Đối với bệnh tiêu chảy và bệnh sốt xuất huyết, thời điểm mực nước dâng cao thì số ca mắc bệnh lại tăng do đó cần hướng dẫn người dân về cách xử lý nước trong trường hợp thiếu nguồn nước sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; tăng cường giữ vệ sinh cá nhân; vệ sinh môi trường. Đối với bệnh sốt xuất huyết, hạn chế thói quen trữ nước mưa, nếu có cần sử dụng các nắp đậy kín; loại bỏ những vật dụng phế thải xung quanh nhà có thể là nơi sinh sản của muỗi; thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước và vệ sinh môi trường.
TỔNG QUAN Y VĂN
Đặc điểm của thủy triều biển Đông
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên có quy mô ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nhiều hoạt động kinh tế, kĩ thuật của con người, trước hết là các ngành vận tải biển, xây dựng công trình trên biển và ven bờ, công trình bảo vệ bờ, hệ thống tưới tiêu nông nghiệp, cấp thoát nước thành phố ven biển, công tác phòng chống thiên tai liên quan đến bão và nước dâng trong bão ở những vùng ven bờ Hơn nữa, thủy triều cũng quy định cả nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân những vùng ven biển.
Thành phần quan trọng nhất gây nên dao động mực nước ở biển Đông phải kể đến là thủy triều Dao động thủy triều ở Biển Đông được đánh giá là rất phức tạp và có nhiều nét độc đáo, đặc sắc so với những vùng biển khác trên thế giới Nơi đây có thể thấy đủ bốn loại thủy triều khác nhau: đó là bán nhật triều đều, bán nhật triều không đều, nhật triều đều và nhật triều không đều.
Qua các bản đồ phân bố tính chất thủy triều Biển Đông ra thấy nét nổi bật đầu tiên là toàn bộ vùng ngoài khơi rộng lớn và đại bộ phận các dải bờ phía tây và phía đông biển thịnh hành kiểu dao động nhật triều Ở các vịnh Thái Lan và Bắc Bộ quan sát thấy kiểu dao động triều toàn nhật triều đều lý tưởng với độ lớn đáng kể, điển hình là tại Hòn Dáu Đường cong mực nước có dạng hình sin rất đều đặn với một lần nước lớn và một lần nước ròng trong ngày Trong tháng chỉ có hai đến ba ngày có biểu hiện của thủy triều hỗn hợp Độ lớn thủy triều ở nơi triều mạnh nhất biển Đông là đỉnh vịnh Bắc Bộ đạt tới khoảng 4m.
Những khu vực bán nhật triều đều của biển Đông là dải bờ gần eo biển Đài Loan, khu vực biển lân cận cảng Thuận An của Việt Nam Những khu vực với nhật triều không đều là dải bờ nam Trung Quốc từ eo Đài Loan tới vùng đông bắc đảo Hải Nam, gần vịnh Pulô Lakei và vùng ven bờ phía đông nam Việt Nam, khu vực phía tây vịnh Thái Lan và vùng lân cận Singapore.
Tính phức tạp của thủy triều ở biển Đông thể hiện ở sự biến đổi cả về độ lớn và tính chất thủy triều trên không gian biển, sự biến đổi này đặc biệt phức tạp cả về độ lớn và tính chất thủy triều trên không gian biển, sự biến đổi này đặc biệt phức tạp trong vùng gần bờ và các vịnh Ở vịnh Bắc Bộ, khu vực giữa trung tâm vịnh và cửa tây nam, độ lớn thủy triều có thể biến đổi từ 0,5m đến 4,0m Ở vịnh Thái Lan cũng diễn biến tương tự như vậy Nơi đây cả tính chất lẫn độ lớn thủy triều đều phân hóa mạnh, tồn tại cả nhật triều và bán nhật triều, vùng biên độ lớn xen kẽ với những vùng vô triều ngay trong không gian vịnh.
Đặc điểm của thủy triều Việt Nam
Thủy triều dọc ven biển Việt Nam phản ánh một cách tập trung nhiều nét đặc sắc, hầu hết số ngày trong tháng chỉ có một lần nước lớn và một lần nước ròng Dọc ven biển Việt Nam, thủy triều có diễn biến khá phong phú trong khoảng dài 3.260 km, có đủ các chế độ thủy triều khác nhau của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều xen kẽ, kế tiếp nhau Đặc biệt nhật triều đều ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là một trường hợp điển hình của thế giới. Độ lớn thủy triều dọc ven biển Việt Nam biến thiên từ 0,5m đến 4,5m, trong đó phần lớn đạt giá trị từ 1,5m đến 2m trở lên.
Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng, độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều
Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng, độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2m
Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6m
Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều
Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8m
Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2m
Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều, độ lớn khoảng3,5 - 2,0m
Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng trên duới 1m.
1.2.2 Chế độ thủy triều sông
Sóng triều truyền vào sông với tốc độ trung bình trên dưới 30 km/giờ đối với các sông lớn Còn đối với những sông nhỏ hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền triều diễn ra phức tạp hơn
Thuỷ triều có biên độ lớn 4 đến 4,5m truyền sâu vào trong sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Thuỷ triều ở đây có chế độ nhật triều và nhật triều không đều do biên độ lớn vào kỳ nước cường thuỷ triều chuyển khá sâu vào trong sông từ nhiều hướng khác nhau trong hệ thống sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Thuỷ triều truyền vào một số sông nhỏ ở các vùng núi thấp giáp biển miền Trung có giới hạn rất ngắn do độ dốc lớn của các sông.
Thuỷ triều truyền vào một số sông thuộc vùng đồng bằng nhỏ ven biển miền Trung như sông Mã, sông Lam, sông Gianh, sông Thu Bồn….dao động triều vùng này không lớn từ 1,5 – 2m, giới hạn triều truyền vào các sông này khoảng trên dưới 100km.
Thuỷ triều có biên độ lớn 3 đến 4m truyền sâu vào trong sông thuộc hệ thống sông Cửu Long, thuỷ triều ở đây có chế độ bán nhật triều không đều truyền từ biển Đông vào và hệ thống nhật triều không đều có biên độ khoảng 1m chuyển từ vịnh Thái Lan vào tạo thành hệ thống sóng triều giao thoa nhau trong mạng lưới sông, kênh rạch chằng chịt.
Sự truyền triều vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như đưa nước mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô Những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng to sẽ gây ngập lụt Song với vùng xa cửa sông, mặn không tới được thì dao động thủy triều trong ngày có tác dụng không nhỏ cho công việc tưới tiêu, thau chua, rửa mặn Khi triều dâng,mực nước ngọt trong sông được đẩy lên cao, con người có thể “lợi dụng” để lấy nước vào ruộng Ngược lại, khi triều rút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước, thau chua từ ruộng ra sông Ngoài ra, còn người cũng còn “lợi dụng” nước lớn và “lợi dụng” dòng chảy hai chiều của sông rạch để đưa tàu thuyền có trọng tải lớn vào bến hoặc đi lại theo chiều dòng chảy, tiết kiệm được nhiên liệu Sự truyền triều vào sông cũng làm cho nguồn thủy sinh vật vùng cửa sông thêm phong phú.
Do ảnh hưởng của thuỷ triều vào khá sâu trong đất liền, nhất là các vùng đồng bằng phì nhiêu như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nơi có nhiều hoạt động kinh tế phong phú, nơi tập trung dân cư đông đúc nên vai trò của thuỷ triều rất quan trọng đối với kinh tế, đời sống cũng như các hoạt động giao thông vận tải và các hoạt động xã hội trong khu vực, việc tận dụng mực nước thuỷ triều cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông và sử dụng năng lượng thủy triều đã và đang mở ra những triển vọng mới cho hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Đặc điểm chính của thủy triều khu vực Nam bộ
Chế độ triều: Khu vực Nam bộ chịu tác động của hai hệ thống thủy triều khác nhau xuất phát từ biển Đông và biển Tây Nam bộ Chế độ thủy triều dải ven bờ biển từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau là bán nhật triều không đều, trong khi đó, chế độ thủy triều dải ven bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên là nhật triều không đều Mũi
Cà Mau là khu vực chuyển tiếp. Độ lớn triều: Độ lớn triều vùng ven biển Đông Nam bộ đạt khoảng 3,0-4,0m
(lớn nhất Việt Nam), trong khi đó độ lớn triều vùng ven biển Tây Nam bộ đạt khoảng 0,8-1,2m.
Diễn biến mực nước triều trong năm : Trong toàn khu vực ven bờ biển Nam bộ, mực nước triều cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng X, XI Trong các tháng VI và VII, mực nước triều thấp nhất năm.
Diễn biến mực nước triều theo không gian: Mực nước triều cao nhất tại ven bờ biển Đông Nam bộ có xu thế tăng dần từ Bắc (Vũng Tàu, Cửa Tiểu) xuống Nam (Gành Hào) Trong khi đó, tại vùng ven bờ biển phía Tây Nam Bộ, mực nước cực đại giảm theo hướng từ Nam (mũi Cà Mau) lên Bắc (Rạch Giá, Hà Tiên).
Các yếu tố phi triều ảnh hưởng đến dao động mực nước tại vùng ven biển
Sự dâng/rút mực nước do gió mùa và gió bão gây ra: Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, gió “chướng” có thể làm mực nước vùng ven biển Đông Nam bộ dâng lên 10- 50cm (tùy thuộc vào cường độ và thời gian gió thổi) và mực nước vùng biển Tây hạ xuống 10-20cm Các đợt gió mùa Tây Nam lớn trong mùa mưa có thể làm mực vùng biển Tây Nam bộ dâng lên 10- 30cm so với các ngày không gió Nước dâng trong bão có thể đạt đến 50- 110cm, tùy nơi và tùy theo cấp bão.
Tác động của dòng chảy sông Mekong đối với mực nước tại vùng ven biển Nam bộ khá lớn Những năm lũ lớn, mực nước vùng ven bờ biển có thể cao hơn năm lũ trung bình 15-30cm Ngược lại, các năm lũ nhỏ, mực nước thấp hơn năm lũ trung bình 10-25cm Các yếu tố mưa cục bộ, bốc hơi và thấm cũng ảnh hưởng nhất định đến giao động mực nước.
Ảnh hưởng của lũ, mưa tại chỗ tăng lên đối với các điểm nằm sâu hơn trong đất liền.
Xu thế biến đổi mực nước tại một số trạm vùng nghiên cứu
Trong 46 năm (từ 1961 đến 2006), nếu bỏ qua 4 năm (1961 đến 1964) nghi ngờ có sai số thì mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Hòn Dấu là 204cm (năm 1984) và thấp nhất là 183 (năm 1965) (cao độ Hải đồ).
Trong 25 năm (1982 - 2007) mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Vũng Tàu là -18cm năm 1996 và thấp nhất là -36cm năm 1982 (cao độ Quốc gia). Biến trình mực nước trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu và Hòn Dấu tuy thay đổi nhưng vẫn có tính chu kỳ, tuy vậy việc xác định chính xác rất khó khăn Biến trình mực nước bình quân 5 năm liên tục ở Hòn Dấu và Vũng Tàu có chu kỳ khoảng 18 –
20 năm Kiểm tra lại với biến trình mực nước bình quân liên tục 10 năm ở Hòn Dấu cũng cho thấy tính chu kỳ nhiều năm của thủy triều là khoảng 18 – 20 năm (riêng ở Vũng Tàu tài liệu quá ngắn nên không thể hiện rõ).
Biến trình mực nước trung bình 18 năm của Hòn Dấu và Vũng Tàu đều cho thấy sự gia tăng mực nước biển
- Ở Hòn Dấu trong vòng 40 năm, mực nước biển trung bình 18 năm sau
(1984 – 2001) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm trước (1964 – 1981) là 58,5mm Tính ra độ gia tăng trung bình của nước biển ở Hòn Dấu là khoảng 3,0mm/ năm Dùng quan hệ H18nam ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 1,7mm.
- Ở Vũng Tàu trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) mực nước biển trung bình
18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999) là
34,4 mm Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm Dùng quan hệ H18nam ~ T thì trung bình mỗi năm gia tăng 4,7mm
Biến trình mực nước lớn nhất trung bình nhiều năm cũng cho thấy sự gia tăng rõ rệt:
- Ở Hòn Dấu mực nước lớn nhất trung bình trong 18 năm (1989 - 2006) cao hơn mực nước trung bình lớn nhất 18 năm (1962 – 1982) là 120mm, trung bình mỗi năm gia tăng 5mm Mực nước lớn nhất theo quan hệ H18nam ~ T tăng trung bình 3,4mm mỗi năm
- Ở Vũng Tàu mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 46,7 mm, trung bình mỗi năm gia tăng 5,8 mm Dùng quan hệ Hmax18nam ~ T thì mực nước lớn nhất trung bình
18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 6,2 mm mỗi năm
Biến trình mực nước thấp nhất ở cả Hòn Dấu và Vũng Tàu đều chưa phát hiện thấy sự gia tăng
Qua nghiên cứu cho thấy, mực nước biển trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu mỗi năm gia tăng 4,7mm Sự gia tăng này lớn hơn hẳn sự gia tăng mực nước biển nhiều năm ở Hòn Dấu Phải chăng là do số liệu mực nước ở Vũng Tàu quá ngắn nên kết quả còn chưa chính xác.
Qua nghiên cứu cho thấy sự gia tăng: Mực nước biển chủ yếu là do sự gia tăng mực nước đỉnh triều Theo quan hệ Hmax18nam ~ T thì mỗi năm ở Hòn Dấu tăng khoảng 3,4mm mỗi năm và ở Vũng Tàu tăng khoảng 6,2mm mỗi năm Đây là một nhân tố gây ngập lụt ở những vùng thấp trũng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 1.1: Biến trình mực nước trung bình 5 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu
Hình 1.2: Biến trình mực nước trung bình 10 năm tại Hòn Dấu và Vũng Tàu
Kết quả về dao động mực nước trung bình ngày, mực nước cực đại, mực nước cực tiểu cùng xu thế biến đổi tại một số trạm Vũng Tàu, Phú An, Nhà Bè, Biên Hòa, Bến Lức…cho thấy mực nước tại các trạm đều tăng Tuy nhiên, ngoài trạm Vũng Tàu là trạm ven biển, các trạm còn lại đều nằm trên các sông chính cách xa biển, các tác động nhân sinh đến sự gia tăng mực nước (quá trình đô thị hóa, lấp các kênh rạch, bồi lắng…) là đáng kể, do đó cần có đánh giá cụ thể hơn các tác động này
Hình 1.3: Đồ thị dao động mực nước ngày trạm Vũng Tàu theo độ 0 hải đồ
Hình 1.4: Xu thế biến đổi dao động mực nước tại một số trạm từ 1994-2007 theo hệ cao độ nhà nước
1.5 Hiện trạng ngập úng ở khu vực TP.HCM dưới tác động của sự biến đổi thủy triều
Hầu hết các sông rạch TP.HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông Mỗi ngày nước lên, nước xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7 Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Đồng Nai đến Long Đại Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều
Theo những số liệu thống kê được công bố gần đây nhất, diện tích ngập nước trên địa bàn thành phố vào khoảng 265 km 2 , trong đó đất xây dựng: 34,6 km 2 , đất nông nghiệp: 230,4 km 2 Hiện tại, tổng số dân bị ảnh hưởng bởi ngập úng khoảng 1,8 triệu người, chiếm 27,7% dân số hiện hữu của phạm vi nghiên cứu (JICA), trong đó có 856.000 người trong khu vực quy hoạch xây dựng công trình thoát nước. Trong trường hợp không có dự án, dự kiến con số này sẽ tăng lên khoảng 2,5 triệu người
TP.HCM đã bắt đầu “tuyên chiến” với tình trạng ngập lụt từ gần 10 năm nay. Tuy nhiên, sau ngần ấy thời gian đầu tư tiền của và công sức, tình trạng ngập lụt ở TP.HCM nhìn chung vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể, TP.HCM vẫn còn khoảng
Mặc dù 75% các điểm ngập tại TP HCM nằm tại vị trí cao hơn ít nhất 1m so với mực nước cao nhất ghi nhận tại trạm Phú An, quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt đề xuất xây dựng một hệ thống đê bao dọc theo bờ Tây sông Sài Gòn với tổng chi phí lên tới 11.000 tỷ đồng để triệt tiêu ảnh hưởng của thủy triều đối với thành phố
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt ở TP.HCM trong đó mực nước triều tăng cao là nhân tố chính làm gia tăng mực nước trong khu vực TP.HCM.TP.HCM chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mực nước triều lớn nhất ngày càng gia tăng (từ 1,48m năm 2009 đến 1,68m năm 2013) Nhưng thực tế, từ năm 1995 – 2010, nước biển chỉ dâng cao tối đa 2cm, trong khi thủy triều khu vực TP.HCM lại dâng tới 20 – 25cm và đang có xu thế tiếp tục cao Do địa hình tự nhiên của thành phố ở ven biển, lại thấp trũng, quá trình đô thị hóa tăng nhanh, nhiều kênh rạch tự nhiên bị san lấp làm giảm khả năng điều tiết triều tạo nên nguy cơ dồn ứ nước vào vùng trũng là rất lớn Các hiệu ứng tự nhiên ngày càng bất lợi cho việc thoát nước như biến đổi của lượng mưa, cường độ mưa theo không gian và thời gian, mực nước triều ngày càng cao, đất lún nhiều hơn… ngập úng cũng sẽ nghiêm trọng hơn.
Chương trình và biện pháp chống ngập lụt tại TP.HCM
Thuật ngữ phát triển bền vững đã được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề về chính sách và quản lý của thành phố Tuy nhiên, thuật ngữ này cần được hiểu đầy đủ và rộng rãi hơn không chỉ phát triển bền vững về kinh tế mà còn về đô thị, môi trường, dân số TP.HCM có phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào các yếu tố này.
Việc tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt đô thị lại tùy thuộc vào chiến lược quy hoạch đô thị của thành phố có bền vững hay không Vấn đề ngập lụt đô thị của thành phố mang tính cục bộ Riêng khu vực quận Bình Thạnh thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi yếu tố triều cường Các khu vực còn lại của thành phố rất dễ bị ngập lụt vào mùa mưa hoặc khi có những cơn mưa với cường độ lớn Hầu hết các trục đường chính của trung tâm thành phố trở thành những “con sông nội thị” gây cản trở lớn đến các hoạt động xã hội Như vậy, việc tìm giải pháp nhằm hạn chế việc ngập lụt đô thị của thành phố phụ thuộc rất nhiều vào công tác quy hoạch Tuy nhiên để có thể mang lại kết quả và thành công, thành phố cần xác định các chiến lược sau đây:
Quy hoạch đô thị là một bài toán đòi hỏi đáp số có tầm nhìn lâu dài Toàn bộ bức tranh chung hay bức tranh đô thị tổng thể của TP.HCM nên được phác thảo từ đầu Các giai đoạn xây dựng và phát triển đô thị của thành phố phải tuân thủ các nguyên tắc tạo thành tổng thể.
Thay đổi về mặt nhận thức: phát triển và đô thị hóa không đồng nghĩa với việc bê tông hóa đô thị Cần đảm bảo mức độ tương xứng giữa tỷ lệ mảng xanh (cây xanh, các yếu tố về môi trường đô thị) và mảng xám (công trình xây dựng)
Điều chỉnh chính sách sử dụng đất đô thị Xác định đúng đắn, hợp lý các mục đích sử dụng đất đô thị Các khu vực được quy hoạch là khu dân cư, công trình công cộng đều phải được giám sát chặt chẽ
Giải quyết ngập do mưa trên những vùng cao là bài toán tiêu thoát nước đô thị thông thường, hiện đang tiến hành là cần thiết Song cần phải nhấn mạnh rằng, toàn bộ hệ thống thoát nước mưa của thành phố đều đổ ra sông rạch bao quanh, mà sông rạch lại đang chịu những biến động mạnh do thủy triều và lũ Vì vậy cần được tính toán và xem xét đồng bộ để không có mâu thuẫn.
Trong việc kiểm soát triều từ hạ lưu có thể bắt đầu công việc từ khu phía nam thành phố Đây là khu vực xung yếu nhất, cửa ngõ đi ra biển của thành phố, đồng thời cũng là nơi triều đổ vào nội địa mạnh nhất (sông rạch lớn) – khu vực thành phố đang phát triển mạnh về phía biển và về không gian còn đất để xây dựng công trình kiểm soát triều đủ tầm cỡ Việc xây dựng công trình kiểm soát triều ở đây sẽ giải quyết bài toán ngập úng cho cả một vùng rộng lớn của thành phố
Nghiên cứu về tác động của biến đổi thủy triều đến sức khỏe
Nghiên cứu về tác động của biến đổi thủy triều đối với sức khỏe chưa được thực hiện nhiều kể cả trong nước và ngoài nước Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác động của nước biển dâng, quá trình xâm nhập mặn đến nông nghiệp, giao thông vận tải hoặc các lĩnh vực khác
Nghiên cứu Biến đổi khí hậu và tình hình sức khỏe của người dân tại một số xã ven biển tỉnh Bến Tre của Viện Y tế công cộng TP.HCM nhằm đánh giá mức độ thời tiết thay đổi từ năm 2006 đến năm 2010 và khảo sát tình trạng sức khỏe của người dân tại 4 xã ven biển thuộc huyện Thạnh Phú (Thạnh Hải, Thạnh Phong) và huyện Ba Tri (Bảo Thuận, An Thủy) Kết quả thu được tại trạm quan trắc HàmLuông và Cổ Chiên cho thấy mực nước bình quân từ năm 2006 đến năm 2010 có khuynh hướng tăng dần, gây nguy cơ xâm lấn ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại huyện Ba Tri nói riêng và người dân tại các vùng ven lưu vực sông nói chung Tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan hay chịu ảnh hưởng do tình trạng biến đổi khí hậu tại các xã đều chiếm trên 80% Số lượng người dân mắc bệnh tại các xã ven biển của huyện Thạnh Phú cao đáng kể so với huyện Ba Tri (gấp 1,3 lần).
Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
Quận 4 là một quận trung tâm TP.HCM, có hình dạng cù lao tam giác với ba mặt thủy đạo: đoạn sông Sài Gòn dài 2.300m, kênh Tẻ dài 4.400m và rạch Bến Nghé dài 2.300m, đều áp sát ngay bờ đất quận Tổng diện tích tự nhiên của quận là 417,08 ha Dân số Quận 4 năm 2010 là 183.261 người (số liệu Cục Thống kê TP.HCM), mật độ dân số bình quân là 439,4 người/ha. Địa hình quận 4 tương đối bằng phẳng và thấp, có cao độ trung bình từ 0,5- 2m; bị phân cách bởi hệ thống kênh rạch tự nhiên (rạch Cầu Dừa, rạch Cầu Chông) và các đầm trũng Đặc điểm nổi bật nhất của địa hình quận 4 là có những nơi thấp hơn 30cm so với đỉnh triều cao nhất, nhiều nơi bị ngập nước khi thủy triều lên cao hoặc mưa lớn Địa bàn Quận 4 được bao bọc bởi sông Sài Gòn và hai hệ thống sông chính:
Sông Sài Gòn: nằm ở phía Đông Bắccủa quận, chiều dài đoạn sông chảy trong phạm vi quận khoảng 2.300m, lòng sông rộng từ 200-300m, độ sâu từ 10-20m, nước sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
Kênh Tẻ: nằm ở phía Nam của quận, chiều dài đoạn kênh chảy trong phạm vi quận 4.400m, lòng kênh rộng từ 100-150m, chiều sâu từ 6-8m, nước ở kênh Tẻ cũng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
Kênh Bến Nghé: nằm ở phía Tây Bắc của quận, chiều dài chảy trong phạm vi của quận khoảng 2.300m, lòng kênh rộng từ 80-100m, chiều sâu từ 4-6m, nước ở kênh Bến Nghé cũng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.
Quận 5 là một trong các quận thuộc khu trung tâm TP.HCM với tổng diện tích là 427 ha Dân số quận 5 năm 2010 là 174.154 người (số liệu Cục Thống kêTP.HCM), mật độ dân số bình quân là 407,9 người/ha. Địa bàn quận 5 có phía Nam giáp kênh Tàu Hủ Hệ thống kênh Tàu Hủ – kênh Đôi – kênh Tẻ được đào vào năm 1819, hệ thống kênh này chảy qua 7 quận: 4,
5, 6, 7, 8 và 11 với tổng độ dài 19.5km Kênh bị giới hạn bởi rạch Cần Giuộc và sông Sài Gòn ở hai đầu, kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều từ hai hướng.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống này còn có rất nhiều các kênh, rạch nhánh và các chi lưu ăn thông ra các sông lớn Sài Gòn, Nhà Bè.
Rạch Ụ Cây: dài 1.150m hiện đã bị lấn chiếm và bồi lắng
Hệ kênh này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều từ sông Sài Gòn và sông Cần Giuộc nên chế độ thuỷ văn của kênh rất phức tạp, hình thành những vùng giáp nước, ô nhiễm tích tụ lại và khó thau rửa.
Quận Bình Thạnh là một quận nội thành TP.HCM, là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 13 , với tổng diện tích là 2.076 ha Dân số là 479.733 người (2011), mật độ dân số là 22.370 người/km2
Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của TP.HCM, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh Dân số của huyện tính đến năm 2013 là 72.776 người với tổng diện tích tự nhiên 70.421 hécta, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố
Huyện Cần Giờ với hệ thống sông ngòi chằng chịt (diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện), nguồn nước từ biển đưa vào bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, ra biển bằng hai tuyến chính là sông Lòng Tàu và Soài Rạp và còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu. Chế độ thủy triều: Huyện Cần Giờ nằm trong vùng bán nhật triều không đều. Biên độ triều khoảng 2m khi triều trung bình và 4m khi triều cường Theo quan sát, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau rất xa Biên độ triều cực đại từ 4,0 – 4,2m vào loại cao nhất Việt Nam, có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc vì phía Nam tiếp giáp với biển Đông Thời gian có biên độ triều lớn nhất từ tháng 9 đến tháng 1 với biên độ từ 3,6 – 4,1m ở phía Nam và từ 2,8 – 3,3m ở phía Bắc Các tháng có đỉnh triều cực đại là 10 và 11, thấp nhất là tháng 4 và tháng 5.
Chế độ thủy triều của huyện Cần Giờ phụ thuộc nhiều vào dòng chảy của sông Sài Gòn và Đồng Nai Sau khi các công trình thủy điện Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng… được xây dựng thì chế độ dòng chảy tự nhiên của sông thay đổi thủy triều ở Cần Giờ, dẫn đến các đỉnh triều phụ thứ 2 xuất hiện vào tháng 7,8 là thời kỳ các công trình trữ nước vào hồ Theo âm lịch vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày
14, 15, 16, 17, 18 mỗi ngày có 2 con nước lớn ngập toàn bộ huyện Cần Giờ khi triều cường, 2 ngày triều thấp nhất là ngày 8 và 25 âm lịch.
Huyện Củ Chi một huyện ngoại thành, nằm về phía Tây Bắc TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 60 km theo đường Xuyên Á Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc, đông nam và đông bắc, tây nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m Huyện Củ Chi có diện tích vào khoảng 435 km 2 , dân số355.822 người (năm 2010), mật độ dân số 819 người/km 2 , có Sông Sài Gòn chảy qua, có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0m Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
Huyện Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía đông nam của TP.HCM. Huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 100,41 km 2 , dân số là 103.793 người, mật độ dân số là 1.034 người/km 2
Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng, hồi cứu số liệu về mực nước dâng cao nhất và một số bệnh truyền nhiễm (lị, thương hàn, tiêu chảy và sốt xuất huyết) trong 15 năm từ năm
Địa điểm nghiên cứu
06 quận/huyện tại TP.HCM bao gồm: Quận 4, quận 5, quận Bình Thạnh,huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ.
Đối tượng nghiên cứu
Số liệu thời tiết và bệnh truyền nhiễm giai đoạn 2000-2014
- Số liệu về thời tiết: Số liệu về mực nước dâng cao nhất và thấp nhất theo tháng tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (trên sông Đồng Điền) được thu thập tại Viện Tài nguyên và Môi trường Tuy nhiên chuyên đề chỉ sử dụng số liệu về mực nước dâng cao nhất tại hai trạm
- Số liệu về bệnh tật: Thu thập tại Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM theo Thông tư số 48/2010/TT – BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo các bệnh truyền nhiễm (xem chi tiết ở sơ đồ bên dưới) Trong chuyên đề này chúng tôi thu thập số ca mắc và số ca tử vong của các bệnh truyền nhiễm: Lị (lị trực trùng, lị amip),thương hàn, tiêu chảy và sốt xuất huyết theo tháng
Hình 2.1: Sơ đồ hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo cáo bệnh truyền nhiễm
Báo cáo/thông tin trực tiếp Trao đổi, phản hồi thông tin
Vệ sinh dịch tễ/Pasteur
Phòng khám đa khoa tư nhân
Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện của Bộ,ban, ngành, Bệnh viện tư nhân
Phòng khám chuyên khoa t nh©n
Y tế thôn, bản Đơn vị y tế cơ quan/doanh nghiệp
Bảng 2.1: Danh sách bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo tháng
TT Tên bệnh Nhóm Mã số theo ICD-10
Phân tích dữ liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0.
Mô tả mực nước trung bình theo tháng, theo năm từ năm 2000 đến năm 2014 tại trạm Phú An và trạm Nhà Bè.
Mô tả diễn biến một số bệnh truyền nhiễm (lị trực trùng, lị amip, thương hàn, tiêu chảy và sốt xuất huyết) theo số mắc và số tử vong theo tháng, theo năm từ năm 2000 đến năm 2014
- Thống kê phân tích: Xác định mối tương quan giữa mực nước trung bình theo tháng tại hai trạm Phú An và Nhà Bè với các bệnh truyền nhiễm (lị trực trùng, lị amip, thương hàn, tiêu chảy và sốt xuất huyết).
Định nghĩa biến số
- Mực nước (cao nhất) dâng trung bình theo tháng là biến số định lượng, liên tục (tính bằng cm) được xác định là giá trị trung bình của mực nước (cao nhất) tại trạm Phú An, Nhà Bè trong 30 (31) ngày
- Mực nước (cao nhất) dâng trung bình theo năm là biến số định lượng, liên tục (tính bằng cm) được xác định là giá trị trung bình của mực nước (cao nhất) tại trạm Phú An, Nhà Bè trong 12 tháng
- Số ca mắc bệnh truyền nhiễm là biến số định lượng, không liên tục được ghi nhận dựa vào thống kê của Trung tâm y tế dự phòng quận/huyện.
KẾT QUẢ
Diễn biến mực nước tại trạm Phú An từ năm 2000 đến năm 2004
Bảng 3.1: Mô tả mực nước trung bình qua các tháng tại trạm Phú An từ năm
Hình 3.1: Mực nước trung bình và tối đa hàng tháng tại trạm Phú An từ năm 2000 đến năm 2014
Theo số liệu về mực nước trung bình qua các tháng trong 15 năm từ năm 2000-2014 tại trạm quan trắc Phú An trên sông Sài Gòn cho thấy mực nước sông dao động từ 90,9 (cm) đến 124,3 (cm), mực nước dao động giữa các tháng không chênh lệch nhiều Các tháng 10, 11 và 12 có mực nước cao nhất (trên 120 cm), tháng 6, 7 có mực nước thấp nhất, điều này là hoàn toàn phù hợp với diễn biến mực nước trên các sông ở khu vực Nam bộ
Qua 15 năm thì mực nước vào tháng 7 có hệ số biến thiên cao nhất (10%) tuy nhiên không cao, điều này cho thấy mực nước sông Sài Gòn giữa các tháng chưa có nhiều biến đổi rõ rệt
Bảng 3.2 Mô tả mực nước trung bình tại trạm Phú An qua các năm từ năm
Năm Trung bình Độ lệch chuẩn
Thấp nhất Trung vị Cao nhất
Hình 3.2: Mực nước trung bình qua 15 năm (2000-2014) tại trạm Phú AnTheo số liệu cho thấy trong 15 năm từ năm 2000 đến năm 2014 thì mực nước sông Sài Gòn đạt mức trung bình cao nhất vào năm 2013 (đạt 120,4 cm), thấp nhất vào năm 2003 (đạt 99,2cm) Từ năm 2005 đến năm 2013 thì mực nước trên sông SàiGòn có chiều hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên mực nước giữa các năm biến thiên không nhiều.
Diễn biến mực nước tại trạm Nhà Bè từ năm 2000 đến năm 2004
Bảng 3.3: Mô tả mực nước trung bình tại trạm Nhà Bè qua các tháng từ năm
Hình 3.3: Mực nước trung bình và tối đa hàng tháng tại trạm Nhà Bè từ năm 2000 đến năm 2014
Tương tự như kết quả quan trắc tại trạm Phú An, trong 15 năm từ năm 2000 đến năm 2014, kết quả quan trắc mực nước tại trạm Nhà Bè cho thấy, vào tháng 6, 7 thì mực nước là thấp nhất và cao nhất là vào tháng 10, 11, 12 (trên 120cm) Mực nước dao động giữa các tháng qua 15 năm không chênh lệch nhau nhiều.
Bảng 3.4: Mô tả mực nước trung bình tại trạm Nhà Bè qua các năm từ năm 2000 đến năm 2014:
Năm Trung bình Độ lệch chuẩn
Thấp nhất Trung vị Cao nhất
Hình 3.4: Mực nước trung bình qua 15 năm (2000-2014) tại trạm Nhà Bè
Năm 2004, mực nước tại trạm Nhà Bè là thấp nhất (đạt 95,1cm), mực nước quan trắc tại trạm cao nhất vào năm 2014 (đạt 115,8cm) Từ năm 2004 trở đi thì mực nước trên sông Đồng Điền có chiều hướng gia tăng qua các năm.
Diễn biến một số bệnh truyền nhiễm tại 06 quận huyện
Bảng 3.5: Sự phân bố số ca mắc bệnh lị amip theo tháng và theo năm từ năm 2000 đến năm 2014
Bảng 3.6: Sự phân bố số ca mắc bệnh lị trực trùng theo tháng và theo năm từ năm 2000 đến năm 2014
Bảng 3.7: Sự phân bố số ca mắc bệnh thương hàn theo tháng và theo năm từ năm 2000 đến năm 2014
Bảng 3.8: Sự phân bố số ca mắc bệnh tiêu chảy theo tháng và theo năm từ năm 2000 đến năm 2014
Bảng 3.9: Sự phân bố số ca mắc bệnh sốt xuất huyết theo tháng và theo năm từ năm 2000 đến năm 2014
Hình 3.5: Diễn biến số ca mắc bệnh lị amip, lị trực trùng và thương hàn qua các tháng từ năm 2000 đến năm 2014
Theo biểu đồ cho thấy, trong các bệnh tiêu chảy đặc hiệu được khảo sát thì bệnh lị trực trùng có số ca mắc bệnh cao nhất và bệnh thương hàn có số ca mắc bệnh thấp nhất Số ca mắc bệnh nhiều nhất là vào mùa hè (tháng 6, 7, 8)
Hình 3.6: Diễn biến số ca mắc bệnh tiêu chảy qua các tháng từ năm 2000 đến năm 2014
Trong 15 năm từ năm 2000-2014 thì mỗi tháng có trên 1.000 ca mắc bệnh tiêu chảy Như vậy tính trung bình một năm thì mỗi tháng có hơn 60 ca mắc bệnh tiêu chảy Số ca mặc bệnh cao nhất là vào các tháng cuối năm (tháng 10, 11 và 12).
Hình 3.7: Diễn biến số ca mắc bệnh sốt xuất huyết qua các tháng từ năm 2000 đến năm 2014
Từ tháng 8 trở đi thì số ca mắc bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng(tính trung bình năm thì mỗi tháng có trên 130 ca mắc bênh), trong đó đạt đỉnh cao nhất là vào tháng 10, tháng 11 và tháng 12
Hình 3.8: Diễn biến số ca mắc bệnh lị trực trùng theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2014
Hình 3.9: Diễn biến số ca mắc bệnh lị amip theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2014
Hình 3.10: Diễn biến số ca mắc bệnh thương hàn theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2014
Hình 3.11: Diễn biến số ca mắc bệnh tiêu chảy theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2014
Hình 3.12: Diễn biến số ca mắc bệnh sốt xuất huyết theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2014 Đối với các bệnh tiêu chảy đặc hiệu (lị trực trùng, lị amip và thương hàn) thì trong 15 năm từ năm 2000 đến năm 2014, theo diễn tiến thời gian số ca mắc bệnh giảm, tuy nhiên đối với bệnh tiêu chảy thì số ca mắc bệnh ngày càng gia tăng Bệnh sốt xuất huyết cũng có số ca mắc bệnh tăng theo thời gian
Bảng 3.10: Sự phân bố số ca mắc bệnh truyền nhiễm theo tháng từ năm 2000-2014 giữa quận nội thành và huyện ngoại thành
Thương hàn Lị trực trùng Lị amip Tiêu chảy Sốt xuất huyết
Bảng 3.11: Sự phân bố số ca mắc bệnh truyền nhiễm theo năm từ năm 2000-2014 giữa quận nội thành và huyện ngoại thành
Năm Thương hàn Lị trực trùng Lị amip Tiêu chảy Sốt xuất huyết
Kết quả thống kê về số ca mắc bệnh truyền nhiễm theo tháng và theo năm từ năm 2000 đến năm 2014 đều cho thấy số ca mắc bệnh ở quận nội thành (quận 4, quận 5 và quận Bình Thạnh) luôn luôn cao hơn số ca mắc bệnh ở huyện ngoại thành (Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ)
3.4 Mối tương quan giữa số ca mắc bệnh truyền nhiễm và mực nước trung bình từ năm 2000 đến năm 2014
3.4.1 Mối tương quan giữa số ca mắc bệnh truyền nhiễm và mực nước trung bình tại trạm Phú An từ năm 2000 đến năm 2014
Có mối tương quan nghịch và không có ý nghĩa thống kê giữa số ca mắc bệnh lị trực trùng, số ca mặc bệnh lị amip và mực nước trung bình theo tháng (hệ số tương quan r lần lượt là: -0,545; -0,504; -0,026 và p-value lần lượt là 0,067; 0,095; 0,937).
Có mối tương quan thuận nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và mực nước trung bình theo tháng, hệ số tương quan r = 0,576, p-value = 0,05.
Có mối tương quan thuận, mạnh và có ý nghĩa thống kê giữa số ca mắc bệnh tiêu chảy và mực nước trung bình theo tháng, hệ số tương quan r = 0,796, p-value = 0,0019