Trang 1 --- HỒ THẾ MINH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN HỆ ĐỘNG VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Trang 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN T
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HD KHOA HỌC: TS ĐỖ HOÀNG CHUNG
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nội dung Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đã được thực hiện với sự hỗ trợ chuyên môn của TS Đỗ Hoàng Chung Tôi xin cam đoan các số liệu nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trên các tài liệu khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2023
Người viết cam đoan
Hồ Thế Minh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bản Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp này được hoàn thành trong khuôn khổ chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Để hoàn thành báo cáo khoa học này, tôi đã nhận được sự quan tâm,
hỗ trợ, giúp đỡ của Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp và địa phương nơi tôi thực hiện nghiên cứu Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn về những sự giúp đỡ quý báu đó
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đỗ Hoàng Chung, người trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn
Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, nhưng do còn một số hạn chế về thời gian,
về kinh nghiệm thực hiện một nghiên cứu khoa học nhất là Luận văn Thạc sĩ Bản Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của quý thầy cô và các đồng nghiệp để bản Luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, 30 tháng 9 năm 2023
TÁC GIẢ
Hồ Thế Minh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH v
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vi
THESIS ABSTRACT viii
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN i
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3 Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học ……….4
1.1.1 Mất đa dạng sinh học……… 5
1.2 Tổng quan nghiên cứu khu hệ động vật 11
1.2.1 Nghiên cứu trên Thế giới 11
1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 12
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 15
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 15
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17
Trang 6CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 20
2.2 Thời gian nghiên cứu 20
2.3 Nội dung nghiên cứu 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 21
2.4.2 Phương pháp phỏng vấn 21
2.4.3 Điều tra thực địa 22
2.4.4 Xử lý số liệu 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Đa dạng sinh cảnh sống tại Khu BTTN Hữu Liên 24
3.1.1 Sinh cảnh sống trên cạn 24
3.1.2 Sinh cảnh dưới nước và ngập nước 27
3.2 Thành phần loài động vật tại Khu BTTN Hữu Liên 29
3.2.1 Khu hệ thú 29
3.2.2 Khu hệ chim 29
3.2.3 Khu hệ lưỡng cư và bò sát 30
3.3 Các loài động vật quý hiếm tại Khu BTTN Hữu Liên 32
3.3.1 Các loài động vật quý hiếm 32
3.3.2 Kết quả điều tra theo tuyến 37
3.3.3 Hiện trạng một số loài động vật quan trọng 38
3.4 Các mối đe dọa đến khu hệ động vật tại Khu BTTN Hữu Liên 44
3.5 Đề xuất một số giải bảo tồn và phát triển động vật tại Khu BTTN Hữu Liên 45
Trang 73.5.1 Giải pháp bảo vệ rừng 45
3.5.2 Giải pháp phục hồi sinh thái 45
3.5.3 Giải pháp nghiên cứu khoa học 45
3.5.4 Giải pháp chính sách phát triển kinh tế xã hội 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
1 KẾT LUẬN 47
2 KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Dân số - lao động - nhân khẩu trong khu vực 18
Bảng 3.1 Trạng thái rừng theo đơn vị hành chính tại Khu BTTN Hữu Liên 24
Bảng 3.2 Đặc điểm phân loại học của lớp thú tại Khu BTTN Hữu Liên 29
Bảng 3.3 Đặc điểm phân loại học của lớp chim tại Khu BTTN Hữu Liên 30
Bảng 3.4 Đặc điểm phân loại học của lớp lưỡng cư tại Khu BTTN Hữu Liên 31
Bảng 3.5 Đặc điểm phân loại học của lớp bò sát tại Khu BTTN Hữu Liên 31
Bảng 3.6: Danh sách các loài thú nguy cấp quý hiếm tại Khu BTTN Hữu Liên 32
Bảng 3.7: Danh sách các loài bò sát nguy cấp quý hiếm tại Khu BTTN Hữu Liên 35 Bảng 3.8: Danh sách các loài lưỡng cư nguy cấp quý hiếm tại Khu BTTN Hữu Liên 37 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Tỷ lệ các loại sinh cảnh sống 25
Hình 3.2 Tỷ lệ các loại rừng thuộc sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá 25
Hình 3.3 Thảm thực vật đặc trưng khu vực thung và sườn dưới núi đá vôi 27
Hình 3.4 Thảm thực vật bán ngập nước 28
Hình 3.5 Hồ Lân Ty 28
Hình 3.6 Các loài động vật ghi nhận tại tuyến II 38
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả luận văn: Hồ Thế Minh
Tên luận văn: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn hệ động vật tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn
Ngành khoa học của luận văn: Quản lý tài nguyên rừng; Mã số: 8.62.02.11
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên
xuất được các giải pháp bảo tồn động vật tại Khu BTTN Hữu Liên
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nội dung chính sau đây: Đánh giá được đa dạng sinh cảnh tại Khu BTTN Hữu Liên; Đánh giá thành phần loài động vật và hiện trạng các loài nguy cấp, quý, hiếm tại Khu BTTN Hữu Liên; Xác định các mối đe dọa đến khu hệ động vật tại Khu BTTN Hữu Liên; Đề xuất một số giải pháp Đề tài đã sử dụng các phương pháp trong điều tra khu hệ động
vật như: Thu thập tài liệu thứ cấp; Phỏng vấn thợ săn và cộng đồng; Điều tra thực
địa (theo tuyến và các điểm nóng kết hợp thu thập thông tin, hình ành và mẫu vật)
Kết quả chính và kết luận:
- Sinh cảnh sống tại Khu BTTN Hữu Liên bao gồm các dạng chính sau: Rừng
tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi đá chiếm tỷ lệ lớn (97,51%) gồm rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi; Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi đất (1,01%) và đất có cây gỗ tái sinh trên núi đá (1,48%); Sinh cảnh đất ngập nước và sinh cảnh dưới nước
Trang 11- 60 loài Thú đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong số đó có 23 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ của IUCN, SĐVN 2010 (từ cấp VU trở lên)
- 238 loài Chim đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong đó có 15 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ của IUCN, SĐVN 2010 (từ cấp VU trở lên)
- 67 loài Bò sát đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong đó có 17 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ của IUCN, SĐVN 2010 (từ cấp VU trở lên)
- 41 loài Ếch nhái đã được ghi nhận trong cuộc điều tra
- Hiện nay, loài Voọc đen má trắng trong khu rừng đặc dụng còn 4 đàn mỗi đàn có từ 3 - 5 cá thể phân bố ở các khu vực khác nhau và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Trong thời gian tới cần có các Dự án bảo tồn và di dời các cá thể bị biệt lập
về khu vực tập trung để các cá thể này có điều kiện sinh sản và phát triển trong khu rừng đặc dụng Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chúng tôi không bắt gặp Chính
vì vậy, cần có các cuộc điều tra, nghiên cứu thực chuyên sâu về loài để đánh giá đầy
đủ hơn sự có mặt của các loài này trong rừng đặc dụng trong thời gian tới
Khu hệ động vật trong khu rừng đặc dụng Hữu Liên tuy đã chịu sức ép nặng
nề từ hoạt động khai thác lâm sản của người dân địa phương nhưng vẫn là nơi sinh sống cho nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm như Gấu, Báo gấm, Beo lửa và loài Vọoc đen má trắng, các loài Chim và các loài lưỡng cư, Bò sát Tuy nhiên kích thước quần thể của các loài đã suy giảm hơn nhiều so với thời điểm cách đây khoảng 10 năm Nhiều loài hiện chỉ còn một vài cá thể còn sinh sống trong khu đặc dụng
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master of Science: Ho The Minh
Thesis title: Research on the scientific basis for the conservation of fauna at Huu
Lien Nature Reserve, Lang Son province
Major: Forest resource management; Code: 8.62.02.11
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry –
Thai Nguyen University
Research Objectives:
Contribute to building a scientific basis for conservation of fauna at Huu Lien Nature Reserve With specific objectives: (1) Assess the diversity of habitats at Huu Lien Nature Reserve; (2) Assess the animal species composition and current status of rare and endangered species in Huu Lien Nature Reserve; (3) Identify the main threats to the fauna in Huu Lien Nature Reserve; (4) Propose solutions for animal conservation in Huu Lien Nature Reserve
Materials and Method:
To achieve the research goal, the project focuses on the following main contents: Assessing diversity of habitat in Huu Lien Nature Reserve; Assess the animal species composition and current status of endangered, precious and rare species in Huu Lien Nature Reserve; Identify threats to the fauna in Huu Lien Nature Reserve; Propose some solutions The project used methods in investigating fauna such as: Collecting secondary documents; Interviews with hunters and communities; Field investigation (according to routes and hot spots combined with collecting information, pictures and samples)
Main findings and conclusions:
- Habitats in Huu Lien Nature Reserve include the following main types: Evergreen broad-leaved natural forests on limestone mountains account for a large proportion (97.51%) including medium forests, poor forests, depleted forests and recovery forests; Evergreen broad-leaved natural forest on soil mountains (1.01%) and land with regenerated wood on limestone mountains (1.48%); Wetland habitats and aquatic habitats
Trang 13- 60 species of mammals were recorded during the survey, of which 23 rare species are in the IUCN Red List, Red Book Vietnam 2010 (from VU level and above)
- 238 bird species were recorded during the survey, including 15 rare species listed
in the IUCN Red List, Red Book Vietnam 2010 (from VU level and above)
- 67 species of reptiles were recorded in the survey, including 17 rare species listed
in the IUCN red list, Red Book Vietnam 2010 (from VU level or higher)
- 41 frog species were recorded during the survey
- Currently, the white-cheeked langur species in the special-use forest still has 4 herds, each with 3-5 individuals distributed in different areas and is in danger of extinction In the coming time, it is necessary to have projects to preserve and relocate isolated individuals to concentrated areas so that these individuals have conditions to reproduce and develop in special-use forests However, during the investigation we did not find any Therefore, there is a need for in-depth surveys and studies on species to more fully assess the presence of these species in special-use forests in the near future
Although the fauna in Huu Lien special-use forest has been under heavy pressure from local people's forest product exploitation activities, it is still a habitat for many animal species, especially rare species such as Bears, Leopards, Fire Leopards and White-cheeked Langurs, Birds and Amphibians, Reptiles However, the population size of the species has decreased much more than it did about 10 years ago Many species currently have only a few individuals still living
in special-use areas
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực điểm nóng đa dạng sinh học Indo-Buma (Indo-Miến Điện), là một trong 36 điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới Xét về tính đa dạng loài và tính đặc hữu, điểm nóng đa dạng sinh học Indo-Miến Điện bao gồm hơn 2 triệu km2 vùng nhiệt đới châu Á - là một trong những khu vực quan trọng nhất về mặt sinh học trên hành tinh Đây cũng là một trong những nơi bị đe dọa nhiều nhất: Chỉ 5% môi trường sống tự nhiên của điểm nóng còn ở tình trạng tương đối nguyên sơ
Việt Nam có khu hệ động vật rất đa dạng và phong phú Tại Việt Nam đã thông kê và ghi nhận có 322 loài (340 loài và phân loài), 155 giống, 43 họ, 15 bộ Trong đó, thú biển có 24 loài, thú nội địa có 298 loài (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009), 887 loài chim (Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011), 39 loài bò sát và 176 loài ếch nhái (Nguyen Van Sang et al., 2009), trong đó
có nhiều loài là đặc hữu chỉ có ở Việt Nam Hiện nay do nhiều lý do mà nguồn tài nguyên động vật suy giảm nghiêm trọng Số loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007) là: 94 loài thú, 76 loài chim, 40 loài bò sát
và 14 loài ếch nhái ở các mức độ đe dọa khác nhau Trong số đó, có nhiều loài ở mức đe doạ cao, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hữu Liên được ghi nhận trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia Khu BTTN Hữu Liên được thành lập theo Quyết định số 186/UB-QĐ-TC, ngày 10/6/1989 của ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập Ban quản lý rừng cấm Hữu Liên (Nay là Khu BTTN Hữu Liên
do Ban quản lý RĐD Hữu Liên đang trực tiếp quản lý) Khu bảo tồn hiện nay có diện tích 8.293,4 ha nằm toàn bộ trên xã Hữu Liên, một phần xã Yên Thịnh, một phần Xã Hòa Bình (huyện Hữu Lũng); một phần xã Trấn Yên, xã Nhất Tiến của
Trang 15huyện Bắc Sơn; một phần xã Hữu Lễ huyện Văn Quan và một phần xã Vạn Linh huyện Chi Lăng
Khu bảo tồn được thành lập nhằm bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá điển hình cho vùng núi phía Đông Bắc nước ta Khu BTTN Hữu Liên có chức
năng rất quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH, góp phần giảm thiểu đáng kể tác động tiêu cực của con người đến các loài động, thực vật Nhiệm vụ chủ yếu của Khu
BTTN Hữu Liên là bảo vệ sinh cảnh sống cho cho những loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gen như: Hươu xạ, Voọc đen má trắng, Vượn đen Đông Bắc , đồng thời bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm khác, đặc biệt là Gấu, Hoàng Đàn Khu bảo tồn còn có giá trị phòng hộ, bảo vệ thượng nguồn của một số con suối cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và cuộc sống hàng ngày cho người dân ở khu vực xung quanh và các xã lân cận
Thời gian qua, mặc dù đã được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng các hoạt động khai thác trái phép (gỗ, củi và lâm sản) vẫn diễn ra Những hoạt động này của người dân địa phương đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, nhất là đối với các loài quý hiếm và các loài có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi trong Khu bảo tồn Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học về tài nguyên của khu vực còn nhiều hạn chế, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ về sự đang dạng của khu hệ động vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Hữu Liên
Những năm gần đây, Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn mới có cuộc điều tra rà soát hiện trạng các loài bị đe dọa trong Khu bảo tồn; thông tin về các loài động vật phổ biến chưa được quan tâm nhiều trong nghiên cứu này Bên cạnh đó, số liệu đã được công bố khá lâu nên việc cập nhật thêm thông tin về tình trạng của các loài động vật hoang dã tại khu bảo tồn là rất cần thiết
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học
nhằm bảo tồn hệ động vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn”
nhằm góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn bền vững tài nguyên tại Khu BTTN Hữu Liên
Trang 162 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn động vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hữu Liên Đề tài đề ra một số mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá được đa dạng sinh cảnh Khu BTTN Hữu Liên
- Đánh giá được thành phần loài động vật và hiện trạng các loài nguy cấp quý hiếm tại Khu BTTN Hữu Liên
- Xác định được các mối đe dọa chủ yếu đến khu hệ động vật tại Khu BTTN Hữu Liên
- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn động vật tại Khu BTTN Hữu Liên
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học, giảng viên về những vấn đề nghiên cứu có liên quan Đây là cơ hội để học viên được học, được trải nghiệm với công tác nghiên cứu, biết gắn giữa lý luận với thực tiễn nghiên cứu Biết xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tiếp cận với cộng đồng và hoàn thiện kỹ năng làm việc tại cộng đồng
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật nhằm góp phần bổ sung cơ sở dữ
liệu phục vụ công tác bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên tại khu bảo tồn, là
cơ sở khoa học để Khu bảo tồn xây dựng kế hoạch bảo tồn, định hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là một thuật ngữ bao trùm toàn diện cho mức độ đa dạng hoặc biến đổi của tự nhiên trong hệ thống tự nhiên; cả về số lượng và tần suất Nó thường được hiểu theo nghĩa đa dạng của thực vật, động vật và vi sinh vật, các gen chứa chúng và hệ sinh thái mà chúng hình thành Đa dạng sinh học mà chúng ta thấy ngày nay là kết quả của hàng tỷ năm tiến hóa, được định hình bởi các quá trình tự nhiên và ngày càng tăng bởi ảnh hưởng của con người Nó tạo thành mạng lưới sự sống mà chúng ta là một phần không thể thiếu và chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào
đó Cho đến nay, khoảng 2,1 triệu loài đã được xác định, chủ yếu là các loài nhỏ sinh vật như côn trùng Các nhà khoa học tin rằng thực tế có khoảng 13 triệu loài, mặc
dù theo ước tính của UNEP có từ 9,0 đến 52 triệu loài tồn tại trên trái đất (Mora et
al., 2011)
Đa dạng sinh học theo đó được xem xét ở 3 cấp độ chính:
Đa dạng di truyền: Đây là sự đa dạng của thông tin di truyền có trong tất cả các loài thực vật, động vật và vi sinh vật riêng lẻ xuất hiện trong quần thể của loài Đơn giản đó là sự biến đổi gen trong loài và quần thể
Đa dạng loài: Đây là sự đa dạng của các loài hoặc các sinh vật sống Nó được
đo bằng - Độ phong phú của loài - Điều này đề cập đến tổng số loài trong một khu vực xác định Sự phong phú của loài - Điều này đề cập đến số lượng tương đối giữa các loài Nếu tất cả các loài có cùng mức độ phong phú như nhau, điều này có nghĩa
là sự thay đổi cao do đó tính đa dạng cao, tuy nhiên nếu một loài được đại diện bởi
96 cá thể, trong khi phần còn lại được đại diện bởi 1 loài, thì đây là mức độ đa dạng thấp Trong tự nhiên, không phải tất cả các loài trong quần xã đều khác nhau như nhau Có thể phân loại các loài trên cơ sở chức năng của chúng
a) Kiểu chức năng: Kiểu chức năng là những loài thực hiện các chức năng sinh thái khác nhau
Trang 18b) Các dạng tương tự về chức năng: Các dạng tương tự về chức năng đại diện cho các đơn vị phân loại riêng biệt thực hiện các chức năng sinh thái giống nhau hoặc rất giống nhau
Đa dạng hệ sinh thái: Điều này liên quan đến sự đa dạng của môi trường sống, cộng đồng sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển
Đa dạng sinh học không phân bố đều trên Trái đất Nó giàu có nhất ở vùng nhiệt đới Đa dạng sinh học trên cạn có xu hướng cao nhất ở gần xích đạo (Gaston, 2000), điều này dường như là kết quả của khí hậu ấm áp và năng suất sơ cấp cao (Field et al., 2009) Đa dạng sinh học biển có xu hướng cao nhất dọc theo các bờ biển ở Tây Thái Bình Dương, nơi có nhiệt độ mặt nước biển cao nhất và ở dải vĩ độ trung bình trong tất cả các đại dương
1.1.1 Mất đa dạng sinh học
Mất đa dạng sinh học và những thay đổi liên quan trong môi trường bây giờ nhanh hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người và không có dấu hiệu của quá trình này chậm lại Hầu như tất cả các hệ sinh thái của Trái đất đã bị biến dạng và thay đổi đáng kể bởi các hoạt động của con người và liên tục được chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp và sử dụng khác Nhiều quần thể động vật và thực vật có nguy cơ suy giảm về số lượng và lan rộng về mặt địa lý
Tuy nhiên, sự tuyệt chủng của loài là một phần tự nhiên của lịch sử Trái đất nhưng hoạt động của con người đã làm gia tăng sự tuyệt chủng, tăng ít nhất 100 lần
so với tỷ lệ tự nhiên
Mất đa dạng sinh học là do một loạt các yếu tố tác động Một yếu tố tác động
là bất kỳ yếu tố tự nhiên hoặc do con người gây ra có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây
ra sự thay đổi trong một hệ sinh thái Một yếu tố tác động trực tiếp rõ ràng ảnh hưởng đến các quá trình của hệ sinh thái Yếu tố tác động gián tiếp có ảnh hưởng rộng hơn bằng cách thay đổi một hoặc nhiều yếu tố tác động trực tiếp Các động lực trực tiếp quan trọng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học là thay đổi môi trường sống, biến đổi khí hậu, các loài xâm lấn khai thác quá mức và ô nhiễm
Trang 19Các mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học
Một mối đe dọa theo định nghĩa đề cập đến bất kỳ quá trình hoặc sự kiện nào
do tự nhiên hoặc do con người gây ra có khả năng gây ra tác động bất lợi đối với tình trạng hoặc việc sử dụng bền vững bất kỳ thành phần nào của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học đang suy giảm nhanh chóng do các yếu tố như thay đổi môi trường sống và hủy hoại do thay đổi mục đích sử dụng đất, khai thác quá mức tài nguyên sinh học, biến đổi khí hậu, ô nhiễm và các loài xâm lấn Các yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo như vậy có xu hướng tương tác và khuếch đại lẫn nhau
Thay đổi và phá hủy môi trường sống
Nhìn chung, yếu tố chính trực tiếp thúc đẩy đa dạng sinh học mất mát trên toàn thế giới là sự thay đổi và phá hủy môi trường sống Sự phá hủy môi trường sống làm cho toàn bộ môi trường sống hoạt động bình thường không thể hỗ trợ các loài
có trong môi trường sống Đa dạng sinh học giảm trong quá trình này khi tồn tại các sinh vật trong môi trường sống bị thay thế hoặc bị tiêu diệt (Ayoade và cộng sự, 2009; Agarwal và cộng sự, 2011) Nhân loại phá hủy môi trường sống đã tăng tốc rất nhiều trong nửa sau của thế kỷ XX Môi trường sống tự nhiên là thường bị phá hủy thông qua hoạt động của con người với mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất công nghiệp và đô thị hóa Phát quang diện tích rừng để làm nông nghiệp, thay đổi môi trường sống ven sông thành hồ (hồ chứa) môi trường sống bằng cách xây dựng các dự án thủy điện trên sông (Agarwal et al., 2014), khai thác, khai thác gỗ, mở rộng đô thị, xây dựng đường cao tốc là một số ví dụ về sự phá hủy và chia cắt môi trường sống Một ước tính 5 năm về mất độ che phủ rừng toàn cầu trong những năm 2000 - 2005 là 3,1 % Ở vùng nhiệt đới ẩm nơi mất rừng chủ yếu do khai thác gỗ, 272.000 km2 đã bị mất trong tổng số toàn cầu 11.564.000 km2 (hay 2,4 %)
Ở vùng nhiệt đới, tổn thất đa dạng sinh học cũng đại diện cho sự tuyệt chủng của các loài vì mức độ đặc hữu cao Gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên dẫn đến thay đổi sử dụng đất Kể từ đây mất đa dạng di truyền, giảm loài và thay đổi hệ sinh thái gia tăng như ngẫu nhiên thay đổi dân số, bùng phát dịch bệnh và sự phân mảnh môi trường sống giữa những khu vực khác nhau đã dẫn đến tổn thất đa dạng sinh học
Trang 20Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
Điều này dẫn đến khi các cá thể của một loài cụ thể bị được khai thác với tốc
độ cao hơn mức có thể được duy trì bởi khả năng sinh sản tự nhiên của quần thể bị khai thác Việc này có thể thông qua săn bắn, câu cá, buôn bán, hái lượm thực phẩm, Khai thác quá mức vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, là mối đe dọa đối với nhiều loài, chẳng hạn như cá biển và động vật không xương sống, cây cối và động vật bị săn bắt để lấy thịt Các áp lực chăn thả trên hầu hết các đồng cỏ ở độ cao lớn của bang Uttarakhand (Ấn độ) cả từ người di cư và cộng đồng địa phương, là việc khai thác rộng rãi dược liệu các loại thảo mộc ở những khu vực này dẫn đến việc khai thác quá mức (Rawat, 1998) Mặc dù mức độ thực sự khai thác ít được biết đến, rõ ràng là tỷ lệ khai thác là rất cao trong các khu rừng nhiệt đới Thương mại đối với thực vật và động vật hoang dã và dẫn xuất của chúng ít có dẫn chứng nhưng ước tính gần 160 tỷ đô la hàng năm Nó bao gồm từ động vật sống cho buôn bán thực phẩm
và vật nuôi đến cây cảnh và gỗ Bởi vì việc buôn bán động vật và thực vật hoang dã xuyên biên giới quốc gia, nỗ lực để điều chỉnh nó đòi hỏi hợp tác quốc tế để bảo vệ một số loài do khai thác quá mức
Sự ô nhiễm
Trong 5 thập kỷ qua, các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ đã nổi lên như một trong những yếu tố quan trọng nhất gây suy giảm đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước-biển cũng như nước ngọt Ô nhiễm nhiệt là một mối đe dọa khác đối với đa dạng sinh học
Loài xâm lấn
Yếu tố này có thể là cố ý hoặc vô tình Các loài được đưa vào trong một hệ sinh thái sẽ gây ra những thay đổi trong hệ sinh thái Các loài xâm lấn/du nhập là những sinh vật phát sinh trong các khu vực/môi trường sống mà trước đây chúng không phải là loài bản địa Những loài du nhập như vậy thường được gọi là chất gây
ô nhiễm sinh học Một số tác động sinh thái của cuộc xâm lấn bao gồm lai tạo, cạnh tranh, phá vỡ hệ sinh thái ban đầu, ảnh hưởng mầm bệnh thực vật, truyền bệnh, phá
vỡ mạng lưới thức ăn và trong một số trường hợp là tuyệt chủng Các loài có thể
Trang 21được du nhập có chủ đích cho các hoạt động trang trí, nông nghiệp, săn bắn và phục
vụ cho nghiên cứu khoa học và thương mại
Biến đổi khí hậu
Đây là mối quan tâm lớn đặc biệt khi CO2 toàn cầu tăng lên trong khí quyển dẫn đến sự nóng lên toàn cầu Hầu hết các loài có nguồn gốc trong một giới hạn sinh
lý rất hẹp; do đó thiên nhiên có một loạt các khả năng chịu đựng được duy trì cho sự
ổn định của hệ sinh thái Những thay đổi có thể diễn ra từ từ hoặc đột ngột, nếu vượt quá giới hạn trên hoặc dưới, các loài sẽ bị tuyệt chủng Những thay đổi gần đây về khí hậu, chẳng hạn như nhiệt độ ấm hơn ở một số vùng nhất định, đã có tác động đáng kể đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái (Rawat và Semwal, 2014) Chúng đã ảnh hưởng đến sự phân bố của loài, quy mô quần thể và thời gian sinh sản hoặc các
sự kiện di cư, cũng như tần suất bùng phát sâu bệnh Dự kiến những thay đổi về khí hậu vào năm 2050 có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sống ở một số khu vực địa lý hạn chế Đến cuối thế kỷ, biến đổi khí hậu và tác động của nó có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp chính dẫn đến mất đa dạng sinh học nói chung
Dân số
Từ năm 1950 đến năm 2011, dân số thế giới đã tăng từ 2,5 tỷ lên 7 tỷ người
và được dự báo sẽ đạt mức cao nhất là hơn 9 tỷ người trong thế kỷ 21 Khi dân số loài người ngày càng tăng, tồn tại nhu cầu càng cao đối với nguyên liệu thô, điều này chắc chắn sẽ gây ra những thay đổi về đa dạng sinh học Dân số loài người có tác động nhiều hơn đến đa dạng sinh học hơn bất kỳ yếu tố nào khác Theo Dumont, (2012) cho đến giữa thế kỷ 21, sự mất mát đa dạng sinh học trên toàn thế giới sẽ phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ sinh của con người trên toàn thế giới Do đó, điều quan trọng
là phải kiểm soát dân số của con người, điều này sẽ giúp bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là cứu sự sống trên Trái đất dưới mọi hình thức và giữ cho các hệ sinh thái tự nhiên hoạt động và khỏe mạnh Điều này kết hợp việc bảo tồn, duy trì, sử dụng bền vững, phục hồi và nâng cao các thành phần của đa dạng sinh học Trong đó: Bảo tồn là việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bao
Trang 22gồm bảo vệ cũng như khai thác và bảo tồn là một khía cạnh của ý nghĩa bảo tồn để giữ một cái gì đó mà không thay đổi hoặc thay đổi nó Phát triển bền vững là một khía cạnh phức tạp khác của bảo tồn đa dạng sinh học Nó chỉ đơn giản đề cập đến
sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ Sự cân bằng giữa môi trường, phát triển và xã hội dẫn đến phát triển bền vững, đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có các chính sách/công ước và thể chế môi trường thực thi và thực thi đúng đắn
Bảo tồn tại chỗ:
Nó đề cập đến việc bảo tồn các hệ sinh thái và tự nhiên môi trường sống bao gồm duy trì và phục hồi khả thi quần thể của các loài trong môi trường sống tự nhiên của chúng Khoảng 2,4 triệu ha đã được dành riêng cho bảo tồn tại chỗ nhằm bảo tồn môi trường sống và hệ sinh thái, một mạng lưới bảo vệ vùng gồm 176 khu, bao gồm 34 vườn quốc gia, 58 khu bảo tồn thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh,
61 khu bảo vệ cảnh quan
Người ta nhận thấy rằng không có quy định pháp luật nào có thể hiệu quả trừ khi cộng đồng địa phương tham gia vào lập kế hoạch, quản lý và giám sát các chương trình bảo tồn
Bảo tồn đa dạng sinh học không phải là vấn đề chỉ giới hạn ở bất kỳ quốc gia hay cộng đồng nào Đó là một mối quan tâm quan trọng mang tính toàn cầu Bảo tồn
đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của nó được đưa ra rộng rãi vào năm 1972 (Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường Con người; Stockholm) Năm 1973, UNEP đã xác định bảo tồn đa dạng sinh học là một lĩnh vực ưu tiên, do
đó cần phải có thẩm quyền pháp lý để bảo tồn tài nguyên thế giới Đã có các cuộc đàm phán về một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý để giải quyết vấn đề đa dạng sinh học và sự mất mát của nó nhằm tăng cường sự công bằng và bình đẳng trong việc chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học; điều này dẫn đến việc ra đời Công ước Đa dạng sinh học năm 1992; (CBD, 2011) Hội nghị được lấy cảm hứng từ mối quan tâm ngày càng tăng trên toàn thế giới đối với sự phát triển bền vững Các mục tiêu của hội nghị là:
Trang 23- Bảo tồn tính đa dạng (đa dạng sinh học);
- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và giá trị của đa dạng sinh học;
- Chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích của nó
Đây là hiệp định toàn cầu đầu tiên mà giải quyết tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học (tài nguyên di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái) Một số điều ước và hiệp định quốc tế có hiệu lực đáng kể trong nỗ lực tăng cường tham gia quốc tế và cam kết bảo tồn sự đa dạng sinh học Một số trong số này là:
• Rio-de-Janeiro trực thuộc Liên hợp quốc Hội nghị Môi trường và Phát triển (UNCED)/ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
• Công ước châu Phi về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên
• Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
• Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (Liên minh Bảo tồn Thế giới)
• Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng loài (CITES)
• Công ước quốc tế về bảo hộ đối với chim
• Ủy ban quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật
• Viện tài nguyên thế giới
• Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
• Công ước Bảo tồn các loài di cư của động vật hoang dã
• Công ước quốc tế về quy định đánh bắt cá voi
• Chương trình của UNESCO về Con người và sinh quyển
Các mục tiêu chiến lược được đề xuất cho bảo tồn đa dạng sinh học:
Giải quyết các nguyên nhân cơ bản của mất đa dạng sinh học bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong hoạt động của chính phủ và toàn xã hội
Giảm áp lực trực tiếp lên đa dạng sinh học và thúc đẩy sử dụng bền vững
Phục hồi đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ hệ sinh thái, loài và đa dạng di truyền
Nâng cao lợi ích cho tất cả mọi người từ đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
Trang 24 Tăng cường thực hiện thông qua có sự tham gia lập kế hoạch, quản lý tri thức và xây dựng năng lực
Bảo tồn chuyển chỗ:
Nó đề cập đến việc bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng, ví dụ như sở thú, bảo tàng, ngân hàng gen, vườn thực vật / vườn ươm, được sử dụng cho loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng để tránh chúng tuyệt chủng, còn được gọi là bảo tồn nuôi nhốt Rất nhiều nỗ lực đang được tiến hành để thu thập và bảo tồn vật chất di truyền của các loài cây trồng, vật nuôi, chim và cá (Agarwal và cộng sự, 2009; Agarwal, 2011)
1.2 Tổng quan nghiên cứu khu hệ động vật
1.2.1 Nghiên c ứu trên Thế giới
Osunsina và cs (2012), nghiên cứu tại Ibadan ở khu vực có diện tích 1.000
ha, trong đó khoảng hai trăm ha diện tích đất được tuyên bố là rừng và khu bảo tồn thiên nhiên không chính thức Kết quả cho thấy có 92 loài động vật hoang dã thuộc
45 họ cũng được tìm thấy trong khu vực nghiên cứu Có 66 loài chim thuộc 28 họ,
3 loài bò sát thuộc 3 họ và 23 loài thú thuộc 16 họ Tổng cộng có 11.632 lần nhìn thấy đã được ghi lại Các loài động vật phong phú nhất được tìm thấy trong khu vực
là Corvus albus (7,8%), Viverra civetta (7,4%), Cephalophus rufilatus (7,2%) và
Dendrocygna viduata (5,4%) Loài đặc hữu là Chích chòe Ibadan (Malimbus
ibadanensis) cũng được nhìn thấy ở khu vực nghiên cứu và một số loài chim khác thường trú đông quanh hồ
Aminatun và cs (2021), nghiên cứu đa dạng động thực vật rừng tại khu vực Selangkau làm cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý khu liên hợp công nghiệp xi măng phía Đông Kalimantan, Indonesia Kết quả ghi nhận 42 loài chim, 7 trong số đó được bảo vệ, 14 loài động vật có vú, 5 trong số đó được bảo vệ và 11 loài lưỡng cư và bò sát Tác giả khẳng định nỗ lực cứu các loài được bảo vệ là cần thiết để đáp ứng kế hoạch xây dựng nhà máy xi măng mới trong khu vực nghiên cứu, ví dụ bằng cách phục hồi lại thảm thực vật thông qua sử dụng các loài thực vật bản địa được ghi nhận
Trang 25trong nghiên cứu này và bằng cách chuyển các loài động vật sang môi trường sống mới giống với môi trường ban đầu
Yuming Yang và cs (2004), đánh giá về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng
sinh học ở Vân Nam, Trung Quốc Tác giả đã thống kê có 4 loài vượn (Hylobates
concolor , H hoolock, H leucogenys và H lar) Có 26 loài động vật thuộc nhóm ưu tiên bảo tồn bậc nhất chỉ có ở Vân Nam, như Macaca nemestrina, Nycticebus
intermedius , Tragulus javanicus, Bos gaurus, Arctictis binturong, Helarctos
malayanus , Panthera tigris corbeti, P.t tigris, Elephas maximus, Trong số 1836
loài động vật có xương sống có 66 loài động vật có vú, 112 loài chim, 8 loài bò sát,
40 loài lưỡng cư là loài đặc hữu của Vân Nam Một số loài chim đặc hữu như Pavo
muticus, Polyplectron bicalcaratum, Crus antigone, Lophophorus sclateri, Syrmaticus humiae, Có 20 loài lưỡng cư quý hiếm và đặc hữu các loài như
Ichthyophis bannanica, Tylototriton verrucosus, Rana verrucospinosa, Cuora yunnanensis, Manouria impressiona, Trên cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, tác gải đã đề xuất và khuyến nghị về chiến lược và hành động bảo tồn đa dạng sinh học
ở Vân Nam
1.2.2 Nghiên c ứu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong 16 quốc gia trên Thế giới có mức độ đa dạng sinh học cao nhất với hơn 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 1.000 loài rêu, 310 loài động vật có vú, 840 loài chim, 192 loài lưỡng cư, 296 loài bò sát, trên 700 loài cá nước ngọt và khoảng 2.000 loài cá nước mặn (MARD, 2008)
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2000), đã ghi nhận tại Khu BTTN Yên
Tử (Quảng Ninh) có 45 loài thú, 143 loài chim, 26 loài bò sát và 22 loài lưỡng thể (không kể các loài đã được liệt kê trong các báo cáo trước) Những ghi nhận đáng
chú ý về thú bao gồm Lửng chó (Nyctereutes procyonoides), một loài có vùng phân
bố rất hẹp tại Việt Nam, và Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni), một loài đang bị đe
doạ tuyệt chủng trên toàn cầu Một số loài chim ghi nhận tại khu vực có ý nghĩa bảo tồn quốc tế
Trang 26Đồng Thanh Hải (2016), đánh giá các loài thú quan trọng tại Khu BTTN Tây Yên Tử đã ghi nhận có 26 loài thú thuộc 14 họ, 04 bộ là những loài thú quan trọng Trong đó, có 1 loài thuộc tính đặc biệt, 18 loài thuộc tính nguy cấp, 19 loài thuộc tính hữu dụng và 5 loài thuộc tính chỉ thị
Đồng Thanh Hải và Phan Đức Linh (2015), đánh giá đa dạng thành phần loài
bò sát, ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Yên Bái), các tác giả đã ghi nhận có 24 loài bò sát và 10 loài ếch nhái Trong đó có 15 loài (62,5%) được ghi nhận là các loài nguy cấp quý hiếm Trong nghiên cứu này đã chỉ ra các nguyên nhân
đe dọa đến khu hệ bò sát, ếch nhái là săn bắt và phá hủy sinh cảnh Bảo vệ sinh cảnh
và kiểm soát săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã, nâng cao năng lực quản
lý, bảo vệ rừng và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng lá các giải pháp được đề xuất cần được ưu tiên
Theo IUCN-SSC và CI-CABS (2003), VQG Tam Đảo là nơi tập trung nghiên cứu khu hệ Bò sát ếch nhái ở mức độ sâu nhất tại Việt Nam hiện nay, do vậy, số lượng lớn các loài bò sát, lưỡng cư đã được ghi nhận tại khu vực Một số loài lưỡng
cư ghi nhận tại đây là các loài bị đe dọa toàn cầu theo đánh giá trong hội nghị Đánh
giá các loài Lưỡng cư toàn cầu như Theloderma corticale, T gordoni và Cá cóc Tam đảo - Paramesotriton deloustali
Đồng Thanh Hải và cộng sự (2014), điều tra khu hệ thú tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Hoà Bình), kết quả đã ghi nhận có 58 loài, thuộc 21 họ và 8 bộ Trong đó, có 23 loài được thống kê tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP, 18 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam và 36 loài trong Danh lục Đỏ Thế giới
Đồng Thanh Hải (2015), nghiên cứu khu hệ linh trưởng tại Khu bảo tồn loài
và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, Hà Giang Các tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và điều tra theo tuyến Kết quả ghi nhận sự có mặt của 6 loài thú Linh trưởng thuộc 02 họ Trong đó 2 loài được ghi nhận thông qua quan sát trực tiếp
(Khỉ mốc - Macaca assamensis; Voọc mũi hếch - Rhinopithecus vunculus); Bốn loài khác (Khỉ mặt đỏ - Macaca arctoides, Khỉ vàng - Macaca mulatta, Cu li lớn -
Nycticebus coucang và Cu li nhỏ - Nycticebus pygmaeus) cũng được ghi nhận thông
Trang 27qua phỏng vấn và tham khảo tài liệu Sinh cảnh phân bố của chúng có thể bắt gặp ở rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, rừng thứ sinh trên núi đá vôi và rừng phục hồi sau nương rẫy
Đồng Thanh Hải (2016), nghiên cứu xây dựng chương trình giám sát các loài thú quan trọng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Hoà Bình) Kết quả đã xác
định được 04 loài thú để tiến hành giám sát là: Khỉ vàng - Macaca mulatta, Khỉ mốc
- Macaca assamensis, Sóc đen - Ratufa bicolor, Hoẵng - Muntiacus muntjac Tác
giả đã đề xuất bộ chỉ số giám sát các loài thú quan trọng bao gồm: tần số bắt gặp cá thể trực tiếp, tần số bắt gặp các điểm dấu vết, chỉ số phong phú Các chỉ số giám sát đánh giá tác động vào môi trường sống của các loài thú bao gồm: tần số bắt gặp bẫy, tần số bắt gặp người đi săn, tần số bắt gặp lán thợ săn …
Nguyễn Xuân Đặng và cs (1999), đã tiến hành nghiên cứu khu hệ động vật Hữu Liên từ năm 1998 và bước đầu đã ghi nhận được 57 loài thú, 23 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư Trong số đó, có 29 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam Theo kết quả giám định mẫu tiêu bản, các tác giả đã khẳng định sự có mặt của loài Hươu xạ
(Moschus berezovskii) trong khu bảo tồn Theo Đặng Ngọc Cần và Nguyễn Xuân
Đặng (1999), ước tính có khoảng 83 cá thể loài Hươu xạ phân bố trong Khu BTTN Hữu Liên Nguyễn Xuân Đặng et al (1999), còn ghi nhận hai loài linh trưởng là:
Voọc đen má trắng (Semnopithecus francoisi francoisi) và Vượn đen (Hylobates
concolor) phân bố trong khu bảo tồn Tuy nhiên, những ghi nhận này mới chỉ dựa trên các tài liệu phỏng vấn
• Thảo luận
Từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài ngước cho thấy, việc nghiên cứu thống kê thành phần loài động vật ở một vùng/địa phương hay các khu bảo tồn thiên nhiên đã được tiến hành khá nhiều Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại có rất ít nghiên cứu về khu hệ động vật tại Khu BTTN Hữu Liên Ngoài nghiên cứu sơ bộ về nhu cầu bảo tồn tại Khu BTTN Hữu liên còn có công trình nghiên cứu về khu hệ động vật ở khu vực trong năm 2020 là công trình “Điều tra, đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học” do Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên
Trang 28thực hiện Nghiên cứu này đã ghi nhận 409 loài động vật (thú, chim và bò sát) Đây
là những thông tin quan trọng giúp ích tác giả trong quá trình thiết kế nghiên cứu và
tổ chức điều tra cũng như xử lý số liệu thu thập được Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, danh lục các loài động thực vật điều tra của đề tài mang tính cập nhật và chính xác sẽ là cơ sở phục vụ tốt công tác bảo tồn động vật tại Khu BTTN Hữu Liên Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó, việc thực hiện đề tài này là rất cần thiết và có ý nghĩa
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Phía Bắc giáp xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn
Phía Nam giáp phần diện tích còn lại của xã Yên Thịnh, Hoà Bình huyện Hữu Lũng Phía Đông giáp phần diện tích còn lại của xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng
Phía Tây giáp xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn
1.3.1.2 Địa hình, địa thế
Khu rừng BTTN Hữu Liên có dạng địa hình núi đá vôi, độ cao trung bình 300
m, có nhiều đỉnh cao trên 500 m, với đỉnh cao nhất là 639 m (đỉnh Kheng)
Độ cao tuyệt đối trung bình là 300m
Độ cao tương đối trung bình 100 - 150m
Độ dốc biến động bình quân từ 350 - 500, với nhiều vách đá dốc dựng đứng Khu vực có địa hình núi đá vôi hiểm trở, hiện tượng Karst đặc trưng tạo ra các suối ngầm, suối cụt và các hang động
Địa hình của khu bảo tồn tạo hình như một lòng chảo, bao bọc xung quanh là các đỉnh, các dãy núi đá vôi, xen kẽ có núi đất, trung tâm là vùng đồi đất, lân bãi,
Trang 29làng bản, khu sản xuất nông nghiệp Khu vực xa đường giao thông chính (quốc lộ),
xa dân cư, đi lại khó khăn, nhưng đây là một thuận lợi cho việc khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng như bảo vệ động vật rừng
1.3.1.3 Đá mẹ và đất đai
a) Đá mẹ
Đá mẹ có hai loại chính là đá vôi và phiến thạch, trong đó đá vôi chiếm chủ đạo (chiếm 80%), có hiện tượng Karst đặc trưng, mức độ phong hoá mạnh Vùng núi đất có đá mẹ là phiến thạch sét
b) Đất đai
Trong khu vực điều tra gồm có các loại đất chính:
+ Đất Rendeine màu đen, trung tính (pH = 6,5 - 7,5) đến hơi kiềm, tầng đất mỏng trong các hang hốc, kẽ đá
+ Đất Feralit màu vàng hay nâu đỏ, tầng đất mỏng, phân bố ở các vùng đồi + Đất phù sa mới: là nhóm đất ven sông suối hay đồng ruộng được phù sa bồi lấp do lũ lụt, phân bố ven sông suối và trên các cánh đồng
1.3.1.4 Khí hậu - Thuỷ văn
a) Khí hậu
- Nhiệt độ: Khu vực điều tra có nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,70C, nhiệt
độ cao nhất là 40,10C vào tháng 6, nhiệt độ thấp nhất 1,10C vào tháng 1
- Lượng mưa: bình quân năm đạt 1.488,2mm Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10, lượng mưa chiếm 90,67% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân 132 ngày/năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 9,33% tổng lượng mưa cả năm
- Ẩm độ: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 82%, thập nhất tuyệt đối vào tháng 1 là 12%
Theo công thức tính chỉ số khô hạn: K = E0/R Trong đó: E0 là lượng bốc hơi;
R là lượng mưa Nếu K< 1,1 là độ ẩm thích hợp; K = 1,1 đến 2,3 là hơi khô; K = 2,3 đến 3,4 là rất khô Áp dụng công thức tính chỉ số khô hạn nói trên thì khu vực điều tra có 3 tháng (1, 3, 12) là rất khô, 2 tháng (2, 11) là hơi khô
Trang 30- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 832mm
- Gió: hai hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam, do địa hình núi đá bao bọc nên tốc độ gió bình quân nhỏ 1m/s
- Các đặc điểm khí hậu đặc trưng: Do những khu núi đá trọc, do bức xạ nhiệt nên có biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn Khu vực thường xuất hiện sương muối, sương
mù, nhưng chỉ trong thời gian ngắn Khu vực điều tra ít chịu ảnh hưởng của bão
b) Thuỷ văn
Do khu vực thuộc địa hình núi đá vôi, có hiện tượng Cacxtơ mạnh nên nhân
tố thuỷ văn có tính chất đặc biệt Khu vực điều tra có nhiều suối ngầm, suối cụt, các
mó nước, hang nước và vùng ngập nước theo mùa
- Hệ thống suối có nước quanh năm gồm hai suối chính: Suối Bục dài 22 km lưu lượng nước mùa lũ đạt tới 1.000 lít/s, mùa khô rất nhỏ dưới 300 lít/s Suối An dài 18
km lưu lượng nước mùa lũ đạt 500 lít/s, mùa khô khoảng 100 - 150 lít/s
- Hệ thống hồ ngập nước theo mùa, gồm 4 hồ lớn:
+ Hồ Giàng Cả với diện tích lớn nhất là 125 ha, nơi sâu nhất là 25m
+ Hồ Đèo Nong có diện tích là 60 ha, nơi sâu nhất là 12m
+ Hồ Lân Ty có diện tích 40 ha, nơi sâu nhất là 20m
+ Hồ Lân Đặt có diện tích 38 ha, nơi sâu nhất là 9m
Thuỷ văn khu vực này biến động theo mùa Mùa mưa tạo thành các vùng ngập nước có thể lợi dụng làm đường thuỷ đi lại tới các thung, khe núi đá, đến mùa khô mặt nước thu hẹp
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư
a) Dân tộc
Thành phần dân tộc bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông
b) Dân số, lao động và phân bố dân cư
* Dân số, lao động:
Trang 31Tổng dân số trên địa bàn 5 xã là 4.173 hộ và 19.448 người, sinh sống trong
51 thôn bản, với 11.178 lao động Mật độ dân số bình quân 70 người/km2, cao nhất
là xã Yên Thịnh với 123 người/km2, thấp nhất là xã Hữu Liên với 47 người/km2
Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,05%
Bảng 1.1 Dân số - lao động - nhân khẩu trong khu vực
(Nguồn: Số liệu điều tra ngoại nghiệp tháng 8/2022)
* Phân bố dân cư:
Phân bố dân cư tập trung chủ yếu ở xã Hữu Liên, hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường giao thông, nơi bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước Trong rừng đặc dụng có 12 thôn bản (toàn bộ thuộc xã Hữu Liên) với 726 hộ và 3.421 khẩu, bằng 17,6% tổng dân số 5 xã
1.3.2.2 Các hoạt động kinh tế chủ yếu và đời sống nhân dân
a) Thực trạng kinh tế
Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (94,3%), tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, dịch vụ chưa phát triển Trong khu vực nền kinh tế đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, tuy nhiên cần có sự chuyển đổi cơ cấu nhanh mới có thể tiến kịp và hòa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh
Số hộ đói nghèo vẫn còn tương đối cao (chiếm 18,5%), thu nhập bình quân đầu người còn thấp từ 4 - 4,5 triệu đồng/năm
b) Thực trạng cơ sở hạ tầng
Trang 32Khu BTTN Hữu Liên phần lớn là diện tích núi đá vôi nên rất ít sông suối và nước mặt, vì vậy công tác thủy lợi đã được quan tâm, toàn vùng đã xây dựng được:
- 1 hồ chứa nước tại xã Hữu Liên với dung tích 15.000 m3
- 2 phai đập dâng nước
- 16 km kênh mương dẫn nước
Hiện tại chưa đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên
Trang 33CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các loài động vật hoang dã thuộc 4 lớp:
chim, thú, bò sát và ếch nhái tại KBTTN Hữu Liên
- Địa điểm nghiên cứu: Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn
2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2022 đến tháng 9/2023
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để thực đạt được mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu các nội dung sau:
(1) Đánh giá đa dạng sinh cảnh tại Khu BTTN Hữu Liên
- Sinh cảnh sống trên cạn
- Sinh cảnh sống dưới nước và đất ngập nước
(2) Đánh giá thành phần loài động vật tại Khu BTTN Hữu Liên
- Thành phần các loài thuộc nhóm thú
- Thành phần các loài thuộc nhóm chim
- Thành phần các loài thuộc nhóm lưỡng cư, bò sát
(3) Các loài động vật quý hiếm tại Khu BTTN Hữu Liên
(4) Xác định các mối đe dọa đến khu hệ động vật tại Khu BTTN Hữu Liên
- Giải pháp phục hồi sinh thái
- Giải pháp nghiên cứu khoa học
- Giải pháp chính sách phát triển kinh tế xã hội
Trang 342.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Ph ương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp, thực hiện theo trình tự dưới đây:
- Thu thập thông tin tổng quan và các tài liệu trong quá khứ: sử dụng sách là cần thiết
Thu thập thông tin cập nhật và cụ thể hơn Sử dụng các ấn phẩm xuất bản định
kỳ (các bài báo tạp chí chuyên ngành)
Thu thập thông tin chuyên sâu: tham khảo các báo cáo nghiên cứu, tài liệu hội thảo, các tài liệu và các bản đồ
2.4.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện trước và trong quá trình điều tra thực địa nhằm xác định sơ bộ các thông tin về sự có mặt của các loài cũng như những vùng phân bố quan trọng, tập tính, sinh cảnh ưa thích của loài trong khu bảo tồn
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ ban quản lý, cán bộ tại các trạm bảo vệ rừng, những người thường xuyên gắn bó với rừng (25 người) Phỏng vấn bao gồm các bước và thông tin thu thập sau (Phụ lục 1):
Trang 35- Nghe thông tin từ người dân và cán bộ bảo vệ rừng trong vùng mô tả về những đặc điểm của loài thú họ gặp trong quá trình đi kiểm tra rừng, đi làm trong các Lân, Lũng, thông tin những loài thường xuyên gặp, tên địa phương của những loài đó
- Sử dụng ảnh màu để họ nhận diện lại những loài họ đã mô tả, đã gặp hay đã bẫy bắt được ở khu vực nào, vào thời gian nào Chúng tôi cũng đưa ra các câu hỏi kiểm tra độ tin cậy nguồn thông tin do người dân địa phương cung cấp
- Quan sát, chụp ảnh các mẫu vật được người dân địa phương săn bắt, thu hái đang có tại nhà hoặc những di vật (xương, sừng, da, lông, quả, hạt….)
2.4.3 Điều tra thực địa
Điều tra theo tuyến:
- Các tuyến điều tra đã được thiết lập ở các dạng sinh cảnh chính trong khu
vực nghiên cứu Thời gian quan sát được tiến hành trong cả ngày Sử dụng ống nhòm
và mắt thường để quan sát sự hoạt động của các loài chim, thú ngoài thực địa cũng như dấu vết hoạt động của thú (dấu chân, phân, hang, nơi ở, thức ăn, vết xước cọ trên thân cây, mẫu lông )
- Kết hợp các tuyến khảo sát thú, đánh giá nhanh đa dạng quần thể chim, các loài thú nhỏ
* Các tuyến khảo sát được thiết lập đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau Mỗi tuyến đi đều được đánh dấu trên bản đồ, định vị bằng GPS, chụp ảnh và ghi chép các thông tin về các loài động vật
* Khảo sát tuyến phụ dọc suối, ruộng, bãi xác định chủ yếu các loài bò sát và ếch nhái
* Quan sát các dấu vết: dấu chân thú, bãi ăn, chỗ thay lông của thú, vết cào xác định sơ bộ tên loài động vật
Điều tra thực địa: Nhóm điều tra di chuyển dọc theo các tuyến trong khu rừng đặc dụng Trong quá trình di chuyển trên tuyến, người điều tra quan sát về 2 bên của tuyến và ghi nhận sự có mặt của các loài động vật dựa vào quan sát trực tiếp bằng
Trang 36mắt hoặc qua tiếng kêu và qua dấu vết để lại như: phân, thức ăn còn sót, vết đào bới, dấu chân, các vết cào, nơi ngủ
Kế thừa các tài liệu
Kế thừa các tài liệu về quá trình hình thành và xây dựng khu rừng đặc dụng, kết quả điều tra khu hệ động thực vật bổ sung trong thời gian gần đây, cũng như các tài liệu về kết quả điều tra khu hệ động vật của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
Sưu tầm minh chứng và mẫu vật
- Đối với mẫu động vật: Khi gặp (vết cào, dấu chân ), hay những loài thú nhỏ (chuột, sóc, dơi, ) đều được chụp ảnh, ghi chép và định vị điểm thu mẫu bằng GPS
- Đối với một số loài chim và Vượn chúng tôi ghi nhận qua tiếng hót
- Đối với một số loài chim, thú đã được các gia đình mua và nuôi nhốt trong gia đình chúng tôi đến chụp ảnh và ghi chép lại nguồn gốc loài đang được thuần dưỡng và tình hình sinh trưởng phát triển của chúng
Thu mẫu và xử lý mẫu
Đối với chim và thú:
Các loài thú được ghi nhận qua quan sát hoặc thông qua các dấu hiệu được ghi nhận và chụp ảnh Chim thu bắt từ lưới mờ được định loại ngay tại địa điểm nghiên cứu hoặc được định loại tại các lán trại và thả lại tự nhiên
Đối với bò sát và ếch nhái:
Mẫu lưỡng cư thu được, đựng trong túi nilon, miệng túi có đường kính 20cm
và độ sâu 40cm Những mẫu có đặc điểm giống nhau được đựng chung vào một túi
2.4.4 Xử lý số liệu
Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, trong quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi có sử dụng một số phần mền như Excel, Word, Photoshop
Trang 37CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đa dạng sinh cảnh sống tại Khu BTTN Hữu Liên
Kết quả điều tra từ các nguồn thông tin khác nhau (Kế thừa tài liệu và dữ liệu diễn biến tài nguyên rừng) đã ghi nhận tính đa dạng sinh cảnh sống tại Khu BTTN Hữu Liên
Bình Hữu Lễ
Hữu Liên
Vạn Linh
Yên Thịnh Tổng diện tích đất
Trang 38Dẫn liệu tại bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp do Ban quản lý khu BTTN Hữu Liên quản lý là 8009,35 ha, trong đó:
- Đất có rừng: 7.890,8 ha, chiếm 98,52% tổng diện tích đất rừng đặc dụng + Rừng tự nhiên núi đất: 80,68 ha chiếm 1,02% tổng diện tích có rừng
+ Rừng tự nhiên núi đá: 7.810,12 ha chiếm 98,98% tổng diện tích có rừng
- Đất chưa có rừng (Đất có cây gỗ tái sinh núi đá): 118,55 ha, chiếm 1,48% tổng diện tích đất rừng đặc dụng
Tỷ lệ (%) diện tích các loại sinh cảnh được trình bày tại hình 3.1
Hình 3.1 Tỷ lệ các loại sinh cảnh sống
Dẫn liệu tại hình 3.1 cho thấy loại sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá chiếm
tỷ lệ lớn nhất (97,51%) Trong số đó diện tích rừng lá rộng thường xanh nghèo trên núi đá trên núi đá chiếm tỷ lệ lớn nhất (62,92%) trong sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá (Hình 3.2)
Hình 3.2 Tỷ lệ các loại rừng thuộc sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá
Trang 39Do điều kiện thời gian có hạn và vai trò quan trọng của rừng lá rộng thường xanh nghèo trên núi đá, nên trong khuôn khổ luận văn này, đối tượng rừng lá rộng thường xanh nghèo trên núi đá đã được lựa chọn để điều tra mô tả chi tiết
Do bị tác động mạnh, khó kiểm soát trước đây đã biến cánh rừng nguyên sinh Hữu Liên thành rừng thứ sinh các loại Đặc điểm chung kết cấu tầng thứ bị thy đổi,
những loài cây có giá trị bảo tồn, kinh tế như: Nghiến - Excentrodendron tonkinense, Trai lý - Garcinia fagraeoides, Đinh - Markhamia stipullata, Lát hoa - Chukrasia
tabularis , Trường – Allophyllus cobbe,… bị suy thoái đến mức kiệt quệ ngoài tự
nhiên Về cơ bản tại khu vực thung và sườn dưới núi đá kết cấu rừng còn 2 tầng cây
gỗ, 1 tầng cây bụi thảm tươi tổ thành thực vật ghi nhận tại một số khu vực điều tra cho thấy những loài cây quan trọng và bảo tồn cao đối với hệ sinh thái rừng núi đá vôi trở nên hiếm gặp, thay vào đó là những loài kém giá trị, phân bố trong tầng ưu
thế sinh thái chiếm ưu thế: Mạy tèo - Streblus macrophyllus, Lòng mang -
Pterospermum heterophyllum , Sảng nhung - Sterculia lanceolate, Sung - Ficus sp., Han voi - Dendrocnide urentissima, Đẻn 3 lá - Vitex trifolia, Nhọc - Polyalthia
cerasoides , Thị rừng - Diospyros pilosiuscula, Mương trắng - Alangium chinense,…
Do kết cấu tầng tán bị xáo trộn nên tạo điều kiện cho lớp thực vật ngoại tầng phát triển mạnh, đây là đặc điểm cơ bản trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại Việt
Nam Những loài thực vật thường gặp: Gắm núi - Gnetum montanum, Bò khai -
Erythropalum scandens , Bàm bàn - Entada rheedii, Dây móng bò hoa to - Bauhinia
wallichii, họ Nho – Vitaceae, họ Na – Annonaceae, họ Kim cang – Smilacaceae,…
Đối với lớp thảm thực vật trên đỉnh và sườn đỉnh núi đá vôi ghi nhận chủ yếu
một số loài trong chi Diệp hạ châu - Phyllanthus spp., Huyết giác - Dracaena
cochinchinensis chiếm ưu thế và xuất hiện rải rác một số loài: Thích bắc bộ - Acer
tonkinensis , Hồi núi - Illicium griffithii, Chân chim hoa trắng - Schefflera
leucantha ,…Thảm tươi có Cỏ chít - Thysanolaena latifolia, Han mán tía - Laportea
violacea , Han - Laportea interrupta,…
Tình hình tái sinh tự nhiên rất khả quan đối với khu vực sườn dưới và thung núi đá, ghi nhận được số lượng đáng kể lớp tái sinh có triển vọng đối với Nghiến,