1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam

92 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Đặc điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) thuộc họ dương xỉ (Polypodiaceae) Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Khương Duy
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thanh Huyền, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Thực vật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 6,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (10)
    • 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) trên thế giới (10)
      • 1.1.1. Vị trí phân loại (10)
      • 1.1.2. Đặc điểm hình thái chung của chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) (14)
      • 1.1.3. Thành phần loài, phân bố của chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) (14)
      • 1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm vi phẫu, bột dược liệu (15)
    • 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) ở Việt Nam (15)
      • 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) (15)
      • 1.2.2. Thành phần loài, phân bố, giá trị sử dụng của chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) (17)
      • 1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm vi phẫu, bột dược liệu (19)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (22)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (22)
      • 2.2.1. Hệ thống phân loại, vị trí, khu vực phân bố của chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam (22)
      • 2.2.2. Điều tra, thu thập các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam (22)
      • 2.2.3. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm hình thái và vi phẫu của (22)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu (23)
      • 2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật (23)
      • 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh (23)
      • 2.3.4. Phương pháp giải phẫu thực vật (24)
      • 2.3.5. Phương pháp phân tích bột dược liệu (25)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (26)
    • 3.2. Khoá định loại các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam (29)
    • 3.3. Đặc điểm hình thái của một số loài thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) ở Việt Nam (30)
      • 3.3.1. Drynaria bonii H. Christ – Tắc kè đá (30)
      • 3.3.2. Drynaria fortunei (G. Kunze) J. Sm. – Cốt toái bổ (32)
      • 3.3.3. Drynaria propinqua (Wall. ex Mett) J. Sm. -Ráng đuôi phụng ngắn 25 3.3.4. Drynaria quercifolia (L.) J. Sm. – Cốt toái bổ lá sồi (33)
      • 3.3.5. Drynaria rigidula (Sw.) Bedd – Ráng đuôi phụng cứng (37)
      • 3.3.6. Drynaria sparsisora (Desv.) T. Moore (39)
      • 3.3.7. Drynaria parishii (Bedd.) Bedd. - Ráng đuôi phụng parít (41)
      • 3.3.8. So sánh hình thái giữa các loài Drynaria (42)
    • 3.4. Đặc điểm vi phẫu của một số loài thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) ở Việt Nam (46)
      • 3.4.1. Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (G. Kunze) J. Sm.) (46)
      • 3.4.2. Tắc kè đá (Drynaria bonii H. Christ) (48)
      • 3.4.3. Ráng đuôi phụng ngắn (Drynaria propinqua (Wall. ex Mett) J. Sm.) (50)
      • 3.4.4. Cốt toái bổ lá sồi (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) (53)
      • 3.4.5. Ráng đuôi phụng cứng (Drynaria rigidula (Sw.) Bedd.) (54)
      • 3.4.6. Drynaria sparsisora (Desv.) T. Moore (57)
      • 3.4.7. Ráng đuôi phụng parít (Drynaria parishii (Bedd.) Bedd.) (59)
      • 3.4.8. So sánh đặc điểm vi phẫu giữa các loài Drynaria (61)
    • 3.5. Đặc điểm bột dược liệu của một số loài dễ nhầm lẫn thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm.) ở Việt Nam (65)
      • 3.5.1. D. quercifolia (66)
      • 3.5.2. D. propinqua (66)
      • 3.5.3. D. rigidula (66)
      • 3.5.4. D. sparsisora (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam

TỔNG QUAN

Tổng quan các nghiên cứu về chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm.) trên thế giới

Người đầu tiên nghiên cứu về các loài Tắc kè đá trên thế giới là Borry Jean (1825) Ông đã đặt tên nhóm loài này là Drynaria và đặt vào vị trí phân chi của chi

Polypodium (Polypodium subgen Drynaria) thuộc họ Polypodiaceae Phân chi

Drynaria có loài chuẩn (typus species) là Polypodium quercifolium L mang các đặc điểm hình thái như: lá hứng mùn hình trứng, xẻ thùy sâu, mép nguyên; lá sinh sản hình lông chim, nhọn ở đầu; các ổ bào tử nằm rải rác dưới lá sinh sản Trong đó, ông coi sự có mặt của hai loại lá: lá hứng mùn và lá sinh sản là đặc điểm đặc trưng để nhận biết phân chi này Đối với các loài thực vật sống bì sinh (bám trên thân cây hoặc trên đá, việc tiếp nhận khoáng chất và dinh dưỡng bị hạn chế Một số loài dương xỉ hình thành cấu trúc hứng mùn, cấu trúc này giống như chiếc “ổ” được tạo bởi một hoặc một số lá xếp trên một thân rễ leo bám Những lá này gần như không có cuống và phiến lá của chúng có phần gốc rộng ép vào thân của cây chủ Ở một số nhóm dương xỉ, cấu trúc này được biệt hóa thành “lá hứng mùn” phân tách với các lá có chức năng sinh dưỡng và sinh sản (mang bào tử)

Sau đó, J Smith (1841) dựa vào một số đặc điểm của ổ bào tử (ổ bào tử tròn, sắp xếp thành một dải, xếp lộn xộn hoặc thành một đến hai hàng giữa gân cấp 2) để hợp 3 chi/phân chi: Drynaria Bory, Phymatodes J Sm., Dipteris Reinw thành một chi chung, gọi là chi Drynaria [42]

R C Ching (1978) trong công trình “Acta Phytotaxonomica Sinica” đã tách chi Dryanria thành họ mới mang tên Drynariaceae với typus là Drynaria (Bory) J

Sm [23] Nối tiếp quan điểm này, về sau Lin Youxing et al (2000) khi nghiên cứu về hệ thực vật ở Trung Quốc trong công trình “Flora Reipubliace Popularis Sinicae”

[33] đã đặt chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J Sm trong họ Drynariaceae cùng với các chi khác như: Photinopteris, Aglaomorpha, Pseudodrynaria do chúng có cùng đặc điểm lá có vảy, lông tuyến và lông không phân nhánh, túi bào tử nhẵn hay có

3 lông tuyến Tác giả đã công bố được 9 loài có ở khu vực nghiên cứu thuộc chi này là:

Drynaria rigidula, Drynaria bonii, Drynaria roosii, Drynaria quericifolia, Drynaria parishii, Drynaria propinqua, Drynaria mollis, Drynaria sinica, Drynaria delavayi

M Tagawa và Kiwatsuki (1989) [44] khi nghiên cứu các loài của Thái Lan trong công trình “Flora of Thailand” đã xếp chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J Sm về họ Polypodiaceae Tác giả đã công bố trong khu vực nghiên cứu có 7 loài thuộc chi Tắc kè đá là: Drynaria sparsissora, Drynaria bonii, Drynaria quercifolia,

Drynaria fortunei, Drynaria propinqua, Drynaria parishii, Drynaria rigidula Cùng quan điểm này, khi nghiên cứu về các loài Dương xỉ trong phạm vi khu vực và thế giới, các nhà nghiên cứu khác như: Hennipman, E., Veldhoen, P., Kramer, K.U &

Price, M.G (1990) [27], Huang Tseng-Chieng (1994) [31], E S Fernando et al

(2008) [26], X C Zhang và Gilbert M G (2013) [48] đã thống nhất không tách chi

Drynaria (Bory) J Sm thành họ riêng mà xếp vào họ Polypodiaceae Chi có các đặc điểm đặc trưng như thân có dạng thân rễ, túi bào tử nhẵn nhưng đôi khi có lông tuyến, không có áo túi, bào tử hình cầu nhỏ

Nghiên cứu về sự tiến hóa lá hứng mùn của các loài dương xỉ thuộc nhóm drynaroid gồm Drynaria và Aglaomorpha, các tác giả Janssen & Schneider (2005) đã phân tích đặc điểm hình thái và trình tự của 4 vùng gen thuộc lục lạp (mã hóa và không mã hóa) gồm rbcL, rps4, trnL-F IGS, rps4- trnS IGS của 11 trong số 16 loài

Drynaria và 13 trong số 15 loài Aglaomorpha đã được mô tả Các loài dương xỉ drynarioid được phân chia theo 6 dạng hình thái lá: Dạng 1 – Dimorphic – lưỡng hình với lá hứng mùn và lá sinh sản riêng ở hầu hết các loài thuộc chi Drynaria; Dạng 2 – lưỡng hình có lá sinh dưỡng và lá sinh sản riêng nhưng không có lá hứng mùn ở loài

Aglaomorpha parkinsonii; Dạng 3 – Monomorphism – Đơn hình: Không phân thành lá sinh dưỡng và lá sinh sản, không có lá hứng mùn ở các loài D parishii, D mollis,

D rigidula, D sinica; Dạng 4 – Không phân thành lá sinh dưỡng và lá sinh sản, nhưng có cấu trúc hứng mùn ở gốc cuống lá ở loài A coronans và A heraclea, Dạng 5 – Lá phân chia thành 2 phần, phần sinh sản mang bào tử ở trên, phần không mang bào tử ở phía dưới, không có lá hứng mùn hay cấu trúc hứng mùn (A hierorymi) và Dạng 6 – Lá phân chia thành 3 phần, phần mang bào tử ở trên, phần không mang và

4 cấu trúc hứng mùn ở gốc lá (A meyeniana) [32]

Hình 1 Các kiểu hình thái của các loài dương xỉ drynarioid) [32]

Về hình thái, Janssen & Schneider (2005) chỉ ra rằng Drynaria là nhóm đơn ngành (monophyletic) Tuy nhiên kết quả phân tích trình tự 4 vùng gen thuộc lục lạp lại cho thấy Drynaria là nhóm cận ngành (paraphyletic) cùng với các taxon thuộc vùng Himalaya và nam Trung Quốc (là tổ tiên của Aglaomorpha) trong khi Aglaomorpha là nhóm đơn ngành Các tác giả đề xuất hợp nhất hai chi này hai chi này thành 2 chi thuộc nhóm dương xỉ drynarioid [32]

5 Hình 2 Xây dựng cây tiến hóa dựa trên lá hứng mùn của các loài dương xỉ drynarioid [32]

Trong trường hợp Drynaria là nhóm cận ngành Christenhusz & Schneider (2012) đưa ra 2 giải pháp về tên gọi: (1) Tách tất cả các nhánh trong cây phát sinh chủng loại của nhóm drynarioid thành một chi riêng biệt, như vậy một số loài thuộc chi Drynaria sẽ gộp vào chi Aglaomorpha và phần còn lại của chi Drynaria sẽ tách thành 2 chi, trong đó 1 chi chưa có tên Việc tách các nhánh thành chi riêng này dường như khó áp dụng cho các loài Christiopteris, các loài này vốn khác biệt so với các chi drynarioid còn lại do luôn có mặt của lá hứng mùn (trong khi một số loài Drynaria và Aglaomorpha không có lá hứng mùn) Một đặc điểm khác ngoài lá hứng mùn được sử dụng để nhận biết các loài drynarioid là tuyến mật, tuy nhiên các loài Christiopteris lại không có tuyến mật (2) Hợp nhất 2 chi Aglaomorpha và Drynaria vì vẫn có những loài trung gian giữa 2 chi này Aglaomorpha (1836) là tên gọi được công bố hợp pháp trước tên Drynaria (1841) tuy nhiên lịch sử hình thành tên Drynaria (là phân chi của chi Polypodium L., 1825) lâu đời hơn do vậy nên sau khi hợp nhất tên

Aglaomorpha nên được loại bảy thay vì Drynaria Tuy nhiên, khi Ủy ban Danh pháp về Thực vật có mạch tiến hành bỏ phiếu cho đề xuất, do lượng bầu chọn không đủ nên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết Các nghiên cứu hiện nay áp dụng một trong

6 hai hướng đặt tên này cho chi Drynaria (Bory) J Sm [25]

1.1.2 Đặc điểm hình thái chung của chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm.) Căn cứ vào bảng mô tả gốc của chi Drynaria (Bory) J Sm Borry Jean [49] và bản mô tả bổ sung của Huang Tseng-Chieng (1994) [31], chi Drynaria có những đặc điểm hình thái chung như sau:

Cây nhiều năm, sống bám trên các cây khác hoặc trên đá hay trên mặt đất Thân rễ bò kích thước ngắn hay dài thay đổi theo từng loài Trên thân có vảy dày đặc, vảy dạng thuôn mũi giáo nhọn đầu, hình trứng thuôn nhọn đầu, hay dạng kim Vảy thường có màu nâu đen [31]

Lá thường có hai loại là lá hứng mùn và lá sinh sản, hiếm khi chỉ có một loại lá

Tổng quan các nghiên cứu về chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm.) ở Việt Nam

1.2.1 Lịch sử nghiên cứu về chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm.)

Người đầu tiên nghiên cứu các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria ở Việt Nam là Tardieu-Blot and Christensen (1941) Trong công trình Thực vật chí đại cương Đông Dương “Flore Générale de L' Indo-Chine” [45], tác giả đã mô tả đặc điểm của chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J Sm., xây dựng khóa định loại và mô tả đặc điểm hình thái 6 loài có ở Đông Dương và Việt Nam là: Drynaria bonii, Drynaria quercifolia, Drynaria fortunei, Dryanaria parishii, Drynaria propinqua, Drynaria rigidula Trong công trình này tác giả xếp chi Drynaria vào họ Ráng nhiều chân -

Polypodiaceae Phạm Hoàng Hộ (1999) cũng áp dụng sự sắp xếp này khi mô tả tóm tắt đặc điểm nhận biết của 6 loài thuộc chi cùng hình ảnh sơ bộ trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” [10]

Phan Kế Lộc (2001) thống kê sự có mặt của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá –

Drynaria (Bory) J Sm, đồng thời cung cấp một số thông tin về phân bố, dạng cây, sinh thái và giá trị sử dụng [11] Trong tài liệu này, tác giả đã bổ sung thêm 1 loài –

Drynaria devalayi so với các công trình của Tardieu-Blot và Christensen (1941) và

Phạm Hoàng Hộ (1999), tuy nhiên loài này lại không được chỉ rõ vùng phân bố ở Việt Nam Phan Kế Lộc (2010) đã sắp xếp các taxon thuộc ngành Dương xỉ của Việt

8 Nam theo hệ thống mới của A Smith và cộng sự năm (2006) (hệ thống được xây dựng có sự kết hợp giữa đặc điểm hình thái và đặc điểm về sinh học phân tử) trong

“J.Fairylake Bot Gard.” [39] nhưng vẫn giữ chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J Sm trong họ Polypodiaceae

Trong nghiên cứu gần đây nhất, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thức 5, Lương Thị Hồng Nhung và cs đã bước đầu nghiên cứu phân loại 7 loài thuộc chi Drynaria (Bory) J Sm tại Việt Nam với việc mô tả chi tiết hình thái chi cũng như các loài thuộc chi, từ đó đã xây dựng được khóa định loại đầu tiên của 7 loài thuộc chi đã ghi nhận ở Việt Nam căn cứ vào các đặc điểm: lá hứng mùn, lá bào tử, cách sắp xếp ổ túi bào tử [13], cụ thể như sau:

1A Không có lá hứng mùn 2A Lá không men xuống cuống tạo thành cánh; ổ túi bào tử xếp 1 hàng bên gân cấp 2 (gân phụ) D parishii 2B Lá men xuống cuống tạo thành cánh; ổ túi bào tử xếp 2 hàng bên gân cấp 2 (gân phụ) D delavayi 1B Có lá hứng mùn

3A Lá hứng mùn gần như nguyên; ổ túi bào tử xếp lộn xộn ở mặt dưới lá D bonii 3B Lá hứng mùn xẻ thùy rõ rệt; ổ túi bào tử xếp thành hàng dọc theo gân cấp 2 hay gân cấp 3 của lá

4A Lá có thùy xẻ sâu đến tận gân lá tạo nên các lá chét cách xa nhau D rigidula 4B Lá có thùy xẻ không đến tận gân lá tạo nên các thùy lá dính nhau

5A Lỏ hứng mựn xẻ thựy đến ẵ chiều dài của lỏ hay hơn; ổ tỳi bào tử nằm dọc theo gân cấp 2 (gân phụ)

6A Lá hứng mùn xẻ thùy đến 3/4 chiều dài của lá; thùy lá phía gốc dài nhất D propinqua 6B Lá hứng mùn xẻ thùy đến 1/2 chiều dài của lá; thùy lá phía gốc ngắn nhất

D quercifolia 5B Lá hứng mùn xẻ thùy nông không đến 1/2 chiều dài của lá; ổ túi bào tử nằm dọc theo gân cấp 3 (gân phụ của lá chét) D fortunei Đây là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác định loại chi Drynaria ở Việt

1.2.2 Thành phần loài, phân bố, giá trị sử dụng của chi Tắc kè đá (Drynaria

(Bory) J Sm.) Thành phần loài, phân bố

Chi Drynaria ở Việt Nam hiện đã ghi nhận 7 loài, phân bố rải rác khắp cả nước từ các tỉnh miền núi phía Bắc cho đến miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam [45, 10, 11, 13]

Bảng 1 Phân bố của các loài Drynaria trên thế giới và tại Việt Nam

STT Tên khoa học Tên đồng danh

Phân bố hẹp, mới gặp ở một vài vùng núi thấp của Lâm Đồng (Đức Trọng, núi Voi), Ninh Thuận (Phan Rang) Còn có ở Myanmar và Thái Lan

Loài ghi nhận có ở Việt Nam theo Phạm Hoàng Hộ (1999) nhưng chưa chỉ ra địa điểm cụ thể

Rải rác ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, , qua các tỉnh Tây Nguyên, tới Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang (Phú Quốc) Còn có ở Trung Quốc và Lào

Phân bố khá hẹp, chỉ có ở một số vùng núi thấp của tỉnh Quảng Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa Còn có ở Lào, Campuchia và một số nước nhiệt đới khác của Châu Á, phần nhiệt

STT Tên khoa học Tên đồng danh

(Synonym) Phân bố đới Châu Úc 5 Drynaria propinqua

(Wall ex Mett.) J.Sm ex Bedd

(Wall ex Mett.) Hovenkamp & S.Linds

Phân bố hẹp, chỉ mới thấy ở vùng thấp của Lào Cai (Sa Pa), Hà

Giang, Hòa Bình (Mai Châu, Pà Cò), Lâm Đồng Còn có ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Nepan, Myanmar

Drynaria quercifolia var normalis Domin Polypodium quercifolium

Phân bố hẹp, chỉ gặp ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa, khu vực Tây Nguyên tới thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Quốc Còn có ở các nước nhiệt đới Châu Á, Trung Quốc (đảo Hải Nam) và Australia

7 Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm

Drynaria roosii Nakaike Aglaomorpha fortunei

(Kunze ex Mett.) Hovenkamp & S.Linds

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các loài thuộc chi Drynaria (Bory) J Sm tại Việt Nam - Địa điểm nghiên cứu: tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc Quảng Nam, Kon Tum, Đồng Nai An Giang, Kiên Giang (Chi tiết xem tại Phụ lục I)

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2022 – Tháng 07/2023

Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Hệ thống phân loại, vị trí, khu vực phân bố của chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J Sm ở Việt Nam

- Tìm hiểu về hệ thống phân loại của chi Tắc kè đá trên thế giới và ở Việt Nam

- Thành phần loài và đặc điểm hình thái của một số loài Tắc kè đá có phân bố tại Việt Nam

- Đặc điểm phân bố của một số loài Tắc kè đá tại Việt Nam

2.2.2 Điều tra, thu thập các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria (Bory) J Sm ở Việt Nam

- Tiến hành thu thập mẫu vật tại các khu vực phân bố của các loài thuộc chi Tắc kè đá tại Việt Nam

2.2.3 Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm hình thái và vi phẫu của 7 loài Tắc kè đá thu được ở Việt Nam

- Phân tích, mô tả, chụp ảnh hình thái của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá Drynaria (Bory) J Sm ở Việt Nam (Mẫu vật sau khi được thu thập về sẽ tiến hành định danh mẫu)

- Phân tích, mô tả, chụp ảnh vi phẫu dược liệu của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá Drynaria (Bory) J Sm ở Việt Nam (Mẫu vật sau khi được định danh sẽ được tiến hành nghiên cứu đặc điểm vi phẫu thân và lá bằng phương pháp nhuộm kép)

- Phân tích, mô tả, chụp ảnh bột dược liệu của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm ở Việt Nam (Thân rễ của các mẫu vật thu thập sẽ được tiến hành sấy khô và tiến hành nghiên cứu đặc điểm bột dược liệu)

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

- Với luận văn này, chúng tôi tập trung tham khảo tài liệu để nắm được các thông tin cơ bản về:

▪ Vị trí phân loại và danh pháp của loài

▪ Nguồn gốc và vùng phân bố của loài

▪ Đặc điểm hình thái và sinh thái của loài

▪ Giá trị sử dụng loài - Kế thừa các số liệu và phương pháp nghiên cứu

▪ Kế thừa số liệu, kết quả từ các bài báo, các nghiên cứu trong và ngoài nước

▪ Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái

▪ Các tiêu bản được lưu giữ tại các phòng tiêu bản và bảo tàng

2.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật

- Phương pháp thu mẫu: tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và phương pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [18]

- Dụng cụ và xử lý mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, kéo cắt cây, giấy báo, đây buộc, etyket, bút chì, bút bi, sổ ghi chép, cồn, máy ảnh

- Nguyên tắc thu mẫu: Trong quá trình đi thực địa để điều tra và thu thập mẫu các loài Tắc kè đá với đầy đủ đặc điểm nhận dạng loài (thân, lá, ổ bào tử) Đánh số hiệu ở mỗi mẫu thu được, đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên của cây ngoài thiên nhiên mà sau khi khô có thể bị mất đi Sau khi thu và ghi chép xong cho vào túi đựng mẫu mang về để làm mẫu [18]

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh

Là phương pháp dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, chủ yếu là cơ quan sinh sản vì nó có tính chất bảo thủ và ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường Để làm tốt phương pháp trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân loại các mẫu tiêu bản khô tại các phòng lưu trữ mẫu Các bước tiến hành như sau:

- Tập hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về các loài cần nghiên cứu

16 - Nghiên cứu và phân tích các mẫu tiêu bản đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng tiêu bản trong nước như: bảo tàng thực vật – khoa Sinh học – Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQGHN (HNU), phòng tiêu bản cây thuốc của Viện Dược Liệu (NIMM), Phòng tiêu bản thực vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN) và các mẫu thu được trong các đề tài nghiên cứu

Tham khảo các ảnh tiêu bản đang được lưu trữ tại các phòng tiêu bản trên thế giới: Royal Botanic Gardens, Kew; Linnean Society of London… qua mạng internet Đối với tiêu bản đã sấy khô, để quan sát được hình dạng ban đầu, tôi đã áp dụng phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [18]:

+ Lấy từng bộ phận nghiên cứu ra, cho vào ống nghiệm và đổ ngập nước

+ Đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn để mẫu trở lại trạng thái bình thường, rồi vớt ra, thấm khô và cho lên lamen

+ Dùng kim nhọn hoặc kim mũi mác, lưỡi dao lam để tách từng bộ phận của mẫu vật cần nghiên cứu ra quan sát dưới kính lúp

- Mô tả các đặc điểm hình thái

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

2.3.4 Phương pháp giải phẫu thực vật

Bộ phận được khảo sát được cắt gọt phẳng trước bằng dao cạo hoặc dao mổ; những mẫu vật mềm cần được giữ trong một mẩu ruột cây cơm cháy, khoai lang, hoặc cà rốt Sử dụng kỹ thuật cắt ngang; cắt ngang đoạn giữa của thân rễ với tiết diện phù hợp; lá cắt ngang gân giữa và một phần phiến lá hai bên, đoạn 1/3 kể từ cuống lá, lá được chọn là lá bánh tẻ không quá già hoặc quá non, khảo sát trên nhiều lá để ghi nhận, mô tả đặc điểm chung

Mẫu vật tươi được cắt trực tiếp không qua xử lý Tuy nhiên để lưu mẫu vật cho việc kiểm định sau này, một số mẫu được ngâm trong dung dịch Carnoy I trong 24h sau đó chuyển sang dung dịch bảo quản gồm cồn 70 o + glycerin tỷ lệ 1:1.(Trần Văn Ơn 2004, Lê Đình Bích và Trần Văn Ơn 2007, Nguyễn Bá 2009) [2] [4][14]

Quy trình làm tiêu bản vi phẫu:

- Cắt mẫu và tẩy nội chất

17 - Nhuộm mẫu: Nhuộm màu bằng đỏ carmin 0,5% và xanh methylene 0,02%

- Khử nước và gắn lamen

- Quan sát tiêu bản vi phẫu dưới kính hiển vi ở các độ phóng đại 10x, 40x và 100x

2.3.5 Phương pháp phân tích bột dược liệu

- Mô tả đặc điểm bột dược liệu bằng cảm quan: màu sắc, mùi vị

- Theo “Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi” của Nguyễn Viết Thân

(2003)[17].Tiến hành làm tiêu bản bột dược liệu: tách riêng phần thân của mẫu, sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 0 C, tán thành bột mịn Rây lấy bột mịn, dụng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen và quan sát dưới kính hiển vi Xác dịnh những đặc điểm vi học của bột phần thân rễ của các loài tắc kè đá thu được, chụp lại ảnh bằng máy ảnh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khoá định loại các loài thuộc chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J Sm ở Việt Nam

1A Không có lá hứng mùn……… ……… D parishii 1B Có lá hứng mùn

2A Lá hứng mùn gần như nguyên, ổ túi bào tử xếp lộn xộn……… D bonii 2B Lá hứng mùn xẻ thùy sâu, ổ túi bào tử xếp thành hàng dọc theo gân lá

3A Ổ túi bào tử xếp thành một hàng dọc theo gân chính 4A Lá hứng mùn không có cuống, lá sinh sản xẻ thùy lông chim đến tách rời nhau tạo thành các dạng lá chét…….……… ……… D rigidula 4B Lá hứng mùn không có hoặc cuống ngắn, lá sinh sản xẻ thùy lông chim đến gần gân chính, không tạo thành các dạng lá chét………… …… D propinqua 3B Ổ túi bào tử xếp thành hàng dọc theo gân cấp hai

5A Ổ túi bào tử xếp thành một hàng dọc theo gân cấp hai……… …… D fortunei 5B Ổ túi bào tử xếp thành hai hàng dọc theo gân cấp hai

6A Hai hàng ổ túi bào tử xếp thẳng hàng dọc theo gân cấp hai, thân rễ lớn tiết diện hình bầu dục, vảy thân không có gân giữa nổi rõ…… D quercifolia 6B Hai hàng ổ túi bào tử xếp lộn xộn dọc theo gân cấp hai, thân rễ nhỏ, tiết diện hình tròn, vảy thân có gân giữa nổi rõ… ……… …… D sparcisora

Đặc điểm hình thái của một số loài thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm.) ở Việt Nam

Sau khi nghiên cứu các mẫu vật thu thập được của chi Tắc kè đá – Drynaria tại một số tỉnh thành ở Việt Nam, đồng thời tham khảo các mẫu vật của chi Drynaria tại các phòng tiêu bản (PTB) thực vật tại Việt Nam (PTB thực vật Khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội – HNU; PTB của Trung tâm Tài nguyên dược liệu – Viện Dược liệu (NIMM)), Phòng tiêu bản thực vật thuộc Viện

Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN) và tại các PTB online trên thế giới, đã mô tả đặc điểm hình thái của các loài thuộc chi thu thập được, cụ thể như sau:

3.3.1 Drynaria bonii H Christ – Tắc kè đá H Christ, 1909 Not Syst [Paris] 1: 186; Tardieu-Blot & C Chr.,1941 Fl Gén Indo-Ch

7: 517; Tagawa & K Iwats., 1989 Fl Thail 3: 545; Pham-hoang Ho Cây cỏ Việt Nam

(Illustr Fl Vietn.) 1: 102, hình 235 1991; Ling Y.X et al 2000 Fl Reip Pop Sin 6(2):

282; P K Lộc, 2001, Checkl Pl Sp Vietn I: 1073 & 2010, J Fairylake Bot Gard 9, 3- 4: 11; X C Zhang & M.G Gilbert, 2013 Fl China 2-3: 766

- Tên khác: Cốt toái bổ bon, Ráng đuôi phụng bon, Thu mùn ổ rả, Co cắc kè, Co ín tó (Thái)

Cây có thân rễ mọc bò dài, dày, mọng nước, tiết diện tròn hoặc bầu dục, thường sống bám trên cây thân gỗ hoặc đá, đường kính 2 - 3 cm, dày 0,5 - 1,5 cm, có vảy cứng màu vàng nâu, vảy hình ngọn giáo nhọn đầu, hình kim, kích thước dài 2- 3 cm, rộng 1- 2 mm, tròn ở gốc, mép có răng nhọn Lá hứng mùn xếp gối lên nhau, ôm lấy thân, hình trứng-gần tròn hay hình tim, cuống gần như không có, kích thước 8-12 x 6-8 cm, mép gần như nguyên hơi lượn sóng Lá sinh sản mỏng, kích thước 20-50 x 12-

20 cm, xẻ thùy sâu đến gần gân lá, mang 3-7 cặp thùy hướng lên trên, dạng mác ngược hoặc thuôn, chóp thùy hơi nhọn, thùy lá phía gốc ngắn nhất, mép lá nguyên, hơi lượn sóng, không lông, cuống lá dài 10 - 27 cm, màu đỏ đen khi già, lá có mép men xuống cuống tạo thành cánh Ổ túi bào tử nhỏ, hình tròn, xếp lộn xộn, rải rác ở mặt dưới lá, không có áo Túi bào tử hình trứng ngược Vòng cơ liên tục Bào tử hình cầu tròn hay hình trứng, màu vàng nhạt, có lông gai bao quanh (Hình 6)

Sinh học và sinh thái: Cây mọc bám trên cây gỗ hoặc trên các tảng đá, vách đá giàu mùn, dưới tán rừng ẩm và chịu bóng Độ cao phân bố 300-1000 m hoặc hơn 24 (ở miền Nam) Thân rễ của Tắc kè đá phát triển theo kiểu phân nhánh lệch, ít khi lưỡng phân Từ đầu mầm thân rễ hàng năm mọc lên từ 3-5 cặp lá hứng mùn và lá sinh sản

Sự sinh trưởng của thân rễ kéo dài gần như quanh năm Tắc kè đá sinh sản bằng bào tử, phát tán nhờ gió và nước mưa, mùa có bào tử tháng 5-7

Phân bố thu được: Khắp các vùng sinh thái: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà

Giang; Thanh Hóa, Tây Nguyên, Tây Ninh; Đồng Nai, Kiên Giang…

Giá trị sử dụng: Thân rễ của cây được dùng làm thuốc chữa phong thấp đau lưng, thận hư, đau răng, trẻ em cam tích, đòn ngã, thần kinh suy nhược, ứ huyết sưng đau vị thuốc thường được dùng thay thế cho vị thuốc cốt toái bổ

Ghi chú: Việt Nam vốn có nguồn Tắc kè đá tương đối phong phú Song, trải qua hàng chục năm khai thác liên tục, môi trường sống bị thu hẹp, nên trữ lượng cây đã bị suy giảm nhiều

Hình 6 Đặc điểm hình thái loài Drynaria bonii H Christ:

(A,B): Sinh thái; (C): Dạng sống; (D): Lát cắt thân rễ; (E,H): Vảy bao thân; (F): Lá hứng mùn; (G): Sự sắp xếp bào tử; (I): Túi bào tử; (K): Bào tử

24 3.3.2 Drynaria fortunei (G Kunze) J Sm – Cốt toái bổ J Sm 1857 Bot Voy Herald 425; Tardieu-Blot and Christensen, 1941 Fl Gen

Indoch 7: 518; Tagawa and Kiwatsuki, 1989 Fl Thailand 3: 546; Huang TsengChieng, 1994 Fl Taiw 1: 484; Phamh 1999 Illustr Fl Vietn 1: 83; P K Lộc, 2001 Check Pl Sp Vietn 1 1074

- Polypodium fortunei Kunze apud Mett., 1857, Farngatt Polyp 121 Pl 3 f 42-45

- Drynaria roosii X C Zhang & M.G Gilbert, 2013 Fl China 2-3: 767

- Tên khác: Tắc kè đá, Ráng bay, Hộc quyết, Co tạng tó, Co in tó (Thái)

Cây thân rễ, sống bám trên cây hoặc đá, thân mọc bò dài, dẹt, dày và nạc, rộng khoảng 1,2 – 2 cm, dày 0,8 – 1,3 cm, phủ vảy màu nâu sẫm, vảy hình mũi giáo hẹp nhọn đầu hay hình kim, dài 1,5 - 6 mm, có màu nâu tối và răng sắc dài ở mép Lá hứng mùn cuống rất ngắn, phiến hình trứng hoặc gần hình tim, xẻ thùy sâu đến gần nửa chiều rộng của lá, kích thước 8-12 x 6 -10 cm, gốc hình tim hay tròn, chóp lá tròn hay nhọn, mặt dưới có lông, gân lá lồi Lá sinh sản kích thước 20-40(55) x 8-20(30) cm, xẻ thùy sâu đến gần gân lá tạo thành 7 - 13 cặp thùy hướng lên, mép thùy nguyên, uốn lượn dạng sóng, không lông, cuống ngắn 3 – 8 cm, lá có mép men xuống cuống tạo thành cánh Ổ túi bào tử xếp thành một hàng dọc theo gân cấp hai, dạng tròn, không áo Túi bào tử hình cầu, vòng cơ liên tục Bào tử hình thận, màu vàng nhạt hay nâu-vàng, có lông tròn thưa bao xung quanh (Hình 7)

Isotype: GOET007408 Sinh học sinh thái: Mọc trên đá ở vùng đá vôi ẩm hoặc phụ sinh trên cây gỗ rừng kín thường xanh mưa mùa ẩm, độ cao từ 200-1600 m Cây ưa bóng, ưa ẩm Sinh trưởng phát triển nhanh mạnh vào mùa xuân hè Mùa có bào tử vào tháng 11-2 Có thể tái sinh bằng thân rễ đứt đoạn

Phân bố: Lạng Sơn, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Tây Nguyên trở ra

Giá trị sử dụng: Thân rễ được thu hái quanh năm, loại bỏ rễ con, cuống lá, rồi rửa sạch, thái lát, phơi hay sây khô dùng làm thuốc Nó chứa glucose, tinh bột 25- 34, 98% hesperidin và natrigenin Dùng chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, đòn ngã tổn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, phong thấp

25 đau nhức xương, sưng đau khớp, ù tai và đau răng, chảy máu chân răng Dùng ngoài, giã nát đắp lên vết thương, chỗ sưng đau dùng dược liệu khô, sao cháy, tán bột rắc

Ghi chú: Loài này được đưa vào Sách đỏ Việt Nam do bị khai thác nhiều, trữ lượng còn ít, tái sinh chậm

Hình 7 Đặc điểm hình thái loài Drynaria fortunei (G Kunze) J Sm : (A,B): Sinh thái; (C): Dạng thân; (D): Lắt cắt ngang thân; (E): Lá hứng mùn; (F): Thân và vảy bao thân; (G): Sự sắp xếp ổ bào tử; (H): Vảy bao thân; (I): Túi bào tử; (K,L):

Bào tử 3.3.3 Drynaria propinqua ( Wall ex Mett) J Sm – Ráng đuôi phụng ngắn J Sm ex Bedd 1866, Ferns Brit Ind 160.; Tardieu-Blot and Christensen, 1941 Fl

Gen Indoch 7: 521; Tagawa and Kiwatsuki, 1989 Fl Thailand 3: 547; Phamh

1999 Illustr Fl Vietn 1: 83; Lin Youxing et al 2000 Fl Rei Pop 6(2): 287; P K

Lộc, 2001 Check Pl Sp Vietn 1: 1074; X C Zhang & M.G Gilbert, 2013 Fl

- Polypodium propinquum Wall ex Mett., 1828 List 293 nom nud

26 - Phymatodes propinqua (Wall ex Mett.) C Presl 1906 Tent Acad Intern Geogr

- Tên khác: Ráng đuôi phụng ngắn

Cây thân rễ, sống bám trên các cây thân gỗ cao hoặc vách đá, thân rễ mọc bò dài, thân dẹt, rộng 0,4 - 1,2 cm, dày 0,3 - 1,3 cm, có vảy bao phủ dày đặc, vảy hình hình trứng thuôn nhọn đầu hay hình kim, màu nâu nhạt, gốc hình lọng Lá hứng mùn không có hay có cuống rất ngắn, hình trứng, kích thước 8-22 x 6-14 cm, xẻ thùy lông chim sâu hơn nửa chiều rộng của lá, thùy hình tam giác, nhọn ở đỉnh, có lông tơ mịn trên gân chính của lá Lá sinh sản xẻ thùy lông chim sâu gần tới gần gân chính của lá, phiến dài 40-60 cm, thon, có 8-12 (-14) cặp thùy, thùy lá phía gốc dài nhất, kích thước 10 x 2 cm, thùy hình thuôn nhọn hay hình ngọn giáo, nhọn ở đỉnh, cuống có màu vàng rơm dài khoảng dài 6-15 cm Ổ túi bào tử xếp thành một hàng bên gân chính thùy lá Ổ túi bào tử thường hình tròn hay hình trứng, không có áo túi Bào tử hình trái xoan màu vàng nhạt, có lông gai bao quanh (Hình 8)

Sinh học và sinh thái: Cây thường mọc bám trên đá, trên cây gỗ trong rừng thường xanh, vùng có độ cao từ 500-1900m Mùa ra bào tử tháng 6-9

Phân bố: Gặp ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Lâm Đồng

Giá trị sử dụng: Ở Trung Quốc, thân rễ của cây thì làm thuốc chữa đau răng, thận hư, đau lưng, phong thấp tê đau, bí đái, tai điếc, mờ mắt, viêm ruột thừa, dùng ngoài tri đòn ngã tổn thương, bị thương ứ huyết, gãy xương

27 Hình 8 Đặc điểm hình thái loài Drynaria propinqua (Wall ex Mett) J Sm : (A): Sinh thái; (B): Dạng sống; (C): Lát cắt ngang thân; (D): Thân và vảy bao thân;

(E): Lá hứng mùn; (F): Sự sắp xếp ổ bào tử; (G): Ổ bào tử trên lá hứng mùn;

(H): Vảy thân; (I): Ổ bào tử; (K): Túi bào tử; (L): Bào tử 3.3.4 Drynaria quercifolia (L.) J Sm – Cốt toái bổ lá sồi

J Sm., 1841, In J Bot (Hook) 3: 398; Tardieu-Blot and Christensen, 1941 Fl Gen

Indoch 7: 518; Tagawa and Kiwatsuki, 1989 Fl Thailand 3: 546; Phamh 1999

Illustr Fl Vietn 1: 83; Lin Youxing et all 2000 Fl Rei Pop 6(2): 286; E S Fernando ex al, 2008 Fl Pl Fer Maki.: 331; P K Lộc, 2001 Check Pl Sp Vietn 1: 1074; X

- Polypodium quercifolium L., 1857, Sp Pl 2: 1087 1752; Mett , Farngatt 1.Poly

- Phymatodes quercifolia C Presl., 1836, Tent Pterid 198 Hook et Bauer, Gen Fill t 21 1842

- Tên khác: Ráng đuôi phụng lá sồi, Cây chồn đèn Cốt toái bổ lá sồi

Đặc điểm vi phẫu của một số loài thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm.) ở Việt Nam

3.4.1 Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (G Kunze) J Sm.)

Vi phẫu tiết diện hình bầu dục, từ ngoài vào trong gồm tế bào biểu bì hình chữ nhật xếp thành một hàng, bên ngoài bao phủ một lớp cutin mỏng, nhẵn Trên biểu bì nằm rải rác một số vết tích của vảy thân Tế bào mô mềm đặc có kích thước lớn chiếm đa phần diện tích của thân rễ Hệ mạch dẫn gồm 15 - 20 bó mạch hình tròn hoặc hình elip có kích thước 0,17 – 0,4 mm được sắp xếp thành hình bầu dục, có khoảng cách gần với lớp biểu bì bên ngoài Tại mỗi bó mạch, được bao quanh bởi một lớp tế bào nội bì hình bầu dục, có đai caspari rõ ràng, bên trong gồm xylem ở trung tâm và được kéo dài về hai phía, bao quanh là phloem Các túi tiết ly bào phân bố rải rác trong các tế bào mô mềm, nhưng thường tập trung nhiều vào lớp tế bào dưới biểu bì và lớp tế bào bao ngoài nội bì

Tiết diện vi phẫu hình ovan, với hai bên có cánh kéo dài là tiết diện ngang của cánh lá Từ ngoài vào trong gồm một lớp biểu bì hình chữ nhật Tế bào mô mềm đạo chiếm phần lớn diện tích bề mặt vi phẫu Hệ mạch dẫn gồm từ 2-4 bó mạch hình tròn hoặc hình elip Các bó mạch lớn nằm gần hơn với mặt trên với kích thước 0.5-0.8 mm và các bó nhỏ hơn nằm gần mặt dưới với kích thước 0,1 - 0,4 mm Ở cuống lá non, các bó mạch gồm 2 bó phân biệt lớn nhỏ, khi trưởng thành bó mạch lớn sẽ phân ra làm 2 bó mạch hình tròn nhỏ hơn, bó mạch lớn phân chia trước bó mạch nhỏ Tại mỗi bó mạch, được bao quanh bởi một lớp tế bào nội bì hình bầu dục, có đai caspari rõ ràng, bên trong gồm xylem ở trung tâm và được kéo dài về hai phía, bao quanh là phloem và mô mềm đặc Các túi tiết ly bào phân bố rải rác trong các tế bào mô mềm

39 Gân lá lồi tròn ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên Biểu bì trên và biểu bì dưới là 1 lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật Mô dày dưới là mô dày tròn với 4 - 5 lớp tế bào có vách dày đều xung quanh Mô mềm đạo là các tế bào hình tròn, to, kích thước không đều Bó mạch chính hình elip, được bao ngoài bởi 1 lớp tế bảo nội bì, với xylem ở trung tâm, sắp xếp lộn xộn, bao xung quanh là các tế bào phloem có kích thước nhỏ hơn khoảng 1/3 và tế bào mô mềm đặc Các túi tiết ly bào rải rác nhiều trong vùng phloem, ít gặp ở tế bào mô mềm bên ngoài

Biểu bì trên và biểu bì dưới đều là một lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật, phía dưới là 2 - 3 lớp tế bào mô mềm khuyết, kích thước không đều Bó mạch chính hỡnh trũn, nhỏ hơn ẵ so với bú mạch ở gõn giữa được bao ngoài bởi 1 lớp tế bảo nội bì, với xylem ở phía gần lớp biểu bì trên, sắp xếp lộn xộn, bao xung quanh là các tế bào phloem có kích thước rất nhỏ

Hình 13 Đặc điểm vi phẫu thân rễ, thùy lá loài Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (G

A Một phần vi phẫu thân rễ; B Túi tiết ly bào; C Bó mạch ở thân rễ

40 Hình 14 Đặc điểm vi phẫu cuống và thùy lá loài Cốt toái bổ - D fortunei

A Cuống lá; B Gân chính thùy lá; C Phiến lá; D Lông che chở

3.4.2 Tắc kè đá (Drynaria bonii H Christ)

Vi phẫu tiết diện hình bầu dục, từ ngoài vào trong gồm tế bào biểu bì hình chữ nhật xếp thành một hàng, bên ngoài bao phủ một lớp cutin mỏng, nhẵn Trên biểu bì nằm rải rác một số vết tích của vảy thân Tế bào mô mềm đặc có kích thước lớn chiếm đa phần diện tích của thân rễ Hệ mạch dẫn gồm 10 -15 bó mạch hình tròn hoặc hình elip có kích thước 0,2 – 0,5 mm được sắp xếp thành hình bầu dục, có khoảng cách gần với lớp biểu bì bên ngoài Tại mỗi bó mạch, được bao quanh bởi một lớp tế bào nội bì hình bầu dục, có đai caspari rõ ràng, bên trong gồm xylem ở trung tâm và được kéo dài về hai phía, bao quanh là phloem Các túi tiết ly bào phân bố rải rác trong các tế bào mô mềm, nhưng thường tập trung nhiều vào lớp tế bào dưới biểu bì và lớp tế bào bao ngoài nội bì

Tiết diện vi phẫu hình ovan, với hai bên có cánh kéo dài là tiết diện ngang của cánh lá Từ ngoài vào trong gồm một lớp biểu bì hình chữ nhật Tế bào mô mềm đạo chiếm phần lớn diện tích bề mặt vi phẫu Hệ mạch dẫn gồm từ 2 - 3 bó mạch hình tròn hoặc hình elip Các bó mạch lớn nằm gần hơn với mặt trên với kích thước 0,6-1 mm và các bó nhỏ hơn nằm gần mặt dưới với kích thước 0,1 – 0,2 mm Ở cuống lá non, các bó mạch gồm 2 bó phân biệt lớn nhỏ, khi trưởng thành bó mạch lớn sẽ phân

41 ra làm 2 bó mạch hình tròn nhỏ hơn, bó mạch lớn phân chia trước bó mạch nhỏ Tại mỗi bó mạch, được bao quanh bởi một lớp tế bào nội bì hình bầu dục, có đai caspari rõ ràng, bên trong gồm xylem ở trung tâm và được kéo dài về hai phía, bao quanh là phloem và mô mềm đặc Các túi tiết ly bào phân bố rải rác trong các tế bào mô mềm.

Gân lá lồi tròn ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên Biểu bì trên và biểu bì dưới là 1 lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật Mô dày dưới là mô dày tròn với 4 - 5 lớp tế bào có vách dày đều xung quanh Mô mềm đạo là các tế bào hình tròn, to, kích thước không đều Bó mạch chính hình elip, được bao ngoài bởi 1 lớp tế bảo nội bì, với xylem ở trung tâm, sắp xếp lộn xộn, bao xung quanh là các tế bào phloem có kích thước nhỏ hơn khoảng 1/4 và tế bào mô mềm đặc Các túi tiết ly bào rải rác nhiều trong vùng phloem, ít gặp ở tế bào mô mềm bên ngoài

Biểu bì trên và biểu bì dưới đều là một lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật, phía dưới là 2 - 3 lớp tế bào mô mềm khuyết, kích thước không đều Bó mạch chính hỡnh trũn, nhỏ hơn ẵ so với bú mạch ở gõn giữa được bao ngoài bởi 1 lớp tế bảo nội bì, với xylem ở phía gần lớp biểu bì trên, sắp xếp lộn xộn, bao xung quanh là các tế bào phloem có kích thước rất nhỏ

42 Hình 15 Đặc điểm vi phẫu thân rễ, thùy lá loài Tắc kè đá - Drynaria bonii H Christ

A Một phần vi phẫu thân rễ; B Túi tiết ly bào; C Bó mạch ở thân rễ

Hình 16 Đặc điểm vi phẫu cuống và thùy lá loài Tắc kè đá - Drynaria bonii H Christ

A Cuống lá; B Gân chính thùy lá; C Bó mạch trên phiến lá

3.4.3 Ráng đuôi phụng ngắn (Drynaria propinqua (Wall ex Mett) J Sm.)

Vi phẫu tiết diện hình bầu dục, từ ngoài vào trong gồm tế bào biểu bì hình chữ nhật xếp thành một hàng, bên ngoài bao phủ một lớp cutin mỏng, nhẵn Trên biểu bì

43 nằm rải rác một số vết tích của vảy thân Tế bào mô mềm đặc có kích thước lớn chiếm đa phần diện tích của thân rễ Hệ mạch dẫn gồm 12 - 22 bó mạch hình tròn hoặc hình elip có kích thước 0,1 – 0,3 mm được sắp xếp thành hình bầu dục, có khoảng cách gần với lớp biểu bì bên ngoài Tại mỗi bó mạch, được bao quanh bởi một lớp tế bào nội bì hình bầu dục, có đai caspari rõ ràng, bên trong gồm xylem ở trung tâm và được kéo dài về hai phía, bao quanh là phloem Các túi tiết ly bào phân bố rải rác trong các tế bào mô mềm, nhưng thường tập trung nhiều vào lớp tế bào dưới biểu bì và lớp tế bào bao ngoài nội bì

Tiết diện vi phẫu hình ovan, với hai bên có cánh kéo dài là tiết diện ngang của cánh lá Từ ngoài vào trong gồm một lớp biểu bì hình chữ nhật Tế bào mô mềm đạo chiếm phần lớn diện tích bề mặt vi phẫu, có xu hướng hóa gỗ sớm Hệ mạch dẫn gồm từ 1 - 2 bó mạch hình tròn hoặc hình elip, với kích thước 0,4 – 0,8 mm Tại mỗi bó mạch, được bao quanh bởi một lớp tế bào nội bì hình bầu dục, có đai caspari rõ ràng, bên trong gồm xylem ở trung tâm và được kéo dài về hai phía, bao quanh là phloem và mô mềm đặc Các túi tiết ly bào phân bố rải rác trong các tế bào mô mềm

Gân lá lồi tròn ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên Biểu bì trên và biểu bì dưới là 1 lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật Mô dày dưới là mô dày tròn với 4 - 5 lớp tế bào có vách dày đều xung quanh Mô mềm đạo là các tế bào hình tròn, to, kích thước không đều Bó mạch chính hình elip, được bao ngoài bởi 1 lớp tế bảo nội bì, với xylem ở trung tâm, sắp xếp lộn xộn, bao xung quanh là các tế bào phloem có kích thước nhỏ hơn khoảng 1/5 và tế bào mô mềm đặc Các túi tiết ly bào rải rác nhiều trong vùng phloem, ít gặp ở tế bào mô mềm bên ngoài

Biểu bì trên và biểu bì dưới đều là một lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật, phía dưới là 2 - 3 lớp tế bào mô mềm khuyết, kích thước không đều Bó mạch chính hình tròn, nhỏ hơn 1/3 so với bó mạch ở gân giữa, được bao ngoài bởi 1 lớp tế bảo

44 nội bì, với xylem ở phía gần lớp biểu bì trên, sắp xếp lộn xộn, bao xung quanh là các tế bào phloem có kích thước rất nhỏ

Hình 17 Đặc điểm vi phẫu thân rễ của D.propinqua:

A Một phần lát cắt thân; B Túi tiết ly dầu; C Bó mạch

Hình 18 Đặc điểm vi phẫu cuống lá và gân chính thùy lá của D propinqua

A Cuống lá; B Gân chính thùy lá; C Bó mạch trên phiến lá

45 3.4.4 Cốt toái bổ lá sồi (Drynaria quercifolia (L.) J Sm.)

Vi phẫu tiết diện hình bầu dục, từ ngoài vào trong gồm tế bào biểu bì hình chữ nhật xếp thành một hàng, bên ngoài bao phủ một lớp cutin mỏng, nhẵn Trên biểu bì nằm rải rác một số vết tích của vảy thân Tế bào mô mềm đặc có kích thước lớn chiếm đa phần diện tích của thân rễ Hệ mạch dẫn gồm 10 - 20 bó mạch hình tròn hoặc hình elip có kích thước 0,5 – 1 mm được sắp xếp thành hình bầu dục, có khoảng cách gần với lớp biểu bì bên ngoài Tại mỗi bó mạch, được bao quanh bởi một lớp tế bào nội bì hình bầu dục, có đai caspari rõ ràng, bên trong gồm xylem ở trung tâm và được kéo dài về hai phía, bao quanh là phloem Các túi tiết ly bào phân bố rải rác trong các tế bào mô mềm, nhưng thường tập trung nhiều vào lớp tế bào dưới biểu bì và lớp tế bào bao ngoài nội bì

Đặc điểm bột dược liệu của một số loài dễ nhầm lẫn thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J Sm.) ở Việt Nam

Do hai loài D fortunei và D bonii đều là những loài hay được khai thác và sử dụng để làm dược liệu với khối lượng lớn, đầu tiên, chúng tôi tiến hành mô tả và so sánh các đặc điểm bột dược liệu của hai loài này để thu thập dữ liệu phân biệt giữa hai loài này:

Phân biệt hai loài D fortunei (G Kunze) J Sm và D bonii H Christ dựa trên đặc điểm bột dược liệu như sau:Bột dược liệu của 2 loài D fortunei và D bonii đều có mảnh biểu bì màu vàng sẫm, rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng; mảnh vỡ của vảy bao thân; mảnh mạch gỗ hình thang và các mảnh mô mềm

Hình 27 Một số hình ảnh bột dược liệu của loài D fortunei A Mảnh biểu bì, B Mảnh tế bào chứa hạt tinh bột, C Mảnh vỡ vảy bao thân, D Mảnh mạch gỗ hình thang Tuy nhiên mảnh mô mềm ở 2 loài có sự khác biệt: ở loài D fortunei mảnh mô mềm gồm những tế bào hình đa giác dẹt còn ở loài D bonii là những tế bào đa giác có cạnh gần đều nhau

Hình 28 Mảnh mô mềm trong bột dược liệu của 2 loài D fortunei và D bonii

A D fortunei; B D bonii Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu, quan sát đặc điểm bột dược liệu của các loài khác trong chi Drynaria như sau:

3.5.1 D quercifolia Đặc điểm: Mảnh biểu bì vàng sáng; mảnh mô mềm mỏng gồm những tế bào hình đa giác không đều; mạch gỗ hình đa giác; rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng

Hình 29 Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài D quercifolia

A Mảnh biểu bì; B Mảnh mạch; C Mô mềm có chứa tinh bột

3.5.2 D propinqua Đặc điểm: Mảnh biểu bì vàng sẫm; mảnh mô mềm xám mỏng gồm những tế bào hình đa giác không đều; mạch gỗ hình thang; rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng; mảnh vỡ của vảy thân

Hình 30 Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài D propinqua

A Mảnh biểu bì; B Mô mềm; C Tinh bột; D Mảnh mạch

3.5.3 D rigidula Đặc điểm: Mảnh biểu bì vàng sẫm; mảnh mô mềm mỏng gồm những tế bào hình đa giác không đều; mạch gỗ hình thang; rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng; mảnh vỡ của vảy thân; tinh thể canxi oxalat nằm rải rác

59 Hình 31.Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài D rigidula

A Mảnh biểu bì; B Tinh thể canxi oxalat; C Tinh bột;

3.5.4 D sparsisora Đặc điểm: Mảnh biểu bì vàng sẫm; mảnh mô mềm mỏng gồm những tế bào hình đa giác không đều; mạch gỗ hình thang; rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng; mảnh vỡ của vảy thân

Hình 32.Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài D sparsisora

A Mảnh biểu bì; B Mảnh mạch; C Mô mềm; D Tinh bột

So sánh hình ảnh đặc điểm bột dược liệu giữa các loài Drynaria

Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm bột dược của các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria đã thu thập được, chúng tôi lập bảng so sánh hình ảnh bột dược liệu, giúp phân biệt một số thành phần có trong bột dược liệu của các loài, cụ thể như sau:

Bảng 5 Hình ảnh so sánh đặc điểm bột dược liệu của các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria

D quercifolia D sparcisora D bonii D fortunei D propinqua D rigidula

D quercifolia D sparcisora D bonii D fortunei D propinqua D rigidula

Từ bảng so sánh thu được, nhận thấy rằng về cơ bản, các đặc điểm bột dược liệu của các loài là tương đối giống nhau, tuy nhiên, riêng loài D rigidula có xuất hiện tinh thể canxi oxalat, đặc điểm này chưa được ghi nhận ở các loài khác Vì vậy, đặc điểm bột dược liệu có thể thành cơ sở giúp phân biệt bột dược liệu của loài D.rigidula so với các loài khác thuộc chi.

62 Kết quả nghiên cứu này lần đầu tiên xác định đồng bộ các đặc điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu kèm hình ảnh chi tiết giúp phân biệt các loài thuộc chi Tắc kè đá, đặc biệt là đối với hai loài cho vị thuốc Cốt toái bổ: Drynaria fortunei (G Kunze) J Sm và Drynaria bonii H Christ, được tóm tắt như sau:

- Về hình thái: D fortunei phân biệt với D bonii ở lá hứng mùn xẻ thùy sâu 1/3 - 1/2 chiều rộng của lá (so với 1/7 - 1/5 chiều rộng của lá ở D bonii); ổ bào tử xếp thành hàng đều nhau song song với gân cấp 3 (so với 2 hàng lộn xộn giữa gân cấp 3; bào tử có gai tròn (so với gai nhọn)

- Về vi phẫu: D fortunei phân biệt với D bonii ở phía dưới lớp biểu bì của cuống lá có 3 - 7 lớp tế bào mô cứng (so với 2 - 4 lớp tế bào có vách dày hóa gỗ ở D bonii); Biểu bì trên của gân chính của thùy lá có lông đơn bào hoặc đa bào, dưới lớp biểu bì trên có 3-4 lớp tế bào mô cứng (so với biểu bì trên không có lông và dưới lớp biểu bì trên có 2-4 lớp tế bào có vách dày hóa gỗ)

- Về bột dược liệu: D fortunei phân biệt với D bonii ở mảnh mô mềm gồm những tế bào đa giác dẹt (so với tế bào đa giác có cạnh gần đều)

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được mật độ tinh thể canxi oxalat có trong bột dược liệu của loài D.rigidula nhiều hơn hẳn so với các loài khác (các loài còn lại trong chi Drynaria hiện chưa phát hiện tồn tại tinh thể này trong bột dược liệu) Các thành phần còn lại ( mảnh mô, tinh bột, mảnh mạch,…) và các đặc điểm về vi phẫu của các loài là tương đương nhau Do đó, việc phân biệt giữa các loài dựa trên đặc điểm hình thái, chủ yếu là đặc điểm của lá hứng mùn và sự sắp xếp của ổ bào tử

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1 Đề tài đã thu thập được 57 mẫu vật của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá, trong số đó 2 loài có tên trong dược điển Việt Nam 5 là Cốt toái bổ - D fortunei và Tắc kè đá - D bonii và 5 loài dễ nhầm lẫn trong chi Tắc kè đá Các tiêu bản đảm bảo quy chuẩn và có đầy đủ bộ phận (lá hứng mùn, bào tử, thân rễ, lá sinh sản)

2 Đã bổ sung 1 loài Drynaria sparsisora (Desv.) T.Moore cho danh lục hệ thực vật Việt Nam, nâng tổng số loài thuộc chi đã ghi nhận tại Việt Nam lên 8 loài bao gồm:

Ráng đuôi phụng lá sồi - D quercifolia, Ráng đuôi phụng ngắn - D propinqua, Ráng đuôi phụng cứng- D rigidula, Ráng đuôi phụng parish - D parishii, D sparsisora;

Ráng đuôi phụng delavay – D delavayi

Ngày đăng: 02/09/2024, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Bá (2007), Hình thái học thực vật, Tập I và Tập II,Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái học thực vật
Tác giả: Nguyễn Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
2. Nguyễn Bá (2009), Giáo trình thực vật học – Đại cương về giải phẫu, hình thái và phân loại thực vật,Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thực vật học – Đại cương về giải phẫu, hình thái và phân loại thực vật
Tác giả: Nguyễn Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
3. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân (chủ biên)
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
4. Lê Đình Bích và Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học, 56 - 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật học
Tác giả: Lê Đình Bích và Trần Văn Ơn
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II, Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, tr.194- 195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ
Năm: 2007
6. Bộ Y tế - Hội đồng dược điển (2017), Dược điển Việt Nam 5, QĐ số 5358 QĐ- BYT, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược điển Việt Nam 5
Tác giả: Bộ Y tế - Hội đồng dược điển
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2017
7. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr.624, Nxb Y học, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1997
8. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr.884 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thực vật thông dụng
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2003
9. Võ Văn Chi và Trần Hợp (chủ biên) (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, 1, tr.130- 132, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ có ích ở Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi và Trần Hợp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
10. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ. tr.887-888 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: NXB Trẻ. tr.887-888
Năm: 1999
11. Phan Kế Lộc (2001) “Chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam I, tr. 1073-1074, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi Tắc kè đá – "Drynaria "(Bory) J. Sm”, "Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
13. Lương Thị Hồng Nhung (2013), Đặc điểm điểm hình thái chi tắc kè đá-Drynaria (Bory) J. SM. (Polypodiaceae) ở Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, tr 203-208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drynaria" (Bory) J. SM. (Polypodiaceae) ở Việt Nam, "Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5
Tác giả: Lương Thị Hồng Nhung
Năm: 2013
15. Nguyễn Văn Quyền (2020), “Cấu tạo giải phẫu thích nghi của cây Tắc kè đá (Drynaria bonii)”, Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4, tr 47-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu tạo giải phẫu thích nghi của cây Tắc kè đá ("Drynaria bonii")”, "Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4
Tác giả: Nguyễn Văn Quyền
Năm: 2020
16. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, tr 536-537 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tập
Năm: 2007
17. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi
Tác giả: Nguyễn Viết Thân
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2003
18. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
19. Amoroso V.B. (1988), “Studies on medicinal ferns of the family Polypodiaceae”. The Philipp.ine Journal of Science, 117, pp. 1-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies on medicinal ferns of the family Polypodiaceae”. "The Philipp.ine Journal of Science
Tác giả: Amoroso V.B
Năm: 1988
20. Angiosperm Phylogeny Group [APG III] (2009), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants:APG III”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161, pp. 105–121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”, "Botanical Journal of the Linnean Society
Tác giả: Angiosperm Phylogeny Group [APG III]
Năm: 2009
21. Baker, J.G. (1891), “A summary of the new ferns which have been discovered or described since 1874”, Annals of Botany (Oxford), 5, pp. 455–500 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A summary of the new ferns which have been discovered or described since 1874”, "Annals of Botany (Oxford)
22. Ching (1940), “On natural classification of the family "Polypodiaceae"”, Sunyatsenia, 5, pp. 201–268 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On natural classification of the family "Polypodiaceae
Tác giả: Ching
Năm: 1940

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Các kiểu hình thái của các loài dương xỉ drynarioid) [32] - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 1. Các kiểu hình thái của các loài dương xỉ drynarioid) [32] (Trang 12)
Bảng 1. Phân bố của các loài Drynaria trên thế giới và tại Việt Nam - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Bảng 1. Phân bố của các loài Drynaria trên thế giới và tại Việt Nam (Trang 17)
Hình 3.  Bản đồ địa điểm thu thập các loài Drynaria ở Việt Nam - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 3. Bản đồ địa điểm thu thập các loài Drynaria ở Việt Nam (Trang 27)
Bảng 2. Số lượng loài Drynaria và tiêu bản đã thu thập ở Việt Nam - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Bảng 2. Số lượng loài Drynaria và tiêu bản đã thu thập ở Việt Nam (Trang 28)
Hình 6. Đặc điểm hình thái loài Drynaria bonii H. Christ: - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 6. Đặc điểm hình thái loài Drynaria bonii H. Christ: (Trang 31)
Hình 7.  Đặc điểm hình thái loài Drynaria fortunei (G. Kunze) J. Sm. :  (A,B): Sinh thái; (C): Dạng thân; (D): Lắt cắt ngang thân; (E): Lá hứng mùn; (F): Thân  và vảy bao thân; (G): Sự sắp xếp ổ bào tử; (H): Vảy bao thân; (I): Túi bào tử; (K,L): - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 7. Đặc điểm hình thái loài Drynaria fortunei (G. Kunze) J. Sm. : (A,B): Sinh thái; (C): Dạng thân; (D): Lắt cắt ngang thân; (E): Lá hứng mùn; (F): Thân và vảy bao thân; (G): Sự sắp xếp ổ bào tử; (H): Vảy bao thân; (I): Túi bào tử; (K,L): (Trang 33)
Hình 11. Đặc điểm hình thái Drynaria sparsisora (Desv.) T. Moore  (A): Sinh thái; (B): Dạng sống; (C): Lát cắt ngang thân; (D): Thân và vảy bao thân; - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 11. Đặc điểm hình thái Drynaria sparsisora (Desv.) T. Moore (A): Sinh thái; (B): Dạng sống; (C): Lát cắt ngang thân; (D): Thân và vảy bao thân; (Trang 40)
Hình thuôn mũi  giáo nhọn đầu  hoặc hình kim,  bề mặt có lông - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình thu ôn mũi giáo nhọn đầu hoặc hình kim, bề mặt có lông (Trang 44)
Hình trứng gần  tròn hay hình - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình tr ứng gần tròn hay hình (Trang 45)
Hình 13. Đặc điểm vi phẫu thân rễ, thùy lá loài Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (G. - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 13. Đặc điểm vi phẫu thân rễ, thùy lá loài Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (G (Trang 47)
Hình 16.  Đặc điểm vi phẫu cuống và thùy lá loài Tắc kè đá -  Drynaria bonii H. Christ - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 16. Đặc điểm vi phẫu cuống và thùy lá loài Tắc kè đá - Drynaria bonii H. Christ (Trang 50)
Hình 17. Đặc điểm vi phẫu thân rễ của D.propinqua: - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 17. Đặc điểm vi phẫu thân rễ của D.propinqua: (Trang 52)
Hình 20.   Đặc điểm vi phẫu cuống lá và gân chính thùy lá của D. quercifolia - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 20. Đặc điểm vi phẫu cuống lá và gân chính thùy lá của D. quercifolia (Trang 54)
Hình 21. Đặc điểm vi phẫu thân rễ của loài D. rigidula - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 21. Đặc điểm vi phẫu thân rễ của loài D. rigidula (Trang 56)
Hình 22.   Đặc điểm vi phẫu cuống lá và gân chính thùy lá của D. rigidula - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 22. Đặc điểm vi phẫu cuống lá và gân chính thùy lá của D. rigidula (Trang 56)
Hình 23. Đặc điểm vi phẫu thân rễ của loài D. spasisora - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 23. Đặc điểm vi phẫu thân rễ của loài D. spasisora (Trang 58)
Hình  tròn,  nhỏ  hơn ẵ so với bú  mạch  ở  gân  giữa - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
nh tròn, nhỏ hơn ẵ so với bú mạch ở gân giữa (Trang 64)
Hình 28.  Mảnh mô mềm trong bột dược liệu của 2 loài  D. fortunei và D. bonii - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 28. Mảnh mô mềm trong bột dược liệu của 2 loài D. fortunei và D. bonii (Trang 65)
Hình 27.  Một số hình ảnh bột dược liệu của loài D. fortunei  A. Mảnh biểu bì, B. Mảnh tế bào chứa hạt tinh bột, C - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 27. Một số hình ảnh bột dược liệu của loài D. fortunei A. Mảnh biểu bì, B. Mảnh tế bào chứa hạt tinh bột, C (Trang 65)
Hình 30.  Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài  D. propinqua - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 30. Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài D. propinqua (Trang 66)
Hình 29. Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài  D. quercifolia - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 29. Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài D. quercifolia (Trang 66)
Hình 32. Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài  D. sparsisora - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Hình 32. Một số hình ảnh trong bột dược liệu của loài D. sparsisora (Trang 67)
Bảng 5 . Hình ảnh so sánh đặc điểm bột dược liệu của các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria - Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j  sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam
Bảng 5 Hình ảnh so sánh đặc điểm bột dược liệu của các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN