1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp thích ứng
Tác giả Tạ Đăng Quốc Vũ
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Ngọc Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Thủy văn học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,96 MB

Nội dung

Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Tạ Đăng Quốc Vũ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC GẮN VỚI SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Trần Ngọc Anh

Hà Nội – 2022

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Ngọc Anh - giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ trong suốt quá trình học và nghiên cứu Đồng thời, cũng xin cảm ơn các thầy cô Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải Dương học tạo điều kiện giúp tôi học và hoàn thành luận văn nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan (Chi cục Thủy lợi - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố) đã tạo điều kiện về thời gian học, thực hiện luận văn và sử dụng các nguồn số liệu minh chứng cho đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày báo cáo luận văn tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng do thời gian và kinh phí hạn chế cũng như năng lực bản thân, luận văn chắc chắc không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế Do vậy, tôi chân thành mong quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp góp ý để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2023

Học viên

Tạ Đăng Quốc Vũ

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN 5

1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 5

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5

1.1.2 Thực trạng về kinh tế xã hội 13

1.1.3 Hiện trạng đa dạng sinh học, sinh kế của cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ 16

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến đa dạng sinh học gắn với sinh kế cộng đồng dân cư 23

1.3 Xu thế biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Cần Giờ 27

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 35

2.1 Quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 36

2.2 Thu thập, kế thừa số liệu, tài liệu 38

2.3 Phương pháp tính chỉ số khô hạn 38

Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC GẮN VỚI SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN CẦN GIỜ 40

3.1 Đánh giá tình hình thiên tai thường xảy ra và tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai tại huyện Cần Giờ 40

3.1.1 Đánh giá tình thiên tai thường xảy ra tại huyện Cần Giờ 40

3.1.2 Đánh giá hiện trạng mức nhạy cảm với thiên tai, tính thích ứng, tác động và tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu tại huyện Cần Giờ 44

3.2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến huyện Cần Giờ 47

3.2.1 Yếu tố nhiệt độ 48

Trang 5

3.2.3 Kịch bản nước biển dâng 55

3.2.4 Kịch bản hạn hán 57

3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến các đối tượng đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ 61

3.3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cây Đước đôi và Dừa nước tại rừng ngập mặn Cần Giờ 61

3.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân nuôi tôm và nuôi trồng thủy sản tại rừng ngập mặn Cần Giờ 68

Chương 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG NHẰM ĐẢM BẢO SINH KẾ GẮN VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN CẦN GIỜ 72

4.1 Đề xuất giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học tại rừng ngập mặn Cần Giờ 72

4.2 Đề xuất giải pháp về rừng ngập mặn 72

4.3 Đề xuất giải pháp đảm bảo sinh kế nuôi trồng thủy sản 73

4.4 Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý nhà nước 78

4.4.1 Tăng cường liên kết trong sản xuất 78

4.4.2 Hỗ trợ cho vay 79

4.4.3 Nghiên cứu áp dụng bảo hiểm thiên tai 79

4.4.4 Tăng cường công tác dự báo 80

4.4.5 Lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu vào việc điều chỉnh quy hoạch 80

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 6

Bảng 1 Các dạng địa hình tại huyện Cần Giờ 7 Bảng 2 Thành phần hệ động thực vật trong Rừng ngập mặn Cần Giờ 18 Bảng 3 Bảng thống kê số lần xuất hiện mực nước đỉnh triều cao nhất trong năm tại các trạm thủy văn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1981 - 2019 29 Bảng 4 Phân cấp hạn theo chỉ số 39 Bảng 5 Tác động của thiên tai do biến đổi khí hậu được quy đổi điểm số của huyện Cần Giờ 47 Bảng 6 Mức nguy cơ ngập đối với Thành phố Hồ Chí Minh 56 Bảng 7 Sơ đồ Gantt về các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030 82

Trang 7

Hình 1 Bản đồ ranh giới các xã, thị trấn của huyện Cần Giờ 5

Hình 2 Bản đồ phân cấp độ cao của huyện Cần Giờ 8

Hình 3 Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ Cần Giờ 17

Hình 4 Thành phần hệ động thực vật trong Rừng ngập mặn Cần Giờ 19

Hình 5 Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) trạm Tân Sơn Hoà (1980-2019) 27

Hình 6 Lượng mưa tại huyện Cần Giờ từ năm 1980-2017 28

Hình 7 Lượng mưa trung bình tháng tại huyện Cần Giờ từ năm 1980-2017 28

Hình 8 Xu thế biến đổi độ ẩm tương đối (%) tại trạm Tân Sơn Hòa (1980-2019) 29

Hình 9 Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019 và trung bình giai đoạn 1981 – 2019 trạm Nhà Bè 30

Hình 10 Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019 và trung bình giai đoạn 1981 – 2019 trạm Phú An 31

Hình 11 Giá trị Chỉ số hạn SPI tại huyện Cần Giờ giai đoạn 1980-2017 31

Hình 12 Giá trị Chỉ số hạn SPI tại huyện Cần Giờ từ tháng 01/2000 đến 12/2017

32

Hình 13 Xu thế biến đổi độ mặn lớn nhất tại Nhà Bè 33

Hình 14 Sơ đồ khối nghiên cứu 35

Hình 15 Các yếu tố nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học tại rừng ngập mặn Cần Giờ 37

Hình 16 Mức nhạy cảm với thiên tai tại các quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh 45

Hình 17 Mức độ ứng phó, thích ứng chung với thiên tai ở Thành phố Hồ Chí Minh

45

Trang 8

Chí Minh 46 Hình 19 Mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai Thành phố Hồ Chí Minh 46 Hình 20 Phân bố nhiệt độ trung bình giai đoạn nền 1986-2005 48 Hình 21 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm tại Thành phố Hồ Chí Minh so với thời kỳ nền (1986-2005) theo kịch bản RCP4.5 49 Hình 22 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm tại Thành phố Hồ Chí Minh so với thời kỳ nền (1986-2005) theo kịch bản RCP8.5 trong năm 2100 49 Hình 23 Mức tăng nhiệt độ tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh so với thời kỳ nền (1986-2005) theo kịch bản RCP4.5 trong năm 2100 50 Hình 24 Mức tăng nhiệt độ tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh so với thời kỳ nền (1986-2005) theo kịch bản RCP8.5 trong năm 2100 50 Hình 25 Phân bố lượng mưa trung bình giai đoạn nền 1986-2005 51 Hình 26 Mức thay đổi lượng mưa trung bình năm so với thời kỳ nền (1986-2005) tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP4.5 trong năm 2100 52 Hình 27 Mức thay đổi lượng mưa trung bình năm so với thời kỳ nền (1986-2005) tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP8.5 trong năm 2100 52 Hình 28 Mức thay đổi lượng mưa mùa mưa so với thời kỳ nền (1986-2005) tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP4.5 trong năm 2100 53 Hình 29 Mức thay đổi lượng mưa mùa mưa so với thời kỳ nền (1986-2005) tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP8.5 trong năm 2100 53 Hình 30 Mức thay đổi lượng mưa mùa khô so với thời kỳ nền (1986-2005) tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP8.5 trong năm 2100 55

Hình 31 Mức thay đổi chỉ số khô hạn tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP4.5 năm 2025 trong năm 2100 55 Hình 32 Mức thay đổi chỉ số khô hạn tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP4.5 năm 2100 58

Trang 9

RCP8.5 năm 2100 58 Hình 34 Mức thay đổi chỉ số khô hạn 3 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP4.5 năm 2100 59 Hình 35 Mức thay đổi chỉ số khô hạn 3 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản RCP8.5 năm 2100 59 Hình 36 Bản đồ ngập do nước biển dâng mức 1m tại huyện Cần Giờ 66

Hình 37 Bản đồ ngập do nước biển dâng mức 1m tại rừng ngập mặn Cần Giờ ảnh hưởng đến diện tích rừng Đước và Dừa nước 67 Hình 38 Diện tích và thu nhập nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình 70

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Khí hậu là một yếu tố rất đa dạng, phức tạp, luôn biến động không ngừng theo thời gian, không gian, và nó có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia trên thế giới, tác động đến các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và người dân ở vùng ven biển Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, với tỷ trọng lượng mưa chiếm khoảng 90-95% tổng lượng mưa cả năm) [11] Thành phố Hồ Chí Minh được dự báo là một trong 10 đô thị lớn

bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu [32] Biến đổi khí hậu đang ngày thể hiện rõ nét hơn tại Thành phố Hồ Chí Minh với những biểu hiện bất thường của thời tiết như mưa nhiều hơn và đỉnh triều luôn lập kỷ lục mới

Huyện Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển và theo dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nước biển dâng, cụ thể là tình hình ngập úng, xâm nhập mặn, xói lở,… sẽ gia tăng, đe dọa đến đời sống và sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương, cũng như sức chống chịu của toàn bộ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ Cần Giờ có hệ thống rừng ngập mặn được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ” với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái [7] Cần Giờ vẫn còn nhiều hộ nghèo (trong năm 2021, toàn huyện có 5.733 hộ nghèo thu nhập từ 36 triệu đồng/người/năm trở xuống, chiếm tỷ lệ 29,78% tổng số

hộ dân (5.733/19.249 hộ dân) và 1.994 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 10,36% tổng số

hộ dân (1.994/19.249 hộ dân)) [27], là nhóm đối tượng rất nhạy cảm và bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp, thủy sản là ngành sản xuất chủ lực của huyện Cần Giờ Việc sản xuất nông nghiệp lại lệ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên mà nhất là hiện nay tình hình xâm nhập mặn, bão, nước biển dâng,… diễn ra ngày càng gay gắt đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ

Trang 11

Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ đã rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và ban hành các quyết định triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện (Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2014 của UBND Huyện Cần Giờ về ban hành Chương trình thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ; Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2014 về triển khai chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2014-2015; Quyết định số 1090/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2017 về Kế hoạch Hành động với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 -

2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm triển khai Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày

17 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 06 tháng

12 năm 2021 về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn huyện Cần Giờ)

Ngày 21/01/2000, Cần Giờ đã được Chương trình Con Người và Sinh Quyển - MAB của UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới [7] Với diện tích hơn

32 ngàn ha, đây là khu rừng phòng hộ ven biển được thành lập theo mô hình bảo tồn đa mục đích, phát triển bền vững nhằm tạo ra sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên dựa trên sự đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa của người dân Cần Giờ Rừng phòng hộ và rừng ngập mặn Cần Giờ chính là đặc trưng đa dạng sinh học cho cả huyện Cần Giờ nói riêng cũng như cho Thành phố Hồ Chí Minh nói chung Sinh kế của người dân dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là một trong những vấn đề quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Sinh kế chính của người dân sống dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ, một điển hình sinh kế của cộng đồng gắn với đa dạng sinh học tại huyện Cần Giờ chính là nhận khoán bảo vệ rừng và đánh bắt nuôi trồng thủy sản Do đó, cần có những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng

Trang 12

sinh học, sinh kế người dân dưới tán rừng; từ đó, có thể giúp chính quyền có cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng cường khả năng thích ứng của người dân, giúp họ phòng ngừa, giảm thiểu tác hại, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế trong điều kiện biến đổi khí hậu

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng dân cư và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chủ động phòng ngừa, ứng phó với nước biển dâng, thích ứng với biến đổi khí hậu

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi không gian nghiên cứu: huyện Cần Giờ với tập trung chính vào khu vực rừng ngập mặn

Đối tượng nghiên cứu: sinh kế người dân gắn với đa dạng sinh học rừng ngập mặn

4 Ý NGHĨA VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Hệ sinh thái là một trong những đối tượng chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Với các nguyên nhân từ mực nước biển dâng, lượng mưa thay đổi và nhiệt độ tăng (những biểu hiện của biến đổi khí hậu) có thể tạo ra những tác động bất lợi tiềm tàng đối với đa dạng sinh học [8] Nếu nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng 3oC so với thời kỳ trước Cách mạng công nghiệp, gần 300 vùng đa dạng sinh học trên đất và trên biển có nguy cơ xảy ra tuyệt chủng [20] Các nghiên cứu

Trang 13

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và sinh kế vẫn còn chưa được quan tâm nghiên cứu chi tiết Do đó, việc nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng mang tính cấp thiết và thời sự trong giai đoạn hiện nay Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cho chính quyền địa phương, cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xác định những tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng dân cư huyện Từ đó có cơ sở giúp Ủy ban nhân dân huyện hoạch định những chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm tăng hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng dân cư các khu vực khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

5 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Đề tài kết cấu gồm 4 chương chính và kết luận kiến nghị, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Phương pháp luận

Chương 3: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ

Chương 4: Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ

Kết luận

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

- Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố 50 km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km Với tọa độ địa lý như sau:

+ Từ 10o22'14'' đến 10o40'00" Vĩ Bắc;

+ Từ 106o16'12" đến 107o00'50" Kinh Đông

Hình 1 Bản đồ ranh giới các xã, thị trấn của huyện Cần Giờ

- Huyện có ranh giới hành chính như sau:

Trang 15

+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Ranh giới là sông Soài Rạp

+ Phía Nam giáp biển Đông;

+ Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - Ranh giới là sông Soài Rạp

- Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 70.445,35 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn Thành phố, được bao bọc trong vùng các cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép,

Gò Giai (phía Đông bắc), sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam); có đường bờ biển dài khoảng 23 km chạy chệch theo hướng Tây Nam - Đông Bắc Toàn huyện gồm 01 thị trấn Cần Thạnh và 06 xã: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông Long Hòa, Lý Nhơn và Thạnh An [3, 4]

b) Địa hình, địa mạo

Do hoạt động của các con sông lớn mang tính chất hướng tâm, dưới tác động của thủy triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo Theo bản đồ địa hình tỷ

lệ 1/10.000 độ cao bình quân là 0,6 - 0,7m Nơi cao nhất là núi Giồng Chùa (+10m) thấp nhất nằm dưới mực nước biển -0,5m Ngoài diện tích sông rạch chiếm 26,17% diện tích tự nhiên, địa hình huyện Cần Giờ có thể được chia thành 06 dạng chính sau [3, 4]:

- Dạng không ngập: có cao trình từ 2 đến 10m, phân bố ở Giồng Chùa, xã

Thạnh An diện tích khoảng 50 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, đây là điểm cao nhất của huyện không bị ngập triều

- Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm: dạng này có độ cao từ 1,5 đến 2,0m

phân bố chủ yếu ở phía Bắc, tập trung ở xã Bình Khánh, một phần rìa phía Tây thuộc xã Lý Nhơn và phía Nam là các cồn cát ở TT Cần Thạnh, xã Long Hòa Vùng này thường ngập vào những năm có con nước lớn trong các tháng 9 và 10, diện tích chiếm khoảng 9.600 ha chiếm 13,63% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện

- Dạng ngập theo chu kỳ năm: có độ cao từ 1,0 đến 1,5m, phân bố chủ yếu

ở phía Bắc của Huyện, chiếm phần lớn xã Bình Khánh, một phần phía Bắc xã Tam

Trang 16

Thôn Hiệp, chạy dọc theo rìa phía Tây từ Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn xã Lý Nhơn, một số diện tích nằm ở TT Cần Thạnh và xã Long Hòa Tại đây vào những con nước lớn trong các tháng 9, 10 mật độ dòng chảy và mực nước cao, vùng này

có diện tích khoảng 15.000 ha, chiếm 21,30% diện tích toàn huyện

- Dạng ngập theo chu kỳ tháng: dạng này có độ cao từ 0,5 đến 1,0m phân

bố đều trên địa bàn Huyện, tập trung ở phần giữa Huyện, chiếm phần lớn các xã An Thới Đông, Thạnh An, phía Nam Tam Thôn Hiệp, phía Đông Lý Nhơn và phía Bắc Cần Thạnh - Long Hòa Vùng này ngập ít nhất 02 lần trong tháng, vào các tháng nước lớn có thể ngập từ 5 đến 10 lần Diện tích của dạng địa hình này là 16.150ha chiếm 22,93% diện tích toàn huyện

- Dạng ngập theo chu kỳ ngày: có độ cao từ 0 đến 0,5m phân bố không liên

tục, tập trung ở khu vực trung tâm huyện và kéo dài mở rộng về phía Đông Nam và Nam của Huyện, thuộc các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Long Hòa Vùng này hàng ngày bị ngập nước khi triều lên, diện tích trên 6.000ha chiếm 8,52% diện tích toàn Huyện

- Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông: độ cao < 0,5 m bị ngập nước hàng

ngày khi triều lên, không có lớp phủ thực vật, diện tích không ổn định chịu tác động của sóng gió, diện tích khoảng 5.200 ha chiếm 7,38% diện tích toàn huyện thuộc các xã ven biển Thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa, xã Thạnh An

Bảng 1 Các dạng địa hình tại huyện Cần Giờ

STT DẠNG ĐỊA HÌNH DIỆN TÍCH

(Ha)

TỶ LỆ (%)

2 Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm (cao độ

Trang 17

STT DẠNG ĐỊA HÌNH DIỆN TÍCH

(Ha)

TỶ LỆ (%)

6 Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông (cao độ

(Nguồn: Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ)

Hình 2 Bản đồ phân cấp độ cao của huyện Cần Giờ

Trang 18

c) Khí hậu

Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, nên nhiệt độ cao và ổn định, Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất Thành phố [4]

- Số giờ nắng đạt trung bình từ 5 - 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt

trên 240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ và thấp nhất là tháng 9 với

169 giờ

giữa các tháng biên độ nhiệt không quá 4oC Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ

25oC - 29oC Từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ thấp nhất trong năm ở các tháng từ 12 đến tháng 1 năm sau

- Lượng mưa: lượng mưa ở huyện Cần Giờ thấp, giảm dần từ Bắc xuống

Nam, từ 1.600 mm xuống 1.200 mm Lượng mưa trung bình đạt 150 mm/tháng, tháng 6 và tháng 7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất, số ngày mưa trung bình khoảng 95 ngày/năm Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi khác trong Thành phố

- Gió: hướng gió chủ đạo ở Cần Giờ là gió Đông Nam ứng với mùa khô từ

tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ 1 - 3 m/s, hướng gió này làm tăng khả năng dồn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô; gió Tây Nam thổi trong các tháng 5 đến tháng 10, tốc độ lên đến 26 m/s

- Bão - áp thấp nhiệt đới: Từ năm 1980-2019 có 07 cơn bão - áp thấp nhiệt

đới đổ bộ vào khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó khu vực huyện Cần Giờ là điểm đầu tiên đón bão và chịu ảnh hưởng trực tiếp, Cần Giờ và Thành phố Hồ Chí Minh có với tần số bão đổ bộ là 0,18 cơn mỗi năm; thời gian bão xuất hiện vào tháng 11, tháng 12 và tháng 01 Trong năm 2020, trên biển Đông đã xuất hiện 14 cơn bão, 01 cơn áp thấp nhiệt đới và 01 vùng áp thấp và trong năm 2021, trên biển Đông đã xuất hiện 09 cơn bão, 03 cơn áp thấp nhiệt đới Các hiện tượng thời tiết cực đoan này đều có ảnh hưởng gián tiếp ít nhiều đến khu vực huyện Cần Giờ và Thành phố Hồ Chí Minh [2]

Trang 19

- Triều cường: Trong năm 2020, trên địa bàn Thành phố xuất hiện 04 đợt triều cường cao, đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An là 1,68m xuất hiện trong 02 ngày (lúc 05 giờ 00 phút, ngày 18 tháng 10 năm 2020 và lúc 19 giờ 00 phút, ngày

19 tháng 10 năm 2020 nhằm ngày 02 và 03 tháng 9 năm 2020 Âm lịch) Đợt triều cường này đã gây tràn một số đoạn đê bao, bờ bao tại các khu vực quận ven và huyện ngoại thành nhưng không có tại khu vực huyện Cần Giờ Trong năm 2021, trên địa bàn Thành phố xuất hiện 05 đợt triều cường (trong đó 02 đợt trên báo động cấp II và 03 đợt trên báo động cấp III), đỉnh triều cao nhất của năm 2021 tại trạm Phú An là 1,71m (xuất hiện lúc 03 giờ 30 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2021 nhằm ngày 02 tháng 11 năm 2021 Âm lịch) và cũng chưa gây ra sự cố bờ bao tại khu vực huyện Cần Giờ [2]

- Thiên tai: Trong năm 2020, tại huyện Cần Giờ đã xảy ra 02 đợt mưa giông,

lốc xoáy (vào ngày 30 tháng 6 năm 2020 và ngày 03 tháng 8 năm 2020) trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh; 01 vụ sạt lở vào ngày 01 tháng 7 năm 2020 tại bờ trái tuyến Tắc Sông Chà, xã Bình Khánh Năm 2021, tại huyện Cần Giờ xảy ra 03 đợt mưa giông, lốc xoáy trên địa bàn xã An Thới Đông, xã Lý Nhơn và xã Bình Khánh; 02 vụ sạt lở vào ngày 27 tháng 6 năm 2021 tại bờ sông Lòng Tàu, thuộc ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp và ngày 29 tháng 6 năm 2021 tại Km0+00 bờ phải sông Tắc Tây Đen, ấp Bình Lợi, xã Bình Khánh [2]

d) Thuỷ văn

- Thủy triều: huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông - rạch chằng chịt với

mật độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong Thành phố (7 - 11km/km2) Mặt nước có diện tích trên 23.000 ha với các công sông lớn: Soài Rạp, Lòng Tàu cùng các chi lưu của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Dinh Bà, Vàm Sát, … đổ thẳng

ra biển [4]

Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 02 lần nước lên và nước xuống, số ngày nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể Trong ngày hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng hai chân triều lại chênh lệch nhau rất xa Biên độ triều nói chung khá lớn và có xu thế giảm

Trang 20

dần từ phía cửa sông lên phía thượng lưu Vùng phía Nam biên độ lớn hơn vùng phía Bắc từ 0,6 - 1 m Mực nước cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10,

11, thấp nhất vào tháng 5, 6 [4]

- Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ

bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò "kênh dẫn triều" đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn

Độ mặn trên các sông rạch biến đổi liên tục theo cả không gian lẫn thời gian

Độ mặn ở huyện Cần Giờ thâm nhập theo hình vòng cung, cường độ ở sông Lòng Tàu mạnh hơn sông Soài Rạp Độ mặn 4‰ chỉ xuất hiện ở Cần Giờ trong các tháng mùa mưa - từ tháng 6 đến tháng 7, giới hạn thấp nhất về phía hạ lưu là rạch ông Kèo (sông Đồng Tranh), độ mặn 18‰ xuất hiện thường xuyên ở Cần Giờ, lên cao nhất

là mũi Nhà Bè trong tháng 4 và có thể ra tận mũi Cần Giờ trong những cơn lũ tháng

9 hoặc tháng 10 [4]

e) Các nguồn tài nguyên

e.1) Tài nguyên đất

Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng [16], huyện Cần Giờ

có 07 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất cát biển : phân bố ở vùng ven biển thuộc các xã Long Hòa, Thị

trấn Cần Thạnh với diện tích 680 ha, chiếm 0,96% tổng diện tích của toàn Huyện Đây là loại đất nghèo chất hữu cơ, hàm lượng mùn chỉ có 0,15%, thành phần các hạt chủ yếu là cát (86%), thịt và sét chỉ có 14% Khả năng thấm nước dễ dàng, khả năng giữ nước kém

- Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô : có diện

tích 480 ha; chiếm 0,68% tổng diện tích của toàn Huyện, phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông - nơi có địa hình cao trên dưới 2 m, phân bố ở xã Bình Khánh với diện tích 96 ha, xã Lý Nhơn 384 ha Loại đất này thích nghi với cây lúa

và có thể trồng cây ăn trái

- Nhóm đất phèn: có diện tích 4.380 ha, chiếm 6,22% tổng diện tích của

Trang 21

toàn Huyện, loại đất này bị nhiễm mặn theo mức độ khác nhau về mùa khô Phân bố

ở phía Nam xã Bình Khánh và xã An Thới Đông Đây là loại đất mặn, tầng sinh phèn xuất hiện nông, có thể trồng lúa

- Nhóm đất mặn phèn: bao gồm 03 loại điển hình sau:

+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên,

loại đất này có diện tích 38.705ha, chiếm 54,96% diện tích toàn huyện, phân bố hầu hết các xã (trừ Bình Khánh) Đây là loại đất giàu mùn, nghèo lân, kali trung bình, đất mặn nhiều Cây đước phát triển tốt ở vùng đất này

+ Đất mặn phèn tiềm tàng, ngập mặn theo con nước : loại đất này có diện

tích 4.870ha, chiếm 6,92% diện tích của toàn huyện, phân bố khắp các xã (trừ xã Bình Khánh), chủ yếu theo thềm lòng chảo vùng đầm lầy ngập mặn Tính chất lý

hóa tương tự như loại đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn

thường xuyên nhưng do tầng đất mặt chặt cứng, cấp hạt sét và thịt chiếm từ 94-99%

nên vùng này cây đước không phát triển được

+ Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, ngập mặn theo con nước, loại đất này có diện tích 370ha, chiếm 0,53% diện tích của toàn huyện, phân

bố tại xã Long Hòa Tính chất : nghèo mùn, nghèo dưỡng chất

- Nhóm đất than bùn : có diện tích 210 ha, chiếm 0,30% diện tích của toàn

huyện, phân bố ở ấp An Nghĩa, Cù lao Phú Lợi, bờ vịnh Ghềnh Rái, Thiềng Liềng - Ngã bảy… đây là loại than bùn có chất lượng kém, dùng làm phân bón

e.2) Tài nguyên nước

- Nước mặt: Huyện Cần Giờ với hệ thống sông ngòi dày đặc – Diện tích sông

suối,mặt nước 22.934,41 ha chiếm 32,57% diện tích tự nhiên toàn huyện, nguồn nước dồi dào, nhưng nguồn nước này thường xuyên bị nhiễm mặn độ mặn dao động

ở mức 15 - 17 ‰, do đó việc sử dụng nguồn nước này để sử dụng cho trồng trọt và sinh hoạt rất hạn chế

- Độ mặn của nước trong đất ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của cây như cản trở sự hấp thụ nước của cây trồng làm cây bị héo lâu dài; sự tổng hợp xytokinin

bị ngừng ảnh hưởng sinh trưởng của cây; khi nồng độ muối cao thì kìm hãm sinh

Trang 22

trưởng càng diển ra mạnh

- Nước ngầm: Cho đến nay chưa có dấu hiệu về khả năng hiện diện của tầng nước ngầm trong phạm vi huyện Cần Giờ, ngoại trừ tầng nước ngọt ở giồng cát Thị trấn Cần Thạnh - Long Hòa với trữ lượng không đáng kể Việc sử dụng nước ngọt cho sinh hoạt hiện nay vẫn phải chuyên chở từ nội thành

e.3) Tài nguyên biển

Huyện có bờ biển dài 23 km; riêng từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh có chiều dài khoảng 13 km Mũi Cần Giờ cách mũi Nghinh Phong Vũng Tàu 10km đường biển băng qua vịnh Ghềnh Rái Khi triều thấp từ bờ nhìn ra là một bãi triều rộng nhiều cây số, bãi Cần Giờ rộng trên 100km2 Với tiềm năng và lợi thế sẳn có, trong nhửng năm gần đây huyện Cần Giờ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển một số lĩnh vực như nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối, phát triển dịch vụ thu hút khách du lịch, từng bước nâng cao đời sống nhân dân [3, 4]

e.4) Tài nguyên khoáng sản

Ngoài than bùn (chất lượng kém), khoáng sản duy nhất của Cần Giờ là cát mặn ở hai lòng sông Lòng Tàu và Nhà Bè, nhưng chất lượng kém, lẫn nhiều sét, nếu rửa mặn có thể dùng trong xây dựng [16]

1.1.2 Thực trạng về kinh tế xã hội

a) Về lâm nghiệp

Hoạt động bảo vệ rừng được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trực tiếp tham gia bảo vệ rừng như: Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Hạt Kiểm lâm Cần Giờ, Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn, đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng và hộ gia đình giữ rừng tổ chức lực lượng tuần tra, giám sát trên địa bàn nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng, săn bắt, bẫy động vật hoang dã trong các khu bảo tồn Khỉ đuôi dài, Chim, Dơi, bảo vệ an ninh trật tự địa bàn

Hiện nay, theo Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 16 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công bố hiện trạng rừng Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, diện tích Rừng phòng hộ Cần Giờ là 34.813,64 ha Trong đó, diện

Trang 23

tích có rừng 32.479,14 ha và đất khác 2.334,5 ha

b) Về phát triển thủy sản

Trong những năm qua, ngành khai thác thủy sản có sự chuyển dịch đầu tư theo hướng giảm phương tiện khai thác ven bờ và tăng số lượng ghe lưới đánh bắt

xa bờ Tính đến năm 2019, toàn huyện còn 898 phương tiện hoạt động đánh bắt ven

bờ (giảm 152 phương tiện so với năm 2015) Huyện Cần Giờ đang xây dựng chính sách nhằm chuyển đổi các ngành nghề khai thác mang tính lạm sát, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ đối với ngư dân - lực lượng lao động chủ yếu tại vùng đất ven biển Cần Giờ

- Nuôi thủy sản có bước phát triển, ngoài các đối tượng nuôi tôm, nghêu với

mô hình thâm canh, quảng canh như trước đây Trong thời gian qua, huyện Cần Giờ đã phát triển được 06 mô hình nuôi Tôm ứng dụng công nghệ (nuôi tôm qua 2,3 giai đoạn, nuôi theo hướng GAP, nuôi tôm sú Moana, nuôi hữu cơ ) Trong đó,

mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2, 3 giai đoạn được đánh giá là mô hình nuôi đạt hiệu quả cao với năng suất thu hoạch 25,6 tấn/ha, lợi nhuận 600 triệu đồng/ha Trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xu hướng diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ gia tăng từ việc chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản

Diện tích mặt nước nuôi nhuyễn thể bình quân hàng năm 977 ha, sản lượng thu hoạch đạt 17.906 tấn/năm, giảm bình quân 2%/năm, chủ yếu giảm lượng nghêu thu hoạch do diện tích mặt nước nuôi thuộc phạm vi chuyển mục đích để xây dựng

dự án đầu tư Khu đô thị lấn biển huyện Cần Giờ Đến năm 2020, ước diện tích thả nuôi còn 300 ha, giảm gần 500 ha so với năm 2015 Nuôi Ốc hương, nuôi Hàu trong thời gian qua đạt hiệu quả, được nông dân đầu tư nhưng do chưa được quy hoạch vùng nuôi nên việc đầu tư chưa được rộng rãi

Bên cạnh các đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nhuyễn thể, huyện Cần Giờ

đã khuyến khích nông dân đầu tư phát triển các đối tượng nuôi như: Cua, cá mú, cá bốp, cá dứa nhằm đa dạng hóa vật nuôi để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường Tính đến nay, diện tích nuôi của các đối tượng này trên 334 ha, trong đó có

Trang 24

một số đối tượng sau thời gian nuôi thử nghiệm được mở rộng diện tích và có khả năng đầu tư thả nuôi với quy mô lớn trong thời gian tới

c) Về phát triển nông nghiệp

- Về trồng trọt: Tính đến năm 2019, đã phát triển diện tích trồng Xoài theo tiêu chuẩn VietGAP lên 20,01 ha, trong đó có 10,45 ha được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và đến năm 2021, toàn huyện có 35 hộ nông dân tham gia Chương trình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 25,95 ha Trong năm 2021 còn 173,3 ha trồng lúa, cao hơn kế hoạch 2,3 ha và sản xuất lúa gặp khó khăn do thời tiết nắng nóng có 25,4/31,78 ha lúa hè thu bị thiệt hại, lúa mùa gieo cấy trể do thực hiện giãn cách xã hội, người dân không đi lại để gieo cấy đúng mùa vụ nên sản lượng và năng suất thu hoạch đạt khoảng 444 tấn tương ứng năng suất thu hoạch 2,56 tấn/ha

- Về Chăn nuôi: Giá trị sản xuất đạt 176,3 tỷ đồng, hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng đàn chăn nuôi đang từng bước khôi phục phát triển, tổng đàn gia súc đã tăng lên 1.440 con Toàn huyện có 481 nhà nuôi chim yến, trong đó có 320 nhà nuôi có thu hoạch, và sản lượng sản phẩm tổ yến thu hoạch ước đạt 12,6 tấn Nhu cầu xây dựng nhà nuôi yến ngày càng cao, đây là ngành đóng góp lớn vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện

e) Về khai thác tiềm năng để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái

Từ sau khi Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ được công nhận, hoạt động du lịch phát triển mạnh đặc biệt du lịch sinh thái Trong giai đoạn 2010 -

2019 đã thu hút 12.340.000 lượt khách đến huyện Cần Giờ tham quan, nghỉ mát (so

Trang 25

với giai đoạn từ 2000 – 2010, lượt khách du lịch trung bình mỗi năm tăng khoảng 230%) Riêng đối với các hoạt động tham quan, tìm hiểu về Rừng ngập mặn đã thu hút khoảng 2.000.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 400.000 lượt khách

Bên cạnh việc đầu tư phát triển các loại hình du lịch, huyện Cần Giờ đang từng bước phát triển các sản phẩm, tour du lịch có nguồn gốc từ Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ Hiện nay, có 03 sản phẩm khô cá dứa, yến sào, xoài cát Cần Giờ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có chỉ dẫn địa lý tại huyện Cần Giờ

Trong phạm vi Rừng phòng hộ Cần Giờ không có dân cư sinh sống, chỉ có các hộ dân giữ rừng (165 hộ), cán bộ lâm nghiệp và một số ít người dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn [3, 4]

1.1.3 Hiện trạng đa dạng sinh học, sinh kế của cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ

a) Hiện trạng đa dạng sinh học tại Cần Giờ và rừng ngập mặn Cần Giờ [3, 4]

Rừng ngập mặn Cần Giờ có các quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều Rừng ngập mặn Cần Giờ là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn của vùng cửa sông ven biển Rừng ngập mặn Cần Giờ có 02 hệ sinh thái chính:

- Hệ sinh thái rừng hỗn giao lá rộng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn với các kiểu quần xã điển hình cho từng thể khảm theo mức độ triều và kết cấu bùn

Trang 26

Dựa vào địa hình, điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể chia Rừng ngập mặn Cần Giờ thành 08 kiểu sinh cảnh chính, bao gồm: (1) sinh cảnh rừng trồng, (2) sinh cảnh rừng tự nhiên, (3) sinh cảnh núi đá, (4) sinh cảnh ao nuôi tôm, (5) sinh cảnh ruộng muối, (6) sinh cảnh bãi bồi ven sông, (7) sinh cảnh đầm nuôi thủy sản

và (8) sinh cảnh mặt nước tự nhiên (sông, biển) Như vậy, hệ sinh thái đa dạng góp phần tạo sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, các di sản văn hóa, địa mạo ở vùng ven biển

Hình 3 Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ có hệ động thực vật đa dạng và phong phú Các

Trang 27

nghiên cứu về hệ động thực vật Cần Giờ đã được tiến hành từ rất sớm, sau đó liên tục được bổ sung và cập nhật Rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi sinh sống của nhiều loài Động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và Nghị định 64/2019/NĐ-CP về Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-

CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Về thực

vật có 02 loài là Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và Chùm lé (Azima sarmentosa); Về động vật có 09 loài bao gồm: Rái cái thường (Lutra lutra), Rái cá vuốt bé (Aonyx

cinereus), Mèo cá (Prionailurus viverrinus), Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Cổ rắn (Anhinga melanogaster), Choắt mỏ vàng (Tringa guttifer),

Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Cá mang

rồ (Toxotes chatareus)

Bảng 2 Thành phần hệ động thực vật trong Rừng ngập mặn Cần Giờ STT Nhóm hệ thực vật/động vật Số lượng loài

Trang 28

Sự phục hồi và phát triển tốt của hệ sinh thái Rừng ngập mặn đã biến vùng đất hoang hóa, trơ trụi bị hủy diệt năm xưa trở thành những cánh rừng xanh tươi bạt ngàn, cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sôi, phát triển Tại tiểu khu17 có đàn khỉ đuôi dài trên 1.000 con, tại tiểu khu 15 đàn dơi nghệ khoảng 500 con, và sân chim Vàm Sát (Lý Nhơn) có hơn 2.000 cá thể Heo rừng, mèo rừng, chồn, rái cá, trăn, rắn và nhiều loài thú khác có mặt khắp các

gò đất cao trong Rừng ngập mặn Cần Giờ So với các nước Đông Nam Á, hầu hết các loài thực vật chủ yếu của Rừng ngập mặn đều có mặt ở rừng Cần Giờ, mặc dù

số lượng loài, họ thực vật có khác nhau qua một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, nhưng với hệ sinh thái Rừng ngập mặn ở các địa phương khác của Việt Nam, hoặc so với các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippine, Singapore, Campuchia… thì số lượng loài ở Cần Giờ tương đương hay nhiều hơn Điều này cho thấy, hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ, trong đó có hệ thực vật sau hơn 40 năm khôi phục và phát triển không những đạt về diện tích, mà còn phong phú hơn về chủng loài so với thời kỳ trước chiến tranh

Từ khi rừng được phục hồi, sản lượng thủy sản khai thác được ngày càng tăng, trong đó nghề nuôi nghêu, sò, tôm sú phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho cư dân bản địa

Hình 4 Thành phần hệ động thực vật trong Rừng ngập mặn Cần Giờ

Trang 29

- Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn gồm 56 loài, phân bố ở cả hai vùng nước mặn và lợ

- Nhóm cây nhập cư gồm 204 loài, phân bố ở hai vùng nước mặn và lợ, đa phần nhập cư là dọc theo tuyến đường cao và nằm trong vùng chuyển tiếp Nhóm loài cây nhập cư ngày càng tăng do tuyến đường Rừng Sác nối Cần Giờ với thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành, các loài này theo hoạt động giao thông vận tải xâm nhập vào Cần Giờ cùng với một số loài được chọn trồng rừng kinh tế và cây xanh cảnh quan cho các tuyến đường

Cho đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ [4] ghi nhận hệ thực vật Cần Giờ 296 loài, nhóm thực vật ngập mặn chủ yếu là 36 loài và nhóm thực vật tham gia Rừng ngập mặn là 56 loài không thay đổi so với các nghiên cứu trước đây Riêng nhóm cây nhập cư đã ghi nhận bổ sung họ Lạc Tiên (Passifloraceae), Họ thực vật lớn nhất có mặt tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ là họ Ðậu (Leguminosae) 50 loài, họ Cỏ (Poaceae) 32 loài, họ Cói (Cyperaceae) 24 loài và họ Bụp (Malvaceae)

15 loài Chi thực vật lớn nhất hiện diện tại Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ là Cói (Cyperus) 15 loài, Muồng (Senna) 7 loài, Diệp hạ châu (Phyllanthus) 05 loài

Hệ động vật

Khu hệ phiêu sinh vật

Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ [4], đã xác định 69 loài và nhóm động vật nổi, các nhóm loài động vật nổi trong khu vực đa phần là

Trang 30

những loài thường gặp, phân bố rộng tại vùng cửa sông ven biển cả nước, không bắt gặp loài biển khơi điển hình Về thực vật nổi cũng xác định được 66 loài thuộc 3 ngành Tảo Lam, Tảo Silic và Tảo Giáp

Khu hệ động vật đáy

Báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ [4] cho thấy khu hệ động vật đáy Khu rừng ngập mặn Cần Giờ ghi nhận 397 loài phân bố ở trong và ngoài rừng ngập mặn Ða số các loài này có nguồn gốc từ biển, ruộng muối, sống ở vùng nuớc lợ từ hạ lưu sông Ðồng Nai – Sài Gòn đến cửa sông ven biển, vùng rừng ngập mặn; gồm những nhóm động vật phiêu sinh (zooplankton), động vật đáy (zoobenthos), động vật sống trong tầng nước

Khu hệ côn trùng

Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ có 89 loài côn trùng Các loài côn trùng thu được phần lớn là các loài thường gặp trong các hệ sinh thái trên cạn, chủ yếu là trong các hệ sinh thái nông nghiệp [4]

Khu hệ cá

Ðề tài “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh” của Tống Xuân Tám, Nguyễn Thị Như Hân (2013) [19] đã công bố khu hệ cá Cần Giờ có 282 loài; đến năm 2022, đã tăng lên 302 loài

Khu hệ lưỡng cư

Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, 2022 [4], đối với khu hệ lưỡng cư của Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ ghi nhận có 17 loài lưỡng cư

với 02 loài mới được ghi nhận là: Nhái Bầu vẽ (Microhyla picta) và loài Ếch ương đốm (Kaloula sp.)

Khu hệ bò sát

Từ kết quả báo cáo [4] và tổng hợp tài liệu truớc đây, ghi nhận được khu hệ

bò sát của Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ có 47 loài So sánh số loài bò sát ở Cần Giờ với một số vùng Rừng ngập mặn khác trong nước thì số loài ở đây nhiều hơn

do còn nhiều diện tích rừng tự nhiên làm nơi cư trú thuận lợi cho những động vật

Trang 31

cỡ nhỏ, trong đó có các loài bò sát

Khu hệ chim

Hiện nay ghi nhận Khu Rừng ngập mặn Cần Giờ có 142 loài chim Cần Giờ

có khu hệ chim phong phú với các loài chim nước và các loài chim khác sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, đánh giá ban đầu cho thấy có sự phong phú hơn so với Rừng ngập mặn Cà Mau với số loài chim được bảo vệ tại các vườn chim là 83 loài [4]

từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương và cấp toàn cầu, trong thời gian ngắn hạn và dài hạn (Chambers và Conway, 1991 [31])

Hiện trạng sinh kế người dân huyện Cần Giờ gắn với đa dạng sinh học bao gồm các hoạt động sản xuất sau [26,27]:

- Sản xuất thủy sản: Giá trị sản xuất đạt 1.652 tỷ đồng, tương ứng tổng sản lượng thủy, hải sản khai thác ước đạt 46.382 tấn, trong đó có 6.077 tấn tôm, mực, ghẹ, Nghề cào xiêm, ghe lưới đánh bắt ở vùng biển xa bờ đạt năng suất bình quân 7,65 tấn/phương tiện, thu nhập đạt từ 18 - 21,5 triệu đồng/phương tiện/tháng, và

Trang 32

nghề cào te, ghe lưới đánh bắt ở vùng ven bờ đạt thu nhập bình quân từ 6,5 - 7 triệu đồng/phương tiện/tháng

Trong năm 2022, có 4.076 ha thu hoạch tôm nuôi đạt sản lượng 7.820 tấn, trong đó có 1.076 ha nuôi ao thu hoạch đạt 4.971 tấn, bằng 89%, tương ứng năng suất thu hoạch bình quân đạt 4,62 tấn/ha Nuôi nhuyễn thể có sản lượng thu hoạch đạt 19.135 tấn, trong đó hàu thu hoạch đạt 17.817 tấn, nghêu 780 tấn, sò 400 tấn Thu nhập nghề nuôi hàu 1,9 tỷ đồng/ha, nuôi nghêu 127 triệu đồng/ha, và sò 120 triệu đồng/ha

- Hoạt động du lịch: chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 bùng phát

và diễn biến phức tạp từ tháng 5 đến tháng 9, các điểm, khu du lịch ở huyện ngừng hoạt động, không có khách du lịch đến tham quan, các cơ sở lưu trú được trưng dụng để phục vụ cách ly y tế; sau khi dịch bệnh được kiểm soát các tour du lịch được tổ chức và nhiều giải pháp kích cầu thu hút khách trở lại được tích cực triển khai Lượng khách đến huyện cả năm 2022 đạt 1,48 triệu lượt khách và doanh thu

Bè Nghiên cứu đã điều tra, khảo sát các hộ thu nhập thấp tại huyện và tính toán các chỉ số tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu theo các tiêu chí phơi nhiễm, độ nhạy cảm và năng lực thích ứng

Nghiên cứu “Sự nhận thức và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (Trần Thanh Hòa, 2018) [10] đã đánh giá các biểu hiện của biến đổi khí hậu qua yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển, hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy

Trang 33

sản) của người dân và vai trò của chính quyền địa phương trong ứng phó biến đổi khí hậu

“Nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Bến Tre” (Lê Thị Lệ Quyên, 2016) [17] đã thể hiện vấn đề nước biển xâm thực sâu vào nội đồng và thiếu nước ngọt là hai vấn đề biến đổi khí hậu nghiêm trọng nhất tại Bến Tre Để giải quyết các vấn đề này, tỉnh Bến Tre đã thực hiện các mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu, trồng rừng ngập mặn ven biển, phục hồi rừng ngập mặn từ các ao nuôi trồng thủy sản được thí điểm ở quy mô nhỏ, mức độ hạn chế và trong tương lai cần xem các giải pháp này là giải pháp chính trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Bài báo “Lượng giá giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Thủy trong bối cảnh biến đổi khí hậu” (Nguyễn Viết Thành và các cộng sự, 2018) [22] đã ước tính giá trị kinh tế của tính đa dạng sinh học và xem xét các yếu tố tác động đến giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn rừng ngập mặn và đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy trong bối cảnh biến đổi khí hậu là 8 tỉ đồng Các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn lòng chi trả của người dân là thu nhập, nhận thức và công việc Người có thu nhập cao sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn Người dân nhận thức rõ được giá trị của rừng ngập mặn cũng chi trả cao hơn Đồng thời người có công việc liên quan đến môi trường và hệ sinh thái cũng sẵn sàng trả giá nhiều hơn và tham gia nhiều hơn trong công tác bảo vệ rừng

Nghiên cứu “Lượng giá giá trị sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định” (Phạm Quỳnh Anh, 2018) [1] cho thấy giá trị lượng giá bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp có giá trị nuôi trồng thủy sản, giá trị sử dụng gián tiếp

có giá trị giảm thiểu thiệt hại và xâm nhập mặn do bão gây ra, giá trị bồi tụ đất, giá trị hấp thụ CO2, giá trị giải trí, du lịch; giá trị phi sử dụng là mức sẵn lòng chi trả của người dân vào mục đích bảo vệ rừng ngập mặn và tổng một số giá trị kinh tế hệ sinh thái đã xác định là 7.733.091 triệu đồng/ năm Để hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy luôn hướng tới sự phát triển bền vững, cơ quan quản

Trang 34

lý nhà nước cần xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý Bên cạnh đó, tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức cơ bản về nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả quản lý… cho cán bộ quản lý tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy Ngoài ra, tổ chức về các buổi truyền thông nâng cao nhận thức, nhận ra tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với cuộc sống và môi trường sống của con người cho người dân tại địa phương

Nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế của hộ nông dân: Nghiên cứu mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” (Lý Trung Dũng, 2017) [9] đã xác định mô hình tôm lúa được nhận diện là mô hình thủy sản bền vững và hạn chế rủi ro so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác trên địa bàn huyện An Minh; qua đó góp phần làm cho thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện

và tăng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và làm thay đổi sinh kế của hộ gia đình Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp chính sách dành cho chính quyền địa phương và người dân cùng thực hiện để phát triển hiệu quả mô hình và ứng phó với biến đổi khí hậu

Nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và sinh kế hộ nông dân các xã ven biển huyện

An Minh, tỉnh Kiên Giang” (Trần Ngọc Thúy, 2017) [23] xác định biến đổi khí hậu ngày càng biễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cuộc sống của người dân khu vực nghiên cứu; đồng thời, nước biển dâng, hạn hán gia tăng, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh kế của hộ nông dân…Điều này sẽ làm tăng nguy

cơ tổn thương cho những người nông dân nghèo, nhất là vùng khó khăn Các hộ gia đình đã tìm cách thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như tự chuyển đổi ngành nghề phù hợp mùa vụ; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; đầu tư hệ thống tưới tiêu; chuyển đổi hình thức nuôi trồng thủy sản cho phù hợp như: mô hình tôm lúa sang tôm lúa có cải tiến; nuôi tôm thâm canh; ứng dụng công nghệ mới để đảm bảo

an toàn sinh học, hạn chế dịch bệnh nuôi trồng cường độ ngày càng gia tăng đòi hỏi

Trang 35

phải có nhiều phương án thích ứng mang tính chủ động hơn nữa mới tránh được những thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu gây ra

Nhiệm vụ “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa; đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và đề xuất kế hoạch thích ứng, ứng phó” do Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường thực hiện năm 2018 [25] nhận thấy dưới tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học tỉnh Khánh Hòa, rừng ngập mặn sẽ chịu tác động bởi nhiệt độ không khí tăng và các diện tích rừng ngập mặn ở các khu vực Đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang, Đầm Thuỷ Triều, Vịnh Cam Ranh sẽ chịu tác động lớn từ hiện tượng nước biển dâng Tác động rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu đối với nguồn vốn tự nhiên của sinh kế khai thác thủy sản chính là việc ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản (Nguồn lợi đầm Nha Phu đang bị giảm sút nghiêm trọng, qua điều tra phỏng vấn, 100% ngư dân cho biết sản lượng khai thác so với 10 năm trước giảm đáng kể) Nhiệm vụ đã đề xuất giải pháp quản lý ứng phó, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa như xác định và bảo vệ các khu vực rừng ngập mặn trọng yếu, có vị trí chiến lược trong đối phó với biến đổi khí hậu của Khánh Hoà, đặc biệt chú ý tới các dải rừng ngập mặn gần sát bờ, nơi dễ bị tiếp cận và chịu tác bởi người dân; giải pháp thích ứng, ứng phó đối với sinh kế của các cộng đồng dân cư ven biển như thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân bị tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

Như vậy, trong thời gian qua, có tương đối các đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam có liên quan đến đa dạng sinh học và các đề tài liên quan sinh kế người dân Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho từng khu vực, lĩnh vực cụ thể để bảo đảm đa dạng sinh học và sinh kế của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu Tuy nhiên, qua tổng quan nghiên cứu nêu ở phần trên cho thấy tại Huyện Cần Giờ trong thời gian qua chưa có một số nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên địa bàn

Trang 36

Huyện và tác động cụ thể đến đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng đồng dân

cư huyện

1.3 Xu thế biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Cần Giờ

[11,15]

- Xu thế nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm khoảng 27,90C Giai đoạn từ

1980 - 2019 nhiệt độ tại trạm Tân Sơn Hoà (đại diện cho khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh) có xu thế tăng, với tốc độ xu thế 0,024oC/năm Trong đó nhiệt độ thấp là 27,0oC năm 1987 và nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,3oC năm 2017 Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất năm là tháng 4 khoảng 30,4oC Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất năm là tháng 1 khoảng 27,3o

- Xu thế lượng mưa: Trong giai đoạn từ 1980 - 2017 lượng mưa tại huyện Cần

Giờ cũng có xu thế tăng Năm có lượng mưa thấp nhất là năm 2012 với 462mm Năm có lượng mưa cao nhất là năm 1980 với 1672 mm Mùa mưa tại Cần Giờ trong giai đoạn từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2017 bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 có

Trang 37

tổng lượng mưa trung bình là 1109mm chiếm 90,7% tổng lượng mưa năm Tháng

có lượng mưa trung bình cao nhất năm là tháng 10 khoảng 242mm và tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất năm là tháng 2

Hình 6 Lượng mưa tại huyện Cần Giờ từ năm 1980-2017

Hình 7 Lượng mưa trung bình tháng tại huyện Cần Giờ

từ năm 1980-2017

- Xu thế độ ẩm tương đối: Trong giai đoạn từ 1980 - 2019 độ ẩm tại trạm Tân

Sơn Hòa có xu thế giảm không đáng kể với tốc độ khoảng 0,13 %/năm Độ ẩm trung bình nhiều năm vào khoảng 77% Năm có độ ẩm thấp nhất là năm 2019 với 70,5% Năm có độ ẩm cao nhất là năm 2014 với 80%

Trang 38

Hình 8 Xu thế biến đổi độ ẩm tương đối (%) tại trạm Tân Sơn Hòa (1980-2019)

- Xu thế mực nước đỉnh triều

Bảng 3 Bảng thống kê số lần xuất hiện mực nước đỉnh triều cao nhất

trong năm tại các trạm thủy văn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

giai đoạn 1981 - 2019 Trạm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

9, với mực nước cao nhất là 174 cm (trạm Phú An) và 180 cm (trạm Nhà Bè)

Trang 39

Xu thế mực nước tại trạm Nhà Bè từ năm 1981-2019 có mực nước cao nhất (Hmax) trong năm 2019 trạm Nhà Bè nhìn chung có giá trị Hmax tháng xấp xỉ Hmax tháng của 2 năm 2017 và 2018 Chỉ riêng Hmax tháng 9-2019 tại Nhà Bè cao hơn hẳn Hmax tháng 9-2017, và Hmax tháng 9-2018, và đạt giá trị cao lịch sử tính

từ 1981 đến nay (đạt 180 cm), cao hơn năm 2017 khoảng 28 cm và cao hơn năm

2018 khoảng 35 cm

Hình 9 Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019

và trung bình giai đoạn 1981 – 2019 trạm Nhà Bè

Hmax tháng năm 2019 tại Nhà Bè đều có giá trị cao hơn giá trị Hmax của năm 2017-2018 khoảng 2-3 cm Tháng 11 và tháng 12 năm 2019, mực nước cao nhất chỉ khoảng 156 cm và 143 cm, nhưng đều thấp hơn năm 2017-2018 Hmax 12 tháng năm 2019 tại Nhà Bè đều có giá trị thấp hơn giá trị Hmax trung bình của 12 tháng thời đoạn 1981-2019 Hmax 12 tháng năm 2017 tại Nhà Bè đều có giá trị ngang bằng với giá trị Hmax trung bình của 12 tháng thời đoạn 1981-2019 Riêng năm

2018, mực nước cao nhất năm rơi vào tháng 2, đạt 170 cm bằng Hmax tháng 10/2019 cao hơn Hmax tháng 10/2017

Trang 40

Hình 10 Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019

và trung bình giai đoạn 1981 – 2019 trạm Phú An

Xu thế mực nước tại trạm Phú An từ năm 1981-2019 có mực nước cao nhất (Hmax) trong năm 2019 trạm Phú An nhìn chung có giá trị Hmax tháng xấp xỉ Hmax tháng của 2 năm 2017 và 2018 Chỉ riêng Hmax tháng 9-2019 tại Phú An cao hơn hẳn Hmax tháng 9-2017, và Hmax tháng 9-2018, và đạt giá trị cao lịch sử tính

từ 1981 đến nay (đạt 174 cm), cao hơn năm 2017 khoảng 24 cm và cao hơn năm

2018 khoảng 30 cm

- Xu thế hạn hán: Kết quả giá trị cho thấy trong giai đoạn 1980-2017, tại huyện

Cần Giờ phần lớn ở mức bình thường, chỉ có năm 2012 có giá trị hạn trung bình

Hình 11 Giá trị Chỉ số hạn SPI tại huyện Cần Giờ giai đoạn 1980-2017

Ngày đăng: 08/10/2024, 21:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Phạm Quỳnh Anh (2018), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Mơi trường trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, “Lượng giá giá trị sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng giá giá trị sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
Tác giả: Phạm Quỳnh Anh
Năm: 2018
[9] Lý Trung Dũng (2017), Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế của hộ nông dân:Nghiên cứu mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế của hộ nông dân: Nghiên cứu mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Lý Trung Dũng
Năm: 2017
[11] Nguyễn Văn Hồng và các cộng sự (2020), “Xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu, kịch bản và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo khoa học tại Hội thảo “Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ CHí Minh”, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức vào tháng 10 năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu, kịch bản và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo khoa học tại Hội thảo “Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hồ CHí Minh
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng và các cộng sự
Năm: 2020
[16] Nguyễn Thị Linh Phương (2020), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,“Đánh giá đặc điểm và đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đặc điểm và đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Linh Phương
Năm: 2020
[17] Lê Thị Lệ Quyên (2016), Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội), “Nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Bến Tre” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Bến Tre
Tác giả: Lê Thị Lệ Quyên
Năm: 2016
[18] Huỳnh Minh Sang và các cộng sự (2018), Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Huỳnh Minh Sang và các cộng sự
Năm: 2018
[19] Tống Xuân Tám và Nguyễn Thị Như Hân (2013), Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu Dự trữ sinh quyền Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu Dự trữ sinh quyền Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Tống Xuân Tám và Nguyễn Thị Như Hân
Năm: 2013
[21] Nguyễn Thị Thu (2021), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), “Nghiên cứu đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ thu nhập thấp tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ thu nhập thấp tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Thu
Năm: 2021
[22] Nguyễn Viết Thành và các cộng sự (2018), “Lượng giá giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Thủy trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Tạp chí Khoa học Kinh tế - số 6(04) - 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng giá giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Thủy trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Tác giả: Nguyễn Viết Thành và các cộng sự
Năm: 2018
[23] Trần Ngọc Thúy (2017), Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, “Biến đổi khí hậu và sinh kế hộ nông dân các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và sinh kế hộ nông dân các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Trần Ngọc Thúy
Năm: 2017
[25] Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường (2018), “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học biển ven bờ tỉnh khánh hòa; đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và đề xuất kế hoạch thích ứng, ứng phó” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đa dạng sinh học biển ven bờ tỉnh khánh hòa; đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và đề xuất kế hoạch thích ứng, ứng phó
Tác giả: Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường
Năm: 2018
[28] Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường (2011), “Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng
Tác giả: Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường
Năm: 2011
[30] Basseem M. Tamimi và cộng sự (2017), “Heat stress on Mangrove (Rhizophora apiculate) and Adapation Options”, Proceedings of IPI Research Colloquim 2017, 01-03 October 2017, Felda Residence Trolak, Perak, Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heat stress on Mangrove (Rhizophora apiculate) and Adapation Options
Tác giả: Basseem M. Tamimi và cộng sự
Năm: 2017
[32] World Wide und or Nature - WW (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) (2009), “Mega-Stress for Megacities”, (www.wwf.org.au/publications/megacities) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mega-Stress for Megacities
Tác giả: World Wide und or Nature - WW (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên)
Năm: 2009
[2] Ban Chỉ huy Phòng thủ Dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh (2022),(https://phongchonglutbaotphcm.gov.vn/index.php) Link
[7] Cổng thông tin điện tử Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ (2022), (https://www.rungngapmancangio.org/) Link
[12] Ngô Hoàng Đại Long cùng các cộng sự (2016), Khai thác và chế biến sản phẩm từ dịch nhựa dừa nước(http://hiephoiduabentre.com.vn/index.php?Module=Content&amp;Action=view&amp;id=7495&amp;Itemid=2) Link
[20] . Tạp chí điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học, (https://tainguyenvamoitruong.vn/anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau-toi-da-dang-sinh-hoc-cid14004.html) Link
[29] Vnexpress.net (2022), Quảng Trị bán tín chỉ CO2 từ rừng cộng đồng, (https://vnexpress.net/quang-tri-ban-tin-chi-co2-tu-rung-cong-dong-4549002.html);Tài liệu tiếng Anh Link
[3] Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ (2020), Báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm lần thứ 2 (2010-2020) khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Bản đồ ranh giới các xã, thị trấn của huyện Cần Giờ - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 1. Bản đồ ranh giới các xã, thị trấn của huyện Cần Giờ (Trang 14)
Hình 2. Bản đồ phân cấp độ cao của huyện Cần Giờ - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 2. Bản đồ phân cấp độ cao của huyện Cần Giờ (Trang 17)
Hình 3. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ Cần Giờ - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 3. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ Cần Giờ (Trang 26)
Hình 4. Thành phần hệ động thực vật trong Rừng ngập mặn Cần Giờ - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 4. Thành phần hệ động thực vật trong Rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 28)
Hình 7. Lượng mưa trung bình tháng tại huyện Cần Giờ - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 7. Lượng mưa trung bình tháng tại huyện Cần Giờ (Trang 37)
Hình 8. Xu thế biến đổi độ ẩm tương đối (%)   tại trạm Tân Sơn Hòa (1980-2019) - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 8. Xu thế biến đổi độ ẩm tương đối (%) tại trạm Tân Sơn Hòa (1980-2019) (Trang 38)
Hình 9. Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019 - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 9. Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019 (Trang 39)
Hình 10. Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019 - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 10. Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng trong năm 2017, 2018, 2019 (Trang 40)
Hình 12. Giá trị Chỉ số hạn SPI tại huyện Cần Giờ - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 12. Giá trị Chỉ số hạn SPI tại huyện Cần Giờ (Trang 41)
Hình 13. Xu thế biến đổi độ mặn lớn nhất tại Nhà Bè - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 13. Xu thế biến đổi độ mặn lớn nhất tại Nhà Bè (Trang 42)
Hình 14. Sơ đồ khối nghiên cứu - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 14. Sơ đồ khối nghiên cứu (Trang 44)
Hình 15. Các yếu tố nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 15. Các yếu tố nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh (Trang 46)
Hình 16. Mức nhạy cảm với thiên tai - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 16. Mức nhạy cảm với thiên tai (Trang 54)
Hình 20. Phân bố nhiệt độ trung bình giai đoạn nền 1986-2005 - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 20. Phân bố nhiệt độ trung bình giai đoạn nền 1986-2005 (Trang 57)
Hình 21. Mức tăng nhiệt độ trung - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 21. Mức tăng nhiệt độ trung (Trang 58)
Hình 25. Phân bố lượng mưa trung bình giai đoạn nền 1986-2005 - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 25. Phân bố lượng mưa trung bình giai đoạn nền 1986-2005 (Trang 60)
Hình 29. Mức thay đổi lượng mưa  mùa mưa so với thời kỳ nền - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 29. Mức thay đổi lượng mưa mùa mưa so với thời kỳ nền (Trang 62)
Bảng 6. Mức nguy cơ ngập đối với Thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Bảng 6. Mức nguy cơ ngập đối với Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)
Hình 37. bản đồ ngập do nước biển dâng mức 1m tại rừng ngập mặn Cần - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 37. bản đồ ngập do nước biển dâng mức 1m tại rừng ngập mặn Cần (Trang 76)
Hình 38. Diện tích và thu nhập nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
Hình 38. Diện tích và thu nhập nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình (Trang 79)
Hình PL3. Mức tăng nhiệt độ tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Giờ - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
nh PL3. Mức tăng nhiệt độ tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Giờ (Trang 100)
Hình PL5. Mức thay đổi lượng mưa trung bình năm so với thời kỳ nền (1986- - Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu và nước biển dâng Đến Đa dạng sinh học gắn với sinh kế của cộng Đồng dân cư huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh và Đề xuất các giải pháp thích Ứng
nh PL5. Mức thay đổi lượng mưa trung bình năm so với thời kỳ nền (1986- (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w