1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ
Trang 11
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ DÒNG
NGƯỜI NHẬP CƯ Ở CHÂU ÂU HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Kim Trang
Lớp : K23CLC-KTA
Mã sinh viên : 23A4010660
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021
Trang 22
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4
NỘI DUNG 5
PHẦN 1: LÝ LUẬN 5
1.1 Nội dung cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin 5
1.2 Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 6
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN 7
2.1 Liên hệ thực tiễn 7
2.2 Liên hệ bản thân 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC THAM KHẢO 11
Trang 3
3
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên phạm vi cả nước Các dân tộc chung sống hòa hợp thành một thể thống nhất đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam xuất hiện từ rất sớm Do điều kiện tự nhiên, xã hội, hình thái cư trú khác nhau nên trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc có sự khác biệt, chênh lệch nhau Nhiều vùng dân tộc thiểu số có trình độ thấp, đời sống vật chất của bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Cho nên vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và
vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Việc đưa
ra các chính sách giải quyết các vấn đề về dân tộc ở Việt Nam giúp đất nước ta thực hiện các mục tiêu đặt ra Không chỉ Việt Nam mà vấn đề dân tộc trên thế giới là một vấn đề vô cùng đau đầu đối với các nhà cầm quyền của các nước, nhất là vấn đề nhập cư của Châu Âu
Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa M -Lác ênin về vấn đề dân tộc và chính sách của đảng và nhà nước việt nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc Liên hệ với vấn đề dòng người nhập cư ở Châu Âu hiện nay”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm sáng tỏ nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của Lênin, sự vận dụng của Đảng và nhà nước Việt Nam vào các vấn đề dân tộc và các chính sách giải quyết Nghiên cúu về vấn đề dòng người nhập cư ở Châu Âu hiện nay
Để có thể thực hiện các mục tiêu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ dưới đây: Thứ nhất, nghiên cứu nội dung và ý nghĩa Cương lĩnh dân tộc của Lênin
Thứ hai, các phương pháp, chính sách của Đảng ta đối với các vấn đề dân tộc
Thứ ba, nghiên cứu các vấn đề dân tộc thế giới và dòng người nhập cư ở Châu Âu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 44 Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm và chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc của Việt Nam và dòng người nhập cư ở Châu Âu
1.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian và thời gian: Việt Nam và thế giới giai đoạn hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.3 Cơ sở lý luận: quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc
-1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1.5 Ý nghĩa lý luận
Tiểu luận phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin và nêu quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước giải quyết vấn đề dân tộc
1.6 Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận góp phần nêu ra những quan điểm chính sách giải quyết vấn đề dân tộc Việt Nam và nêu thực trạng vấn đề dân tộc trên thế giới, khủng hoảng di cư ở Châu Âu Tiểu luận cũng mang lại giá trị tham khảo về những giải pháp cơ bản về vấn đề dân tộc Việt Nam và thế giới
Trang 55
NỘI DUNG
PHẦN 1: LÝ LUẬN
1.1 Nội dung cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin
1.1.1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, trình
độ phát triển cao hay thấp; các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất
cả các lĩnh vực đời sống hông một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp K bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ như nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, đầu tiên phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc
1.1.2. Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị xã hội và con đường phát triển của dân tộc -mình Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc và cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng
Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
Trang 66
1.1.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại
Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin, nó phản ánh sự gắn kết chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi Đây là cơ sở, điều kiện
để bảo đảm vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dân tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Vì vậy, liên hợp công nhân các dân tộc không chỉ là lời kêu gọi mà còn là giải pháp hữu hiệu, đảm bảo cho việc liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể
1.2. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam trong thời kỳ
quá độ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc
Một là, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam
Hai là, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc
Ba là, phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong sự nghiệp chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển đầu tư kinh tế xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với việc bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, tăng cường
sự quan tâ hỗ trợ của trung ương và địa phương.m
Năm là, Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị
Trang 77
1.2.2. Chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt Nam
Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh
Về kinh tế: phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng dân tộc, nhằm phát huy tiềm năng -phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và các dân tộc; thực hiện nội dung kinh tế thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội -miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách mạng
Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc; đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa phù hợp với điều kiện của các dân tộc;
mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia và khu vực
Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an ninh xã hội ở vùng dân tộc; từng bước thực hiện bình đẳng, công bằng thông qua việc thực hiện chính sách phát triển phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục; phát huy vai trò - của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị xã hội ở miền núi, vùng dân tộc.-
Về an ninh quốc phòng: tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; phân phối chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn, tăng cường mối quan hệ quân dân, tọa thế trận quốc phòng toàn dân nơi vùng dân tộc
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1 Liên hệ thực tiễn
2.1.1 Tình hình dân tộc thế giới
Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất Các quốc gia đều
Trang 88 đang ra sức tìm tòi con đường để bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc mình, giữ gìn nền - độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ
Nhiều quốc gia vì lợi ích riêng của mình đã để cho dân tộc của mình chịu khổ, đặc biệt là khu vực Bắc Phi – Trung Đông Sự trì trệ cùng những chính sách quản lý, điều hành hà khắc của chính quyền sở tại khiến nạn thất nghiệp tràn lan; sự chênh lệch giàu nghèo; đặc biệt là nạn phân biệt chủng tộc đã khiến cho bất bình đẳng trong xã hội ở các nước không ngừng gia tăng Từ đó dẫn tới những cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội, thậm chí là đấu tranh vũ trang
2.1.2 Dòng người nhập cư vào Châu Âu
Vấn đề dòng người nhập cư ở Châu Âu đang là một trong những vấn đề gây ám ảnh
và đau đầu của các nhà chức trách, cầm quyền của Châu Âu Dù đã đưa ra một loạt các giải pháp nhưng vẫn không thể xoay chuyển được tình hình Lý do được cho là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu là khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội
ở các nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông, sự can thiệp của các nước phương Tây núp dưới chiêu bài “cải cách dân chủ” cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khủng hoảng Nguyên nhân thứ ba là các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu Không chỉ những nguyên nhân bên ngoài gây ra tác động của cuộc khủng hoảng mà trong đấy cũng có một phần trách nhiệm phía EU EU đã không
có những chính sách cụ thể về vấn đề kiểm soát biên giới, việc bảo vệ biên giới bên ngoài khu vực Schengen phụ thuộc vào các nước thành viên Châu Âu chưa có chính sách thống nhất về giải quyết người tị nạn, mặc dù việc gia tăng người di cư vào châu
Âu đã diễn ra nhiều năm nay
Khủng hoảng di cư còn tạo ra gánh nặng kinh tế đối với hầu hết các quốc gia châu
Âu Mặc dù người di cư có thể thúc đẩy lực lượng lao động của nước tiếp nhận nhưng nhiều quan điểm thận trọng vẫn cho rằng với số lượng dân tị nạn lớn từ Trung Đông và châu Phi đổ về, nhiều người trong số đó không hề được đào tạo hay giáo dục, vì vậy họ
có thể trở thành gánh nặng cho tình hình tài chính công Trước tình hình đó, EU buộc phải đưa ra những chính sách chặt chẽ, cụ thể hơn để có thể cải thiện khủng hoảng cuộc
di cư này
Trang 99
2.2 Liên hệ bản thân
Trong thời kì đổi mới và phát triển đất nước, là công dân của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mỗi người phải mang trong mình trọng trách đối với sự nghiệp xây dựng đất nước Là một sinh viên trường Học viện Ngân hàng, em càng cảm thấy trách nhiệm càng cao cả, lớn lao Để có thể góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc thực hiện nhiệm vụ của đất nước, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em cần: Thứ nhất, phải chủ động tích cực học tập, nghiên cứu để làm tốt nội dung văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước Tham gia các hoạt động tình nguyện, đến các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số để hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đời sống của nhân dân tại đây
Thứ hai, phân biệt được sai hay đúng để có thể phê phán, đấu tranh với những hành
vi, tư tưởng sai trái, đi ngược với lợi ích quốc gia; tuyên dương, khen thưởng với những hành động, phong trào tốt đẹp, góp phần tô đẹp cho đất nước
Thứ ba, cần phải tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội Tuyên truyền công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, giúp người dân hiểu rõ tác hại tệ nạn xã hội, biết cách phòng, tránh các tệ nạn xã hội từ đó mỗi người dân tự đấu tranh để góp phần giữ vững môi trường sinh họat lành mạnh, từng bước ngăn chặn đẩy lùi các loại tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng
Thứ tư, quan tâm đến đời sống chính trị của địa phương, đất nước Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện quy định của pháp luật
Trang 1010
KẾT LUẬN
Vấn đề dân tộc có trí vị hết sức quan trọng trong cách xã hội chủ nghĩa vừa nhiệm là
vụ trước mắt vừa vấn đề là có tính chiến lược lâu dài hiện nay Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
mà trước hết phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mà trước hết phải tuân thủ nghiêm ngặt cương lĩnh dân tộc của Lênin Đặc biệt việc giải quyết vấn đề dân tộc nước ở ta hiện nay phải được xác định là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương của cả hệ thống chính trị và của chính đồng bào các dân tộc
Trong bối cảnh khủng hoảng nhập cư, các nước châu Âu cần thúc đẩy các nỗ lực kinh
tế, ngoại giao,… nhằm giúp các nước khu vực Bắc Phi Trung Đông ổn định tình hình, - loại trừ khủng bố, chấm dứt xung đột, lập lại hòa bình Chỉ có như vậy mới có thể giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay một cách căn bản, lâu dài, góp phần ổn định d tình hình an ninh, kinh tế xã hội và đời sống nhân dân ở khu vực đầy biến động này - Chính sách nhập cư là công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mỗi quốc gia