1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo Đảm quyền bất khả xâm phạm về Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo pháp luật việt nam

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Đảm quyền bất khả xâm phạm về Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo pháp luật việt nam
Tác giả Dương Văn Mai
Người hướng dẫn TS. LÃ KHÁNH TÙNG
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học THIÊN Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,05 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (18)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung của việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (18)
      • 1.1.1. Khái niệm về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (18)
      • 1.1.2. Đặc điểm của bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (23)
      • 1.1.3 Mối quan hệ giữa việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân với các quyền con người khác (26)
    • 1.2. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và những yếu tố ảnh hưởng (29)
    • 1.3 Vai trò của pháp luật với việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (31)
    • 1.4. Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (35)
      • 1.4.1. Các quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (35)
      • 1.4.2. Quy định của một số quốc gia về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (38)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM (45)
    • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam (45)
      • 2.1.1 Các Thiết chế bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (64)
    • 2.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về bảo đảm quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam và những bất cập (78)
      • 2.2.1 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (78)
      • 2.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về Thiết chế bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo thủ tục hành chính (85)
      • 2.2.3 Thực tiễn thực hiện Thiết chế bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân bằng thiết chế dân sự (87)
      • 2.2.4 Một số nguyên nhân của việc xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phổ biến tại Việt Nam (92)
  • Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỒNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM (98)
    • 3.1 Nhận xét chung về Pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam (98)
    • 3.2 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam (100)
      • 3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (102)
      • 3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (107)
  • KẾT LUẬN (111)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (112)

Nội dung

BẢO ĐẢM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐƯỢC QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung của việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

1.1.1 Khái niệm về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

Chúng ta thấy khái niệm “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo pháp luật Việt Nam”, tồn tại ba thành phần chính: thứ nhất là

“Bảo đảm”, thứ hai là “đời sống riêng tư” và thứ ba là “bí mật cá nhân” Vì thể trước tiên cần phải làm rõ các khái niệm này thì mới mới có thể định hình về “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư và bí mật cá nhân”

Bảo đảm theo từ điển Tiếng Anh là Guarantee; Theo từ điển Hán Việt

Wiktionary thì “Bảo đảm” danh từ có nghĩa là “Sự thực hiện được hoặc giữ được”

“Bảo đảm” được giải thích theo Từ điển Luật Học do Viện Khoa Học Pháp lý – Bộ

Tư Pháp nghiên cứu biên soạn và xuất bản năm 2006 tại Trang số 27 xác định: “Bảo đảm” được hiểu là "Trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường.”

Cuốn từ điển này còn nhắc tới khái niệm về “bảo bảm pháp luật”, cụ thể theo giải thích tại Trang số 28 “bảo đảm pháp luật” là:“Một trong những quyền cơ bản của công dân Mọi quyền, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân như quyền nhân thân, quyền dân sự, quyền chính trị xã hội, quyền sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… đều được nhà nước bảo hộ bằng những điều luật cụ thể được ghi trong các đạo luật cụ thể Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho các quyền công dân đã được ghi trong các đạo luật phải được thực thi, phải tạo điều kiện cho công dân được hưởng các quyền đó Trong trường hợp có sự vi phạm đến các quyền của công dân thì phải áp dụng các biện pháp để loại trừ Cán bộ, công chức nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền và quyền lợi của công dân”

Ngoài ra đối với một số lĩnh vực cũng có khái niệm về bảo đảm như trong hoạt động về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin cũng đưa ra khái niệm:“Bảo đảm an ninh thông tin” là các hoạt động quản lý, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống hành vi sử dụng, lợi dụng cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin để xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của công dân ”, quy định tại điểm b, Mục 2, Phần I, Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BTTTT-BCA ngày 28/11/2008 giữa Bộ Thông tin và truyền thông với Bộ Công an về Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

Như vậy “bảo đảm” có thể được hiểu là: Các hoạt động của Nhà nước nhằm quản lý, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm cũng như đấu tranh phòng, chống đối với các hành vi vi phạm xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức đã được ghi trong các đạo luật; Trường hợp có sự vi phạm đến các quyền đó thì Nhà nước phải áp dụng các biện pháp, chế tài để loại trừ, chấm dứt những sự vi phạm đó

Khái niệm Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

Bí mật cá nhân là tổng thể các quan hệ quá khứ, các thông tin liên quan đến cá nhân mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân mà bị bộc lộ sẽ gây cho cá nhân những bất lợi hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác, mà bản chất của yếu tố bí mật cá nhân không gây ra bất kỳ một thiệt hại nào cho chủ thể khác Trong đó các thông tin cá nhân được xác định: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác [Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước] Trong khi đó Bí mật đời tư được xác định là những thông tin, tư liệu sự kiện, hoàn cảnh về đời tư của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu không được người đó đồng ý hoặc pháp luật cho phép Và Đời sống riêng tư là tập hợp những suy nghĩ, hành động, những sự việc, quan hệ liên quan đến cá nhân mà cá nhân giữ cho riêng mình, những vấn đề thuộc về đời sống riêng tư tuy không phải là các bí mật nhưng vẫn được pháp luật bảo hộ

Về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân hiện tại đang được các quốc gia, học giả trong và ngoài nước thừa nhận cũng như được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật là những gì mà theo lẽ công bằng mà một người có thể được hưởng, được làm và có quyền được yêu cầu, đòi hỏi các chủ thể khác phải tôn trọng cách xử sự của mình Về mặt pháp lý, quyền luôn được hiểu là các quy tắc xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện, dựa trên nhu cầu của bản thân, trong đó bao gồm cả những gì mà pháp luật quy định cụ thể và những gì mà pháp luật không cấm

“Đời sống” được hiểu là “sự sinh sống, hoạt động diễn ra trong cơ thể một sinh vật” hoặc “hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung” hoặc “lối sống, điều kiện sống, sinh hoạt của con người, xã hội” Còn “riêng tư” được định nghĩa là

“riêng của từng người, từng cá nhân”

Quyền bí mật cá nhân là quyền dân sự, là quyền nhân thân gắn với cá nhân bất khả xâm phạm và bất khả chuyển giao Những bí mật của cá nhân theo tính chất phụ thuộc mật độ và tính chất của các quan hệ xã hội khác Bí mật cá nhân thuộc về bí mật đời tư là những thông tin, những quan hệ trong quá khứ và hiện tại của cá nhân và cá nhân không muốn bộc lộ công khai Cũng về mặt pháp lý, khái niệm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư chủ yếu hàm ý quyền về đời sống riêng tư (the right to privacy) Cụm từ “bất khả xâm phạm” chỉ mang tính tương đối, được dùng với tính chất để nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền này (theo Từ điển tiếng Việt “bất khả xâm phạm” là không ai có quyền xâm phạm đến, đụng đến [29, tr.66]

Tại mỗi quốc gia trên thế giới tùy vào điều kiện cụ thể mà mức độ đề cập đến quyền này ít nhiều có sự khác nhau, tuy nhiên quyền về đời sống riêng tư đều được coi là một quyền con người cơ bản, được hiến định, đồng thời được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác Tại Việt Nam Điều 21, Hiến Pháp 2013 quy định: “Một người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn” Quy định này của

Hiến Pháp 2013 được cụ thể hoá bằng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng có công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác [Điều 38]

Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Hiện nay theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân” (the right to privacy) được tạo thành bởi ba yếu tố gồm “quyền bất khả xâm phạm”, “đời sống riêng tư”, “bí mật cá nhân” Tuy nhiên, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân lại là một trong những yếu tố cấu thành của quyền nhân thân và là một khía cạnh của biểu đạt thuộc quyền dân sự

Về nguyên tắc thì quyền này chỉ bao hàm những gì thuộc về một cá nhân nhất định, để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác như các yếu tố về họ tên, giới tính, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, dân tộc Hiện tại theo quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và giữa các nhà khoa học vẫn chưa có một sự thống nhất rõ ràng đối với khái niệm quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân Tại Việt Nam các nhà làm luật thừa nhận:

1 Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác

Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và những yếu tố ảnh hưởng

Cùng với quá trình phát triển, sự tiến bộ của loài người trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì yêu cầu đặt ra với việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là rất cần thiết Tuy vậy, việc này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học và công nghệ, mỗi yếu tố có vai trò ảnh hưởng khác nhau, chúng ta có thể xem xét sự ảnh hưởng của từng yếu:

Về chính trị và pháp luật: Theo nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế về trách nhiệm bảo đảm các quyền con người thì Chính phủ/Nhà nước nắm quyền quản lý điều hành quốc gia phải có trách nhiệm ghi nhận, thừa nhận và phải bảo vệ các quyền của con người nói chung trong đó có việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Vì thế việc nội dung và các biện pháp bảo đảm các quyền của con người nói chung và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nói riêng cũng chịu những sự tác động đó, ảnh hưởng từ việc ổn định chính trị, quan điểm của lực lượng lãnh đạo Nhà nước trong việc quản lý xã hội, quản lý và bảo vệ các thành viên của xã hội, cộng đồng Các quyền con người nói chung và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nói riêng chỉ được bảo đảm khi được thừa nhận, ghi nhận bởi lực lượng lãnh đạo xã hội, quản lý xã Vậy nên việc bảo đảm quyền sẽ bị chi phối bởi việc lực lượng chính trị nào nắm quyền quản lý đất nước hay thậm chí là cá nhân nào đứng đầu bộ máy Nhà nước (đối với các nền quân chủ lập hiến) Sự ổn định của các biện pháp bảo đảm này, phụ thuộc nhiều vào sự ổn định về chính trị, bởi suy cho cùng thì Nhà nước/Chính phủ quản lý xã hội, điều hành các hoạt động của xã hội bằng công cụ pháp luật; pháp luật lại là hình thức thể hiện ý chí của lực lượng lãnh đạo xã hội, phụ thuộc vào quan điểm của đảng cầm quyền… Việc bảo đảm quyền bị ảnh hưởng bởi mức độ hoàn thiện của pháp luật mỗi quốc gia, mức độ nghiêm minh và thái độ chấp hành pháp luật của Chính Phủ, cơ quan tổ chức và các thành viên trong xã hội, cá nhân, con người đang sinh sống làm việc trong xã hội đó Bằng pháp luật Nhà nước có một thiết chế thống nhất, với sự phân cấp, phân quyền và nghĩa vụ đối với từng cấp bậc, nhóm và các cá nhân cụ thể Pháp luật cũng đảm bảo việc bảo đảm quyền này được thực hiện một cách thống nhất, xuyên suốt trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà không bị áp dụng tùy tiện theo các vùng miền, khu vực khác nhau

Các yếu tố về kinh tế xã hội, điều kiện khoa học kỹ thuật công nghệ, cũng ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền, phát triển quyền cũng như tác động nên nhận thức của cộng đồng dân cư Khi kinh tế xã hội phát triển thì con người có nhiều điều kiện phát triển bản thân hơn, mở rộng và làm sinh động thêm các quyền của con người; nhiều yếu tố thuộc về cá nhân thuộc về chủ thể cá nhân cần được bảo đảm, bảo vệ hơn ngoài vấn đề về sức khỏe, tính mạng tài sản thì còn có các yếu tố về bí mật đời tư, thông tin cá nhân cũng như đời sống riêng của mỗi người Tuy nhiên nếu yếu tố kinh tế, khoa học kỹ thuật không phát triển, chưa phát triển thì sẽ khó có thể đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo đảm các quyền con người nói chung

Ngày nay với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ thì thông tin cá nhân, yếu tố riêng tư cá nhân có thể được lưu trữ, đăng tải và chia sẻ dưới nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến việc lộ lọt thông tin và việc kiểm soát thông tin mà chủ thể quyền nhiều khi không thể kiểm soát hoặc khó khăn trong việc kiểm soát việc rò rỉ các thông tin này Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền, cách thức bảo đảm quyền được bảo vệ, bảo đảm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, giữa những người sinh sống tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau đã trở lên đơn giản hơn, dễ dàng hơn do đó nguy cơ bị vi phạm quyền cũng dễ phát sinh…điều đó cũng đặt ra trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các vi phạm góp phẩn bảo đảm quyền cho mỗi cá nhân, công dân.

Vai trò của pháp luật với việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là một trong các quyền cơ bản của con người nên việc bảo đảm quyền có ý nghĩa quan trọng và rất đặc biệt với mỗi cá nhân Việc một cá nhân có hay không có quốc tịch cũng không ảnh hưởng đối với việc được thụ hưởng các biện pháp bảo đảm quyền con người, tức là không có sự phân biệt giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch đang sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam Để đảm bảo sự thống nhất cao nhất, là chuẩn mực chung trong xã hội, trong một lãnh thổ quốc gia thì vấn đề này phải được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của quốc gia Việt Nam đang trong bối cảnh hoàn thiện toàn diện hệ thống pháp luật về số lượng văn bản pháp luật được ban hành cũng như tính thực tế của các quy phạm pháp luật thì việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, pháp luật là một hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, của lực lượng cầm quyền nên với trách nhiệm “bảo vệ” trong pháp luật về quyền con người thì Nhà nước phải có định hướng, chương trình hành động cụ thể, trong đó cần phải quan tâm tới hoạt động xây dựng pháp luật Yêu cầu đối với pháp luật là phải thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về quyền con người nói chung, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư nói riêng để đảm bảo quyền này được tôn trọng, thực thi trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội và các quy định này phải trở thành quy tắc cư xử có tính bắt buộc với mọi thành viên trong xã hội Chúng ta có thể thấy sự chuyển biến này là rất rõ nét trong những năm gần đây đặc biệt vấn đề này không ngừng được Đảng cộng sản Việt Nam quan tâm, hoàn thiện phù hợp với từng thời kỳ cụ thể như Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về “vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” khẳng định quyền con người là giá trị chung của nhân loại, đồng thời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của loài người, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội Quan điểm này tiếp tục được ghi nhận trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện Đại hội Đảng tại các Đại hội VI, Đại hội VII Văn kiện Đại hội XII đã nêu rõ: “Cần quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết” Đảng cộng sản Việt Nam cũng rất nhanh nhạy trong việc đánh giá tình hình phát triển của thế giới, đời sống xã hội trong nước, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của rất nhiều công ước, hiệp định quốc tế bao gồm cả các công ước hiệp định về quyền con người nên đã kịp thời đưa ra các quan điểm về việc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trong đó có quyền con người và được nêu bật, ấn định rõ ràng minh bạch tại Hiến Pháp năm 2013, nhiều sửa đổi, bổ sung chế định quyền con người, quyền công dân và về nội hàm của quyền riêng tư: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” [Điều 20, Điều 21] Quy định của Hiến Pháp rất chi tiết và đã hoàn thiện hơn so với quy định về quyền riêng tư trong Hiến Pháp năm 1992, khi Hiến Pháp năm 1992 chỉ nói đến quyền không bị xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín, không nói đến quyền về sự riêng tư theo nghĩa rộng Tuy nhiên như nhận định trong văn kiện Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới thể hiện:“Quyền lực nhà nước chưa được kiểm soát hiệu quả, Thiết chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên và Nhân dân chưa nghiêm; Thiết chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, quyền con người, quyền công dân có mặt chưa được phát huy đầy đủ; cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước ” Từ đánh giá tình hình thực tiễn như trên nên Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Mục 3, phần

II Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định:“Bảo đảm thượng tôn Hiến

Pháp và pháp luật Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Hiến Pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến Pháp và pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa; thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Ðảng; lấy con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước; Nhà nước tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” Việc này cho thấy vấn đề quyền con người luôn được Đảng Cộng Sản Việt Nam quan tâm chăm lo

Thứ hai, pháp luật được sử dụng làm công cụ, làm thước đo và chuẩn mực chung cho toàn xã hội, pháp luật về quyền con người cũng mang giá trị và tính chất này Khi xã hội ngày càng phát triển thì pháp luật được sử dụng làm công cụ, chuẩn mực chung của đời sống xã hội, là công cụ để bảo vệ quyền của mỗi cá nhân trước mọi sự xâm phạm trái phép, ngay cả đó là cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cũng không được tuỳ tiện đối với các thông tin cá nhân, bí mật đời tư của các cá nhân Mỗi cá nhân, với tư cách là chủ thể của thông tin bí mật cá nhân, bí mật đời tư, phải có quyền được pháp luật bảo vệ Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của con người cũng như thực thi các biện pháp để ngăn ngừa và xử lý những vi phạm quyền này Trách nhiệm của Nhà nước phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật để hiện thực hoá quan điểm của lực lượng cầm quyền đối với vấn đề pháp luật về quyền con người, xác định các mức độ can thiệp đối với những tình huống cấp thiết nhưng vẫn bảo đảm các quyền con người được bảo vệ Trong đó cần quan tâm tới các quy định về quyền được biết, được tiếp cận thông tin, những quy định về việc đồng ý của cá nhân trong những tình huống thực tiễn phát sinh; quy định về quyền yêu cầu bảo vệ, thủ tục cách thức để bảo vệ quyền

Thứ ba, pháp luật phải luôn là giá trị chuẩn mực chung của xã hội Với tính chất là đại lượng công bằng, là công cụ để thực thi công lý nên pháp luật phải được xác định là tấm lá chắn của mỗi cá nhân trước những hành vi xâm phạm quyền này, cho dù từ bất kỳ chủ thể nào, người bị xâm phạm quyền này là ai, có vị trí thể nào trong xã hội hay thuộc tầng lớp nào trong xã hội…tất cả đều được bảo vệ bằng pháp luật Điều đó cũng đặt ra trách nhiệm của Nhà nước đối với hoàn thiện pháp luật để đảm bảo tính phù hợp với sự phát triển chung của xã hội

Thứ tư, pháp luật có vai trò bảo vệ, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của một cá nhân cụ thể và phải được sự tôn trọng tuyệt đối của các cá nhân, cơ quan tổ chức trong xã hội Tính quyền lực của Nhà nước thể hiện bằng tính cưỡng chế của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của công dân nói chung và quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nói riêng

Thứ năm, pháp luật cũng là công cụ, cách thức để một chủ thể cá nhân hay tổ chức, cơ quan Nhà nước được sử dụng để tiếp cận thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nếu các thông tin đó phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước, vì lợi ích chung của toàn xã hội Đối với vai trò này thì pháp luật cũng phải xác đinh rõ những tình huống, trường hợp mà thông tin về đời tư, bí mật cá nhân được sử dụng để tránh sự tùy tiện.

Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

1.4.1 Các quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

Như đã đề cập, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là hệ thống Thiết chế phát sinh từ quyền về sự riêng tư Trong đó quyền về sự riêng tư là một quyền con người cơ bản được ghi nhận tại nhiều văn kiện quốc tế với phạm vi toàn cầu và phạm vi khu vực như: Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, [Điều 17]; Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007, [Điều 22]; Điều 14 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, năm 1990… Ở cấp khu vực, Điều 10 Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi trẻ em, Điều 4 các nguyên tắc của Liên đoàn Châu Phi về tự do biểu đạt, Điều 11 Công ước nhân quyền Châu Mỹ năm 1969; Điều 5 Tuyên ngôn Châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người năm 1948, Điều 16 và 21 Hiến chương Ả rập về nhân quyền, Điều 2 Tuyên bố nhân quyền Châu Âu năm 1950 Nội hàm của quyền về sự riêng tư, bí mật cá nhân bao gồm đời tư, gia đình, nơi ở, thư tín, danh dự, uy tín cá nhân Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 ghi nhận quyền về sự riêng tư, bí mật cá nhân khẳng định: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín hay bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân.” [Điều 21]

Kế thừa UDHR năm 1948 thì Điều 17 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) cũng ghi nhận:“Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín hay bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự hoặc uy tín của cá nhân; Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc xâm phạm như vậy” Đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 khi quy định: “Người khuyết tật dù sống ở bất cứ ở đâu, cư trú ở khu vực nào cũng không bị can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào, không bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự và uy tín của mình một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật Người khuyết tật có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc xâm phạm như vậy” [Điều 22]

Tiếp đó là quy định tại Điều 16 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989: “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào sự riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự xâm phạm bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của trẻ Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm phạm như vậy” Để tránh hiểu sai, hiểu nhầm và tạo sự thống nhất đối với tất cả các quốc gia thành viên của công ước thì Ủy ban nhân quyền đã giải thích thêm nội dung này tại Bình luận chung số 16 và làm rõ thêm một số khía cạnh trong nội hàm của quyền về sự riêng tư, theo đó, việc bảo vệ quyền về sự riêng tư được thực hiện đối với đời tư, gia đình, nơi ở, thư tín, danh dự, uy tín của mỗi cá nhân Việc thu thập thông tin về đời tư của công dân của các nhà chức trách có thẩm quyền phải được thực hiện theo quy định của luật và chỉ khi những thông tin đó là cần thiết để bảo đảm lợi ích cộng đồng Việc can thiệp vào đời tư chỉ được phép thực hiện trong một số hoàn cảnh được quy định trong luật và phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể

Xuất phát từ mức độ công nhận và thừa nhận những nội dung của quyền về sự riêng tư và bí mật cá nhân ở các khu vực, các quốc gia có sự khác biệt nên mặc dù được các quốc gia thừa nhận phải bảo vệ các thông tin, bí mật về đời tư, bí mật của cá nhân nên các quốc gia cùng khu vực địa chính trị hoặc khối kinh tế chung thường có những hướng dẫn chi tiết bổ sung cho phù hợp với thực tế khu vực đó như: Hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về bảo vệ sự riêng tư và nguồn dữ liệu cá nhân xuyên quốc gia; Công ước số 108, Hội đồng Châu Âu về bảo vệ các cá nhân trong việc xử lý tự động dữ liệu cá nhân; quy định trong khuôn khổ chung về sự riêng tư của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); Luật bổ sung về bảo vệ dữ liệu của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi năm 2010 Mọi quốc gia thành viên cần phải có những quy định pháp luật để; chống lại sự can thiệp một cách bất hợp pháp đối với quyền riêng tư Can thiệp “bất hợp pháp” được hiểu là mọi sự tác động vào đời sống riêng tư, bí mật cá nhân mà không thuộc những trường hợp được quy định trong pháp luật quốc gia lẫn pháp luật quốc tế Tuy nhiên kể cả khi thực hiện các biện pháp can thiệp hợp pháp thì vẫn phải đảm bảo những quy định của các văn kiện quốc tế, các Công ước và trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có lý do hợp lý, kể cả trong những tình huống đặc biệt

Theo Ủy ban nhân quyền (HRC), việc thu thập và lưu giữ những thông tin cá nhân bằng các phương tiện điện tử, thiết bị lưu trữ dữ liệu cho dù được thực hiện bởi cơ quan nhà nước; cá nhân hay các tổ chức thuộc khối Nhà nước hay không thì đều phải tuân thủ theo một thủ tục, trình tự mà pháp luật quy định Trách nhiêm của Nhà nước phải xây dựng hành lang pháp lý các quy định, hệ thống cơ quan thực thi và phải áp dụng những biện pháp phù hợp để bảo đảm những thông tin về đời tư của một người được sử dụng đúng mục đích và không bị lợi dụng để sử dụng trái pháp luật, trái với thông lệ quốc tế, trái quy định của các công ước, văn kiện pháp lý quốc tế

Theo pháp luật quốc tế thì để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân một cách hiệu quả nhất thì chủ nhân của các thông tin đó cần được biết, có quyền được biết những thông tin của mình được lưu trữ, cất giữ tại đâu và sẽ được sử dụng (nếu có) cho mục đích gì? Cá nhân cũng cần được biết những tổ chức, cơ quan nào có quyền, có trách nhiệm thu thập và quản lý những dữ liệu về bản thân mình Khi việc lữu trữ không đúng hồ sơ, thông tin cá nhân hoặc việc thu thập là trái quy định của pháp luật thì mỗi cá nhân phải có quyền yêu cầu điều chỉnh và xóa bỏ những thông tin sai lệch Cũng theo HRC, các quốc gia có trách nhiệm ban hành các văn bản pháp luật phù hợp để bảo đảm danh dự, uy tín cá nhân Quốc gia có trách nhiệm bảo đảm cho mọi người có khả năng bảo vệ bản thân chống lại bất cứ sự tấn công bất hợp pháp nào vào danh dự, uy tín cá nhân cũng như có những giải pháp hiệu quả chống lại những vi phạm Thực tế với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày một hiện đại thì những công nghệ, thiết bị phục vụ việc theo dõi đã cho phép nhiều chủ thể xâm phạm nghiêm trọng các quyền về sự riêng tư, bí mật cá nhân Do đó, trong thời gian tới để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân sẽ cần phải xem xét tính đúng đắn của việc giám sát công cộng hàng loạt và tràn lan bởi nó trái với Điều 17 Công ước ICCPR, vì việc giám sát đó là sự can thiệp vào đời tư Điều 17 Công ước ICCPR phải được áp dụng với mọi cá nhân không phân biệt đó là công dân hay những người không phải công dân Các quốc gia có nghĩa vụ thực thi các biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư khỏi bị can thiệp bởi các chủ thể tư nhân, bao gồm việc khắc phục hậu quả cho những nạn nhân của sự vi phạm quyền về sự riêng tư Công ước ICCPR với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế chung nên nó có tính toàn cầu, có hiệu lực với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng phải tuân theo các quy định của Công ước Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng trong quá trình củng cố pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

1.4.2 Quy định của một số quốc gia về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Hiến Pháp năm 1787 của Hoa Kỳ không có quy định nào cụ thể về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư mà quyền này quyền mà Tòa án trao cho các chủ thể qua các quyết định xét xử khi các Thẩm phán giải thích các Tu chính án của Hiến Pháp, đặc biệt là Tu chính án: Không một đội quân nào trong thời bình được đóng quân trong nhà dân nếu không được chủ nhà cho phép, ngay cả trong thời chiến cũng phải theo quy định của pháp luật [Tu chính án thứ ba]; hay “Quyền con người được bảo đảm về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và các tài sản khác khỏi mọi sự khám xét, tịch thu và bắt giam vô lý…” [Tu chính án thứ tư] Đến năm 1974, khi ban hành Đạo luật về quyền riêng tư tại Hoa Kỳ, Đao luật buộc các cơ quan: (i) Chỉ lưu trữ trong hồ sơ của một cá nhân khi có liên quan và cần thiết để hoàn thành mục đích của cơ quan; (ii) Thu thập thông tin ở mức độ cao nhất có thể thực hiện được trực tiếp từ cá nhân khi thông tin đó có thể dẫn đến các quyết định bất lợi về quyền, lợi ích và đặc quyền của một cá nhân; (iii) Thông báo cho từng cá nhân mà họ yêu cầu cung cấp thông tin; (iv) Duy trì tất cả các hồ sơ được sử dụng bởi cơ quan

Luật Bảo vệ quyền riêng tư của video năm 1988 nghiêm cấm các doanh nghiệp cho thuê hoặc bán băng video cố ý tiết lộ “thông tin nhận dạng cá nhân” về người tiêu dùng của họ, bao gồm thông tin về các tài liệu video cụ thể mà khách hàng đã mua hoặc thuê Đạo luật Quyền riêng tư và Quyền giáo dục gia đình năm 1974 là luật bảo vệ quyền riêng tư của hồ sơ giáo dục của học sinh Một điểm nổi bật về bảo vệ quyền riêng tư tại Hoa Kỳ chủ yếu liên quan đến việc sử dụng một số biện pháp pháp lý cụ thể: Công cụ pháp lý dân sự, hình sự, tuyên bố cá nhân chống lại các hành vi vi phạm quyền riêng tư Yếu tố quan trọng nhất là sự phát triển đáng kể các quyền cụ thể của các thẩm phán, sự phát triển này có thể giải quyết chính xác các lợi ích riêng tư khác nhau trong các tình huống khác nhau

Xem xét chi tiết các quy định này thì ta có thể thấy những biện pháp nêu trên không ngăn cấm các nhà chức trách truy nã, thu giữ hàng hóa hay bắt giữ người Nó đơn giản chỉ yêu cầu các nhà chức trách phải thực hiện hoạt động này theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định; bắt người thì phải có lệnh bắt giữ, thu giữ hồ sơ tài liệu cũng cần phải có lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Quy định của luật pháp nước Cộng hoà liên bang Đức

Khoản 1, Điều 6, Hiến Pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “Hôn nhân và gia đình được sự bảo vệ đặc biệt của nhà nước” Điều 10 Hiến Pháp quy định về bảo mật thư tín, Điều 13 quy định rõ về quyền bất khả xâm phạm về nhà riêng The quy định của pháp luật Đức thì cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm bảo mật thông tin là Ủy ban Liên bang về Bảo vệ dữ liệu và tự do thông tin (Federal commission for data protection and freedom of information)

Quy định của pháp luật nước Cộng hòa Pháp Tại Pháp thì quyền được bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được ghi nhận trong Hiến Pháp, Bộ luật Dân sự, Điều 9, Quyển 1, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định: Mọi người đều có quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư của mình Không ảnh hưởng tới bồi thường thiệt hại, Tòa án có thể áp dụng bất cứ biện pháp nào, chẳng hạn như tạm giữ, bắt giữ và những biện pháp thích hợp khác để ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân Trong trường hợp khẩn cấp, có thể áp dụng những biện pháp kể trên bằng lệnh khẩn cấp tạm thời Năm 1978, Pháp đã ban hành đạo luật bảo mật thông tin dữ liệu và hiện tại là Luật bảo mật thông tin năm 2018 áp dụng chung trong toàn Liên minh Châu Âu Luật này quy định về dữ liệu cá nhân về tên, mã căn cước công dân, địa chỉ cư trú, những thông tin online và các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe, tâm sinh lý…của một người Điều 15 Luật này quy định: Thông tin cá nhân phải được xử lý, khai thác mà vẫn đảm bảo sự an toàn, được bảo vệ khỏi những hành vi khai thác, sử dụng bất hợp pháp và trái phép gây ra những thiệt hại, phá hủy đổi với thông tin đó Đồng thời tại Điều 16 Luật này quy định về phương thức và chế tài xử lý vi phạm như sau: Đối với vi phạm lần đầu tiên, CNIL được quyền đưa ra hình phạt nhắc nhở với mức phạt 100.000 euro mỗi ngày; Trong phần lớn các trường hợp, CNIL thường đưa ra mức phạt tiền lên tới 10 triệu euro và không quá 4% doanh thu trên toàn thế giới Mức tiền phạt tối đa từ trên 20 triệu euro và không quá 4% doanh thu trên toàn thế giới đối với hành vi vi phạm khoản 5 và 6 của Điều 83 Quy định chung về bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu

Quy định của pháp luật Úc Úc là một trong số ít các quốc gia sớm ban hành đạo luật về quyền riêng tư vào năm 1988, Úc đã ban hành Đạo luật về quyền riêng tư (The Privacy Act 1988), gồm 4 phần chính với 13 nguyên tắc, quy định về cách thức thu thập, lưu trữ, cung cấp, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân Trong đó: Phần 1 quy định các cơ quan công quyền phải tuân thủ các tiêu chuẩn được gọi là Nguyên tắc Thông tin Riêng tư (Information Privacy Principles) khi thu thập và sử dụng thông tin riêng tư hoặc chi tiết; Phần 2 quy định các tổ chức y tế và phi vụ lợi phải tuân thủ 10 Nguyên tắc Riêng tư Quốc gia (National Privacy Principles) khi sử dụng chi tiết cá nhân; Phần 3, cơ quan tín dụng phải tuân thủ các điều lệ đặt ra nhằm bảo vệ tin tức cá nhân và Phần 4, bất cứ ai sử dụng Số hồ sơ thuế (Tax File Number) phải tuân thủ các điều lệ do Sở Thuế đặt ra Pháp luật của Úc cũng quy định về mức phạt đối với các hành vi vi phạm, giá trị phạt này cũng có xu hướng tăng dần trước đây hành vi vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân bị phạt 2,1 triệu đô la Úc (AUD) thì nay, mức phạt này đang được đề xuất tăng lên 10 triệu AUD Để bảo đảm Đạo luật được thực hiện có hiệu quả, Úc đã thiết lập Thiết chế tiếp nhận khiếu nại qua đường dây nóng và bổ nhiệm một Cao ủy Thông tin Úc (Australian Information Commissioner)

- có nhiệm vụ điều tra các trường hợp vi phạm, theo dòi và kiểm soát các cơ quan nhà nước để bảo đảm họ tuân thủ pháp luật và quảng bá luật và các điều lệ bảo vệ đời sống riêng tư rộng rãi đến mọi người

Vương quốc Nhật Bản đã ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân từ năm 2003, đến năm 2017 thì Luật về Bảo vệ dữ liệu cá nhân sửa đổi Luật này đưa ra một số khái niệm về dự liệu cá nhân, thông tin cá nhân và quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng thông tin, dữ liệu cá nhân; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ dự liệu cá nhân Luật này cũng xây dựng Thiết chế xử lý đối với các vi phạm, hình thức xử lý các vi phạm cao nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự, thành lập một cơ quan chuyên trách là Ủy ban Bảo vệ thông tin cá nhân Đây là cơ quan bảo vệ dữ liệu cấp trung ương chịu trách nhiệm cho việc thi hành, điều tra xử lý các vấn đề liên quan đến dữ liệu cá nhân để giải quyết các trường hợp vi phạm quyền Đồng thời Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Nhật Bản mức phạt tối đa cho các hành vi xâm phạm này có thể lên tới 1.000.000Yên hoặc phạt từ lao động tới 02 năm Tuy nhiên với sự phát triển mãnh mẽ của công nghệ số, các phương thức lưu trữ dữ liệu cá nhân…thì tình trạng vi phạm quyền riêng tư là tương đối phổ biến, các quốc gia đều khó có khả năng ngăn chặn các vi phạm Đặc biệt là đối với nền tảng mạng xã hội, tính chất của những vi phạm sẽ ngày càng có quy mô lớn hơn, số lượng vi phạm sẽ ngày càng nhiều, quy mô càng lớn và có tính liên khu vực, có tính toàn cầu Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể là bất cứ ai, bất cứ cơ quan tổ chức nào mà không có sự ngoại lệ

Ví dụ bê bối Facebook để lộ thông tin của 533 triệu người dùng Facebook đến từ 106 quốc gia, bao gồm hơn 32 triệu người dùng ở Mỹ, 11 triệu người dùng ở Anh và 6 triệu người dùng ở Ấn Độ…Facebook để Công ty Cambridge Analytica tiếp cận trái phép dữ liệu của 50 triệu người dùng Mỹ trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016… Hay sự việc Culturea Colectiva, một nền tảng kỹ thuật số tại Mexico City đã lưu trữ công khai 540 triệu bản ghi hồ sơ người dùng Facebook bao gồm mã số người dùng, bình luận, tương tác và tên của các tài khoản Facebook trên máy chủ đám mây Amazon… Các bê bối nêu trên xuất phát từ mạng xã hội Facebook dẫn đến người sáng lập

Facebook Mark Zuckerberg đã phải tham gia các phiên điều trần tại cơ quan lập pháp

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực tham gia các hoạt động về bảo vệ các quyền con người, vì thế đương nhiên quá trình xây dựng pháp luật thì Việt Nam phải tuân thủ và dành sự quan tâm cho các nội dung về quyền con người được quy định tại các văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, Công ước về quyền dân sự kinh tế, chính trị năm 1966, Công ước về quyền trẻ em 1989, Công ước về chống tra tấn và dùng nhục hình… Với trách nhiệm là một thành viên của các công ước về quyền con người thì Việt Nam có nghĩa vụ bảo đảm những quyền đó được thực hiện trên thực tế Về cơ bản có thể chia thành từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ tháng 8/1945 đến năm 1995 là giai đoạn sơ khai và bước đầu ghi nhận, thừa nhận các quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nói riêng Sau thành công của Cách mạng tháng 8 năm

1945, Việt Nam đã xây dựng bản Hiến Pháp năm 1946, tại Điều 11 đã có những quy định đầu tiên về quyền về đời sống riêng, bí mật cá nhân ghi nhận quyền của công dân khi bị xâm phạm trái pháp luật về nhà ở và thư tín: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật” Hiến Pháp năm

1959, quyền này tiếp tục được ghi nhận Điều 28 nêu rõ: “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không bị xâm phạm Thư tín được giữ bí mật Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do cư trú và đi lại” Quy định này tiếp tục được kế thừa tại Điều 71, Hiến Pháp năm 1980 quy định:

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật” Có thể thấy ở giai đoạn này, Quyền về bí mật đời tư ở hình thức sơ khai, mới chỉ tập trung vào vấn đề bảo mật “thư tín” và “nhà ở” cũng như “điện thoại”, “điện tín” tức là chỉ tập trung vào việc bảo vệ bí mật đối với các phương thức liên lạc, trao đổi giữa cá nhân Trong khi nội dung của bí mật đời tư của mỗi cá nhân không chỉ dừng lại ở các nội dung trao đổi bằng thư tín Bên cạnh đó các quyền con người nói chung và quyền bảo vệ bí mật đời tư vẫn thể hiện tư tưởng Nhà nước “ban phát” quyền cho người dân mà chưa thừa nhận là các quyền mà tự thân gắn liền với đời sống, cuộc đời của một con người ngay từ khi người đó được sinh ra

Tuy nhiên sau khi trở thành thành viên của các tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ), tổ chức kinh tế khu vực và Tổ chức kinh tế thế giới và tham gia thêm các văn kiện quốc tế về quyền con người: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24-9-1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24-9-1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, ký kết ngày 29-7-1980, phê chuẩn ngày 17-2-1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, gia nhập ngày 9-6- 1982; Công ước về Quyền Trẻ em năm 1989, việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật trong nước Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề quyền cong người

Do đó, khi xây dựng và hoàn thiện bản Hiến Pháp năm 1992 nội dung liên quan đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân đã được sửa đổi bổ sung làm rõ các trường hợp xâm phạm thư tín, điện tín, theo đó: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật [Điều 73] Ngoài việc ghi nhận tại Hiến Pháp thì vấn đề bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân đã được thể hiện rõ hơn tại một số văn bản pháp luật như Điều 25, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm

1989 “…phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình biết được về người bệnh” Điều 120, Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định về tội xâm phạm chỗ ở:“1- Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.” Điều

117 tội vu khống… văn kiện pháp lý có tính chất cao nhất thời điểm này là Hiến Pháp năm 1992 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến Pháp và luật” [Điều 50] Hiến Pháp

1992 đã đồng nhất quyền con người với quyền công dân, vì thế đã bỏ qua yếu tố tự nhiên của quyền con người đã dẫn đến những thiếu sót và phiến diện, trong đó bao gồm quyền về đời tư Từ đó dẫn đến những hạn chế nhất định khi nhà lập pháp sử dụng phương pháp liệt kê các hành vi, các đối tượng của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân nên bỏ sót một số đối tượng cần được bảo vệ khác (hành vi nghe, nhìn, loan báo, xem trộm, phát tán …) So với Hiến Pháp năm 1980 thì quyền con người theo Hiến Pháp 1992 đã được mở rộng và không còn chỉ đơn giản là quyền về thư tín, điện tín, chỗ ở nữa Dù vậy, quy định này vẫn chưa thực sự gắn với bản chất tự nhiên của quyền con người với đúng phạm vi của quyền gồm đời sống tinh thần, vật chất và những mối quan hệ xã hội, công việc, chứ không chỉ nằm ở một số vấn đề riêng lẻ như chỗ ở, thư tín, điện tín Hành vi xâm phạm quyền chưa được xác định là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính với định khái niệm vi phạm hành chính là “hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính” [Điều 1, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989] Những bảo đảm quyền này theo quy định của pháp luật Việt Nam còn ít Do đó khi phát sinh hành vi vi phạm quyền thì cũng không có nhiều sự lựa chọn về thiết chế bảo vệ quyền Lý giải về điều này thì chúng ta có thể hiểu, mặc dù Việt Nam đã tham gia một số công ước về quyền con người nhưng mức độ thực hiện vẫn còn khá dè dặt và khiêm tốn, xét trong bối cảnh, Chính phủ đang huy động toàn bộ tiềm lực để phát triển kinh tế khắc phục hậu quả của thời kỳ kinh tế tập thể thì những hạn chế này cũng có thể hiểu được

Giai đoạn từ năm 1995 đến nay Với việc trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1997; Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), thành viên Tổ chức kinh tế thế giới WTO…thì vấn đề quyền con người, việc bảo đảm các quyền con người đã được điều chỉnh Lần lượt các văn bản pháp luật, bộ luật đã đề cập, ghi nhận vấn đề bảo đảm quyền, các yếu tố của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân như các Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Hiến Pháp năm 2013, Luật xử lý vi phạm hàn chính năm 2012… Có thể nói đây là giai đoạn Việt Nam hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội trong nước cũng như đáp ứng yêu của việc hội nhập Với sự chuyển biến mạnh mẽ về quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về quyền con người nói riêng Điều này cũng thể hiện sự thay đổi về nhận thức, ý thức hệ đối với vấn đề quyền con người và quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nói riêng Việt Nam phải điều chỉnh, xây dựng các thể chế, thiết chế điều chỉnh quy mô nền kinh tế, xây dựng các định hướng xác định các thế mạnh, mũi nhọn cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Tuy nhiên việc hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam mới ở những bước đầu tiên nên vấn đề bảo đảm quyền con người ở mức khiêm tốn là “được tôn trọng” và quyền con người tiếp tục bị đánh đồng với quyền công dân trong khi đó nội dung của quyền con người rộng hơn nhiều so với quyền công dân Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại các Bộ luật Dân sự năm 1995, được Quốc Hội thông qua ngày 28/10/1995 trong đó lần đầu tiên “quyền đối với bí mật đời tư” được nâng lên và tách ra thành một chế định cụ thể tại Điều 34, BLDS1995:

1 Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

2- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật

3- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác…

Như vậy đối tượng của “bí mật đời tư” trong BLDS1995 đã bắt đầu được mở rộng so với các quy định trước đây, quy định này tiếp tục được kế thừa, bổ sung theo quy định tại Điều 38, BLDS 2005:

1 Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

2 Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý ; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Thực tiễn thực hiện các quy định về bảo đảm quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam và những bất cập

cá nhân tại Việt Nam và những bất cập

Như đã đề cập tại phần 2.1 thì hiện tại có 03 Thiết chế: Hình sự, hành chính và dân sự để Nhà nước và cá nhân bị vi phạm quyền sử dụng để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Xét về mặt số học, thống kê thì Việt Nam đã xây dựng, thành lập và ghi nhận khá đầy đủ hành lang pháp lý và thiết chế để bảo đảm quyền này cho các cá nhân nói chung đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và người Việt Nam nói riêng Việt Nam đã có những quy định tạo thành hành lang để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nhưng trong những năm vừa qua với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, với sự ra đời của hàng loạt nền tảng mạng xã hội và trong bối cảnh sống trong một “thế giới phẳng”, internet bao phủ toàn cầu thì vấn đề xâm phạm quyền này đang có chiều hướng gia tăng, với quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn Do Việt Nam chưa thành lập một cơ quan chuyên trách để xử lý đối với những hành vi vi phạm quyền nên bộ máy, Thiết chế bảo đảm quyền vẫn được gắn liền với hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước hay cơ quan điều tra có thẩm quyền nên hoạt động bảo đảm quyền cũng bị ảnh hưởng nhiều

2.2.1 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

Thứ nhất: Trước tiên phải thừa nhận, Thiết chế hình sự là một quy trình phức tạp bao gồm các hoạt động tố tụng khác nhau với sự tham gia của nhiều cơ quan liên quan (các cơ quan nắm giữ thông tin tài liệu) và có thể khái quát gồm các bước: Phát hiện hành vi vi phạm (01) → Tố cáo, tố giác (02) → Giải quyết tin báo, tố giác (03)

→ Giai đoạn điều tra (04) → Giai đoạn truy tố (05) → Giai đoạn xét xử (06) → Giai đoạn thi hành án (07) Hiện tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 ngày 26/11/2015 và hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 18, Thông tư 28/2014/TT-BCA ngày 07/07/2014 nhiệm vụ giải quyết tin báo, tin tố giác tội phạm trước tiên được giao cho Đội điều tra Tổng hợp:“Tổ chức trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật” Vấn đề đặt ra ở đây là nếu cơ quan điều tra, Điều tra viên xác định hành vi vi phạm quyền không phải “trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay…” thì hành vi vi phạm pháp luật đối với quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nói riêng hay các hành vi vi phạm pháp luật nói chung có thể vẫn được tiếp diễn??? Với thời gian giải quyết rất dài, liên quan đến nhiều cơ quan tuỳ thuộc vào tính chất của hành vi xâm phạm quyền do người, cơ quan tổ chức vi phạm thực hiện… Người bị vi phạm quyền sẽ phải tham gia một thời gian dài, làm việc với nhiều cơ quan liên quan dẫn đến sự mệt mỏi, tốn kém khiến họ phải từ bỏ việc bảo vệ quyền của mình Với thiết chế này thì việc xâm phạm quyền có thể vẫn sẽ không tự dừng lại khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền để buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nên thiệt hại đối với chủ thể quyền vẫn có thể tiếp tục xảy trong quá trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh

Thứ hai: Bộ luật hình sự xác định hành vi xâm phạm quyền về đời tư, bí mật cá nhân thuộc nhóm tội phạm “nghiêm trọng” và chưa quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân với trường hợp xâm phạm quyền này là chưa phù hợp Về trường hợp pháp nhân thương mại không phải chịu trách hình sự đối với các tội trong nhóm này là còn thiếu sót BLHS năm 2015 hiện tại quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại tại Điều 79 BLHS 2015 nhưng lại loại trừ trách nhiệm của pháp nhân đối với các tội danh nêu trên theo quan điểm của tác giả là chưa phù hợp Khi Việt Nam đẩy mạnh công tác xã hội hoá đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động xuất bản, báo chí, truyền hình, sự bùng nổ thông tin trên không gian mạng…nếu không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với việc vi phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân có lẽ là một phần thiếu sót

Hiện tại có thể liệt kê những tội phạm liên quan đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại BLHS 2015 gồm: Tội làm nhục người khác (Điều 155), Tội vu khống (Điều 156), Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158), Tôi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 159) hay Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331) Đặc điểm chung của các tội phạm này là mức hình phạt tù cao nhất trong các tội này là 07 năm tù giam (Khoản 2, Điều 331 và Khoản 3, Điều 156) người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền, hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt tiền tối đa là 50.000.000đồng (Khoản 1, Điều 159 và Khoản 4, Điều 156) Với mức hình phạt tối đa áp dụng cho người phạm tội chỉ là 07 năm tù giam thì đây là trường hợp tội phạm nghiêm trọng theo cách phân loại tội phạm của Bộ luật Hình sự: “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù” [Khoản 2, Điều 9, BLHS 2015] Trong khi thiệt hại xảy ra với người bị xâm phạm quyền có thể là thiệt hại rất lớn về tài sản (đối với người có ảnh hưởng lớn trong xã hội như doanh nhân, người đứng đầu của các tập đoàn kinh tế, những diễn viên, nhạc sỹ, nghệ sỹ…) hoặc thiệt hại về tính mạng “nạn nhân tự sát” quy định tại các Điều 155, 156, 158 và Điều 159 BLHS 2015 Tác giả cho rằng hình phạt như hiện tại là chưa đủ sức răn đe, trừng phạt đối với người thực hiện hành vi vi phạm Có lẽ vì thế nên chưa hạn chế được tình trạng xâm hại quyền, theo số liệu được để cập tại bài báo {“Hố đen” dữ liệu cá nhân} của tác giả Lưu Quý đăng trên báo điện tử Vnexpress

[https://vnexpress.net/ho-den-du-lieu-ca-nhan-4623705.html] hay báo cáo của Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang bị thu thập, chia sẻ trên mạng với với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau

Thống kê trên cho chúng ta thấy số lượng vụ việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và tình trạng lấy cắp dữ liệu đang gia tăng với tính chất càng ngày càng nghiêm trọng hơn Như số liệu tổng kết của cơ quan chức năng thì số lượng vụ việc xâm hại quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân… tại Việt Nam không phải ít nhưng số lượng sự việc được giải quyết triệt để lại không nhiều Việc này cho thấy Việt Nam chưa quyết liệt áp dụng quy định của pháp luật để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền Bộ luật Hình sự Việt Nam có quy định về tội vu khống, tội làm nhục người khác nhưng không phải trường hợp nào cũng được xử lý triệt để kịp thời…theo quan sát của tác giả thì chỉ có những vụ việc được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng xã hội thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và phải thực hiện rất nhiều lần thì cơ quan có thẩm quyền mới can thiệp Số lượng vụ việc vi phạm thì rất lớn nhưng số trường hợp bị khởi tố hình sự lại không nhiều Hiện tại những điều luật của Bộ luật Hình sự đang quy định căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu là theo hướng định lượng, tức là xác định giá trị thiệt hại mà còn chưa chú ý đến yếu tố định tính ví dụ quy định về tội vu khống “Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”; Hay như Khoản 1, Điều 331 BLHS 2015 quy định“Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…” hay“Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”… [Khoản 2, Điều 331] xác định thế nào là “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự” hoặc “phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”… Với các quy định đó thì rất dễ dẫn đến tình trạng khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ điều tra hoặc bị ảnh hưởng bởi dư luận

Thứ ba: Khó khăn trong việc xác định thiệt hại làm cơ sở để khởi tố vụ án Việc chứng minh có sự liên quan giữa hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là rất trừu tượng, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả trong trường hợp này khó định lượng… đây là điểm khó khăn trong công tác đấu tranh phòng chống những vi phạm quyền Nếu người bị vi phạm quyền là người có ảnh hưởng trong xã hội, người nổi tiếng hay người đại diện của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn thì thiệt hại không phải lúc nào cũng tính toán, xác định được Ví dụ sự việc bà Nguyễn Phương Hằng Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam có trụ sở tại Bình Dương bị truy tố về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân [Điều 331, BLHS 2015] vụ án được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm ngày 21 tháng 09 nă 2023 sau đó được Tòa án cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm ngày 11 tháng 03 năm 2024 Nội dung vụ án được cơ quan điều tra xác định năm 2021, bà Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream trên các nền tảng mạng xã hội facebook, lập tài khoản phát trực tiếp trên kênh Youtube, với các thông tin sai sự thật, cung cấp các thông tin về nhân thân để xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, cựu cầu thủ… thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng, gây xôn xao dư luận cả nước trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phầm của nhiều người Với vụ việc này không chỉ có bà Nguyễn Phương Hằng mà còn nhiều người khác thậm chí là tiến sỹ luật, luật sư là những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật cũng bị vướng vào lao lý Sự việc này diễn ra trong một thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận [nguồn Báo tuổi trẻ, phiên bản điện tử (https://tuoitre.vn/vu-an-nguyen-phuong- hang-4-bi-cao-khang-cao-xin-giam-nhe-hinh-phat-20231003162820474.htm)] Kết quả sau quá trình điều tra xét xử bà Nguyễn Phương Hẳng bị xử phạt 03 năm tù giam…

Bức xúc đối với hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng thì ngày 03/09/2021 bà Đặng Thị Hàn Ni và ông Trần Văn Sỹ là các Luật sư, nhà báo vì họ cũng phạm tội tương tự với mục đích phạm tội khi thực hiện các buổi livestream đáp trả bà Nguyễn Phương Hằng…trên không gian mạng bằng việc công bố các thông tin đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của bà Nguyễn Phương Hằng lên mạng xã hội [nguồn Báo tuổi trẻ, phiên bản điện tử (https://tuoitre.vn/vo-chong-ba-nguyen-phuong-hang-duoc- trieu-tap-den-phien-toa-xet-xu-ba-han-ni-2024021911561548.htm)] Kết quả bà Đặng Thị Hàn Ni và ông Trần Văn Sỹ cùng tội danh với bà Nguyễn Phương Hằng, bà Hàn Ni phải nhận mức án phạt là 01 năm 06 tháng tù, ông Sỹ phải nhận án phạt là 02 năm tù

Trong các vụ việc này trước khi Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhiều người bị hại do không chứng minh được vấn đề thiệt hại nên đã rút yêu cầu, có người đến giai đoạn xét xử phúc thẩm thì buộc phải rút yêu cầu bồi thường thiệt hại Có thể thấy, việc xác định thiệt hại đối với danh dự, nhân phẩm và uy tín của những người bị hại khi bị xâm phạm quyền là rất khó khăn, chưa có phương pháp xác định, định lượng trong khi mức bồi thường theo quy định hiện tại của Bộ luật Dân sự là còn thấp

Với quá trình hành nghề Luật của bản thân, tác giả cũng có điều kiện tham gia hỗ trợ pháp lý cho một số trường hợp bị Vu khống, bị xúc phạm danh dự nhân phẩm Đó là trường hợp 06 thành viên gồm cả trẻ em dưới 07 tuổi trong gia đình anh Nguyễn Văn Cường (xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) bị đăng các hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội facebook kèm theo đó là những thông tin sai sự thật, đưa tin doanh nghiệp này phá bị phá sản, người nhà họ vỡ nợ… Do bị đưa tin sai sự thật nên việc kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các tổ chức tín dụng tạm dừng cấp vốn lưu động, đối tác đang có công nợ thì yêu cầu phải trả tiền hàng còn tồn đọng rồi mới xuất hàng mới, con cái của họ phải chuyển trường học vì đến trường bị bạn bè xa lánh, nảy sinh ý định tiêu cực là bỏ học… Người bị hại đã thực hiện việc tố cáo sự việc đến cơ quan công an kèm theo đó là một số tài liệu, văn bằng chứng minh hành vi vi phạm pháp luật…nhưng cơ quan chức năng sau khi tiếp nhận đơn tố cáo tiến hành một số biện pháp, xác minh nhưng rất lâu mới đưa ra kết luận là kết luận không có hành vi phạm tội, không có dấu hiệu hình sự Vậy nhưng cơ quan điểu tra cũng chỉ kết luận là có hành vi vi phạm nhưng không khởi tố vụ án, sau đó anh Nguyễn Văn Cường tiếp tục liên hệ với các cơ quan chức năng để giải quyết sự việc thì được

Sở Thông tin và truyền Thông tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm vì đăng tin sai sự thật với hình thức phạt tiền là 7.500.000đồng (Bẩy triệu năm trăm nghìn đồng) trong khi các yếu tố như đăng tải hình ảnh trái phép lại không bị xử lý Về trách nhiệm dân sự trong trường hợp này, người bị vi phạm quyền phải tiến hành một vụ kiện dân sự tại TAND huyện Vĩnh Tường xét xử sơ thẩm theo Bản án số 49/2023/DS-ST ngày 20 tháng 09 năm 2023; bản án phúc thẩm số 36/2024/DS-PT ngày 05/03/2024 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm chỉ tuyên một mức bồi thường bằng 08 tháng lương cơ sở với số tiền là 1.800.000đồng/1 tháng

Tác giả cho rằng cần thiết phải bổ sung quy định pháp luật hình sự về yếu tố cấu thành của tội phạm đối với nhóm tội xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Xác định yếu tố cấu thành của nhóm tội này là cấu thành hình thức hay cấu thành vật chất để tạo ra sự rõ ràng trong việc áp dụng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm khắc nhất của pháp luật đối với người thực hiện hành vi vi phạm

2.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về Thiết chế bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo thủ tục hành chính

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỒNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Nhận xét chung về Pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật đã đạt được những tiến bộ bằng việc ghi nhận và khẳng định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là một quyền cơ bản, quan trọng của con người tại các bản Hiến Pháp, đã tách biệt được quyền này với quyền và nghĩa vụ của công dân, mang lại tính quốc tế Hiến Pháp không chỉ công nhận, bảo vệ quyền của chủ thể là công dân Việt Nam nói riêng mà đã bao trùm lên cá nhân – con người nói chung phạm vi rộng hơn công dân nên mở rộng được chủ thể quyền; đồng thời đặt ra trách nhiệm lớn hơn đối với Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền này với công dân Việt Nam nói riêng và cá nhân đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung

Thứ hai: Pháp luật Việt Nam không chỉ khẳng định quyền bí mật đời tư của cá nhân “được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” mà đã ghi nhận là quyền “bất khả xâm phạm” - tức là yêu cầu sự tôn trọng tuyệt đối và đương nhiên được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi xâm phạm Việc này góp phần làm rõ hơn phạm vi của các hành vi xâm phạm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý các hành vi vi phạm quyền được rõ ràng, chính xác hơn và tạo điều kiện để xây dựng và kiện toàn các chế tài để bảo đảm quyền này

Thứ ba, hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành đều đã có quy định đối với việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân như Luật tiếp cận thông tin 2016, Điều 17, Luật an ninh mạng năm 2018, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Báo chí năm 2016, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2009, Luật Xuất bản năm

2013, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Hộ tịch năm 2014, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, Luật Nuôi con nuôi 2010, Luật Các tổ chức tín dụng … tạo thành một hệ thống, chứng minh vấn đề bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân một cách sâu rộng, toàn diện trong đời sống xã hội

Thứ nhất, nhà làm luật chưa thống nhất được một khái niệm cụ thể về “về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân” dẫn đến chưa xác định được một hệ thống đồng bộ các biện pháp để chống lại các hành vi xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cũng như phải quy định ở khắp tất cả các văn bản pháp luật chuyên ngành

Thứ hai: Thiết chế bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân vẫn lệ thuộc vào các Thiết chế khác: hình sự, dân sự hay hành chính nên chưa có tính ngăn chặn tức thì để chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền Dẫn đến khi phát xinh việc xâm phạm quyền, người bị xâm phạm quyền không biết nên lựa chọn thiết chế nào để giải quyết sự việc???

Thứ ba, cũng như các nước trên thế giới Việt Nam chưa có một cơ quan, bộ phận chuyên trách để bảo đảm quyền, việc bảo đảm quyền này vẫn phải dựa vào các Thiết chế khác hình sự, dân sự và hành chính nên tính hiệu quả của các hoạt động bảo đảm quyền còn chưa cao

Thứ tư: Thủ tục xử lý đối với các hành vi vi phạm quyền còn khá phức tạp về trình tự thu thập các chứng cứ chứng minh việc vi phạm; Việt Nam cũng chưa có Thiết chế, thủ tục rút gọn trong việc xử lý các hành vi vi phạm quyền dẫn đến không đảm bảo sự tôn trọng, tuân thủ của các chủ thể khác trong xã hội, chưa kịp thời hạn chế được thiệt hại đối với các chủ thể quyền

Thứ năm; chế tài áp dụng đối với cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân vẫn còn chưa nghiêm khắc trong khi thiệt hại của người bị xâm phạm quyền có thể là rất lớn, ảnh hưởng đến công việc sự nghiệp hay ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức – nếu người bị vi phạm quyền này là người đứng đầu; hoặc những người có ảnh hưởng trong xã hội

Trong bối cảnh là một quốc gia đang phát triển từ nội lực lẫn việc tham gia ngày càng sâu rộng với đời sống quốc tế và khu vực với nền kinh tế số… các yếu tố về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân ngày càng phong phú đa dạng đã đặt ra nhiều thách thức đối với Nhà nước trong việc bảo đảm các yếu tố cho sự phát triển bền vững, ổn định cho xã hội và thành viên – các cá nhân, con người cụ thể.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam

Xuất phát từ những hạn chế hiện tại của pháp luật Việt Nam như tác giả đề cập tại Chương II nên quan điểm đối với việc hoàn thiện pháp luật theo hướng sau:

Thứ nhất: trước hết cần phải củng cố các quy định quy định về quyền bất khả xâm đời sống riêng tư, trên cơ sở tiếp tục quán triệt, thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân Tiếp tục khẳng định vấn đề nhân quyền rõ nét trong thời kỳ Đổi mới và giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn xác định yếu tố con người là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững Quyền con người nói chung và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nói riêng phải được ghi nhận, thừa nhận và phải luôn được bảo vệ bằng pháp luật Đặc biệt, cần đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đảm bảo thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo quyền của nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, đẩy mạnh hợp tác quốc tế quyền con người nhằm nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế

Thứ hai: tiếp tục củng cố hệ thống các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo các quy định của Hiến Pháp 2013 Hiến Pháp năm 2013 đã bổ sung nhiều nội dung mới tiến bộ về quyền con người, quyền công dân; trong đó quyền về bất khả xâm phạm về đời sông riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình… thể hiện tư tưởng, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước đối với vấn đề này Do đó, việc củng cố pháp luật và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cần bám sát, tập trung, cụ thể hóa các quy định của Hiến Pháp năm 2013, quan điểm của Đảng với từng thời điểm để nâng cao chất lượng của hoạt động này, để quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được bảo đảm một cách hiệu quả nhất

Thứ ba: Khi giải quyết vấn để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cũng cần phải gắn liền với việc bảo vệ các quyền khác Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người nhưng nó cũng có sự gắn kết, đan xen với các quyền con người, quyền công dân khác Vì vậy, để bảo đảm quyền này cũng cần dựa trên nền tảng pháp luật chung về quyền con người, quyền công dân Quá trình củng cố các thiết chế để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cũng cần chú ý đến sự hài hòa với, việc bảo vệ các quyền khác, đặc biệt là những quyền có xu hướng “xung đột” với quyền về đời tư, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do kinh doanh…

Thứ tư: bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cần gắn liền với quá trình phát triển kinh tế số Với nền kinh tế số hiện tại, việc sử dụng công nghệ thông tin, đem lại nhiều ứng dụng to lớn cho xã hội loài người, giúp thu hẹp khoảng cách, thúc đẩy hoạt động sản xuất, giao lưu thương mại Sự kết nối mọi người trong nước, ngoài nước được thuận tiện, nhanh chóng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội Tuy nhiên với sự tham gia vào các hoạt động này thì cũng nảy sinh ra nhiều yếu tố về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường điện tử nói chung, môi trường Internet nói riêng và đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý, người tiêu dùng về bảo mật thông tin, bảo đảm bí mật cá nhân và đời sống riêng tư Do đó cần phải củng cố các biện pháp, cơ chể để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải thực hiện một cách nghiêm túc

Thứ năm: Củng cố pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam phải phù hợp với thực tiễn và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đặc biệt với vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế Việt Nam dù là quốc gia đang phát triển, Đảng cộng sản Việt Nam và

Nhà nước đã không ngừng quan tâm tới việc củng cố pháp luật nói chung trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước Việc củng cố pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế Trong bối cảnh nền kinh tế số, “thế giới phẳng” đòi hỏi việc giải quyết các vấn đề chung của nhân loại phải đảm bảo có sự hợp tác giữa các chủ thể quốc tế để làm hài hoà giữa pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng như pháp luật của các nước với nhau

Thứ sáu: Cần tập trung xác định và xây dựng Thiết chế phù hợp đối với những lĩnh vực thiết yếu và gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ về quan điểm, nguyên tắc, nội dung, Thiết chế, biện pháp, cách thức giữa các đạo luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật xử lý vi phạm hành chính…trong phạm vi trong nước để các thiết chế bảo đảm quyền bất khả xâm phạm được mọi cá nhân, cơ quan tổ chức có thể dễ dàng thực thi, tuân thủ Quá trình này cũng cần phải bảo đảm sự tương thích, phù hợp giữa pháp luật Viêt Nam với pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia Theo cách tiếp cận này thì cần tập trung xây dựng một số nhóm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân có mức nhạy cảm cao, có mức ảnh hưởng lớn, thiết yếu như y tế, giáo dục, tài chính, hôn nhân, gia đình…Vì vậy, việc củng cố pháp luật cũng cần phải tiếp cận những xu thế mới, mang tính dự báo để tránh bị lạc hậu

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân tại Việt Nam

3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

Như đã đề cập tại Chương 2, việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân ở nước ta còn có hạn chế, bất cập cần tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế công nghệ số đang bùng nổ Vì vậy, nhu cầu hoàn thiện pháp luật là rất cấp thiết và phải tiến hành liên tục

Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Cần phải có một định nghĩa, khái niệm rõ ràng về “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân” là gì thì mới có thể bảo đảm tính toàn diện và xác định rõ được phạm vi điều chỉnh; tạo điều kiện để xây dựng hành lang pháp lý về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện việc thu thập, quản lý, lưu trữ thông tin cá nhân; quy trình thu thập thông tin, sự đồng ý của chủ thông tin, hạn chế việc thu thập dữ liệu một cách tuỳ tiện Bên cạnh đó, cần có quy định về quyền bất khả xâm phạm về đời tư, bí mật cá nhân mang tính nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thứ hai: Tiếp tục hoàn thiện quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Tiếp tục ghi nhận quyền, nghĩa vụ của cá nhân là chủ thể thông tin với cách tiếp cận là quyền tuyệt đối, tự quyết đối với tất cả thông tin cá nhân của mình, trừ trường hợp có quy định khác được ghi nhận trong các đạo luật Cần bổ sung, ghi nhận và xác lập một số quyền của cá nhân đối với tư cách là chủ thông tin một số quyền và nghĩa vụ như:

- Quyền được biết, thể hiện chủ thể của thông tin cần được biết về mục đích tiếp cận, thu thập, xử lý, sử dụng thông tin cá nhân đời tư của mình

- Quyền được tự quyết định đối với thông tin cá nhân của mình bằng việc quyết định cho phép tiếp cận, thu thập, xử lý, sử dụng, xóa bỏ các thông tin cá nhân của mình…

- Quyền được bảo vệ tuyệt đối với thông tin cá nhân của mình

- Nghĩa vụ tự bảo vệ thông tin bí mật cá nhân của mình;

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu… Đối với các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ thông tin bí mật cá nhân, đời sống riêng tư phải có nghĩa vụ tuyệt đối tôn trọng quyền riêng tư của cá nhân, hạn chế việc tuỳ tiện tiếp cận, thu thập, xử lý, sử dụng, xóa bỏ, hủy bỏ thông tin đời tư cá nhân; công khai mục đích và tuân thủ đúng thủ tục khi tiếp cận, xử lý, sử dụng, xóa bỏ, hủy bỏ thông tin

Thứ ba: Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của các chủ thể khác trong việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư Xem xét việ thành lập một cơ quan có sự thống nhất từ Trung ương đến các địa phương có chức năng chuyên trách bảo vệ thông tin đời sống riêng tư, bí mật cá nhân hoặc thành lập một bộ phận quản lý chuyên ngành có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý thống nhất về bảo vệ thông tin cá nhân Đối với các bộ, ngành chuyên môn cũng cần phải có quy định rõ trách nhiệm đối với việc nắm giữ những nhóm thông tin bí mật cá nhân, thông tin về đời sống riêng tư; hệ thống này phải đảm bảo sự thống nhất từ Chính phủ đến các địa phương

Ngày đăng: 29/07/2024, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
67. Tiến sỹ Lê Đình Nghị (2008) “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
68. Nguyễn Thị Huyền Trang “Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
70. PGS.TS. Phùng Trung Tập “Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí nghiên cứu pháp luật số 17/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005
71. PGS.TS Phùng Trung Tập Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) "Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình", Tạp chí Kiểm sát số 02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
72. Phùng Bích Ngọc (2012) “Luận bàn về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận bàn về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
74. ThS Nguyễn Thị Vinh Hương (2017) “Pháp luật về quyền bí mật đời tư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Thương mại năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về quyền bí mật đời tư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
75. Trần Văn Biên (2009) “Pháp luật và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường Internet”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường Internet
88. Samueal D. Warren và Louis D. Brandeis (1890), The Right to Privacy (Quyền Riêng tư), Harvard Law Review, Vol. 4, (5), tr. 193-220.https://www.cs.cornell.edu/~shmat/courses/cs5436/warren- brandeis.pdf Link
24. Quốc Hội (2010) Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Khác
26. Quốc Hội (2012) Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 Khác
32. Quốc Hội (2015) Bộ luật Hình sự nước Việt Nam năm, sửa đổi bổ sung 2017 Khác
33. Quốc Hội (2015) Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Việt Nam năm 2015 Khác
34. Quốc Hội (2015) Luật tổ chức cơ quan điều tra Hình sự năm 2015 Khác
35. Quốc Hội (2015) Luật tố tụng hành chính Việt Nam năm 2015 Khác
39. Quốc Hội (2018) Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 Khác
41. Nghị định số 143-CP ngày 27/05/1977 của Hội đồng Chính phủ về điều lệ phạt vi cảnh Khác
43. Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội Khác
44. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin Khác
45. Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước Khác
46. Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w