ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- Trần Nhân Nghĩa ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG DÂN CƯ TR
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Trần Nhân Nghĩa
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG DÂN CƯ
TRÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Trần Nhân Nghĩa
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG DÂN CƯ
TRÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 8440224.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trần Ngọc Anh
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS Trần Ngọc Anh đã tạo điều kiện, giúp đỡ hướng dẫn tận tình cho học viên trong thời gian nghiên cứu và đã hỗ trợ học viên tiếp cận số liệu để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này
Trong những lúc khó khăn trong công việc cũng như trong các hoạt động hàng ngày, học viên đã được gia đình giúp đỡ, hỗ trợ và là động lực, luôn đặt niềm tin, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học thạc sĩ Học viên rất biết ơn
và cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh Ngoài ra, học viên xin cảm ơn các thầy cô và cán
bộ trong Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải Dương học, cơ quan nơi công tác đã tạo điều kiện giúp học viên trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn
Tuy nhiên, để có thể hoàn thành được luận văn Thạc sĩ, học viên đã được Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Phân viện Khí tượng Thủy văn và BĐKH, Viện Thủy lợi và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, UBND huyện Cần Giờ và cơ quan đang công tác hỗ trợ cung cấp nguồn số liệu quý báu và đầy đủ Học viên xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hỗ trợ
Bên cạnh đó, học viên xin cảm ơn các tác giả của các giáo trình, sách, tạp chí khoa học và các nghiên cứu đã chia sẻ nguồn tài liệu tham khảo quý báu Điều đó đã giúp ích rất nhiều cho học viên trong việc tham khảo và nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn
Mặc dù, học viên đã được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và sự nỗ lực của học viên trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên trong quá trình đọc hiểu và trình bày của học viên vẫn còn nhiều hạn chế Do vậy, học viên kính mong quý thầy,
cô và bạn đọc thông cảm và cho học viên các ý kiến góp ý để học viên hoàn thiện hơn bản luận văn của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022
Học viên
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG i
DANH MỤC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BĐKH 4
1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 4
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.1.2 Kinh tế - xã hội 8
1.2 Tổng quan về đánh giá thiên tai khí tượng thủy văn 11
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới 11
1.2.2 Nghiên cứu trong nước 15
1.2.3 Tổng quan tình hình thiên tai tại khu vực nghiên cứu 19
1.2.4 Hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Cần Giờ 24
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG THIÊN TAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 27
2.1 Các khái niệm sử dụng trong luận văn 27
2.2 Hiện trạng thiên tai huyện Cần Giờ 27
2.3 Phương pháp đánh giá 39
2.3.1 Cách tiếp cận: 39
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG DÂN CƯ TRÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 42
3.1 Đánh giá tác động của các loại hình thiên tai đến khu vực nghiên cứu trong điều kiện hiện trạng và trong điều kiện biến đổi khí hậu 42
3.1.1 Nước dâng do bão 42
3.1.2 Triều cường 50
3.1.3 Lũ (xả lũ thượng nguồn) 57
3.1.4 Sạt lở bờ sông, bờ biển 59
Trang 53.1.5 Xâm nhập mặn 64
3.2 Đề xuất các giải pháp ứng phó và giảm thiểu tác động của thiên tai khí tượng thủy văn trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 69
3.2.1 Nhóm giải pháp đầu tư, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai 69
3.2.2 Nhóm giải pháp kế hoạch, đề án, phương án ứng phó thiên tai 80
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực ứng phó thiên tai 86
3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng chống chịu, thích ứng thiên tai 88
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 98
Phụ lục 1: Độ mặn các tháng mùa khô tại trạm Lý Nhân 2015 - 2021 98
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp công trình phòng chống sạt lở, ngập lụt 2014 - 2021 100
Phụ lục 3: Đề xuất mới các công trình thủy lợi, phòng chống sạt lở tại huyện Cần Giờ 106
Phụ lục 4: Các bản đồ ngập lụt nước dâng do bão theo quỹ đạo 1 và quỹ đạo 3 111
Phụ lục 5: Các bản đồ độ sâu ngập do triều huyện Cần Giờ theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đến năm 2030 115
Phụ lục 6: Các vị trí sạt lở tại huyện Cần Giờ (số 1, 2, 3 và 7) 117
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các cơn bão điển hình đổ bộ và ảnh hưởng đến huyện Cần Giờ giai đoạn
1960 - 2020 19
Bảng 1.2 Các đợt nước dâng điển hình tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 1980 - 2020 21
Bảng 1.3 Các loại hình thiên tai tại TP.HCM 10 năm qua (2012 - 2021) 23
Bảng 1.4 Các loại hình thiên tai tại huyện Cần Giờ 10 năm qua (2012 - 2021) 23
Bảng 1.5 Số lượng công trình phòng chống sạt lở, ngập lụt tại các xã, thị trấn 25
Bảng 2.1 Xả lũ hồ Dầu Tiếng 2000 - 2021 32
Bảng 2.2 Xả lũ hồ Trị An 2000 - 2021 33
Bảng 2.3 Đỉnh triều trạm Phú An hơn 10 năm gần đây (2011 - 2021) 35
Bảng 2.4 Đỉnh triều trạm Nhà Bè hơn 10 năm gần đây (2011 - 2021) 36
Bảng 2.5 Danh mục các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch tại huyện Cần Giờ 37
Bảng 2.6 Độ mặn tại trạm Lý Nhân từ 2015 - 2021 38
Bảng 3.1 Kịch bản theo Quỹ đạo 1 cấp 10 43
Bảng 3.2 Kịch bản theo Quỹ đạo 1 cấp 13 43
Bảng 3.3 Kịch bản theo Quỹ đạo 2 cấp 10 44
Bảng 3.4 Kịch bản theo Quỹ đạo 2 cấp 13 46
Bảng 3.5 Kịch bản theo Quỹ đạo 3 cấp 10 48
Bảng 3.6 Kịch bản theo Quỹ đạo 3 cấp 13 48
Bảng 3.7 Kết quả tính toán diện tích ngập lụt nước dâng do bão 49
Bảng 3.8 Các kịch bản tính toán dự báo ảnh hưởng của triều 53
Bảng 3.9 Tổng hợp các công trình phòng chống sạt lở và công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản 77
Bảng 3.10 Số vị trí xung yếu và số dân trong khu vực xung yếu tại Cần Giờ 83
Bảng 3.11 Số địa điểm an toàn tránh trú thiên tai tại huyện Cần Giờ 84
Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật của đê nước di động 87
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1 Bão số 9 - Usagi (tháng 11/2018) đổ bộ trực tiếp vào huyện Cần Giờ 2
Hình 1.1 Vị trí địa lý huyện Cần Giờ 4
Hình 1.2 Rừng ngập mặn Cần Giờ 8
Hình 1.3 Kè Tắc Sông Chà, ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh 26
Hình 2.1 Phân bố lượng mưa trung bình năm tại TP.HCM theo kịch bản RCP4.5 (a) Năm 2025; (b) Năm 2030; (c) Năm 2050; (d) Năm 2100 29
Hình 2.2 Phân bố lượng mưa trung bình năm tại TP.HCM theo kịch bản RCP8.5 (a) Năm 2025; (b) Năm 2030; (c) Năm 2050; (d) Năm 2100 29
Hình 2.3 Đường đi cơn bão Pakhar 30
Hình 2.4 Đường đi cơn bão USAGI 31
Hình 2.5 Ảnh hưởng bão đến TP Hồ Chí Minh theo thống kê 1990 - 2020 32
Hình 2.6 Biểu đồ đỉnh triều tại trạm Phú An từ năm 2011 - 2021 35
Hình 2.7 Biểu đồ đỉnh triều tại trạm Nhà Bè từ năm 2011 - 2021 36
Hình 2.8: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu 41
Hình 3.1 Bản đồ ngập lụt nước dâng do bão theo quỹ đạo 2 cấp 10 45
Hình 3.2 Bản đồ ngập lụt nước dâng do bão theo quỹ đạo 2 cấp 13 47
Hình 3.3 Mực nước biển dâng (cm) tại khu vực ven biển TP.HCM giai đoạn 2025 - 2100 so với 1986 - 2005 theo kịch bản RCP4.5 51
Hình 3.4 Mực nước biển dâng (cm) tại khu vực ven biển TPHCM giai đoạn 2025 - 2100 so với 1986 - 2005 theo kịch bản RCP8.5 52
Hình 3.5 Mực nước biển dâng (cm) tại khu vực ven biển TP.HCM giai đoạn 2025 - 2100 so với 1986 - 2005 52
Hình 3.6 Các bản đồ độ sâu ngập do triều huyện Cần Giờ theo hiện trạng và theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đến năm 2050 56
Hình 3.7 Đường mực nước lớn nhất dọc sông Sài Gòn từ chân đập đến hợp lưu sông Đồng Nai theo các cấp lưu lượng xả hồ Dầu Tiếng 58
Hình 3.8 Một số vị trí sạt lở tại huyện Cần Giờ (số 4, 5, 6) 61
Hình 3.9 Bản đồ đánh giá mức độ rủi ro sạt lở TP.HCM [17] 62
Hình 3.10 Biểu đồ diễn biến mặn ở trạm Lý Nhân từ 2015 đến 2021 (‰) 65
Trang 8Hình 3.11 Bản đồ nguy cơ XNM TP.HCM theo kịch bản năm 2050 - RCP4.5 [11] 66Hình 3.12 Bản đồ nguy cơ XNM TP.HCM theo kịch bản năm 2050 - RCP8.5 [11] 67Hình 3.13 Ảnh hưởng XNM đến TP.HCM theo kịch bản RCP 8.5 - 2050 68Hình 3.14 Ý tưởng thiết kế tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công 73Hình 3.15 Bản đồ các công trình kè đề xuất mới tại Cần Giờ 76Hình 3.16 Tường ngăn lũ sông Danube tràn vào các khu dân cư ở thành phố Grein (Áo) 78Hình 3.17 Lắp đặt các ván chắn giữa các cột để tạo thành bức tường khi lũ lụt sắp xảy
ra 78Hình 3.18 Bản đồ các vị trí xung yếu và địa điểm an toàn 85Hình 3.19 Các đê nước di động được lắp trên thực tế 88
Trang 9MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đang từng ngày làm thay đổi thế giới của chúng ta rất nhanh theo chiều hướng xấu đi và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 Biểu hiện dễ thấy nhất của BĐKH là nhiệt độ trung bình ở nhiều nơi trên thế giới có chiều hướng gia tăng, lượng mưa thay đổi bất thường, các loại hình thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất xuất hiện, tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều diễn biến thiên tai bất thường và xuất hiện thường xuyên hơn đã gây những thiệt hại không nhỏ về người và tài sản Các cấp, các ngành đã có những hoạt động nhằm đối phó và thích ứng với hoàn cảnh mới, đặc biệt là những địa bàn dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất với hơn 20km
bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 70.445,34 ha (đã bao gồm diện tích khu Gò Gia), chiếm 1/3 tổng diện tích toàn Thành phố; diện tích rừng ngập mặn chiếm 50% tổng diện tích của huyện
Huyện Cần Giờ có cao trình tuơng đối thấp, được bao bọc bởi các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp và biển Đông; cao độ chung dao động trong khoảng từ 0,0 - 2,5m (trừ khối Giồng Chùa, xã Thạnh An - cao 10,1m) Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ tương đối cao và ổn định Mùa mưa hướng gió chính là Tây - Tây Nam, mùa khô hướng gió là Bắc - Đông Bắc Hầu hết các sông, kênh, rạch đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông Mỗi ngày nước lên xuống 02 lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào các kênh, rạch trong huyện, gây tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và địa hình Cần Giờ Đây cũng là địa bàn xung yếu, có nhiều hộ dân sống ở ven sông, ven biển, trong rừng phòng hộ, vùng trũng thấp, luôn có nguy cơ bị sạt lở, nhà cửa đơn sơ không đảm bảo an toàn… và nhìn chung luôn có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của BĐKH, nước biển dâng và thiên tai
Trang 10Hình 0.1 Bão số 9 - Usagi (tháng 11/2018) đổ bộ trực tiếp vào huyện Cần Giờ Trong hơn hai thập kỷ gần đây, huyện Cần Giờ đã bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 5 - bão Linda (tháng 11 năm 1997), cơn bão số 9 - bão Durian (tháng 12 năm 2006), cơn bão số 1 - bão Pakhar (tháng 4 năm 2012) gây ra, gần đây nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 9 - bão Usagi và những đợt mưa giông lớn kèm lốc xoáy và tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra hàng năm đã làm thiệt hại sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của khu vực huyện Cần Giờ nói riêng cũng như
TP Hồ Chí Minh nói chung và còn có xu hướng gia tăng Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhận diện và đánh giá các tác động tiềm tàng của các hiện tượng thiên tai nói chung và thiên tai khí tượng thủy văn nói riêng để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp ứng phó chi tiết và hiệu quả là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại cho các cộng đồng dân cư cũng như giảm thiểu rủi ro thiên tai cho
khu vực đất ngập nước huyện Cần Giờ và là lý do để học viên lựa chọn đề tài: “Đánh
giá tác động của thiên tai khí tượng thủy văn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đến các vùng dân cư trên đất ngập nước ven biển huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp ứng phó”
* Mục tiêu của luận văn:
- Phân tích, đánh giá tác động của thiên tai khí tượng thủy văn đã và đang xảy
ra đối với các vùng dân cư trên đất ngập nước ven biển huyện Cần Giờ, TP.HCM;
- Phân tích, đánh giá tác động của thiên tai khí tượng thủy văn trong bối cảnh BĐKH đối với khu vực nghiên cứu;
Trang 11- Đề xuất các giải pháp phòng chống, ứng phó và giảm thiểu tác động đến khu vực nghiên cứu, từ đó xây dựng địa bàn Cần Giờ an toàn trước thiên tai để ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế một cách bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM
* Đối tượng nghiên cứu: thiên tai khí tượng thủy văn liên quan đến nước tác
động đến các vùng dân cư tại huyện Cần Giờ
* Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Cần Giờ, TP.HCM
* Tóm tắt nội dung nghiên cứu:
- Thu thập các tài liệu liên quan đến thiên tai do khí tượng thủy văn tại khu vực nghiên cứu cũng như trong nước, quốc tế;
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố khí tượng thủy văn đến khu vực dân
cư trên vùng đất ngập nước;
- Đề xuất giải pháp ứng phó, thích ứng với các thiên tai khí tượng thủy văn tại các vùng dân cư trên đất ngập nước ven biển
Chương 2: Hiện trạng thiên tai khu vực nghiên cứu và phương pháp đánh giá Chương này trình bày hiện trạng các loại hình thiên tai tại khu vực mà đề tài lựa chọn để nghiên cứu đánh giá và nêu cách tiếp cận cũng như phương pháp để đánh giá các loại hình thiên tai
Chương 3: Đánh giá tác động của thiên tai khí tượng thủy văn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đến các vùng dân cư trên đất ngập nước ven biển huyện Cần Giờ
Chương này gồm có hai phần: (1) đánh giá tác động của các loại hình thiên tai đến khu vực nghiên cứu trong điều kiện hiện trạng và trong điều kiện biến đổi khí hậu; (2) đề xuất các giải pháp ứng phó và giảm thiểu tác động của thiên tai khí tượng thủy văn trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Cuối cùng là các mục kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BĐKH
1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm huyện là thị trấn Cần Thạnh, cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam của huyện là 35 km, từ Đông sang Tây
là 30 km Huyện có khoảng 20 km bờ biển và các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106°46’12” đến 107°00’50” kinh độ Đông và từ 10°22’14” đến 10°40’00” vĩ độ Bắc (Hình 1.1).[16]
Hình 1.1 Vị trí địa lý huyện Cần Giờ
Trang 13Huyện Cần Giờ có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng; là huyện ven biển và cửa ngõ hướng ra biển Đông của TP.HCM, giáp với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) về phía Đông và Đông Bắc; giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía Tây; giáp với huyện Nhà Bè (TP.HCM) về phía Tây Bắc và giáp với Biển Đông về phía Nam
Huyện Cần Giờ gồm 6 xã và 01 thị trấn, trong đó có 5 xã nghèo thuộc 20 xã nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh Phía Bắc gồm 4 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn Phía Nam gồm: thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hoà và Thạnh An Với vị trí như trên, huyện Cần Giờ có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hoá với các tỉnh lân cận.[16]
1.1.1.2 Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng
Địa hình huyện Cần Giờ tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích thuộc đồng bằng thấp ven biển và bị phân cắt nhiều với sông rạch chằng chịt Diện tích mặt nước bằng 1/3 tổng diện tích tự nhiên Độ cao địa hình thay đổi không lớn, khoảng 0,2 - 0,5m đến 1,3 - 1,5m Khu Tây - Bắc và Đông - Nam thuộc khu vực đang được đô thị hóa mạnh mẽ và cũng là khu vực nông nghiệp tốt nhất của địa bàn Khu trung tâm, địa hình thấp nhất (0,2 - 0,5m đến 0,7 - 0,9m) là khu vực của rừng phòng hộ và nuôi trồng thủy sản
Do hoạt động của các sông lớn mang tính chất hướng tâm, dưới tác động của thuỷ triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo Theo bản đồ địa lý tỷ lệ 1/10.000 độ cao bình quân là 0,6 - 0,7m Nơi cao nhất là núi Giồng Chùa (+10m), nơi thấp nhất nằm dưới mực nước biển -0,5m Địa hình huyện Cần Giờ có thể được chia thành 5 dạng như sau:
- Dạng không ngập: có cao trình từ 02 đến 10m, phân bố ở Giồng Chùa, xã Thạnh An, diện tích khoảng 50 ha, đây là điểm cao nhất của huyện không bị ngập triều
- Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm: dạng này có độ cao tứ 1,5 đến 2,0m phân
bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, tập trung ở xã Bình Khánh, một phần rìa phía Tây thuộc
xã Lý Nhơn và phía Nam là các cồn cát Thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hoà thường
Trang 14ngập vào những năm có con nước lớn trong các tháng 9 và tháng 10, diện tích khoảng 9.600 ha, chiếm 13,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện
- Dạng ngập theo chu kỳ năm: có độ cao từ 1,0 đến 1,5m, phân bố chủ yếu ở phía Bắc của huyện, chiếm phần lớn xã Bình Khánh, một phần phía Bắc xã Tam Thôn Hiệp, chạy dọc theo hướng phía Tây từ Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn là xã Lý Nhơn, một số nằm ở thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa Tại đây vào những con nước lớn trong tháng 9, tháng 10 hàng năm, vùng này diện tích khoảng 15.000 ha, chiếm 21% diện tích toàn huyện
- Dạng ngập theo chu kỳ tháng: dạng này có độ cao từ 0,5 đến 1,0m phân bố đều trên địa bàn huyện, tập trung ở phần giữa huyện, chiếm phần lớn các xã An Thới Đông, Thạnh An, phía Nam xã Tam Thôn Hiệp, phía Đông xã Lý Nhơn và phía Cần Thạnh - Long Hòa Vùng này ngập ít nhất 2 lần trong tháng, vào các tháng nước lớn có thể ngập từ 05 đến 10 lần Diện tích dạng địa hình này là 16.150 ha, chiếm 23,4% diện tích toàn huyện
- Dạng ngập theo chu kỳ ngày: có độ cao từ 0 đến 0,5m phân bố không liên tục, tập trung ở các khu vực giữa và kéo dài mở rộng về phía Đông Nam của huyện, thuộc các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh Vùng này hàng ngày bị ngập nước khi triều lên, diện tích trên 6.000 ha, chiếm 8,9% diện tích toàn huyện
- Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông: độ cao < 0,5m bị ngập nước hàng ngày khi triều lên, không có lớp phủ thực vật, diện tích không ổn định chịu tác động của sóng gió, diện tích khoảng 5.200 ha, chiếm 7,6% diện tích toàn huyện thuộc các khu vực ven biển Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An
Tóm lại, địa hình Cần Giờ chiếm ưu thế với các dạng địa hình ngập theo chu kỳ tháng (23,4%), chu kỳ năm (21%), chu kỳ nhiều năm (13,8%) Trong khi đó dạng ngập theo chu kỳ ngày chỉ chiếm 8,9%, dạng bãi bồi ven sông và cửa sông chiếm 7,6% chứng tỏ địa hình ở đây có xu hướng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao, ít ngập nước hơn là khuynh hướng bồi đắp lấn biển thành dạng ngập theo chu kỳ ngày Đây là đặc điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các mô hình sản xuất ở huyện trong tương lai
Tổng diện tích tự nhiên của Cần Giờ là 70.445,34 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn
Trang 15huyện; đất sông, rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện tích đất toàn huyện; trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái và làm muối
Ngoài ra, huyện Cần Giờ có bờ biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt Thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn, với vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện tạo nên hệ sinh thái độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, bần, mắm… Đặc điểm thổ nhưỡng trên làm cho huyện Cần Giờ không có lợi thế sản xuất nông nghiệp, nền đất yếu gây khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầng Phần lớn thổ nhưỡng huyện Cần Giờ thích hợp cho phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, phát triển thủy sản, nghề muối
1.1.1.3 Khí hậu
Huyện Cần Giờ có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25°C đến 29°C, cao nhất là 38,2°C, thấp nhất là 14,4°C Độ ẩm không khí nói chung cao hơn các nơi khác trong Thành phố từ 4-8%, ẩm nhất là tháng 9: 83%, khô nhất là tháng 4: 14% Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000mm - 1.402mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất 240mm Mùa mưa
ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn những nơi khác trong Thành phố, lượng mưa ở huyện giảm dần từ Bắc xuống Nam Mùa mưa hướng gió chính là Tây - Tây Nam, mùa khô hướng Bắc - Đông Bắc
1.1.1.4 Thủy văn
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông rạch chằng chịt với mật độ dòng chảy cao nhất so với các nơi trong thành phố, trong đó Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ thống sông chính chi phối toàn bộ thủy văn của hầu hết sông, kênh, rạch khác Toàn
bộ sông, rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, số lần nhật triều trong tháng thay đổi không đáng kể, do đó rừng ngập mặn Cần Giờ cũng nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều Trong ngày hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng 02 chân triều lại chênh lệch nhau khá lớn Độ mặn trên các sông, rạch của huyện biến đổi liên tục theo cả không gian và thời gian Cường độ mặn sông Lòng Tàu lớn hơn sông Soài Rạp Độ mặn trung bình 18‰ thường xuyên xuất hiện ở Cần Giờ, cao nhất vào mùa khô khi triều cường xâm nhập sâu vào thượng nguồn
Trang 161.1.1.5 Rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm hơn 1/2 diện tích toàn huyện, là “lá phổi xanh” của Thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu Rừng có chức năng chính là phòng hộ nhưng đồng thời cũng mở ra những triển vọng to lớn về du lịch sinh thái Năm 2001, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu
dự trữ sinh quyển thế giới”
Hình 1.2 Rừng ngập mặn Cần Giờ
Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đước, có nguồn gốc phát tán từ Indonesia và Malaysia; gồm nhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ
và phụ thứ sinh môi trường nhân tạo Thành phần các loại cây này tương đối đơn giản
và có kích thước cá thể ở dạng trung bình Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha; hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha
Hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong danh sách đỏ của nước ta Cụ thể như sau: 125 loài thủy sinh, 55 loài động vật nổi, 55 loài động vật nổi đáy, 18 loài tôm, 60 loài cá Động vật trên cạn: 24 loài lưỡng cư bò sát, 10 loài thú, 22 loài chim (hạc cổ trắng, diệc xám, diệc lửa, khỉ, cò ).[23]
1.1.2 Kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Dân số
Tổng số dân toàn huyện khoảng 80.000 người, phân bố không đều theo địa bàn hành chính xã, chủ yếu sống tập trung thành các cụm dân cư phân bố rải rác ven sông, ven biển và các trục đường giao thông trên toàn địa bàn Nhóm xã có dân số cao là
Trang 17Bình Khánh và An Thới Đông, nhóm có dân số trung bình là Cần Thạnh và Long Hòa, nhóm xã có dân số thấp là Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp và Thạnh An Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 105 người/km2, địa bàn hành chính xã, thị trấn có mật độ dân
số cao nhất là thị trấn Cần Thạnh (469 người/km2), thấp nhất là xã Thạnh An (34 người/km2).[24]
1.1.2.2 Cơ sở hạ tầng [2]
Giao thông
- Mạng lưới giao thông đồng bộ phát triển nhanh chóng trong nhiều năm qua, tuyến giao thông đối ngoại lớn nhất và duy nhất của huyện Cần Giờ là đường Rừng Sác đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với chiều dài 36,5km Mật độ giao thông đường
bộ tăng lên nhanh chóng
- Mạng lưới giao thông thủy phát triển đa dạng về tuyến giao thông 4 mặt: Tiền Giang, Long An, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu Từ năm 2021, Thành phố đã mở tuyến phà biển đi từ Cần Giờ đến Vũng Tàu và ngược lại Vận tải hàng hóa bằng đường thủy chiếm ưu thế của lĩnh vực vận chuyển hàng hóa toàn huyện
Thủy lợi
- Hệ thống công trình kè biển phòng, chống xâm thực đất liền kéo dài trên 16km đang phát huy tác dụng tốt Hệ thống kè chống sạt lở khu dân cư dọc 02 sông lớn Lòng Tàu, Soài Rạp và các tuyến sông lớn trên địa bàn huyện được mở rộng và gia
cố hằng năm bằng kinh phí Nhà nước
- Hệ thống thủy lợi vùng, nội đồng phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản được đầu tư mạnh vào những năm gần đây, nhất là hệ thống thủy lợi khu vực 4 xã phía Bắc huyện Cần Giờ (Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, An Thới Đông) có nhiệm vụ cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm, kết hợp các bờ bao ngăn mặn và hệ thống kênh làm giao thông thủy, bộ trong khu vực, gắn vùng sản xuất với dân cư
Điện
Nguồn điện cung cấp cho huyện Cần Giờ là từ hệ thống điện quốc gia, kể cả điện phục vụ cho xã đảo Thạnh An Hiện nay 100% cư dân trên địa bàn được sử dụng điện; điện năng tiêu thụ bình quân còn ở mức thấp tuy mức tiêu thụ bình quân tăng dần qua từng năm Điện năng phục vụ cho sản xuất - kinh doanh được đảm bảo tốt, kể cả điện phục vụ sản xuất nông nghiệp
Thông tin truyền thông
Trang 18Hệ thống này phát triển nhanh và đa dạng trong những năm gần đây, số khách hàng sử dụng điện thoại, cập nhật mạng Internet, truyền hình cáp, kỹ thuật số… ngày càng tăng nhanh trong hầu hết các thành phần dân cư
Cấp nước
Hiện nay, 100% dân cư trên địa bàn huyện được sử dụng nước sạch, mạng lưới phân phối nước sạch phủ kín các khu dân cư tập trung ở khu vực trung tâm huyện và địa bàn các xã; đồng thời huyện đã đầu tư dự án lắp đặt hệ thống bể chứa nước sạch cho xã đảo Thạnh An
Cơ sở giáo dục - đào tạo
Toàn huyện có 35 trường học các cấp (trong đó có 3 trường trung học phổ thông), 3 trung tâm giáo dục và 1 trung tâm dạy nghề có quy mô nhỏ Hầu hết các trường học tại huyện đều đã đạt chuẩn về cơ sở vật chất Huyện Cần Giờ có 01 Trung tâm Dạy nghề quy mô nhỏ đã nâng cấp, mở rộng
Chợ - trung tâm thương mại - siêu thị
Toàn huyện có 1 siêu thị đang hoạt động nhộn nhịp (Co.op mart) và 12 chợ đều
đã được nâng cấp trong chương trình xây dựng nông thôn mới Các chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích và trên 2.000 hộ kinh doanh trên địa bàn là các đầu mối chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phân phối bán lẻ và lưu động hàng hóa
Cơ sở y tế
Huyện Cần Giờ có 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 1 Trung tâm Y
tế huyện, 7 trạm Y tế xã, thị trấn đều đạt chuẩn Hiện nay, ngoài hệ thống cơ sở y tế công lập, toàn huyện có 39 cơ sở hành nghề y dược
1.1.2.3 Cơ cấu kinh tế [2]
- Thuỷ sản: huyện phát triển mạnh diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng; ngoài ra còn có các loại thủy sản được nuôi trên đất bãi bồi, mặt nước, ven sông, ven biển như nghêu, sò huyết, hàu và các loại cá như rô đồng, rô phi, điêu hồng, tai tượng, bống tượng, cá chẽm, cá mú, cá kèo, cá sấu, cua…
- Trồng trọt: huyện có hơn 300 ha diện tích trồng cây ăn trái; hơn 100 ha diện tích trồng rau, hoa màu; hơn 20 ha diện tích trồng cây cảnh Diện tích lúa trên địa bàn chủ yếu được nông dân chuyển sang nuôi thuỷ sản hoặc xây dựng trang trại tại vườn
có hiệu quả kinh tế cao hơn
Trang 19- Chăn nuôi: trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi các loại lợn, lợn rừng, trâu, bò, dê
và có gần 500 nhà nuôi chim yến
- Lâm nghiệp: diện tích rừng hiện nay của huyện trên 35.000 ha Việc bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển được các nguồn lợi khác liên quan tới rừng như chim muông, thú rừng, đặc biệt là đàn khỉ ngày càng quy tụ sinh sôi nảy nở tạo nên cảnh quan thiên nhiên rừng Sác đặc trưng của vùng nhiệt đới
- Diêm nghiệp: toàn huyện có 1.552 ha diện tích sản xuất muối, trong đó có 1.285 ha được sản xuất theo mô hình kết tinh trên ruộng trải bạt; tổng sản lượng muối thu hoạch trong năm 2021 đạt trên 80.000 tấn
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: trên địa bàn huyện không có các khu, cụm công nghiệp, chỉ có các nhà máy hoạt động quy mô nhỏ, chủ yếu là các nhà máy đông lạnh, chế biến thủy sản và các ngành nghề như gia công hàn tiện, gia công cửa sắt, sản xuất nhỏ, sản xuất nước đá
- Thương mại: toàn huyện hiện có hơn 2.000 hộ kinh doanh thương mại, dịch
vụ ăn uống Nhìn chung, thị trường hàng hoá không có biến động lớn về giá cả; tình hình kinh doanh ở các chợ ổn định, lượng hàng hoá ở chợ đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng
- Du lịch: trên địa bàn huyện có khu du lịch 30/4, khu Lâm viên 2.000 ha, khu
du lịch Vàm Sác và khu dự trữ sinh quyển thế giới Với đặc trưng du lịch sinh thái, huyện Cần Giờ có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn của hàng triệu du khách trong
và ngoài nước trong tương lai, nhất là khi khu đô thị lấn biển hình thành
1.2 Tổng quan về đánh giá thiên tai khí tượng thủy văn
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Sự ấm lên của toàn cầu là rõ ràng, được khẳng định trong báo cáo lần thứ 4 của IPCC 4 và nếu không có thay đổi đáng kể trong chính sách, kế hoạch phát triển, mức
độ phát thải khí nhà cầu thì BĐKH sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai Cho đến nay, hàng loạt các tác động tiềm tàng của BĐKH đã được xác định Một số nghiên cứu gần đây đã mô tả vấn đề này, như báo cáo IPCC [25] cho thấy, có sự đồng thuận về những tác động của những tác động quan trọng nhất của BĐKH đến các thành phố, khu đô thị
và cộng đồng dân cư ven biển, gồm:
- Ảnh hưởng của nước biển dâng và nước dâng do bão đến các thành phố ven biển;
Trang 20- Ảnh hưởng của hiện tượng cực đoan (bão và nước dâng do bão, lũ lụt do mưa lớn; cực nóng và hạn hán) đến cơ sở hạ tầng xây dựng;
- Ảnh hưởng đến sức khỏe (có nguyên nhân từ nhiệt độ cao hơn trung bình và/hoặc các hiện tượng cực đoan);
- Tác động đến sử dụng năng lượng (nhu cầu năng lượng dùng để sưởi ấm và làm mát);
- Tác động đến nguồn tài nguyên nước và nguồn lực lao động;
đó đánh giá khả năng ảnh hưởng của nước biển dâng đến các loại đất khác nhau Cũng theo báo cáo của IPCC [25], trên hầu hết các vùng của Châu Á, số ngày nóng, đêm ấm
đã tăng lên, còn số ngày lạnh, đêm lạnh lại giảm đi Xét trên quy mô toàn cầu, số ngày đông giá giảm đi ở hầu khắp các vùng vĩ độ trung bình, số ngày cực nóng (10% số ngày hoặc đêm nóng nhất) tăng lên và số ngày cực lạnh (10% số ngày hoặc đêm lạnh nhất) giảm đi Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ tần suất và thời gian hoạt động của sóng nóng tăng lên ở nhiều địa phương khác nhau Tồn tại sự tương quan chặt chẽ giữa những ngày khô hạn và nền nhiệt độ mùa hè cao trên các vùng lục địa nhiệt đới Hạn hán nặng hơn và kéo dài hơn đã được quan trắc thấy trên nhiều vùng khác nhau với phạm vi rộng lớn hơn, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ sau những năm
1970
Yếu tố được tập trung nghiên cứu nhiều sau nhiệt độ là giáng thủy (lượng mưa) Giáng thủy là một đại lượng rất quan trọng vì sự biến đổi của những hình thế giáng thủy có thể dẫn đến lũ lụt hoặc hạn hán ở những vùng khác nhau Chính vì vậy, thông tin về sự biến đổi giáng thủy theo không gian cũng như theo thời gian là rất cần thiết không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Trên thế giới, những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều thời kỳ khác nhau và với các quy mô không gian khác nhau: quy mô toàn cầu (Diaz, 1989), quy mô bán cầu (Bradley,
Trang 211987), quy mô khu vực (Schoenwiese, 1990; Piervitali và cộng sự, 1998) và quy mô địa phương (Busuioc và Von Storch, 1996; Baeriswyl, 1997)
Bên cạnh những nghiên cứu về sự biến đổi của nhiệt độ cực trị và lượng mưa, một vài nghiên cứu cho các yếu tố khác như gió cũng được quan tâm Chẳng hạn, để xem xét biến đổi của trường khí áp bề mặt trên đại lục Châu Âu, Tar và cộng sự (2001) đã nghiên cứu sự biến đổi của trường gió trên lãnh thổ Hungary dựa trên chuỗi
số liệu tốc độ gió từng giờ trong thời gian từ năm 1968 đến 1972 và từ 1991 đến 1995 của 3 trạm trên lãnh thổ Kết quả phân tích độ lệch chuẩn của tốc độ gió cho thấy, tốc
độ gió trong mùa hè đã giảm, đặc biệt giảm mạnh hơn trong tháng 7 Ngoài ra, nghiên cứu biến đổi của tốc độ gió trong ngày và năm trên lãnh thổ Trung Quốc, Ying Jiang
và cộng sự (2009) đã sử dụng số liệu từ 353 trạm phân bố đồng đều trên cả nước trong thời kỳ từ 1956-2004 Kết quả cho thấy, tốc độ gió trung bình năm, Vx và số ngày có tốc độ gió mạnh đều có xu thế giảm trên những vùng đồng bằng rộng lớn của Trung Quốc Điều này có thể được lý giải bởi quá trình đô thị hoá, sự thay đổi của những thiết bị đo gió Song theo các tác giả, sự nóng lên toàn cầu là nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ gió giảm Biến đổi khí hậu dẫn đến sự tương phản của nhiệt độ giữa bề mặt lục địa Châu Á và biển Thái Bình Dương ngày càng giảm; rãnh Đông Á cũng trở lên yếu hơn khi dịch chuyển về phía đông và lên phía phía bắc; gió mùa Đông Á trong cả mùa đông và mùa hè cũng đang suy giảm Tuy nhiên, cường độ và số ngày gió nhẹ lại tăng lên
Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trên thế giới đã có rất nhiều công trình đề cập đến sự biến đổi hoạt động cũng như cường độ của bão ở các vùng đại dương khác nhau Landsea và cộng sự (1999) đã xem xét xu thế biến đổi trong năm và trong nhiều thập kỷ của bão ở vùng Đại Tây Dương và bão đổ bộ vào Hoa Kỳ Kết quả cho thấy hoạt động của bão thể hiện xu thế tuyến tính yếu trong khi đó sự biến đổi đa thập kỷ thể hiện rõ nét hơn ở khu vực này Sự biến đổi của số lượng bão ở khu vực Đại Tây Dương cũng được Landsea (1993) nghiên cứu trên quy mô thời gian nội mùa và năm Sự khác biệt giữa
số lượng bão mạnh và bão yếu cũng được tác giả nêu rõ Hoạt động của bão mạnh thường thể hiện một cực đại rõ nét hơn so với bão yếu trong chu kỳ năm Khoảng 95% hoạt động của bão mạnh xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 Mặt khác, trên 80% cơn bão mạnh bắt nguồn từ sóng đông Châu Phi, chiếm tỷ lệ cao hơn so với những cơn bão
Trang 22yếu Nhìn chung, trong số tất cả những cơn bão trên thủy vực Đại Tây Dương thì bão mạnh thể hiện sự biến đổi từ năm này sang năm khác lớn nhất Tuy nhiên, tỷ lệ những cơn bão mạnh cũng giảm trong hai thập kỷ gần đây Ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, Xu và cộng sự (2004) cũng nghiên cứu sự biến đổi trong hoạt động của bão gắn liền với vấn đề nóng lên toàn cầu Những biểu hiện trong sự biến đổi nhiều năm của bão trong hai thập kỷ qua chủ yếu liên quan đến hiện tượng ENSO hoặc dao động tựa hai năm tầng bình lưu Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động của bão trên những vùng đại dương khác nhau tồn tại sự biến động đa thập kỷ Goldenberg và cộng sự (2001) nhận thấy tính dao động có chu kỳ trong hoạt động của bão ở khu vực Đại Tây Dương với một chu kỳ từ 40 đến 60 năm Chan và Shi (1996, 2000) đã sử dụng số liệu quan trắc trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương và số liệu lịch sử về bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và tìm được xu thế dài hạn trong hoạt động của bão trên vùng tây bắc Thái Bình Dương Hầu hết những nghiên cứu này xác định sự biến đổi của số lượng bão và những đặc tính khác như vị trí hình thành và sự chuyển động của nó
Cơ sở hạ tầng nói chung và đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hoạt động trên đất liền rất nhạy cảm với những thay đổi khí hậu Thực tế cho thấy, các tác động tiềm tàng của BĐKH là khác nhau tại các khu vực khác nhau trên trái đất BĐKH
có tác động lớn đến các khu vực ven biển, ven sông, nơi có mức độ đô thị hóa nhanh
và nhạy cảm mạnh với các hiện tượng thời tiết cực đoan, cụ thể hơn là thiên tai khí tượng thủy văn (Alistair Hunt và Paul Watkiss, 2007) McGranahan&nnk (McGranahan, Gordon và Cecilia Tacoli, 2006) cho rằng, các khu định cư đô thị lớn
có xu hướng tập trung nhiều hơn ở vùng ven biển và khoảng 65% các thành phố có dân số lớn hơn 5 triệu được đặt tại các khu vực này Trên toàn cầu, có nhiều khu vực đông dân cư ven biển và các thành phố lớn nằm dưới mực nước biển trung bình, dễ bị ngập lụt bởi nước dâng do bão
Tác động tiềm tàng của thiên tai, BĐKH và nước biển dâng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng đô thị như hệ thống giao thông mặt đất, công trình ngầm cũng có thể bị tổn thương do các yếu tố cực đoan Lũ lụt là một ví dụ về tác động tiềm năng nghiêm trọng trong khu vực đô thị vì mật độ dân số tương đối cao (S.J.Lindleya, J F Handleya, N.Theuraya, E.Peeta & D.Mcevoya, 2006)
Trang 23Đánh giá tác động của thiên tai khí tượng thủy văn trong bối cảnh BĐKH đến riêng từng đối tượng hạ tầng đô thị cũng thực hiện khá nhiều trong những năm qua như đối với hệ thống cấp - thoát nước (Watt, 2003; Denault và nnk, 2002), mạng lưới giao thông vận tải đô thị (Brennan và nnk, 2008; Inturri và Ignaccolo, 2009), các công trình nhà ở (UN Habitat, 2009; Lippke, 2006; Riedy, 2008), trung tâm thương mại (Diana Urge - Vorsatz, 2007), các công trình ngầm (Bobylev và nnk, 2008) Laboyrie (2010) trong công trình “Những biện pháp thích ứng BĐKH ở Hà Lan” để ứng phó và thích ứng với BĐKH đã đề xuất xây dựng hệ thống công trình chống lũ Delta Work dọc bờ biển và cải tạo hệ thống đê điều
Như vậy, sự thay đổi của khí hậu đã tác động rất lớn đến các thiên tai về khí tượng thủy văn, đặc biệt trong phạm vi các nước Đông Nam Á Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá các loại hình thiên tai khí tượng thủy văn tác động đến con người cũng như kinh tế xã hội như của Manton và cộng sự (2001) đã xem xét xu thế giáng thủy ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và nam Thái Bình Dương; đánh giá tác động và những tổn thương của BĐKH đến khu vực đô thị của Satterthwaite (2009)…
1.2.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, BĐKH đã trở thành mối quan tâm của nhiều ngành khoa học như: sinh thái môi trường, lâm nghiệp, khí tượng thủy văn, y tế công cộng Riêng lĩnh vực khoa học xã hội, những năm gần đây số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến BĐKH có chiều hướng tăng lên theo thời gian Vấn đề BĐKH và môi trường có thể được tiếp cận từ góc độ của xã hội học môi trường, nhân học sinh thái, nhân học y tế, lịch sử môi trường, địa lý học kinh tế v.v… Một số bài viết có liên quan tới thích ứng BĐKH cũng được xem xét dưới góc nhìn nhân học, nghiên cứu con người… khi đề cập đến các vấn đề như: tri thức bản địa, chính sách nhà nước như quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và nguồn nước, canh tác nông nghiệp, định canh định cư, an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng v.v… tại các tỉnh miền Bắc Những nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào phát triển các cơ sở lý luận khoa học mà còn đưa ra các giải pháp áp dụng trong thực tiễn ứng phó BĐKH tại Việt Nam hiện nay
Các nghiên cứu đã nhấn mạnh: BĐKH là sự thay đổi cơ bản nhất các hệ thống môi trường của trái đất, bao gồm cả nhiệt độ và lượng mưa Chẳng hạn như: lưu thông thủy văn và tài nguyên nước, hiểm họa về nước và bờ biển, hệ sinh thái trên cạn và
Trang 24trên biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, sức khỏe con người và công nghiệp (Trần Quang Minh, 2013) BĐKH được nhận định là một trong các thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI BĐKH sẽ làm tăng khả năng dễ bị tổn thương và khiến cho nhiều người phải đối mặt với các đe dọa của khí hậu thường xuyên và trong khoảng thời gian dài hơn
Trên phương diện khác, BĐKH sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, môi trường, triển vọng tăng trưởng và phát triển của cá nhân và quốc gia Những ảnh hưởng này là không đồng đều và có sự khác biệt giữa các quốc gia Đối với các nước nghèo thì BĐKH là một rủi ro thực sự, bởi tính dễ tổn thương của người nghèo và khả năng ứng phó hạn chế (Stern, 2007, dẫn theo Lê Quang Cảnh, 2014) BĐKH không phải là vấn
đề hàn lâm mà thực tế nó có tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người (Trần Quang Minh, 2013)
Ngày nay, người ta có thể nhận biết được những diễn biến của BĐKH qua các trạm quan trắc của các quốc gia bằng việc đo đạc nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ, gió và các thông số khác, sau đó tập hợp lại và đưa ra một số liệu trung bình biểu đồ của nhiệt
độ từng năm và đem so sánh với các năm trước Chúng ta cũng có thể nhận biết được BĐKH một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện Đặc biệt là cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại… Tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con người (Trần Quang Minh, 2013) Đây cũng là một trong những động cơ quan trọng thúc đẩy các nước tiến tới xây dựng mô hình kinh tế mới theo chiều hướng tăng trưởng xanh, ít sử dụng tài nguyên để thích ứng với BĐKH và giảm thiểu tác động của nó, tạo
ra một mô hình tăng trưởng bền vững trong tương lai (Nguyễn Huy Hoàng, 2015)
Tại Việt Nam trong 70 năm (1931-2000) khí hậu có một số biến đổi nổi bật sau đây: nhiệt độ không khí trung bình năm đã tăng trung bình 0,7 độ C; số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ gần đây, từ 29 đợt mỗi năm trong các thập kỷ 1971-1980, xuống còn 15-16 đợt mỗi năm trong các năm 1994 và 2007; số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn hơn, quỹ đạo bão dị thường hơn, số cơn bão ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ có xu hướng tăng lên v.v… Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là từ cực Nam Trung
Trang 25Bộ; mực nước biển trung bình đã tăng 25-30 cm trong khoảng 50 năm qua; hiện tượng
El Nino và La Nina ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơn, gây ra nhiều hiện tượng dị thường về thời tiết như nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có
El Nino, điển hình là năm 1997-1998; mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina như năm 2007 (Nguyễn Đình Bồng, 2013)
Ở góc nhìn quản lý, các tác giả cho rằng: BĐKH đã và đang là một hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đe dọa đến đời sống của nhân dân và theo dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, mức độ ngày càng nặng nề hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn (Đào Hải, 2013) Dưới tác động của BĐKH, tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng Nước biển dâng đã
có những tác động xấu và đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) xếp Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng BĐKH và Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH (Huỳnh Thái Ngọc, 2012), trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng (Tạ Văn Việt, 2015)
Trong hai thập kỷ gần đây, BĐKH và sự phát triển thiếu bền vững đang tác động đến sinh kế của người dân ở hai bên dòng sông Mê Kông, như làm gia tăng lũ lụt, ô nhiễm môi trường nước, giảm lượng cá, mất đa dạng sinh học, mở rộng diện tích ngập mặn v.v… (Nguyễn Mạnh Hùng, 2012) Một trong những biểu hiện của BĐKH
là sự gia tăng của tình trạng lũ bất thường, khó dự đoán về cường độ và thời gian xảy
ra Sự thay đổi này đã và đang gây ra nhiều tác hại đối với kinh tế - xã hội nói chung
và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng Lũ lụt đang tác động trực tiếp tới sinh kế của người dân và có thể vào sự di cư ngày càng tăng lên ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi ngập lụt xảy ra đều đặn hàng năm (Nguyễn Ngọc Toại, 2014)
Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận: BĐKH là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người Cùng với suy thoái tài nguyên,
ô nhiễm môi trường, BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển, đe dọa an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu Vì vậy, con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp của con người (Tạ Văn Việt, 2015)
Trang 26Bên cạnh đó, các nghiên cũng chỉ ra: ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi… Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010) BĐKH sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản theo hướng thu hẹp dần do nước bị nhiễm mặn khi nước biển dâng và điều kiện sống thích nghi bị thay đổi Nước biển dâng lên còn đẩy quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của dân cư, làm gia tăng một số loại dịch hại mới và các đợt dịch bùng phát trên diện rộng (Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Đức Chính, 2014)
Một số nghiên cứu khác thì cho rằng để ứng phó với BĐKH, có hai vấn đề cần đặt ra Một là làm giảm tốc độ của BĐKH và hai là thích ứng với BĐKH Để làm giảm tốc độ của BĐKH cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý nhằm giảm phát thải khí thải nhà kính Trong nông nghiệp và lâm nghiệp cần sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan Ngoài ra, còn có rất nhiều các biện pháp liên ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục tiêu đạt được hiệu quả tối đa Mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không
sử dụng Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng, sẽ làm cho thế giới tốt hơn
Về phương pháp, tác giả Nguyễn Ngọc Toại (2014) sử dụng phân tích định tính trong nghiên cứu, thông qua dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu, cuộc thảo luận nhóm
hộ gia đình, cuộc phỏng vấn với cán bộ Phòng Thủy lợi, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghiên cứu còn dựa trên các báo cáo và số liệu thống kê tại địa phương Nguyễn Huy Hoàng (2015) thì sử dụng phương pháp tiếp cận các chính sách
và cơ chế thích ứng với BĐKH, thể chế hóa việc lồng ghép các biện pháp thích ứng với các phản ứng giảm nhẹ tác động của BĐKH Trên cơ sở đó, tăng cường năng lực thể chế và thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ của không chỉ các chính sách mới mang tính đặc thù của ứng phó với BĐKH, mà cả những chính sách được lồng ghép
Trang 27vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, thân thiện với môi trường
Nhìn chung, các phương pháp tiếp cận của các tác giả trên cho thấy sự vận dụng linh hoạt các phương pháp tiếp cận vào trong các tình huống cụ thể, nhìn nhận các vấn đề trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau, đảm bảo tính khách quan và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho các hoạch định chính sách và các hoạt động của con người và cộng đồng trong ứng phó với BĐKH tác động đến các thiên tai khí tượng thủy văn như ngập lụt, mưa lớn, hạn hán Như vậy, các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tại Việt Nam đã được nhiều cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong nước và quốc tế tiến hành từ những thập niên 90 Những nghiên cứu khởi đầu tập trung vào nhận thức về BĐKH và phân tích xu thế BĐKH dựa theo các tài liệu quan trắc trong lịch sử Những nghiên cứu về sau đã đi sâu vào đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực
tự nhiên và địa phương khác nhau Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH cho từng khu vực, lĩnh vực cụ thể
1.2.3 Tổng quan tình hình thiên tai tại khu vực nghiên cứu
Bão, áp thấp nhiệt đới
Theo kết quả phân vùng bão, xác định nguy cơ nước dâng do bão của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014, Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm huyện Cần Giờ) nằm trong vùng V (vùng từ Ninh Thuận đến Cà Mau) [10] Đây là vùng có tần số bão trung bình năm ít nhất trong số các vùng Mùa bão lệch hẳn về mùa đông (tháng 11, 12 đôi khi vào tháng 1 năm sau) Theo điều tra thu thập tài liệu, các cơn bão điển hình đổ bộ và ảnh hưởng đến huyện Cần Giờ như sau:
Bảng 1.1 Các cơn bão điển hình đổ bộ và ảnh hưởng đến huyện Cần Giờ giai đoạn
Trang 28(Ghi chú: cơn bão Pakhar khi ở trên vùng biển Vũng Tàu - TP.HCM cấp bão là cấp 8,
chỉ giảm xuống cấp 6 khi đổ bộ vào huyện Cần Giờ)
Có thể thấy bão, áp thấp nhiệt đới ngày càng xảy ra nhiều hơn Từ năm 1964, số trận bão kỷ lục trên biển Đông trong 1 năm mới chỉ dừng lại con số 14 vào năm 2013 Tuy nhiên, chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 2017, đã xuất hiện 16 cơn bão và 04 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông Nhìn chung, thiên tai ảnh hưởng đến huyện Cần Giờ ngày càng xảy ra nhiều hơn, như năm 2007 cả nước chỉ có 7 cơn bão và không có cơn bão nào ảnh hưởng đến Cần Giờ; còn năm 2017 có đến 16 cơn bão ảnh hưởng cả nước, trong đó có 3 cơn bão huyện Cần Giờ phải di dời dân ở xã đảo Thạnh
An vào thị trấn Cần Thạnh tránh trú Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa giông, lốc xoáy cũng thường xuyên xảy ra trên địa bàn thành phố nói chung, huyện Cần Giờ nói riêng gây thiệt hại cả về người và tài sản
Lũ, ngập lụt
Dòng chảy mùa lũ ở lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn thường bắt đầu vào tháng 6, 7 và kết thúc vào tháng 10 Trên các đoạn sông: trung lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, mùa lũ kéo dài 5 tháng, lũ cao nhất trên các sông thường xảy ra vào tháng 8, tháng 9, tháng 10 Đối với triều, chuỗi số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy rõ khuynh hướng dâng cao của mực nước triều tại các trạm ở TP.HCM đều tăng Ngoài trạm Vũng Tàu là trạm ven biển, các trạm còn lại Phú An, Nhà Bè, Biên Hòa, Bến Lức… đều nằm trên các sông chính cách xa biển, các tác động nhân sinh là đáng kể đến sự gia tăng mực nước tại đây (quá trình đô thị hóa, lắp các kênh rạch, bồi lắng…) Những năm gần đây, mực nước tại Phú An và Nhà Bè vượt qua mốc lịch sử và đạt trị
số tương ứng là +1,77m và +1,80m đã gây ngập trên diện rộng cho khu vực TP.HCM
Trang 29Từ năm 2000 đến năm 2021, hồ Dầu Tiếng xả lũ 64 đợt, lưu lượng xả lớn nhất
là 600 m3/s; các đợt xả lũ từ 300 m3/s trở lên trong thời điểm triều cường đã gây ngập một số khu vực ven sông Sài Gòn trên địa bàn Thành phố Trong khi đó, hồ Trị An có
xả lũ 10/22 năm (từ năm 2000 đến năm 2021), lưu lượng xả lớn nhất 1.856 m3/s vào năm 2012 nhưng không gây ngập cho Thành phố
Tại Cần Giờ, do tiếp giáp với biển Đông nên sự gia tăng mực nước triều ven bờ
và vùng cửa sông được xem là có mối liên hệ với hiện tượng dâng cao của mực nước biển trên đại dương do BĐKH toàn cầu Những ghi nhận về thủy văn cho thấy mực nước đỉnh triều hàng năm có diễn biến tăng dần, năm sau cao hơn so với năm trước
Cụ thể, mực nước biển tại Vũng Tàu tăng từ 0,2 - 0,6 cm mỗi năm (ở Cần Giờ không
có trạm thủy văn, hải văn) Sự gia tăng mực nước biển ven bờ có thể gây đến một số tác động tiêu cực đến Cần Giờ như làm sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn tiến vào sâu hơn làm thay đổi đặc tính sinh học của rừng ngập mặn ven biển, tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản…
Nước dâng
Trong giai đoạn 1980 đến nay, huyện Cần Giờ liên tục hứng chịu những đợt nước biển dâng cao, đỉnh điểm như đợt nước dâng tháng 6 năm 2005 (dâng 3,32m), tháng 7 năm 1983 (dâng 3m) Nước biển dâng gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân như: hư hỏng các công trình dân sinh, nhất là nhà ở của cư dân, thu hẹp nguồn đất, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân và cả các khu kinh tế Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, công trình nhà ở của người dân đang đối mặt với nguy cơ bị xâm lấn, thậm chí phải di dời địa điểm, gây ảnh hưởng lớn đến
sự tồn tại và phát triển của các khu dân cư, đặc biệt dân cư ven biển
Bảng 1.2 Các đợt nước dâng điển hình tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 1980 - 2020
bắt đầu
Thời điểm kết thúc
Thời điểm đạt cực đại
Mực nước dâng cao nhất
1
06/2005
Vũng Tàu
19/06/2005 18:00
27/06/2005 1:00
23/06/2005 21:00 3,32 m
Kênh
20/06/2005 19:00
27/06/2005 1:00
23/06/2005 21:00 2,12m
3 07/1983 Vũng 11/07/1983 16/07/1983 12/07/1983 3,00m
Trang 30STT Đợt
bắt đầu
Thời điểm kết thúc
Thời điểm đạt cực đại
Mực nước dâng cao nhất
31/10/1997 14:00
04/11/1997 18:00
02/11/1997 14:00 1,08 m
Kênh
30/10/1997 0:00
07/11/1997 20:00
02/11/1997 14:00 1,73m
Nắng nóng
Nắng nóng xuất hiện vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5 hàng năm do hoạt động của hệ thống áp cao cận nhiệt đới trên các tầng cao và chịu tác động của áp thấp nóng lục địa Ấn Miến Qua thống kê tại trạm Tân Sơn Hòa, đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 36,50C - 380C kéo dài từ trên 04 ngày đến 15 ngày; đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt quá 380C kéo dài đến 5 ngày, đỉnh điểm vào tháng 5 năm 1998, nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới 39,30C kéo dài lên tới 7 ngày
Tình hình thiệt hại do thiên tai tại TP.HCM
Từ năm 2012 đến năm 2021, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 97
vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch, 02 cơn bão, 55 đợt triều cường cao, 75 đợt mưa lớn và
69 đợt giông, lốc Thiên tai đã làm 09 người chết, 73 người bị thương; hư hỏng hoàn toàn 168 căn nhà, tốc mái hư hỏng một phần 2.741 căn nhà; hư hỏng 06 căn hộ chung
cư, 03 nhà kho xưởng, 55 trường học, 02 bệnh viện, 10 trụ sở cơ quan, 06 chợ, 05 chốt dân phòng, 01 di tích lịch sử, 01 trụ sở dân phố, 45 chiếc ô tô, 81 gắn máy, 02 xe tải và
Trang 3101 xe xúc; chìm 14 chiếc ghe Ngoài ra, thiên tai đã gây thiệt hại 14.283 tấn muối/1.615 ha đất nông nghiệp và 80 ha hoa màu; sạt lở 37.198 m2 đất ven sông, rạch
và 799m kè đá; bể tổng cộng 78m bờ bao; hư hỏng 149 cột điện và 87 hệ thống điện; ngã đổ 2.958 cây xanh
Bảng 1.3 Các loại hình thiên tai tại TP.HCM 10 năm qua (2012 - 2021)
(Nguồn: Chi cục Thủy lợi TP.HCM)
Ngoài ra, mưa lớn đã gây ngập các trục chính như: đường Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quốc lộ 1A, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân (thành phố Thủ Đức); đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân); đường Nguyễn Hữu Cảnh, Bạch Đằng (quận Bình Thạnh); đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, Quang Trung (quận Gò Vấp); đường Lê Văn Lương, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè); đường Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh); đường Song hành Quốc Lộ 22 (huyện Hóc Môn) Trong khi đó, triều cường gây ngập cục bộ tại một số tuyến đường, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân như: đường Calmette (Quận 1); đường Trương Đình Hợi (Quận 4); đường Phạm Hữu Lầu, Trần Xuân Soạn, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập (Quận 7); đường Trịnh Quang Nghị (Quận 8); đường Lê Văn Lương, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè); Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh)
Bảng 1.4 Các loại hình thiên tai tại huyện Cần Giờ 10 năm qua (2012 - 2021)
Loại hình 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng
Trang 32(Nguồn: Chi cục Thủy lợi TP.HCM)
1.2.4 Hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Cần Giờ
Những năm qua, Thành phố đã chú trọng đầu tư các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Cần Giờ để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra thiên tai Các công trình được đầu tư đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội
Các công trình bảo vệ bờ biển
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh chưa có hệ thống đê biển mà chỉ có tuyến kè
đá bảo vệ bờ biển tại huyện Cần Giờ được đầu tư hoàn thành từ năm 2001 với tổng chiều dài 16km, kết cấu dạng kè mềm có sử dụng vải địa kỹ thuật, đá hộc xếp khan kết hợp với tường ngầm phá sóng, cao trình đỉnh kè từ +2,2m đến +2,5m, hệ số mái m=2,
bề rộng mặt kè B=2-3m và xây dựng 34 mỏ hàn (bằng đá hộc) phá sóng, chỉnh trị dòng chảy, mỗi mỏ hàn dài 120m; trong đó:
- Kè biển Cần Thạnh - Long Hòa dài 13,5 km với 29 mỏ hàn
- Kè biển tại xã đảo Thạnh An dài 2,5 km với 05 mỏ hàn
Hiện trạng tuyến kè hiện nay vẫn đang ổn định nhưng đã có dấu hiệu xuống cấp, thời gian qua tuyến kè đã phát huy tốt hiệu quả trong việc ngăn nước biển dâng do bão, triều cường, chống xâm thực, hạn chế xói lở bờ biển bảo vệ khu dân cư, đường giao thông và khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nhân dân tại khu vực huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
Trên địa bàn huyện Cần Giờ, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại khu vực sông Đồng Đình được đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2009 với quy mô như sau:
- Vị trí tọa độ: điểm đầu 10025’N - 106057’E, điểm cuối 10026’N - 106056’E; phía Đông Bắc giáp vịnh Gành Rái - là bộ phận của biển Đông ăn sâu vào đất liền;
Trang 33phía Bắc, Tây, Nam là khu vực rừng phòng hộ và khu dân cư thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh - huyện Cần Giờ
- Chiều dài luồng 11.060m; chiều rộng luồng 45m; hướng luồng Đông - Tây Nam;
- Độ sâu vùng nước đậu tàu 4,88m;
- Sức chứa tàu cá tại vùng nước đậu tàu là 2.000 chiếc, gồm 20 trụ neo bờ độc lập, 20 phao neo và 06 phao luồng báo hiệu
Các công trình phòng chống sạt lở, ngập lụt
Trước năm 2014, huyện Cần Giờ không được đầu tư nhiều công trình phòng chống sạt lở, ngập lụt; tuy nhiên, kể từ năm 2014 đến năm 2021 huyện đã đầu tư 54 công trình phòng chống sạt lở, ngập lụt từ nguồn ngân sách Thành phố với tổng kinh phí hơn 2.892 tỷ đồng Trong đó, số công trình phòng chống sạt lở là 39 công trình (chiếm 72%), còn lại là 15 công trình đê điều, hệ thống thoát nước trong khu dân cư Các công trình đầu tư tập trung nhiều ở các xã phía bắc của huyện như Bình Khánh,
An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp do thường xảy ra hiện tượng sạt lở và ngập cục bộ Bảng 1.5 Số lượng công trình phòng chống sạt lở, ngập lụt tại các xã, thị trấn
Trang 34Hình 1.3 Kè Tắc Sông Chà, ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh
Tóm lại, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng trở nên cực đoan Tại TP.HCM nói chung, huyện Cần Giờ nói riêng các đợt thiên tai xảy ra thường xuyên hơn, nhất là các loại hình như sạt lở, lốc xoáy, mưa lớn, triều cường Trong khi
đó, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Cần Giờ mặc dù đã được quan tâm đầu tư qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ để đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Trang 35CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG THIÊN TAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 2.1 Các khái niệm sử dụng trong luận văn
- Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do
tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan (khoản 13, Điều 3 Luật Khí tượng Thủy văn, 2015)
- Thiên tai: là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác (điểm a, khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, 2020)
- Thiên tai khí tượng thủy văn: là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường có
thể gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội (khoản 10, Điều 3 Luật Khí tượng Thủy văn, 2015)
2.2 Hiện trạng thiên tai huyện Cần Giờ
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật
Đê điều (2020) [19], có tất cả 22 loại hình thiên tai, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần (trong đó có 19 loại hình thiên tai khí tượng thủy văn)
Trong phạm vi chuyên ngành thủy văn học, đề tài này chỉ đánh giá các loại thiên tai khí tượng thủy văn liên quan đến nước có tác động đến các vùng dân cư trên đất ngập nước ven biển huyện Cần Giờ (không đánh giá tác động về mặt khí tượng, chẳng hạn như bão thì chỉ đánh giá tác động của nước dâng do bão mà không đánh giá tác động trực tiếp của gió bão đến các vùng dân cư) Ngoài ra, trong khuôn khổ luận văn không tiến hành đánh giá đối với các loại thiên tai có nguồn gốc địa chất như động
Trang 36đất, sóng thần hay thiên tai về khí tượng mà không có tác động nhiều đến mặt thủy văn như lốc xoáy, mưa đá, sương mù, gió mạnh trên biển, nắng nóng, hạn hán, sét
Riêng đối với hiện tượng mưa lớn, mặc dù tác động khá lớn trong việc gây ngập lụt cho TP.HCM, nhất là khu vực nội thành, tuy nhiên lại không gây tác động nhiều đến huyện Cần Giờ Một mặt, do địa hình huyện Cần Giờ giáp biển, có nhiều hệ thống sông, kênh, rạch; mặt khác, một gần nửa diện tích là rừng ngập mặn nên khả năng gây ngập lụt do mưa lớn rất thấp và dữ liệu lịch sử cũng chưa ghi nhận việc mưa lớn có gây tác động đến các vùng dân cư huyện Cần Giờ, kể cả đợt mưa lịch sử do ảnh hưởng của bão USAGI năm 2018 với lượng mưa đo được ở huyện Cần Giờ là 290,8mm Mặt khác, trong 10 năm gần đây (2012 - 2021), trên địa bàn huyện Cần Giờ đã xảy ra 41 trận mưa có vũ lượng từ 50mm trở lên, nhưng không ghi nhận về thiệt hại cho dân cư
và sản xuất Bên cạnh đó, theo kết quả tính toán của Phân viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tại dự án "Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh" (2021) [11], lượng mưa trung bình quân năm trên địa bàn huyện Cần Giờ tương đối thấp so với các khu vực khác tại TP.HCM, chủ yếu dưới 2.100mm Do đó, chỉ xét mưa lớn tác động trong điều kiện tổ hợp với nước dâng và xả lũ từ thượng nguồn
Trang 37Hình 2.1 Phân bố lượng mưa trung bình năm tại TP.HCM theo kịch bản RCP4.5 (a)
Năm 2025; (b) Năm 2030; (c) Năm 2050; (d) Năm 2100
Hình 2.2 Phân bố lượng mưa trung bình năm tại TP.HCM theo kịch bản RCP8.5 (a)
Năm 2025; (b) Năm 2030; (c) Năm 2050; (d) Năm 2100
Từ những yếu tố trên, đề tài xác định các loại hình thiên tai KTTV tác động đến các vùng dân cư trên đất ngập nước huyện Cần Giờ, gồm:
Nước dâng do bão
Trong một thập kỷ trở lại đây, huyện Cần Giờ liên tiếp chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai cơn bão là bão Pakhar 2012 và bão Usagi năm 2018, cụ thể như sau:
- Bão Pakhar 2012:
Bão Pakhar hay còn gọi là cơn bão số 1 xuất hiện ở biển Đông Ngày 31 tháng
3 năm 2012, bão mạnh cấp 9 và chỉ cách đất liền khoảng 210 km, sau đó ngày 01 tháng 4 năm 2012 đi vào khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ vào TP.HCM
Trang 38Hình 2.3 Đường đi cơn bão Pakhar Bão Pakhar 2012 đã ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Bộ, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những cơn bão lịch sử xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh do là cơn bão trái quy luật, xuất hiện vào thời kỳ mùa khô ở Nam Bộ Tại
TP Hồ Chí Minh, hơn 500 căn nhà bị sập và tốc mái, nhiều trụ điện và cây xanh ngã đổ Cơn bão này không gây hiện tượng nước dâng cao ở khu vực huyện Cần Giờ do
đổ bộ khi đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và lúc thủy triều trên biển đang ở mức thấp (dưới báo động I - 1,40m, theo số liệu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM)
- Bão Usagi 2018:
Bão Usagi (bão số 9 năm 2018) là 1 cơn bão gây ra mưa rất to và gió mạnh cho khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ Bão USAGI có hệ thống đường đi tương đối dài, bắt nguồn từ áp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực trung tâm phía Bắc của Thái Bình Dương rồi đổ bộ Philippines vào ngày 20 tháng 11 năm 2018 Đến sáng ngày 23 tháng
11 năm 2018 thì mạnh lên thành bão ở biển Đông với tên quốc tế là Usagi và tăng cấp nhanh chóng Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh và tương tác với đất liền, sức gió của bão đã suy yếu xuống còn cấp 8 giật cấp 10 trên vùng bờ biển Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 25 tháng 11 năm 2018 Trưa cùng ngày bão đổ bộ vào Cần Giờ, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và cuối cùng là một vùng thấp trên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Bão Usagi gây mưa lớn và gió mạnh khiến 03 người chết; thiệt hại do bão gây ra ở khu vực Nam Bộ là khoảng 925 tỷ đồng Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bão Usagi làm 1 người chết và tốc mái nhiều nhà cửa Mưa
Trang 39lớn do hoàn lưu của bão gây ra khiến nhiều tuyến đường ngập nặng gây ảnh hưởng lớn đến giao thông và sinh hoạt người dân (theo số liệu báo cáo thiệt hại cơn bão Usagi của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm kiếm cứu nạn TP.HCM) Tuy nhiên, cơn bão này cũng không gây hiện tượng nước dâng cao ở khu vực huyện Cần Giờ do đổ bộ khi đã suy yếu và lúc thủy triều trên biển đang ở mức thấp (dưới báo động I - 1,40m)
Hình 2.4 Đường đi cơn bão USAGI Mặc dù, cả hai cơn bão đổ bộ vào huyện Cần Giờ tuy cấp độ không cao và không gây hiện tượng nước dâng tác động bất lợi cho khu vực ven biển huyện Cần Giờ, nhưng với việc bão có xu hướng ảnh hưởng nhiều hơn đến khu vực Nam Bộ nói chung, huyện Cần Giờ nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH cho thấy hiện tượng nước biển dâng trong bão là một trong những loại hình thiên tai cần được quan tâm nghiên cứu Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM, từ năm 1990 - 2020 thì Cần Giờ chịu mức hứng chịu bão cao nhất (Hình 2.5) ở TP Hồ Chí Minh (mức 5)
Trang 40Hình 2.5 Ảnh hưởng bão đến TP Hồ Chí Minh theo thống kê 1990 - 2020
Lũ (xả lũ thượng nguồn)
Huyện Cần Giờ nằm ở hạ lưu các nhánh sông của hệ thống sông Đồng Nai đổ
ra biển ở vịnh Gành Rái Trên sông Sài Gòn có hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi nhất lớn Việt Nam; còn trên sông Đồng Nai thì hồ Trị An là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam
Do đó, TP.HCM nói chung và Cần Giờ nói riêng chịu ảnh hưởng bởi việc xả lũ của hai
hồ chứa Dầu Tiếng và Trị An