ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam (Trang 22 - 26)

- Đối tượng nghiên cứu: Các loài thuộc chi Drynaria (Bory) J. Sm tại Việt Nam - Địa điểm nghiên cứu: tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc Quảng Nam, Kon Tum, Đồng Nai An Giang, Kiên Giang (Chi tiết xem tại Phụ lục I)

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2022 – Tháng 07/2023

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Hệ thống phân loại, vị trí, khu vực phân bố của chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam

- Tìm hiểu về hệ thống phân loại của chi Tắc kè đá trên thế giới và ở Việt Nam.

- Thành phần loài và đặc điểm hình thái của một số loài Tắc kè đá có phân bố tại Việt Nam.

- Đặc điểm phân bố của một số loài Tắc kè đá tại Việt Nam.

2.2.2. Điều tra, thu thập các loài thuộc chi Tắc kè đá - Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam

- Tiến hành thu thập mẫu vật tại các khu vực phân bố của các loài thuộc chi Tắc kè đá tại Việt Nam.

2.2.3. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm hình thái và vi phẫu của 7 loài Tắc kè đá thu được ở Việt Nam

- Phân tích, mô tả, chụp ảnh hình thái của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá Drynaria (Bory) J. Sm. ở Việt Nam. (Mẫu vật sau khi được thu thập về sẽ tiến hành định danh mẫu).

- Phân tích, mô tả, chụp ảnh vi phẫu dược liệu của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá Drynaria (Bory) J. Sm ở Việt Nam. (Mẫu vật sau khi được định danh sẽ được tiến hành nghiên cứu đặc điểm vi phẫu thân và lá bằng phương pháp nhuộm kép).

- Phân tích, mô tả, chụp ảnh bột dược liệu của 7 loài thuộc chi Tắc kè đá (Drynaria (Bory) J. Sm ở Việt Nam. (Thân rễ của các mẫu vật thu thập sẽ được tiến hành sấy khô và tiến hành nghiên cứu đặc điểm bột dược liệu).

15

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

- Với luận văn này, chúng tôi tập trung tham khảo tài liệu để nắm được các thông tin cơ bản về:

▪ Vị trí phân loại và danh pháp của loài

▪ Nguồn gốc và vùng phân bố của loài

▪ Đặc điểm hình thái và sinh thái của loài

▪ Giá trị sử dụng loài - Kế thừa các số liệu và phương pháp nghiên cứu

▪ Kế thừa số liệu, kết quả từ các bài báo, các nghiên cứu trong và ngoài nước.

▪ Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái.

▪ Các tiêu bản được lưu giữ tại các phòng tiêu bản và bảo tàng.

2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật.

- Phương pháp thu mẫu: tiến hành thu mẫu ở thực địa theo nguyên tắc và phương

pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). [18]

- Dụng cụ và xử lý mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, kéo cắt cây, giấy báo, đây

buộc, etyket, bút chì, bút bi, sổ ghi chép, cồn, máy ảnh.

- Nguyên tắc thu mẫu: Trong quá trình đi thực địa để điều tra và thu thập mẫu các loài Tắc kè đá với đầy đủ đặc điểm nhận dạng loài (thân, lá, ổ bào tử). Đánh số hiệu ở mỗi mẫu thu được, đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên của cây ngoài thiên nhiên mà sau khi khô có thể bị mất đi. Sau khi thu và ghi chép xong cho vào túi đựng mẫu mang về để làm mẫu. [18]

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh

Là phương pháp dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, chủ yếu là cơ quan sinh sản vì nó có tính chất bảo thủ và ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Để làm tốt phương pháp trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân loại các mẫu tiêu bản khô tại các phòng lưu trữ mẫu. Các bước tiến hành như sau:

- Tập hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về các loài cần nghiên cứu.

16 - Nghiên cứu và phân tích các mẫu tiêu bản đã được thu thập và lưu trữ tại các

phòng tiêu bản trong nước như: bảo tàng thực vật – khoa Sinh học – Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQGHN (HNU), phòng tiêu bản cây thuốc của Viện Dược Liệu (NIMM), Phòng tiêu bản thực vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN) và các mẫu thu được trong các đề tài nghiên cứu.

Tham khảo các ảnh tiêu bản đang được lưu trữ tại các phòng tiêu bản trên thế giới: Royal Botanic Gardens, Kew; Linnean Society of London… qua mạng

internet. Đối với tiêu bản đã sấy khô, để quan sát được hình dạng ban đầu, tôi đã áp dụng phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [18]:

+ Lấy từng bộ phận nghiên cứu ra, cho vào ống nghiệm và đổ ngập nước.

+ Đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn để mẫu trở lại trạng thái bình thường, rồi vớt ra, thấm khô và cho lên lamen.

+ Dùng kim nhọn hoặc kim mũi mác, lưỡi dao lam để tách từng bộ phận của mẫu vật cần nghiên cứu ra quan sát dưới kính lúp.

- Mô tả các đặc điểm hình thái.

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

2.3.4. Phương pháp giải phẫu thực vật

Bộ phận được khảo sát được cắt gọt phẳng trước bằng dao cạo hoặc dao mổ; những mẫu vật mềm cần được giữ trong một mẩu ruột cây cơm cháy, khoai lang, hoặc cà rốt. Sử dụng kỹ thuật cắt ngang; cắt ngang đoạn giữa của thân rễ với tiết diện phù hợp; lá cắt ngang gân giữa và một phần phiến lá hai bên, đoạn 1/3 kể từ cuống lá, lá được chọn là lá bánh tẻ không quá già hoặc quá non, khảo sát trên nhiều lá để ghi nhận, mô tả đặc điểm chung.

Mẫu vật tươi được cắt trực tiếp không qua xử lý. Tuy nhiên để lưu mẫu vật cho việc kiểm định sau này, một số mẫu được ngâm trong dung dịch Carnoy I trong 24h sau đó chuyển sang dung dịch bảo quản gồm cồn 70o + glycerin tỷ lệ 1:1.(Trần Văn Ơn 2004, Lê Đình Bích và Trần Văn Ơn 2007, Nguyễn Bá 2009). [2] [4][14]

Quy trình làm tiêu bản vi phẫu:

- Cắt mẫu và tẩy nội chất

17 - Nhuộm mẫu: Nhuộm màu bằng đỏ carmin 0,5% và xanh methylene 0,02%

- Khử nước và gắn lamen.

- Quan sát tiêu bản vi phẫu dưới kính hiển vi ở các độ phóng đại 10x, 40x và 100x.

2.3.5. Phương pháp phân tích bột dược liệu

- Mô tả đặc điểm bột dược liệu bằng cảm quan: màu sắc, mùi vị.

- Theo “Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi” của Nguyễn Viết Thân

(2003)[17].Tiến hành làm tiêu bản bột dược liệu: tách riêng phần thân của mẫu, sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 600C, tán thành bột mịn. Rây lấy bột mịn, dụng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen và quan sát dưới kính hiển vi. Xác dịnh những đặc điểm vi học của bột phần thân rễ của các loài tắc kè đá thu được, chụp lại ảnh bằng máy ảnh.

18

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Đặc Điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của một số loài thuộc chi tắc kè Đá (drynaria (bory) j sm ) thuộc họ dương xỉ (polypodiaceae) Ở việt nam (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)