1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo phân tích doanh nghiệp công ty cổ phần gemadept

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 8,25 MB

Nội dung

Dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan...BDI Baltic Dry IndexMột chỉ số do sở giao dịch Baltic Baltic Exc

Trang 1

BÁO CÁO PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

Tên công ty : Công ty cổ phần Gemadept

Tên tiếng anh : Gemadept Corporation

Mã cổ phiếu : GMD

Mục lục:

1 Tổng quan về doanh nghiệp

2 Chuỗi giá trị doanh nghiệp

a Đầu vào

b Đầu ra

3 Tình hình sức khỏe doanh nghiệp

4 Đánh giá năng lực cạnh tranh

1 Tốc độ tăng trưởng của ngành

2 Các lợi thế và chiến lực cạnh tranh của doanh nghiệp

3 Nhận định cơ hội và rủi ro của GMD

1 Luận điểm dự phóng doanh thu và lợi nhuận

2 Định giá

3 Khuyến nghị

Trang 2

THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮC

TEU (twenty foot

equivalent unit) Đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với 1 container tiêu chuẩn 20ft(dài) x 8 ft(rộng) x 8,5 ft(cao) (khoảng 39 m thể tích) 3

DWT (deadweight

tonnage)

Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính theo tấn Một con tàu định khẳng định có trọng tải ví dụ 20 DWT nghĩa là tàu này có khả năng an toàn khi chuyên chở

20 nghìn tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước trên tàu, không xét các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn của tàu.

ICD (Inland

Container Depot)

Hay còn gọi là cảng cạn, cung cấp các dịch vụ bao gồm điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh Dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan

BDI (Baltic Dry

Index)

Một chỉ số do sở giao dịch Baltic (Baltic Exchange) trụ sở tại Luân Đôn công bố hằng ngày đến đánh giá mức phí thuê tàu chở những mặt hàng nguyên liệu thô như: quặng sắt, than, xi măng, ngũ cốc…

Tàu LOLO (Lift On

Lift Off) Loại tàu có các thiết bị xếp dỡ, nâng hạ trên tàu.

Kho CFS (Container

freight station) Khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung Container.

Container lạnh thực phẩm, nước giải khát, cây, hoa…Container có tích hợp hệ thống làm lạnh, sử dụng để vận chuyển các mặt hàng như

Tàu Feeder trung chuyển và cung cấp cho tàu mẹ để chở đến cảng đích theo chặng đường dài hơn.Là tàu chuyên gom Container từ những cảng có số lượng Container ít, tập trung ở cảng

CY (Container Yard) Bãi container.

CFS (Container

freight station) Kho khai thác hàng lẻ.

DC (Dry Container) Container hàng khô.

Trang 3

I ĐÁNH GIÁ NỘI TẠI VÀ NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP

1 Tổng quan về doanh nghiệp:

Ngành nghề kinh doanh: Hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Khai thác cảng và Logistics Gemadept hiện đang sở hữu và khai thác hệ thống cảng và hạ tầng logistics có mặt từ Bắc vào Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hững Yên, Quãng Ngãi, Tây Nguyên,

Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, ĐBSCL…) và vươn sang các nước lân cận ( Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Campuchia, Lào…) Ngoài ra, Gemadept còn đầu tư chiến lược vào các hoạt động trồng rừng cao su và bất động sản

Hình 1: Mạng lưới logistics của GMD

Trang 4

Hình 2: Mạng lưới cảng của GMD

Cơ cấu cổ đông:

Hình 3: Cơ cấu cổ đông của GMD

Với chiến lược phát triển theo mô hình holding, theo báo cáo thường niên của GMD năm

2021, công ty hiện đang có 19 công ty con và 16 công ty liên kết

Trang 5

2 Chuỗi giá trị doanh nghiệp:

Đầu vào:

GMD là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ logistics và khai thác cảng biển, các giá trị đầu vào của Doanh nghiệp có chi phí đầu tư rất lớn, cụ thể:

Hạ tầng cảng:

Hệ thống cảng biển của GMD bao gồm: hệ thống cầu tàu, kho chứa, bến bãi, vùng nước trước bến, vùng nước cho tàu quay trở, vùng nước tàu chờ, đê kè, đập chắn sóng

Đối với hệ thống đất cảng, kho chứa, bến bãi được GMD thuê lại hoặc sở hữu Vùng nước trước bến, vùng nước cho tàu quay trở, vùng nước tàu chờ được GMD thuê lại từ nhà nước Các chi phí này được doanh nghiệp phản ánh vào mục chi phí theo phương pháp thẳng đứng trong thời gian thuê, riêng quyền sử dụng đất không xác định thời hạn thì được ghi nhận vào tài sản vô hình và không được tính khấu hao

Trang 6

Cảng biển: GMD hiện đang sở hữu và khai thác 8 cảng biển, chiếm 11% thị phần sản lượng container tại Việt Nam , chỉ xếp sau Tân cảng Sài gòn 63%

Đa số các cảng của GMD đang hoạt động full công suất thiết kế Kho bãi: 17 kho bãi hoạt động theo mô hình trung tâm phân phối, với môi hình này, GMD có thể cung cấp đa dạng hầu hết các dịch vụ như: quản lí, phân phối hàng tồn kho, đóng gói, vận chuyển hàng hóa, xử lí đơn hàng…

Cảng hàng hóa hàng không: Hiện đang nắm giữ 36,43% Công ty dịch vụ hàng hóa Sài Gòn SCS, cung cấp dịch vụ bốc xếp, xử lí lưu kho hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất

Trang thiết bị, phương tiện vận tải và công nghệ:

So với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cần phải được thực hiện theo định hướng kế hoạch, tốc độ qui hoạch của nhà nước, cộng thêm việc tốn rất nhiều thời gian và chi phí của

doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu theo việc thúc đẩy quy mô thì việc nâng cao hiệu suất làm việc để tối ưu hóa năng suất là 1 việc vô cùng quan trọng và hiệu quả

để tăng lưu lượng hàng hóa thông qua

GMD đang thực hiện mục tiêu xây dựng cảng xanh hiện đại và cảng thông minh (Smart Port) để tối ưu hóa hoạt động khai thác cũng như cắt giảm chi phí, sử dụng nguồn lực hiệu quả và góp phần cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh Nhân công:

Đây là yếu tố đầu vào quan trọng trong ngành cảng biển Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí hoạt động của cảng, nhờ vào việc tối ưu hóa năng suất và hiện đại hóa công nghệ, chi phí này của GMD giảm từ 29,2% trong năm 2019 về 27%

Trang 7

trong năm 2021 Ngoài ra, theo báo cáo thường niên 2021, Ban lãnh đạo cũng đang tìm kiếm và tuyển dụng nguồn nhân sự chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn

Trang 8

Khai thác cảng và dịch vụ logistics

Đầu ra:

DN đang cung cấp dịch vụ cho khách lẻ và đại lý tàu biển

Các hoạt động khai thác cảng của GMD chiếm trung bình trên 85% doanh thu của tập đoàn Với vị trí các cảng nằm ở có trung tâm trọng điểm kinh tế với các nút giao thông quan trọng, GMD cung cấp các dịch vụ bốc, xếp dỡ hàng hóa tại cảng, cho thuê kho bãi, dịch vụ cho thuê container, container lạnh…

Trung tâm phân phối hàng hóa:

Hiện tại GMD đang sở hữu các TTPP có vị

trí gần các trung tâm kinh tế lớn của cả

nước, đây là 1 lợi thế rất lớn Công ty đang

khai thác các kho ngoại quan, kho nội địa,

kho bách hóa, kho hàng lanh…với tổng

diện tích hơn 400.000m2 Các vị trí của các

TTPP hiện tại nhủ: Tp HCM, Bình Dương,

Trang 9

Hà Nội, Bắc Ning, Hưng Yên… Hiện tại, công ty đang cung cấp dịch vụ lưu trữ, cho thuê kho chứa, đóng gói, giao nhận hàng trong nước và quốc tế… Logistics ô tô:

Công ty liên doanh “K”line – Gemadept Logistics (KGL) được GMD nắm giữ 50% cổ phần, hoạt động về lĩnh vực logistics và dịch vụ giá trị gia tăng đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, các dịch vụ của công ty hiện đang cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nhà sản xuất, đại lý và phục vụ ngành ô

tô của Việt Nam Hiện nay, KGL đang cung cấp dịch vụ cho các hãng như: Isuzu, Mitsubishi, Merceder, Subaru, Toyota…

Hoạt động vận tải (GSC):

Gemadept Shipping là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Gemadept, công ty đang cung cấp dịch vụ vận tải biển hàng container các tuyến Bắc – Trung – Nam, Tp HCM – Cần Thơ, nội bộ ĐBSCL và nối các cảng của Việt Nam với Singapore, Malaysia, Thailand, Hongkong, Kaohsiung, Campuchia,…Ngoài ra, công ty còn nằm trong Top 2 nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng siêu trường siêu trọng tại Việt Nam

3 Tình hình sức khỏe tài chính:

Là DN hoạt động trong ngành then chốt là Khai thác cảng và Logistics nên

cơ cấu tài sản của GMD phần lớn là hạ tầng cơ sở, với tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trung bình trên 80% trong cấu trúc tổng tài sản Trong đó, TSCĐ chiếm ~30%, các khoảng đầu tư tài chính dài hạn (đầu tư vào công ty con, công ty liên kết) chiếm

~25%, tài sản dở dang dài hạn chiếm ~15% - khoảng mục này cho thấy GMD luôn liên tục đầu tư xây mới để phát triển quy mô của DN

Trang 10

Trong cơ cấu tài sản ngắn

hạn, chiếm tỷ trọng lớn

nhất là Các khoản phải thu

ngắn hạn, đây là hạng mục

phát sinh từ giao dịch có

tính chất mua – bán giữa

GMD và người mua là đơn

vị độc lập với DN, phần

lớn tỷ trọng trong khoản

mục này là các khoản phải

thu các bên liên quan (các

công ty liên doanh – liên

kết với GMD)

Nguồn vốn của GMD biến động lớn nhất là Vay và thuê tài chính dài hạn liên tục giảm trong các năm gần đây Nhờ vào việc hưởng lợi

từ giá cước vận tải và giá container tăng mạnh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục dương DN đã chi mạnh để giảm thiểu khoảng mục này, qua đó giảm bớt các khoảng chi phí, cải thiện biên lợi nhuận

Trong 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp liên tục trả cổ tức bằng tiền và không phát hành thêm

để tránh việc pha loãng cổ phiếu

Trang 11

Kết quả kinh doanh:

Theo biểu đồ thống kê, các chỉ số sinh lời của GMD liên tục cải thiện theo chiều hướng tốt lên và duy trì ở mức ổn định, duy chỉ có năm 2018 có sự chuyển biến bất thường của BLN sau thuế đến từ việc trong năm GMD đã thoái vốn 2 công ty con mang về 1.365 tỷ đồng tiền doanh thu tài chính Điều này cũng làm cho doanh thu thuần của GMD sụt giảm -32% so với năm trước đó

Trong năm 2018, GMD tập

trung cải thiện các hoạt động

khai thác cảng ở phía Nam,

nâng cao hiệu suất kinh doanh

do hợp lí hóa sản xuất, cắt

giảm chi phí và tối ưu hóa các

dịch vụ Cộng với việc thoái

vốn 2 công ty con có hiệu suất

làm việc thấp giúp cho GMD

cái thiện tốt BLN gộp và duy

trì ở mức rất tốt

Trong cơ cấu doanh thu,

sau khi thoái vốn 2 công ty con

hoạt động trong lĩnh vực

logistics, doanh thu trong lĩnh

vực này giảm mạnh và đóng góp

trung bình 14% trên tổng doanh

thu của tập đoàn

Doanh thu về khai thác cảng

liên tục tăng trưởng, Cagr đạt

11% trong vòng 5 năm trở lại

đây

Trang 12

Các thông số đánh giá doanh nghiệp:

Về chỉ số thanh khoản của GMD cho thấy vẫn duy trì ổn định mức độ thanh toán, tuy không cao nhanh vẫn đảm bảo thanh khoản tiền mặt để giải quyết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn Hạn mục thanh toán lãi vay của GMD cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn trước chi phí lãi vay so với chi phí lãi vay phải thanh toán trong kỳ chiếm tỷ

lệ rất cao, điều này luôn đảm bảo cho DN không chịu áp lực về các khoản nợ phải trả lãi, đồng thời đây cũng là điểm cộng để GMD hưởng được các gói vay ưu đãi từ Ngân hàng

Chỉ số hiệu quả hoạt động đang được cải thiện rất tốt khi chỉ số vòng quay tài sản và các khoản phải thu đang tốt lên cho thấy DN đang có chiến lược hợp lí để nâng cao hiệu quả hoạt động

Cơ cấu tài sản của GMD luôn duy trì tỷ lệ đòn bẩy ổn định, cho thấy DN luôn có kế hoạch

sử dụng nguồn lực để đầu tư các dự án mới

Chỉ số sinh lời của DN là hệ quả của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn vốn hợp lí Nếu bỏ qua năm 2018 do lợi nhuận đột biến từ việc chuyển nhượng công ty con, trendline tăng trưởng chỉ số sinh lời của GMD đang tăng tốt Chúng tôi đánh giá chỉ số này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới nhờ vào việc hiện đại hóa và áp dụng công nghệ để tăng năng suất hoạt động khai thác cảng của GMD, tiếp tục đưa các cảng công nghệ cao như Gemalink giai đoạn 2, Nam Đình Vũ giai đoạn 2 vào vận hành

Trang 13

II ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG

Với những đánh giá trên, chúng tôi nhận định GMD đang tiếp tục đầu tư để tăng quy mô tài sản, nâng cao năng suất hoạt động nhằm cải thiện biên Ngoài yếu tố nội tại này, các luận điểm về ngành và lợi thế của DN cũng là những yếu tố để đánh giá về tiềm năng tăng trưởng trong tương lai:

1 Tốc độ tăng trưởng của Ngành :

Tốc độ tăng trưởng hàng hóa thông quan qua các cảng

Tốc độ tăng trưởng của Ngành cảng biển Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào tình hình xuất nhập khẩu Đặt biệt tốc độ này càng tăng mạnh khi Việt Nam gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ FDI, hiệp định EVFTA

Với xu hướng mở rộng quan hệ, tăng cường giao thương hợp tác giữa các nước, từ đó cho thấy triển vọng tăng trưởng của Ngành Logistics trong tương lai vẫn còn rất lớn Theo

số liệu thống kê về sản lượng hàng hóa thông quan Cảng biển Việt Nam của Tổng cục Hàng hải Việt Nam, tình từ năm 2013 đến nay, chỉ số tăng trưởng Carg đạt mức 12%, cao hơn mức 5,1% của thế giới, con số này cho thấy ngành Cảng biển Việt Nam vẫn đang nằm trong giai đoạn phát triển, tuy nhiên con số này phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI

Trang 14

Tốc độ tăng trưởng FDI:

Việt Nam đang thực hiện các chính sách thu hút dòng vốn FDI, góp phần tăng trưởng

và hội nhập kinh tế quốc tế

Với chủ trương mở cửa trở

lại nền kinh tế sau 2 năm

đóng cửa bởi dịch bệnh

Covid-19, tổng vốn FDI

đầu tư đăng ký và thực hiện

đang có những chuyển biến

rất tích cực Theo số liệu từ

Tổng cộng thống kê, vốn

đầu tư FDI thực hiện tại

Việt Nam3 tháng đầu năm

2022 đạt 4,42 tỷ USD, tăng

7,8% so với cùng kỳ

Với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng trung bình trên 15% mỗi năm, cộng với tỷ trọng kim ngạch chiếm trên 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, những chuyển biến của các Doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng hàng hóa thông quan của Ngành cảng biển Tính đến giữa tháng 5/2022, Tổng Cục Hải Quan cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 187,3 tỷ USD, tăng 14,3%

2 Lợi thế của doanh nghiệp

1 GMD đang có lợi thế rất lớn về vị trí cảng tại cả 2 khu vực cảng quan trọng và

tiềm năng nhất trong cả nước đó là cảng trung chuyển quốc tế Bà Rịa – Vũng Tàu và cụm cảng Hải Phòng

Cảng BR – VT: Với vai trò là cảng chính cho xuất khẩu khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là xuất khẩu đi Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, sản lượng hàng container thông qua cảng biển luôn nằm trong Top 4 khu vực cảng biển tăng mạnh nhất trong những năm gần đây Theo cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong năm 2021 đạt 113,2 triệu tấn, riêng cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đạt

Trang 15

gần 104,6 triệu tấn Năm 2021, khu vực chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19, tuy nhiên sản lượng hàng hóa container thông qua cảng biển vẫn đạt 8,25 triệu TEUs, tăng 11%

Là cảng nước sâu duy nhất và vị trí đắc địa, công suất lớn có thể tiếp đón cỡ tàu lớn nhất hiện nay, chúng tôi đánh Gemalink là 1 trong những đầu tàu mang lại doanh thu lớn cho GMD trong thời gian tới, khi kế hoạch triển khai giai đoạn 2 của Gemalink sẽ được thực hiện trong Quý 3 2022 và đưa vào khai thác vào đầu năm 2025

Khu vực cảng Hải Phòng có vị trí chiến lược gần các quốc gia Đông Bắc Á và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện sẽ có dư địa tăng trưởng mạnh Tuy nhiên, sẽ có sự chênh lệch giữa 2 khu vực trước và sau cầu Bạch Đằng Trong đó, cảng Nam Đình Vũ có vị trí nằm phía ngoài cầu Bạch Đằng, ngay đầu của ngỏ thông ra biển, có mớn nước sâu và vũng quay đầu rộng cho phép tiếp nhận tàu lớn nhất trong khu vực

Theo nghị quyết số 02, Hải Phòng đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 15,1%/năm các dịch vụ logistics, hàng hóa thông qua cảng biển, ước đạt 300 triệu tấn trong năm 2025 Cuối tháng 12/2021, GMD đã cho triển khai xây dụng cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2,

dự kiến sẽ đưa vào khai thác trong đầu năm 2023 nâng công suất lên thêm 500.000

TEUs/năm

Ngày đăng: 19/06/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w