Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu Đến sinh kế hộ gia Đình tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên văn bàn, tỉnh lào cai
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
HOÀNG LIÊN - VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
HOÀNG LIÊN - VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn An Thịnh
PGS TS Phạm Văn Cự
Hà Nội – 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do cá nhân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS TS Phạm Văn Cự và PGS.TS Nguyễn An Thịnh, không thực
hiện sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa công bố ở bất kì công trình khoa học nào khác
Các thông tin số liệu sử dụng trong luận văn được trình bày đúng quy cách và trích dẫn rõ nguồn cung cấp
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu và kết quả của luận văn
Tác giả
Nguyễn Thị Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các cơ quan và các tổ chức trên địa bàn nghiên cứu Trước hết
tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Cự và PGS.TS Nguyễn An Thịnh đã
tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu Tôi xin cám ơn GS Sarah Turner (Đại học McGill, Canada) và GS Jean Michaud (Đại học Laval, Canada) đã cấp học bổng thực hiện đề tài nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong Khoa Các Khoa học Liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai, Chi cục thống kê tỉnh Lào Cai, UBND huyện Văn Bàn, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, UBND xã Nậm Xây, Nậm Xé và cơ quan đơn vị khác đã cung cấp số liệu, tư liệu Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn bà con nhân dân trên 2 xã Nậm Xây và xã Nậm Xé đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Phương
Trang 51.1.3 Nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Lào Cai 9
1.1.4 Nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn 10
1.2 Cơ sở lý luận 12
1.2.1 Các khái niệm được sử dụng 12
1.2.2 Khung sinh kế bền vững 14
CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP 18
VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 18
2.1 Cách tiếp cận 18
2.1.1 Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái 18
2.1.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng 18
2.1.3 Tiếp cận khung sinh kế bền vững 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 21
2.2.3 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia 23
2.2.4 Phương pháp thống kê toán học 23
2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 23
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên 23
Trang 62.3.2 Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên -
Văn Bàn 25
2.3.3 Hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển sinh kế cộng đồng tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Diễn biến khí hậu trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu 27
3.1.1 Diễn biến khí hậu khu vực nghiên cứu 27
3.1.2 Các biểu hiện biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai 30
3.1.3 Kịch bản biến đổi khí hậu và nhận định các tác động biến đổi khí hậu có thể xảy ra tại khu vực nghiên cứu 41
3.2 Hiện trạng sinh kế của hộ gia đình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn 46
3.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu tới nguồn lực tự nhiên 60
3.3.2 Tác động biến đổi khí hậu đến nguồn lực tài chính 68
3.3.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn lực vật chất 69
3.3.4 Tác động của biến đổi khí hậu tới nguồn lực con người 71
3.3.5 Tác động biến đổi khí hậu đến nguồn lực xã hội 72
3.4 Đánh giá năng lực thích ứng và tính bền vững của sinh kế hộ gia đình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn 74
3.4.1 Đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng dân cư Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn 74
3.4.2 Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế 77
3.5 Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu 80
Trang 73.5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 80
3.5.2 Quan điểm đề xuất giải pháp 82
3.5.3 Đề xuất giải pháp 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CARE Care International Tổ chức phi lợi nhuận CCWG Climate Change Working
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển liên hợp quốc
VNGO&CC The Network of Vietnamese
NGOs and Climate Change
Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí hậu
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998) 15
Hình 1.2: Khung Sinh kế bền vững của DFID (2001) 16
Hình 2.1: Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn 24
Hình 3.1: Phân bố nhiệt độ trung bình tháng tại các trạm khí tượng Sa Pa và Phố Ràng 28
Hình 3.2: Diễn biến nhiệt độ trung bình tại Trạm Khí tượng Phố Ràng và Sa Pa đến năm 2018 29
Hình 3.3: Xu thế biến đổi lượng mưa năm, mùa mưa, mùa khô trạm Phố Ràng 29
Hình 3.4: Xu thế biến đổi lượng mưa năm, mùa mưa, mùa khô trạm Sa Pa 30
Hình 3.5 Sự gia tăng nhiệt độ kịch bản biến đổi khí hậu so với kịch bản nền 43
Hình 3.6 Mức thay đôi lượng mưa kịch bản biến đổi khí hậu so với kịch bản nền tại các trạm thuộc tỉnh Lào Cai 44
Hình 3.7: Bản đồ nguy cơ lũ quét tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn 46
Hình 3.8: Tỷ lệ người dân trả lời ở mức tác động cao và rất cao (%) 60
Hình 3.9: Diện tích lúa, hoa màu mất trắng do thiên tai tại huyện Văn Bàn 63
từ năm 2011-2018 63
Hình 3.10: Hiện trạng rừng và vị trí xảy ra cháy rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn giai đoạn 2010-2019 67
Hình 3.11: Sơ đồ vị trí thường xuyên xảy ra thiên tai giai đoạn 2010-2019 71
Hình 3.12: Biểu đồ trình độ học vấn người dân Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn 75
Trang 10Bảng 3.5: Cảnh báo thiên tai tại một số địa phương tại Lào Cai 34
Bảng 3.6: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai 10 năm gần đây ở Lào Cai 37
Bảng 3.7 Thay đổi nhiệt độ (0C) so với kịch bản nền tại trạm khí tượng 42
Bảng 3.8: Diện tích, dân số và mật độ dân số 49
Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn thu nhập từ các nhóm hộ 50
Bảng 3.10: Bảng thống kê về diện tích đất sản xuất nông nghiệp 52
Bảng 3.11: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ trồng lúa và cây ngắn ngày 52
Bảng 3.12: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ chăn nuôi 53
Bảng 3.13: Các loại sản phẩm LSNG người dân vùng đệm khai thác từ rừng 54
Bảng 3.14: Các hoạt động xâm phạm vào rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn 55
Bảng 3.15: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Văn Bàn 62
Bảng 3.16: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với canh tác nông nghiệp của hộ gia đình 64
Bảng 3.17: Tổng hợp tính dễ bị tổn thương của thiên tai đến công trình 70
Trang 11MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Theo nhận định của UNDP, Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng Nếu nhiệt độ trên Trái Đất tăng thêm 2°C, dự tính khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất Việt Nam sẽ ngập chìm trong nước biển [44] Nói riêng tại khu vực miền núi, cộng đồng dân tộc thiểu số được đánh giá là có độ phơi nhiễm cao và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) Một số chiến lược thích ứng BĐKH và giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của cộng đồng trước BĐKH đã được chính phủ Việt Nam đưa ra [3]
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hoàng Liên - Văn Bàn được thành lập vào năm 2007, thuộc địa bàn hành chính 03 xã là Nậm Xây, Nậm Xé và Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Tổng diện tích tự nhiên là 24.886 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 22.081,59 ha (88,73%), chủ yếu rừng tự nhiên (rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, tre nứa) Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn có giá trị cao về ĐDSH, tỷ lệ che phủ cao, có hệ động thực vật đa dạng và phong phú, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật [43] Cư dân trong KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn chủ yếu sống dựa vào nông lâm nghiệp Người dân trong khu vực chủ yếu là làm nông nghiệp, nhưng lại thiếu đất để sản xuất nông nghiệp Dân cư đa số là đồng bào các dân tộc ít người, vẫn canh tác theo lối truyền thống, khai thác bóc lột tài nguyên thiên nhiên, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, thường xuyên vào rừng để khai thác lâm sản làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây
Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai như rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài, hạn hán, sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống, ngày càng gia tăng Trước đây hạn hán khoảng 20-22 năm/lần Từ năm 1980 đến nay đã xảy ra 5 đợt hạn, làm gia tăng: Cháy rừng (cháy rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên kéo dài từ ngày 8 -15/2/2011 làm thiệt hại khoảng 700 ha rừng); Tình trạng khô hạn, xói mòn đất xảy ra nghiêm trọng tại Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà; Đặc biệt năm 2018 thiên tai làm thiệt hại 103 người chết;
Trang 1262 người bị thương; 904 ngôi nhà sập, trôi Hư hỏng: 200 công trình giao thông; 518 công trình thuỷ lợi; 695 công trình khác; 5.415ha lúa, màu bị mất trắng; 19.471 con gia súc, gia cầm chết Từ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh kế và phát triển kinh tế xã hội của cư dân địa phương Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, việc mở mới và nâng cấp các tuyến đường liên xã sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với công tác bảo tồn ĐDSH Những đặc điểm về dân số, lao động và phong tục tập quán của các dân tộc trong khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới sinh kế hộ gia đình cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xây dựng chiến lược, chính sách hỗ trợ đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân trong KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu năng lực thích ứng của cộng đồng dân cư trước biểu hiện của BĐKH để cung cấp luận cứ khoa học nhằm xây dựng và phát triển sinh kế bền vững (SKBV) cho cộng đồng dân cư ở KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn trong bối cảnh
BĐKH Xuất phát từ những lý do trên, đề tài luận văn: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế hộ gia đình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu
Đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và chống chịu BĐKH dựa trên căn cứ khoa học về đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế người dân tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn
b) Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nói trên, các nhiệm vụ sau đây đã được hoàn thành: - Tổng quan và lý luận về tác động của biến đổi khí hậu tới sinh kế cư dân địa phương
- Phân tích sinh kế của cộng đồng cư dân tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng cư dân tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn
Trang 13- Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân ở KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và chống chịu BĐKH
3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn thực hiện tại hai xã Nậm Xây và Nậm Xé thuộc
KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn Đây hai xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều thành phần
dân tộc, sinh kế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên gỗ và phi gỗ trong KBTTN - Phạm vi thời gian: Các tài liệu, dữ liệu được khảo cứu, sử dụng trong luận văn
được tổng hợp, thống kê từ năm 2000 đến nay; thời gian điều tra khảo sát, phỏng vấn
và thu thập được tác giả thực hiện từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài đóng góp cho cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
sinh kế cộng đồng sống dựa vào các KBTTN trong bối cảnh BĐKH
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho Ban quản
lý KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn ra quyết định bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ phát triển sinh kế của cộng đồng cư dân địa phương trong bối cảnh BĐKH hiện nay
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận nghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh kế - Chương 2: Cách tiếp cận, phương pháp và khu vực nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ 1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro ở Brazil năm 1992, phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới Theo đó, trong phát triển nông thôn xuất hiện xu
hướng phát triển sinh kế bền vững bao gồm cả các mục tiêu giảm nghèo (Bộ TNMT và
CCWG, 2015) Các hoạt động bảo tồn của vườn quốc gia cần chú ý chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, đồng thời cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương cũng đã được Biressu (2009) và Ghimire (2008) đề cập đến
Theo Chambers và Conway (1992) đánh giá tính bền vững của sinh kế dựa trên 2 phương diện: bền vững về môi trường và bền vững về xã hội Scoones (1998), Ashley và Carney (1999), DFID (2001) và Solesbury (2003) phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế đi đến thống nhất đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinh kế và khung sinh kế bền vững để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, Theo khung sinh kế này, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất)
Theo các báo cáo (I, II, III, IV và V) của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong khoảng 100 năm qua (1906-2005) đã tăng khoảng 0,74oC, những năm gần đây liên tục có những đợt nóng cực điểm Độ acid của bề mặt đại dương đã tăng 26% kể từ cuộc cách mạng công nghiệp (1750) và trong ba thập kỷ gần đây, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt Trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850 Trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua
Trang 15Dưới góc độ nhận thức, nghiên cứu của Tologbonse và nnk (2010) cho thấy nhận thức chung của nông dân ở Nigieria thì BĐKH là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập gia đình, cũng như gia tăng tuần suất lũ lụt và hạn hán làm suy giảm sản lượng nông nghiệp
Năm 2007, CARE international xây dựng khung đánh giá sử dụng trong an ninh sinh kế hộ Trong khung đánh giá này, CARE tiếp cận theo hướng thích ứng BĐKH nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương Tính dễ bị tổn thương được hiểu ở đây là mức độ của một hệ thống dễ bị ảnh hưởng hoặc không có khả năng đối phó trước tác động tiêu cực của BĐKH, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan và thay đổi khí hậu Khả năng thích ứng được CARE sử dụng theo tiếp cận 05 nguồn lực của sinh kế bền vững
Nghiên cứu của Tanner và nnk (2014) về chống chịu sinh kế đối với BĐKH đã tổng quan và phân tích khá hệ thống về sinh kế, biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi của sinh kế trước các tác động của biến đổi khí hậu Qua đó, để ứng phó hiệu quả cần thiết phải có các biện pháp sinh kế hợp lý với từng lãnh thổ, từng cộng đồng khác nhau, nhất là các giải pháp tập trung vào nhu cầu của con người và trao quyền cho các nhóm yếu thế; qua đó sẽ đem lại nhiều lợi ích phát triển bền vững trong ngắn hạn và dài hạn
Công trình nghiên cứu: Livelihood resilience in the face of climate change
(Tanner T et al., 2014) đã tổng quan và phân tích khá hệ thống về sinh kế, biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi của sinh kế trước các tác động của biến đổi khí hậu Nghiên cứu chỉ ra, để ứng phó hiệu quả cần thiết phải có các biện pháp sinh kế hợp lý với từng lãnh thổ, từng cộng đồng khác nhau, nhất là các giải pháp tập trung vào nhu cầu của con người và trao quyền cho các nhóm yếu thế; qua đó sẽ đem lại nhiều lợi ích phát triển bền vững trong ngắn hạn và dài hạn
Kết quả nghiên cứu của công trình: Livelihoods and climate change - Combining disaster risk reduction, natural resource management and climate change adaptation in a new approach to the reduction of vulnerability and poverty khẳng
định: mục tiêu trọng tâm của các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu là giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và duy trì, củng cố sinh kế của con người, đặc biệt là người nghèo thông qua cải thiện các nguồn lực tự nhiên bởi nguồn
Trang 16lực này là phương tiện sản xuất sẵn có hình thành nên sinh kế cho từng cá nhân và cộng đồng Do đó, duy trì, cải thiện nguồn lực tự nhiên sẽ là cơ sở để đảm bảo được mức độ bền vững và an ninh sinh kế
Công trình Households’ perception and livelihood vulnerability to climate change in a coastal area of Akwa Ibom state, cho rằng: biến đổi khí hậu đã làm gia
tăng tính dễ bị tổn thương của dân cư nông thôn ven biển nên cần thiết phải có những giải pháp, chiến lược sinh kế bền vững trên cơ sở kết hợp giữa kinh nghiệm bản địa với các kiến thức, công nghệ mới nhằm thích ứng hiệu quả nhất trước các tác động bất lợi của khí hậu và thiên tai; đồng thời, phù hợp với kiến thức, khả năng tiếp thu của người dân địa phương
Zsamboky và nnk (2011) đã khẳng định tại công trình: Impacts of climate change on disadvantaged UK coastal communities: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu,
ven biển là khu vực dễ bị tổn thương hơn các khu vực nằm sâu trong lục địa bởi bên cạnh các tác động về nhiệt độ và lượng mưa, vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của mực nước biển và độ cao sóng gây ra sự xói mòn, suy thoái đất… Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến sinh kế ven biển đặc biệt là các hoạt động kinh tế khai thác thủy hải sản và du lịch thông qua việc giảm số lượng ngày ra khơi đánh bắt hải sản, hư hỏng cơ sở vật chất,… dẫn tới suy giảm nguồn thu nhập cá nhân và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương
1.1.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu tác động của BĐKH đến an ninh sinh kế đã được lồng ghép trong nhiều chiến lược và kế hoạch phát triển Bộ TNMT được Chính phủ giao là đơn vị đầu mối để tham gia thực hiện Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto, và cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP - RCC) được Thủ tướng chính phủ thông qua nhằm giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu và sự cần thiết phải giảm nhẹ và thích nghi với các tác động của BĐKH
Năm 2009, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) đã triển khai đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam với kết luận nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng cây trồng, và do đó rút ngắn chu kỳ tăng trường của thực vật; có khả
Trang 17năng tăng các loại sâu bệnh hại mùa màng khi lượng mưa tăng; sản lượng lúa có thể giảm khoảng 2 đến 4% vào năm 2050
Ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức và các nhà khoa học nhằm cải thiện và nâng cao giá trị của các loại hình, mô hình sinh kế cho các cộng đồng dân cư theo các hướng tiếp cận khác nhau Các công trình nghiên cứu về mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH ở một số địa phương như: Phú Thọ, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Bắc Kạn, do các cơ quan nhà nước (Bộ TN&MT, 2016 và các cơ quan khác như Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Kinh tế nông nghiệp, ), và các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước (CARE, 2014; World Vision, 2015; WWF; MCD; SRD, CRD, Viện Dragon, ) tài trợ
Một số nghiên cứu tiêu biểu về chính sách hỗ trợ người nghèo nói chung, cộng đồng DTTS nói riêng cũng đã được tiếp cận dưới góc độ SKBV tại Việt Nam:
Tài liệu hướng dẫn ‘‘Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường (2011) đưa ra các
công cụ sử dụng trong đánh giá tác động BĐKH đã được giới thiệu trong cuốn tài liệu này Đồng thời các giải pháp thích ứng đặc biệt là thích ứng dựa vào cộng đồng đã được tập trung phân tích [46]
Vũ Thị Hoài Thu trong nghiên cứu: Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Đã tiếp cận nghiên cứu theo hướng gắn
kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BĐKH để phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH và chỉ ra cơ chế tác động Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong bối cảnh BĐKH, sinh kế cần bền vững và thích ứng để giảm thiểu những thiệt hại do BĐKH gây ra
Đề tài “Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô h nh thích ứng v i biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng miền Trung và đề xu t nh n rộng” của Lê
Văn Thăng (2015) đã đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH và hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình dựa vào cộng đồng ở miền Trung Từ đó đã lựa chọn và hoàn thiện một số mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất các phương án, giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung
Trang 18Hoàng Thị Ngọc Hà và Trương Quang Học cho thấy, chú trọng vào sinh kế thích ứng với các hiện tượng thời tiết, thiên tai cực đoan là điều quan trọng trong nghiên cứu
“Nghiên cứu và triển khai phát triển sinh kế thích ứng v i biến đổi khí hậu tại thành phố Hải Phòng” Cũng theo Trương Quang Học và nnk (Bộ TN và MT, 2016) thì sinh
kế thích ứng với biến đối khí hậu là hệ thống sinh kế có khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu, có khả năng phục hồi sau tác động, nhất là đối với các hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan, đảm bảo và duy trì năng suất Đồng thời, sinh kế này cũng có thể đóng góp cho giảm phát thải khí nhà kính
Nguyễn Thị Bích tại nghiên cứu về “Tổn thương sinh kế và lựa chọn giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu của các cộng đồng d n tộc thiểu số tại xã Mỏ Vàng, Văn Yên, Yên Bái” đã phân tích được những tổn thương sinh kế của người dân tộc Dao và
Mông ở xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, Yên Bái dưới những tác động của biến đổi khí hậu dựa trên ba chỉ số LVI, LVI - IPCC và LEI Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp nang cao năng lực thích ứng với BĐKH cho người dân ở đây
Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Ngọc (2020) “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xu t các giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng v i biến đổi khí hậu tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” Đã phân tích xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu
và thiên tai trong quá khứ, đã đánh giá được tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương của sinh kế nông nghiệp trước biến đổi khí hậu tại huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu, dự án: “Chuyển đổi sinh kế và v n đề tín dụng một số tộc người thiểu số tại T y Nguyên và Miền núi phía Bắc Việt Nam” (Hoàng Cầm và nnk, 2017); “Tác động của thiên tai đến sinh kế các d n tộc thiểu số tỉnh Lào Cai” (Đào Thị Lưu và Lê Văn Hương, 2013); “Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người mạ Vườn quốc gia Cát Tiên” (Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016); “Ảnh hư ng của Biến đổi khí hậu t i sinh kế người d n Đồng bằng Sông Cửu Long” (Lê Anh Tuấn và nnk., 2014); “Đánh giá hiện trạng và đề xu t một số giải pháp sinh kế của người d n vùng đệm khu rừng văn hóa lịch sử xã T n Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” (Phạm Khánh Ly, 2011); “Nghiên cứu đề xu t giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng cư d n tại Vườn quốc gia Xu n Sơn, tỉnh Phú Thọ” (Đinh Thị Hà Giang, 2017); “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người d n
Trang 19trên đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng” (Lê Văn Hưng, 2019).Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và khả năng thích ứng của động đồng tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Nguyễn Quang Ninh, 2015); Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế và sự thích ứng cộng đồng Thừa Thiên Huế (Nguyễn Minh Kỳ, 2014); Nghiên cứu ảnh hư ng của Biến đổi khí hậu t i sinh kế người d n Đồng bằng Sông Cửu Long (Lê Anh Tuấn và nnk, 2014);… các nghiên cứu bước đầu nghiên cứu
đến sinh kế tại các Khu bảo tồn khác nhau của cả nước
1.1.3 Nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Lào Cai
Tiếp cận với chủ đề BĐKH tại tỉnh Lào Cai, trong những năm gần đây đã có một số chương trình dự án liên quan như: Chương trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (2007), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2008), Chiến lược quốc gia về BĐKH (2011), Theo đó, những hoạt động lớn có liên quan trực tiếp tới ứng phó với BĐKH mà tỉnh Lào Cai đã làm trong thời gian qua bao gồm: Xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020; Kế hoạch hành động phát triển bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2015;
Những hoạt động cụ thể có liên quan tới ứng phó với BĐKH đã được xây dựng và triển khai trong thời gian qua bao gồm:
- Dự án Quản lý lâm nghiệp cộng đồng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo (RVN-A60) tại 03 xã Bản Hồ, Sa Pả và Lao Chải huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (2007-2010), với sự tài trợ của Oxfam Anh: Dự án đã xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững, hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng với đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân Song song với việc xây dựng các mô hình thử nghiệm về quản lý rừng cộng đồng tại các xã dự án thuộc huyện Sa Pa dựa trên các chủ trương, chính sách đã được ban hành
- Dự án Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH (VN/05/009) (2006-2007) với sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP-GEF/SGP): Thông qua dự án tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, xây dựng khung kế hoạch hành động để lồng ghép vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Trang 20- Dự án Hỗ trợ TP Lào Cai tăng cường năng lực chống chịu BĐKH (2012-2014) do Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tài trợ: Dự án đã hỗ trợ tỉnh Lào Cai xây dựng báo cáo đánh giá tính dễ bị tổn thương cho thành phố Lào Cai; kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho thành phố Lào Cai; tăng cường năng lực chống chịu với Biến đổi khí hậu, đồng thời thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu
- Năm 2013, Sở TNMT hoàn thiện các thủ tục pháp lý làm căn cứ cho UBND tỉnh tiếp nhận khoản hỗ trợ của Công ty Pesl Instrument GmBH (Cộng hòa Áo) về khảo nghiệm tính năng và tác dụng của Trạm khí hậu tự động công nghệ iMetos, đã bàn giao cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên 01 trạm khí hậu tự động để vận hành thử nghiệm
1.1.4 Nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn
Những nghiên cứu đã được tiến hành tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn chủ yếu tập trung khảo sát tính ĐDSH và bảo tồn các nguồn gen quý:
“Nghiên cứu bảo tồn loài Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioide Hayata)
đang có nguy cơ tuyệt chủng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” (Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, 2013) Kết quả bước đầu xác định vị trí phân bố của 20 cây Bách Tán Đài Loan, tiến hành ươm trồng được 130 cây chiều cao đạt 3-7 cm Điều tra quy hoạch và lập bản đồ phân bố, xây dựng cơ sở dữ liệu các cây Bách tán Đài Loan mọc tự nhiên để phục vụ bảo tồn tại chỗ và đánh giá cây trội Xây dựng mô hình bảo tồn chuyển chỗ, quy hoạch và trồng khoảng 3ha Bách Tán Đài Loan tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật thu hái hạt giống, quy trình nhân giống và trồng loài Bách Tán Đài Loan
Năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái thích nghi trồng các loại cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai”: Qua đó dự án đã tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái thích nghi trồng các loại cây lâm nghiệp thông qua việc xác định được tập đoàn cây trồng lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và chức năng sản xuất của mỗi vùng, mỗi địa phương Thực hiện trên diện tích 417 nghìn ha đất quy
Trang 21hoạch cho phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, chia thành 2 vùng, trong đó: Vùng 1 (vùng cao) diện tích thực hiện 230 nghìn ha tại các huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Pú Luông; vùng 2 (vùng thấp) diện tích 188 nghìn ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, phía Nam của huyện Bắc Hà và một số huyện thuộc lưu vực sông Hồng, sông Chảy
Và một số nghiên cứu: “Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái - môi trường ảnh
hưởng đến sự phân bố của cây Pơ mu (Fokienia hodginsii) tại Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai”; “Khảo sát loại Vượn đen tuyền Nomascus concolor tại Khu bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cùng
các ghi nhận khác về động vật” (Lê Trọng Đạt, 2009); Hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về vấn đề biến đổi khí hậu và sinh
kế tại Khu bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn Do đó, đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế hộ gia đ nh tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” được thực hiện và góp phần hoàn thiện những nghiên cứu mang
tính liên ngành tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các đánh giá ảnh hưởng chung của BĐKH và đề xuất các giải pháp ứng phó ngắn hạn Tham khảo các khung phân tích sinh kế nói trên tác giả lựa chọn một số khía cạnh để áp dụng cho phân tích sinh kế hộ gia đình KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn nhằm đạt các nội dung nghiên cứu của luận văn Luận văn chọn khung DFID phân tích chiến lược, hoạt động và kết quả sinh kế sau đó phân tích yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế và thay đổi sinh kế
Với những thực tiễn nghiên cứu sinh kế và những yếu tối ảnh hưởng đến sinh kế trong và ngoài nước đã rút ra một số bài học kinh nghiêm cho khu vực nghiên cứu cũng như đưa ra được những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới
Như vậy, về mặt phương pháp luận và thực tiễn, đánh giá tác động của BĐKH đối với sinh kế người dân đã được tổng hợp và bước đầu được thực hiện Tuy nhiên, các đánh giá thực địa được thực hiện chưa nhiều và chưa toàn vẹn cả quy trình Tác giả đã thực hiện theo một quy trình đầy đủ đối với một đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế người dân tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn
Trang 221.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Các khái niệm được sử dụng
a) Các khái niệm về biến đổi khí hậu - Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu có thể
được xác định bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó và trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn BĐKH có thể là do quy trình nội bộ tự nhiên hoặc cưỡng bức bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người trong các thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất [66]
Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong vài thập kỷ, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu [19]
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [4]
- Ứng phó v i BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ
các tác hại do BĐKH gây ra [3]
- Thích ứng v i BĐKH là sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên và con người
để ứng phó với các tác nhân khí hậu hiện tại và tương lai, như làm giảm những những thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội do nó mang lại Thích ứng với BĐKH bao gồm sự chủ động và các biện pháp giảm thiểu mức độ tổn thương của hệ thống tự nhiên và con người chống lại các ảnh hưởng hiện tại và ảnh hưởng được dự báo trong tương lai do BĐKH [67]
Trang 23- Làm giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ tác
động của khí hậu, thiên tai do BĐKH
- Đánh giá tổn thương do BĐKH là nghiên cứu xác định các cộng đồng hoặc hoạt
động kinh tế - xã hội có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất hoặc có khả năng thích ứng kém nhất với tác động của BĐKH
b) Các khái niệm về sinh kế
Ý tưởng về sinh kế được đề cập trong các nghiên cứu của Chambers vào những năm 1980; sau đó được phát triển bởi Chamber, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990 Sinh kế có thể được diễn tả như là sự kết hợp của các nguồn tài nguyên được sử dụng và các hoạt động được thực hiện để sống: Các khả năng và kỹ năng của con người - vốn con người, đất đai, tiền tiết kiệm và trang thiết bị - vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất, và các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức cho các hoạt động - vốn xã hội (Farrington và nnk, 1999)
- Sinh kế: Có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và là con đường để kiếm sống
Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [63]
- Sinh kế hộ gia đ nh hay sinh kế cộng đồng: là một tập hợp của các nguồn lực và
khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn
- Chiến lược sinh kế (livelihoods strategy): Là sự phối hợp các hoạt động và lựa
chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu kiếm sống Tuy nhiên mỗi loại vốn có thể sử dụng cho nhiều chiến lược khác nhau (Bộ TNMT, CCWG, 2015)
- Sinh kế bền vững: Sinh kế bền vững là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi
khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên (DFID, 1999, 2007)
- Sinh kế bền vững thích ứng v i BĐKH: Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH
là hệ thống sinh kế, có khả năng chống chịu với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà
Trang 24kính và phục hồi trước các tác động của BĐKH, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo duy trì hoặc tăng năng suất, sản lượng một cách ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phương (Bộ TNMT, CCWG, 2015)
1.2.2 Khung sinh kế bền vững
Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lược sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) các quy trình về thể chế và chính sách và (v) bối cảnh bên ngoài
a Các loại nguồn lực sinh kế
* Nguồn lực con người: Là tổng hợp các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe tao thành những điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau để đạt được mục tiêu sinh kế của họ Được thể hiện qua các yếu tố (số lượng, cơ cấu nhân khẩu, kiến thức, Sức khoẻ, đời sống tâm linh và tình cảm, Khả năng lãnh đạo; Quỹ thời gian của các thành viên trong gia đình)
* Nguồn lực xã hội: Là các nguồn lực mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ gia đình, xã hội; mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp thông tin [44] Được thể hiện qua: Hỗ trợ từ bạn bè, người thân; cơ chế phối hợp; những quy định, luật định do con người đặt ra …
* Nguồn lực tự nhiên: Thể hiện nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên hữu ích cho sinh kế bao gồm các nguồn lực và dich vu (ví du như chu kỳ dinh dưỡng, bảo vê xói mòn) Vốn tự nhiên của hộ nông dân được thể hiện qua các chỉ tiêu (Các nguồn tài sản chung; Các loại đất của hộ gia đình; Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên và do con người sản xuất ra; Đa dạng các nguồn gen động thực vật; Các nguồn nước và việc cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản; Các yếu tố thời tiết, khí hậu ; Giá trị cảnh quan thiên nhiên)
* Nguồn lực tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu: Thu nhập tiền mặt; Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính; Tiết kiệm; Khả năng tiếp cận thị trường; Các hoạt
Trang 25động tạo thu nhập; Những chi trả từ phúc lợi xã hội * Nguồn lực vật chất: Bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa (như máy móc, nguyên vât liệu,…) mà người sản xuất ra để phục vụ sinh kế
b Một số khung sinh kế bền vững tiêu biểu * Khung sinh kế nông thôn bền vững (Sustainable Rural Livelihoods Framework)
Năm 1998 Scoones là người đầu tiên đưa ra khung phân tích về sinh kế nông
thôn bền vững, đề cập đến các vấn đề: trong một bối cảnh cụ thể (về môi trường chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái và các điều kiện kinh tế - xã hội), sự kết hợp nguồn lực sinh kế nào (5 loại nguồn lực sinh kế) sẽ tạo ra khả năng thực hiện các chiến lược
sinh kế nhằm đạt được các kết quả sinh kế nhất định Vấn đề được quan tâm chính trong khung phân tích này là các qui trình thể chế và chính sách - được coi là nhân tố trung gian giúp thực hiện những chiến lược sinh kế này và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn
Hình 1.1: Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998)
Trang 26* Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework)
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khung sinh kế bền vững để xác định và thiết kế các hoạt động hỗ trợ của mình Theo khung sinh kế này, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất) Các nhân tố này chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như các hiện tượng thời tiết cực đoan và các tác động mang tính thời vụ
Ý tưởng chung của các khung sinh kế bền vững trên là: các hộ gia đình dựa vào các nguồn lực sinh kế hiện có trong từng bối cảnh cụ thể, sẽ thực hiện các chiến lược sinh kế nhằm đạt được các kết quả sinh kế bền vững dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài Việc phân tích khung sinh kế bền vững sẽ giúp tác giả trả lời câu hỏi: nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, thể chế - chính sách nào là quan trọng nhất cho các hộ gia đình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn trong bối cảnh BĐKH hiện nay
Hình 1.2: Khung Sinh kế bền vững của DFID (2001)
Khung sinh kế bền vững được sử dụng như một công cụ để phân tích các nguồn lực sinh kế, các chiến lược sinh kế và các kết quả sinh kế đạt được từ việc thực hiện các chiến lược sinh kế, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững Trong một số trường hợp, các kết quả sinh kế đạt được có thể là tiêu cực Do đó, khung sinh
Trang 27kế bền vững cũng có thể được sử dụng để phân tích các mối quan hệ có thể dẫn đến các chiến lược và kết quả sinh kế không bền vững và đó cũng chính là điểm khởi đầu cho việc hỗ trợ sinh kế Trên thế giới, từ đầu những năm 1990, các tổ chức tài trợ quốc tế như CARE International, DANIDA, Oxfam, DFID, UNDP… đã áp dụng khung sinh kế bền vững để xây dựng các chương trình, dự án và quản lý tài nguyên ở vùng nông thôn theo cách tiếp cận hướng vào người nghèo và có sự tham gia Cũng có một số nghiên cứu áp dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững để phân tích các cơ hội và thách thức về sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn, từ đó đề xuất mô hình sinh kế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về khung sinh kế bền vững của DFID để nghiên cứu các tác động của BĐKH đến sinh kế hộ gia định KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn dưới góc độ sở hữu và tiếp cận các loại nguồn lực sinh kế Theo đó, sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt hộng cần thiết để sinh sống; một sinh kế được xem là bền vững nếu như nó có thể đối phó và phục hồi được sau các căng thẳng và sức ép, duy trì và tăng cường các khả năng, tài sản và các hoạt động trong hiện tại và tương lai, nhưng không hủy hoại cơ sở tài nguyên thiên nhiên Tiếp cận sinh kế dựa trên sự phát triển tư duy về xóa đói giảm nghèo, dựa trên cách sống củ người nghèo và những người dễ bị tổn thương, dựa trên tầm quan trọng của cơ chế và thể chế; đề xuất các hoạt động phát triển mà trong đó con người là trung tâm Năm nguồn lực trong khung sinh kế bền vững bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất
Trang 28CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Cách tiếp cận
2.1.1 Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (do Công ước ĐDSH đề xuất) là một chiến lược quản lý tổng hợp TNTN (đất, nước và sinh vật); và các tài nguyên sinh vật khác nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững trên nguyên tắc bình đẳng giúp người dân và đa dạng sinh học thích ứng với những tác động xấu của thay đổi môi trường, bao gồm cả biến đổi khí hậu
Con người sống nhờ vào hệ sinh thái thông qua các vai trò của nó (cung cấp cây thuốc, thực phẩm, điều tiết khí hậu, chống xói mòn, du lịch nghỉ dưỡng ) Tuy nhiên các hệ sinh thái đã và đang bị suy thoái do những áp lực của hoạt động phát triển và sự suy thoái này sẽ nghiêm trọng hơn dưới các tác động của BĐKH Trước những đe dọa hiện tại và ngày càng gia tăng của BĐKH, thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái (EbA) bao gồm những giải pháp dựa vào tự nhiên để giảm tổn thương trước BĐKH của con người, đồng thời tạo ra những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
Bản chất của PTBV là bền vững hệ sinh thái PTBV cũng chính là tăng cường và duy trì sức khỏe của các hệ sinh thái và sự thịnh vượng của người dân Các hệ sinh thái chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho sự thịnh vượng đó Vì vậy, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến PTBV, và trong nghiên cứu này của luận văn cũng đã sử dụng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để phân tích, đánh giá nhu cầu phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn Qua đó tiến hành đề xuất xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học Quản lý tài nguyên thiên nhiên ở KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường tính bền vững của hoạt động sinh kế cho người dân sinh sống tại KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn
2.1.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng
Tiếp cận dựa vào cộng đồng là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài
nguyên đồng thời là người quản lý nguồn tài nguyên đó Nhằm nâng cao sự tham gia
Trang 29của các cộng đồng trong việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đó Tuyên
ngôn của Hội nghị thượng đỉnh RIO+10 tại Johannesburg (2002) đã ghi nhận “người bản địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính ĐDSH của Trái Đ t”
[16] “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH [CARE, 2009] Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng được các nguồn lực nội tại, sẵn có (con
người, phương tiện) trong cộng đồng
Luận văn thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế hộ gia đình, do vậy tác giả sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng nhằm phối hợp với người dân xem xét các biểu hiện của BĐKH, thực trạng sinh kế hộ gia đình và tác động của BĐKH đến sinh kế hộ gia đình và cùng với người dân đánh giá xem các sinh kế nào là sinh kế phù hợp (về cả tính bền vững, hiệu quả và thích ứng với BĐKH) theo quan điểm của họ Đồng thời với việc lấy ý kiến của người dân, tác giả cũng sử dụng kết hợp cách tiếp cận dựa vào cộng đồng thông qua việc tham vấn chính quyền địa phương, cũng như kịch bản BĐKH, để từ đó đề xuất được các giải pháp sinh kế bền vững, thích ứng với BĐKH phù hợp với khu vực nghiên cứu
2.1.3 Tiếp cận khung sinh kế bền vững
Tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người
nghèo và các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố này Cách tiếp cận này đưa ra một khung tiếp cận giúp hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đưa ra nguyên tắc hướng dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói (Carney, 2009)
Khung sinh kế bền vững của DFID đưa ra được nhiều tác giả và cơ quan ứng
dụng, khung phân tích này được trình bày chi tiết và có hệ thống trong Các bản hướng
dẫn sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods Guidance Sheets) do DFID công bố vào
năm 1999, để thúc đẩy các chính sách, hành động vì sinh kế bền vững và giảm nghèo Việc sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững sẽ giúp chúng ta hiểu được việc con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống, thoát nghèo như thế nào, vì nó không chỉ minh họa các chiến lược tìm kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế [32]
Trang 30Nghiên cứu của luận văn đề cập tới tác động của BĐKH đến sinh kế hộ gia đình tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân ở KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và chống chịu BĐKH Tác giả lựa chọn vận dụng Khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích hiện trạng sinh kế vùng nghiên cứu thông qua 5 thành tố cấu thành lên khung sinh kế (i) xác định các hoạt động sinh kế ưu tiên; ii) xác định 5 loại nguồn lực sinh kế; iii) xây dựng các chiến lược sinh kế để theo đuổi các hoạt động ưu tiên và sử dụng hiệu quả 5 nguồn lực sinh kế; iv) tìm hiểu các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả của hoạt động sinh kế ưu tiên; v) xem xét bối cảnh bên ngoài như xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số), đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng sinh kế thông qua 5 nguồn lực sinh kế từ đó đưa ra định hướng phát triển sinh kế đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp chủ đạo nhằm tổng quan tài liệu và tổng hợp dữ liệu nghiên cứu Các dữ liệu thống kê liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện khí hậu, diễn biến của các yếu tố thời tiết, khí hậu tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn sẽ được thu thập và tiến hành xử lý
Nghiên cứu bắt đầu với một cuộc khảo sát trong Khu bảo tồn để xác định mô hình tương tác giữa người dân với rừng, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng ở các cấp độ khác nhau (số hộ gia đình có sinh kế dựa vào rừng), đặc điểm thị trường Kết quả của cuộc khảo sát này đã giúp xác định các loại hộ gia đình chính về sinh kế Và nó được sử dụng làm cơ sở cho việc lựa chọn thôn để khảo sát hộ gia đình trong bước tiếp theo của nghiên cứu
Thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu gồm: - Số liệu thống kê các cấp có liên quan từ UBND các xã Nậm Xây, Nậm Xé, Ban Quản lý (BQL) KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, Chi cục Thống kê huyện Văn Bàn, Lào Cai
Trang 31- Thu thập số liệu về điều kiện khí tượng Trạm Khí tượng thủy văn Phố Ràng, Sa Pa (Hai trạm điển hình gần khu vực nghiên cứu)
- Thu thập các kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá đã được công bố tại Khu vực nghiên cứu
- Thống kê các thôn/ bản như dân tộc, số hộ, số hộ trồng thảo quả, cơ cấu lao động, sử dụng đất, thống kê nghèo đói được lấy từ báo cáo thường niên của ủy ban nhân dân xã, mỗi thôn, huyện Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp được lấy từ các ấn phẩm của các nhà khoa học làm việc trong các dự án khác nhau trong khu vực Hơn nữa, đã có một số sách, bài thuyết trình và bài viết liên quan đến chủ đề có sẵn trực tuyến
Phương pháp này giúp tổng hợp và đánh giá được tổng quan vấn đề nghiên cứu và chỉ ra biểu hiện BĐKH; thực trạng đa dạng sinh học; thực trạng sinh kế khu vực nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa nhằm lựa chọn các khu vực nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện để thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại khu vực nghiên cứu điển hình đó
Tác giả lựa chọn là 02 xã Nậm Xây, Nậm Xé trong KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn dựa trên tham khảo ý kiến đề xuất của các cán bộ quản lý cấp huyện, xã, Khu Bảo tồn
- Các phương pháp nghiên cứu có sự tham dự (PRA): PRA (Participatory Research Approach) thực chất là một tập hợp nhiều công cụ
khác nhau để hỗ trợ làm việc thân thiện Tuy có nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đề tài chỉ áp dụng một số công cụ sau:
+ Dòng lịch sử: nhằm có được một cái nhìn tổng quát về lịch sử tác động của các hiện tượng thời tiết/khí hậu cực đoan đến cộng đồng thông qua các câu chuyện kể về lịch sử của những người cao tuổi và cư dân lâu năm Với các thông tin (câu hỏi) được đặt ra là các sự kiện thời tiết/khí hậu đã diễn ra trên địa bàn trong lịch sử cùng với tác động của chúng lên sinh kế và sức khỏe của người dân
Trang 32+ Xếp loại ưu tiên: Việc xếp loại ưu tiên thường được sử dụng sau khi xác định một lĩnh vực đáng quan tâm hoặc một tập hợp các lựa chọn thông qua một vài quá trình khác, ví dụ: phỏng vấn, khả năng ảnh hưởng…Công cụ này được sử dụng để xếp loại ưu tiên các thành phần sinh kế dưới tác động của biến đổi khí hậu Việc xếp loại được tiến hành thông qua việc phỏng vấn nhận định người dân cũng như nhận định
của chúng tôi về vấn đề
+ Phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn sâu: Sau khi xác định được khu vực nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn hộ gia đình bằng phiếu câu hỏi điều tra soạn
sẵn (Phụ lục 1,2 đính kèm) để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động sinh kế,
tác động của BĐKH đến hoạt động sinh kế, tính tổn thương của các nguồn lực sinh kế, các chính sách, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong quá trình phát triển sinh kế; Các giải pháp ứng phó với BĐKH đã và đang thực hiện tại Khu vực nghiên cứu;
Cuộc phỏng vấn chính cung cấp thông tin đã được thực hiện để điều tra lịch sử quản lý Khu bảo tồn và tác động của bảo tồn rừng đến sinh kế địa phương, hệ thống canh tác và lịch canh tác của cư dân địa phương trong khu vực khác nhau của Khu bảo tồn và sản phẩm tiềm năng của thôn bản và hiệu quả kinh tế của họ
Lựa chọn thôn: Hai xã trong số ba xã có thôn nằm trong Khu bảo tồn đã được lựa chọn dựa trên sự đa dạng của các hoạt động sinh kế sau cuộc điều tra trong Khu bảo tồn và cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin chính với Ban quản lý Khu bảo tồn và cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Sau các cuộc phỏng vấn chính cung cấp thông tin cho các Cán bộ UBND xã, ba thôn trong vùng đệm và một thôn nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn đã được chọn để tiến hành thảo luận nhóm
Lựa chọn các hộ điều tra mang tính đại diện cho từng loại hình sản xuất, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các loại hình thiên tai, và phải bao gồm các hộ khá giàu, nghèo và trung bình (có hướng dẫn và tham gia của cán bộ địa phương) Tác giả tiến hành điều tra 120 hộ tại xã Nậm Xây và Nậm Xé có loại hình sản xuất đặc trưng của khu vực nghiên cứu và tập trung các hộ nghèo và cận nghèo Trong đó có lựa chọn 60 hộ có kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, 40 hộ có kinh tế dựa vào rừng từ hoạt động khai thác LSNG và 20 hộ tham gia vào các ngành như du lịch, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp…
Trang 33Tác giả đã thu thập thông tin về tác động của BĐKH đến đời sống của người dân thông qua 18 cán bộ địa phương Trong đó có 11 trưởng xóm, 1 cán bộ địa chính xã, 1 cán bộ nông nghiệp xã, một cán bộ môi trường xã và 1 cán bộ là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; 03 cán bộ Khu bảo tồn
2.2.3 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Sau khi điều tra khảo sát thực địa, kết hợp sử dụng thêm phương pháp chuyên gia để huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các nhà quản lý (tỉnh, huyện, Ban quản lý khu bảo tồn, xã) từ đó lựa chọn được khu vực nghiên cứu điển hình mang tính chất đại diện
Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia còn được sử dụng để phân tích và đánh giá độ tin cậy của những thông tin thu thập được từ các hộ gia đình Vì kiến thức của thành viên các hộ gia đình được phỏng vấn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và quan niệm chưa đúng, do đó chuyên gia cần kiểm chứng và sàng lọc lại thông tin để kết quả đánh giá được chính xác
2.2.4 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này là sau khi tiến hành thu thập, tổng hợp phiếu điều tra và phỏng vấn, ta cần tiến hành công việc thống kê số liệu và các bảng hỏi liên quan
Dựa vào tần suất xuất hiện của các đáp án trong phiếu điều tra Đánh giá kết quả thu thập tính phần trăm của từng câu hỏi để kết luận công tác đánh giá
Số liệu điều tra được phân tích dựa trên một số chỉ số thống kê mô tả (tần suất, tỷ lệ phần trăm) cho các đáp án trong phiếu điều tra Số liệu đươc xử lý và vẽ biểu đồ bằng phần mềm MS Excel phiên bản 2010
2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn nằm trong vùng trung tâm của dãy Hoàng Liên Sơn về phía Nam tỉnh Lào Cai, thuộc địa giới hành chính của xã Nậm
Trang 34Xé, xã Nậm Xây và một phần xã Liêm Phú Phía Đông giáp xã Nậm Chày, Dần Thàng, Minh Lương, Thẩm Dương, Khánh Yên Trung thuộc huyện Văn Bàn Phía Tây giáp các xã Hố Mít, Phúc Than, Mường Than thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Phía Nam giáp các xã Hồ Bốn, Khao Mang, Mồ Dề, Chế Cu Nha và xã Nậm Có thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái Phía Bắc giáp xã Bản Hồ của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Khu vực trong khoảng tọa độ địa lý: từ 21o 24’ đến 21o 50’ vĩ độ Bắc; từ 103o57’ đến 104o00’ kinh độ Đông
Hình 2.1: Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn
(Nguồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn) 2.3.1.2 Đặc điểm địa h nh
Địa hình của khu bảo tồn thuộc 2 xã Nậm Xé, Nậm Xây gồm hai dãy núi nằm liền kề vuông góc với nhau Dãy núi phía Bắc có nhiều ngọn núi cao trên 1.700m (thuộc địa hình núi cao), các dãy núi cơ bản thấp dần về hướng Đông Dãy núi phía Nam có dông núi hẹp tách biệt, chạy dài theo hướng Đông Tây Phần lớn địa hình khu vực này thuộc vùng núi cao và núi trung bình; có các thung lũng và hệ thống khe suối xen kẽ; mức độ chia cắt mạnh; nhiều nơi tạo thành vách đứng; độ cao trung bình 700 ÷ 2.913 m; độ dốc trung bình 20 ÷ 500 Trong vùng có một số đỉnh núi cao như Lang Cúng (2.913m), tiếp theo là Nam Kang Ho Tao (2.835m), Sinh Cha Pao (2.833m),
Trang 352.3.2 Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn
Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên 24.886,15 ha, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, cách đỉnh FanSiPan (đỉnh núi cao nhất Việt Nam) 40 km về phía Đông Nam, thuộc địa phận các xã Nậm Xé, Nậm Xây và 1 phần diện tích xã Liêm Phú huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai [39]
Trước năm 2002, một số tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành khảo sát khu vực vùng núi Hoàng Liên thuộc huyện Văn Bàn (tổ chức FFI Chương trình Việt Nam, BirdLife International ) Kết quả của các đợt khảo sát này đã ghi nhận trong và xung quanh Khu BTTN hiện nay có mặt một số loài động vật và thực vật đang bị đe
dọa toàn cầu Về động vật có Vượn đen tuyền Hylobates concolor, Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni (Theo S Swan, 2002), chim Trèo cây lưng đen Sitta formosa; Cá cóc Tam đảo Paramesotriton deloustali một loài hiện mới chỉ ghi nhận tại miền Bắc Việt Nam (Tordoff et al 2002) Về thực vật có: Pơ Mu Fokienia hodginsii, đặc biệt có loài Bách tán đài loan Taiwania cryptomerioides hiện chỉ còn một quần thể duy nhất
tại Văn Bàn với hơn 100 cá thể Mặt khác, KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn đã được công nhận là một trong 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam (Tordoff, 2002)
Với những giá trị đó, năm 2013 Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn được UBND tỉnh Lào Cai Phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 Kể từ đó đến nay, KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học
Tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên góp phần tăng thu nhập cho người dân, từ đó giảm áp lực và rừng; Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng bước đầu phát huy hiệu quả: Rừng được quan tâm bảo vệ, các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng có chiều hướng giảm dần, đồng thời tạo sự chuyển biến về nhận thức, tăng cường sự phối hợp giữa chủ rừng, chính quyền địa phương và nhân dân trong công tác bảo vệ rừng Chính sách đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo tồn ĐDSH
Trang 362.3.3 Hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển sinh kế cộng đồng tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn
Theo các nghiên cứu đã được công bố trước đấy trồng lúa và nương rẫy là hoạt động sinh kế chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số Lào Cai Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, các ngành nghề thủ công được xem là các nguồn cung cấp tiền mặt quan trọng của nông hộ Tuy nhiên, sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp, chưa có các điển hình về sản xuất hàng hóa Là tỉnh có diện tích rừng lớn đặc biệt KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn nơi có 4 dân tộc sinh sống hoạt động trồng và quản lý rừng vẫn là một hoạt động sinh kế quan trọng của người dân ở đây Hiện nay Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy ở tỉnh Lào Cai được UBND tỉnh phê duyệt năm 2009, đã tạo điều kiện cho 11.356 hộ gia đình có diện tích nương, rẫy đang canh tác trên đất lâm nghiệp với diện tích gần 21 nghìn ha Đây là cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia trồng rừng, làm thay đổi tập quán canh tác theo phương thức truyền thống, kém hiệu quả sang phương thức sản xuất mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa Hoạt động sinh kế trồng và quản lý rừng đã đóng vai trò quan trọng cho cuộc sống của người dân Lào Cai như cung cấp củi khô, măng và các sản phẩm thu hái từ rừng Các dân tộc thiểu số ở đây vẫn còn tập quán vào rừng săn bắt thủ rừng, hái cây thuốc, phát nương làm rẫy, làm ảnh hướng đến tính đa dạng sinh học rừng
Do tập quán định cư và canh tác nông nghiệp trên đất dốc nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ do lũ ống, lũ quét và sạt lở đất Đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất là vùng cao, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Khi bị thiên tai tác động, một số hộ có thể nhanh chóng phục hồi sinh kế và tái thiết tài sản của họ nhưng nhiều hộ khác thì quá trình khắc phục chậm hơn Đặc biệt đối với các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai nói chung và KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn nói riêng lại vào rừng để săn bắt, hái lượm, khai thác gỗ để tăng thêm thu nhập, nhằm đảm bảo đời sống, sinh kế
Trang 37CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Diễn biến khí hậu trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu
3.1.1 Diễn biến khí hậu khu vực nghiên cứu
3.1.1.1 Diễn biến nhiệt độ
Theo Báo cáo Kế hoạch hành động của tỉnh Lào Cai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2012), trong những năm qua, ở Lào Cai đã nhận thấy có sự tăng nhiệt độ theo xu thế tương tự như những vùng khác trên cả nước Theo các số liệu quan trắc tại Lào Cai, nhiệt độ ở các trạm Bắc Hà, Sa Pa, Phố Ràng có xu hướng tăng lên cả mùa đông, mùa hè và cả năm, trong đó nhận thấy có sự tăng nhiệt độ mạnh vào mùa đông, cụ thể: trong giai đoạn từ 1980 đến 2006 tại trạm Bắc Hà nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,60C, Sa Pa tăng 0,20C, Phố Ràng tăng 0,40C; tại Bắc Hà nhiệt độ trung bình mùa hè tăng 0,40C, và đặc biệt vào mùa đông nhiệt độ trung bình tăng 1,00C Tuy nhiên, giá trị thay đổi của nhiệt độ trung bình (trong khoảng dưới 10C) không phản ánh được tính khắc nghiệt của thời tiết cực đoan tại Lào Cai cũng như trên cả nước Khoảng 15 năm gần đây, nhiệt độ khu vực có xu thế tăng, với mức tăng trung bình khoảng khoảng 0,1-0,15°C/thập kỷ và có nhiều biểu hiện bất thường Trong mùa hè, các đợt nắng nóng kéo dài, gay gắt đến đặc biệt gay gắt Ví dụ, đợt nắng nóng vào tháng 5/2012, với nhiệt độ tối cao lên tới 40,3°C kéo dài liên tục trong 7 ngày, được đánh giá là đợt nắng nóng nhất trong lịch sử 55 năm trở lại đây Bên cạnh đó, một số năm xuất hiện nắng nóng đến sớm, như đợt nóng cuối tháng 2/2010 với nhiệt độ lên tới 35°C Xen vào các đợt ấm nóng dị thường này là các trận rét đậm, rét hại Ví dụ, trong đợt không khí lạnh vào tháng 1-2/2008 kéo dài tới 40 ngày, nhiệt độ khu vực xuống tới 7,6°C, làm hàng ngàn con gia súc gia cầm chết rét
Tại khu vực nghiên cứu không có trạm khí tượng do vậy tác giả sử dụng số liệu trạm khí tượng Sa Pa và Phố Ràng (gần khu vực nghiên cứu) để phân tích
Trang 38Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng trung bình nhiều năm tính
tại Trạm khí tƣợng Sa Pa, Phố Ràng (°C) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Sa Pa 8,7 9,6 14,0 16,5 18,9 19,4 19,8 19,5 17,8 15,7 12,2 9,4 15,1 Phố Ràng 15,8 17,5 20,4 24,1 26,6 28,1 28,0 27,5 26,3 23,7 20,3 16,9 22,9
(Nguồn: S Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá BĐKH, 2019)
Bảng 3.2: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng trung bình nhiều năm
tính tại Trạm khí tƣợng Sa Pa, Phố Ràng (°C) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Sa Pa 6,3 7,8 10,9 13,8 16,3 17,7 17,7 17,4 16,0 13,6 10,3 7,1 12,9 Phố Ràng 14,1 15,3 18,1 21,5 23,7 25,3 25,4 25,0 24,2 21,7 17,8 14,6 20,6
(Nguồn: S Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá BĐKH, 2019)
Bảng 3.3: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng trung bình nhiều năm tính
tại Trạm khí tƣợng Sa Pa, Phố Ràng (°C) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Sa Pa 14,5 13,3 19,1 21,1 22,6 23,0 23,0 23,0 21,7 19,0 16,2 13,3 19,1 Phố Ràng 19,8 21,4 24,4 28,6 31,7 33,2 33,0 33,0 31,8 28,9 25,5 22,2 27,8
(Nguồn: S Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá BĐKH, 2019)
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhiệt độ trung bình nhỏ nhất rơi vào tháng I-II và lớn nhất rơi vào tháng VII-VIII; nhiệt độ tối thấp trung bình nhỏ nhất rơi vào tháng XII, I và lớn nhất rơi vào tháng VIII; nhiệt độ tối cao trung bình nhỏ nhất rơi vào tháng I-II và lớn nhất rơi vào tháng VII đến VIII
Hình 3.1: Phân bố nhiệt độ trung bình tháng tại các trạm khí tƣợng Sa Pa
và Phố Ràng
(Nguồn: S Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá BĐKH, 2019)
Trang 39Theo số liệu điều tra và kết quả tính toán, cho thấy: Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn khoảng 1961-2018 nhiệt độ tại trạm khí tƣợng Phố Ràng tăng và tại trạm Sa Pa giảm
Hình 3.2: Diễn biến nhiệt độ trung bình tại Trạm Khí tƣợng Phố Ràng và Sa Pa
Qua Kết quả phân tích số liệu lƣợng mƣa năm, mùa mƣa và mùa khô tại hai trạm Khí tƣợng Sa Pa và Phố Ràng cho thấy, lƣợng mƣa năm, lƣợng mƣa mùa mƣa và lƣợng mƣa mùa khô có xu thế tăng/giảm nhẹ trong cả thời kỳ quan trắc Lƣợng mƣa tại khu vực các trạm Sa Pa có xu thế giảm và tại trạm Phố Ràng có lƣợng mƣa năm và lƣợng mƣa, mùa khô tăng
Hình 3.3: Xu thế biến đổi lƣợng mƣa năm, mùa mƣa, mùa khô trạm Phố Ràng
(Nguồn: S Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá BĐKH, 2019)
Trang 40Hình 3.4: Xu thế biến đổi lượng mưa năm, mùa mưa, mùa khô trạm Sa Pa
(Nguồn: S Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá BĐKH, 2019)
3.1.2 Các biểu hiện biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai
3.1.2.1 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Theo thống kê sơ bộ từ năm 1971 đến năm 2011 trên địa bàn huyện vùng cao Sa Pa của tỉnh Lào Cai có 15 lần tuyết rơi nhưng từ năm 2010 đến năm 2015 liên tục năm nào cũng xuất hiện băng giá, mưa tuyết với cường độ năm sau lớn hơn năm trước Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày năm 2008, mùa đông năm 2011 kéo dài 31 ngày, Năm 2013: Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ngày 15/12/2013 nhiệt độ toàn tỉnh Lào Cai xuống thấp, trời rét đậm, vùng núi rét hại và đến 10 giờ cùng ngày mưa tuyết xuất hiện ở thị trấn du lịch Sa Pa và tại các xã Ý Tý (huyện Bát Xát), Tả Ngải Chồ, Cao Sơn (huyện Mường Khương) Thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều với tần xuất ngày một tăng đã gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi cho các địa phương ở địa bàn tỉnh Lào Cai
Theo thống kê trong năm 2015 Lào Cai thiệt hại khoảng hơn 30 tỷ đồng do mưa tuyết, băng giá và rét đậm, rét hại gây ra, trong đó có gần 1.000 héc ta rau màu vụ đông xuân 2015 - 2016, 5.000 héc ta cây dược liệu thảo quả, 2.000 héc ta rừng mới trồng, hơn 150.000 héc ta rừng tự nhiên và rừng trồng bị mưa tuyết, băng giá che phủ