1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải

132 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu xác định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Tác giả Trương Nam Thắng
Người hướng dẫn TS. Bùi Quang Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

-oOo -

TRƯƠNG NAM THẮNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH,

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ PHÁT THẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

-oOo -

TRƯƠNG NAM THẮNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH,

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ PHÁT THẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Quang Minh

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Bùi Quang Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam

Tôi xin cam đoan số liệu sử dụng trong luận văn đã được Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp đồng ý và cho phép sử dụng từ đề tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu xác định lượng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí, các khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải” đã được nghiệm thu hoàn thành vào tháng 4 năm 2023 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi được Trung tâm giao thực hiện công việc tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải trên địa bản tỉnh Ninh Bình

Số liệu và kết quả tính toán trong luận văn vẫn có giá trị về mặt chuyên môn và không làm ảnh hưởng đến chất lượng, tính khoa học và tính mới trong đề tài này Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Trương Nam Thắng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS Bùi Quang Minh đã dành nhiều thời gian, tận tâm và tâm huyết hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô trong Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, thầy (cô) là giảng viên tại các trường đại học khác đã tham gia giảng dạy lớp cao học Biến đổi khí hậu khóa 11, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp làm việc tại Trung tâm Phát triển các-bon thấp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu, điều tra để hoàn thành bộ số liệu sử dụng trong luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp cao học Biến đổi khí hậu khóa 11, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 202

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Trương Nam Thắng

Trang 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phân tích vấn đề nghiên cứu 4

5.1 Câu hỏi nghiên cứu 4

5.2 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu 4

5.3 Những đóng góp của luận văn 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

6.1 Phương pháp thu thập số liệu 6

6.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 7

6.3 Phương pháp kiểm kê khí nhà kính 8

7 Kết cấu của Luận văn 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH 10

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam 10

1.1.1 Các khái niệm chung 10

1.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam 13

1.1.3 Phát thải khí nhà kính ở Việt Nam 24

Trang 6

1.2 Tổng quan về phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình

28

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 31

2.1 Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích và xử lý số liệu 31

2.1.1 Kế hoạch điều tra hiện trạng phát thải khí nhà kính 31

2.1.2 Quá trình điều tra hiện trạng phát thải khí nhà kính 32

2.1.3 Kết quả điều tra 33

2.2 Phương pháp kiểm kê khí nhà kính 45

2.2.1 Phương pháp tính phát thải khí nhà kính giao thông đường bộ 45

2.2.2 Phương pháp tính phát thải khí nhà kính giao thông đường thủy nội địa 482.2.3 Phương pháp tính toán độ không chắc chắn 49

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH 52

3.1 Đường bộ 52

3.1.1 Số liệu hoạt động 52

3.1.2 Hệ số phát thải 58

3.1.3 Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực đường bộ 58

3.2 Đường thủy nội địa 60

3.2.1 Số liệu hoạt động 60

3.2.2 Hệ số phát thải 62

3.2.3 Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực đường thủy 62

3.3 Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông vận tải 63

3.3.1 Tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính 63

Trang 7

4.1.1 Căn cứ đề xuất 67

4.1.2 Tiêu chí xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 68

4.2 Dự báo phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải đến năm 2030 69

4.3 Đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 69

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFOLU : Bao gồm cả lĩnh vực LULUCF và Nông nghiệp BUR : Báo cáo cập nhật hai năm một lần (BUR - Biennial Updated Report) BVMT : Bảo vệ môi trường

COP : Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc GDP : Tổng sản lượng trong nước (GDP - Gross Domestic Product) GTVT : Giao thông vận tải

IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC -

Intergovernmental Panel on Climate Change) KNK : Khí nhà kính

LULUCF : Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF - Land

Use, Land-Use Change and Forestry) NC : Thông báo quốc gia (NC - National communcation) NDC : Đóng góp do Quốc gia quyết định (NDC - Nationally Determined

Contribution) NDC Nationally determined contribution Nghìn tấn

CO2tđ

: Nghìn tấn CO2 tương đương

UNFCCC : Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC -

United Nations Framework Convention on Climate Change)

Trang 9

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Đánh giá xu thế mực nước biển trung bình từ năm 1961 - 2014 và mực nước

biển trung bình giai đoạn 2015-2020 17

Bảng 1 2 Các hiện tượng thời tiết cực đoan tại Việt Nam 2016 - 2020 18

Bảng 1 3 Nhiệt độ cao nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam 20

Bảng 1 4 Nhiệt độ thấp nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam 21

Bảng 1 5 Tổng hợp kết quả phát thải/hấp thụ khí nhà kính của Việt Nam giai đoạn 1994-2016 24

Bảng 2 1 Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường bộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình 35

Bảng 2 2 Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình 36

Bảng 2 3 Khối lượng vận chuyển phân theo loại nhiên liệu do Sở Giao thông vận tải Ninh Bình cung cấp 36

Bảng 2 4 Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường bộ tại Công an tỉnh Ninh Bình 37

Bảng 2 5 Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường bộ tại Cục thống kê tỉnh Ninh Bình 37

Bảng 2 6 Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa tại Cục thống kê tỉnh Ninh Bình 38

Bảng 2 7 Kết quả thu thập thông tin khảo sát từ Công ty cổ phần đăng kiểm xe cơ giới Ninh Bình 39

Bảng 2 8 Kết quả thu thập thông tin về số lượng phương tiện của Xí nghiệp xe khách Ninh Bình 40

Bảng 2 9 Kết quả thu thập thông tin về nhiên liệu sử dụng của Xí nghiệp xe khách Ninh Bình 40

Bảng 2 10 Kết quả thu thập thông tin khảo sát từ Cảng vụ đường thuỷ nội địa tỉnh Ninh Bình 41

Trang 10

Bảng 2 11 Kết quả thu thập thông tin khảo sát từ Ban đăng kiểm phương tiện thuỷ nội

địa 41

Bảng 2 12 Số liệu hoạt động sử dụng trong Luận văn 43

Bảng 3 1 Lượng xe máy đăng ký mới mỗi năm tại Ninh Bình 52

Bảng 3 2 Ước tính lượng xe máy lưu hành tại tỉnh Ninh Bình từ 2016-2020 52

Bảng 3 3 Tiêu hao nhiên liệu đối với xe máy hãng Honda 53

Bảng 3 4 Tiêu hao nhiên liệu đối với hãng xe máy Yamaha 53

Bảng 3 5 Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho xe máy giai đoạn 2016-2020 54

Bảng 3 6 Hệ số chuyển đổi của các loại nhiên liệu 54

Bảng 3 7 Lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe máy ở tỉnh Ninh Binh 54

Bảng 3 8 Số lượng xe ô tô cá nhân lưu hành năm 2016-2020 55

Bảng 3 9 Lượng nhiên liệu sử dụng cho ô tô tỉnh Ninh Bình 55

Bảng 3 10 Lượng tiêu thụ nhiên liệu xe ô tô cá nhân giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh Ninh Bình 56

Bảng 3 11 Số liệu hoạt động tính cho các phương tiện xe khách 56

Bảng 3 12 Tổng lượng nhiên liệu tính cho các phương tiện đường bộ tại Ninh Bình năm 2016-2020 57

Bảng 3 13 Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các phương tiện xe tải và xe buýt tại Ninh Bình năm 2016-2020 57

Bảng 3 14 Hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính cho hoạt động Giao thông vận tải 58

Bảng 3 15 Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính tiểu lĩnh vực đường bộ 58

Bảng 3 16 Số liệu thu thập cho tiểu lĩnh vực đường thủy nội địa 61

Bảng 3 17 Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 61

Bảng 3 18 Hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính cho hoạt động Giao thông vận tải 62

Trang 11

iv Bảng 3 19 Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính cho tiểu lĩnh vực đường thủy tỉnh

Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 62

Bảng 3 20 Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính lĩnh vực Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình năm 2016 -2020 63

Bảng 3 21 So sánh lượng phát thải khí nhà kính của Ninh Bình với lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia 65

Bảng 3 23 Ước tính kết quả kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực GTVT năm 2030 của tỉnh Ninh Bình 69

Bảng 3 24 Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 72

Bảng 3 25 Mô tả đề xuất thay thế xăng hoá thạch bằng xăng ethanol 72

Bảng 3 26 Mô tả đề xuất sử dụng xe buýt nhanh (BRT) 74

Bảng 3 27 Mô tả đề xuất thúc đẩy giao thông công cộng 75

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Nội dung và phạm vi thực hiện của Luận văn 5

Hình 1 2 Mưa lũ làm ngập hàng nghìn ngôi nhà ở tỉnh Quảng Bình năm 2020 22

Hình 2 1 Làm việc với Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình 32

Hình 2 2 Làm việc với xí nghiệp xe khách Ninh Bình 33

Hình 2 3 Làm việc với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 35-02D tỉnh Ninh Bình 33

Hình 3 1 Kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình năm cơ sở 2016 59

Hình 3 2 Xu hướng phát thải khí nhà kính từ các loại hình phương tiện giao thông đường bộ 60

Hình 3 3 Phát thải khí nhà kính từ giao thông đường thuỷ nội địa 63

Hình 3 4 Xu thế phát thải của lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 64

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP) lần thứ 26 năm 2021 được tổ chức tại Glasgow, Việt Nam cam kết sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 Đây là một cam kết hết sức mạnh mẽ của Việt Nam, đưa Việt Nam cùng 140 nước trên thế giới thực hiện NetZero (tổng lượng phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050 Để hiện thực hóa cam kết, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch cụ thể và có tính khả thi để đưa phát thải ròng về bằng “0” Kế hoạch này cần có mục tiêu rõ ràng và kỳ vọng cao, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, kèm theo cơ chế giám sát đánh giá chặt chẽ

Những công tác để chuẩn bị cho cam kết trên đó là Việt Nam cần phải đánh giá được lượng phát thải của Quốc gia thông qua việc kiểm kê khí nhà kính thường xuyên và được báo cáo trong các báo cáo cho Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) như Báo cáo cập nhật hai năm một lần (BUR), Đóng góp do Quốc gia quyết định (NDC), Thông báo quốc gia (NC)… Việc này sẽ đánh giá được hiện trạng của Việt Nam trong công tác thực hiện cam kết, kết hợp với việc ứng dụng khoa học công nghệ làm giải pháp cho các lĩnh vực đã và đang có lượng phát thải lớn như Năng lượng, giao thông vận tải (GTVT), Công nghiệp…

Được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng phát thải khí nhà kính, tỉnh Ninh Bình đã rất tích cực trong các công tác kiểm soát phát thải khí nhà kính, ví dụ như công tác quản lý khí nhà kính từ lĩnh vực giao thông vận tải, sản xuất xi măng, nhiệt điện, sản xuất phân bón… Tuy nhiên, cho tới nay Ninh Bình chưa có nghiên cứu nào liên quan đến đánh giá, phân loại nguồn phát thải khí nhà kính cũng như kiểm kê các khí nhà kính này Bên cạnh đó, vẫn còn những bất cập tồn tại từ nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết triệt để đó là các vấn đề như hoạt động đánh giá và kiểm soát nguồn thải còn chưa được toàn diện, các hoạt động hỗ trợ (đầu tư, nghiên cứu khoa học công nghệ, sự tham gia của cộng đồng) chưa phát huy hiệu quả; ý thức tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) của các chủ nguồn thải (sản xuất xi măng, nhiệt điện, phân bón, hoạt động giao thông vận tải) còn hạn chế Đây là một trong những khoảng trống mà tỉnh Ninh Bình rất muốn cải thiện trong công tác quản lý nhà nước về môi trường và biến đổi khí hậu của địa phương Do đó, việc điều tra, thống kê và làm rõ

Trang 14

hiện trạng phát thải các chất khí nhà kính từ hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng… là rất cần thiết và cần tập trung vào các hoạt động chính như sau: giao thông vận tải, sản xuất xi măng, nhiệt điện và sản xuất phân bón… Hoạt động giao thông vận tải đóng góp rất lớn vào phát thải khí nhà kính thông qua việc tiêu thụ nhiên liệu động cơ xăng, dầu bao gồm tất cả các hoạt động giao thông

Hơn nữa, trong luật Bảo vệ môi trường 2020 (sửa đổi), Chương VII quy định về Ứng phó biến đổi khí hậu trong đó Điều 95 quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính quốc gia, xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hàng năm trên địa bàn

Quyết định 2359/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/12/2015 về việc phê duyệt hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi quản lý tại địa phương có trách nhiệm tổ chức điều tra, tổng hợp, quản lý số liệu, dữ liệu về kiểm kê khí nhà kính; Các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động phát thải, hấp thụ khí nhà kính tại Việt Nam có trách nhiệm cung cấp số liệu hoạt động và thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp phục vụ hoạt động kiểm kê

Như vậy, có thể thấy việc kiểm kê về hiện trạng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải là hết sức cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý môi trường của tỉnh nói chung, mà nó còn đóng góp vào trong cam kết thực hiện NetZero của Việt Nam Bên cạnh đó cũng cần nói rằng mục tiêu của Luận văn này hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của công tác BVMT được quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay và phù hợp trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa các khoa học liên ngành, Trường đại học Quốc gia Hà Nội

Với những lý do như trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định lượng phát thải các khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải” có ý nghĩa thực tiễn cao đối với cộng đồng người dân địa phương cũng như đối với cơ quan quản lý nhà nước là tỉnh Ninh Bình

Trang 15

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập số liệu về số lượng phương tiện giao thông, lượng nhiên liệu sử dụng của từng loại phương tiện… tại các cơ quan, đơn vị có liên quan (Sở Giao thông vận tải Ninh Bình, Cục Thống kê Ninh Bình, Công an tỉnh Ninh Bình, Xí nghiệp xe khách Ninh Bình, Cảng vụ đường thuỷ nội địa tỉnh Ninh Bình…) để nghiên cứu và đánh giá được thực trạng giao thông vận tải tại tỉnh Ninh Bình

- Nghiên cứu, lựa chọn phương pháp tính, hệ số phát thải và các thông số phục vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính cho các hoạt động giao thông vận theo Hướng dẫn Kiểm kê khí nhà kính quốc gia của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) phiên bản 2006 và theo Quyết định 2626/QĐ-BTNMT ngày 10/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính - Kiểm kê phát thải khí nhà kính từ các hoạt động giao thông vận tải cho năm 2016 - Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu) đã được đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Phương tiện giao thông đường bộ được xác định gồm: Xe máy, ô tô cá nhân, xe tải, xe buýt và xe khách

Phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa xác định gồm: Tàu sông, thuyền sông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Quy mô: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Trang 16

- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 - Năm nghiên cứu và tính toán: Năm 2016 (để có thể so sánh và thống nhất với kỳ kiểm kê gần nhất của Việt Nam được công bố tại Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ ba (BUR3) của Việt Nam)

5 Phân tích vấn đề nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Phương pháp luận áp dụng cho việc tính toán kiểm kê phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực Giao thông vận tải như thế nào?

- Quá trình thu thập số liệu từ các đơn vị có liên quan được tiến hành như thế nào? - Tính toán kiểm kê phát thải khí nhà kính từ các hoạt động giao thông vận tải được thực hiện như thế nào?

- Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nào áp dụng cho các hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030?

5.2 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn: Nghiên cứu, xác định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm cơ sở 2016 theo hướng dẫn của IPCC Từ kết quả đó, đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực giao thông vận tải của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030

Trên cơ sở lý luận trên, luận văn xây dựng hệ thống của các vấn đề nghiên cứu qua khung phân tích vấn đề nghiên cứu như sau:

Trang 17

Hình 1 1 Nội dung và phạm vi thực hiện của Luận văn

Hình 1.1 thể hiện các bước chính để thực hiện Luận văn Các bước thực hiện được phân chia cụ thể và rõ ràng, cụ thể như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng giao thông vận tải tại tỉnh Ninh Bình Bước này có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tổng quan nhất về tình hình giao thông vận tải của tỉnh Ninh Bình Từ đó làm tiền đề thực hiện các nội dung tiếp theo

Bước 2: Thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực Giao thông vận tải Trong bước này cần tiến hành nghiên cứu, lựa chọn “Phương pháp luận” phù hợp, từ đó xác định các đối tượng, số liệu cần thu thập làm đầu vào cho quá trình tính toán kiểm kê phát thải khí nhà kính từ hoạt động Giao thông vận tải

Số lượng phương tiện

tham gia Hoạt động

giao thông vận tải tại tỉnh

NDC, BUR

Chiến lược, kế hoạch phát triển của tỉnh Ninh Bình

Công nghệ giảm phát thải

Biện pháp giảm phát thải IPCC

Trang 18

Bước 3: Nghiên cứu các chủ trương, chính sách liên quan trong công tác giảm phát thải khì nhà kính cho lĩnh vực GTVT từ cấp Quốc ga đến cấp địa phương

Bước 4: Đề xuất các công nghệ và biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo chủ trương, chính sách của Nhà nước và phù hợp điều kiện của tỉnh Ninh Bình

5.3 Những đóng góp của luận văn

Về mặt khoa học: Nghiên cứu, lựa chọn phương pháp luận, lựa chọn hệ số phát thải cho việc tính toán, kiểm kê lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực GTVT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng dẫn của IPCC 2006 Nghiên cứu các công nghệ giảm phát thải được đề xuất trong NDC của Việt Nam phù hợp với điều kiện của địa phương Ước tính giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực GTVT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tính đến năm 2030

Về mặt thực tiễn: Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thông qua kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính Từ đó là cơ sở để thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong tương lai Đề xuất các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với đặc thù và tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của tỉnh Ninh Bình phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của địa phương

Tóm lại, dự kiến đóng góp của đề tài này sẽ làm tăng hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề môi trường, quản lý khí thải và chất gây hiệu ứng nhà kính, từng bước giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính tại địa phương

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin phục vụ kiểm kê khí nhà kính, bao gồm như sau:

1 Xây dựng và gửi phiếu điều tra khảo sát thu thập thông tin cho đơn vị cung cấp thông tin trước khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp Phiếu được xây dựng bởi đơn vị thực hiện đề tài

2 Phương pháp phỏng vấn là quá trình hỏi đáp đơn vị cung cấp thông tin với đơn vị thực hiện nhằm xác nhận, làm rõ các nội dung trong phiếu điều tra, khảo sát hoặc bổ

Trang 19

sung thông tin Đặc biệt, khi áp dụng cuộc phỏng vấn không cấu trúc, đơn vị thực hiện có thể ghi âm để không ảnh hưởng tới quá trình phỏng vấn

3 Phương pháp sử dụng nhật ký ghi chép: Đơn vị thực hiện tiến hành ghi chép lại những thông tin trong quá trình phỏng vấn Nội dung ghi chép được có thể sử dụng để bổ sung cho những thông tin cho phiếu điều tra khảo sát

Phương pháp thu thập số liệu đối với lĩnh vực giao thông vận tải là phương pháp

điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu về số liệu hoạt động tại các đơn vị có liên quan, danh sách các đơn thực hiện điều tra, khảo sát và thu thập thông tin chi tiết về phát thải khí nhà kính đối với hoạt động giao thông vận tải Các đơn vị tiến hành thu thập thông tin,

cụ thể như sau:

- Sở Giao thông vận tải Ninh Bình - Sở Công thương tỉnh Ninh Bình - Cục Thống kê Ninh Bình

- Công an tỉnh Ninh Bình - Xí nghiệp Bến xe khách Ninh Bình - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 35-01D - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 35-02D - Ban Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa Ninh Bình - Cảng vụ đường thuỷ nội địa tỉnh Ninh Bình

6.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Các số liệu được thu thập, tổng hợp từ các đơn vị có liên quan (mục 6.1) sẽ được tổng hợp, xử lý theo các trường dữ liệu, phù hợp với điều kiện đầu vào cho quá trình tính toán kiểm kê Một số phương pháp xử lý số liệu được dùng bao gồm:

1 Phương pháp nội suy số liệu là phương pháp ước tính giá trị của các điểm dữ liệu chưa biết trong phạm vi của một tập hợp rời rạc chứa một số điểm dữ liệu đã biết

2 Phương pháp ngoại suy số liệu là phương pháp sử dụng dữ liệu đã biết để suy ra giá trị của dữ liệu chưa biết thông qua một mô hình toán học hoặc thống kê

Trang 20

6.3 Phương pháp kiểm kê khí nhà kính

Việc kiểm kê phát thải khí nhà kính được thực hiện theo hướng dẫn của IPCC tiến hành theo hai cấp, trong đó cấp 1 là cho phép thực hiện từ số liệu tổng hợp (trên xuống) và sử dụng hệ số phát thải mặc định do IPCC đề xuất; cấp 2 thu thập tính toán từ số liệu cơ sở (dưới lên) và sử dụng hệ số phát thải đặc trưng của quốc gia Ở cấp độ quốc gia, việc thu thập xử lý số liệu từ cơ sở ở Việt Nam còn gặp khó khăn, thiếu số liệu hoạt động cũng như chưa có nhiều nghiên cứu về hệ số phát thải, nên cho tới nay đa phần sử dụng theo cấp 1

Trong luận văn này, phương pháp tiếp cận từ dưới lên và phương pháp tiếp cận từ trên xuống sẽ được kết hợp, trong đó các số liệu hoạt động sẽ được thu thập tại cơ sở phát thải thông qua hướng tiếp cận đầu vào hoặc hướng tiếp cận đầu ra hoặc cả hai; hệ số phát thải sử dụng các hệ số mặc định của IPCC

Phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải được áp dụng theo hướng dẫn IPCC 2006, Quyển 2 (Năng lượng), Chương 3 (Nguồn phát thải di động) Việc kiểm kê khí nhà kính đối với lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn

tỉnh Ninh Bình bao gồm 02 loại tiểu lĩnh vực đó là đường bộ và đường thủy nội địa Các

hoạt động giao thông vận tải khác bao gồm: hàng không, đường sắt và đường thủy quốc tế mang tính liên tỉnh và liên quốc gia sẽ không được tính toán ở cấp tỉnh mà sẽ được tính toán kiểm kê ở cấp Quốc gia

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài các phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm:

Chương 1 Tổng quan về phát thải khí nhà kính

Trong chương này sẽ trình bày những thông tin tổng quan nhất, các khái niệm, thực trạng về các khí nhà kính và nguồn phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam và ở Ninh Bình

Chương 2 Phương pháp luận

Trong chương này sẽ tập trung mô tả việc lựa chọn các phương pháp luận sử dụng trong Luận văn

Trang 21

Chương 3 Kết quả tính toán kiểm kê khí nhà kính

Trong chương này sẽ trình bày kết quả tính toán kiểm kê phát thải khí nhà kính lĩnh vực Giao thông vận tải của tỉnh Ninh Bình cho năm cơ sở 2016

Chương 4 Đề xuất phương pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực giao thông vận tải

Trong chương này sẽ nêu các căn cứ pháp lý và xác định các tiêu chí để lựa chọn phương pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Tiếp đó, dự báo được lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải của tỉnh Ninh Bình cho năm 2030 để đánh giá được xu thế phát thải lĩnh vực GTVT Từ đó, sẽ đề xuất các giải pháp giảm nhẹ phát thải cụ thể cho lĩnh vực giao thông vận tải dựa trên các đề xuất giảm nhẹ đã được công bố trong NDC cập nhật của Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH 1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

1.1.1 Các khái niệm chung

Các khái niệm liên quan đến phát thải khí nhà kính được đề cập trong Nghị định 06/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải và bảo vệ tầng ô-dôn và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Ngoài ra, các khái niệm còn được tham khảo từ các báo cáo khoa học Một số khái niệm, từ ngữ được sử dụng trong luận văn như sau:

a Khí nhà kính - Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính (Chính phủ, 2022) Các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrousoxide (N2O) Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCS), perfluorocarbons (PFCS), sulphurhexafluoride (SF6) và nitrogentrifluoride (NF3)

- Khí nhà kính: Các khí nhà kính là các thành phần khí của khí quyển, gồm cả các khí trong tự nhiên và các khí sinh ra do hoạt động của con người, hấp thụ và phát xạ bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong khoảng phổ của bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra từ bề mặt Trái đất, khí quyển và bởi mây Các đặc tính này gây ra hiệu ứng nhà kính Hơi nước (H2O), điôxit cacbon (CO2), ôxit nitơ (N2O), khí mê tan (CH4) và ôzôn (O3) là các khí nhà kính chính trong khí quyển Trái đất Hơn nữa, có một số khí nhà kính hoàn toàn là do con người thải vào bầu khí quyển, chẳng hạn như halocarbons và các chất khác có các thành phần chứa clo và brôm, được xem xét trong Nghị định thư Montreal Bên cạnh các khí CO2, N2O, CH4, Nghị định thư Kyoto xem xét cả các khí nhà kính SF6, HFCs và PFCs (Tân, 2016)

b Hiệu ứng nhà kính - Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu (Chính phủ, 2022)

- Hiệu ứng nhà kính: Các khí nhà kính hấp thụ hiệu quả bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra bởi bề mặt của Trái đất, bởi chính khí quyển do cùng các khí nhà kính, và bởi

Trang 23

các đám mây Bức xạ khí quyển được phát ra từ mọi phía, bao gồm cả đi xuống bề mặt Trái Đất Vì vậy các loại khí nhà kính giữ nhiệt bên trong lớp bề mặt đất và tầng đối lưu Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính (Tân, 2016)

- Hiệu ứng nhà kính là một quá trình xảy ra khi các chất khí trong bầu khí quyển Trái đất giữ nhiệt của Mặt trời Quá trình này làm cho Trái đất ấm hơn nhiều so với khi không có bầu khí quyển Hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân khiến Trái đất trở thành một nơi thoải mái để sinh sống (NASA Climate Kids, 2023)

c Kiểm kê khí nhà kính - Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành (Chính phủ, 2022)

- Kiểm kê khí nhà kính (GHG) là danh sách các nguồn phát thải và lượng phát thải liên quan được định lượng bằng các phương pháp tiêu chuẩn (IPCC, 2006)

- Tấn CO2 tương đương là khối lượng của các khí nhà kính được quy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính đó Hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính do Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu quy định (Chính phủ, 2022)

d Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính - Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính

e Ứng phó với biến đổi khí hậu - Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

f Cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon - Cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon là các cơ chế thực hiện việc đăng ký, triển khai các chương trình, dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon theo các phương pháp được quốc tế hoặc Việt Nam công nhận Tín chỉ các-bon từ các chương

Trang 24

trình, dự án được trao đổi trên thị trường các-bon hoặc bù cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch được phân bổ

g Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính - Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hệ thống thu thập, xử lý, quản lý, lưu trữ, cung cấp, kiểm tra thông tin và thẩm định kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo tính minh bạch, tính chính xác và có thể kiểm chứng được

+ Đo đạc là hoạt động xác định lượng khí nhà kính giảm được của biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo phương pháp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

+ Báo cáo là hoạt động tính toán, tổng hợp và gửi kết quả đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thông tin liên quan khác theo hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

+ Thẩm định là hoạt động đánh giá báo cáo kết quả đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thông tin liên quan khác theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Một số khái niệm liên quan khác

- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) là điều ước quốc tế về môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của con người tới hệ thống khí hậu toàn cầu, bao gồm việc ổn định nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển (Chính phủ, 2022)

- Nghị định thư Kyoto: Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) được thông qua năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản, tại kỳ họp thứ 03 của Hội nghị các bên (COP) về UNFCCC Nó bao gồm các cam kết ràng buộc về mặt pháp lý, bên cạnh các điều khoản có trong UNFCCC Các nước nằm trong Phụ lục B của Nghị định (hầu hết là các Tổ chức hợp tác kinh tế và các nước phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi) đã đồng ý giảm các phái thải khí nhân tạo (điôxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, hydrofluorocarbons, perfluorocarbons và sulphur hexfluoride) bằng cách giảm ít nhất 5% dưới mức năm 1990 trong giai đoạn cam kết từ 2008 đến 2012 Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào ngày 16/2/2005 (Tân, 2016)

Trang 25

- Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) là cơ quan thuộc Liên hợp quốc có trách nhiệm cung cấp thông tin, cơ sở khoa học về biến đổi khí hậu do con người gây ra, các tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên, chính trị, kinh tế và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (IPCC, 2006)

- Các quá trình công nghiệp là các hoạt động công nghiệp gây phát thải khí nhà kính từ các quá trình hóa, lý không tiêu thụ năng lượng; là một trong các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Chính phủ, 2022)

- Thỏa thuận Paris là điều ước quốc tế trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu có hiệu lực thực hiện từ năm 2021, quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên về thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Chính phủ, 2022)

- Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) là đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris (Chính phủ, 2022)

- Kịch bản phát triển thông thường (BAU) là giả định có cơ sở khoa học về mức phát thải khí nhà kính trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thông thường trong tương lai khi chưa thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (Chính phủ, 2022)

1.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Trong thế kỷ 21, con người đang phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) Biểu hiện của BĐKH là có sự gia tăng về nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên hơn 1°C so với 150 năm trước, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, đại dương và mực nước biển đang ấm lên, cùng với việc các tảng băng và dòng sông băng đang tan chảy…

Tại Việt Nam, tác động của BĐKH ngày càng trở nên phổ biến hơn vào những năm gần đây Những ảnh hưởng của BĐKH như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, mực nước biển tăng cao, nhiệt độ gia tăng… và các biểu hiện cực đoan, hiện tượng bất thường ngày càng gia tăng (Đạt, 2023) Dựa theo báo cáo về BĐKH ở Việt Nam, trong tình

Trang 26

huống nhiệt độ tăng và mực nước biển tăng thêm 100cm, khu vực của đồng bằng sông Cửu Long có khả năng mất tới 5% diện tích đất liền Trong trường hợp nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5ºC và 2ºC, tỷ lệ thiệt hại trực tiếp đối với tổng sản lượng trong nước (GDP - Gross Domestic Product) của Việt Nam lần lượt là 4,5% và 6,7% Sự tăng mực nước biển cũng đang dẫn đến việc giảm diện tích đất trồng lúa gạo Ví dụ, với mực nước biển tăng lên 60cm, diện tích trồng lúa gạo sẽ bị cắt giảm hơn 50% tại một số khu vực, gây nguy cơ đe dọa an ninh lương thực quốc gia Với hơn 3.200 km đường bờ biển và nhiều thành phố ở vị trí địa hình thấp cùng các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu (Ưu, 2012)

a Nhiệt độ Nhiệt độ đang có khuynh hướng gia tăng tại hầu hết các trạm quan trắc, đồng thời tăng với tốc độ nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây Số ngày nóng đã tăng lên ở phần lớn các khu vực, đặc biệt là ở các vùng Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên Tuy nhiên, tại một số trạm thuộc khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ và miền Nam, số ngày nóng lại có sự giảm nhẹ Sự chênh lệch về mức độ tăng nhiệt độ xuất hiện không chỉ giữa các vùng khác nhau mà còn trong các mùa trong năm Điều này thể hiện rõ nhất qua sự biến đổi nhiệt độ mùa mùa, khi mức độ tăng nhiệt độ cao nhất thường xuất hiện vào mùa đông, trong khi lại thấp nhất vào mùa xuân Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dựa trên dữ liệu cập nhật trong suốt 30 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện tại đã cao hơn khoảng từ 0,5 - 1,0°C so với nhiệt độ trung bình của những năm trước đây (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)

b Lượng mưa Sự biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh quá trình chu kỳ thủy văn, khi nhiệt độ gia tăng, hiệu suất bay hơi cũng tăng, dẫn đến tăng cường lượng mưa Tuy nhiên, tốc độ bay hơi và phân phối mưa không đồng đều Một số vùng có khả năng phải đối mặt với mưa lớn hơn bình thường, trong khi những khu vực khác có thể phải đối diện với hạn hán.Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn quốc đang có dấu hiệu gia tăng nhẹ Đặc biệt, sự tăng này rõ rệt nhất trong những tháng mùa đông và mùa xuân, trong khi có sự giảm đi vào các tháng mùa thu Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến

Trang 27

2020, tại một số vùng, biểu đồ mưa không tuân theo quy luật của nhiều năm trước đó (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)

c Mực nước biển Với 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng Theo Cục Biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các nghiên cứu khác cho thấy, xu hướng gia tăng biến đổi khí hậu là không thể tránh khỏi trong tương lai (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)

Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 dự báo đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng 100cm, 6,3% diện tích đất của Việt Nam sẽ bị ngập lụt, 4% hệ thống đường sắt, 9% hệ thống đường quốc lộ và 12% hệ thống đường tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng; trên 10% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh; trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích có nguy cơ bị ngập ở TP Hồ Chí Minh Tình trạng nước biển dâng đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến trên 9% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung Diện tích bị ngập tại đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 39% gây ảnh hưởng tới 35% dân số khu vực và đe dọa mất đi đến 40,5% sản lượng lúa cả vùng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)

Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016, mực nước trung bình toàn Biển Đông biến đổi với tốc độ khoảng 4,05 ± 0,6 mm/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trung bình toàn cầu trong cùng giai đoạn (3,25 ± 0,08 mm/năm) Tính trung bình cho các khu vực ven biển ở Việt Nam, mực nước biển tăng khoảng 3,50 ± 0,7 mm/năm Đối với khu vực ven biển Trung Bộ tăng mạnh nhất vào khoảng trên 4 mm/năm, trong đó mức tăng lớn nhất lên đến 5,6 mm/năm được ghi nhận tại khu vực ven biển Nam Trung Bộ; khu vực ven biển vịnh Bắc Bộ có mức tăng thấp hơn, khoảng 2,5 mm/năm Cũng theo Kịch bản, nếu nước biển dâng 1 m, khoảng 17,57% diện tích ĐBSH, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có nguy cơ ngập cao (38,90% diện tích) Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc Nguy cơ ngập đối với những đảo tự nhiên thuộc quần đảo Trường Sa

Trang 28

là không lớn Đối với cụm đảo Hoàng Sa nguy cơ ngập lớn nhất được ghi nhận tại cụm đảo Lưới Liềm và Trí Tôn

Các số liệu quan trắc được tổng hợp theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 và các Niên giám Thống kê năm 2015 – 2020 trong vòng hơn 40 năm qua tại các trạm hải văn (từ năm 1961 - 2014) cho thấy, tại hầu hết các trạm, mực nước biển có xu thế tăng, với tốc độ mạnh nhất vào khoảng 5,58 mm/năm tại trạm Phú Quý và 5,28 mm tại trạm Thổ Chu Tuy nhiên, mực nước tại trạm Cô Tô và trạm Hòn Ngư lại có xu thế giảm với tốc độ tương ứng là 5,77 và 1,45 mm/năm Mực nước được đo tại các trạm hải văn ở Việt Nam đang có xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng vào khoảng 2,45 mm/năm Nếu tính trong thời kỳ 1993 - 2014, mực nước biển trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăng trung bình khoảng 3,34 mm/năm Từ năm 2015 đến 2020, mực nước biển trung bình tại các trạm đã số đều có xu thế tăng Chi tiết xu thế nước biển dâng được thể hiện tại bảng 1.1

Trang 29

Bảng 1 1 Đánh giá xu thế mực nước biển trung bình từ năm 1961 - 2014 và mực nước biển trung bình giai đoạn 2015-2020

Thời gian quan trắc

Xu thế

Trang 30

d Các hiện tượng cực đoan Theo báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 2007-2016 thì Việt Nam đứng thứ 05 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu và thứ 08 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra có quy luật theo mùa, tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện quanh năm, kể cả trong những tháng được xem là hiếm có hiện tượng thời tiết cực đoan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)

Các hiện tượng thời tiết cực đoan trải dài rộng khắp các miền của đất nước, trong đó điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung, rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam Trong đó, năm 2016, người dân miền Trung và miền Nam đã trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn lớn nhất trong lịch sử 90 năm vừa qua, ảnh hưởng tới hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có 18 tỉnh phải thông báo tình trạng khẩn cấp Trong đợt nắng nóng năm 2019 ở Hương Khê (Hà Tĩnh), nhiệt độ đo được có ngày lên tới 43,4oC, mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam đến nay Các hiện tượng thời tiết cực đoan tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 được tổng hợp tại bảng 1.2 dưới đây

Bảng 1 2 Các hiện tượng thời tiết cực đoan tại Việt Nam 2016 - 2020

Nhiệt độ trung bình, tối cao

Rét đậm

Bão Áp thấp nhiệt đới

(ATNĐ) Năm 2016

Là năm xuất hiện nhiều đợt nắng nóng Một số nơi tại Trung Bộ và Tây Nguyên nền nhiệt độ có nơi phổ biến từ 40-42oC

Có 05 đợt Trong đợt rét kỷ lục ngày 22-27/1, hơn 20 điểm có băng tuyết Lần đầu có mưa tuyết tại Ba Vì (Hà Nội), Bình Liêu (Quảng Ninh), Kỳ Sơn (Nghệ An) và

Nhiều đợt gây lũ lớn trên diện rộng; lũ lớn liên tiếp xuất hiện tại các tỉnh miền Trung, đạt mức tương đương lũ lịch sử

10 cơn bão, 7 cơn APNĐ hoạt động trên biển Đông, trong đó, 04 cơn bão và 02 ATNĐ gây ảnh hưởng đến đất liền Cơn bão số 01 phức tạp và hiếm gặp

Trang 31

Nhiệt độ trung bình, tối cao

Rét đậm

Bão Áp thấp nhiệt đới

(ATNĐ)

Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Năm 2017

15 đợt nắng nóng diện rộng với những trị số nắng

22 đợt không khí lạnh, trong đó có 04 đợt rét đậm, rét hại

Diễn biến phức tạp và trái quy luật; 23 đợt mưa lớn; 23 đợt lũ trên các hệ thống sông Lương mưa có nơi trên 4.700 mm; lũ lớn đạt mức lịch sử chưa từng có trong 100 năm qua

16 cơn bão, 04 ATNĐ trên Biển Đông Trong đó, 06 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Bão số 10 có cấp gió 12, lần đầu tiên báo động thiên tai cấp 4; Bão số 12 có gió cấp 13 đổ bộ vào Nam Trung Bộ

Năm 2018

11 đợt nắng nóng trên diện rộng

22 đợt không khí lạnh và gió mùa đông Bắc; 04 đợt rét đậm, rét hại

30 đợt mưa lớn trên diện rộng; 43 đợt lũ trong đó có 14 trận lũ quét, sạt lở đất; lũ lớn tại thượng nguồn sông Cửu Long, triều cường vượt mốc lịch sử tại các tỉnh Nam Bộ

09 cơn bão và 04 ATNĐ; 212 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; 09 đợt gió mạnh trên biển

Năm 2019

13 đợt nắng nóng 04 đợt rét đậm, rét

hại

63 trận mưa lớn, ngập lụt; 13 trận động đất; triều cường, sạt lở bờ

08 cơn bão và 04 ATNĐ; 222 trận dông, lốc sét; 10 trận

Trang 32

Nhiệt độ trung bình, tối cao

Rét đậm

Bão Áp thấp nhiệt đới

(ATNĐ)

sông, xói lở bờ biển tại nhiều khu vực vùng ĐBSCL

lũ quét, sạt lở đất; 13 trận động đất

Năm 2020

Nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn mức trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5oC Nắng nóng gay gắt trên diện rộng, ngày 20-21/5 nhiệt độ phổ biến từ 38-40oC

Mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố; mưa đá diện rộng; đặc biệt là đợt lũ lớn lịch sử ngày 6-22/10 tại khu vực Trung bộ, 86 trận động đất

13 cơn bão trên Biển Đông; 264 đợt dông lốc; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn năm 2016-2020

Năm 2020, nền nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5°C; đặc biệt, trong tháng 3 và tháng 4, nhiệt độ trung bình tháng cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1,6 - 3,0°C Trong đó, đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt trên diện rộng gần đây nhất diễn ra từ ngày 20 đến 21 tháng 5 với nhiệt độ phổ biến từ 38 - 40°C, có nơi cao hơn như tại Hà Đông (Hà Nội) với nền nhiệt lên ngưỡng 40,9°C (ghi nhận trong ngày 21 tháng 5) Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được tại một số địa điểm ở Việt Nam được thể hiện tại bảng 1.3

Bảng 1 3 Nhiệt độ cao nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam

(kỷ lục mới)

Nhiệt độ cao nhất trong quá khứ

Hương Khê (Hà Tĩnh)

43,40C (ngày 20/4/2019)

Mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam từ trước cho đến thời điểm hiện nay

Trang 33

Địa điểm Nhiệt độ cao nhất

(kỷ lục mới)

Nhiệt độ cao nhất trong quá khứ

Hà Nội

420C (ngày 03/4/2019)

40,4 0C (Năm 1971) 38,9oC

(Hà Giang)

40,4oC (ngày 21/5/2020)

39,8oC (ngày 12/5/1966) Kim Bôi

(Hoà Bình)

41oC (ngày 21/5/2020)

40,5oC (ngày 11/5/1966) Tĩnh Gia

(Thanh Hoá)

41,2oC (ngày 21/5/2020)

40,8oC (ngày 23/6/1973) Hà Đông

(Hà Nội)

40,9oC (ngày 21/5/2020)

Nhiệt độ cao nhất trong tháng 5 từ 1961 đến nay

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - Báo cáo Đặc điểm khí tượng thủy

văn năm 2019, năm 2020

Ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, rét đậm, rét hại có sự biến đổi phức tạp và biến động mạnh qua các năm Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng mức độ khắc nghiệt và độ dài các đợt rét có dấu hiệu gia tăng Đặc biệt trong những năm gần đây đã xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục cũng như những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp (thấp nhất trong 40 năm gần đây) Tại các vùng núi cao như Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5oC đến -4°C; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi như Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) có mưa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử Một số địa điểm tại Việt Nam ghi nhận nhiệt độ thấp nhất được thể hiện chi tiết tại bảng 1.4

Bảng 1 4 Nhiệt độ thấp nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam Địa điểm Nhiệt độ thấp nhất

(kỷ lục mới)

Nhiệt độ thấp nhất trong quá khứ

(kể từ năm 1971)

Trang 34

Địa điểm Nhiệt độ thấp nhất

-3,2oC (năm 2011) Tam Đảo

(Vĩnh Phúc)

-1oC (ngày 24/01/2016)

0oC (ngày 25/02/1964)

(ngày 24/01/2016)

6oC (ngày 02/01/1974)

(ngày 24/01/2016)

7oC (ngày 28/12/1982) Tuyên Hoá

(Quảng Bình)

5oC (ngày 24/01/2016)

6oC (ngày 15/01/1963)

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - Báo cáo Đặc điểm khí tượng thủy

văn năm 2016

Tình trạng mưa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu, mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn Trong những năm gần đây, mưa lớn xảy ra bất thường cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cường độ, điển hình là trận mưa lớn nhất trong lịch sử 40 năm qua và lũ lụt ở Quảng Bình, Bình Định (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)

Hình 1 2 Mưa lũ làm ngập hàng nghìn ngôi nhà ở tỉnh Quảng Bình năm 2020

(Ảnh: Báo điện tử TNMT)

Trang 35

Cũng trong năm 2016, Hà Nội chịu một trận mưa lớn (vào tháng 5) gây ngập lụt nghiêm trọng chưa từng có trong 45 năm, lượng mưa lớn nhất ở điểm đo được tại huyện Chương Mỹ là 372 mm Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp phải tình trạng tương tự vào tháng 9 năm 2016 khi có một trận mưa với lượng hơn 179 mm (đây là cơn mưa lớn nhất tính từ năm 1975 đến nay) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)

Theo Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực ĐBSCL mùa khô năm 2019 – 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và nghiêm trọng hơn giai đoạn trước năm 2015 Ngay từ giữa năm 2019, mực nước thượng lưu sông Mê Công ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 2,5 - 5,0m, ở trung lưu và hạ lưu thấp hơn từ 2,5 - 3,5m Tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về ĐBSCL tại trạm Kratie (Campuchia) thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ 48%, tương đương năm 2010, đây là năm thiếu hụt kỷ lục Xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long lấn sâu vào đất liền hơn năm 2016 từ 3 - 7km Tại tỉnh Bến Tre, cuối năm 2019, nước mặn đã lấn sâu từ các cửa sông vào đất liền, độ mặn 4‰ đã xâm nhập đến xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam) trên sông Cổ Chiên, cách cửa sông khoảng 40 km; độ mặn 1‰ đã xâm nhập đến xã Mỹ Thành (thành phố Bến Tre) trên sông Hàm Luông, cách cửa sông khoảng 56 km Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ĐBSCL với phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn là 1.688.600 ha, chiếm 42,5% diện tích tự nhiên toàn vùng, cao hơn năm 2016 là 50.376 ha Cà Mau là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất với 16.500 ha/176.700 ha diện tích gieo trồng trong vụ mùa bị ảnh hưởng, trong đó diện tích bị thiệt hại trắng từ 70% trở lên là 14.000 ha Đối với vụ đông xuân 2019 - 2020, ở ĐBSCL có 6 tỉnh (Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và Cà Mau) bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn với tổng diện tích khoảng 41.900 ha, trong đó, có 26.000 ha thiệt hại mất trắng và Trà Vinh là tỉnh có diện tích thiệt hại nhiều nhất với 14.300 ha (Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, 2020)

Ngoài ra, tình trạng thiếu nước kéo dài làm mực nước trên các kênh trục xuống thấp, nhiều tuyến kênh rạch khô cạn, dẫn đến tình sạt lở bờ kênh, đường giao thông và nhà dân sống ven kênh Vùng ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) đã xảy ra 112 điểm sạt lở, tổng chiều dài 15.920 m Hạn, xâm nhập mặn đã làm cho khoảng 96.000 hộ, tương đương khoảng 430.000 nhân khẩu đang sinh sống tập trung tại 7 tỉnh ven biển (Bến Tre,

Trang 36

Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh) thiếu nước sinh hoạt (Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, 2020)

1.1.3 Phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Năm 2015, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính tại Quyết định số 2359/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý cho công tác kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam, tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng các yêu cầu và nghĩa vụ của một nước thành viên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Thủ tướng Chính phủ, 2015)

Việt Nam đã gửi Ban thư ký Công ước Khí hậu Thông báo quốc gia lần thứ nhất (2003), Thông báo quốc gia lần thứ hai (2010), Báo cáo Cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất (2014), Báo cáo Cập nhật hai năm một lần lần thứ hai (2017), Thông báo quốc gia lần thứ ba (2019), Báo cáo Cập nhật hai năm một lần lần thứ ba (2021) Các báo cáo đã phản ánh những nỗ lực mới nhất về ứng phó với BĐKH Trong các báo cáo nêu trên, Việt Nam đã thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính (KNK) cho các năm 1994, 2000, 2010, 2013, 2014, 2016 cho 05 lĩnh vực: Năng lượng, Các quá trình công nghiệp, Nông nghiệp, Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) và Chất thải Tổng lượng phát thải KNK quốc gia năm 2016 đạt 316.734,96 nghìn tấn CO2 tương đương (nghìn tấn CO2tđ), chi tiết kết quả được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 1 5 Tổng hợp kết quả phát thải/hấp thụ khí nhà kính của Việt Nam giai

Năm 2010

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2016

Năng lượng 25.637,09 52.773,46 141.171,00 151.402,5 171.621,08 205.832,20 Quá trình

công nghiệp

3.807,19 10.005,72 21.172,00 31.767,4 38.619,79 46.094,64

Nông nghiệp 52.450,00 65.090,65 88.355,00 89.407,9 89.751,80 44.069,74

Trang 37

Lĩnh vực Năm

1994

Năm 2000

Năm 2010

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2016

LULUCF 19.380,00 15.104,72 -19.219,00 -34.239,8 -37.540,18 Chất thải 2.565,02 7.925,18 15.352,00 20.686,4 21.513,04 20.738,38

Tổng phát thải 103.838,30 150.899,73 246.831,00 293.264,2 321.505,71 316.734,96

Nguồn: Báo cáo Kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 1994, 2000, 2000, 2013, 2014, 2016

Có thể nhận thấy rằng, lượng khí nhà kính phát thải/hấp thụ được tính cho Việt Nam qua các kỳ kiểm kê có xu hướng tăng dần từ 103.838,30 nghìn tấn CO2tđ vào năm 1994 tăng lên 316.734,96 nghìn tấn CO2tđ vào năm 2016 Lĩnh vực năng lượng vẫn là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất theo ước tính Nhìn chung, Năng lượng là lĩnh vực có lượng phát thải lớn nhất, do đó cần tập trung nhiều những giải pháp giảm nhẹ cho lĩnh vực nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ

Sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tỷ lệ thuận với sự gia tăng phát thải các khí nhà kính đặc biệt từ hoạt động giao thông vận tải Giao thông vận tải là một trong những hoạt động chủ yếu phát thải khí nhà kính (tác nhân gây nên sự nóng lên toàn cầu), lớn thứ 3 sau ngành năng lượng và nông nghiệp, chiếm 18,38% tổng lượng khí nhà kính thải vào bầu khí quyển hàng năm (Thắng, Ngành Giao thông vận tải: Huy động nguồn lực nhằm giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh, 2022) Theo thống kê trong giai đoạn 2011- 2016, các hoạt động GTVT ở Việt Nam tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, chiếm 30% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia, 60% tổng nhiên liệu tiêu thụ và tăng 10% mỗi năm Trong đó, vận tải đường bộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất, chiếm khoảng 68% tổng nhiên liệu của ngành; 90% nhiên liệu cho GTVT là xăng và dầu diesel (chỉ 0,3% nhiên liệu sạch) Với việc tiêu thụ số lượng lớn nhiên liệu, các hoạt động GTVT đã phát thải lượng lớn khí nhà kính, làm gia tăng biến đổi khí hậu Hiện nay, trung bình mỗi năm hoạt động GTVT phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2tđ Trong đó phát thải giao thông đường bộ chiếm 86%, đường sắt, đường thủy và đường hàng không chiếm 14% (Tạp chí Môi trường, 2013)

Từ năm 2014-2018, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) triển khai dự án Hỗ trợ các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp

Trang 38

với điều kiện quốc gia (NAMA) đã hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý Nhà nước trong việc phối hợp và tư vấn xây dựng và thực hiện NAMA, đồng thời hỗ trợ xây dựng đề xuất NAMA cho hai ngành là giao thông vận tải và tiết kiệm năng lượng cho ngành dệt may Việc hỗ trợ này đã giúp Việt Nam chủ động trong xây dựng và triển khai các kế hoạch cắt giảm khí nhà kính (Ly, 2018)

Bộ Giao thông Vận tải cũng đang triển khai Dự án nghiên cứu việc chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ diesel sang khí nén thiên nhiên (CNG) đối với phương tiện cơ giới đường bộ, trước tiên là xe buýt trên cả nước Dự kiến, đến năm 2020, cả nước sẽ có 5 - 20% số xe buýt và xe taxi sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và năng lượng mặt trời (Bộ Giao thông vận tải, 2016)

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia hợp phần thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia theo cách có thể Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định” do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện Mục tiêu chính là xây dựng một khung chính sách về kiểm kê khí nhà kính và quy trình quản lý các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính nhằm hỗ trợ cho TP.HCM chuẩn bị xây dựng các văn bản pháp lý liên quan đến kiểm kê khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của TP.HCM Đây là một trong những tỉnh/thành phố đầu tiền của Việt Nam tiến hành kiểm kê khí nhà kính ở cấp độ thành phố theo phương thức kiểm kê từ dưới lên (bottom-up) và từ trên xuống (top-down)

Tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số UBND ngày 02 tháng 11 năm 2017 về việc Thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đối khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong đó mục tiêu về Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm: Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) đối với lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn và Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác phù hợp với điều kiện Thành phố Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm kê khí nhà kính cho các lĩnh vực bao gồm phát thải từ các hoạt động công nghiệp và giao thông trên địa bàn thành phố (Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 2017)

Trang 39

228/KH-Tại Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hà Nội đến năm 2025 Thành phố Hải Phòng cũng đã thực hiện kiểm kê toàn diện không chỉ đối với lĩnh vực xi măng và giao thông vận tải mà còn đối với các lĩnh vực khác nhằm xác định các nguồn phát thải trên địa bàn thành phố, từ đó xây dựng các chính sách, chiến lược giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện địa phương (Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, 2014)

Tuy nhiên, việc đi triển khai thực tế các kế hoạch của các tỉnh/thành phố vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi chưa có những thông tư, hướng dẫn cụ thể từ phía các Bộ, Ban, Ngành chức năng Năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường được ban hành trong đó Chương VII quy định về ứng phó biến đổi khí hậu trong đó có nội dung quản lý khí phát thải khí nhà kính Theo đó, những công tác cần phải thực hiện như Thích ứng với biến đổi khí hậu; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Bảo vệ tầng ô-dôn; Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch; Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu; Báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn (Quốc hội, 2020) Đến năm 2022, trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quản lý phát thải khí nhà kính Tiêu biểu có thể kể đến: Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (Chính phủ, 2022) Trong thời gian tới hệ thống cơ chế, chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu nói chung và quản lý khí nhà kính nói riêng sẽ tiếp tục được hoàn thiện

Đi đầu trong việc hiện thực hóa công tác kiểm kê khí nhà kính, Thông tư số 17/2022/TT-BTNMTngày 15 tháng 11 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải Đây là một trong những chính sách tiên phong, hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực Chất thải (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)

Trang 40

1.2 Tổng quan về phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình

Phát thải khí nhà kính từ giao thông vận tải là một trong những hoạt động có lượng phát thải rất lớn ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh, đặc biệt là ở những khu vực đô thị nơi có mật độ giao thông cao Việc phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự gia tăng dân số kéo theo sự gia tăng các phương tiện vận tải và gia tăng lưu thông trên các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường quan trọng: quốc lộ 1A, các khu vực triển khai tuyến đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn, các đường tỉnh lộ Mặt khác chất lượng của nhiều phương tiện giao thông không cao, nhiều phương tiện đã quá cũ, lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp nên đã phát thải vào không khí nhiều khí độc Ngoài phát thải vào không khí các chất ô nhiễm như bụi và các khí độc CO, SO2, NO2, CxHy…các hoạt động GTVT còn gây ra tiếng ồn khá lớn Khí thải nhà kính từ hoạt động GTVT cao hay thấp còn phụ thuộc vào chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (như chất lượng các tuyến đường), mật độ giao thông, chất lượng của các phương tiện giao thông, điều kiện khí hậu và thời tiết trong khu vực…

Ngoài phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải thì còn có rất nhiều nguồn phát thải khí nhà kính từ các hoạt động khác như sản xuất điện, sản xuất phân bón, xi măng…trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Do chưa có nghiên cứu về lượng phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nên để đánh giá chính xác lượng phát thải KNK cho từng khu vực trên địa bàn tỉnh và toàn tỉnh là tương đối khó xác định Đối với một số khu vực trên địa bàn tỉnh, tôi đã tổng hợp thông tin có liên quan từ các báo cáo môi trường hằng năm của tỉnh Ninh Bình, chi tiết như sau:

Khu vực thành phố Ninh Bình

Khu vực Đông Bắc thành phố bị ô nhiễm bụi do ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất và các hoạt động giao thông vận tải Tại khu khai thác than thuộc bãi thải xỉ của công ty nhiệt điện Ninh Bình, lưu lượng xe lớn, đường hẹp, gây ô nhiễm bụi cho khu vực, đặc biệt là vào mùa khô hanh Khu vực Tây thành phố: khu vực này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên môi trường không khí chưa bị ảnh hưởng Khu vực Tây Bắc thành phố bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn do các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng

Khu vực thành phố Tam Điệp

Hoạt động giao thông: Gần đây hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mạnh nên hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường

Ngày đăng: 21/09/2024, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. (2014). Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hà Nội đến năm 2025.2. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hà Nội đến năm 2025
Tác giả: Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng
Năm: 2014
1. IPCC. (2006). Chương 3. Nguồn phát thải di động. Được truy lục từ https://www.ipcc-nggip.iges.or.jp/public/2006gl/pdf/2_Volume2/V2_3_Ch3_Mobile_Combustion.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương 3. Nguồn phát thải di động
Tác giả: IPCC
Năm: 2006
2. NASA Climate Kids. (2023). What Is the Greenhouse Effect? Được truy lục từ https://climatekids.nasa.gov: https://climatekids.nasa.gov/greenhouse-effect/3. Tài liệu khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: What Is the Greenhouse Effect
Tác giả: NASA Climate Kids
Năm: 2023
2. Đạt, T. (2023). Việt Nam đang ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu. Được truy lục từ Báo Nhân dân: https://nhandan.vn/ung-pho-tich-cuc-voi-bien-doi-khi-hau-post748273.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam đang ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu
Tác giả: Đạt, T
Năm: 2023
3. Ly, K. (2018). Tổng kết Dự án NAMA giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Được truy lục từ Cục Biến đổi khí hậu: http://www.dcc.gov.vn/tin- tuc/3466/Tong-ket-Du-an-NAMA-giam-thieu-va-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết Dự án NAMA giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
Tác giả: Ly, K
Năm: 2018
4. Nguyễn, T. (2022). Ô tô trung bình một năm đi bao nhiêu kilomet? Được truy lục từ Carmudi.vn: https://www.carmudi.vn/blog-xe-hoi/o-to-trung-binh-mot-nam-di-bao-nhieu- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô tô trung bình một năm đi bao nhiêu kilomet
Tác giả: Nguyễn, T
Năm: 2022
5. PV. (2020). Mỗi năm, người Việt đi xe máy trung bình 7.800 km. Được truy lục từ VTV Online: https://vtv.vn/doi-song/moi-nam-nguoi-viet-di-xe-may-trung-binh-7800-km-20200122175535781.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi năm, người Việt đi xe máy trung bình 7.800 km
Tác giả: PV
Năm: 2020
7. Thắng, N. V. (2022). Ngành Giao thông vận tải: Huy động nguồn lực nhằm giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh. Được truy lục từ Tạp chí Môi trường: https://tapchimoitruong.vn/phap-luat--chinh-sach-16/nganh-giao-thong-van-tai-huy-dong-nguon-luc-nham-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-chuyen-doi-nang-luong-xanh-26974# Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Giao thông vận tải: Huy động nguồn lực nhằm giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh
Tác giả: Thắng, N. V
Năm: 2022
8. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn. (2020). Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn, mặn khốc liệt. Được truy lục từ Tổng cục Khí tượng thuỷ văn:http://vnmha.gov.vn/kttv-voi-san-xuat-va-doi-song-106/dong-bang-song-cuu-long-doi-mat-voi-han-man-khoc-liet-5813.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn, mặn khốc liệt
Tác giả: Tổng cục Khí tượng thuỷ văn
Năm: 2020
9. Ưu, Đ. V. (2012). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên bờ biển và giải pháp ứng phó. Được truy lục từ Báo Nhân dân: https://nhandan.vn/anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau-len-bo-bien-va-giai-phap-ung-pho-post390929.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên bờ biển và giải pháp ứng phó
Tác giả: Ưu, Đ. V
Năm: 2012
10. Tân, P. V. (2016). Nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS). Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình:http://danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Bao_cao_tong_ket_2016-12-03-Final.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS)
Tác giả: Tân, P. V
Năm: 2016
6. Tạp chí Môi trường. (2013). Giảm phát thải khí nhà kính do hoạt động giao thông vận tải. Được truy lục từ Tạp chí Môi trường:https://www.tapchimoitruong.vn/phat-trien-ben-vung-24/Gi%E1%BA%A3m-ph%C3%A1t-th%E1%BA%A3i-kh%C3%AD-nh%C3%A0-k%C3%ADnh-do-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-giao-th%C3%B4ng-v%E1%BA%ADn-t%E1%BA%A3i-19756 Link
13. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội. (2017). hành Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2017 về việc Thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đối khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Nội dung và phạm vi thực hiện của Luận văn - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 1. 1. Nội dung và phạm vi thực hiện của Luận văn (Trang 17)
Bảng 1. 1. Đánh giá xu thế mực nước biển trung bình từ năm 1961 - 2014 và mực nước biển trung bình giai đoạn 2015-2020 - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 1. 1. Đánh giá xu thế mực nước biển trung bình từ năm 1961 - 2014 và mực nước biển trung bình giai đoạn 2015-2020 (Trang 29)
Bảng 1. 3. Nhiệt độ cao nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 1. 3. Nhiệt độ cao nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam (Trang 32)
Bảng 1. 4. Nhiệt độ thấp nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 1. 4. Nhiệt độ thấp nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam (Trang 33)
Hình 1. 2. Mưa lũ làm ngập hàng nghìn ngôi nhà ở tỉnh Quảng Bình năm 2020 - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 1. 2. Mưa lũ làm ngập hàng nghìn ngôi nhà ở tỉnh Quảng Bình năm 2020 (Trang 34)
Hình 2. 1. Làm việc với Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 2. 1. Làm việc với Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình (Trang 44)
Hình 2. 2. Làm việc với xí nghiệp xe khách Ninh Bình - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 2. 2. Làm việc với xí nghiệp xe khách Ninh Bình (Trang 45)
Hình 2. 3. Làm việc với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 35-02D tỉnh - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 2. 3. Làm việc với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 35-02D tỉnh (Trang 45)
Bảng 2. 2. Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 2. 2. Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa (Trang 48)
Bảng 2. 3. Khối lượng vận chuyển phân theo loại nhiên liệu do Sở Giao thông vận - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 2. 3. Khối lượng vận chuyển phân theo loại nhiên liệu do Sở Giao thông vận (Trang 48)
Bảng 2. 4. Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường bộ tại Công - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 2. 4. Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường bộ tại Công (Trang 49)
Bảng 2. 6. Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 2. 6. Kết quả thu thập số liệu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa (Trang 50)
Bảng 2. 7. Kết quả thu thập thông tin khảo sát từ Công ty cổ phần đăng kiểm xe - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 2. 7. Kết quả thu thập thông tin khảo sát từ Công ty cổ phần đăng kiểm xe (Trang 51)
Bảng 2. 10. Kết quả thu thập thông tin khảo sát từ Cảng vụ đường thuỷ nội địa - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 2. 10. Kết quả thu thập thông tin khảo sát từ Cảng vụ đường thuỷ nội địa (Trang 53)
Bảng 2. 12. Số liệu hoạt động sử dụng trong Luận văn - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 2. 12. Số liệu hoạt động sử dụng trong Luận văn (Trang 55)
Bảng 3. 3. Tiêu hao nhiên liệu đối với xe máy hãng Honda - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 3. Tiêu hao nhiên liệu đối với xe máy hãng Honda (Trang 65)
Bảng 3. 4. Tiêu hao nhiên liệu đối với hãng xe máy Yamaha - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 4. Tiêu hao nhiên liệu đối với hãng xe máy Yamaha (Trang 65)
Bảng 3. 5. Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho xe máy giai đoạn 2016-2020 - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 5. Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho xe máy giai đoạn 2016-2020 (Trang 66)
Bảng 3. 15. Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính tiểu lĩnh vực đường bộ - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 15. Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính tiểu lĩnh vực đường bộ (Trang 70)
Hình 3. 1. Kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 3. 1. Kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao (Trang 71)
Hình 3. 2. Xu hướng phát thải khí nhà kính từ các loại hình phương tiện giao - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 3. 2. Xu hướng phát thải khí nhà kính từ các loại hình phương tiện giao (Trang 72)
Bảng 3. 17. Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện đường thủy nội địa - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 17. Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện đường thủy nội địa (Trang 73)
Bảng 3. 18. Hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính cho hoạt động Giao - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 18. Hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính cho hoạt động Giao (Trang 74)
Hình 3. 3. Phát thải khí nhà kính từ giao thông đường thuỷ nội địa - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 3. 3. Phát thải khí nhà kính từ giao thông đường thuỷ nội địa (Trang 75)
Hình 3. 4. Xu thế phát thải của lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Hình 3. 4. Xu thế phát thải của lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh (Trang 76)
Bảng 3. 21. So sánh lượng phát thải khí nhà kính của Ninh Bình với lượng phát - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 21. So sánh lượng phát thải khí nhà kính của Ninh Bình với lượng phát (Trang 77)
Bảng 3. 22. Ước tính kết quả kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực GTVT năm 2030 - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 22. Ước tính kết quả kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực GTVT năm 2030 (Trang 81)
Bảng 3. 26. Mô tả đề xuất thúc đẩy giao thông công cộng - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 3. 26. Mô tả đề xuất thúc đẩy giao thông công cộng (Trang 87)
Bảng 11. Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính lĩnh vực đường bộ - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 11. Kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính lĩnh vực đường bộ (Trang 119)
Bảng 13. Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện đường thủy  nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 - Nghiên cứu xác Định lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt Động giao thông vận tải trên Địa bàn tỉnh ninh bình, Đề xuất giải pháp giảm nhẹ phát thải
Bảng 13. Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 (Trang 120)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w