1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021 2030

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá quy hoạch sử dụng đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định giai Đoạn 2021 - 2030
Tác giả Hoàng Thị Hoài Thương
Người hướng dẫn Trần Văn Tuấn, PGS. TS
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lí đất đai
Thể loại Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,95 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Cấu trúc luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Cơ sở khoa học của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (15)
      • 1.1.1. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (15)
      • 1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất (16)
      • 1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (18)
      • 1.1.4. Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất trong công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế, xã hội (19)
    • 1.2. Khái quát về phát triển bền vững, sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất bền vững (20)
      • 1.2.1. Phát triển bền vững (20)
      • 1.2.2. Sử dụng đất bền vững (22)
      • 1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất bền vững và đánh giá quy hoạch sử dụng đất bền vững (23)
      • 1.2.4. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất bền vững với liên kết vùng và biến đổi khí hậu (25)
    • 1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) (26)
      • 1.3.1. Theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật (26)
      • 1.3.2. Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật (28)
    • 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan (29)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (31)
    • 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn (31)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (31)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (37)
      • 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn (39)
    • 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thành phố Quy Nhơn (42)
      • 2.2.1. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai (42)
      • 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Quy Nhơn năm 2020 (44)
    • 2.3. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2011 - 2020 (45)
      • 2.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2011 - (45)
      • 2.3.2. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Quy Nhơn (51)
    • 2.4. Thực trạng và hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 thành phố Quy Nhơn dưới góc độ phát triển bền vững (53)
      • 2.4.1. Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của thành phố Quy Nhơn (53)
      • 2.4.2. Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 của thành phố Quy Nhơn (56)
      • 2.4.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố (71)
    • 2.5. Đánh giá chung về hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn (76)
      • 2.5.1. Những mặt đƣợc (ƣu điểm) (0)
      • 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế (77)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN 2030 VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (82)
    • 3.1. Cơ sở đề xuất (82)
      • 3.1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố (82)
      • 3.1.2. Các yếu tố liên kết vùng và biến đổi khí hậu cần tính đến trong lập phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2021 – 203074 3.1.3. Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng và hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (84)
    • 3.2. Đề xuất một số định hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững thành phố (88)
    • 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Quy Nhơn (90)
      • 3.3.1. Giải pháp về pháp lý và tổ chức thực hiện (91)
      • 3.3.2. Giải pháp về vốn đầu tƣ (94)
      • 3.3.3. Giải pháp lồng ghép các yếu tố liên kết vùng và biến đổi khí hậu vào (94)
      • 3.3.4. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường (95)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................................... 87 (97)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89 (99)

Nội dung

Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021 2030

Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn tài nguyên hữu hạn, nó là nền tảng cho mọi hoạt động của con người Với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và các thành phố nói riêng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra rất nhanh Đặc biệt là các đô thị, với nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân, đòi hỏi cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật về nhà ở, khu dịch vụ cũng nhƣ sản xuất nông nghiệp ngày càng cao Bên cạnh đó, với tác động của biến đổi khí hậu làm cho trái đất nóng lên, mực nước biển dâng, cùng với việc gia tăng dân số hiện nay, áp lực đối với việc quy hoạch sử dụng đất sao cho hợp lý, hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải cân nhắc, tính toán hết sức cẩn thận để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất

Do đó, quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, việc thực hiện quy hoạch sử dụng phải đất đáp ứng nhu cầu thực tế và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, sử dụng đất bền vững Để quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả tốt nhất thì việc đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dưới góc độ phát triển bền vững để làm rõ những hạn chế, khó khăn tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng đất đai, từ đó đưa ra một số định hướng cho lập quy hoạch kỳ tiếp theo Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có nhiều biến động sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị trong những năm vừa qua, rất cần có những đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố và định hướng cho giai đoạn 2021 - 2030

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài luận văn“Đánh giá quy hoạch sử dụng đất bền vững và đề xuất một số định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay Đề tài luận văn này thực hiện đƣợc sự hỗ trợ và là một sản phẩm đào tạo của Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu lồng ghép yếu tố sinh thái cảnh quan, liên kết vùng và biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam”, mã số ĐTĐLCN-94/21 do PGS.TS Trần Văn Tuấn làm Chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020 để làm rõ đƣợc những hạn chế, khó khăn tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, những vấn đề

2 chưa hợp lý trong sử dụng đất đai dưới góc độ phát triển bền vững tại thành phố Quy Nhơn

- Đề xuất được một số định hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững thành phố Quy Nhơn cho kỳ tiếp theo 2021 - 2030 trong bối cảnh cần tăng cường liên kết vùng, thích ứng biến đổi khí hậu và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở khoa học và pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh)

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, giai đoạn 2011 - 2020

- Đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của thành phố Quy Nhơn Phân tích làm rõ những mặt đƣợc và những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, những vấn đề chƣa hợp lý trong sử dụng đất đai dưới góc độ phát triển bền vững tại thành phố Quy Nhơn

- Đề xuất một số định hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững giai đoạn 2021 -

2030 thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong bối cảnh cần tăng cường liên kết vùng, thích ứng biến đổi khí hậu và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin tài liệu, số liệu

-Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, thông tin về liên kết vùng, biến đổi khí hậu của thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định thông qua các báo cáo của địa phương và các công trình nghiên cứu liên quan

- Thu thập thông tin về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thông qua báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 và các báo cáo

3 thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 do UBND thành phố Quy Nhơn cung cấp

5.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, tiến hành phân nhóm (các chỉ tiêu sử dụng đất, các công trình quan trọng cấp tỉnh xác định trên địa bàn thành phố; các công trình thành phố xác định), thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch hoặc chƣa thực hiện theo kế hoạch; Tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất

So sánh giữa kết quả đạt đƣợc (hiện trạng sử dụng đất) với kế hoạch sử dụng đất làm rõ mức độ thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2016 đến 2020 trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

5.4 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp

5.4.1 Đánh giá hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất Đánh giá ở mức độ khái quát hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất dưới góc độ sử dụng đất bền vững thông qua sử dụng các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường [11]:

- Hiệu quả về kinh tế: thực trạng thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn trực tiếp với mục đích sản xuất, kinh doanh và lợi ích đem lại của phương án đối với phát triển kinh tế của địa phương; lợi ích kinh tế đem lại từ đất của việc chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất

- Hiệu quả về mặt xã hội: thực trạng thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn trực tiếp với các mục đích về xã hội như đất để ở, xây dựng đường giao thông, đất cho cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao; lợi ích của phương án quy hoạch đối với phát triển điều kiện xã hội (tiện ích, đời sống, việc làm, thu nhập, ) thông qua sự ảnh hưởng, tác động của phương án quy hoạch

- Hiệu quả về môi trường: thực trạng thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn trực tiếp với các mục đích về môi trường như đất rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), đất trồng cây lâu năm và phương án sử dụng đất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu; lợi ích của phương án quy hoạch đối với môi trường sống của người dân

Tổng hợp các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập đƣợc về thực trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu sử dụng đất, công trình, dự án chƣa thực hiện đƣợc phục vụ cho việc phân tích và rút ra nhận xét, đánh giá Trên cơ sở thực trạng, kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch đưa ra đánh giá tổng hợp và đề xuất các giải pháp nhằm

4 nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn và một số định hướng cho kỳ quy hoạch 2021 - 2030 trong bối cảnh cần tăng cường liên kết vùng và ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cấu trúc luận văn

- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

- Chương 3: Đề xuất một số định hướng cho lập quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Quy Nhơn đến 2030 gắn với liên kết vùng, biến đổi khí hậu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phần phụ lục

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.1.1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Khái niệm “quy hoạch sử dụng đất” đã đƣợc nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế đƣa ra , chẳng hạn:

- Theo giáo trình Quy hoạch sử dụng đất của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

(2005), Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tƣ liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [21]

- Theo Giáo trình Luật Đất đai của tác giả Nguyễn Hữu Ngữ (2013) về quy hoạch đất đai, theo đó đƣợc hiểu là việc khoanh định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, là sự tính toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng, vị trí, không gian [9]

- Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất cũng được Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO - 1993), giải thích là hệ thống đánh giá tiềm năng đất và nước, phương án sử dụng đất và các điều kiện kinh tế - xã hội để lựa chọn và áp dụng phương án sử dụng đất tốt nhất [6]

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất nhƣ sau [13]:

“2 Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định

3 Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.”

Theo đó, quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo cơ sở khoa học và thực tế của các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhƣỡng và từng ngành sản xuất Việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách, phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao

6 đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kì quy hoạch

Quy hoạch bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai Bởi vì kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch Mặc dù, quy hoạch sử dụng đất được đưa ra giải thích và xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung, về mặt quản lý nhà nước có thể đưa ra khái niệm: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc nhà nước sử dụng hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế để phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trong một khoảng thời gian xác định; đồng thời phân kỳ thời gian phù hợp để thực hiện việc phân bổ và khoanh vùng đất đai đó” [5]

1.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai đƣợc cụ thể nhƣ sau: [9]

1.1.2.1 Tính lịch sử - xã hội

Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất) Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai Các công việc của con người nhƣ điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế…đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đƣa đất đai vào sử dụng sao cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất Quy hoạch đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội

Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có luật đất đai riêng của mình Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau Ở nước ta dưới chế độ sở hữu toàn dân, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích

7 kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau

1.1.2.2 Tính tổng hợp Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội nhƣ: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản xuất công nông nghiệp, môi trường sinh thái Quy hoạch sử dụng đất đai thường ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cƣ nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chƣa sử dụng cũng như ảnh hướng đến toàn như cầu sử dụng đất còn lại của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, nó phân bố, bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hòa các mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối phương thức, phương hướng phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất Thường thời gian của quy hoạch sử dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng nhƣ: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiển bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lƣợc, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đất cho phát triển lâu dài kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn Nó tạo cơ sở vững chắc, niềm tin cho các chủ đầu tƣ, tạo ra môi trường pháp lý ổn định

1.1.2.4 Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lƣợc, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành; cân đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất đai của địa phương; đề xuất các biện pháp, các chính sách để đạt được mục tiêu của phương án sử dụng đất

Khái quát về phát triển bền vững, sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất bền vững

Phát triển bền vững là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn khổng làm tổn hại, vẫn đảm bảo

11 sự tiếp tục phát triển, vẫn đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai xa và hiện là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và bảo vệ môi trường

Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện rõ trong “Chiến lƣợc bảo tồn thế giớù của Hiệp hội bảo tồn thiờn nhiờn quốc tế (IUCN) năm 1980 Và đến ngày nay, khái niệm này đƣợc chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là là khái niệm trong “Báo cáo Brunđtland” của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987

Khái niệm phát triển bền vững của WCED chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển Phát triển bền vững là mô hình chuyển đổi nhằm tối ƣu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng, lợi ích trong tương lai

Dưới góc nhìn của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã nêu phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững đƣợc định nghĩa là: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đƣa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002:

“Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)” [22]

Mỗi một quan điểm về khái niệm phát triển bền vững đều có những khía cạnh riêng

Có thể nói quan điểm phát triển bền vững đƣợc nêu tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janerio nêu được chi tiết và rõ ràng nhất

1.2.2 Sử dụng đất bền vững

Theo FAO (1993): sử dụng đất bền vững là sử dụng đất đáp ứng các nhu cầu của hiện tại và bảo vệ tài nguyên đất cho thế hệ tương lai [6]

Các nguyên tắc quản lý sử dụng đất bền vững:

+ Duy trì nâng cao sản lƣợng (hiệu quả kinh tế)

+ Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)

+ Bảo vệ tiềm năng tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất (bảo vệ)

+ Có hiệu quả lâu dài (lâu bền)

+ Đƣợc xã hội chấp nhận

Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hiện tại và tương lai Sử dụng đất bền vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển nông thôn

Theo Trần Văn Tuấn (2018), trong điều kiện ở Việt Nam, sử dụng đất bền vững là

“sử dụng đất đai hợp lý, điều hòa các nhu cầu và mục đích sử dụng, đảm bảo hài hòa các mục đích kinh tế, xã hội, môi trường, đảm bảo sự phát triển cho hiện tại và tương lai) [16]

Ngày nay, sử dụng đất bền vững trở thành chiến lƣợc quan trọng, có tính toàn cầu [7]:

Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông- lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân Cho dù khoa học kỹ thuật có hiện đại đến đâu thì con người vẫn phải sống dựa vào đất

Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi Toàn lục địa chỉ có 13.340 triệu hec-ta (trừ 1.360 ha đóng băng vĩnh cửu); trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dƣỡng, hoặc quá mặn, bị phèn, ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc bom đạn chiến tranh Hiện diện tích đất có khả năng canh tác là 3.030 triệu héc ta

Ba là, diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mang lại Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới là 0,23 ha, nhiều quốc gia châu Á, Thái Bình dương là 0,15 ha, Việt Nam là 0,11 ha Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác

Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố)

1.3.1 Theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật

Luật Đất đai 2003, tại Điều 23 nêu rõ nội dung quy hoạch sử dụng đất:

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;

- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;

- Xác định các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;

- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;

- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất [15]

Trên cơ sở 6 nội dung về quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc Luật Đất đai quy định, Nghị định số 181/2004/NĐ - CP tại Điều 12 cụ thể hóa thành 11 nội dung nhƣ sau:

1 Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch

2 Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chƣa sử dụng, đất đồi núi chƣa sử dụng, núi đá không có rừng cây

3 Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ theo quy định sau: a Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sử dụng đất; b Đối với đất chƣa sử dụng thì đánh giá khả năng đƣa vào sử dụng cho các mục đích

4 Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước

5 Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương

6 Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch đƣợc thực hiện nhƣ sau: a Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng phải đƣợc phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cƣ đô thị, khu dân cƣ nông thôn, khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình, dự án khác có quy mô sử dụng đất lớn; các khu vực đất chƣa sử dụng

Việc khoanh định đƣợc thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thể hiện đƣợc lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất; b Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án

7 Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất theo nội dung sau: a Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; b Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số hộ dân phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới đƣợc tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; c Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của phương án phân bổ quỹ đất

8 Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 Điều này

9 Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất

10 Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch

11 Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch [5]

Ngày 13 tháng 8 năm 2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ - CP quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cho từng cấp, trong đó quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhƣ sau: [6]

- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã đƣợc phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện gồm: đất nuôi trồng thủy sản không tập trung, đất làm muối; đất khu dân cƣ nông thôn; đất trụ sở cơ quan công trình, sự nghiệp cấp huyện; đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất phát triển hạ tầng cấp huyện; đất có mặt nước chuyên dùng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do huyện quản lý;

- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của huyện;

- Xác định diện tích đất chƣa sử dụng để đƣa vào sử dụng;

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

1.3.2 Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đƣợc quy định tại Điều 40 Luật Đất đai

2013 gồm: [16] a Định hướng sử dụng đất 10 năm; b Xác định diện tích các loại đất đã đƣợc phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã; c Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; d Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã; đ Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã; e Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm: a Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước; b Xác định diện tích các loại đất đã đƣợc phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch; c Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng

19 đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cƣ nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; d Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã; đ Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; e Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất

Theo Thông tƣ 29/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện đƣợc thực hiện theo trình tự sau: [2]

1 Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;

2 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;

3 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;

5 Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;

6 Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;

7 Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

QHSDĐ đã từng bước trở thành một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý đất đai để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về QHSDĐ ở Việt Nam từng bước đƣợc nghiên cứu và làm rõ Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, giáo trình nói về quy hoạch sử dụng đất Một số tác giả cũng đã nghiên cứu giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:

- Đoàn Công Quỳ (2006), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất - Nhà xuất bản Nông nghiệp

- Nguyễn Hữu Ngữ (2006), “Giải pháp nâng cao chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất’’, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 7

- Nguyễn Quang Học (2006), “Nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 11…

- Trần Văn Tuấn, Mẫn Quang Huy (2011), “Đề xuất một số định hướng sửa đổi luật đất đai 2003 về Quy hoạch sử dụng đất” NXB Nông nghiệp

- Nguyễn Đắc Nhẫn (2020), “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất đổi mới phương pháp luận và ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm góp phần quản lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Đối với địa bàn nghiên cứu - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã có một số nghiên cứu:

- Hoàng Anh Huy (2012), “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, Luận án tiến sĩ khoa học môi trường, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trương Đức Tường (2021), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sỹ khoa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy đa số các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý, quy trình, hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nhƣng có rất ít công trình nghiên cứu về đánh giá quy hoạch sử dụng đất dưới góc độ phát triển bền vững Cụ thể đối với thành phố Quy Nhơn cũng rất cần có nghiên cứu, đánh giá quy hoạch sử dụng đất bền vững và cần gắn với những yêu cầu hiện nay về liên kết vùng và thích ứng với biến đổi khí hậu để đưa ra định hướng, giải pháp sử dụng đất cho sự phát triển lâu dài của thành phố

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam tỉnh của Bình Định, có vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 72 km

- Phía Tây giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh

- Phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát

- Phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36'B đến 13°54'B, từ 109°06'Đ đến 109°22'Đ, cách Hà Nội 1.065 km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía nam, cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 165 km và cách thành phố Đà Nẵng

TP Quy Nhơn có 16 phường, 5 xã (trong đó có 3 xã bán đảo, 1 xã đảo và 1 xã miền núi) Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, diện tích 284,28km 2 , dân số trên 284.000 người, được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Thành phố Quy Nhơn có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với mạng lưới giao thông rộng khắp, đã triển khai và hoàn thành hầm đèo Cù Mông nối với Quốc lộ 1D đến huyện Sông Cầu (tỉnh Phú Yên); Quốc lộ 19 đi tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum và quốc lộ 19B đường trục nối Khu kinh tế Nhơn Hội đến sân bay Phù Cát; các tuyến đường nội thị đƣợc xây dựng và mở rộng đã đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố, hệ thống đường thủy thông qua cảng Quy Nhơn là cảng chính của khu vực Nam Trung

Thành phố Quy Nhơn chiếm một vị thế hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lưu, trao đổi thương mại trong nước và quốc tế

Với ƣu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Hình 2 1 Vị trí địa lý thành phố Quy Nhơn

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định

Thành phố Quy Nhơn về đơn vị hành chính có 16 phường, 5 xã (trong đó có 3 xã bán đảo, 1 xã đảo và 1 xã miền núi), thành phố Quy Nhơn đƣợc chia làm 2 khu vực thành phố chính đó là: Khu vực thành phố cũ và Khu vực bán đảo Phương Mai a Khu vực thành phố cũ: Nằm sát bên bờ biển ở giữa khu vực nội thành có núi Bà Hoả cao 279,2 m và núi Vũng Chua chia thành phố cũ thành 2 khu vực: khu vực nội thành và khu vực ngoại thành

- Có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 1,5 m đến 4m, hướng dốc nghiêng từ núi đổ ra biển và từ núi dốc đổ dồn về các triền sông; Độ dốc trung bình từ 0,5% đến 1% do đó thường bị ngập lụt từ 0,5m đến 1,0m (p%) ở các khu vực có cao độ < 2,0m

- Nằm hai bên Đông và Tây của đường quốc lộ 1A là thung lũng hẹp kẹp giữa núi Vũng Chua và núi Hòn Chà

+ Địa hình phía Tây đường quốc lộ 1A cao, tương đối bằng phẳng Cao độ thấp nhất là 5,5m, cao độ trung bình 8,0m Có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Nam ra Bắc với độ dốc từ 0,5% đến 1,5% rất thuận lợi cho xây dựng

+ Địa hình phía Đông đường quốc lộ 1A thấp trũng, phần lớn là ruộng lúa, cao độ thấp nhất: 1,1m, cao độ lớn nhất 15,0m, có hướng dốc dần từ Nam ra Bắc với độ dốc từ 0,5% đến 2% Thường bị ngập lụt từ 0,5m đến 2,5m (p = 10 %) ở các khu vực có cao độ < 3,0 m

+ Địa hình khu Long Mỹ tương đối bằng phẳng có cao độ từ 5,5 m trở lên rất thuận lợi cho xây dựng b Khu vực bán đảo Phương Mai:

- Là một cồn cát ổn định chỗ rộng nhất 4,5 km, chỗ hẹp nhất 1 km Chiều dài của bán đảo khoảng 18 km

- Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây của bán đảo với độ dốc từ 0,5% đến 2% Bán đảo không bị ngập lụt khá thuận lợi cho xây dựng

Quy Nhơn là thành phố nằm ven biển khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và dãy Trường Sơn Nam, chịu tác động của hệ gió mùa Đông Á nên đặc trưng khí hậu riêng biệt so với các vùng khác trong nước: khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều

- Bức xạ và chế độ nhiệt: Quy Nhơn nằm trong vùng có cường độ bức xạ lớn, số giờ nắng nhiều, trung bình hàng năm có số giờ nắng hơn 2.368,6 giờ Thời kỳ nhiều nắng từ tháng 3 đến tháng 9 và các tháng ít nắng là tháng 11 và tháng 12 Nhiệt độ trung bình hàng năm đo đƣợc tại Quy Nhơn khoảng 27,1 o C Nhiệt độ cao nhất có thể đạt

42 o C và nhiệt độ thấp nhất xuống 15 o C, biên độ ngày đêm trung bình 7 - 9 o C về mùa hè và 4 - 6 o C về mùa Đông

- Chế độ mƣa: Lƣợng mƣa năm trung bình nhiều năm tại TP Quy Nhơn đạt từ 1700

- 1800mm Lƣợng mƣa có sự phân hóa rõ rệt theo mùa:

+ Mùa mƣa: Tuy mùa mƣa ngắn chỉ khoảng 3 - 4 tháng (từ tháng 9 - 12 hàng năm) nhƣng lƣợng mƣa chiếm từ 65 - 80% lƣợng mƣa cả năm Tháng có lƣợng mƣa lớn nhất thường xảy ra vào tháng 10, 11 có thể đạt từ 500 - 600 mm/tháng, tháng có lượng mƣa lớn nhất là tháng 10 với lƣợng mƣa tháng chiếm tới 30% lƣợng mƣa năm

+ Mùa khô: Tuy kéo dài đến 8 - 9 tháng (từ tháng 1 - 8) nhƣng lƣợng mƣa chỉ chiếm 20 - 35% tổng lượng mưa năm Thời kỳ ít mưa nhất trong vùng thường tập trung vào 3 tháng, từ tháng 2 - 4 (lƣợng mƣa trong 3 tháng chỉ chiếm khoảng 3 - 5 % lượng mưa năm), tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng 2 với lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ 1 - 2% lƣợng mƣa năm Có thể thấy, sự phân phối mƣa trong năm rất không đồng đều, đó là điều không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

- Chế độ ẩm và bốc hơi: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm khoảng 79%, các tháng 10 - 12 tương đối ẩm và tháng 1 - 9 là thời kỳ khô Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1102,3 mm, lƣợng bốc hơi lớn là tháng 6 - 8, các tháng có lƣợng bốc hơi ít là tháng 1, tháng 2

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thành phố Quy Nhơn

2.2.1 Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Sau khi luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, UBND thành phố giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai tổ chức tập huấn cho lực lượng cán bộ địa chính phường, xã và các phòng ban có liên quan những nội dung cơ bản của Luật đất đai năm 2013 bước đầu đạt một số kết quả tích cực; tình hình quản lý sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, ổn định, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ngày càng có hiệu quả

Giao phòng Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu UBND thành phố trong việc quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn; Phòng phối hợp với các phòng ban tham gia xây dựng các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai, tham mưu trình UBND thành phố về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với quỹ đất do thành phố quản lý; tham gia cùng hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng; khảo sát quỹ đất theo chương trình dự án, thẩm định các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, tham mưu UBND thanh phố cưỡng chế thu hồi đất phục vụ xây dựng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, xây dựng các khu dân cƣ, khu tái định cƣ, phục vụ các công trình phúc lợi công cộng như các dự án giao thông, trường học, bệnh viện góp phần chuyển biến nền kinh tế - xã hội tạo bộ mặt phát triển của thành phố

2.2.1.1 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính Đất đai đƣợc quản lý theo đơn vị hành chính cấp xã, trên cơ sở pháp lý địa giới, mốc giới đƣợc thực hiện theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) Đến nay, thành phố Quy Nhơn được UBND tỉnh đầu tư đo đạc địa chính, chỉnh lý biến động ở 18/21 phường, xã (còn lại là xã Nhơn Châu, Nhơn Lý và Nhơn Hải là chƣa đƣợc đo đạc), việc xác định ranh giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính đƣợc xác định rõ ràng

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc thực hiện định kỳ 5 năm trên phạm vi toàn thành phố theo quy định của pháp luật về đất đai, việc thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2019 đã lập đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính ở cả 2 cấp thành phố và phường, xã đạt hiệu quả cao

2.2.1.2 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thành phố Quy Nhơn đã thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, trong những năm gần đây đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, theo đúng thẩm quyền quy định trong pháp luật đất đai

Triển khai công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý Tiếp nhận 9.999 hồ sơ (năm trước chuyển sang là 1.165 hồ sơ), trong đó hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (cấp lần đầu) là: 4.369 hồ sơ, đến nay đã giải quyết 3.443 hồ sơ, đang giải quyết: 926 hồ sơ (trong hạn 683 hồ sơ và trễ hạn 243 hồ sơ); hồ sơ tồn từ năm 2019 về trước còn lại 74 hồ sơ Giao 128 lô đất với diện tích 14.265,7m2 cho các hộ dân tái định cƣ các dự án Ban hành 237 quyết định thu hồi đất với tổng diện tích 441.544,5m2 của các dự án thực hiện công tác bồi thường, GPMB

2.2.1.3 Công tác quản lý tài chính về đất đai

Thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai nhƣ: thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất, tiền sử dụng đất.… được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của pháp luật Hàng năm thành phố đã áp dụng khung giá các loại đất của UBND tỉnh quy định trên địa bàn toàn thành phố, làm cơ sở để tính toán tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và áp tính thuế chuyển quyền sử dụng đất

Tổ chức công khai toàn bộ các Danh mục, công trình dự án đã đƣợc phê duyệt trong

Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 trên địa bàn thành phố và thực hiện quy trình ủy quyền phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất và giá đất cụ thể để phục vụ bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố

2.2.1.4 Công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà ở không phép, sai phép được tăng cường chỉ đạo Trong năm

2020 đã kiểm tra 1.680 trường hợp trên lĩnh vực đất đai, xây dựng; đã phát hiện và xử lý vi phạm 984 trường hợp

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Quy Nhơn năm 2020

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của thành phố Quy Nhơn đến hết năm 2020, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 28.605,8 ha, trong đó bao gồm các loại nhƣ sau:

- Đất nông nghiệp 15.990,4 ha, chiếm tỷ lệ 55,9% diện tích đất tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp 10.441,2 ha, chiếm 36,5% diện tích đất tự nhiên

- Đất chƣa sử dụng 2.174,1 ha, chiếm 7,6 % diện tích đất tự nhiên

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu các loại đất của thành phố Quy Nhơn năm 2020 a Đất nông nghiệp: 15.990,4 ha, chiếm tỷ lệ 55,9% diện tích đất tự nhiên

- Đất chuyên trồng lúa: 1.170,4 ha, chiếm 4,09 % diện tích đất tự nhiên

- Đất trồng cây hàng năm khác: 834,5 ha, chiếm 2,92 % diện tích đất tự nhiên

- Đất trồng cây lâu năm 1.847,6 ha, chiếm 6,46 % diện tích đất tự nhiên

- Đất lâm nghiệp 11.903,1 ha, chiếm 41,61 % diện tích đất tự nhiên

- Đất nuôi trồng thủy sản 184,6 ha, chiếm 0,64 % diện tích đất tự nhiên

- Đất nông nghiệp khác: 50,3 ha, chiếm 0,18 % diện tích tự nhiên b Đất phi nông nghiệp: 10.441,2 ha, chiếm 36,5 % diện tích đất tự nhiên

- Đất quốc phòng, an ninh: 469,2 ha chiếm tỷ lệ 1,64 % diện tích tự nhiên

- Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp: 1.690,5 ha chiếm tỷ lệ 5,91 % diện tích tự nhiên

- Đất thương mại, dịch vụ: 1.425 ha chiếm tỷ lệ 4,98 % diện tích tự nhiên

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: 315,6 ha chiếm tỷ lệ 1,1 % diện tích tự nhiên

- Đất phát triển hạ tầng: 1.688,5 ha chiếm tỷ lệ 5,9 % diện tích tự nhiên

Trong đó đất giao thông: 1.216,2 ha chiếm tỷ lệ 4,25 % diện tích tự nhiên

- Đất ở tại nông thôn: 214,3 ha, chiếm tỷ lệ 0,75 % diện tích tự nhiên

- Đất ở tại đô thị: 1.185,5 ha, chiếm tỷ lệ 4,14 % diện tích đất tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp khác: 3.452,6 ha, chiếm tỷ lệ 12,07 % diệc tích đất tự nhiên c Đất chưa sử dụng 2.174,1 ha, chiếm 7,6 % diện tích đất tự nhiên.

Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2011 - 2020

2.3.1 Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2011 - 2020

Theo Quyết định số: 3764/QĐ-UBND ngày 12/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt QHSD đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố, theo đó:

Bảng 2 3 Chỉ tiêu các loại đất tỉnh phân bổ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đến năm 2020

TT CHỈ TIÊU Mã Cấp tỉnh phân bổ (ha)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 488,01 488,01

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 9.707,58 9.707,58

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 2.012,00 2.012,00

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 2.676,13 2.676,13

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 307,78 307,78

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 10.923,97 10.923,97

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 85,61 85,61

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 2.233,86 2.233,86

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 950,50 950,50

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX

2.7 Đất hoạt động cho khoáng sản SKS 21,26 21,26

2.8 Đất di tích, danh thắng DDT 1,07 1,07

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

(trong đó có đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

2.10 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 46,51 24,00

2.11 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 34,43 34,43

2.12 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 247,93 247,93

2.13 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 1.905,8

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.962,59 1.962,59

Trong đó: Đất cơ sở văn hóa DVH 126,62 126,62

TT CHỈ TIÊU Mã Cấp tỉnh phân bổ (ha)

Tổng số (ha) Đất cơ sở y tế DYT 73,05 73,05 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 146,30 146,30 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 36,00 36,00

3 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG CSD 1.436,46 1.436,46 Đất chƣa sử dụng còn lại 1.436,46 1.436,46 Đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng 5.142,50 5.142,50

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 2.012,00 2.012,00

6 ĐẤT KHU DU LỊCH DDL 1.958,24 1.958,24

7 ĐẤT KHU DÂN CƢ NÔNG THÔN DNT 892,33

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định a Đất nông nghiệp Đến năm 2020, thành phố còn 16.192,42 ha diện tích đất nông nghiệp; chiếm 56,71% tổng diện tích tự nhiên; thực tăng 2.607,34 ha; diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 11.635,35 ha Thành phố xác định đảm bảo với cấp tỉnh phân bổ (tỉnh phân bổ 16.192,42 ha)

- Đất trồng lúa: Đến năm 2020 có 928,75 ha; chiếm 3,25% tổng diện tích tự nhiên; thực giảm 387,20 ha; diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 928,75ha Cấp thành phố xác định đảm bảo với cấp tỉnh phân bổ (cấp tỉnh phân bổ 928,75ha) Diện tích đất trồng lúa giảm do chuyển sang đất an ninh 4,40 ha, đất sản xuất kinh doanh 20,30 ha, đất phát triển hạ tầng 77,80 ha, đất ở đô thị 284,38 ha, đất ở nông thôn 0,32 ha

- Đất trồng cây lâu năm: Đến năm 2020 có 488,01 ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, giảm 418,66 ha so với hiện trạng, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 488,01 ha Cấp thành phố xác định đảm bảo với chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ (cấp tỉnh phân bổ 488,01 ha)

Diện tích giảm 418,66 ha do chuyển sang đất quốc phòng 2,75 ha, đất an ninh 3,00 ha, đất sản xuất kinh doanh 25,47 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 50,85 ha đất giao thông 109,21 ha, đất cơ sở văn hóa 15,57 ha, đất cơ sở y tế 0,35 ha, đất cơ sở giáo dục 5,86 ha, đất cơ sở thể dục thể thao 0,20 ha, đất chợ 0,48 ha, đất ở đô thị 97,44 ha, đất ở nông thôn 31,14 ha

- Đất rừng phòng hộ: đến năm 2020 có 9.707,58 ha, chiếm 34,00% diện tích đất tự nhiên, thực tăng 3.370,28 ha so với hiện trạng, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 5.973,41 ha Cấp thành phố xác định đảm bảo với cấp tỉnh phân bổ (cấp tỉnh phân bổ 9.707,58 ha)

Diện tích tăng 3.734,17 ha do lấy từ đất rừng sản xuất 648,50 ha, đất rừng đặc dụng 7,40 ha, đất mặt nước chuyên dùng 6,00 ha và khai thác từ đất chưa sử dụng 3.072,27 ha

37 Đồng thời giảm 363,89 ha do chuyển sang đất rừng đặc dụng 329,47 ha, đất quốc phòng 24,12 ha, đất cơ sở hạ tầng 10,30 ha

- Đất rừng đặc dụng: Đến năm 2020 có 2.012,00 ha; chiếm 7,05% tổng diện tích tự nhiên; thực tăng 2.000,00 ha so với hiện trạng Cấp thành phố xác định đảm bảo với chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ (cấp tỉnh phân bổ 2.012,00 ha)

Diện tích tăng thêm là 2.012,00 ha đƣợc lấy từ đất rừng sản xuất 1.043,59ha, đất chƣa sử dụng 638,94 ha, đất rừng phòng hộ 329,47 ha Đồng thời giảm 12,00 ha do chuyển sang đất rừng phòng hộ 7,40 ha, đất mặt nước chuyên dùng 4,60 ha

- Đất rừng sản xuất: Đến năm 2020 có 2.676,13 ha; chiếm 9,37% tổng diện tích tự nhiên; thực giảm 1.244,66 ha so với hiện trạng, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 1.836,27 ha Cấp thành phố xác định đảm bảo với chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ (cấp tỉnh phân bổ 2.676,13 ha)

Diện tích tăng 839,86 ha do khai thác từ đất chƣa sử dụng Đồng thời giảm 2.084,52 ha; do chuyển sang đất rừng phòng hộ 648,50 ha, đất rừng đặc dụng 1.043,59 ha, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3,00 ha, đất quốc phòng 37,43ha; đất an ninh 0,65 ha; đất khu công nghiệp 31,22 ha, đất sản xuất kinh doanh 218,03 ha, đất nghĩa địa 9,15 ha; đất cơ sở hạ tầng 27,02 ha, đất ở đô thị 38,29 ha, đất ở nông thôn 27,64 ha Chủ yếu giảm ở các phường, xã: Phước Mỹ, Ghềnh Ráng, Bùi Thị Xuân, Quang Trung, Nhơn Hội

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Đến năm 2020 có 307,78 ha; chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên; giảm 49,12 ha so với hiện trạng, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 307,78 ha Cấp thành phố xác định đảm bảo với chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ (cấp tỉnh phân bổ 307,78 ha)

Diện tích giảm là 49,12 ha do chuyển sang đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,30 ha, đất khu công nghiệp 0,10 ha, đất cơ sở hạ tầng 5,30 ha, đất ở đô thị 43,42 ha b Đất phi nông nghiệp Đến năm 2020 có 10.923,97 ha; chiếm 38,26% tổng diện tích tự nhiên; thực tăng 2.535,16 ha so với năm 2010, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 8.382,81 ha Cấp thành phố không xác định thêm so với phân bổ của cấp tỉnh (cấp tỉnh phân bổ 10.923,97 ha)

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Đến năm 2020 có 85,61 ha; chiếm 0,30% tổng diện tích tự nhiên; thực tăng 23,75 ha so với hiện trạng, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 61,50 ha Cấp thành phố không xác định thêm so với chỉ tiêu phân bổ của cấp tỉnh (cấp tỉnh phân bổ 85,61 ha)

Diện tích giảm 0,36 ha do chuyển sang đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 0,20 ha, đất phát triển hạ tầng 0,09 ha, đất ở đô thị 0,07 ha;

38 Đồng thời tăng 24,11 ha, do lấy vào các loại đất trồng cây hàng năm còn lại 15,35 ha, đất rừng sản xuất 3,00 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,30 ha, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 0,20 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 0,01 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 0,10 ha, đất chưa sử dụng 5,05 ha, lấy vào đất ở đô thị 0,10 ha

- Đất quốc phòng: Đến năm 2020 có 539,78 ha; chiếm 1,89% tổng diện tích tự nhiên; thực tăng 135,66 ha so với hiện trạng, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 401,42 ha Cấp thành phố xác định thấp hơn 4,94 ha so với cấp tỉnh phân bổi (cấp tỉnh phân bổ 544,72 ha) Diện tích đất quốc phòng xác định thấp hơn cấp tỉnh phân bổ do diện tích các công trình phục vụ mục đích quốc phòng đã đƣợc rà soát, điều chỉnh lại theo báo cáo số 926/BC-BCH ngày 01/08/2012 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định

Thực trạng và hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 thành phố Quy Nhơn dưới góc độ phát triển bền vững

2011 - 2020 thành phố Quy Nhơn dưới góc độ phát triển bền vững

2.4.1 Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn

2011 - 2015 của thành phố Quy Nhơn

Thực hiện Chỉ thị số: 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và số liệu kết quả tổng kiểm kê đất đai của thành phố Quy Nhơn đến năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố là 28.605,75 ha (tăng 52,90 ha so với diện tích tự nhiên của thành phố trong kỳ tổng kiểm kê đất đai năm 2010), đƣợc thể hiện các loại đất nhƣ sau:

- Đất nông nghiệp 16.397,53 ha, chiếm 57,32% so với diện tích đất tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp 9.877,97 ha, chiếm 34,53% so với diện tích đất tự nhiên

- Đất chƣa sử dụng 2.330,25 ha, chiếm 8,15% so với diện tích đất tự nhiên

Biểu đồ 2 2 Cơ cấu các loại đất thành phố Quy Nhơn năm 2015 a Đất nông nghiệp

Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015) đƣợc phê duyệt, thì diện tích đất nông nghiệp là 15.150,74 ha, đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp thực tế thể hiện là: 16.397,53 ha, thể hiện qua các loại đất nhƣ sau:

Bảng 2 5 Kết quả thực hiện KHSD đất nông nghiệp đến năm 2015

Diện tích đất đƣợc UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2015 (ha)

Diện tích đất đƣợc thực hiện đến năm

Tỷ lệ thực hiện đƣợc so với kế hoạch đƣợc phê duyệt (%) Đất Nông nghiệp NNP 15.150,74 16.397,53 108,23

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 782,51 1.562,23 199,64

3 Đất trồng rừng phòng hộ RPH 8.285,72 7.512,73 90,76

4 Đất rừng đặc dụng RDD 1.234,00 2.145,36 173,85

5 Đất rừng sản xuất RSX 3.394,75 2.409,92 70,99

6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 310,68 292,64 94,19

7 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 192,31 901,27 468,65

9 Đất nông nghiệp khác NKH 321,50

Nguồn: UBND thành phố Quy Nhơn b Đất phi nông nghiệp

Bảng 2 6 Kết quả thực hiện KHSD đất phi nông nghiệp đến năm 2015

Diện tích đất đƣợc UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2015 (ha)

Diện tích đất đƣợc thực hiện đến năm

Tỷ lệ thực hiện đƣợc so với kế hoạch đƣợc phê duyệt (%) Đất phi nông nghiệp PNN 10.096,35 9.877,97 97,84

1 Đất xây dựng công trình, sự nghiệp CTS 86,61 37,98 43,85

2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh CSK 4.032,37 3.308,10 82,04

5 Đất cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 34,43 39,70 115,31

6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 199,58 228,13 114,31

8 Đất sông ngòi, kênh rạch, mặt nước MNC 1.933,81 2.915,70 150,77

9 Đất phát triển cơ sở hạ tầng CCC 1.771,28 1.588,23 89,67

Nguồn: UBND thành phố Quy Nhơn

Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) đƣợc phê duyệt, diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2015 là 10.096,35 ha, đến năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp thực tế là: 9.877,97 ha, cụ thể nhƣ trên c Đất chưa sử dụng

Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015) đƣợc phê duyệt, diện tích đất chƣa sử dụng đến năm 2015 là 3.305,76 ha, đến năm 2015 diện tích đất chƣa sử dụng thực tế thể hiện là: 2.330,25 ha d Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (giai đoạn năm 2011

- 2015) trên địa bàn thành phố:

- Đối với đất nông nghiệp, một số chỉ tiêu thực hiện chƣa đạt kế hoạch đề ra nhƣ: Diện tích đất rừng phòng hộ: thực hiện đạt 90,76% so với kế hoạch; Đất rừng sản xuất: thực hiện đạt 70,99% so với kế hoạch; Đất nuôi trồng thủy sản: thực hiện đạt 94,19% so với kế hoạch

- Đối với đất phi nông nghiệp, có khá nhiều chỉ tiêu chƣa đạt: Đất xây dựng công trình sự nghiệp: thực hiện đạt 43,85% so với kế hoạch; Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: thực hiện đạt 82,04% so với kế hoạch; Đất quốc phòng: thực hiện đạt 78,22% so với kế hoạch; Đất an ninh: thực hiện đạt 71,5% so với kế hoạch; Đất ở: thực hiện đạt 69,32% so với kế hoạch; Đất phát triển cơ sở hạ tầng: thực hiện đạt 89,67% so với kế hoạch

Một số dự án, công trình lớn chưa được thực hiện do thiếu kinh phí như: Trường tập bắn (Ban chỉ huy quân sự thành phố) tại phường Bùi Thị Xuân với diện tích công trình là 61,8 ha; Công trình quốc phòng tại phường Nhơn Phú với diện tích là 29,5 ha; Nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu sinh học tại phường Bùi Thị Xuân với diện tích 10 ha; Khu quy hoạch khu du lịch Hồ Phú Hòa tại phường Nhơn Phú với diện tích 70 ha;

Dự án khu du lịch sinh thái Cù Lao Xanh (Trong đó phần DT mặt nước là 23,9 ha không tính trong chu chuyển) tại xã Nhơn Châu với diện tích 17,3 ha; Khu du lịch Vinpearl land tại phường Hải Cảng với diện tích 12 ha; Điểm du lịch Hòn Khô của Công ty TNHH TM KS Tấn Phát tại xã Nhơn Hải với diện tích 14,36 ha; Nhà máy xử lý nước thải CEPT tại phường Nhơn Bình với diện tích 9,5 ha; Trường TH dạy nghề và xuất khẩu tại phường Ghềnh Ráng; Công ty Sơn Mỹ - Học viện võ thuật tại phường Ghềnh Ráng với diện tích 15ha; Khu dân cư Núi Mồ Côi tại phường Nhơn Phú với diện tích 11,98 ha; Khu dân cư Nam Hùng Vương tại phường Nhơn Phú với diện tích

12 ha; Nghĩa trang cán bộ trung - cao cấp và nghĩa trang nhân dân tại xã Phước Mỹ với diện tích 29,46 ha; Nghĩa trang mới tại phường Bùi Thị Xuân với diện tích 20 ha,…

2.4.2 Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn

2016 - 2020 của thành phố Quy Nhơn

Trong giai đoạn 2016 - 2020 công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Quy Nhơn thực hiện theo lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm:

2.4.2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2016

Thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016, kết quả thực hiện của thành phố Quy Nhơn nhƣ sau:

Bảng 2.6 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn năm 2016

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích kế hoạch năm 2016 đƣợc duyệt (ha)

Diện tích thực hiện đến 31/12/2016

Tỷ lệ thực hiện (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 28.605,75 28.605,76 0,01

Trog đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 805,48 902,52 97,0Ơ4 112,05 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 324,07 341,68 17,61 105,43

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 7.410,41 7.535,93 125,52 101,69

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 2.103,92 2.145,05 41,13 101,95

2 Đất phi nông nghiệp PDN 10.741,07 9.489,13 -1.251,94 88,34

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.053,61 1.647,99 -405,62 80,25

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 68,89 78,44 9,55 113,86

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 1.527,82 1.164,98 -362,84 76,25

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 266,76 262,80 -3,96 98,51

2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.744,75 1.325,91 -418,84 75,99

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,99 1,62 0,63 163,64

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 55,14 54,99 -0,15 99,74

2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 206,59 168,15 -20,44 90,11

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 959,76 886,85 -72,91 92,40

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 24,73 22,44 -2,29 90,75

2.13 Đây xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 13,77 14,33 0,56 104,07

2.14 Đất cơ sở tôn giáo TON 33,22 33,19 -0,03 99,91

2.15 Đất làm nghĩa trag, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 348,90 231,02 -117,88 66,21

2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 50,82 47,62 -3,20 93,70

2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 4,54 4,21 -0,33 92,73

2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 191,09 176,44 -14,65 92,33

2.19 Đất công cộng khác DCK 2,39 2,74 0,35 114,64

2.20 Đất cơ sở tín ngƣỡng TIN 6,56 6,73 0,17 102,59

2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.956,50 2.076,93 120,43 106,16 2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 723,71 851,25 127,64 117,62

3 Đất chƣa sử dụng CSD 2.183,25 2.407,49 224,24 110,27

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường thành phố Quy Nhơn

Kết quả thực hiện KHSDĐ năm 2016 theo một số chỉ tiêu loại đất chính nhƣ sau:

+ Đất trồng lúa thấp hơn 97,04 ha so với kế hoạch chủ yếu do chƣa thực hiện một số công trình nhƣ các khu dân cƣ P Nhơn Bình, P Nhơn Phú, công viên P Trần Quang Diệu,

+ Đất rừng phòng hộ thấp hơn 125,52 ha so với kế hoạch do chƣa thực hiện một số công trình nhƣ các Nghĩa trang nhân dân (Công ty An Lộc Phát), Nhà máy nhiên liệu nén sinh học, tuyến đường Long Vân - Long Mỹ (P Bùi Thị Xuân), Nhà làm việc Công ty Phúc Lộc (P Quang Trung), KDL sinh thái Cù lao xanh (X Nhơn Châu),

+ Đất rừng đặc dụng thấp hơn 41,13 so với kế hoạch do chƣa hiện các điểm du lịch tại P Ghềnh Ráng

+ Đất quốc phòng thấp hơn 89,26 ha so với kế hoạch do chƣa thực hiện một số công trình như trường tập bắn p Bùi Thị Xuân,

+ Đất an ninh thấp hơn 1,02 ha do chƣa thực hiện một số công trình nhƣ phòng Cảnh sát tƣ pháp, Cảnh sát truy nã p Nhơn Bình,

+ Đất khu công nghiệp thấp hơn 405,62 ha so với kế hoạch do chƣa thực hiện mở rộng KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ giai đoạn 2

+ Đất thương mại, dịch vụ thấp hơn 362,84 ha so với kế hoạch do chưa thực hiện một số công trình nhƣ KDL đô thị - văn hóa hồ Phú Hòa (P Quang Trung, Nhơn Phú, Đống Đa và Ngô Mây),

+ Đất ở đô thị thấp hơn 72,91 ha so với kế hoạch

- Diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng là 3,75 ha, chiếm 7,94% so với kế hoạch đề ra Một số công trình lớn không thực hiện đƣợc trong năm 2016 là các dự án của Công ty Trường Thành tại P Ghềnh Ráng, nên diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng không đạt chỉ tiêu

Kết quả thực hiện chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất:

Theo KHSDĐ năm 2016, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn chuyển mục đích 716,97 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và chuyển 16,11 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở

Đánh giá chung về hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn

2.5.1 Những mặt được (ưu điểm)

- Quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc chính quyền và nhân dân trên địa bàn thành phố, nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng Kế hoạch sử dụng đất đƣợc các cấp chính quyền công khai trong quá trình thực hiện, đƣợc nhân dân ủng hộ

- Việc lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn trước đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, tạo hành lang pháp lý trong quá trình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố

- Trong những năm qua, trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất, thành phố đã có những giải pháp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp thuận cho các thành phần kinh tế đầu tƣ vào thành phố

- Các chỉ tiêu sử dụng đất và danh mục công trình, dự án thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế-xã hội của thành phố

- Việc bố trí quỹ đất đã đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cƣ đô thị, nông thôn Nguồn thu từ đất đai đã góp phần đáng kể trong nguồn thu ngân sách để thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới

- Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc tỉnh phê duyệt, góp phần quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả

- Qua việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH; đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị đƣợc mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của thành phố

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành căn cứ để tiến hành thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đã cơ bản chấm dứt tình

67 trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.5.2 Những tồn tại, hạn chế a Những tồn tại, hạn chế

- Trong quá trình thực hiện Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện: Đó là số lƣợng các công trình, dự án hoàn thành luôn thấp hơn so với kế hoạch đề ra Năm 2020, thành phố tiếp tục đăng ký 338 công trình với diện tích 2.478,6 ha, thực hiện đạt 73 công trình, với diện tích 254,5 ha đạt tỷ lệ 22% so với kế hoạch Tỷ lệ thực hiện các công trình vẫn chưa tương xứng với nguồn lực phát triển của thành phố

- Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế chƣa đƣợc khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã đƣợc giao đất nhƣng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chƣa đƣợc thực hiện, gây lãng phí trong sử dụng đất; hiệu quả sử dụng một số loại đất còn thấp

- Việc mất đất nông nghiệp cho các mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng khu đô thị, thương mại và dịch vụ - du lịch là điều tất yếu trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn từ năm

2011 đến năm 2020 và các năm tiếp theo Tuy nhiên ở thành phố Quy Nhơn một diện tích khá lớn đất rừng phòng hộ đã phải chuyển mục đích sang phi nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến môi trường

- Ngoài ra, một số dự án trong quá trình triển khai thực hiện đã ảnh hưởng lớn đến môi trường và hệ sinh thái xung tại khu vực dự án và khu vực xung quanh, buộc phải dừng thực hiện và điều chỉnh quy hoạch

- Phương án QHSD đất thành phố Quy Nhơn chưa thể hiện rõ tính liên kết vùng và ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu b Nhận xét tổng hợp về những nguyên nhân (khách quan, chủ quan)

- Một là, quy định về thời gian lập kế hoạch sử dụng đất: việc xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch còn nhiều bất cập trong thực tiễn Theo quy định, những công trình, dự án cần thu hồi theo Điều 61, 62 Luật Đất đai phải đƣợc ghi vốn trong năm kế hoạch (đối với các dự án sử dụng nguồn từ ngân sách nhà nước); có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án còn lại Thực tế thì kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố cuối năm mới phân bổ vốn đầu tƣ cho các công trình, dự án và phát triển kinh tế xã hội cho các năm sau Trong khi đó, tại điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định số

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN 2030 VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Cơ sở đề xuất

3.1.1 Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2021 - 2030

(1) Phát huy mọi nguồn lực đầu tƣ xây dựng, chỉnh trang đô thị, phát triển thành phố theo hướng đô thị văn minh hiện đại:

- Đến năm 2025, thành phố Quy Nhơn trở thành một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển theo định hướng công nghiệp - cảng biển - dịch vụ - du lịch;

- Đến năm 2035, là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia; phát triển theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển;

- Tầm nhìn đến năm 2050: Có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á, là một trong những trung tâm phát triển lớn của khu vực Trung Bộ; có nền kinh tế phát triển theo định hướng du lịch - dịch vụ - cảng biển - công nghiệp, trọng tâm là du lịch - dịch vụ - cảng biển; có sức hút đầu tƣ lớn và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, môi trường, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

(2) Tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Tập trung thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động và tiếp tục đầu tƣ phát triển sản xuất Đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đăng ký thương hiệu hàng hóa, phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tham gia xuất khẩu Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật, đảm bảo phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế theo hướng bền vững

- Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2020 - 2025 tăng bình quân 12%/năm Nâng cao hiệu quả sử dụng đất các khu, cụm công nghiệp hiện có Thực hiện Đề án di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp Quang Trung vào Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân sau khi có ý kiến của UBND tỉnh Đẩy mạnh công tác phối hợp kêu gọi, thu hút đầu tƣ vào Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu công nghiệp Long Mỹ

(3) Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; trong đó xác định du lịch là ngành mũi nhọn của thành phố Trọng tâm là du lịch biển; du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du

73 lịch trải nghiệm là các sản phẩm bổ trợ Tăng cường liên kết du lịch Bình Định - Phú Yên, phát triển Quy Nhơn và phụ cận thành trọng điểm du lịch lớn vùng duyên hải Nam Trung Bộ:

- Phát triển tuyến ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu - Tam Quan để khai thác tối đa thế mạnh biển và ven biển, đảo của thành phố Quy Nhơn Trong đó, trung tâm thành phố Quy Nhơn là khu du lịch trọng điểm của toàn vùng; Phương Mai - Núi Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia

- Ƣu tiên xây dựng trung tâm dịch vụ du lịch cao cấp, hiện đại bên vịnh Quy Nhơn Xây dựng du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp phục vụ nghiên cứu khoa học - giáo dục tại Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng

- Xây dựng vùng du lịch cảnh quan sinh thái trọng điểm đầm Thị Nại, bảo tồn hệ sinh thái đầm và bảo tồn đa dạng sinh học đảo cồn Chim Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, làng nghề gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử và cảnh quan núi, sông, hồ, nông - lâm nghiệp đặc sắc của Tuy Phước, Canh Vinh, Canh Hiển

- Xây dựng tuyến du lịch bằng đường thủy trên vịnh Quy Nhơn, sông Hà Thanh, đầm Thị Nại, Xây dựng các tuyến du lịch gắn với hành lang văn hóa - thiên nhiên theo tuyến Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn để khai thác tối đa thế mạnh vùng cảnh quan, di tích từ Đông sang Tây với các điểm du lịch nổi tiếng: Mũi Tấn, thành cổ, vùng di tích văn hóa Chăm

(4) Phát triển nông, lâm, thủy sản

- Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch Tiếp tục đƣa các hộ giết mổ gia cầm vào giết mổ tại các nhà máy giết mổ động vật tập trung để cung cấp sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nâng cao năng lực đánh bắt thủy hải sản theo hướng phát triển khai thác xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngƣ dân; triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp bách về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không theo quy định (IUU) Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và ven biển; quy hoạch, xây dựng các khu nuôi trồng, chế biến thủy hải sản theo hướng bền vững kết hợp với du lịch sinh thái

- Tích cực thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2021

- 2025) Thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng gắn với chăm sóc, bảo vệ, quản lý và phòng chống cháy rừng trên địa bàn thành phố, nâng độ che phủ rừng

(5) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2040; Quy hoạch 1/2000

Đề xuất một số định hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững thành phố

Để định hướng quy hoạch thành phố Quy Nhơn đến 2030 trước hết cần xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận với hệ thống đô thị tỉnh Bình Định và các đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên Đặc biệt là mối quan hệ không gian giữa thành phố Quy Nhơn hiện hữu với Khu kinh tế Nhơn Hội và khu vực phụ cận thuộc huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm

2050 có diện tích khoảng 67.788 ha, gồm: Thành phố Quy Nhơn hiện hữu, diện tích khoảng 28.553ha, huyện Tuy Phước có diện tích khoảng 21.713ha, hai xã Canh Vinh và Canh Hiển (huyện Vân Canh) có diện tích khoảng 13.676 ha, xã Cát Tiến, Cát Chánh và một phần xã Cát Hải (huyện Phù Cát) có diện tích khoảng 3.847 ha Ranh giới khu vực quy hoạch đƣợc giới hạn: Phía Bắc giáp huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, phía Tây giáp thị xã An Nhơn, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu (Tỉnh Phú Yên)

Theo đó, thành phố Quy Nhơn đƣợc xây dựng với tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định Là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, là đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ và là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông, là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Mục tiêu đến năm 2025 đƣa thành phố Quy Nhơn trở thành một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển theo định hướng công nghiệp - cảng biển - dịch vụ - du lịch, đến năm 2035, đƣa Quy Nhơn thành một trong những

79 trung tâm kinh tế biển của quốc gia, phát triển theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch

Mục tiêu đến năm 2050, Quy Nhơn trở thành thành phố có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á, là một trong những trung tâm phát triển lớn của khu vực Trung Bộ, có nền kinh tế phát triển theo định hướng du lịch - dịch vụ - cảng biển - công nghiệp, trọng tâm là du lịch - dịch vụ - cảng biển, có sức hút đầu tƣ lớn và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực y tế, giáo dục… Theo Điều chỉnh quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận sẽ đƣợc phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm với 2 trung tâm chính là thành phố Quy Nhơn và Khu kinh tế Nhơn Hội Các lưu vực sông

Hà Thanh, sông Côn, đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai, núi Vũng Chua và vùng nông nghiệp huyện Tuy Phước là bộ khung tự nhiên có vai trò cân bằng trong phát triển đô thị

Trong đó, thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định, một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Khu kinh tế Nhơn Hội là động lực phát triển cho thành phố Quy Nhơn, khu vực phụ cận và vùng Nam Trung Bộ, được quản lý xây dựng theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Các khu vực đô thị phát triển có cấu trúc mở, liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông vùng Trong tương lai, khu vực trung tâm hiện hữu Quy Nhơn sẽ được hiện đại hóa theo hướng tập trung, cao tầng, chuyển đổi các khu đất giáo dục, y tế, quốc phòng, cơ quan dọc bãi biển trên đường Xuân Diệu, đường An Dương Vương sang đất thương mại và dịch vụ du lịch chất lƣợng cao Cùng với đó, khu ven biển xây dựng các công trình hỗn hợp có chức năng chủ yếu là dịch vụ du lịch, xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch cao cấp dọc đường Nguyễn Tất Thành

Cũng theo nội dung Điều chỉnh quy hoạch, thành phố Quy Nhơn sẽ hình thành khu vực phát triển mới ở phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nhơn Bình, Nhơn Phú Tại đây sẽ xây dựng khu đô thị mới tập trung, tiện nghi phục vụ nhu cầu ở đô thị và đáp ứng nhu cầu ở của công nhân lao động tại khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và phụ cận Hình thành các trung tâm công cộng cấp vùng về đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khai thác cảnh quan hồ Bàu Lát thành công viên đô thị, hình thành trục không gian xanh kết nối các trung tâm công cộng vùng với vùng cảnh quan sông Hà Thanh và núi Vũng Chua…

Trên cơ sở các định hướng quy hoạch ở trên, đề tài luận văn đề xuất một số định hướng quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn như sau:

- Định hướng cải tạo chỉnh trang khu vực thành phố Quy Nhơn hiện hữu Lựa chọn quỹ đất và vị trí hợp lý để phát triển các khu đô thị mới, gắn với các khu chức năng động lực phát triển kinh tế biển

- Định hướng phát triển các khu vực nông thôn, đảm bảo liên kết đô thị - nông thôn gắn với đặc điểm sản xuất đặc thù của khu vực thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận

- Hiện đại hóa trung tâm hành chính theo hướng tập trung, cao tầng; chuyển đổi các khu đất giáo dục, y tế, quốc phòng, cơ quan dọc bãi biển trên đường Xuân Diệu, đường An Dương Vương sang đất thương mại và dịch vụ - du lịch cao cấp Khu ven biển xây dựng các công trình hỗn hợp có chức năng chủ yếu là dịch vụ - du lịch

- Xây dựng lâm viên văn hóa và giải trí, xây dựng đô thị mới quanh hồ Phú Hòa; Phát triển khu du lịch, đô thị nghỉ dưỡng theo sườn phía Đông hướng ra biển (khu vực núi Vũng Chua)

- Xây dựng khu phức hợp đô thị Khoa học - Giáo dục tại Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng

- Xây dựng khu đô thị mới tập trung, tiện nghi phục vụ nhu cầu ở đô thị và đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động khu công nghiệp Phú Tài, khu công nghiệp Long Mỹ

- Phát triển khu kinh tế Nhơn Hội Xây dựng vùng du lịch cảnh quan sinh thái trọng điểm đầm Thị Nại

- Định hướng xây dựng các công trình đê điều, công trình thích ứng biến đổi khí hậu ở khu vực ven biển

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Quy Nhơn

kế hoạch sử dụng đất của thành phố Quy Nhơn

3.3.1 Giải pháp về pháp lý và tổ chức thực hiện

3.3.1.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm giúp địa phương thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả; sớm tham mưu điều chỉnh chồng chéo, bất cập các quy định pháp luật liên quan về trình tự thông qua danh mục thu hồi đất giữa Điều 67, Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Điều 10, Nghị định 30/2015/NĐ-CP; ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện thỏa thuận thu hồi đất thực hiện các dự án theo Điều 73, Luật Đất đai 2013 để vừa tạo điều kiện thuận lợi triển khai dự án, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất

3.3.1.2 Đối với HĐND tỉnh a) Quyết nghị một số chủ trương, biện pháp theo thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nhƣ sau:

- Hằng năm, chỉ thông qua những danh mục dự án thu hồi đất thuộc thẩm quyền theo Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 67, Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ các dự án sử dụng đất cho mục đích phòng chống thiên tai, địch họa)

- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nhất là rừng phòng hộ ven biển nhằm hạn chế tác động biến đổi khí hậu, tình trạng xâm thực biển và phục vụ cứu nạn cứu hộ

- Không gia hạn thời gian cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kể cả dự án khai thác khoáng sản, kinh doanh bất động sản Xử lý nghiêm các trường hợp giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án, nhƣng quá thời hạn cam kết vẫn chƣa triển khai, không đƣa đất vào sử dụng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai Kiên quyết thu hồi đất đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích b) Giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 từng dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả

3.3.1.3 Đối với UBND tỉnh a) Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Làm việc với các Bộ ngành Trung ương để giải quyết vướng mắc, bất cập trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Chỉ đạo ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính chiến lược, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khớp nối với quy hoạch ngành, vùng Đồng thời, đổi mới quy trình

82 lập, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới đảm bảo sự đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất

- Tổ chức công bố công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án (nếu có) nhằm tạo thuận lợi cho Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cƣ giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm trong công tác quản lý đất đai, làm căn cứ kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai

- Rà soát các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các đồ án quy hoạch sử dụng đất đã có để điều chỉnh, bổ sung kịp thời; khắc phục các vấn đề có liên quan việc chồng lấn quy hoạch

- Chỉ đạo tham mưu trình HĐND tỉnh thông qua những danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng thẩm quyền, đảm bảo thông tin theo quy định pháp luật hiện hành và phù hợp với chủ trương của HĐND tỉnh, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng b) Công tác tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lập, thẩm định kế hoạch sử dụng đất hằng năm; kịp thời phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao tỷ lệ thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm sau khi đƣợc phê duyệt

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu số về quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong đó, rà soát thực hiện trước những khu vực, dự án trọng điểm để tạo nguồn cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý đất đai, làm cơ sở để người sử dụng đất được thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

- Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, thanh tra và giám sát việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, vi phạm cam kết tiến độ thực hiện dự án Tiến hành kiểm tra, giải quyết kịp thời các kiến nghị của địa phương đối với những tổ chức vi phạm sử dụng đất Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra Công bố công khai các tổ chức, chủ đầu tƣ chậm triển khai dự án, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất Có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiện tƣợng đầu cơ, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trái pháp luật, không giao đất cho các chủ đầu tƣ không đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 58, Luật Đất đai 2013

3.3.1.4 Đối với các địa phương a) Đối với HĐND cấp huyện (thành phố)

- Yêu cầu UBND huyện dự kiến kế hoạch vốn đầu tƣ công và danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trình HĐND cấp huyện thông qua tại kỳ họp thường lệ giữa năm trước để có cơ sở tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh xem xét, thông qua

- Tăng cường giám sát công tác lập, tổ chức và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án, trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo đúng quy định tại Khoản 4, Điều 9, Nghị định 43/2014/NĐ-CP; tuân thủ quy định Trung ƣơng, chủ trương HĐND tỉnh khi xem xét thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng b) Đối với UBND cấp huyện (thành phố), cấp xã

- Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có biện pháp xử lý đối với những đơn vị sử dụng sai mục đích nhằm bảo vệ quỹ đất thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo quyền lợi của người dân trên địa bàn, phát huy có hiệu quả nguồn lực từ đất

- Tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan trong quá trình đề xuất lập, thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trong đó, tuân thủ quy định về việc trình HĐND cấp huyện thông qua kế hoạch sử dụng đất hằng năm

Ngày đăng: 09/10/2024, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường (2004). "Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất", Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường, ngày 01 tháng 11 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường
Năm: 2004
2. Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường (2009). "Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất", Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường, ngày 02 tháng 11 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường
Năm: 2009
3. Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường (2019). "Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT quy định về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất", Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường, ngày 02 tháng 6 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT quy định về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường
Năm: 2019
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). “Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). “Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2016
5. Nguyễn Đình Bồng (2014) "Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" Nguyễn Đình Bồng, Tài nguyên và Môi trường, số 9, tháng 9, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
6. FAO (1993). "Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất", FAO, Rome (bản dịch tiếng Việt), 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: FAO
Năm: 1993
7. Lương Văn Hinh (2003). "Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai", Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai
Tác giả: Lương Văn Hinh
Năm: 2003
8. Nguyễn Hữu Ngữ (2006). "Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 7 (33), tháng 7 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tác giả: Nguyễn Hữu Ngữ
Năm: 2006
9. Nguyễn Hữu Ngữ (2013). "Giáo trình quy hoạch sử dụng đất", 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Nguyễn Hữu Ngữ
Năm: 2013
10. Nguyễn Đắc Nhẫn (2014). "Tổng quan và những điểm mới về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013", Báo cáo giới thiệu Luật Đất đai năm 2013, Tổng cục Quản lý đất đai, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan và những điểm mới về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013
Tác giả: Nguyễn Đắc Nhẫn
Năm: 2014
11. Nguyễn Đắc Nhẫn (2019). Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất đổi mới phương pháp luận và ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm góp phần quản lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất đổi mới phương pháp luận và ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm góp phần quản lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững
Tác giả: Nguyễn Đắc Nhẫn
Năm: 2019
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). "Luật đất đai năm 2003", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai năm 2003
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). “Luật Đất đai năm 2013”, NXB Bản đồ, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Luật Đất đai năm 2013”
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Bản đồ
Năm: 2013
18. UBND thành phố Quy Nhơn (2013). “Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Quy Nhơn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND thành phố Quy Nhơn (2013). “Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Quy Nhơn
Tác giả: UBND thành phố Quy Nhơn
Năm: 2013
20. UBND tỉnh Bình Định (2019). “Báo cáo Thuyết minh và biểu số liệu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Quy Nhơn”, Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 15/02/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo Thuyết minh và biểu số liệu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Quy Nhơn”
Tác giả: UBND tỉnh Bình Định
Năm: 2019
21. Nguyễn Thị Vòng, Đoàn Công Quỳ (2005). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Nguyễn Thị Vòng, Đoàn Công Quỳ
Năm: 2005
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2018). Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch Khác
16. Trần Văn Tuấn (2018). Bài giảng Đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất bền vững, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội Khác
17. Trần Văn Tuấn, Đỗ Thị Tài Thu (2021). Cơ sở lý luận xây dựng bộ tiêu chí, chỉ tiêu sử dụng đất lồng ghép yếu tố sinh thái cảnh quan, liên kết vùng, biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phát triển bền vững. Tuyển tập báo cáo Hội thảo Đề tài NCKH cấp Quốc gia Khác
19. UBND thành phố Quy Nhơn. Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn các năm từ 2016 đến 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1 Vị trí địa lý thành phố Quy Nhơn - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Hình 2. 1 Vị trí địa lý thành phố Quy Nhơn (Trang 32)
Bảng 2. 1 Diện tích các nhóm đất chính ở TP. Quy Nhơn - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 1 Diện tích các nhóm đất chính ở TP. Quy Nhơn (Trang 36)
Bảng 2. 2 Thống kê dân số trên địa bàn TP. Quy Nhơn năm 2019 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 2 Thống kê dân số trên địa bàn TP. Quy Nhơn năm 2019 (Trang 38)
Bảng 2. 3 Chỉ tiêu các loại đất tỉnh phân bổ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đến năm 2020 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 3 Chỉ tiêu các loại đất tỉnh phân bổ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đến năm 2020 (Trang 45)
Bảng 2. 4 Chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 4 Chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (Trang 51)
Bảng 2. 5 Kết quả thực hiện KHSD đất nông nghiệp đến năm 2015 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 5 Kết quả thực hiện KHSD đất nông nghiệp đến năm 2015 (Trang 54)
Bảng 2. 6 Kết quả thực hiện KHSD đất phi nông nghiệp đến năm 2015 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 6 Kết quả thực hiện KHSD đất phi nông nghiệp đến năm 2015 (Trang 54)
Bảng 2.6 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn năm 2016 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2.6 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn năm 2016 (Trang 56)
Bảng 2.7 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn năm 2017 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2.7 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn năm 2017 (Trang 58)
Bảng 2.7 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2019 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2.7 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2019 (Trang 63)
Bảng 2. 8 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2020 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 8 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2020 (Trang 67)
Bảng 2. 9 Tỷ lệ diện tích một số loại đất của thành phố Quy Nhơn - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 9 Tỷ lệ diện tích một số loại đất của thành phố Quy Nhơn (Trang 73)
Bảng 2. 10 Tỷ lệ thực hiện kế hoạch SDĐ của một số chỉ tiêu sử dụng đất - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 2. 10 Tỷ lệ thực hiện kế hoạch SDĐ của một số chỉ tiêu sử dụng đất (Trang 74)
Hình 3. 1 Quy hoạch xây dựng tỉnh Bình Định đến 2035 - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Hình 3. 1 Quy hoạch xây dựng tỉnh Bình Định đến 2035 (Trang 85)
Bảng 3. 1 Nguy cơ ngập trên địa bàn tỉnh Bình Định - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 3. 1 Nguy cơ ngập trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 86)
Bảng 3.1  thể  hiện  nguy  cơ  ngập  do  triều,  ngập  do  kịch  bản  lũ  5%  và  kịch  bản  lũ - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 3.1 thể hiện nguy cơ ngập do triều, ngập do kịch bản lũ 5% và kịch bản lũ (Trang 86)
Bảng 3. 2 Khoảng cách (km) từ các ranh mặn đến Đầm Thị Nại khi đo dọc sông - Đánh giá quy hoạch sử dụng Đất bền vững và Đề xuất một số Định hướng quy hoạch gắn với liên kết vùng và biến Đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định giai Đoạn 2021   2030
Bảng 3. 2 Khoảng cách (km) từ các ranh mặn đến Đầm Thị Nại khi đo dọc sông (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w