Nghiên cứu Đánh giá mức Độ rủi ro thiên tai do mưa lớn trên Địa bàn tỉnh phú yên trong bối cảnh biến Đổi khí hậu Nghiên cứu Đánh giá mức Độ rủi ro thiên tai do mưa lớn trên Địa bàn tỉnh phú yên trong bối cảnh biến Đổi khí hậu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
TRẦN VĂN NHƯỜNG
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI DO THIÊN TAIDO MƯA LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI – 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
TRẦN VĂN NHƯỜNG
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI DO THIÊN TAIDO MƯA LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậuMã số: 89002201.01QTD
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Văn Hòa
HÀ NỘI – 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Võ Văn Hòa, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng đượccông bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đượctrích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả(Ký tên)
Trần Văn Nhường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Nghiên cứu đánh giá mứcđộ rủi do thiên tai do mưa lớn trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong bối cảnh biến đổikhí hậu” đã được hoàn thành trong tháng 7 năm 2020 Trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, thầycô và người thân trong gia đình
Trước hết tác giả Luận văn xin gửi lời cảm ơn đến Thủ trưởng cơ quan Đài khítượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ cũng như toàn thể anh chị em cán bộ viênchức phòng dự báo nơi tác giả đang làm việc, đã tạo điều kiện cho tác giả trong côngviệc để tác giả có thể hoàn thành được khóa học Thạc sỹ Biến đổi khí hậu của khoaLiên Ngành trường Đại học quốc gia Hà Nội
Tác giả chân thành cảm ơn đến các Thầy cô giáo khoa sau đại học - Đại họcquốc gia Hà Nội trong thời gian ngắn đã truyển đạt kiến thức và tạo điều kiện sát saotrong suốt quá trình học và thời gian hoàn thành Luận Văn Năm 2020 trước tình hìnhdịch Covid 19 bùng phát và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Namnói riêng và trên toàn thế giớ nói chung, nhưng các thầy cô trong khoa luôn bám sát vàđộng viên các học viên cố gắng hoàn thành Luận Văn đúng thời hạn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáoTS Võ Văn Hòa đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Vớicương vị một giám đốc Đài khu vực thầy rất nhiều việc nhưng thầy luôn nhiệt tình vàhướng dẫn tác giả rất sát sao để Luận văn đạt kết quả tốt nhất
Trong luận văn tác giả có sử dụng kết quả từ các mẫu phiếu điều tra xã hội họccủa để tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ cảnh báo, dự báo chi tiết cáccấp độ rủi ro thiên tai do: bão, mưa lớn, nắng nóng, sạt lở do nước biển dâng,hạn hán, lũ lụt cho tỉnh Phú Yên” tác giả cảm ơn chủ nhiệm đề tài giúp đỡ
Trong khuôn khổ một luận văn khoa học, do giới hạn về thời gian, cũng nhưkinh nghiệm chưa cao, không tránh được những sai sót Vì vậy tác giả rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 31 tháng 7 năm 2020
Tác Giả
Trần Văn Nhường
Trang 52 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Cách tiếp tận và phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 5
1.1 Nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.1 Các khái niện về rủi ro thiên tai: 5
1.1.2 Các phương pháp đánh giá rủi ro thiên tai 14
1.1.3 Một số nghiên cứu xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai khí tượng trênThế giới 15
1.2 Nghiên cứu trong nước 18
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 22
1.3.1 Vị trí địa lý 22
1.3.2 Địa hình địa mạo 23
CHƯƠNG II SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Lựa chọn mô hình và phương pháp nghiên cứu 30
2.1.1 Cơ sở lý thuyết phương pháp Ma trận rủi do (MRA) 30
2.1.2 Phương pháp tính hiểm họa (H) 35
2.1.3 Phương pháp tính mức độ phơi bày (E) 36
2.1.4 Phương pháp tính dễ bị tổn thương (V) 37
2.2 Mô tả số liệu nghiên cứu 38
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 39
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1 Xu thế biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên 42
Trang 63.1.1 Xu thế biến đổi nhiệt độ 42
3.1.2 Xu thế biến đổi lượng mưa 44
3.1.3 Bão và Áp thấp nhiệt đới 47
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTBĐKH Biến đổi khí hậu
D Thiệt hại đã qua do thiên tai
DT Tốc độ phát triển
EA Phạm vi ảnh hưởng của thiên tai
Epo Mức độ phơi bày trước thiên tai của dân số
Efur Mức độ phơi bày trước thiên tai của cơ sở hạ tầng/của cải
ESE Mức độ phơi bày trước thiên tai của các hoạt động KT-XH
F Dự tính khả năng xảy ra trong tương lai của thiên tai
Fur Cơ sở hạ tầng/Của cải
I Cường độ của thiên tai
IPCC Trung tâm khí hậu Châu Á Thái Bình Dương
KTTV Khí tượng Thủy văn
KT-XH Kinh tế - Xã hội
P Tần suất xảy ra hiện tượng trong quá khứ
R Cấp độ rủi ro thiên tai
RA Khả năng thích ứng và chống chọi với thiên tai
RMA Phương pháp ma trận rủi ro
SE Hoạt động kinh tế - xã hội
V Tính dễ bị tổn tương
VPo Tính dễ bị tổn thương trước thiên tai của dân số
Vfur Tính dễ bị tổn thương trước thiên tai của cơ sở hạ tầng/của cải
VSE Tính dễ bị tổn thương trước thiên tai của các hoạt động KT-XH
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các cấp độ rủi ro theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg cho 5 hiện
tượng thiên tai khí tượng 33
Bảng 2.2 Ví dụ minh họa về ma trận CFM 34
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tháng giai đoạn từ năm 1977 - 2018 (oC) 42
Bảng 3.2 Phân bố lượng mưa trong các mùa 47
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt thành phố Wollongong 7
Hình 1.2 Bản đồ cảnh báo cấp độ rủi ro do lũ lụt ở Scotland 7
Hình 1.3 Bản đồ cấp độ rủi ro thiên tai toàn cầu 7
Hình 1.4 Bản đồ cấp độ rủi ro do lũ ở Hemel Hempstead của Anh 7
Hình 1.5 Mô hình khái niệm rủi ro thiên tai của Crichton (1999) 11
Hình 1.6 Mô hình khái niệm rủi ro thiên tai của Davidson (1997) 12
Hình 1.7 Mô hình khái niệm rủi ro thiên tai của theo Dwyer và cộng sự(2002) 12
Hình 1.8 Cách tiếp cận trong xác định cấp độ rủi ro của IPCC (2012) 13
Hình 1.9 Khái quát về 4 phương pháp đánh giá rủi ro thiên tai (theoUNISDR (2009) 15
Hình 1.10 Phân bố tổng lượng mưa năm cực đại và cực tiểu (2 hình ở trên)và các cực trị nhiệt độ tối cao và tối thấp đã quan trắc được chotừng bang (2 hình dưới) 16
Hình 1.11 Bản đồ phân bố số cơn bão xảy ra trung bình hàng năm tại Úc doBoM xây dựng và cung cấp 17
Hình 1.12 Mức độ rủi ro hạn hán đối với thực vật khu vực British Columbia 18
Hình 2.3 Mẫu phiếu điều tra xã hội học dành cho cán bộ quản lý 40
Hình 2.4 Mẫu phiếu điều tra xã hội học dành cho người dân 41
Hình 3.1 Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Sơn Hòa giai đoạn từ năm 1977 2006 42
Hình 3.2 Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Tuy Hòa giai đoạn từ năm 1977 2006 43
Trang 10Hình 3.3 Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Tuy Hòa giai đoạn từ năm 2007
-2018 43
Hình 3.4 Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Sơn Hòa giai đoạn từ năm 2007 2018 44
-Hình 3.5 Tổng lượng mưa trung bình năm từ năm 1977 – 2018 45
Hình 3.6 Biến trình mưa năm trạm Tuy Hòa từ năm 1978 -2018 45
Hình 3.7 Biến trình mưa năm trạm Sơn Hòa từ năm 1978 -2018 46
Hình 3.8 Biến trình mưa năm trạm Sông Cầu từ năm 1978 -2018 46
Hình 3.9 Biến trình mưa năm trạm Hà Bằng từ năm 1978 -2018 46
Hình 3.10 Bản đồ phân bố tần suất xảy ra mưa lớn 50
Hình 3.11 Bản đồ phân bố cường độ xảy ra mưa lớn 51
Hình 3.12 Bản đồ phân bố phạm vị ảnh hưởng của mưa lớn 52
Hình 3.13 Bản đồ phân bố phạm vị ảnh hưởng của mưa lớn 53
Hình 3.14 Bản đồ hiểm họa tổng hợp trước thiên tai mưa lớn đối với tỉnh PhúYên 54
Hình 3.15 Bản đồ mức độ phơi bày về do dân số đối với tỉnh Phú Yên 56
Hình 3.16 Bản đồ mức độ phơi bày về kinh tế xã hội đối với tỉnh Phú Yên 57
Hình 3.17 Bản đồ mức độ phơi bày về tài sản đối với tỉnh Phú Yên 58
Hình 3.18 Bản đồ mức độ phơi bày về tài sản đối với tỉnh Phú Yên 59
Hình 3.19 Bản đồ mức độ phơi bày tổng hợp do thiên tai mưa lớn đối với tỉnhPhú Yên 60
Hình 3.20 Bản đồ mức tính dễ bị tổn thương cho dân số tỉnh Phú Yên 61
Hình 3.21 Bản đồ mức tính dễ bị tổn thương cho tài sản tỉnh Phú Yên 62
Hình 3.22 Bản đồ mức tính dễ bị tổn thương về môi trường tỉnh Phú Yên 63
Hình 3.23 Bản đồ mức tính dễ bị tổn thương về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên 64
Hình 3.24 Bản đồ tính dễ bị tổn thương tổng hợp trước thiên tai mưa lớn tỉnhPhú Yên 65
Hình 3.25 Bản đồ cấp độ rủi do tổng hợp trước thiên tai mưa lớn tỉnh PhúYên 67
Trang 11MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng đang làthách thức với toàn thế giới, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởngnặng nề nhất Trong những năm gần đây những biểu hiện của BĐKH như nhiệt độtăng cao bất thường, những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn vớicường độ mạnh và khốc liệt hơn đã làm thiệt hại về kinh tế, giảm đa dạng sinh họcvà hủy hoại hệ sinh thái
Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, hàng năm cũng chịu thiệthại nặng nề do bão lũ gây ra Khí hậu Phú Yên là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, tương ứng với nó là thời kỳ chịu ảnh hưởngcủa gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúcvào tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12
Theo thống kê, thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Yên những nămgần đây cho thấy mức độ ngày càng trầm trọng Gần đây nhất là cơn Bão số 12 năm2017 kèm theo mưa lũ lớn đã làm 1 người chết, 1 người mất tích, 10 người bịthương, 69 ngôi nhà sập hoàn toàn, 12.382 nhà hư hỏng, tốc mái, xiêu vẹo; 104 tàuthuyền bị chìm và cuốn trôi, hàng nghìn lồng bè nuôi tôm hùm và các loài thủy sảnkhác bị thiệt hại; gần 17.000 ha mía và hơn 2.000 ha cây cao su ngã đổ Trận lũtháng 11 năm 2016 đã có 7 người chết, 1 người mất tích; khoảng 7.700ha lúa, mía,sắn, hoa màu bị ngập nước, ngã đổ; hơn 230 con gia súc bị chết Về thủy sản, có 6thuyền bị chìm, hơn 448.000 con tôm hùm của hơn 2.000 lồng nuôi bị chết, khoảng630ha ao nuôi thủy sản bị ngập nước, các vật nuôi bị chết và hơn 350 tấn muối bịcuốn trôi Về thủy lợi, hơn 21.775m kênh mương bị sạt lở, bồi lấp, khoảng 190m kèbị sạt Ước tính thiệt hại về thủy lợi hơn 50 tỉ đồng, về giao thông là trên 95,2 tỉđồng, tổng thiệt hại khoảng 311,5 tỉ đồng Năm 2016, nắng hạn kéo dài đã làm ảnhhưởng lớn đến sự phát triển và tiến độ xuống giống của một số cây trồng cạn, nhưdiện tích ngô xuống giống giảm 3,7%, cây thực phẩm giảm 0,6%, cây công nghiệpngắn ngày giảm 5,5% so với cùng kỳ Hơn 600ha lúa cũng bị thiếu nước, phải huyđộng các phương tiện bơm tưới Bộ Tài chính đã cho tỉnh Phú Yên tạm ứng 8 tỷđồng (trong đó sản xuất nông nghiệp 4,8 tỷ đồng, nước sinh hoạt 3,2 tỷ đồng);
Trang 12UBND tỉnh Phú Yên cũng bổ sung 1,6 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương chống hạn.Năm 2014 là năm nắng nóng nhất trong khoảng 20 năm gần đây, đã làm khoảng1.462ha rừng trồng bị chết, các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra, ước tính thiệt hại gần250ha Hạn hán năm 2013 đã có tới 576ha đất trồng lúa vụ hè thu không có nướcgieo sạ phải chuyển đổi sang cây trồng khác; 17.636ha cây trồng các loại bị hạnhán Gần 7.000 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh thiếu nước sinh hoạt.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu, những bất thường và cực đoan của thờitiết ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, trở thành mối đe dọa thường xuyên đối vớisản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Để phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh Phú Yên, tăng cường năng lực phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên
tai gây ra, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro thiên tai domưa lớn trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu” là rất cần
thiết để giúp cho các sở,ban ngành đặc biệt là Ban chỉ huy phòng chống thiên tai vàtìm kiếm cứu nạn có những phương án ứng phó khi có xuất hiện thiên tai
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân vùng rủi ro thiên tai và cảnh báo thiên tai do mưa lớn phục vụ công tácphòng, chống giảm nhẹ thiên tai nhằm triển khai có hiệu quả các quy định pháp luậtvề phòng chống thiên tai, khí tượng thủy văn, đê điều và tài nguyên nước trên địabàn tỉnh Phú Yên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chi tiết hóa cấp độ rủi do thiêntai do mưa lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Phạm vi nghiên cứu:
Trang 13- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Phú Yên- Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian được lựa chọn để nghiên cứu và đánhGiá là từ 1978 đến 2018.
4 Cách tiếp tận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Cách tiếp cận kế thừa: Các công trình nghiên cứu về tác động của BĐKH vàđánh giá rủi ro thiên tai do biến đổi khí hậu đã được thực hiện tại nhiều nơi baogồm phương pháp nghiên cứu, cách thức tiếp cận vấn đề, nguồn số liệu và kết quảlà kho tư liệu tham khảo cho đề tài tác giả đang thực hiện
Cách tiếp cận dựa vào ý kiến tham vấn của các chuyên gia : Nhằm xác địnhcác thông số xã hội học và thu thập số liệu thống kê
Cách tiếp cận dựa trên đánh giá về rủi ro thiên tai của IPCC (2012)
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây : Phương pháp thu thập, thống kê và xử lý số liệu :
+ Nguồn số liệu đầu vào cho việc phân tích xu thế mưa và nhiệt độ (nhằm
đánh giá hiện trạng BĐKH) được thu thập từ số liệu quan trắc nhiều năm của cáctrạm khí tượng thủy văn tại địa bàn nghiên cứu
+ Nguồn số liệu đầu vào cho việc tính toán chi tiết hóa cấp độ rủi ro thiên tai
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau :
Các nghiên cứu liên quan trước đây tại tỉnh Phú Yên;Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2018;
Số liệu quan trắc nhiều năm của các trạm khí tượng tại địa bàn;Số liệu xã hội học được tác giả thu thập thông qua khảo sát thực địa trongquá trình làm đề tài;
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê, chuẩn hóa và xử lý số liệu. Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện bằng bảng hỏi và phỏngvấn trực tiếp: phương pháp điều tra xã hội học dựa vào các thông tin thu thập đượctừ bảng hỏi và phiếu phỏng vấn điều tra theo bộ tiêu chí mà tác giả đề tài đặt ra.Thông tin thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân bằng bảng hỏihoặc người dân tự hoàn tất thông tin trên phiếu hỏi, hoặc ghi hình, ghi âm bằng
Trang 14hình thức phỏng vấn trên thực địa, … Kết quả điều tra xã hội học được sử dụng đểđánh giá thiệt hại do BĐKH gây ra Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu điều
tra xã hội học của đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ cảnh báo,dự báo chi tiết các cấp độ rủi ro thiên tai do: bão, mưa lớn, nắng nóng, sạt lở donước biển dâng, hạn hán, lũ lụt cho tỉnh Phú Yên
Sử dụng Phương pháp tính ma trận rủi ro (MRA): Phương pháp MRA chophép phân lớp các rủi ro dựa trên kinh nghiệm chuyên gia với lượng dữ liệu địnhlượng hạn chế và có thể được thiết lập bằng cách tạo các lớp tần suất xảy ra thiêntai trên 1 trục và các hệ quả tương ứng trên trục còn lại
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Đưa ra phân tích về xu thế thay đổi khí hậu của tỉnh Phú Yên.+ Xây dựng được bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do mưa lớn trên địa bàntỉnh Phú Yên
+ Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm giảm nhẹ thiên tai do mưa lớn trênđịa bàn tỉnh Phú Yên
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Các khái niện về rủi ro thiên tai:
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, các thiên tai ngày càngcó xu hướng gia tăng về cường độ và tần suất, vấn đề rủi ro thiên tai (R) ngày càngcó chiều hướng diễn biến phức tạp hơn Đánh giá rủi ro thiên tai là thành phần cốtlõi, và là yếu tố trung tâm của việc xây dựng kế hoạc và thực hiện trong quản lý vàgiảm nhẹ thiên tai Hiện nay, rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới về rủi ro thiêntai đã được thực hiện và áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như nhiềudạng thiên tai khác nhau, nhưng định nghĩa của rủi ro vẫn còn khác nhau trongnhiều nghiên cứu
Trong 10 năm qua (2005-2015), trên thế giới có hơn 700.000 người bị chếtvà mất tích, hơn 1,4 triệu người bị thương và khoảng 23 triệu người bị mất nhà cửado thiên tai gây ra Đã có hơn 1,5 tỷ người bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo các cáchkhác nhau Tổng thiệt hại kinh tế là hơn 1.3 nghìn tỷ đô la Mỹ
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã lấy thập kỷ 1990-1999 là thập kỷQuốc tế giảm nhẹ thiên tai Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 13/10hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Đây là dịpđể nâng cao nhận thức của cộng đồng về những biện pháp cần thiết phải áp dụng đểgiảm thiểu các nguy cơ có thể gặp phải trong trường hợp xảy ra thiên tai Các hoạtđộng chính trong thập kỷ Quốc tế giảm nhẹ thiên tai được WMO đưa ra tập trungvào một số lĩnh vực gồm: Hợp tác liên ngành trong việc nghiên cứu các hiện tượngthời tiết nguy hiểm và các thiên tai liên quan đến thời tiết nguy hiểm; Ứng dụngkhoa học và công nghệ trong việc giảm nhẹ thiên tai; Nghiên cứu phát triển cáccông nghệ, phương pháp cảnh báo, dự báo các hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguyhiểm và đảm bảo thông tin cảnh báo dự báo, tăng cường phổ biến các thông tin vềcác hiện tượng KTTV nguy hiểm cho cộng đồng
Sự phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có đường giao thông có ảnh hưởng lớnđến diễn biến của các hiện tượng thiên tai Các con đường mới xây dựng, các cơ sởvật chất hạ tầng ảnh hưởng đến các điều kiện địa chất cũng như địa hình làm tăngthêm tính nghiêm trọng của các hiện tượng thiên tai gây thiệt hại nặng nề hơn cho
Trang 16khu vực nghiên cứu Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong đó cóthành phố Wollongong của Úc Các đại lộ đã cắt ngang hướng thoát lũ của lưu vựcHewitts Creek đã làm tăng mức độ ngập lụt thượng lưu, vị trí các cống trên đại lộkhông hợp lý đã làm tăng thêm thiệt hại cho thành phố Trong khi đó những giảipháp chưa tối ưu do không đồng nhất về mô hình, công nghệ mô phỏng lũ Do đóđể đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực và gia tăng thiệt hại do xây dựng các côngtrình không hợp lý, chính quyền thành phố Wollongong đã cho xây dựng bản đồchi tiết cấp độ rủi ro do lũ để xác định mức độ ảnh hưởng của ngập lụt đến dân cư.Bản đồ cấp độ rủi ro chi tiết do ngập lụt đánh giá tác động của các công trình đếncác khu vực dân cư của thành phố, từ đó có các giải pháp hợp lý hỗ trợ, cảnh báocho người dân, đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra.
Để cung cấp cho các công ty bảo hiểm, các nhà quản lý có cái nhìn tổngquan về nguy cơ lũ lụt, Ambiental đã hợp tác với GeoSmart để cung cấp chính xácnhất dữ liệu ngập lụt của nước Anh thời gian thực Bằng cách tích hợp bản đồ rủiro do ngập lụt của GeoSmart (GW5) trong cơ sở dữ liệu rủi ro do ngập lụt, ngườisử dụng có sự nhận biết chi tiết về nguy cơ ngập lụt từ đó có kế hoạch bảo vệ tàisản hợp lý GW5 xây dựng được bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro do lũ của Anh và xứWales với độ phân giải 5m giúp người sử dụng xác định nguy cơ, mức độ ảnhhưởng, khả năng gây thiệt hại chi tiết cho các khu vực
Để chủ động phòng tránh thiên tai do lũ lụt, cơ quan dự báo thủy văn củaScotland đã nghiên cứu ứng dụng mô hình dự báo thủy văn để dự báo dòng chảyđồng thời cảnh báo cấp độ rủi ro do lũ lụt ở các khu vực khác nhau Mô hình thủyvăn được kết nối với mô hình số trị để tăng thời gian dự kiến, giúp công tác phòngtránh lũ lụt hiệu quả Cấp độ rủi ro do lũ được xác định dựa trên cơ sở tính dễ bị tổnthương, cảnh báo những khu vực có nguy cơ, thiệt hại ở các cấp độ khác nhau
Tháng 3 năm 2015 với sự trợ giúp của một nhóm các nhà khoa học Quốc tế,Liên hợp quốc đã xây dựng và công bố bản đồ rủi ro Thế giới Để xây dựng bản đồatlas này, các nhà khoa học đã nghiên cứu tính dễ bị tổn thương của thiên tai toàncầu và 300 bản đồ rủi ro của 11 loại hình thiên tai gồm động đất, núi lửa, lũ lụt, sạtlở đất, nước dâng, bão cát, xoáy thuận nhiệt đới, sóng nhiệt, sóng lạnh, hạn hán,cháy rừng Các nhà khoa học đã đánh giá thiên tai cấp độ khu vực, quốc gia để tạo
Trang 17ra chỉ số rủi ro tổng cộng (Total Risk Index) và phân cấp độ rủi ro thiên tai thành 9cấp, trong đó lớn nhất là cấp 1 và nhỏ nhất là cấp 9 Cấp độ rủi ro đã được xâydựng ở nhiều nước trên Thế giới, các tổ chức của Liên hợp quốc giúp công tácphòng chống lũ lụt cũng như nhiều loại hình thiên tác có hiệu quả cao.
Để đánh giá rủi ro lũ lụt, năm 2002, Plate đã xây dựng một chương trìnhkhung cho việc đánh giá rủi ro lũ lụt bao gồm: phân tích rủi ro (xác định hiểmhọa, phân tích tính dễ bị tổn thương, và xác định rủi ro), giảm nhẹ thiên tai(công nghệ và phi công nghệ) và sự sẵn sàng đương đầu với lũ lụt (các dự áncứu trợ, sự cảnh báo sớm và việc sơ tán)
Hình 1.1 Bản đồ chi tiết cấp độ rủi rodo ngập lụt thành phố Wollongong
Trang 18Nhóm giải pháp công trình và phi công trình đã phát triển gắn liền với mụctiêu cải thiện quá trình hỗ trợ ra quyết định để phòng chống thiên tai Từ đó cáckhái niệm về tính dễ bị tổn thương và chỉ số tổn thương do thiên tai được đề xuất.
Khái niệm tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi theo hướng phát triểntrong nhiều năm qua Thông qua việc xem xét, phân tích các thành phần tham giađể đánh giá tính dễ bị tổn thương Năm 1980, Ramade cho rằng tính dễ bị tổnthương bao gồm cả con người và kinh tế - xã hội, liên quan đến khuynh hướnghàng hóa, kết cấu hạ tầng, các hoạt động bị thiệt hại và sức đề kháng của cộng đồng.Năm 1993, Shaw R.W (2001), Watts và Bohle đã xem xét đến bối cảnh xã hội vàkhả năng chống chịu của cộng đồng, bao gồm khả năng phục hồi và tính nhạy củaxã hội đối với các mối nguy hiểm Sau đó Downing đã xét đến thành phần tự nhiênvà cho rằng tính dễ bị tổn thương bao gồm sự phơi nhiễm, tính nhạy, khả năngphục hồi của hệ thống để chống lại tai biến Từ đó, cho thấy các thành phần đượcxem xét để đánh giá tính dễ bị tổn thương ngày càng nhiều và đa dạng hơn, thể hiệnmột quá trình nhận thức toàn diện hơn về tính chất xã hội, tham gia vào quy luật tựnhiên của hệ thống Theo định nghĩa của IPCC năm 2001: Rủi ro thiên tai là mứcđộ mà một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêucực của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo qui luật và các thay đổi cực đoancủa khí hậu Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mứcđộ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năngthích ứng của hệ thống Tính dễ bị tổn thương được xác định như sau: V = f( E, S,AC)
Có hai hướng tiếp cận chính để đánh giá tính dễ bị tổn thương: các nghiêncứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thường chú trọng vào khái niệm rủi ro (risk),trong khi các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thường nhắc đến thuật ngữtính dễ bị tổn thương (vulnerability) Khái niệm tính dễ bị tổn thương được các nhàkhoa học xã hội gắn với nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội và xác định khả năng củacộng đồng trong việc chống chọi với hiện tượng thiên tai Đối với khoa học tựnhiên, như các nhà khoa học về khí hậu lại thường xem khái niệm tính dễ bị tổnthương là khả năng xuất hiện và các tác động tiềm tàng của các hiện tượng thời tiếtvà khí hậu có liên quan
Trang 19Khái niệm rủi ro thiên tai được cho là mức độ nguy hiểm của tai biến do cácthiên tai hay rủi ro là các thiệt hại ngẫu nhiên của tai biến được gây ra bởi các hiệntượng thiên tai Sự phát triển của việc phân tích tai biến thiên tai đã được nghiêncứu song song với đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra Trong vài thập kỷ qua, vídụ như phân tích lũ lụt tập trung chủ yếu vào các đại lượng vật lý (lượng ngập, diệntích ngập, độ sâu ngập lụt, ) và thiệt hại trực tiếp của các thành phần kinh tế do lũlụt gây ra Tuy nhiên, trong những năm gần đây phân tích rủi ro do thiên tai cũngđã đề cập đến rủi ro môi trường - xã hội theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp lũ.Weichselgartner năm (2001) cho rằng các thảm họa xảy ra bên trong xã hội vàkhông thuộc tự nhiên thì các vấn đề xã hội phải được xem xét nhiều hơn so vớikhía cạnh vật lý trong giảm nhẹ thiên tai.
Phần lớn những nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai, các tham số rủi ro đãđược thẩm định riêng biệt và số lượng các tham số cũng được giới hạn Trước xuthế các thiên tai ngày càng gia tăng và nước biển dâng do hiện tượng trái đất nónglên trên phạm vi toàn cầu, hệ lụy của biến đổi khí hậu và sự thay đổi môi trườngcũng được tính đến Để có được những tham số này thì các nghiên cứu phải đượctiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp rủi ro thiên tai trong vùng nghiên cứu Sốlượng các tham số có liên quan tới tai biến do thiên tai, kinh tế, xã hội và môitrường theo sự phân bố có trọng số Bên cạnh đó, các đặc trưng tần suất, cường suất,sự thay đổi của các yêu tố thiên tai coi như tham số tính nhạy đối với đánh giátương lai
Để đánh giá rủi ro thiên tai, năm 2002, Plate đã xây dựng một chương trìnhkhung cho việc đánh giá rủi ro lũ lụt bao gồm: phân tích rủi ro (xác định tai biến,phân tích tính dễ bị tổn thương, và xác định rủi ro), giảm nhẹ thiên tai (công nghệvà phi công nghệ) và sự sẵn sàng đương đầu với thiên tai (các dự án cứu trợ, cảnhbáo sớm và việc sơ tán), theo đó rủi ro là giá trị hiển thị của hàm hậu quả Tuynhiên, việc tính toán theo cách này gặp rất nhiều khó khăn với hàm mật độ tần suấtvà véc tơ định hướng của hàm tổn thất Đồng thời việc xác định hàm hậu quả củatổn thất cũng khó khăn từ việc thu thập số liệu cũng như dữ liệu địa phương.Crichton (2002) đã định nghĩa: Rủi ro là tổn thất tiềm năng của cộng đồng trướcmột hiện tượng tai biến nhất định, nó phụ thuộc vào mức độ tai biến, tính dễ bị tổn
Trang 20thương và độ phơi nhiễm Từ đó tác giả đã đề xuất một tam giác rủi ro và diện tíchcủa tam giác ấy chính là mức độ rủi ro Tam giác được hình thành bởi 3 thành phầnlà: tai biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi nhiễm Nếu một trong 3 thành phầnnày tăng lên thì diện tích tam giác tăng lên và kéo theo là mức độ rủi ro tăng theo,ngược lại mức độ rủi ro sẽ giảm Kế thừa và phát triển nghiên cứu này, năm 2004Dwyer và cộng sự đã đề xuất kim tự tháp 3 chiều và thể tích của kim tự tháp là giátrị rủi ro Ba mặt của kim tự tháp đặc trưng cho 3 thành phần là tai biến, tính dễ bịtổn thương và độ phơi nhiễm Bất kỳ thành phần nào của kim tự tháp tăng lên đềulàm cho thể tích kim tự tháp tăng, kéo theo là giá trị rủi ro tăng và ngược lại Đếnnăm 2005, Trung tâm giảm nhẹ thiên tai Châu Á (ADRC) cho rằng mỗi khi tai biếnđộ phơi nhiễm hay tính dễ bị tổn thương tăng lên sẽ kéo theo rủi ro sẽ tăng Do vậy,thì các hiện tượng không được coi là tai biến trong chính bản thân chúng Ví dụ,động đất xảy ra ở sa mạc hay đảo mà không có người ở hay động vật thì khôngđược coi là tai biến Để khắc phục những nhược điểm này ADRC đã cải tiến và sửdụng 3 vòng tròn đặc trưng cho 3 thành phần và độ rủi ro được xác định là phầndiện tích giao nhau giữa 3 vòng tròn như trong.
Theo Blong (1996), rủi ro thiên tai được tạo nên từ 3 thành phần gồm: 1)tác động của thiên tai, 2) Các yếu tố chịu rủi ro và 3) Tính dễ bị tổn thương củayếu tố chịu rủi ro Khác với định nghĩa của Blong (1996), DeLa Cruz (1996) chorằng rủi ro được cấu thành từ 3 yếu tố gồm hiểm họa (H - Hazard), tính dễ bị tổnthương (V - vulnerability) và khả năng ứng phó của khu vực bị thiên tai tác động.Smith (1996) lại cho rằng rủi ro là mức độ phơi bày thực tế (E - Exposure) củacon người trước thiên tai và được tạo nên bởi xác suất xảy ra và thiệt hại.Stenchion (1997) định nghĩa rủi ro là xác suất xảy ra của một sự kiện khôngmong muốn (hay là xác suất của một hiểm họa kết hợp với khả năng xảy ra củathiên tai trong đó đã bao hàm tính dễ bị tổn thương trước hiểm họa) Theo Helm(1996), rủi ro thiên tai là sự kết hợp xác suất xảy ra thiên tai với tác động củathiên tai gây ra nếu xảy ra Như vậy, rủi ro được tạo nên từ 2 thành phần gồm 1)khả năng xảy ra thiên tai và 2) tác động nếu xảy ra thiên tai Tác động ở đây cóthể là đáng kể hoặc không đáng kể Định nghĩa này cũng được sử dụng trongnghiên cứu của Sayer và cộng sự (2002)
Trang 21Granger và cộng sự (1999) lại định nghĩa rủi ro thiên tai là một con số ámchỉ sự sự mất mát về người (gồm số người chết và bị thương) và thiệt hại về của cảivật chất, hoạt động kinh tế do một hiện tượng tự nhiên nào đó gây ra Do đó, theomột cách nào đó có thể giả thiết rủi ro là một hàm toán học của tích 3 yếu tố gồmhiểm họa, yếu tố chịu rủi ro và tính dễ bị tổn thương của yếu tố đó
Khác với định nghĩa của Granger và cộng sự (1999), Crichton (1999) lạiđịnh nghĩa rủi ro là xác suất của thiệt hại và phụ thuộc vào 3 yếu tố gồm hiểm họa(H –Hazard), tính dễ bị tổn thương (V - vulnerability) và mức độ phơi bày (E –Exposure) và rủi ro chính là diện tích của tam giác có 3 cạnh chính là 3 thành phầnnói trên (xem hình 1.1) Theo mô hình của Crichton (1999), nếu bất kỳ yếu tố nàotrong 3 yếu tố nói trên tăng hoặc giảm, thì mức độ rủi ro cũng sẽ tăng hoặc giảmtương ứng (do diện tích tam giác thay đổi)
Hình 1.5 Mô hình khái niệm rủi ro thiên tai của Crichton (1999)
Theo Davidson (1997), rủi ro thiên tai là hàm của thiên tai (H), mức độ phơibày (E - Exposure), tính dễ bị tổn thương (V) và khả năng chống chịu (C –Capacity): R = H x E x V x C trong đó H được đặc trưng bởi tần suất xảy ra, Eđược tạo nên từ 3 thành phần là cơ sở hạ tầng, dân số và kinh tế, V phụ thuộc vàomôi trường, kinh tế, xã hội và con người, C phụ thuộc vào năng lực kinh tế và khảnăng quản lý, lập kế hoạch ứng phó (xem hình 1.2)
Trang 22Hình 1.6 Mô hình khái niệm rủi ro thiên tai của Davidson (1997)
Theo Du và Lin (2012), có hai thành phần cấu thành nên rủi ro bao gồm: 1)tần suất xảy ra của một sự kiện và 2) hệ quả tiêu cực của sự kiện đó Hay nói cáchkhác, rủi ro là hàm của hiểm họa (khả năng xảy ra của thiên tai) và tính dễ bị tổnthương (tính nhạy cảm/mức độ phơi bày trước thiên tai của yếu tố xem xét) Địnhnghĩa này cũng được sử dụng trong các báo cáo chiến lược quốc tế về phòng tránhvà giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên hợp quốc - UNISDR (2004,2009)
Theo Dwyer và cộng sự (2002) đã đề xuất mô hình Kim tự tháp 3 chiều và thểtích của Kim tự tháp là giá trị rủi ro Ba mặt của Kim tự tháp đặc trưng cho 3 thànhphần khác nhau của rủi ro là hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và mức độ phơi bày.Bất kỳ thành phần nào của kim tự tháp tăng lên đều làm cho thể tích kim tự tháptăng, tức là giá trị rủi ro tăng và ngược lại Đến năm 2005, Trung tâm giảm nhẹthiên tai Châu Á (ADRC) cho rằng, mỗi khi hiểm họa, mức độ phơi bày hay tính dễbị tổn thương tăng lên sẽ kéo theo rủi ro tăng (hình 1.7)
Hình 1.7 Mô hình khái niệm rủi ro thiên tai của theo Dwyer và cộng sự (2002)
Trang 23Theo báo cáo SREX của IPCC (2012), rủi ro thiên tai được cấu thành từ 3 yếutố: hiểm họa, mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương Nếu thiếumột trong ba yếu tố thì không hình thành rủi ro thiên tai (xem hình 1.4) Trong đó,hiểm họa là khả năng xảy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên hoặc docon người gây ra, có tác động bất lợi đến các đối tượng dễ bị tổn thương, nằm trongphạm vi ảnh hưởng của hiểm họa đó Mức độ phơi bày trước hiểm họa được sửdụng để chỉ sự hiện diện của con người, các hoạt động sinh kế, các dịch vụ môitrường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, các tài sản kinh tế, xãhội, văn hóa,… ở những nơi có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiểm họavà vì thế sẽ bị tổn hại, mất mát, hư hỏng tiềm tàng trong tương lai Tính dễ bị tổnthương đề cập đến khuynh hướng của các yếu tố dễ bị tác động của hiểm họa nhưcon người, cuộc sống của họ và tài sản.
Hình 1.8 Cách tiếp cận trong xác định cấp độ rủi ro của IPCC (2012)
Một số nghiên cứu khác lại cho thấy, rủi ro bao gồm các hợp phần của sự kiện(thiên tai) bởi mức độ phơi bày cũng như tính dễ bị tổn thương đối với những sựkiện thiên tai đó (Jie và cộng sự, 2012) Tuy nhiên, ngay bản thân định nghĩa tínhdễ bị tổn thương vẫn còn đang trong giai đoạn tranh cãi (Adger và Vincent, 2006.;Adger, 2006; Alwang và đồng sự, 2001; Eakin và Luers, 2006; Eriksen và Kelly,2007; Fussel và Klein, 2006; Nelson và đồng sự, 2007) Mặc dù vậy, đã có một sốý kiến thống nhất về các thành phần của tính dễ bị tổn thương bao gồm tính nhạy
Trang 24cảm và khả năng thích ứng với các sự kiện thiên tai (Nelson và đồng sự, 2010) Cáchợp phần của rủi ro nêu trên tuy có khác nhau nhưng vẫn mang tính tương đồng khihậu quả của các sự kiện thiên tai phụ thuộc rất lớn vào mức độ phơi bày cũng nhưtính dễ bị tổn thương Ngược lại, tính dễ bị tổn thương và mức độ phơi bày quyếtđịnh hậu quả và thiệt hại do thiên tai gây ra Có thể nhận định, các hướng tiếp cậntuy khác nhau nhưng lại giống nhau về mục đích xác định cuối cùng, trong đó rủiro thiên tai phải bao gồm hậu quả mà thiên tai có thể gây ra.
1.1.2 Các phương pháp đánh giá rủi ro thiên tai
Qua các khái niện phân tích ở trên về rủi ro thiên tai đã cho thấy có rất nhiềumô hình/cách tiếp cận/ quan niện khác nhau về rủi ro thiên tai được đề xuất Thậmchí có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình khái niệm, nhưng định nghĩa và các cấuthành cũng rất khác nhau, đặc biệt là tính dễ bị tổn thương Chính vì thế, cũng córất nhiều phương pháp đánh giá rủi ro khác nhau đã được nghiên cứu và sử dụngtrên thế giới
Theo báo cáo chiến lược quốc tế về phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên taicủa Liên Hợp quốc – UNISDS (2009), đánh giá rủi ro thiên tai là một quá trình xácđịnh xác suất tổn thất có thể dựa trên việc phân tích hiểm họa tiềm tàng và ướclượng các tổn thương hiện tại có thể gây ra các thiệt hại về người, tài sản, môitrường,… UNISDS (2009), đưa ra quy trình 3 bước trong đánh giá rủi ro thiên taigồm: 1) nhận dạng rủi ro, 2) phân tích rủi ro và 3) ước lượng rủi ro Trong đó, nhậndạng rủi ro là quá trình tìm kiếm và nhận ra các rủi ro có thể ảnh hưởng tới đốitượng nghiên cứu Phân tích rủi ro là quá trình được thực hiện để hiểu về cấu trúc,nguồn gốc và nguyên nhân của rủi ro Ước lượng rủi ro là quá trình so sánh các kếtquả phân tích phân tích rủi ro dựa trên các cho trước để từ đó xác định xem có haykhông mức độ rủi do đã đạt ngưỡng hay chưa Qui trình đánh giá rủi ro có thể thựchiện cho nhiều quy mô không gian khác nhau và co nhiều mục đích khác nhau Tuynhiên theo UNISDS (2009) có 4 phương pháp đánh giá rủi ro thiên tai và được chiathành hai nhóm khác nhau như sau:
1) Nhóm định lượng: Phương pháp đánh giá định lượng (QRA
Quantitative Risk Assessment) và phương pháp phân tích cây sự kiện (ETA Event-Tree Analysis)
Trang 25-2) Nhóm định tính: Phương pháp ma trận rủi ro (RMA-Risk Matrix
Approach) và phương pháp đánh giá dựa trên chỉ thị (IBA Indicator Based Approach)
-Hình 1.9 Khái quát về 4 phương pháp đánh giá rủi ro thiên tai (theo UNISDR
(2009)
1.1.3 Một số nghiên cứu xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai khí tượng trên Thế giới
Theo báo cáo của WMO, hơn 70% thiên tai trên toàn cầu xảy ra do các hiệntượng khí tượng thuỷ văn, do vậy trách nhiệm của các cơ quan khí tượng thủy văncủa các quốc gia là phải đảm bảo thông tin về các hiện tượng khí tượng thuỷ vănnguy hiểm, các dịch vụ khí tượng thủy văn nhằm tránh tổn thất về người và của chonhân dân của mình Do đó, tại các nước phát triển trên thế giới việc nghiên cứu tìmhiểu về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, cũngnhư việc nghiên cứu các phương pháp cảnh báo, dự báo chúng rất được quan tâmvà đạt được nhiều thành tựu cùng với lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội mà các hoạtđộng này mang lại Các thông tin về các hiện tượng này được thông báo rộng rãi cóthể thấy rất nhiều trên các trang thông tin điện tử (website) dưới nhiều hình thứcnhư các bản tin, các bảng số liệu và các dạng bản đồ
Trang 26Cụ thể, Trung tâm số liệu Khí hậu Quốc gia (NCDC) thuộc Tổ chức Khíquyển và Đại dương Mỹ (NOAA) đã xây dựng trang thông tin giới thiệu về cáchiện tượng thời tiết nguy hiểm (bão, dông, mưa lớn, …) Đây là một trang tin rấthữu ích trong công tác phổ biến tới cộng đồng các thông tin tổng kết, giới thiệu cácđịnh nghĩa và khái niệm về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm tại Mỹ Trên trangthông tin điện tử này, người sử dụng có thể truy cập để khai thác nhiều nguồn sốliệu thống kê về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm đã xảy ra cũng như xem các bảnđồ phân bố theo không gian, thời gian của các hiện tượng này.
Hình 1.10 Phân bố tổng lượng mưa năm cực đại và cực tiểu (2 hình ở trên) vàcác cực trị nhiệt độ tối cao và tối thấp đã quan trắc được cho từng bang
(2 hình dưới)
Tương tự như Mỹ, cơ quan khí tượng Úc (BoM) cũng có một trang thông tinđiện tử để cung cấp các thông tin thống kê về các hiện tượng thời tiết nguy hiểmdưới dạng cácbảng số liệu hoặc bản đồ phân bố Hình 1.7 dưới đây đưa ra ví dụminh họa về bản đồ phân bố tần suất hoạt động của bão trên khu vực nước Úc vàlân cận Tương tự như Cơ quan khí tượng Mỹ, các thông tin thống kê khí hậu vềcác thiên tai khí tượng tại Úc không chỉ sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu,mà còn được sử dụng trong dự báo nghiệp vụ, nhất là trong việc xác định các mứcđộ rủi ro có thể xảy ra do thiên tai
Trang 27Hình 1.11 Bản đồ phân bố số cơn bão xảy ra trung bình hàng năm tại Úc do
BoM xây dựng và cung cấp
Nghiên cứu của DeLong và cộng sự (2011) sử dụng cách tiếp cận cân bằngnước hàng năm để đánh giá rủi ro hạn hán tương đối trong hiện tại và tương lai đốivới thực vật ở British Columbia nhằm xây dựng bản đồ rủi ro hạn hán phục vụcông tác quản lý rừng và hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằmứng phó với BĐKH Các khái niệm về độ ẩm tuyệt đối của đất được áp dụng và cáckết quả tính toán dựa trên một phương trình cân bằng nước sử dụng dữ liệu khí hậuhạn dài và điều kiện đất tại nhiều vị trí khác nhau được so sánh dựa trên phươngpháp chuyên gia Kết quả cho thấy, các giá trị tính toán độ ẩm tuyệt đối của đất làtương đối thống nhất với các giá trị tham vấn ý kiến chuyên gia Một ứng dụngMS-Excel được xây dựng cho phép người sử dụng tính toán mức độ rủi ro hạn hántương đối của một loài dựa trên đơn vị phân loại hệ sinh thái Địa-Sinh-Khí(Biogeoclimatic Ecosystem Classification – BEC) và độ ẩm tương đối của đất(Hình 1.15) Công cụ này cung cấp giá trị ước tính mức độ rủi ro hạn hán trongđiều kiện khí hậu hiện nay, cũng như điều kiện khí hậu dự đoán cho năm 2020,2050 và năm 2080 Dựa trên kết quả ước tính, rủi ro hạn hán được chia hành 3 cấp:Thấp, trung bình và cao tương ứng Các giá trị Ac,Hw, Bl/Ep, Cw, Sx, Pl/At,Lw,Fd, Py là đặc trưng cho một loài thực vật xác định Nhìn chung, nghiên cứu này chỉđánh giá mức độ rủi ro hạn hán đối với thực vật, do đó chỉ tập trung vào các đặctrưng của loài và độ ẩm đất, là các yếu tố tự nhiên mà không đề cập tới các yếu tốkinh tế - xã hội liên quan như khả năng cung cấp nước, công trình thủy lợi,…
Trang 28Hình 1.12 Mức độ rủi ro hạn hán đối với thực vật khu vực British Columbia
Nói chung, tại nhiều cơ quan khí tượng lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản,Úc, Hàn Quốc, … việc dự báo các cấp độ rủi ro thiên tai đã được triển khai từ rấtlâu Để đưa ra được các quyết định về cấp độ rủi ro thiên tai, bên cạnh các thông tincảnh báo và dự báo thiên tai, các thông tin về tần suất thiên tai xảy ra, mức độ tổnthương về con người và kinh tế-xã hội của các khu vực dự kiến chịu ảnh hưởngtrực tiếp, gián tiếp của thiên tai cũng được đưa vào trong quy trình ban hành quyếtđịnh Các thông tin này thường được số hóa dưới dạng các bản đồ và được sử dụngđể chồng lên với bản đồ cảnh báo, dự báo thiên tai Các mô hình thống kê hiện đạisẽ được sử dụng để trợ giúp lọc thông tin và đưa ra các tư vấn về mặt khoa họctrước khi đưa ra quyết định cuối cùng
1.2 Nghiên cứu trong nước
Trước khi Luật phòng, chống thiên tai được Quốc hội khóa 13 thông qua vàcó hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2014, công tác phòng, chống thiên tai nói chung vàcông tác cảnh báo, dự báo các thiên tai có nguồn gốc KTTV luôn được Đảng,Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm, chỉ đạo và đầu tư Trongkhoảng 10 năm trở lại đây, thông qua các chương trình NCKH các cấp và dự ánhợp tác quốc tế, rất nhiều các nghiên cứu về thiên tai KTTV đã được thực hiện vàtriển khai ứng dụng trong thực tiễn Một cách khái quát, các nghiên cứu này chủyếu tập trung vào 2 hướng nghiên cứu chính là: 1) xây dựng các bản đồ tần suất xảyra thiên tai; và 2) xây dựng các công nghệ, công cụ hỗ trợ cảnh báo, dự báo thiên
Trang 29theo không gian, thời gian, phạm vi ảnh hưởng, cường độ, … của các thiên taiKTTV đã xảy ra ở Việt Nam dựa trên các chuỗi số liệu quan trắc đủ dài Hướngnghiên cứu đầu tiên không chỉ phục vụ cho các nghiên cứu về cơ chế hình thành,nguồn gốc, bản chất của các thiên tai, mà còn phục vụ trực tiếp cho công tác cảnhbáo, dự báo thiên tai, cũng như công tác phòng, chống thiên tai, nhất là công táchoạch định phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại dothiên tai cho cả cộng đồng và các hoạt động KT-XH Hướng nghiên cứu thứ haichủ yếu tập trung vào phát triển các công nghệ, công cụ hỗ trợ công tác cảnh báo,dự báo thiên tai Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của hướng nghiên cứu này phụthuộc nhiều vào các kết quả nghiên cứu của hướng thứ nhất Các phần dưới đây sẽtổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến hướng nghiên cứu lập các bản đồ tầnsuất xảy ra thiên tai và rủi ro thiên tai.
Dự án VIE/97/002 “Hỗ trợ quản lý thiên tai ở Việt Nam” do Chương trìnhphát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Chính phủ Việt Nam tài trợ với mục tiêu làquản lý thiên tai của Việt Nam (xem trên http://www.undp.org.vn/dmu/) đã nghiêncứu một số thiên tai ở Việt Nam thông qua các chuyên đề về thiên tai, bao gồm cácchuyên đề về tố lốc, bão, lũ, lũ quét (và một số các thiên tai khác như cháy rừng,nước dâng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, …) Các chuyên đề đều ở dạng báo cáo tổngquan cùng với các nghiên cứu về cơ chế hình thành, tác hại, biện pháp phòng tránhcó minh hoạ một số bản đồ tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểmnhư tố, lốc hoặc bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét, bản đồ ngập lụt Số liệu sử dụng ởdự án này mới chỉ đến năm 1999 và các bản đồ chưa được cập nhật và chưa đượcphục vụ công chúng một cách rộng rãi
Năm 2004, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương đã triển khai nghiên cứuxây dựng cơ sở dữ liệu bão, ATNĐ trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng đến ViệtNam trong đó đã thống kê các cơn bão từ 1961 - 2000 Trong CSDL này, các thôngtin bão, ATNĐ đã được quản lý khoa học, đi sâu chuyên ngành KTTV, từ đường đicủa bão, các đặc trưng, đặc điểm của bão và các dữ liệu có liên quan,… Trongnghiên cứu, này, các bản đồ tần suất hoạt động của bão được xây dựng dựa trênphương pháp chia theo ô lưới Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu cung cấpnguồn dữ liệu tin cậy về bão và ATNĐ này và cung cấp nhiều cơ sở khoa học cho
Trang 30nghiên cứu sau này về nguyên nhân, quy luật hình thành bão trên biển Đông Cũng
trong năm này, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu đã công bố cuốn sách “Khíhậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam” Đây là một công trình nghiên cứu chuyên
sâu về các hiện tượng như hạn, gió khô nóng, sương muối, sương mù, dông, mưađá,… Trong cuốn sách này, các tác giả đã cho người đọc biết thêm nhiều khái niệm,định nghĩa về các nhân tố khí hậu, sự phân bố theo không gian, thời gian của cácyếu tố khí hậu Mọi phân tích, tính toán đã dựa trên chuỗi số liệu quan trắc được từmạng lưới trạm khí tượng, khí hậu và 500 trạm đo mưa trên toàn quốc trong thời kỳ1960 -2000
Đào Thanh Thủy và cộng sự (2004) đã nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu vềcác hiện tượng thời tiết nguy hiểm và bản đồ tần suất xảy ra các hiện tượng này chokhu vực Việt Nam Mục tiêu chính của đề tài là: 1) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữliệu các hiện tượng KTTV nguy hiểm, đưa ra các sản phẩm thông tin KTTV, trướcmắt là bản đồ phân bố và tần suất xuất hiện các hiện tượng đó; 2) Tăng cường phổbiến tuyên truyền thông tin KTTV cho cộng đồng thông qua trang Web về các hiệntượng KTTV nguy hiểm Kết quả khoa học chính của đề tài đã đạt được là xâydựng được một hệ CSDL cho 14 hiện tượng KTTV nguy hiểm và bộ các bản đồphân bố và tần suất xuất hiện tương ứng Các sản phẩm của đề tài đã được đưa lêntrang thông
tin điện tử để các đơn vị và cá nhân có thể khai thác.Trần Thục và cộng sự (2008) đã nghiên cứu xây dựng bản đồ hạn hán vàmức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong đó đã đánh giáđược mức độ hạn hán và thiếu nước sinh hoạt ở 4 tỉnh ở vùng Nam Trung Bộ và 5tỉnh ở vùng Tây Nguyên Dự án đã xây dựng được 02 bộ bản đồ chuyên đề với cácnhóm bản đồ tổng quát, các nhóm bản đồ bổ trợ và chi tiết về hạn hán và thiếunước sinh hoạt theo các cấp độ chi tiết đến huyện trên đất liền, đáp ứng được cácyêu cầu cập nhật, giám sát, quản lý và khắc phục ảnh hưởng của hạn hán và thiếunước sinh hoạt, góp phần phát triển KT-XH, cải thiện đời sống của nhân dân ở 2vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Về phạm vi nghiên cứu, dự án đã triển khaithực hiện trên 9 tỉnh và 77 huyện ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Gần đây, đangcó một số đề tài nghiên cứu được triển khai về xác định rủi ro thiên tai như nghiên
Trang 31cứu của Nguyễn Xuân Hiển và cộng sự (2017) về nghiên cứu cơ sở khoa học phâncấp cấp độ rủi ro cho các loại hình thiên tai ở Việt Nam Hay như nghiên cứu củaLê Đức Cương và cộng sự (2016) về sử dụng số liệu ra đa để cảnh báo, dự báo bãokèm mưa lớn phục vụ xây dựng cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực Bắc Trung Bộ.Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phương pháp ma trận rủi ro để xâydựng bản đồ rủi ro cho bão kèm theo mưa lớn.
Đề tài KC.08.01, Nguyễn Trọng Yêm và cộng sự (2006) đã nghiên cứu xâydựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, xây dựngđược các bản đồ phân vùng tai biến thiên nhiên cho khu vực Việt Nam bao gồm:bão, hạn hán, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, xói lở bờ sông, xói lở - bồi tụ bờbiển, nứt động và động đất Các bản đồ phân vùng tai biến thiên nhiên được đề tàixây dựng có tỷ lệ dao động trong khoảng 1:3.000.000 đến 1:500.000 Ngoài ra, cácbản đồ phân vùng nguy cơ tai biến thiên nhiên vẫn ở tỷ lệ cao, chưa thực sự chi tiếthóa đến cấp tỉnh và huyện
Năm 2011, Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC) đã nghiêncứu xây dựng tài liệu kỹ thuật về quản lý rủi ro thiên tai trong đó đưa ra nhiềuphương pháp về quản lý rủi ro thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai, giảm nhẹ rủi ro
thiên tai Theo DMC, “đánh giá rủi ro thiên tai là xác định tính chất và mức độ củarủi ro bằng cách phân tích các hiểm họa tiềm tàng và đánh giá các điều kiện hiệntại của tình trạng dễ bị tổn thương mà có thể gây hại cho người, tài sản, các dịchvụ, sinh kế và môi trường mà chúng phụ thuộc” Đánh giá rủi ro thiên tai chính là
lập bản đồ rủi ro liên quan và bao gồm đánh giá được các đặc tính của hiểm họanhư vị trí, cường độ, tần xuất và xác suất xảy ra, phân tích các yếu tố dễ bị tổnthương về các mặt của kinh tế - xã hội - môi trường Kết quả đánh giá rủi ro thiêntai chính là thước đo và phân loại các rủi ro thiên tai mà cộng đồng phải đối mặt vàcó thể được dùng làm cơ sở cho kế hoạch giảm thiểu rủi ro của địa phương
Đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo chi tiết theocác cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã(vùng), Huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận”, do ThS Võ Anh Kiệt chủ nhiệm, Đài Khítượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnhNinh Thuận chủ quản
Trang 32Gần đây, đang có một số đề tài nghiên cứu được triển khai về xác định rủi rothiên tai như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiển và cộng sự (2017) về nghiên cứu cơsở khoa học phân cấp cấp độ rủi ro cho các loại hình thiên tai ở Việt Nam Hay nhưnghiên cứu của Lê Đức Cương và cộng sự (2016) về sử dụng số liệu ra đa để cảnhbáo, dự báo bão kèm mưa lớn phục vụ xây dựng cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vựcBắc Trung Bộ Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phương pháp ma trậnrủi ro để xây dựng bản đồ rủi ro cho mưa lớn.
Như vậy, có thể thấy vấn đề nghiên cứu xây dựng các bản đồ phân bố thiên tai,xác định rủi ro thiên tai,… đã được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam và đạt đượcnhiều kết quả khả quan Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề chitiết hóa rủi ro thiên tai cho từng địa phương khi có các thông tin cảnh báo, dự báothiên tai có khả năng xảy ra ở địa phương đó Nhất là có tính đến các yếu tố về mứcđộ dễ bị tổn thương của cộng đồng, các hoạt động KTXH, môi trường, …
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý
Phú Yên là tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ12o39’10" đến 13o45’20" vĩ độ bắc và 108o39’45" đến 109o29’20" kinh độ đông.Phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Dăk Lăk, phía nam giáptỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp tỉnh Bình Định Trung tâm Phú Yên nằm cách HàNội 1160 km về phía bắc, cách thành phố Hồ chí Minh 561 km về phía nam theotuyến quốc lộ 1A
Trang 33Hình 1.13 Bản đồ địa hình tỉnh Phú Yên
1.3.2 Địa hình địa mạo
Phía bắc tỉnh Phú Yên là dãy núi Cù Mông, phía nam là dãy núi Đèo Cả, phíatây là rìa phía đông của dãy Trường Sơn, phía Đông là Biển Đông; địa hình có núiđồi và đồng bằng xen kẽ; có đường bộ và đường sắt chạy từ bắc đến nam, có sânbay dân sự Đông Tác cũ nay là Sân bay Tuy Hòa, cảng biển Vũng Rô, có đườngquốc lộ 25, quốc lộ 29, tỉnh lộ 641 và sông Ba nối liền với vùng Tây Nguyên rộnglớn Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Phú Yên một vị thế địa lý văn hóa, chínhtrị khá riêng biệt
Trang 34* Núi: Ngoại trừ một vài đỉnh núi cao vượt quá 1000 m nằm ở phía tây huyện
Đồng Xuân, tây nam huyện Tây Hòa, phía nam huyện Sông Hinh, tổng thể núi PhúYên nhìn chung không cao lắm, có độ dao động ở mức từ 300 m đến 600 m vàđược phân bố đều khắp trong tỉnh
- Thị xã Sông Cầu: núi quan trọng nhất là dãy Cù Mông nằm phía bắc,hướng núi chạy từ tây sang đông, nhiều nơi núi ăn thông ra sát biển Gồm cóhòn Ông (529 m), hòn Cả (657 m) Chóp Vung (676 m), hòn Khô (704 m), hònKè (863 m)
Ngoài ra trong phạm vi Thị xã Sông Cầu còn có núi Mỏ Cheo (814 m), ĐộngBằng (439 m), Động Tranh (358 m), Đồng Bé (341 m), Ông Đình (336 m), CônLôn (286 m), Xuân Đài, hòn Đen, Phú Khê
- Huyện Tuy An: núi phần lớn tập trung ở phía tây bắc và tây nam, độ caotrung bình, tiêu biểu là hòn Chuông (572 m), Ông La (591 m), hòn Chướng (571 m),Núi Yang, hòn Hô (378 m), Tra Ràng (159 m), hòn Sen (154 m), Đá Chạm (127 m),nằm gần biển có hòn Mái Nhà (104 m)
- Thành phố Tuy Hòa và huyện Phú Hòa: các núi tập trung ở phía tây nhưhòn La (cao 500 m), hòn Trùm Cát (365 m), núi Hương (322 m) và nằm trong vùngđồng bằng có núi Chóp Chài (391 m), núi Miếu, núi Nhạn Ở vùng đồng bằng cónúi Hương (132 m), núi Một, núi Sặc, núi Bà
- Huyện Đông Hòa, Tây Hòa: núi cao nhất là dãy Đèo Cả, nằm ở phía nam,hướng núi chạy từ tây sang đông và ăn thông ra biển tại Vũng Rô Trên dãy Đèo Cảcó những núi cao như: hòn Dù (1470 m), hòn Kỳ Đà (1193 m), hòn Ông (1100 m),hòn Chúa (1310 m), Đá Bia (706 m), hòn Chảo (753 m), Đá Chồng (604 m), HốcRăm (507 m), Mật Cật (227 m), Sa Leo (224 m), núi cầu Sông Ván (253 m)
- Huyện Đồng Xuân: các núi tập trung ở phía tây và tây nam, nơi giáp ranhtỉnh Gia Lai và huyện Sơn Hòa như núi La Hiêng (1318 m), Chư Treng (1238 m),hòn Rung Gia (1108 m), suối Hàm (1080 m) Các núi khác gồm có: núi ThạchLong Cương (hòn Ông) cao 720 m, núi Đạc (806 m), núi Chuông (590 m), hònNong (590 m), núi Đá Mài (482 m), Hòn Bồ (411 m), Hòn Khô (371 m), núi Giang(475 m), núi Triêm Đức (331 m), núi Tranh (532 m), núi Cái Gia (377 m), HònTháp (249 m), Hòn Cấm (207 m), Hòn Đắm (281 m)
Trang 35- Huyện Sơn Hòa: núi tập trung ở phía tây bắc và đông bắc, nơi giáp ranhhuyện Đồng Xuân, Tuy An và Phú Hòa Đáng kể là các núi: Hòn Ông (xã Sơn Hội-758 m), Hòn Trà Bương (654 m), Hòn Ông (xã Phước Tân- 628 m), Hòn Bầu Bèn(632 m), Hòn Bà (533 m); Hòn Đát (590 m), Hòn Mò O (434 m), Hòn Chóp Vung(375 m), núi Lỗ Hùm (402 m), núi Đá Chát (448 m).
- Huyện Sông Hinh: núi nằm ở phía đông nam và tây nam, tiêu biểu là ChưNinh (1636 m), Chư Đan (1196 m), Chư H’le (1053 m), Chư KSor (682 m), ChưBêng (675 m), Chư Bát (636 m); phía đông có núi Lá (417 m)
* Cao nguyên: Cao nguyên Vân Hòa nằm ở độ cao 400 m gồm các xã Sơn
Xuân, Sơn Long và Sơn Định Đây là vùng đất đỏ bazan, thích hợp với việc trồngcác loại cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn và dài ngày
Cao nguyên Trà Kê thuộc xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, cách thị trấn CủngSơn khoảng 25 km, vùng này là nơi sinh sống chủ yếu của các tộc người thiểu số
Cao nguyên An Xuân thuộc xã An Xuân, nằm ở phía tây huyện Tuy An,cách thị trấn Chí Thạnh trên 40 km, tiếp giáp với cao nguyên Vân Hòa
* Đồng bằng: Đồng bằng Tuy Hòa (bao gồm huyện Đông Hòa, Tây Hòa,
Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa) có diện tích khoảng 500 km2 Đồng bằng Tuy An(bao gồm Đồng Xuân) có diện tích khoảng 300 km2, do phù sa của con sông KỳLộ bồi đắp Đồng bằng này không lớn bằng Tuy Hòa nhưng đất đai lại khá tốt.Đồng bằng Sông Cầu có diện tích khoảng 16 km2, chủ yếu nằm ở các xã phía bắcthị xã Sông Cầu
- Nhóm đất mặn, phèn: tập trung chủ yếu ở huyện Sông Cầu; thành phố TuyHòa và các xã Hòa Tâm, Hòa Hiệp, Hòa Xuân thuộc huyện Đông Hòa; chiếm
Trang 361.57 % (7899 ha) diện tích tự nhiên Đất được hình thành bởi quá trình lắng đọngcủa các sản phẩm trầm tích, chịu ảnh hưởng của nước biển và các sản phẩm biển.Hướng khai thác chủ yếu cải tạo để nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất đen: hình thành do sản phẩm phong hóa của đá bazan ở địa hìnhthấp, bằng phẳng thuộc phía Nam huyện Tuy An, huyện Sông Cầu và Sơn Hòa;chiếm 3.73 % (18831 ha) diện tích tự nhiên Đất có phản ứng hơi chua đến độ trungtính, hàm lượng chất hữu cơ khá ở tầng mặt (3.54 %) và giảm dần tầng dưới, hàmlượng đạm cao N0 10= 0.26 %, lân tổng số giàu P2O5: 0,07- 0,08 % P= 20,5- 25.5mg/100 gr so với các nhóm đất hình thành trên đá bazan khác, nhóm đất này cónhiều ưu điểm trong trồng trọt
- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở hạ lưu các sông, nhất là Sông Ba;
chiếm 11.05 % (55752 ha) diện tích tự nhiên Đất thích hợp với trồng cây lươngthực, hoa màu, cỏ phục vụ chăn nuôi
- Nhóm đất xám: phân bố ở bậc thềm chuyển tiếp ở độ cao 50- 100 m haihuyện Sông Hinh và Sơn Hòa, chiếm 7.84 % (39552 ha) diện tích tự nhiên Do cóđộ phì thấp, chua, nghèo mùn chỉ thích hợp cho trồng rừng, cao su và có thể cải tạotrồng mía
- Nhóm đất vàng đỏ: là đất có diện tích lớn nhất 336579 ha chiếm 66.71 %diện tích tự nhiên; gồm có 6 đơn vị: đất nâu vàng trên đất phù sa cổ chiếm 3850 ha,đất vàng trên đất cát 5250 ha, đất đỏ trên đá bazan 4250 ha, đất nâu vàng trên đábazan 25700 ha, đất nâu trên đá magma acit 288180 ha, đất đỏ vàng trên đá sét15750 ha Nhóm đất này có độ phì thấp, tầng canh tác mỏng, độ dốc lớn ít thuận lợiphát triển nông nghiệp, cần có biện pháp cải tạo và bảo vệ thông qua trồng rừngphủ xanh
- Nhóm đất vàng đỏ trên núi: chiếm 25 % (11300 ha) diện tích tự nhiên.Phân bố độ cao >900m, độ dốc lớn, không sử dụng cho sản xuất nông nghiệp
- Nhóm đất trong thung lũng dốc tụ: chiếm 1246 ha, phân bố trong lòng suốinhỏ, độ phì cao thích hợp cho loại cây ngắn ngày
- Các loại đất khác: gồm đá phong hóa dở giang và đất khác, chiếm 4.21 %(19832 ha) diện tích tự nhiên Đất có độ phì nhiêu nhỏ, không có ý nghĩa với sảnxuất nông nghiệp
Trang 37* Thảm thực vật
Theo thống kê diện tích đất rừng ở tỉnh là 181427 ha; trong đó: rừng tựnhiên 122202 ha chiếm 67.36 %, rừng trồng 59225 ha chiếm 32.64 %; độ chephủ của rừng 31.9 % và không đồng đều giữa các huyện Phú Yên có 3 kiểurừng chính
- Rừng kín lá rộng thường xanh: kiểu rừng này rất phổ biến, chiếm 96.5 %diện tích rừng, phân bố ở đồi núi có độ cao 300 - 100 m;
- Rừng rụng lá (khộp): kiểu rừng này ít phổ biến, chiếm 3.5 % diện tích rừng,phân bố chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai;
- Rừng trồng: chủ yếu cây keo lá tràm, bạch đàn, xà cừ, phi lao và một sốloại cây khác
- Tổng diện tích cây lương thực có hạt 63170 ha chiếm 12.48 % đất tựnhiên, lớp phủ thực vật chủ yếu là lúa ngô Diện tích trồng cây ăn quả 4913 hachiếm 0.97 %
- Diện tích đất còn lại chủ yếu là rừng nghèo, đồi trọc, đất trống, bãi cát, độphì và độ ẩm kém không thích hợp với cây trồng
1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Kinh tế - xã hội năm 2018- Về kinh tế: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 7.559 tỷ
đồng Tăng 27,7% so với năm trước Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệpvà thủy sản chiếm 24,50%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,74%, dịch vụchiếm 43,23% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.821 tỷ đồng; tốc độ tăngtrưởng GDP ước đạt 9,3%, giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 60 triệu USD,GDP bình quân đầu người đạt 39,75 triệu đồng;
- Về xã hội: Đào tạo nghề cho 8.119 lao động; mức giảm tỷ lệ sinh 0,3%, mức
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở độ tuổi dưới 5 tuổi là 0,9%; giải quyết việc làmmới cho 16.091 lao động, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 70%; tỷ lệ hộnghèo giảm 1,76%;
- Về môi trường: Dự kiến có 3/3 chỉ tiêu đạt kế hoạch: Tỷ lệ cấp nước sinh
hoạt nông thôn đạt 87%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn cócông trình hợp vệ sinh đạt 70%
Trang 38- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm so với năm 2017, trong đó côngnghiệp khai khoáng giảm 16,9%, công nghiệp chế biến giảm 26,2%, công nghiệpsản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm 5,3%, công nghiệp cung cấp nước,quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 31,5% Các sản phẩm công nghiệp chủ yếutăng so với năm 2017 là như bia, vận tải, thuốc lá.
- Dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 1.021,1 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2017 Hoạtđộng thương mại, buôn bán lẻ hàng hóa và ô tô, xe máy tăng 5,2% so với năm 2017
- Sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 4.069,5 tỷ đồng, giảm 6,5% so với năm2017 Nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông - lâm - nuôitrồng và đánh bắt thủy sản
- Thu ngân sách nhà nước đạt 3.126,3 tỷ đồng tăng 215,2 tỷ đồng so với năm2017 Trong đó, thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 3.064,6 tỷ đồng, thu khác đạt61,7 tỷ đồng
- Đã cấp mới 26 giấy chứng nhận đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kýlà 738,68 triệu USD và 02 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) với vốnđăng ký khoảng 0,78 triệu USD Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàntỉnh đạt 4.696,7 tỷ đồng, bằng 97,4% so với kế hoạch và giảm 125 tỷ đồng sovới năm 2017
* Đặc điểm xã hội
a) Dân số
Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2018, dân số tỉnh PhúYên là 909.489 người, trong đó nữ là 454.464 người chiếm 49,97% Dân số ở thànhthị là 264.924 người chiếm 29,3%, nông thôn là 644,565 chiếm 70,87%; nơi có mậtđộ dân số cao nhất là thành phố Tuy Hòa với 1.457 người/Km2
b) Văn hóa - xã hội
* Giáo dục và đào tạo:
Năm học 2019-2019, số lượng các trường học trên địa bàn tỉnh giảm so vớinăm học trước do triển khai thực hiện kế hoạch số 53-KH/UT Toàn tỉnh có 138trường mầm non 266 tường trung học phổ thông 16 trường phổ thông cơ sơ Tỷ lệhọc sinh phổ thông đi học chung năm học 2018-2019 đạt 92,9%; tỷ lệ học sinh đihọc đúng tuổi đạt 92,4% tăng 4,1% so với năm học 2017-2018
Trang 39* Y tế: năm 2018 toàn tỉnh có 1.865 giường bệnh, đạt khoảng 24,3 giường
bệnh/10.000 dân, trung bình có khoảng 7,4 bác sỹ/10.000 dân
* Lao động - Việc làm: Tạo việc làm mới cho 16.091 lao động, đạt
103,8% kế hoạch, trong đó có 40 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,đạt 33,3% kế hoạch, tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề đạt 15% Tỷ lệ thấtnghiệp dưới 4,03%
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2018)
Trang 40CHƯƠNG II SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Lựa chọn mô hình và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Cơ sở lý thuyết phương pháp Ma trận rủi do (MRA)
Các đánh giá rủi ro thường rất phức tạp và không cho phép phát triển đượcmột cách tiếp cận số hóa đầy đủ do có rất nhiều khía cạnh không được định lượnghóa hoặc có nhiều mức độ bất định khác nhau Chính điều này gây ra nhiều khókhăn trong việc xác định được các kịch bản thảm họa, lập bản đồ hoặc đặc tính hóacác yếu tố chịu rủi ro, cũng như xác định tính dễ bị tổn thương Để khắc phụcnhững vấn đề này, rủi ro có thể được đánh giá thông qua ma trận rủi ro, hay còn gọilà ma trận hệ quả - tần suất (Consequences-Frequency Matrix – CFM) trong đó cóthể được sơ đồ hóa dưới dạng các lớp hệ quả - tần suất trên các trục như trong hình2.1 Phương pháp này cho phép phân lớp các rủi ro dựa trên kinh nghiệm chuyêngia với lượng dữ liệu định lượng hạn chế (Haimes,2008; Jaboyedoff và cộng sự,2014) Ma trận rủi ro có thể được thiết lập bằng cách tạo các lớp tần suất xảy rathiên tai trên 1 trục và các hệ quả tương ứng (hay là các tổn thất mong đợi) trên trụccòn lại Thay vì sử dụng các giá trị cụ thể, phương pháp này sử dụng các lớp nên cótính linh hoạt hơn Phương pháp này được áp dụng tương đối rộng rãi trong đánhgiá rủi ro thiên tai tự nhiên (Jaboyedoff và cộng sự, 2014) và cũng cho phép hiểnthị các ảnh hưởng và hệ quả của phương pháp giảm thiểu rủi ro và đưa ra đượckhung tham chiếu để hiểu về đánh giá rủi ro Phương pháp này phụ thuộc vào chấtlượng của nhóm chuyên gia trong quá trình xây dựng các kịch bản thiên tai và thựchiện việc phân chia các lớp để đặc trưng cho tần suất xảy ra thiên tai cũng như tácđộng của thiên tai (Haimes, 2008) Hình 2.2 đưa ra ví dụ minh họa việc áp dụngphương pháp ma trận rủi ro để ước lượng mức độ rủi ro cho một khu vực xây dựng
Hình 2.1 Sơ đồ khối minh họa ma trận rủi ro với các lớp tần suất xảy ra thiên