VẤN ĐỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA QUỐC TẾ VỀ CẦN ĐỂ BIỂN
Trang 1THIÊN HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC THIÊN HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Bá Diến
Hà Nội - 2024
Trang 3Tôi xin cam đoan, Luận văn “Vấn đề khai thác thủy sản trên biển theo pháp
luật Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Bá Diến Số liệu, kết quả nêu trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Các kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn ĐÌNH NHÂM
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ 10
1.1 Khái niệm thủy sản và khai thác thủy sản trên biển 10
1.1.1 Khái niệm thủy sản 10
1.1.2 Khái niệm khai thác thủy sản 10
1.2 Đặc điểm của khai thác thủy sản trên biển 11
1.3 Tiềm năng khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam 12
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 12
1.3.2 Trữ lượng hải sản 12
1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 14
1.4 Vai trò của khai thác thủy sản trên biển 14
1.4.1 Về kinh tế 14
1.4.2 Về văn hóa - xã hội 16
1.4.3 Về an ninh quốc phòng 17
1.5 Cơ sở pháp lý cho hoạt động khai thác thủy sản trên biển 18
1.5.1 Văn bản pháp lý quốc tế 18
1.5.2 Văn bản pháp lý quốc gia 21
1.6 Các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề khai thác thủy sản trên biển Error! Bookmark not defined
1.6.1 Khai thác thủy sản trong nội thủy, lãnh hải Error! Bookmark not
defined
Trang 51.6.2 Khai thác thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế Error! Bookmark not
defined
1.6.3 Khai thác thủy sản tại thềm lục địa Error! Bookmark not defined 1.6.4 Khai thác thủy sản tại biển cả và vùng Error! Bookmark not defined
1.6.5 Chế tài xử lý vi phạm và việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực khai thác thủy sản trên biển
.Error! Bookmark not
defined.
CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN BIỂN 41
2.1 Pháp luật một số quốc gia về khai thác thủy sản trên biển 41
2.1.1 Thái Lan 41
2.1.2 Indonesia 46
2.1.3 Hoa Kỳ 48
2.2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản trên biển 50
2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động khai thác thủy sản trên biển 50
2.2.2 Quy định về khai thác thủy sản của tàu Việt Nam trong vùng biển Việt Nam 51
2.2.3 Quy định về khai thác thủy sản của tàu Việt Nam ngoài vùng biển Việt Nam 54
2.2.4 Hoạt động khai thác thủy sản của tàu nước ngoài trên vùng biển Việt Nam 56
2.2.5 Khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) 57
2.2.6 Hệ thống chế tài xử lý vi phạm về khai thác thủy sản trên biển 60
2.3 Đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản trên biển so với pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia 65
2.3.1 Những điểm tương đồng của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia 65
2.3.2 Những điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia 66
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 70
Trang 63.1 Thực trạng khai thác thủy sản trên biển của tàu Việt Nam và tàu biển
nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam 70
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động khai thác thủy sản trên biển tại Việt Nam 70
3.1.2 Những hạn chế trong hoạt động khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam 78
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 83
3.2 Các kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác thủy sản trên biển tại Việt Nam 84
3.2.1 Định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác thủy sản trên biển tại Việt Nam 84
3.2.2 Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của hệ thống quản lý nhà nước 89
3.2.3 Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về khai thác thủy sản trên biển 91
3.2.4 Nâng cao nhận thức của nhân dân 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tên tiếng Việt
1 EC Ủy ban Châu Âu
2 IUU Khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định
3 UNCLOS Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982
4 BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5 IMO Tổ chức hàng hải thế giới
6 SOLAS Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969
9 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
10 UNFSA Hiệp định thực hiện các điều khoản của UNCLOS
1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư
xa
11 CCRF Bộ quy tắc quản lý nghề cá có trách nhiệm của FAO
12 PSMA Hiệp định về các biện pháp quản lí cảng nhằm ngăn
chặn, phát hiện và xóa bỏ hoạt động khai thác IUU
Trang 813 IP-IUU Kế hoạch hành động quốc tế nhằm hạn chế, ngăn chặn
và loại bỏ khai thác IUU của FAO
14 EEZ Vùng đặc quyền kinh tế
Trang 10Hình 3.4 Biểu đồ về số tàu khai thác thủy sản biển có
công suất từ 90 CV trở lên phân theo địa phương năm 2022 (Chiếc)
75
Trang 111 Tính cấp thiết của Đề tài
Vấn đề khai thác thủy sản trên biển có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam và được thể hiện cụ thể ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260km, so với diện tích lãnh
thổ (không kể một số đảo), Việt Nam nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển Trung bình, Việt Nam có 1 km bờ biển trên 100 km2 đất liền, cao gấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời việc đi ra mọi nẻo đường đại dương rất thuận lợi do bờ biển mở ra cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam Vùng biển Việt Nam chứa đựng rất nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, được coi là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới với khoảng 12.000 loài sinh vật sống trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái đặc trưng, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác, trong đó có khoảng trên 2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loài tảo, 5 loài rùa, 12 loài rắn biển Việt Nam có ngư trường đánh bắt truyền thống rộng lớn trong khu vực, với hơn 2.000 loài cá, trong đó
130 loài có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn có trên 600 loài giáp xác, nhuyễn thể và rong biển, trữ lượng khoảng 3-4 tấn hàng năm khả năng cho phép khai thác lên tới 1.8 triệu tấn/ năm Một số nhóm sinh vật biển đã được xác định trữ lượng, khu vực phân
bố và khả năng khai thác, có giá trị kinh tế quan trọng như cá, tôm, mực… Với nguồn tài nguyên phong phú như trên, Việt Nam có rất lợi thế để phát triển ngành khai thác thủy sản trên biển [27]
Thứ hai, khai thác thủy sản trên biển có vai trò đặc biệt đối với Việt Nam, khu
vực, thế giới Xét dưới góc độ vi mô, sản phẩm thủy sản trên biển là nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn gia đình của người dân Việt Nam, góp phần cung cấp thực phẩm, dinh dưỡng cho người dân trong và ngoài nước Nếu xét dưới tầm nhìn vĩ mô thì ngành khai thác thủy sản trên biển góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu Bên cạnh đó, khai thác thủy sản trên biển không chỉ đáp ứng các nhu cầu về thực phẩm và dinh dưỡng mà còn đáp ứng nhu cầu giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân ven biển, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống Với nguồn tài nguyên dồi dào, lợi thế về vùng biển mang lại, khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam còn đóng góp rất lớn vào nguồn xuất khẩu thủy hải sản khi ngành này luôn đứng đầu trong các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
Trang 12cả nước, với giá trị xuất khẩu trên 01 tỷ đô/mỗi năm, qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế biển của đất nước Không chỉ có vai trò ý nghĩa về kinh tế, an ninh thực phẩm mà khai thác thủy sản trên biển còn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo
Thứ ba, thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của đại dương, biển đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đối và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng “ra biển là thịnh vượng, ngược biển là suy tàn” Do đó, để tiến ra biển, làm chủ biển, Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản chính sách, pháp luật về biển, đảo, trong đó xác định khai thác thủy sản được xác định là một trong những ngành
kinh tế biển mũi nhọn của đất nước Đặc biệt, ngày 22/10/2018, Nghị quyết số
36-NQ/TW đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Chiến lược xác định tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, " Chủ trương lớn phát triển các ngành kinh tế biển: Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp
ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới Cụ thể: Tổ chức lại
theo hướng giảm khai thác gần bờ hoạt động khai thác hải sản, đẩy mạnh hoạt động khai thác tại viễn dương và các vùng biển xa bờ phù hợp với từng vùng biển cũng như
khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển cùng với đó với thực hiện có hiệu quả, đồng
bộ công tác đào tạo và chuyển đổi nghề cho ngư dân Thúc đẩy nuôi trồng, khai thác
hải sản theo hướng bền vững, tăng cường bảo vệ và tái sinh nguồn lợi hải sản, các hoạt động khai thác mang tính tận diệt bị nghiêm cấm Công tác quản lý nghề cá trên biển cần được hiện đại hóa; hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được
đẩy mạnh liên kết để sản xuất; xây dựng một số doanh nghiệp mạnh hợp tác khai thác
viễn dương hoặc tham gia khai thác hải sản xa bờ Đầu tư để nâng cấp khu neo đậu
tàu thuyền, các cảng cá, bến cá, tổ chức tốt công tác dịch vụ hậu cần nghề cá Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, khoa học kỹ thuật trong khai thác, nuôi trồng, chế
Trang 13biến hải sản, bảo quản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng cũng như giá trị kinh tế cao để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Tiếp đó, ngày 19/9/2022, Việt Nam
đã ban hành Quyết định số 1090/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022
- 2025, định hướng 2030 đã đặt ra giải pháp sau: “Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
hệ thống pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản Khuyến khích xã hội hóa và phát triển các dịch vụ đăng kiểm, tư vấn, đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản”
Mặc dù có vai trò và tầm quan trọng như trên nhưng hiện nay, khai thác thủy sản trên biển hiện lại có quá nhiều bất cập cả trong nội dung các quy định pháp luật cũng như quá trình triển khai, áp dụng trên thực tế Chẳng hạn: Xét về nội dung, các quy định pháp luật về khai thác thủy sản trên biển còn chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng
bộ, chế tài xử lý vi phạm còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe; chưa phát được huy tối đa vai trò của các quy định pháp luật trong quá trình khai thác thủy sản trên biển Xét về thực tế áp dụng, triển khai các quy định pháp luật về khai thác thủy sản trên biển, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều hạn chế, thách thức, điển hình như: Vấn nạn khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), khai thác thủ công tận diệt nguồn tài nguyên gây ra ô nhiêm môi trường, cạn kiệt về tài nguyên vẫn đang diễn ra Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bị EC áp thẻ vàng từ năm 2017 đến nay chưa được tháo gỡ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xuất khẩu và kim ngạch ngành thủy sản cũng như sự phát triển của nền kinh tế biển của quốc gia Cùng với đó
là tình trạng thiếu lao động chất lượng cao trong khai thác thủy sản trên biển đã và đang phổ biến ở nhiều địa phương; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, công tác duy tu, bảo trì chưa được địa phương quan tâm nhiều Không dừng lại ở đó, khai thác thủy sản của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, thách thức, điển
hình như: i) Nguồn tài nguyên thủy sản ngày càng bị bị suy giảm nghiêm trọng, có khả
năng bị suy kiệt trong tương lai; ii) Sự bùng nổ dân số và bệnh dịch động vật trên toàn cầu và vấn đề ô nhiễm môi trường biển và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay đang đe dọa môi trường sống của các loài thủy sản; iii) hoạt động khai thác thủy sản quá mức, bừa bãi hoặc bất hợp pháp ở cả khu vực biển thuộc quyền tài phán quốc gia và biển cả
đã làm khủng hoảng, suy kiệt nguồn tài nguyên thủy sản; iv) Tình trạng vô chính phủ
Trang 14trong việc khai thác tài nguyên thủy sản ở phạm vi quốc gia và quốc tế đã và đang làm nảy sinh các cuộc cạnh tranh dữ dội để giành giật nguồn tài nguyên thủy sản
Trước những bất cập nêu trên, một trong những yêu cầu cấp thiết đã và đang đặt
ra cho Việt Nam hiện nay chính là cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về khai thác thủy sản trên biển, phát huy vai trò là bệ đỡ, là công cụ điều chỉnh mọi quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam, từ đó, góp phần phát triển bền vững, có hiệu quả ngành thủy sản nói chung, khai thác thủy sản trên biển nói riêng, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển của đất nước trong giai đoạn mới Vì những lý lẽ nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Vấn đề khai thác thủy sản trên biển theo pháp luật Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế” làm Luận văn Thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay vấn đề khai thác thủy sản nói chung, khai thác thủy sản trên biển nói chung đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
a Tình hình nghiên cứu trong nước
Bài tham luận “Tổng quan pháp luật quốc tế về khai thác thủy sản trên biển” của GS.TS Nguyễn Bá Diến tại Hội thảo Quốc tế “Khung pháp luật quốc tế và Việt Nam về khai thác thủy sản bền vững và có trách nhiệm” do Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Li è ge – Vương Quốc Bỉ và Trường Đại học UCD- Ireland tổ chức tháng 7/2022 tại thành phố Hồ Chí Minh Trong bài tham luận này, tác giả đã trình bày tầm quan trọng và những thách thức của việc khai thác thủy sản trên biển; Hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế về khai thác thủy sản trên biển; Các quy định cơ bản của pháp luật quốc tế về khai thác thủy sản trên biển; Những bất cập và những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế cũng như cơ chế thực thi pháp luật quốc tế về khai thác thủy sản trên biển
Sách “Kinh tế biển xanh: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam (Sách tham khảo), của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (2020), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội Cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận, cách tiếp cận và mục tiêu thực hiện kinh tế biển xanh, thực tế phát triển kinh tế biển xanh trên thế giới với một số kinh nghiệm, thực tiễn tốt
về phát triển kinh tế biển xanh; vị thế tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam và
Trang 15thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam trong thời gian qua cùng những thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển
Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Xuân Phương (2020) về “Chính sách, pháp luật của Australia về xử lý hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của ngư dân và kinh nghiệm của Việt Nam”, tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn đã làm rõ được các vấn đề tổng quan của hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp; vai trò của hoạt động nghề cá và thực trạng đánh bắt bất hợp pháp trên các vùng biển của Australia; Tổng hợp và làm rõ hệ thống chính sách, pháp luật quốc tế và chính sách, pháp luật của Australia liên quan đến đánh bắt IUU; phân tích thực trạng nghề cá của Việt Nam và
hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành; đưa ra kinh nghiệm cụ thể về việc xử lý hành vi đánh bắt bất hợp pháp trong trường hợp của Việt Nam
Bài viết tạp chí “Những tác động của thẻ vàng IUU đối với Việt Nam và một số kiến nghị giải pháp để gỡ thẻ vàng IUU đối với ngành Thủy sản Việt Nam” của tác giả
Lê Khắc Đại đăng trên Tạp chí Công thương năm 2020 Bài viết phân tích Bối cảnh nguyên nhân EC áp dụng thẻ vàng IUU đối với ngành Thủy sản Việt Nam; Những tác động của thẻ vàng IUU đối với ngành Thủy sản Việt Nam; Tích cực thực hiện các biện pháp về khai thác trên biển để EC gỡ thẻ vàng đối với Việt Nam; iv) Một số kiến nghị,
đề xuất
“Tài liệu Về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam thời gian qua” của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2020: Trong tài liệu này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tập trung khái quát về các vấn đề sau: Khái quát chung về quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định theo quy định của Ủy ban Châu Âu (EC); Ngành Thủy sản Việt Nam và những hệ lụy từ thẻ vàng của EC; Một số kết quả quan trọng của Việt Nam trong triển khai chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Định hướng công tác thông tin, tuyên truyền
Ngoài ra, nhiều công trình khác cũng nghiên cứu về khai thác thủy sản trên biển,
chẳng hạn: Viện Kinh tế và Thủy sản (2020), Nghiên cứu xây dựng chính sách về ngư
dân, ngư nghiệp và ngư trường để phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm ở Việt Nam, Mã số KC.09.24/16-20; Viện Nghiên cứu Hải sản (2015), Nghiên cứu phát triển khai quy trình công nghệ Nghiên cứu dự báo ngư trường phục vụ khai thác nguồn lợi cá đại dương trên vùng biển Việt Nam, Mã số KC.09.18/11-15; Trung tâm
Trang 16Luật biển và Hàng hải quốc tế (2009), Cơ sở khoa học về vấn đề khai thác chung trong
các vùng biển theo Luật biển quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Mã số KC.09.10/06-10;
Viện Nghiên cứu Hải sản (2023), Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi hải
sản tại các bãi cạn, gò đồi ngầm ở vùng biển Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam, Đề tài cấp Bộ; Nguyễn Thị Kim Ngân,
(2018), “Đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; Nguyễn Toàn Thắng (2022), Các mô hình hợp tác nghề cá khu vực và những gợi mở đối với hợp tác nghề cá ở Biển Đông, tham luận hội thảo quốc tế “Khung pháp luật quốc tế và Việt Nam về khai thác thủy sản bền vững và có trách nhiệm” được tổ chức tháng 7/2022 tại thành phố Hồ Chí Minh; …
b Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Không chỉ ở Việt Nam, ở nước ngoài cũng có nhiều công trình nghiên cứu về khai thác thủy sản, trong đó có khai thác thủy sản trên biển, điển hình như:
Bài viết “„Blue boats‟ and „reef robbers‟: A new maritime security threat for the Asia Pacific? (tạm dịch là: 'Thuyền xanh' và 'kẻ cướp rạn san hô': Mối đe dọa an ninh hàng hải mới cho châu Á - Thái Bình Dương?) của nhóm tác giả Andrew M Song, Viet Thang Hoang, Philippa Jane Cohen đăng trên tạp chí Asia Pacific Viewpoint năm
2009 Trong đó, các tác giả đã phân tích về phản ứng của các quốc gia và khu vực trên phương tiện truyền thông trực tuyến để hiểu cách thức những con thuyền xanh được coi là mối đe dọa an ninh trong câu chuyện về an ninh hàng hải, lương thực và con người; qua đó khẳng định, Australia cùng với Cơ quan Nghiệp đoàn Nghề cá, cơ quan
tư vấn về quản lý nguồn lợi cá ngừ xa bờ, cho đến nay đã hành động dứt khoát trong vấn đề này để giúp quốc gia này mở rộng vai trò chiến lược trong khu vực
Bài viết “Illegal fishing still rife despite Indonesia-Vietnam EEZ” (tạm dịch là Đánh bắt trái phép vẫn tràn lan bất chấp vùng đặc quyền kinh tế Indonesia-Việt Nam) của tác giả Yvette Tanamal đăng trên The Jakarta Post ngày 19/4/2023 Trong bài viết này, tác giả cho biết rằng bất chấp quyết định cuối cùng về Vùng đặc quyền kinh tế Indonesia-Việt Nam (EEZ) vào tháng 12, hoạt động đánh bắt trộm của tàu đánh cá Việt Nam vẫn diễn ra tràn lan ở một số vùng biển giàu tài nguyên nhất của Indonesia,
và các quan chức chính phủ Indonesia đã khẳng định rằng đánh bắt trái phép vẫn là mối đe dọa hàng đầu đối với hoạt động hàng hải của quốc gia này
Trang 17Bài viết “Illegal Activities of Vietnamese Fishing Vessels in the South China Sea Intensify in 2022” (tạm dịch là: Hoạt động trái phép của tàu cá Việt Nam ở Biển Đông gia tăng trong năm 2022) của tác giả Song Runxi; Wang Tengfei đăng trên http://www.scspi.org/en Trong bài viết này, các tác giả cho biết: Năm 2022, vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của tàu cá Việt Nam ở Biển Đông tiếp tục nổi cộm, làm gia tăng tranh chấp nghề cá trên biển giữa các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Malaysia và Indonesia với ngư dân Việt Nam
Bài viết “Vietnam fisherman recounts attacks by China coast guard in South China Sea” (tạm dịch là: Ngư dân Việt Nam kể lại vụ tấn công của lực lượng bảo vệ
bờ biển Trung Quốc ở Biển Đông) của tác giả Agence France-Presse đăng trên https://www.scmp.com/ Bài viết cho biết kể từ năm 2014, 98 tàu thuyền Việt Nam đã
bị tàu Trung Quốc phá hủy ở Biển Đông
Ngoài ra, nhiều công trình khác cũng nghiên cứu về khai thác thủy sản của các nước, trong đó có Việt Nam như: Palma, M.A.E.;Tsamenyi, M.; Edeson, W.R (2010),
Promoting Sustainable Fisheries: The International Legal and Policy Framework to Combat Illegal, Unreported and Unregulated Fishing (tạm dịch là: Thúc đẩy nghề cá bền vững: Khung chính sách và pháp lý quốc tế nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định), Brill: Leiden, The Netherlands,
2010; Volume 6, pp 240–245, 248–249; Zhang Hongzhou (2017), Geopolitics of
Fishery in the South China Sea (tạm dịch là: Địa chính trị nghề cá ở Biển Đông),
https://www.chathamhouse.org/sites/default/files/Hongzhou%20Zhang.pdf.; Food and
Agriculture Organization of the United Nations FAO The State of World Fisheries
and Aquaculture 2018: Meeting the Sustainable Development Goals (tạm dịch là: Hiện trạng Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Thế giới 2018: Đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững); FAO: Rome, Italy, 2018; Eric Ang (2023), Combating fisheries
related crime in the South China Sea: leveraging maritime information sharing centers (tạm dịch là: Chống tội phạm liên quan đến nghề cá ở Biển Đông: tận dụng các trung tâm chia sẻ thông tin hàng hải), https://amti.csis.org/; Chengyong Yu & Yen-Chiang Chang (2023),China‟s Incentives and Efforts against IUU Fishing in the South China Sea (tạm dịch là: Khuyến khích và nỗ lực của Trung Quốc chống lại hoạt động đánh
bắt cá IUU ở Biển Đông), Sustainability 2023, 15(9), 7255; …
Trang 18Có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu về khai thác thủy sản khá phong phú ở trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, nội dung thể hiện của các công trình này chủ yếu tập trung vào các quy định của pháp luật quốc tế hoặc tình hình khai thác thủy sản, khai thác thủy sản IUU, … rất hiếm công trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về
khai thác thủy sản trên biển Do đó, nghiên cứu về ““Vấn đề khai thác thủy sản trên
biển theo pháp luật Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế” sẽ là vấn đề mới, mang
tính thời sợ, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và làm rõ những quy định pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế và những thực trạng thực thi các quy định này, đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề khai thác thủy sản trên biển và khắc phục những thực trạng tồn đọng của vấn đề khai thác thủy sản tại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
i) Luận giải được vai trò, tầm quan trọng của ngành khai thác thủy sản trên biển; ii) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những quy định chung của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản trên biển
iii) Phân tích và làm sáng tỏ thực trạng khai thác thủy sản trên biển của tàu Việt Nam và tàu biển nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam, chỉ rõ các kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này
iv) Đề xuất được các định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản trên biển
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là các quy định của pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam
về khai thác thủy sản trên biển và thực trạng thực thi các quy định này trong mối liên hệ
với các quy định của pháp luật quốc tế
Trang 19Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu ở các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam cũng như các vùng biển quốc tế, vùng biển nước ngoài – nơi diễn ra hoạt động khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh Các phương pháp tiêu biểu sử dụng để làm rõ các nội dung nghiên cứu của Luận văn bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp thống
kê, so sánh để thực hiện các mục tiêu của luận văn
5.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận về khai thác thủy sản trên biển cũng như pháp luật quốc tế, pháp luật
quốc gia về vấn đề này
Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua đánh giá thực trạng khai thác thủy sản trên biển
của Việt Nam trên cơ sở các quy định pháp luật quốc tế và các quy định pháp luật trong nước về vấn đề này, luận văn đã đưa ra được những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về khai thác thủy sản sản trên biển, từ đó góp phần nâng cao hiệu hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề khai thác thủy sản, điều phối hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiệu quả Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các vấn liên quan đến khai thác thủy sản trên biển cho học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý,…
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương
Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận về khai thác thủy sản trên biển theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế
Chương 2: Các quy định của pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam
về khai thác thủy sản trên biển
Chương 3: Thực trạng khai thác thủy sản trên các vùng biển của Việt Nam-Một
số đề xuất và kiến nghị
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN
TRÊN BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm thủy sản và khai thác thủy sản trên biển
1.1.1 Khái niệm thủy sản
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về thủy sản Theo cách hiểu thông thường, thuật ngữ “thủy sản” dùng để chỉ những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là sinh vật từ hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá [29], [44], [47]
Hiện nay, trong hệ thống các quy định của Việt Nam chưa ghi nhận định nghĩa
về thủy sản mà chỉ ghi nhận định nghĩa về nguồn lợi thủy sản Cụ thể, theo quy định tại Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì “nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí” [47]
Từ định nghĩa về nguồn lợi thủy sản như trên có thể thấy, nguồn lợi thủy sản và thủy sản luôn đi cùng với nhau Vì vậy, có thể khái quát, thủy sản là các loài động, thực vật thủy sinh trong môi trường nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, và giải trí được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi cũng như phục vụ cho sự bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật trong nước
1.1.2 Khái niệm khai thác thủy sản
Theo Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê – Viện Từ điển học chủ biên năm 1988, “khai thác có nghĩa là tiến hành hoạt động để thu lấy những nguồn lợi sẵn
có trong thiên nhiên hay phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng” [39]
Dưới cách tiếp cận của khoa học pháp lý, khái niệm khai thác thủy sản theo quy
định tại Khoản 4, Điều 2 Luật Thủy sản 2003 được hiểu là: “việc khai thác nguồn lợi
thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng tự nhiên khác” [43] Tiếp đó, Luật Thủy sản 2017, Khoản 3 Điều 18 cũng có quy định về khai khai thác thủy sản như sau:
“Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản” [47]
Trang 21Trong tiếng Anh, khai thác thủy sản được biết tới với thuật ngữ “capture
fisheries” Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã giải thích “khai thác thủy sản” là việc “việc loại bỏ các sinh vật thủy sinh khỏi các vùng nước nội địa trong tự nhiên hoặc vùng nước nội địa được tăng cường” [60]; là “việc đánh bắt các sinh vật sống dưới nước ở các vùng biển, ven biển và nội địa” [59]
Từ các định nghĩa nêu trên có thể hiểu một cách khái quát như sau: “khai thác thủy sản” là “hoạt động chủ quan của con người nhằm khai thác các nguồn tài nguyên động, thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, từ đó, cung cấp hàng hóa cho tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
Quá trình khai thác thủy sản cũng chính là quá trình tương tác giữa con người
và tự nhiên vì mục đích của con người nên trong điều kiện các nguồn lợi thủy sản trong vùng nước tự nhiên tồn tại vận động theo các quy luật tự nhiên thì sẽ có tác động tích cực, còn ngược lại sẽ để lại hậu quả khôn lường
1.2 Đặc điểm của khai thác thủy sản trên biển
Khai thác thủy sản trên biển là một bộ phận cấu thành của khai thác thủy sản nói chung Đặc trưng của khai thác thủy sản trên biển đó là hoạt động này được diễn ra trên các vùng biển đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) và các vùng biển quốc tế (như biển cả, vùng) cũng như các vùng biển, đảo của nước ngoài
Ở Việt Nam, khai thác thủy sản trên biển có các đặc điểm chung như sau: i) Đối
tượng khai thác là các sinh vật biển, chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật
sinh học nhất định; ii) Đây là hoạt động có tính thời vụ cao; iii) Sản lượng khai thác
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, điển hình hơn cả là: đặc trưng
về địa bàn cư trú của các loài sinh vật biển; phương thức tổ chức hoạt động khai thác [33]; ngư cụ phục vụ việc khai thác, chính sách, pháp luật của nhà nước về khai thác thủy sản trên biển; …
Ngoài các đặc điểm chung nêu trên, khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam
cũng có các đặc điểm riêng như sau: i) Là ngành có truyền thống từ lâu đời, đóng góp không nhỏ vào việc hình thành và phát triển của văn hóa biển Việt Nam; ii) Quy mô
khai thác còn nhỏ, phân tán, lao động hiện nay chủ yếu vẫn là thủ công, còn thấp cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ văn hóa cũng như trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý của cán bộ còn yếu kém, thêm đó là tâm lý còn lạc hậu của người sản xuất; iii) Do ảnh
Trang 22hưởng của kỹ thuật khai thác truyền thống dẫn đến khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng từ đó ảnh hưởng đến sản lượng hoạt động khai thác thủy sản cũng như công tác quản lý; iv) Hoạt động khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu nhiệt đới ẩm có pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới
1.3 Tiềm năng khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền với hơn 3.000 hòn đảo Cả nước có 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển (trong đó có 10 tỉnh, thành phố có hải đảo, quần đảo), chiếm 41% diện tích cả nước với tổng diện tích 208.560 km2 và 51,2 triệu người Với 116 huyện, 700
xã phường có hoạt động khai thác thủy sản trên biển; bao gồm 5 tỉnh miền Bắc: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; 14 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; 2 tỉnh Đông Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh; 7 tỉnh Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long): Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang)
Ngoài ra, Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia biển mạnh
1.3.2 Trữ lượng hải sản
Không chỉ có nguồn tài nguyên hải sản đa dạng về chủng loại (với hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, rong biển hơn 600 loài và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …), Việt Nam còn
có nguồn hải sản rất phong phú với tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn và cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn
Theo vùng miền, sự đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản Việt Nam được phân
bố như sau:
- Vùng biển Vịnh Bắc Bộ với trữ lượng khoảng 70.000 tấn thủy sản, hình thức khai thác chủ yếu là ven bờ Một số nghề chủ yếu như nghề lưới kéo, lưới vây, và chụp mực, trong đó nghề lưới kéo hoạt động không ổn định, các tàu chủ yếu hoạt động ở các vùng biển ven bờ và vùng lộng đối với đối tượng khai thác là các loài cá con và cá
Trang 23tạp Nghề lưới rê có đối tượng khai thác chọn lọc hơn là các loại hải sản có giá trị kinh
tế cao như cá thu, cá ngừ Đặc biệt là nghề lưới vây phát triển mạnh mẽ; nghề chụp mực phát triển ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa
Vùng biển Trung Bộ với trữ lượng khoảng 712.000 tấn, khai thác thủy sản ở vùng biển này chủ yếu là khai thác xa bờ, nhất là nghề câu cá ngừ đại dương, thường tập trung ở các tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa Nghề lưới kéo đạt hiệu quả thấp chủ yếu là do nguồn lợi hải sản tại vùng lộng và vùng biển ven bờ giảm so với các năm trước Tuy nhiên, tại một số địa phương có tàu công suất lớn di chuyển khai thác ở các ngư trường Vịnh Bắc Bộ và Đông Tây - Nam Bộ vẫn sản xuất ổn định Nghề lưới rê có đối tượng khai thác phong phú và đa dạng như cá thu, cá ngừ, cá hố, mực nang, còn nghề lưới vây, đối tượng khai thác chính là cá nục, cá ngừ ồ, cá ngừ sọc dừa, cá sòng, cá cơm
Vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng thủy sản lớn nhất, 1.141.000 tấn Các nghề khai thác chính là lưới kéo, lưới rê, lưới vây Nghề cào bay, mặc dù sản lượng khai thác cao hơn và ổn định nhưng hoạt động của nó gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái
Vùng biển Tây Nam Bộ với trữ lượng thủy sản 610.000 tấn, hoạt động chủ yếu bằng nghề lưới kéo, giã cào bay, lưới vây, khai thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ và vùng lộng với đối tượng khai thác là cá nục, cá cơm, cá ngừ sọc dừa, cá ngừ ô,
Vùng giữa biển Đông có trữ lượng thủy sản là 1.036.000 tấn Khai thác chủ yếu
ở vùng biển Đông là nghề câu tay, lưới kéo, lưới rê, lưới vây, với đối tượng khai thác chính là các loại cá xa bờ như cá ngừ, cá thu
Xét về ngư trường khai thác, ở vùng biển Việt Nam có 15 ngư trường khai thác chính Các ngư trường này hầu hết đều nằm dọc theo các vùng nước ven bờ, gần các đảo và có độ sâu dưới 200 mét Trong đó, Việt Nam đã hình thành được 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường
Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh Những khu vực này có nguồn lợi hải sản phong phú,
có mật độ tập trung cao của một hoặc nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế; có số lượng lớn tàu thuyền tập trung đánh bắt theo mùa vụ của nhiều địa phương Bên cạnh đó, dọc theo lãnh thổ đất nước, những điều kiện tự nhiên như bãi biển, các dải rừng ngập mặn,
Trang 24đầm phá,… đã cung cấp nguồn tài nguyên phong phú và góp phần quan trọng trong việc phát triển khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam
1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Việt Nam là quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào, chịu khó, có kinh nghiệm cùng với đó là truyền thống khai thác thủy sản trên biển lâu đời Ngoài ra, phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày một tốt hơn, công nghiệp chế biến
và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhà nước ngày càng có nhiều chính sách khuyến ngư cho nhân dân, Khai thác thủy sản trên biển không chỉ có sự tham gia của ngư dân trên các vùng biển, đảo mà còn thu hút được rất nhiều ngư dân của các tỉnh thành và huyện thị trong đất liền
Sự phát triển toàn diện, đa lĩnh vực nhưng có trọng tâm, trọng điểm đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu thủy sản, trong đó có thủy sản trên biển Khai thác thủy sản trên biển có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong sự phát triển chung của ngành mà còn khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, đảo
1.4 Vai trò của khai thác thủy sản trên biển
Khai thác thủy sản trên biển không chỉ là một bộ phận cấu thành của hoạt động thủy sản nói chung mà còn là một ngành chuyên sản xuất các nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, dược phẩm, mỹ phẩm, và cung cấp thực phẩm tươi sống cho nhu cầu tiêu thụ của con người Do đó, đây được coi là một ngành nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế và sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia Vai trò đó được thể hiện trên các khía cạnh sau:
1.4.1 Về kinh tế
Khai thác thủy sản trên biển là ngành sản xuất vật chất cơ bản để phát triển kinh
tế biển của các quốc gia Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản đem lại nguồn lợi rất lớn về kinh tế cho chính những ngư dân và quốc gia đó Đối với Việt Nam - quốc gia
có nguồn lợi hải sản phong phú, thì hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản trên biển giúp ngư dân có thu nhập ổn định trong cuộc sống; đồng thời có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu thủy sản, giúp ngành thủy sản trở thành một trong những ngành mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước
Hiện có hơn 40 loại nghề đánh bắt hải sản được chia thành 6 nhóm, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là nghề lưới rê với hơn 33% tổng số tàu thuyền khai thác kế
Trang 25đến là nhóm nghề lưới kéo 18%, nhóm nghề câu 17%, còn lại là các nhóm nghề lưới vây, chụp mực và các nghề khác
Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản Từ năm 2015 – 2022 sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng từ 3 triệu tấn lên 3,86 triệu tấn, tăng 29% Góp phần đưa ngành thủy sản lên vị trí thứ 5 về giá trị xuất khẩu (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép)
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%
Cũng theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế
Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất giai đoạn 2011-2022 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc
độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm
Sản lượng khai thác thủy sản giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh thực phẩm trong nước, đáp ứng một phần nhu cầu xuất khẩu và tạo điều kiện cho ngành chế biến thủy sản phát triển Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia: chiếm 4-5 % GDP; 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia Giá trị xuất khẩu năm 2022 là 11 tỷ USD, tăng 23,5% so với năm 2021 Trong đó: xuất khẩu tôm lập kỉ lục 43 tỷ USD; cá tra đạt kỷ lục 2,5 tỷ USD,
Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Bên cạnh đó, sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1434/QĐ-TTg ngày 22/9/2017, thực hiện đầu tư cơ bản cho phát triển thủy sản
đã đạt được các mục tiêu của Chương trình, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm đạt 6%, đúng theo kế hoạch đề ra; công suất cảng cá tăng thêm khoảng
352 nghìn tấn hàng qua cảng/năm, công suất neo đậu tăng thêm 24,9 nghìn tàu (vượt chỉ tiêu chương trình đề ra)
Trang 26Dự thảo Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Chuyển từ khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ và viễn dương phù hợp với từng vùng biển và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển đi đôi với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cầu nghề cá Tốc độ tăng trưởng giá trị thủy sản đạt
từ 3,0-4,0%, kinh tế thủy sản đóng góp 28-30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản đạt khoảng 25-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70-75% Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tại chỗ, thông qua du lịch và khách quốc tế khoảng 1,3 tỷ USD Đồng thời giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước
Đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế
và khu vực về biển và đại dương Ngoài ra, phát triển thủy sản (trong đó có khai thác thủy sản trên biển) là ngành sản xuất hàng hóa lớn có trình độ quản lý, khoa học công nghệ hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các chế định quốc tế, phát triển có trách nhiệm và bền vững Phấn đấu giải quyết việc làm cho thêm 3 triệu lao động Trở thành trung tâm chế biến thủy sản chất lượng cao khu vực ASEAN và châu Á, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới
1.4.2 Về văn hóa - xã hội
Xét dưới khía cạnh văn hóa- xã hội, vai trò của khai thác thủy sản trên biển được thể hiện dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia
Thủy sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân Nhu cầu protein của động vật thủy sản khoảng 25% - 55%, cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm Cũng giống như một số nước Châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thủy sản Bình
Trang 27quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng 39,31 - 42,86% tổng sản lượng thực phẩm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia
Thứ hai, tạo ra việc làm và giải quyết nhu cầu về việc làm cho người dân, đặc
biệt là người dân khu vực ven biển và ngư dân trên các vùng biển, đảo
Sự phát triển nhanh của khai thác thủy sản trên biển đã tạo ra hàng loạt việc làm
và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia, từ đó góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm cho người dân Theo báo cáo của Quân chủng Hải quân, Việt Nam hiện có khoảng 20 triệu cư dân ven biển, 83 cảng cá, 66 khu neo đậu và hơn 96.000 tàu cá các loại [50], trong đó có hơn 5 triệu lao động tham gia ngành thủy sản, hoạt động kinh tế trên biển và ven biển
Hiện nay cả nước có hơn 4.000 tổ đội sản xuất trên biển đang hoạt động với sự tham gia của gần 29.600 tàu cá, gần 180.000 lao động trên các vùng biển Các mô hình này thường gồm từ 5-10 tàu làm cùng nghề, cùng khai thác trên một ngư trường có mối quan hệ thân thuộc như cùng dòng họ, anh em hoặc cùng làng xã… liên kết hỗ trợ nhau trong thiên tai, rủi ro trên biển, hỗ trợ về thông tin ngư trường, vận chuyển sản phẩm khai thác vào bờ hoặc vận chuyển nhiên liệu cho tàu còn khai thác ngoài biển…
Ngoài ra, khai thác thủy sản trên biển còn thúc đẩy vấn đề phân công lao động giữa các vùng miền và giữa các ngành nghề, từ đó, góp phần giải quyết vấn đề việc làm Trong thời gian qua, hoạt động khai thác thủy sản trên biển đã giải quyết việc làm, sinh kế cho khoảng 1 triệu ngư dân và 4 triệu người liên quan; góp phần phát triển ngành, nâng cao đời sống nhân dân
1.4.3 Về an ninh quốc phòng
Khai thác thủy sản trên biển góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển Bảo vệ chủ quyền quốc gia nói chung và biển đảo nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó ngư dân có vai trò rất quan trọng Nghị quyết Trung
ương 4 khóa X về Phát triển kinh tế biển, đảo đã xác định: "Phát triển kinh tế biển đảo
và những vấn đề liên quan đến đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài", đồng thời
nêu rõ: "Việc có thể làm ngay là phát triển mạnh khai thác thủy sản, hải sản với hướng
ưu tiên tập trung khai thác vùng biển khơi, vừa phát triển kinh tế biển, đảo, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh trên vùng biển, trong đó chú trọng mở rộng năng lực
Trang 28đánh bắt xa bờ, hoàn thiện và mở rộng kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển dài ngày bằng các chính sách hỗ trợ ngư dân"
Với mỗi ngư dân, vươn khơi đánh bắt hải sản là cuộc sống, là niềm tự hào được làm chủ vùng biển quê hương, tiếp nối truyền thống của cha ông để lại các thế hệ ngư dân ngày nay luôn quyết tâm bám biển để khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo không chỉ là nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách,
mà điều có ý nghĩa quan trọng, cơ bản, lâu dài là phát huy được vai trò của ngư dân, tổ chức cho họ vươn khơi, bám biển thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh trên biển, sự hiện diện của ngư dân thường xuyên trên biển là những cột mốc sống khẳng định chủ quyền và là lực lượng thường xuyên tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia
Hằng ngày có hơn 10.000 tàu cá và hàng nghìn ngư dân hoạt động trên các vùng biển của Tổ quốc Mỗi ngư dân làm ăn trên biển không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà còn đồng hành với các lực lượng trên biển, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Những ngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên biển chính là những “công dân biển”, là những “cột mốc chủ quyền trên biển” Song song với hoạt động đánh cá, những công dân này còn đang gián tiếp tham gia tuần tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trên biển Đông, góp phần ngăn chặn, hạn chế những tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam
1.5 Cơ sở pháp lý cho hoạt động khai thác thủy sản trên biển
Để đảm bảo lợi ích của mỗi quốc gia ven biển và lợi ích của các quốc gia khác, mỗi quốc gia đề ra các quy tắc ứng xử trên biển của mình và thống nhất với các quốc gia liên quan các quy tắc ứng xử chung khi cùng tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên biển Các nguyên tắc ứng xử chung này được quy định trong các văn bản pháp lý quốc tế và văn bản pháp lý quốc gia như sau:
Trang 29nghị về luật biển của Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến năm 1982, Công ước đã được chính thức thông qua vào năm 1982 tại Vịnh Montego, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 Hiện nay, Công ước có 169 thành viên Việt Nam tham gia ký kết ngày 10/12/1982 và chính thức phê chuẩn ngày 25/7/1994 và trở thành thành viên thứ 63 của Công ước UNCLOS 1982 gồm hơn 320 Điều với hơn 1300 Khoản, được bố cục thành 17 Chương, 09 phụ lục Ngoài ra, UNCLOS 1982 còn có 03 Hiệp định định thực thi là: Hiệp định về việc thực hiện Phần XI UNCLOS được thông qua ngày 28/7/1994; Hiệp định về đàn cá di cư được thông qua ngày 04/8/1995, và Hiệp định về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia được thông qua ngày 19/06/2023 [75]
Với 320 Điều, được chia làm 17 Chương và 09 Phụ lục, UNCLOS 1982 đã định
ra một khuôn khổ pháp lý chung, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương, bao gồm cả các hoạt động khai thác thủy sản trên biển Với các khái niệm cơ bản, chi tiết cho mỗi nhóm quốc gia đặc thù, trong đó có các quốc gia ven biển như Việt Nam, UNCLOS 1982 đã quy định các vấn đề liên quan đến khai thác thủy sản trên biển như:
về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc khai thác thủy sản trên biển; cân bằng lợi ích của các quốc gia; tài nguyên sinh vật biển được chia sẻ cho hai hay nhiều quốc gia; ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên thủy sản trên biển và giải quyết tranh chấp quốc tế về khai thác thủy sản trên biển,
b Hiệp định về đàn cá di cƣ của Liên Hợp Quốc 1995
Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp quốc năm 1995 có tên đầy đủ là “Hiệp định thực thi các quy định của UNCLOS 1982 liên quan đến việc bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và đàn cá di cư xa” Hiệp định gồm 50 Điều, được chia làm 13 phần và 02 phụ lục Được thông qua ngày 04/8/1995, hiệu lực từ ngày 11/12/2001 Tính đến năm 2024, Hiệp định có 93 thành viên Việt Nam đã gia nhập ngày 18/12/2018.[75]
Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp quốc năm 1995 đã cụ thể hóa các điều khoản của UNCLOS 1982 về việc bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa
và được xem là văn kiện pháp lý đa phương quan trọng nhất đối với việc bảo tồn và quản lý nghề cá ngoài khơi kể từ khi UNCLOS 1982 được thông qua
Nội dung chính của Hiệp định bao gồm: i) đưa ra những nguyên tắc cụ thể
hướng dẫn việc xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn các đàn cá di cư; ii) công
Trang 30nhận sự cần thiết phải đảm bảo tính nhất quán của các biện pháp bảo tồn và quản lý
các loài cá di cư xa được tiến hành ở vùng đặc quyền kinh tế và ở trên biển cả; iii) Ghi
nhận rằng, việc thực thi các biện pháp bảo tồn trên biển cả không chỉ thuộc thẩm quyền của các quốc gia có tàu mang cờ có mà còn thuộc thẩm quyền của nhiều quốc
gia khác; iv) quy định quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong việc khai thác, bảo tồn các đàn cá lưỡng cư và đàn cá di cư xa; v) Đưa ra một số quy định về giải quyết hòa bình
các tranh chấp quốc tế về khai thác thủy sản trên biển
c Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển năm
2023
Hiệp định này được thông qua tại New York vào ngày 19/6/2023 trong phiên họp thứ năm liên tục của Hội nghị liên chính phủ về công cụ pháp lý quốc tế ràng buộc theo UNCLOS 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển của các khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia Hiệp định này được mở để ký trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, tại New York vào ngày 20/9/2023 và sẽ tiếp tục được mở ký đến ngày 20/9/2025 Hiện nay, Hiệp định có
88 quốc gia tham gia ký kết trong đó có 02 quốc gia đã trở thành thành viên chính thức Việt Nam đã ký kết Hiệp định từ ngày 20/09/2023 Tính tới tháng 3/2024, Hiệp định vẫn chưa có hiệu lực thi hành [77]
Về nội dung, Hiệp định gồm 17 Chương, 76 Điều, 2 Phụ lục với nội dung chính
xoay quanh một số vấn đề gồm: i) Chia sẻ lợi ích nguồn gien biển; ii) Thiết lập vùng bảo tồn biển; iii) Đánh giá tác động môi trường; iv) Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; và v) Vấn đề chung như cơ chế ra quyết định của Hội nghị các quốc gia
thành viên, thành lập, vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính…
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Hiệp định, các quy định của Hiệp định này sẽ không áp dụng đối với: (a) Việc đánh bắt cá được điều chỉnh theo luật pháp quốc tế có liên quan và các quy định liên quan đến các hoạt động đánh bắt cá; hoặc (b)
Cá hoặc các nguồn tài nguyên sinh vật biển khác được đánh bắt trong quá trình khai thác và các hoạt động liên quan đến đánh bắt cá từ các khu vực ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia, trừ khi những loài cá hoặc các nguồn tài nguyên sinh vật biển khác được quy định là việc sử dụng theo Phần này
Trang 31Hiệp định chính là chìa khóa để: i) bảo vệ đại dương; ii) thúc đẩy sự công bằng
và bình đẳng; iii) khắc phục tình trạng suy thoái môi trường; iv) chống biến đổi khí hậu; v) Ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học ở vùng biển khơi
c Các văn bản khác có liên quan
Ngoài các văn kiện pháp lý chủ yếu nêu trên, khai thác thủy sản trên biển còn được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác, chẳng hạn: Hiệp định của FAO về thúc đẩy việc tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn các vùng biển cả của tàu cá 1993; Bộ quy tắc quản lý nghề cá có trách nhiệm của FAO (CCRF) năm 1995;
Kế hoạch hành động quốc tế của FAO nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ nạn đánh cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IPOA - IUU) năm 2001; Hiệp định của FAO về các Biện pháp quản lý cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ nạn đánh cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định 2009; Hướng dẫn tự nguyện hoàn thiện quy định của quốc gia mà tàu mang cờ năm 2014, và nhiều kế hoạch hành động quốc tế khác
Bên cạnh đó, khi đề cập đến cơ sở pháp lý cho hoạt động khai thác thủy sản trên biển không thể không kể tới các điều ước quốc tế khu vực và các điều ước quốc tế song phương, điển hình như: Hiệp định năm 1949 về việc thành lập Hội đồng đánh cá Địa Trung Hải; Công ước về thành lập Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá thu liên Hoa Kỳ năm 1966; Công ước hợp tác đa phương về đánh cá Tây Bắc Đại Tây Dương năm 1978; Công ước về Bảo tồn Tài nguyên Sinh vật Biển Nam Cực (Công ước CALMR)
năm 1980; Công ước về bảo tồn và quản lý nguồn cá pollock ở khu vực trung tâm biển
Beerring năm 1994; Công ước về bảo tồn và quản lý cá thu vây xanh năm 1994; Hiệp định đánh cá thuyền buồm năm 1957 giữa Việt Nam và Trung Quốc; Hiệp định về nghề cá giữa Philippines và Indonesia năm 1974; Hiệp định nghề cá Trung - Nhật năm 1975; Hiệp định nghề cá giữa Hàn Quốc và Nhật Bản tháng 1/1999; Hiệp định nghề cá giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày 01/06/2000; Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 25/12/2000; Hiệp định hợp tác nghề
cá và nuôi trồng thủy sản Việt Nam – Chi-lê năm 2004; Hiệp định thương mại nghề cá Trung Quốc – Indonesia năm 2008;
1.5.2 Văn bản pháp lý quốc gia
Để quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên biển, Việt Nam đã ban hành và đang ngày càng một hoàn thiện hơn hệ thống hệ thống các văn bản luật và văn bản
Trang 32dưới luật về khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển, mang tính đa dạng hóa về chuyên môn, có thể kể đến:
- Luật Thủy sản năm 2017 (thay thế Luật Thủy sản năm 2003): Luật Thủy sản Việt Nam năm 2017 quy định về khai thác thủy sản tại Chương IV, trong đó có quy định : Khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam (Mục 1 Từ Điều
48 đến Điều 52); Khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam (Mục 2 Điều 53, 54); Hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam ( Mục 3 từ Điều 55 đến Điều 59); Khai thác thủy sản bất hợp pháp (Mục 4 Điều 60, 61)
- Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017): Một số chế tài hình sự có liên quan đến khai thác thủy sản cũng được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam Cụ thể, Điều 242 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2017 quy định biện pháp xử lý các hành
vi vi phạm đối với tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản một mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một số hành vi sau: (1) Tàu cá sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư lưới cụ nằm trong danh mục cấm để tiến hành khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản; (2) Tiến hành khai thác thủy sản trong các khu vực cấm; (3) Khai thác các loài hải sản bị cấm khai thác, các loài hải sản nằm trong danh mục động vật quý hiếm cần được bảo tồn; (3) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài động vật quý hiếm, gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái của môi trường biển
- Bộ luật hàng hải năm 2015 (thay thế Bộ Luật hàng hải Việt nam năm 2005); không trực tiếp quy định về vấn đề khai thác thủy sản nhưng cũng đã nêu các điều có
Trang 33liên quan đến đăng kiểm tàu thuyền trên biển điều 29, cùng với chương V của Luật Thủy sản 2017, vậy thì liệu quy định trên đã đủ đáp ứng về vấn đề này hay chưa chúng
ta cũng cần phải xem xét hiện trạng và thực tế
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, trong
đó có môi trường biển, hải đảo; quy định chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý (Khoản 2 Điều 73 )
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định các cơ chế, chính sách trong quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất độc trên biển;
* Các Nghị định
Để triển khai hiệu quả các văn bản luật nêu trên, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành đã được ban hành Có thể kể đến:
- Nghị định 26/2019/NĐ-CP, ngày 08/3/2019 về quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
Nghị định này đã quy định các vấn đề quan trọng như: Quy định cụ thể về kích
cỡ tàu cá được phép hoạt động trong các khu vực phân vùng đánh bắt tương ứng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Điều 43); Quy định về việc lắp đặt Hệ thống giám sát tàu thuyền (VMS)(Điều 44); Quy định chi tiết về thủ tục cấp, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản (Điều 45); Quy định đối với tàu cá được phép hoạt động khai thác hải sản ngoài vùng biển Việt Nam (Điều 46); …
- Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như: Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản (Điều 7); Hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản (Điều 20); Vi phạm quy định về vùng khai thác (Điều 21); Hạn ngạch khai thác (Điều 22); Giấy phép khai thác (Điều 23); Vi phạm quy đinh về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu
cá khai thác bất hợp pháp (Điều 24),
- Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản trong đó có quy định về các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
Trang 34- Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 21/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- Nghị định 38/2024/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ - CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ Nghị định
có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024
- Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản (Điều 4,5); công
bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác (Điều 6); danh sách tàu
cá khai thác thủy sản bất hợp pháp (Điều 8); xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (Điều 9,10)
Ngoài các văn bản pháp luật nêu trên, cơ sở pháp lý cho việc khai thác thủy sản
trên biển của Việt Nam còn có các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chính
phủ và các Đề án, chiến lược về thủy sản nói chung, khai thác thủy sản nói riêng, điển hình như: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2020 về Kế
hoạch Tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW;
Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/04/2023 của Chính phủ về Chiến lược khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018 về Kế hoạch hành động
Trang 35Quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU đến năm 2025; Quyết
định số 647/QĐ-TTg ngày 18/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 phê duyệt
Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030;
Quyết định số 541/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/04/2020 phê duyệt
nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 757/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
4/6/2020 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đến năm 2025; Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2021 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045; Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án "Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không
theo quy định đến năm 2025"; Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy
sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 – 2025 định hướng 2030; Quyết định số
643/QĐ-Ttg ngày 5/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng
lực quản lý nhà nước về Thủy sản; …
1.6 Các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề khai thác thủy sản trên biển
Khuôn khổ pháp lý quốc tế về khai thác thủy sản trên biển đã phát triển đáng kể
từ khi Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển được thông qua vào năm 1982 UNCLOS là một công cụ pháp lý mang tính bước ngoặt khi tạo dựng cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ và khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật, phi sinh vật của biển và đại dương; đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho các thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc hoặc tự nguyện liên quan đến bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, cụ thể như sau:
1.6.1 Khai thác thủy sản trong nội thủy, lãnh hải
Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đẩy đủ như trên lãnh thổ đất liền Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng nhất định nằm ở phía ngoài đường cơ sở và thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ của quốc gia ven biển
Trang 36Theo quy định của UNCLOS, nội thủy và lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, do đó tất cả các hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển trong hai vùng biển này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của quốc gia ven biển Quốc gia ven biển có toàn quyền đối với việc khai thác thủy sản trong nội thủy, lãnh hải của mình Nếu không có sự cho phép của quốc gia ven biển, không quốc gia nào được phép khai thác thủy sản trong nội thủy và lãnh hải của quốc gia ven biển
1.6.2 Khai thác thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế
Điều 55, điều 57 Công ước 1982 quy định:“Vùng đặc quyền kinh tế là vùng
nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải đặt dưới chế độ pháp lý riêng, theo
đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, các quyền cũng như các quyền
tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh Vùng biển này có chiều rộng không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển đặc thù dù không thuộc lãnh thổ quốc gia cũng không phải là vùng biển thuộc sở hữu chung của cộng đồng quốc tế Sự cân bằng
về lợi ích giữa các quốc gia khác với quốc gia ven biển được Công ước 1982 quy định rất rõ ràng, là những đặc quyền đã được thừa nhận về quyền của các nước ven biển đối với tài nguyên trên các vùng biển tiếp liền lãnh thổ quốc gia trong khi Công ước cũng
ghi nhận quyền của các quốc gia khác [32]
* Quyền khai thác của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế
Khác với lãnh hải và nội thủy, quốc gia ven biển chỉ có quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình mà không có chủ quyền lãnh thổ Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền với sinh vật hoặc không sinh vật, các tài nguyên thiên nhiên ở đó cũng như hoạt động sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió Hiện nay, quốc gia ven biển không đánh bắt hết tài nguyên thiên nhiên chính trong vùng đặc quyền kinh tế có thể cho phép các quốc gia khác trả lệ phí để đánh và tuân thủ các quy định của quốc gia ven biển đó Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc nghiên cứu khoa học biển; lắp đặt và sử dụng các thiết bị, công trình, các đảo nhân tạo; giữ gìn và bảo vệ môi trường biển
Theo UNCLOS 1982, tại Phần V - Vùng đặc quyền kinh tế - nơi mà trong lịch
sử pháp lý quốc tế, là nơi đã và đang diễn ra tranh chấp chủ yếu trong các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên, hay nói cách khác, quyền thăm dò và khai thác tài
Trang 37nguyên biển là quyền đặc trưng cho Vùng đặc quyền kinh tế này, do đó quyền khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các quốc gia được quy định rất rõ ràng và cụ thể tại các điều từ 61 đến điều 75 Theo quy định thì quyền khai thác thủy sản của quốc gia ven biển được quy định như sau:
Quốc gia ven biển, ở trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được đối với các tài nguyên sinh vật (Khoản 1 Điều
61 UNCLOS)
Nhằm duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khi bị ảnh hưởng bởi khai thác quá mức, dựa vào các số liệu đáng tin cậy nhất về khoa học mà mình có, quốc gia ven biển thi hành các biện pháp về bảo tồn và quản lý thích hợp Để thực hiện mục đích này, các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức khu vực, phân khu vực hay thế giới, quốc gia ven biển hợp tác với nhau một cách thích hợp (Khoản 2 Điều 61 UNCLOS)
Các biện pháp đó cũng nhằm để duy trì hay khôi phục các đàn (stocks) hải sản được khai thác có tính đến các yếu tố sinh thái và kinh tế thích đáng, ở mức bảo đảm đạt năng suất ổn định tối đa, kể cả các nhu cầu kinh tế của tập thể ven bờ sống bằng nghề đánh bắt thủy sản và các nhu cầu riêng của các quốc gia đang phát triển, có tính đến quan hệ hỗ tương giữa các đàn (stocks), đến các phương thức đánh bắt và đến tất
cả các quy phạm quốc tế tối thiểu thường được kiến nghị ở cấp khu vực, phân khu vực hay thế giới (Khoản 3 Điều 61 UNCLOS)
Theo đó, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, quốc gia ven biển tiến hành những hoạt động khai thác sau:
- Trên cơ sở không làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn, trong vùng đặc quyền kinh tế, được tiến hành những hoạt động thúc đẩy việc khai thác tối ưu tài nguyên thủy sản (Điều 62.1);
- Tự định ra khối lượng thủy sản có thể đánh bắt (Điều 61.1), xác định lượng
cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở tự xác định khả năng khai thác (Điều 62.2) Liên quan trực tiếp đến quốc gia ven biển và những quyền của các quốc gia khác nên đây là những quyền vô cùng quan trọng Để có căn cứ tính toán lượng cá thừa mà quốc gia khác có thể đánh bắt thì phải căn cứ vào số lượng cá có thể đánh bắt,
số lượng cá dư và khả năng khai thác thực tế của quốc gia ven biển Việc tính toán, xác định những số liệu trên hoàn toàn do những quốc gia này tự tiến hành trên cơ sở
Trang 38được xem xét đến cả những lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và các lợi ích khác của mình mà không có nghĩa vụ phải chia sẻ với các tổ chức quốc tế hay các quốc gia khác Giới hạn duy nhất cho những đặc quyền này là phải trên cơ sở khoa học và tính đến vấn đề bảo tồn các loài cá;
- Cho phép các quốc gia khác được tham gia khai thác lượng cá dư thừa tại vùng đặc quyền kinh tế khi quốc gia ven biển không khai thác hết thông qua các điều ước hoặc các thỏa thuận khác (Điều 62.2) đồng thời quy định những vấn đề điều chỉnh hoạt động khai thác của nước ngoài trong trường hợp này, trên cơ sở phù hợp với Công ước và có tính đến tầm quan trọng của tài nguyên cá đối với nền kinh tế của quốc gia ven biển và lợi ích của các quốc gia khác và đặc biệt có thể đề cập đến các vấn đề sau đây:
+ Việc cấp giấy phép cho phương tiện đánh bắt, tàu thuyền hay ngư dân, kể cả việc nộp thuế hay các khoản phải trả khác, có thể là một sự đóng góp thích đáng vào ngân sách, vào việc trang bị và vào sự phát triển kỹ thuật của công nghiệp đánh bắt hải sản trong trường hợp đối với các quốc gia ven biển đang phát triển;
+ Ấn định tỷ lệ phần trăm và chỉ rõ các chủng loại cho phép đánh bắt, hoặc là đối với số lượng đánh bắt của công dân các quốc gia trong một thời kỳ nhất định, hoặc với các đàn hay các nhóm đàn hải sản riêng biệt, đối với số lượng đánh bắt của từng chiếc tàu trong một khoảng thời gian nhất định;
+ Quy định các mùa vụ và các khu vực đánh bắt, số lượng tàu thuyền, phương tiện đánh bắt có thể được sử dụng cũng như kiểu, cỡ;
+ Ấn định cỡ, tuổi cá và các sinh vật khác được đánh bắt;
+ Những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và năng lực đánh bắt thông báo vị trí tàu thuyền là các thông tin mà tàu thuyền đánh bắt phải báo cáo;
- Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đối với các hoạt động khai thác cá, thực hiện quyền tài phán (theo nghĩa rộng) Quốc gia ven biển có quyền ban hành các luật lệ, quy định điều chỉnh hoạt động khai thác thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế theo đúng Công ước đồng thời có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật lệ, quy định mà mình đã ban hành (Điều 73)
* Quyền khai thác của quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của
quốc gia ven biển
Trang 39Công ước 1982 quy định, khi quốc gia ven biển không khai thác hết lượng cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, trừ trường hợp quốc gia ven biển có nền kinh
tế lệ thuộc rất nặng nề vào việc khai thác tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế, ngư dân và tàu thuyền của các quốc gia khác có thể khai thác tài nguyên cá Việc ưu tiên tham gia khai thác lượng cá dư thừa trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như sau:
- Đối với quốc gia không có biển:
Theo (Điều 69.1) và các Điều 61 và 62, theo một thể thức công bằng, một quốc gia không có biển có quyền tham gia khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển trong cùng một phân khu vực hoặc khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan
Các thể thức và điều kiện của việc tham gia này được các quốc gia hữu quan
ấn định thông qua thỏa thuận thay đổi, khu vực hay phân khu vực, đặc biệt tính đến:
+ Sự cần thiết phải tránh cho cộng đồng những người đánh bắt hoặc cho công nghiệp đánh bắt của các quốc gia ven biển khỏi mọi động tác có hại;
+ Mức độ tham gia hoặc có quyền tham gia, theo các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực hiện hành, vào việc khai thác tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác;
+ Mức độ quốc gia bất lợi về mặt địa lý tham gia vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển và sự cần thiết tránh một gánh nặng đặc biệt cho quốc gia ven biển nào đó hoặc cho khu vực nào đó;
+ Xem xét nhu cầu thực phẩm của dân cư ở các quốc gia (Điều 69.2)
Một mình quốc gia ven biển có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận khi khả năng đánh bắt của quốc gia đó cho phép, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác có tính đến các hoàn cảnh và điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các bên hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hoặc khu vực một cách công bằng cho phép các quốc gia đang phát triển không có biển trong cùng khu vực hay phân khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền kinh tế của các
Trang 40quốc gia ven biển thuộc phân khu vực hay khu vực Để áp dụng điều quy định này, cũng cần tính đến các yếu tố đã nêu ở khoản 2 (Điều 69.3)
Các quốc gia phát triển không có biển chỉ có quyền tham gia khai thác tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia phát triển ven biển
ở trong cùng một khu vực hoặc một phần khu vực (khoản 4 Điều 69 UNCLOS) Nghĩa
là, các quốc gia này sẽ không được quyền khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển dư trong các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển “đang hoặc kém” phát triển Thực chất tinh thần chủ đạo của UNCLOS về quyền khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển dư trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển là sự thỏa hiệp của các quốc gia có biển với các quốc gia đang hoặc kém phát triển không có biển
Các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia không có biển ở cùng phân khu vực hay khu vực đó những quyền ngang nhau, hoặc ưu tiên để khai thác tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình Quy định trên được áp dụng không phương hại đến các thỏa thuận được ký kết nếu có trong các phân khu vực hay khu vực (Điều 69.5)
- Quyền của các quốc gia bất lợi về địa lý
Các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia vào việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển ở cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan theo đúng điều này và các Điều 61 và 62 (Điều 70.1) theo một thể thức công bằng
Thuật ngữ “quốc gia bất lợi về địa lý” có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực cũng như các quốc gia ven biển không thể có một vùng đặc quyền kinh tế riêng, để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cư hay một bộ phận dân cư của họ (Điều 70.2)
Các quốc gia hữu quan ấn định các điều kiện và thể thức của việc tham gia thông qua con đường thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vưc, đặc biệt có tính đến:
+ Cộng đồng những người đánh bắt hay công nghiệp đánh bắt của các quốc gia ven biển cần phải được tránh khỏi mọi tác hại;