1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của người dân và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng

169 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sức Khỏe Của Người Dân Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Giảm Thiểu Tác Động Bất Lợi Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sức Khỏe Cộng Đồng
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 4,12 MB
File đính kèm bao cao.zip (3 MB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (5)
    • I. ĐẶT VẤN ĐỀ (5)
    • II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (6)
    • III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN (6)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (7)
    • I. SƠ LƯỢC VỀ BIẾN ĐÔI KHÍ HẬU (7)
      • 1. Định nghĩa (7)
      • 2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu (7)
    • II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐÔI KHÍ HẬU (9)
      • 1. Tình hình biến đổi khí hậu chung trên toàn thế giới (9)
      • 2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam (10)
      • 3. Các kịch bản biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long (11)
    • III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐÔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE (14)
    • IV. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐÔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ SỰ (15)
    • V. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐÔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC (16)
    • VI. TỈNH BẾN TRE (18)
      • 1. Vị trí địa lý (18)
      • 2. Điều kiện tự nhiên (19)
      • 3. Đặc điểm thủy văn (19)
      • 4. Tài nguyên nước ngầm (20)
      • 5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre (20)
  • CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN (22)
    • 1. Tình hình bệnh tật của người dân địa phương (22)
    • 2. Điều tra vectơ truyền bệnh SXH (23)
    • 4. Khảo sát các yếu tố khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nhằm đánh giá mức độ biến đổi thời tiết (27)
    • 5. Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống y tế điạ phương với biến đổi khí hậu qua một số giá trị cơ bản sau (28)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (30)
    • I. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG (30)
      • 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (30)
      • 2. Huyện Thạnh Phú: Xã Thạnh Hải và Thạnh Phong (31)
        • 2.1. Tình hình thực hành vệ sinh cá nhân (31)
        • 2.2. Tình trạng sức khỏe của người dân và tiền sử bệnh tật của hộ gia đình (35)
      • 3. Huyện Ba Tri: Xã Bảo Thuận và An Thủy (42)
        • 3.1. Tình hình thực hành vệ sinh cá nhân (42)
        • 3.2. Tình trạng sức khỏe của người dân và tiền sử bệnh tật của hộ gia đình (44)
      • 4. Tình hình bệnh tật chung của hai huyện khảo sát (50)
    • II. ĐIỀU TRA VECTƠ TRUYỀN BỆNH SXH (54)
      • 1. Thông tin chung về các hộ gia đình được điều tra (54)
        • 1.1. Cơ cấu nghề nghiệp (54)
        • 1.2. Trình độ học vấn (55)
        • 1.3. Hiện trạng nhà ở và diện tích sử dụng của các hộ tại 4 xã (55)
        • 1.4. Số nhân khẩu trung bình và số ca mắc bệnh SD/SXHD của các hộ được điều tra (56)
      • 2. Điều tra côn trùng mùa nắng (57)
        • 2.1. Số lượng muỗi thu được và thành phần loài (57)
        • 2.2. Các chỉ số về mật độ mật độ muỗi trưởng thành (59)
        • 2.3. Các chỉ số về mật độ bọ gậy (lăng quăng) (60)
        • 2.4. Các biện pháp phòng tránh bệnh SD/SXHD (61)
      • 3. Điều tra côn trùng mùa mưa (62)
        • 3.1. Số lượng muỗi thu được và thành phần loài (62)
        • 3.2. Các chỉ số về mật độ mật độ muỗi trưởng thành (64)
        • 3.3. Các chỉ số về mật độ bọ gậy (lăng quăng) (65)
        • 3.4. Các biện pháp phòng tránh bệnh SD/SXHD (66)
      • 1. Phân phối của phiếu điều tra theo địa bàn khảo sát (68)
      • 2. Tình trạng sử dụng nguồn nước (68)
        • 2.1. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt (69)
        • 2.2. Nguồn nước dùng cho ăn uống (70)
        • 2.3. Xử lý nước trước khi sử dụng (71)
        • 2.4. Điều kiện vệ sinh nguồn nước (73)
      • 3. Tình trạng sử dụng và vệ sinh nhà tiêu (73)
        • 3.1. Tình trạng sử dụng công trình vệ sinh (73)
        • 3.2. Điều kiện vệ sinh nhà tiêu (75)
        • 3.3. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu (76)
        • 3.4. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh (76)
        • 3.5. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn về mặt xây dựng (78)
        • 3.6. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn sử dụng, bảo quản (81)
        • 3.7. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh (đạt đồng thời tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn sử dụng, bảo quản) (85)
      • 4. Tình hình xử lý rác thải và vệ sinh chuồng trại (87)
        • 4.1. Tình hình xử lý rác thải (87)
        • 4.2. Tình hình vệ sinh chuồng trại (89)
      • 5. Tình hình ngập lụt tại hộ gia đình (89)
      • 6. Đánh giá chất lượng nguồn nước (90)
    • IV. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, THỜI TIẾT KHẮC NGHIỆT (98)
      • 1. Khảo sát điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của tỉnh Bến Tre (98)
      • 2. Khảo sát mức triều , mực nước và độ mặn của tỉnh Bến Tre (103)
        • 2.1. Huyện Thạnh Phú (103)
        • 2.2. Huyện Ba Tri (108)
    • V. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA HỆ THỐNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (113)
      • 1. Sự biến động về dân số tại địa bàn nghiên cứu (113)
      • 2. Nhóm các chỉ số dân số cơ bản (116)
      • 3. Nhóm các chỉ số y tế cho nhóm đối tượng nhạy cảm trẻ dứới 5 tuổi và cho các hộ gia đình (121)
        • 3.1. Nhóm chỉ số dành cho nhóm đuối tượng nhạy cảm là trẻ dưới 5 tuổi (121)
        • 3.2. Nhóm các chỉ số y tế dành cho hộ gia đình (0)
      • 4. Nhóm các chỉ số về khả năng đáp ứng y tế (126)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (136)
    • I. KẾT LUẬN (136)
    • II. KHUYẾN NGHỊ (147)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (150)

Nội dung

Khí hậu: thường định nghĩa là thời tiết trung bình hay chính là bảng thống kê định kỳ về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Theo định nghĩa của Tổ chức khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization WMO), khoảng thời gian trên được tính là 30 năm .  Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể xảy ra do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

GIỚI THIỆU CHUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và tác động bất lợi của nó sẽ ảnh hưởng đến toàn nhân loại Nhiệt độ Trái Đất và mực nước biển tăng cùng các sự kiện thời tiết tiêu cực làm bùng phát các bệnh tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết…, làm tăng sức lây lan của các bệnh truyền nhiễm

Tác động này đặc biệt lớn ở các nước nghèo và thành phần dân cư dễ bị tổn thương nhất do hệ thống y tế kém và thiếu thuốc men và nhân viên y tế WHO ước tính hàng năm có tới 150.000 người ở các nước thu nhập thấp tử vong do tác động của biến đổi khí hậu. Khu vực Đông Nam Á chiếm 30% số người nghèo trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng trên Trong số 14 triệu người chết hàng năm ở khu vực này có tới 40% chết do các bệnh lây nhiễm Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự lây lan của bệnh lây nhiễm tại khu vực này

Với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao trước sự biến đổi khí hậu Các nhà khoa học Việt Nam đưa ra ước số mực nước biển dâng tính trung bình là 1m vào năm 2100, có thể làm ngập một diện tích đất là 30.945 km2 (bằng 9,3% diện tích đất bề mặt của Việt Nam) Đối với ĐBSCL, BĐKH làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác như làm gia tăng các rủi ro về sức khỏe do các đợt nắng nóng gay gắt, gây bùng phát số ca bệnh sốt xuất huyết và sốt rét

Bến Tre là một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long và tiếp giáp biển Đông Dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân mà theo đánh giá của các nhà khoa học thì Bến Tre là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất Khảo sát của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm, ô nhiễm mặn đã tăng lên khoảng 20% so với trước đó 10 năm (1990), và hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều Để có cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cũng như có những chuẩn bị về nhân lực,trang thiết bị dụng cụ y tế đảm bảo sức khỏe cho nhân dân trong những năm tới thì việc thực hiện “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe người dân và nước sạch - vệ sinh môi trường tại một số xã ven biển tỉnh Bến Tre” là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong thời điểm hiện nay.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu tổng thể Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của người dân và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng.

1) Xác định các tác động của biến đổi khí hậu đối với việc cung cấp nước và vấn đề vệ sinh môi trường tại của tỉnh Bến Tre.

2) Điều tra về về mô hình bệnh tật của người dân tại khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi của khí hậu.

3) Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống y tế điạ phương với biến đổi khí hậu

4) Đề xuất được giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu một số tác động bất lợi cho sức khoẻ cho cư dân ven biển.

ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã ven biển thuộc huyện Ba Tri và Thạnh Phú, 2 trong 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre với bờ biển dài 65 km và phần lớn đất đai bị nhiễm mặn.

 Huyện Thạnh Phú: xã Thạnh Hải và Thạnh Phong

 Huyện Ba Tri: xã Bảo Thuận và An Thủy.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Tình hình bệnh tật của người dân địa phương

 Đối tượng: Người dân thuộc 4 xã ven biển của 2 huyện Ba Tri và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre Đối tượng phỏng vấn là những người hiện đang sinh sống tại tỉnh Bến Tre từ 16 tuổi trở lên, ưu tiên phụ nữ có tuổi nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

 Hồi cứu số liệu bệnh tật của địa phương trong vòng 5 năm trở lại với các loại bệnh tật có liên quan đến thay đổi khí hậu và từ nhiều nguồn khác nhau như trong bảng sau:

STT Chỉ số sức khỏe (theo năm) Cách thu thập

1 Số ca mắc tiêu chảy Trạm y tế xã

Trung tâm y tế huyện Bệnh viện huyện và tỉnh

2 Số ca tử vong do tiêu chảy

4 Số ca tử vong do tả

6 Số ca tử vong do lỵ

7 Số ca mắc thương hàn

8 Số ca tử vong do thương hàn

9 Số ca mắc sốt rét

10 Số ca tử vong do sốt rét

STT Chỉ số sức khỏe (theo năm) Cách thu thập

11 Số ca mắc sốt xuất huyết

12 Số ca tử vong do sốt xuất huyết

14 Số ca tử vong do cúm

16 Số ca tử vong do cúm A/H5N1

18 Số ca tử vong do cúm A/H1N1

20 Số ca bị dị ứng thời tiết

21 Số ca mắc bệnh tâm thần

22 Số ca mắc bệnh tim mạch

24 Số người tử vong do thiên tai Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Báo cáo tỉnh

25 Số người mất tích do thiên tai

26 Số người bị thương do thiên tai

27 Số người chết đuối do lũ lụt gây ra

 Phỏng vấn trực tiếp theo bộ phiếu điều tra cho đối tượng là người dân từ 16 tuổi trở lên hiện đang sống tại 4 xã Nhắm tìm hiểu tình hình bệnh tật thường mắc phải, kiến thức về các loại bệnh thường găp và tình hình tiếp cận y tế của người dân tại 4 xã nghiên cứu.

Điều tra vectơ truyền bệnh SXH

 Đối tượng: tất cả các hộ thuộc 4 xã ven biển của 2 huyện Ba Tri và Thạnh Phú

 Tiến hành điều tra tại 100 hộ của 4 xã vào 2 thời điểm mùa khô và mùa mưa theo bộ phiếu điều tra nhằm xác định thành phần loài, đặc điểm sinh lý sinh thái, ổ chứa, mật độ của vectơ truyền bệnh SXH.

 Tiến hành soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà, dùng để đánh giá quần thể muỗi. Những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus

1 Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes aegypti là số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong một gia đình điều tra.

Số muỗi cái Aedes aegypti bắt được CSMĐ (con/nhà) = -

2 Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) Aedes aegypti là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành

Số muỗi cái Aedes aegypti bắt được CSNCM (%) = - x 100

Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy (lăng quăng) bằng quan sát, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà Sử dụng phương pháp đếm toàn bộ số lượng bọ gậy (lăng quăng) Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định ổ chứa muỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm Có 2 chỉ số được sử dụng để theo dõi bọ gậy (lăng quăng) của muỗi Aedes aegypti vàAedes albopictus:

1 Chỉ số nhà (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có lăng quăng Aedes

Số nhà có bọ gậy Aedes

2 Chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước có bọ gậy (lăng quăng) Aedes:

Số DCCN có bọ gậy Aedes CSDCBG (%) = - x 100

3 Khảo sát tình hình sử dụng NS&VSMT trong điều kiện khí hậu thay đổi, xem xét những ảnh hưởng đến vấn đề cấp nước và VSMT của việc thay đổi khí hậu

 Đối tượng: Các hộ gia đình sử dụng nước ngầm cho mục đích ăn uống và sinh hoạt

 Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn:

Z 2 (1-(/2).p.q n = - = 374 mẫu d 2 Trong đó: p là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh (theo báo cáo của chương trình NTP2 là 0,5 năm 2008), Z=1,96 (= 0,05, độ tin cậy 95%), d: sai số cho phép, chọn d=0,05.

Số hộ gia đình điều tra NS&VSMT tại mỗi xã bằng 374 chia cho 4 xã (được chọn của 2 huyện) là 94 hộ

 Khảo sát tình trạng sử dụng nước, các công trình vệ sinh bằng bộ phiếu điều tra;

 Chọn ấp: Lập danh sách các ấp của xã được chọn, sau đó chọn ngẫu nhiên 1/3 số ấp của xã đó.

 Chọn hộ gia đình: Ở mỗi ấp, dựa vào danh sách hộ gia đình của các ấp, sử dụng bảng số ngẫu nhiên để chọn ra hộ gia đình đầu tiên cần điều tra, các hộ tiếp theo được chọn theo phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ số mẫu cho mỗi ấp thì dừng lại.

 Lấy mẫu đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên tại các hộ gia đình sử dụng nước ngầm cho ăn uống và sinh hoạt

 Tại mỗi xã tiến hành lấy 40 mẫu nước giếng (phương pháp lấy mẫu 10%) đại diện cho tầng nước ngầm của địa phương và phân bố lấy mẫu nước dọc theo chiều dài địa lý của xã.

 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thông qua các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh tối thiểu để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước do phân người, chất thải và mức độ nhiễm mặn có thể do tác động của sự xâm nhập mặn do nước biển dâng Các chỉ tiêu được chọn và phương pháp phân tích thể hiện trong bảng sau:

TT Chỉ tiêu Phương pháp

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sẽ được so sánh đánh giá theo Quy chuẩn chất lượng quốc gia về nước uống và nước sinh hoạt của Bộ Y tế (QCVN 01 và QCVN 02)

Khảo sát các yếu tố khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nhằm đánh giá mức độ biến đổi thời tiết

STT Chỉ số (theo năm) Cách thu thập

Nhóm chỉ số khí hậu cơ bản

1 Nhiệt độ không khí trung bình ( 0 C) (theo tháng) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh + Niên giám thống kê

2 Độ ẩm không khí trung bình ( 0 C) (theo tháng)

3 Tổng lượng mưa năm (mm)

Nhóm chỉ số thời tiết khắc nghiệt và thiên tai (theo năm)

4 Số trận bão Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh + Báo cáo tỉnh

6 Số vụ trượt lở đất

9 Số đợt nắng nóng (trên 37 0 C)

10 Số nhà bị mất do thiên tai

Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống y tế điạ phương với biến đổi khí hậu qua một số giá trị cơ bản sau

STT Chỉ số (theo năm) Cách thu thập

Nhóm chỉ số nhạy cảm rủi ro sức khỏe do BĐKH gây ra (theo năm)

2 Mật độ dân số (người/km 2 )

4 Tỷ lệ % dân số nông thôn

5 Tỷ lệ % người dân tộc thiểu số

6 Tỷ lệ % người cao tuổi

7 Tỷ lệ % trẻ dưới 5 tuổi

10 Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thong

11 Tỷ lệ % trẻ SDD dưới 5 tuổi

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

12 Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (phần nghìn)

13 Tỷ lệ % trẻ dưới 1 tuổi được tiêm vacxin DPT

(bạch hầu, ho gà, uốn ván)

14 Tỷ lệ % trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

15 Tỷ lệ % hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh

16 Tỷ lệ % hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

Nhóm chỉ số năng lực thích ứng với tác động của BĐKH (theo năm)

17 Ngân sách y tế địa phương

18 Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

20 Số trạm y tế (xã, phường, cơ quan, xí nghiệp)

22 Số lượt người được khám chữa bệnh trong năm

23 Số nhân viên làm công tác y tế dự phòng

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

24 Số bác sỹ trung bình trên 10.000 dân

Niên giám thống kê, niên giám thống kê y tế + tính toán

25 Số y sỹ trung bình trên 10.000 dân

26 Số y tá/điều dưỡng trung học trung bình trên

27 Số nữ hộ sinh trung bình trên 10.000 dân

28 Số nhân viên y tế ấp

29 Số cán bộ y tế được đào tạo, tập huấn về BĐKH và ảnh hưởng sức khỏe

Số cơ số trang thiết bị cho đội phòng chống dịch

Số lượng trang thiết bị

- Số thiết bị phun thuốc diệt muỗi

- Số thuyền/xuồng được sử dụng khi lũ lụt xảy ra

Báo cáo tỉnh Ban phòng chống lụt bão tỉnh

31 Số chương trình phòng chống vec-tơ được thực hiện Báo cáo tỉnh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

TÌNH HÌNH BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

1 Đặc tính mẫu nghiên cứu

Sau khi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 1200 người đại diện cho 1200 hộ tại 4 xã: Thạnh Hải và Thạnh Phong thuộc huyện Thạnh Phú, xã Bảo Thuận và An Thủy thuộc huyện Ba Tri, kết quả thu được như sau:

Tổng số mẫu thu được gần 80% là nữ, tỷ lệ này đáp ứng được tiêu chí ban đầu nhằm giúp thu thập đầy đủ thông tin về tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong gia đình Tất cả đối tượng khảo sát đều có dân tộc Kinh, trong đó nhóm tuổi từ 16-40 và từ 41-

60 tuổi chiếm tỷ lệ tương đương 41% và nhóm người già trên 60 tuổi chiếm 1817% Về trình độ học vấn, nhìn chung tại đây có trình độ học vấn tương đối thấp, 20% có trình độ trung học cơ sở, khoảng 50% đối tượng có trình độ tiểu học và gần 13% không biết chữ

Khảo sát về nghề nghiệp, 58,75% trên tổng số ngừơi khảo sát đều có công việc đem lại thu nhập cho gia đình, nghề nghiệp chủ yếu tại đây là làm thuê (21,08%) hoặc làm muối và nuôi trồng thuỷ sản (19,33%) Bên cạnh đó có khoảng 35,5% đối tượng là nội trợ ở nhà chăm sóc gia đình.

Bảng 1.1: Đặc tính mẫu nghiên cứu Đặc tính mẫu Tần số (n00) Tỷ lệ (%)

 Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

2 Huyện Thạnh Phú: Xã Thạnh Hải và Thạnh Phong

2.1 Tình hình thực hành vệ sinh cá nhân

Nhìn chung tại 2 xã của huyện Thạnh Phú có điều kiện kinh tế khá thấp Cụ thể, tại xã Thạnh Phong có số lượng hộ nghèo trong năm 2011 là 100 trên tổng số 300 hộ, chiếm 33,33%, tiếp đến là Thạnh Hải có 81 hộ nghèo (chiếm 27%) và 5 hộ cận nghèo (chiếm 1,33%).

Biểu đồ 1.1: Phân bố điều kiện kinh tế gia đình tại 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú

Cận nghèo Trung bình trở lên

Xã Thạnh Hải Xã Thạnh Phong

Do còn hạn chế về điều kiện kinh tế cũng như tập quán sử dụng nước, nguồn nước chủ yếu được sử dụng cho ăn uống là nước mưa (chiếm từ 83% đến 91%), tiếp đến là nước giếng, nước đóng bình và một điều đáng khích lệ là không có bất kỳ hộ nào trên 2 xã sử dụng nguồn nước mặt kênh, ao, hồ trong ăn uống Tiến hành khảo sát về thói quen đun sôi nước trước khi uống nhằm giúp phòng tránh các nguy cơ nhiễm vi sinh trong nước uống, có khoảng 90% các hộ gia đình tại 2 xã thực hiện thói quen uống nước đun sôi Bên cạnh đó còn khoảng 4,67% (14 hộ) tại xã Thạnh Hải và 11% (42 hộ ) tại xã Thạnh Phong chưa có thói quen thường xuyên đun sôi nước uống Nguyên nhân cuả tình trạng trên là do một số hộ sử dụng trực tiếp nước đóng bình không qua đun nấu, cụ thể tại xã Thạnh Hải có 1% và 3,67% tại xã Thạnh Phong Như vậy, tại xã Thạnh Phong có tỷ lệ uống nước mưa cũng như nước giếng không qua đun sôi chiếm khoảng 7,33%, đây là một con số tương đối cao. Chính vì vậy nên lồng ghép vấn đề trên vào trong các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tại địa phương.

95.33% Đun sôi Không đun sôi

Biều đồ 1.2: Phân bố các nguồn nước sử dụng cho mục đích ăn uống và thói quen đun sôi nước trước khi uống của người dân tại xã Thạnh Hải

Nước máy Nước mưa Nước giếng Nước uống đóng bình Nước ao, hồ

% Để phòng tránh muỗi truyền bệnh, chúng ta thường chú trọng vào hai giai đoạn bao gồm làm giảm nguồn sinh sản của vector và tránh muỗi đốt Bên cạnh việc dọn dẹp các dụng cụ chứa nước, phát quang bụi rậm thường được truyền thông giáo dục và trở thành kiến thức phổ biến thì biện pháp phòng tránh muỗi đốt là ngủ mùng cả vào ban ngày lẫn ban đêm ít được nhiều người chú ý đến Theo thông tin cung cấp từ người dân, trên địa bàn sinh sống có khá nhiều muỗi nên hầu như tất cả các hộ khảo sát đều ngủ mùng (99,67%). Tuy nhiên tại xã Thạnh Hải có 42,81% có hành vi tốt ngủ mùng vào cả hai thời điểm cả ban ban ngày lẫn ban đêm và có hơn một nửa số hộ gia đình được khảo sát (57,19%) chỉ ngủ mùng vào thời điểm ban đêm (Biểu đồ 1.4) Riêng tại xã Thạnh Phong có tỷ lệ ngủ mùng cả vào ban ngày lẫn ban đêm cao hơn 9,86% so với xã Thạnh Hải.

Biều đồ 1.3: Phân bố các nguồn nước sử dụng cho mục đích ăn uống và thói quen đun sôi nước trước khi uống của người dân tại xã Thạnh Phong

89% Đun sôi Không đun sôi

Biều đồ 1 4: Thời điểm thường xuyên ngủ mùng của người dân tại 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú

Khảo sát kiến thức về các bệnh lây truyền qua nước, nhìn chung có khoảng trên 65% số người khảo sát có hiểu biết về một số bệnh truyền nhiễm có thể lây lan theo nước và thực hành vệ sinh kém Các thông tin được đa số người dân tiếp nhận từ phương tiện thông tin đại chúng như tivi và truyền thanh, bên cạnh đó là từ nhân viên y tế; riêng tỷ lệ tiếp cận từ báo chí, tờ rơi, tranh cổ động tại 2 xã đều chiếm dưới 10% Đây cũng là điều có thể hiểu được do đa số người dân đều đi làm vắng nhà vào ban ngày nên các thông tin thường được tiếp nhận trực tiếp từ mạng lưới y tế xã bao gồm cộng tác viên cũng như tổ nhân dân tự quản của ấp Trong các bệnh khảo sát, tiêu chảy và sốt xuất huyết có tỷ lệ trả lời cao nhất bởi đây là hai bệnh thường mắc phải cũng như xuất hiện khá phổ biến trong các hoạt động tuyên truyền tại xã và phương tiện thông tin truyền thông.

Bảng 1.2: Kiến thức về các bệnh truyền nhiễm lây lan do nước, thực phẩm và vệ sinh kém tại 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú

Tên bệnh Thạnh Hải Thạnh Phong

Tần số (n= 211) Tỷ lệ (%) Tần số

Bảng 1.3: Nguồn tiếp nhận thông tin về các bệnh truyền nhiễm lây lan do nước, thực phẩm và vệ sinh kém tại 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú

Nguồn thông tin Thạnh Hải Thạnh Phong

Tần số (n= 211) Tỷ lệ (%) Tần số

 Báo chí, tờ rơi, tranh cổ động

 Cán bộ, nhân viên y tế

2.2 Tình trạng sức khỏe của người dân và tiền sử bệnh tật của hộ gia đình

 Tình trạng sức khỏe của người dân:

Bên cạnh việc lưu giữ riêng giúp tránh tình trạng uống nhầm thuốc cũng như yêu cầu để tại nơi thoáng mát trong bảo quản, việc trang bị tủ thuốc y tế là một điều khá cần thiết giúp người sử dụng có thể tìm và sử dụng thuốc nhanh chóng Tuy nhiên hiện nay việc trang bị tủ thuốc y tế tại nhà vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là tại các vùng nông thôn Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ có tủ thuốc y tế chỉ chiếm từ 5% (Thạnh Hải) đến 3,67% (Thạnh Phong) trên tổng số hộ khảo sát của mỗi xã Bên cạnh việc lưu giữ các loại thuốc điều trị đặc hiệu, tỷ lệ dự trữ các loại thuốc cơ bản được đánh giá cần thiết trong gia đình khá thấp, chỉ chiếm 11,33% (34 hộ) tại Thạnh Hải và 10,33% (31 hộ) tại Thạnh Phong Nguyên nhân của tình trạng trên là do trạm y tế và phòng khám tư khá gần so với khu vực sinh sống của người dân Từ bảng 1.4 cho thấy trong các thuốc được dự trữ tại nhà, nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt tại xã Thạnh Phong chiếm đến 90% Đây là điều khá tốt bởi nhóm thuốc trên được sử dụng phổ biến và khá an toàn, đặc biệt rất cần thiết trong trường hợp người nhà lên cơn sốt vào ban đêm Đứng thứ hai sau nhóm thuốc hạ sốt giảm đau là thuốc trị tiêu chảy, nhóm thuốc kháng sinh có tỷ lệ hộ gia đình dự trữ thấp nhất

Bảng 1.4: Tỷ lệ các loại thuốc cũng như vật dụng sơ cấp cứu thường được dự trữ của người dân tại 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú

Các loại thuốc dự trữ Thạnh Hải Thạnh Phong

Tần số (n= 34) Tỷ lệ (%) Tần số

 Thuốc hạ sốt, giảm đau

Kết quả từ bảng 1.5 cho thấy loại hình phổ biến chủ yếu được người dân chọn lựa đến khám chữ bệnh là trạm y tế, chiếm tỷ lệ khá cao trên 80% ở cả 2 xã, mặc dù là nơi được trang bị máy móc thiết bị nhiều hơn nhưng tỷ lệ đến khám tại trung tâm y tế huyện chỉ chiếm từ 6-9% và bệnh viện chỉ chiếm từ 4-7% Nguyên nhân do đây là các xã ven biển cách xa trung tâm huyện cũng như thị xã, để có thể đến bệnh viện hay trung tâm y tế huyện khám chữa bệnh phải di chuyển qua phà gây khó khăn trong việc đi lại Việc người dân tập trung đến khám tại trạm y tế bên cạnh việc giúp quản lý được tình hình bệnh tật của địa phương, giảm được hiện tượng quá tải cho các cơ sở tuyến trên nhưng mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao năng lực chuyên môn tại tuyến xã để có thể tầm soát chuẩn đoán bệnh kịp thời.

Bảng 1.5: Tình hình chọn lựa loại hình khám chữa bệnh của người dân tại 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú

Loại hình khám chữa bệnh Thạnh Hải Thạnh Phong

Tần số (n= 300) Tỷ lệ (%) Tần số

Khảo sát về tình hình sức khỏe của người dân (bảng 1.6), trên 300 người khảo sát tại Thạnh Hải cú khoảng ẳ số người cú sức khỏe tốt, 40% thỉnh thoảng mắc cỏc bệnh phổ biến thông thường được đánh giá có liên quan đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như cảm, tai mũi họng… và có khoảng gần 35% mắc các bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài

Trong các bệnh có liên quan đến ảnh hưởng của việc thay đổi thời tiết thường gặp, đa số người dân thường mắc phải bệnh cảm Tiến hành khảo sát về tần suất mắc bệnh, đa số người dân tại đây bị cảm khoảng từ 2-3 lần/năm Đứng thứ hai là bệnh về tai mũi họng, tiếp đến là tiêu chảy và không có ai mắc sốt xuất huyết trong số những người được khảo sát Đa số các đối tượng mắc bệnh đều đến cơ sở y tế, cụ thể là trạm y tế xã để khám chữa bệnh, chứng tỏ dịch vụ tại trạm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân Bên cạnh đó còn có khoảng từ 5% - 9% đến mua tại nhà thuốc.

Bảng 1.6: Tình trạng sức khỏe của người dân trong vòng 1 năm trước thời điểm khảo sát tại 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú

Tình hình sức khỏe cách nay 1 năm

Tần số (n= 300) Tỷ lệ (%) Tần số

Bảng 1.7: Tình hình mắc các bệnh có liên quan đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Tần số (n= 300) Tỷ lệ (%) Tần số

Bảng 1.8: Hành vi xử trí khi mắc bệnh có liên quan đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Tần số (n= 144) Tỷ lệ (%) Tần số

 Tự chữa trị tại nhà:

Mời thầy thuốc đến nhà

Mua thuốc tại nhà thuốc

Chữa theo kinh nghiệm dân gian Để tự khỏi

89,26 0 9,92 0 9,09 0,83 0 Đối với tình hình mắc các bệnh mãn tính (bảng 1.9), nhìn chung tại đây tỷ lệ có mắc các bệnh mãn tính ở cả 2 xã tương đương nhau (chiếm khoảng 43%) Trên mô hình mắc bệnh mãn tính tại xã Thạnh Hải, bên cạnh bệnh cao huyết áp thì bệnh về cơ xương khớp có tỷ lệ mắc cao hơn so với các bệnh khảo sát khác, tiếp đến là bệnh về viêm dạ dày và tim mạch Trong đó 51,16% người dân tại xã Thạnh Hải có theo dõi khám chữa bệnh định kỳ, đối với xã Thạnh Phong thì tỷ lệ này thấp hơn (chiếm 48,12%).

Bảng 1.9: Mô hình mắc các bệnh mãn tính phân bố theo xã

Tên bệnh Thạnh Hải Thạnh Phong

Tần số (n= 300) Tỷ lệ (%) Tần số

Tên bệnh Thạnh Hải Thạnh Phong

Tần số (n= 300) Tỷ lệ (%) Tần số

 Tiền sử bệnh tật của hộ gia đình:

ĐIỀU TRA VECTƠ TRUYỀN BỆNH SXH

1 Thông tin chung về các hộ gia đình được điều tra

Thạnh Phú là một huyện thuần nông nông nghiệp, số lao động chủ yếu tập trung cho nông nghiệp Nên 200 hộ gia đình được khảo sát, các đối tượng chủ yếu là làm làm nông nghiệp chiếm tới 32,66 %; 22,63% thì làm các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh buôn bán; 16, 18,09% làm các công việc khác như diêm dân, đi biển; 12, 56% là ở nhà nội trợ Còn lại 4,02 % là làm công nhân; 2,01 là các nghề thủ công nghiêp; và 3,02 % là công chức nhà nước và 1,01 là đang còn đang là sinh viên và học sinh.

Biều đồ 2.1 : Cơ cấu nghề nghiệp của 2 xã thuộc huyện thạnh phú

Huyện Ba Tri cũng là một huyện ven biển có thế mạnh về nghề nuôi trồng thủy sản, số lao động tập trung vào ngành nghề này khá cao Trong 200 hộ gia đình được khảo sát, đối tượng làm nông nghiệp chỉ chiếm 25,32 %; 8,44% thì làm các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh buôn bán; 31,17% làm các công việc liên quan đến nuôi trồng thủy sản, đi biển; 25, 32% là ở nhà nội trợ Còn lại 4,55 % là làm công nhân; 4,55 là các nghề thủ công nghiêp; và 0,65 % là công chức nhà nước.

Biều đồ 2.2 : Cơ cấu nghề nghiệp của 2 xã thuộc huyện Ba Tri

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của các hộ dân được điều tra tại 4 xã

Học vấn Thạnh Hải Thạnh Phong Bảo Thuận An Thủy

Trên trung học phổ thông 2,04% 4,95% 3,66% 0%

Trong 400 hộ được khảo sát tại 4 xã thuộc 2 huyện vào mùa nắng, trình độ học vấn của người dân còn khá thấp, tỷ lệ không đi học còn khá cao Trong đó, Thạnh Hải là xã số người không đi học cao nhất (16,33%), An Thủy (15,28%), Thạnh Phong (7,92) và thấp nhất là Bảo Thuận là 6,1%

1.3 Hiện trạng nhà ở và diện tích sử dụng của các hộ tại 4 xã

Bảng 2.2: Hiện trạng nhà ở và diện tích sử dụng của cả hộ tại 4 xã

Phong Bảo Thuận An Thủy

Diện tích nhà ở trung bình (m 2 ) 131,8 127,3 130,9 122,2

Diện tích sân vườn trung bình

Loại nhà chủ yếu ở trong địa bàn nghiên cứu là nhà tạm bợ 86 %; nhà bán kiên cố chiếm 8% và 6% là nhà kiên cố Diện tích nhà ở trung bình ở các xã hầu như đều trên 100 m 2 , diện tích cao nhất là xã Thạnh Phong ( 131,8 m 2 ), thấp nhất là ở xã An Thủy (122,2 m 2 ) Diện tích sân vườn trung bình ở các xã đều trên 170 m 2 với xã có diện tích sân vườn trung bình thấp nhất là Thạnh Phong (176,5 m 2 ), và cao nhất là An Thủy (264,9 m 2 ) Với diện tích sân vườn lớn, mà chủ yếu là cây cối rậm rạp kèm theo xung quanh nhà có nhiều vùng nước ứ đọng đã tạo thêm điều kiện cho việc phát triển của muỗi

1.4 Số nhân khẩu trung bình và số ca mắc bệnh SD/SXHD của các hộ được điều tra

Bảng 2.3: Số nhân khẩu trung bình và số ca mắc bệnh SD/SXHD

Số ca mắc SD/SXHD mùa nắng 2 0 2 1

Số ca mắc SD/SXHD mùa mưa 4 0 1 1

Nhân khẩu trung bình trong tất cả các xã được điều tra trung bình là 4 người 1 hộ Trong số 400 điều tra vào mùa nắng thì số người đã từng mắc bệnh SD/SXHD là 5 trường hợp, 2 trường hợp ở xã Thạnh Hải, 2 trường hợp ở xã Bảo Thuận và 1 trường hợp ở An Thủy Vào mùa mưa, thì số người đã từng mắc bệnh SD/SXHD là 6 trường hợp, 4 trường hợp ở huyện Thạnh Phú và 1 trường hợp ở huyện Ba Tri và 1 trường hợp An Thủy

2 Điều tra côn trùng mùa nắng

2.1 Số lượng muỗi thu được và thành phần loài

Biểu đồ 2.3.1: Phân loại muỗi ở xã Thạnh Hải

Trong số lượng muỗi (575 con) thu được tại xã Thạnh Hải, thì chiếm chủ yếu là muỗi Anopheles sp (42,36 %), sau đó đến Ae.aegypti (36,87%) Muỗi Ae.albopictus chỉ chiếm khoảng 4,39% , còn lại 5,31% là muỗi Culex và 11,07% là các loại muỗi khác.

Biểu đồ 2.3.2: Phân loại muỗi ở xã Thạnh Phong

Số lượng muỗi bắt được tại xã Thạnh Phong trong đợt điều tra mùa nắng là

566 con Trong đó, chiếm chủ yếu vẫn là muỗi Anopheles sp (40,49%), muỗi Ae.aegygti chiếm thứ 2 (31,09%) Muỗi Culex chiếm thứ 3 (14,83%), thấp nhất là muỗi Ae.albopictus (3,37%) Còn lại 10,12% số muỗi bắt được là các loài muỗi khác

Biểu đồ 2.3.3: Phân loại muỗi ở xã Bảo Thuận

Số lượng muỗi bắt được tại xã Bảo Thuận trong đợt điều tra mùa nắng là 994 con Chiếm chủ là muỗi Ae.aegygti (38,22%), thứ hai là muỗi Anopheles sp (37,63%) Muỗi Culex chiếm khoảng (7,44%), thấp nhất là muỗi Ae.albopictus (4,69%) Còn lại, 12,02% số muỗi bắt được là các loài muỗi khác

Biểu đồ 2.3.4: Phân loại muỗi ở xã An Thủy

Tổng số lượng muỗi thu được tại xã An Thủy trong đợt điều tra mùa nắng là

680 con Trong đó, tỷ lệ muỗi Ae.aegypti ở xã An Thủy khá cao (42,93%), tỷ lệ muỗi Anopheles sp cao thứ 2 (38,45 %), Muỗi Ae.albopictus chỉ chiếm khoảng 2, 09% , còn lại 7,87% là muỗi Culex và 8,67 % là các loại muỗi khác.

Tỷ lệ Ae.aegypti ở 2 xã An Thủy và Bảo Thuận có phần cao hơn tỷ lệ muỗi Anopheles sp, còn ở 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Phú thì tỷ lệ này thường thấp hơn tỷ lệ muỗi Anopheles sp Điều này cũng phần nào cho thấy ở 2 xã thuộc huyện Ba Tri, mức độ phổ biến của muỗi Ae.aegypti cao hơn ở 2 xã thuộc huyện Thạnh Phú.

2.2 Các chỉ số về mật độ mật độ muỗi trưởng thành

• Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti (DI): Là số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong một gia đình khảo sát.

• Chỉ số nhà có muỗi Aedes aegypti (HI) : là tỷ lệ (phần trăm) nhà có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành.

Bảng 2.4: Các chỉ số về mật độ muỗi trưởng thành Tên xã

Phong Bảo Thuận An Thủy

Chỉ số DI ( Số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong 1 gia đình khảo sát) tại

100 hộ của mỗi xã thì tại xã Thạnh Phong là thấp nhất ( 1,76 ), Thạnh Hải (2,12); Tại 2 xã của huyện Ba Tri thì có phần cao hơn: Bảo Thuận (3,8) và An Thủy (2,92).

Chỉ số HI ( Tỷ lệ nhà có muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành) giữa 2 xã của huyện Thạnh Phú là Thạnh Hải (82%), Thạnh Phong (80%) và 2 xã của huyện Ba Tri là Bảo Thuận (88%), An Thủy (84%).

Tỷ lệ DI và HI của 2 xã thuộc huyện Ba Tri có phần cao hơn so với tỷ lệ DI,

HI củaSự chêng lệch về 2 chỉ số DI và HI giữa 2 xã của huyện Ba Tri và 2 xã của huyện Thạnh Phú đã phần nào cho thấy tình hình hoạt động của muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành gây bệnh SD/SXHD tại huyện Ba Tri mạnh hơn so với huyện

2.3 Các chỉ số về mật độ bọ gậy (lăng quăng)

• Chỉ số nhà có LQ Aedes aegypti (HI): là tỷ lệ (%) nhà có LQ Aedes aegypti.

• Chỉ số dụng cụ chứa nước có LQ Aedes aegypti(CI): là tỷ lệ (%) dụng cụ chứa nước (DCCN) có LQ Aedes aegypti.

Bảng 2.5: Các chỉ số về mặt độ bộ gậy (lăng quăng) Tên xã

Phong Bảo Thuận An Thủy

Chỉ số HI (Về số nhà có phát hiện LQ Aedes aegypti) thì ở xã Thạnh Phong trong 100 nhà khảo sát chỉ có 60 % là phát hiện thấy lăng quăng, ở Thạnh Hải là 64

% , An Thủy là cao nhất với 72% số nhà được khảo sát phát hiện lăng quăng và cuối cùng là Bảo Thuận thấp nhất là 51 %

Tổng số DCCN điều tra ở xã Thạnh Hải là 679 dụng cụ thì số dụng cụ phát hiện thấy lăng quăng là 31,7 %; Tổng số DCCN điều tra của xã Thạnh Phong là 707 dụng cụ trong đó có 21,1 % số dụng cụ là có phát hiện thấy lăng quăng; Tổng số DCCN điều tra của xã Bảo Thuận là 684 dụng cụ trong đó 19,1 % số dụng cụ là phát hiện thấy có lăng quăng; Tổng DCCN điều tra của xã An Thủy là 740 dụng cụ trong đó 23,2% số dụng cụ là phát hiện thấy lăng quăng.

2.4 Các biện pháp phòng tránh bệnh SD/SXHD

Bảng 2.6: Các biện pháp phòng chống SD/SXHD

Các biện pháp phòng tránh Thạnh

Nước đọng xung quanh nhà (%)

Nhà cửa gọn gàng sạch sẽ (%)

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, THỜI TIẾT KHẮC NGHIỆT

1 Khảo sát điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của tỉnh Bến Tre

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biến thiên nhiệt độ trung bình tháng trong 5 năm từ 2006 – 2010

Trong những tháng mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình trong 5 năm dao động từ 24,5 0 C đến 29,2 0 C Vào tháng 4 hằng năm, nhiệt độ trung bình vào cuối mùa khô đều cao hơn 28 0 C, năm 2010 mức nhiệt trung bình 29,2 0 C cao hơn nhiệt độ 5 năm trước (năm 2005) là 0,4 0 C.

Vào đầu mùa mưa (tháng 5 hằng năm), nhiệt độ trung bình từ 2006 – 2009 có xu hướng giảm từ 0,2 0 C đến 1,3 0 C Tuy nhiên, năm 2010 mức nhiệt trung bình đầu mùa mưa có diễn biến tăng cao hơn những năm trước đó từ 1,7 0 C đến 2,2 0 C So với tháng 5 năm 2010, mức nhiệt trung bình đầu mùa mưa năm 2010 cao hơn 1 0 C Từ giữa mùa mưa cho đến cuối mùa mưa, mức nhiệt trung bình các năm duy trì ở 27 0 C đến 28 0 C. Vào cuối mùa mưa, nhiệt độ trung bình của năm 2006 là cao nhất (27,5 0 C) và thấp nhất là năm 2007 (26,1 0 C)

Tối thấp trung bình Trung bình Tối cao trung bình

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biến thiên nhiệt độ trung bình năm

Nhiệt độ tối thấp trung bình trong 5 năm từ 2006 đến 2010 dao động từ 24,4 0 C đến 25 0 C Nhiệt độ tối cao trung bình thấp nhất là 33,2 0 C và cao nhất là 33,6 0 C. Khoảng chênh lệch nhiệt độ là 8 0 C So sánh với nhiệt độ tối cao trung bình từ 2001 đến

2005, thì mức nhiệt tối cao trung bình từ 2006 đến 2010 cao hơn là 6,4 0 C Vì vậy, mức nhiệt trung bình của tỉnh Bến Tre cao hơn trước từ 0,2 – 0,5 0 C Đặc biệt là vào cuối mùa khô 2009, nhiệt độ tăng cao đến 36,5 0 C Đồng thời một diễn biến bất thường khác, đó là vào giữa mùa mưa năm 2010 nhiệt độ cao nhất là 36,2 0 C, đây là mức nhiệt cao nhất vào những tháng mùa mưa trong 5 năm từ 2006 đến 2010.

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ biểu diễn tổng số giờ nắng

Do ở vĩ độ thấp nên Bến Tre tiếp nhận được ánh nắng dồi dào, độ dài ban ngày lớn, bức xạ và nhiệt độ cao Tổng số giờ nắng của tỉnh Bến Tre từ 2006 đến 2010 dao động từ 2400 đến 2600 giờ nắng, số giờ nắng ít nhất là vào năm 2007 với tổng số giờ nắng là 2451,3 giờ, nhiều nhất là năm 2006 với tổng số giờ nắng là 2652,1 giờ Cao điểm những tháng có giờ giờ nắng nhiều nhất là vào thời điểm từ giữa cho đến cuối mùa khô hằng năm Tuy nhiên, vào đầu mùa khô năm 2009, số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 11,16 giờ nắng cao hơn số giờ nắng trung bình của các năm trước đó là 1,2 giờ nắng. Đồng thời, tổng số giờ nắng trung bình từ năm 2006 đến năm 2010 là 2536,52 giờ nhiều gấp 1,14 lần so với những năm từ 2001 đến 2005 (2219,1 giờ)

2006 2007 2008 2009 2010 Độ ẩm trung bình không khí từ 2006 đến 2010 dao động từ 76% đến 89% Vào các tháng mùa mưa tức là từ tháng 5 đến tháng 11, độ ẩm trung bình dao động từ 79% đến 88%, chủ yếu là từ 81% đến 87%

Vào mùa khô hằng năm, độ ẩm trung bình dao động từ 76% đến 85% Tuy nhiên, vào tháng 3 của năm 2006 (giữa mùa khô), độ ẩm trung bình không khí tăng lên 89% cao hơn độ ẩm trung bình trong mùa mưa Chênh lệch độ ẩm giữa tháng ẩm nhất là tháng khô nhất là 12%.

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ biến thiên độ ẩm trung bình không khí từ 2006 đến 2010

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ biểu diễn độ ẩm trung bình năm.

Trong khoảng thời gian 5 năm từ 2006 đến năm 2010, độ ẩm trung bình năm thấp nhất là 82% và cao nhất là 85%, độ ẩm trung bình 5 năm là 83% So sánh với độ ẩm trung bình của 5 năm trước đó thì độ ẩm không khí không chênh lệch nhau quá lớn.

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ biến thiên lượng mưa tại huyện Thạnh Phú từ 2006 – 2010

Trong mùa khô hằng năm tại huyện Thạnh Phú, lượng mưa trung bình tối đa chỉ có 73,5 mm Đặc biệt, vào tháng 2 và tháng 3 hầu như không có mưa, nhưng tháng 3 năm 2006 huyện Thạnh Phú chịu ảnh hưởng của cơn bão số 9 hoạt động trên biển Đông gây ra mưa to nên đã làm tăng lượng mưa vào thời điểm này.

Vào mùa mưa, lượng mưa đo được thấp nhất trong 5 năm từ 2006 đến 2010 là8,5 mm (vào thời điểm tháng 11 năm 2009) và cao nhất là 412,1 mm (vào thời điểm tháng 10 năm 2008) Vào tháng 5 hằng năm, lượng mưa tăng vượt hẳn lên cao điểm trong tháng 5 lượng mưa lên đến 352,1 mm Từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm lượng mưa trung bình khoảng 250 mm Đến tháng 11 lượng mưa đã giảm đi nhiều, thấp nhất là 8,5 mm

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ biến thiên lượng mưa tại huyện Ba Tri từ 2006 – 2010

Tháng 3 năm 2006 huyện Ba Tri chịu ảnh hưởng của cơn bão số 9 hoạt động trên biển Đông gây ra mưa to nên đã làm tăng lượng mưa vào thời điểm này lên đến 92,8 mm Các tháng còn lại trong mùa khô hầu như không có mưa.

Mùa mưa năm 2009 và năm 2010 huyện Ba Tri có lưu lượng mưa thấp nhất trong 5 năm từ 2006 – 2010 chỉ có 78,5 mm Trong thời điểm giữa mùa mưa từ 2006 –

2009 (từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm), lưu lượng mưa thấp nhất đo được là 200 mm và cao nhất là 358 mm Tuy nhiên trong năm 2010 lượng mưa diễn biến có phần bất thường hơn, cụ thể là vào thời điểm giữa mùa mưa, lượng mưa đo được thấp nhất là78,5 mm và cao nhất 288,2 mm

Biểu đồ 4.8: Biểu đồ biểu diễn tổng lưu lượng mưa từ 2006 – 2010

Tổng lưu lượng trong thời gian 5 năm từ 2006 – 2010 đo được tại huyện Thạnh Phú là 7941,6 mm và huyện Ba Tri là 8479,1 mm Kết quả biểu đồ 8 cho thấy, từ năm

2006 đến năm 2008, lượng mưa của huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri năm sau đều nhiều hơn năm trước. Ở huyện Thạnh Phú, lượng mưa năm 2009 là nhiều hơn so với năm 2010 là 145,8 mm Ở huyện Ba Tri thì lượng mưa diễn biến ngược lại, lưu lượng mưa năm

2010 nhiều hơn năm 2009 là 120,1 mm

2 Khảo sát mức triều , mực nước và độ mặn của tỉnh Bến Tre

2.1 Huyện Thạnh Phú a Mức triều lên:

Theo kết quả thu được từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, số liệu thu được từ trạm Bến Trại (sông Cổ Chiên) tại khu vực huyện Thạnh Phú cho thấy mức độ dao động của mực nước trong tháng qua các năm cụ thể như sau:

 Mực nước cao nhất trong tháng qua các năm:

Theo quy luật thời tiết của những năm trước đây, mùa lũ thường kéo dài từ tháng

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA HỆ THỐNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1 Sự biến động về dân số tại địa bàn nghiên cứu

Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông.

Huyện Thạnh Phú có 18 đơn vị cấp xã, bao gồm 17 xã và 1 thị trấn.Huyện có diện tích 411km 2 , dân số là 128116 người (năm 2004) Trung tâm là thị trấn Thạnh Phú nằm trên quốc lộ 57, cách thị xã Bến Tre khoảng 45km về hướng đông nam Mật độ dân số khá thấp: 312 người/km 2 Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh, Thạnh Phú gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn Phần lớn đất đai do ảnh hưởng thủy triều của biển Đông nên bị nhiễm mặn, còn các xã từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện Mỏ Cày thuộc vùng nước lợ.

Biểu đồ 5.1.1 : Dân số xã Thạnh Hải từ các 2006 đến 2010

Xã Thạnh Hải là một xã khá thưa dân của huyện Thạnh Phú Dân cư còn khá thưa thớt thấp hơn nhiều so với mật độ dân số của toàn huyện Thạnh Phú Dân số của xã trong các năm từ 2006 đến năm 2010 không có biên động lớn Vào năm 2006 dân số tại xã là 8176, đến năm 2007 giản nhẹ xuống còn 8134, tăng mạnh vào năm 2008 lên tới 8332, và vào năm 2010 đã tăng lên 8436.

Biểu đồ 5.1.2 : Dân số xã Thạnh Phong từ các 2006 đến 2010

Xã Thạnh Phong là 1 trong những xã có dân số cao của toàn huyện Tuy nhiên xã Thạnh Phong là xã nằm kề gần biển dân cư ở đây chủ yếu tập trung ở khu vực ấp 4 còn các ấp khác dân cư khá là thưa thớt Dân số sinh sống của xã trong các năm từ 2006 đến năm 2010 cũng không có biên động nhiều, dân số tăng đều qua các năm Vào năm

2006 dân số tại xã là 9289 và vào năm 2010 đã tăng lên 9556.

Huyện Ba Tri nằm ở phía đông cù lao Bảo, phía bắc Ba Tri giáp với huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía đông giáp biển (với chiều dài bờ biển gần 10 km), phía tây giáp huyện Giồng Trôm.

Là một huyện ven biển, đất đai Ba Tri chủ yếu là ruộng và giồng, không có vườn tược trù phú như các huyện phía tây Ngoài nghề trồng lúa và nghề làm giồng, làm muối, đánh bắt hải sản, nhân dân ở đây, Huyện có diện tích 355km2 và dân số 187398 người (đông nhất của tỉnh) Mật độ dân số 528 người/km2 Huyện có 24 đơn vị cấp xã,bao gồm 23 xã và 1 thị trấn Trung tâm của huyện là thị trấn Ba Tri nằm cách thị xãBến Tre khoảng 30km về hướng đông nam Từ năm 2006 đến 2009, dân số của huyện không có nhiều thay đổi Vào năm 2009, huyện Ba Tri có biến động về dân số lớn vào do sự đi cư của một bộ phân dân số đi nơi khác, dẫn tới hiện tượng mất dân số của huyện.

Biểu đồ 5.1.3: Dân số xã Bảo Thuận từ các 2006 đến 2010

Mật độ dân cư ở xã Bảo Thuận còn khá thấp so với mật độ dân cư của toàn huyện Dân số sinh sống của xã trong các năm từ 2006 đến năm 2010 cũng không có biền động nhiều Vào năm 2006 dân số tại xã là 9382, tăng mạnh vào năm 2008 lên tới

9565 Trung bình mỗi năm dân số của xã tăng lên hơn 100 người, vào năm 2009 khi toàn huyện dân số giảm do tình trạng di dân thì dân số xã Bảo Thuận tuy không giảm nhưng lượng tăng lên khá thấp so với các năm trước chit tăng có 47 người Đến năm

2010 thì đã tăng đều trở lại, dân số đã tăng lên tới 9814.

Biểu đồ 5.1.4 : Dân số xã An Thủy từ các 2006 đến 2010

Xã An Thủy có điều kiện thuận lợi về giao thông cơ sở hạ tầng nên điều kiện kinh tế khá phát triển, xã là một trong những xã có dân số cao nhất huyện Ba Tri Mật độ của xã cũng khá cao so với mặt bằng chung toàn huyện Dân số sinh sống của xã trong các năm từ 2006 đến năm 2010 đều trên 1600 Vào năm 2006 dân số tại xã là

16791, đến năm 2008 lên tới 17000 Trong năm 2009 theo chiều hướng di dân của toàn huyện dân số của xã đột ngột giảm xuốngcòn 16415 người, đây là mức dân số thấp nhất trong vòng 5 năm từ 2006 đến 20101 Đến năm 2010 thì dân số đã tăng trở lại lên

16538 Tuy nhiên mức dân số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức dân số trong các năm 2006, 2007 và 2008.

2 Nhóm các chỉ số dân số cơ bản

Nghiên cứu tiếp tục đánh giá thêm về các chỉ số cơ bản đắc trưng của địa bàn nghiên cứu Bao gồm: mật độ dân số qua các năm; tỷ lệ nữ giới; tỷ lệ dân số nông thôn; tỷ lệ dân tộc thiểu số; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi; tỷ lệ tử vong của trẻ dưới năm tuổi; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ mù chữ; và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình chung nhất về những đặc điểm dân số đặc thù nhất của địa bàn nghiên cứu.

Bảng 5.1: Các chỉ số dân số cơ bản

Mật độ dân số (người/km 2 ) 58 63,2 72,04 82,4 93,07 127 130 133 ,07 133 ,48 144,56

Tỷ lệ dân số nông thôn 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Tỷ lệ dân tộc thiểu số (%) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tỷ lệ người cao tuổi (%) 0,86 0,92 1,01 1,08 1,13 12,51 11,36 13,19 11,27 13,26

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi (%) 3,91 4,67 5,04 5,73 6,52 8,65 8,57 8,43 7,84 7,83

Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông 25,7 26,2 19,4 29,6 33,2 20,1 25,19 16,12 31,17 34,23

Mật độ dân số (người/km 2 ) 285 346 345 342 340 320 408 458 502 550

Tỷ lệ dân số nông thôn 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Tỷ lệ dân tộc thiểu số (%) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tỷ lệ người cao tuổi (%) 1,53 1,61 1,74 1,67 1,64 11,21 12,32 13,28 12,42 14,63

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi (%) 7,51 7,5 7,55 7,51 6,97 17,26 16,18 15,08 14,34 13,75

Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông 29,6 32,2 34,7 36,8 40,3 20,6 25,43 26,17 32,09 35,82

Qua bảng 5.1 chúng ta có thể thấy, xã Thạnh Hải là 1 xã có mật độ dân số khá thấp so với các xã còn lại Cân bằng giới tại xã vẫn khá ổn định tỷ lệ trung bình từ năm

2006 đến 2010 giữa nam nữ là 1:1,1 Trên địa bàn xã 100% là dân tộc Kinh và không có người dân tộc thiểu số sinh sống Tỷ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi, trên địa bàn nghiên cứu khá thấp dưới 2%, điều này cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân không cao Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có chiều hướng tăng lên năm 2006 tỷ lệ người cao tuổi chỉ là 0,86 % đến năm 2010 đã tăng 1,13 % Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ hộ nghèo của Thạnh Hải cũng khá thấp so với các xã còn lại cho thấy gánh nặng y tế của các nhóm nhạy cảm này của tại xã nhẹ hơn các xã khác Tỷ lệ mù chữ năm 2006 của xã là 5,68% nhưng đến năm 2010 đã giảm xuống còn 4,02% Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông của xã cũng được tăng đều theo các năm, năm 2006 tỷ lệ tốt nghiệp còn khá thấp 25,7% thì đến năm 2010 đã tăng lên 33,7% Tóm lại, những đặc điẻm chính của xã Thạnh Hải là có mật độ dân số thấp, các nhóm đối tượng nhảy cảm về y tế như người nghèo, trẻ dưới 5 tuổi và người già tương đối thấp so với những xã còn lại diều này dẫn tới các gánh nặng về y tế tại địa bàn xã Thạnh Hải cũng tương đối thấp hơn trên địa bàn các xã nghiên còn lại.

Xã Thạnh Phong là 1 xã có mật độ dân số thuộc loại trung bình của huyện Thạnh Phú, và hơi thấp so vơi các xã thược huyên Ba Tri Cân bằng giới tại xã vẫn còn khá ổn định tỷ lệ trung bình từ năm 2006 đến 2010 giữa nam nữ là 1,1:1 Tuy nhiên, đã bát đầu có hiện tượng tỷ lệ nữ đã giảm xuống, năm 2008 tỷ lệ nữ là 49,51 %, đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 47,16% Địa bàn xã cũng bao gồm 100% thành phần dân số là dân tộc Kinh và không có người dân tộc thiểu số sinh sống Tỷ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi, trên địa bàn xã khá cao so với các xã khác, cho thấy rằng tuổi thọ trung bình của người dân của Thạnh Phong khá cao so với các xã còn lại Tỷ lệ này đang có chiều hướng tăng lên tiếp, năm 2006 tỷ lệ người cao tuổi là 12,51 % đến năm 2010 tăng lên 13,25

% Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ hộ nghèo của Thạnh Phong cũng khá cao so với các xã nghiên cứu, điều này cho thấy gánh nặng y tế của các nhóm nhạy cảm này của tại xã cao hơn các xã khác Các chương trình về phổ cập PTTH và xóa mù chứ được tiến hành thường xuyên tại xã, dẫn tới tỷ lệ người dân mù chữ năm 2006 của xã là 3,14% nhưng đến năm 2010 đã giảm xuống còn 0,53% Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông của Thạnh Phong cũng được tăng đều theo các năm, năm 2006 tỷ lệ tốt nghiệp là 20,1% thì đến năm 2010 đã tăng lên 34,23% Những đặc điẻm chủ yếu của xã Thạnh Phong các nhóm đối tượng nhạy cảm về y tế trên địa bàn xã như người nghèo, trẻ dưới 5 tuổi và người già tương đối cao nên dẫn tới gánh nặng về y tê lên hệ thống y tế tại xã sẽ cao hơn so với các xã khác

Ngày đăng: 04/03/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w