1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến Lược Gia Nhập Thị Trường Thái Lan Của Nutifood.pdf

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược gia nhập thị trường Thái Lan của Nutifood
Tác giả Trần Văn Quang, Đinh Thị Hồng Thơ, Nguyễn Mai Anh, Trương Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Kiều Trang, Phùng Đức Đại, Đoàn Vân Hà
Người hướng dẫn Nguyễn Mai Anh, Giảng viên hướng dẫn
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Chiến lược Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, nhóm sẽ đưa ra chiến lược phù hợp nhất choNutifood Việt Nam- một công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng, các sản phẩmchủ yếu từ sữa,

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ -  -

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài:

Chiến lược gia nhập thị trường Thái Lan của Nutifood

Nguyễn Thị Kiều Trang 24A4052274

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2

1.1 Tổng quan về Nutifood 2

1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh của Nutifood 2

CHƯƠNG 2 LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA (MÔ HÌNH KIM CƯƠNG) 4

2.1 Các nhân tố điều kiện sản xuất 4

2.2 Các điều kiện về cầu 5

2.3 Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan 6

2.4 Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty 7

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MÀ DOANH NGHIỆP HƯỚNG TỚI (PESTLE C) 9

3.1 Môi trường chính trị - Political 9

3.2 Môi trường kinh tế - Economic 10

3.3 Môi trường xã hội - Social 11

3.4 Môi trường công nghệ - Technological 13

3.5 Môi trường Pháp lý - Legal 14

3.6 Môi trường sinh thái - Environment: 16

3.7 Môi trường cạnh tranh - Competitive: 17

3.7.1 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: 17

3.7.2 Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế 18

3.7.3 Quyền lực của khách hàng 18

3.7.4 Quyền lực nhà cung ứng 19

3.7.5 Áp lực từ các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành: 19

Trang 3

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP NUTIFOOD 20

4.1 Nguồn lực 20

4.1.1 Nguồn lực hữu hình 20

4.1.2 Nguồn lực vô hình 21

4.2 Năng lực 22

4.3 Mô hình VRIO 24

CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG 26

5.1 Lý do chọn phương thức gia nhập 26

5.2 Tìm kiếm nhà nhập khẩu tại thị trường Thái Lan 26

5.3 Phân tích SWOT 27

5.3.1 Điểm mạnh 27

5.3.2 Điểm yếu 30

5.3.3 Cơ hội 31

5.3.4 Thách thức 33

5.4 Ma trận SWOT 35

5.4.1 ST (Tận dụng điểm mạnh để đối mặt với thách thức) 37

5.4.2 SO (Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt và tạo ra cơ hội) 38

5.4.3 WO (Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu) 39

5.4.4 WT (Tối thiểu hóa điểm yếu và tránh những đe dọa) 40

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Dọc theo sự phát triển của toàn cầu hóa, nền kinh tế cũng đang bước vào thời kỳ hội nhập

và giao lưu Ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ gói gọn hoạt động sản xuất, tiêu dùng củamình trong nước, mà còn phải trải rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hộimới để tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần, xây dựng, củng cố thương hiệu, đa dạng hóachuỗi cung ứng, Việc gia nhập một thị trường mới với các yếu tố khác biệt từ môi trường vĩ

mô, môi trường ngành đến môi trường nội bộ không phải là việc dễ dàng và có thể bắt đầu ngaylập tức mà không có kế hoạch cụ thể Vì thế, quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế ra đờinhằm giúp các tổ chức có cái nhìn dài hạn và phù hợp với môi trường thay đổi liên tục, từ đó tối

ưu hóa sự sáng tạo, tăng cường sức cạnh tranh và đảm bảo bền vững trong tương lai.Không phải thị trường nào cũng phù hợp với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp vàkhông phải tất cả các doanh nghiệp đều tiến hành gia nhập thị trường theo một cách thức nhấtđịnh Căn cứ vào nhiều yếu tố như tiềm lực của tập đoàn; hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội tạiquốc gia thị trường gia nhập; các yếu tố khác như hạ tầng công nghệ, khả năng hấp thụ côngnghệ… mà mỗi công ty xuyên quốc gia sẽ lựa chọn cho mình hình thức cũng như chiến lượcgia nhập thị trường phù hợp nhất

Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, nhóm sẽ đưa ra chiến lược phù hợp nhất choNutifood Việt Nam- một công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng, các sản phẩmchủ yếu từ sữa, đang có mong muốn mở rộng kinh doanh ra quốc tế, cụ thể là tiến vào thịtrường tiềm năng Thái Lan- để khẳng định vị thế của Nutifood tại thị trường mới này, đồng thờicạnh tranh hiệu quả với các đối thủ địa phương và toàn cầu dựa trên những nghiên cứu tỉ mỉ vàkhách quan Bên cạnh đó, sẽ có một bản phác thảo kế hoạch gia nhập thị trường Thái Lan chodoanh nghiệp Nutifood Việt Nam

1 | P a g e

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1 Tổng quan về Nutifood

Nutifood là công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng được Hiệphội Công nghiệp Sữa Việt Nam trao tặng danh hiệu Thương hiệu sữa trẻ em số 1 Việt Nam.Nutifood đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng tin cậy hơn 40 năm qua.Công ty được thành lập vào năm 1976 với tên gọi Công ty Dịch vụ Thực phẩm Sữa Việt Nam

và phát triển thành nhà sản xuất các sản phẩm từ sữa

Nutifood cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc sử dụng công nghệ hiệnđại, quy trình sản xuất tiên tiến và nguyên liệu tươi ngon Các sản phẩm của Nutifood bao gồmsữa, sữa chua, nước ép trái cây, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em và người lớn, thực phẩmbảo vệ sức khỏe cho người già, và nhiều loại thực phẩm khác Công ty cũng sản xuất các sảnphẩm dạng bột và nước uống bổ sung dinh dưỡng Ngoài thị trường trong nước, Nutifood đã

mở rộng hoạt động xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới Nutifood cũng đóng góp tíchcực vào cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như hỗ trợ giáo dục và chăm sóc sức khỏecho trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn Bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm và cam kết với sứ mệnh dinh dưỡng

Nutifood đã đạt được nhiều chứng nhận và danh hiệu quan trọng trong lĩnh vực sản xuấtthực phẩm và dinh dưỡng như chứng nhận Hệ thống phân tích các điểm kiểm soát nguy cơ vàHACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points), được nhiều chứng nhận ISO, bao gồmISO 9001 (Quản lý chất lượng), ISO 22000 (Quản lý an toàn thực phẩm) và ISO 14001 (Quản

lý môi trường và chứng nhận Good Manufacturing Practices (GMP).Nutifood cũng đã thiết lậpmối quan hệ hợp tác với nhiều công ty trong và ngoài ngành thực phẩm ví dụ như: Vinamilk,Abbott, Nestle

1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh của Nutifood

Trở thành công ty hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, phát triển bền vững vì lợi ích củangười tiêu dùng Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi, từng bệnh lý khácnhau, đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của con người

7 giá trị cốt lõi:

1 Chính trực Đạo đức - Cương trực - Cam kết trong từng lời nói và hành động

2 Trách nhiệm Nhận trách nhiệm, dùng nguồn lực có quyền kiểm soát để vượt qua thử thách

2 | P a g e

Trang 6

3 Hợp tác Đối diện và giải quyết đến cùng.

4 Tính chuyên gia Mỗi nhân viên là chuyên gia dinh dưỡng cho bản thân, gia đình, bạn bè và xuất sắc trong lĩnh vực của mình

5 Tính khác biệt Luôn có nhiều giải pháp cho 1 vấn đề tạo sự khác biệt và tiên phong

6 Hiệu quả Có mục tiêu, kế hoạch, lượng hóa để hướng tới hiệu quả cho tổ chức và khách hàng

7 Kiên cường Đối diện, thích ứng và vượt qua thử thách, luôn chinh phục đỉnh cao mới

3 | P a g e

Trang 7

CHƯƠNG 2 LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA (MÔ HÌNH KIM CƯƠNG) 2.1 Các nhân tố điều kiện sản xuất

Kinh tế tăng trưởng nhanh, cùng với thị trường rộng lớn và môi trường đầu tư hấp dẫn, lànhững điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường sữa tại Việt Nam

Nguồn nhân lực

Ngành sữa Việt Nam có được điều kiện phát triển thuận lợi Thứ nhất, ngày càng nhiềutrường đại học, cao đẳng đào tạo những ngành liên quan tới chế biến thực phẩm, do đó, sốlượng lao động có trình độ chuyên môn không ngừng tăng lên Thứ hai, nếu doanh nghiệp sữamuốn tự chủ nguyên liệu thì cần rất nhiều lao động nông nghiệp, lực lượng lao động này ở nước

ta vẫn rất dồi dào, hơn nữa, Việt Nam còn đang giữ cơ cấu dân số vàng cho thấy nguồn nhânlực có thể đáp ứng rất tốt cho ngành sữa nước nhà

và ngoài nước, vốn huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay ưuđãi của Nhà nước [1] Hiện nay, lãi suất tại Việt Nam đang có xu hướng giảm, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp “UOB dự báo, NHNN vẫn có triển vọng cắt giảm lãi suất thêm

100 điểm cơ bản nữa (xuống 3,50%) nhưng thời gian thực hiện có thể được chuyển sang quýIV/2023 và quyết định này có thể vẫn cần cân nhắc khi ngân hàng trung ương xem xét cân đối

cả rủi ro tăng trưởng và lạm phát.”

Cơ sở khoa học

Vào tháng 3/2009, Hiệp hội sữa Việt Nam được thành lập Đây là môi trường dành chocác thành viên trao đổi và thảo luận những vấn đề tồn tại của ngành, từ đó tìm ra con đường cólợi nhất cho tất cả các bên tham gia Hiệp hội cũng góp phần vào sự phát triển bền vững củangành sữa; đồng thời đóng vai trò nghiên cứu, phát triển và hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụngnhững công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình sản xuất Cũng trong Quy hoạch phát triểnngành công nghiệp chế biến sữa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, “ngành công nghiệp

4 | P a g e

Trang 8

chế biến sữa Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, xử lý chất thải triệt để,bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” Bên cạnh đó, “ngành sẽ tiếp tục đầu tư mới và mở rộngcác cơ sở sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và dành một phần xuấtkhẩu Các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sảnphẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và mẫu mã.” [1] Các doanh nghiệp

đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ số… đểcải thiện quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng và tiếp cận kháchhàng Như vậy, công nghệ - yếu tố then chốt để thúc đẩy ngành đã được các doanh nghiệp sữanắm bắt và triển khai, đem tới cho thị trường những sản phẩm tối ưu nhất

2.2 Các điều kiện về cầu

Sự gia tăng dân số và các sáng kiến cải thiện sức khỏe xuất hiện ngày càng nhiều, trongkhi người tiêu dùng cũng ngày một nâng cao nhận thức về sức khỏe qua việc sử dụng các sảnphẩm sữa sẽ khiến cho thị trường sữa Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm sắp tới.Nhu cầu về sữa của Việt Nam ngày càng tăng

Trong Quy hoạch phát triển ngành sữa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Chính phủ

đề ra mục tiêu nâng cao sản lượng sữa sản xuất cũng như mức sữa tiêu thụ bình quân đầu ngườihàng năm Theo đó, mức tiêu thụ sữa bình quân năm 2025 là 34 lít/ người/ năm [1] Theo dựbáo dân số Việt Nam 2014 - 2049, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 99.929 triệu người vào năm

2025, và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai [2] Với xu hướng tăng lượng sữa tiêu thụ, nhiều doanhnghiệp đã tăng đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy công suất lớn, nâng cao tínhhiệu quả kinh tế nhờ quy mô

Người tiêu dùng Việt Nam có yêu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sữaChất lượng và giá trị dinh dưỡng của sữa là một trong những yếu tố hàng đầu khi ngườitiêu dùng lựa chọn sản phẩm Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm sữa hữu cơ, sữa không chất bảoquản, sữa không đường và sữa không lactose cũng tăng cao Bên cạnh yếu tố sức khỏe, ngườitiêu dùng còn chú ý đến các vấn đề như bảo vệ môi trường, quyền lợi động vật, … cùng với đó

là xu hướng “thuần chay” đang thịnh hành Các loại sữa thay thế có nguồn gốc từ thực vật đượclàm từ sữa đậu nành, hạnh nhân, yến mạch và gạo ngày càng phổ biến Ngoài ra, người tiêudùng cũng thích thú với các sản phẩm sữa có hương vị đặc biệt, như sữa trà xanh, sữa cà phê,sữa dừa, [3] Ví dụ như Vinamilk đưa ra những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao như sữatươi và sữa bột Organic, sữa tươi chứa tổ yến, sữa chua Love Yogurt, sữa bột trẻ em Yoko…Với Nutifood, bên cạnh những dòng sản phẩm đã làm nên tên tuổi như Nutifood GrowPLUS+,

5 | P a g e

Trang 9

Nuti IQ Gold, Famna, doanh nghiệp này còn liên tục ra mắt các dòng sản phẩm mới từ thảodược, sâm ngọc linh… để phục vụ đa dạng nhu cầu người Việt Các doanh nghiệp cam kết tất

cả sản phẩm đều tuân theo định hướng hoàn toàn từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe người dùng.[4] Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam đã tăng lên 3.000USD/năm vào năm 2022, cho phép họ chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm sữa cao cấp Dựbáo, sức tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, do dân số trẻ, thu nhập của người dântăng và sự phát triển của các chuỗi bán hàng hiện đại Điều này đã, đang và sẽ thúc đẩy cácdoanh nghiệp sữa Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm củamình, nhờ đó mà sữa Việt Nam khi xuất sang thị trường nước ngoài sẽ có lợi thế hơn, khẳngđịnh được chất lượng sản phẩm của mình cũng như đáp ứng được đa dạng các nhu cầu của cácnước nhập khẩu

2.3 Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan

Ngành chăn nuôi bò sữa

Ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta tiến rất nhanh trong những năm qua và đang dầntiệm cận với các nước chăn nuôi bò sữa phát triển trên thế giới Từ chỗ không có bò sữa, đến.nay Việt Nam đã có trên 28,000 trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa gần

375 nghìn con Năng suất sữa trung bình của đàn bò vắt sữa trong cả nước năm 2020 đạt trên5.300 kg/con/năm Con số này khá cao so với các nước có có điều kiện tương đương Hiện nay,chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức độ công nghiệp hóangành chăn nuôi, chế biến sữa Phương thức chăn nuôi đã có nhiều thay đổi tiên tiến, hình thànhnhiều chuỗi liên kết có hiệu quả trong sản xuất Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-

2030, tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều độnglực cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững; trong đó có chăn nuôi bò sữa Theo đó, đàn bòsữa nước ta sẽ đạt quy mô từ 650.000 đến 700.000 con vào năm 2030, trong đó khoảng 60%đàn bò sữa được nuôi trong các trang trại quy mô lớn [5] Ngoài ra, các công ty cũng chủ động

có cho mình những trang trại riêng Chẳng hạn Vinamilk đã xây dựng hệ thống 13 trang trại bòsữa, 13 nhà máy trên cả nước đáp ứng các tiêu chuẩn Global GAP, Organic Tương tự, Nutifood

đã chủ động đầu tư vào trang trại bò sữa ở cao nguyên Gia Lai để nâng cao chất lượng tươngđương với sữa tươi nhập từ châu Âu Hay như các trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữacông nghệ cao của Tập đoàn TH đang được mở rộng tới Nghệ An, Thanh Hóa, Kon Tum, PhúYên, An Giang, Hà Giang, Cao Bằng…

Ngành chế biến, đóng gói

6 | P a g e

Trang 10

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến sữa đã hỗ trợ nông dân trong việc thu gom sữabằng cách đặt các bồn chứa lạnh ở gần khu vực chăn nuôi, giúp người nông dân tiết kiệm đượcrất nhiều chi phí liên quan đến bảo quản và vận chuyển, giúp làm giảm lượng sữa không đảmbảo chất lượng Tại Việt Nam, công nghệ tiệt trùng UHT đã được ứng dụng trong từ năm 1994

và đến nay đã phổ biến rộng rãi trong ngành chế biến sữa và sữa đậu nành Đây cũng là xu thếchung của các nhà máy trong ngành thực phẩm với mục tiêu vì an toàn sức khỏe của cộng đồng

Hệ thống phân phối

Ngoài các kênh phân phối truyền thống như các tiệm tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi haysiêu thị, Hiện nay, các mặt hàng sữa đã được bày bán trên các sàn thương mại điện tử vàđược quảng cáo qua nhiều kênh truyền thông khác nhau chứ không chỉ qua tivi như trước đây.Điều này làm tăng mức độ nhận diện của các nhãn hàng tới người tiêu dùng, giúp doanh nghiệptiếp cận được lượng khách hàng dồi dào hơn

2.4 Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty

Hiện có hơn 200 công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam, nhưngtập trung vào một số tên tuổi lớn như Vinamilk, Nestle, Nutifood, Frieslandcampina và TH TrueMilk Thị trường sữa Việt Nam cạnh tranh phong phú, đa dạng về chủng loại, từ sữa chua, sữađặc có đường, sữa nước tới sữa bột công thức… Các hãng không ngừng mở rộng quy mô cũngnhư gia tăng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh không chỉ với sữa nội địa mà cònvới sữa nhập khẩu

Một số ví dụ cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt và không ngừng nghỉ của các công ty sữa: Nhờ vào việc đầu tư trang trại bò sữa công nghiệp, công nghệ tiên tiến hiện đại, hệ thốngphân phối bài bản, tài chính ổn định Các dòng sản phẩm: sữa tiệt trùng; phomat, bơ; nước giảitrí khát; sản phẩm kem, Yogurt, thực phẩm, TH True Milk đã thành công chiếm được vị trítop 3 nhà sản xuất sữa tại Việt Nam Ngay từ những ngày đầu thành lập, TH đã xây dựng và mởrộng quy mô trang trại và nhà máy sản xuất lớn nhất Đông Nam Á

Nutifood công ty dinh dưỡng tiên phong với dòng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, phùhợp với nhu cầu dinh dưỡng, thể trạng, và đặc biệt là khả năng chi trả của người Việt Nam.Nutifood thành công chính từ trải nghiệm của khách hàng, sự kết nối bền vững, hướng tới mụctiêu trở thành công ty dinh dưỡng hàng đầu Châu Á

Mộc Châu Milk hoạt động chính là trong lĩnh vực chế biến sữa nước, sữa chua, váng sữa,

bơ, sản phẩm từ sữa khác Nổi bật nhất vẫn là sữa tươi thanh trùng: không đường, ít béo Mộc

7 | P a g e

Trang 11

Châu sở hữu đàn bò 2.000 con tại trang trại và có 24.500 con thông qua liên kết với 500 hộnông dân chăn nuôi bò sữa và có 3 trung tâm giống bò sữa Trải qua quá trình xây dựng và pháttriển, Mộc Châu Milk hiện có độ phủ đáng kể trên thị trường sữa tươi với hệ thống phân phốitrải dài từ Bắc vào Nam, bao gồm các kênh phân phối và hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ khắp 63tỉnh thành trên toàn quốc

Như vậy, việc các hãng sữa phải đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội tại thị trường nội địa, sẽgiúp cho họ phát triển những kỹ năng cần thiết để có thể chinh chiến và thành công trên thịtrường nước ngoài [6]

8 | P a g e

Trang 12

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MÀ DOANH NGHIỆP HƯỚNG TỚI (PESTLE C)

3.1 Môi trường chính trị - Political

Thái Lan là một quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Đông Nam Á

Chính trị của Thái Lan hiện đang được tiến hành như trong khuôn khổ của một chế độquân chủ lập hiến Người đứng đầu chính phủ Thái Lan là Thủ tướng, thường là lãnh đạo củađảng lớn nhất hoặc đảng liên minh lớn nhất trong hạ viện của quốc hội Đứng đầu Nhà nướcThái Lan là Vua Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnhđạo tinh thần Phật giáo của đất nước Quốc hội Thái Lan là cơ quan lập pháp lưỡng viện baogồm Thượng viện và Hạ viện, được thành lập năm 1932 sau khi Hiến pháp đầu tiên của TháiLan được thông qua Trong vòng hơn 84 năm, Thái Lan đã cho ra đời 20 Hiến pháp và Hiếnpháp lâm thời Đó chính là biểu hiện của mức độ bất ổn chính trị của nước này Đa số các bảnHiến pháp và Hiến pháp lâm thời mới đều là kết quả trực tiếp của các cuộc đảo chính quân sự.[7]

Vào cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, sau một trăm ngày với nhiều biến động, TháiLan có tân thủ tướng Tuy nhiên, tân Thủ tướng mới lại không phải là người được người dân,đặc biệt là giới trẻ, bầu ra Thắng lợi của đảng Pheu Thai là sự hồi sinh của gia tộc Shinawatrađầy ảnh hưởng ở Thái Lan, mở đầu với sự kiện cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra -từng bị xửvắng mặt vì tội tham nhũng- về nước sau 15 năm sống lưu vong, đánh dấu cho sự “hợp tác” vớigiới tướng lĩnh, theo đó quân đội sẽ tiếp tục giữ ảnh hưởng trong chính phủ”

Nhận định: Trong lúc các đảng tranh giành quyền lực, bất ổn chính trị đã và đang làm tổnhại đến nhiều lĩnh vực kinh tế, cũng như gây nên sự e dè cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưNutifood muốn tham gia vào thị trường do các chính sách của đảng cầm quyền hay các mụctiêu kinh tế có thể thay đổi khiến cho các doanh nghiệp khó có thể thích nghi

Việt Nam và Thái Lan có mối quan hệ song phương cùng phát triển

Hai nước có nhiều điểm tương đồng, sự tin cậy chính trị, sự kết nối chặt chẽ về kinh tế vàgiao lưu nhân dân làm nền tảng cho việc đưa quan hệ lên tầm cao mới trong tương lai Về chínhtrị, hai nước đã thiết lập các cơ chế đối thoại ở cấp cao, bao gồm cuộc họp Nội các chung (doThủ tướng hai nước đồng chủ trì), Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương (do Bộ trưởngNgoại giao hai nước đồng chủ trì), Tham vấn chính trị (do Thứ trưởng Ngoại giao hai nướcđồng chủ trì)… và các cơ chế khác; ký hơn 50 thỏa thuận trên các lĩnh vực khác nhau [8] Hai

9 | P a g e

Trang 13

nước thường xuyên giao lưu và tiếp xúc lãnh đạo cấp cao, luôn hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫnnhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong,góp phần xây dựng một khu vực ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng Lãnh đạo hai nướcViệt Nam và Thái Lan đều khẳng định trong thời gian tới, cần tăng cường hợp tác chặt chẽ, thựcchất, hiệu quả để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân hai nước, phấn đấu đưakim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2025 [9] Như vậy, đây là một tínhiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam như Nutifood nếu muốn gia nhập vào thịtrường Thái Lan, bởi sẽ có những chính sách ưu đãi từ Chính phủ cả hai bên để thúc đẩy đầu tưphát triển nền kinh tế.

3.2 Môi trường kinh tế - Economic

Trong hoàn cảnh chính trị đầy bất ổn, Thái Lan liệu có thể là một điểm đầu tư an toàn?Trên đài RFI tiếng Pháp, giáo sư David Camroux ghi nhận Thái Lan đang đánh mất hào quangcủa một “con rồng, con cọp châu Á” Là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, nhưngThái Lan không tranh thủ được xung khắc Mỹ-Trung để thu hút FDI Quyền lực và những rạnnứt trong hàng ngũ quân đội, thái độ thân Bắc Kinh khiến Bangkok đang đánh mất lợi thế.Những khó khăn kinh tế “đang ở phía trước”

Bộ Tài chính Thái Lan vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nước này từ mức3,6% trước đó xuống còn 3,5% Nhưng tại cuộc họp báo tổ chức ngày 26/7/2023, Giám đốcVăn phòng Chính sách tài chính cho biết trong quý đầu năm 2023, nền kinh tế Thái Lan tăngtrưởng cao hơn so với dự báo, đạt 2,7% Cũng trong ngày 26/7, Bộ Tài chính Thái Lan dự báolạm phát toàn phần năm 2023 là 1,7%, thấp hơn dự báo trước đó là 2,6% và giảm đáng kể sovới mức 6,08% trong năm 2022 Cơ quan này ước tính tỷ giá bình quân trong năm là 34,01Baht/USD- sự tăng giá của đồng Baht so với đồng USD gây áp lực lên các nhà xuất khẩu,nhưng đồng thời có lợi cho các nhà nhập khẩu [10] Việc tập trung vào các cuộc tranh giànhquyền lực đã làm Thái Lan mất tập trung vào thiết lập và thực hiện các mục tiêu phát triển dàihạn Sự không chắc chắn về pháp lý và hạn chế quyền sở hữu là những phàn nàn chính của cácnhà đầu tư Thương mại là một ví dụ điển hình về điều này Trong khi hầu hết nước láng giềng

đã ký kết hoặc đang thực hiện các hiệp định thương mại, Thái Lan lại bị hụt hơi Các cuộc đàmphán với Liên minh châu Âu (EU) bị gián đoạn bởi cuộc đảo chính năm 2014 và chỉ mới bắtđầu lại vào năm 2023 Tương tự, khi một loạt các nền kinh tế cùng tham gia Hiệp định Đối tácToàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Thái Lan vẫn đứng ngoài cuộc Điềunày mang lại hậu quả Thái Lan thu hút vốn FDI ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong khu

10 | P a g e

Trang 14

vực Năm 2022 nước này có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong số các nền kinh tế lớn củaĐông Nam Á [11]

Tuy nhiên, không thể phủ nhận Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN(chỉ sau Indonesia), xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theosức mua tương đương, đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (thống kênăm 2020) [12] Thái Lan tích cực hội nhập quốc tế, tham gia đầy đủ vào các tổ chức quốc tế vàkhu vực, tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, là thành viên của các

Tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, Phong trào không liên kết, Không để bị

bỏ lại phía sau vì những bất ổn chính trị, Tân Thủ tướng Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩy tăngtrưởng nền kinh tế vốn suy giảm trong thời gian gần đây Ông đưa ra các mục tiêu dài hạn nhưthúc đẩy thương mại quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đầu tư nhiều hơn vào cơ sở

hạ tầng giao thông, cải thiện sản xuất nông nghiệp Điều này cho thấy Thái Lan đang nỗ lựctạo điều kiện tốt nhất để thu hút thêm các doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nhằmcải thiện và phục hồi nền kinh tế

Với sự gần gũi, gắn bó, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cườngphát triển ngày càng sâu rộng và thực chất với Thái Lan Hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu vớiviệc Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và là nhà đầu tư nướcngoài thứ 9 trong số 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Nhằm thúc đẩythương mại và đầu tư mạnh mẽ hơn giữa hai nước, các bên Lãnh đạo đã giao cơ quan liên quanđơn giản hóa thủ tục xuất-nhập khẩu; tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuyên biên giới

và quá cảnh hàng hóa sang nước thứ ba; giải quyết các vướng mắc về đầu tư; đồng thời nghiêncứu các lĩnh vực hợp tác mới, nhất là kinh tế số, thương mại điện tử Trong 2 tháng đầu năm

2023, Việt Nam XK sang Thái Lan đạt 1,2 tỷ USD (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022) [13]Tại Thái Lan, các kênh phân phối khá đa dạng, gồm chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, siêu thị

và đại siêu thị, các sàn thương mại điện tử…, mỗi kênh có đặc thù riêng về giá cả, bao bì đónggói, cho nên DN Việt cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng; nhất là các tiêu chuẩn kỹ thuật, quytrình và các điều kiện để xin giấy chứng nhận NK từ các cơ quan chức năng, ứng dụng côngnghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì chất lượng trong quátrình vận chuyển… Đồng thời, DN Việt Nam nên tăng cường tham dự các hội chợ triển lãmnhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác phù hợp, quảng bá thương hiệu trên cơ sở niềm tinsẵn có của NTD, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam với chất lượng tốt, giá thành cạnhtranh

3.3 Môi trường xã hội - Social

11 | P a g e

Trang 15

Thái Lan được biết đến là một đất nước với nền văn hoá đặc sắc Với sự thân thiện, lịch

sự, tôn trọng nền dân chủ, sùng bái những lời dạy của Phật và tôn trọng lẫn nhau, Thái Lan đã

và đang thu hút rất nhiều công ty nước ngoài tới thị trường này Tuy nhiên, môi trường văn hóa

xã hội Thái Lan có một số vấn đề được coi là trở ngại với với các nhà đầu tư nước ngoài

Từ năm 2021, Thái Lan đã trở thành một xã hội già hóa với số người từ 60 tuổi trở lênchiếm 20% dân số

Quốc gia Đông Nam Á này đang bước vào một giai đoạn chuyển tiếp về chính trị, kinh tế,

về dân số và kể cả về địa chính trị Nhân khẩu học hiện tại không có lợi cho Thái Lan Trong số

67 triệu cư dân của xứ chùa vàng, khoảng 12 triệu là người già Tỷ lệ sinh của Thái Lan, vốnthường xuyên duy trì ở mức 1 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1963 đến 1983,

đã giảm xuống chỉ còn 502.000 trẻ sơ sinh trong năm 2022 và dự kiến sẽ tụt xuống thấp hơn500.000 trẻ trong năm nay Trong khi đó, năm 2023 là năm đầu tiên Thái Lan chứng kiến sốngười nghỉ hưu (ở độ tuổi từ 60-64) cao hơn so với số người bắt đầu tham gia vào lực lượng laođộng (từ 20-24 tuổi) [14] Vì thế, Bộ Lao động đang xem xét nâng tuổi nghỉ hưu lên trên mức55-60 tuổi đồng thời xem xét đánh thuế tài sản và tài sản thừa kế

Nhận định: Lực lượng lao động có khuynh hướng sụt giảm từ hai năm trở lại đây đã trởthành gánh nặng khi nước này có nền sản xuất ngày càng phụ thuộc để xử lý các công nghệ mới

và phức tạp Lực lượng lao động thu hẹp sẽ kéo theo chi tiêu thu hẹp, số người đóng thuế giảm

và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại Điều này tạo ra gánh nặng kinh tế lớn cho đất nước,cũng là rào cản cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường này Tuy nhiên,những thay đổi về nhân khẩu học của người tiêu dùng, cùng với sự phát triển của phương tiệntruyền thông xã hội, cho thấy những thay đổi trong cách tiêu dùng Khi dân số Thái Lan già đi,các công ty sữa sẽ cố gắng quảng bá nhiều hàng hóa hữu cơ được làm từ các thành phần tựnhiên, cũng như các sản phẩm sữa dành cho người cao tuổi Đây có thể là một điểm sáng ít ỏicho các doanh nghiệp về thực phẩm dinh dưỡng như Nutifood nghiên cứu và phát triển cácdòng sản phẩm phục vụ nhu cầu cho tầng lớp trung niên; cao tuổi

Tại Thái Lan, giáo dục được coi là một phần quan trọng trong việc phát triển nguồnnhân lực, kỹ thuật để xây dựng kinh tế và xã hội

Những chiến lược hiện tại của Bộ Giáo dục Thái Lan đều nhắm vào sự phát triển kỹ năng

và khả năng khả dụng cho thị trường lao động bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triểncác trung tâm giáo dục chuyên nghiệp để phát triển quốc gia, kinh tế và những cử nhân xuất sắc,giàu chuyên môn [15] Đó là điều kiện thuận lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài như Nutifood:

12 | P a g e

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w