1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về Đấu giá tài sản công Ở việt nam

203 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về Đấu giá tài sản công ở Việt Nam
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Huy Cương
Trường học Đại học Thiên
Chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 2,2 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 5. Tính mới của luận án (12)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (13)
  • 7. Kết cấu của luận án (13)
  • Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN (14)
    • 1.1. Tiền đề đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu (14)
    • 1.2. Phân loại nội dung nghiên cứu (14)
    • 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu (15)
      • 1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước (15)
      • 1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước (29)
    • 1.4. Kế thừa và nghiên cứu phát triển các vấn đề liên quan đến đề tài luận án (34)
      • 1.4.1. Các kết quả nghiên cứu được kế thừa (34)
      • 1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu (36)
    • 1.5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (37)
    • 1.6. Cơ sở lý thuyết (38)
  • Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG (40)
    • 2.1. Khái quát về đấu giá tài sản công (40)
      • 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản công (40)
      • 2.1.2. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của đấu giá tài sản công (45)
      • 2.1.3. Đặc điểm của đấu giá tài sản công (51)
      • 2.1.4. Phân loại trong đấu giá tài sản công (53)
    • 2.2. Giao dịch đấu giá tài sản công (59)
      • 2.2.1. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể trong đấu giá tài sản công (59)
      • 2.2.2. Giao kết hợp đồng trong đấu giá tài sản công (62)
      • 2.2.3. Hiệu lực của đấu giá tài sản công (66)
    • 2.3. Pháp luật điều chỉnh đấu giá tài sản công (67)
      • 2.3.1. Khái niệm, cấu trúc, nguồn pháp luật đấu giá tài sản công (67)
      • 2.3.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về đấu giá tài sản công (71)
  • Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN (90)
    • 3.1. Các loại tài sản công được đưa ra đấu giá (90)
    • 3.2. Chủ thể trong đấu giá tài sản công (94)
      • 3.2.1. Người có tài sản đấu giá là tài sản công (94)
      • 3.2.2. Tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên (95)
      • 3.2.3. Người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá … (102)
    • 3.3. Hình thức, phương thức, bước giá trong đấu giá tài sản công (103)
      • 3.3.1. Hình thức, phương thức đấu giá tài sản công (103)
      • 3.3.2. Bước giá trong đấu giá tài sản công (105)
    • 3.4. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản công (107)
      • 3.4.1. Quyết định đưa tài sản công ra đấu giá, định giá tài sản công (108)
      • 3.4.2. Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức đấu giá tài sản công (111)
      • 3.4.3. Công bố thông tin về việc đấu giá tài sản công (113)
      • 3.4.4. Tổ chức đăng ký tham gia đấu giá tài sản công, thu tiền đặt trước (118)
      • 3.4.5. Tổ chức cuộc đấu giá tài sản công (120)
      • 3.4.6. Thực hiện các công việc sau cuộc đấu giá tài sản công (131)
    • 3.5. Xử lý vi phạm trong đấu giá tài sản công (134)
    • 3.6. Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản công (137)
      • 4.1.2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, ổn định của pháp luật về đấu giá tài sản công (141)
      • 4.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế (143)
    • 4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá tài sản công . 136 1. Một số kiến nghị chung (144)
      • 4.2.2. Bổ sung trong Luật đấu giá tài sản một mục quy định riêng về đấu giá tài sản công … (149)
      • 4.2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định chung về đấu giá tài sản (170)
      • 4.2.4. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (174)
  • KẾT LUẬN (39)

Nội dung

Pháp luật về Đấu giá tài sản công Ở việt nam đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật việt nam

Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, ĐGTS đã có lịch sử hình thành rất sớm từ thời cổ đại Theo ghi chép của nhà sử học Herodotus, các cuộc đấu giá đã được sử dụng ở Babylon sớm nhất là vào năm 500 trước Công nguyên [196, tr.1] Ở Việt Nam, hoạt động ĐGTS chỉ bắt đầu hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc và được thực hiện bởi các hỗ giá viên theo quy định tại các văn bản: Sắc lệnh ngày 02/9/1935 quy định thể lệ về hỗ giá viên, được bổ khuyết bởi các Sắc lệnh ngày 6/12/1936, ngày 12/5/1937, ngày 07/4/1938 và ngày 04/5/1938; Chiếu chỉ Nghị định ngày 02/8/1933 ấn định tiền lệ phí về việc bán đấu giá ở phòng đấu giá, được sửa đổi bởi Nghị định ngày 31/01/1934 Sau cách mạng tháng Tám, ngày 27/02/1946, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 83-TP/NĐ quy định tạm thời giữ nguyên như cũ những luật lệ hiện hành về hỗ giá viên Giai đoạn tiếp theo, hoạt động ĐGTS chủ yếu liên quan đến việc phát mại tài sản để thi hành án, do các Thẩm phán (Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950) hoặc Chấp hành viên thực hiện (Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989) ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng chỉ bắt đầu phát triển từ những năm 1996, sau khi nhà nước ta ban hành BLDS năm 1995 và văn bản pháp luật chuyên ngành đầu tiên về ĐGTS (Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế bán ĐGTS)

Sau Nghị định số 86/CP, Chính phủ đã ban hành tiếp các Nghị định số 05/2005/NĐ-CP [34] và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP [35] để điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản Năm 2016, Quốc hội đã thông qua Luật ĐGTS và năm 2017 đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng TSC, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất trong lĩnh vực ĐGTS trên phạm vi cả nước Hoạt động ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng đã dần đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Số lượng các cuộc đấu giá được tổ chức thành công ngày càng tăng, giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều so với GKĐ, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước Theo báo cáo của

Bộ Tư pháp, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2019, các tổ chức ĐGTS đã tổ chức 86.607 cuộc đấu giá thành với tổng GKĐ là 194.755.264.588.031 đồng, tổng giá trị bán thành là 233.053.890.494.911 đồng, làm lợi cho người có tài sản, ngân sách nhà nước là 38.185.501.487.248 đồng, nộp thuế cho ngân sách nhà nước 95.026.953.024 đồng [29]

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, “việc xác định giá để làm GKĐ tài sản đấu giá còn chưa sát với giá thị trường; việc lựa chọn tổ chức ĐGTS còn chưa khách quan, còn trường hợp lựa chọn các tổ chức ĐGTS “sân sau” để đấu giá; chất lượng, năng lực của đội ngũ ĐGV còn hạn chế; xuất hiện hiện tượng thông đồng, dìm giá, băng nhóm “xã hội đen” gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại một số địa phương” [164] Quá trình tổ chức đấu giá TSC vẫn còn nhiều sai phạm, gây lãng phí, thất thoát TSC, gây bức xúc trong nhân dân, tác động tiêu cực đến lòng tin của nhân dân đối với chính sách pháp luật và công tác thực thi pháp luật của nhà nước [198], [199], [204], [205], [206], [207], [208], [213], [221], [223], [228], [233], [237], [238], [242], [259] Trong khi đó, TSC là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động ĐGTS ở Việt Nam, thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Và TSC “luôn là đối tượng dễ bị tổn thương và cần phải có cơ chế bảo vệ đặc biệt” [95] Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật hiện hành về ĐGTS và pháp luật về quản lý, sử dụng TSC có liên quan đến đấu giá vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, còn thiếu những quy định cần thiết, chưa đồng bộ và chưa có chế tài đủ mạnh để công tác thi hành, áp dụng pháp luật trong đấu giá TSC được thực hiện đầy đủ, triệt để Từ thực tiễn trên đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập, hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát TSC, hướng tới mục tiêu xây dựng một cơ chế đấu giá TSC khoa học, chặt chẽ, đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn lực TSC Vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về đấu giá TSC, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC nói riêng và pháp luật Việt Nam về ĐGTS nói chung

Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài “Pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam”, từ đó rút ra những thành tựu mà luận án cần kế thừa, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án;

- Làm rõ cơ sở lý luận về đấu giá TSC và pháp luật về đấu giá TSC, như: khái niệm, đặc điểm, phân loại TSC; khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa của đấu giá TSC; phân loại trong đấu giá TSC; giao dịch đấu giá TSC; khái niệm, cấu trúc, nguồn và những nội dung chủ yếu của pháp luật về đấu giá TSC;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC, chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quy định pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam và nguyên nhân của những bất cập đó;

- Đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC nói riêng và pháp luật Việt Nam về ĐGTS nói chung.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về đấu giá TSC trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp lịch sử, thống kê được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của pháp luật ĐGTS và pháp luật đấu giá TSC nhằm lựa chọn, tập hợp các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, từ đó hệ thống hóa và đưa ra định hướng nghiên cứu phù hợp

- Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng để tìm kiếm những kinh nghiệm hữu ích của nước ngoài về ĐGTS và đấu giá TSC, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp trong hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC

- Phương pháp mô tả được sử dụng để mô tả lại những quy định của pháp luật, các vụ việc đấu giá TSC, từ đó phản ánh thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam trong đấu giá TSC và tìm ra những bất cập, nguyên nhân của các bất cập đó

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp khái quát hóa được sử dụng để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật trong đấu giá TSC, các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về đấu giá TSC.

Tính mới của luận án

Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận, thực tiễn quy định và thực hiện pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:

Một là, luận án đề xuất xây dựng và áp dụng mô hình đấu giá TSC hoàn toàn mới tại Việt Nam: đấu giá tăng dần có bảo lưu Mô hình đấu giá này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhưng chưa từng được ghi nhận và áp dụng tại Việt Nam Với nhiều ưu điểm, mô hình đấu giá tăng dần có bảo lưu hướng tới mục tiêu bảo toàn và làm gia tăng giá trị của TSC đưa ra đấu giá, hạn chế tình trạng thông đồng, gây thất thoát TSC

Hai là, luận án đề xuất sửa đổi, bổ sung một loạt quy định của Luật ĐGTS và pháp luật về quản lý, sử dụng TSC có liên quan đến đấu giá cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam và mô hình đấu giá tăng dần có bảo lưu, như: sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức ĐGTS thực hiện việc đấu giá TSC; việc định giá TSC đưa ra đấu giá (sửa đổi quy định về GKĐ, bổ sung quy định hoàn toàn mới về giá bảo lưu); sửa đổi toàn bộ quy định về công bố thông tin, đăng ký tham gia đấu giá TSC, tổ chức cuộc đấu giá TSC, xác định đấu giá TSC không thành, v.v ;

Ba là, luận án đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật ĐGTS về giao kết hợp đồng trong đấu giá TSC theo phương thức tăng dần có bảo lưu, như: (1) Xác định lại đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong đấu giá tăng dần phù hợp với lý luận về đấu giá tăng dần có bảo lưu và lý thuyết về hợp đồng, từ đó đề xuất sửa đổi khoản 3 Điều 46 Luật ĐGTS cho phù hợp; (2) xác định lại thời điểm giao kết hợp đồng trong đấu giá tăng dần dựa trên lý thuyết hợp đồng và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất bổ sung quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng trong ĐGTS, đồng thời kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều

44 và khoản 3 Điều 46 Luật ĐGTS cho phù hợp; (3) kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về chế tài xử lý vi phạm trong trường hợp người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá và trường hợp từ chối kết quả đấu giá theo hướng xác định và xử lý theo vi phạm hợp đồng;

Bốn là, luận án đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định chung của pháp luật ĐGTS, như: sửa đổi quy định về tài sản đấu giá; sửa đổi, bổ sung quy định về bước giá, về thù lao dịch vụ, chi phí đấu giá tài sản, v.v ;

Năm là, luận án đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định chung của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC có liên quan đến đấu giá, như: sửa đổi, bổ sung quy định về GKĐ, giá bảo lưu; về chức năng ĐGTS của một số tổ chức, Hội đồng đấu giá; việc nộp tiền trúng đấu giá.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về đấu giá TSC và pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại Việt Nam;

- Luận án làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý, những bất cập, tồn tại; từ đó đưa ra những giải pháp sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC nói riêng và pháp luật về ĐGTS nói chung Những kết luận, kiến nghị của luận án có giá trị tham khảo trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC nói riêng cũng như hoàn thiện pháp luật về ĐGTS nói chung Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cơ quan lập pháp, các cơ quan quản lý hoạt động ĐGTS, các tổ chức ĐGTS, ĐGV đang hành nghề, người có tài sản đấu giá là TSC và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong hoạt động ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài;

- Chương 2: Một số vấn đề lý luận về đấu giá TSC và pháp luật về đấu giá TSC;

- Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đấu giá TSC và thực tiễn thực hiện;

- Chương 4: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN

Tiền đề đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu

Đấu giá TSC có liên quan đến nhiều môn khoa học khác nhau, chủ yếu là khoa học pháp lý và kinh tế Mặt khác, đối với mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật về đấu giá TSC sẽ có những khác biệt nhất định Do vậy, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam” sẽ xuất phát từ những tiền đề sau:

Thứ nhất, không tách bạch hoàn toàn khi nghiên cứu khoa học pháp lý về đấu giá TSC với các môn khoa học pháp lý khác có cùng đối tượng nghiên cứu Khi đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu, đề tài chỉ nhắc tới các công trình nghiên cứu thuộc môn khoa học khác ở một mức độ nhất định, khi mà kết quả nghiên cứu của các công trình đó góp phần làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý của đề tài luận án

Thứ hai, việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật nước ngoài sẽ không dàn trải tới tất cả các quốc gia trên thế giới mà chỉ lựa chọn những công trình đặt nền tảng hoặc có liên quan trực tiếp đến ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng.

Phân loại nội dung nghiên cứu

Với mục tiêu hoàn thiện nền tảng lý luận pháp luật đấu giá TSC; phân tích, đánh giá các quy định pháp luật thực định và thực tiễn thực hiện nhằm xác định các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu của đề tài luận án được chia thành các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, nhóm vấn đề nghiên cứu lý luận chung về đấu giá TSC và pháp luật về đấu giá TSC, bao gồm: (i) khái niệm, đặc điểm, phân loại TSC; (ii) khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa của đấu giá TSC và phân loại trong đấu giá TSC;

(iii) giao dịch đấu giá TSC; (iv) pháp luật điều chỉnh đấu giá TSC

Thứ hai, nhóm vấn đề nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về đấu giá

TSC, bao gồm: (i) phân tích các quy định pháp luật thực định về đấu giá TSC; (ii) thực tiễn thực hiện pháp luật về đấu giá TSC; (iii) đánh giá những ưu điểm và khuyết điểm của pháp luật về đấu giá TSC và (iv) tìm hiểu nguyên nhân của những bất cập trong pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam

Thứ ba, nhóm những kiến nghị liên quan đến hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC, bao gồm: (i) định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá

TSC; (ii) kiến nghị giải pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả điều chỉnh và thực thi công tác đấu giá TSC ở Việt Nam

Từ ba nhóm nội dung nghiên cứu chủ yếu nêu trên, luận án đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu mà luận án cần kế thừa, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đồng thời xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và những kết quả nghiên cứu mới của luận án.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.3.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận chung về đấu giá tài sản công và pháp luật về đấu giá tài sản công

Liên quan đến khái niệm đấu giá tài sản công

Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu, NCS nhận thấy phần lớn các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thời gian qua thường đề cập đến pháp luật chung về ĐGTS; có rất ít công trình nghiên cứu về đấu giá TSC Khái niệm ĐGTS đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến, như công trình: “Pháp luật về đấu giá hàng hoá trong thương mại ở Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Cường (Luận án tiến sĩ luật học,

Học viện Khoa học xã hội, năm 2012) Ở công trình này, tác giả Nguyễn Mạnh Cường đã nghiên cứu khái niệm ĐGTS (hàng hóa) trong hoạt động thương mại dưới góc độ là một hình thức mua bán hàng hóa đặc biệt với 3 dấu hiệu cơ bản: (1) được tổ chức công khai; (2) theo những nguyên tắc, thủ tục nhất định; (3) người mua tự trả giá dựa trên GKĐ do bên bán đưa ra, người nào trả giá cao nhất sẽ được quyền mua hàng hoá đấu giá [89, tr.11]

Tác giả Đặng Thị Bích Liễu trong công trình “Pháp luật về đấu giá QSDĐ ở

Việt Nam” (Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, năm 2012) cũng nghiên cứu khái niệm đấu giá QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất dưới góc độ là hình thức mua bán tài sản đặc biệt, và coi ĐGTS là một phương thức định đoạt tài sản của sở hữu chủ Trong khái niệm đưa ra, tác giả đã bổ sung điều kiện đối với người được quyền mua tài sản đấu giá phải là người trả giá cao nhất và ít nhất bằng GKĐ [118]

Bên cạnh khái niệm “đấu giá tài sản”, ở Việt Nam thời gian qua, có một số công trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm “bán đấu giá tài sản” Xem xét quy định của pháp luật về đấu giá tài sản trong suốt thời gian dài, từ những năm 1996 khi nhà nước ta ban hành văn bản pháp luật chuyên ngành đầu tiên về ĐGTS (Nghị định số 86/NĐ-CP) cho đến trước thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực (01/7/2017), nhà nước ta đã quy định và sử dụng khái niệm “bán ĐGTS” trong hầu hết các văn bản pháp luật [33, khoản 1 Điều 2], [34, khoản 1 Điều 2], [35, khoản 1 Điều 2] Tuy nhiên, khi so sánh khái niệm “bán ĐGTS” được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây với khái niệm “ĐGTS” được quy định trong Luật ĐGTS, ta không thấy có sự khác biệt gì đáng kể, ngoại trừ việc Luật ĐGTS đã bổ sung một phương thức đấu giá (phương thức đặt giá xuống) bên cạnh phương thức đấu giá truyền thống (phương thức trả giá lên) [147, khoản 2 Điều 5] Và theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “đấu giá” được định nghĩa tương tự như khái niệm “bán đấu giá” [132, tr.29, 291]

Giáo trình Luật dân sự, Tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009 đã đưa ra khái niệm bán ĐGTS với các dấu hiệu: (1) là hình thức bán tài sản; (2) bán công khai; (3) có nhiều người tham gia trả giá, người nào trả giá cao nhất và không thấp hơn GKĐ là người mua được tài sản [171, tr.114] Một số tác giả khác cũng có quan điểm tương tự trong các công trình nghiên cứu của mình [96, tr.13], [116, tr.8]

Trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về bán ĐGTS nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” năm 2011 của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), khái niệm về bán ĐGTS đã được xem xét với ba đặc tính tương tự như đã nêu trong Giáo trình Luật dân sự, Tập 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội; ngoài ra công trình còn bổ sung thêm đặc điểm thứ (4): việc bán đấu giá được tổ chức theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục nhất định [180, tr.17]

Mặc dù rất mờ nhạt nhưng hai công trình “Pháp luật bán ĐGTS” của tác giả Nguyễn Văn Úy (luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003) và công trình “Thi hành pháp luật về đấu giá QSDĐ trên địa bản tỉnh Bắc Giang” của tác giả Cao Thị Thu Trang (luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015) đã bổ sung vào khái niệm bán ĐGTS mục đích bán ĐGTS: bán được tài sản ở giá cao nhất [166], [175, tr.6] Đây là một trong những yếu tố phản ánh quy luật giá trị, cạnh tranh trong ĐGTS

Không đề cập đến mục đích bán ĐGTS như tác giả Nguyễn Văn Úy và Cao Thị Thu Trang, nhưng ngoài các dấu hiệu như đã nêu trên, một số công trình nghiên cứu còn tiếp cận khái niệm bán ĐGTS dưới góc độ: tổ chức ĐGTS có nghĩa vụ làm các thủ tục chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho người mua được tài sản đấu giá [103, tr.20], [159, tr.6] Có thể khi xây dựng khái niệm bán ĐGTS dưới góc độ này, các tác giả đã dựa trên những quy định của pháp luật thực định ở thời điểm nghiên cứu (tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp là người ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá với người trúng đấu giá và là người bàn giao tài sản đấu giá cho người mua được tài sản) Tuy nhiên đến nay, góc độ tiếp cận này đã ít nhiều không còn phù hợp khi trách nhiệm ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, giao tài sản đấu giá cho người mua được tài sản thuộc về người có tài sản đấu giá theo quy định mới của Luật ĐGTS

Tác giả Lê Thị Hương Giang trong công trình“Bán ĐGTS thi hành án dân sự ở Việt Nam” (Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019) đã nghiên cứu khái niệm bán ĐGTS dưới phạm vi khá rộng, từ quá trình người có tài sản thực hiện các thủ tục luật định để đưa tài sản ra đấu giá công khai tại tổ chức ĐGTS; quá trình tổ chức ĐGTS thực hiện dịch vụ ĐGTS thông qua hợp đồng với người có tài sản đấu giá để xác định người trúng đấu giá, đến quá trình người trúng đấu giá ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với người có tài sản đấu giá và chuyển quyền sở hữu, bàn giao tài sản theo quy định của pháp luật [98, tr.28] Tuy nhiên, khái niệm này không hoàn toàn đúng trong những trường hợp đấu giá nhượng quyền (đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, v.v )

Thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số công trình đề cập đến vấn đề đấu giá TSC Tuy nhiên, hầu hết các công trình là những bài viết tạp chí phản ánh những thuận lợi, khó khăn, tiêu cực trong công tác đấu giá TSC, hoặc phản ánh những kết quả đã đạt được [1, tr.25-28], [102, tr.9-18], [120, tr.67-78], [127, tr.182-190], [157, tr.9-12, tr.17], [158, tr.24-25, tr.27], [230], [250], [251], v.v ; chưa có công trình nào nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của đấu giá TSC một cách hoàn chỉnh “Giáo trình Nghiệp vụ ĐGTS” của Học viện Tư pháp có một số chương liên quan đến đấu giá TSC, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào việc hướng dẫn kỹ năng khi đấu giá một số loại TSC mà không đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của đấu giá TSC Có một vài công trình nghiên cứu về đấu giá TSC, nhưng chỉ nghiên cứu về một loại TSC (đấu giá QSDĐ) như các công trình: “Pháp luật về đấu giá QSDĐ ở Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Bích Liễu (luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, năm 2012) và công trình “Pháp luật về hợp đồng đấu giá QSDĐ ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Huyền Thanh (luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015) Theo các công trình nghiên cứu trên, khái niệm đấu giá QSDĐ để Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất là được xem là: (1) một phương thức định đoạt tài sản của sở hữu chủ, là hình thức mua bán tài sản đặc biệt; (2) được tổ chức công khai, giữa một bên là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất với một bên là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất; (3) những người muốn được nhận QSDĐ tham gia trả giá từ thấp đến cao theo trình tự, thủ tục nhất định; người trả giá cao nhất và ít nhất bằng GKĐ là người được nhận quyền sử dụng đấu giá [118], [160, tr.8] Tuy nhiên, cần xem xét thêm quan điểm của hai tác giả khi cho rằng: đấu giá QSDĐ được tổ chức giữa một bên là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất với một bên là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC, hiện nay, có nhiều loại TSC bắt buộc phải bán thông qua đấu giá Và do vậy, khái niệm đấu giá QSDĐ nêu trên không bao quát được toàn bộ các TSC được bán theo hình thức này

Trong lĩnh vực kinh tế, các công trình nghiên cứu thường chỉ đề cập đến việc đấu giá TSC dưới góc độ quản lý, sử dụng TSC Và đấu giá TSC chỉ là một khâu trong xử lý khi tài sản kết thúc quá trình sử dụng hoặc xử lý TSC theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong công trình: “Cơ chế quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đề cập đến khái niệm quản lý nhà nước đối với TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp “là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước đối với TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp nhằm đảm bảo TSC được đầu tư xây dựng mới, mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý một cách hiệu quả, tiết kiệm” [115, tr.30] Tác giả Trần Việt Phương trong công trình: “Quản lý TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam” (luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, năm 2017) cũng có quan điểm tương tự khi đưa ra đưa ra khái niệm quản lý TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tuy nhiên tác giả Trần Việt Phương còn chỉ rõ đây là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua cơ chế, chính sách do nhà nước ban hành đến các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đảm bảo TSC và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được đầu tư, mua sắm, khai thác, sử dụng và xử lý một cách hiệu quả, tiết kiệm và phục vụ tốt cho hoạt động của các cơ quan [133, tr.32] “Giáo trình quản lý TSC” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhấn mạnh việc nhà nước thực hiện quản lý TSC chính là việc nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu TSC, đặc biệt là quyền định đoạt TSC (quyền đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyển, thanh xử lý (bao gồm cả bán đấu giá TSC…), và những quyền này được thực hiện không chỉ trong nội bộ các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản mà trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những quyền này còn được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với thị trường [170, tr.25]

Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu, đề cập đến khái niệm đấu giá TSC, nhưng những nghiên cứu trong các công trình nêu trên có giá trị tham khảo nhất định khi NCS hoàn thành chương 2 của luận án

Liên quan đến bản chất, đặc điểm của đấu giá tài sản công

Về bản chất của ĐGTS, theo “Giáo trình Kỹ năng bán ĐGTS” của Học viện

Tư pháp năm 2014, “bản chất của bán ĐGTS là quan hệ dân sự về mua bán tài sản thông qua hình thức đấu giá nhằm bán được tài sản với giá cao nhất” [106, tr.21] Trong bài viết: “Hoạt động đấu giá - góc nhìn so sánh pháp luật Thương mại - pháp luật dân sự” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tác giả Lê Ngọc Thạnh giá là quan hệ mua bán mà trong đó chỉ có một người bán mà người mua lại rất nhiều [161, tr.59-65] Và theo “Giáo trình Luật Thương mại”, Tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, ĐGTS (đấu giá hàng hóa) có bản chất kinh tế (chịu tác động của quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường) và bản chất pháp lý (là hành vi pháp lý, có thể là hành vi dân sự thông thường hoặc một hoạt động thương mại độc lập của thương nhân) [174, tr.177-178]

Về đặc điểm của ĐGTS, đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm chung của ĐGTS Trong công trình “Bán ĐGTS theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, tác giả Đỗ Thị Hoa đã coi hoạt động đấu giá là một hoạt động thương mại và có 4 đặc điểm cơ bản: (1) Chủ thể bán đấu giá là Trung tâm dịch vụ bán ĐGTS hoặc Doanh nghiệp bán ĐGTS, (2) có từ hai người trở lên tham gia đấu giá, (3) người trả gia cao nhất được quyền mua tài sản và (4) phương thức đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện bằng miệng (lời nói) hoặc hành vi [103, tr.21-23] Tác giả Lê Thị Ngọc trong công trình “Hoàn thiện pháp luật về bán ĐGTS” tiếp tục nghiên cứu đấu giá dưới góc độ là một hoạt động thương mại với 3 đặc điểm chủ yếu: (1) là quan hệ kinh tế phát sinh giữa người có nhu cầu bán và người có nhu cầu mua tài sản, hàng hóa, theo một trình tự nhất định, (2) là phương thức tổ chức cạnh tranh trong mua, bán tài sản, hàng hóa và (3) đối tượng của quan hệ ĐGTS là hàng hóa, tài sản tự nguyện bán đấu giá hoặc bắt buộc đấu giá theo quy định của pháp luật [131, tr.8-10] Trong cả hai công trình nên trên, các tác giả đã xem xét việc đấu giá dưới góc độ là hoạt động thương mại và chưa phân tích làm rõ được những đặc điểm cơ bản nhất trong ĐGTS Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về bán ĐGTS nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu 4 đặc điểm của đầu giá tài sản: (1) Tính công khai của việc đấu giá, (2) là một hoạt động bán hàng thông qua trung gian, (3) tài sản trong đấu giá rất đa dạng tùy theo nhu cầu của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật và (4) hình thức pháp lý của quan hệ đấu giá có thể được thiết lập dưới một dạng đặc biệt đó là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá (được xác lập giữa người bán hàng và người làm dịch vụ tổ chức đấu giá) và hợp đồng mua bán tài sản (được xác lập giữa người mua tài sản và tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá) [180, tr.17-21] Ngoài đặc tính công khai, “Giáo trình kỹ năng bán ĐGTS” năm 2014 của Học viện Tư pháp còn chỉ ra 4 đặc điểm nữa của ĐGTS như: (1) tuân theo trình tự, thủ tục luật định; (2) có từ hai người trở lên tham gia đấu giá; (3) theo phương thức trả giá lên và (4) người mua được tài sản là người trả giá cao nhất [106, tr.21] Trong công trình “Bán ĐGTS thi hành án dân sự ở Việt Nam” (Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019), tác giả Lê Thị Hương Giang đã đưa ra 5 đặc điểm của bán ĐGTS, trong đó có 2 đặc điểm tương tự như đã nêu trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học pháp lý,

Bộ Tư pháp (bán hàng qua trung gian, tính công khai, tài sản đấu giá), ngoài ra tác giả còn phân tích thêm 3 đặc điểm nữa, bao gồm: (1) tổ chức có chức năng bán đấu giá phải là cá nhân, pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động đấu giá, (2) phải tuân theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định, (3) phải có ít nhất hai người tham gia đấu giá và người được mua tài sản được xác định phải là người trả giá cao nhất, người đầu tiên chấp nhận giá theo các phương thức đấu giá luật định [98, tr.28-33] “Giáo trình nghiệp vụ ĐGTS (Tập 1 - Phần chung)” của

Kế thừa và nghiên cứu phát triển các vấn đề liên quan đến đề tài luận án

1.4.1 Các kết quả nghiên cứu được kế thừa

Từ việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như đã nêu ở tiểu mục 1.3 trên đây, luận án sẽ kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đây, bao gồm:

- Về lý luận chung về đấu giá TSC và pháp luật về đấu giá TSC:

Luận án kế thừa các nghiên cứu về khái niệm ĐGTS/bán ĐGTS Tuy cách tiếp cận khác nhau và tuy chưa có công trình nào đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về ĐGTS/bán ĐGTS, nhưng tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, khái niệm ĐGTS/bán ĐGTS được nhìn nhận dưới góc độ là hình thức mua bán/quan hệ mua bán tài sản đặc biệt, công khai, tuân theo trình tự, thủ tục luật định, có tính cạnh tranh về giá, người có quyền mua tài sản là người trả giá cao nhất nhưng không thấp giá GKĐ Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài quan niệm ĐGTS chính là phương thức xác định giá trị tài sản và hướng đến giá trị tăng thêm của tài sản đấu giá Đây sẽ là những định hướng cho NCS trong quá trình nghiên cứu và xây dựng khái niệm đấu giá TSC trong luận án

Mặc dù chưa đạt được sự thống nhất và chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện, chưa phân tích làm rõ được toàn bộ các đặc điểm cơ bản của ĐGTS nói chung, nhưng các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến hầu hết các đặc điểm chung của ĐGTS dưới nhiều khía cạnh khác nhau, như: là hình thức bán tài sản qua tổ chức trung gian; tổ chức đấu giá tài sản phải là pháp nhân được cấp phép; có tính công khai; tuân theo theo trình tự, thủ tục luật định; tài sản đấu giá đa dạng và ngày càng được mở rộng; có nhiều người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá được mua tài sản là người trả giá cao nhất NCS sẽ kế thừa kết quả này và không đặt mục tiêu nghiên cứu sâu hơn nữa Trên cơ sở những đặc điểm chung về ĐGTS, NSC sẽ nghiên cứu phát triển những đặc điểm riêng của đấu giá TSC trong luận án

Các nghiên cứu trước đây về: bản chất của ĐGTS; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về ĐGTS; phương thức đấu giá, hình thức ĐGTS; trình tự thủ tục ĐGTS cũng sẽ được luận án kế thừa để nghiên cứu phát triển những vấn đề liên quan đến đấu giá TSC và pháp luật về đấu giá TSC

- Về thực trạng pháp luật về đấu giá TSC:

Thực trạng pháp luật về đấu giá TSC đã được các công trình nghiên cứu dưới hai góc độ: Thực trạng các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về đấu giá TSC Sau khi nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học đã công bố đề cập đến thực trạng pháp luật đấu giá TSC ở Việt Nam, có thể thấy rằng, đến nay, phần lớn các công trình được công bố mới chỉ phân tích, bình luận một số quy định của pháp luật về ĐGTS nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng pháp luật đấu giá TSC Mặt khác, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện trước thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực, do đó, phần phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về ĐGTS được đề cập trong các công trình trên hiện đã lạc hậu Đối với các bài viết tạp chí, do phạm vi có hạn nên ở mỗi bài viết thường chỉ dừng lại phân tích được một hoặc một số vướng mắc, bất cập của pháp luật về trình tự, thủ tục ĐGTS nói chung, chưa có điều kiện phân tích, đánh giá một cách toàn diện những bất cập trong quy định của pháp luật ở lĩnh vực này

Trong số các công trình được công bố sau năm 2017, có một số công trình được công bố nhằm giới thiệu, hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật ĐGTS, hướng dẫn ĐGV thực hiện các kỹ năng khi thực hiện việc đấu giá Có một số ít công trình đã nghiên cứu, đánh giá những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về ĐGTS nói chung với phạm vi đánh giá rất hạn chế; chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng pháp luật đấu giá TSC, chỉ có một số bài viết đăng trên các tạp chí phản ánh thực trạng áp dụng pháp luật trong đấu giá TSC Do vậy, NCS sẽ kế thừa có chọn lọc một số thông tin trong các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng, đồng thời sẽ nghiên cứu, khảo sát độc lập thực trạng pháp luật về đấu giá TSC và thực tiễn thực hiện để đảm bảo tính toàn diện, tính mới, tính thời sự trong nội dung luận án

- Về hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu việc hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chung về ĐGTS trong các công trình nghiên cứu thời gian qua có giá trị khoa học, nhiều kiến nghị đã được tiếp thu và thể hiện trong Luật ĐGTS, như: quy định về mức thu tiền đặt trước đã được tăng lên; quy định tổ chức ĐGTS bắt buộc phải ban hành Quy chế cuộc đấu giá, việc xử lý tiền đặt trước đối với người trúng đấu giá khi không thực hiện đúng các nghĩa vụ, về các trường hợp đấu giá không thành Mặc dù không nhiều nhưng những kiến nghị hoàn thiện pháp luật sau thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực là những gợi mở đối với NCS trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án

1.4.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan những công trình nghiên cứu trước đây cho thấy, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các phương diện lý luận về đấu giá TSC, pháp luật về đấu giá TSC cũng như thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC Từ việc tiếp thu và kế thừa thành tựu của những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án sẽ tập trung nghiên cứu phát triển những vấn đề pháp lý chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu giá TSC và pháp luật về đấu giá TSC Trong phần này, luận án sẽ nghiên cứu chuyên sâu 02 nội dung sau: (1) Một số vấn đề lý luận về đấu giá TSC (khái niệm, đặc điểm, phân loại TSC; khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa của đấu giá TSC; phân loại trong đấu giá TSC; giao dịch đấu giá TSC) và (2) một số vấn đề lý luận về pháp luật về đấu giá TSC (khái niệm, cấu trúc, nguồn của pháp luật đấu giá TSC; những nội dung chủ yếu của pháp luật về đấu giá TSC);

Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật về đấu giá TSC ở Việt

Nam và thực tiễn thực hiện Trong phần này, luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện theo quy định của Luật ĐGTS và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản chuyên ngành khác có liên quan đến đấu giá TSC, bao gồm: Các loại TSC đưa ra đấu giá; chủ thể trong đấu giá TSC; hình thức, phương thức, bước giá trong đấu giá TSC; trình tự, thủ tục đấu giá TSC; xử lý vi phạm trong đấu giá TSC; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu

Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật về đấu giá

TSC ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội từ sau thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực cho đến nay, luận án sẽ đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC nhằm thiết lập một cơ chế đấu giá TSC an toàn, hiệu quả phù hợp các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.5.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chung

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào ba vấn đề: lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam hiện nay

Câu hỏi nghiên cứu chung: Ở Việt Nam hiện nay đã xây dựng được một nền tảng lý luận về đấu giá TSC hay chưa? Những vấn đề lý luận tạo nên nền tảng đó là gì? Pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam hiện nay có xuất phát từ các nguyên lý khách quan hay nền tảng lý luận thực sự hay không, có đáp ứng được nhu cầu của xã hội không, có những ưu điểm và hạn chế gì, và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? Các định hướng và giải pháp nào giúp hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam phù hợp với nền tảng lý luận và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội?

Giả thuyết nghiên cứu chung: Hiện Việt Nam chưa xây dựng được nền tảng lý luận hoàn chỉnh về đấu giá TSC Do đó, pháp luật về đấu giá TSC có nhiều bất cập, không đáp ứng được đầy đủ và tốt nhất các nhu cầu của thực tiễn xã hội Tuy nhiên hiện vẫn chưa có các giải pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của xã hội một cách đầy đủ và tốt nhất

1.5.2 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cụ thể

Tương ứng với ba nhóm vấn đề cần nghiên cứu tiếp, các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau:

Với nhóm vấn đề thứ nhất: về lý luận:

+ Câu hỏi nghiên cứu 1: Nền tảng lý luận về pháp luật đấu giá TSC đã được làm rõ ở Việt Nam hay chưa? Nền tảng lý luận đó được xây dựng trên cơ sở nào? Nội dung chủ yếu của các bộ phận cấu thành nên nền tảng lý luận đó là gì?

+ Các giả thuyết nghiên cứu 1 (câu hỏi nghiên cứu về lý luận): Hiện ở Việt Nam người ta chưa nhìn nhận đầy đủ về các thành tố của của nền tảng lý luận về đấu giá TSC, chưa làm rõ được các nội dung chủ yếu của các bộ phận cấu thành nền tảng lý luận đó

Với nhóm vấn đề thứ hai: về thực trạng pháp luật Việt Nam

+ Các câu hỏi nghiên cứu 2: Các quy định của pháp luật hiện hành có đủ để bảo đảm an toàn và hiệu quả cho việc đấu giá TSC ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hay không? Tại sao? Những khó khăn, vướng mắc, bất cập của pháp luật và việc áp dụng pháp luật về đấu giá TSC là gì?

+ Các giả thuyết nghiên cứu 2: Các quy định của pháp luật hiện hành chưa thực sự phù hợp để bảo đảm an toàn và hiệu quả cho việc đấu giá TSC ở Việt Nam Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu do pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam chưa được xây dựng trên một nền tảng lý luận vững chắc nên thiếu nghiên cứu lý luận và thực tiễn

Với nhóm vấn đề thứ ba: về định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay

+ Câu hỏi nghiên cứu 3: Cần tiến hành như thế nào để xây dựng được một hành lang pháp lý an toàn và có hiệu quả cho việc đấu giá TSC ở Việt Nam? Việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này phải theo các định hướng nào để phù hợp với các nguyên lý khách quan và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thực tiễn xã hội? Các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC là gi?

+ Giả thuyết nghiên cứu 3: Việc hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam chỉ có thể thực hiện trên cơ sở đúc rút từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu Các định hướng và giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với các nguyên lý khách quan, đồng bộ với chế định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam.

Cơ sở lý thuyết

Với các nội dung nghiên cứu cụ thể và các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu như trên, việc nghiên cứu luận án dựa trên trên các cơ sở lý thuyết sau:

- Học thuyết tự do ý chí, lý thuyết về hợp đồng: được luận án sử dụng trong xây dựng mô hình lý luận về pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đấu giá TSC, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế, không tương thích giữa quy định pháp luật về đấu giá TSC với lý thuyết về luật hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề về giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;

- Lý thuyết giá trị tài sản, lý thuyết cạnh tranh (quy luật cạnh tranh), lý thuyết lượng cầu tài sản (quy luật cung - cầu): Mô hình lý luận về pháp luật đấu giá TSC được luận án xây dựng dựa trên các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị TSC, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa pháp luật về đấu giá TSC với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Quản trị tốt đối với TSC: Bên cạnh sự chi phối của luật tư (do bản chất hợp đồng của ĐGTS), việc đấu giá TSC còn chịu sự chi phối của luật công (do tính chất sở hữu công của tài sản) Do vậy, lý thuyết quản trị tốt đối với TSC, lý thuyết kiểm soát của luật công được sử dụng trong luận án để xây dựng mô hình lý luận về pháp luật đấu giá TSC nhằm quản lý, khai thác TSC minh bạch, hiệu quả

Chuyên đề Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài: “Pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam” đã khái quát về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Qua nghiên cứu các công trình đã công bố, có thể thấy rằng:

1 Về những vấn đề có liên quan đến lý luận về đấu giá TSC, đa số các công trình nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ đề cập đến một số vấn đề chung về ĐGTS, pháp luật ĐGTS Một số công trình có nghiên cứu liên quan đến khái niệm, đặc điểm đấu giá QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất (một loại TSC) Những vấn đề lý luận chuyên sâu về đấu giá TSC chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu về ĐGTS và đấu giá TSC dưới góc độ kinh tế

2 Về thực trạng pháp luật về đấu giá TSC ở Việt Nam, phần lớn các công trình mới chỉ phân tích, bình luận các quy định của pháp luật chung về ĐGTS, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng pháp luật đấu giá TSC Mặt khác, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện trước thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực nên những phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về ĐGTS được đề cập trong các công trình đó hiện đã lạc hậu Sau năm 2017, chỉ có một số ít công trình đã nghiên cứu, đánh giá những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về ĐGTS nói chung với phạm vi đánh giá rất hạn chế Có một số bài viết đăng tạp chí phản ánh thực trạng áp dụng pháp luật trong đấu giá TSC và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng pháp luật đấu giá TSC

3 Về hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ đề xuất hoàn thiện pháp luật chung về ĐGTS, chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất toàn diện vấn đề hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC Trước thời điểm Luật ĐGTS được ban hành, nhiều kiến nghị hoàn thiện pháp luật chung về ĐGTS có giá trị khoa học cao, đã được tiếp thu và thể hiện trong Luật ĐGTS như: quy định về mức thu tiền đặt trước; quy định tổ chức ĐGTS bắt buộc phải ban hành Quy chế cuộc đấu giá, việc xử lý tiền đặt trước đối với người trúng đấu giá khi không thực hiện đúng các nghĩa vụ, về các trường hợp đấu giá không thành Mặc dù không nhiều nhưng những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ĐGTS sau thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực là những gợi mở đối với NCS trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG

Khái quát về đấu giá tài sản công

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản công

2.1.1.1 Khái niệm tài sản công Đối với mỗi quốc gia, TSC là nhóm tài sản có giá trị rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “TSC là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân” [125] Theo đánh giá của hai nhà kinh tế học người Thụy Điển Dag Detter và Stefan Fửlter, tổng TSC trong tay các chính phủ trên toàn thế giới lớn đến nỗi nếu lợi tức chỉ cần cao hơn

1% thì doanh thu công sẽ tăng thêm 750 tỷ đô la mỗi năm Ở Mỹ, nếu danh mục đầu tư tài sản của chính quyền liên bang tăng thêm 1% thì tiền thuế có thể giảm 4% [90, tr.30] Tuy TSC có giá trị rất lớn nhưng nguồn lực TSC của mỗi quốc gia là có hạn

Do vậy, muốn tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia cần có chiến lược quản trị tốt

(good governance) đối với TSC, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi “quản trị tốt là xu thế của thế kỷ 21, thể hiện sự chuyển biến lớn trong cách thức tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước theo hướng từ cai trị sang quản trị” [99, tr.11-20]

Người La Mã xưa đã từng quan niệm các vật của Nhà nước (res publicae) “là những vật được sử dụng cho mục đích công ích, các tài sản của toàn dân hoặc những tài sản của nhà nước, như: các đường giao thông, bến cảng, các dòng sông ”

[169, tr.12]; và các vật này được phân biệt với các vật là của chung (res communes),

“vật được tất cả mọi người sử dụng nhưng không thuộc về người nào, ví dụ như không khí, nước ” [169, tr.12] Ngày nay, dù tên gọi có thể không hoàn toàn giống nhau (tài sản nhà nước - state assets, TSC - public property, tài sản quốc gia - national property, v.v ), nhưng phần lớn các quốc gia trên thế giới quan niệm TSC là tài sản thuộc về nhà nước Tại Đài Loan, tài sản quốc gia được xác định là những tài sản mà nhà nước căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc dựa vào quyền lực của mình để sử dụng, hoặc bỏ tiền mua, hoặc do hiến tặng mà có; những gì không thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu địa phương, trừ khi pháp luật có quy định khác, đều được coi là tài sản quốc gia [209] Nhật Bản quan niệm tài sản quốc gia bao gồm các tài sản là bất động sản và động sản, được chia làm hai loại chính: Tài sản liên quan đến quản lý và tài sản không liên quan đến quản lý [209] Tại Hàn Quốc, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 và Điều 6 Luật tài sản nhà nước năm 2020, tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm tài sản hành chính và tài sản chung Điều L.1 Bộ luật tài sản nhà nước năm 1998 của Pháp cũng quy định “Tài sản quốc gia được hiểu là tài sản và quyền hạn đối với động sản và bất động sản thuộc về Nhà nước”, v.v

Theo tác giả Phạm Duy Nghĩa, tài sản nói chung được chia thành ba loại chính: tài sản tư, tài sản cộng đồng và TSC [130, tr.101] Tài sản tư thường mang lại một hoặc nhiều đặc quyền cho chủ tài sản (và loại trừ người khác khỏi những đặc quyền đó) Những đặc quyền đó có thể chuyển nhượng được Tài sản cộng đồng thuộc về một nhóm người mà đặc quyền, bao gồm cả quyền chuyển nhượng, chỉ dành cho toàn bộ nhóm TSC “khác với tài sản tư bởi tính chất không loại trừ” [130, tr.101] Tác giả Phan Hữu Nghị quan niệm: “TSC là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật như đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời” [129, tr.20] Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng: “TSC là những tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; tài sản được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp, hiến tặng, cho Nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; tài sản của các chương trình, dự án kết thúc chuyển giao cho Nhà nước; đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông, hồ, nguồn nước, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia mà pháp luật quy định là của Nhà nước; phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp hoặc đầu tư ra nước ngoài được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý chung của Nhà nước và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản” [115, tr.15] Như vậy, cả hai tác giả Phan Hữu Nghị và Nguyễn Mạnh Hùng đều quan niệm, TSC là những tài sản được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật

Trung Quốc coi tài sản thuộc sở hữu nhà nước (TSC) là tài sản thuộc sở hữu toàn dân TSC do Quốc vụ viện (Chính phủ) thay mặt nhà nước thực hiện quyền sở hữu và phải tuân theo quy định của pháp luật Giáo trình quản lý TSC của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng quan niệm: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là TSC thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [170, tr.15] Và theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, ở các nước xã hội chủ nghĩa, “nhà nước đại diện quyền lợi cho toàn dân nên là người đại diện sở hữu đối với toàn bộ những tài sản thuộc sở hữu toàn dân” [115, tr.13]

Như vậy, có thể hiểu: TSC là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, được sử dụng để phục vụ lợi quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng TSC bao gồm những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật

2.1.1.2 Đặc điểm tài sản công

Tài sản đấu giá nói chung thường được chia hai nhóm: (1) tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá và (2) tài sản do chủ sở hữu tự nguyện đưa ra bán đấu giá thông qua các tổ chức ĐGTS Thuộc nhóm tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, nhưng TSC có những đặc thù khác với các loại tài sản đấu giá khác, do vậy quá trình đấu giá TSC cũng có những điểm khác biệt

- Chủ sở hữu TSC là toàn thể nhân dân mà đại diện chủ sở hữu là nhà nước Đối với tài sản tư, tài sản cộng đồng, các quyền tài sản được tập trung vào chủ sở hữu tài sản Chủ sở hữu các tài sản tư, tài sản cộng đồng là người được hưởng các quyền lợi từ các tài sản thuộc sở hữu của mình Do vậy, khi đưa tài sản ra đấu giá, họ vừa là chủ sở hữu tài sản, đồng thời là người có tài sản đấu giá nên họ luôn giám sát, quản lý quá trình đấu giá rất chặt chẽ nhằm đối tối đa hóa quyền lợi thu được từ tài sản Một số tài sản đấu giá khác (tài sản thi hành án dân sự, tài sản bảo đảm), bên cạnh sự giám sát của người có tài sản đấu giá (Chấp hành viên, tổ chức tín dụng), việc ĐGTS còn chịu sự giám sát của chủ sở hữu tài sản (người phải thi hành án dân sự, bên bảo đảm) Do vậy, đối với những tài sản này, việc đấu giá nếu có vi phạm sẽ dễ dàng bị phát hiện Tổ chức ĐGTS, ĐGV, người có tài sản đấu giá (đối với tài sản thi hành án dân sự, tài sản bảo đảm), v.v luôn phải đối mặt với những khiếu nại, khiếu kiện và phải chịu trách nhiệm về những sai phạm (nếu có)

Khác với những tài sản trên, TSC thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, và “quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt bị tách rời trong thực tế quản lý và sử dụng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng mà Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng Mặt khác, quyền định đoạt Nhà nước cũng phân cho tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản công” [170, tr.17] Được gắn với quan niệm là “của công”, là “cha chung không ai khóc”, người sở hữu TSC chung chung là toàn thể nhân dân; người đại diện cho chủ sở hữu là nhà nước Theo tác giả Phạm Duy Nghĩa, “chủ sở hữu đích thực của TSC không phải là tất cả công chúng mà là một nhóm các nhà hoạch định và thực thi chính sách sử dụng các TSC đó” [130, tr.102] Và theo quy luật chung, mỗi người thường mong muốn có những lợi ích riêng, và “từ cổ chí kim, những người quản lý TSC chỉ chăm chú khai thác TSC một cách khôn khéo để có lợi nhất cho mình” [130, tr.103] Như vậy, người có tài sản đấu giá đối với TSC không hoàn toàn là chủ sở hữu TSC như tài sản tư, tài sản cộng đồng; và quyền lợi có được thông qua việc đấu giá TSC cũng không hoàn toàn thuộc về người có tài sản đấu giá là TSC mà thuộc về toàn thể nhân dân Người có tài sản đấu giá đối với TSC chỉ đơn thuần là người thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao trong phạm vi chức trách của mình Do vậy, việc giám sát, quản lý TSC trong quá trình đưa TSC ra đấu giá ít nhiều bị hạn chế Do “TSC luôn là đối tượng dễ bị tổn thương và cần phải có cơ chế bảo vệ đặc biệt” [95, tr.308] nên pháp luật về quản lý, sử dụng TSC và pháp luật về đấu giá TSC cần quy định chặt chẽ trách nhiệm giám sát, quản lý của người có tài sản đấu giá là TSC trong quá trình đấu giá nhằm tối đa hóa việc khai thác hiệu quả nguồn lực công sản

- Mục đích sử dụng TSC: TSC phải được sử dụng cho mục đích công, không phục vụ ai khác ngoài lợi quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng Theo Giáo trình quản lý TSC của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Tài sản của một tổ chức chỉ phục vụ cho tổ chức đó, còn TSC thuộc sở hữu toàn dân được khai thác, sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội” [170, tr.16] TSC được sử dụng cho bộ máy Nhà nước, phục vụ nhân dân TSC cũng được Nhà nước giao cho các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội sử dụng, giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng vì mục tiêu công ích hoặc kinh doanh, khai thác các lợi ích kinh tế nhằm tăng thu cho ngân sách Cùng với những đặc thù về chủ sở hữu, quản lý, sử dụng TSC, để đảm bảo sử dụng TSC đúng mục đích, hiệu quả, hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát TSC, Nhà nước cần quản trị tốt (good governance) đối với TSC, bởi về kinh tế, quản trị tốt “Thể hiện ở các nguyên tắc nhằm thúc đẩy tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như tính hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực công” [99, tr.11-20] Và đấu giá TSC là một trong những phương thức được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn khi xử lý TSC bởi tính công khai, minh bạch, tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh nhằm khai thác hiệu quả nhất giá trị TSC

- TSC phong phú về chủng loại, có tài sản có giá trị nhỏ, nhưng cũng có tài sản có giá trị lớn, thậm chí rất lớn; có tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, có tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu TSC được phân bổ rộng khắp trên cả nước, được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng Có loại TSC đa số các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu và được nhà nước giao quản lý, sử dụng (trụ sở, xe ô tô, máy tính, v.v ) Có những tài sản đặc thù chỉ có một ngành, một số tổ chức sử dụng phù hợp với tính chất hoạt động, đặc thù của tổ chức đó (tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong lực lượng vũ trang, quyền phát thải, quang phổ, tần số, quyền khai thác khoáng sản, quyền thăm dò, khai thác dầu khí, v.v )

2.1.1.3 Phân loại tài sản công

TSC được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Việc phân loại tài sản công có những mối liên hệ pháp lý với giao dịch đấu giá TSC Có thể kể đến một số cách phân loại TSC như sau:

- Theo đối tượng quản lý, sử dụng, TSC được phân thành:

(1) TSC khu vực hành chính sự nghiệp: những TSC phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác được Nhà giao giao quản lý, sử dụng TSC;

Giao dịch đấu giá tài sản công

2.2.1 Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể trong đấu giá tài sản công

Quan hệ mua bán tài sản thông thường thường phát sinh giữa hai nhóm chủ thể chủ yếu: bên bán và bên mua Bên bán là chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản Bên mua là người trả tiền và nhận tài sản trên cơ sở thỏa thuận thống nhất ý chí với bên bán Tuy nhiên, khác với phần lớn giao dịch thông thường, giao dịch đấu giá TSC được thiết lập thông qua ba nhóm chủ thể chủ yếu: Bên bán TSC - Tổ chức đấu giá trung gian - Bên mua TSC Bên bán TSC (người có tài sản đấu giá là TSC) là người có thẩm quyền đưa TSC ra đấu giá theo quy định của pháp luật Tổ chức đấu giá trung gian (tổ chức ĐGTS, ĐGV) là người thực hiện việc bán tài sản không thuộc sở hữu của mình theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục pháp luật quy định Bên mua TSC là người mua được tài sản đấu giá là TSC mà trong những giai đoạn trước đó, họ là người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá Và giữa các chủ thể trong đấu giá TSC có những mối quan hệ pháp lý đan xen nhau: (1) Quan hệ giữa bên bán (người có tài sản đấu giá là TSC) với tổ chức đấu giá trung gian; (2) quan hệ giữa tổ chức đấu giá trung gian với những người tham gia đấu giá TSC; (3) quan hệ giữa người có tài sản đấu giá là TSC với người trúng đấu giá/người mua được tài sản đấu giá

Thứ nhất , quan hệ giữa bên bán (người có tài sản đấu giá là TSC) với tổ chức đấu giá trung gian: Mặc dù quan niệm khác nhau nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều xác định quan hệ giữa người có tài sản đấu giá nói chung, người có tài sản đấu giá là TSC nói riêng với tổ chức đấu giá trung gian là quan hệ hợp đồng Việc xác định mối quan hệ này có mối liên hệ mật thiết với mối quan hệ thứ ba trong đấu giá TSC (quan hệ giữa người có tài sản đấu giá là TSC với người trúng đấu giá/người mua được tài sản đấu giá) Pháp luật đấu giá các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa (điển hình là Đức) nghiêng về xác định đây là quan hệ ủy thác, theo đó, bên nhận ủy thác (tổ chức ĐGTS) sẽ nhân danh chính mình tiến hành việc ĐGTS [2, tr.26-32] Các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ lại coi đây là quan hệ đại diện, theo đó, người đại diện (tổ chức ĐGTS) sẽ nhân danh bên giao đại diện (người có tài sản đấu giá) để bán ĐGTS Tại Việt Nam, khi xây dựng và ban hành Luật ĐGTS năm 2016, các nhà lập pháp Việt Nam đã xác định quan hệ pháp luật giữa tổ chức ĐGTS và người có tài sản đấu giá là quan hệ về hợp đồng dịch vụ Trên cơ sở hợp đồng dịch vụ ĐGTS, tổ chức ĐGTS sẽ thực hiện dịch vụ bán tài sản cho người mua theo trình tự, thủ tục luật định Và theo tác giả Lê Thị Hương Giang, “có thể thấy ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng cả hai quan điểm của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và quan điểm của các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ” [98, tr 30]

Tổ chức ĐGTS/ĐGV là người có chức năng bán ĐGTS Khi có TSC cần xử lý theo hình thức đấu giá, người có tài sản sẽ lựa chọn và ủy quyền cho tổ chức ĐGTS thực hiện việc bán đấu giá TSC Quá trình thực hiện việc đấu giá TSC, tổ chức ĐGTS/ĐGV thực hiện theo thỏa thuận với người có tài sản đấu giá các nội dung về TSC đưa ra đấu giá, về GKĐ (có thể có/hoặc không có giá bảo lưu), v.v Bên cạnh đó, tổ chức ĐGTS/ĐGV phải tổ chức thực hiện việc đấu giá TSC theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định, như ban hành các quy định về việc ĐGTS (quy chế cuộc đấu giá, thông báo đấu giá); công bố thông tin về việc đấu giá (niêm yết, thông báo đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang thông tin điện tử, v.v ); trưng bày, cho xem tài sản đấu giá; tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; tổ chức cuộc đấu giá theo quy định của pháp luật Quá trình thực hiện việc đấu giá TSC, có những hoạt động tổ chức ĐGTS nhân danh mình để thực hiện, như việc ban hành quy chế cuộc đấu giá, ban hành thông báo đấu giá, ký hợp đồng với các phương tiện thông tin đại chúng để đăng thông báo đấu giá, v.v ; có những hoạt động phải nhân danh người có tài sản đấu giá là TSC để thực hiện (như giao kết hợp đồng với người trúng đấu giá) Trong quá trình thực hiện việc đấu giá, người có tài sản đấu giá là TSC vẫn là người có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tài sản đấu giá cho đến khi tài sản được chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng cho người mua Như vậy, quan hệ giữa người có tài sản đấu giá là TSC với tổ chức ĐGTS không hoàn toàn chỉ là quan hệ hợp đồng dịch vụ, cũng không hoàn toàn chỉ là quan hệ đại diện mà có sự giao thoa giữa các quan hệ hợp đồng này

Thứ hai, quan hệ giữa tổ chức đấu giá trung gian và người tham gia đấu giá

TSC: Trong một cuộc đấu giá TSC, sẽ chỉ có duy nhất một người trúng đấu giá xác lập quan hệ mua bán tài sản với bên có tài sản đấu giá, nhưng sẽ có nhiều, thậm chí rất nhiều người tham gia đấu giá Tuân theo quy luật cung - cầu và quy luật cạnh tranh, càng có nhiều người tham gia đấu giá, TSC đưa ra đấu giá sẽ càng có nhiều cơ hội được bán được với giá cao, thậm chí cao hơn giá trị đích thực của tài sản và mong đợi của người có tài sản đấu giá Chính vì vậy, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định về các hoạt động mà tổ chức đấu giá TSC bắt buộc phải thực hiện nhằm tìm kiếm được nhiều nhất số lượng người tham gia ĐGTS Trên cơ sở hợp đồng ký với bên bán (người có tài sản đấu giá là TSC), tổ chức đấu giá trung gian phải thực hiện các hoạt động nghiệp vụ (ban hành Quy chế cuộc đấu giá, niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá TSC, lập hồ sơ tài sản đấu giá, v.v ) nhằm đưa thông tin về việc đấu giá TSC đến với rộng rãi nhiều người quan tâm Nếu thấy tài sản đấu giá, GKĐ (trong trường hợp công khai GKĐ) và những điều kiện mua tài sản mà tổ chức ĐGTS đưa ra phù hợp, cá nhân/hoặc tổ chức sẽ tham gia đấu giá Tùy theo quan niệm của mỗi quốc gia sẽ có những đòi hỏi về điều kiện tham gia đấu giá khác nhau như: người tham gia đấu giá phải có năng lực chủ thể, phải thuộc đối tượng được tham gia đấu giá, phải đăng ký tham gia đấu giá hợp lệ, v.v Một số quốc gia quy định người tham gia đấu giá phải mua hồ sơ tham gia đấu giá; hoặc phải nộp phí vào cửa; hoặc cao hơn là phải nộp một khoản tiền đặt trước để đảm bảo cho việc tham gia đấu giá, v.v Và như vậy, khi đăng ký tham gia đấu giá, giữa tổ chức ĐGTS và người tham gia đấu giá phát sinh quan hệ hợp đồng

Thứ ba, quan hệ giữa người có tài sản đấu giá là TSC với người trúng đấu giá/người mua được tài sản đấu giá: đây là quan hệ chủ đạo mà các bên đều mong muốn hướng tới trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng Trên cơ sở hợp đồng ký với người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá trung gian, mà trực tiếp là ĐGV sẽ tổ chức thực hiện việc đấu giá TSC, tìm kiếm và giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với người tham gia đấu giá trả giá cao nhất hợp lệ Tùy theo quan niệm mỗi quốc gia, việc giao kết hợp đồng sẽ được ghi nhận trong biên bản đấu giá/hoặc trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá Cũng tùy quan niệm của mỗi quốc gia, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá sẽ được ký giữa tổ chức đấu giá trung gian với người trúng đấu giá; hoặc được ký kết giữa người có tài sản đấu giá là TSC với người trúng đấu giá Xuất phát từ việc coi mối quan hệ thứ nhất - quan hệ giữa người có tài sản đấu giá là TSC với tổ chức đấu giá trung gian là quan hệ ủy thác nên các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa (điển hình là Đức) quan niệm, bên nhận ủy thác (tổ chức ĐGTS) sẽ nhân danh chính mình ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với người trúng đấu giá; và khi đó, các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ phát sinh giữa tổ chức ĐGTS với bên trúng đấu giá [2, tr.26-32] Các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ xác định quan hệ giữa người có tài sản đấu giá là TSC với tổ chức đấu giá trung gian là quan hệ đại diện nên người đại diện (tổ chức ĐGTS) sẽ nhân danh bên giao đại diện (người có tài sản đấu giá) ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá; và do đó, các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá sẽ phát sinh giữa người có tài sản ĐGTS với bên trúng đấu giá

Pháp luật nhiều nước đều cho phép tổ chức ĐGTS là người ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với người trúng đấu giá Trước đây, pháp luật ĐGTS của Việt Nam cũng theo quan điểm này [35, khoản 3 Điều 35] Tuy nhiên hiện nay, các nhà lập pháp Việt Nam xác định mối quan hệ thứ nhất (quan hệ pháp luật giữa tổ chức ĐGTS và người có tài sản đấu giá) là quan hệ về hợp đồng dịch vụ (tổ chức ĐGTS chỉ thực hiện dịch vụ bán tài sản) Căn cứ kết quả đấu giá mà tổ chức ĐGTS đã thực hiện, người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán, chuyển giao tài sản, chuyển quyền sở hữu cho người mua được tài sản đấu giá Tuy nhiên, ngoài việc quy định việc ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức ĐGTS, các nhà lập pháp Việt Nam còn cho phép hợp đồng mua bán tài sản đấu giá sẽ được ký “giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức ĐGTS nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [147, khoản 2 Điều 46]

Có thể nhận thấy, xuất phát từ quan hệ hợp đồng để thực hiện việc ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng đã phát sinh trước đó giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá trung gian, ngay cả trong trường hợp hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa tổ chức đấu giá trung gian với người trúng đấu giá thì vẫn phát sinh quan hệ ràng buộc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá Người có tài sản đấu giá vẫn là người có quyền đối với tài sản đấu giá cho đến khi quyền sở hữu được chuyển giao cho người mua Người có tài sản đấu giá là TSC vẫn là người chịu trách nhiệm đối với tài sản đấu giá (trách nhiệm về tính pháp lý của tài sản đấu giá, trách nhiệm do tài sản có khuyết tật, trách nhiệm về chất lượng, số lượng của tài sản, v.v ) Tổ chức đấu giá trung gian không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng tài sản đấu giá, trừ khi quá trình thực hiện việc đấu giá, tổ chức đấu giá không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá Do vậy, quan hệ phát sinh giữa người có tài sản đấu giá là TSC với người trúng đấu giá/người mua được tài sản đấu giá là quan hệ về hợp đồng mua bán tài sản đấu giá

2.2.2 Giao kết hợp đồng trong đấu giá tài sản công ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng là một phương thức mua bán tài sản Tuy nhiên, khác với mua bán tài sản thông thường, việc mua bán tài sản qua đấu giá được thực hiện qua nhiều giai đoạn Bên bán (người có tài sản đấu giá) ủy quyền cho tổ chức đấu giá trung gian thực hiện việc bán ĐGTS Tổ chức đấu giá trung gian thực hiện việc quảng bá thông tin để mời những người quan tâm tham gia đấu giá, tổ chức cuộc đấu giá để tìm kiếm người mua trả giá cao nhất thông qua cạnh tranh giữa những người tham gia đấu giá Theo tác giả Ngô Huy Cương, xét cho cùng, hợp đồng có hai yếu tố: (1) người giao kết hợp đồng và (2) mục đích của sự thỏa thuận Những người tham gia giao kết hợp đồng không nhất thiết phải thỏa thuận về tất cả các điều khoản của hợp đồng, nhưng phải thỏa thuận tối thiểu về bản chất và mục đích của hợp đồng Còn đối với những điều khoản khác thì đã có các quy định của pháp luật dự liệu cho ý chí của các bên Sự thỏa thuận bao gồm hai thành tố là “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” [86, tr.220-222] Hợp đồng chỉ có thể được thiết lập khi một bên đưa ra lời đề nghị và bên kia trả lời chấp nhận đề nghị với những điều kiện phù hợp với lời đề nghị [197, tr.118] Và “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng dân sự” [172, tr.128] Còn chấp nhận giao kết hợp đồng

“Là việc bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành giao kết hợp đồng với người đã đề nghị” [172, tr 129]

Quá trình giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là TSC cũng trải qua các bước đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt của mua bán tài sản bằng phương thức đấu giá, việc giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá nói chung và đấu giá TSC nói riêng phải trải qua một trình tự, thủ tục đặc biệt Trước khi đi đến đề nghị giao kết hợp đồng, tổ chức đấu giá trung gian phải thực hiện hàng loạt các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm đưa thông tin về việc ĐGTS đến với rộng rãi những người quan tâm để mời họ tham gia đấu giá, như: tổ chức đấu giá phải thực hiện việc thông báo, quảng cáo về việc đấu giá TSC; cung cấp thông tin về tài sản đấu giá, về GKĐ của tài sản (nếu công khai GKĐ); về những đối tượng được tham gia đấu giá, điều kiện tham gia đấu giá (nếu có); trưng bày tài sản cho những người quan tâm được xem, v.v ) Trên cơ sở thông tin nhận được, những người quan tâm sẽ xem xét và quyết định có/hoặc không tham gia đấu giá, và nếu tham gia đấu giá thì sẽ trả giá như thế nào tại cuộc đấu giá Như vậy, thông qua các hoạt động nghiệp vụ, cùng với việc đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc bán tài sản theo quy định của pháp luật, bên bán (người có tài sảm đấu giá) và tổ chức đấu giá trung gian muốn thu hút nhiều nhất những người quan tâm tham gia đấu giá Tuân theo quy luật cạnh tranh, càng có nhiều người tham gia đấu giá thì tính cạnh tranh càng cao; tính cạnh tranh cao thì tài sản càng có cơ hội được bán với giá cao Một phiên đấu giá cạnh tranh đơn giản với N người đặt giá thầu +1 sẽ mang lại cho người bán doanh thu dự kiến cao hơn những gì họ có thể mong đợi [190, p.180-194] Tuy nhiên, thông báo mời tham gia đấu giá và các thông tin về việc đấu giá của tổ chức đấu giá trung gian đưa tới những người quan tâm có được xác định là đề nghị giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá không, bởi nếu là lời mời đàm phán/lời mời giao kết sẽ không làm phát sinh ràng buộc giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá giữa các bên?

Trong một án lệ của Anh - Harris v Nickerson (1872) LR 8 QB, bị đơn là một nhà đấu giá đã quảng cáo trên các tờ báo ở London rằng một số nguyên liệu sản xuất bia, nhà máy và đồ nội thất văn phòng sẽ được anh ta bán đấu giá tại Bury St Edmunds trong khoảng thời gian ba ngày cụ thể Nguyên đơn là một nhà môi giới hoa hồng ở London, người đã tham dự cuộc mua bán vào ngày cuối cùng (trên đó người ta quảng cáo rằng đồ nội thất văn phòng mà anh ta có hoa hồng mua sẽ được bán) Tuy nhiên, ngay trong ngày hôm đó, toàn bộ lô đồ đạc đã bị bị cáo rút hết Nguyên đơn yêu cầu bồi thường chi phí và thời gian mà anh ta đã lãng phí để tham dự phiên đấu giá từ bị đơn bởi cho rằng việc thu hồi tài sản đấu giá là vi phạm hợp đồng đã được hình thành bởi lời đề nghị của bị đơn trong quảng cáo, và được người yêu cầu chấp nhận tham gia đấu giá Tòa án bác bỏ yêu cầu bồi thường của nguyên đơn vì cho rằng: quảng cáo chỉ là một tuyên bố để thông báo cho những người mua tiềm năng rằng việc bán hàng đang diễn ra Đó không phải là một lời đề nghị ký hợp đồng với bất kỳ ai có thể thực hiện nó bằng cách tham dự cuộc đấu giá Do đó, nó không ràng buộc về mặt pháp lý bị đơn bán đấu giá các mặt hàng được đề cập vào bất kỳ ngày cụ thể nào

Thông báo đấu giá hoặc niêm yết đấu giá được gửi tới công chúng và không thể hiện sự cam kết của tổ chức đấu giá chấp nhận bán tài sản ở mức giá nào, do đó thông báo hoặc niêm yết đấu giá chỉ là lời mời giao kết (invitation to treat) [2, tr.26- 32] Trên cơ sở lời mời giao kết, những người quan tâm sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký để trở thành người tham gia đấu giá Tại cuộc đấu giá, người điều hành cuộc đấu giá (ĐGV) sẽ mời/đề nghị người tham gia đấu giá trả giá/chấp nhận giá Tùy theo việc đấu giá TSC được thực hiện theo phương thức nào (đấu giá tăng dần hay đấu giá giảm dần, đấu giá có bảo lưu hay đấu giá không có bảo lưu) mà lời mời trả giá/chấp nhận giá của ĐGV được xem là đề nghị/hoặc không phải là đề nghị giao kết hợp đồng Đối với cuộc đấu giá tăng dần (đấu giá kiểu Anh, đấu giá theo phương thức trả giá lên): ĐGV điều hành cuộc đấu giá sẽ mô tả tài sản đấu giá, công bố GKĐ và đề nghị khách hàng tham gia đấu giá trả giá Đối với mua bán tài sản thông thường, bên bán thường là người đề nghị, bên mua thường là người chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình đàm phán, thương lượng sau đó, vị trí của các bên có thể thay đổi Nhìn về hình thức biểu hiện, việc ĐGV mời trả giá có vẻ giống một lời đề nghị (đã có một tài sản cụ thể; có mức GKĐ; ĐGV đã thể hiện mong muốn bán tài sản và đã truyền đạt mong muốn đó tới những người tham gia đấu có ranh giới thực sự rõ ràng” và “nhiều khi phải gắn với hoàn cảnh cụ thể” [86, tr.233] Trong trường hợp này, GKĐ mà ĐGV công bố tại cuộc đấu giá chỉ là mức giá tối thiểu và ĐGV không thể hiện sự ràng buộc việc phải bán tài sản ở mức GKĐ đó Bên bán (người có tài sản đấu giá) thường mong muốn bán tài sản với giá cao hơn GKĐ thông qua sự cạnh tranh trả giá giữa những người tham gia đấu giá tại cuộc đấu giá Và do vậy, việc mời trả giá của ĐGV không phải là một lời đề nghị, nó đơn thuần chỉ là một lời mời giao kết [264] Trên cơ sở lời mời lời giao kết/lời mời đàm phán, người tham gia đấu giá sẽ liên tục đưa ra các mức giá mà mình muốn trả tùy theo mong muốn và khả năng tài chính của mỗi người theo sự điều hành của ĐGV Việc trả giá của những người tham gia đấu giá trong trường hợp này mới thực sự là lời đề nghị nghị giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá Và khi không còn ai trả giá thì ĐGV sẽ xác định và tuyên bố người trả giá cao nhất là người trúng đấu giá (người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh nhau về giá) Như vậy, trong đấu giá tăng dần, ĐGV là người chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá nói chung và đấu giá TSC nói riêng

Trong đấu giá tăng dần, các nước trên thế giới có sự phân biệt giữa đấu giá có bảo lưu và đấu giá không có bảo lưu Đối với đấu giá không có bảo lưu, ĐGV phải chấp nhận giao kết hợp đồng bán tài sản với bất cứ giá nào, miễn là giá đó bằng hoặc cao hơn GKĐ Đối với đấu giá có bảo lưu, trường hợp giá trả cao nhất bằng hoặc cao hơn GKĐ nhưng vẫn thấp hơn giá bảo lưu thì ĐGV có quyền từ chối không chấp nhận bán tài sản với mức giá đó Và trường hợp này được xác định là đấu giá không thành (không giao kết được hợp đồng mua bán tài sản đấu giá) Xuất phát từ nguyên lý bảo tồn và gia tăng giá trị của TSC, mô hình đấu giá tăng dần có bảo lưu là mô hình đấu giá phù hợp nhất trong đấu giá TSC ở Việt Nam hiện nay Đối với cuộc đấu giá giảm dần (còn gọi là đấu giá kiểu Hà Lan, đấu giá theo phương thức đặt giá xuống): ĐGV điều hành cuộc đấu giá cũng mô tả tài sản đấu giá, công bố GKĐ và đề nghị người tham gia đấu giá chấp nhận mua với mức GKĐ mà ĐGV đã đưa ra Nếu không có người nào chấp nhận mức GKĐ, ĐGV sẽ công bố mức giảm giá và đề nghị người tham gia đấu giá chấp nhận giá đã giảm Người đầu tiên chấp nhận GKĐ/hoặc giá đã giảm (trong trường hợp giảm giá) là người trúng đấu giá Như vậy, trong phương thức đấu giá giảm dần, ĐGV đưa ra mức giá và đề nghị người tham gia đấu giá chấp nhận mức giá đó Đây được xem là đề nghị giao kết hợp đồng Người tham gia đấu giá chấp nhận giá mà ĐGV đưa ra là chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá Đấu giá giảm dần cũng được chia thành đấu giá có bảo lưu và đấu giá không có bảo lưu Đối với đấu giá giảm dần không có bảo lưu, ĐGV sẽ hạ dần giá bán cho đến khi nào có người tham gia đấu giá chấp nhận mua tài sản Tuy nhiên, đối với đấu giá giảm dần có bảo lưu, ĐGV chỉ hạ giá bán cuối cùng ở mức bằng với giá bảo lưu Và nếu không có ai chấp nhận mua tài sản ở mức giá thấp nhất là giá bảo lưu, ĐGV sẽ rút lại tài sản (không bán tài sản) và kết quả đấu giá trong trường hợp này là đấu giá không thành So với đấu giá tăng dần, đấu giá giảm dần ít phổ biến hơn và thường chỉ áp dụng đối với một số loại tài sản khá đặc thù

2.2.3 Hiệu lực của đấu giá tài sản công

Hiệu lực của ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng liên quan mật thiết đến giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá Xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là cơ sở để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng Trong đấu giá TSC, khi giao kết hợp đồng bằng phương thức trả giá lên, người tham gia đấu giá liên tục đưa ra các đề nghị với các mức giá khác nhau, đề nghị cuối cùng có giá cao nhất hợp lệ sẽ được chấp nhận Thời điểm ĐGV công bố người trúng đấu giá là thời điểm hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được giao kết Ở thời điểm này, các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng, bên đề nghị đã nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá của bên được đề nghị

Thông thường, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hợp đồng có hiệu lực ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng được thực hiện trải qua một quá trình tương đối dài với các thủ tục được thực hiện một cách công khai, minh bạch Trên cơ sở thông tin đã được cung cấp trước (thông tin về tài sản đấu giá, về GKĐ, v.v ), người tham gia đấu giá đã có thời gian suy xét, cân nhắc kỹ trước khi quyết định trả giá mua tài sản Do vậy, cần coi thời điểm ĐGV công bố người trúng đấu giá là thời điểm hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được giao kết Việc ký kết hợp đồng mua bán tài sản sau đó, dù là ký giữa người có tài sản đấu giá là TSC hay tổ chức ĐGTS với người trúng đấu giá sẽ chỉ là minh chứng cho việc giao kết hợp đồng, chỉ là bằng chứng, chứng thư pháp lý để ghi nhận lại toàn bộ quá trình giao kết hợp đồng trước đó Từ thời điểm hợp đồng được giao kết sẽ phát sinh quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên, do vậy, các bên không được phép thay đổi ý chí từ thời điểm các bên đã giao kết hợp đồng Việc tự ý rút lại, sửa đổi, hủy bỏ cam kết trong hợp đồng phải được xác định là vi phạm hợp đồng và phải được xử lý theo chế tài vi phạm hợp đồng

Khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, các bên có trách nhiệm thực hiện hợp đồng Bên bán có quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền như thỏa thuận khi giao kết hợp đồng, có nghĩa vụ giao tài sản đúng phương thức và thời hạn, có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu tài sản cho bên mua (chuyển giao tài sản và giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản), phải bảm đảm chất lượng của tài sản đã đưa ra đấu giá theo cam kết đã công bố Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền, được nhận tài sản và xác lập quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản theo quy định của pháp luật Nếu một trong các bên không tuân thủ, không thực hiện đúng hợp đồng thì bên vi phạm có thể bị tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền buộc phải thực hiện đúng hợp đồng/và hoặc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Pháp luật điều chỉnh đấu giá tài sản công

2.3.1 Khái niệm, cấu trúc, nguồn pháp luật đấu giá tài sản công

2.3.1.1 Khái niệm pháp luật đấu giá tài sản công Đấu giá là một trong những phương thức mua bán tài sản phổ biến tại nhiều quốc giá trên thế giới Do vậy, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận và ban hành những quy định điều chỉnh hoạt động ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng Một số quốc gia quy định việc ĐGTS trong BLDS hoặc luật thương mại như: Pháp (quy định trong Bộ luật thương mại), Thái Lan (quy định trong BLDS và thương mại), Hoa Kỳ (quy định chung trong Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCC) và quy định riêng của các bang (Quy chế đấu giá của bang India, Quy chế của Ủy ban đấu giá bang Alabama, Quy định của Florida về ĐGTS ), v.v Một số quốc gia ban hành luật về bán ĐGTS với tư cách là một đạo luật độc lập như: Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam, v.v

Theo Từ điển Luật học, “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp trong dân cư xã hội” [181, tr 66] Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội quan niệm: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân, được nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội với mục đích bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và sự phát triển bền vững của xã hội” [135, tr.295] Các quy tắc xử sự chung chính là các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định [173, tr 317]

Pháp luật về đấu giá TSC là một bộ phận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Những TSC được thanh lý, TSC mà nhà nước không có nhu cầu sử dụng, tài sản mà nhà nước chưa sử dụng hết công suất, v.v cần được xử lý bằng những hình thức phù hợp Và đấu giá bán TSC, đấu giá cho thuê TSC, đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác TSC, v.v là phương thức nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ TSC, bảo toàn và làm gia tăng giá trị của TSC Ở một khía cạnh khác, thông qua việc đấu giá, TSC sẽ được trao cho những chủ thể phù hợp sử dụng để khai thác tối đa các lợi thế của TSC Bù lại, nhà nước sẽ thu được một khoản tiền về ngân sách để tiếp tục đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội Do vậy, để thực hiện việc đấu giá TSC một cách hiệu quả, hạn chế sự lãng phí, thất thoát TSC, cần có các quy định pháp luật để điều chỉnh các hoạt động đấu giá TSC dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, trung thực; tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng; bảo đảm quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu trong đấu giá TSC Các quy phạm pháp luật về đấu giá TSC cần điều chỉnh các hoạt động trước khi tiến hành việc ĐGTS như: điều chỉnh về các TSC bắt buộc phải xử lý thông qua đấu giá; về trình tự, thủ tục xử lý trước khi đưa TSC ra đấu giá; việc định giá TSC (xác định GKĐ, giá bảo lưu); việc lựa chọn tổ chức ĐGTS để thực hiện việc đấu giá TSC; điều chỉnh các hoạt động trong quá trình tổ chức đấu giá TSC như: nguyên tắc đấu giá TSC; chủ thể trong đấu giá TSC; ký hợp đồng đấu giá TSC với tổ chức đấu giá trung gian; công khai thông tin đấu giá TSC, xem tài sản đấu giá; tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; các quy định về hình thức, phương thức đấu giá, bước giá, cách thức tiến hành cuộc đấu giá, xác định người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, v.v ; điều chỉnh các hoạt động sau cuộc đấu giá như: ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, thanh toán tiền mua tài sản đấu giá, chuyển giao tài sản, chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng tài sản đấu giá sau cuộc đấu giá thành/hoặc việc xử lý tài sản sau cuộc đấu giá không thành; điều chỉnh các vấn đề quản lý nhà nước trong đấu giá TSC và xử lý vi phạm trong đấu giá TSC

Như vậy, có thể hiểu: Pháp luật về đấu giá TSC là hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đấu giá TSC, bao gồm những quy định về TSC đưa ra đấu giá; chủ thể, hình thức, phương thức đấu giá TSC; nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá TSC; quản lý Nhà nước và xử lý vi phạm trong đấu giá TSC

2.3.1.2 Cấu trúc của pháp luật đấu giá tài sản công

Pháp luật về đấu giá TSC bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật về ĐGTS, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC và pháp luật về dân sự có liên quan đến đấu giá Căn cứ vào nội dung điều chỉnh của quy phạm pháp luật, pháp luật ĐGTS nói chung và đấu giá TSC thường được phân chia thành:

- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về các nguyên tắc ĐGTS, bao gồm một số nguyên tắc chung như; bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia Đây là những nguyên tắc thể hiện bản chất của hoạt động ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng Hầu hết pháp luật các quốc gia đều ghi nhận các nguyên tắc này Bên cạnh đó, là phương thức mua bán tài sản nên đấu giá TSC còn chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc chung về hợp đồng, như nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng

- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về tài sản đấu giá: Tùy theo quan niệm của mỗi quốc gia, phạm vi TSC đưa ra đấu giá có thể sẽ khác nhau Xuất phát từ những ưu điểm của đấu giá TSC, các nước trên thế giới đều có xu hướng chung là ngày càng mở rộng phạm vi TSC được đưa ra đấu giá Phần lớn các quốc gia đều quan niệm TSC thanh lý, tài sản bị tịch thu, đất đai, quyền khai thác tài nguyên, v.v là những TSC được bán thông qua đấu giá Bên cạnh đó, một số quốc gia thực hiện việc đấu giá điện, quyền phát thải, quang phổ, tần số, trái phiếu kho bạc, v.v Các loại TSC đưa ra đấu giá được quy định trong pháp luật chuyên ngành của từng loại TSC, bên cạnh đó, cũng có thể được quy định trong pháp luật về ĐGTS

- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về chủ thể thực hiện việc ĐGTS: quy định về chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng, gồm các tổ chức ĐGTS, ĐGV điều hành cuộc đấu giá Nhóm quy phạm pháp luật này thường quy định về các điều kiện để trở thành tổ chức ĐGTS, ĐGV, quyền và nghĩa vụ của tổ chức ĐGTS, ĐGV Bên cạnh đó, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá cũng là các chủ thể được pháp luật về ĐGTS có quy định điều chỉnh

- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục ĐGTS: quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc bán ĐGTS ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng là quan hệ mua bán tài sản, hàng hóa qua trung gian, do vây trình tự, thủ tục thực hiện việc ĐGTS đây cũng chính là trình tự giao kết và thực hiện kết hợp đồng với những quy định đặc thù nhằm bán được tài sản với giá cao nhất Do vậy, đây là nhóm quy phạm pháp luật chủ đạo trong pháp luật về ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng

- Nhóm quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong ĐGTS: Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định các chủ thể có nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động bán ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng; xác định thẩm quyền quản lý nhà nước cho mỗi chủ thể quản lý, nội dung quản lý nhà nước về ĐGTS; xác định các hành vi vi phạm và chế tài xử lý

Xem xét về cấu trúc nguồn quy phạm pháp luật, có thể thấy, ở các nước, pháp luật về ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng có hai dạng chủ yếu:

Thứ nhất, các quy phạm pháp luật được quy định tập trung ở một đạo luật, thường gọi là Luật bán ĐGTS (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam, v.v ) Ở dạng này, các quy định của BLDS (có thể cả Luật Thương mại) mang tính nguyên tắc chung áp dụng cho các giao dịch dân sự, thương mại (trong đó có giao dịch bán ĐGTS), còn các vấn đề cụ thể được quy định trong Luật bán đấu giá tài sản

Thứ hai, các quy phạm pháp luật về bán đấu giá không quy định tập trung thành một đạo luật độc lập mà được quy định trong BLDS hoặc cả BLDS và Luật

Thương mại, thể hiện tính chất quan trọng của việc bán ĐGTS với tư cách là quan hệ tư bất luận chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước hay tổ chức ĐGTS

Và dù ở dạng thứ nhất hay thứ hai thì bên cạnh các quy phạm pháp luật chung về ĐGTS, việc đấu giá TSC còn thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các loại TSC

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

Các loại tài sản công được đưa ra đấu giá

Các loại TSC đưa ra đấu giá hiện được liệt kê tại khoản 1 Điều 4 Luật ĐGTS và được quy định chi tiết tại các văn bản pháp luật chuyên ngành về quản lý, sử dụng đối với từng loại TSC, như: Tài sản đấu giá là QSDĐ khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được điều chỉnh bởi Luật Đất đai năm 2013

[142], các Nghị định số 43/2014/NĐ-CP [41]; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP [42];

Nghị định số 45/2014/NĐ-CP [43]; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP [44]; Nghị định số 135/2016/NĐ-CP [50]; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP [52]; Nghị định số

123/2017/NĐ-CP [54] ; Nghị định số 136/2018/NĐ-CP [67]; Nghị định số

126/2020/NĐ-CP [73], Nghị định số 148/2020/NĐ-CP [75], Thông tư liên tịch số

14/2015/TTLT-BTNMT-BTP [24]; các Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT [21];

Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT [23]; Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT [25], v.v

Loại tài sản này sẽ được đấu giá theo cách thức đấu giá quyền sử dụng đất để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất

Tài sản đấu giá là TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội) TSC thuộc nhóm này được điều chỉnh bởi Luật Quản lý, sử dụng TSC [148]; các Nghị định số 151/2017/NĐ-CP [57]; Nghị định số 165/2017/NĐ-CP [58]; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP [59]; các Thông tư số 144/2017/TT-BTC [12]; Thông tư số 37/2018/TT-BTC [13], v.v Tùy theo TSC là loại tài sản gì và được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nào quản lý, xử lý sẽ có thể sẽ được đấu giá theo hình thức bán đấu giá TSC, hoặc thanh lý TSC bằng bằng hình thức đấu giá; hoặc cho thuê TSC bằng hình thức đấu giá

TSC đấu giá là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được điều chỉnh bởi Luật Quản lý, sử dụng TSC; Luật Xử lý vi phạm hành chính [141], Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính [150]; Luật Thi hành án dân sự [137], Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự []; các Nghị định số 166/2013/NĐ-CP [38]; Nghị định số 62/2015/NĐ-CP [46], Nghị định số 151/2017/NĐ-CP [57]; Nghị định số 29/2018/NĐ-CP [60]; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP [71], Nghị định số 181/2021/NĐ-CP; các Thông tư số 57/2018/TT- BTC [15]; Thông tư số 144/2017/TT-BTC [12]; Thông tư số 173/2013/TT-BTC [7], v.v TSC thuộc nhóm này bao gồm: Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật (tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự); tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; tài sản của quỹ bị giải thể (tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự ); tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước (tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam); tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án

Tài sản đấu giá là tài sản kết cấu hạ tầng được điều chỉnh bởi Luật Quản lý, sử dụng TSC; các Nghị định số 129/2017/NĐ-CP [56]; Nghị định số 43/2018/NĐ-CP

[62]; Nghị định số 44/2018/NĐ-CP [63]; Nghị định số 45/2018/NĐ-CP [64]; Nghị định số 46/2018/NĐ-CP [65]; Nghị định số 33/2019/NĐ-CP [68]; Nghị định số 43/2022/NĐ-CP [77]; các Thông tư số 47/2018/TT-BTC [14]; Thông tư số 86/2019/TT-BTC [19], v.v TSC thuộc nhóm này bao gồm: Tài sản tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt quốc gia; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch Tùy từng trường hợp, tài sản kết cấu hạ tầng có thể được đấu giá theo hình thức đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ kết cấu tầng, v.v

Tài sản đấu giá là TSC tại doanh nghiệp gồm: (1) TSC do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, được điều chỉnh bởi Luật Quản lý, sử dụng TSC; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 [143]; các Nghị định số 91/2015/NĐ-CP [47]; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP [57]; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP [61]; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP [74]; Thông tư số 219/2015/TT-BTC [9], v.v ; và (2) TSC do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm và được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê; tài nguyên): được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 99 quy định Luật Quản lý, sử dụng TSC và Điều 88 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP [57], v.v

Tài sản đấu giá là tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước có liên quan đến đấu giá được điều chỉnh theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC; Nghị định số 70/2018/NĐ-CP [66]; Thông tư số 63/2018/TT-BTC [16] và Thông tư số 10/2019/TT-BTC [18], v.v Liên quan đến việc đấu giá đối với nhóm tài sản này có thể bao gồm việc đấu giá tài sản phục vụ hoạt động của dự án; đấu giá tài sản là kết quả của dự án, đấu giá tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, v.v

Tài sản đấu giá là hàng dự trữ quốc gia được điều chỉnh theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC; Luật Dự trữ quốc gia năm 2012 [140]; Nghị định số 94/2013/NĐ-CP [39]; Nghị định số 128/2015/NĐ-CP [48]; Thông tư 89/2015/TT- BTC [8]; Thông tư số 92/2018/TT-BTC [17], v.v

Tài sản đấu giá là quyền khai thác khoáng sản được điều chỉnh theo quy định của Luật Khoáng sản [139]; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP [36]; Nghị định số

67/2019/NĐ-CP [70]; Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC [22], v.v

Tài sản đấu giá là tần số vô tuyến điện được điều chỉnh theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện [138]; Nghị định số 88/2021/NĐ-CP [76] và Quyết định số 835/QĐ-TTg [163], v.v

Ngoài các văn bản pháp luật nêu trên, việc xử lý TSC đưa ra đấu giá trong nhiều trường hợp còn phải thực hiện theo những quy định về phân cấp quản lý, xử lý TSC của các bộ, ngành, địa phương, như các quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định bán đấu giá TSC, phân cấp thẩm quyền quyết định GKĐ, v.v Hiện nay, hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền trong quản lý, xử lý TSC để áp dụng trong địa phương mình Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã ban hành quy định về đấu giá QSDĐ khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất

Nghiên cứu quy định của pháp luật về đấu giá TSC từ thời điểm Việt Nam ban hành văn bản pháp luật chuyên ngành đầu tiên về đấu giá tài sản (Nghị định số 86/CP năm 1996) trở lại đây, có thể nhận thấy Việt Nam đã ngày càng mở rộng phạm vi các loại TSC được bán theo phương thức đấu giá Đây là xu hướng chung của các nước trên thế giới, xuất phát từ tính ưu việt của việc xử lý TSC thông qua đấu giá Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, giữa quy định của Luật ĐGTS và pháp luật về quản lý, sử dụng TSC lại đang có sự “vênh” nhau Luật ĐGTS được ban hành năm 2016, trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng TSC được ban hành và không sử dụng khái niệm “TSC” Tên các TSC được liệt kê tại khoản 1 Điều 4 Luật ĐGTS được quy định theo các văn bản pháp luật chuyên ngành về từng loại TSC đưa ra đấu giá, bởi trước đó, các luật được ban hành trước Luật Quản lý, sử dụng TSC không sử dụng khái niệm “TSC” mà sử dụng nhiều khái niệm khác nhau để quy định về loại tài sản này như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 sử dụng khái niệm “tài sản nhà nước”; BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm “hình thức sở hữu nhà nước”, “thuộc về Nhà nước”; Luật Giáo dục đại học năm 2012 cũng sử dụng khái niệm “thuộc sở hữu Nhà nước”; Luật Di sản văn hóa năm 2001 lại quy định “thuộc sở hữu toàn dân”, v.v

Sau khi Luật Quản lý, sử dụng TSC được ban hành và có hiệu lực, tên một số loại TSC trong Luật ĐGTS không phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, ví dụ như quy định về “Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước” tại điểm a khoản 1 Điều 4 Luật ĐGTS Theo quy định tại các Điều 49 và Điều 59 Luật ĐGTS, đây là tài sản không được đấu giá khi chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá Tên tài sản này đã được Luật ĐGTS quy định theo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và tương ứng với nhóm TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 4

Luật Quản lý, sử dụng TSC Trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng TSC có hiệu lực (01/01/2018), căn cứ các quy định tại Luật ĐGTS (Điều 49, 59) và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì chỉ không đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đối với nhóm TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị Một số loại TSC khác, ví dụ tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu [147, điểm e khoản 1 Điều 4] vẫn thực hiện việc đấu giá khi chỉ có một người theo quy định tại các Điều

49, Điều 59 Luật ĐGTS và Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/04/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập, quyền sở hữu của nhà nước [40, khoản 5 Điều 18] Từ thời điểm Luật Quản lý, sử dụng TSC có hiệu lực, tất cả các TSC phải bán thông quan đấu giá đều không được đấu giá trong trường hợp chỉ có một người theo hợp quy định tại Điều 49 và Điều 59 Luật ĐGTS Do vậy, quy định hiện nay trong Luật ĐGTS về tên một số loại TSC không còn phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, đã gây ra một số khó khăn trong quá trình áp dụng

Chủ thể trong đấu giá tài sản công

3.2.1 Người có tài sản đấu giá là tài sản công

Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật ĐGTS, người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán ĐGTS hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Người có tài sản đấu giá đối với TSC được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC Tuy nhiên, phạm vi TSC rất rộng; lại được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau và không thường xuyên phát sinh việc xử lý đưa TSC ra đấu giá nên quá trình xử lý TSC trước khi đưa ra đấu giá bị phân tán do nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng thực hiện, còn nặng về hành chính, bao cấp, tính chuyên nghiệp thấp Do vậy, trong nhiều trường hợp, việc xử lý TSC trước khi đưa ra đấu giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu giá TSC Mặc dù Luật ĐGTS đã bổ sung một điều luật mới quy định về quyền và nghĩa của người có tài sản đấu giá nói chung và đấu giá TSC nói riêng (Điều 47), tuy nhiên quy định còn chung chung, khó thực hiện (ví dụ: có quy định quyền nhưng chưa có quy định về cách thức thực hiện quyền (quyền yêu cầu tổ chức ĐGTS dừng việc tổ chức đấu giá, quyền yêu cầu ĐGV dừng cuộc đấu giá); quy định việc tham dự cuộc đấu giá là quyền của người có tài sản, trong khi đó Luật ĐGTS lại quy định biên bản đấu giá bắt buộc phải có chữ ký của người có tài sản đấu giá tại cuộc đấu giá, v.v )

Hiện nay, Hàn Quốc đã rất thành công theo mô hình xử lý TSC tập trung vào một cơ quan thực hiện Đây cũng là một gợi ý cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hiện đang thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý một số loại tài sản như đất, nhà, công trình và các tài sản gắn liền với đất; xe ô tô theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý TSC

3.2.2 Tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên

3.2.2.1 Tổ chức đấu giá tài sản

Xuất phát từ vị trí đặc biệt quan trọng của người thực hiện việc ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, đều quan niệm người hành nghề đấu giá phải đáp ứng một số điều kiện nhất định Theo quy định của Luật ĐGTS, tổ chức ĐGTS bao gồm: (1) Trung tâm dịch vụ ĐGTS và (2) doanh nghiệp ĐGTS Trung tâm dịch vụ ĐGTS là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc

Sở Tư pháp, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Giám đốc Trung tâm dịch vụ ĐGTS phải là ĐGV Doanh nghiệp ĐGTS được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh theo quy định của Luật ĐGTS và pháp luật về doanh nghiệp Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là ĐGV, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là ĐGV, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là ĐGV Doanh nghiệp ĐGTS đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và được hoạt động kể từ ngày được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động

Có thể thấy, Luật ĐGTS đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện để một tổ chức được phép thực hiện các hoạt động ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng so với quy định pháp luật ĐGTS của Việt Nam trong những giai đoạn trước [33, Điều 4], [34, Điều 34, 35, 36, 37], [35, Điều 14, 15, 16, 19, 20] Tính đến tháng 11/2021, cả nước đã có 511 tổ chức ĐGTS (trong đó có 59 Trung tâm dịch vụ ĐGTS và 452 doanh nghiệp ĐGTS (có 04 Trung tâm dịch vụ ĐGTS các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang đã giải thể); 237 chi nhánh các doanh nghiệp ĐGTS [31] Tính từ 01/01/2017 đến 31/12/2019, các tổ chức ĐGTS đã thực hiện 102.250 cuộc đấu giá, trong đó 86.607 cuộc đấu giá thành; số tiền bán được là 233.053.890.494.911 đồng, chệnh lệch 38.185.501.487.248 đồng so với GKĐ (tăng 19,61%); nộp ngân sách nhà nước (tiền thuế) là 95.026.953.024 đồng [29, Phụ lục II]

Ngoài các tổ chức ĐGTS, người có tài sản đấu giá quyết định thành lập Hội đồng đấu giá để ĐGTS trường hợp (1) không lựa chọn được tổ chức ĐGTS hoặc (2) luật quy định việc ĐGTS do Hội đồng ĐGTS thực hiện [147, Điều 60] Hội đồng đấu giá gồm ba thành viên trở lên Chủ tịch Hội đồng là người có tài sản đấu giá hoặc người được ủy quyền Hội đồng đấu giá thực hiện việc ĐGTS theo trình tự, thủ tục quy định của Luật ĐGTS Chủ tịch Hội đồng/hoặc một thành viên trong hội đồng được phân công là người điều hành cuộc đấu giá Hội đồng ĐGTS có thể ký hợp đồng với tổ chức ĐGTS để cử ĐGV trực tiếp điều hành cuộc đấu giá

Mặc dù quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức ĐGTS nói chung đã có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp hơn so với các giai đoạn trước, song thực tiễn thực hiện những quy định này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, như:

Một là, bất cập về điều kiện để các tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện việc đấu giá tài sản công

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, tài sản đấu giá ở Việt Nam hầu hết là TSC, trong đó QSDĐ chiếm hơn 90% [29, điểm a mục 2.1] Tuy nhiên, khác với các loại tài sản đấu giá khác, TSC là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước Việt Nam đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước giao cho các các cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng quản lý, khai thác, sử dụng TSC Thực tế thời gian qua, nhiều TSC được xử lý bằng hình thức đấu giá có giá trị rất lớn, có tài sản có giá trị lớn đến hàng nghìn tỷ đồng, như tài sản đấu giá là nhà đất tại 23 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã đấu giá thành công với giá trúng 1.430 tỷ đồng [248]; QSDĐ đợt 1, dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương, thành phố Thanh Hóa đã đấu giá thành công với giá trúng 1.215 tỉ đồng [234], v.v Do vậy, để hạn chế tiêu cực, thất thoát cũng như đảm bảo hiệu quả công tác đấu giá TSC, chỉ nên giao việc đấu giá TSC cho những tổ chức ĐGTS có đủ năng lực, kinh nghiệm, uy tín thực hiện

Theo quy định của Luật ĐGTS, tổ chức ĐGTS gồm các Trung tâm dịch vụ ĐGTS và các doanh nghiệp ĐGTS Mặc dù số lượng và tổ chức ĐGTS tăng lên nhanh chóng nhưng số lượng các doanh nghiệp ĐGTS mới thành lập và có quy mô nhỏ chiếm phần lớn Ví dụ, tại Hà Nội, theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, tính nghiệp ĐGTS; trong đó đã có tới 32 tổ chức ĐGTS chỉ có duy nhất 01 ĐGV, chiếm tỷ lệ 33%; có tới 25 tổ chức ĐGTS có 02 ĐGV, chiếm tỷ lệ 25,8% Tổ chức ĐGTS có 03 ĐGV là 15, chiếm tỷ lệ 15,5%, có 04 ĐGV có 11, chiếm tỷ lệ 25,8%; có 05 ĐGV là 06, chiếm tỷ lệ 6,2 %; có 6 ĐGV là 03, chiếm tỷ lệ 3,1% Chỉ có 04 tổ chức ĐGTS có số lượng ĐGV lần lượt là 7, 8, 10, 11, 14, chiếm tỷ lệ 5% Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 62 tổ chức ĐGTS và 23 chi nhánh doanh nghiệp ĐGTS; trong đó đã có tới 26 tổ chức ĐGTS chỉ có 01 ĐGV, chiếm tỷ lệ 41,9%; có 16 tổ chức ĐGTS có 02 ĐGV, chiếm tỷ lệ 25,8%; 13 tổ chức ĐGTS có 03 ĐGV, chiếm tỷ lệ 21%; 01 tổ chức ĐGTS có 04 ĐGV, chiếm tỷ lệ 1,6%; 02 tổ chức ĐGTS có lần lượt số ĐGV là 5, 6, 7 ĐGV, chiếm tỷ lệ 3,2% [31]

Theo quy định của Luật ĐGTS, tất cả các tổ chức ĐGTS đều có thể thực hiện việc đấu giá TSC nếu được người có tài sản đấu giá lựa chọn Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, việc lựa chọn tổ chức ĐGTS để đấu giá TSC còn mang tính hình thức Các hiện tượng tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng doanh nghiệp

“sân sau” vẫn diễn ra Thực tế, có những tổ chức ĐGTS đã tìm mọi cách để được người có tài sản đấu giá là TSC lựa chọn, trong đó có cả việc chấp nhận mức thù lao dịch vụ đấu giá rất thấp, thậm chí chỉ bằng mức tối thiểu mà pháp luật quy định (1 triệu đồng) Việc lựa chọn tổ chức ĐGTS để đấu giá 325,86 ha cây cao su thanh lý để tái canh đợt 3 năm 2020 của Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng là một ví dụ Theo thông báo số 314a/TB-CSDT ngày 19/3/2020 của Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng, tổ chức ĐGTS được lựa chọn đấu giá tài sản trên là đơn vị đưa ra mức thù lao dịch vụ đấu giá thấp nhất, chỉ có 1 triệu đồng Tuy nhiên, mức thù lao này không đủ bù đắp chi phí tối thiểu mà tổ chức ĐGTS phải bỏ ra trong quá trình thực hiện việc đấu giá TSC, như: chi phí đăng thông báo đấu giá trên báo in/hoặc báo hình; chi phí làm hồ sơ, in, photocopy hồ sơ cung cấp cho người có nhu cầu tham gia đấu giá; chi phí tổ chức cuộc đấu giá, v.v Chỉ tính riêng chi phí đăng thông báo, nếu thông báo ĐGTS đăng theo trên báo hình (truyền hình VTC, VTC cab các kênh) thì chi phí hiện là 4.000.000 đồng/phút phát sóng; nếu đăng trên báo Pháp luật Việt Nam (thuộc Bộ Tư pháp) chi phí hết 1.600.000 đồng/2 số; đăng trên trên báo Đấu thầu (Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chi phí là 2.420.000 đồng/2 số; đăng trên báo Hà Nội Mới (thuộc thành ủy Hà Nội) thì chi phí là 2.200.000 đồng/2 số, v.v Trong khi đó, trừ các Trung tâm dịch vụ ĐGTS là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, còn lại các doanh nghiệp đấu giá là các tổ chức kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận Một số trường hợp, người có tài sản đấu giá đã đưa thêm “các tiêu chí khác” có lợi cho tổ chức ĐGTS “sân sau” Ví dụ, trong

Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá số 1642/TB-VTHT-KTKH ngày 30/9/2020 của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam - Viễn thông Hà Tĩnh đã đưa ra tiêu chí để chấm điểm đối với tổ chức ĐGTS có ĐGV là luật sư; hoặc Sở Tài nguyên và

Môi trường tỉnh Cao Bằng, trong Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá số 2491/TB- STNMT ngày 28/9/2020 đưa ra tiêu chí để chấm điểm đối với tổ chức ĐGTS có ĐGV đồng thời là cộng tác viên của truyền thông báo chí, v.v Những tiêu chí trên sẽ gián tiếp loại trừ các Trung tâm dịch vụ ĐGTS - các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở

Tư pháp, những người được xem là “có tóc” và được định hướng cũng như luôn giữ vai trò “ làm đầu tàu về chuyên môn, nghiệp vụ” [30, tr.37] khỏi cuộc cạnh tranh để trở thành người được lựa chọn thực hiện việc ĐGTS

Do vậy, để hạn chế những tiêu cực, vi phạm, trục lợi trong đấu giá TSC, từng bước nâng cao hiệu quả công tác đấu giá TSC, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về ĐGTS, đảm bảo chỉ những tổ chức có đủ năng lực mới được thực hiện việc đấu giá TSC là cần thiết trong bối cảnh hiện nay

Hai là, bất cập trong quy định của pháp luật về chức năng đấu giá tài sản công của một số tổ chức, Hội đồng đấu giá

Hình thức, phương thức, bước giá trong đấu giá tài sản công

3.3.1 Hình thức, phương thức đấu giá tài sản công

Pháp luật ĐGTS của Việt Nam hiện ghi nhận 04 hình thức đấu giá áp dụng trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng, bao gồm: (1) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; (2) đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; (3) đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp và (4) đấu giá trực tuyến [147, Điều 40] Đấu giá bằng lời nói là hình thức đấu giá được quy định từ văn bản pháp luật chuyên ngành đầu tiên của nước ta về ĐGTS [33, Điều 16] Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá bắt đầu được quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP [34, Điều 17] Cho đến nay, hai hình thức đấu giá truyền thống này vẫn chủ yếu được sử dụng trên thực tế Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp là hình thức đấu giá mới được quy định trong Luật ĐGTS, nhưng trên thực tế, hình thức đấu giá này đã hình thành từ thời điểm thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP Theo quy định tại Điều

33 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, ngoài đấu giá bằng lời nói và đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, nếu người có tài sản đấu giá và tổ chức ĐGTS có thỏa thuận thì cuộc đấu giá có thể thực hiện bằng các hình thức khác, nhưng phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán ĐGTS quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và Thông tư số 23/2010/TT-BTP Thực tế thời gian thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, có một số ít cuộc đấu giá đã được thực hiện bằng “hình thức đấu giá khác” nhằm hạn chế tình trạng thông đồng, dìm giá, hạn chế tình trạng người tham gia đấu giá bị một số đối tượng tác động, khống chế khi tham gia đấu giá, trả giá Và đây chính là những phác thảo đầu tiên cho hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp được ghi nhận chính thức trong Luật ĐGTS Đấu giá trực tuyến là hình thức đấu giá được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, đấu giá trực tuyến lần đầu tiên được ghi nhận tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP [34, Điều 17] Mặc dù đã được pháp luật quy định nhưng hình thức đấu giá này đã không được triển khai trên thực tế trong suốt quá trình thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và không được tiếp tục quy định trong Nghị định số 17/2010/NĐ-CP Đến nay, hình thức đấu giá này đã được Luật ĐGTS ghi nhận trở lại Theo quy định của Luật ĐGTS và Nghị định số 62/2017/NĐ-CP, để được thực hiện ĐGTS theo hình thức trực tuyến, tổ chức ĐGTS phải thiết lập Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến, lập và gửi Đề án đấu giá trực tuyến đến Sở Tư pháp nơi tổ chức ĐGTS có trụ sở để xin cấp giấy phép thực hiện Sau khi thẩm định, nếu đủ điều kiện, Giám đốc Sở Tư pháp sẽ phê duyệt cho Tổ chức ĐGTS được thực hiện đấu giá trực tuyến Tổ chức ĐGTS chỉ được thực hiện đấu giá trực tuyến trên Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức mình sau khi được cấp phép [53, Điều 13, 14, 15] Ở Việt Nam, phương thức đấu giá phổ biến là phương thức trả giá lên (đấu giá tăng dần) Phương thức đặt giá xuống (đấu giá giảm dần) trước đây đã được quy định trong Luật thương mại năm 2005 [136, điểm b khoản 2 Điều 185], nhưng chỉ áp dụng đối với đấu giá hàng hóa thương mại và rất ít được sử dụng trên thực tế Theo xu hướng chung của các nước trên thế giới, Luật ĐGTS đã ghi nhận phương thức đấu giá giảm dần, nhưng chỉ áp dụng đối với việc ĐGTS của tổ chức, cá nhân tự nguyện lựa chọn bán tài sản thông qua các tổ chức ĐGTS Đối với việc đấu giá TSC, tổ chức đấu giá chỉ được thực hiện việc đấu giá TSC theo một phương thức duy nhất là phương thức trả giá lên [147, Điều 55 và khoản 2 Điều 58]

Quy định về hình thức, phương thức ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng của Việt Nam còn khá hạn chế Ngoài các hình thức, phương thức đấu giá Việt Nam đã quy định, các quốc gia trên thế giới đã ghi nhận và sử dụng nhiều hình thức, phương thức đấu giá khác, như: đấu giá kín theo giá thứ nhất, đấu giá kín theo giá thứ hai (đấu giá Vickrey), đấu giá câm, đấu giá nến, đấu giá giảm dần, v.v , [94, tr.28-32], [128, tr.118-135], [196, p.173-184], qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức ĐGTS có nhiều cơ hội lựa chọn được những hình thức, phương thức đấu giá phù hợp tùy theo từng tài sản và tính chất mỗi cuộc đấu giá Đấu giá trực tuyến là hình thức đấu giá được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng còn khá mới ở Việt Nam Tuy nhiên, pháp luật về ĐGTS hiện chưa có những quy định để khuyến khích phát triển hình thức đấu giá trực tuyến, thậm chí còn có những quy định quá chặt chẽ khi đánh vào thu nhập của Tổ chức ĐGTS, ví dụ như quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 9 Nghị định số 62/2017/NĐ-CP Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức ĐGTS, thực trạng đội ngũ ĐGV phần lớn chưa có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chi phí xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến lớn, những quy định của pháp luật hiện hành chưa khuyến khích được các tổ chức ĐGTS đầu tư tiền bạc, công sức, trí tuệ để đeo đuổi và phát triển hình thức đấu giá mới này Vì vậy, tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù Luật ĐGTS đã có hiệu lực được hơn 04 năm nhưng mới chỉ có 05 tổ chức ĐGTS của Việt Nam được cấp phép thực hiện đấu giá trực tuyến, đó là: Công ty đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia [154], Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt [155]; Công ty đấu giá hợp danh Rồng Việt [152]; Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng [153] và Công ty đấu giá hợp danh Bắc Trung Nam [156] Do vậy, việc sửa đổi quy định của pháp luật về đấu giá trực tuyến nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển hình thức đấu giá mới này là rất cần thiết trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay

Một trong các cách phân loại theo lý thuyết chung về ĐGTS là phân loại đấu giá thành đấu giá có bảo lưu và đấu giá không có bảo lưu Tuy nhiên, từ trước đến nay, Việt Nam mới chỉ quy định và áp dụng mô hình đấu giá không có bảo lưu

Theo mô hình này, đối với việc đấu giá TSC, người có TSC sẽ xác định GKĐ của tài sản trước khi đưa TSC ra đấu giá và giá này được công bố công khai Tổ chức ĐGTS, mà trực tiếp là ĐGV điều hành cuộc đấu giá sẽ tổ chức việc đấu giá TSC theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định, qua đó thực hiện giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với người trả giá cao nhất hợp lệ (người trúng đấu giá) Giá hợp lệ là giá cao nhất tại cuộc đấu giá và giá đó tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn GKĐ mà người có tài sản đấu giá là TSC đã đưa ra Với đặc thù người có tài sản đấu giá là TSC không hoàn toàn là chủ sở hữu tài sản, với quy định công khai GKĐ và có thể trúng đấu giá chỉ bằng GKĐ, mô hình đấu giá không có bảo lưu có nguy cơ phát sinh tình trạng thông đồng giữa các chủ thể liên quan trong quá trình đưa TSC ra đấu giá (thông đồng giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức ĐGTS, người tham gia đấu giá, giữa những người tham gia đấu giá với nhau)

3.3.2 Bước giá trong đấu giá tài sản công

Bước giá trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng được quy định tại khoản 1 Điều 5; điểm d khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 42 Luật ĐGTS, theo đó bước giá là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề, được sử dụng trong những cuộc ĐGTS theo phương thức trả giá lên theo hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói và đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá Ngoài những quy định trên, pháp luật về ĐGTS hiện không có quy định nào khác về bước giá Trước đó, BLDS năm 1995, Nghị định số 86/CP, BLDS năm

2005, Luật Thương mại năm 2005 không có quy định về bước giá Nghị định số 05/2005/NĐ-CP không quy định về bước giá, nhưng có quy định về việc khi mở đầu cuộc ĐGTS, ĐGV điều hành cuộc đấu giá “quy định mức chênh lệch của mỗi lần trả giá” [34, điểm a khoản 2 Điều 17] Bước giá chính thức được quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP [35, khoản 5 Điều 2] và Thông tư số 23/2010/TT- BTP [26, Điều 13]

Quy định về bước giá trong ĐGTS nói chung và trong đấu giá TSC nói riêng thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Do pháp luật chưa có quy định cụ thể nên các cuộc đấu giá TSC hiện đang quy định và sử dụng bước giá rất khác nhau, gây khó khăn cho người tham gia ĐGTS như: (1) Ấn định bước giá cụ thể, không quy định bước giá tối đa, ví dụ, quy định bước giá là 1 triệu đồng; và trong một lần trả giá, người tham gia đấu giá có thể trả một hoặc nhiều bước giá nhưng phải bằng số nguyên lần bước giá Trường hợp này, nếu người tham gia đấu giá trả một bước giá bằng 1 triệu đồng, hai bước giá bằng 2 triệu đồng, v.v là phù hợp; nhưng nếu trả 1,5 triệu đồng là trả sai bước giá; (2) chỉ quy định bước giá là một mức tối thiểu, không quy định mức tối đa, ví dụ, quy định “bước giá tối thiểu là 1 triệu đồng” Trường hợp này, người tham gia đấu giá có thể trả giá tùy chọn nhưng thấp nhất phải từ 1 triệu đồng trở lên (có thể trả bước giá lẻ 1,1 triệu đồng); (3) quy định bước giá trong khoảng giá, ví dụ, quy định “bước giá tối thiểu là 1 triệu đồng, tối đa là 50 triệu đồng” Trường hợp này, người tham gia đấu giá chỉ được trả giá trong phạm vi mức tối thiểu và mức tối đa; (4) không quy định mức tối thiểu mà chỉ quy định mức tối đa, ví dụ, quy định “bước giá tối đa là 100 triệu đồng” Trường hợp này, người tham gia đấu giá có thể trả giá tùy chọn ở tối thiểu nhưng tối đa không vượt quá 100 triệu đồng, v.v Bên cạnh đó, pháp luật hiện cũng chưa có quy định định lượng về bước giá, dẫn đến sự tùy tiện trong quy định và sử dụng bước giá trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng

Về thẩm quyền quyết định bước giá, pháp luật về ĐGTS trước đây quy định tổ chức ĐGTS là người có thẩm quyền quyết định bước giá [35, khoản 5 Điều 2] Thực tiễn thực hiện đã phát sinh trường hợp tổ chức ĐGTS lạm quyền, quyết định bước giá không phù hợp [240] Nhằm khắc phục tình trạng trên, Luật ĐGTS đã quy định người có tài sản đấu giá là người có thẩm quyền quyết định bước giá [147, khoản 1 Điều 5] Tuy nhiên, thực tế thực hiện quy định này lại dẫn đến sự lạm quyền của người có tài sản đấu giá nên việc thay đổi thẩm quyền quyết định bước giá từ tổ chức ĐGTS sang người có tài sản đấu giá cũng chưa ngăn chặn được tiêu cực phát sinh Do vậy, cần có cơ chế kiểm soát để hạn chế sự lạm quyền của tổ chức ĐGTS cũng như của người có tài sản đấu giá khi quy định và sử dụng bước giá trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng

Về việc điều chỉnh bước giá tại cuộc đấu giá, trước đây, ĐGV được quyền

“điều chỉnh bước giá cho phù hợp với từng vòng đấu giá trong khi điều hành cuộc bán đấu giá” [26, khoản 2 Điều 15] Thực tiễn thực hiện, một số ĐGV đã lạm dụng quyền được điều chỉnh bước giá Hiên nay, pháp luật hiện hành không quy định về việc điều chỉnh bước giá nên hầu hết các cuộc đấu giá TSC đều không thực hiện việc điều chỉnh bước giá và do vậy chưa phát huy hết được tính hiệu quả trong đấu giá TSC

Về thời điểm thông bước giá, cuộc đấu giá trực tiếp bằng lời nói và đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá là cuộc đấu giá bắt buộc phải có bước giá Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, đến tận thời điểm mở cuộc đấu giá, ĐGV mới bắt buộc phải thông báo công khai bước giá Do không biết trước về bước giá nên trong một khoảng thời gian ngắn (đấu giá bằng lời nói trả giá liên tục, đấu giá bằng bỏ phiếu thì thời gian ghi và nộp phiếu thường diễn ra từ 10 đến 30 phút), người tham gia đấu giá rất khó khăn trong việc tính toán trước mức giá trả cho phù hợp với quy định về bước giá của người có tài sản đấu giá, phù hợp với khả năng tài chính của mình nhưng lại có cơ hội mua được tài sản mà không quá chênh lệch so với giá thị trường, nhất là trong đấu giá QSDĐ

Bên cạnh những bất cập nêu trên, một số vấn đề vẫn đang tiếp tục gây tranh cãi giữa các tổ chức ĐGTS, giữa các ĐGV và vẫn đang được thực hiện theo những cách thức khác nhau, như: nếu bỏ phiếu trực tiếp một vòng thì có bắt buộc áp dụng bước giá không? Trường hợp người có tài sản đấu giá yêu cầu vòng thứ nhất người tham gia đấu giá phải trả bằng GKĐ cộng (+) ít nhất một bước giá có đúng không? Cách thức giải quyết như thế nào trong trường hợp trả sai bước giá? Quy định về cách thức áp dụng bước giá trong trường hợp rút lại giá đã trả mà người tham gia đấu giá tiếp tục tham gia đấu giá, v.v

Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản công

Việc đấu giá TSC ở Việt Nam hiện được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định trong Luật ĐGTS và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều Luật ĐGTS; Thông tư số 06/2017/TT-BTP ngày 16/5/2017 của Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực ĐGTS; Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/05/2017 của Bộ Tài chính quy định khung thù lao dịch vụ ĐGTS theo quy định tại Luật ĐGTS; Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạt động ĐGTS; Thông tư số 14/2018/TT-BTP ngày 15/10/2018 của Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ĐGV; Thông tư số 108/2020/TT-BTC ngày 21/12/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại Luật ĐGTS; Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày ngày 08/02/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Là một hình thức mua bán tài sản, bên cạnh việc tuân thủ trình tự, thủ tục theo pháp luật về ĐGTS, việc đấu giá TSC còn phải tuân theo quy định của BLDS năm 2015 Việc xác định các điều kiện đưa TSC ra đấu giá, xác định người có tài sản đấu giá, xác định GKĐ, các quy định đặc thù khi đấu giá TSC, v.v được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC Do vậy, việc đấu giá TSC còn phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan đến đấu giá về từng loại TSC, như: Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014; Luật Đất đai năm 2013; Luật Dự trữ quốc gia năm 2012; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Luật thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014; Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, v.v và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các đạo luật trên Trong nhiều trường hợp, việc xử lý TSC đưa ra đấu giá còn phải thực hiện theo những quy định về phân cấp quản lý, xử lý TSC của các bộ, ngành, địa phương (phân cấp thẩm quyền quyết định bán đấu giá tài sản công, phân cấp thẩm quyền quyết định GKĐ, v.v )

Theo quy của pháp luật về đấu giá TSC, việc đấu giá TSC được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

3.4.1 Quyết định đưa tài sản công ra đấu giá, định giá tài sản công

Trước khi đưa ra đấu giá, TSC phải được xử lý theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định Thủ tục quyết định đấu giá TSC, xác định GKĐ, những điều kiện, yêu cầu (nếu có), v.v trong quá trình tổ chức đấu giá TSC là những nội dung có liên quan đến đấu giá TSC, được pháp luật về quản lý, sử dụng đối với từng loại TSC quy định và do người có tài sản đấu giá là TSC thực hiện Và nếu quá trình này được người có tài sản đấu giá thực hiện đầy đủ, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật sẽ tác động tích cực đến quá trình đấu giá TSC, bảo đảm quyền, lợi ích của các bên liên quan, hạn chế vi phạm, khiếu kiện, khiếu nại phát sinh

Phạm vi TSC rất rộng, lại được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng nên việc xử lý TSC trước khi đưa ra đấu giá bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng thực hiện Mặt khác, bên cạnh quy định chung của pháp luật về ĐGTS, BLDS năm 2015, mỗi loại TSC còn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau Trước khi đưa ra đấu giá, mỗi loại TSC sẽ được xử lý theo trình tự, thủ tục pháp luật về loại tài sản đó quy định Tài sản đấu giá là QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật về đất đai quy định TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được xử lý theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản hướng dẫn thi hành Tài sản là hàng dự trữ quốc gia xử lý theo quy định của pháp luật dự trữ quốc gia Quyền khai thác khoáng sản xử lý theo quy định của pháp luật về khoáng sản, v.v Tuy nhiên, do không thường xuyên phát sinh việc xử lý đưa TSC ra đấu giá nên quá trình xử lý TSC trước khi đưa ra đấu giá, các cơ quan, đơn vị có tài sản thường khá lúng lúng, trong nhiều trường hợp chưa phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu giá TSC

Việc định giá TSC để đưa ra đấu giá theo quy định của pháp luật hiện hành chủ yếu liên quan đến việc xác định GKĐ Theo quy định tại Điều 8 Luật ĐGTS, GKĐ của TSC được xác định theo quy định pháp luật áp dụng đối với từng loại TSC đưa ra đấu giá Đối với TSC, GKĐ được xác định theo quy định pháp luật áp dụng đối với từng loại TSC đưa ra đấu giá và phải được công bố công khai [147, điểm a khoản 2 Điều 8, khoản 2 Điều 58] Thực tiễn thực hiện việc định giá TSC để đưa ra đấu giá vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập

Theo nguyên tắc chung, việc xác định GKĐ đối với các loại TSC phải phù hợp với giá thị trường [57, khoản 2 Điều 24] Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định GKĐ chỉ mang tính tương đối, bởi có nhiều tài sản công khó xác định giá trị (như quyền khai thác khoáng sản chưa thăm dò) Tình trạng xác định GKĐ thấp hơn so với giá thị trường vẫn thường xuyên tồn tại Điều này không phải là hiện tượng bất thường trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng; nó chỉ trở nên bất thường khi những chủ thể tham gia vào quá trình đấu giá TSC thông đồng, dìm giá nhằm trục lợi Cùng với những nguyên nhân chủ quan, quy định pháp luật về việc xác định GKĐ đối với từng loại TSC đưa ra đấu giá là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này Ví dụ như việc xác định GKĐ đối với một loại TSC là QSDĐ

Việc xác định GKĐ đối với tài sản đấu giá là QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất hiện nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai Theo quy định tại Nghị định 44/2014/NĐ-CP [42] (được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định số 01/2017/NĐ-CP [52] và Nghị định số 136/2018/NĐ-CP [67]) và Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT [21] (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT [25]), có 5 phương pháp định giá đất (so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất), trong đó bốn phương pháp định giá đất (so sánh trực tiếp; chiết trừ; thu nhập; thặng dư) để xác định “giá đất cụ thể” theo Nghị định 44/2014/NĐ-CP đã cho kết quả chênh lệch khác biệt, nhất là giữa phương pháp thu nhập và phương pháp thặng dư, chưa đảm bảo độ tin cậy Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do thiếu thông tin giá đất, chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu đất đai và chưa phát huy vai trò của đơn vị thẩm định giá đất, thẩm định viên giá đất, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về chỉ số giá đất, chỉ số giá bất động sản Giá chào bán bất động sản, QSDĐ trên thị trường cũng chưa được coi là một căn cứ để xem xét, thẩm định giá đất Mặt khác, pháp luật về đất đai cũng không quy định cụ thể các trường hợp áp dụng các phương pháp định giá đất, từ đó, có thể dẫn đến việc các cơ quan quản lý tùy tiện áp dụng các phương pháp khác nhau nên kết quả định giá đất sẽ chênh lệch nhau Đây là lỗ hổng dễ bị trục lợi làm thất thoát TSC Những sơ hở, hạn chế của phương pháp xác định giá đất không chỉ giữa các phương pháp khác nhau, mà tồn tại ngay trong từng phương pháp nên việc tính toán đưa ra giá đất sát với giá thị trường khó khả thi, vì nó chứa đựng yếu tố chủ quan, giả định, không đủ cơ sở xác định giá đất Chẳng hạn, phương pháp xác định giá đất phổ biến nhất hiện nay là phương pháp thặng dư, phụ thuộc vào hai yếu tố là doanh thu phát triển bất động sản và chi phí phát triển Cả hai yếu tố này đều xây dựng trên phương án giả định tài sản so sánh chọn mẫu thiếu chính xác; thời gian xây dựng giá, thời gian giao đất cũng như chi phí đầu tư, chi phí đền bù khác nhau Do đó, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người tính toán, chỉ một điều chỉnh nhỏ của giá tài sản so sánh, hệ số điều chỉnh quy đổi dòng tiền, thay đổi suất đầu tư… đã tác động thay đổi giá đất định giá, làm thất thu ngân sách nhà nước

Một vụ việc trong thời gian gần đây liên quan đến sự chênh lệch về GKĐ trong đấu giá TSC công, đó là vụ xác định GKĐ đấu giá 375 lô đất “vàng” ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa GKĐ lần 1 được xác định là hơn 433 tỉ đồng (khoảng 7,5 triệu đồng/m2) Cuộc đấu giá do Công ty bán ĐGTS Năm Châu tổ chức ngày 22/01/2018, Công ty cổ phần Nakama Việt Nam trúng đấu giá với số tiền hơn

437 tỉ đồng, chỉ cao hơn GKĐ gần 4 tỉ đồng Thời điểm đó, giá đất trong khu dân cư quanh khu vực này đang dao động từ 15 - 23 triệu đồng/m2, mặt đường chính đại lộ

Lê Lợi giá đất không dưới 50 triệu đồng/m2, cao gấp nhiều lần GKĐ và giá trúng đấu giá Từ phản ánh dư luận, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh và phát hiện có vi phạm trong quá trình tổ chức đấu giá Do vậy, ngày 14/3/2018, UBND thành phố Thanh Hóa đã ra quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá trên Ngày 23/7/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thay đổi mức GKĐ, nâng GKĐ của 375 lô đất trên từ 433 tỉ đồng (GKĐ xác định lần 1) lên thành 521 tỉ đồng Lần đấu giá thứ hai do Công ty Hoàng Nguyên tổ chức tiếp tục bị hủy do có những dấu hiệu bất thường Cuộc đấu giá lần thứ 3 do Trung tâm dịch vụ ĐGTS tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 26/9/2019 GKĐ để đấu giá lần thứ 3 của 375 lô đất trên là 666,42 tỷ đồng, giá trúng đấu giá là 1.215 tỉ đồng [234], [259] Như vậy, chỉ tính riêng việc xác định GKĐ do cơ quan nhà nước ban hành đã có sự chênh lệch rất lớn GKĐ xác định giữa lần 2 so với lần 1 đối với 375 lô đất trên đã chênh lệch tănggần

90 tỉ đồng; GKĐ xác định lần 3 đã tăng so với lần 1 là 223,42 tỷ đồng; đã tăng so với lần thứ 2 là 145,42 tỷ đồng Nếu so sánh giữa giá trúng đấu giá với GKĐ được tổ chức lần thứ 3 đã tăng thu cho ngân sách nhà nước hơn 548 tỉ đồng; và tăng hơn

778 tỷ đồng so kết quả đấu giá lần 1

Từ vụ việc trên đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến đấu giá TSC là QSDĐ nói riêng và đấu giá TSC nói chung, trong đó có vấn đề xác định GKĐ GKĐ của tài sản có tác động trực tiếp đến quá trình tổ chức ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng Nếu GKĐ xác định quá cao, TSC có thể sẽ không bán được, phải bán đi bán lại nhiều lần, kéo dài gây lãng phí chi phí, mất thời gian, ảnh hưởng đến việc khai thác hiệu quả nguồn lực TSC Còn nếu định giá quá thấp có thể sẽ thu hút được rất nhiều quan tâm tham gia đấu giá, khi việc đấu giá được tổ chức khách quan, minh bạch, công bằng, việc cạnh tranh lành mạnh có thể đẩy giá trúng lên rất cao; nhưng đồng thời, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, vi phạm, thông đồng trong quá trình xử lý tài sản, dẫn đến tình trạng “cưa đôi, cưa ba” để trục lợi trong đấu giá TSC Ví dụ: GKĐ để đấu giá tại số 23 Lê Duẩn, Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh là 558 tỷ đồng, nhưng giá trúng đấu giá là 1.430 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần GKĐ [241], [248] Nếu không đấu giá mà thực hiện bán chỉ định QSDĐ này cho nhà đầu tư như vụ án số 8-12 Lê Duẩn thì ngân sách nhà nước có thể bị thất thoát 872 tỷ đồng Hoặc chỉ tính trong một vụ đấu giá 375 lô đất “vàng” ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa như đã nêu trên, nếu kết quả đấu giá lần thứ nhất được công nhận, ngân sách nhà nước sẽ thất thu 778 tỷ đồng - một số tiền không nhỏ cho một vụ đấu giá một TSC mà nguyên nhân được bắt đầu từ khâu xác định GKĐ quá thấp so với giá thị trường

Bên cạnh những tồn tại trong việc xác định GKĐ để đấu giá TSC, pháp luật về ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng hiện chưa quy định về mô hình đấu giá có bảo lưu nên cũng không có quy định về việc xác định và sử dụng giá bảo lưu lưu như nhiều nước trên thế giới đã áp dụng Đây là một khiếm khuyết lớn và do vậy, cùng với việc nghiên cứu sửa đổi quy định của pháp luật trong việc xác định GKĐ của TSC đưa ra đấu giá thì việc nghiên cứu xây dựng mô hình đấu giá có bảo lưu, từ đó quy định việc xác định và sử dụng giá bảo lưu là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay

3.4.2 Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức đấu giá tài sản công

Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá TSC, người có tài sản đấu giá phải lựa chọn tổ chức ĐGTS để thực hiện việc đấu giá TSC Theo quy định tại Điều 56 Luật ĐGTS, người có tài sản đấu giá phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về ĐGTS Việc lựa chọn tổ chức ĐGTS thực hiện theo các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật ĐGTS và Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Xử lý vi phạm trong đấu giá tài sản công

Trong quá trình tham gia và thực hiện hoạt động đấu giá TSC, ĐGV, tổ chức ĐGTS, hội đồng ĐGTS, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan có hành vi vi phạm pháp luật về đấu giá TSC thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật Tùy theo đối tượng vi phạm, việc xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định của Luật ĐGTS, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật lao động Việc xử phạt vi phạm hành chính trong đấu giá TSC được thực hiện theo quy định của Luật ĐGTS, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP và Nghị định số 63/2019/NĐ-CP Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động của tổ chức ĐGTS, cấp chứng chỉ hành nghề, cấp thẻ ĐGV [72, Điều 21, 22]; về các hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản [72, Điều 23]; về các hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu ĐGTS [72, Điều 24] Nghị định số 63/2019/NĐ-

CP quy định về việc xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm các quy định về sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết [69, Điều 13]; vi phạm các quy định về tổ chức xử lý TSC [69, Điều 16]; vi phạm trong khai thác tài sản kết cấu hạ tầng [69, Điều 24] Việc truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo pháp luật hình sự Lần đầu tiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung một điều luật quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động bán ĐGTS, theo đó, hình phạt tiền thấp nhất là 20 triệu đồng, cao nhất đến 1 tỷ đồng, phạt tù cao nhất đến 05 năm; người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm [146, Điều 218] Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự với những trường hợp vi phạm khá khó khăn, xuất phát từ thủ đoạn phạm tội của các đối tượng ngày càng tinh vi

Trong phạm vi đề tài luận án thuộc chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự, NCS chỉ tập trung đề cập đến việc xử lý vi phạm dân sự trong đấu giá TSC Về nguyên tắc, những vi phạm dân sự trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng được giải quyết theo pháp luật dân sự và tố tụng dân sự Do vậy, bên cạnh các chế tài xử lý vi phạm dân sự trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng theo pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, Luật ĐGTS cũng có những quy định riêng về cách thức xử lý trong một số trường hợp, như: rút lại giá đã trả (Điều 50), từ chối kết quả trúng đấu giá (Điều 51) và từ chối ký biên bản đấu giá (Điều 44) Tuy nhiên, quy định về xử lý vi phạm dân sự trong đấu giá TSC trong các trường hợp trên còn những hạn chế, bất cập, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 50 Luật ĐGTS, rút lại giá đã trả là trường hợp người trả giá cao nhất rút lại giá trước khi ĐGV công bố người trúng đấu giá Như vậy, tại thời điểm rút lại giá đã trả, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá chưa được giao kết và cuộc đấu giá chưa kết thúc ĐGV vẫn tổ chức đấu giá tiếp từ giá của người trả giá liền kề để tìm ra người trả giá cao nhất trúng đấu giá Trường hợp không có người trả giá tiếp, cuộc đấu giá không thành Người rút lại giá đã trả bị truất quyền tham gia cuộc đấu giá và không được nhận lại tiền đặt trước [147, điểm d khoản 6 Điều

Khác với trường hợp rút lại giá đã trả, từ chối kết quả trúng đấu giá là trường hợp sau khi ĐGV điều hành cuộc đấu giá đã công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người này từ chối kết quả trúng đấu giá Trong trường hợp này, tài sản sẽ được bán cho người trả giá liền kề nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá và người trả giá liền kề chấp nhận mua tài sản đấu giá; trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc người trả giá liền kề không chấp nhận mua tài sản đấu giá thì cuộc đấu giá không thành Và người từ chối kết quả trúng đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước [147, điểm đ khoản 6 Điều 39 và khoản 1 Điều 51] Từ chối ký biên bản đấu giá là trường hợp người đã được ĐGV tuyên bố trúng đấu giá nhưng lại từ chối ký biên bản đấu giá Trong trương hợp này, người từ chối ký biên bản đấu giá sẽ không được nhận lại tiền đặt trước [147, điểm c khoản 6 Điều 39] và cuộc đấu giá được xác định là không thành [147, điểm d khoản 1 Điều 52]

Như vậy, trường hợp từ chối ký biên bản đấu giá [147, khoản 3 Điều 44] và trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá [147, Điều 51] có bản chất pháp lý hoàn toàn khác với trường hợp rút lại giá đã trả [147, Điều 50] Thời điểm người trúng đấu giá từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc từ chối ký biên bản đấu giá là thời điểm sau khi ĐGV đã tuyên bố người trúng đấu giá Thời điểm đó, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã được giao kết và cuộc đấu giá đã kết thúc Do vậy, theo lý thuyết về hợp đồng, chế tài áp dụng trong trường hợp rút lại giá đã trả (hợp đồng mua bán tài sản đấu giá chưa được giao kết) phải khác chế tài áp dụng trong trường hợp từ chối ký biên bản đấu giá và từ chối kết quả trúng đấu giá (hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã được giao kết) Tuy nhiên, Luật ĐGTS lại quy định chế tài trong ba trường hợp trên là tương tự nhau là chưa phù hợp Người rút lại giá đã trả bị truất quyền tham gia cuộc đấu giá và không được nhận lại khoản tiền đặt trước Người từ chối kết quả trúng đấu giá và người từ chối ký biên bản đấu giá cũng chỉ bị mất khoản tiền đặt trước

Quy định về chế tài xử lý trong trường hợp người trúng đấu giá từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc từ chối ký biên bản đấu giá như đã nêu trên chưa phù hợp lý thuyết về hợp đồng cũng như hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra Do chế tài pháp lý quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe nên một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng để vi phạm, dẫn đến kết quả cuộc đấu giá không thành, hoặc tài sản không bán được, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, tổ chức ĐGTS và các bên liên quan trong đấu giá TSC, nhiều trường hợp tác động tiêu cực đến trật tự kinh tế - xã hội Ví dụ như vụ đấu giá 04 lô đất “vàng” có ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9 và 3-12 thuộc Khu chức năng số 3 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh Lô đất 3-5 có diện tích hơn 6.446 m 2 , giá khởi điểm 578,042 tỉ đồng (bình quân khoảng 90 triệu/m 2 ), giá đấu trúng gần 3.820 tỉ đồng (bình quân gần 600 triệu/m 2 ), giá trúng cao hơn giá khởi điểm khoảng 6,6 lần Lô 3-8 có diện tích 8.568,1 m 2 , giá khởi điểm 1.018,594 tỷ đồng (khoảng 120 triệu/m 2 ), giá đấu trúng khoảng 4.000 tỉ đồng, (bình quân 470 triệu/m 2 , giá trúng cao hơn giá khởi điểm khoảng 3,92 lần Lô 3-9 có diện tích 5.009,1 m 2 , giá khởi điểm hơn 728,6 tỉ đồng (bình quân gần 150 triệu/m 2 ), giá trúng: 5.026 tỉ đồng (bình quân hơn 1 tỉ đồng/m 2 ), giá trúng cao hơn gấp 6,9 lần so với giá khởi điểm Lô 3-12 có diện tích 10.059,7 m 2 , giá khởi điểm hơn 2.942 tỉ đồng (bình quân hơn 294 triệu/m 2 ), giá trúng 24.500 tỉ đồng (bình quân khoảng 2,45 tỉ đồng/m 2 ), cao gấp 8,3 lần giá khởi điểm [229], [255], [256] Mặc dù trong vụ việc trên, khoản tiền đặt trước của 04 doanh nghiệp trúng đấu giá không được hoàn trả lại do vi phạm là khá lớn (1.051 tỷ đồng, tương ứng với 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá), nhưng việc 04 doanh nghiệp trúng đấu giá 04 lô đất trên đã trả giá quá cao, cao hơn rất nhiều so với giá thị trường, sau đó lại từ chối không mua tài sản đã gây ra nhiều hệ lụy xấu đối với các bên liên quan, tác động tiêu cực đến trật tự quản lý nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội [202], [216], [229], [235], [236], [243], [256] Cùng với quy định về điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng

04 lô đất trên theo pháp luật về đất đai còn chưa chặt chẽ thì quy định của Luật ĐGTS về chế tài xử lý trong trường hợp trên là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe với người vi phạm là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm trên.

Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản công

Thù lao đấu giá, chi phí ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng thực hiện theo quy định tại Điều 66, 68 Luật ĐGTS, Thông tư số 45/2017/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 108/2020/TT-BTC) và Thông tư số 48/2017/TT- BTC Thực tiễn thực hiện các quy định về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá TSC có một số bất cập như sau:

Một là, quy định về mức thù lao dịch vụ đấu giá còn thấp

Theo quy định tại Điều 66 Luật ĐGTS, khi đấu giá thành, tổ chức ĐGTS được thanh toán (1) thù lao dịch vụ đấu giá và (2) chi phí ĐGTS Thù lao dịch vụ đấu giá TSC được xác định theo thỏa thuận trong khung quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 108/2020/TT-BTC) Mặc dù được chuyển sang thu theo cơ chế giá dịch vụ nhưng đối với đấu giá TSC, nhà nước vẫn ban hành khung thù lao dịch vụ đấu giá làm cơ sở cho người có tài sản đấu giá và tổ chức ĐGTS thỏa thuận Khung thù lao dịch vụ đấu giá TSC có mức tối thiểu là 1 triệu đồng và mức tối đa tương ứng từng khung giá trị tài sản theo GKĐ được quy định tại Phụ lục I, II ban hành kèm theo Thông tư số 45/2017/TT- BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 108/2020/TT-BTC), nhưng không vượt quá 400 triệu đồng/01 hợp đồng [10, khoản 1 Điều 3], [20, khoản 1 Điều 1] Việc xác định thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí ĐGTS cụ thể do người có tài sản đấu giá và tổ chức ĐGTS thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ ĐGTS trên cơ sở kết quả lựa chọn tổ chức ĐGTS và quy định về thù lao dịch vụ đấu giá nhưng không thấp hơn mức tối thiểu và không cao hơn mức tối đa của khung thù lao quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 108/2020/TT-BTC) Chi phí ĐGTS bao gồm: chi phí niêm yết, thông báo công khai, chi phí thực tế hợp lý khác cho việc ĐGTS Chi phí ĐGTS do người có tài sản đấu giá và tổ chức ĐGTS thỏa thuận

Trước đây, theo quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTC, trường hợp đấu giá TSC thành, tổ chức ĐGTS chỉ được thanh toán thù lao dịch vụ đấu giá, không được thanh toán chi phí ĐGTS [10, khoản 2 Điều 3] Trong khi đó, mức thù lao tối thiểu mà tổ chức đấu giá được thanh toán là 01 triệu đồng [10, điểm a khoản 1 Điều 3] Mức thù lao này không đủ trang trải các chi phí tối thiểu mà tổ chức ĐGTS phải bỏ ra để thực hiện việc đấu giá Nó thường không đủ để thanh toán chi phí đăng Thông báo đấu giá 02 lần trên báo in/hoặc báo hình của trung ương hoặc cấp tỉnh nơi có tài sản đấu giá) Tổ chức ĐGTS chỉ được thanh toán các chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ ĐGTS trong trường hợp đấu giá không thành [10, khoản 2 Điều 3] Và trong trường đấu giá không thành, trên thực tế, rất nhiều tổ chức ĐGTS chỉ được thanh toán tiền đăng thông báo ĐGTS trên các báo Từ thực trạng trên, tại hầu hết các hội nghị tập huấn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức, các tổ chức ĐGTS đều phản ánh về mức thù lao ĐGTS là quá thấp, các tổ chức ĐGTS “không đủ sống” Ví dụ, năm 2019, cả nước có 535 tổ chức ĐGTS, thu được 244.714.496.615 đồng tiền thù lao dịch vụ đấu giá [30] Như vậy tính trung bình trong năm 2019, mỗi tổ chức ĐGTS chỉ thu 457,4 triệu đồng tiền thù lao dịch vụ đấu giá

Ngày 21/12/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2017/TT-BTC Thông tư số 108/2020/TT-BTC đã tách riêng phần chi phí đấu giá ra khỏi thù lao dịch vụ đấu giá, tăng mức thù lao cố định theo các mức khung theo GKĐ của tài sản đấu giá và tăng mức thù lao tối đa/01 hợp đồng là 400 triệu đồng [20, khoản 1 Điều 1] Mặc dù mức thù lao dịch vụ đấu giá theo quy định tại Thông tư số 108/2020/TT-BTC đã được cải thiện, song so với một số nước trên thế giới (Anh, Pháp, Trung Quốc, v.v ) thì mức thù lao trên vẫn còn rất thấp, chưa thực sự tạo cơ chế để khuyến khích các tổ chức ĐGTS, ĐGV yên tâm sống được với nghề từ nguồn thu chân chính Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng

Hai là, quy định về tiền bán hồ sơ đấu giá còn chưa phù hợp

Quá trình tổ chức đấu giá TSC, tổ chức ĐGTS phải lập và bán hồ sơ đấu giá cho những người quan tâm muốn tìm hiểu thông tin về tài sản đấu giá Mặc dù tổ chức ĐGTS là người lập và bán hồ sơ đấu giá, nhưng mức tiền bán hồ sơ lại do người có tài sản đấu giá quyết định tùy theo từng tài sản đấu giá, thấp nhất là 50.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đồng/01 hồ sơ đấu giá [11, khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 10]; và tiền bán hồ sơ đấu giá lại thuộc về người có tài sản đấu giá [11, điểm b khoản 1 Điều 4, điểm b khoản 1 Điều 11] Trong khi đó, chi phí cho việc lập hồ sơ tài sản đấu giá là khá lớn (chi phí cho việc in và photocopy hồ sơ, đóng quyển, chuẩn bị túi đựng hồ sơ, v.v ) Ví dụ, hồ sơ đấu giá tài sản là QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thường khá dày, khoảng từ 40 –

70 trang A3 và A4 Có những vụ việc đấu giá QSDĐ, số lượng hồ sơ tài sản đấu giá mà tổ chức ĐGTS phải xây dựng là rất lớn, dẫn đến chi phí lập hồ sơ tài sản đấu giá tương đối nhiều, ví dụ như cuộc đấu giá ngày 6/9/2019 của Công ty TNHH đấu giá Thành Phát (Bắc Giang), đã có 1.897 hồ sơ đấu giá tham gia đấu giá

Do pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc lập hồ sơ tài sản đấu giá (bao gồm những loại tài liệu gì) nên thực tiễn thực hiện đã có tổ chức ĐGTS lập hồ sơ hồ sơ tài sản đấu giá chỉ bao gồm duy nhất đơn đăng ký tham gia đấu giá, ngoài ra không có bất kỳ tài liệu nào khác Tổ chức ĐGTS lý giải rằng: tiền thù lao dịch vụ đấu giá thì thấp; tiền bán hồ sơ lại thuộc về người có tài sản đấu giá Do vậy, nếu hồ sơ tài sản đấu giá càng có nhiều giấy tờ, tài liệu thì tổ chức ĐGTS càng mất nhiều chi phí Trong khi đó, hồ sơ tài sản đấu giá là kênh thông tin quan trọng để những người quan tâm tìm hiểu, tham gia đấu giá Tuy nhiên, với những quy định như trên, cùng với quy định về mức tiền bán hồ sơ còn khá cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế thông tin đấu giá, do vậy chưa khuyến khích được những người quan tâm đăng ký tham gia đấu giá tài sản

Qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về đấu giá TSC và thực tiễn thực hiện, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1 So với pháp luật giai đoạn trước, pháp luật Việt Nam hiện hành về đấu giá TSC đã có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến: tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm ĐGV; điều kiện thành lập các tổ chức ĐGTS; trình tự, thủ tục ĐGTS (bổ sung quy định về việc lựa chọn tổ chức đấu giá TSC, sửa đổi quy định về Quy chế cuộc đấu giá, về niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá, tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, bổ sung quy định về thời hạn bán, thu hồ sơ đấu giá, v.v ) Những sửa đổi, bổ sung nêu trên đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả công tác ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng tại Việt Nam

2 Bên cạnh những mặt đạt được, pháp luật Việt Nam hiện hành về đấu giá TSC còn nhiều vướng mắc, bất cập, như: bất cập trong mô hình đấu giá TSC; bất cập trong quy định về tổ chức ĐGTS thực hiện việc đấu giá TSC; bất cập về hình thức, phương thức, bước giá trong đấu giá TSC; việc định giá TSC để đưa ra đấu giá; bất cập trong công bố thông tin về việc đấu giá TSC, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá TSC; bất cập trong quy định về trình tự, thủ tục tổ chức và điều hành cuộc đấu giá TSC; bất cập trong quy định về giao kết hợp đồng trong đấu giá tài sản nói chung và đấu giá TSC nói riêng; bất cập trong quy định về đấu giá TSC không thành, nộp tiền trúng đấu giá QSDĐ; bất cập trong xử lý vi phạm dân sự trong ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng; bất cập trong quy định về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí ĐGTS, v.v

3 Những vướng mắc, bất cập nêu trên đã tác động tiêu cực đến hoạt động đấu giá TSC Một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát TSC, ảnh hưởng đến hiệu quả việc của việc đấu giá TSC Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về đấu giá TSC nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về đấu giá TSC là rất cần thiết

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG 4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá tài sản công

4.1.1 Kế thừa những quy định phù hợp, khắc phục những hạn chế, bất cập, qua đó nâng cao tính khả thi của pháp luật về đấu giá tài sản công

Luật ĐGTS được ban hành và có hiệu lực đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong phát triển hoạt động ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng trên phạm vi cả nước Các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm ĐGV, điều kiện thành lập các tổ chức ĐGTS đã từng bước được nâng cao theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa Nhiều quy định về trình tự, thủ tục ĐGTS nói chung và đấu giá

TSC nói riêng đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội

Phạm vi các loại TSC đưa đấu giá ngày càng được mở rộng Giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều so với GKĐ, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Công tác quản lý nhà nước, xử lý vi phạm trong ĐGTS ngày càng được xiết chặt, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật ĐGTS nói chung và đấu giá TSC nói riêng

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện hành về ĐGTS nói chung và đấu giá

TSC nói riêng đã có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp hơn so với pháp luật về ĐGTS trong các giai đoạn trước Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ thực tiễn áp dụng thời gian qua cho thấy, pháp luật hiện hành về đấu giá TSC vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Vẫn tồn tại tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định pháp luật về đấu giá TSC, như: chồng chéo trong quy định về thẩm quyền, chức năng của một số tổ chức, hội đồng ĐGTS; trong thông báo công khai việc đấu giá

TSC; trong việc nộp tiền trúng đấu giá QSDĐ khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thông qua đấu giá, v.v Một số vướng mắc trong quy định pháp luật về đấu giá TSC đã tồn tại từ những giai đoạn trước vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung triệt để, như: quy định về bước giá; về công bố thông tin về việc ĐGTS; về đăng ký tham gia đấu giá; về trình tự, thủ tục tổ chức cuộc ĐGTS; về giao kết hợp đồng trong ĐGTS, v.v Bên cạnh đó, mặc dù Luật ĐGTS đã bổ sung nhiều quy định mới, nhưng một số quy định còn chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, như: quy định về thời hạn thu tiền đặt trước; về đấu giá trực tuyến, v.v Với những hạn chế, bất cập nêu trên, pháp luật về đấu giá TSC chưa tạo lập được hành lang pháp lý an toàn, chặt chẽ, hiệu quả; chưa đảm bảo được sự công khai, minh bạch, dẫn đến một số tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi trong quá trình tổ chức đấu giá TSC Do vậy, cùng với việc kế thừa những quy định phù hợp của pháp luật ĐGTS trong những giai đoạn trước thì một trong những yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu giá TSC nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, qua đó tăng tính khả thi, đảm bảo công tác đấu giá TSC đạt hiệu quả

4.1.2 Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, ổn định của pháp luật về đấu giá tài sản công

Ngày đăng: 23/07/2024, 13:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w