1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá Đồng lợi Ích của một số hành Động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết Định Ở việt nam

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đánh giá Đồng lợi Ích của một số hành Động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết Định Ở việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

ĐÁNH GIÁ ĐỒNG LỢI ÍCH CỦA MỘT SỐ HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG BÁO CÁO ĐÓNG GÓP

DO QUỐC GIA TỰ QUYẾT ĐỊNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI– 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

ĐÁNH GIÁ ĐỒNG LỢI ÍCH CỦA CÁC HÀNH ĐỘNG GIẢM

NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG BÁO CÁO ĐÓNG GÓP

DO QUỐC GIA TỰ QUYẾT ĐỊNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương

HÀ NỘI – 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Hằng Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Đánh giá đồng lợi ích của một số hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định ở Việt Nam” đã hoàn thành

tháng 9 năm 2019

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, Tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình Trước hết Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng chấm luận văn đã đồng ý cho học viên được bảo vệ và đưa ra những nhận xét và góp ý để luận văn được hoàn thiện; và Tác giả cũng kính gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Nguyễn Thị Hằng Nga

Trang 5

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan về đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 9

1.2 Tổng quan về các chính sách liên quan đến đồng lợi ích của Việt Nam 14

1.3 Tổng quan về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam 14

CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 22

2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 22

2.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu 22

2.1.2 Khái niệm về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 22

2.1.3 Khái niệm về đồng lợi ích 23

2.2 Cách tiếp cận của đề tài 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 25

2.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu 25

Trang 6

2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 25

2.3.3 Phương pháp chuyên gia 26

2.4 Quy trình nghiên cứu của đề tài 26

2.4.1 Khung đánh đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp 26

2.4.2 Khung đánh giá đóng góp của các hành động giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp đối với phát triển bền vững 30

CHƯƠNG 3ĐÁNH GIÁ ĐỒNG LỢI ÍCH VÀ ĐÓNG GÓP ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG BÁO CÁO ĐÓNG GÓP DO QUỐC GIA TỰ QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆT NAM 32

3.1 Hiện trạng ngành nông nghiệp Việt Nam 32

3.2 Các hành động giảm nhẹ khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam 37

3.3 Đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam 39

3.3.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đồng lợi ích 39

3.3.2 Kết quả đánh giá đồng lợi ích 70

3.4 Đánh giá đóng góp đến mục tiêu phát triển bền vững của các hành động giảm phát thải khí nhà kính của lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam 78

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

GTSX Giá trị sản xuất IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

(Intergovernmental Panel on Climate Change)

KT-XH Kinh tế - xã hội NDC Đóng góp do quốc gia tự quyết định NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTBV Phát triển bền vững UNFCCC Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (United

Nations Framework Convention on Climate Change)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Xác định các đồng tác động các hành động giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam 27 Bảng 2 2 Ma trận xác định mối liên hệ giữa các lợi ích 28 Bảng 3 1 Ma trận xác định mối liên hệ giữa các lợi ích với từng hành động giảm nhẹ 40 Bảng 3.2 Bộ tiêu chí đánh giá đồng lợi ích của các hành động 68 Bảng 3.3 Đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 77 Bảng 3.4 Đóng góp của các hành động giảm nhẹ trong nông nghiệp đến các mục tiêu PTBV của Việt Nam 80

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Những chính sách liên quan đến BĐKH trong nông nghiệp 20

Hình 2.1 Tiếp cận về đồng lợi ích trong ứng phó với BĐKH và phát triển 25

Hình 2.2 Sơ đồ tiếp cận trong đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam 27

Hình 3 1 Tăng trưởng ngành nông nghiệp 33

Hình 3.2 Giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp 34

Hình 3 3 Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực nông nghiệp 38

Hình 3 4 Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực nông nghiệp 39

Hình 3 5 Đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ lĩnh vực nông nghiệp 71

Hình 3 6 Lợi ích khí hậu (thích ứng) của các hành động giảm nhẹ 72

Hình 3 7 Lợi ích kinh tế của các hành động giảm nhẹ lĩnh vực nông nghiệp 73

Hình 3.8 Lợi ích xã hội của các hành động giảm nhẹ 74

Hình 3 9 Hình 3.5 Lợi ích môi trường của các hành động giảm nhẹ 75

Hình 3.10 Lợi ích thể chế, chính sách của các hành động giảm nhẹ 76

Hình 3 11 Lợi ích tổng hợp của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam 76

Hình 3 12 Đóng góp của các hành động giảm nhẹ trong nông nghiệp 78

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành nông nghiệp từ lâu trên toàn thế giới đã được xác định là ngành quan trọng và có đóng góp lớn cho nền kinh tế “Những cách thức quan trọng nhất qua đó sản lượng và năng suất nông nghiệp gia tăng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung có thể được tóm tắt qua năm đề xuất: (1) Đặc điểm của phát triển kinh tế là có sự gia tăng đáng kể của cầu nông sản, trong khi đó việc cung lương thực không mở rộng theo kịp với sự tăng trưởng của cầu có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế (2) Sự mở rộng xuất khẩu nông sản có thể là một trong những phương tiện hứa hẹn nhất để gia tăng thu nhập và thu nhập ngoại hối, nhất là trong những giai đoạn phát triển ban đầu (3) Lực lượng lao động trong công nghiệp chế tạo và các khu vực đang mở rộng khác trong nền kinh tế chủ yếu được rút ra từ nông nghiệp (4) Nông nghiệp, khu vực chi phối trong một nền kinh tế kém phát triển, có thể và nên đóng góp cho nguồn vốn cần thiết để đầu tư và mở rộng công nghiệp thứ cấp (5) Gia tăng thu nhập tiền mặt ròng từ dân số nông thôn có thể có vai trò quan trọng để kích thích mở rộng công nghiệp” (Bruce F Johnston và John W Mellor, 2013)

Đối với Việt Nam, nông nghiệp từ lâu đã được xem là ngành kinh tế chủ đạo và quan trọng với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn Trong những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ các thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường

Theo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho Việt Nam, nông nghiệp là ngành phát thải lớn thứ hai chỉ sau ngành năng lượng với 38.620 tấn CO2, chiếm 27,92% trong tổng lượng KNK của Việt Nam năm 2014 Bên cạnh đó, Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cũng xác định nông nghiệp là ngành có tiềm năng giảm phát thải lớn Đến năm 2030, 15 phương án giảm phát thải của ngành nông nghiệp được thực hiện sẽ giảm 45,78 triệu tấn CO2

Việc đưa ra các chính sách giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Việt Nam thực hiện thông qua các chính sách về biến đổi khí hậu và các chính sách phát triển ngành như: đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông

Trang 11

thôn đến năm 2020 (QĐ số 3119/QĐ-BNN-KHCN kỹ ngày ngày 16 tháng 12

năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Đề án quản lý phát thải khí

gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới (Quyết định số 1775/QĐ-TTg ký ngày ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ

tướng Chính phủ).Trong chiến lược phát triển xanh quốc gia cũng đã xác định hoạt

động nông nghiệp tiếp tục là ngành có tiềm năng giảm phát thải KNK thông qua các hoạt động tăng lượng tích trữ carbon, bảo đảm an ninh và an toàn lương thực và các dịch vụ hệ sinh thái Tuy nhiên, việc đánh giá đồng lợi ích của các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực này còn là vấn đề khá mới mẻ đối với Việt Nam nên khi thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp mang lại những lợi ích cho thích ứng và phát triển bền vững còn chưa được biết đến

Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu (BĐKH) của các quốc gia là yêu cầu quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh BĐKH Do đó, các quốc gia tham gia Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) cần phải thể hiện cam kết về giảm nhẹ và thích ứng của mình trong báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) Sau khi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực, các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình trong NDC kể từ năm 2021 trở đi Các quốc gia được yêu cầu đệ trình bản mới hoặc bản cập nhật NDC của mình tới UNFCCC trước năm 2020 nhằm phản ảnh được những yêu cầu mới nhất của quốc tế và góp phần chung sức với thế giới để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 20C vào cuối thế kỷ 21 Trong NDC của Việt Nam, hợp phần giảm nhẹ có đề cập đến các hành động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp Theo yêu cầu của quốc tế, báo cáo NDC cập nhật, một trong những nội dung quan trọng cần phải được đề cập đó là đánh giá được sự hài hòa đồng lợi ích của các hành động ứng phó với BĐKH, do đó nội dung về đồng lợi ích có tính cấp thiết khi phân tích cho tất cả các hành động giảm nhẹ trong NDC của Việt Nam Bên cạnh đó, năm 2015, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) Chương trình Nghị sự 2030 bao gồm 17 mục tiêu để chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người như là một phần trong chương trình phát triển bền vững mới Mỗi mục tiêu đều có các chỉ tiêu cụ thể

Trang 12

đến năm 2030 Như vậy, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Do đó, việc phân tích và đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ trong NDC cần phù hợp và hỗ trợ cho mục tiêu PTBV của Việt Nam Ngoài ra, việc phân tích đánh giá đồng lợi ích còn góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể xác định các ưu tiên khi thực hiện các hành động giảm nhẹ nói chung và thực hiện các hành động giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng

Xuất phát từ những lý do trên, việc tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá

đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định ở Việt Nam” có tính quan

trọng và cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Đánh giá mức độ đóng góp của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đến các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện ưu tiên các hành động giảm nhẹ phát thải KNK thuộc lĩnh vực nông nghiệp;

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các lợi ích được tạo ra trong quá trình thực hiện các hành động giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Do giới hạn về thời gian, tài chính và nhân lực, đề tài tập trung vào nghiên cứu các đồng lợi ích được tạo ra từ quá trình thực hiện các hành động giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu đánh giá đồng lợi ích của các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH mang lại đến năm 2030 phù hợp với thời gian

4 Dự kiến những đóng góp của đề tài

- Đề tài sẽ làm rõ được tiềm năng và cơ hội về đồng lợi ích của các hoạt động

Trang 13

giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu thiên niên kỷ, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư để đạt được các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại trong lĩnh vực này

5 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

- Thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải KNK của lĩnh vực nông nghiệp trong NDC có thể tạo ra những đồng lợi ích như thế nào về mặt thích ứng và phát triển bền vững của Việt Nam

- Trình tự thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải KNK của lĩnh vực nông nghiệp trong NDC đóng góp như thế nào vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam;

6 Cấu trúc luận văn

Luận văn có cấu trúc bao gồm các phần chính như sau: Phần mở đầu: tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của đề tài Chương 3: Đánh giá đồng lợi ích và đóng góp đến mục tiêu phát triển bền vững

của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Kết luận và khuyến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng

1.1.1 Trên thế giới

Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về đồng lợi ích tạo ra từ quá trình thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu còn tương đối mới Trong nghiên cứu “Tính toán các đồng lợi ích từ các hành động giảm nhẹ”, Diana (2014) đã làm rõ các thuật ngữ liên quan đến đồng lợi ích, đồng tác động cũng như đưa ra một phương pháp luận nhằm đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ

Thuật ngữ "đồng lợi ích" dùng để chỉ các lợi ích phi khí hậu, đã được tích hợp từ giai đoạn xây dựng đến khi ban hành các chính sách giảm nhẹ và thích ứng Như vậy, thuật ngữ "đồng lợi ích" phản ánh các chính sách được xây dựng không chỉ nhằm vào việc hướng đến các lợi ích giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn có những lợi ích phi khí hậu khác với mức độ quan trọng tương đương [IPCC, AR3 2014]

Đồng lợi ích phụ thuộc vào quan điểm coi cái nào là lợi ích chính (ví dụ, khí hậu có thể là lợi ích chính, lợi ích thứ cấp hoặc lợi ích không chủ định); phạm vi (ví dụ, các chính sách giảm nhẹ có đồng lợi ích về giảm phát thải khí nhà kính và các lợi ích phi khí hậu, các chính sách về thích ứng có đồng lợi ích về thích ứng với biến đổi khí hậu và các lợi ích phi khí hậu); quy mô (ví dụ, lợi ích ngắn hạn và trên quy mô

địa phương hay lợi ích dài hạn trên quy mô toàn cầu) (Economics of Green Cities

Programme, Philip,2016)

Lợi ích tổng hợp được tạo ra từ sự tương tác hoặc hợp tác giữa hai hoặc nhiều tổ chức, thực thể, hành động để tạo ra một ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với ảnh hướng của tổ chức hoặc hành động đơn lẻ [IPCC, AR4 2007] Đối với các hành động bảo vệ khí hậu, đồng lợi ích tồn tại thông qua sự ảnh hưởng lẫn nhau các hành động thích ứng và giảm nhẹ Cụ thể, những hoạt động giảm nhẹ ảnh hương đến các hoạt động thích ứng và ngược lại các hoạt động thích ứng ảnh hưởng đến các hành động giảm nhẹ (A →M; M →A), [Nordic Council, 2017] Ví dụ, trồng rừng trong khu vực

Trang 15

có rủi ro cao về sạt lở đất không chỉ đem lại lợi ích đáng kể trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mà còn giảm nguy cơ sạt lở đất khi xảy ra mưa lớn, điều này mang lại lợi ích cho việc thích ứng với BĐKH

Theo Economics of Green Cities Programme, 2016, cho rằng Phương pháp tổng

quan tài liệu theo ngành và tổng quan khung đồng lợi ích được áp dụng để nghiên cứu đồng lợi ích của các hành động khí hậu đô thị Các tài liệu về đồng lợi ích khí hậu được tổng quan theo 13 lĩnh vực Để xác định phạm vi thu thập bằng chứng về đồng lợi ích, nhóm dự án xác định 20 lĩnh vực chính sách đô thị dựa trên trách nhiệm chính của thành phố và bộ ngành Các chính sách được tinh chỉnh và chia thành các ngành để giảm sự chồng chéo Từ 20 lĩnh vực chính sách được chia lại thành 13 ngành chính gồm có Sức khỏe, Kế hoạch sử dụng đất, Giao thông, Nước, Xây dựng, Năng lượng, Giáo dục, Du lịch, văn hóa và xã hội, An ninh lương thực, Chất lượng không khí, Chất thải, Thảm họa và phòng chống thiên tai, Kỹ thuật số 13 ngành chính lại được chia ra 55 ngành phụ

Nhiều định nghĩa đã được xác định khi đánh giá theo ngành và đánh giá khung đồng lợi ích bổ sung các nghiên cứu chi tiết của các tổ chức chuyên ngành về chương trình hoặc nghiên cứu công khai đồng lợi ích khí hậu Các tổ chức bao gồm IPCC, EPA, OECD, ACP, WB, UN và Bộ Môi trường Nhật Bản Tổng quan về khung đồng lợi ích xác định 3 cách tiếp cận quan trọng Đây là (1) nền kinh tế xanh, tập trung vào lợi ích giảm nhẹ và kinh tế, (2) cách tiếp cận chi phí-lợi ích cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách chính phủ đánh giá đa lợi ích và chi phí và (3) khung phản hồi tập trung vào thích ứng khí hậu và đồng lợi ích tiềm năng

Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank), 2017 về Delivering Co-benefits for Sustainable development Báo cáo này được viết bởi Quỹ Carbon tương lai (FCF), một thành phần của Chương trình thị trường carbon của Ngân hàng Phát triển châu Á Trong báo cáo này, đồng lợi ích được đánh giá bằng Công cụ phát triển bền vững CDM, Công cụ phát triển bền vững tiêu chuẩn vàng và công cụ Tiêu chuẩn carbon xã hội Nghiêncứu dựa trên các tiêu chí được sử dụng bởi các công cụ này để xác định các tác động xã hội, môi trường và kinh tế của các dự án, một bộ tiêu chí phù hợp cho các dự án danh mục đầu tư của FCF đã được phát triển theo tiêu chí đồng lợi ích Tổng cộng, 41 tiêu chí đã được xác định, bao

Trang 16

gồm 11 khu vực tác động đồng lợi ích là (1) chất lượng không khí, (2) Số lượng và chấ lượng nước, (3) (sử dụng đất), (4) tài nguyên thiên nhiên, (5) chất lượng việc làm, (6) số lượng việc làm, (7) cải thiện đời sống, (8) năng lực con người và các thể chế, chính sách, (9) dịch vụ năng lượng, (10) chuyển giao công nghệ, (11) tăng trưởng và đổi mới

Một nghiên cứu khác của Sebastian Helgenberger and Martin Jänicke – IASS, 2017, về “Huy động các đồng lợi ích của giảm thiểu BĐKH thông qua xây dựng năng lực giữa các tổ chức chính sách công” (ĐỒNG LỢI ÍCH) Dự án này là một phần của Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân (BMUB) của Liên bang ủng hộ sáng kiến này trên cơ sở quyết định được thông qua bởi Bundestag của Đức cho rằng phương pháp đồng lợi ích để giảm thiểu biến đổi khí hậu là những phương pháp cũng thúc đẩy kết quả tích cực trong các lĩnh vực khác liên quan đến môi trường (ví dụ: quản lý chất lượng không khí, y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và đa dạng sinh học), năng lượng (năng lượng tái tạo, thay thế nhiên liệu, và hiệu quả năng lượng) và kinh tế ( bền vững kinh tế lâu dài, năng lực cạnh tranh công nghiệp, phân phối thu nhập)

Theo Jane Ellis, 2009, đưa ra một viễn cảnh để hiểu khái niệm về đồng lợi ích và thông tin giới thiệu cho thấy mức độ ảnh hưởng của đồng lợi ích rất rộng, cho thấy sự đa dạng trong bản chất (trực tiếp và gián tiếp), cấp độ (quốc gia, khu vực, địa phương, v.v.) và đối tượng hưởng lợi từ các đồng lợi ích (chính phủ, cộng đồng, nhà phát triển dự án, v.v.) Trong đó đề cập đến phương pháp đánh giá đồng lợi ích được chia thành 3 cấp độ: Cấp độ 1: không có tính toán, đánh giá định tính; Cấp độ 2: đánh giá định lượng sử dụng 1 phương trình định trước có sẵn; Cấp độ 3: đánh giá định lượng sử dụng dữ liệu đo thực tế và phương trình cụ thể Tùy vào điều kiện khác nhau ở mỗi nước đang phát triển và phải được áp dụng dễ dàng, hiệu quả, sử dụng các tiêu chí sau: (a) Có thể phản ánh sáng kiến của mỗi quốc gia, xem xét sự đa dạng trong việc phát triển các quốc gia và sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với phát triển bền vững; (b) Minh bạch, công bằng và tái sản xuất; (c) Dễ dàng và nhanh chóng để thực hiện Nếu sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên để tóm tắt và mô tả một cách có hệ thống các đồng lợi ích có thể đạt được từ mỗi biện pháp ứng phó với BĐKH, chúng ta có thể tạo ra một khung đánh giá các biện pháp theo phương pháp đồng lợi ích

Trang 17

Một nghiên cứu khác về Đo lường đồng lợi ích trong giảm thiểu biến đổi khí hậu của Diana Urge-Vorsatz, Sergio Tirado Herrero, Navroz K Dubash, and Franck Lecocq, 2014 cho rằng, đồng lợi ích đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của BĐKH và các cuộc thảo luận về năng lượng Một yếu tố quan trọng xung quanh việc định lượng và định giá các đồng lợi ích là các đồng lợi ích phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh địa phương cũng như cách áp dụng chính sách và các điều kiện Trong một trường hợp lý tưởng, mỗi khi có quyết định về đầu tư hoặc chính sách liên quan đến khí hậu hoặc năng lượng, thì nên thực hiện với việc xem xét toàn bộ chi phí và lợi ích Tuy nhiên, điều này thực tế không bao giờ xảy ra, một phần vì thiếu các phương pháp kết hợp các tác động vào các khung ra quyết định truyền thống như phân tích lợi ích chi phí Mục tiêu của tổng quan này là cung cấp hướng dẫn phương pháp ban đầu cho việc kết hợp các đồng lợi ích (đồng tác động) vào các khung ra quyết định Cụ thể hơn, nghiên cứu cung cấp một phương pháp dọc cho định nghĩa, phân loại, xác định và định lượng/định giá các tác động và kết hợp chúng vào ba khung hỗ trợ quyết định chính bằng cách sử dụng tổng hợp rộng rãi các tài liệu đồng lợi ích có sẵn Sau khi xác định các thuật ngữ và khái niệm liên quan, tác giả đề nghị sử dụng rộng rãi hơn các thuật ngữ đồng tác động thay cho nhiều thuật ngữ khác được sử dụng trong tài liệu Bên cạnh đó, các tác giả đã cung cấp một đánh giá kỹ lưỡng về các tiêu chí khác nhau được sử dụng để định lượng từng loại tác động chính được xác định, cả về đơn vị tiền tệ và vật lý, và xem xét các phương pháp có sẵn để đánh giá Tuy nhiên, ngay cả khi đồng lợi ích và tác dụng phụ bất lợi được xác định, phân loại và có khả năng định lượng, vẫn còn nhiều thách thức trong việc kết hợp chúng vào các khung hỗ trợ quyết định Các khung quyết định chính gồm: phân tích đa tiêu chí và phân tích lợi ích xã hội và mô hình đánh giá tích hợp

Năm 2016, tác giải Jan P Mayrhofer, Joyeeta Gupta có nghiên cứu Cơ sở khoa học và tính chính trị của các đồng lợi ích trong chính sách khí hậu Bằng cách dùng các phương pháp tổng hợp tài liệu, chọn lọc báo chí (tập trung vào các bài báo về BĐKH), tìm kiếm các cơ sở dữ liệu phân tích định lượng và định tính sẵn có, các tác giả đã nghiên cứu đồng lợi ích trong 5 lĩnh vực chính đối với BĐKH là:

Khí hậu: giảm phát thải KNK và làm tăng khả năng phục hồi với BĐKH;

- Kinh tế: nâng cao an ninh năng lượng, thúc đẩy kinh tế tư nhân, tăng cường

Trang 18

hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, khuyến khích trao đổi công nghệ, đóng góp cho sự bền vững tài chính;

- Môi trường: bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, giảm nhẹ ô nhiễm không khí, tăng chất lượng đất;

- Xã hội: đóng góp vào bảo vệ an ninh lương thực và nguồn nước, nâng cao sức khỏe, giảm các tác nhân gây căng thẳng;

- Chính sách và thể chế: đóng góp vào sự ổn định các chính sách và sự hợp tác liên vùng

Năm 2017, tác giả David Roland-Holst, Saika Belal, Ernesto Guerra, and William Eisenstein, có đưa ra các phương pháp có sẵn để đánh giá các đồng lợi ích được lựa chọn theo hai giai đoạn của khoản đầu tư GGRF (Greenhouse Gas Reduction Fund ) nhất định: (1) ước tính các đồng lợi ích cấp dự án tiềm năng trước khi thực hiện dự án (nghĩa là dự đoán các đồng lợi ích ) và (2) đo lường đồng lợi ích thực tế sau khi các dự án đã được triển khai (nghĩa là theo dõi các đồng lợi ích)

Phương pháp đánh giá ở mỗi giai đoạn này có thể là định lượng hoặc định tính Cũng như các phương pháp giảm KNK hiện có của CARB (California Air Resources Board,) các phương pháp đồng lợi ích này sẽ được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Áp dụng ở cấp dự án; Phù hợp với các loại dự án được đề xuất tài trợ cho từng chương trình; Cung cấp các phương pháp thống nhất để được áp dụng trên toàn tiểu bang và cho phép chuyên viên có thể truy cập được; Sử dụng các công cụ hoặc phương pháp đã được chứng minh và Phản ánh kết quả thực nghiệm

1.1.2 Ở Việt Nam

Nhìn chung các nghiên cứu về đồng lợi ích ít được biết đến trong các nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu về BĐKH, do đó các phương pháp đưa ra đánh giá đồng lợi ích chưa có sự thống nhất và theo một khuân mẫu có sẵn

Viện Khoa học Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng lợi ích kép về môi trường của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” Đề tài đã làm rõ cách tiếp cận lợi ích kép về môi trường trong đánh giá các giải pháp, chính sách ứng phó với BĐKH trong quản lý chất thải, đặc biệt là các chính sách giảm nhẹ BĐKH

Trang 19

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tiến hành xây dựng và phân tích các đồng lợi ích của các hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong NDC của Việt Nam Tuy nhiên, dự án đang trong quá trình thực hiện với mục tiêu “xây dựng một khung đánh giá nhằm thể hiện lợi ích tổng hợp và đồng lợi ích của các hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH ở Việt Nam”

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Đào Tạo và Phát Triển Cộng Đồng (RTCCD), 2019 về việc triển khai đánh giá đồng lợi ích từ phát triển năng lượng với chất lượng không khí và sức khỏe tại Việt Nam Trong đó có chỉ ra những chính sách cần được áp dụng nhằm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng đó là: Đẩy mạnh luật Không khí sạch; Thắt chặt phát thải và thuế cao hơn đối với than; Không sử dụng thêm than mới; Nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường, và Phát triển giao thông công cộng Giải quyết và cải thiện chất lượng không khí đòi hỏi sự chung tay của các bên liên quan cùng vào cuộc, đặc biệt cần có những chính sách đầu tư vào nghiên cứu triển khai giải pháp hạn chế phát thải cải thiện chất lượng không khí

Vào năm 2014, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ NN&PTNT đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá về tác động của những chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” Trong đó có chỉ ra các phương pháp đánh giá bao gồm: phương pháp định tính; phương pháp so sánh trước và sau; phương pháp phân tích tài liệu; phương pháp phân tích thống kê mô tả Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả đầu ra về lao động nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn, chính sách tín dụng, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu vào Kết quả của đề tài đã phân tích được những tác động đến kinh tế-xã hội trong việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam như các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng đã có đóng góp tích cực vào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống người dân nông thôn Chất lượng các công trình đảm bảo Điều kiện sản xuất sinh hoạt nói chung tốt hơn Điều kiện khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, điều kiện học tập, tham gia các hoạt động văn hóa ở xã và vệ sinh môi trường tốt hơn Xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) cũng giúp các xã đẩy nhanh tiến độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới (không chỉ tiêu chí về cơ sở hạ tầng mà cả các tiêu chí khác),…

Trang 20

Theo nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng, 2014 về “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng lợi ích kép về môi trường của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” có đưa ra các phương pháp để đánh giá lợi ích kép của giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu gồm có các phương pháp dựa vào thị trường (Market- based approach), các phương pháp “bộc lộ sở thích” (Revealed Preference Approach), các phương pháp “phát biểu sở thích” (Stated Preference Approach), phương pháp chuyển giao lợi ích

Các phương pháp dựa vào thị trường dùng để định giá kinh tế cho các lợi ích kép có giá trị sử dụng trực tiếp tiêu dùng Phương pháp thuộc nhóm này được áp dụng trong các chính sách BĐKH có xảy ra các tác động về mặt môi trường làm thay đổi chức năng hay thành phần của hệ sinh thái có giá trị sử dụng trực tiếp tiêu dùng Các phương pháp dựa vào thị trường gồm:

Các tác động của chính sách sẽ được đo lường bằng sự thay đổi năng suất hàng hóa và dịch vụ Trong trường hợp này, giá thị trường hay giá ẩn sẽ được sử dụng để tiền tệ hóa giá trị của lợi ích kép từ việc định giá tác động kinh tế thay đổi năng suất

Phương pháp này được thực hiện trong các trường hợp sự thay đổi hàng hóa hay dịch vụ môi trường có tác động đến sức khỏe của con người Ví dụ, lợi ích kép của chính sách BĐKH là giảm ô nhiễm không khí sẽ làm giảm số ca bệnh liên quan đến hô hấp

(Avertive Behavior):

Các phương pháp này được áp dụng để ước lượng giá trị kinh tế cho việc tránh được tác động tiêu cực của thay đổi hàng hóa hay dịch vụ môi trường đến sức khỏe con người (bị bệnh tật) Ví dụ, người dân mua nước đóng chai để uống khi nguồn nước bị ô nhiễm do tác động của BĐKH nhằm tránh rủi ro bị bệnh

Phương pháp này được áp dụng nhằm cân bằng hay bù đắp sự thay đổi của hàng hóa hay chất lượng môi trường bằng việc sử dụng tăng thêm hay bổ sung các đầu vào cho sản xuất hàng hóa đó Ví dụ, nông dân có thể tăng thêm lượng phân bón cho cây trồng

Trang 21

để bù đắp cho tác động của sự xói mòn làm suy giảm chất dinh dưỡng của đất canh tác đến năng suất cây trồng

Phương pháp HPM ước lượng giá trị phi thị trường của lợi ích kép thông qua việc quan sát hành vi trên một thị trường hàng hóa liên quan HPM giúp xác định giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả cho những hàng hóa được giao dịch trên thị trường (như nhà, đất) phụ thuộc vào nhiều biến số đại diện cho các đặc điểm khác nhau của hàng hóa, trong đó có đặc điểm đang cần đánh giá có giá trị phi thị trường HPM thường được áp dụng trên thị trường bất động sản và thị trường lao động

TCM định giá sự thay đổi của các hàng hóa và dịch vụ sinh thái hay môi trường sử dụng chi phí đi lại và chi phí cơ hội của thời gian mà một cá nhân phải gánh chịu cho việc tham quan một khu giải trí TCM dùng để đo lường giá trị giải trí cho các hoạt động du lịch hay tham quan một cảnh quan môi trường, sinh thái

Các phương pháp phát biểu sở thích thường được dùng để định giá kinh tế cho các lợi ích kép có các giá trị phi sử dụng (giá trị lưu truyền, giá trị tồn tại) Các phương pháp phát biểu sở thích đánh giá giá trị thông qua các lựa chọn giả định, được thực hiện qua các cuộc khảo sát trực tiếp để ước lượng sự ưa thích của các cá nhân hay hộ gia đình cho sự thay đổi việc cung cấp các hàng hóa phi thị trường

Các phương pháp phát biểu sở thích sử dụng các bảng câu hỏi để hỏi trực tiếp những người được khảo sát về mức sẵn lòng chi trả (Willingness to Pay – WTP) hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (Willingess to Accept - WTA) của họ, hoặc đưa cho người được hỏi sự lựa chọn giữa các nhóm thuộc tính hay đặc điểm của hàng hóa và dịch vụ môi trường mà từ đó các nhà nghiên cứu có thể suy diễn ra giá trị WTP (hoặc WTA) của họ cho sự thay đổi hàng hóa và dịch vụ môi trường Các phương pháp phát biểu sở thích bao gồm:

Method - CVM):

CVM khảo sát mức sẵn long chi trả (WTP) của các cá nhân cho hàng hóa hay dịch vụ môi trường khi dữ liệu thị trường không sẵn có hoặc không đáng tin cậy và các

Trang 22

nhà nghiên cứu có thể đưa ra các điều kiện thị trường giả định Thị trường này có vai

trò như kịch bản cho một loạt các câu hỏi khảo sát Giả định then chốt cho rằng từ các cuộc khảo sát, nếu được thiết kế hợp lý có thể suy ra phản hồi có thể so sánh với những kết quả phát sinh trong các tình huống thực tế Trong chừng mực nào đó, công cụ khảo sát giúp giải quyết được vấn đề về sự không tiết lộ sự ưa thích vốn là đặc điểm của các hàng hóa công

CM dùng để đánh giá giá trị của hàng hóa hay dịch vụ môi trường có nhiều thuộc tính/đặc điểm CM sẽ giúp ước lượng các tác động biên theo giá trị tiền tệ của sự thay đổi của mỗi thuộc tính của hàng hóa được đánh giá khi có sự tác động của chính sách hay dự án

Phạm Ngọc Toàn, 2019 trong nghiên cứu về đánh giá đồng lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo đối với việc làm ở Việt Nam Tác giả có sử dụng cách tiếp cận bằng mô hình Input Output với các thông số đầu vào như việc thay đổi đầu tư sản xuất, thay đổi GDP, thông qua bảng Input Output dựa trên các thay đổi đầu vào có thể tính toán được các tác động đến việc làm, cụ thể là năng lượng tái tạo có thể tạo ra bao nhiêu số lượng việc làm cho nền kinh tế Nghiên cứu này mang tính chất định lượng các tác động của việc áp dụng năng lượng tái tạo đối với xã hội, cụ thể là vấn đề việc làm cho nền kinh tế

Như vậy, qua nghiên cứu và tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước có thể nhận thấy hiện nay các nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH nói chung và của các giải pháp ứng phó với BĐKH nói riêng cũng khá phổ biến, các nghiên cứu đã đưa ra được các cách tiếp cân, phương pháp đánh giá khác nhau để giải quyết vấn đề nghiêncứu Tuy nhiên, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về đồng lợi ích áp dụng cho các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK tronh lĩnh vực nông nghiệp thì chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách định lượng Do đó, đề tài đi theo hướng đánh giá đồng lợi ích với cách tiếp cận và phương pháp đưa là một trong những hướng đi mới và kết quả của đề tài sẽ có đóng góp đối với thực tiễn trong việc triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK ở Việt Nam, cung cấp thêm các căn cứ khoa học trong việc xác định ưu tiên các giải pháp thực hiện trong tương lại của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Trang 23

1.2 Tổng quan về các chính sách liên quan đến đồng lợi ích của Việt Nam

Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến BĐKH, bao gồm các chính sách quốc gia và các chính sách phát triển ngành có liên quan đến lợi ích khí hậu và các lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường Các chính sách có thể kể đến bao gồm: Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chiến lược tăng trưởng xanh; Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo; các Chiến lược phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp; Chương trình quốc gia về giảm phát thải KNK thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH; Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 - 2020

Các chính sách nhằm ứng phó với BĐKH, thông qua việc tăng cường năng lực thích ứng, giảm tính dễ bị tổn thương do BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK Bên cạnh đó, các chính sách nêu trên cũng nhằm mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế - chính sách Một số lợi ích có thể kể đến như: Góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững; tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường; góp phần phát triển quốc phòng an ninh; phát triển hài hòa giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa các vùng, địa phương, thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế của doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài

1.3 Tổng quan về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam

BĐKH đã đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp nói chung và đây cũng là một trong những ngành chịu nhiều tác động nhất do BĐKH mang lại Để ứng phó với những tác động của BĐKH, ngày 14 tháng 3 năm 2016, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Kê hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050 Kế hoạch bao gồm các lĩnh vực chủ yếu của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp,

Trang 24

thủy lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn với mục tiêu Nâng cao năng lực về thể chế, chính sách, khoa học công nghệ cho ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước đề thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực trông trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050; Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai, chống ngập lụt, xâm lấn mặn, củng cố đê sông, đê biển và bảo đảm an toàn hồ chứa, các công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu câu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ngành nông nghiệp và phát triên nông thôn trong bỗi cảnh BĐKH giai đoạn 2016-2020 và tâm nhìn đến năm 2050 và Phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, tích cực tham gia đàm phán quốc tế nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050 về các hoạt động ứng phó với biến đôi khí hậu Trong đó có đề ra những giải pháp trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kinh (KNK) trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

- Đối với ngành trồng trọt: Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trông tổng hợp (ICM), kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng (3G31), kỹ thuật canh tác 1 phải 5 giảm (1P5G), quản lý dịch bệnh tổng hợp (PM), hệ thông canh tác lúa cải tiến (SRI), làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật; Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật bảo vệ đất trồng trọt và kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm nhằm hạn chế phát thải khí N2O; Thí điểm và nhân rộng các mô hình xã hội hóa thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải trong trồng trọt (rơm rạ, thân ngô, lõi ngô, bã mía, lá mía, vỏ cà phê, vỏ sắn, ) làm phân bón hữu cơ, than sinh học, thức ăn chăn nuôi, vật liệu, chất độn, giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải KNK

- Đối với ngành chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển các loại thức ăn, chuyển đổi khẩu phần thức ăn nhằm nâng cao năng suất, chât lượng sản phẩm chăn nuôi, ưu tiên với bò sữa và động vật nhai lại; Chuyển đổi phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, hình thành vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinh học và ứng dụng công nghệ cao; Chuyển đổi cơ cấu vật

Trang 25

nuôi phù hợp với các quy mô tại từng vùng sinh thái để khai thác tốt lợi thế và cải thiện sinh kế; Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến (công nghệ khí sinh học, đệm lót sinh học) trong xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ sinh học hướng đến chăn nuôi an toàn và bảo vệ môi trường; Tiếp tục triển khai chương trình khí sinh học, nghiên cứu và lựa chọn thiết bị lọc phù hợp, đa dạng hóa mục tiêu sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khí sinh học trong chăn nuôi để đạt được lợi ích kép về sản xuất năng lượng sạch và giảm ô nhiễm môi trường

- Đối với lĩnh vực thủy sản: Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu tầu thuyền với công suất hợp lý, đổi mới công nghệ khai thác; Nghiên cứu thiết kế mẫu tàu cá, ngư cụ và ứng dụng vật liệu vỏ tàu mới bảo đảm tối ưu hóa nhiên liệu cho hoạt động khai thác thủy hải sản; Quy hoạch ngư trường, hình thành mô hình khai thác tàu mẹ, tàu con đề giảm chi phí tiêu hao năng lượng trong khai thác xa bờ; Nghiên cứu phát triển và chuyển giao các mô hình tôm-lúa, cá-lúa, tôm-rừng ngập nước, tôm quảng canh cải tiên, nuôi tôm trong nhà kính, tôm-cua-sò, Ốc len-rừng, mô hình thích ứng dựa vào sinh thái trong thủy sản (EbA) để đa dạng hóa sinh kế từ thủy sản; Đổi mới dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản như cung cấp giống, thức ăn, hóa chất xử lý môi trường, dịch vụ cảnh báo ô nhiễm, xử lý, vật liệu, ngư cụ cho trang trại nuôi trồng thủy sản; Đây mạnh hoạt động bảo quản, chế biến, phát triển và ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải sau chế biến cá tra để sản xuất năng lượng sinh học có giá trị kinh tê cao

- Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Quản lý, bảo vệ và nâng cao độ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng để tăng khả năng hấp thụ các-bon tại các vùng sinh thái có rừng; Mở rộng đối tượng chỉ trả dịch vụ môi trường rừng (PES) và phát triển thị trường các-bon từ rừng; Xây dựng phát triển mô hình lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, mô hình nông lâm kết hợp, mô hình kệt hợp sản xuất lương thực và năng lượng trong lâm nghiệp (FES) đề nâng cao hiệu quả kinh tế rừng

Trước khi ban hành Kê hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2050, ngày 16 tháng 12 năm 2011 Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định Số: 3119/QĐ- BNN-KHCN về việc phê duyệt Đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu: Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

Trang 26

xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với BĐKH; Đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn (18,87 triệu tấn CO2e); đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành và giảm tỷ lệ đói nghèo theo chiến lược phát triển ngành Trong đó có đề cập một số giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cụ thể như sau:

- Đối với trồng trọt: Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước tưới và chi phí đầu vào (như SRI, 3G3T, IP5G, nông- lộ-phơi, ) để giảm mức độ phát thải KNK với quy mô 3,2 triệu ha đất lúa ứng dụng kỹ thuật SRI, 3G3T, 1P5G, nông-lộ- phơi đến năm 2020 và áp dụng tại các vùng sản xuất lúa có khả năng tưới tiêu chủ động, ưu tiên vùng trọng điểm sản xuất lúa (Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long); Thu gom, tái sử dụng và xử lý triệt để rơm rạ, nhằm hạn chế tối đa đốt, vùi,., gây phát thải KNK và ô nhiễm môi trường với quy mô 100% diện tích gieo trồng, tương ứng với 7 triệu ha diện tích gieo trồng lúa và áp dụng chủ yếu ở các vùng canh tác lúa nước trọng điểm Bên cạnh đó còn áp dụng đồng loạt một số giải pháp khác như: Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm để giảm phát thải N2O trong canh tác lúa nước và các cây trồng; Chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày có mức độ phát thải thấp và hiệu quả kinh tế cao hơn; Chuyển đổi 01 vụ lúa trên diện tích đất trồng 2-3 vụ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (cá, tôm) mang lại giá trị kinh tế cao tại các vùng ven sông, ven biển; Ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu trong làm đất, tưới nước cho các cây trồng công nghiệp, phát triển và ứng dụng các biện pháp canh tác tối thiểu nhằm giảm phát thải KNK và Phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ trong canh tác rau màu, mía, cây công nghiệp ngắn và dài ngày nhằm giảm phát thải KNK từ phân hủy xác thực vật

- Đối với chăn nuôi: Thay đổi khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để giảm mức độ phát thải KNK trong chăn nuôi; Cung cấp bánh dinh dưỡng MUB (Molasses Urea Block) cho bò sữa; Ứng dụng công nghệ biogas để xử lý phế thải chăn nuôi, sản xuất nhiên liệu sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch; Ứng dụng công nghệ ủ yếm khí chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm giảm phát thải KNK; Ứng

Trang 27

dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi; Thay thế dần thức ăn thô bằng thức ăn tinh, nâng cao chất lượng thức ăn ủ chua; Nâng cao khả năng miễn dịch và kiểm soát sinh học đối với vật nuôi; Sử dụng kháng sinh từ vi khuẩn, vi khuẩn đường ruột để giảm mức độ phát thải KNK từ chăn nuôi; Phát triển hệ thống thu gom chất thải trong chuồng trại và hệ thống lưu giữ/xử lý phân chuồng

- Trong lâm nghiệp: Đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất quy hoạch cho lâm nghiệp theo chiến lược phát triển lâm nghiệp cho giai đoạn 2010 – 2020; Bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất rừng để tăng lượng hấp thụ carbon và loại bỏ phát thải KNK; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng; Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển thị trường trao đổi carbon trong lâm nghiệp

- Trong thủy sản: Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền công suất không phù hợp với ngư trường đánh bắt, quy hoạch lại tuyển và vùng khai thác thủy hải sản nhằm giảm khả năng phát thải KNK; Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải sản nhằm giảm phát thải KNK; Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng biển nhằm khai thác, bảo vệ ngư trường và giảm phát thải KNK do tiết kiệm nhiên liệu; Đổi mới dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản như cung cấp giống, thức ăn, hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng trang trại nuôi trồng thủy sản nhằm giảm KNK; Cải tiến công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm mức độ phát thải KNK

Ngày 24 tháng 3 năm 2017, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định Số BNN-KH về việc phê duyệt kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 trong đó có đề cập đến một số giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: i/Áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lý để giảm phát thải khí nhà kính (Ứng dụng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao, kháng sâu bệnh để giảm phát thải khí nhà kính; Áp dụng quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước trong sản xuất lúa và các cây trồng khác Khuyến khích thực hiện các mô hình trồng rau an toàn, thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV Sử dụng giống, phân hóa học, thức ăn gia súc hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải

Trang 28

923/QĐ-khí nhà kính; Ứng dụng phân ủ hữu cơ (compost) trong canh tác lúa và các loại cây trồng khác và Phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh BĐKH, các mô hình thích ứng BĐKH dựa trên hệ sinh thái để đảm bảo tăng trưởng bền vững và giảm phát thải khí nhà kính); ii/ Tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp (Hỗ trợ đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu, thí điểm và phổ biến công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas, than sinh học (biochar), phân bón hữu cơ nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế phụ phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và giảm phát thải ô nhiễm; xử lý và tái sử dụng bùn thải trong nuôi trồng thủy sản và Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích tái chế phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp); iii/ Nghiên cứu, ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong ngành chăn nuôi để tăng khả năng hấp thu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế (Nghiên cứu và phát triển các loại thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học (pre và probiotic, enzyme, ) kháng sinh từ thực vật để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, giảm phát thải khí nhà kính từ đường tiêu hóa, giảm bài tiết nitơ, phốt pho trong phân và nước tiểu, tăng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, nâng cao năng suất gia súc gia cầm, rút ngắn thời gian nuôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm); iv/ Trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng và quản lý tài nguyên rừng bền vững (đưa các giống mới vào trồng rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng; iếp tục, thực hiện các dự án về giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), quản lý rừng bền vững, kết hợp với duy trì và đa dạng hóa sinh kế dân cư các vùng, địa phương, hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu); v/ Đổi mới công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản (Cải tiến công nghệ đèn chiếu sáng trong đánh bắt để nâng cao sản lượng và tiết kiệm năng lượng; Áp dụng các phương thức, quy trình nuôi thủy sản tiên tiến để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thức ăn, nguồn nước tự nhiên, năng lượng và giảm phát thải ra môi trường)

Tháng 11 năm 2015, Việt Nam đệ trình báo cáo kỹ thuật INDC lên UNFCCC Bản báo cáo có nội dung về đóng góp dự kiến của Việt Nam trong việc giảm phát thải KNK và ứng phó với biến đổi khí hậu Các hoạt động trong phần giảm phát thải

Trang 29

khí nhà kính chủ yếu tập trung vào năng lượng, nông nghiệp, LULUCF và quản lý chất thải Những đóng góp của hợp phần ứng phó với BĐKH chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, quản lý nguồn nước và lâm nghiệp để tăng khả năng phục hồi, có thể đóng góp nhiều hơn cho hợp phần giảm phát thải KNK Trong báo cáo kỹ thuật này, các hành động giảm nhẹ cho lĩnh vực nông nghiệp được xác định đó là: A1 Phát triển sử dụng khí sinh học; A2 Tái sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ; A3 Tưới khô ướt xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến (quy mô nhỏ); A4 Bón than sinh học (Biochar) (quy mô nhỏ); A5 Canh tác tổng hợp (ICM) cây lúa; A6 ICM cây trồng cạn; A7 Thay thế phân đạm Urea bằng phân đạm SA (Sulfate amon -(NH4)2SO4); A8 Tái sử dụng phế phụ phẩm cây trồng cạn hàng năm; A9 Tưới khô ướt xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến (quy mô lớn); A10 Bón than sinh học (Biochar) (quy mô lớn); A11 Cải thiện khẩu phần thức ăn gia Súc; A12 Cải thiện chất lượng và dịch vụ giống, thức ăn và vật tư nuôi trồng thuỷ hải sản; A13 Cải tiến công nghệ trong nuôi trồng và xử lý chất thải nuôi trồng thuỷ sản; A14 Cải tiến công nghệ tưới cho sản xuất cà phê; A15 Cải thiện công nghệ chế biến và xử lý chất thải chế biến nông lâm thuỷ sản

Những hành động trên sẽ được luận văn đưa vào đánh giá những tác động của từng hành động với những lợi ích khí hậu và đồng lợi ích đến các khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường và thể chế chính sách

Hình 1.1 Những chính sách liên quan đến BĐKH trong nông nghiệp

Nguồn: Trung, N.D., Anh, L.H., Thang, N.T., and L.S Sebastian, 2017

Trang 30

Như vậy có thể thấy, việc đánh giá đồng lợi ích của các hành động ứng phó với BĐKH đã có, tuy nhiên áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và theo hướng tiếp cận về thích ứng và phát triển bền vững với việc sử dụng ý kiến chuyên gia áp dụng cho các hành động giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam thì chưa có đánh giá nào được thực hiện trong các nghiên cứu Do đó đề tài sẽ nghiên cứu về cách tiếp cận, phương pháp và các bước đánh giá thể hiện được tính mới của đề tài trong nghiên cứu này

Trang 31

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu

Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là dạng thập kỉ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỉ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu

BĐKH là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định (ví dụ như sử dụng các kiểm tra thống kê) bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn BĐKH có thể là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người đến các thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất (IMHEN và UNDP, 2015)

2.1.2 Khái niệm về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Theo báo cáo đánh giá lần 4 của Ban Liên chính phủ vể BĐKH (IPCC, 2007b), lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đã gia tăng đáng kể từ thời kì tiền công nghiệp, với mức tăng 70% từ năm 1970 đến 2004 Theo dự báo của IPCC (2007b), lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỉ tới Do đó, việc nghiên cứu về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng cho việc đề xuất và thực thi các chính sách, chiến lược nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH Một số khái niệm về giảm nhẹ BĐKH được đưa ra như sau:

+ Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nguồn phát thải nhà kính và tăng bể chứa nhà kính (IPCC, 2001)

+ Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu; bao gồm các chiến lược giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính (IPCC, 2007)

+ Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, 2008)

Trang 32

+ Là những hành động nhằm loại bỏ vĩnh viễn hoặc giảm nhẹ những rủi ro và tai biến liên quan đến BĐKH đối với cuộc sống và tài sản của con người (Global Greenhouse Warming, 2010)

+ Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính Ví dụ việc sử dụng năng lượng hoá thạch một cách hiệu quả hơn cho các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió) và mở rộng diện tích rừng và các bể chứa khác nhằm giảm nhẹ CO2 trong khí quyển (UNFCCC, 2011)

2.1.3 Khái niệm về đồng lợi ích

Thuật ngữ “co- benefits” – đồng lợi ích có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào khu vực hoặc phạm vi ứng dụng chính sách Viện Chiến lược và môi trường toàn

cầu (IGES) đề xuất một định nghĩa đơn giản về đồng lợi ích, đó là “lợi ích tiềm năng

của những hoạt động giảm thiểu BĐKH trong những lĩnh vực hay khu vực khác không liên quan tới BĐKH”

Pearce (2000) định nghĩa rằng những lợi ích có được từ những hiệu ứng phụ của

chính sách mục tiêu được gọi là “đồng lợi ích” (co-benefits) hoặc “lợi ích thứ cấp” (secondary benefits), hoặc “lợi ích phụ trợ” (ancillary benefits) hoặc “hiệu ứng lan

tỏa chính sách” (policy spillover effects)

IPCC (AR3 2001) đã định nghĩa "đồng lợi ích" dùng để chỉ các lợi ích phi khí hậu, đã được tích hợp từ giai đoạn xây dựng đến khi ban hành các chính sách giảm nhẹ và thích ứng Như vậy, thuật ngữ "đồng lợi ích" phản ánh các chính sách được xây dựng không chỉ nhằm vào việc hướng đến các lợi ích giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn có những lợi ích phi khí hậu khác với mức độ quan trọng tương đương

Chiến lược môi trường tổng hợp (Integrated Environmental Strategies) thuộc cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (United States Environmental Protection Agency - EPA) đưa ra một định nghĩa trong sách hướng dẫn về chiến lược môi trường tổng hợp là:

“Thuật ngữ “đồng lợi ích” (co-benefits) được dùng để đề cập đến hai hay nhiều lợi ích được sinh ra từ một biện pháp hay một nhóm các biện pháp Đồng lợi ích liên quan đến 1) lợi ích sức khỏe và kinh tế đạt được từ việc giảm ô nhiễm không khí ở địa phương; 2) giảm lượng phát thải KNK cùng với giảm lượng khí thải vào môi trường xung quanh… Những lợi ích được tạo ra không có chủ định khi các nhà làm

Trang 33

chính sách thực hiện một mục tiêu duy nhất và sau đó nhận ra rằng chính sách này cũng mang đến những lợi ích khác Tài liệu này phản ánh một quan điểm rộng hơn và xem xét bất kỳ một lợi ích nào có thể đạt được từ biện pháp chính sách là “đồng lợi ích” của chính sách đó, ngoài lợi ích giảm phát thải KNK

Bộ Môi trường Nhật Bản, MoEJ (2009), định nghĩa phương pháp tiếp cận đồng

lợi ích cho những vấn đề BĐKH và cơ chế phát triển sạch là “tổng hợp những nỗ lực

nhằm giải quyết các vấn đề về thay đổi khí hậu và áp dụng cơ chế phát triển sạch, đồng thời cũng đáp ứng được các nhu cầu phát triển ở các quốc gia đang phát triển” Theo Economics of Green Cities Programme (Philip,2016) Đồng lợi ích phụ

thuộc vào quan điểm coi cái nào là lợi ích chính (ví dụ, khí hậu có thể là lợi ích chính, lợi ích thứ cấp hoặc lợi ích không chủ định); phạm vi (ví dụ, các chính sách giảm nhẹ có đồng lợi ích về giảm phát thải khí nhà kính và các lợi ích phi khí hậu, các chính sách về thích ứng có đồng lợi ích về thích ứng với biến đổi khí hậu và các lợi ích phi khí hậu); quy mô (ví dụ, lợi ích ngắn hạn và trên quy mô địa phương hay lợi ích dài

hạn trên quy mô toàn cầu) (Economics of Green Cities Programme, Philip,2016)

Như vậy, từ những khải niệm ở trên có thể hiểu là giảm nhẹ BĐKH chính là giảm lượng phát thải KNK bằng các hoạt động của con người nhằm bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, giảm sự nóng lên toàn cầu Còn đồng lợi ích của hoạt động giảm nhẹ, nghĩa là ngoài lợi ích về mặt giảm nhẹ còn mang lại những lợi ích khác về thích ứng, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế-chính sách

2.2 Cách tiếp cận của đề tài

Với cách hiểu về đồng lợi ích ở trên thì ngoài những lợi ích khí hậu (lợi ích của các hành động giảm nhẹ mang lại những lợi ích về mặt thích ứng và ngược lại) thì những lợi ích phi khí hậu cũng cần được xem xét và đánh giá Do đó, cần phải tiếp cận theo hướng các hành động khí hậu sẽ mang lại các đồng lợi ích khác nhau

Những đồng lợi ích liên quan đến khí hậu sẽ được xem xét theo sự tác động qua lại giữa các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng (A →M; M →A) được thể hiện trên các khía cạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và gia tăng khả năng thích ứng với BĐKH

Nhằm đưa ra kiến nghị về việc thực hiện các hành động giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp có tiềm năng đạt được đồng lợi ích, giúp tăng cường hài hòa trong ứng phó với BĐKH, đặc biệt là trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng lợi ích của các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông

Trang 34

nghiệp trong NDC của Việt Nam được đánh giá theo 3 trụ cột (Hình 2):

Hình 2.1 Tiếp cận về đồng lợi ích trong ứng phó với BĐKH và phát triển

Nguồn: Dựa theo CDKN - IDS - Ecofys, 2011 (có điều chỉnh, bổ sung)

(i) Đánh giá lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia (theo các khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường và thể chế - chính sách)

(ii) Đánh giá sự hài hòa và đồng lợi ích giữa các các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp với thích ứng BĐKH;

Hơn nữa, đóng góp của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong nông nghiệp trong NDC đến các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) của Việt Nam cũng được phân tích để xác định các lĩnh vực mà ứng phó với BĐKH có thể hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và mục tiêu thiên niên kỷ, đặc biệt là đầu tư để tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại

2.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu

Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong đề tài nhằm phục vụ cho các nội dung tổng quan về mặt khái niệm, thuật ngữ, các đánh giá đồng lợi ích của các ngành, lĩnh vực, các hành động ứng phó với BĐKH nói chung hay các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nói chung nhằm cung cấp căn cứ khoa học để đề tài có được cách tiếp cận và các bước thực hiện một cách khoa học, logic và có thể giải quyết được mục tiêu và các nội dung nghiên cứu của đề tài

Trang 35

Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm phân tích và xứ lý số liệu từ ý kiến tham vấn của các chuyên gia, từ đó tính toán và phân tích các số liệu để đưa ra kết quả từ quá trình tham vấn cho đề tài

2.3.3 Phương pháp chuyên gia

Đề tài có sử dụng phương pháp chuyên gia trong việc xác định các tiêu chí và đưa ra những đánh giá cho các giải pháp dựa trên những tiêu chí mà tác giả đã xây dựng Sử dụng phương pháp chuyên gia có vai trò quan trọng trong việc xác định phương pháp thực hiện và kết quả của đề tài, phương pháp này giúp tác giả có được cái nhìn thực tế hơn trong việc đánh giá các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam và kết hợp với kết quả tác giả đã lọc được từ các đồng tác động của từng giải pháp đến các khía cạnh khí hậu, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế -chính sách, từ đó đưa ra những kết quả chính cho đề tài

Các chuyên gia được tham vấn trong quá trình xây dựng bộ tiêu chí và đánh giá các đồng lợi ích như sau:

1 PGS.TS Mai Văn Trịnh - Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2 TS Vũ Tấn Phương - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3 TS Nguyễn Đức Đồng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

4 ThS Tạ Nam Phong - Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5 ThS Vương Xuân Hòa - Viện Sinh thái Môi trường

2.4 Quy trình nghiên cứu của đề tài

2.4.1 Khung đánh đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp

Quy trình đánh giá sự hài hòa giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp với thích ứng BĐKH (lợi ích khí hậu) và các đồng lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế - chính sách của các giải pháp được xác định theo các bước sau:

Bước 1: Rà soát toàn bộ các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh

vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Bước này nhằm rà soát toàn bộ các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong

Trang 36

lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam nhằm mục đích phân tích tác động và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

Bước 2: Xác định tác động tổng hợp của các hành động giảm nhẹ phát thải

KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Mục đích của bước này là xác định được các hành động giảm nhẹ phát thải

KNK trong lĩnh vực nông nghiệp có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến các

khía cạnh của phát triển bền vững, các tác động tích cực sẽ được đưa vào để đánh giá đồng lợi ích;

Các tác động tích cực sẽ được đưa vào để đánh giá đồng lợi ích; các tác động tiêu cực sẽ góp phần cung cấp thêm căn cứ cho việc lựa chọn tính khả thi và lợi ích so sánh khi áp dụng các giải pháp giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tế Yếu tố không tác động sẽ không xem xét đến trong quá trình đánh giá

Hình 2.2 Sơ đồ tiếp cận trong đánh giá đồng lợi ích của các hành động giảm nhẹ

trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Bảng 2 1 Xác định các đồng tác động các hành động giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam

Lĩnh vực

Các hành động

Mô tả các đồng tác động (tích cực và tiêu cực)

Tài liệu tham khảo

Kinh tế Xã hội

Môi trường

Chính sách

Nông nghiệp

Hành động 1 (HĐ1

→ tác (HĐ1→

(HĐ1→ môi

(HĐ1→ thể chế-

Các tác động được đề cập đến trong

Trang 37

kinh tế) xã hội) trường) chính

sách)

phần a,b,c, của tác giả a,b,c,…

Hành động 2 (HĐ2

→ tác kinh tế)

(HĐ2→ xã hội)

(HĐ2→ môi trường)

(HĐ2→ thể chế- chính sách)

Các tác động được đề cập đến trong phần a,b,c, của tác giả a,b,c,…

Tác động của từng hành động đến các nhóm lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường và chính sách được đánh giá bằng phương pháp chuyên gia Bảng 1 minh họa ma trận hai chiều thể hiện tác động của từng giải pháp đến từng lợi ích Trong đó thể hiện quan hệ có hoặc không tác động, không thể hiện mức độ tác động hoặc xu hướng tác động tích cực hay tiêu cực

Bảng 2 2 Ma trận xác định mối liên hệ giữa các lợi ích với từng hành động giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp

Bước 3: Phân tích các lợi ích tổng hợp của các hành động giảm nhẹ phát thải

KNK trong lĩnh vực nông nghiệp bằng phương pháp phân tích lọc ma trận

Bước này được tiến hành nhằm xác định mối quan hệ giữa các lợi ích và các hành động được xác định trong NDC, từ đó cung cấp căn cứ để xây dựng các tiêu chí đánh giá đồng lợi ích

Bước 4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá lợi ích khí hậu và đồng lợi ích của các

hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã được xác định trong NDC của Việt Nam

- Xây dựng tiêu chí đánh giá lợi ích khí hậu: Tiêu chí được xây dựng trên cơ sở xem xét các tiềm năng đóng góp trực tiếp của giải pháp giảm nhẹ KNK trong nông nghiệp

Trang 38

với thích ứng BĐKH; - Xây dựng tiêu chí đánh giá đồng lợi ích: Các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở xem

xét các tác động trực tiếp có lợi của từng giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp và thích ứng với BĐKH trong NDC đối với các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế-chính sách

Bước 5: Áp dụng bộ tiêu chí để đánh giá lợi ích khí hậu và đồng lợi ích của

các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam:

(i) Đánh giá lợi ích của các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia (theo các khía cạnh về về khí hậu, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế - chính sách)

(ii) Đánh giá sự hài hòa giữa các giảm nhẹ phát thải KNK trong linch vực nông nghiệp với thích BĐKH và phát triển

Phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để đánh giá Thang điểm 5 tương ứng với mức độ đóng góp tăng dần được áp dụng để đánh giá cho từng giải pháp theo các tiêu chí đã được xây dựng

0-Các tiêu chí đánh giá cho từng lĩnh vực được gửi đến các chuyên gia để đánh giá bằng phương pháp Multi-Attribute Utility Theory (MAUT) Đây là phương pháp đánh giá định tính dựa trên ý kiến của các chuyên gia thông qua hình thức phỏng vấn sâu liên quan đến từng nhóm giải pháp được đánh giá Theo đó, các mẫu phiếu phỏng vấn sẽ được thiết kế với các câu hỏi được xây dựng dựa trên mục đích của đồng lợi ích Mỗi câu hỏi tương ứng với nội dung 1 tiêu chí cấp 2 sẽ được các chuyên gia xếp hạng theo mức độ từ 0-5 tương ứng với mức độ từ không đóng góp đến đóng góp nhiều

Trung bình cộng kết quả các tiêu chí cấp 2 tương ứng sẽ là kết quả tính toán cho các tiêu chí cấp 1

Xi, j = ∑ 𝐾𝑖, 𝑗, 𝑘 ∗ 1

𝑛𝑛

𝑘=1Trong đó:

- Xij: Giá trị tiêu chí cấp 1 thứ j của đồng tác động thứ i, - Ki.j: Giá trị tiêu chí cấp 2 thứ k của tiêu chí cấp 1 thứ j, - n: Số tiêu chí cấp 2 của tiêu chí cấp 1 thứ j

Trang 39

cho các đồng tác động

Ni = ∑ 𝑋𝑖, 𝑗 ∗ 1

𝑚𝑚

𝑗=1Trong đó:

- Ni: Điểm số của đồng lợi ích thứ i; - m: Số tiêu chí cấp 1 của đồng lợi ích thứ i Kết quả tính toán cho các đồng tác động sẽ đánh giá được lợi ích tổng hợp của các giải pháp thuộc các nhóm giải pháp theo công thức sau:

𝐼𝑇𝐻𝑗 = ∑ 𝑁𝑖 ∗ 1

55

𝑖=1

; 𝑗 = (1,2, 𝑚) Trong đó:

- ITH: Điểm số lợi ích tổng hợp (bao gồm lợi ích khí hậu và đồng lợi ích) của giải pháp j

- Ni: Điểm số của đồng lợi ích thứ i;

Bước 6: Tổng hợp kết quả và xếp hạng các hành động giảm nhẹ phát thải phân loại

theo các mức (0 - 1: rất thấp; 1 - 2: thấp; 2 - 3: trung bình; 3 - 4: cao; 4 5: rất cao) Việc phân cấp các chỉ số chủ yếu dựa trên sợ phân tích một cách định tính về sự phù hợp so với các nghiên cứu đã đánh giá liên quan Bên cạnh đó, các đồng lợi ích về thích ứng, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách ở đây được coi là có trọng số cần bằng nhau do hạn chế về mặt thời gian và giới hạn trong khuôn khổ của một luận án Thạc sĩ nên việc xin ý kiến chuyên gia sâu liên quan đến trọng số cho từng khía cạnh đánh giá cần phải chi tiết và tỉ mỉ, yêu cầu có có những phân tích bằng phương pháp Delphi cho mỗi chỉ tiêu cụ thể Do đó, trong đề tài các khía cạnh đánh giá ở đây mặc định với giải thuyết là có trọng số bằng nhau

2.4.2 Khung đánh giá đóng góp của các hành động giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp đối với phát triển bền vững

Mỗi hành động giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp trong NDC của Việt Nam đều có những đóng góp nhất định đối với các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước Để cung cấp thêm thông tin cho các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn các giải pháp giảm nhẹ trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phân tích, đánh giá đóng góp của từng giải pháp đối với việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Trang 40

của Việt Nam là cần thiết

Ma trận tác động được xây dựng để xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến từng mục tiêu PTBV Tiêu chí tác động của một yếu tố được xác định theo các mức: 4 = Tác động rất lớn; 3 = Tác động lớn; 2 = Tác động ở mức trung bình; 1 = Ít tác động; 0 = Không có tác động Các tiêu chí này được xác định trên cơ sở tham vấn chuyên gia về mức độ tác động của từng yếu tố đến mục tiêu PTBV

Tác động tổng cộng của các giải pháp nêu trên đến từng mục tiêu PTBV được xác định là tổng tác động của từng yếu tố

𝐿𝐼𝑃𝑇𝐵𝑉𝑗 = ∑ 𝐺𝑃𝑖 ∗ 1

𝑛𝑛

𝑖=1

; 𝑗 = (1, 2, … 𝑚) Trong đó:

- LIPTBV: Điểm số về mức độ đóng góp đối của giải pháp j đối với các mục tiêu PTBV

- n: Số lượng các mục tiêu PTBV mà giải pháp đó có đóng góp

Ngày đăng: 21/09/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w