1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
Tác giả Nguyễn Hoàng Hưng
Người hướng dẫn TS. Phạm Anh Hùng, TS. Trần Thị Minh Hằng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nguyễn Hoàng Hưng

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐA DẠNG DẠNG SINH HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC GIÁ TRỊ

DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nguyễn Hoàng Hưng

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐA DẠNG DẠNG SINH HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC GIÁ TRỊ

DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững

Mã số: 8440301.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Phạm Anh Hùng

TS Trần Thị Minh Hằng

HÀ NỘI, 2022

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Đa dạng sinh học 3

1.1.1 Định nghĩa đa dạng sinh học 3

1.1.2 Đa dạng sinh học Việt Nam 3

1.1.3 Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long 4

1.1.4 So sánh với các khu vực khác trên thế giới có tiềm năng ĐDSH cao 5

1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng quản trị dữ liệu 13

1.2.1 Khái niệm 13

1.2.2 Các thành phần của GIS 13

1.2.3 Chức năng 14

1.2.4 Dữ liệu của GIS 14

1.2.5 Ứng dụng của GIS 15

1.2.6 WebGIS và ứng dụng 16

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 19

2.2 Nội dung nghiên cứu 19

2.3 Phương pháp nghiên cứu 19

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 19

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu các hệ sinh thái 19

2.3.3 Phương pháp xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) WebGis 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 Hiện trạng hệ sinh thái thảm thực vật trên các đảo 23

3.1.1 Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái thảm thực vật trên các đảo 23

3.1.2 Đánh giá hiện trạng các loài chỉ thị trên các đảo khu vực vịnh Hạ Long 26

3.2 Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn 35

3.2.1 Sự phân bố rừng ngập mặn tại các khu vực cụ thể 38

3.2.2 Động vật rừng ngập mặn 43

Trang 4

3.3 Hiện sinh thái rạn san hô trên vịnh Hạ Long 44

3.4 Hiện trạng hệ sinh thái vùng triều 56

3.5 Hiện trạng hệ sinh thái hang động 58

3.6 Hiện trạng hệ sinh thái đáy mềm 59

3.7 Hiện trạng hệ sinh thái tùng – áng 63

3.8 Đánh giá về tiềm năng ĐDSH vịnh Hạ Long 65

3.9 Xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH 69

3.10 Đề xuất giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị ĐDSH trên vịnh Hạ Long 73

3.10.1 Nhóm các giải pháp kỹ thuật 73

3.10.2 Nhóm giải pháp về chính sách 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

Kết luận 76

Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 80

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GIS Geographic Information System (Hệ thống

thông tin địa lý)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thiết bị sử dụng trong thiết lập ô mẫu định vị 19

Bảng 2: Toạ độ 18 điểm có độ phủ san hô xấp xỉ 30% trên vịnh Hạ Long 19

Bảng 7: Bảng mô tả cá thể bắt gặp 32

Bảng 8: Bảng mô tả địa điểm bắt gặp (Địa điểm: Vông Viêng) 33

Bảng 9: Bảng mô tả cá thể bắt gặp 34

Bảng 10: Thành phần các loài thực vật ngập mặn trên vịnh Hạ Long 37

Bảng 11: Phân bố diện tích Hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long và vùng phụ cận năm 2019 38

Bảng 8: Biểu ghi chép số liệu hợp phần đáy trên dây mặt cắt 48

Bảng 9: Số lượng giống, loài trong các họ và tỷ lệ phần trăm (%) của chúng trong thành phần khu hệ 48

Bảng 14: Số loài san hô hiện có trên vịnh Hạ Long 52

Bảng 11: Bảng phân bố số loài sinh vật đáy tại khu vực vịnh Hạ Long 56

Bảng 12: Biến động số lượng cá thể sinh vật phù du theo mùa 62

Bảng 13: Tổng hợp số loài sinh vật sinh sống trong hệ sinh thái tùng - áng 64

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ cấu trúc 3 tầng của WebGIS 16

Hình 2: Khỉ Vàng ở Hang Luồn – vịnh Hạ Long 19

Hình 3: Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catbaensis) 19

Hình 4: Điều tra thực địa thực vật tại rừng ngập mặn 19

Hình 5: Thu mẫu thuỷ sinh vật 19

Hình 6: Sơ đồ các điểm khảo sát 19

Hình 7: Mẫu san hô thu được 19

Hình 8: Sơ đồ xây dựng WebGIS quản lý giám sát ĐDSH khu vực Vịnh Hạ Long 20

Hình 9: Sơ đồ giải thuật toán đăng nhập hệ thống 21

Hình 10: Ghi nhận cọ Hạ Long (Hòn Quả Cầu) 26

Hình 11: Ghi nhận cọ Hạ Long (Hòn Mây Đèn) 27

Hình 12: Ghi nhận cọ Hạ Long (Hòn Hang Than) 27

Hình 13: Ghi nhận Tuế Hạ Long (Đảo Bồ Hòn) 28

Hình 14: Sơ đồ tổng thể các điểm phân bố Lan hài vệ nữ hoa vàng tại khu vực hòn Mây đèn 29

Hình 15: Vị trí điểm Soi Ván 30

Hình 16: Khu vực hòn Xếp 31

Hình 22: Khu vực phân bố rừng ngập mặn khu vực Bắc Vịnh Cửa Lục – Cầu Bang 39

Hình 23: Sơ đồ phân bố Rừng ngập mặn khu vực Tuần Châu – Đại Yên – Hoàng Tân 40

Hình 19: Khu vực Đầu Gỗ 41

Hình 20: Khu vực Ba Cửa 42

Hình 21: Khu vực Đại Thành 42

Hình 22: Khu vực Vụng Hà 43

Hình 23: Phân vùng phân bố của san hô 55

Hình 24: Hang hàm ếch 65

Hình 25: Rừng ngập mặn tại khu vực Cửa Lục 66

Hình 26: Sinh vật bám dạng khảm tại hòn Đầu Bê 67

Hình 27: Chức năng hiển thị dữ liệu về “Bảo tồn quy hoạch loài” 71

Hình 28: Chức năng hiển thị dữ liệu về “Hiện trạng đa dạng sinh học” 72

Hình 29: Chức năng Hiển thị dữ liệu về “Hiện trạng loài” 73

Hình 30: Chức năng hiển thị dữ liệu về “Quy hoạch đa dạng sinh học” 73

Trang 8

MỞ ĐẦU

Vịnh Hạ Long nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh,

là một vùng biển đảo rộng lớn, có cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ, nơi ẩn chứa những giá trị đặc biệt về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học (ĐDSH) và lịch sử văn hóa Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo Năm

1994, vịnh Hạ Long được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới với tiêu chí (vii) về giá trị cảnh quan, thẩm mỹ và mở rộng tiêu chí (viii) về giá trị địa chất địa mạo năm 2000 Khu vực di sản

đề cử được UNESCO ghi danh có diện tích 43.400 ha, bao gồm 775 hòn đảo, là nơi tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động, tùng, áng đẹp nổi tiếng

ĐDSH vịnh Hạ Long có giá trị nổi bật về mặt khoa học, quy tụ nhiều hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất độc đáo chỉ có tại khu vực, như hệ sinh thái hang, động; hệ sinh thái tùng áng Vịnh Hạ Long cũng là một trong các khu vực có mức độ tập trung nhiều loài sinh vật nhất Việt Nam với gần 3.000 loài sinh vật trên cạn và dưới nước Với điều kiện tách biệt của môi trường biển đảo đã đưa vịnh Hạ Long trở thành khu vực có giá trị ĐDSH cao mang tầm quốc tế, có thể khai thác, phát huy để trở thành một Bảo tàng sống

về ĐDSH và Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm, lưu giữ ĐDSH cho Việt Nam, khu vực

và thế giới

Giá trị thẩm mỹ nổi bật toàn cầu của các cảnh quan tự nhiên vịnh Hạ Long đã được UNESCO ghi danh theo tiêu chí (vii) Theo Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của vịnh Hạ Long được UNESCO công bố, vịnh Hạ Long là một tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ của tự nhiên với hàng nghìn đảo đá vôi lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển trong xanh với muôn hình vạn trạng đã tạo nên một cảnh quan hoang sơ tuyệt mỹ Nét nổi bật của di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long chính là những tháp đá vôi tuyệt đẹp cùng hệ thống hàm ếch, mái vòm và các hang động đặc biệt nhất thế giới, kết hợp cùng giá trị ĐDSH trên các đảo và dưới nước Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long vẫn giữ được vẻ tự nhiên ở mức cao và không bị xuống cấp, mặc dù nơi đây đã có sự xuất hiện của con người từ rất lâu Giá trị cảnh quan và sự độc đáo của ĐDSH, vịnh Hạ Long đã cung cấp những điều kiện thuận lợi, lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm,

Trang 9

khám phá và nghỉ dưỡng Với các giá trị to lớn trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

đã ban hành Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến 2030, trong đó quy hoạch vịnh Hạ Long là Khu BTTN cấp tỉnh (phân hạng VQG); Đồng thời ban hành Quyết định

số 3363/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Với các lý do trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm năng ĐDSH phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long” là một trong những nhiệm vụ thực sự cấp thiết trong phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long Đề tài được thực hiện với mục tiêu:

- Đánh giá thực trạng, tiềm năng ĐDSH khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long

- Đề xuất một số giải pháp quản lý, giám sát phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH trên khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đa dạng sinh học

1.1.1 Định nghĩa đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự đa dạng của các loài sinh vật từ tất cả các nguồn, gồm các loài sống trên cạn, dưới biển, các hệ sinh thái dưới nước khác và các tổ hợp sinh thái mà các sinh vật là một phần trong đó; bao gồm sự đa dạng trong các loài, giữa các loài và các hệ sinh thái (CBD, 1992)

Số lượng và chất lượng của ĐDSH rất quan trọng đối với chất lượng sống của con người và sự phát triển bền vững Sự đa dạng về gien, loài và hệ sinh thái, sự dồi dào của các loài riêng biệt và sự mở rộng của hệ sinh thái như rừng nhiệt đới giúp củng cố các dịch vụ hệ sinh thái mà thiên nhiên ban tặng cho xã hội loài người (TEEB, 2010) Trên phạm vi toàn cầu, ĐDSH đang dần mất đi với tốc độ nhanh chóng (MA, 2005) Theo báo cáo WWF (2014), số lượng các loài vật có xương sống chỉ còn một nửa trong vòng 40 năm trở lại đây, điều đó có nghĩa là các một lượng ngày càng lớn các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Vì số lượng các loài riêng biệt ngày càng bị cô lập do mất và suy thoái nơi cư trú và hệ sinh thái bởi các hoạt động của con người gây ra (như biến rừng nhiệt đới thành đất nông nghiệp), sự đa dạng về gen trong chính các loài cũng

bị mất đi

Do ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại của xã hội loài người, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, rất cần quản lý và giảm thiểu sự mất mát này thông qua bảo tồn, quản lý bền vững và sử dụng nguồn lực Các

hệ thống giám sát ĐDSH đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hiệu quả ĐDSH và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

1.1.2 Đa dạng sinh học Việt Nam

Việt Nam nằm trong điểm nóng về ĐDSH ở Indo-Burma, là một trong những nước

có nguồn ĐDSH phong phú nhất trên toàn cầu Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)

đã xác định 238 vùng sinh thái được ưu tiên trên toàn cầu trong đó có 6 vùng sinh thái

ở Việt Nam (WWF 2014) Quỹ Đối tác về các Hệ Sinh thái Trọng yếu đã xác định 509 điểm nóng về ĐDSH ở Indo-Burma, trong đó có 110 điểm ở Việt Nam và nước này còn

có 65 Vùng sinh sống quan trọng của chim (Birdlife, 2002) Trong tổng số 754 loài bị

đe dọa trên toàn cầu ở Indo-Burma, có 335 loài (44%) được xác nhận là nằm ở Việt Nam, bao gồm 106 loài không tìm thấy ở các địa điểm khác trong điểm nóng (CEPF 2011) Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xem xét 76 loài thực vật và động vật sinh sống tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng trên toàn cầu và 134 loài khác đang bị đe dọa trên toàn cầu (IUCN 2013)

Trang 11

Việt Nam thực sự có số loài đang bị đe dọa cao nhất thế giới (Pilgrim & Nguyen Duc Tu, 2007)

Sự phong phú về ĐDSH của Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững vì cung cấp sản vật cho con người, điều tiết dịch vụ (trữ lượng các-bon và điều tiết lượng mưa, loại bỏ các chất gây ô nhiễm thông qua lọc không khí và nước, bảo vệ khỏi tác động của thiên tai như sạt lở đất và bão ven biển), các dịch vụ văn hóa-xã hội, dịch vụ hỗ trợ (CBD, 2010)

Tuy nhiên, sự phong phú và chất lượng ĐDSH của Việt Nam lại đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi rất nhiều yếu tố Những nguyên nhân trực tiếp gây mất ĐDSH đã được xác định, gồm phá rừng và thay đổi sử dụng đất, buôn bán động vật hoang dã, phá rừng bất hợp pháp, khai thác thiếu bền vững nguồn sinh vật và môi trường chính sách yếu kém về bảo vệ rừng và Đa dạng sinh học (de Queroz và cộng sự, 2013; World Bank, 2005; ICEM, 2003)

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng suy thoái đa dạng sinh học và suy thoái rừng nhanh chóng của một quốc gia có thể là do hệ thống quản lý môi trường không hiệu quả, trong đó động lực phát triển kinh tế quốc gia trong khuôn khổ kinh tế toàn cầu đòi hỏi khắc nghiệt về sản xuất hàng hóa với giá phải trả chính là nguồn vốn tài nguyên sẵn có (de Queroz và cộng sự, 2013)

1.1.3 Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long

Khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là nơi quần tụ của đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đảo đá vôi, hệ sinh thái hang động, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng triều, hệ sinh thái rạn san

hô, hệ sinh thái đáy mềm, hệ sinh thái hang động, hệ sinh thái tùng - áng, Trong đó, nổi bật với các hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đảo đá vôi với tổng diện tích trên 5.100 ha; trong đó có 5.032 ha rừng đặc dụng là nơi sinh cư của 508

loài thực vật bậc cao có mạch, nhiều loài thú như Khỉ Vàng (Macaca mulatta), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis Bechstein), Mèo rừng (Prionailurus bengalensis), các loài bò sát như Kỳ đà nước (Varanus salvator Laurenti) và 71 loài chim, Nhiều

loài đặc hữu chỉ có tại vịnh Hạ Long Tại di sản THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI vịnh Hạ Long có 2 trong tổng số 3 kiểu hệ sinh thái hang động được phân loại trên thế giới (hang ngập nước và hang trên mặt đất), mang đặc thù của địa hình karst trên biển Khu vực vịnh Hạ Long hiện đã thống kê được 81 hồ nước mặn trên đảo đá vôi và 42 tùng Đến nay, đã phát hiện được 21 loài Rong, 37 loài Thân mềm, 8 loài Giáp xác, 6 loài Da gai,

31 loài Hải miên, 41 loài san hô, sinh sống trong các hồ nước mặn

Trang 12

Vịnh Hạ Long là nơi sinh cư của gần 3.000 loài sinh vật trên cạn và dưới nước; trong đó đã thống kê được 26 loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (21 loài thực vật trong sách đỏ Việt Nam; 4 loài thực vật và 01 loài động vật nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Danh lục đỏ của IUCN); 17 loài thực vật đặc hữu như Tuế Hạ

Long (Cycas tropophylla), Cọ Hạ Long (Livistona halongensis), Ngũ Gia bì (Schefflera alongensis), Bóng nước Hạ Long (Impatiens halongensis), Cầy ri một cặp (Chirita gemella), Cầy ri Hạ Long (Chirita halongensis), Cầy ri hiệp (Chirita hiepii); 02 loài

thực vật đặc hữu cho vùng Đông Bắc Việt Nam Một số loài động vật đặc hữu như Cua

hang (Tiwaripotamon edostilus), Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis)

(trong Danh lục đỏ IUCN)

Trong đó có 508 loài thực vật trên cạn, 278 loài thực vật phù du, 141 loài động vật phù du, 110 loài san hô, 156 loài cá biển, 71 loài chim, 53 loài thú đặc biệt là 17 loài thực vật đặc hữu, 102 loài (gồm 21 loài thực vật, 81 loài động) được ghi nhận là quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007

Trong vùng vịnh Hạ Long tồn tại 10 kiểu hệ sinh thái rất đặc thù của quần đảo

đá vôi vùng nhiệt đới, bao gồm: 1) Hệ sinh thái thảm thực vật trên các đảo; 2) Hệ sinh thái tùng-áng; 3) Hệ sinh thái hang động; 4) Hệ sinh thái vùng triều đáy cứng; 5) Hệ sinh thái vùng triều đáy mềm; 6) Hệ sinh thái bãi triều cát; 7) Hệ sinh thái rừng ngập mặn; 8) Hệ sinh thái cỏ biển; 9) Hệ sinh thái vùng ngập nước thường xuyên ven bờ; 10)

Hệ sinh thái rạn san hô

1.1.4 So sánh với các khu vực khác trên thế giới có tiềm năng ĐDSH cao

- Di sản Coiba Islands (Panama)

Vườn quốc gia Coiba, nằm ngoài khơi phía Tây Nam bờ biển Panama, gồm đảo lớn nhất là Coiba, 38 hòn đảo nhỏ hơn và các khu vực biển xung quanh trong vịnh Chiriqui Đảo Coiba cũng là đảo lớn nhất ở Trung Mỹ, với diện tích 503 km2, cách lục địa 22,5 km Nổi bật cho mức độ ĐDSH cao và các quá trình sinh học, sinh thái đang diễn ra sôi động, Vườn quốc gia Coiba đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2005 theo tiêu chí ix và x

Được bảo vệ khỏi gió hàn đới và ảnh hưởng của El Nino, rừng nhiệt đới ẩm Thái Bình Dương ở Coiba thể hiện mức độ đa dạng cao các loài động vật có vú, chim và thực vật đặc hữu do sự tiến hóa hình thành các loài mới Đã xác định được Coiba có 858 loài thực vật bậc cao, 36 loài thú, 39 loài bò sát và lưỡng cư, 147 loài chim, 760 loài cá biển,

20 loài cá voi, 542 loài động vật đáy và 51 loài san hô Trong đó có 16 loài động vật tiêu biểu, đặc trưng cho khu vực đã được ghi nhận

Trang 13

Mặc dù thời gian tách khỏi lục địa Panama chưa lâu (chỉ khoảng 12000 - 18000 năm trước), các loài mới vẫn đang được hình thành ở đây, điều này được chứng minh ở mức độ đặc hữu cao ở nhiều nhóm sinh vật (động vật có vú, chim, thực vật) Hơn nữa, các rạn nền ở khu vực Đông Thái Bình Dương, chẳng hạn như những rạn ở quần đảo Coiba, được cấu thành bởi các tương tác sinh học phức tạp giữa các nhóm sinh vật và tạo ra một liên kết sinh thái nhiệt đới quan trọng ở Đông Thái Bình Dương, là nơi sống của nhiều loài sinh vật chuyển tiếp

Vịnh Hạ Long và Coiba là những quần đảo có đảo chính với diện tích tương đối lớn, nằm gần bờ và khu bảo tồn bao gồm trên đất liền lẫn dưới biển Mặc dù cùng nằm

ở Thái Bình Dương, nhưng khu hệ sinh vật biển của Coiba và Vịnh Hạ Long đều pha trộn với các yếu tố Đông Ấn Độ Dương Cả hai đều có hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên cạn và rừng ngập mặn được bảo vệ tốt, với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng Coiba đặc trưng cho kiểu rừng nhiệt đới ẩm, trong khi đó rừng tại Vịnh Hạ Long là rừng nhiệt đới pha trộn với các yếu tố cận nhiệt đới So sánh về mức độ đa dạng, hệ sinh thái rừng tại Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà có phần nổi bật hơn so với Coiba Số lượng các loài thực vật, chim, thú ở vịnh Hạ Long đều lớn hơn Coiba Do đặc trưng của khu vực Đông Thái Bình Dương, Coiba có rạn san hô lớn thứ

2 ở khu vực này nhưng cũng chỉ đạt diện tích 160ha, với 51 loài san hô tạo rạn Trong khi đó, rạn san hô ở Vịnh Hạ Long có diện tích lên tới trên 1000 ha, chưa kể rạn xung quanh các đảo nhỏ, tổng diện tích cũng đạt đến con số này là 1.500 ha, với tổng số loài thống kê được là 247 loài Nhờ có hệ sinh thái san hô đa dạng mà Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đông đúc của các nhóm sinh vật biển khác như thú biển, cá biển, tảo biển sinh vật phù du, động vật đáy Bên cạnh đó, Vịnh Hạ Long còn có tới 1/3 số hồ karst của thế giới là 1 kiểu hệ sinh thái độc đáo, quý hiếm đặc trưng cho các đảo đá vôi Trong khi đó Coiba nổi bật với thành phần các loài cá biển, với số lượng lên tới 760 loài

sự đa dạng cao về số lượng loài động, thực vật 35 loài thú cạn, 264 loài chim, 255 loài

cá, 28 loài thú biển đã được xác định trong khu vực vườn quốc gia Trong số đó, có 1 số loài bị đe dọa, loài đặc hữu như gấu nâu, sư tử biển, cú mèo Blackiston, đại bang đuôi

trắng, cá hồi và loài thực vật Viola kitamiana Shiretoko cũng được Birdlife công nhận

là 1 trọng các khu vực quan trọng trên thế giới đối với các loài chim, đặc biệt là chim di

Trang 14

cư Do đó, Shiretoko đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí ix năm 2005

Sự đóng băng vùng biển là nhân tố chính tạo ra năng suất sinh học cao và mối tương tác giữa hệ sinh thái biển đảo ở Shiretoko Sự nở hoa của các loài tảo băng ở đây trong mùa xuân diễn ra sớm hơn so với các vùng biển đóng băng khác, góp phần tạo ra năng suất sơ cấp cao Vịnh Hạ Long cũng là khu vực có năng suất sinh học cao, đặc biệt vào mùa mưa với sự phát triển mạnh của các loài rong biển và thực vật phù du Hơn thế nữa, năng suất sinh học cao ở Vịnh Hạ Long còn được tạo ra một cách ổn định từ các

hệ sinh thái nhiệt đới như rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn và rạn san hô Điều này hình thành nên tính đa dạng và giàu có của các nhóm loài sinh vật Chúng sống trong các dạng môi trường liền kề, liện tục làm cho hệ sinh thái biển - đảo như 1 sợi dây xuyên suốt gắn kết với nhau với những mối quan hệ và tương tác sinh học phức tạp Rừng ở Shiretoko đặc trưng cho kiểu rừng ôn đới, pha trộn với các loài nguồn gốc cận alpine,

có thành phần chủ yếu là cây lá kim và cây lá rộng rụng lá, kém đa dạng về số lượng loài Trong khi đó, rừngtại Vịnh Hạ Long có số lượng loài thực vật phong phú, với 1836 loài đặc hữu đã được ghi nhận cho tới thời điểm này Số lượng loài thú cạn ở đây cao hơn đáng kể so với Shiretoko, lần lượt là 70 và 35 loài Trong số này ở Shiretoko có 3 loài dơi nằm trong sách đỏ IUCN thì tại Vịnh Hạ Long, 30 loài dơi và gần 1/3 số loài thú có mặt trong danh sách này (15/53 loài) Cả hai khu vực đều có hệ sinh thái biển giàu có Biển Shirotoko nổi bật với các loài cá và thú biển Là vùng biển nhiệt đới, biển vịnh Hạ Long cũng đa dạng với nhiều nhóm loài sinh vật khác nhau, mà nổi bật là các rạn san hô và rừng ngập mặn với diện tích tương đối lớn là nền tảng quan trọng cho các loài sinh vật biển phát triển

- Di sản Cocos Island National Park (Costarica)

Cocos Island National Park, nằm ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương, cách bờ biển CostaRica 550km, là hòn đảo duy nhất ở vùng nhiệt đới đông Thái Bình Dương có rừng mưa nhiệt đới Vị trí của nó chứa đựng mối tương tác đa chiều giữa đảo và hệ sinh thái biển xung quanh làm cho khu vực này trở thành 1 phòng thí nghiệm tuyệt vời phục

vụ nghiên cứu các quá trình sinh học Uỷ ban Di sản UNESCO đã công nhận Cocos Island National Park là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí(ix)và (x)năm 2002 bởi

vì môi trường sống quan trọng cho các loài sinh vật biển bao gồm các loài cá nổi lớn, đặc biệt là cá mập

Giống như các đảo đại dương khác, Cocos có một hệ thực vật nghèo nàn so với khu vực lục địa, nhưng với một số lượng lớn các loài đặc hữu (ít nhất 70 loài trên tổng

số 235 loài thực vật có mạch)

Trang 15

Sự đa dạng các loài động vật trên cạn khá thấp Khoảng 87 loài chim đã được ghi nhận trong khu di sản, trong đó có ba loài đặc hữu Hai loài bò sát đặc hữu cũng đã được xác định, là thằn lằn anolis và tắc kè Ngoại trừ các loài lợn, dê và mèo được con người đưa tới, không có loài động vật có vú nào trên đảo

Động vật có vú biển bao gồm cá heo bottlenose và sư tử biển California Đồi mồi, rùa mai xanh và rùa oliveridley sinh sống ở vùng biển xung quanh và đôi khi sử dụng các bãi biển Khu hệ cá là đặc biệt phong phú và khá đa dạng với 300 loài cá đã được ghi nhận Những đợt di cư khổng lồ của cá mập búa, cá mập mõm trắng và các loài cá khác đi qua hòn đảo này Cá mập voi và cá đuối cũng giàu có Ngoài ra, 32 loài san hô tạo rạn đã được xác định trong khu di sản

Tương tự như Cocos, Vịnh Hạ Long thể hiện sự tương tác đa dạng giữa đảo và hệ sinh thái biển, mà nổi bật là sự liên tiếp và liền kề của các hệ sinh thái Chính sự tương tác này đã làm nên sự đa dạng của các loài sinh vật và là điều kiện thuận lợi để cho các quá trình sinh học diễn ra Khu hệ sinh vật cạn của của Cocos tương đối nghèo nàn với

235 loài thực vật bậc cao, 87 loài chim và không có loài động vật có vú hoang dã nào Trong khi đó, tuy nằm ở trên đảo nhưng rừng nhiệt đới ẩm Hạ Long có tới trên 1836 loài thực vật và 190 loài chim Bên cạnh đó, khu hệ thú cũng khá phong phú với 53 loài

đã được thống kê, trong đó có tới 15 loài nằm trong sách đỏ của IUCN Hệ sinh thái biển của Cocos cực kì giàu có với các loài thú biển, rùa biển và đặc biệt là khu hệ cá với 300 loài, gồm nhiều loài quý hiếm như cá mập, cá đuối Là vùng biển ven bờ, Vịnh Hạ Long không có nhiều loài cá nổi lớn, nhưng khu hệ cá cũng khá đa dạng với 361 loài Hơn thế nữa, rừng ngập mặn và các rạn san hô ở Vịnh Hạ Long phát triển tốt kéo theo sự giàu

có các nhóm sinh vật biển khác Điều này được minh chứng bằng con số 2158 loài đã được xác định trong khu vực Thành phần loài sinh vật biển ở vịnh Hạ Long sẽ còn tăng thêm nhiều nếu có thêm các nghiên cứu chuyên sâu được tiến hành, và đặc biệt nhiều nhóm sinh vật bậc thấp còn chưa được phân loại hay các hệ sinh thái như tùng áng còn

ít được nghiên cứu

- Di sản Thungyai - Huai Kha Khaeng Wildlife Sanctuaries (Thái Lan)

Phủ một diện tích trên 600.000 ha dọc theo biên giới Thái Lan - Myanmar, khu bảo tồn thiên nhiên Thungyai - Huai Kha Khaeng còn tương đối nguyên vẹn, gần như chứa đựng tất cả các kiểu rừng của lục địa Đông Nam Á Đây là ngôi nhà cực kỳ đa dạng của các loài động vật, bao gồm 77% động vật có vú lớn (đặc biệt là voi và hổ), 50% của các loài chim lớn và 33% của động vật có xương sống ở mặt đất được tìm thấy trong toàn bộ khu vực (Đông Nam Á)

Trang 16

Năm kiểu rừng khác nhau có thể được phân biệt tại khu bảo tồn: các sườn núi cao nhất được bao phủ bởi rừng thường xanh trên núi, trong khi những sườn tại độ cao trên

600 m nói chung là nơi phân bố rừng bán thường xanh khô Phần còn lại của khu bảo tồn bao phủ bởi hỗn hợp rừng rụng lá và rừng tre, rừng khộp khô có mặt ở nơi lớp đất nghèo dinh dưỡng và mỏng Dọc theo một số con sông và suối, rừng thường xanh ven sông xuất hiện

Thung Yai cũng có hai đặc điểm đặc biệt, ít xuất hiện ở các địa điểm khác, góp phần vào vào tính năng độc đáo của nó Một là sự tồn tại của một đồng cỏ lớn và xung quanh là rừng xa van được hình thành từ cây mè và cọ Phoenix, đặc điểm này không được tìm thấy ở những nơi khác trong khu vực Điểm thứ hai là sự tồn tại của khu rừng ven sông rộng lớn nhất của Thái Lan

Danh sách các loài đã được thống kê bao gồm 120 loài động vật có vú, 400 loài chim, 96 loài bò sát, 43 loài lưỡng cư và 113 loài cá nước ngọt Trong đó có 36 loài động vật, 10 loài thực vật tiêu biểu đã được ghi nhận 34 loài bị đe dọa trên thế giới cũng được tìm thấy trong địa phận của khu bảo tồn Đây cũng là nơi cư trú của 22 loài chim

gõ kiến, nhiều hơn bất kỳ Vườn quốc gia nào khác trên thế giới

Do được đưa vào bảo vệ từ sớm, lại nằm trên đảo, hệ sinh thái rừng ở Vịnh Hạ Long cũng được bảo vệ tương đối tốt và nguyên vẹn.Vịnh Hạ Long có 2 kiểu rừng giống Thung Yai - Huai Kha Khaeng là rừng thường xanh trên núi và rừng tre nứa Do đặc trưng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, 3 kiểu rừng: xa van, ven sông và rừng rừng bán thường xanh (ở độ cao trên 600 mét) không tìm thấy ở Vịnh Hạ Long Tuy nhiên trong cấu trúc rừng,Vịnh Hạ Long cũng có những nét độc đáo riêng khác biệt Khu vực

Ao Ếch có rừng ngập ngọt trên núi đá vôi với một loài cây ưu thế là cây Và nước (Salix tetrasperma) Bên cạnh đó, trên các đảo ở Vịnh Hạ Long tồn tại 1/3 hồ nước mặn của

thế giới, không có nơi nào sánh kịp và là địa điểm lý tưởng cho quá sinh thái học và tiến hóa hình thành loài mới diễn ra Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực Cửa Lục với 31 loài thực vật ngập mặn đại diện cho rừng ngập mặn vùng cửa sông châu thổ Sông hồng

Do là rừng nguyên sinh nhưng cách xa đất liền, Vịnh Hạ Long có ít loài động vật lớn

Chỉ có 1 loài linh trưởng phân bố ở đảo là khỉ vàng (Macaca mulatta) Ngoài ra, động

vật hang động cũng tương đối phong phú ở Hạ Long Đã xác định được 31 loài dơi trong các hang động

Điểm làm nên khác biệt nữa giữa Vịnh Hạ Long và Thung Yai - Huai Kha Khaeng

là hợp phần biển Với diện tích trên 1000 km2, vùng biển vịnh Hạ Long một trong những khu vực đa dạng nhất của Việt Nam Các loài động vật biển quý hiếm như san hô, cá

Trang 17

heo, rùa biển, động vật đáy, cá biển là những nét nổi trội của Vịnh Hạ Long so với Thung Yai - Huai Kha

- Di sản Ogasawa Islands (Nhật Bản)

Quần đảo Ogasawara nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, phía bắc của chí tuyến bắc và cách quần đảo Nhật Bản (Tokyo) khoảng 1.000 km về phía nam Ogasawara được mệnh danh là Galapagos của phương Đông do có nhiều loài mới đang hình thành Nổi bật với quá trình sinh thái, sinh học đang diễn ra, quần đảo này được công nhận là

Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí ix năm 2011

Quần đảo này có khu hệ sinh vật đảo hỗn hợp thống trị bởi các loại rừng cận nhiệt đới và các vùng cây bụi Trên các vách đá dựng đứng và mũi đất hứng gió thảm thực vật chủ yếu là cỏ và thảo mộc Bờ biển cũng là nơi tồn tại khu rừng với một số loài cây cao, chủ yếu là các loài nhiệt đới Có 441 loài thực vật bản địa được thống kê, trong đó bao gồm 161 loài thực vật bậc cao đặc hữu và 88 loài thực vật thân gỗ đặc hữu Thành phần động vật của các đảo là đặc trưng cho hệ thống đảo bị cô lập giữa đại dương Số lượng các loài bản địa và số cá thể của mỗi loài có sự sai lệch rõ ràng, với một số loài thiếu đại diện hoặc vắng mặt hoàn toàn trong khi một số khác chiếm số lượng đông đảo Duy nhất có một loài động vật có vú trên cạn có nguồn gốc bản địa, đặc hữu, cực

kỳ nguy cấp theo IUCN là loài dơi Bonin Flying Fox 14 trong tổng số 195 loài chim được ghi vào sách đỏ của IUCN Hai loài bò sát trên cạn đặc hữu đã được ghi nhận trên các hòn đảo ở Ogasawara là thằn lằn bóng mắt rắn và tắc kè Micronesia Tại đây có 1.380 loài côn trùng, trong đó 379 là loài đặc hữu Quần đảo Ogasawara cũng là nơi cư trú của 40 loài cá nước ngọt Một trong những ví dụ đặc sắc nhất về sự sự hình thành loài thích nghi ở động vật được tìm thấy trong nhóm ốc cạn, có 134 loài ốc, trong đó có

100 loài đặc hữu Tại vùng biển xung quanh các hòn đảo, 795 loài cá biển, 23 loài cá voi và 226 loài san hô tạo rạn đã được ghi nhận Ngoài 14 loài chim được đưa vào sách

đỏ của IUCN, khu vực này còn có 8 loài thực vật, 24 loài thú, 4 loài bò sát, 5 loài côn trùng, 2 loài cá nước ngọt nằm trong danh sách này

So sánh giữa quần đảo Ogasawara với Vịnh Hạ Long cho thấy cả hai đều có mức

độ ĐDSH cao với nhiều loài quý hiếm được IUCN ghi nhận Tuy vậy tại Vịnh Hạ Long

có 190 loài chim thì 40% số đó là loài di cư (đến vào mùa đông hoặc mùa hè), còn lại 60% là loài bản địa, cao hơn hẳn so với chim trên quần đảo Ogasawara Ngoài chim ra,

số loài động vật ở Vịnh Hạ Long lại phong phú hơn hẳn với 11 loài cá nước ngọt, 75 loài bò sát, 33 loài lưỡng cư và 53 loài thú cạn Thực vật bậc cao là điểm tiêu biểu của quần đảo, trong khi tại Vịnh Hạ có 1836 loài thì Ogasawara cũng chỉ có 745 loài và phân loài, gần bằng một nửa của Vịnh Hạ Bên cạnh đó, do diện tích đảo nhỏ, thảm thực vật

Trang 18

ở Ogasawara chỉ có thể hình thành những khu rừng với diện tích nhỏ Ngược lại, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở Vịnh Hạ Long có diện tích lớn, với khu hệ động thực vật đa dạng

Trong vùng quy hoạch Di sản Ogasawara, diện tích biển chỉ chiếm 1 diện tương đối nhỏ là 1581 ha Do thiếu vắng các dạng hệ sinh thái biển tiêu biểu, Di sản này không chú trọng nhiều đến vấn đề ĐDSH biển và sẽ là khó khăn trong việc hoạch định khu vực bảo tồn Rạn san hô quanh các đảo tuy có số lượng loài khá lớn, nhưng hình thành các rạn diện tích nhỏ, phân bố rải rác Trong khi đó, rạn san hô ở Vịnh Hạ Long có diện tích tương đối lớn, và tập chủ yếu ở khu vực Hang Trai, Đầu Bê, Cống Đỏ, Long Châu và

Ba Trái Đào Bên cạnh đó, Hạ Long còn có rừng ngập mặn với 31 loài cây ngập mặn Đây là những đặc điểm chính làm nên nét tiêu biểu của biển Hạ Long là cơ sở cho việc quy hoạch bảo tồn

- Di sản Ningaloo Coast (Australia)

Ningaloo Coast nằm trên bờ biển hẻo lánh của phía Tây Australia, nơi vùng biển Đông Ấn Độ Dương gặp lục địa Australia Do có giá trị cảnh quan tiêu biểu và mức độ ĐDSH cao, khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí vii và x năm 2011 Tổng diện tích Di sản là 7083,5 km2 bao gồm diện tích biển 71% và diện tích đất liền 29% Ningaloo Coast chứa đựng một hệ thống rạn san hô ven bờ lớn, kế đó là một hệ thống Karst đá vôi, kèm theo môi trường sống và các loài sinh vật dọc theo vùng bờ biển khô cằn Khu vực này đáng lưu ý bởi có nhiều loài trên cạn đặc hữu cũng như sự đa dạng của các sinh vật biển

Rạn san hô Ningaloo dài 290 km là một trong các rạn san hô viền ven biển dài nhất trên thế giới Rạn san hô có số lượng loài đông đảo: san hô (300 loài), cá rạn san hô (738 loài), động vật thân mềm (655 loài), động vật giáp xác (600 loài) và nhiều thực vật biển (1.000 loài) 66 loài động vật tiêu biểu đặc trưng cho khu vực đã được ghi nhận

Ningaloo Coast được ghi nhận là nơi tập trung lớn hàng năm của cá mập voi Quần thể ước tính có khoảng 300 và 500 cá thể Bò sát biển bao gồm 6 loài rùa biển đã được phát hiện, và rắn biển Olive Cá đuối Manta đã được phát hiện trong khu bảo tồn và hiện tại được tìm thấy trên bên ngoài rạn san hô 19 loài cá mập bao gồm cá mập trắng đại dương, cá mập hổ, cá mập xanh và cá mập xám cũng được ghi nhận trong vùng nước sâu hơn Vùng biển khơi là khu vực sinh sống thuận lợi của nhiều loài cá, bao gồm cá trevally, cá ngừ, cá thu, cá marlin và cá thuyền buồm, nhiều loài trong số này được tìm thấy ở khu vực gần bờ hơn so với các khu vực khác trên thế giới do ở đây có thềm lục địa hẹp

Trang 19

Hơn thế nữa, cá cúi (dugong) và cá heo thường xuyên đi vào vùng đầm phá và các vùng biển khác, cũng như tám loài cá voi thường có mặt, tạo thành con số trên 20 loài thú biển tại Ningaloo Coast Những nghiên cứu gần đây đã tiết lộ một loạt các loài loài động vật đáy ở trong khu bảo tồn, gồm nhiều loài trước đó chưa được biết đến ở Australia hoặc thậm chí hoàn toàn mới cho khoa học

Một trong những đặc điểm chính ở phần lục địa của Ningaloo Coast là hệ thống Karst rộng lớn, mạng lưới các hang động ngầm và các dòng nước tại Cape Range Hơn

80 loài sinh vật dưới lòng đất đã được ghi nhận, trong đó 75 loài sống hoàn toàn dưới lòng đất và giới hạn trong môi trường này Bên cạnh số lượng các động vật chân khớp

là chính, còn có hai loài cá

Vùng biển Vịnh Hạ Long tuy có diện tích không lớn bằng Ningaloo Coast nhưng

có hệ sinh vật biển phong phú, đóng vai trò quan trọng cho việc duy trì ĐDSH và nguồn lợi cho vịnh Bắc Bộ So với những khu vực khác ở Việt Nam, rạn san hô ở vịnh Hạ Long

có kích thước khá lớn và được bảo vệ tương đối tốt, là nơi sinh sống và sinh sản nhiều nhóm sinh vật Ven bờ biển Ningaloo là nền đá và cát, không có điều kiện cho cho rừng ngập mặn phát triển Khác với điều này, ven biển ở vịnh Cửa Lục (Hạ Long) có đáy bùn, được lắng đọng từ phù sa của các con sông từ miền bắc đổ ra, tạo điều kiện tốt cho rừng ngập mặn phát triển Với diện tích khoảng trên 10 km2, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định môi trường biển Hệ thống karst của Ningaloo Coast tiêu biểu cho vùng nam xích đạo, do nằm ở khu vực khô nóng nên hệ sinh thái trên cạn

ở khu vực này tương đối nghèo nàn, đặc trưng cho vùng sa mạc Nó kém đa dạng hơn hẳn các hệ sinh thái karst nhiệt đới, cận nhiệt đới bắc bán cầu, như Vịnh Hạ Long Khi nhắc đến hệ sinh thái trên cạn của Ningaloo, thường chỉ nhắc đến những loài bò sát, chim, và sinh vật sống dưới mặt đất Trong khi đó, rừng thường xanh trên núi đá vôi ở Vịnh Hạ Long là một hệ sinh thái độc đáo, đóng vai trò là nơi cư trú đa dạng của gần như đầy đủ các nhóm sinh vật: thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá và động vật không xương sống với 192 loài được ghi vào Danh lục Đỏ IUCN

- Di sản Puerto-Princesa Subterranean River National Park (Philippines)

Vườn quốc gia Puerto-Princesa Subterranean River nằm ở rặng núi Saint Paul, về phía Tây bắc của thành phố Puerto Princesa, thủ phủ tỉnh Palawan, Philippines Khu vực này được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1999 theo tiêu chí vii và x ĐDSH tại Puerto-PrincesaSubterranean River được đánh giá cao, với nhiều loài đặc hữu Có 2 kiểu rừng hình thành tại đây: rừng ở vùng đất thấp, vùng Karst đá vôi Khoảng hai phần

ba diện tích di sản là rừng, thống trị bởi các loài gỗ cứng Rừng Karst bị hạn chế ở những khu vực nhỏ nơi đất đã phát triển Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn, đồng rêu, thảm

Trang 20

cỏ biển và rạn san hô cũng được tìm thấy Vịnh Alugan, một phần của Vườn quốc gia

đã được đánh giá là có ý nghĩa quốc gia về rừng ngập mặn Sự đa dạng trong khu hệ động vật ở mức trung bình Động vật có vú đặc hữu bao gồm các chuột chù cây Palawan, nhím Palawan và lửng Palawan Bò biển đã được công nhận có mặt trong vùng biển của Vườn quốc gia Kỳ đà hoa (Monitor lizard) và rùa biển cũng xuất hiện ở đây Chim trĩ Palawan cũng đã được ghi nhận (được công nhận là một loài bị đe dọa trên thế giới)

Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Puerto-Princesa Subterranean River có nhiều điểm tương đồng Cả hai di sản đều được hình thành dựa trên cấu trúc karst và vùng biển lân cận Do đó, điểm chung lớn nhất của hai khu vực này là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi và hệ sinh thái biển Điều này dẫn tới mức độ ĐDSH cao ở cả hai khu vực với nhiều loài đặc hữu, rừng nhiệt đới nguyên sinh trên núi đá vôi Khu hệ động thực vật trên cạn của vịnh Hạ Long có phần đa dạng hơn so với Puerto-Princesa Subterranean River, Vịnh Hạ Long có tới 1836 loài thực vật bậc cao, trong khi Puerto-Princesa Subterranean River National Park chỉ thống kê được 800 loài Tương tự với các loài thú, Vịnh Hạ Long có 53 loài và con số này ở Puerto-Princesa Subterranean River là 30 loài Rừng ngập mặn ở cả Vịnh Hạ Long Bà và Puerto-Princesa đều được đánh giá là có tầm quan trọng quốc gia và có vai trò lớn trong bảo tồn ĐDSH Bên cạnh

đó, Vịnh Hạ Long còn chứa đựng các rạn san hô phân bố trên diện tích lớn với 247 loài san hô tạo rạn đã được phân loại

Từ những kết quả so sánh trên cho thấy vịnh Hạ Long là khu vực có tiềm năng ĐDSH ngang bằng thậm chí vượt trội về một số mặt như số loài và thành phần khu hệ khi tiến hành so sánh với các khu vực Di sản khác có tiềm năng ĐDSH cao và điều kiện

tự nhiên tương tự

1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng quản trị dữ liệu

1.2.1 Khái niệm

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) được định nghĩa như là một hệ thống thông tin mà

nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa không gian (Geographically hay Geospatial), nhằm hỗ trợ việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra, chẳng hạn như: để hỗ trợ ra các quyết định cho việc quy hoạch, và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, dễ dàng trong quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ dữ liệu hành chính (Nguyễn Kim Lợi và nnk, 2009)

1.2.2 Các thành phần của GIS

Hệ thống thông tin địa lý gồm 5 thành phần chính như sau:

Trang 21

- Thiết bị: Thiết bị bao gồm máy vi tính, máy vẽ, máy in, bàn số hóa, thiết bị quét ảnh, các phương tiện lưu trữ số liệu

- Phần mềm: Là tập hợp các câu lệnh chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính

- Con người: là người sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân tích và

sử dụng số liệu, thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức

về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện

- Số liệu, dữ liệu địa lý: bao gồm các dữ kiện về vị trí địa lý thuộc tính của thông tin , mối liên hệ không gian của các thông tin và thời gian

- Chính sách và cách thức quản lý: hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này được bổ nhiệm để thực hiện các hoạt động về hệ thống GIS một cách có hiệu quả và phục vụ người sử dụng thông tin

Trong đó con người được coi là thành phần quan trọng nhất trong các thành phần

Hệ thống sẽ không phát huy được tác dụng nếu không có sự tác động của những chuyên gia thực hiện các công việc như quản lý cơ sở dữ liệu, số hóa, kết xuất…Những người này cần phải có khả năng nhận định về tính chính xác, phạm vi suy diễn thông tin và có một kiến thức nền vững chắc

- Hiển thị dữ liệu: GIS có thể cho phép lưu trữ và hiển thị dữ liệu thông tin hoàn toàn tách biệt, ở các tỷ lệ khác nhau, mức độ chi tiết của thông tin chỉ bị hạn chế bởi khả năng lưu trữ của phần cứng và phương pháp mà phần mềm sử dụng để hiển thị dữ liệu

1.2.4 Dữ liệu của GIS

Trang 22

GIS sử dụng dữ liệu là nguồn dữ liệu không gian địa lí dạng số hóa, gồm các nguồn lấy dữ liệu :

Bản đồ: bản đồ địa hình với các đường đồng mức và những đặc điểm địa hình và các bản đồ có liên quan khác với các vật thể được số hóa bởi bản đồ hoặc scanner Không ảnh (Aerial photographs): phân tích hoặc kĩ thuật quang trắc thì rất đắt tiền nhưng đây là phương pháp tốt nhất để cập nhật dữ liệu

Ảnh vệ tinh (Satellite image): ảnh vệ tinh hoặc cơ sở dữ liệu có thể giúp cho sự phân loại các kiểu sử dụng đất, mô hình độ cao (DEM), cập nhật mạng lưới

Khảo sát thực địa bằng GPS: tổng các địa điểm khảo sát bằng GPS sẽ hiện đại hóa trong việc khảo sát bề mặt Nó rất chính xác nhưng rất tốn kém để đi tất cả các nơi trong vùng nghiên cứu

1.2.5 Ứng dụng của GIS

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ máy tính, viễn thám, hệ thống định vị toàn cầu (GPS),…đã thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng GIS vào thực tiễn một cách sâu rộng Rất nhiều lĩnh vực KTXH đã ứng dụng GIS vào để phục vụ công tác quản lý cũng như giải quyết các bài toán không gian, xây dựng các bản đồ chuyên đề Một số ứng dụng của GIS có thể liệt kê như sau:

- Nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Quản trị rừng, đường

di cư và đời sống động vật hoang dã; Quản lý và quy hoạch đồng bằng ngập lũ, lưu vực sông; Bảo tồn đất ngập nước; Phân tích các biến động khí hậu, thủy văn; Phân tích các tác động môi trường (EIA); Nghiên cứu tình trạng xói mòn đất

- Trong lĩnh vực KTXH: Quản lý dân số, mạng lưới y tế, giáo dục; Quản trị mạng lưới giao thông (thủy - bộ); Điều tra và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng; Nghiên cứu hỗ trợ các chương trình quy hoạch phát triển; Hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Hỗ trợ quy hoạch và quản lý các vùng bảo tồn thiên nhiên; Đánh giá khả năng và định hướng quy hoạch các vùng đô thị, công nghiệp lớn; Ứng dụng trong quản

lý mạng lưới khách hàng, phân phối sản phẩm

- Ứng dụng của GIS trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn: Xây dựng CSDL các bản đồ đất; Khả năng thích nghi các loại cây trồng; Sự thay đổi của việc sử dụng đất; Xây dựng các đề xuất về sử dụng đất; Quy hoạch thủy văn và tưới tiêu; Xác định hệ thống tưới tiêu; Tính toán sự xói mòn/bồi lắng trong hồ chứa nước; Nghiên cứu đánh giá ngập lụt; Kinh tế nông nghiệp; Xu thế thị trường của cây trồng; Nguồn nông sản hàng hóa; Phân tích khí hậu: hạn hán, các yếu tố thời tiết, thống kê; Mô hình hóa

Trang 23

nông nghiệp: ước lượng năng suất cây trồng; Chăn nuôi gia súc/gia cầm: thống kê, phân

bố, khảo sát và theo dõi diễn biến dự báo dịch bệnh

1.2.6 WebGIS và ứng dụng

a Khái niệm

WebGIS là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin địa lý trên World Wide Web (Edward, 2000, URL)

b Cấu trúc của WebGIS

WebGIS hoạt động theo mô hình Client - server giống như hoạt động của một Website thông thường, vì thế hệ thống WebGIS cũng có kiến trúc 3 tầng điển hình của một ứng dụng Web thông dụng Kiến trúc 3 tầng gồm có 3 thành phần cơ bản đại diện: Client, Application Server và Data Server

Hình 1: Sơ đồ cấu trúc 3 tầng của WebGIS

Client: thường là một trình duyệt Web browser như Internet Explorer, File Fox, Chrome, để mở các trang web theo URL (Uniform Resource Location - địa chỉ định

vị tài nguyên thống nhất) định sẵn Các Client đôi khi cũng chỉ là một ứng dụng desktop tương tự như phần mềm MapInfo, ArcGIS

Application Server: thường được tích hợp trong một Web Server nào đó (Tomcat, Apache, Internet Information Server) Nhiệm vụ chính của tầng dịch vụ là tiếp nhận các yêu cầu từ client, lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu theo yêu cầu client, trình bày dữ liệu theo cấu hình có sẵn hoặc theo yêu cầu của client và trả kết quả về theo yêu cầu

Data Server: là nơi lưu trữ các dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không gian và phi không gian Các dữ liệu này được tổ chức lưu trữ bởi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như PostgreSQL/PostGIS, Microsoft SQL Server 2008, MySQL, Oracle hoặc có thể lưu trữ

ở dạng các tập tin dữ liệu như shapefile, XML

c Các bước xử lý thông tin của WebGIS

- Client gửi yêu cầu của người sử dụng thông qua giao thức HTTP đến Web Server;

- Web Server nhận yêu cầu của người dùng gửi đến từ phía Client, xử lý và chuyển tiếp yêu cầu đến ứng dụng trên Server có liên quan;

Trang 24

- Application Server nhận các yêu cầu cụ thể đối với các ứng dụng và gọi các hàm

có liên quan để tính toán xử lý Nếu có yêu cầu dữ liệu nó sẽ gửi yêu cầu dữ liệu đến Data Exchange Center (Trung tâm trao đổi dữ liệu);

- Data Exchange Center nhận yêu cầu dữ liệu, tìm kiếm vị trí dữ liệu, sau đó gửi yêu cầu dữ liệu đến Data Server chứa dữ liệu cần tìm;

- Data Server tiến hành truy vấn dữ liệu cần thiết và trả dữ liệu này về cho Data Exchange Center;

- Data Exchange Center nhận nhiều nguồn dữ liệu từ Data Server, sắp xếp logic dữ liệu theo yêu cầu và trả dữ liệu về cho Application Server;

- Application Server nhận dữ liệu trả về từ các Data Exchange Center và đưa chúng đến các hàm cần sử dụng, xử lý, trả kết quả về Web Server;

- Web Server nhận kết quả xử lý, thêm vào các code HTML, PHP, để có thể hiển thị lên trình duyệt,, gửi trả kết quả về cho trình duyệt dưới dạng các trang web;

d Khả năng ứng dụng của WebGIS

- Khả năng phân phối thông tin rộng rãi trên toàn cầu

- Người dùng Internet có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không phải mua phần mềm

- Đối với phần lớn người dùng không có kinh nghiệm về GIS thì việc sử dụng WebGIS sẽ đơn giản hơn việc sử dụng các ứng dụng GIS khác

- WebGIS cho phép thêm các chức năng GIS chạy trên cơ sở mạng như thương mại, chính phủ, giáo dục Nhiều ứng dụng loại này chạy trên mạng cục bộ như một phương tiện phân phối và sử dụng dữ liệu địa lý không gian (geospatial data)

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công nghệ WebGIS như công nghệ MapServer, GeoServer, ESRI, Mapinfo

Chính vì các ưu điểm trên hiện nay công nghệ WebGIS được ứng dụng rộng rãi trên thế giới Công nghệ WebGIS phát triển mạnh mẽ, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó, O Fajuyigbe và nnk, 2012 đã phát triển các ngôn ngữ và công cụ Webgis như PostgreSQL, PostGIS, PHP, Apache và MapServer, đồng thời phát triển một WebGIS

mã nguồn mở hỗ trợ việc ra quyết định, chia sẻ thông tin về tài nguyên thiên nhiên

e Google Maps API và tích hợp trong Webgis

Google Map là một dịch vụ ứng dụng vào công nghệ bản đồ trực tuyến trên web miễn phí được cung cấp bởi Google, hỗ trợ nhiều dịch vụ khác của Google đặc biệt là

dò đường và chỉ đường, hiển thị bản đồ đường giao thông, các tuyến đường tối ưu cho

Trang 25

từng loại phương tiện, cách bắt xe và chuyển tuyến cho các loại phương tiện công cộng (xe bus, xe khách), và các địa điểm (kinh doanh, trường học, bệnh viện, cây ATM) trong khu vực cũng như khắp nơi trên thế giới

Map API: Là một phương thức cho phép một website B sử dụng dịch vụ bản đồ của website A (gọi là Map API) và nhúng website của mình (site B) Site A ở đây là Google map, site B là các website cá nhân hoặc tổ chức muốn sử dụng dịch vụ của google (di chuột, room, đánh dấu trên bản đồ ) Các ứng dụng xây dựng trên bản đồ được nhúng vào trang web các nhân thông qua các thẻ javascripts do vậy việc sử dụng API google rất dễ dàng Google Map API đã được nâng cấp lên phiên bản V3 không chỉ

hỗ trợ các máy để bàn truyền thống mà cho cả các thiết bị di động, các ứng dụng nhanh hơn và nhiều hơn Các dịch vụ hoàn toàn miễn phí với việc xây dựng một ứng dụng nhỏ Trả phí nếu đó là việc sử dụng cho mục đích kinh doanh, doanh nghiệp

Với dữ liệu bản đồ toàn cầu và được cập nhật thường xuyên Google Maps API được sử dụng làm bản đồ nền tích hợp trong nền tảng WebGis là xu hướng phổ biến hiện nay

Trang 26

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hệ sinh thái động thực vật trên vịnh Hạ Long

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Phạm vi không gian là khu vực Vịnh Hạ Long với với diện tích 1.553 km2

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2021

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra bổ sung các hệ sinh thái thực vật, rừng ngập mặn, vùng triều, hang động, đáy mềm, tùng áng để đánh giá thực trạng và tiềm năng ĐDSH khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long

- Cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu ĐDSH cho khu vực vịnh Hạ Long

- Đề xuất một số giải pháp giám sát, quản lý phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH trên khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Sử dụng để thu thập các tài liệu, số liệu, các dữ liệu về ĐDSH vùng nghiên cứu

- Đối với các dữ liệu về đa dạng sinh học từ năm 2018 trở về trước, tác giả đã kế thừa từ số liệu đa dạng sinh học được phép công bố chính thức bởi Ban Quản lý vịnh

Hạ Long (nguồn: Báo cáo đa dạng sinh học vịnh Hạ Long năm 2016, 2017, 2018, Ban Quản lý vịnh Hạ Long)

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu các hệ sinh thái

2.3.3 Phương pháp xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) WebGis

Từ các dữ liệu ĐDSH kế thừa và điều tra khảo sát bổ sung, tiến hành xây dựng CSDL tích hợp Webgis để quản lý, giám sát các loài trên khu vực vịnh Hạ Long Sơ đồ các bước xây dựng được trình bày ở hình 8

Trang 27

Hình 8: Sơ đồ xây dựng WebGIS quản lý giám sát ĐDSH khu vực Vịnh Hạ

Long

2.3.3.1 Sơ đồ tổ chức trang Web

Trang Web bao gồm trang chủ, giới thiệu, hành trình và đăng nhập

Trang chủ: Hiển thị bản đồ cùng với các chức năng tương tác bản đồ, tìm kiếm theo loài và hiển thị thông tin thuộc tính

Trang chủ; Giới thiệu; Tin tức; Hệ thống bản đồ; Hỗ trợ: Bao gồm thông tin chung

về hiện trạng môi trường với các thông số quan trắc online của tỉnh, phần giới thiệu chung, phần hướng dẫn sử dụng Web và phần đóng góp ý kiến của người dùng

Trong đó Hệ thống bản đồ là nội dung chính của cơ sở dữ liệu, trong đó lớn dữ liệu đầu tiên là lớp dữ liệu bản đồ Bảo tồn ĐDSH

Quản lý: Trang đăng nhập vào hệ thống quản lý CSDL Sau khi đăng nhập, người quản trị mới được phép vào trang quản lý và truy cập vào các trang:

Thêm mới: Thêm mới thông tin về đặc điểm phân bố của các loài

Chỉnh sửa: Sửa thông tin trong CSDL

Xóa: Xóa một dòng trong CSDL

2.3.3.2 Quản lý dữ liệu

Trang 28

Việc nhập thêm đối tượng được thực hiện khi có đối tƣợng mới phát sinh Sau khi nhập đầy đủ thông tin, hàm insert into thực hiện thêm mới thông tin vào CSDL

Sơ đồ thuật toán đăng nhập vào hệ thống như sau:

Hình 9: Sơ đồ giải thuật toán đăng nhập hệ thống

Sơ đồ giải thuật toán trong quản lý dữ liệu như sau:

- Thêm mới:

- Chỉnh sửa:

- Xóa:

Trang 29

Hiện nay, các dữ liệu điều tra về ĐDSH trên Vịnh Hạ Long được Ban Quản lý vịnh

Hạ Long cập nhật và sử dụng dữ liệu trên nền tảng WebGis tập trung của tỉnh Quảng Ninh (http://gisvung.quangninh.gov.vn) trên cơ sở thiết kế thêm các trường, lớp dữ liệu

để phục vụ công tác cập nhật, thể hiện dữ liệu ĐDSH trên Vịnh Hạ Long

Trang 30

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng hệ sinh thái thảm thực vật trên các đảo

3.1.1 Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái thảm thực vật trên các đảo

Nhóm thực vật trên cạn rất phong phú Thảm thực vật Hạ Long có 435 loài, 285 chi, 100 họ thuộc 5 ngành thực vật sau đây:

Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) có 416 loài, chiếm 95,5%;

Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) có 14 loài chiếm 3,9%;

Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 loài, chiếm 0,5%;

Ngành Lá thông (Psilotophyta) chỉ có 1 loài, chiếm 0,3%;

Ngành Thiên tuế (Pinophyta): 2 loài, chiếm 0,5%;

Thực vật trên cạn có tác dụng đến đời sống của con người: cây làm thuốc có 195 loài; cây ăn quả 20 loài; cây lấy gỗ và củi có 17 loài; cây cảnh: 12 loài; cây lấy dầu và nhựa có 12 loài, cây làm rau ăn có 11 loài; cây lấy sợi có 9 loài; cây lấy chất tanin và thuốc nhuộm có 9 loài

- Rừng xanh trên các vách đá vôi đối diện với biển

Các vách đá vôi gần như thẳng đứng đối diện với biển, điển hình cho sự giao thoa đảo - biển của Vịnh Hạ Long , đều là nơi cư ngụ của một nhóm đặc biệt các loài cây Các loài cây lá mọng hoặc trông xù xì như xương rồng Euphorbia antiquorum (Euphorb.), huyết giác Dracaena cambodiana (Liliac.), chi tuế Cycas sp (Cycad.), và dây leo không lá tiết căn Sarcostemma acidum (Apocyn.) mang lại cho thảm thực vật ở đây có dáng vẻ chống chịu hạn của thực vật sa mạc Các khoảng đất nhỏ mọc đầy cỏ hoặc tre mảnh có dấu hiệu sự phục hồi do bị tác động từ con người Thảm thực vật ở đây là sinh cảnh ưa chuộng của các loài thực vật đặc hữu Vịnh Hạ Long Loài phổ biến nhất và dễ nhận ra là Primulina (Chirita) drakei (Gesner.) mọc thành cụm có lá hơi ngả xám và hoa to màu tím Các loài đặc hữu thuộc cùng họ còn có Paraboea halongensis, Primulina gemella, P hiepii và loài ít được biết đến P semicontorta Các loài đặc hữu khác gồm Alpinia calcicola (Zingib.) và Cycas tropophylla (Cycad.) Ở trong các hốc

đá có hơi nhiều một chút Impatiens halongensis, loài Primulina sp., rất có thể cũng là một loài đặc hữu Bên cạnh đó, các vách đá hướng ra biển thuộc về sinh cảnh ưa chuộng của loài Khỉ vàng Malacca Mulata

Khu vực đảo Hang Trai: Có lẽ đây là nhóm đảo có đảo với diện tích lớn nhất trong

các đảo của các nhóm đảo khác, diện tích rừng che phủ lớn Hệ thực bì ở đây nhiều cây

to tươi tốt nhất so với các khu vực khác của Vịnh Hạ Long Tại đây có nhiều hoa nở rộ

Trang 31

thu hút nhiều loài chim đến sinh sống Chim vùng này có 60 loài, số lượng cá thể không nhiều như: Cò xanh, Mòng két mày xanh, Mòng két mày trắng, Diều hâu, Diều hoa Miến điện, Nhàn nhỏ, Hồng hoàng Nhiều loài số lượng cá thể đông và đặc trưng cho cả nhóm

ăn côn trùng ăn hạt và hút mật hoa chủ yếu nằm trong bộ Sẻ (Passeriformes), như: Bông lau Trung Quốc, Chích đuôi dài, Chích bông cánh vàng, Chim sâu, Hút mật ngực đỏ, Di bạc má, Chim sâu vàng lục, Vành khuyên v.v

Khu vực đảo Đầu Bê: Đây là nhóm đảo có diện tích khá lớn có nhiều bãi triều nhỏ,

nhiều rừng, cây cối mọc tốt và độ che phủ các núi đá lớn, có nhiều hoa Phong lan và Móng bò trắng Chim ở đây gặp được 54 loài,các loài chim dễ gặp như: Cò xanh (Butorides striatus), Mòng két mày xanh (Anas querquedula), Diều hâu (Milvus migrans), Diều hoa Miến điện (Spilornis cheela), Mòng bể (Larus ridibundus), Nhàn nhỏ (Sterna albions), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cao cát bụng trắng (Anthracoceros malabaricus) Còn lại đa số là các loài thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) Đại diện phổ biến với số lượng cá thể đông, như:Bông lau tai trắng (Pycnonotus aurigaster), Bông lau Trung Quốc (P sinensis), Chích bông đuôi dài (Orthotomus sutorius), Chích bông cánh vàng (O atrogularis) và một số loài khác cũng dễ gặp như: Hoét đá (Monticola solitaria), Rẻ quạt họng trắng (Rhipidura albicollis), Di bạc má (Parus major), Chim sâu vàng lục (Dicaeum concolor), Vành khuyên (Zosterops palpebrosa), Hút mật đỏ (Aethopyga siparaja), Hút mật họng tím (Nectarinia jugularis) v.v Đây là các loài có số lượng cá thể tương đối phong phú

Khu vực đảo Cống đỏ: Cũng như Đầu Bê, Cống Đỏ là nhóm đảo tương đối lớn và

xa nhất trong những nhóm đảo khảo sát Trong nhóm đảo có nhiều đảo tương đối lớn và

ưu thế là độ che phủ bề mặt núi đá tốt so với các nhóm đảo đã khảo sát trừ nhóm đảo Đầu Bê Thảm thực vật ở đây xanh tốt, độ phủ đạt đến 80% Chim ở đây phong phú và chỉ nêu được các đại diện đặc trưng như: ở bãi triều gặp Cò xanh (Butorides striatus), Mòng két mày xanh (Anas querquedula), Diều hâu (Milvus migrans), Diều hoa Miến điện (Spilornis cheela), Mòng bể (Larus ridibundus), Nhàn nhỏ (Sterna albions), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cao cát bụng trắng (Anthracoceros malabaricus) Còn lại đa

số là các loài thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) Đại diện phổ biến với số lượng cá thể đông như: Bông lau tai trắng (Pycnonotus aurigaster), Hoét đá (Monticola solitaria), Bông lau Trung Quốc (P sinensis), Chích bông đuôi dài (Orthotomus sutorius), Chích bông cánh vàng (O atrogularis), Rẻ quạt họng trắng (Rhipidura albicollis), Di bạc má (Parus major), Chim sâu vàng lục (Dicaeum concolor), Vành khuyên (Zosterops palpebrosa), Hút mật đỏ (Aethopyga siparaja), Hút mật họng tím (Nectarinia jugularis) v.v Đây là các loài có số lượng cá thể nhiều nhất trong số các loài chim đã gặp

Trang 32

Khu vực đảo Vạn Gió: Về diện tích các đảo có phần nhỏ hơn Hang Trai nhưng độ

che phủ của thảm thực vật tương đối tốt, đạt vào khoảng 60 - 70 %, chỉ thua kém Đầu

Bê và Hang Trai chút ít Nhìn chung chim ở nhóm đảo này tương đối phong phú về loài, nhưng số lượng cá thể tương đối ít Ở đây đã gặp được 49 loài, các loài đại diện có số lượng cá thể ít, như: Cò xanh, Mòng két mày xanh, Mòng két mày trắng, Diều hâu, Diều hoa Miến điện, Nhàn nhỏ trong đó chủ yếu là các loài trong bộ Sẻ chiếm đa số điển hình, như: Bông lau Trung Quốc, Chích đuôi dài, Chích bông cánh vàng, Chim sâu, Hút mật ngực đỏ, Di bạc má, Chim sâu vàng lục, Vành khuyên v.v

Khu vực đảo Hòn Vều (Khu vực Đầu Gỗ): Đây là nhóm có nhiều đảo nhỏ với diện

tích không lớn, độ che phủ không tốt bằng các nhóm đảo khác nhưng hình thức che phủ lại dàn đều trên bề mặt núi đá Chim ở đây nghèo về loài nhưng ngược lại số cá thể loài lại đông Loài Bông lau Trung Quốc (P sinensis), Chích bông đuôi dài (Orthotomus sutorius), Chim sâu vàng lục (Dicaeum concolor), Vành khuyên (Zosterops palpebrosa)

là các loài có số lượng cá thể phong phú Một vài loài số cá thể ít như Chích choè (Copsychus saularis), Hoét đá (Monticola solitarius) Sự xuất hiện loài Chích choè ở Hòn Vều góp phần tô thêm vẻ đẹp và hấp dẫn cho khách du lịch khi đến đây tham quan hang Đầu Gỗ

Khu vực đảo Mây Đèn: Cũng như Hòn Vều đây là nhóm đảo diện tích không lớn

và có nhiều hòn đảo nhỏ Mức độ che phủ không được tốt lắm so với các nhóm đảo khác, song so với các nhóm đảo khác đây là nhóm đảo gần đất liền nhất và lý thú nhất

là có hang Tám Gian là điểm tham quan du lịch hấp dẫn Chim ở đây nghèo về loài và

số cá thể cũng ít gặp

- Trong hệ sinh thái thực vật trên đảo Vịnh Hạ Long có mức độ ĐDSH đặc biệt cao với 1.836 loài thực vật bậc cao thuộc 842 chi và 186 họ thuộc 5 ngành thực vật, bao gồm: Thạch Tùng: 6 loài, Tháp Bút (1 loài), Dương Xỉ (63 loài), Thông (29 loài), Hạt Kín 1.462 loài (Lớp Ngọc Lan 1.231 loài và lớp Hành 231 loài) Trên 270 loài động vật

có xương sống trên cạn cũng đã được phát hiện ở khu vực này, trong đó lớp thú có 53 loài, lớp chim: 190 loài, lớp bò sát: 45 loài và lớp ếch nhái: 21 loài Có những loài đặc hữu và quý hiếm với số lượng không nhiều như Khỉ vàng, Nhạn trắng, Choắt, Tắc kè,

Kỳ đà Mặc dù tại đây số lượng động vật trên cạn không nhiều lắm nhưng lại có những loài đặc hữu như Thạch sùng mí Cát Bà Động vật trên cạn của vịnh Hạ Long có các đặc điểm nổi bật là: Lớp thú tuy số lượng loài không nhiều nhưng có tính đặc trưng cho vùng núi đá vôi với tính thích nghi cao như Khỉ vàng Lớp chim có một số loài đặc trưng cho vùng đảo biển như Nhạn trắng, Choắt Lớp bò sát đáng lưu ý nhất là Thạch sùng mí.Ngoài các đặc điểm riêng của từng nhóm, điểm nổi bật nhất là sự phân bố của chúng

Trang 33

không đồng đều chủ yếu tập trung ở các áng xa dân cư như Áng Cá hồng, Áng Mắt Rồng…

3.1.2 Đánh giá hiện trạng các loài chỉ thị trên các đảo khu vực vịnh Hạ Long

a Cọ Hạ Long

- Tại hòn Quả Cầu: có 12 cá thể cọ Hạ Long đang sinh trưởng và phát triển Toàn

bộ là các cá thể trong độ tuổi sinh sản hoặc tái sinh Tại thời điểm tiến hành khảo sát (tháng 5/2021), cả 12 cá thể đều ra hoa (phụ lục 1) Vị trí các cá thể được thể hiện trên

sơ đồ hình 10

Hình 10: Ghi nhận cọ Hạ Long (Hòn Quả Cầu)

- Tại hòn Mây Đèn: có 18 cá thể cọ Hạ Long đang sinh trưởng và phát triển Toàn

bộ là các cá thể trong độ tuổi sinh sản hoặc tái sinh Tại thời điểm tiến hành khảo sát (tháng 5/2021), 14/18 cá thể đều ra hoa (phụ lục 2) Vị trí các cá thể được thể hiện trên

sơ đồ hình 11

Trang 34

Hình 11: Ghi nhận cọ Hạ Long (Hòn Mây Đèn)

- Tại hòn Hang Than: có 35 cá thể cọ Hạ Long đang sinh trưởng và phát triển Hiện có 30/35 cá thể trong độ tuổi sinh sản hoặc tái sinh Tại thời điểm tiến hành khảo sát (tháng 5/2021), 26/35 cá thể ra hoa (phụ lục 3) Vị trí các cá thể được thể hiện trên

Trang 35

Hình 13: Ghi nhận Tuế Hạ Long (Đảo Bồ Hòn)

c Lan Hài

+ Khu vực hòn Mây Đèn

* Điểm 1: Khu vực hòn Thủng:

- Vị trí Lan hài: Hòn Thủng cách hòn Mây đèn khoảng 500m về phía Tây Bắc, tọa

độ 20052’43’’ B 10707’3’’ Đ Lan hài nằm dọc sườn Bắc của hòn

- Hiện trạng: Điểm này có địa hình vách đá thẳng đứng Lan hài bám trực tiếp vào

đá hoặc gốc cây để phát triển ở độ cao 10m so với mực nước biển lúc triều xuống, do

đó, chỉ có thể quan sát từ xa, khó tiếp cận để thu mẫu

- Số lượng: có khoảng 10 - 20 bụi lớn mọc rải rác dọc vách núi, mỗi bụi khoảng

10 cá thể trở lên

* Điểm 2: Dãy núi trước cửa hang Tam Cung:

- Vị trí Lan hài: Nằm trên vách sườn Tây Bắc của hòn Mây (dãy núi trước cửa hang Tam cung), có tọa độ: 20052’25’’ B 10706’36’’ Đ

- Hiện trạng: Điểm này có vách thẳng đứng nhưng có nhiều khe, hốc Lan hài mọc chủ yếu dưới tán trúc, tương đối khỏe, lá to và xanh

- Số lượng cá thể nhiều nhưng mọc rải rác thành nhiều bụi nhỏ, mỗi bụi có từ 10

cá thể, có khoảng 20 bụi phân bố tại khu vực này Bụi gần nhất cao khoảng 5m so với mực nước biển Điểm này có thể thu mẫu dễ dàng

* Điểm 3: hòn Mây Đèn:

- Vị trí Lan hài: Nằm ở phía Bắc của hòn Mây đèn, có tọa độ: 20052’47’’ B

10706’52’’ Đ

Trang 36

- Hiện trạng: Điểm này có độ dốc thoải, nền đất dày, có nhiều trúc sinh sống Lan hài mọc chủ yếu dưới tán trúc, tương đối khỏe, lá to và xanh

- Số lượng cá thể nhiều nhưng mọc rải rác thành nhiều bụi nhỏ, mỗi bụi có từ 3-5

cá thể, có khoảng 10 bụi phân bố tại khu vực này Bụi gần nhất cao khoảng 5m so với mực nước biển Đây cũng là một điểm thu mẫu dễ dàng

Hang Tam cung

Vị trí Lan hài tại khu vực

Trang 37

nước biển, tương đối khỏe, lá xanh và dài Vào những ngày thủy triều lên cao (khoảng 4m), có thể tiếp cận trực tiếp những bụi lan một cách dễ dàng

- Số lượng: có khoảng 10 bụi lớn, mỗi bụi ít nhất từ 20 - 30 cá thể

Hình 15: Vị trí điểm Soi Ván

+ Vị trí hang Trinh nữ

- Vị trí Lan Hài: Nằm trên vách đá trước cửa hang, có tọa độ 20050’07’’B,

107006’28’’ Đ

- Hiện trạng: Số lượng ít, mọc rải rác thành bụi nhỏ tại các hốc đá trên vách hoặc

dưới gốc các bụi cây và trúc Khó quan sát và thu mẫu

tương đối khỏe Số lượng cá thể nhiều, rất dễ dàng quan sát và thu mẫu

Trang 38

Hình 16: Khu vực hòn Xếp

Trang 39

d Thạch sùng mí Cát Bà

Thạch sùng mí Cát Bà phân bố tại các tuyến đường mòn tới các Tùng Áng trên rừng núi đá vôi và các hang động thuộc Vịnh Hạ Long Sinh cảnh của Thạch sùng mí Cát Bà là khu vực chân đảo và gần cửa hang, nơi có không khí râm mát và dễ dàng lẩn tránh vào các hang hốc khi gặp các loài săn mồi

Thạch sùng mí Cát Bà chủ yếu hoạt động về đêm khi khí hậu râm mát Nguy cơ đe doạ chủ yếu đối với Thạch sùng mí Cát Bà là các loài săn mồi như rắn, chim cắt, Tiến hành khảo sát theo tuyến đối với Thạch Sùng Mí Cát Bà trên ba điểm: Cống Đỏ, Vông Viêng, Trà Sản (Phụ lục 4) Tuy nhiên tại Trà Sản không phát hiện Thạch Sùng Mí Cát Bà Các số liệu quan trắc các cá thể Thạch Sùng Mí bắt gặp như sau:

Bảng 3: Bảng mô tả cá thể bắt gặp

Cá thể số 1 Cá thể số 2 Cá thể số 3 Chiều dài thân (SVL) Từ mút mõm đến rìa trước lỗ huyệt 111.87 106.8 11.09

Khoảng cách mắt - lỗ tai (EE) Từ bờ sau của mắt đến bờ trước lỗ tai 10.88 10.09 10.68

Trang 40

Bảng 4: Bảng mô tả địa điểm bắt gặp (Địa điểm: Vông Viêng)

Tuyến khảo sát: Vông Viêng Thời gian xuất phát: 20h00 ngày 25/4/2020 Người khảo sát: Nguyễn Hoàng Hưng, Phạm Lê

Thời gian

(giờ:phút)

Tên loài bắt gặp (tên Việt Nam/tên khoa học)

Số lượng (cá thể)

Tọa độ GPS

Độ cao (m)

Khoảng cách con vật tới mặt đất (m)

Nhiệt độ (độ C)

Độ

ẩm (%)

Sinh cảnh (mô tả

sơ bộ)

Ghi chú (quan sát, thu

mẫu, thấy dấu vết, kích cỡ mẫu…)

19h50'

Thạch sùng mí Cát

Bà/Goniurosaurus catbaensis (cá thể

cái)

01 0632257

Rừng trên núi

đá vôi

Trên vách dá cạnh đường đi của tuyến

Kí hiệu: 2.1

20h05'

Thạch sùng mí Cát

Bà/Goniurosaurus catbaensis (cá thể

đực)

01 0629710

2300803 98 dưới khe 3m 25.6 81

Rừng trên núi

đá vôi

Ngay trên đường đi gần đỉnh Vông Viêng

Ngày đăng: 09/10/2024, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Đăng Ngải và nnk, 2004. Sự biến đổi quần xã rạn san hô khu vực Hạ Long - Cát Bà. Kỷ yếu hội thảo Việt Nam - Italy “ Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven biển Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven biển Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Lăng Văn Kẻn, 1991b. San hô đá và các rạn san hô ở quần đảo Cát Bà. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập I. NXB KHKT, tr. 146 - 151 Khác
3. Lăng Văn Kẻn, 1994. Hiện trạng và xu thế phát triển của các rạn san hô vùng Cát Bà - Long Châu (Hải Phòng). Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập II. NXB KHKT. tr. 126 - 130 Khác
4. JICA, 1998. Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý môi trường vịnh Hạ Long, Việt Nam. Báo cáo kết quả khảo sát. Phần V, Các chỉ thị sinh học. Lưu trữ tại Viện TN&MTB Khác
6. Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến 2030 Khác
7. Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Khác
8. Đỗ Công Thung và cộng sự, (2008) nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long phục vụ cho việc quản lý, phát huy giá trị đa dạng sinh học của di sản Khác
11. Nguyễn Huy Yết, 1989. San hô và RSH bờ tây vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Hải quân 6 (143). tr. 35 - 36 Khác
12. Nguyễn Huy Yết, 1990. San hô cứng ven bờ tây vịnh Bắc Bộ, hiện trạng và vấn đề bảo vệ tài nguyên RSH. Báo cáo của Hội nghị KHKT ngành Thuỷ sản 1986 - 1990.Hà Nội Khác
13. Nguyễn Huy Yết và nnk, 1991. Điều tra thống kê nguồn gen trên các rạn san hô vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi. Báo cáo khoa học lưu trữ tại Phân viện Hải Dương học tại Hải Phòng Khác
14. Nguyễn Huy Yết, 1991a. Cấu trúc rạn và độ phủ san hô sống trên các rạn ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc về Biển lần III, tập 1.Hà Nội, tr. 352 - 358 Khác
15. Nguyễn Huy Yết và Lăng Văn Kẻn, 1995. Thành phần loài và sự phân bố san hô của vịnh Hạ Long. Báo cáo của Hội nghị KH Sinh vật biển lần thứ I. Nha Trang 10/1995 Khác
16. Nguyễn Huy Yết và nnk, 1999. Điều tra, nghiên cứu sự suy thoái của san hô ở vùng biển phía Bắc, đề xuất các giải pháp bảo vệ và phục hồi. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KH&CNVN, Lưu trữ tại thư viện Viện TN&MTB Khác
17. Nguyễn Huy Yết và nnk, 2010. Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái vùng ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước KC09.26/06-10.Tiếng Anh Khác
18. Gomez E. D., Alcala A.C., 1984. Survey of Philippine coral reefs using transect and quadrat techniques. UNESCO, 21. p. 57 - 69 Khác
20. Veron J. E. N., Pichon M., 1976. Scleractinia of Eastern Australia. Part I - Families Thamnastreiidae, Astrocoeniidae, Pocilloporidae. Australia Institute Marine Science Monogr. Ser. Vol. 1, p. 1 - 86 Khác
21. Veron J. E. N., Pichon M., Wijsman-Best M., 1977. Scleractinia of Eastern Australia. Part II - Families Faviidae, Trachyphyllidae. Australia Institute Marine Science Monogr. Ser. Vol. 3, p. 1 - 233 Khác
22. Veron J. E. N., 1980. Hermatypic Scleractinia of Hong Kong an annotated list of species. Procc. Fist Inter. Mar. Bio. Worshop, Hong Kong Uni. Press. p. 111 - 125 Khác
23. Veron J. E. N., Pichon M., 1980. Scleractinia of Eastern Australia. Part III - Families Agariciidae, Siderastreidae, Fungiide, Oculinidae, Merulinidae, Pectiniidae, Caryophylliidae, Dendrophylliidae. Australia Institute Marine Science Monogr. Ser.Vol. 4, p. 1 - 422 Khác
24. Veron J. E. N., Pichon M., 1982. Scleractinia of Eastern Australia. Part IV - Families Poritidae. Australia Institute Marine Science Monogr. Ser. Vol. 5, p. 1 - 159 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 8: Sơ đồ xây dựng WebGIS quản lý giám sát ĐDSH khu vực Vịnh Hạ - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 8 Sơ đồ xây dựng WebGIS quản lý giám sát ĐDSH khu vực Vịnh Hạ (Trang 27)
Sơ đồ hình 10. - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Sơ đồ h ình 10 (Trang 33)
Sơ đồ hình 12. - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Sơ đồ h ình 12 (Trang 34)
Hình 13: Ghi nhận Tuế Hạ Long (Đảo Bồ Hòn) - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 13 Ghi nhận Tuế Hạ Long (Đảo Bồ Hòn) (Trang 35)
Hình 14: Sơ đồ tổng thể các điểm phân bố Lan hài vệ nữ hoa vàng tại khu vực - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 14 Sơ đồ tổng thể các điểm phân bố Lan hài vệ nữ hoa vàng tại khu vực (Trang 36)
Hình 16: Khu vực hòn Xếp - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 16 Khu vực hòn Xếp (Trang 38)
Hình 18: Sơ đồ phân bố Rừng ngập mặn khu vực Tuần Châu – Đại Yên – Hoàng - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 18 Sơ đồ phân bố Rừng ngập mặn khu vực Tuần Châu – Đại Yên – Hoàng (Trang 47)
Hình 19: Khu vực Đầu Gỗ - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 19 Khu vực Đầu Gỗ (Trang 48)
Hình 20: Khu vực Ba Cửa - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 20 Khu vực Ba Cửa (Trang 49)
Hình 21: Khu vực Đại Thành - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 21 Khu vực Đại Thành (Trang 49)
Hình 22: Khu vực Vụng Hà - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 22 Khu vực Vụng Hà (Trang 50)
Hình 25: Rừng ngập mặn tại khu vực Cửa Lục - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 25 Rừng ngập mặn tại khu vực Cửa Lục (Trang 73)
Hình 26: Sinh vật bám dạng khảm tại hòn Đầu Bê - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 26 Sinh vật bám dạng khảm tại hòn Đầu Bê (Trang 74)
Hình 27: Chức năng hiển thị dữ liệu về “Bảo tồn quy hoạch loài” - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 27 Chức năng hiển thị dữ liệu về “Bảo tồn quy hoạch loài” (Trang 78)
Hình 29: Chức năng Hiển thị dữ liệu về “Hiện trạng loài” - Đánh giá tiềm năng Đa dạng sinh học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
Hình 29 Chức năng Hiển thị dữ liệu về “Hiện trạng loài” (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN