1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động cân đối vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á
Tác giả Tác giả
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
Trường học Đại học Thiên
Chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÂN ĐỐI VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (15)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề cân đối vốn (15)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước (15)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài (16)
      • 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu (18)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động cân đối vốn của ngân hàng thương mại (19)
      • 1.2.1. Lý thuyết về ngân hàng thương mại (19)
      • 1.2.2. Cân đối vốn trong các ngân hàng thương mại (25)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (50)
    • 2.2. Tài liệu và phương pháp phân tích (0)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu (51)
      • 2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp (52)
      • 2.2.3. Phương pháp so sánh (53)
    • 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á (57)
    • 3.1. Giới thiệu chung Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (0)
      • 3.1.1. Thông tin chung (57)
      • 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (57)
      • 3.1.3. Thông tin cổ đông và cổ phiếu (58)
      • 3.1.4. Cơ cấu tổ chức (59)
    • 3.2. Các quy định của NHNN liên quan đến hoạt động cân đối vốn (0)
    • 3.3. Thực trạng cân đối vốn của Ngân hàng TMCP Việt Á (0)
      • 3.3.1. Quy mô nguồn vốn huy động và cho vay (61)
      • 3.3.2. Cơ cấu huy động và cho vay (67)
      • 3.3.3. Cân đối vốn qua kỳ hạn (72)
      • 3.3.4. Cân đối vốn qua lãi suất (73)
    • 3.4. Đánh giá hoạt động cân đối vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á (74)
      • 3.4.1. Kết quả đạt được (74)
      • 3.4.2. Khó khăn và thách thức (75)
      • 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế (76)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CÂN ĐỐI VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á (80)
    • 4.1. Giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Việt Á (80)
      • 4.1.1. Nâng cao công tác thực hiện hoạt động cân đối vốn (80)
      • 4.1.2. Tăng cường công tác quản trị rủi ro thanh khoản (80)
      • 4.1.3. Kiểm soát nguồn thông tin công bố ra bên ngoài (81)
      • 4.1.4. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (81)
      • 4.1.5. Nâng cao chất lượng nhân sự (82)
    • 4.2. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (0)
      • 4.2.1. Kiến nghị với Chính phủ (83)
      • 4.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (83)
    • 4.3. Bối cảnh hiện tại và tình hình thực hiện so với kế hoạch năm 2023 của Ngân hàng TMCP Việt Á (84)
    • 4.4. Định hướng các mảng hoạt động cốt lõi trong tương lai gần của Ngân hàng (85)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (90)

Nội dung

Nghiên cứu về hoạt động cân đối vốn của ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Á. Với ý nghĩa như vậy, tác giả đã lựa chọn chủ đề: “Hoạt động cân đối vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. Nội dung luận văn được trình bày trong 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về cân đối vốn trong ngân hàng thương mại. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng cân đối vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á. Chương 4. Một số giải pháp tăng cường hoạt động cân đối vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á.

TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÂN ĐỐI VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề cân đối vốn

trong ngân hàng thương mại Đề tài về cân đối vốn trong ngân hàng thương mại là một đề tài ít người thực hiện

Do vậy việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đối với tác giả là khá khó khăn Các nghiên cứu chỉ đề cập đến một phần trong hoạt động cân đối vốn mà chưa có nghiên cứu nào đưa ra đầy đủ tất cả các vấn đề của hoạt động này Do đó tác giả phải tiếp cận vấn đề qua từng khía cạnh của cân đối vốn như huy động, sử dụng vốn, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, … trong mỗi bài nghiên cứu để tìm ra cơ sở lý luận chung về đề tài cân đối vốn trong NHTM

1.1.1 Các nghiên cứu trong nước

Vũ Hữu Thành và các cộng sự (2016) đã phân tích mối liên quan giữa vốn ngân hàng và sự tạo thanh khoản Từ đó tìm hiểu tác động mang tính cấu trúc giữa vốn ngân hàng và khả năng tạo thanh khoản tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam trong thời kỳ 2009 - 2014 Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình nhân quả Granger (VAR) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được điều chỉnh theo phương pháp Satorra–Bentler đối với dữ liệu bảng để trả lời các câu hỏi trên Qua việc ước lượng mô hình VAR kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả ngược chiều giữa vốn ngân hàng và sự tạo thanh khoản Và tác động của vốn ngân hàng tới sự tạo thanh khoản và hiệu quả mang tính độ trễ qua kết quả tại mô hình SEM Cụ thể như sau: Nếu ngân hàng giảm vốn chủ sở hữu ở thời điểm hiện tại sẽ làm cho sự tạo thanh khoản tăng ở thời điểm sau đó Sự tạo thanh khoản tăng sau đó sẽ khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng hiệu quả Trong trường hợp này, biến số sự tạo thanh khoản làm trung gian giảm bớt tác động tiêu cực của việc tăng vốn ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trần Thị Thanh Nga, Trầm Thị Xuân Hương (2018) đã sử dụng dữ liệu Bankscope và ADB trong giai đoạn 2005 – 2015 để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro

5 thanh khoản, một hệ quả của việc quản lý hoạt động cân đối vốn không tốt của ngân hàng, bao gồm: chất lượng tài sản thanh khoản, vốn ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập lãi thuần, lạm phát và cung tiền

Nguyễn Thành Đạt (2019) đã thực hiện khảo sát 19 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018 Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng thông qua kiểm định Hausman để đánh giá ảnh hưởng của vốn ngân hàng và một số biến kiểm soát đến lợi nhuận và rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và cùng chiều với rủi ro tín dụng Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng bao gồm các vấn đề chủ quan như tăng trưởng tín dụng (room tín dụng), quy mô ngân hàng hay các vấn đề khách quan là GDP và lạm phát Ngoài ra nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời và dẫn đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam Nghiên cứu này đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến hoạt động cân đối vốn như tăng trưởng tín dụng (room tín dụng), quy mô ngân hàng và kết quả của hoạt động cân đối vốn đó là rủi ro tín dụng

Nguyễn Hoàng Long và các cộng sự (2023) đã đưa ra phân tích về khái niệm rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III và các chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản theo Hiệp ước này Do đặc thù của NHTM là phải nắm giữ danh mục Tài sản Nợ - Tài sản

Có có kỳ hạn, dẫn đến việc có thể xảy ra mất cân đối, thậm chí mất tương xứng, vì vậy việc nghiên cứu về rủi ro thanh khoản là rất quan trọng Rủi ro thanh khoản cũng chính là hệ quả trực tiếp của việc mất cân đối vốn đối với ngân hàng

1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Lukasz Kugiel (2009) đã đưa ra kết quả về hiệu quả của hoạt động cân đối vốn, đó là cần phải có công cụ hỗ trợ trong quản lý vốn - hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) Thông qua cơ chế quản lý vốn tập trung tập trung tại hội sở, toàn bộ rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất ở các đơn vị kinh doanh được chuyển về Bộ

6 phận quản lý hoạt động cân đối vốn (phòng ALM) và sẽ không tồn tại sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nguồn vốn

Gernot Müller, Ute Merbecks (2018) xác định và đánh giá tác động của việc quản lý tài sản nợ và tài sản có đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Nepal Mô hình kế toán chi phí thống kê (SCA) đã được áp dụng để đo lường khả năng sinh lời cũng như chức năng của bảng cân đối kế toán và các biến ngoài bảng cân đối kế toán Mô hình SCA giả định rằng tài sản có tác động tích cực đến khả năng sinh lời và tài sản nợ tác động tiêu cực Bài viết sử dụng dữ liệu của 11 ngân hàng thương mại Nepal trong giai đoạn 2008 đến 2015 Dữ liệu bảng được phân tích bằng phương pháp hồi quy Kết quả hồi quy cho thấy các biến tài sản là đầu tư, cho vay và tạm ứng có tác động tích cực và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời trong khi một biến tài sản khác, là tiền gửi tại các ngân hàng khác có tác động tiêu cực và ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời Tương tự như vậy, các biến nợ phải trả, cụ thể là tiền vay các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng có tác động đáng kể và tiêu cực đến khả năng sinh lời trong khi các khoản phải trả có tác động tích cực đến khả năng sinh lời Ngoài ra, một số yếu tố không liên quan đến bảng cân đối kế toán như biến lạm phát có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời, trong khi một biến số khác là số lượng chi nhánh không có ý nghĩa thống kê nhưng lại ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời Các ngân hàng thương mại nên lập danh mục tài sản có và tài sản nợ để xem xét tác động của từng biến đến khả năng sinh lời Đồng thời, họ phải xem xét tác động của các biến số khách quan, yếu tố tài chính vĩ mô và một số yếu tố chủ quan liên quan gián tiếp trong nội tại ngân hàng để tăng khả năng sinh lời Nhìn chung, kết quả thực nghiệm cho thấy tài sản có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời và tài sản nợ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời

Philip E Strahan và các cộng sự (2023) đã nghiên cứu về sức mạnh thị trường tiền gửi góp phần vào khả năng cung cấp các khoản vay có kỳ hạn dài hơn của các ngân hàng Các ngân hàng có lượng tiền gửi dồi dào thì chi phí vốn thấp hơn Bằng cách tăng tính ổn định của tiền gửi, rủi ro tất toán theo mùa vụ của ngân hàng sẽ giảm đi và mang lại sự linh hoạt để tạo ra các khoản vay dài hạn Để đạt được kết quả này,

7 nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên nhân như sau: Ngân hàng tiếp cận vốn ở các thị trường ít cạnh tranh hơn; khách hàng phụ thuộc ngân hàng do đa số cần khoản vay trung dài hạn; ổn định chi phí vốn

Qua việc tìm hiểu những đề tài liên quan đến nội dung nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy những nghiên cứu về hoạt động cân đối vốn tại NHTM là một đề tài rộng Tuy các đề tài đã được tìm hiểu theo nhiều hướng của vấn đề và thực hiện nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau nhưng chỉ tiếp cận được một trong các khía cạnh của hoạt động cân đối vốn Một số đề tài nói về yếu tố rủi ro thanh khoản, một loại rủi ro liên quan mật thiết đến hoạt động cân đối vốn Tính thanh khoản của ngân hàng rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn được duy trì, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và tránh rủi ro tài chính Khó khăn lớn nhất của các đề tài là không đề cập trực tiếp đến hoạt động cân đối vốn, mà chỉ trình bày một số vấn đề có liên quan hoặc một bộ phận của hoạt động Vì vậy việc tìm một đề tài bao quát toàn bộ chủ đề khó thực hiện được

Hạn chế khác của các nghiên cứu là chưa có đề tài có liên quan về hoạt động cân đối vốn tại VietABank Vì vậy giá trị của tham khảo của các tài liệu này chưa áp dụng được nhiều cho đối tượng nghiên cứu Và các đề tài chưa đề cập đến khoảng thời gian xảy ra dịch bệnh, xảy ra nhiều biến chuyển trong kinh doanh của các ngân hàng

Vì vậy tác giả sẽ đưa ra một hướng nghiên cứu tổng quan hơn so với các nghiên cứu trước về hoạt động cân đối vốn của ngân hàng để áp dụng trong trường hợp cụ thể tại VietABank Qua việc phân tích cân đối nguồn vốn và cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo các khía cạnh quy mô, cơ cấu, kỳ hạn và lãi suất Dựa vào các phân tích trên, tác giả sẽ đưa ra kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và những nguyên nhân, giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cân đối vốn tại VietABank

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 6 bước:

 Bước 1: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu thông qua các nội dung: Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Ý nghĩa của nghiên cứu

 Bước 2: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết:

Qua các khái niệm, lý thuyết NHTM và cân đối vốn trong NHTM, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cân đối vốn NHTM, đưa ra cơ sở lý luận về cân đối vốn trong NHTM

 Bước 3: Xây dựng khung phân tích

Dựa trên cơ sở lý thuyết vừa rút ra, đưa ra nội dung, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cân đối vốn của NHTM

 Bước 4 : Thu thập số liệu

Thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các dữ liệu nội bộ từ báo cáo NHNN của VietABank trong giai đoạn 2017 – quý I/2023

 Bước 5: Phân tích nội dung và đánh giá

Tiến hành phân tích dữ liệu theo các nội dung và chỉ tiêu đánh giá hoạt động cân đối vốn, từ đó tóm lại các kết quả, khó khăn, hạn chế hoạt động cân đối vốn của VietABank và tìm ra nguyên nhân của vấn đề

 Bước 6: Đề xuất giải pháp

Dựa trên thực trạng và các nguyên nhân của hoạt động cân đối vốn của VietABank, đưa ra những khuyến nghị cho các nhà quản trị và các cơ quan quản lý nhà nước.

Tài liệu và phương pháp phân tích

(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)

2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích

2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Tác giả sẽ thu thập và nghiên cứu qua các ấn phẩm đã được công bố như: Giáo trình, công trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn, cho vay, rủi ro thanh khoản của ngân hàng, các văn bản quy định pháp luật của NHNN và các văn bản nội bộ liên quan đến đề tài

Tác giả sẽ sử dụng hệ thống dữ liệu trên nền tảng SQL của ngân hàng, thiết lập code chạy ra các thông tin phân tích theo liên quan đến hoạt động cân đối vốn của VietABank như: Số dư tiền gửi, số dư cho vay qua các năm,

Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết

Xây dựng khung phân tích

Phân tích nội dung và đánh giá Đề xuất giải pháp

41 Ngoài ra tác giả sẽ tìm kiếm dữ liệu thông qua bộ phận Kế toán quản trị của ngân hàng để thu thập một số thông tin về các chỉ số an toàn thanh khoản báo cáo với NHNN và Phòng Kế hoạch và Quản trị tài chính để thu thập các số liệu hoạt động qua các năm đã công bố trên Báo cáo thường niên, Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng

Tác giả sẽ dựa vào các dữ liệu thu thập được, sau đó sẽ chọn lọc và xử lý mà vẫn đáp ứng cam kết tính bảo mật của ngân hàng Dữ liệu sau khi được làm sạch vẫn đảm bảo tính chính xác, có ý nghĩa và hợp lý để sử dụng làm nguồn phân tích phản ánh đúng tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Mục tiêu của phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nhằm nghiên cứu, tổng hợp các lý luận và kết quả nghiên cứu đạt được có liên hệ tới đề tài Dựa vào thông tin thu thập được, tác giả tiến hành phân tích thực trạng huy động và cho vay của Ngân hàng TMCP Việt Á dựa trên những đánh giá và tiêu chí liên quan trực tiếp đến các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động cân đối vốn

2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Dựa vào các dữ liệu đã thu thập và xử lý, tác giả tìm ra mối tương quan và đưa ra nhận xét giữa các thông tin thông qua việc lập các biểu đồ và bảng thống kê số liệu qua phần mềm như excel, … Nếu sau khi phân tích phát hiện thiếu và sai lệch sẽ bổ sung thêm các tài liệu hoặc dữ liệu thu thập thêm từ hệ thống Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý để việc phân tích dữ liệu được hệ thống thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất

Tiếp theo tác giả lựa chọn những thông tin cần thiết và đầy đủ, sắp xếp theo thứ tự thời gian có liên quan đến các mốc sự kiện và tái hiện lại khoảng thời gian diễn ra sự kiện đó như hoàn cảnh thị trường, vấn đề chính sách và nội tại ngân hàng Qua đó, nêu ra các nguyên nhân, lời giải thích và cuối cùng rút ra giá trị cốt lõi của vấn đề cần nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra được những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp so sánh

2.2.3.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

So sánh số liệu các kỳ năm sau so với kỳ năm trước và số liệu kỳ năm sau so với kỳ gốc Kết quả so sánh là chênh lệch, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu và nhân tố

2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Tác giả sử dụng các phương pháp đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) bao gồm:

 Tỷ trọng: là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp, thực hiện bằng cách lấy số liệu thành phần chia cho số liệu tổng Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể

 Tốc độ thay đổi: thể hiện tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc bằng cách lấy số liệu tại kỳ phân tích trừ đi số liệu tại kỳ gốc Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc từ đó phản ảnh sự thay đổi giữa các kỳ

 Tốc độ thay đổi bình quân: là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích, bằng cách tính trung bình cộng tốc độ thay đổi trong khoảng thời gian phân tích, cụ thể từ kỳ gốc đến kỳ cuối cùng Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo

Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động cân đối vốn tại VietABank thông qua việc nghiên cứu, mô tả xu hướng thị trường thông qua sự biến động của số liệu thu thập được qua từng giai đoạn

 Số bình quân (trung bình): Tác giả sử dụng phương pháp số bình quân nhằm phân tích tốc độ tăng trưởng, phát triển giữa các giai đoạn trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng Tính tỷ trọng, cơ cấu, mức độ tác động, ảnh hưởng

43 của các thành phần trong các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cân đối vốn của ngân hàng.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Quy mô nguồn vốn huy động: Tác giả sẽ thu thập dữ liệu tại khoản mục Tiền gửi khách hàng trên bảng cân đối kế toán thuộc Báo cáo tài chính riêng lẻ đã kiểm toán từ năm 2017 -–quý I/2023 mà VietABank đã công bố trên trang chủ của ngân hàng Một số thời điểm ngân hàng chưa đưa dữ liệu lên hệ thống, tác giả sẽ tham khảo từ phòng Kế hoạch Quản trị Tài chính để thu thập dữ liệu

 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Từ các số liệu về quy mô nguồn vốn huy động đã thu thập được, tác giả sẽ tổng hợp và sử dụng các phương pháp phân tích trên để tính toán ra tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm từ 2017 đến quý I/2023 Từ đó sẽ đưa ra các nhận xét về tình hình tăng trưởng vốn của ngân hàng, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng

THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á

Thực trạng cân đối vốn của Ngân hàng TMCP Việt Á

So với Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và Thông tư sửa đổi 06/2016/TT-NHNN, Thông tư 22 tiếp tục quy định giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn Quy định này nhằm từng bước kiểm soát được rủi ro thanh khoản, bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và từ mức 40% xuống 30%, không phải là giãn lộ trình so với Thông tư 36 (Thông tư 36 quy định kể từ ngày 01/01/2019, ngân hàng, chi nhánh NHNN được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, không có lộ trình xuống 30%)

Quy định giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn tại Thông tư 22 theo lộ trình giúp các ngân hàng có thêm thời gian để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động, điều chỉnh danh mục tín dụng theo cơ cấu hợp lý, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Đồng thời việc tăng hệ số rủi ro góp phần giúp ngân hàng thận trọng, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với cho vay phục vụ đời sống nhưng sử dụng vốn vay vào mục đích kinh doanh bất động sản Từ đó giảm thiểu rủi ro cho thị trường bất động sản, giúp thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định hơn

3.3 Thực trạng cân đối vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á

3.3.1 Quy mô nguồn vốn huy động và cho vay

3.3.1.1 Quy mô nguồn vốn qua tăng trưởng huy động

Số liệu về hoạt động huy động khách hàng của VietABank từ năm 2017 – quý I/2023 như sau:

Bảng 3.3: Số dư tiền gửi từ năm 2017 – quý I/2023

Năm báo cáo Số dư huy động

(bao gồm CCTG) Tăng trưởng Tỷ lệ tăng trưởng

Nguồn: Báo cáo tài chính của VietABank

Hình 3.2: Số dư huy động (bao gồm CCTG) từ năm 2017 – quý I/2023

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

 Từ năm 2017 đến quý I/2023, số dư tiền gửi của VietABank tăng trưởng bình quân ~14%/ năm Trong đó mức tăng lớn nhất tại năm 2020 là 25% và mức tăng thấp nhất tại năm 2022 là 3%

 Năm 2018, số dư huy động tăng 6.525 tỷ tương đương ~18% so với năm 2017, do tăng lãi suất huy động dân cư và tổ chức kinh tế trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát sẽ tăng khi giá hàng hóa thế giới biến động và các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn, như lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo chuẩn Basel II

 Năm 2019, số dư huy động tăng 5.659 tỷ đồng tương đương ~13% so với năm

2018 Tỷ lệ tăng trưởng có phần giảm so với năm trước NHNN đã có những chính sách điều hành mới nhằm ngăn chặn tình trạng tăng lãi suất mạnh cuối năm 2018 Sau một thời gian dài, NHNN mới quyết định giảm lãi suất điều hành và điều chỉnh trần lãi suất huy động Bên cạnh những quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên, trong năm 2019, NHNN cũng có nhiều văn bản nhắc nhở các TCTD chấn chỉnh việc áp dụng lãi suất huy động phải đúng quy định Thêm vào đó dịch bệnh Covid-19 cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng từ yếu tố cung/cầu thị trường, người dân có xu hướng đầu tư vào các kênh sinh lời như bất động sản, chứng khoán, do dư âm từ sự thăng hoa của các thị trường này từ năm 2018

 Năm 2020, số dư huy động tăng 11.999 tỷ đồng tương đương ~25% so với năm 2019 Mặc dù lãi suất huy động năm 2020 giảm thấp nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến mọi hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của người dân bị vẫn còn bị hạn chế, thêm nữa các kênh đầu tư sinh lời hút vốn mạnh từ năm 2019 có dấu hiệu suy thoái khiến gửi tiết kiệm trở thành kênh sinh lời an toàn nhất dù với lợi nhuận thấp nhưng dân cư vẫn tập trung gửi tiền vào ngân hàng khiến lượng tiền gửi tiết kiệm tăng đột biến, thanh khoản hệ thống dồi dào

 Năm 2021, số dư huy động tăng 7.171 tỷ đồng tương đương ~12% so với năm

2020 do theo xu hướng thị trường, VietABank đã đẩy mạnh lãi suất để tăng sức cạnh tranh so với các TCTD khác nhằm thu hút tiết kiệm của dân cư trong bối cảnh lãi suất đã duy trì ở mức thấp trong suốt một thời gian dài, trong khi

53 các kênh đầu tư khác, nhất là chứng khoán tăng khiến tiền gửi tiết kiệm sụt giảm Vì thế, ngân hàng phải điều chỉnh tái tăng lãi suất huy động vốn nhàn rỗi đáp ứng cầu vốn

 Năm 2022, số dư huy động tăng 2.290 tỷ đồng tương đương ~3% so với năm

2021 Tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm mạnh tại ngân hàng Việt Á chủ yếu do khách hàng đặc thù rút khoản tiền không kỳ hạn lớn, còn tiền gửi có kỳ hạn vẫn tăng trưởng do ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất huy động theo xu hướng thị trường (bảng 4)

 Quý I/ 2023, số dư huy động tăng 7.031 tỷ đồng tương đương ~10% so với cuối năm 2022 Ngân hàng có sự tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước do NHNN liên tục hạ lãi suất, chủ trương giảm chi phí cho vay hỗ trợ người dân sau đại dịch

3.3.1.2 Quy mô cho vay qua tỷ lệ cấp tín dụng

Số liệu về hoạt động cho vay khách hàng của VietABank từ năm 2017 – quý I/2023 như sau:

Bảng 3.4: Số dư cho vay (bao gồm TPDN) từ năm 2017 – quý I/2023

Năm báo cáo Số dư cho vay (bao gồm TPDN) Biến động Tỷ lệ cấp tín dụng

Tăng trưởng tín dụng

(Nguồn: Báo cáo tài chính VietABank)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích) Hình 3.3: Số dư cho vay (bao gồm TPDN) từ năm 2017 – quý I/2023

 Trong giai đoạn từ năm 2017 đến quý I/2023, số dư tín dụng của VietABank tăng đều đặn qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng bằng đúng hạn mức tín dụng (room tín dụng) được NHNN cho phép, điều đó thể hiện ngân hàng đã sử dụng tối đa khả năng cho vay để cung ứng vốn cho khách hàng

 Tăng trưởng tín dụng phần lớn các năm (từ năm 2017 – năm 2019) đều thấp hơn tăng trưởng huy động từ 1% – 11%, tuy diễn biến dịch bệnh Covid-19 khá bất ngờ nhưng VietABank vẫn tận dụng tối đa nguồn lực để cho vay dân cư và tổ chức kinh tế

 Tuy nhiên tại một số năm mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng trưởng huy động như năm 2021 và 2022 Đây là những năm NHNN có những chính sách lãi suất liên tục được điều chỉnh hạ, thanh khoản hệ thống căng thẳng đòi hỏi các ngân hàng phải cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn

3.3.1.3 Tương quan tăng trưởng quy mô huy động và cho vay

Từ những số liệu về quy mô huy động và cho vay của VietABank từ năm 2017 đến quý I/2023, có thể tổng hợp mức tăng trưởng về quy mô huy động và cho vay như sau:

Bảng 3.5 Tăng trưởng quy mô huy động và cho vay từ năm 2017 – quý I/2023

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích) Hình 3.4: Tăng trưởng quy mô huy động và cho vay từ năm 2017 – quý I/2023

 Từ năm 2017 đến quý I/2023, tỷ lệ tăng trưởng quy mô của VietABank bình quân về huy động đạt ~14% và cho vay là ~12% Chênh lệch ~2% khá thấp, chứng tỏ ngân hàng đã tận dụng gần như tối đa nguồn vốn huy động để sử dụng cho vay, chứ không đầu tư vào các kênh khác

Tăng trưởng quy mô huy động và cho vay

Năm báo cáo Huy động Cho vay

Đánh giá hoạt động cân đối vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh doanh thay đổi, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng hoạt động cân đối vốn của VietABank vẫn hiệu quả VietABank đã nỗ lực tăng vốn tự có (ngày 08/03/2022 tăng vốn điều lệ), chuyển đổi các báo cáo rủi ro (hợp tác với công ty kiểm toán KPMG để triển khai dự án tư vấn tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo quy định ngày 27/12/2019), và chuyển đổi hệ thống (nâng cấp Core Banking ngày 26/02/2022) để nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và BASEL II Đồng thời hoàn thiện hoạt động của phòng ALM hoàn thiện lại hệ thống điều chuyển giá vốn nội bộ FTP (hợp tác với công ty kiểm toán EY tháng 09/2021) Các kết quả đạt được như sau:

 Quy mô nguồn vốn huy động và cho vay: Tăng trưởng đều qua các năm VietABank đều sử dụng 100% room tín dụng được NHNN cấp và quy mô tăng trưởng huy động cũng đáp ứng được nhu cầu cho vay của ngân hàng

 Cơ cấu huy động và cho vay: Ngân hàng đảm bảo cơ cấu huy động và cho vay hợp lý, cân đối được giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đồng thời cân đối về kỳ

64 hạn không để xảy ra rủi ro thanh khoản VietABank luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN Các bộ phận tùy theo phân cấp đều có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản trị rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản

 Thu nhập lãi thuần từ hoạt động huy động và cho vay của ngân hàng: luôn tăng trưởng đều đặn qua các năm, đặc biệt giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng ngân hàng vẫn có những sự tăng trưởng về thu nhập lãi thuần tốt

3.4.2 Khó khăn và thách thức

Bên cạnh các kết quả đã được ở trên, hoạt động cân đối vốn tại VietABank còn tồn tại một số hạn chế nhất định Cụ thể:

3.4.2.1 Mô hình tổ chức của bộ phận cân đối vốn

Tại VietABank, cơ cấu tổ chức của bộ phận cân đối vốn chưa phù hợp: Phòng ALM trực thuộc Khối Tài chính nên không bao quát được hết các mục tiêu, yêu cầu của hoạt động, có thể quá chú trọng vào vấn đề tài chính, có thể bị bỏ qua các vấn đề lành mạnh hay an toàn vốn Tuy nhiên bộ phận chịu trách nhiệm cân đối vốn lại nằm ở Khối Nguồn vốn sẽ gây ra tình trạng vừa thực hiện kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng vừa phải đảm bảo thanh khoản

Hiện VietABank chưa có Quy trình cân đối vốn, mới đang trong quá trình xây dựng và chưa hoàn thiện do việc thực hiện quản lý tài sản nợ - tài sản có đang nằm ở

3.4.2.2 Báo cáo hoạt động cân đối vốn

Chính sách báo cáo hoạt động cân đối vốn chưa đồng bộ, bộ phận Quản trị rủi ro sẽ báo cáo các chỉ số thanh khoản nội bộ và bộ phận Báo cáo thuộc Trung tâm Kế toán sẽ báo cáo các chỉ số thanh khoản với NHNN Tuy nhiên chưa có sự kiểm tra chéo lại giữa các bộ phận để đảm bảo số liệu chính xác

Quản trị rủi ro lãi suất đã có những thành công đáng kể tuy nhiên vẫn còn có một số tồn tại như dự báo sự biến động của lãi suất thị trường của ngân hàng hiện nay có độ tin cậy chưa cao Chủ yếu dự báo dựa vào kinh nghiệm và chỉ báo lãi suất của NHNN Các thông tin thu thập về lãi suất của TCTD khác chủ yếu dựa vào ĐVKD vì vậy có thể sẽ không khách quan

Quản trị rủi ro thanh khoản được ngân hàng rất chú trọng, quan tâm và đạt được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Hiện nay ngân hàng chưa áp dụng các mô hình kinh tế trong dự báo dòng tiền Ngân hàng chủ yếu dự báo dòng vào/ dòng tiền đi trên cơ sở số liệu lịch sử trong quá khứ, các tín hiệu thị trường Vì vậy, công tác dự báo thanh khoản độ tin cậy chưa cao Chưa sử dụng các mô hình kinh tế trong đo lường cung, cầu thanh khoản để đo lường trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng Chưa xây dựng kịch bản căng thẳng thanh khoản cho ngân hàng

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

3.4.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản còn nhiều hạn chế: Chưa có những mô hình huy động vốn và cho vay để ra các kịch bản theo biến động của thị trường

 Các ĐVKD chỉ quan tâm đến kết quả hoạt động của chi nhánh mà chưa thực sự quan tâm đến kết quả chung, lợi ích chung của toàn thể hệ thống

 Chưa xây dựng các mô hình, giả định và kịch bản thử sức chịu đựng về thanh khoản

 Hệ thống điều chuyển giá vốn nội bộ chưa hoàn chỉnh, chưa áp dụng đối với tất cả các loại tài sản – nguồn vốn mà chỉ áp dụng trên 1 phần của bảng cân đối kế toán; chưa có các mô hình hành vi đối với các loại sản phẩm đặc thù như tiền gửi tất toán trước hạn, …

 Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, dữ liệu còn lỗi khá nhiều, mất thời gian tìm lỗi sai và kiểm tra dữ liệu hàng ngày Hệ thống thông tin quản lý chưa hiện đại, việc phân loại các giao dịch giữa Banking book và Trading book còn thực hiện thủ công, chưa tự động hóa

 Phòng ALM ít nhân sự, chỉ có 4 người chưa đủ khả năng để đảm nhiệm tất cả yêu cầu của công việc Hơn nữa nhân sự còn thiếu kinh nghiệm do các nhân sự chủ yếu được điều chuyển từ các bộ phận khác của nội bộ ngân hàng sang, chưa có sự học hỏi nhiều từ các TCTD khác

3.4.3.2 Nguyên nhân từ bên ngoài

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CÂN ĐỐI VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

Giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Việt Á

4.1.1 Nâng cao công tác thực hiện hoạt động cân đối vốn

 Xây dựng các mô hình dự báo lãi suất để ngân hàng xác định mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản mà ngân hàng có thể chấp nhận được và đưa ra các kịch bản trong trường hợp thanh khoản căng thẳng hoặc khi thay đổi tham số theo chiến lược kinh doanh của lãnh đạo thay vì dự báo bằng kinh nghiệm

 Các nội dung và cách thực hiện chính sách cần cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận liên quan Cần phổ biến chính sách cân đối vốn xuống từng đơn vị kinh doanh chứ không chỉ tập trung tại các bộ phận trên Hội sở

 Thực hiện các báo cáo về tình hình cân đối vốn định kỳ tại các cuộc họp, tuy nhiên các bộ phận vẫn cần thường xuyên theo dõi hàng ngày để theo sát chủ trương của ban lãnh đạo và xu hướng thị trường Ví dụ như việc thực hiện các báo cáo tính toán các chỉ số rủi ro thanh khoản cần có sự kết hợp của các bộ phận như bộ phận thực hiện báo cáo NHNN, bộ phận Quản trị rủi ro, bộ phận Quản lý tài sản Nợ Có

4.1.2 Tăng cường công tác quản trị rủi ro thanh khoản

 Quản trị rủi ro thanh khoản là hoạt động quan trọng đối với hoạt động quản lý cân đối vốn, vì vậy VietABank cần hoàn thiện hơn công tác dự báo cung, cầu thanh khoản; đưa ra các chỉ số và phương pháp tin cậy để đo lường thanh khoản

 Đối với một số thời điểm đặc thù, mang tính mùa vụ như dịp lễ, Tết khiến nhu cầu tiền mặt tăng cao, cần chú ý đến công tác dự báo thanh khoản để đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của người dân Cần tính toán và xác định

70 chính xác nhu cầu sử dụng các nguồn vốn có kỳ hạn khác nhau để có kế hoạch huy động các loại tiền gửi với kỳ hạn và chi phí phù hợp

 Đảm bảo các tỷ lệ an toàn thanh khoản theo đúng yêu cầu của NHNN, đảm bảo đáp ứng Basel II và điều chỉnh dần các tham số để chuẩn bị cho các tỷ lệ thanh khoản của Basel III

 Thiết lập các kịch bản giả định thay đổi lãi suất và thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô, để dự báo các yếu tố về khả năng huy động và sử dụng vốn của ngân hàng tương ứng Kết hợp với các mô hình hành vi của khách hàng, đưa ra các báo cáo để dự đoán thanh khoản trong tương lai và các kịch bản đối phó Ngoài ra ngân hàng chưa có các mô hình dự báo lãi suất, mô hình tài chính để dự báo biến động bảng cân đối nên cần xây dựng các mô hình này

4.1.3 Kiểm soát nguồn thông tin công bố ra bên ngoài

Thời gian qua có rất nhiều ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản do những tin đồn thất thiệt Khách hàng cũng từng nhầm lẫn tên ngân hàng VietABank với công ty y tế trong Đại án Việt Á hay từng có một số cá nhân từng gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nguồn thông tin được công bố ra ngoài cần phải được chú trọng Khi xảy ra những sự kiện không mong muốn, ngân hàng cần nhanh chóng có biện pháp xử lý truyền thông để đảm bảo uy tín ngân hàng và giữ lòng tin đối với khách hàng Tất cả các cán bộ nhân viên cần được nhanh chóng được đào tạo về cách ứng xử và giải thích trong trường hợp này, các thông tin đưa ra cần qua ban lãnh đạo, tránh để gặp phải những trường hợp rủi ro đạo đức trong cán bộ nhân viên của ngân hàng

4.1.4 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

 VietABank hiện vừa nâng cấp hệ thống Corebanking lên phiên bản mới nhất, tuy nhiên dữ liệu trên hệ thống vẫn còn sai sót Nhiều trường thông tin trước đây không được cập nhật vì vậy cần nhập thêm bổ sung dữ liệu quá khứ để các thông tin quản lý lưu trữ đa dạng, đầy đủ để đảm bảo cho nguồn "đầu vào" khi ứng dụng các mô hình định lượng, phục vụ cho công tác dự báo, đo lường rủi

71 ro và tính toán vốn kinh tế cho ngân hàng Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt nghiêm minh với các chi nhánh trong việc cung cấp thông tin, nhằm đảm bảo sự phối hợp của các chi nhánh với bộ phận cân đối vốn

 Cần tiếp tục nâng cấp hệ thống điều chuyển giá vốn nội bộ Do hệ thống FTP cũng mới được xây dựng lại, tuy nhiên chỉ đáp ứng tại mức cơ bản so với phương pháp luận mới nhất trên thị trường, chưa mua bán vốn với toàn bộ bảng cân đối kế toán

 Ngoài ra ngân hàng cần tiếp tục thực hiện dự án Quản trị tài sản nợ có để nâng cao công tác quản lý bảng cân đối và hỗ trợ việc tính toán lợi nhuận, chi phí cho ngân hàng được hiệu quả và chính xác hơn

4.1.5 Nâng cao chất lượng nhân sự

 Hiện cơ cấu tổ chức của bộ phận cân đối vốn tại VietABank đang chưa được hợp lý khi chỉ có 2 lãnh đạo phòng và 2 nhân viên Đây đều là những nhân sự lâu năm của ngân hàng, ưu điểm có thể am hiểu hệ thống nội bộ, tuy nhiên không có nhiều kinh nghiệm về hoạt động cân đối vốn trên thị trường qua các ngân hàng khác

 Đối với việc tuyển dụng nhân sự mới, VietABank cần chọn nhân sự có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác sang, nhất là những ngân hàng có quy mô lớn hơn để có thể đáp ứng nhu cầu công việc Bởi lẽ, ở vị trí công việc này, cán bộ càng am hiểu, càng trải qua các vị trí công việc trong ngân hàng thì sự hiểu biết toàn diện đó sẽ mang lại thuận lợi rất lớn khi thực hiện các công việc trong phạm vi cân đối vốn

Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

 Cần bổ sung nhân sự chuyên môn về lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng các mô hình nhằm thích ứng với sự biến động của các yếu tố

4.2 Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

4.2.1 Kiến nghị với Chính phủ

 Kiểm soát chặt chẽ để phát hiện, dự đoán những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định kinh tế vĩ mô

 Theo dõi và điều hành cán cân thanh toán tổng thể hiệu quả

 Kết hợp với Bộ giáo dục đào tạo và NHNN để đưa ra chiến lược đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu hơn cho nguồn nhân lực ngành ngân hàng

 Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường tài chính nói chung

4.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

 NHNN nên có các tín hiệu sớm và rõ ràng hơn trước khi ban hành các quyết định điều hành để cho các NHTM có thời chuẩn bị và thực hiện theo đúng chỉ đạo

 Nên có chính sách hỗ trợ các NHTM trong việc hiện đại hóa và phát triển công nghệ thông qua việc tìm kiếm đối tác chiến lược, mở rộng hợp tác quốc tế Đồng thời NHNN nên hỗ trợ thêm vốn cho các NHTM để ngân hàng có thêm nguồn lực phát triển

 Hoàn thiện các văn bản pháp lý, quy định về nghiệp vụ và quản trị rủi ro để hỗ trợ các NHTM hướng tới đáp ứng tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro thanh khoản theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel III

 Tăng cường kiểm tra và giám sát chặt chẽ đối với các NHTM, để không xảy ra những tình trạng khiến người dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng

Bối cảnh hiện tại và tình hình thực hiện so với kế hoạch năm 2023 của Ngân hàng TMCP Việt Á

Tính đến cuối tháng 6/2023, tín dụng toàn hệ thống ghi nhận mức tăng trưởng 4,03%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 9,35% cùng kỳ năm 2022, do nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và cá nhân yếu đi trong bối cảnh lãi suất cao, đơn hàng suy giảm, các thị trường đầu tư tài sản không thuận lợi Mặc khác, điều kiện cho vay thắt chặt đối với lĩnh vực bất động sản

Với VietABank, hết quý II năm 2023, ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững; tổng tài sản đạt 104.583 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 84.092 tỷ đồng, tăng 26,65% so với cùng kỳ năm 2022, hoàn thành 102,37% kế hoạch năm 2023 Dư nợ cho vay đạt 66.669 tỷ đồng Điểm sáng của VietABank là lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong 6 tháng đầu năm đạt 19 tỷ đồng, tăng 21,44% so với cùng kỳ năm trước Thu lãi thuần đạt 878,2 tỷ đồng, tăng 33,23% so với cùng kỳ năm 2022 Tỷ lệ nợ xấu là 2,6%, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Lợi nhuận trước thuế của VietABank đạt 523 tỷ đồng, giảm nhẹ 7,5% so với cùng kỳ năm trước Do các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý tăng mạnh như chính thức vận hành Core Banking phiên bản mới; Tăng cường nhân sự cấp cao cho hoạt động kinh doanh; Cải tạo, sửa chữa hệ thống các điểm giao dịch trên toàn hệ thống nên lợi nhuận trước thuế chưa đạt mục tiêu đề ra

Bảng 4.1: Tình hình thực hiện hết quý II/2023

Chỉ tiêu Thực hiện đến

Quý II/2023 Kế hoạch So với kế hoạch năm

Huy động tổ chức kinh tế, dân cư và phát hành GTCG 84,292 86,290 102%

Tỷ lệ nợ xấu 2.49%

Ngày đăng: 16/07/2024, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Vũ Hữu Thành và các cộng sự, 2016. Vốn ngân hàng, sự tạo thanh khoản và hiệu quả của ngân hàng. Tạp chí Khoa học – Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số11, trang 3 – 15.B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học – Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
5. Philip E. Strahan và các cộng sự, 2023. Deposit market power, funding stability and long-term credit. Journal of Monetary Economics, ngày 19/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Monetary Economics
7. Yeşim Helhel, 2014. Evaluating the performance of the commercial banks in Georgia. Research Journal of Finance and Accounting, số 5, trang 146 – 156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research Journal of Finance and Accounting
1. Ngân hàng Nhà nước. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, Thông tư sửa đổi 06/2016/TT-NHNN, Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 và Thông tư sửa đổi 22/2022/TT-NHNN ngày 31/12/2022 Khác
2. Ngân hàng TMCP Việt Á, 2022. Báo cáo NHNN về các chỉ số an toàn thanh khoản Khác
3. Ngân hàng TMCP Việt Á, 2022. Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP Khác
4. Nguyễn Hoàng Long và các cộng sự, 2023. Quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng theo tiêu chuẩn Hiệp ước quốc tế Basel III - Một số thách thức trong triển khai tại Việt Nam. Tạp chí Doanh nghiệp, số 241, trang 88 – 92 Khác
5. Nguyễn Thành Đạt, 2019. Nguồn vốn ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 52, trang 12 – 21 Khác
6. Phan Thị Thu Hà, 2018. Giáo trình ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Thành phố Hồ Chí Minh Khác
8. Trần Thị Thanh Nga và Trần Thị Xuân Hương, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ngân hàng – Nghiên cứu thực nghiệm: Trường hợp Việt Nam.Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 44, trang 26 – 34 Khác
1. Darryl E. Getter, 2016. Overview of Commercial (Depository) Banking and Industry. Conditions Specialist in Financial Economics Khác
2. Rudolf Duttweiler, 2011. Managing Liquidity in Banks: A Top Down Approach Khác
3. Gernot Müller và Ute Merbecks, 2019. Asset liability management and commercial banks' profitability in Nepal. Academic Voices: A Multidisciplinary Journal, số 5, trang 40 – 47 Khác
4. Lukasz Kugiel, 2009, Fund transfer pricing in a commercial bank. Master's thesis. MSC in Finance and International Business Khác
6. Tamara Gomes and Natasha Khan, 2011. Strengthening Bank Management of Liquidity Risk: The Basel III Liquidity Standards Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Cơ cấu cổ đông ngày 31/12/2022 - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.1 Cơ cấu cổ đông ngày 31/12/2022 (Trang 58)
Hình 3.1: Mô hình tổ chức quản lý VietABank - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Hình 3.1 Mô hình tổ chức quản lý VietABank (Trang 59)
Bảng 3.3: Số dư tiền gửi từ năm 2017 – quý I/2023 - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.3 Số dư tiền gửi từ năm 2017 – quý I/2023 (Trang 62)
Bảng 3.4: Số dư cho vay (bao gồm TPDN) từ năm 2017 – quý I/2023 - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.4 Số dư cho vay (bao gồm TPDN) từ năm 2017 – quý I/2023 (Trang 64)
Bảng 3.6: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn từ năm 2017 – quý I/2023 - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.6 Cơ cấu huy động theo kỳ hạn từ năm 2017 – quý I/2023 (Trang 67)
Hình 3.6: Biến động tiền gửi không kỳ hạn từ năm 2017 – quý I/2023 - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Hình 3.6 Biến động tiền gửi không kỳ hạn từ năm 2017 – quý I/2023 (Trang 68)
Bảng 3.7: Cơ cấu cho vay từ năm 2017 – quý I/2023 - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.7 Cơ cấu cho vay từ năm 2017 – quý I/2023 (Trang 69)
Bảng 3.8: Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Tổng vốn huy động (LDR) từ - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.8 Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Tổng vốn huy động (LDR) từ (Trang 70)
Bảng 3.9: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ năm 2017 đến - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.9 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ năm 2017 đến (Trang 72)
Bảng 3.10: Thu nhập từ cho vay và chi phí trả lãi huy động từ năm 2017 – quý - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 3.10 Thu nhập từ cho vay và chi phí trả lãi huy động từ năm 2017 – quý (Trang 73)
Bảng 4.1: Tình hình thực hiện hết quý II/2023 - Hoạt Động cân Đối vốn tại các chi nhánh ngân hàng tmcp việt Á.
Bảng 4.1 Tình hình thực hiện hết quý II/2023 (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w