử lý đữ liệu và giao tiếp); (2) giao thức mạng tạo điề kiện thuận lợi cho sự giao tiếp giữa các thiết bị théng minh va (3) các hệ thống va và phương pháp lưu trữ, xử lý dữ liệu thu được bởi các thiết bị thông minh.' Thay vi don giãn kết nối giữa con người với nhau, công nghệ IoT cho phép các thiết bị tương tác với môi trường vật chất, thu thập thông tin từ môi trường đó và chia sẻ thông tin này

với các thiết bị khác, với con người hoặc với môi trường Dữ liệu thu thập bởi các thiết

bị thông minh có thể được truyền qua mạng và cũng có thể được lưu trữ thông qua các ứng dụng điện toán đám mây Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ IoT có thể nói là vô tận, từ giao thong van tai, tài chính, đến y tế, giáo đục v.v Do khả năng ứng dụng cao vào đời sống hàng ngày, IoT là một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng rất cao, là chất xúc tác cho sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp số và các mô hình kinh

đoanh mới xuất hiện, chẳng hạn mô hình kinh tế chia sẻ như ứng dụng gọi xe của

Uber, Grab, các trang web chia sẻ đồ cũ, cho thuê phòng ngủ ngắn hạn (Airbnb), giáo dục trực tuyến v.v

Do đó, số lượng các đơn đăng ký sáng chế liên quan đến các cấu trúc đữ liệu

mới và các mô hình kinh doanh mới ứng dụng IoT cũng đang ngày càng tăng Điều đó đòi hỏi có sự thay đổi trong các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế cũng như tổ chức và hoạt động của cơ quan SHTT mỗi quốc gia để đáp ứng yêu cầu thâm định và cấp văn bằng bảo hộ cho các sáng chế ứng dụng công nghệ mới Ví dụ, Cơ quan sáng chế Nhật Bản (IPO) là cơ quan sáng chế đầu tiên trên thế giới đã thiết lập một nhóm phân loại sáng chế mới liên quan đến các công nghệ IoT, đồng thời có nhiều sáng kiến trong việc tăng cường năng lực tra cứu tình trạng kỹ thuật của sáng chế và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và triển khai PO thành lập riêng một nhóm thẩm

định viên sáng chế trong lĩnh vực IoT, bao gồm một nhóm các thâm định viên có kiến

thức chuyên sâu về các sáng chế ứng dụng công nghệ IoT.?

Các sáng chế ứng dụng công nghệ IoT rất đa dạng, có thể tạm chia làm 3 nhóm:Nhóm thứ nhất là các phương pháp và giao thức mạng tạo điều kiện cho sự giao tiếp giữa các thiết bị thông minh Nhóm thứ hai là các thiết bị tiêu dùng thông mình, ví dụ như kính Google hay đồng hề ¡Waich có chứa đựng các cảm biến hoặc năng lực điện toán phức tạp, có khả năng thu thập và lưu trữ một lượng dữ liệu

khổng lồ và chia sẻ đữ liệu đó cho các thiết bị thông minh khác Nhóm thứ ba là

phần mềm phân tích và xử lý đữ liệu.” Như vậy, công nghệ IoT dựa chủ yếu vào phần mềm máy tính Công nghệ IoT có phát triển mạnh được không phụ thuộc rất lớn vào việc các sáng chế ứng dụng IoT có thể được cấp văn bằng bảo hộ hay không Mặc dù phần mềm máy tính có thể được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả hoặc pháp luật về bí mật kinh doanh, tuy nhiên, cơ chế bảo hộ sáng chế đem lại độc quyền

'W Keith Robinson, Patent Law Challenges for the Internet of Things, Wake Forest Journal of Business and Intellectual Property Law, Vol.15, No 4 (2015), pp 657-658

The Intellectual Property System for the Fourth Industrial Revolution, April 2017,Japan, p 16

*Robinson, Patent Law Challenges for the Internet of Things, Tldd, pp 664-665

Trang 9

mạnh nhất cho chủ sở hữu, chủ sở hữu sáng chế đã được cấp văn bằng bảo hộ có quyền ngăn cấm người khác làm, sử dụng, thực hiện sáng chế, kế cá trường hợp

người khác phát minh độc lập hay phân tích ngược

Theo pháp luật SHTT Việt Nam hiện hành, chương trình máy tính không là đối tượng được bảo hộ dưới đanh nghĩa sáng chế.' Trong bối cánh loT phát triển mạnh, các sáng chế là phần mềm máy tính đã, đang và sẽ chiếm một tý lệ đáng kế trong tổng

số đơn đăng ký sáng chế được nộp tại các cơ quan SHTT (rên toàn thể giới, trong đó

có Việt Nam Vì vậy, quy định loại trừ chương trình máy tính ra khỏi đối tượng được bảo hộ đưới danh nghĩa sáng chế hiện nay là không phù hợp với xu thế của cách mạng 4.0 Một điểm đáng lưu ý là mặc đù Luật SHTT loại trừ chương trình máy tính, nhưng theo quy chế thâm định đơn đăng ký sáng chế (ban hành kèm theo Quyết định số 487/QD-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ) lại có quy định:

“Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với

danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu báo hộ có đặc tính kĩ thuật và thực

sự là một giải pháp kĩ thuật, nhằm giải quyết một vấn dé kĩ thuật bằng một phương

tiện kĩ thuật để tạo ra một hiệu quả kĩ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa

sáng chế.” Như vậy, có sự khác biệtg1ữa quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Quy chế

của Cục Sở hữu trí tuệ Trong trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kĩ

thuật và thực sự là một giải pháp kĩ thuật thì có thể bảo hộ phần mềm máy tính với

danh nghĩa sáng chế.Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế của Cục SHTT không phải là văn bản quy phạm pháp luật, và không thể có hiệu lực pháp

lý cao hơn Luật Do đó, không thể giải quyết vấn đề có bảo hộ phần mềm máy tính theo pháp luật về sáng chế hay không bằng một văn bản ở tầm quy chế, mà phải bằng quy định của luật Rõ ràng, việc loại trừ hoàn toàn chương trình máy tính ra khỏi phạm

vi bảo hộ sáng chế là không phù hợp, không khuyến khích được hoạt động đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực có ứng dụng phần mằm như IoT Tuy nhiên, các nước phát

triển như Hoa Ky, châu Âu, Nhật Bản cũng khá thận trọng trong việc quy định các

điều kiện bảo hộ sáng chế đối với phần mềm máy tính để tránh việc mở rộng quá mức phạm vi bảo hộ đối với cá các nguyên lý, phương pháp, ý tưởng mang tính trừu tượng

Vì vậy, cần có sự nghiên cứu thấu đáo luật và án lệ của các nước này để xây dựng quy

định về điều kiện bảo hộ sáng chế đổi với phần mềm máy tínhmột cách phù hợp, nhất

là những phần mềm liên quan đến công nghệ IoT

V Công nghệ in 3Ð và một số vẫn đề đặt ra đối với pháp luật SHTT Công nghệ in 3D xuất hiện từ thập kỷ 1980, nhưng chỉ đến thế kỷ 21 mới thực

sự bùng nỗ đo các bằng độc quyền sáng chế được cấp cho công nghệ này đã hết hiệu

lực, dẫn đến sự ra đời các máy in 3D với chỉ phí thấp và hiệu suất cao, làm tang vot

mức độ phố biến của công nghệ này Hiện nay, công nghệ ín 3D là một trong những công nghệ mang tính cách mạng và được dự báo “sẽ thay đổi thế giới” (theo Tuần báo

ng năm 2909)

115

Trang 10

The Economist sô ngày 12/2/2011) Nó còn được gọi là “công nghệ đắp dần”, “sản xuất

dip dần” (additive manufacturing), hay céng nghé tao mẫu nhanh (rapid prototyping)

Céng nghé in 3D bién moi ý tưởng của con người thành hiện thực, từ đồ chơi, vật

dụng, chỉ tiết máy bay đến bộ phận cơ thể người Công nghệ này đã được ứng dụng

trong nhiều lĩnh vực như: chế tạo máy, điện tử, hàng không, trong y học giải phẫu

cũng như trong thiết kế thời trang, v.v., từ đó nhiều ý tưởng sáng tạo đã được thực

hiện Công nghệ in 3D không chỉ tạo ra sản phẩm với kích thước nhỏ mà còn có thể

tạo ra những sản phẩm rất lớn phục vụ nhu cầu con người, chẳng hạn như chiếc cầu

bắc qua sông hay ngôi nhà dé ở

Từ trước đến nay, để chế tạo một sản phẩm nào đó,con người dùng phương pháp “đẽếo đần”, tức là từ các nguyên vật liệu sẵn có đếo got đần cho đến khi tạo thành

sản phẩm, từ lớn làm cho nhỏ đi đến khi thành hình Công nghệ đắp dần là làm ngược

lại, từ nhỏ làm cho lớn lên thành hình Công nghệ đắp dần sử dụng kỹ thuật thiết kế đồ

họa ba chiều xuất hiện từ đầu những năm 1990 Nó là một sự phát triển cao hơn của

phần mềm thiết kế “computer-aided design” (CAD) ra đời vào những năm đầu 1980

Lúc đầu, CAD cho ra những hình ảnh có hai chiều, tiếp theo, ở mức độ phát triển cao

hon, CAD tao ra thiết kế ba chiều (3D đesign) Để có ảnh 3D, phần mềm CAD chồng

các ảnh hai chiều lên nhau, giếng như chồng các viên gạch, nhưng CAD làm như vậy

với tốc độ rất nhanh Với công nghệ in 3D, một vật thể rắn 3 chiều ở bất kỳ hình dạng,

kích thước nào đều có thể được tạo ra từ một mẫu được số hóa bằng cách quét (scan)

vật thể gốc hoặc thiết kế tùy chỉnh theo sở thích của người tạo mẫu trên phần mềm

CAD File đữ liệu 3D được sứ đụng để hướng dẫn cho máy in, nó chia mô hình số hóa

của vật thể thành các lát cắt đữ liệu, mỗi lát cắt đữ liệu này được gửi đến máy in 3D,

và máy in sẽ tạo ra vật thể từ các vật liệu thô, bắt đầu từ lớp đầu tiên và tạo các lớp

trên đó, hết lớp này đến lớp khác cho tới khi vật thể được hoàn thành Máy in có kích

thước và hình đáng giống như một chiếc máy giặt, máy photocopy lớn hoặc tủ lạnh

Cách nó chế tạo ra một sản phẩm cụ thể như sau: Các lát của sản phẩm liên quan đã

định dạng theo hình, theo mẫu ba chiều trong CAD của máy tính được chuyển Sang

máy in 3D Trong máy, bột nguyên liệu (plastic, kim loại ) được một cái vòi phun

xuống một cái khay chứa, sau đó lớp bột được làm cho cứng lại, bằng cách phưn lên

đó một chất lỏng kết dính, hay chiếu vào tia laser hoặc tia điện tử để bột kết tủa lại

theo mẫu đã thiết kế Thông thường để tạo ra một sản phẩm in 3D mắt từ 3-72 giờ phụ

thuộc vào kích thước và độ phức tạp của sân phẩm, nhanh hơn nhiều so với các

phương pháp tạo mẫu truyền thống Trong lĩnh vực y tế, lần đầu tiên tại Việt Nam, các

bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã sử dụng mảnh sọ nhân tạo để vá thành công lỗ thủng trên

hộp sọ rộng gần 140mm của một bệnh nhân 17 tuổi.!

Công nghệ in 3D tác động đến hầu hết các lĩnh vực pháp luật SHTT như quyền

tác giả, sáng chế, kiểu đáng công nghiệp, nhãn hiệu Một trong những mối lo ngại chủ

‘Ung dung céng nghé in 3D tai Viét Nam, http://vtv.vn/cong-nghe/ung-dung-cong-nghe-in-3d-tai-viet-nam-

20170528175432062.htm (28/5/2017)

Ngày đăng: 26/08/2024, 22:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN