Nghiên cứu, Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái tại công ty trách nhiệm hữu hạn dệt phú thọ Nghiên cứu, Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái tại công ty trách nhiệm hữu hạn dệt phú thọ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Đức Hải
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện, theo sự hướng dẫn của PGS.TS Lưu Đức Hải, tôi cũng cam đoan không sao chép các công trình nghiên cứu của tác giả khác; các số liệu và kết quả của luận văn này chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác
Tôi cũng cam đoan các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng; nguồn gốc được trích dẫn trung thực, đúng quy cách và đầy đủ
Tác giả
Phạm Minh Công
Trang 4Tôi xin cảm ơn Bà Ngô Thị Đảm - Phó Giám đốc kinh doanh công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ và ông Phạm Văn Chính - Quản đốc đã cung cấp thông tin giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2020
Tác giả
Phạm Minh Công
Trang 51.1.2.Lợi ích và cách phân loại Đổi mới sinh thái 6
1.1.3.Tổng quan các phương pháp đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái 8
1.1.4.Khung nghiên cứu 10
1.2 Tổng quan tài liệu 11
1.2.1.Nghiên cứu trên thế giới 11
1.2.2.Các phương pháp đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái 15
1.2.3.Nghiên cứu tại Việt Nam 23
1.2.4.Khoảng trống lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn 27
1.3 Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ 29
1.3.1.Giới thiệu 29
1.3.2.Lịch sử Đổi mới về công nghệ 29
1.3.3.Lịch sử Đổi mới về quản lý, kinh doanh 30
1.3.4.Hướng phát triển dự kiến 32
CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Cách tiếp cận 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
Trang 62.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn 36
2.2.2 Phương pháp Xây dựng bộ câu hỏi 36
2.2.3 Phương pháp khảo sát, và phỏng vấn 38
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Bộ câu hỏi đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái tại công ty 40
3.2 Kết quả thông tin của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ phục vụ đánh giá… 41
3.3 Kết quả đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ 42
3.4 Đề xuất các giải pháp Đổi mới sinh thái cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ 53
3.4.1.Đề xuất khung các giải pháp Đổi mới sinh thái để công ty áp dụng 53
3.4.2.Giải pháp số 1 - Cải tiến Chiến lược kinh doanh theo hướng bổ sung tính bền vững…… 55
3.4.3.Giải pháp số 2 - Giải pháp về đổi mới cách thức Đào tạo và trao đổi thông tin……… 56
3.4.4.Giải pháp số 3 - Nghiên cứu bổ sung thêm sản phẩm mới áp dụng công nghệ mới theo hướng sản xuất xanh 56
3.4.5 Giải pháp số 4 - Đầu tư máy OE tận dụng nguyên liệu thải loại 58
3.5 Lợi ích khi áp dụng Đổi mới sinh thái tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ… 59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐMST Đổi mới sinh thái
EU Cộng đồng chung châu Âu (European Union)
EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (The EU-Vietnam
Free Trade Agreement)
FTA Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA)
GRI Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative)
NLTKHQ Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
OE Sợi OE (Open End cotton yarn)
PTBV Phát triển bền vững
SAC Liên minh may mặc bền vững (Sustainable Apparel Coalition)
SCP Sản xuất và tiêu dùng bền vững (Sustainable consumption and
UNU-Trung tâm đào tạo và nghiên cứu xã hội về Công nghệ và Đổi mới (MERIT) thuộc Đại học United Nations University-Maastricht Economic (UNU)
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại Đổi mới sinh thái theo quy mô và các thông tin cần có để đánh giá
theo Technopolis group 7
Bảng 1.2 Các phương pháp đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái và các Chỉ số Đổi mới sinh thái 8
Bảng 1.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái trong công ty 20
Bảng 1.4 Dự án Đổi mới sinh thái được đề cập trong Quyết định 76/QĐ-TTg 26
Bảng 1.5 Lịch sử đổi mới công nghệ các năm gần đây của công ty 29
Bảng 1.6 Các chương trình Quản lý đã thực hiện gần đây của công ty 30
Bảng 2.1 Tóm tắt mục tiêu và kết quả của Luận văn 34
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái 37
Bảng 2.3 Hoạt động khảo sát, phỏng vấn 38
Bảng 3.1 Thông tin thu thập từ công ty 41
Bảng 3.2 Câu hỏi và cách chấm điểm đánh giá tiềm năng 43
Bảng 3.3 Các câu hỏi có kết quả đánh giá cao về tiềm năng Đổi mới sinh thái 50
Bảng 3.4 Đề xuất khung các giải pháp cần khuyến khích trong công ty 53
Bảng 3.5 05 giải pháp cần duy trì 55
Bảng 3.6 Báo cáo phát triển bền vững và 3 trụ cột Kinh tế, Xã hội, Môi trường 56
Bảng 3.7 Ước tính giá trị sợi OE có thể sản xuất và bán mỗi năm 59
Bảng 3.8 Ước tính chi phí đầu tư dây chuyền kéo sợi OE 59
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái theo định nghĩa của
UNEP 4
Hình 1.2 Logo Liên minh may mặc bền vững và logo Hiệp hội Dệt may Việt Nam 5
Hình 1.3 Đổi mới sinh thái nhằm tăng tính cạnh tranh đồng thời làm tăng tính bền vững 9
Hình 1.4 Sơ đồ khung nghiên cứu 10
Hình 1.5 Quy trình 6 bước thực hiện Đổi mới sinh thái tại công ty 12
Hình 1.6 Phân bố các dự án Đổi mới sinh thái trên thế giới do UNEP hỗ trợ 15
Hình 1.7 Một số phương pháp và chỉ số đánh giá Đổi mới sinh thái 15
Hình 1.8 Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái theo cấp độ ngành 17
Hình 1.9 Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái theo cấp độ thị trường 17
Hình 1.10 Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái trong nội bộ công ty 18
Hình 1.11 Các loại hình Đổi mới theo từng ngành công nghiệp tại châu Âu 19
Hình 1.12 Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái 23
Hình 2.1 Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn 35
Hình 3.1 Thống kê kết quả đánh giá 50
Hình 3.2 Thống kê kết quả đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái cấp ngành, thị trường và công ty 52
Hình 3.3 Thống kê kết quả đánh giá nhóm C theo 7 tiểu nhóm về tiềm năng Đổi mới sinh thái 52
Trang 10MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đổi mới sinh thái (ĐMST) là một công cụ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thay đổi và phát triển theo hướng cạnh tranh hơn nhưng bền vững hơn, qua đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Để thúc đẩy việc áp dụng ĐMST, từ năm 2006 Cộng đồng chung châu Âu đã ban hành Kế hoạch hành động ĐMST [11]; và tại Việt Nam, Đổi mới sinh thái đã được nhắc đến như một nhiệm vụ trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững [2]
Ngành sản xuất sợi dệt tại Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về đối thủ cạnh tranh, áp lực tăng chi phí để bảo vệ môi trường; và cũng đang đứng trước cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng ngành Dệt may toàn cầu sau khi Việt Nam và liên minh châu Âu ký kết hiệp định tự do thương mại (EVFTA), có hiệu lực từ giữa năm 2020 Cơ hội đối với các công ty Việt Nam khi hiệp định này có hiệu lực là thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu sẽ được loại bỏ hơn 70% ngay trong năm 2020
Trong bối cảnh các công ty Dệt sợi cần sớm có sự thay đổi nhằm thích ứng với các thách thức và tận dụng các cơ hội, học viên đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đổi mới sinh thái tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ” để góp phần đưa ra các hiểu biết hơn về ĐMST trong công ty Dệt và đề xuất các giải pháp áp dụng ĐMST nhằm tiến tới sự phát triển bền vững của công ty TNHH Dệt Phú Thọ
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm được phương pháp Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái (ĐMST) tại một công ty, phương pháp phù hợp với Việt Nam; áp dụng phương pháp này để đánh giá tiềm năng ĐMST cho công ty TNHH Dệt Phú Thọ; và đề xuất được giải pháp thực hiện ĐMST tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ nhằm phát triển bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tiềm năng Đổi mới sinh thái tại công ty TNHH Dệt Phú
Thọ
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu các khái niệm về Đổi mới sinh thái
(ĐMST), cách đánh giá tiềm năng ĐMST ở cấp độ công ty theo hướng dẫn của
Trang 11UNEP từ đó đánh giá tiềm năng ĐMST tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ và đề xuất một số giải pháp
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu tại nhà máy của công ty TNHH Dệt Phú Thọ tại địa chỉ Lô 4, Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái tại công ty TNHH Dệt
Phú Thọ áp dụng theo Bộ câu hỏi đánh giá tiềm năng ĐMST của quốc tế
Giả thuyết nghiên cứu: Có thể kế thừa có bổ sung Bộ câu hỏi của UNEP về đánh
giá tiềm năng ĐMST để đánh giá tiềm năng ĐMST tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ
5 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu và thông tin có sẵn (Các báo cáo và thông tin công ty công bố, các tài liệu và báo cáo về ĐMST trên internet, các tài liệu nghiên cứu, luận văn về ĐMST của các tác giả trong nước và trên thế giới)
- Thu thập số liệu sẵn có của công ty (qua trao đổi trực tiếp, và phỏng vấn) để có đủ thông tin cho điểm đánh giá;
- Kế thừa Bộ câu hỏi của UNEP về đánh giá tiềm năng ĐMST để chấm điểm đánh
giá tiềm năng ĐMST tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ
6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần chính sau: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Đổi mới sinh thái
Đổi mới sinh thái là hoạt động đang được nhiều tổ chức quốc tế phát triển và thúc đẩy áp dụng như UNEP, EU, OECD, Bộ Công Thương (Việt Nam)…Từ năm 1996 đến 2019, có nhiều định nghĩa về Đổi mới sinh thái (ĐMST) Các định nghĩa này đều đề cập đến giảm tác động môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả nhờ đổi mới sản phẩm, công đoạn, cách quản lý, cách tiếp thị
Khái niệm Đổi mới sinh thái theo Andersen (2018) [18]: “ĐMST là đổi mới có
khả năng thu hút thu nhập xanh trên thị trường, giảm tác động môi trường trong khi tạo ra giá trị cho các tổ chức ĐMST bao gồm sáng tạo không gian thị trường mới, sáng tạo sản phẩm và dịch vụ hoặc công đoạn, với động lực dẫn dắt là các câu hỏi về xã hội, môi trường hoặc bền vững theo tự nhiên”
Theo tài liệu của Cộng đồng chung châu Âu (EU), Hướng dẫn ĐMST tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ [10]: “Đổi mới sinh thái là việc đưa ra bất kỳ quy trình hay
sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) mới hoặc cải tiến đáng kể nào, hoặc thay đổi tổ chức hoặc thay đổi giải pháp marketing làm giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm vật liệu, năng lượng, nước và đất) và giảm các chất gây hại trên toàn bộ vòng đời sản phẩm”
Theo Bộ Công Thương (Việt Nam): Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11 tháng
01 năm 2016 của Bộ Công Thương, tuy không nói tới khái niệm ĐMST nhưng nói tới
mục tiêu thực hiện dự án về ĐMST là: “Áp dụng phương thức tiếp cận vòng đời sản
phẩm trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới, sáng tạo tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng, khả năng cạnh tranh đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” [4]
Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì
sự phát triển bền vững (trong đó khoản b của mục tiêu Mục tiêu 12.2: “Áp dụng phương
Trang 13các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, phòng ngừa và giảm thiểu chất thải – nhằm đạt mục tiêu Đến năm 2030, đạt được quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản (Mục tiêu 12.2 toàn cầu)”
[2]
Theo OECD (2009) [17] “ĐMST là một đổi mới mà mang lại kết quả giảm tác
động môi trường, dù có chủ ý hay không có chủ ý ĐMST có thể định nghĩa là sản xuất, áp dụng hoặc nghiên cứu một sản phẩm, dịch vụ, công đoạn sản xuất, cấu trúc tổ chức hoặc cấu trúc quản lý, hoặc phương pháp kinh doanh mới tại doanh nghiệp hoặc phương pháp kinh doanh mới cho khách hàng (OECD, 2009b) Kết quả mong muốn là giảm rủi ro đối với môi trường, giảm ô nhiễm, và so sánh các giải pháp thay thế thì giải pháp ĐMST có ít tác động tiêu cực khi sử dụng các nguồn lực hơn”
Khái niệm ĐMST theo các chuyên gia khác:
1 Theo Carrillo- Hermosilla [12], “ĐMST là một quá trình thay đổi về hệ thống,
hoặc thay đổi về công nghệ, hoặc/và thay đổi về xã hội, quá trình này bao gồm sự đưa ra một ý tưởng và ứng dụng của ý tưởng này mang lại cải thiện môi trường”
2 Kemp và Pearson (2007) [13] cho rằng “ĐMST là sản xuất, tiêu thụ hoặc nghiên
cứu sản phẩm, công đoạn sản xuất, dịch vụ hoặc phương pháp quản lý, hoặc phương pháp kinh doanh mới đối với tổ chức (xây dựng hoặc áp dụng nó) và mang lại kết quả, theo cả vòng đời, là các rủi ro về môi trường ít hơn, giảm ô nhiễm và giảm các tác động tiêu cực trong quá trình sử dụng tài nguyên, nguồn lực, khi so sánh với các giải pháp thay thế khác”
Khái niệm Đổi mới sinh thái theo Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc
– UNEP [24]: “Đổi mới sinh thái được thực hiện thông qua chiến lược kinh doanh mới
có lồng ghép phát triển bền vững thông qua tất cả các hoạt động, dựa trên tư duy vòng đời và có sự tham gia của các đối tác trong chuỗi giá trị Bằng cách thực hiện các thay đổi đối với sản phẩm (dịch vụ), quá trình sản xuất, tiếp cận thị trường và cơ cấu tổ chức, đổi mới sinh thái kích hoạt các giải pháp tăng cường hoạt động và tính cạnh tranh bền vững”
Trang 14Trong luận văn này, khái niệm về ĐMST được hiểu giải như dưới đây: Đổi mới sinh thái là sự thực hiện các giải pháp đổi mới (thay đổi về chất mang lại lợi ích) đối với một trong các yếu tố như: chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị trường, quá trình sản xuất, thiết kế sản phẩm, dịch vụ; và các đổi mới này mang lại hiệu quả tốt hơn về sinh thái khi so sánh với các giải pháp khác (giảm định mức sử dụng/đơn vị sản phẩm của một trong các đầu vào cho sản xuất như: nguyên liệu, nhiên liệu, nước; hoặc giảm các chất thải gây hại trên toàn bộ vòng đời sản phẩm) Điều kiện cần thiết để áp dụng ĐMST cấp công ty là công ty có sự thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng lồng ghép phát triển bền vững
1.1.1.2 Tiềm năng Đổi mới sinh thái
Tiềm năng là năng lực tiềm tàng, là khả năng chưa được khai thác Tiềm năng ĐMST là năng lực tiềm tàng, là khả năng tiềm tàng áp dụng các giải pháp đổi mới sinh thái Tiềm năng cao đồng nghĩa với việc dễ thực hiện các giải pháp ĐMST; Tiềm năng thấp đồng nghĩa với việc khó hoặc thiếu nguồn lực để thực hiện các giải pháp ĐMST
Dựa trên định nghĩa về ĐMST của UNEP, có thể thấy tiềm năng ĐMST phụ thuộc vào các yếu tố như: thay đổi chiến lược kinh doanh (bắt buộc phải có hoạt động này khi thực hiện ĐMST), có một phương pháp tiếp cận toàn diện, có sự hợp tác trong chuỗi giá trị, phải quan tâm đến cả ba khía cạnh Kinh tế - xã hội – môi trường khi thực hiện các đổi mới nói chung và ĐMST nói riêng
Trang 15Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái theo định nghĩa
của UNEP
1.1.1.3 Các khái niệm liên quan đến bền vững
1 Khái niệm Sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP)
“Sản xuất và tiêu dùng bền vững là việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm có liên
quan để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại một cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại cũng như giảm thiểu phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, sao cho không làm tổn hại đến việc thoả mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai” (UNEP, 2012)
2 Khái niệm Liên minh may mặc bền vững (SAC) Liên minh may mặc bền vững - Sustainable Apparel Coalition (SAC): là một tổ chức có hơn 250 thương hiệu toàn cầu, nhà bán lẻ và nhà sản xuất, cũng như các tổ chức
Chính phủ, các tổ chức môi trường phi lợi nhuận và các tổ chức học thuật, cùng cam
kết cải thiện tính bền vững của chuỗi cung ứng trong ngành may mặc, giày dép và dệt may, nhằm thúc đẩy ngành may mặc tiến tới bền vững về môi trường và xã hội trong
quá trình sản xuất Liên minh SAC sử dụng bộ chỉ số Higg (Higg Index) để đánh giá, đo lường hiệu suất bền vững của từng công ty sản xuất trong nhóm [26]
Trang 16Hình 1.2 Logo Liên minh may mặc bền vững và logo Hiệp hội Dệt may Việt Nam
4 Phân biệt Sản xuất sạch hơn và Đổi mới sinh thái Đổi mới sinh thái khác phương pháp luận Sản xuất sạch hơn Cụ thể, có điểm giống (mục tiêu, cách tiếp cận vòng đời sản phẩm); nhưng có điểm khác biệt rõ rệt là Đổi mới sinh thái yêu cầu công ty cần thay đổi chiến lược kinh doanh (theo hướng tăng cường tính cạnh tranh nhưng vẫn tăng cường tính bền vững), và yêu cầu có thêm sự tham gia của các đối tác trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm
Điểm giống nhau: mục tiêu tương tự; cùng sử dụng cách tiếp cận nhìn nhận toàn bộ vòng đời sản phẩm; ĐMST bao gồm nhiều hoạt động, trong đó bao gồm các hoạt động về SXSH
- Mục tiêu áp dụng SXSH: Theo QĐ 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009, mục
tiêu tổng quát của Sản xuất sạch hơn nhằm “nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
Trang 17- Mục tiêu áp dụng ĐMST: Theo Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Bộ Công Thương, mục tiêu thực hiện dự án về ĐMST là:
“Áp dụng phương thức tiếp cận vòng đời sản phẩm trong việc thúc đẩy các
hoạt động đổi mới, sáng tạo tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng, khả năng cạnh tranh đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững [4]”
Điểm khác biệt của SXSH và ĐMST: nếu SXSH là một phương pháp luận ở cấp độ triển khai thực hiện, với 6 bước gồm 12 nhiệm vụ để thực hiện, thì Đổi mới sinh thái có thêm cấp độ chiến lược kinh doanh, và có thêm sự tham gia của các đối tác trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm Và chỉ các giải pháp SXSH có tính chất đổi mới mới được coi là giải pháp ĐMST
1.1.2 Lợi ích và cách phân loại Đổi mới sinh thái
1.1.2.1 Lợi ích của ĐMST
“Hiệu quả đổi mới sinh thái đã được chứng minh ở các nước trong khu vực Đông
Nam Á Tại Malaysia, 79 giải pháp đổi mới sinh thái được thực hiện ở các doanh nghiệp trong năm 2015 đã mang lại hiệu quả bền vững về kinh tế và môi trường, cụ thể: về kinh tế, đã giúp tiết kiệm được 1,6 triệu đô la Mỹ; về bảo vệ môi trường, đã giảm thiểu được 1406 tấn khí CO2, hiệu quả bằng số lượng 185.000 cây thông 30 năm tuổi Tại Philippines, 91 giải pháp đổi mới sinh thái trong năm 2015 giúp tiết kiệm 400.000 đô la Mỹ và giảm số khí thải CO2 bằng hiệu quả của 50.000 cây thông 30 tuổi [29]”
Có hơn 3 triệu việc làm mới tại châu Âu, với doanh thu 1 tỷ EU liên quan đến lĩnh vực Đổi mới sinh thái [34]
Phân tích 168 công ty, Sánchez-Medina, Corbett và Toledo-Lospez (2011) [20]
kết luận rằng: có 1 mối quan hệ tích cực giữa ĐMST và 3 trụ cột của phát triển bền
vững (kinh tế, xã hội và môi trường) Hơn nữa, loại hình công ty và đổi mới công đoạn/sản phẩm là các yếu tố tốt nhất mô tả về tính bền vững; còn số năm hoạt động
của công ty không phải là yếu tố quan trọng Áp dụng ĐMST tại các công ty Sợi đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, tránh sự sụp đổ trực tiếp của cả chuỗi cung ứng nếu thiếu một trong các nguồn nguyên liệu bông chất lượng cao, hay thiếu nguồn cung cấp điện, hoặc giảm lợi nhuận [29]
Trang 181.1.2.2 Phân loại Đổi mới sinh thái theo 3 cấp độ Vi mô, Trung bình và Vĩ mô Tổ chức ECO-DRIVE (CML 2008) [9] cho rằng nên chia ĐMST theo 3 cấp độ:
- Vi mô (ĐMST sản phẩm, dịch vụ, quy trình, công ty) - Trung bình (ĐMST cấp ngành, chuỗi cung ứng, vùng, hệ thống sản phẩm, hệ
thống dịch vụ)
- Vĩ mô (toàn bộ nền kinh tế: ở cấp quốc gia, cấp khối kinh tế, toàn cầu)
Bảng 1.1 Phân loại Đổi mới sinh thái theo quy mô và các thông tin cần có để
đánh giá theo Technopolis group Cấp độ ĐMST Các thông tin cần biết để đánh giá tiềm năng ĐMST
ĐMST cấp độ Vi mô
Thông tin công ty: Các hoạt động ĐMST trong công ty: - Loại ĐMST (sản phẩm, dịch vụ, quy trình, tổ chức, tiếp thị) - Cấp độ mới
- Quy mô công ty - Ngành gì
- Vùng địa lý Sự cộng tác về ĐMST Các nguồn thông tin liên quan đến hoạt động ĐMST Thông tin ĐMST:
Lợi ích của ĐMST - Lợi ích nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả - Lợi ích nhờ sử dụng hiệu quả tài nguyên - Lợi ích nhờ giảm chất thải
Thông tin ĐMST trước khi giới thiệu ra thị trường, và sau khi giới thiệu ra thị trường
ĐMST cấp độ Trung bình
Hoạt động ĐMST của các công ty trong các ngành khác nhau Các hiệu quả đạt được nhờ ĐMST ở cấp trung bình (ngành, chuỗi giá trị, chuỗi công nghệ, hệ thống sản phẩm)
ĐMST cấp độ Vĩ mô
ĐMST và Hệ thống đổi mới của quốc gia Các hoạt động ĐMST và kinh tế (tăng trưởng GDP, tỷ lệ lao động có việc làm, thương mại ), thói quen của người tiêu dùng và môi trường tự nhiên (nguồn năng lượng có giới hạn không, tiêu thụ nguyên liệu, lượng chất thải tạo ra, chất lượng nước, đất, không khí )
Trang 191.1.3 Tổng quan các phương pháp đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái
Bảng dưới tập hợp các phương pháp đánh giá tiềm năng ĐMST (ở cấp độ quốc gia, khu vực, công ty…) và một số Chỉ số ĐMST Theo đó phương pháp của UNEP về đánh giá tiềm năng ĐMST được sử dụng trong luận văn
Bảng 1.2 Các phương pháp đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái và các Chỉ số
Đổi mới sinh thái
Có đánh giá tiềm năng
công ty
1 Phương pháp của UNU-MERIT 2008 [25]
Phương pháp đánh giá ĐMST theo ngành, theo nội bộ công ty, theo quốc gia
Dự án UNU-MERIT sử dụng kết quả khảo sát CIS định kỳ 2 năm một lần của châu Âu (Community Innovation Survey) để làm công cụ đánh giá ĐMST Tuy nhiên bộ số liệu này chỉ khảo sát các công ty thuộc châu Âu Và kết quả chỉ đánh giá theo Quốc gia, không theo ngành, không theo công ty
Dự án UNU-MERIT sử dụng số liệu Bằng sáng chế để đánh giá các ngành có tiềm năng ĐMST Công cụ này giúp MERIT đánh giá được 15 ngành công nghiệp tại 3 châu lục
V
2 Phương pháp của Technopolis group 2008 [9]
Đánh giá ĐMST theo 3 cấp: Vi mô, trung bình, Vĩ mô về 3 nhóm yếu tố quyết định đến ĐMST: Nguồn cung, nguồn cầu, Thể chế và chính sách ảnh hưởng đến ĐMST
3 Phương pháp của OECD 2009 [17]
Phương pháp đo đổi mới sinh thái ở cấp vĩ mô, mối quan hệ giữa Sản xuất bền vững tại công ty và ĐMST ở cấp vĩ mô
Đánh giá Sản xuất bền vững tại công ty theo Bộ Công cụ OECD Sustainable Manufacturing Toolkit gồm 18 chỉ số
V
4 Phương pháp của UNEP [26]
UNEP đưa ra Sổ tay hướng dẫn ĐMST, trong đó đánh giá tiềm năng thực hiện ĐMST Cách dánh giá dựa trên đánh giá tiềm năng ĐMST ở cấp độ ngành, thị trường, nội bộ công ty
V
5 Chỉ số ĐMST của EU (Eco-
Innovation Index) (Eco-IS) [21]
Đánh giá ĐMST cấp quốc gia của các nước châu Âu, gồm 5 nhóm chỉ số ĐMST (5 nhóm này gồm 25 chỉ thị)
Trang 20TT Tổ chức Mô tả
Có đánh giá tiềm năng
công ty
6 Chỉ số ĐMST của ASEM ((viết tắt là ASEI) [22]
Đánh giá ĐMST cấp quốc gia (51 quốc gia, có Việt Nam) Gồm 4 nhóm chỉ số ĐMST (4 nhóm này gồm 20 chỉ thị)
(Nguồn: Học viên tự tổng hợp)
ĐMST hiểu đơn giản là: đổi mới để tăng tính cạnh tranh nhưng đồng thời tăng tính bền vững mà không phải sự lắp ghép cơ học các nhóm giải pháp bền vững với các nhóm giải pháp tăng tính cạnh tranh
Hình 1.3 Đổi mới sinh thái nhằm tăng tính cạnh tranh đồng thời làm tăng tính
đổi mới như (phát triển sản phẩm mới; thay đổi sang cách làm mới, • Tiềm năng ứng dụng việc Chuyển giao công nghệ và có các hoạt động thực hiện;
Trang 21• Tiềm năng Suy nghĩ sáng tạo: khuyến khích mọi người khi cần nghĩ cách về cơ hội đổi mới, giải pháp mới, thì nghĩ theo cách khác, quan điểm khác
• Tiềm năng Thiết kế để bền vững: đối với thiết kế sản phẩm và thiết kế quá trình sản xuất, với tầm nhìn không chỉ về lợi ích và cả về tính bền vững trong cả chuỗi giá trị
1.1.4 Khung nghiên cứu
Trong luận văn này có nghiên cứu các tài liệu tổng quan về Đổi mới sinh thái, các phương pháp đánh giá tiềm năng ĐMST quy mô công ty, các giải pháp ĐMST tại công ty sản xuất nói chung và tại công ty Dệt sợi nói riêng Dưới đây trình bày sơ đồ khung nghiên cứu nhằm kết nối các nội dung trong luận văn
Hình 1.4 Sơ đồ khung nghiên cứu
(Nguồn: học viên tự tổng hợp)
Tiềm năng của ngành Tiềm năng của thị trường Tiềm năng nội tại công tyTiềm năng thay đổi chiến lược kính doanh
Tiềm năng thay đổi tiếp cận thị trường
Tiềm năng thay đổi sản phẩm Tiềm năng thay đổi quá trình SX
Các phương pháp đánh giá ĐMST Các chỉ số ĐMST
Các giải pháp đổi mới
ĐMST cấp vĩ mô (Quốc gia )ĐMST cấp trung bình (ngành, lĩnh
vực)ĐMST
tại cty khác
ĐMST tại cty
SX
•UNEP•OECD•Các tác
giả khác
Tiêu chí đánh giá ĐMST tại công ty SX
•Tăng tính bền vững•Tăng tính
cạnh tranh
Đánh giá tiềm năng ĐMST
•Bước theo UNEP•Giải pháp
ngành Dệt
Đề xuất các bước thực hiện và giải
pháp
Trang 22Do đó, cần thiết thay đổi chiến lược kinh doanh, hợp tác trong chuỗi giá trị, quan tâm tới cả ba yếu tố Kinh tế - Xã hội – Môi trường trong từng ý tưởng đổi mới, và trong từng hoạt động sẽ giúp tạo tác động tích cực tới kết quả áp dụng Đổi mới sinh thái
1.2 Tổng quan tài liệu
Dưới đây trình bày nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu tại Việt Nam về ĐMST và đánh giá tiềm năng ĐMST
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Phần dưới trình bày các nghiên cứu trên thế giới và phân thành hai nhóm: nhóm các nghiên cứu lý luận và nhóm các nghiên cứu về thực trạng
Các nghiên cứu lý luận
1 Sổ tay đổi mới sinh thái của Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc UNEP [26]:
Sổ tay và các công cụ hướng dẫn việc lựa chọn, hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các nội dung về đổi mới sinh thái được ban hành năm 2014 và ban hành một sổ tay mới năm 2017 Eco-I Manual templates – Eco-innovation implementation process Khái niệm đổi mới sinh thái được tiếp cận theo 3 cấp là (1) cấp hoạt động, (2) cấp mô hình kinh doanh và (3) cấp chiến lược và xác định cho cả chuỗi vòng đời sản phẩm UNEP đã có dự án hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ chính sách cho 9 quốc gia Tại Việt Nam UNEP hỗ trợ Việt Nam cả chính sách
và kỹ thuật (xem hình dưới)
Tài liệu này của UNEP đưa ra lộ trình thực hiện ĐMST tại mỗi công ty gồm 6 bước hoạt động sau:
Chuẩn bị Xác định chiến lược Xây dựng mô hình kinh doanh Xây dựng Lộ trình thực hiện Thực hiện
Xem xét, đánh giá kết quả
Trang 23Hình 1.5 Quy trình 6 bước thực hiện Đổi mới sinh thái tại công ty
(Nguồn: [23])
Hình 1.3 cho thấy, để bắt đầu thực hiện ĐMST tại một công ty, yêu cầu cần thiết là phải có hoặc thay đổi Chiến lược kinh doanh Luận văn đã áp dụng điều này để đưa ra giải pháp số 1 cho công ty TNHH Dệt Phú Thọ
Công cụ Eco-i manual templates hướng dẫn thực hiện bước Chuẩn bị với các hoạt động:
1 “Đánh giá tiềm năng về áp dụng ĐMST
2 Xây dựng ban ĐMST trong công ty 3 Xây dựng quan hệ với nhóm đối tác bên ngoài 4 Xác định các điểm phát triển bền vững trong Chuỗi giá trị 5 Xác định các rủi ro trong chuỗi giá trị và xác định các cơ hội chung trong Chuỗi giá trị
6 Phát triển tầm nhìn về chuỗi giá trị 7 Lập kế hoạch và thực hiện
8 Quảng bá lợi ích của ĐMST cho Ban lãnh đạo công ty”
Trong các bước này đều áp dụng nhiều lần các công cụ : đánh giá vòng đời, Chuỗi giá trị Luận văn đã áp dụng nội dung đánh giá tiềm năng về áp dụng ĐMST của sổ tay này
2 Sáng kiến ĐMST của Cộng đồng châu Âu EU: Được khởi xướng từ năm 2008,
đây là một phần của chương trình Doanh nghiệp và Đổi mới [36] Sáng kiến
Trang 24nhằm hướng tới việc kết nối các kết quả nghiên cứu và thị trường Các nhóm
ngành đã có kết quả nghiên cứu và thị trường tiềm năng gồm (1) các quá trình tuần hoàn và tái chế vật liệu, (2) các sản phẩm xây dựng bền vững, (3) thực phẩm và đồ uống, (4) xử lý, phân phối và sử dụng nước hiệu quả, (4) kinh doanh xanh Trong khuôn khổ tài liệu Sáng kiến đổi mới sinh thái của Công đồng châu Âu
EU này, khái niệm đổi mới sinh thái tập trung vào các sáng kiến về công nghệ
Các thông tin này đã đóng góp giá trị tham khảo cho Luận văn khi đề xuất 4 giải pháp chi tiết cho công ty TNHH Dệt Phú Thọ (trong đó có giải pháp về tuần hoàn tái chế vật liệu, và ý tượng tạo sản phẩm mới theo hướng kinh doanh xanh) Mặt khác, do ngành Dệt sợi không được trình bày trong Sáng kiến ĐMST của cộng
đồng chung châu Âu nên cho thấy một khoảng trống cần nghiên cứu
3 Sổ tay Hướng dẫn ĐMST cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và huấn
luyện kinh doanh (ban hành năm 2016) Cộng đồng châu Âu EU cũng tài trợ
cho Cơ quan môi trường Châu Âu thực hiện sáng kiến Eco-Innovation Observatory [10], trong đó có việc ban hành Sổ tay Hướng dẫn ĐMST Sổ tay
dùng cho các doanh nghiệp nhằm đưa ra, thực hiện các giải pháp ĐMST trong
các nhóm: ĐMST trong các công đoạn sản xuất, ĐMST về sản phẩm và dịch vụ (R&D, thiết kế và tiếp thị) Sổ tay hướng dẫn DNVVN trả lời các câu hỏi định
tính để tìm ra các ý tưởng về ĐMTS
Cách đặt câu hỏi định tính của sổ tay này đã được tham khảo để áp dụng trong
xây dựng bộ câu hỏi và cách chấm điểm của luận văn
4 Bộ chỉ số về ĐMST của ASEM - Eco-Innovation Indicators (ASEI) [22]: Diễn
đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), thành lập trung tâm ASEIC (Trung tâm ĐMST cho DNVVN của ASEM - The ASEM SMEs Eco-Innovation Center) từ năm 2011 Bộ chỉ số này được đưa ra làm công cụ để đánh giá các nước thành viên của ASEM về ĐMST dựa trên 4 yếu tố chính [14]: (1) năng lực ĐMST; (2) Môi trường (Chính phủ, quy định ) thuận lợi cho ĐMST; (2) sự đa dạng của các hoạt động ĐMST; (4) Hiệu quả của các hoạt động ĐMST
Trang 25Tuy chỉ số ASEI không đánh giá tiềm năng, cũng như không đánh giá ở cấp độ công ty nhưng 4 yếu tố chính có điểm tương đồng với các yếu tố đánh giá tiềm năng ĐMST của UNEP
5 Các nghiên cứu lý luận khác: Các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức từ năm
1998 (với nghiên cứu “Product Innovation and Eco-efficiency: Twenty-three
Industry Efforts to reach the Factor 4” của Judith E M Klostermann, Arnold
Tukker (auth.) ) đến mới nhất là năm 2020 (nghiên cứu: “What innovation
means for the adoption of eco-innovation in a chemical company?” của Marilia
Bonzanini Bossle và cộng sự năm 2020
Các nghiên cứu về thực trạng
6 Nghiên cứu về phát triển bền vững và đổi mới sinh thái của Tổ chức Hợp tác
Phát triển kinh tế OECD: Được triển khai vào năm 2008, nghiên cứu tập trung
vào triển khai khái niệm ĐMST trong lĩnh vực chế biến chế tạo Ba nhóm ngành được triển khai thí điểm là (1) chế tạo ô tô và giao thông vận tải, (2) thép và (3)
điện tử Trong nghiên cứu này, khái niệm ĐMST tập trung vào 3 nhóm lĩnh vực
là thay đổi mục tiêu (sản xuất, tổ chức, thể chế), cơ chế đổi mới (cải tiến, tái thiết
kế, thay thế) và tác động (về công nghệ, phi công nghệ và tác động về môi
trường) OECD cũng ban hành Sổ tay ĐMST trong công nghiệp theo khái niệm này Năm 2009 và 2011 OECD cũng đưa ra các tài liệu như “Sản xuất bền vững và đổi mới sinh thái: Khung, thực hành & đo lường” (2009) và Hướng tới Quy
trình giám sát tăng trưởng xanh (2011)
Nghiên cứu này đã cung cấp thông tin về 3 nhóm lĩnh vực mà ĐMST tập trung, qua đó luận văn đã tham khảo để đưa ra giải pháp về thay đổi mục tiêu thông qua thay đổi Chiến lược kinh doanh, và đưa ra giải pháp đổi mới cơ chế trao đổi thông
tin
7 UNEP đã hỗ trợ một số dự án trên thế giới (xem các nước có dự án dưới đây)
Trang 26Hình 1.6 Phân bố các dự án Đổi mới sinh thái trên thế giới do UNEP hỗ trợ
(Nguồn: [23])
8 Mỗi 2 năm, Cộng đồng chung châu Âu đều có một cuộc khảo sát về Đổi mới (bắt đầu từ năm 2004) Tuy nhiên các cuộc khảo sát này chỉ đánh giá chỉ số ĐMST ở cấp độ Quốc gia (chỉ số Eco-IS của các nước châu Âu, và chỉ số ASEI của các nước châu Á) mà không đánh giá tiềm năng cũng như không đánh giá ở cấp độ công ty
Hình 1.7 Một số phương pháp và chỉ số đánh giá Đổi mới sinh thái
(Nguồn: 4 biểu đồ từ Eco-IS, OECD, ASEM do học viên tổng hợp)
1.2.2 Các phương pháp đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái
1.2.2.1 Phương pháp đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái cấp công ty của UNEP
Liên quan đến ĐMST, UNEP đã xuất bản 2 tài liệu chính:
Trang 27(1) Eco-Innovation Manual Tools Instructions (2014) [26]: Sổ tay Đổi mới sinh thái - Hướng dẫn các công cụ
(2) UNEP, Eco-i Manual Eco-innovation implementation process (2017) [23]: Sổ tay điện tử về Đổi mới sinh thái – Quy trình thực hiện Đổi mới sinh thái
Sổ tay giới thiệu một phương pháp luận để đánh giá tiềm năng dễ hay khó trước khi thực hiện đổi mới sinh thái trong các công ty vừa và nhỏ ở các nền kinh tế đang phát triển và đang nổi lên Đối tượng dự định của sổ tay này là các tổ chức tư vấn cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp để hướng dẫn và hỗ trợ các công ty sản xuất cải thiện hiệu quả kinh doanh nhằm phát triển bền vững Sổ tay hướng dẫn các tổ chức tư vấn đánh giá tiềm năng dễ hay khó áp dụng ĐMST tại các công ty, qua đó lựa chọn các công ty có tiềm năng cao, dễ thực hiện để lựa chọn thực hiện trước Trong đó, hướng dẫn cách đánh giá một doanh nghiệp có tiềm năng ĐMST hay không, nếu có tiềm năng thì sẽ chọn để tư vấn Do đó, Luận văn đã áp dụng phương pháp luận “đánh giá tiềm năng ĐMST tại doanh nghiệp” của UNEP để đánh giá tiềm năng ĐMST tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ
Theo phương pháp luận của UNEP về đánh giá tiềm năng ĐMST, UNEP đưa ra bộ câu hỏi gồm 20 câu, chia làm 3 phần A, B, C 3 hình dưới đưa ra các câu hỏi phân theo 3 phần của UNEP để đánh giá tiềm năng ĐMST một công ty (Xem các Hình 1.8, 1.9 và 1.10)
UNEP Đánh giá tiềm năng ĐMST của một công ty theo cả 3 phần: A tiềm năng của ngành sản xuất của công ty (mục A, gồm 5 câu hỏi), B Tiềm năng của thị trường sản phẩm của công ty (mục B, gồm 10 câu hỏi), C Tiềm năng nội tại của công ty (mục C, gồm 5 câu hỏi) Tại mỗi phần, có từ 5 đến 10 câu hỏi; mỗi câu hỏi được đánh giá điểm từ 0-2 điểm Trong đó, 0 điểm thể hiện không có tiềm năng thay đổi theo hướng mang lại hiệu quả sinh thái; 2 điểm thể hiện có tiềm năng cao thay đổi theo hướng mang lại hiệu quả sinh thái, tiềm năng cao áp dụng ĐMST
Trang 28Hình 1.8 Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái theo cấp độ ngành
(Nguồn: [23])
UNEP Đánh giá ở cấp độ thị trường về tiềm năng ĐMST
Hình 1.9 Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái theo cấp độ thị trường
(Nguồn: [23])
UNEP Đánh giá ở cấp độ công ty về tiềm năng ĐMST
Trang 29Hình 1.10 Đánh giá tiềm năng Đổi mới sinh thái trong nội bộ công ty
UNU-Liên quan đến đánh giá tiềm năng ĐMST cấp ngành công nghiệp, có phương pháp
đánh giá của Trung tâm UNU-MERIT đưa ra năm 2008 (Trung tâm đào tạo và nghiên
cứu xã hội về Công nghệ và Đổi mới (MERIT) thuộc Đại học United Nations Maastricht Economic (UNU))
University-Theo UNU-MERIT [25] tiềm năng đổi mới nói chung (bao gồm cả ĐMST và các
đổi mới khác) của các ngành công nghiệp được so sánh với nhau thông qua 4 nhóm: (1)
Tiềm năng đổi mới Chiến lược của ngành, (2) tiềm năng liên tục thực hiện các đổi mới,
Trang 30(3) tiềm năng thực hiện các thay đổi về công nghệ, (4) tiềm năng ứng dụng các công nghệ mới Đánh giá tiềm năng đổi mới sinh thái nói riêng, UNU-MERIT đánh giá tiềm năng ĐMST của một ngành theo 4 nội dung và 4 nhóm chỉ số:
1 Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) để bảo vệ môi trường trong ngành 2 Tỷ lệ phần trăm công ty có ISO 14001 hoặc EMAS
3 Tỷ lệ phần trăm công ty có tuyên bố về cam kết bảo vệ môi trường (chính thức) 4 Tỷ lệ phần trăm công ty có Ban lãnh đạo có ý kiến về ĐMST
Hình 1.11 Các loại hình Đổi mới theo từng ngành công nghiệp tại châu Âu
(Nguồn: [13]) Theo UNU-MERIT, “một công ty được cho là có dấu hiệu thực hiện ĐSMT là
công ty có báo cáo về hiệu quả giảm định mức tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu/ đơn vị sản phẩm; hoặc hiệu quả cải thiện tác động môi trường, hoặc cải thiện tác động về an toàn và sức khỏe” [25]
“Eco-innovators may be defined as those which had reported a high degree of impact of innovation on either “reduced materials and energy per produced unit” or “improved environmental impact or health and safety aspects”
1.2.2.3 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái của một công ty
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiềm năng ĐMST trong một công ty Dưới đây trình bày một số nghiên cứu nổi bật: Phân tích số liệu từ 257 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ý, Mazzanti và Zoboli [15] đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ĐMST: khả năng tài chính có thể hỗ trợ cho các chiến lược đổi mới; khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung vào sự bền
Trang 31vững; áp lực từ các chính sách môi trường và chi phí tuân thủ các chính sách này; hiệu quả hoạt động trước đây của công ty (chi phí đầu tư, chi phí trực tiếp)
Điều tra 5222 giám đốc công ty vừa và nhỏ tại Châu Âu, Triguero [19] thấy rằng các
DNVVN nên coi Chiến lược ĐMST như là con đường bền vững để tăng lợi nhuận
tiềm năng của họ trong bối cảnh người tiêu dùng Châu Âu tăng ý thức về môi trường Macanerio và Cunha [30] kết luận rằng các yếu tố như: quy định pháp luật về môi
trường, các khuyến khích, hiệu quả về danh tiếng, hỗ trợ của Ban lãnh đạo công ty, chuyên môn về công nghệ và chính thức hóa về môi trường (environmental formalization) là các yếu tố quan trọng cho sự thành công của áp dụng ĐMST Phân tích 168 công ty, Sánchez-Media, Corbett và Toledo-Lospez[20] kết luận rằng:
có 1 mối quan hệ tích cực giữa ĐMST và 3 trụ cột của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường) Hơn nữa, loại hình công ty và đổi mới công đoạn/sản phẩm là các yếu tố tốt nhất mô tả về tính bền vững; còn số năm hoạt động của công ty không phải là yếu tố quan trọng
Niklas Andersson [16] cho rằng các yếu tố bên ngoài như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu có tầm quan trọng đáng kể đối với việc các công ty triển khai đổi mới sinh thái Các nguồn bên ngoài ảnh hưởng đến tiềm năng ĐMST của công ty thông qua các thành tựu nghiên cứu và phát triển (R&D), phát triển công nghệ, định hướng và điều tiết thị trường
Bảng 1.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái trong
1 A1 – UNEP: Mức độ phát thải khí nhà kính và gây BĐKH của ngành là như thế nào
Tài liệu Sổ tay hướng dẫn thực hiện ĐMST của UNEP [26]
Trang 32TT Tiêu chí Ghi chú
5 A5-UNEP Mức độ của ngành được các tổ chức phi chính phủ (NGO) khuyến khích cải tiến nhằm đạt hiệu quả hoạt động bền vững?
6 B1 –UNEP Tốc độ tăng trưởng của thị trường ngành này?
7 B2-UNEP Mức độ cạnh tranh trong ngành này 8 B3-UNEP Mức độ thị trường đang điều chỉnh theo quy định
mới/quy định sắp ban hành? 9 B4-UNEP Mức độ khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước về cải
thiện hiệu quả bền vững 10
B5-UNEP Trong ngành này, khách hàng quan tâm như thế nào trong việc cải thiện hiệu quả bền vững (improved sustainability performance)?
11 B6-UNEP Có những xu hướng sẽ khuyến khích đổi mới sinh thái trong thị trường này?
Xu hướng liên quan có thể bao gồm: các công nghệ năng lượng mới đang được phát triển; các công ty tiếp thị sản phẩm dựa trên đặc điểm bền vững; một lực lượng lao động được thúc đẩy để hỗ trợ tiến bộ về các vấn đề bền vững, vv
12 B7-UNEP Công ty của bạn đã có khách hàng trong thị trường này; và công ty của bạn đã có danh tiếng và uy tín trong thị trường này?
13 B8-UNEP Các công ty tiềm năng trong thị trường này có giống với các loại hình tổ chức mà chúng ta thường chọn làm việc không? Họ sẽ làm cho các công ty tốt cho tổ chức của chúng tôi?
14 B9-UNEP Chúng ta có kiến thức ngành và thị trường cần thiết trong tổ chức của chúng ta ngày hôm nay để cung cấp dịch vụ đổi mới sinh thái cho thị trường này không?
15 B10-UNEP Làm thế nào dễ dàng để cộng tác với các tổ chức khác trong thị trường này dựa trên vị trí địa lý?
16 C1-UNEP Trong chiến lược cốt lõi và giá trị của công ty, tính bền vững được rõ ràng và công khai đến mức độ như thế nào 17
C2-UNEP Hoạt động bền vững của sản phẩm (dịch vụ) của công ty là có vị trí đến mức nào trong tiếp thị sản phẩm và định vị sản phẩm?
18 C3-UNEP Công ty có năng lực hay kinh nghiệm gì về Đổi mới? 19 C4-UNEP Công ty có năng lực hay kinh nghiệm gì về Quản lý
các vấn đề môi trường? 20 C5-UNEP Vị trí của Công ty trong thị trường?
từ nhiều tác giả [19] 2 Các quy định công bằng giữa DNVVN và DN lớn/ DN nhà
nước 3 Sẵn có nguồn lực để ĐMST (con người, công nghệ, kiến thức) 4 Phạm vi hỗ trợ ĐMST
5 Nhận thức của Chiến lược liên quan đến ĐMST 6 Chiến lược dài hạn
7 Cam kết cải tiến liên tục và thực hiện ĐMST 8 Tư vấn công nghệ có định hướng Bảo vệ môi trường 9 Đào tạo, nâng cao nhận thức và giáo dục về Môi trường 10 Các chương trình đào tạo về họp tác với các bên liên quan ngoài
công ty 11 ĐMST sản phẩm và công đoạn tập trung vào Phương pháp
Trang 33trường 18 Thực hành tái chế và thực hành logistic đảo ngược (tránh
chuyến về trống) 19 Cải tiến sử dụng Năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong toàn
công ty và thị trường 20 Thương hiệu, danh tiếng và tỷ suất lợi nhuận 21 Khả năng cải tiến căn bản về hiệu quả môi trường 22 Khả năng thu hút người lao động và khách hàng 23 Khả năng học các vấn đề ĐMST của tổ chức
1 Công ty có khả năng thay đổi cơ cấu tổ chức Tác giả Mazzanti và zoboli
(2008) kết luận dựa trên phân tích số liệu từ 257 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ý [15] 2 Nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung vào sự bền vững
3 Áp lực từ các chính sách môi trường và chi phí tuân thủ các chính sách này
4 Hiệu quả hoạt động trước đây của công ty (chi phí đầu tư, chi phí trực tiếp)
1 DNVVN nên coi Chiến lược ĐMST như là con đường bền vững để tăng lợi nhuận tiềm năng của họ trong bối cảnh người tiêu dùng Châu Âu tăng ý thức về môi trường
Tác giả dựa trên kết quả điều tra 522 giám đốc công ty vừa và nhỏ tại châu Âu năm 2013 [19]
2 Mối quan hệ giữa các yếu tố cung và cầu 3 Quy định pháp luật về môi trường 4 Các khuyến khích
5 Hiệu quả về danh tiếng 6 Hỗ trợ của Ban lãnh đạo công ty 7 Chuyên môn về công nghệ 8 Chính thức hóa về môi trường 1 Có 1 mối quan hệ tích cực giữa ĐMST và 3 trụ cột của phát
triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường
Tác giả dựa trên số liệu phân tích 168 công ty năm 2011 [20]
2 loại hình công ty là một trong các yếu tố tốt nhất mô tả về tính bền vững
3 đổi mới công đoạn/sản phẩm là các yếu tố tốt nhất mô tả về tính bền vững
(Nguồn: học viên tự tổng hợp)
Tác giả Diego Augusto de Jesus Pacheco và các cộng sự, đã tổng hợp các nghiên cứu về ĐMST của nhiều tác giả để phân loại các yếu tố quyết định đến ĐMST tại công ty vừa và nhỏ Theo đó, có 23 yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng ĐMST tại các công ty 23 yếu tố này được phân theo 7 nhóm:
Trang 34Hình 1.12 Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng Đổi mới sinh thái
(Nguồn: [19])
23 yếu tố này được tổng hợp thành bảng như trên [19] Luận văn đã chọn lọc 15
yếu tố ở trên để viết thành 15 câu hỏi đánh giá tiềm năng ĐSMT 15 câu hỏi này được bổ sung với 20 câu hỏi của UNEP để tạo thành Bộ 35 câu hỏi đánh giá tiềm năng ĐSMT của công ty TNHH Dệt Phú Thọ Luận văn đã kế thừa có bổ sung phương pháp đánh giá tiềm năng ĐMST của UNEP với 20 câu hỏi của UNEP và 15 câu hỏi từ nguồn khác
1.2.3 Nghiên cứu tại Việt Nam
Các nghiên cứu lý luận
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng (2018) Nghiên cứu áp dụng mô hình Đổi mới sinh thái cho một doanh nghiệp thí điểm; và 01 bài báo nghiên cứu cũng của tác giả này về Đổi mới sinh thái áp dụng tại nhà máy Bia [8] Bài nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh môi trường, giảm thiểu chất thải, nhưng cũng đề xuất được các giải pháp tổng thể về ĐMST
Các nghiên cứu về thực trạng
Trang 35Các hoạt động có liên quan đến đổi mới sinh thái tại Việt Nam được ghi nhận từ năm 2016 với các dự án có đề cập đến tên gọi Đổi mới sinh thái, và phát triển tới việc có tên trong các Chương trình, dự án Quản lý cấp Nhà nước (vào năm 2018 với tầm nhìn đến năm 2030)
1 Dự án Đổi mới sinh thái (Eco-Innovation Project) tại Việt Nam (2014-2016): là một phần của dự án đổi mới sinh thái toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP điều phối bằng nguồn tài trợ của Cộng đồng chung Châu Âu do
trung tâm nghiên cứu tư vấn sáng tạo và phát triển bền vững CCS thực hiện Dự án dự án đã nâng cao nhận thức cho 40 doanh nghiệp và hỗ trợ áp dụng thí điểm mô hình đổi mới sinh thái tại 7 doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên toàn quốc Dự án đã thực hiện trình diễn các giải pháp ĐMST và đạt được hiệu quả giảm sử dụng định mức tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên dự án không có thông tin về đánh giá tiềm năng ĐMST
+ Công ty TNHH Việt Liên (10/2016) [31]: Xử lý khép kín chất thải theo hướng gia tăng chuỗi giá trị từ cây ổi Nhờ áp dụng ĐMST, công ty đã “chuyển sang canh tác hữu cơ, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới sản phẩm, tạo sản phẩm mới từ nguồn thực phẩm an toàn”
+ Công ty TNHH Hiệp Thành (10/2016) [32]: Công ty sản xuất và buôn bán chè,
với thị trường chính là Trung Đông Sau khi áp dụng mô hình ĐMST, “Công ty
đã chuyển đổi từ công nghệ sử dụng máy sấy và lò hơi bằng củi than đá sang công nghệ khí hóa sinh khối, điện năng tiêu thụ giảm 20%/1kg chè; giảm 50% khí thải, chi phí vận chuyển giảm 15%, cung cấp giá trị gia tăng ở những nơi khác trong toàn bộ chuỗi cung ứng Mục tiêu đến năm 2025 của Công ty là tăng sản lượng từ 8000-10000 tấn/năm”
Các kết quả này đã cung cấp thêm thông tin tham khảo về giải pháp ĐSMT cho luận văn
2 Hợp phần đào tạo nhân lực và đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên (năm 2015), thuộc Dự án triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Bộ Kế hoạch đầu tư tập trung vào hoạt động tập huấn, đánh giá sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ
Trang 36Hợp phần chỉ tập trung vào hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên nên có cùng mục tiêu với ĐMST và có ưu điểm là hướng tới sự đồng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu công nghiệp, tuy nhiên dự án này không đánh giá tiềm năng ĐMST mà tập trung vào thực hiện ở cấp khu công nghiệp
3 Hợp phần “Xây dựng thí điểm các khu công nghiệp sinh thái và xác định tiềm
năng chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái tại các khu công nghiệp đã
được lựa chọn” thuộc dự án “Triển khai sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do Quỹ Môi trường Toàn cầu và Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ tài trợ, và được điều phối bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc và Ban Quản lý Dự án EIP – Bộ Kế hoạch & Đầu tư Dự án có 72 doanh nghiệp tham gia và đã áp dụng các giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và sản xuất sạch hơn nhằm giảm tiêu thụ
điện, nước và nguyên liệu (Một giải pháp ví dụ: khói nóng từ nhà máy sản xuất
thép có thể được tái sử dụng cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may để là ủi vải, vừa thu được tài chính từ hoạt động bán nhiệt trong khói thải, vừa giảm phát thải vào môi trường)
4 Dự án ĐMST cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam do Cục ứng dụng và phát triển công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh triển khai phối hợp với Trung tâm hỗ trợ đổi mới sinh thái cho DNVVN thuộc Diễn đàn hợp tác Á - Âu thông qua Hội Dệt May Thêu Đan Tp.HCM Đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 3 lĩnh vực là (1) Dệt may, (2) chế biến thực phẩm, (3) sản xuất thép hoặc sản xuất cấu kiện từ thép Một số doanh nghiệp trong ngành Dệt may đã tham gia gồm: Công ty Cổ phần dệt TQT, Công ty cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công, Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Sơn Sơn, Công ty TNHH MTV Tổng công ty 28, Công ty TNHH Việt Thắng Jean Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên (nguyên liệu, năng lượng) hiệu quả, xây dựng chiến lược phát triển bền vững thân thiện với môi trường, chiến lược marketing xanh
Bản chất của hoạt động là sản xuất sạch hơn kết hợp với xây dựng chiến lược
phát triển của doanh nghiệp
Tuy dự án không có thông tin về đánh giá tiềm năng ĐMST, nhưng đã đóng góp các giải pháp áp dụng ĐMST tại các công ty cụ thể, trong đó có giải pháp tại 4
Trang 37công ty ngành Dệt may, và có một hoạt động quan trọng khi thực hiện ĐMST là “xây dựng chiến lược phát triển”
5 Dự án “Áp dụng Đổi mới sinh thái tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng” được thực hiện tại Khu công nghiệp Thọ Quang - Thành phố Đà Nẵng tập trung thúc đẩy, hỗ trợ kế hoạch hành động của Khu công nghiệp dịch vụ sản phẩm Đà Nẵng nhằm đạt mục tiêu giảm 15% phát thải khí nhà kính từ nhiên liệu đốt và 3-5 % lượng điện tiêu thụ tới năm 2020
Dự án đã giới thiệu và áp dụng phương pháp luận đổi mới sinh thái cho các Doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tuy dự án không có thông tin về đánh giá tiềm năng ĐMST, nhưng đã đóng góp các giải pháp áp dụng ĐMST ở quy mô khu công nghiệp
6 Đổi mới sinh thái là một dự án được đề cập trong phụ lục của Quyết định số TTg ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ [4] phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”; với đối tượng khuyến khích áp dụng ĐMST là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp Bộ Công Thương là đơn vị chủ chì dự án, với các nội dung nghiên cứu chính sách thúc đẩy ĐMST, hỗ trợ kỹ thuật về ĐMST Ban hành kèm quyết định này là Danh mục các hoạt động ưu tiên thực hiện chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với hoạt động số 3: Đổi mới sinh thái
76/QĐ-Quyết định này cho thấy ĐMST được Chính phủ quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thực hiện, qua đó cho thấy thuận lợi về chính sách khi áp dụng ĐMST tại công ty nói chung và tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ nói riêng
Bảng 1.4 Dự án Đổi mới sinh thái được đề cập trong Quyết định 76/QĐ-TTg 3 Đổi mới sinh thái
a Mục tiêu Áp dụng phương thức tiếp cận vòng đời sản phẩm trong việc thúc đẩy các hoạt động
đổi mới, sáng tạo tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng, khả năng cạnh tranh đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
b Đối tượng Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp c Nội dung
Trang 383 Đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện đổi mới sinh thái trong các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đổi mới sinh thái cho các ngành/lĩnh vực
4 Hỗ trợ xây dựng và phổ biến mô hình trình diễn thực hiện đổi mới sinh thái trong các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
d Đơn vị chủ trì và
phối hợp
Chủ trì: Bộ Công Thương Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải
đ Thời gian 2015 - 2020 e Nguồn
ngân sách
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, viện trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác
(Nguồn: [4])
7 Nhiệm vụ của Bộ Công Thương về Đánh giá tiềm năng thực hiện Đổi mới
sinh thái của các ngành công nghiệp, thực hiện trong 2 năm 2017 – 2018, giao công ty cổ phần Tư vấn EPRO thực hiện Một trong các kết quả là đã đánh giá, xếp theo thứ tự tiềm năng ĐMST của 29 ngành, tiểu ngành công nghiệp Tiềm
năng ĐMST được đánh giá theo tiềm năng thay đổi các yếu tố: (1) Có chiến lược
kinh doanh lồng ghép Phát triển bền vững; (2) Có các đối tác tham gia trong
chuỗi giá trị; (3) Có thể thay đổi sản phẩm; (4) Có thể thay đổi Quá trình sản xuất; Có thể thay đổi về Cơ cấu tổ chức; (5) Có thể thay đổi về Tiếp cận thị trường [6]
8 Nhiệm vụ của Bộ Công Thương về Nghiên cứu ứng dụng mô hình đổi mới
sinh thái cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giầy dép thực hiện trong 2
năm 2018 – 2019, giao công ty Cổ phần Tư vấn EPRO thực hiện Kết quả thứ nhất là đã phân loại 45 trường hợp điển hình áp dụng ĐMST theo 7 nhóm mô hình tiếp cận; kết quả thứ 2 là áp dụng thực tế ĐMST tại 4 doanh nghiệp Da giày; kết quả thứ 3 là soạn thảo tài liệu hướng dẫn ĐMST cho doanh nghiệp ngành Da giày [7]
Dự án này tuy không đánh giá tiềm năng ĐMST nhưng đã đưa ra các giải pháp và một số kết quả khi áp dụng ĐMST
Kết quả nghiên cứu tại bàn cho thấy Đổi mới sinh thái là chủ đề còn mới tại Việt Nam, ít tài liệu nghiên cứu tập trung chủ yếu ở hoạt động nâng cao nhận thức, nghiên cứu qua luận văn thạc sỹ, và thí điểm thực hiện tại một vài công ty để làm điển hình
1.2.4 Khoảng trống lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn
1.2.4.1 Đánh giá chung các tài liệu, công trình đã công bố
Trang 39 Đã có hướng dẫn của tổ chức UNEP cho cán bộ tư vấn, công ty tư vấn để đánh giá tiềm năng ĐMST tại công ty sản xuất [26] Có thể áp dụng theo hướng dẫn này để đánh giá tiềm năng ĐMST tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ
Đã có các chỉ số ĐMST theo các phạm vi: Quốc gia, ngành, công ty do UNEP, OECD và các cá nhân khác đề cập Tuy nhiên chưa có chỉ số về tiềm năng ĐMST Tại Việt Nam, đã có nghiên cứu thí điểm (trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ) triển khai ĐMST tại Nhà máy sản xuất bia Quảng Ngãi [8] và có các triển khai thí điểm ĐMST tại 4 công ty trong ngành Da giày (2019) [7]; đã có 10 công ty thuộc 3 lĩnh vực là (1) Dệt may, (2) chế biến thực phẩm, (3) sản xuất thép hoặc sản xuất cấu kiện từ thép tham gia chương trình triển khai ĐMST năm 2016
Về ngành Dệt may và hoạt động liên quan ĐMST: Đã có Liên minh may mặc bền vững (SAC) với sự tham gia của nhiều công ty đa
quốc gia trên thế giới Tập đoàn Dệt may Việt Nam vừa tham gia từ tháng 5 năm
2020 [27]
Đã có Chương trình ZDHC cam kết không sử dụng hóa chất độc hại trong lĩnh vực dệt may: Có 23 tập đoàn, công ty đa quốc gia đã tham gia chương trình này (Adidas, Burberry, Espirit, F&F, Gap Inc., H&M, Levi, Nike, Puma, Hugo Boss…)
1.2.4.2 Những vấn đề đặt ra và khoảng trống lý luận, thực tiễn, qua đó xác định hướng nghiên cứu của luận văn
Một số khoảng trống về lý luận và thực tiễn liên quan đến đánh giá tiềm năng ĐMST tại một công ty
- Chưa có đánh giá tiềm năng ĐMST cho một công ty nói chung và chưa có đánh giá tiềm năng ĐMST cho một công ty Dệt, công ty May
- Chưa có tài liệu đề cập đến các giải pháp ĐMST trong ngành dệt may; - Mới chỉ có hướng dẫn của UNEP cho cán bộ tư vấn, công ty tư vấn để đánh giá
tiềm năng ĐMST tại công ty sản xuất; mà chưa có: o Hướng dẫn cho cán bộ của nhà máy để đánh giá tiềm năng ĐMST tại công
ty;
Trang 40o Tài liệu của UNEP cũng không đề cập đến các giải pháp hay các nhóm giải pháp phù hợp cho từng ngành nghề nói chung, và cho công ty Dệt nói riêng Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng ĐMST tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ sẽ góp phần bổ sung một khoảng trống nhỏ về cách đánh giá tiềm năng ĐMST; và về kết quả đánh giá tiềm năng ĐMST tại một công ty Dệt
1.3 Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt Phú Thọ
1.3.1 Giới thiệu
Trước đây, công ty TNHH Dệt Phú Thọ do Nhà nước chi phối và sở hữu Từ năm 2001, công ty cổ phần hóa, và trở thành công ty tư nhân Công ty đã có gần 20 năm hoạt động tập trung vào lĩnh vực sản xuất sợi (sợi PE và sợi cotton) Công ty có địa chỉ tại Khu công nghiệp Thụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Với hơn 400 nhân viên, vận hành 24 giờ/ngày và 360 ngày/năm, công ty đạt sản lượng 2.760 tấn sợi PE +3000 tấn sợi cotton/năm, mang lại doanh thu 336 tỷ đồng năm 2018 Hoạt động sản xuất của công ty có hai yếu tố dễ ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của hoạt động sản xuất: (1) chịu ảnh hưởng vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc, và (2) sử dụng nhiều điện năng (đang sử dụng từ nguồn điện của Điện lực tỉnh Phú Thọ) Ngoài ra, các sản phẩm của công ty chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm của Trung Quốc, của các công ty Việt Nam khác; và của các sản phẩm tương tự nhưng có cải tiến thêm về chức năng, đặc tính (ví dụ: đặc tính thân thiện với môi trường)
1.3.2 Lịch sử Đổi mới về công nghệ
Từ năm 2014 đến năm nay, công ty đã đầu tư thêm 2 nhà xưởng, nâng tổng công suất lên 6 vạn cọc sợi
Bảng 1.5 Lịch sử đổi mới công nghệ các năm gần đây của công ty
1 2014-2015 Đầu tư xưởng 2: đầu tư, lắp đặt dây chuyền kéo sợi đồng
bộ mới của Ývà Ấn độ với công suất 18000 cọc sợi 2 2018-2019 Đầu tư xưởng 3: công ty đã đầu tư, lắp đặt thêm dây
chuyền kéo sợi toàn bộ thiết bị của Nhật với công suất 26000 cọc