Việc nhận thức đúng đắng về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đề ra đường lối phát triển đất nước.. Do đó, tính quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
- - -
-TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG
VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ NÀY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tên học phần : TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Mã học phần : 2111POLI200103
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP Sinh viên thực hiện : HÀ CHÂU GIA BẢO
Mã số sinh viên : 47.01.901.099
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1 LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 5
1.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng 5
1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng .6 2 LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NÀY VỚI ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 7
2.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay 7
2.1.1 Cơ sở hạ tầng 7
2.1.2 Kiến trúc thượng tầng 8
2.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế 9
2.3 Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay 11
* Về cơ sở hạ tầng 12
*Về kiến trúc thượng tầng 12
2.4 Một số giải pháp chung 13
2.5 Trách nhiệm của sinh viên 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4MỞ ĐẦU
Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử Đây là chân lý được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam hơn 90 năm qua, nhất là sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước có được như ngày hôm nay khẳng định con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn
là đúng đắn, càng củng cố niềm tin và sự kiên định của dân tộc ta vào con đường đi lên CNXH. Việc nhận thức đúng đắng về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đề ra đường
lối phát triển đất nước Với những lý do trên em chọn đề tài “ Trình bày mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Liên hệ vấn đề này với đường lối đổi mới ở Việt Nam” làm tiểu luận cho môn Triết học.
Trang 5NỘI DUNG
1 LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ MỐI QUAN
HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG.
1.1 Khái niệm.
- Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp thành
cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những CSHT thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã hội sau Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của tòan bộ đời sống kinh tế xã hội Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT
- Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết
Trang 6định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định Trong đó
bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước- công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được tòan bộ đời sống xã hội
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó
Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định
1.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần Quan
hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực
tư tưởng
Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức, đều không thể giải thích
từ chính nó Bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định
Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn
Trang 7tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới
Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác
1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện
ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng Nhà nước không chỉ dựa vào hệ
tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng kinh tế” Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà nước, pháp luật
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy sinh trong quá trình của cơ sở kinh tế mới - mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội Nếu kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm
Trang 8sự phát triển kinh tế-xã hội Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó
sẽ bị cách mạng khắc phục
NAM
2.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Cơ sở hạ tầng
– Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau
Các hình thức sở hữu đó tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Ở Việt Nam hiện nay, các hình thức sở hữu cơ bản gồm sở hữu nhà nước (hay sở hữu toàn dân, trong đó nhà nước là đại diện của nhân dân), sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Các thành phần kinh gồm kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài
Ví dụ:
- Kinh tế nhà nước: Tiêu biểu là các tập đoàn Viettel, PVN, EVN, Vietnam Airline, Vinamilk…
- Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Tiêu biểu là các hợp tác xã nội nghiệp, công nghiệp
ở các địa phương
Trang 9- Kinh tế tư nhân: Tiêu biểu là các tập đoàn Vingroup, FLC, Massan, Vietjet…
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Tiêu biểu là Toyota Vietnam, Huyndai Vietnam…
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
Đó là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển hết mọi tiềm năng
2.1.2 Kiến trúc thượng tầng
– Trong xây dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định:
Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang tính chất giai cấp công nhân,
do đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm để nhân dân là người làm chủ xã hội
Các tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ, quân đội, công an, tòa án, ngân hàng… không tồn tại vì lợi ích của riêng nó mà là để phục vụ nhân dân, thực hiện cho được phương châm mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về nhân dân
Trang 10– Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng hoặc kiến trúc thượng tầng là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng
Việc phát triển và củng cố cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và củng cố các bộ phận của kiến trúc thượng tầng là một quá trình lâu dài, gian khổ, diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ
2.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế
Thứ nhất, vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức bộ máy quản lý để phát
triển kinh tế bền vững Việc tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế bền vững
và chỉ đạo bộ máy này hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để Nhà nước vừa tăng cường sức mạnh, vừa đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, chiến lược về phát triển kinh tế bền vững Đặc biệt, phải tinh gọn, trong sạch, có quyền lực thật
sự vững mạnh để thực thi tốt nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra
Kinh nghiệm về phát triển bền vững của nhiều nước cho thấy, nếu Nhà nước phân công rõ chức năng, nhiệm vụ đối với từng bộ phận quản lý nhà nước sẽ tránh được sự chồng chéo giữa các bộ phận, các cấp với nhau; triệt tiêu việc tranh giành quyền lực, bệnh thành tích; sự thờ ơ, né tránh hoặc không nhận trách nhiệm về mình Từ đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của từng bộ phận, từng cấp, đảm bảo cho cả bộ máy hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao
Thứ hai, vai trò của Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách
để phát triển kinh tế bền vững: Việc Nhà nước tiến hành thành lập bộ máy chuyên trách quản lý việc phát triển kinh tế bền vững ở các cấp là rất cần thiết Song, để duy trì sự hoạt động có hiệu quả của bộ máy đó thì việc Nhà nước xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý phát triển kinh tế bền
Trang 11vững là vấn đề cần quan tâm, có tác động nhất định đến sự thành công hay thất bại trong hiệu lực quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế bền vững Do đó, Nhà nước phải tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo về năng lực và phẩm chất mới đáp ứng được công việc đặt ra đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững
Thứ ba, vai trò của Nhà nước trong việc huy động các nguồn lực vật chất để
phát triển kinh tế bền vững: Trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững, nguồn lực vật chất giữ một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là nhân tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của mọi quốc gia, mà còn là tiền đề vật chất
để bảo đảm cho thực hiện công bằng xã hội, công tác bảo vệ môi trường được thực thi có hiệu quả
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cần một nguồn lực vật chất đầu tư rất lớn, không có tổ chức hay cá nhân nào có thể cung ứng được mà nhiệm vụ này phải thuộc về Nhà nước Chỉ có Nhà nước mới có đầy đủ quyền hạn và chức năng thu các khoản thuế, phí từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
để thực hiện các mục tiêu xã hội cũng như đầu tư cho các lĩnh vực xã hội cũng như công tác bảo vệ môi trường Đồng thời, chỉ Nhà nước mới có đủ tư cách pháp nhân huy động, tiếp nhận, phân phối hiệu quả, cung ứng đầy đủ, kịp thời các nguồn vốn vay, vốn viện trợ để phục vụ cho công tác phát triển kinh tế bền vững
Nhà nước còn có vai trò trong việc đề ra hệ thống chiến lược và xây dựng hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế bền vững Các chiến lược này sẽ được cụ thể hóa thông qua các chính sách phát triển kinh tế bền vững ở những mức độ nhất định, có thể từng giai đoạn, từng cấp, ngành, hay từng lĩnh vực cụ thể
Trang 12Thực tế phát triển kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia cho thấy, tăng trưởng kinh tế mặc dù là cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, song không phải khi nào cũng được thực hiện mang tính bền vững, gắn với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường nếu như vai trò của Nhà nước không được phát huy Do vậy, vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế bền vững giữ vị trí không thể thay thế, mà vai trò đó được thể hiện tập trung nhất và trước hết ở việc Nhà nước hoạch định chiến lược, đề ra hệ thống chính sách, xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế bền vững
Các chính sách cơ bản mà Nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững rất đa dạng, bao gồm: Chính sách về phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển khoa học và công nghệ; chính sách về xây dựng cơ cấu kinh tế cân đối và hợp lý…
Nhà nước còn có vai trò trong việc đề ra hệ thống chiến lược và xây dựng hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế bền vững Các chiến lược này sẽ được cụ thể hóa thông qua các chính sách phát triển kinh tế bền vững ở những mức độ nhất định, có thể từng giai đoạn, từng cấp, ngành, hay từng lĩnh vực cụ thể
2.3 Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay
Để giải quyết mối quan hệ then chốt các cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Đảng và nhà nước ta đã không ngừng tìm hiểu, phân tích từng mặt cụ thể
và đã nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động và sự phát triển của sự vật hiện tượng vào thực tiễn tình hình đất nước Từ đó đã đề ra những biện pháp
Trang 13cụ thể khác nhau để giải quyết các mối quan hệ đó Trên những nguyên tắc nhất định cụ thể là:
Việc xây dựng đất nước phải đi từ đầu, từ gốc đến ngọn cả cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng Việc xây dựng kiến trúc thượng tầng phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn và mỗi nước phát triển kinh tế là góp phần củng cố và hoàn thiện các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đối với kinh
tế phải gắn liền với đổi mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội, hai kỳ đại hội Đảng VI Và VII đã khẳng định:
* Về cơ sở hạ tầng: Khẳng định sự tồn tại của nhiều phương thức sản xuất (thành phần kinh tế), nhiều quan hệ sản xuất trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất theo định hướng XHCN
Sử dụng các thành phần kinh tế trong sự liên kết chặt chẽ và chủ đạo trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sớm nhất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời hướng dẫn các thành phần khác đi đúng quỹ đạo của định hướng xã hội chủ nghĩa Không được nóng vội, làm trái với quy luật phát triển khách quan của xã hội, từng bước khai hoá nền sản xuất theo định hướng mới
*Về kiến trúc thượng tầng: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới, cho hoạt động xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, do đảng cộng sản (đội tiên phong) lãnh đạo Toàn bộ xã hội thuộc về nhân dân, do dân làm chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát triển, củng cố vững vai trò to lớn của Đảng và Nhà Nước đối với toàn xã hội, đặc biệt là chức năng kinh tế của nhà nước Đồng thời, nhà nước cũng đề ra đường